Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty Phát hành sách Hà Nội

Sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo đảm và phát triển vốn trong các Doanh nghiệp hiện nay là vấn đề rất cấp bách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi Doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung là một Doanh nghiệp Nhà nước mới được thành lập chưa lâu, hạch toán độc lập công ty phát hành sách Hà Nội với quy mô không lớn lắm trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản lý còn có nhiều hạn chế đã và đang gặp nhiều khó khăn bởi áp lực canh tranh ngày càng gay gắt cảu cơ chế thị trường. Việc tìm ra các giải pháp công tác có thể sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của mình có ý nghĩa rất quan trongj. Sau một thời gian tiếp xúc thực tế tại công ty phát hành sách Hà Nội, được sự hướng dẫn tận tình của chú Đỗ Tiễn Dũng, chú Lê Thanh Tùng và các cô chú, trong phòng kế toán và phòng hành chính tổng hợp của công ty cùng sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo tiến sĩ Vũ Duy Hào, trên cơ sở những kiến thức có được trong quá trình học tập, tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi không có tham vọng Luận văn này có thể đưa ra những giải pháp hoàn toàn phù hợp, đem lại hiệu quả cao trực tiếp cho công ty trong công tác sử dụng vốn mà chỉ là sự so sánh đối chiếu giữa thực thế và những kiến thức thực tế đã học đã đưa ra những nhận xét, gợi ý hướng giải quyết nhằm hoàn thiện hơn nữa việc quản lý sử dụng vốn tại công ty phát hành sách Hà Nội. Mặc dù đã cố gắng tìm hiẻu, tuy nhiên do thời gian không nhiều, năng lực cũng như kiến thức hiểu biết còn hạn chế, chắc chắn chuyền đề này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được các thầy cô giáo, bạn bè, các cô chú trong công ty Phát hành sách Hà Nội chỉ bảo và đưa ra những nhận xét góp ý tôi có thể hoàn thiện hơn nữa Luận văn tốt nghiệp cũng như kiến thức của bản thân mình.

doc72 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty Phát hành sách Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỷ lệ tăng là 45%. Như vậy ta thấy lượng vốn vay của công ty là tương đối lớn, đều đã đạt trên 1 tỷ đồng tiền vay, điều đó cho thấy bên cạnh nguồn bổ sung vốn kinh doanh từ vốn ngân sách cấp và vốn tự có bổ sung thì nguồn vốn vay ngân hàng cũng chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu tổng nguồn tài trợ cho vốn kinh doanh của công ty. 2.1.2.4. Nguồn vốn vay khách hàng và nhà cung cấp Trong cơ chế thị trường, khi mà giao lưu buôn bán được mở rộng tới tất cả mọi đối tượng thì tín dụng thương mại hay nguồn vốn vay khách hàng và nhà cung cấp cũng trở thành nguồn tài trợ quan trọng cho vốn kinh doanh. Bất kỳ một công ty nào cũng đều gặp phải những tình huống như: bán chịu cho khách hàng, mua chịu của nhà cung cấp, trả tiền trước và được đối tác trả tiền trước; chính những hình thức đó đã làm cho mỗi doanh nghiệp có những lúc có được những khoản vốn lớn phục vụ cho kinh doanh. Bảng 4: Nguồn vốn vay khách hàng và nhà cung cấp Năm 2000 (trđ) Năm 2001 (trđ) Chênh lệch (trđ) So sánh (%) Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm 8.363 16.428 16.428 21.937 8.065 +5.509 196% 133% Nguồn: Báo cáo tài chính công ty phát hành sách Qua số liệu trên ta thấy một thực tế là nguồn vốn vay khách hàng và nhà cung cấp đã không ngừng gia tăng. năm 2000, đầu năm công ty mới chỉ chiếm dụng được có 8.363 (tr.đồng), nhưng đến cuối năm thì công ty đã chiếm dụng được tới 16 tỷ 428 (trđ), tăng 8 tỷ 065 (trđ), tương ứng với một tỷ lệ tăng rất cao 96% (gần gấp 2 lần). Năm 2001 do đầu năm đã ở con số khá cao: 16 tỷ 428 (trđ), nên dù có tăng nên khi kết toán ở thời điểm cuối năm nhưng tăng chậm hơn so với năm 2000. Cuối năm 2001, con số này đã đạt được 21 tỷ 937 (trđ); tác là đã tăng lên 5.509 (trđ), tương ứng với một tỷ lệ tăng là 33%. Nhìn vào bảng trên ta thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty đối với khách hàng là khá cao, đó là những dấu hiệu tốt nếu như đánh giá theo giác độ huy động vốn khi cần cho kinh doanh, tuy nhiên cũng phải thấy rằng chiếm dụng nhiều thì trách nhiệm của công ty đối với khách hàng của mình sẽ càng lớn, tất yếu đòi hỏi các nhà lãnh đạo công ty phải xem xét. 2.1.2.5. Các nguồn vốn khác. Bên cạnh các nguồn huy động vốn cơ bản ở trên thì cũng còn có một số con đường huy động vốn khác nữa mà các công ty, các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay đang áp dụng để nâng cao năng lực vốn cho mình. Ví dụ như: chệnh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỉ giá, nhận kí quĩ, ký cược dài hạn, khoản phải thanh toán nhưng nhưng chưa đến kỳ thanh toán… chúng tạo nên nguồn huy động cho doanh nghiệp và ở đây chúng được xếp vào khoản: các nguồn huy động vốn khác. ở Công ty phát hành sách Hà Nội, theo báo cáo tài chính thì có khá nhiều khoản được xếp vào phần này, tuy nhiên qui mô của các khoản này thường khá nhỏ, không diễn ra thường xuyên; nhưng khi cần thiết thì việc huy động có hiệu quả các nguồn này sẽ giúp cho công ty có thêm những khoản vốn nhất định để có thể bổ sung cho lượng vốn hạn hẹp của mình. Năm 2000 và năm 2001, lượng tiền nhận kí quỹ, kí cược dài hạn của công ty đã không thay đổi ở mức 65 (trđ), đây là khoản mục không có sự biến động duy nhất trong 2 năm 2000 - 2001 (theo số liệu của báo cáo tài chính), các khoản mục khác có qui mô từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng, tuy nhiên ở đó sự biến động là khá lớn. Đây là nguồn huy động không thường xuyên, qui mô không lớn, nhưng bất kể một công ty, một doanh nghiệp nào cũng đều phải lưu ý tới nó, nếu như có khả năng khai thác thì phải triệt để khai thác và khai thác có hiệu quả. 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. 2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có các loại tài sản, bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn và TSCĐ. Để hình thành các nguồn tài sản này, thì doanh nghiệp phải có những nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn để tài trợ. Tất cả những nguồn vốn đó hình thành lên nguồn vốn kinh doanh của công ty. Bảng 5: Tình hình vốn kinh doanh tại cuối các năm. STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm2001 1 - Vốn dài hạn 3.035 3.170 + Vốn chủ sở hữu 1.885 2.301 + Nợ dài hạn 1.150 869 2 - TSCĐ và đầu tư dài hạn 1.107 1.174 + TSCĐ 1.107 1.174 + Các khoản đầu tư dài hạn 0 0 + Xây dựng cơ bản dở dang 0 0 3 - Vốn ngắn hạn 24.763 23.226 + Nợ khác 55 65 + Nợ ngắn hạn 24.698 23.163 4 Tài sản lưu động 26.691 25.224 5 Vốn lưu động thường xuyên 1.928 1.996 Nguồn: Báo cáo tài chính Nhìn vào số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn dài hạn của công ty đã tăng lên từ 3 tỷ 35 trđ tới 3 tỷ 170 (trđ), tức là đã tăng lên 135 (trđ), nguồn tăng này là do vốn chủ sơ hữu tăng lớn, từ 1 tỷ 885 (trđ) lên tới 2 tỷ 301 (trđ), tức là đã tăng 416 (trđ), trong khi đó nợ dài hạn của công ty đã giảm xuống từ 1 tỷ 150 (trđ) vào năm 2000 đã xuống còn 869 (trđ) tứ là trong năm 2001 công ty đã trả 281 (trđ) tiền nợ dài hạn. Bên cạnh đó thì TSCĐ và đầu tư dài hạn của công ty cũng đã có sự tăng lên tức mức 1 tỷ 174 (trđ), tức là đã tăng lên 67 (trđ). (ở đây là tính theo giá trị còn lại tới thời điểm cuối năm). Nguồn tăng này hoàn toàn do TSCĐ tăng, còn các khoản đầu tư dài hạn và xây dựng cơ bản dở dang của công ty đều không có. TSCĐ tăng về số tuyệt đối chứng tỏ công ty đã có sự chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị, mặc dù con số này còn rất nhỏ. Vốn ngắn hạn của công ty lại có sự giảm xuống, cuối năm 2000, con số vốn ngắn hạn của công ty đạt 24 tỷ 763 (trđ), tuy nhiên đến cuối năm 2001, con số này đã giảm xuống chỉ còn có 23 tỷ 228 (trđ), tức là đã giảm đi 1 tỷ 535 (trđ). Sự giảm đi này hoàn toàn là do nợ ngắn hạn đã bị giảm từ 24 tỷ 698 (trđ) cuối năm 2000 xuống còn 23 tỷ 163 trđ đồng nghĩa với giảm 1 tỷ 535 (trđ). Còn các khoản nợ khác của công ty thì không có sự thay đổi ổn định ở mức 65 (trđ). Đồng nghĩa với việc vốn ngắn hạn bị giảm trong cuối 2 năm 2000 và 2001 thì tài sản lưu động của công ty cũng đã có sự giảm xuống. Cuối năm 2000, tài sản lưu động của công ty đạt 26 tỷ 691 (trđ), tuy nhiên đến cuối năm 2001 thì nó chỉ còn 25 tỷ 224 (trđ), tức là đã giảm đi một khoản 1 tỷ 467 (trđ). Vốn lưu động thường xuyên của công ty đã có sự tăng lên (cuối năm 2000, vốn lưu động thường xuyên đạt 1 tỷ 928 (trđ), đến cuối 2001 đạt 1 tỷ 996 (trđ), tức là đã tăng lên một lượng là 68 (trđ). Điều đó qua bảng có thể thấy rõ theo 2 xu hướng: + Vốn dài hạn của công ty tăng, TSCĐ và đầu tư dài hạn của công ty cũng tăng, tuy nhiên mức độ tăng của vốn dài hạn của công ty cao hơn mức độ tăng của TSCĐ và đầu tư dài hạn. + Vốn ngắn hạn của công ty giảm, TSLĐ của công ty cũng bị giảm nhưng mức độ giảm của TSLđ ít hơn mức độ giảm của vốn ngắn hạn. Bây giờ chúng ta đi xem xét cơ cấu nguồn vốn của công ty. Theo bảng số liệu trên ta thấy một số nét nổi bật sau: + Tài sản lưu động của công ty chiếm một tỷ trọng lớn: năm 2000, tài sản lưu động đã chiếm tới 96%, tức là TSCĐ của công ty chỉ có chiếm 4%. Điều này có thể giải thích là do công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất bản văn hóa phẩm cho nên lượng vốn lưu động lớn để phục vụ cho việc xuất bản, liên doanh liên kết và mua văn hóa phẩm nước ngoài. + Vốn ngắn hạn của công ty cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn, năm 2000, vốn ngắn hạn chiếm tới 89% tổng nguồn vốn, tức là vốn dài hạn chỉ chiếm có 11%. Nguồn vốn ngắn hạn lớn như vậy chủ yếu là do lượng nợ ngắn hạn là khá lớn. Năm 2001, vốn ngắn hạn chiếm 88% tổng nguồn vốn, vốn dài hạn chỉ chiếm 12%. ở đây ta cũng thấy nợ ngắn hạn lớn. Năm 2000, tổng nợ ngắn hạn /tổng nguồn vốn =88,85%; tỷ lệ này trong năm 2001 là 87,75%. Bên cạnh đó một xu hướng được thể hiển rõ trong bảng trên là: Khi mà vốn dài hạn tăng thì tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng. Khi nguồn vốn ngắn hạn giảm thì tài sản lưu động cũng giảm, mặc dù số tăng (giảm) này là không khớp nhau nhưng đó cũng là một xu hướng hợp lý. Tóm lại, qua các số liệu đã có của công ty và các số liệu vừa phân tích ta thấy tài sản lưu động của công ty là rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mà để tài trợ cho TSLĐ này thì ngoài lượng vốn ngắn hạn là chủ yếu còn có lượng vốn lưu động thường xuyên bổ trợ. Như vậy cần phải xem xét nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty. Bảng 6: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. STT Chỉ tiêu Năm 2000 (trđ) Năm 2001 (trđ) 1 Nợ ngắn hạn 24.763 23.228 2 Các khoản phải thu 14.984 9.765 3 Hàng tồn kho 9.724 14.135 4 Nhu cầu VLĐTX [=(2)+(3)-(1)] - 55 672 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty. Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy: năm 2000, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là âm, tức là công ty không cần có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Năm 2001 con số này đã tăng lên tới 672 (trđ, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên lớn thể hiện cơ cấu vốn của công ty đã có sự thay đổi. Trong năm 2001, các khoản phải thu và hàng tồn kho đã lớn hơn nợ ngắn hạn, do vậy phải bổ sung nguồn vốn lưu động cho hoạt động của công ty. 2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định Để xem xét thực trạng sử dụng vốn cố định của công ty, ta căn cứ vào năng lực hoạt động của TSCĐ thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định, mức sinh lợi của TSCĐ… Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị: triệu động STT Chỉ tiêu Năm So sánh 2000 2001 Tuyệt đối Tương đối (%) 1 Doanh thu thuần 35.106 35.088 - 18 - 0,05 2 Lợi nhuận trước thuế 163 203 40 24,54 3 NG TSCĐ bình quân 1.348 16.88 340 25,2 4 Vốn cố định bình quân 892 1.091 199 22,31 5 Hiệu suất sử dụng VCĐ 39,35 32,16 - 7,19 - 18,27 6 Hiệu quả sử dụng VCĐ 0,183 0,186 0,003 1,64 7 Suất hao phí VCĐ 0,02 0,031 0,006 24 8 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 26,04 20,79 - 5,25 - 20,16 9 Mức sinh lợi của TSCĐ 0,121 0,12 - 0,001 - 0,83 10 Suất hao phí TSCĐ 0,038 0,048 0,01 26,32 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty) Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy: năm 2001 so với năm 2000, các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng TSCĐ và mức sinh lợi TSCĐ đều giảm, tương ứng với một lượng giảm là 20,16% và 0,83%. Năm 2000, bình quân 1 đồng TSCĐ bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,121 đồng lợi nhuận trước thuế. Đến năm 2001, bình quân 1 đồng TSCĐ bỏ vào kinh doanh tạo ra được 0,12 đồng lợi nhuận trước thuế. Tức là mức sinh lợi của TSCĐ năm 2001 đã giảm đi 0,83% so với năm 2000. Ta thấy rằng mặc dù lợi nhuận trước thuế có tăng trong 2 năm, tuy nhiên TSCĐ cũng tăng lên và tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế. Vì vậy mà mức sinh lợi TSCĐ bị giảm xuống. Bên cạnh đó, năm 2000, bình quân 1 đồng TSCĐ bỏ vào kinh doanh tạo ra được 26,04 đồng doanh thu doanh thu thuần. Đến năm 2001 bình quân 1 đồng TSCĐ bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra được có 20,79 đồng doanh thu thuần. Như vậy hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2001 đã giảm đi 20,10% so với năm 2000. Năm 2000, bình quân đồng vốn TSCĐ bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra được nhiều hơn so với năm 2001 là 5,25 đồng doanh thu thuần. Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy: lí do làm hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty bị giảm đi là vì doanh thu năm 2001 sơ với năm 2000 đã bị giảm đi 0,05% khi đó nguyên giá TSCĐ bình quân năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 25,2%. Suất hao phí TSCĐ của công ty năm 2001 đã tăng 26,32% so với năm 2000 ( từ mực 0,083d/đ năm 2000 đã lên tới 0,048 đ/đ năm 2001 Ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ, mức sinh lợi của TSCĐ bị giảm xuống trong khi đó suất hao phí TSCĐ lại tăng lên điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty là chưa cao. Năm 2000, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty đã đạt 39,35 đ/đ, tức là cứ 1 đồng cố định bỏ vào kinh doanh thì tạo ra được39,35 đồng doanh thu thuần. Năm 2001, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty đạt 32,16 đ/đ tức là cứ một đồng vốn cố định bỏ ra hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 32,16đồng doanh thu thuần. So sánh 2 năm 2001 và năm 2000 ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định đã giảm đi 7,19 đ/đ, nghĩa là bình quân 1 đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh thì lượng doanh thu thuần năm 2000 tạo ra nhiều hơn năm 2001 là 7,19 đồng, tức là đã giảm đi 18,27%. Năm 2000, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đạt 0,183 đ/đ tức là bình quân cứ 1 đồng vốn cố định bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra được 1,183 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2001 chỉ tiêu này đã đạt 0,186 đ/đ, nghĩa là bình quân 1 đồng vốn cố định bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,186 đồng lợi nhuận trước thuế. So sánh 2 năm 2000 và 2001 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đã tăng 0,003 đ/đ nghĩa là bình quân 1 đồng vốn cố định bảo vào sản xuất kinh doanh thì lượng lợi nhuận trước thuế tạo ra được năm 2001 đã tăng 0,003 đ/đ, tức là tăng 1,64%. Sở dĩ hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty bị giảm là vì năm 2001 so với năm 2000 tổng doanh thu thuần bị giảm đi, trong khi đó thì vốn cố định bình quân lại tăng lên, do vậy mà thương số giữa doanh thu thuần và vốn cố định có bình quân (tức là hiệu suất sử dụng vốn cố định) bị giảm. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2001 tăng so với năm 2000 là do mặc dù lợi nhuận trước thuế (24,54%) cao hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân (23,31%). Đánh giá về suất hao phí vốn cố định chúng ta thấy một thực tế là năm 2000 để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần, chúng ta phải sử dụng 0,025 đồng vốn cố định. Tuy nhiên đến năm 2001, để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần trước thuế, công ty đã phải sử dụng tới 0,031 đồng vốn cố định. Như vậy, để cùng tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần năm 2001 chúng ta phải sử dụng 1 lượng vốn cố định nhiều hơn 0,006 đồng so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ tăng là 24%. Qua một vài sự phân tích sơ bộ trên, chúng ta thấy rằng trong 2 năm 2000 và 2001 thực tế hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty là chưa thật sự có hiệu quả, bởi các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty là chưa thật sự có hiệu quả, bởi các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định hầu hết là bị giảm, chỉ có chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định là tăng nhưng tăng với một tỷ lệ thấp. Bên cạnh đó các chỉ tiêu phản ánh mức hao phí lại tăng với tốc độ cao. Chính vì hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty là chưa thật cao cho nên trong mấy năm tới đây, công ty cần có các biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Một trong các biện pháp mà công ty chủ trương áp dụng đó chính là công tác khấu hao thu hồi vốn cố định nhằm để tái mở rộng sản xuất, bởi vì nếu khấu hao hợp lý chúng ta sẽ thu hồi đủ và nhanh các nguồn vốn cố định, từ đó bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho phép công ty có thể cải tạo, sửa chữa và mua sắm mới các tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của mình. Như chúng ta đã biết, trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một bộ phận của tài sản cố định được chuyển hóa vào giá trị của sản phẩm, bộ phận còn lại được lưu giữ trong tài sản. như vậy sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, một bộ phận của vốn cố định được chuyển hóa hành hình thái tiền tệ và được doanh nghiệp thu hồi lại dưới hình thức trích khấu hao TSCĐ. Để đảm bảo cho việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị trích khấu hao phải phù hợp với giá trị hao mòn thực tế của tài sản (kể cả hao mòn hữu hình cũng như hao mòn vô hình) và doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng quỹ khấu hao để đầu tư trang bị TSCĐ một cách có hiệu quả. Việc trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp chỉ có thể thực sự chính xác khi đáp ứng được 3 yêu cầu trong việc quản lý vốn cố định: Thứ nhất, doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, thông qua kiểm kê, theo dõi TSCĐ để giá trị TSCĐ thực tế khớp đúng với giá trị trên sổ sách. Nguyên giá và giá trị còn lại TSCĐ là cơ sở quan trọng để điều chỉnh việc tính khấu hao đảm bảo phù hợp chính xác. Thứ hai, doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp tính khấu hao phù hợp. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao, doanh nghiệp phải căn cứ trên mức độ hao mòn thực tế, đặc biệt là hao mòn vô hình của tài sản, những tài sản có thể nhanh chóng được cải tiến, thay thế bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật cần phải được khấu hao nhanh để tránh rủi ro hao mòn vô hình lớn. Thứ ba, doanh nghiệp phải đặt ra mức khấu hao hợp lý, mức khấu hao phải phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao và tình hình sử dụng tài sản trong thực tế hoạt động kinh doanh. Những tài sản hoạt động liên tục hao mòn hữu hình của nó. Những tài sản tạm thời không được sử dụng cũng có mức khấu hao riêng để đảm bảo giá trị thực tế phù hợp với giá trị sổ sách. Tại công ty phát hành sách Hà Nội, trong thời gian qua, việc quản lý và thu hồi vốn cố định đã được chú ý, công ty đã xây dựng định mức kế hoạch cho TSCĐ hàng năm được thể hiện trong công tác kế hoạch hóa việc thu hồi, bảo toàn và phát triển vốn cố định. Về việc xây dựng phương pháp tính khấu hao thì công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao tuyến tính. Bảng 8: Tình hình trích khấu hao TSCĐ của công ty phát hành sách Hà Nội Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm 1 Nguyên giá 1.084 1.613 1.613 1.703 2 Hao mòn lũy kế 407 506 506 589 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty phát hành sách Hà Nội 2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.2.3.1. Cơ cấu TSLĐ của công ty phát hành sách Hà Nội Bảng 8: Cơ cấu TSLĐ của công ty phát hành sách Hà Nội cuối mỗi năm Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục Năm Lượng tăng giảm % tăng giảm 2000 2001 1. Tiền 808 1.262 454 56,2 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - 3. Các khoản phải thu 14.984 9.765 -5.219 -34,83 - Các khoản phải thu khách hàng 11.024 8.297 -2727 -24,74 - Trả trước cho người bán 3.587 465 -3.122 -87,04 - Thuế GTGT được khấu trừ 3 - -3 - - Phải thu nội bộ 324 430 106 32,72 - Các khoản phải thu khác 46 573 527 1.145,65 - Dự phòng các khoản thu khó đòi - - - - 4. Hàng tồn kho 9.724 14.135 4.411 45,36 - Hàng mua đang đi đường - - - - - NL, VL tồn kho - - - - - Công cụ, dụng cụ trong kho 38 23 -15 -39,47 - Chi phí SXKD dở dang - - - - - Thành phẩm tồn kho - - - - - Hàng hóa tồn kho 9.686 14.112 4.426 45,69 - Hàng gửi bán - - - - - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - - 5. Tài sản lưu động khác 1.175 62 -1.113 -94,72 - Tạm ứng 50 41 -9 -18 - Chi phí trả trước - 3 3 - - Chi phí chờ kết chuyển 1.125 - -1.125 - - Tài sản thiếu chờ xử lý - 18 18 - - Các khoản thế chấp, ký cược - - - - Cộng 26.691 25.224 -1.467 -5,5 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty phát hành sách Hà Nội Qui mô vốn lưu động của công ty là rất lớn, năm 2000 tổng lượng vốn lưu động của công ty đạt con số 20.691 triệu đồng. Năm 2001, con số này là 25.224 (trđ). Như vậy có qui mô rất lớn so với tổng vốn của công ty, tuy nhiên ta thấy năm 2001, lượng vốn lưu động đã giảm đi 1.467 trđ so với năm 2000, tương ứng với một mức giảm 5,5%. Sự giảm xuống này chủ yếu là do sự giảm xuống của 2 khoản mục: Tài sản lưu động khác và các khoản phải thu. Năm 2000, lượng tiền của công ty có là 808 trđ, đến năm 2001 con số này đã lên tới 1.262 trđ, tức là đã tăng lên 454 triệu tương ứng với một tỷ lệ tăng lên là 56,2%. Đây là một tỷ lệ tăng cao, phản ánh sự chú ý đến việc sử dụng tiền mặt và các khoản tương đương tiền của công ty, đó cũng là một điều hoàn toàn hợp lý bởi vì sử dụng tiền thì sẽ có nhiều lợi thế trong cạnh tranh, buôn bán. Năm 2000, khoản mục các khảon phải thu xuất hiện trên sổ sáhc kế toán của công ty là 14.984 trđ. Đến năm 2001, con số này ở mức 9.765 trđ. Như vậy khoản mục các khoản phải thu vào cuối năm 2001 so với năm 2000 đã giảm đi một lượng là 4.411 trđ, tương ứng với một tỷ lệ giảm là 45,36%. Đây là một điều đáng mừng đối với công ty, bởi vì các khoản phải thu giảm xuống thể hiện rằng công ty đã không bị khách hàng và các đối tác chiếm dụng vốn của mình. Tuy nhiên qua bảng trên chúng ta thấy rằng: mặc dù về tổng thể thì phải thu là giảm xuống, tuy nhiên sự tăng giảm của các tiểu khoản là không đồng đều, có tiểu khoản tăng, có tiểu khoản giảm. + Năm 2000, khoản mục phải thu khách hàng là 11.024 trđ; đến năm 2001, con số này là 8.297 trđ, tức là đã giảm đi 2.727 trđ tương ứng với một tỉ lệ giảm là 24,74%. + Năm 2000, khoản mục thuế GTGT được khấu trừ là 3 (trđ), con số này ở cuối năm 2001 là không có, như vậy khoản mục này đã giảm đi 3 (trđ). + Năm 2000, các khoản phải thu nội bộ là 324 (trđ), và cuối năm 2001 là 430 (trđ), tăng 106 (trđ) so với cuối năm 2000, tương ứng với một tỷ lệ tăng là 32,72%. + Năm 2000, các khoản phải thu khác đạt ở mức 46 (trđ), đến cuối năm 2001, con số này đã lên tới 573 (trđ), tức là đã tăng lên 527 (trđ), tương ứng với 1 tỷ lệ tăng là 1.145,65%. Tốc độ tăng này là quá lớn. Như vậy các tiểu khoản trong phần các khoản phải thu biến động là không giống nhau, mỗi khoản mục có sự lên xuống khác nhau. Tuy nhiên tổng hợp lại thì các khoản phải thu giảm xuống là một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động của công ty. Năm 2000, khoản mục hàng tồn kho của công ty đạt con số 9.724 (trđ), đến cuối năm 2001, con số này đã lên tới 14.135 (trđ), nghĩa là đã tăng lên 4.411 (trđ), tương ứng với một tỷ lệ tăng là 45,36%. Hàng tồn kho có xu hướng tăng lên là một tín hiệu không tốt đối với công ty, đòi hỏi công ty phải có chính sách thích hợp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường mới, đồng thời cần xem xét nghiên cứu kỹ thị trường để có thể tìm ra những chính sách nhằm sản xuất, xuất bản những thứ thị trường cần. Nhìn vào báo cáo trên chúng ta thấy trong khoản mục hàng tồn kho chỉ xuất hiện ở 2 tiểu khoản, đó là công cụ dụng cụ trong kho và hàng hóa tồn kho. Năm 2000, lượng công cụ, dụng cụ trong kho đạt con số 38 (trđ), đến cuối năm 2001, lượng này đã bị giảm xuống còn 23 (trđ), tức là giảm xuống 15 (trđ), tương ứng với một tỷ lệ giảm là 39,47%. Năm 2000, tiểu khoản hàng tồn kho đạt con số 9.686 (trđ), đến cuối năm 2000, tiểu khoản này có giá trị là 14.112 (trđ), tức là đã tăng lên 4.426 (trđ), tương ứng với một tỷ lệ tăng là 45,69%. Khoản mục TSLĐ khác trên báo cáo tài chính công ty cũng có sự giảm xuống rõ rệt, năm 2000, TSLĐ khác của công ty chiếm 1.175 (trđ), đến cuối năm 2001, khoản mục này chỉ còn có 62 (trđ), tức là đã bị giảm đi 1.113 (trđ), tương ứng với một tỷ lệ giảm là 94,72%. Các tiểu khoản cũng có sự biến động nhất định. Tiểu khoản tạm ứng năm 2000 là 50 (trđ) nhưng đến cuối năm 2001 chỉ còn có 41 (trđ) tức là đã bị giảm đi 9 (trđ), tương ứng với một tỷ lệ giảm tạm ứng là 18%. Tiểu khoản chi phí trả trước ở năm 2000 là không có, tuy nhiên đến cuối năm 2001, con số này là 3 (trđ). Như vậy so với năm 2000, thì năm 2001 tiểu khoản này đã tăng lên 3 (trđ). Tiểu khoản chi phí chờ kết chuyển cũng có sự biến động lớn, năm 2000, chỉ tiêu này có giá trị là 1.125 (trđ) nhưng đến cuối năm 2001, thì không có tiểu khoản này. Như vậy so với năm 2000 thì năm 2001 chi phí chờ kết chuyển giảm đi 1.125 (trđ). Tiểu khoản tài sản thiếu chờ xử lý cũng có sự biến động. Năm 2000, tiểu khoản này là không có nhưng đến cuối năm 2001 tiểu khoản này đã tăng lên đến 18 (trđ). Như vậy so với cuối năm 2000, thì năm 2001, tiểu khoản tài sản thiếu chờ xử lý đã tăng lên 18 trđ. Trên đây là các khoản mục chủ yếu có tác động lớn đến cơ cấu vốn lưu động của công ty. Tuy nhiên đó mới chỉ là phản ánh về mặt lượng, chưa nói đến mức độ hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty. Để phân tích kĩ hơn điều đó ta phải xem xét các chỉ tiêu cụ thể ở phần tới. 2.2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp ta dùng các chỉ số như hệ số đảm nhiệm, mức sinh lời và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển VLĐ như số vòng quay VLĐ, thời gian của một vòng quay VLĐ, thời gian của vòng luân chuyển. Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm So sánh 2000 2001 Lượng tăng giảm % tăng giảm 1 Doanh thu thuần tr.đ 35.106 35.088 -18 -0,05 2 Lợi nhuận trước thuế tr.đ 163 203 40 24,54 3 Vốn lưu động bình quân tr.đ 19.183 21.966 2783 14,5 4 Mức sinh lời của VLĐ - 0,0085 0,0092 0,0007 8,24 5 Hệ số đảm nhiệm VLĐ - 0,546 0,626 0,08 14,65 6 Số vòng quay của VLĐ vòng 1,83 1,6 -0,23 -12,57 7 Thời gian 1 vòng luân chuyển ngày 197 225 28 14,2 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty phát hành sách Hà Nội Ta nhận thấy mức sinh lợi của VLĐ đã tăng qua 2 năm. Năm 2000, bình quân 1 đồng VLĐ bỏ vào hoạt động kinh doanh chỉ tạo ra được 0,0085 đồng lợi nhuận trước thuế. Đến năm 2001, bình quân 1 đồng VLĐ bỏ vào hoạt động kinh doanh tạo ra được 0,0092 đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy nếu so sánh 2 năm ta thấy, ở năm 2001 nếu như cùng bỏ ra 1 đồng VLĐ để kinh doanh thì năm nay sẽ tạo ra nhiều hơn 0,0007 đồng lợi nhuận trước thuế so với năm 2000, tương ứng với 1 tỷ lệ tăng là 8,24%. Nhìn vào số liệu ta cũng thấy năm 2001 so với năm 2000 thì lượng lượng nhuận trước thuế và lượng vốn lưu động bình quân cũng tăng lên, tuy nhiên do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thúê (ở đây là 24,54%) nhanh hơn tốc độ tăng của VLĐ bình quân (14,5%) do vậy mà mức sinh lợi VLĐ năm 2001 tăng so với năm 2000. VLĐ bình quân tăng khá nhanh, năm 2001 so với năm 2000, tốc độ tăng đạt 14,5% tương gứng với số tuyệt đối là 2.783 (trđ). Trong khi đó doanh thu thuần lại có xu hướng giảm. năm 2001 so với năm 2000, doanh thu thuần giảm 0,05% tương ứng với giảm 18 (trđ). Vì vậy mà hệ số đảm nhiện VLĐ bị tăng. Năm 2000, để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần ta phải sử dụng bình quân 0,546 đồng VLĐ tuy nhiên đến năm 2001 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần chúng ta phải dùng tới 0,626 đồng VLĐ, tức là đã tăng lên 14,65% so với năm 2000 tương ứng với tăng 1 số tuyệt đố là 0,08 đồng/đồng. Hệ số đảm nhiệm VLĐ năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng thấp dẫn, không tiết kiệm được VLĐ. Ngoài 2 chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta còn phải xem xét tới chỉ tiêu số vòng quay của VLĐ và thời gian của 1 vòng luân chuyển VLĐ vì nó cho ta biết khả năng quay vòng vốn lưu động của doanh nghiệp. Năm 2001 so với năm 2000, số vòng quay của VLĐ bị giảm, trong năm 2000, vốn lưu động quay được 1,83 lần thì đến năm 2001, vốn lưu động chỉ còn quay được có 1,6 lần. Doanh thu thuần của năm 2001 giảm 0,05% so với năm 2000 tương ứng với số tuyệt đối là 2.783 (trđ). Chính điều đó đã làm cho số vòng quay của VLĐ năm 2001 đã giảm 12,57% so với năm 2000 tương ứng với số tuyệt đối giảm là 0,23 vòng quay. Đồng nghĩa với điều đó là thời gian của 1 vòng luân chuyển VLĐ cũng tăng lên. Năm 2000, thời gian này là 197 (ngày) và đến năm 201 thời gian này đã lên tới 225 ngày, tức là năm 2001, VLĐ quay 1 vòng lâu hơn năm 2000 là 28 ngày, tương ứng với số tương đối là 14,2%. Điều đó cho thấy việc thu hồi VLĐ là tương đối chậm và nó làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng. 2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty phát hành sách 2.3.1. Những kết quả đã đạt được Qua việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn tại công ty phát hành sách Hà Nội có thể thấy những kết quả mà công ty đã đạt được trong việc sử dụng vốn là: - Trong việc huy động các nguồn tài trợ: ngoài nguồn vốn do ngân sáhc cấp bổ sung, công ty còn tiến hành hàng loạt các biện pháp khác như vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, có các biện pháp nhằm chiếm dụng vốn của đối tác như mua chịu hay dùng các khoản được ứng trước để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và sản xuất của công ty. - Đã có sự linh hoạt trong việc điều hành sử dụng các nguồn vốn hiện có của công ty một cách hợp lý, do vậy mà vẫn đảm bảo được nhu cầu về vốn cho hoạt động của công ty. - Đã xây dựng được kế hoạch sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu của đơn vị mình là đơn vị sản xuất kinh doanh văn hóa phẩm. - Tình hình sử dụng vốn cố định của công ty mặc dù chưa phải đạt ở mức cao, nhưng cũng có những tín hiệu đáng mừng, lượng vốn cố định cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần đã giảm qua 2 năm phân tích (2000 - 2001). - Tình hình sử dụng VLĐ của công ty cũng có những kết quả đạt được nhất định, lượng lợi nhuận trước thuế được tạo ra khi ta sử dụng cùng 1 đồng VLĐ đã tăng lên qua 2 năm phân tích (2000 - 2001). - Bên cạnh đó việc quản lý tốt "Các khoản phải thu" đã giúp cho công ty thu hồi được 1 lượng lớn VLĐ, hạn chế được lượng VLĐ của công ty bị đối tác chiếm dụng, tránh được tổn thất không đáng có cho công ty. - Trong cơ cấu vốn của công ty thì VLĐ chiếm 1 tỷ trọng lớn hơn hẳn so với VCĐ, điều này là hợp lí bởi công ty là một đơn vị kinh doanh là chủ yếu, xuất bán và sản xuất không nhiều. Từ những kết quả đạt được ở trên, chúng ta tin tưởng rằng công ty sẽ có một khả năng về nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng ổn định và phát triển vững chắc. Chúng ta tin rằng trong những năm tới đây các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty sẽ được cải thệin. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. Mặc dù nguồn vốn của công ty qua 2 năm phân tích đều tăng lên, tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng chậm hơn, điều này làm cho khả năng độc lập về tài chính của công ty là không lớn. Bên cạnh đó lượng vốn đầu tư cho TSCĐ lại chiếm một tỷ trọng nhỏ, chủ yếu tập trung vào VLĐ, từ đó mà làm cho lượng TSCĐ của công ty là tương đối nhỏ. Khoản mục hàng tồn kho của công ty chiếm 1 tỷ trọng rất lớn trong nguồn VLĐ nói riêng và tổng nguồn vốn nói chung. Nó đã làm cho công ty không những bị đóng băng nguồn vốn ở đây mà còn phải tốn thêm các chi phí phụ khác như chi phí kho hàng, chi phí bảo quản… Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty cũng còn có những vấn đề chưa thật tốt, nó được thể hiện qua chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm VLĐ có xu hướng tăng, bên cạnh đó số vòng quay của VLĐ lại giảm đồng nghĩa với việc thời gian của 1 vòng luân chuyển bị tăng lên. Đó là 1 sự bất hợp lý trong một số khâu như tiêu thụ sản phẩm, xác định đúng 1 lượng vốn lưu động cần thiết. Trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ thì mặc dù công ty đã có kế hoạch tu sửa, cải tạo theo định kỳ nhưng chưa thực hiện được với việc xác định hiệu quả của công tác sửa chữa đối với từng loại TSCĐ cụ thể. Mặt khác chi phí sửa chữa chưa được quản lý chặt chẽ và chưa có định mức. Việc phân loại TSCĐ cũng chưa được hợp lý, điều này đã gây cho công ty khó khăn trong quản lý nguồn vốn và công tác trích khấu hao. Do vậy cần phải có các biện pháp khắc phục. Trên đây là một số tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng vốn tại Công ty phát hành sách trong thời gian qua. Từ đó tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Phát hành sách Hà Nội 3.1. Định hướng phát triển của công ty Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị bám sát và tổ chức các hoạt động nhằm gây lí ngày kỉ niệm lớn của đất nước. Mở rộng lưới phát hành sách tới các quận, huyện chưa có hoặc có ít các cơ sở phát hành sách của công ty. Phấn đấu xây dựng được bốn siêu thị sách và hiệu sách hiện đại ở quận Cầu Giấy - Huyện Thanh Trì, huyện sóc sơn. Tiếp tục xây dựng dự án xin cấp đất ở quận Đống Đa - Thanh Xuân- Tây Hồ Tăng cường công tác Marketing nhằm nắm bắt nhanh nhạy cầu của thị trường khai thác được nhiều xuất bản phẩm có giá trị. Từng bước công tác xuất nhập khẩu liên doan liên kết xuất bản nhằm chủ dodọng nguồn sách, tiến tới làm chủ thị trường phía Bắc. Xây dựng bộ phận xuất nhập khẩu có đủ năng lực trình độ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ. Giữ vững và không ngừng nâng cao đời sống cho người lao động, từng bước cải thiện điều kiện làm việc, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên thực hiện tốt quy chế dân chủ trong công ty giúp người lao động phát huy quyền làm chủ ngay càng gắn bó và công hiến nhiều cho công ty. Tăng cường mở rộng thị phần đẩy mạnh tiêu thụ xuất bản phẩm ở cả thị trường trong nước và ngoài nước . Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, chủ động vốn đầy đủ cho kinh doanh, chiếm lĩnh thời cơ trong kinh doanh để đạt được hiệu quả cao. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty Phát hành sách Hà Nội 3.2.1. Giảm chi phí lãi vay và lãi suất tiền vay. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, bất kỳ một công ty nào cũng phải sử dụng các khoản tiền vay, mà đã đi vay thì phải chịu lãi, chi phí lãi vay và lãi suất tiền vay là những chi phí của khoản vốn vay, tức là 1 chi phí của doanh nghiệp. Giảm chi phí lãi vay và lãi suất tiền vay sẽ làm cho công ty hạn chế được những khoản chi phí, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Nguồn vốn vay cũng là 1 khoản mục tham gia vào việc hình thành nguồn vốn của công ty phát hành sách Hà Nội, do vậy để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty, công ty cần phải có các biện háp nhằm giảm chi phí lãi vay và lãi suất tiền vay. 3.2.2. Tăng tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu thực tế là khoản vốn thuộc sở hữu trực tiếp của chủ doanh nghiệp. ở công ty phát hành sách Hà Nội, nguồn vốn chủ sở hữu cũng khá lớn. Tuy nhiên nếu như tăng được tỷ trọng vốn chủ sở hữu lên thì tỉ lệ nợ sẽ giảm, công ty có thể nâng cao được tính tực chủ về tài chính của mình. Bên cạnh đó thì việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn sẽ làm cho các phải vay vốn giảm xuống từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty. 3.2.3. Tăng cường công tác thu hồi nợ. ở công ty phát hành sách Hà Nội, số vốn mà công ty bị các đối tác chiếm dụng cũng khá lớn. Khi bị chiếm dụng thì nguồn vốn của công ty sẽ bị giảm xuống. Điều đó sẽ bất lợi cho công ty trong việc tự chủ vốn cho kinh doanh. Nếu như tăng cường được công tác thu hồi nợ thì rõ ràng nguồn vốn bị chiếm dụng sẽ giảm xuống, nguồn vốn bổ sung cho kinh doanh sẽ tăng lên. Đó là điều kiện tốt để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty. 3.2.4. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn. Cũng như bất kỳ 1 công ty nào khác đang hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi thì phải có đủ vốn. Do vậy công ty phát hành sách nên có biện pháp cụ thể nhằm chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn cho kinh doanh, tự mình tự chủ về vốn thông qua các hình thức huy động đa dạng và có hiệu quả cao. Việc mở rộng các hình thức huyd dộng và huy động có kế hoạch cụ thể sẽ giúp cho công ty có nhiều vốn hơn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó chủ động xây dựng kế hoạch giúp công ty có thể huy động đủ lượng cần thiết, không bị thừa, bị thiếu. 3.2.5. Đẩy mạnh liên doanh liên kết với các đơn vị khác. Dưới tác động của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nhu cầu phải có sự liên doanh liên kết đã đặt ra cấp bách bởi những lợi thế to lớn bởi sự liên doanh liên kết, khó có thể có được công ty nào tự mình mà có thể đứng vững được trong thời buổi hiện nay. Vì vậy công ty phát hành sách Hà Nội lên đẩy manh liên doanh liên kết với các đơn vị khác để có thể tận dụng các lợi thế của đối tác, do có sự góp vốn của đối tác vào công ty, nguồn vốn kinh doanh của công ty sẽ được tăng lên, từ đó có cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3.2.6. Lựa chọn phương pháp trích khấu hao. Trong công tác khấu hao TSCĐ, Công ty phát hành sách Hà Nội đã chú trọng tới phương pháp trích khấu hao TSCĐ. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp trích khấu hao TSCĐ cho tất cả các TSCĐ của công ty là phương pháp tuyến tính hay là phương pháp trung bình. Điều này là chưa thật hợp lý bởi có những TSCĐ có thể sử dụng rất lâu mà vẫn mang lại hiệu quả, bên cạnh đó cũng có những TSCđ chỉ mang lại hiệu quả trong giai đoạn đầu, đối với những TSCĐ loại này nếu tiến hành khấu hao trung bình là chưa thật hợp lý, đối với những TSCĐ nào mà hiệu quả đem lại không biến động nhiều qua các năm thì mới lên khấu hao theo đường thẳng, còn những TSCĐ nào hiệu quả đem lại bị giảm dần thì nên tiến hành khấu hao nhanh, để từ đó có được nguồn vốn tái đầu tư. 3.2.7. Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như hiện nay, TSCĐ thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị hao mòn vô hình. Do đó để có cơ sở cho việc tính khấu hao nhằm thu hồi đầy đủ vốn, công ty phải giảm thiểu sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị trên sổ sách giữa giá trị thực tế và giá trị tên sổ sách của tài sản. Muốn được như vậy thì công ty cần phải lập kế hoạch và có các biện pháp đánh giá và đánh giá lại TSCĐ của công ty một cách thường xuyên chính xác. Công ty có thể tự đánh giá bằng cách tạm thời lập ra một ban để đánh giá và đánh giá lại tài sản hoặc có thể phối hợp với các công ty kiểm toán để đánh giá tình hình tài chính của công ty nói chung và của TSCĐ nói riêng. Có như thế công ty mới xác định một cách chính xác giá trị thực của TSCĐ, đây là cơ sở cho việc xác định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn hoặc kịp thời xử lý những tài sản cố định bị mất giá để chống lại sự thất thoạt vốn. Tính hiệu quả của các quyết định cần phải đạt được của các quyết định xử lý là là phải bảo toàn được VCĐ trong mọi trường hợp biến động giá cả nói chung và hao mòn vô hình nói riêng. 3.2.8. Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ. Để có thể nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ thì cần phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong công ty, qui tráhc nhiệm đối với người quản lý và sử dụng TSCĐ, đưa ra các hình thức khen thưởng nhằm khuyến khích sự sáng tạo và cần cù của người lao động, giúp tiết kiệm các chi phí sản xuất. Bên cạnh đó cần đưa ra các hình thức kỷ luật đối với những cá nhân gây thiệt hại tới TSCĐ của công ty. Cần tận dụng tối đa công suất của trang thiết bị, giảm thời gian tác nghiệp giữa các bộ phận hợp lý hóa các dây chuyền công nghệ trong xuất bản. Ngoài ra để nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ, công ty cần tổ chức tốt quá trình sản xuất, có nghĩa là tổ chức sản xuất trong công ty phải đảm bảo được 3 nguyên tắc: cân đối, nhịp nhàng và liên tục. Thực hiện tốt các nguyên tắc này sẽ đem lại lợi ích to lớn cho công ty như: + Tiết kiệm được thời gian trong sản xuất. + Sử dụng hợp lý công suất và thời gian hoạt động của máy móc thiết bị. + Đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất với hiệu quả cao. 3.2.9. Thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ Công tác này có mục đích là duy trì khả năng hoạt động bình thường cho TSCĐ của công ty và cần được tiến hành định kỳ để có thể phát hiện, sửa chữa kịp thời những hỏng hóc chứ không phải đến lúc xảy ra sự cố mới xem xét sửa chữa. Tuy nhiên đôi khi chi phí sửa chữa còn cao hơn chi phí thay thế TSCĐ, trong trường hợp này cần cân nhắc giữa sửa chữa hay thay thế mới tài sản này. 3.2.10. Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Sau mỗi kỳ kế hoạch, công ty sẽ phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ và VCĐ thông qua những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó công ty có thể đưa ra các quyết định đầu tư, điều chỉnh lại quy mô, cơ cấu cho hợp lý, khai thác được những tiềm năng có sẵn và khắc phục được những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng VCĐ. 3.2.11. Quản lý tốt VLĐ trong công ty Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản lưu động chiếm 1 tỷ trọng rất lớn. Trong tài sản lưu động thì tỉ trọng hàng tồn kho chiếm rất cao. Năm 2000, tỉ trọng hàng tồn kho chiếm 36,43% tuy nhiên đến năm 2001, tỉ trọng hàng tồn kho đã chiếm tới 56,04% tổng giá trị của TSCĐ. Do đó việc quản lý tốt khoản mục hàng tồn kho sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của mình. Cần phải tính toán chính xác nhu cầu của thị trường để từ đó có thể hạn chế hàng tồn kho và nhằm dự trữ, có như vậy VLĐ của công ty mới có thể không bị đón bàn ở đây mà sẽ được đưa vào quay vòng. Thường xuyên đánh giá phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty tăng cường việc kiểm tra taì chính đối với việc sử dụng vốn lưu dodọng của vốn lưu động. Trên cơ sở đó biết rõ tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty páhạch toán hiện những vướng mắc nhằm kịp thoì sửa chữa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Công ty cần hạn chế những khoản trả trước cho người bán và phải thu của khách hàng, mặc dù những khoản này không thể không có trong điều kiện nền kinh tế nước ta phát triển như hiện nay nhưng công ty phải tính toán sao cho không có trong điều kiện nền kinh tế nước ta phát triển như hiện nay. Nhưng công ty phải tính toán sao cho lượng giá trị của các khoản phải thu của khách hàng và khoản trả trước cho người bán là hợp lý, càng nhỏ càng tốt, tránh cho công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn, gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty nói chung. Bên cạnh đó công ty cần phải quản lý chặt chẽ các khoản mục phải thu nội bộ và phải thu khác, mặc dù quy mô của các khoản này không lớn nhưng nói cũng ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty, cũng có tác động tới hiệu qủa sử dụng vốn lưu động. 3.2.12. Mạnh dạn đầu tư dây truyền công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh Trong điều kiện nền khoa hoạc kỹ thuật phát triển như hiện nay thì việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty khi đưa dây truyền công nghệ mới vầo sản xuất sẽ giúp công ty nâng cao được hiệu quả của xuất bản phẩm có thể góp phần hạ được giá thành tăng khả năng tiêu thụ xuất bản phẩm từ đó mà làm tăng tốc độ luân chuyển của vốn từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn taị công ty. 3.2.13. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên Để việc sử dụng vốn có hiệu quả thì ngoài các công việc như mua sắm đối với tài sản cố định chuẩn bị đủ vốn lưu đôngj cho quá trình sản xuất kinh doanh thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì khi máy móc được trang bị hiện đại nhưng lại không có khả năng sử dụng thì không những năng suất lao động sẽ không tăng lên được mà có khi bị giảm xuống, máy móc thiết bị hư hỏng. Bên cạnh việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật cũng phải chú ý đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng, bởi đội ngũ nhân viên này là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hiểu được nhu cầu của khách hàng, từ đó giúp công ty có hưóng kinh doanh hợp lý. Vì vậy công ty phải thường xuyên mở các lớp nghiệp vụ, cử cán bộ đi học ở các trường trong và ngoài nước để nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và mọi công nhân viên trong công ty. 3.2.14. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán Trong mỗi một Doanh nghiệp kế toán là một bộ phận không thể thiếu, đây là nơi cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp về tình thình tài sản và nguồn vốn Doanh nghiệp sở hữu, tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán sẽ giúp cho công ty nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đồng thời biết được thực tế hiệu quả sử dụng vốn của mình. Tổ chức tốt công tác kế toán còn giúp cho công ty tạo được niềm tin ở các đối tác từ đó mà dễ dàng hơn trong việc huy động và chiếm dụng vốn của đối tác tạo cơ sở ch việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 3.2.15 Đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm Là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá phẩm, cũng như bao Doanh nghiệp khác hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vấn đề tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề then chốt đối với công ty, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty, bởi vì đã sản xuất ra thì phải tiêu thụ được. Tiêu thụ được sản phẩm của mình thì công ty sẽ có được doanh thu, tạo điều kiện nâng cao tốc độ quay vòng vốn. Bên cạnh đó sản phẩm của mình thì công ty sẽ có được doanh thu tạo nếu như sản phẩm của mình làm ra lại không bán được. Do vậy công ty cần phải nắm bắt nhu cầu của thị trường, nhu cầu của khách hàng để có thể sản xuất ra những mặt hàng xuất bán ra những đầu sách đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tiêu thụ tốt sản phẩm cũng giúp cho công ty giảm bớt được lượng hàng tồn kho, từ đó có thể giảm được chi phí bảo quản. 3.2.16. Lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý Trong cơ chế thị trường Doanh nghiệp nào muốn tồn tại phát triển được cũng phải có phương án kinh doanh phù hợp. Công ty cần nghiên cứu thị trường, xác định cụ thể khả năng và tiềm lực của mình từ đó xây dựng lên các phương án kinh doanh hợp lý, lựa chọn được phương án kinh doanh hơp lý sẽ giúp công ty đứng vững được trên thị trường mở rộng được thị phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng vòng quay của vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước Trong những năm gần đây, việc quản lý cảu Nhà nước đối với các Doanh nghiệp được nới lỏng, các Doanh nghiệp hầu như hoàn toàn độc lập tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng vốn Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô thông qua việc ban hành các chính sách về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các Doanh nghiệp đồng thời phải phù hợp với thực tế của công ty, với thực tế nền kinh tế đất nước thì việc quản lý của Nhà nước nên có một số sửa đổi sau: - Về lãi suất vay ngân hàng Vốn vay ngân hàng là một trong nguồn tài trợ đắc lực hữu hiệu đối với bất kỳ một Doanh nghiệp nào đang hoạt động trong cơ chế thị trường Mối quan tâm hàng đầu của các Doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng là vấn đề lãi suất và điều kiện thanh toán lãi suất được coi là một chi phí vốn, mà việc tăng hay giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của Doanh nghiệp và tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó NH phải tính toán hợp lý sao cho lãi suất tiền vay phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của các Doanh nghiệp. Khung lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước quy định phải khuyến khích được các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tình hình công ty phát hành sách Hà Nội trong thời gian tới thì nhu cầu về vốn vay ngân hàng sẽ vẫn còn ở mức cao tuỳ thuộc vào chiến ược phát triển của công ty. Vì vậy vấn đè lãi suất mà ngân hàng cho vay có ảnh hưởng rất lứon đếnt hình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Nhà nước nên có chính sách về tỉ giá phù hợp Nền kinh tế đất nước phát triển thì nhu cầu giao lưu trao đổi với nước ngoài là rất lớn là cả nguồn vốn mà các Doanh nghiệp trong nước huy động từ nước ngoài là tương đối lớn. Do đó chính sách tỉ giá của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Đối với các Doanh nghiệp huy động vốn bằng ngoại tệ thì tỉ giá tăng sẽ bất lợi, các Doanh nghiệp giao lưu buôn bán với nước ngoài cũng vậy, khi mà nhập khẩu thì tỉ giá tăng là bất lợi, công ty Phát hành sách Hà Nội cũng là công ty có sự giao lưu buôn bán với các nước khác do vậy chính sách tỉ giá có ảnh hưởng rất lớn đối với côngty, chính sách tỉ giá phù hợp sẽ giúp công ty mở rộng giao lưu buôn bán quốc tế giúp cho công ty ngày càng phát triển hơn, quy mô mở rộng thị phần tăng lên và hiệu quả sử dụng vốn do vậy cũng được cải thiện. - Về thủ tục hành chính pháp lý Nhà nước nên cải thiện các thủ tục hành chính để nó thuận tiện gọn nhẹ hơn nhằm giúp cho các Doanh nghiệp tận dungj được cơ hội trong kinh doanh và cần phải ban hành các quy định hỗ trợ sự phát triển của thị trường tài chính, sửa đổi và bổ sung các điều luật đã ban hành sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Căn cứ các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành luật cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó Nhà nước cần có những biện pháp bảo vệ một số ngành công nghiệp khi Việt Nam là thành viên của AFTA 3.3.2. Kiến nghị với các ngành có liên quan Là một đơn vị thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, các cấp có liên quan tạo điều kiện thuận lợi để công ty phát hành sách Hà Nội có thể phát triển. Bộ thương mại, bộ công an bộ văn hoá thông tin bộ tài chính…cần có các thông tư, tạo các cơ hội để công ty có thể mở rộng có thể đứng vững. Cục quản lý thị trường phải có biện pháp nhằm chống lại các hoạt động nhập lậu sách từ nước ngoài. Bộ tài chính và tổng cục thuế cần có các chính sách về thuế giúp cho công ty có thể vừa hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước vừa phát triển. C. Kết luận Sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo đảm và phát triển vốn trong các Doanh nghiệp hiện nay là vấn đề rất cấp bách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi Doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung là một Doanh nghiệp Nhà nước mới được thành lập chưa lâu, hạch toán độc lập công ty phát hành sách Hà Nội với quy mô không lớn lắm trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản lý còn có nhiều hạn chế đã và đang gặp nhiều khó khăn bởi áp lực canh tranh ngày càng gay gắt cảu cơ chế thị trường. Việc tìm ra các giải pháp công tác có thể sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của mình có ý nghĩa rất quan trongj. Sau một thời gian tiếp xúc thực tế tại công ty phát hành sách Hà Nội, được sự hướng dẫn tận tình của chú Đỗ Tiễn Dũng, chú Lê Thanh Tùng và các cô chú, trong phòng kế toán và phòng hành chính tổng hợp của công ty cùng sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo tiến sĩ Vũ Duy Hào, trên cơ sở những kiến thức có được trong quá trình học tập, tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi không có tham vọng Luận văn này có thể đưa ra những giải pháp hoàn toàn phù hợp, đem lại hiệu quả cao trực tiếp cho công ty trong công tác sử dụng vốn mà chỉ là sự so sánh đối chiếu giữa thực thế và những kiến thức thực tế đã học đã đưa ra những nhận xét, gợi ý hướng giải quyết nhằm hoàn thiện hơn nữa việc quản lý sử dụng vốn tại công ty phát hành sách Hà Nội. Mặc dù đã cố gắng tìm hiẻu, tuy nhiên do thời gian không nhiều, năng lực cũng như kiến thức hiểu biết còn hạn chế, chắc chắn chuyền đề này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được các thầy cô giáo, bạn bè, các cô chú trong công ty Phát hành sách Hà Nội chỉ bảo và đưa ra những nhận xét góp ý tôi có thể hoàn thiện hơn nữa Luận văn tốt nghiệp cũng như kiến thức của bản thân mình. D. tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp chủ biên : TS.Lưu thị Hương - TS.Vũ Duy Hào 2. Báo cáo tài chính công ty phát hành sách Hà Nội 2000 3. Báo cáo tài chính công ty phát hành sách Hà Nội 2001 4. Các luận văn tốt nghiệp khoá 40 - Khoa NHTC ĐHKTQD 5. Tạp chí Tài chính Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0142.doc
Tài liệu liên quan