Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước.
Tuy nhiên, đối với các Công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm. Khi Công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần ( cổ tức) nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của Công ty. Như vậy giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ.
76 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động kinh doanh
Vốn rất quan trọng với sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định để thực hiện những khoản đầu tư ban đầu cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự vận hành và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp
Nguồn vốn trong doanh nghiệp có thể được chia thành nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có nợ ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành tài sản lưu động.
Khi nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản cố định hay tài sản lưu động nhỏ hơn nguồn vốn ngắn hạn, có nghĩa doanh nghiệp phải dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định. Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp sẽ mất thăng bằng, khi đó doanh nghiệp sẽ phải sử dụng một phần tài sản cố định để thanh thoán cho nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Khi nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản cố định hay tài sản lưu động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn sau khi đã đầu tư vào tài sản cố định thì phần dư thừa sẽ được đầu tư vào tài sản lưu động, do đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ tốt. Sau đây ta sẽ xem xét khả năng tài trợ vào tài sản cố định và tài sản lưu động của Công ty bằng nợ dài hạn, vốn chủ và nợ ngắn hạn
Bảng 2 :Nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Nợ ngắn hạn
131.742
90.314
161.695
2. Tài sản lưu động
234.369
273.870
375.977
- Tiền
9.215
57.955
6.661
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
15.000
- Khoản phải thu
128.473
120.085
241.822
- Hàng tồn kho
96.681
95.830
112.494
3.Hệ số thanh toán ngắn hạn
(2):(1)
1.78
3.03
2.32
( Nguồn: Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty từ năm 2005 đến 2006 có xu hướng tăng nhưng từ năm 2006 đến năm 2007 thì có giảm đôi chút. Tuy nhiên các hệ số thanh toán đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty khá ổn định có khả năng đáp ứng các khoản nợ trong ngắn hạn ngoài ra có thể mở rộng sản xuất kinh doanh.
Xét về nợ ngắn hạn của Công ty qua các năm, có thể thấy rõ là nợ ngắn hạn của năm 2006 thấp hẳn so với năm 2005 và năm 2007. Cụ thể nợ ngắn hạn của năm 2006 giảm 41428 triệu đồng ( tương ứng 31,45%) so với năm 2005 và năm 2007 so với năm 2006 tăng 71381 triệu đồng (tương ứng 79%). Sự biến động thất thường trên có thể được lý giải như sau: Năm 2006 quả thực là một năm thành công của Công ty, doanh thu năm 2006 đã vượt mức kế hoạch 67460 triệu đồng . Với kết quả đạt được Công ty đã giảm được nợ vay ngắn hạn của Ngân hàng để dần dần tự chủ về vốn hơn. Tuy nhiên năm 2007 vừa qua là một năm sụt giảm về kinh tế thế giới, giá dầu mỏ tăng giảm thất thường. Đây là lại là nguồn đầu vào quan trọng của Công ty, do vậy Công ty quyết định tăng vay ngắn hạn của ngân hàng để mua tích trữ nguyên liệu phòng trừ trường hợp giá nguyên vật liệu đầu vào tăng quá cao, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của Công ty
Các chỉ tiêu nằm trong khoản mục tài sản lưu động sẽ cho ta biết về tình hình đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn của Công ty.
Về hàng tồn kho, đây là khoản không thể thiếu được trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như Công ty CP Nhựa TNTP. Để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, Công ty luôn phải có một lượng nguyên vật liệu dự trữ có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất trong một thời gian nhất định.Ta có thể thấy được sự thay đổi của lượng hàng tồn kho trong Công ty ba năm vừa qua trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Biểu đồ về lượng hàng tồn kho của Công ty CP Nhựa TNTP trong 3 năm 2005, 2006 ,2007
Đơn vị: triệu đồng
( Nguồn:Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Hàng tồn kho năm 2006 giảm so với năm 2005 không đáng kể chỉ 0,88%, nhưng đến năm 2007 lượng hàng tồn kho tăng một mạnh so với năm 2006 là 16664 triệu đồng ( tương ứng 17,7%). Nguyên nhân chính của việc tăng lượng hàng tồn kho là do Công ty đã tăng cường mua nguyên liệu đầu vào để phòng ngừa những thay đổi phức tạp của thị trường nguyên liệu trên thế giới. Cụ thể giá bột nhựa PVC qua các năm như sau
Năm
2006
2007
2008
Giá bột nhựa PVC ($/tấn)
900
1000
1250
Điều này tuy có thể giúp Công ty tránh được những rủi ro về giá nhưng xét về lâu dài, việc duy trì một lượng hàng tồn kho lớn sẽ gây thiệt hại cho Công ty vì bị ứ đọng vốn.
Về khoản phải thu, khoản phải thu liên quan đến chính sách tín dụng thương mại của Công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng. Tuy nhiên, số liệu trên bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của Công ty tại một thời điểm. Thời điểm được xét ở đây là vào cuối năm, khi đó các khoản phải thu thường có xu hướng lớn hơn các thời điểm khác trong năm, do vậy chỉ tiêu này chưa phản ánh được hết tình hình thu nợ và các khoản nợ khó đòi của Công ty. Nhưng qua việc nghiên cứu về tình hình biến động của khoản phải thu qua các năm, thì ta có thể đánh giá được về quy mô của các khoản phải thu và chính sách tín dụng thương mại của Công ty trong thời gian qua.
Biểu đồ 3: Biểu đồ về khoản phải thu của Công ty CP Nhựa TNTP trong 3 năm 2005, 2006, 2007
Đơn vị: triệu đồng
( Nguồn:Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Năm 2006 khoản phải thu giảm đi so với năm 2005 không đáng kể 6,5% , đến năm 2007 khoản phải thu tăng vọt 101,4%. Việc khoản phải thu tăng nhanh chóng như vậy thể hiện Công ty đang có sự thay đổi về chính sách tín dụng thương mại, điều này sẽ giúp Công ty có thêm nhiều bạn hàng thân thiết và sẽ tăng được doanh thu bán hàng. Mặc dù việc tăng doanh số bán hàng là rất quan trọng đối với một doanh nghiệp nhưng với khoản phải thu lớn thì rất rễ gây rủi ro cho Công ty, ngoài ra còn bị ứ đọng vốn. Do vậy, Công ty cần tính toán để duy trì khoản phải thu hợp lý, có biện pháp thu hồi những khoản nợ khó đòi.
Ở trên ta đã phân tích tình hình đầu tư vào tài sản lưu động của nguồn vốn ngắn hạn. Tiếp theo là sự tài trợ của nguồn vốn dài hạn cho tài sản cố định.
Bảng 3 : Nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
N ăm 2005
N ăm 2006
N ăm 2007
1. Nợ d ài hạn
6.347
-
-
2. Tài sản cố định
67.478
56.341
78.575
3. Đầu tư tài chính dài hạn
4.200
6.200
23.798
( Nguồn:Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Ta thấy chỉ Công ty chỉ vay dài hạn ở năm 2005 còn năm 2006 và năm 2007 thì không có bất cứ khoản nợ dài hạn nào. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư vào tài sản cố định, như vậy Công ty sẽ không phải chịu gánh nặng trả lãi vay và thanh toán các khoản vay khi đến hạn.
Như bảng trên cho thấy tài sản cố định của Công ty không thay đổi nhiều, trong khi đó các khoản đầu tư tài chính và đầu tư vào các tài sản dài hạn khác tăng lên nhanh chóng. Đầu tư tài chính năm 2006 tăng 47,6% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 283,8% so với năm 2006. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì Công ty tiến hành lập Công ty Nhựa TNTP ở phía Nam và tiến hành liên doanh với Lào nên khoản đầu tư tài chính tăng lên nhanh chóng như vậy.
2.2.2. Cơ cấu vốn của Công ty
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tự đổi mới để thích ứng với tình hình hiện nay. Các doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc huy động và sử dụng vốn, có khả năng sử dụng các đòn bẩy tài chính để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm đem lại hiệu của cao nhất. Việc quy định một cơ cấu vốn hợp lý là rất cần thiết cho doanh nghiệp trong việc phát huy tối đa nguồn vốn của Công ty. Dưới đây là bảng minh hoạ cho cơ cấu vốn của Công ty CP Nhựa TNTP trong ba năm 2005,2006,2007.
Bảng 4: Cơ cấu vốn của Công ty CP Nhựa TNTP
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng vốn
308.716
336.411
500.323
1.Vốn cố định
74.364
24%
62.541
18,6%
124.345
24,8%
2. Vốn lưu động
234.369
76%
273.870
81,4%
375.978
75,2%
( Nguồn:Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Công ty có tỷ trọng vốn lưu động cao hơn rất nhiều so với vốn cố định, điều này có thể lý giải vì Công ty là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nên các yếu tố đầu vào rất quan trọng như nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng tồn kho Bên cạnh đó tiền mặt và các khoản phải thu cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong vốn lưu động của doanh nghiệp.
Qua ba năm thỉ ta thấy cơ cấu vốn của doanh nghiệp cũng không thay đổi nhiều, chỉ riêng năm 2006 thì tỷ trọng của vốn cố định giảm và tỷ trọng vốn lưu động tăng lên. Vốn cố định giảm đi là do khấu hao máy móc thiết bị, trong khi đó vốn lưu động vẫn tăng lên theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều này dẫn đến sự thay đổi một chút về cơ cấu vốn năm 2006. Đến năm 2007 thì Công ty đã đưa cơ cấu vốn trở lại gần như năm 2005.
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Nhựa TNTP
Như đã trình bày ở trên, để tiến hành hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Tuy nhiên, có vốn nhưng vấn đề sử dụng sao cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là việc làm cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để từ đó có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh, mà hiệu quả sản xuất kinh doanh lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế - chính trị - văn hoá, phong tục tập quán, tính mùa vụ Nên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không nằm ngoài ảnh hưởng của những nhân tố đó.
Do vậy, để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, chúng ta lần lượt xem xét tình hình sử dụng hiệu quả của toàn bộ vốn và của từng loại vốn sản xuất kinh doanh.
2.3.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn
Để xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn ta xét các chỉ tiêu sau:
Bảng 5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Công ty CP Nhựa TNTP
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
+/-
%
+/-
%
1. Doanh thu
620.646
717.047
905.920
96.400
15,5
188873
26,3
2. Lợi nhuận
101.619
118.945
125.761
17.325
17,0
6816
5,7
3.Tổng vốn bình quân
280.780
322.563
418.367
51.783
18,4
95.804
29,7
4. Hiệu suất toàn bộ vốn(1):(3)
2,21
2,222
2,165
0,54
2.56-
5. Hệ số doanh lợi
(2):(3)
0.362
0,368
0,3
1,65
18,48-
(Nguồn: Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn:
Qua bảng trên ta có thể biết được một đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
+ Năm 2005: Một đồng vốn tham gia vào SXKD tạo ra được 2,21 đồng doanh thu
+ Năm 2006: Một đồng vốn tham gia vào SXKD tạo ra được 2,222 đồng doanh thu (tăng 0,54% so với năm 2005)
+ Năm 2007: Một đồng vốn tham gia vào SXKD tạo ra được 2,165 đồng doanh thu (giảm 2,56% so với năm 2006)
Như vậy hiệu suất sử dụng tổng tài sản có xu hướng tăng lên từ năm 2005 đến năm 2006 nhưng lại giảm đi ở năm 2007. Điều này có thể được lý giải ở việc hàng năm vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng, doanh thu cũng tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của vốn đầu tư. Như ở bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng của tổng vốn của năm 2007 so với năm 2006 gần 29.7%, trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu chỉ là 26.3% .Do vậy ta có thể nhận xét rằng Công ty đã từng bước sử dụng vốn có hiệu quả, song hiệu quả chưa ổn định. Trong những năm tới Công ty cần phải có những giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa.
Đánh giá chỉ tiêu hệ số doanh lợi
Hệ số doanh lợi cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh.
+ Năm 2005, một đồng vốn bỏ ra thu được 0.362 đồng lợi nhuận
+ Năm 2006, một đồng vốn bỏ ra thu được 0.368 đồng lợi nhuận ( tăng 1.65% so với năm 2005)
+ Năm 2007, một đồng vốn bỏ ra thu được 0.3 đồng lợi nhuận (giảm 18,48% so với năm 2006)
Cũng tương tự như hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn, hệ số doanh lợi của Công ty không ổn định. Đây là vấn đề mà Công ty cần tìm biện pháp để giải quyết.
2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Trong doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và của vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Quy mô và trình độ quản lý vốn cố định là nhân tố ảnh hưởng tới trình độ trang bị kỹ thuật của quá trình sản xuất kinh doanh. Với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như Công ty CP Nhựa TNTP thì vốn cố định là rất quan trọng, do đó việc sử dụng nó sao có hiệu quả là một vấn đề mang tính cấp thiết.
Việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả hay không được thể hiện qua các chỉ tiêu dưới đây:
Bảng 6:Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
1. Doanh thu
620.646
717.047
905.920
2. Lợi nhuận
101.619
118.945
125.761
3. VCĐ bình quân
74.790
68.444
93.443
4. Hiệu suất sử dụng VCĐ
(1):(3)
8,299
10,476
9,695
5. Hàm lượng VCĐ
(3):(1)
0,12
0,095
0,103
6. Hiệu quả sử dụng VCĐ
(2):(3)
1,359
1,738
1,346
( Nguồn: Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, như vậy:
+ Năm 2005, một đồng VCĐ tham gia SXKD đem lại 8.299 đồng doanh thu
+ Năm 2006, một đồng VCĐ tham gia vào SXKD đem lại 10.476 đồng doanh thu (tăng 26,2% so với năm 2005)
+ Năm 2007, một đồng VCĐ tham gia vào SXKD đem lại 9.695 đồng doanh thu (giảm 7,46% so với năm 2006)
Nhìn chung hiệu suất sử dụng VCĐ của Công ty như trên là tương đối tốt mặc dù chưa thật ổn định, Công ty đã khai thác và sử dụng được gần như tối đa công suất của TSCĐ. Tuy nhiên trong thời gian tới, để duy trì mức doanh thu hiện nay, Công ty cần thường xuyên nâng cấp, sửa chữa, đổi mới TSCĐ nhằm khắc phục tình trạng máy móc cũ dẫn đến năng suất giảm.
Đánh giá chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định
Là chỉ tiêu phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ, chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCĐ của doanh nghiệp càng cao.
Qua Bảng 6 ở trên, ta thấy lượng VCĐ cần đầu tư để tạo ra một đồng doanh thu từ năm 2005 đến 2006 đã giảm từ 0,12 xuống còn 0,095 đồng ( tức là giảm 0,025 đồng), nhưng từ năm 2006 đến năm 2007 lại có xu hướng tăng lên từ 0,095 đồng lên 0,103 đồng (tức là tăng 0,008 đồng). Điều này cho thấy càng đi sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty ngày càng sử dụng VCĐ ổn định hơn. Tuy nhiên, năm 2007 vừa qua do Công ty đã đầu tư mua rất nhiều máy móc thiết bị nhập ngoại mới nên đã khiến chỉ tiêu này giảm đi đôi chút.
Đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ (mức doanh lợi VCĐ)
Biểu đồ 4: Biểu đồ về hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty CP Nhựa TNTP trong 3 năm 2005, 2006, 2007
(Nguồn: Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
(Nguồn: Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy mức doanh lợi VCĐ thay đổi không ổn định. Năm 2006 mức doanh lợi VCĐ tăng 0.379 đồng (tức là tăng 27,89%) so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 lại có xu hướng giảm là 0.392 đồng (tức là giảm 22,55%) so với năm 2006. Việc đầu tư mua sắm tài sản cố định cần một lượng vốn lớn, do vậy trong năm đầu tiên sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng lợi ích của tài sản cố định sẽ được phát huy trong những năm sau đó. Với tầm nhìn chiến lược đầu tư lâu dài cho tài sản cố định, trong năm 2007 Công ty đã tăng vốn cố định lên gần 25 tỷ đồng so với năm 2006 nhằm đầu tư cải tiến thiết bị, máy móc, nhà xưởng. Công ty hy vọng rằng lợi ích do việc đầu tư này đem lại sẽ được thể hiện qua năng lực sản xuất của các loại máy móc thiết bị cũng như lợi nhuận của Công ty sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo.
2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh, nó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục. Sự luân chuyển VLĐ phản ánh rõ nét nhất tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, ta cần xét đến một số chỉ tiêu sau:
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
1. TSLĐ bình quân
205.990
254.120
324.924
2. Doanh thu
620.646
717.047
905.920
3. Lợi nhuận
101.619
118.945
125.761
4. Hệ số đảm nhiệm
(1):(2)
0,331
0,354
0,358
5. Hiệu quả sử dụng TSLĐ
(3):(1)
0,493
0,468
0,387
(Nguồn: Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Bảng phân tích cho thấy trong ba năm gần đây, VLĐ bình quân tương đối ổn định và có chiều hướng gia tăng. Cụ thể là năm 2006 tăng so với năm 2005 là 48.130 triệu đồng (tương đương 23,4%) và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 70.804 triệu đồng (tương đương 27,86). Nhưng việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không, ta hãy cùng đi sâu phân tích các chỉ tiêu.
Đánh giá chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số này cho biết để đạt được một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Số vốn lưu động mà Công ty bỏ ra để đạt được một đồng doanh thu có xu hướng tăng lên, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0.022 đồng tức 6,78% và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0.0042 đồng tức 1,2%.
Như vậy để có được doanh thu như năm 2006 thì năm 2005 Công ty đã mất số vốn lưu động là :
0,331*71.7047=237.342,5 triệu đồng
Như vậy so với năm 2005, năm 2006 Công ty đã lãng phí đi một lượng vốn lưu động là:
254.120 – 237.342,5 = 16.777,5 triệu đồng
Tương tự, so với năm 2006 năm 2007 Công ty đã lãng phí một lượng vốn lưu động là
324924 - 0,354*905.920 = 4.228,32 triệu đồng
Nếu Công ty tiếp tục để tình trạng như trên thì sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng tới kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy Công ty cần có những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên.
Đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ (mức doanh lợi TSLĐ)
Biểu đồ 5: Biểu đồ về hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty CP Nhựa TNTP trong 3 năm 2005, 2006, 2007
(Nguồn: Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động có xu hướng giảm dần theo các năm, cụ thể là năm 2006 giảm so với năm 2005 là 5,1% và năm 2007 lại giảm 17,3% so với năm 2006. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp còn chưa tốt, chưa phát huy tối đa khả năng vốn có.Do vậy trong thời gian tới Công ty cần có những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động hơn nữa
2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Nhựa TNTP
2.4.1. Những thành công đã đạt được
Qua phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty với các chỉ tiêu cụ thể ở trên ta có thể thấy rằng Công ty đã cố gắng từng bước sử dụng vốn có hiệu quả. Sau đây là một số thành công mà Công ty đã đạt được:
Những kết quả đạt được
Về vốn cố định
Công ty đã không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư vào mua mới các loại máy móc từ Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bảnđể có thể nâng cao được chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đã sử dụng nguồn vốn tự có hợp lý để đảm bảo một cơ cấu TSCĐ hợp lý. Nhất là từ sau khi cổ phần hoá, Công ty đã quy rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, phòng ban, chi nhánh, xi nghiệp trong việc sử dụng tài sản của mình. Đảm bảo tài sản cố định được sử dụng đúng mức có hiệu quả tránh lãng phí.
Việc sử dụng vốn cố định của Công ty ngày một tốt hơn thông qua các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn cố định. Cụ thể qua ba năm từ năm 2005 đến năm 2007 hiệu suất sử dụng vốn cố định lần lượt là 8,299; 10,476; 9,695. Trong năm 2007 hiệu suất này có giảm do Công ty đổi mới mua sắm thêm tài sản cố định.
Về vốn lưu động:
Khả năng thanh toán của Công ty có xu hướng tăng, qua ba năm từ năm 2005 đến năm 2007 thì hệ số thanh toán đã tăng từ 1,77 lên 2,32. Điều này cũng có nghĩa là khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn hàng năm của Công ty ngày càng tốt hơn.
Công ty đã và đang ký kết được các hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các công trình lớn như khu công nghiệp Nomura, Sài Đồng; Chương trình nước sạch của UNICEF; Cung cấp ống PEHD cho Dự án Vệ sinh thành phố Đà Nẵng Bên cạnh đó Công ty đã không ngừng mở rộng hệ thống cửa hàng, đại lý bán lẻ ở miền Bắc giúp cho doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên, tăng tốc độ quay vòng vốn để tái đầu tư.
Nguyên nhân đạt được kết quả trên
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường kéo theo quá trình đô thị hoá nhanh chóng. Song song với nó là sự thông thoáng của các chính sách Nhà nước giúp Công ty có những điều kiện rất tốt để ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, Công ty cũng luôn chú trọng đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, công nghệ nâng cao trình độ công nhân viên trong Công ty để tăng chất lượng và số lượng sản phẩm tiêu thụ ra thị trường, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Bên cạnh đó, Công ty có một đội ngũ quản lý có trình độ cao, đồng đều, năng động, nhiệt tình luôn đưa ra những phương án chỉ đạo sáng suốt đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cũng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm nâng cao năng suất lao động.
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm, chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng vẫn còn những hạn chế trong việc sử dụng vốn của Công ty, đây là điều không loại trừ bất kỳ một doanh nghiệp. Ra đời từ cơ chế cũ, được Nhà nước chịu trách nhiệm về vấn đề lỗ lãi nên vấn đề quản lý vốn có hiệu quả bị xem nhẹ. Khi đất nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty đã phải thay đổi nhiều mặt để thích ứng trong môi trường mới nhưng vẫn không tránh khỏi những nhược điểm của thói quen cũ. Sau đây là một số những hạn chế trong việc sử dụng vốn của Công ty.
Hạn chế
Về vốn cố định
Mặc dù Công ty có đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nhập ngoại nhưng hiện nay chưa khai thác hết được hiệu quả của các loại máy móc thiết bị đó. Điều này thể hiện ở chỉ tiêu mức doanh lợi vốn cố định có xu hướng giảm, năm 2007 giảm 0.392 đồng (tức là giảm 22,55%) so với năm 2006.
Về vốn lưu động
Nhìn vào khoản phải thu của Công ty, ta thấy rằng khoản phải thu chiếm tỷ lệ khá cao trong tài sản lưu động, các khoản phải thu lại có xu hướng tăng lên gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thanh toán.
Bảng 8: Tỷ trọng khoản phải thu trong Tài sản lưu động
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2005
2006
2007
Khoản phải thu.1
128.473
120.085
241.822
Tài sản lưu động.2
234.369
273.870
375.977
Tỷ trọng khoản phải thu
54,8%
43,8%
64,3%
(Nguồn: Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Tuy nhiên, đây là chính sách tín dụng thương mại không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh như Công ty CP Nhựa TNTP. Việc sử dụng chính sách này sẽ giúp Công ty có những bạn hàng lâu năm và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới, vì phần lớn các đối tác đều mong muốn thanh toán chậm một thời gian sau khi mua hàng. Nếu Công ty không chấp nhận yêu cầu thanh toán chậm của khách hàng thì có thể sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và tác động xấu đến khoản lợi nhuận sau này.
Trong năm gần đây, mặc dù vốn lưu động đưa vào đầu tư cho hoạt động kinh doanh của Công ty tăng mạnh nhưng hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty có xu hướng giảm, năm 2006 giảm so với năm 2005 là 5,1% và năm 2007 giảm so với năm 2006 là 17,3%. Điều này cho thấy Công ty chưa sử dụng tốt các nguồn lực gây lãng phí TSLĐ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh.
Những nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất là Công ty đã quan tâm đầu tư mua sắm mới trang thiết bị nhưng việc phải sử dụng thế nào cho đúng với mức hiệu quả tối đa mà tài sản đó có thể mang lại là điều quan trọng hơn hết. Với các loại máy móc thiết bị mới mua về, các kỹ sư cần có một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu để có thể phát huy hết năng lực sản xuất của máy và để máy móc có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện môi trường Việt Nam.
Thứ hai,do việc quản lý công nợ còn chưa chặt chẽ là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân Công ty chưa có biện pháp thu hồi thích đáng như nhắc nợ khách hàng, đối chiếu công nợ thường xuyên , định kỳ...
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Nhà nước đã ban hàng những quy dịnh về quản lý tài chính doanh nghiệp tuy nhiên những nguyên tắc này khi áp dụng vào thực tế còn xảy ra nhiều bất cập, không hợp lý. Các thủ tục mua sắm, nhượng bán và thanh lý tài sản mà Nhà nước quy định còn rườm rà, phức tạp qua nhiều khâu khiến cho hoạt động quản lý tài sản ở doanh nghiệp kém hiệu quả.
Thứ hai, nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc vào giá dầu mỏ trên thế giới, đây là mặt hàng nhạy cảm luôn biến động mạnh đặc biệt trong tình hình kinh tế chính trị trên thế giới không ổn định như hiện nay.Sự bất ổn của yếu tố đầu vào gây khó khăn trong việc tính toán chi phí và giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thứ ba, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mới phát triển còn non kém, chứa đựng nhiều cơ hội cũng như thách thức. Như lạm phát tăng, biến động tỷ giá thất thường khiến cho hiệu quả quản lý vốn ngày một kém đi.
Như vậy, dù có nhiều cố gắng trong hoạt động quản lý tài chính nói chung và quản lý, sử dụng vốn nói riêng. Công ty CP Nhựa TNTP vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho sự phát triển của Công ty. Một số nguyên nhân khó có thể khắc phục được, nhưng bên cạnh đó có những yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của Công ty đòi hỏi Công ty cần có những biện pháp giải quyết kịp thời.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
3.1. Phương hướng phát triển Công ty trong thời gian tới
Từ việc nhận ra những ưu nhược điểm của mình trong thời gian qua, Công ty đã đề ra rất nhiều phương hướng cho sự phát triển của mình trong giai đoạn tới. Cụ thể, Công ty đã xây dựng kế hoạch hợp lý cho kế hoạch sản xuất kinh doanh trong một vài năm tới với phương châm đón đầu đi trước, chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mục tiêu, tính toán chi phí hợp lý để giảm giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh, tăng lợi nhuận làm thước đo cho mọi kế hoạch cần đặt ra nhằm đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận khoảng 15% - 20% so với năm cũ.
Chú trọng đầu tư, đào tạo bổ sung, tuyển dụng mới cán bộ để sàng lọc sắp xếp nguồn nhân lực gọn nhẹ, phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Công ty cũng quan tâm đến việc nâng cao đời sống cho người lao động để tăng sự gắn bó của người lao động với Công ty. Có như vậy Công ty mới có đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, làm việc hết mình vì sự phát triển của Công ty.
Trong năm tới, Công ty sẽ hoàn thành việc lập cho mỗi cán bộ công nhân viên Công ty một tài khoản riêng ở ngân hàng, và thực hiện thanh toán tiền lương cho công nhân viên qua hệ thống tài khoản tại ngân hàng. Làm được điều này, không chỉ có lợi cho ngân hàng là thu được tiền phí của Công ty mà còn giúp Công ty giảm được một khâu phức tạp là hàng tháng thủ quỹ phải đến ngân hàng rút tiền ra từ tài khoản của Công ty rồi mang về thanh toán lương cho công nhân viên. Việc rút tiền từ tài khoản ngân hàng cũng mang rủi ro cho Công ty trong khoảng thời gian thủ quỹ mang tiền về đến Công ty. Mặt khác khi chia từng khoản tiền tương ứng với mức lương cho mỗi công nhân viên sẽ mất thời gian và dễ xảy ra sai sót. Khi Công ty trả lương qua tài khoản sẻ giúp giảm đi một công đoạn chia lương, ngoài ra còn giúp Nhà nước quản lý tốt hơn tiền lương của nhân viên Công ty trong việc đánh thuế thu nhập.
Sử dụng thiết bị hiện có một cách hiệu quả tối đa, lâu bền đồng thời chú trọng đầu tư bổ sung thay thế mới các thiết bị hiện đại hợp lý phục vụ tốt cho sản xuất sản phẩm chất lượng cao, giảm thiểu chi phí đầu tư chưa cần thiết, tăng tối đa năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
Thực tiễn cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn thấp nên việc cung cấp ống nhựa phục vụ cho cấp thoát nước các công trình xây dựng còn rất lớn.Do vậy Công ty đã có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, với việc chuyển mặt bằng sản xuất ra khu vực ngoại thành Hải Phòng Công ty có thể xây dựng nhà máy mới với quy mô và công suất lớn hơn phục vụ nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, Công ty Nhựa TNTP phía Nam đã chính thức được thành lập, tuy chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng sẽ hứa hẹn những kết quả tốt bởi thương hiệu của Công ty Nhựa TNTP đã khẳng định được tên tuổi của mình ở miền Bắc. Không chỉ phát triển thị trường ở trong nước mà Công ty còn tìm kiếm phát triển thị trường ra nước ngoài, cụ thể là Công ty đã có chiến lược thành lập Công ty liên doanh Nhựa Tiền Phong – SMP tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với tổng mức vốn đầu tư là 20 tỷ đồng.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Nhựa TNTP
3.2.1. Các giải pháp chung
3.2.1.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá trong việc quản lý thực hiện đầu tư kinh doanh
Công tác kế hoạch trong kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành quá trình đầu tư kinh doanh của Công ty được liên tục, có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.
Việc xây dựng kế hoạch chủ yếu thuộc trách nhiệm của ban giam đốc, phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh nhưng để đạt hiệu quả cao hơn Công ty nên phân công cán bộ chuyên trách theo dõi công tác sử dụng vốn thường xuyên theo định kỳ. Sau đó tổng hợp, đánh giá các số liệu về quá trình sử dụng vốn, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng và các tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh, từ đó có giải pháp và kiến nghị kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các kế hoạch bao gồm
Kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh:
Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quyết định bởi việc doanh nghiệp có khả năng kinh doanh tạo ra doanh lợi hay không. Do vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến việc đầu tư vào cái gì,bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu, với mức giá thế nào nhằm huy động mọi nguồn lực vào hoạt động để có được nhiều thu nhập, lợi nhuận nhất cho chủ sở hữu. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quy mô và tính chất sản xuât kinh doanh không phải do chủ quan doanh nghiệp quyết định mà do thị trường quyết định. Khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong kinh doanh. Muốn thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có phương án, kế hoạch về kinh doanh, về sản phẩm. Các phương án này phải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường, phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Với đặc thù sản xuất các loại sản phẩm ống nhựa phục vụ cho các công trình xây dựng đô thị, Công ty cần nghiên cứu thăm dò thị trường để xem chỗ đứng của Công ty mình như thế nào? Các đối thủ cạnh tranh có các thế mạnh gì nổi trội hơn? Để từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Về vốn cố định: Công ty phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết về sử dụng TSCĐ, trích lập khấu hao xem xét nhu cầu đầu tư mới và bổ sung cho TSCĐ
Về vốn lưu động: Công ty phải để ra định mức và phân phối vốn ở từng khâu một cách hợp lý, đảm bảo cho quá trình đầu tư kinh doanh của Công ty được tiến hành đúng tiến độ của kế hoạch chung toàn Công ty
Ngoài ra Công ty cũng cần phải có các kế hoạch khác không kém phần quan trong như
Kế hoạch thu hồi vốn các khoản cho vay, các khoản phải thu
Kế hoạch trả nợ vốn ngắn hạn
3.2.1.2. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho đầu tư – kinh doanh
Quá trình lên kế hoạch sử dụng và đầu tư vốn đòi hỏi trước hết Công ty phải có đủ nguồn vốn để tiến hành đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Bởi nếu thiếu vốn Công ty sẽ mất đi một nguồn lực quan trọng và không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển
Để tăng nguồn tài trợ, Công ty có thể áp dụng một số giải pháp sau:
Khai thác triệt để mọi nguồn vốn của Công ty:
Đây là nguồn vỗn sẵn cố với chi phí vốn thấp nhất mà Công ty cần tận dụng bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động
Công ty cần phải có kế hoạch phân bổ và sử dụng vốn một cách thích hợp có hiệu quả. Tận dụng mọi nguồn lực cũng như các lợi thế của mình để kinh doanh tăng doanh thu
Tăng tích luỹ đầu tư trở lại từ lợi nhuận không chia và quy khấu hao tài sản cố định
Chiếm dụng trong thanh toán
Tất nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, Công ty có thể mua theo phương thức trả chậm khi mua hàng hoá, nguyên vật liệu của đơn vị bạn hoặc nhận tiền ứng trước một khoản trong hợp đồng mua bán giữa hai bên. Như vậy Công ty sẽ tăng được nguồn vốn trong ngắn hạn nhưng lại phải chịu chi phí và không hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng khoản chiếm dụng đó
Vay ngân hàng
Mặc dù là khác hàng kha thường xuyên của ngân hàng nhưng Công ty không thể phát triển chỉ bằng vốn vay thường xuyên của ngân hàng mà chỉ nên coi đó là một nguồn tài trợ quan trọng khi cần thiết vì vốn vay thì phải trả lãi, như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của Công ty. Thực tế cho thấy trong thời gian qua Công ty đã sử dụng tiền vay ngân hàng tương đối lớn để đầu tư kinh doanh. Nhưng Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng, đây là một nỗ lực lớn của Công ty
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh có nhiều nhu cầu phát sinh, việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có vốn lớn
Trong khi đó tín dụng ngân hàng được coi là nguồn tín dụng rẻ nhất. Bởi vậy, Công ty cần phải coi đây là một cách tạo vốn có hiệu quả đáp ứng nhu cầu bổ sung tiền mặt và vốn lưu động trong ngắn hạn, trong điều kiện không ngừng nâng cao vốn của Công ty.
Tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển trong kinh doanh lâu dài, Công ty phải tìm kiếm các nguồn tài trợ dài hạn. Hiện nay nguồn này chủ yếu là huy động vốn từ các cổ đông và một phần là vốn tự bổ sung. Nếu mở rộng đầu tư kinh doanh vào một số lĩnh vực khác như Công ty đang dự định thì nguồn vốn này chưa thể đáp ứng được. Bởi vậy, Công ty cần lập quỹ phát triển sản xuất, sử dụng quỹ khấu hao hợp lý để tái đầu tư tài sản cố định, tìm kiếm các đối tác kinh doanh, có dự án khả thi để vay vốn dài hạn ngân hàng. Công ty cũng nên phát hành thêm trái phiếu, cổ phiếu Công ty nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ bên ngoài.
3.2.1.3. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kế toán
Qua số liệu, tài liệu kế toán đặc biệt là các báo cáo tài chính, Công ty thường xuyên nắm bắt được số vốn hiện có, cả về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hình thành, các biến động tăng giảm vốn trong kỳ, tình hình khả năng thanh toán các khoản nợ Nhờ đó Công ty có thể đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề về tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo các chu trình, kế hoạch đề ra như huy động vốn bổ sung, xử lý thừa, đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, thu hồi các khoản phải thu, thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả.
Vì vậy tổ chức tốt công tác kế toán ở doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, kế toán là hệ thống thông tin thực hiện các số liệu kế toán, tự nó chưa thể chỉ ra các biện pháp cần thiết để tăng cường quản lý vốn kinh doanh. Do vậy, định kỳ doanh nghiệp phải thực hiện phân tích hoạt động kinh tế, trong đó có phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ. Từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích tiến bộ so với kỳ trước để có biện pháp phát huy, và nguyên nhân gây ra tồn tại sút kém để có biện pháp khắc phục kịp thời.
3.2.1.4. Đa dạng hoá, mở thị trường đầu tư sang nhiều lĩnh vực và nhiều địa phương khác
Đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Ngoài ra Công ty cần từng bước đầu tư sang lĩnh vực mới như trong thời gian tới có thể thành lập Công ty chứng khoán “ Nhấp và gọi” để có thể đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư của mình. Bên cạnh đó Công ty còn có thể mở rộng ra thị trường ở khu vực phía Nam và sang một số nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Malaixia, Thai lan...
Hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc chủ yếu vào kết quả tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, trong khâu tiêu thụ ngoài việc không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi Công ty phải có dịch vụ phục vụ khách hàng thuận tiện, nhanh gọn như có đội ngũ marketing chào mời giới thiệu sản phẩm tới các khách hàng, đồng thờ trong điều kiện cho phép có thể hạ giá thành và dịch vụ để chiếm lĩnh thì trường và tạo uy tín với khách hàng.
3.2.1.5. Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên
Công ty cần có sự đổi mới trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hợp, gọn nhẹ, hiệu quả. Bộ máy quản lý phải có sự phân cấp rõ ràng từ trên xuống dưới, đúng người đúng việc, phân công rõ trách nhiệm và quyền hạn để phát huy tối đa năng lực của người lao động.
Để sử dụng vốn có hiệu quả thì vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ công nhan viên đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, Công ty phải thường xuyên đào tạo để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên, năng lực của cán bộ quản lý. Công ty cũng cần tuyển dụng và thường xuyên nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân viên phụ trách các phân xưởng cũng như công nhân trực tiếp sản xuất. thực hiện chính sách khuyến khích bằng vật chất đối với những cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt công việc đồng thời cũng xử lý nghiêm những trường hợp sai trái.
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
3.2.2.1 Lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ
Công ty cần phải phân cấp quản lý TSCĐ đối với từng bộ phận , sử dụng các biện pháp để khuyến khích người lao động có ý thức bảo quản, giữ gìn máy móc thiết bị và kỷ luật nghiêm khắc những người gây thiệt hại đối với TSCĐ của Công ty. Công ty cũng cần phải nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho Công ty. Hàng năm Công ty phải lập kế hoạch khấu hao theo quy định của Nhà nước. Còn đối với những TSCĐ hư hỏng cần thanh lý, nhượng bán và xử lý dứt điểm nhằm thu hồi vốn cố định đưa vào luân chuyển.
3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác thu hồi vốn cố định
Đẩy mạnh việc thu hồi vốn cố định bằng cách chọn phương pháp và mức khấu hao hợp lý, đánh giá lại giá trị TSCĐ khi có sự biến động về giá cả trên thị trường để tính đúng, tính đủ khấu hao vào giá thành. Việc xem xét, đánh giá lại giá trị TSCĐ nên tiến hành theo định kỳ để từ đó đề ra những biện pháp thích hợp. Để hạn chế hao mòn vô hình TSCĐ, Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh trên cơ sở tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị để nhanh chóng thu hồi vốn.
3.2.2.3. Tăng cường đổi mới tài sản cố định
Trong hoạt động đầu tư kinh doanh, TSCĐ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy Công ty cần phải tăng cường đổi mới TSCĐ Công ty cần phải tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ cho TSCĐ. Nguồn tài trợ ở đây có thể là do đi vay, nhận góp vốn liên doanh liên kết Công ty cần cẩn trọng trước khi quyết định mua máy móc mớ. Công ty cần phải biết rõ nguồn gốc của máy, nhờ các chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá kỹ thuật, chất lượng, đánh giá khả năng thích ứng của máy với điều kiện của Công ty nhằm tránh tình trạng thiết bị công nghệ mua về không đáp ứng tốt về kỹ thuật, chất lượng gây lãng phí vốn.
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.2.3.1. Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn lưu động
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty là vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy trong thời gian tới Công ty cần hạn chế tới mức thấp nhất các khoản thu gây lãng phí, ứ đọng vốn. Để làm được điều đó Công ty phải đề ra định mức đầu tư rõ ràng cho mỗi kế hoạch sản xuất sản phẩm, trên cơ sở đó để sử dụng một nguồn vốn hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động, đồng thời đảm bảo quá tình đầu tư được thường xuyên liên tục. Việc lập kế hoạch sử dụng vốn nhất thiết phải dựa vào sự phân tích tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước làm cơ sở cùng với kế hoạch dự định về hoạt động kinh doanh của Công ty trong kỳ kế hoạch và những dự kiến về sự biến động của thị trường.
3.2.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm gắn kết chặt chẽ với giá trị sản phẩm và uy tín của Công ty. Vì vậy, Công ty phải thường xuyên theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu đến khâu bán thành phẩm cho khách hàng để kịp thời xử lý những bất trắc trong sản xuất, đảm bảo chất lượng và bảo vệ quyền lợi cho người mua. Đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ đi đôi với việc uy tín của Công ty sẽ ngày càng được nâng cao, sản phẩm của Công ty sẽ được ưa chuộng trên thị trường và doanh số bán ra ngày càng nhiều hơn.
3.2.3.3. Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ đọng
Công ty cần phải nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tồn đọng, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lâu. Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu để có biện pháp xử lý thích đáng cho những khoản nợ này, không cấp tín dụng thương mại cho những khách hàng vẫn còn nợ cũ hay không có khả năng trả nợ vay. Khi cấp tín dụng thương mại, Công ty cần điều tra kỹ uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng, ký kết hợp đồng chặt chẽ để tránh gây ra những thiệt hại về vốn.
3.2.3.4. Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động
Công ty cần tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, giảm thời gian luân chuyển bằng việc tăng nhanh tốc độ hoạt động, làm giảm lượng vốn trong lưu thông. Việc tăng nhanh vòng quay của vốn phải được thực hiện ở tất cả các khâu. Đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh để làm giảm lượng nguyên vật liệu sản phẩm tồn kho.
3.2.3.5. Tiết kiệm các khoản chi phí
Công ty cần phải quản lý tất cả các khoản chi phí nhằm giảm bớt các loại chi phí không cần thiết, lập kế hoạch chi tiêu cho từng kỳ kinh doanh và có các định mức rõ ràng. Đồng thời, thường xuyên đưa ra những cải cách thích hợp và tổ chức phát động các đợt thi đua tiết kiệm giữa các xí nghiệp hoặc trong các phòng ban trong Công ty.
3.2.3.6. Lập quỹ dự phòng tài chính
Hoạt động kinh doanh của Công ty không thể lúc nào cũng diễn ra tốt đẹp, luôn luôn có những rủi ro có thể bất ngờ xảy ra ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bởi vậy, Công ty cần có một quỹ dự phòng tài chính nhằm hạn chế những tổn thất do những rủi ro gây ra, để có thể đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không bị gián đoạn. Mặt khác, trong điều kiện tình hình sản xuất kinh doanh thuận lợi, không gặp tổn thất nào quá lớn thì quỹ này có thể được sử dụng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cho Công ty.
3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Nhựa TNTP
Trong những năm gần đây, vai trò quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp hầu như được “nới lỏng”. Các doanh nghiệp được hoàn toàn độc lập và tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng vốn của mình. Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô với các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước ngày càng sát thực với tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên khôn phải không có những vướng mắc từ phía các doanh nghiệp khi Nhà nước đưa ra các chính sách của mình. Do đó để tạo môi trường và điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi Nhà nước cần có một số cải cách sau:
3.3.1. Kiến nghị đối với các ngân hàng
Về lãi suất cho vay của ngân hàng
Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ đắc lực và hữu hiệu nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Nhưng mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng là lãi suất và điều kiện thanh toán. Lãi suất được coi như một chi phí vốn mà việc tăng hay giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chẳng hạn trong ba tháng đầu năm 2008 vừa qua các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi, song song với nó là sự tăng lên chóng mặt của lãi suất cho vay. Điều này khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi mà nguồn vốn vay ngân hàng nay lại trở nên quá đắt đỏ. Khi lãi suất cho vay tăng lên đồng nghĩa với việc chi phí vốn của doanh nghiệp cũng tăng theo, chi phí sản xuất sản phẩm cũng tăng. Buộc lòng các doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phẩm và doanh số bán hàng sẽ bị thu hẹp lại, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty. Bởi vậy các ngân hàng cần tính toán một cách hợp lý sao cho lãi suất tiền vay luôn nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp. Khung lãi suất do ngân hàng Nhà nước quy định phải đảm bảo khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, và hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh thuận lợi.
Điều kiện cho vay
Các ngân hàng cũng cần xem xét điều kiện cho vay đối với các doanh nghiệp. Nếu ngân hàng quá khắt khe trong việc lựa chon đối tượng cho vay thì doanh nghiệp khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng từ đó khó có thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu ngân hàng quá dễ dãi trong việc cho vay vốn thì có thể gánh chịu những khoản nợ khó đòi gây rủi ro cho ngân hàng. Do vậy ngân hàng cần phải có chính sách cho vay vừa thông thoáng về các thủ tục hành chính tránh tình trạng gây phiền hà khi cho vay, vừa phải xem xét về tính khả thi của dự án chứ không chỉ nhìn vào vị trí của doanh nghiệp.
3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Tăng cường cải cách thủ tục hành chính
Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước cần phải cải thiện thủ tục hành chính co thuận tiện, rõ ràng, gọn nhẹ giảm bớt các chi phí thủ tục giấy tờ, thời gian chờ đợi tránh gây ra tình trạng tham nhũng, hối lộ cửa quyền, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất kinh doanh
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là điều kiện tiền đề cho sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới
Một hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất sẽ tạo điều kiện cho Công ty CP Nhựa TNTP nói riêng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung một sự ổn định để phát triển.
Môi trường luật pháp tốt còn đảm bảo cho sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ các tiêu cực trong kinh doanh như trốn thuế, tham nhũng.. trong nền kinh tế. Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý theo hướng đồng bộ thống nhất. Nhà nước cần sửa đổi bổ sung những bộ luật cũ sao cho phù hợp với tình hình mới. Với mỗi bộ luật, cần phải có các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên đây ta càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty CP Nhựa TNTP nói riêng.
Trong thời gian thực tập tại Công ty CP Nhựa TNTP em nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Nhựa TNTP” của em chỉ muốn góp một tiếng nói nhỏ bé đối với Công ty CP Nhựa TNTP nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung về một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Dựa trên cở sở lý thuyết và thực tế đi thực tập tại Công ty CP Nhựa TNTP, trong chuyên đề đã chỉ ra những mặt hạn chế cũng như kết quả đạt được của Công ty trong việc sử dụng tổng vốn, vốn lưu động và vốn cố định. Từ đó đưa ra các giải pháp chung và riêng cho từng loại vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng từng loại vốn. Bên cạnh đó, để giúp Công ty có thể đạt những chỉ tiêu đề ra và thực hiện những giải pháp trên thì cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước và các Ngân hàng thương mại. Do đó em cũng xin mạnh dạn đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng trên.
Do thời gian và trình độ nhận thức có hạn, chuyên đề tốt nghiệp sẽ còn nhiều hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài viết có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
Tên bảng biểu
Trang
1
Bảng 1: Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh
33
2
Biểu đồ 1: Tình hình lợi nhuận sau thuế của Công ty CP Nhựa TNTP trong 3 năm 2005, 2006, 2007
34
3
Bảng 2 :Nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động
37
4
Biểu đồ 2: Lượng hàng tồn kho của Công ty CP Nhựa TNTP
38
5
Biểu đồ 3: Khoản phải thu của Công ty CP Nhựa TNTP
40
6
Bảng 3 : Nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn
41
7
Bảng 4: Cơ cấu vốn của Công ty CP Nhựa TNTP
42
8
Bảng 5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Công ty CP Nhựa TNTP
44
9
Bảng 6:Hiệu quả sử dụng vốn cố định
46
10
Biểu đồ 4: Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty CP Nhựa TNTP
48
11
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
49
12
Biểu đồ 5: Hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty CP Nhựa TNTP
51
13
Bảng 8: Tỷ trọng khoản phải thu trong Tài sản lưu động
54
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
VCĐ Vốn cố định
VLĐ Vốn lưu động
CP Cổ phần
TNTP Thiếu niên tiền phong
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Sách
STT
Tài liệu
Tác giả
Nhà xuất bản
1
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
PGS.TS Lưu Thị Hương
Nhà xuất bản thống kê
2
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phạm Văn Dược
Nhà xuất bản tổng hợp Tp HCM
3
Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp
PGS.TS Lưu Thị Hương
PGS.TS Vũ Duy Hào
Nhà xuất bản tài chính
B. Báo
1.Tạp chí tài chính
2.Tạp chí tài chính doanh nghiệp
3.Tạp chí Công nghiệp
4. (Trang web tập hợp các thông tin về các doanh nghiệp)
5. ( Thời báo kinh tế Việt Nam)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7862.doc