Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây lắp và xuất nhập khẩu Vicimex - Tổng công ty xd xnk vn Vinaconex

Qua phân tích công tác quản lý các khoản thu chi cho thấy công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX có một khoản vốn lớn nằm tồn đọng trong khâu thanh toán, công nợ phải thu của công ty ở mức cao, thời gian một vòng quay các khoản phải thu quá dài. Nếu rút ngắn thời gian thu hồi nợ thì công ty sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí giúp công ty giảm nhiều khoản vay ngắn hạn. Để phát huy vai trò tự chủ về tài chính , đảm bảo tăng nhanh vòng quay của vốn, công ty cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng vốn của công ty bị chiếm dụng quá nhiều làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Theo tôi trong thời gian tới công ty có thể áp dụng các biện pháp sau: - Trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm, công ty phải quy định rõ thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán tiền hàng trên các hoá đơn chứng từ và các bên phải có trách nhiệm tuân thủ một cách nghiêm túc các điều kiện đã quy định, đồng thời công ty cũng nên đề ra các hình thức bồi thường nếu vi phạm các điều khoản này. Tăng cường các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng như sử dụng chiết khấu thanh toán, giảm giá hồi khấu tiền hàng cho những khách hàng mua sản phẩm của công ty với số lượng lớn và thanh toán sớm tiền mua hàng. Làm được điều này, chắc chắn công tác thu hồi tiền hàng của công ty sẽ nhanh chóng hơn, tránh được tình trạng thanh toán chậm, dây dưa kéo dài. Tuy nhiên công ty phải nghiên cứu đề ra một tỷ lệ chiết khấu bán hàng hợp lý nhất. Theo tôi, nên dựa vào lãi xuất vay vốn của ngân hàng để đề ra tỷ lệ chiết khấu thấp hơn hoặc tương đương trong trường hợp cần thiết để có thể thu hồi được tiền hàng ngay, vì chắc chắn điều này vẫn có lợi hơn là đợi khách hàng thanh toán toàn bộ số tiền sau một thời gian nhất định, những khoảng thời gian đó công ty phải đi vay để có vốn sản xuất

doc54 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây lắp và xuất nhập khẩu Vicimex - Tổng công ty xd xnk vn Vinaconex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định năm sau tăng đều so với năm trước. Năm 1998 một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất thì tạo ra được0,042 đồng lợi nhuận sang đến năm 2000 thì một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất tạo ra được 0,07 đồng lợi nhuận. Nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty có thể nói là chấp nhận được mặc dù vẫn ở mức thấp nhưng hệ số doanh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu là quá thấp chỉ đạt từ 0,03 đến 0,05; chứng tỏ chi phí bán hàng và chi phí quản lý còn quá cao, công ty cần có biện pháp giảm chi phí này. 2.2.3. Đánh giá hoạt động quản lý bảo toàn và đầu tư đổi mới trang thiết bị tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX. a. Công tác khấu hao thu hồi vốn cố định Như ta đã biết, trong một chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp chỉ một bộ phận của tài sản cố định được chuyển hoá vào giá trị của sản phẩm. Như vậy, sau một chu kỳ sản xuất một bộ phận của tài sản cố định được chuyển hoá thành hình thái tiền tệ và được doanh nghiệp thu hồi lại dưới hình thức trích khấu hao tài sản cố định. Để đảm bảo cho việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giá trị trích khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của tài sản cố định (kể cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) và doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng quỹ khấu hao để đầu tư trang thiết bị tài sản cố định một cách có hiệu quả. Việc trích khấu hao của doanh nghiệp chỉ có thể thực sự chính xác khi đáp ứng được ba yêu cầu trong công tác quản lý vốn cố định. Thứ nhất, doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định thông qua công tác kiểm kê, theo dõi tài sản cố định để giá trị tài sản cố định thực tế khớp đúng với giá trị trên sổ sách. Nguyên giá và giá trị còn lại thực tế của tài sản là cơ sở quan trọng để điều chỉnh việc tính khấu hao đảm bảo phù hợp, chính xác. Thứ hai, doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp tính khấu hao phù hợp. Lựa chọn phương pháp trích khấu hao doanh nghiệp phải căn cứ trên mức độ hao mòn thực tế, đặc biệt là hao mòn vô hình của tài sản. Thứ ba, doanh nghiệp phải có mức khấu hao hợp lý, mức khấu hao phụ thuộc vào phương pháp khấu hao và tình trạng sử dụng tài sản trong thực tế sản xuất kinh doanh. Những tài sản hoạt động liên tục sát với công suất thiết kế cần phải được điều chỉnh mức khấu hao hợp lý để phản ánh đúng mức độ hao mòn của nó. Những tài sản tạm thời không được sử dụng cũng phải có mức khấu hao riêng để đảm bảo giá trị thực tế phù hợp với giá trị sổ sách. Tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX trong thời gian qua việc quản lý và thu hồi vốn cố định đã được chú ý. Công ty đã xây dựng định mức khấu hao cho tài sản cố định hàng năm được thể hiện trong công tác kế hoạch hoá việc thu hồi bảo toàn và phát triển vốn cố định. Tron việc xác định phương pháp khấu hao công ty sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính để ghi giảm giá trị của tài sản cố định. Trong việc xác định mức khấu hao,công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX đã có sự cân nhắc để đưa ra mức khấu hao phù hợp. Mức khấu hao trung bình một năm của tài sản phụ thuộc vào nguyên giá tài sản cố định và số năm sử dụng ước tính. Trong quyết định 1062 Bộ tài chính đã đưa ra cách phân loại những nhóm tài sản cố định kèm theo thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu cho tài sản thuộc các nhóm. Để ước tính số năm sử dụng tài sản công ty đã dựa vào quyết định 1062 và đặc tính sử dụng của tài sản mà quyết định số năm cần thiết để thu hồi vốn. Bên cạnh những công tác đó, hàng năm công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định hai lần vào cuối quý II và quý IV nhờ vậy công ty đã có thể kịp thời phát hiện những tài sản đã khấu hao hết hoặc chưa hết khấu hao nhưng buộc phải thanh lý từ đó có kế hoạch đầu tư, sửa chữa hoặc thay thế nhằm đảm bảo tình trạng kỹ thuật, năng lực sản xuất của tài sản cố định cũng như phát hiện và điều chỉnh kịp thời những chênh lệch giữa sổ sách và thực trạng tài sản. b. Công tác đổi mới tài sản cố định. Thấy được tầm quan trọng của tài sản cố định nên công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX luôn quan tâm đến việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc nhằm nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng tốt hơn nữa những đòi hỏi ngày càng khắt khe trên thị trường. Ta có thể thấy tình hình đổi mới tài sản cố định theo nguyên giá tài sản cố định tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX qua bảng 8. Bảng 8: Tình hình đầu tư đổi mới tài sản cố định đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm1998 Năm1999 Năm2000 1 Số đầu năm 13.161.312 13.475.106 14.689.222 2 Số tăng trong năm 551.052 1.366.634 2.646.722 3 Số giảm trong năm 237.258 152.518 114.240 4 Số cuối năm 13.475.106 14.689.222 17.221.704 5 Hệ số đổi mới TSCĐ (2)/(4) 0,041 0,039 0,153 5 Hệ số loại bỏ TSCĐ (3)/(4) 0,018 0,011 0,008 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX Nguyên giá tài sản cố định liên tục tăng qua các năm, năm 1999 tăng lên 9,01% so với năm 1998 và năm 2000 tăng 17,24% so với năm1999 chứng tỏ doanh nghiệp luôn chú trọng đầu tư đổi mới tài sản cố định. Tuy năm 1998 hệ số đổi mới tài sản cố định giảm so với năm 1999 nhưng lại tăng lên so với năm 2000. Năm 1999 và năm 2000 công ty không chú ý loại bỏ những tài sản cố định cũ kỹ, lạc hậu bằng cách thah lý, nhượng bán, thể hiện ở hệ số loại bỏ TSCĐ giảm dần. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng đã dùng vốn vay dài hạn để đầu tư cho tài sản cố định nên vấn đề quan trọng của doanh nghiệp là sử dụng những máy móc thiết bị đó như thế nào cho có hiệu quả khai thác được tối đa công suất thiết kế và thời gian sử dụng của máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao nhất tăng doanh thu ,hoàn trả được vốn vay và có lãi để tăng khả năng tích luỹ của doanh nghiệp. 2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX 2.3.1. Cơ cấu tài sản lưu động của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX Bảng 9: Cơ cấu tài sản lưu động của công ty Đơn vị: nghìn đồng Năm Khoản mục Năm Tỷ lệ tăng giảm 1999-1998 (%) Tỷ lệ tăng giảm 2000-1999 (%) 1998 1999 2000 I. Tiền 456.234 254.147 181.233 -42,29 -28,69 II. Các khoản phảI thu 166.894 1.239.186 780.096 642,5 -37,05 1. Phải thu của khách hàng 107.754 1.147.678 751.610 965,1 -34,51 2. Phải thu nội bộ 19.034 58.725 - 208,53 - 3. Phải thu nội bộ khác 40.106 32.783 28.486 -18,26 -13,11 III. Hàng tồn kho 3.406.854 4.662.054 7.024.962 36,84 50,68 1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 2.630.114 2.780.052 3.755.224 6,79 35,08 2. Công cụ dụng cụ tồn kho 3.559 9.087 3.496 115,32 -61,53 3. Chi phí SXKD dở dang 343.587 1.257.919 2.665.772 266,11 119,92 4. Thành phẩm tồn kho 456.594 614.996 600.470 34,69 -2,36 IV. Tài sản lưu động khác 1.098.891 1.802.697 1.287.728 64,05 -28,57 1. Tạm ứng 523.133 1.156.045 792.480 120,98 -31,45 2. Chi phí trả trước 596.402 431.547 - -27,64 3. Chi phí chờ kết chuyển 575.758 50.250 63.701 -91,27 26,77 Tổng 5.128.873 7.958.084 9.274.019 55,16 16,54 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX Qua bảng 9 ta thấy qui mô vốn lưu động của công ty không ngừng tăng qua các năm với tốc độ cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm1999 vốn lưu động tăng lên 2.829.211 nghìn đồng, tăng 55,16% so với năm 1998, và năm 2000 tăng 1.315.935 nghìn đồng tăng 16,54% so với năm 1999. Xu hướng này cho thấy nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp để đảm bảo cho quá trình sản xuất ngày càng lớn. Trong năm 1999 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng lên chủ yếu là do tăng khoản phải thu của khách hàng, về số tuyệt đối tăng 1.039.924 nghìn đồng so với năm 1998 và tăng 965,1%. Tình hình này cho thấy năm 1999 doanh nghiệp đã hoàn thành khối lượng sản phẩm tương đối lớn song lại gặp phải sự khó khăn trong thanh quyết toán. Ba năm qua tiền mặt của công ty có xu hướng giảm dần, năm 1999 giảm 202.084 nghìn đồng, bằng 42,29% so với năm 1998, năm 2000 giảm 72.914 nghìn đồng, giảm 28,69% so với năm 1999. Sang năm 2000 cơ cấu biến động của tài sản lưu động rất phức tạp, tiền mặt giảm 28,69% so với năm 1999, các khoản phải thu giảm 37,05% tài sản lưu động khác cũng giảm 28,57% nhưng hàng tồn kho lạ tăng lên 50,68% trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng ở mức cao 119,92% so với năm 1999. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 75,75% tổng tài sản lưu động, trong đó nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng 40,49% tổng tài sản lưu động và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng 28,74% tổng tài sản lưu động, tỷ trọng này là quá lớn. Nó có thể chuẩn bị cho kỳ sau nhưng tồn kho nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp và tăng chi phí bảo quản. Trên đây là các khoản mục chủ yếu có tác động lớn đến cơ cấu vốn lưu động của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX. Tuy nhiên, đó mới là sự phản ánh về mặt lượng, chưa nói lên được mức độ hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty. Để phân tích kỹ hơn điều đó ta sẽ xem xét kỹ hơn các chỉ tiêu cụ thể trong phần tiếp theo. 2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu như sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển. Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tỷ lệ tăng giảm 99-98 Tỷ lệ tăng giảm 00-99 1998 1999 2000 1 Doanh thu thuần 1.000đ 11.226.166 15.579.460 18.654.944 38,78 19,74 2 LN trước thuế 1.000đ 346.891 379.334 605.679 9,35 59,67 3 VLĐ bình quân 1.000đ 4.459.068 6.543.478,5 8.616.051,5 46,75 31,67 4 Sức sinh lời của VLĐ (2)/(3) - 0,078 0,058 0,070 -25,64 20,69 5 Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3)/(1) - 0,397 0,420 0,462 5,79 10 6 Số vòng quay VLĐ (1)/(3) Vòng 2,52 2,38 2,16 -5,56 -9,24 7 Thòi gian một vòng luân chuyển ngày 142,85 152,26 166,67 6,59 9,46 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX Ta nhận thấy sức sinh lời của vốn lưu động năm 1999 và năm 2000 đều giảm hơn so với năm 1998. Năm 1998 một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được 0,078 đồng doanh thu, năm 2000 một đồng vốn lưu động chỉ tạo ra được 0,07 đồng doanh thu. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất thấp. Vốn lưu động bình quân vẫn liên tục tăng nhưng sức sản xuất của vốn lưu động lại có chiều hướng giảm xuống. Thông qua hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho ta biết để có một đòng doanh thu thuần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động, từ số liệu trên ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng với tốc độ ngày càng nhanh: năm 1999 hệ số này tăng lên 5,97% so với năm 1998 và năm 2000 hệ số này tăng lên 10% so với năm 1999. Nếu như năm 1998 để có một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp chỉ bỏ ra 0,397 đồng vốn lưu động còn năm 2000 phải bỏ ra tới 0,462 đồng vốn lưu động. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp, không tiết kiệm được vốn lưu động. Ngoài chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta phải xét đến số vòng quay của vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển của vốn lưu động vì nó giúp ta thấy được khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Từ năm 1998 trở lại đây số vòng quay của vốn lưu động giảm dần, trong năm 1998 vốn lưu động quay được 2,52 vòng nhưng đến năm 2000 vốn lưu động chỉ quay được 2,16 vòng. Doanh thu thu về tăng 19,74% so với năm1999 thấp hơn tốc độ tăng vốn lưu động 31,67% làm giảm số vòng quay của vốn. Đồng thời, thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động cũng tăng lên, năm 1998 thời gian của một vòng luân chuyển là 142,85 ngày, năm 1999 chỉ tiêu này là 152,26 ngày, năm 2000 thời gian của một vòng luân chuyển chuuyển kéo dài đến 166,67 ngày. Điều đó cho thấy việc thu hồi vốn rất chậm và nó đã làm ảnh hưỏng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sở dĩ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2000 lại giảm thấp như vậy là do rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là sự bất định, không thường xuyên trong việc công ty được thanh toán các khoản nợ và phải thường xuyên duy trì một khối lượng sản phẩm dở dang lớn. Vì vậy hoạt động quản lý thu hồi công nợ vầ quản lý vốn lưu động trong khâu sản xuất là rất cần thiết. Trong phạm vi bài viết em sẽ đi sâu đánh giá thực trạng hoạt động của hai công tác trên. 2.3.3. Đánh giá một số khía cạnh của công tác quản lý vốn lưu động tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX a. Hoạt động quản lý và thu hồi nợ Để đánh giá tình hình thanh toán của khách hàng với công ty người ta tính toán và phân tích chỉ tiêu số vòng quay của các khoản phả thu. Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Bảng 11: Tình hình quản lý các khoản thu TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm Chênh lệch 99/98 Chênh lệch 00/99 1998 1999 2000 1 Doanh thu bán chịu trong kỳ 1.000đ 107.754 1.147.678 751.610 965,09 -34,51 2 Các khoản phảI thu 1.000đ 166.894 1.239.186 780.096 642,49 -37,04 3 Bình quân các khoản phải thu 1.000đ 318.078 703.040 1.009.641 - - 4 Số vòng các khoản phải thu (1)/(3) vòng 0,338 1,632 0,744 382,84 -54,41 5 Thời gian một vòng quay các khoản phải thu ngày 1.065 220,58 483,87 -79,29 119,36 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX Giá trị của chỉ tiêu “ Số vòng quay các khoản phải thu “ càng lớn chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ càng có hiệu quả. Từ số liệu trên cho ta thấy hiệu quả công tác thu hồi công nợ của công ty giảm xuống. Số vòng quay các khoản thu năm 1999 là 1,632 vòng giảm xuống còn 0,744 vòng ở năm 2000. ngoài ra thời gian một vòng quay các khoản phải thu lại tăng nhanh, năm 1999 thời gian cần thiết để doanh nghiệp thu hồi công nợ là 220,58 ngày đến năm 2000 thời gian này lên tới 483,87 ngày ( hơn 1 năm ) là quá dài ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. b. Hoạt động quản lý vốn lưu động trong khâu sản xuất Trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp có một bộ phận quan trọng nằm trong khâu sản xuất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục. Bộ phận đó là giá trị sản phẩm dở dang hay chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Để đánh giá hiệu quả của việc quản lý bộ phận vốn lưu động này ta có thể so sánh giá trị chi phí sản xuất kinh doanh dở dang với giá trị doanh thu thực hiện trong kỳ. Bảng 12: Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 343.587 1.257.919 2.665.772 2 Doanh thu thực hiện trong kỳ 12.039.875 15.579.460 18.654.944 3 Tỷ lệ (1)/(2) 0,028 0,081 0,143 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty biến động thường xuyên qua các năm, đến cuối năm 2000 giá trị này lớn hơn so với năm 1999 và năm 1998 do đó tỷ lệ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang/Doanh thu cũng lớn hơn năm 1998 tỷ lệ này là 0,028; năm 2000 tỷ lệ này là 0,143. Nguyên nhân chủ yếu là do chu kỳ sản xuất kinh doanh dở dang kéo dài, gây ra tình trạng ứ đọng vốn lưu động. Đây cũng là một vấn đề cần xem xét tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trên đây là một số vấn đề cơ bản trong hoạt động quản lý vốn của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX. Nhìn chung, công tác quản lý vốn cố định cũng như vốn lưu động chưa thực sự đạt hiệu quả. Vì thế trong công tác quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung còn nhiều hạn chế cần khắc phục. iiI. Đánh giá tổng quát công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX Những thành tựu mà công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX đã đạt được trong 3 năm vừa qua. Qua xem xét thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và việc quản lý, sử dụng vốn của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với tinh thần cao tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có, liên tục huy động về trag thiết bị máy móc, vốn và đặc biệt là con người để không ngừng phát triển năng lực sản xuất, mở rộng quy mô, đầu tư thiết bị hiện đại nhằm khẳng định vị trí của công ty trên thị trường . Qua ba năm 1998,1999 và năm 2000 thu nhập còn lại của công ty đều tăng, năm sau cao hơn năm trứơc: năm 1998 là 105.823 nghìn đồng, năm 1999 là 128.841 nghìn đồng và năm 2000 là 296.957 nghìn đồng. Đó là một kết quả rất đáng khích lệ. Mặt khác, công ty cũng đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo đúng qui định hiện hành. Bảng 13: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước năm 1999 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Số đã nộp năm 1998 Năm1999 Số còn đầu năm Số phải nộp Số đã nộp Số còn phảI nộp I. Thuế 534.477 555.055 1.098.243 1.165.234 488.064 1. VAT phải nộp 424.274 127.079 754.930 653.100 228.909 2. Thu nhập doanh nghiệp 134.759 94.833 130.000 99.592 3. Thu trên vốn sản xuất 10.739 287.716 154.345 288.000 154.061 4. Thuế nhà đất 98.614 - 93.284 93.284 - 5. Thuế khác 850 5.501 851 850 5.5 II. Bảo hiểm, KPCĐ 348.786 2.583 365.593 363.725 4.451 1. Bảo hiểm xã hội 273.845 2.583 281.979 280.111 4.451 2. Bảo hiểm y tế 42.937 - 40.234 40.234 - 3. KPCĐ 32.004 - 43.380 43.380 - Tổng cộng 883.263 557.638 1.463.836 1.528.959 492.515 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX Qua bảng ta thấy công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, số còn phải nộp 492.515.000 đồng chiếm 33% so với tổng số phải nộp. Tuy nhiên trong thời gian qua doanh nghiệp có nhiều cố gắng nhưng trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn của công ty vẫn bộc lộ một số hạn chế. 2. Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định Như đã trình bày trong những phần trước để có thể đứng vững trên thị trường doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư đổi mới các máy móc thiết bị và đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lớn, do đó nhu cầu về vốn cố định tăng lên, doanh nghiệp đã huy động nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản cố định. Song việc huy động vốn dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao gây lãng phí vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Mặt khác công ty cần xem xét lại cơ cấu tài sản cố định của công ty hiện nay đang mất cân đối. Trong cơ chế thị trường việc bán hàng là khâu quan trọng nhất, bên cạnh đó dịch vụ sau bán hàng cũng không kém phần quan trọng. Do vậy công ty phải tìm kiếm nguồn vốn để đàu tư cho phương tiện vận tải, hoặc có giải pháp phù hợp hơn. Ngoài ra việc trích khấu hao để tạo nguồn tái sản xuất tài sản cố định, doanh nghiệp mới chỉ thực sự chú ý đến công tác khấu hao các tài sản cố định đầu tư mới từ các nguồn vốn vay để đẩy nhanh tiến độ trả nợ trong khi đó việc tăng mức khấu hao hợp lý cho các tài sản thuộc nguồn vốn khác chưa được coi trọng trong khi đây là nguồn quan trọng để tái đầu tư vào tài sản cố định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc lập kế hoạch thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, cũng như xác định giá bán hợp lý làm giảm vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ có tác dụng rất tốt và nhanh chóng thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Để thực hiện tốt hơn nữa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn sau: 3.1 Công tác đảm bảo thanh toán và quản lý ngân quỹ. Trong phần phân tích tình hình tài chính của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX cho they việc đảm bảo khả năng thanh toán của công ty rất khó khăn. Hệ số thanh toán tức thời ở mức quá thấp hầu như không có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ. Tình trạng này gây rủi ro mất khả năng thanh toán nếu công ty vấp phải những biến động thị trường. Một trong những nguyên nhân khiến khả năng thanh toán của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX thường duy trì ở mức thấp là do sự hạn chế trong việc kế hoạch hoá ngân quỹ nói riêng và kế hoạch hoá sản xuất nói chung. Trog công tác quản lý tài chính ngắn hạn công ty chưa thực sự quan tâm, chưa lập kế hoạch thu chi ngân quỹ cho từng tháng, tuần. Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trong hai năm 1999 và năm 2000 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX tăng lên ở mức quá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty chưa có kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí làm cho chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu là chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu trực tiếp và các khoản chi phí mua ngoài. Việc ứ đọng vốn trong chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty làm chậm. tốc độ luân chuyển vốn lưu động và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Công tác quản lý các khoản phải thu. Việc số lượng và quy mô các khoản phải thu tăng lên đã gây ứ đọng vốn lưu động trong khâu thanh toán, ảnh hưởng không nhỏ đến việc kế hoạch hoá ngân quỹ của công ty như tốc độ luân chuyển và hiệu qủa sử dụng vốn lưu động. Việc công ty cấp tín dụng thương mại cho khách hàng là cần thiết trong cơ chế thị trường hiện nay. Song công ty cũng phải xem xét tình trạng vốn lưu động của mình có nên cấp nhiều như vậy không? Mặt khác công ty phải xem xét đến khả năng chi trả của khách hàng. Trong khi đó công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho vốn lưu động và lẽ dĩ nhiên công ty phải trả khoản vay này, còn lượng vốn công ty bị chiếm dụng lại không được hưởng một khoản gì điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Trên đây là một số hạn chế đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX trong thời gian qua. Trên cơ sở tìm ra nguyên nhân của hạn chế, sau đây em xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Chương III Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX – vinaconex I.Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Cùng với đà phát triển của nền kinh tế bước sang thiên niên kỷ mới Tổng công ty VINACONEX nói chung cũng như công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX nói riêng đã đưa ra phương hướng và các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể để phấn đấu nâng cao năng lực sản xuất và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong bối cảnh chung hiện nay, ngành xây dựng có phương hướng phát triển đến năm 2010 chúng ta phải thực hiện khoảng 120 đến 180 tỷ USD cho xây lắp (bình quân năm từ 7,5 tỷ USD đến 10 tỷ USD). Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng nói chung và các công ty sản xuất, kinh doanh may móc vật liệu xây dựng nói chung, đặc biệt đối với công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX đó cũng là một cơ hội để công ty tự khẳng định mình trên thị trường. Trên cơ sở kế phát triển của Tổng công ty VINACONEX, công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX cũng đã đề ra phương hướng phát triển và đưa ra chỉ tiêu để phấn đấu. Công ty cũng đã lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể cho năm 2001 và mục tiêu của công ty sẽ đạt được các chỉ tiêu như sau: - Doanh thu: đạt được 28.913 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 155% - Lợi nhuận thực hiện: 350 triệu đồng. - Tiền lươngbình quân: 800.000đ/người/ tháng. Tuy nhiên để đạt được các mục tiêu này đòi hỏi công ty phải có một cố gắng rất lớn, khắc phục được khó khăn về vốn và thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn nhiều hạn chế. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất cần được giải quyết của công ty là cần phải có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đảm bảo kinh doanh có lãi. Sau đây là một số nguyên tắc và phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. II Nguyên tắc và một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bảo toàn và phát triển vốn – nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng vốn. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu lâu dài của mọi doanh nghiệp là phát triển. Để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp phải luôn tuân theo một nguyên tắc cơ bản là bảo toàn và phát triển vốn. Bảo toàn vốn là cái ngưỡng tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được để có thể duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường. Trước đây trong thời kỳ bao cấp, việc bảo toàn và phát triển vốn hầu như không được đặt ra với các doanh nghiệp. Tất cả mọi khâu, mọi quy trình sản xuất, từ sản xuất đến tiêu thụ đều thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước. Do mọi quyết định trong doanh nghiệp cũng phải tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, tính tự chủ trong kinh doanh gần như bị lãng quên, tình trạng thua lỗ, kém hiệu quả trong kinh doanh là rất phổ biến. Nhưng từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, quyết định giao vốn của Nhà nước đã mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp đồng thời cũng đặt ra yêu cầu buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn theo nguyên tắc “hiệu quả, bảo toàn và phát triển”. Yêu cầu bảo toàn vốn thực chất là việc duy trì giá trị, sức mua năng lực của nguồn vốn chủ sở hữu và mặc dù cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ khác song , mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng đều phản ánh vào sự tăng giảm vào nguồn vộn chủ sở hữu. Một dự án mà doanh nghiệp tài trợ bằng nguồn vốn vay bị thua lỗ thì những thua lỗ đó doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng chính nguồn vốn của mình. Nhờ vậy, thua lỗ của mọi khoản đầu tư được tài trợ bằng nguồn nào cuối cùng cũng làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, do tác động của nhiều nhân tố, giá trị của các nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp luôn biến động. Do đó nếu cho rằng bảo toàn vốn chỉ bao gồm việc giữ nguyên về số tuyệt đối giá trị tiền tệ của vốn sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ không còn phù hợp. Để bảo toàn vốn, doanh nghiệp phải quan tâm đến giá trị thực ( giá trị ròng) của các loại vốn tức là khả năng tái sản xuất giá trị các yếu tố đầu vào. Đó là nguyên tắc và yêu cầu của việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Một số phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dụng vốn của doanh nghiệp 2.1. Đối với vốn cố định Do đặc điểm của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của vốn cố định được luân chuyển dần dần, từng phần vào giá trị của sản phẩm. Do đó để bảo toàn được vốn cố định chúng ta phải có các biện pháp chủ yếu sau để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2.1.1.Đánh giá và đánh giá lại tàI sản cố định. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển mạnh như hiện nay, tài sản cố định thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mòn vô hình. Do đó để có cơ sở cho việc tính toán khấu hao thu hồi vốn đầy đủ, doanh nghiệp phaỉ có kế hoạch và biện pháp đánh giá lại tài sản cố định một cách thường xuyên, chính xác. Nhờ đó mà doanh nghiệp xác định được giá trị thực của tài sản, đó là cơ sở cho việc xác định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn. 2.1.2.Lựa chọn phương pháp tính khấu hao và xác định mức tính khấu hao hợp lý. Vốn cố định được thu hồi thông qua việc doanh nghiệp tính và trích lập quỹ khấu hao, do đó việc bảo đảm tính và trích đủ khấu hao có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Hiện nay có nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định như: phương pháp tuyến tính (phương pháp khấu hao đều), phương pháp khấu hao nhanh,…tuy nhiên tuỳ đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp để vừa đảm bảo thu hồi vốn nhanh vừa bảo toàn được vốn và đỡ gây ra biến động lớn về giá thành. 2.1.3Nâng cao hiệu suất sử dụng tàI sản cố định Để nâng cao hiệu suet sử dụng tài sản cố định các doanh nghiệp cân tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, giảm thời gian tác nghiệp hợp lý hoá dây truyền công nghệ, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt chế độ duy trì bảo dưỡng máy móc. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, các doanh nghiệp cần tổ chức tốt quy trình sản xuất. Có nghĩa là tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải đảm bảo 3 nguyên tắc đó là tính cân đối, nhịp nhàng, liên tục. 2.1.4Sửa chữa duy tu bảo dưỡng tài sản cố định Công tác này có mục đích là duy trì khả năng hoạt động bình thường cho tài sản cố định và cần tiến hành định kỳ để có thể phát hiện sửa chữa kịp thời. 2.1.5Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Sau mỗi kỳ kế hoạch nhà quản lý phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định và vốn cố định thông qua những chỉ tiêu phâ tích hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh lại quy mô cơ cấu sản xuất cho phù hợp,khai thác được những tiềm năng sẵn có và khắc phục những tồn tại trong quản lý. 2.1.6Những biện pháp kinh tế khác. Sử dụng quỹ khấu hao hợp lý: Việc trích khấu hao được tiến hành trong thời gian khá dài vì vậy quỹ khấu hao được tích luỹ dần. Mục đích chính của việc trích lập quỹ khấu hao là nhằm tái phục hồi hoặc mua sắm tài sản cố định. Việc sử dụng dụng sai mục đích quỹ này nhiều khi đem lại những tác hại rất lớn như không đủ vốn để phục hồi lại khả năng sản xuất của máy móc thiết bị. Các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định như: kịp thời sử lý những máy móc thiết bị lạc hậu, mất giá, giải phóng những máy móc thiết bị không cần dùng, mua bảo hiểm tài sản đề phòng những rủi ro. 2.2 Đối với tài sản lưu động Để đảm bảo cho quá sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, vốn lưu động luôn luôn thay đổi hình thái giá trị và đặc điểm vận động của nó được thể hiện như sau: -Trong giai đoạn cung ứng vốn được dùng để mua sắm vật tư, các đối tượng lao động dùng trong quá trình sản xuất. Như vậy, vốn lưu động đã thay đổi từ hình thái tiền tệ sang vật tư hàng hoá. - Giai đoạn sản xuất: các loại vật tư, đối tượng lao động khác dưới sự tác động của máy móc, người lao động sẽ thành bán thành phẩm và thành phẩm. - Giai đoạn lưu thông: sản phẩm sau khi được tiêu thụ, vốn lưu động từ hình thái hàng hoá hiện vật lại chuyển sang vốn tiền tệ – hình thái giá trị ban đầu. Sự vận động này diễn ra liên tục, đan xen lẫn nhau. Cứ như vậy vốn được tiếp tục tuần hoàn và chu chuyển theo chu kỳ sản xuất. Do phương thức vận động có tính chất chu kỳ như trên, nên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động các doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp sau: 2.2.1. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu luân chuyển: Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý vốn lưu động nhằm: - Tiết kiệm vốn lưu động sử dụng trong sản xuất kinh doanh - Thông qua việc xác định nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu để nắm được lượng vốn lưu động cần phải huy động - tránh ứ đọng vốn. - Khắc phục được hiện tượng thiếu vốn ở khâu này, thừa vốn ở khâu khác. Đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.2. Tổ chức khai thác tốt các nguồn vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trước hết doanh nghiệp cần khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các nguồn vốn có thể chiếm dụng một cách thường xuyên, sử dụng tiết kiếm có hiệu quả nhất nguồn vốn này. Nếu còn thiếu doanh nghiệp phải tìm đến các nguồn vốn bên ngoài như: vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh, vốn phát hành trái phiếu. Tuy nhiên doanh nghiệp phải cân nhắc, tính toán lựa chọn phương thức huy động sao cho chi phí vốn là thấp nhất. 2.2.3. Các biện pháp tổng hợp Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động các doanh nghiệp ngoài cách sử dụng các biện pháp trên cần áp dụng cần áp dụng một số biện pháp tổng hợp như: đẩy mạnh khâu tiêu thụ, xử lý kịp thời các vật tư hàng hoá chậm luân chuyên để giả phóng vốn. Thực hiện nghiêm túc triệt để công tác thanh toán công nợ chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn mà từ đó làm phát sinh nhu cầu vốn lưu độngdẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, tăng chi phí vốn mà đáng lẽ không có. 2.2.4. Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động Tăng cường việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn lưu động thực hiện công việc này thông qua một số chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động, sức sinh lời của vốn lưu động,… Trên cơ sở đó, biết được rõ tình hình sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp, phát hiện những vướng mắc nhằm sửa đổi kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. III. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định : Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định : Trong tình hình nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay việc đầu tư mua sắm tài sản cố định đúng phương hướng, đúng mục đích có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng, đồng thời việc đầu tư đúng mục đích sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí nguyên vật liệu và chống được hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra, từ đó góp phần tăng được uy tín của sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Hiện nay tài sản cố định của công ty thuộc dạng khá mới và hiện đại. Song đến nay xí nghiệp vẫn còn một bộ phận tài sản cố định chưa đưa vào sử dụng được, một số do lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật xây lắp, một số không đúng chủng loại yêu cầu. Trong thời gian tới công ty phải có hướng đầu tư tài sản cố định và thanh lý các tài sản đã cũ và lạc hậu tại xí nghiệp xây lắp nhằm thu hồi vốn, tránh hiên tượng một số lượng vốn cố định lớn bị chết, gây ứ đọng vốn và ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nâng cao hiệu suát sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định về thời gian, về công suất quyết định đến phần lớn hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để đánh giá việc khai thác sử dụng máy móc thiết bị về thời gian và công suất người ta dùng 2 hệ số sau: Hệ số ssử dụng máy móc thiết bị về thời gian ( α ) = Thời gian sử dụng MMTB thực tế Tổng quỹ thời gian công tác của MMTB Công suất thực tế của MMTB Hệ số sử dụng MMTB về công suất (β) = Công suất thiết kế Theo số liệu tính toán thống kê của công ty cho thấy để đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư máy móc thiết bị phải sử dụng tối thiểu với α = 70%; β = 65%. Nhưng thực tế hiệu xuất sử dụng máy móc thiết bị rất thấp năm 2000: α = 60%;β = 51%, hầu hết các thiết bị khôngđược sử dụng tối đa công suất, thậm chí có những tài sản cố định mới đầu tư có β = 0. Dovậy công ty phải cố gắng áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị. Giải pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm việc làm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có việc làm công ty mới phát huy được năng lực của máy móc thiết bị. 1.3. Lựa chọn phương pháp trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý Trong công tác khấu hao tài sản cố định, công ty xây lắp và xuất nhập khẩu VICIMEX đã chú trọng tới việc xác định khấu hao hàng năm của tài sản cố định. Toàn bộ tài sản cố định của công ty được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao tuyến tính, việc trích khấu hao nay đã không phản ánh đúng mức độ sử dụng tài sản cố định. Để khắc phục hiện tượng trên, về phía công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho những tài sản quan trọng, thời gian làm việc thực tế lớn và cường độ làm việc cao có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh và đảm bảo phản ánh đúng mức độ sử dụng của tài sản cố định. Trong việc quản lý và sử dụng quỹ khấu hao tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX, hầu hết quỹ khấu hao được dùng để tái đầu tư tài sản cố định của công ty nhưng việc sử dụng để tái đầu tư chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy công ty phải có kế hoạch quản lý quỹ khấu hao để có thể tái đầu tư tài sản cố định. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Quản lý tốt hơn vốn lưu động trong khâu sản xuất. Trong cơ cấu vốn của công ty, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn . vốn lưu động nằm ở tất cả các khâu, do chu kỳ kéo dài, vốn bị ứ đọng ở nhiều khâu như: trong giá tri sản phẩm dở dang, trong các khoản phải thu ,… Tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX năm 1999 và năm 2000 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên ở mức quá cao làm ứ đọng vốn lưu động ở khâu này rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Để khắc phục tình tạng này công ty phải lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thật chi tiết cho từng tháng, quý. Bên cạnh đó công ty cần phải thực hiện triệt để tiết kiệm chi phí đầu vào của quá trình sản xuất, có kế hoạch mua sắm, dự trữ máy móc, nguyên liệu, vật liệu vừa đủ tránh ứ đọng vốn và chi phí cho quản lý dự trữ. Tổ chức tốt công tác bán hàng và đẩy nhanh việc thu hối công nợ. Qua phân tích công tác quản lý các khoản thu chi cho thấy công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX có một khoản vốn lớn nằm tồn đọng trong khâu thanh toán, công nợ phải thu của công ty ở mức cao, thời gian một vòng quay các khoản phải thu quá dài. Nếu rút ngắn thời gian thu hồi nợ thì công ty sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí giúp công ty giảm nhiều khoản vay ngắn hạn. Để phát huy vai trò tự chủ về tài chính , đảm bảo tăng nhanh vòng quay của vốn, công ty cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng vốn của công ty bị chiếm dụng quá nhiều làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Theo tôi trong thời gian tới công ty có thể áp dụng các biện pháp sau: Trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm, công ty phải quy định rõ thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán tiền hàng trên các hoá đơn chứng từ và các bên phải có trách nhiệm tuân thủ một cách nghiêm túc các điều kiện đã quy định, đồng thời công ty cũng nên đề ra các hình thức bồi thường nếu vi phạm các điều khoản này. Tăng cường các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng như sử dụng chiết khấu thanh toán, giảm giá hồi khấu tiền hàng cho những khách hàng mua sản phẩm của công ty với số lượng lớn và thanh toán sớm tiền mua hàng. Làm được điều này, chắc chắn công tác thu hồi tiền hàng của công ty sẽ nhanh chóng hơn, tránh được tình trạng thanh toán chậm, dây dưa kéo dài. Tuy nhiên công ty phải nghiên cứu đề ra một tỷ lệ chiết khấu bán hàng hợp lý nhất. Theo tôi, nên dựa vào lãi xuất vay vốn của ngân hàng để đề ra tỷ lệ chiết khấu thấp hơn hoặc tương đương trong trường hợp cần thiết để có thể thu hồi được tiền hàng ngay, vì chắc chắn điều này vẫn có lợi hơn là đợi khách hàng thanh toán toàn bộ số tiền sau một thời gian nhất định, những khoảng thời gian đó công ty phải đi vay để có vốn sản xuất. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ. Trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX có thể tiến tới việc dự toán ngân quỹ của mình. Mặc dù chưa cụ thể và độ chính xác chưa cao nhưng chắc chắn nó sẽ hơn hẳn tình trạng hoàn toàn bị động trong việc quản lý các dòng tiền xuất nhập quỹ như hiện nay. Để dự toán được ngân quỹ, phải nắm được quy mô thời điểm nhập xuất của các dòng tiền tệ. Việc cải thiện cơ chế thanh toán, tăng cường tốc độ thu hồi công nợ là cơ hội tốt để công ty có thể nắm được các dòng tiền nhập quỹ. Vấn đề còn lại là quản lý các dòng tiền xuất quỹ. Đây có thể nói là công việc dễ dàng hơn và phụ thuộc nhiều vào nỗ lực quản lý của bản thân công ty. Ngoài các khoản có thể dự trữ được tương đối chính xác như tiền lương của công ty trả cho cán bộ công nhân viên, tiền sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ máy móc, mục tiêu kế hoạch hoá các dòng tiền là việc chi thanh toán máy móc, nguyên vật liệu …. Để có thể dự đoán được chính xác nhu cầu thanh toán nguyên vật liệu, phòng kế toán tài chính cần phối hợp hoạt động với các phòng nghiệp vụ trong công ty và các giám đốc xí nghiệp để đề ra các biện pháp cân đối giữa nguồn thu và chi, bù đắp thiếu hụt một cách chủ động, cải thiện tình hình tài chính của công ty. 3. Kiến nghị 3.1 Kiến nghị với tổng cty VINACONEX Hiện nay cty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX đã và đang xây dựng, lắp đặt một số dây chuyền công nghệ mới để mở rộng khả năng kinh doanh của mình. Do nguồn vốn chủ sở hữu có hạn mọi hoạt động sản xuất kinh, đầu tư tài sản cố định chủ yếu dựa vào nguồn vốn của tổng cty cấp và nguồn vốn vay ngân hàng. Để công ty có thể mở rộng và phát triển được tốt hơn về khả năng hoạt động kinh doanh đề nghị Tổng công ty VINACONEX : - Bổ xung thêm vốn cố định, vốn lưu động và lực lượng quản lý có nghiệp vụ tốt. - Giúp đỡ tạo công ăn việc làm cho công ty để có khả năng khai thác năng lực hoạt động của máy móc thiết bị. - Đề nghị tổng công ty cho phép công ty được giữ lại quỹ khấu hao để góp phần tăng nguồn vốn hoạt động cho công ty, công ty sẽ có điều kiện đầu tư đổi mới máy móc thiết bị mà không phải hoàn toàn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. 3.2. Kiến nghị với Nhà nước Đối với công tác khấu hao tài sản cố định tại doanh nghiệp, Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp chủ động trong việc xác định mực trích khấu hao đối với từng tài sản của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng trong năm để việc trích phản ánh đúng mức độ hao mòn của tài sản cố định. Sớm hoàn thiện thủ tục hoàn thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt trong những trường hợp mua máy móc thiết bị được giảm thuế,… Lãi suất ngân hàng phải tính toán một cách hợp lý sao cho lãi suất tiền vay luôn luôn nhỏ hơn lợi nhuận bình quâncủa các doanh nghiệp. Khung lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định phải vừa đảm bảo vừa khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi. Các ngân hàng cần xem xét lại các điều kiện cho vay và thanh toán sao cho thuận lợi đối với các doanh nghiệp đồng thời tránh được rủi ro, ban hành các quyết định về cho vay và thế chấp, cầm cố, rỏ ràng, thoả đáng. Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị của em nhằm nâng cao hiệu qua sử dụng vốn của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX. Do thời gian nghiên cứu và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế cũng như tính chất phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chắc chắn những kiến nghị trên còn nhiều điểm chưa phù hợp và cần tiếp tục xem xét. Tuy nhiên, đó là những cố gắng trong việc tìm ra những giải pháp khả thi trên cơ sở những nghiên cứu nghiêm túc về thực trạng tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Xây lắp và xuất nhập khẩu VICIMEX trong thời gian vừa qua. Kết luận Sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn trong doanh nghiệp hiện nay là vấn đề rất cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động trong kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX đã không ngừng tỏ rõ những ưu thế của mình trong cạnh tranh, duy trì và phát triển năng lực sản xuất đồng thời nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên để thích ứng với cơ chế mới công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thử thách đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong toàn bộ công ty. Sau một thời gian tiếp xúc thực tế tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của kế toán trưởng và các cán bộ khác trong công ty, cùng với sự chỉ đạo cặn kẽ của thầy giáo Phạm Quốc Trường và tổ bộ môn tài chính phân tích – Trường THKT Hà Nội, trên cơ sở những kiến thức thu lượm được trong quá trình học tập, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của mình. Trong khuôn khổ bài viết em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp về hiệu quả sử dụng vốn mà công ty có thể tham khảo và áp dụng nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý và sử dụng vốn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè, các cô cán bộ, công nhân viên công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Quốc Trường cùng toàn thể ban lãnh đạo, các cán bộ phòng tài chính – kế toán công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX đã hết sức giúp đỡ tạo điều kiện cho em nghiên cứu đề tài này. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp sản xuất – Tổ bộ môn tài chính phân tích - Trung học Kinh tế HN – xuất bản 2000 Quản trị Tài chính doanh nghiệp. Tác giả: TS. Vũ Duy Hào TS. Đàm Văn Huệ ThS. Nguyễn Quang Ninh NXB Thống Kê, 1997 Giáo trình kinh tế xây dựng – NXB Giáo dục Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - khoa kế toán - ĐHKTQD, NXB Giáo dục, 1999 Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng - ĐH Tài chính kế toán Hà Nội, NXB Tài chính, 1998 Báo cáo Tài chính công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX - VINACONEX. Tạp chí Tài chính, Tạp chí Ngân hàng Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 3 Vốn và vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp 3 KháI niệm về vốn 3 Đặc trưng cơ bản của vốn 3 Phân loại vốn 3 Phân loại vốn theo nguồn hình thành 3 Vốn chủ sở hữu 4 Vốn huy động của doanh nghiệp 4 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển 5 Vốn cố định của doanh nghiệp 5 Vốn lưu động của doanh nghiệp 6 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 7 Hiệu quả sử dụng vốn 8 Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn 8 Sự cần thiết phảI nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 9 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 10 Chỉ tiệu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 11 Chỉ tiệu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn động 12 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 13 Chu kỳ sản xuất 13 Kỹ thuật sản xuất 13 Đặc điểm của sản phẩm 14 Tác động của thị trường 14 Trình độ đội ngũ cán bộ và lao động sản xuất 14 Trình độ tổ choc sản xuất kinh doanh 14 Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn 15 Các nhân tố khác 15 Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX – VINACONEX 17 I Một số nét khái quát về công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX 17 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX 17 Bộ máy tổ chức quản của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX 18 Sơ đồ cơ câu tổ chức của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX 18 Cơ cấu tổ chức của công ty 19 Ban lãnh đạo công ty 19 Các phòng ban nghiệp vụ 20 II Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX – VINACONEX 21 Khái quát tình hình của công ty trong vài năm gần đây 21 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX 25 Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 25 Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX .27 Cơ cấu tàI sản cố định của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX 27 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Xây lắp và xuất nhập khẩu VICIMEX 28 Đánh giá hoạt động quản lý bảo toàn và đầu tư đổi mới trang thiết bị tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX 29 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX 31 Cơ cấu tài sản lưu động của công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX 31 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Xây lắp và Xuất nhập hẩu VICIMEX .33 Đánh giá một số khía cạnh của công tác quản lý vốn lưu động tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX 34 III Đánh giá tổng quát công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX 36 Những thành tựu mà công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX đạt được trong 3 năm qua 36 Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định 37 Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động 38 Công tác đảm bảo thanh toán và quản lý ngân quỹ 38 Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 38 Công tác quản lý các khoản phải thu 38 Chương III: GiảI pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu VICIMEX – VINACONEX 40 Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới 40 Nguyên tắc và một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 40 Bảo toàn và phát triển vốn - nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng vốn 40 Một số phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm nâng coa hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 41 Đối với vốn cố định 41 Đánh giá và đấnh giá lại tàI sản cố định 41 Lựa chọn phương pháp tính khấu hao và xác định mức khấu hao hợp lý 41 Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định 42 Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng tài sản cố định 42 Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố dịnh của doanh nghiệp 42 Những biện pháp kinh tế khác 42 Đối với tài sản lưu động 42 Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động ở tong khâu luân chuyển 43 Tổ chức khai thác tốt các nguồn vốn lưu động phụ vụ cho sản xuất kinh doanh 43 Các biện pháp tổng hợp 43 Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động 43 III Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Xây lắp và xuất nhập khẩu VICIMEX 44 Giải pháp nâng cao sử dụng vốn cố định 44 Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, đổi mới tài sản cố định 44 Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định 44 Lựa chọn phơng pháp trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý 45 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 45 Quản lý tốt hơn vốn lưu động trong khâu sản xuất 45 Tổ chức tốt công tác bán hàng và đẩy nhanh việc thu hồi công nợ 45 Thực hiện tôt việc sự toán ngân quỹ 46 Kiến nghị 46 Kiến nghị với tổng công ty VINACONEX 46 Kiến nghị với nhà nước 47 Kết luận 48 Danh mục tài liệu tham khảo 49 Nhận xét của đơn vị thực tập 50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0112.doc
Tài liệu liên quan