Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn

So với năm 2000, hàng tồn kho của công ty năm 2001 tăng nhanh một cách đột ngột, tăng 226,06%, về số tuyệt đối là 491 tỷ 566 triệu đồng. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 86,70% tổng tài sản lưu động. Trong đó hàng mua đang đi đường (566 tỷ 297 triệu đồng ) đã chiếm tới 69,25% tổng tài sản lưu động, nguyên liệu, vật liệu tồn kho (93 tỷ 171 triệu đồng) chiếm 11,39% tổng tài sản lưu động, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty cũng là 37 tỷ 238 triệu đồng. Đây là con số khá lớn, nó có thể chuẩn bị tốt cho việc sản xuất của kỳ sau nhưng tồn kho nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp và tăng chi phí bảo quản, đặc biệt là “hàng mua đang đi trên đường” với lượng giá trị rất lớn ngoài việc làm ứ đọng vốn của công ty còn làm cho công ty phải chịu một khoản chi phí vận chuyển , bảo quản rất lớn . Khoản mục “hàng gửi bán” của công ty cũng tới 10 tỷ 010 triệu đồng, đây cũng là một khoản làm ứ đọng vốn của công ty nhưng nó giúp cho công ty đẩy mạnh được việc tiêu thụ sản phẩm.

doc88 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cố định tăng nhưng suất hao phí vốn cố định của năm này giảm 14,28% so với năm 2000, tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu thì năm 2001 cần lượng vốn cố định ít hơn năm 2000 là 14,28% hay 0,02 đồng, nên đã tiết kiệm được cho công ty một lượng vốn cố định nhất định Như vậy trong vài năm qua thì tình hình sử dụng vốn cố định ở công ty là rất có hiệu quả, lượng vốn cố định cần thiết để tạo ra 1 đồng donh thu luôn giảm qua các năm, hiệu quả sử dụng vốn cố định luôn tăng và tăng cao. Mặt khác ta thấy sự chênh lệch rất lớn giữa nguyên giá tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định, qua đó ta có thể thấy được tài sản cố định của công ty đang ở mức độ rất lạc hậu. Do đó, để đảm bảo khả năng phát triển lâu dài, tăng khả năng cạnh tranh của công ty thì đòi hỏi công ty phải tập trung nguồn vốn để đổi mới tài sản cố định, đổi mới dây chuyền công nghệ của công ty. 2.2.3 – Hoạt động quản lý, bảo toàn và đổi mới tài sản cố định tại công ty xi măng Bỉm Sơn. a) Công tác khấu hao thu hồi vốn cố định: Như ta đã biết, trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì một bộ phận của tài sản cố định được chuyển hoá vào giá trị của sản phẩm, một bộ phận còn lại được “cố định” trong tài sản. Như vậy, sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, một bộ phận của vốn cố định được chuyển hoá thành hình thái tiền tệ và được doanh nghiệp thu hồi lại dưới hình thức trích khấu hao tài sản cố định. Để đảm bảo cho việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị trích khấu hao phải phù hợp với giáI trị hao mòn thực tế của tài sản cố định (kể cả hao mòn hữu hình cũng như hao mòn vô hình) và doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng quỹ khấu hao để đầu tư trang bị tài sản cố định một cách có hiệu quả. Việc trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ có thể thực sự chính xác khi đáp ứng được 3 yêu cầu trong công tác quản lý vốn cố định: Thứ nhất, doanh nghiệp phải thường xuyên đáng giá và đánh giá lại tài sản cố định thông qua kiểm kê, theo dõi tài sản cố định để giá trị tài sản cố định thực tế khớp đúng với giá trị trên sổ sách. Nguyên giá và giá trị còn lại thực tế của tài sản là cơ sở quan trọng để điều chỉnh việc tính khấu hao đảm bảo phù hợp, chính xác. Thứ hai, doanh nghiệp phải lưạ chọn phương pháp tính khấu hao phù hợp. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao, doanh nghiệp phải căn cứ trên mức độ hao mòn thực tế, đặc biệt là hao mòn vô hình của tài sản. Những tài sản có thể nhanh chóng được cải tiến, thay thế bởi sự bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật cần được khấu hao nhanh để tránh rủi ro hao mòn vô hình quá nhanh Thứ ba , doanh nghiệp phải đặt ra mức khấu hao hợp lý, mức khấu hao phải phụ thuộc vào phương pháp khấu hao và tình hình sử dung tài sản trong thực tế sản xuất kinh doanh. Những tài sản hoạt động liên tục sát với công suất thiết kế cần được điều chỉnh mức khấu hao hợp lý để phản ánh đúng giá trị hao mòn hữu hình của nó. Những tài sản tạm thời không được sử dụng cũng có mức khấu hao riêng để đảm bảo giá trị thực tế phù hợp với giá trị sổ sách. Tại công ty xi măng Bỉm Sơn, trong thời gian qua việc quản lý và thu hồi vốn đã được chú ý. Công ty đã xây dựng định mức kế hoạch cho tài sản cố định hàng năm được thể hiện trong công tác kế hoạch hoá việc thu hồi bảo toàn và phát triển vốn cố định. Về việc xác định phương pháp tính khấu hao thì công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng và số tiền khấu hao theo tài sản cố định thì sẽ được nộp về Tổng công ty để cho Tổng công ty có kế hoạch hiện đại hoá dây chuyền công nghệ của các thành viên. mBảng 9: Tình hình trích khấu hao tài sản cố định của công ty Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 2000 2001 1 2 3 4 5 Đất đai Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tảI Dụng cụ quản lý - 31.841 2.819 1.681 897 - 34.985 9.439 6.729 812 - 7.937 11.075 4.857 1.197 6 Tổng 37.238 51.965 25.066 7 Giá trị hao mòn đầu kỳ 781.793 819.631 870.585 8 Giá trị hao mòn cuối kỳ 819.031 871.596 895.651 Nguồn : báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn b). Công tác đổi mới tài sản cố định : Thấy được tầm quan trọng của tài sản đối với doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Công ty xi măng Bỉm Sơn luôn quan tâm tới hoạt động đầu tư đổi mới thay thế trang thiết bị, máy móc nhằm nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng tốt những đòi hỏi ngày cáng khắt khe hơn trên thị trường vật liệu xây dựng mà ở đây là thị trường xi măng. Ta có thể thấy tình hình đầu tư đổi mới tài sản cố định theo nguyên giá tài sản cố định tại cùng công ty xi măng Bỉm Sơn Bảng 10: tình hình đầu tư đổi mới tài sản cố định Đơn vị : triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 2 3 4 5 Đất đai Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải Dụng cụ quản lý - 1.747 13.538 1.632 1.205 - 1.354 10.738 27.869 1.824 - 864 7.294 21.382 2.563 6 Tổng 18.122 41.785 32.103 2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xi măng Bỉm Sơn : 2.3.1 Cơ cấu tài sản cố định của công ty xi măng Bỉm Sơn : Quy mô vốn lưu động của công ty là rất lớn, nó không ngừng tăng lên qua các năm kể cả số tương đối lẫn tuyệt đối. Năm 2000 so với năm 1999 thì vốn lưu dộng của công ty tăng lênkhông đáng kể, khoảng 2,2% ứng với số tuyệt đối là 9 tỷ 209 triệu đồng. Sự tăng lên này chủ yếu là do sự tăng lên của lượng hàng tồn kho mà đóng vai trò quan trọng trong sự tăng lên này là tăng lượng hàng mua đang đi đường của công ty, khoản này tăng tới 26. 804,16% so với năm 1999 tương ứng với số tuyệt đối là 109 tỷ 629 triệu đồng ; và có cả sự tăng lên về lượng tiền của công ty, lượng tiền năm 2000 tăng lên 5,86% hay 2 tỷ 205 triệu đồng so với năm 1999. Điều này cho thấy công ty trong năm 2000 này thì hoạt động sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng hơn so với năm 1999 do lượng hàng mua đang đi đường của công ty là cao. Chứng tỏ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty đang ở chiều thế thuận lợi Cũng trong năm 2000 này, công ty đã làm tôt việc quản lý các khoản phải thu của công ty. Nó được thể hiện ở chỗ giá trị các khoản phải thu năm 2000 giảm 33,69% so với năm 1999 hay giảm 86 tỷ 886 triệu đồng so với năm 1999. Trong năm 2000 , tình hình biến động của tài sản lưu động là khá phức tạp, có nhiều khoản tăng lẫn giảm so với năm 1999, nhưng nhìn chung thì cơ cấu của vốn lưu động biến động theo chiều hướng có lợi cho công ty Sang năm 2001, cơ cấu biến động của tài sản cố định cũng còn khá phức tạp , tiền mặt giảm đi 22,67% hay 9 tỷ 024 triệu đồng so với năm 2000. Việc quản ký tốt các khoản phải thu đã làm cho các khoản này giảm 56,72% hay 96 tỷ 992 triệu đồng so với năm 2000, trong đó các khoản phải thu của khách hàng giảm 19 tỷ 551 triệu đồng (46,66%) so với năm 2000. Đặc biệt có sự giảm đôt ngột của khoản “phải thu nội bộ”, khoản này năm nay đã giảm tới 92 tỷ 978 triệu đồng (99,75%) so với năm 2000. Việc giảm các khoản phải thu đã giúp cho công ty bị chiếm dụng vốn ít hơn từ đó cho thấy việc sử dụng vốn của công ty đang có hiệu quả hơn . So với năm 2000, hàng tồn kho của công ty năm 2001 tăng nhanh một cách đột ngột, tăng 226,06%, về số tuyệt đối là 491 tỷ 566 triệu đồng. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 86,70% tổng tài sản lưu động. Trong đó hàng mua đang đi đường (566 tỷ 297 triệu đồng ) đã chiếm tới 69,25% tổng tài sản lưu động, nguyên liệu, vật liệu tồn kho (93 tỷ 171 triệu đồng) chiếm 11,39% tổng tài sản lưu động, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty cũng là 37 tỷ 238 triệu đồng. Đây là con số khá lớn, nó có thể chuẩn bị tốt cho việc sản xuất của kỳ sau nhưng tồn kho nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp và tăng chi phí bảo quản, đặc biệt là “hàng mua đang đi trên đường” với lượng giá trị rất lớn ngoài việc làm ứ đọng vốn của công ty còn làm cho công ty phải chịu một khoản chi phí vận chuyển , bảo quản rất lớn . Khoản mục “hàng gửi bán” của công ty cũng tới 10 tỷ 010 triệu đồng, đây cũng là một khoản làm ứ đọng vốn của công ty nhưng nó giúp cho công ty đẩy mạnh được việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, do việc chú trọng mở rộng địa bàn, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm mà khoản tạm ứng của công ty chiếm đa số trong khoản mục tài sản lưu động khác. Năm 1999 khoản này là 1 tỷ 236 triệu đồng, đến năm 2000 là 1 tỷ 253 triệu đồng và năm 2001 là 1tỷ 354 triệu đồng. Trên đây là các khoản mục chủ yếu có tác động lớn đến cơ cấu vốn lưu động của công ty. Tuy nhiên, đó mới chỉ phản ánh về mặt lượng, chưa nói lên được mức độ hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty. để phân tích kỹ hơn điều đó ta phải xem xét các chỉ tiêu cụ thể ở phần tới. 2.3.3. Thực trạng hiệu qủa sử dụng vốn lưu động tại công ty: Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, ta dùng các chỉ số như mức sinh lời, hệ số đảm nhiệm và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động thời gian của một vòng quay vốn lưu động, thời gian của vòng luân chuyển. Trong đó: Vốn lưu động bình quân = Vốn lưu động đầu kỳ + vốn lưu động cuối kỳ 2 Bảng 12: hiệu quả sử dụng vốn lưu động STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm % tăng giảm 00/99 % tăng giảm 01/00 1999 2000 2001 1 2 3 4 5 6 7 Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Vốn lưu động bình quân Sức sinh lợi của VLĐ Hệ số đảm nhiệm VLĐ Số vòng quay VLĐ Thời gian một vòng luân chuyển Tr.đ Tr.đ Tr.đ - - vòng ngày 757.945 81.240 332.414 0,244 0,438 2,28 157,89 909.374 84.918 424.932 0,200 0,467 2,14 168,22 856.045 87.161 623.632 0,140 0,728 1,37 262,77 19,98 4,53 27,83 -18,03 6,62 -6,14 6,54 -5,86 2,64 46,76 -30,00 55,89 -35,98 56,21 Nguồn :Báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn Ta nhận thấy sức sinh lợi của vốn lưu động liên tục giảm qua các năm, so với năm 1999 sức sinh lợi giảm xuống một đồng vốn lưu động bình quân chỉ đem lại 0,2 đồng lợi nhuận giảm 18,03%. Sang năm 2001 tuy lợi nhuận trước thuế của công ty tăng so với năm 2000 là 2,64% nhưng do vốn lưu động tăng nhanh 46,76% nên sức sinh lợi cả vốn lưu động bình quân giảm so với năm 2000 là 30%. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 3 năm qua tuy có chiều hướng giảm dần nhưng vẫn còn cao, doanh nghiệp đã bảo toàn và phát triển được vốn lưu động. Vốn lưu động bình quân vẫn liên tục tăng, tốc độ tăng rất nhanh, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 27,83% ứng với số tuyệt đối là 92 tỷ 518 triệu đồng, năm 2001 so với các con số này là 46,76% và 198 tỷ 700 triệu đồng. Trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu tuần không cao bằng, cụ thể là năm 2000 so với năm 1999 là tăng 19,98% và trong năm 2001 doanh thu thuần không những không tăng mà giảm 5,86% so với năm 2000, lý do ở việc giảm này là năm này công ty đang tiến hành cải tạo công nghệ. Dây chuyền số 1 ngừng hoạt động chỉ chạy một mình dây chuyền số 2 nên sản lượng sản phẩm của công ty bị giảm. Vì thế mà sức sản xuất của vốn lưu động có chiều hướng tăng lên thông qua hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động cho ta biết để có một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động, từ số liệu trên ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng với tốc độ nhanh dần. Năm 1999, hệ số này là 0,438 sang năm 2000 là 0,467 tăng 6,62%, và năm 2001 là 0,728 tăng lên 55,89% so với năm 2000. Nếu như năm 1999 để có 1 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra 0,438 đồng vốn lưu động còn đến năm 2001 phải bỏ ra tới 0,728 đồng vốn lưu động. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng cao dần lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp dần, không tiết kiệm được vốn lưu động. Ngoài chỉ tiêu trên , để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta còn xét đến chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển của vốn lưu động vì nó giúp ta thấy được khả năng quay vốn của doanh nghiệp. Từ năm 1999 trở lại đây số vòng quay của vốn lưu động giảm dần, trong năm 1999 vốn lưu động quay được 2,28 vòng đến năm 2000 giảm xuống 2,14 vòng và sang năm 2001 chỉ quay được 1,37 vòng. Doanh thu năm 2001 giảm 5,86% so với năm 2000, về số tuyệt đối là 53 tỷ 329 triệu trong đó vốn lưu động bình quân lại tăng lên 109,6% so với năm 2000. Điều đó chứng tỏ tốc độ tăng của doanh thu thuần không tăng tương ứng với tốc độ tăng của vốn lưu động làm giảm số vòng quay của vốn. Đồng thời, thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động cũng tăng lên, năm 1999, thời gian của một vòng luân chuyển vốn là 157,89 ngày, năm 2000 chỉ tiêu này là168,22 ngày và năm 2001 thời gian của một vòng luân chuyển kéo dài tới 262,77 ngày. Điều đó thấy được việc thu hồi vốn lưu động rất chậm và nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. III - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xi măng Bỉm Sơn : 1. Những kết quả đã đạt được: Qua việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn, có thể thấy những kết quả mà công ty đã đạt được trong việc sử dụng vốn là: Trong việc huy động các nguồn tại trợ: ngoài nguồn vốn của ngân sách cấp bổ sung, công ty còn tiến hành hàng loạt các biện pháp khác như là vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng ở trong và ngoài nước, thực hiện mua chịu một số nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất hay sử dụng các khoản tiền ứng trước của người mua để phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, … Đã có sự linh hoạt trong việc điều hành sử dụng các nguồn vốn hiện có của công ty một cách hợp lý, từ đó giảm được khoản mục tiền vay ngân hàng về vốn lưu động dẫn đến giảm được lãi tiền vay nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đã xây dựng được kế hoạch sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu của đơn vị mình là đơn vị sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, sản phẩm được tiêu thụ mạnh vào mùa xây dựng. Tình hình sử dụng vốn cố định ở công ty là rất có hiệu quả, lượng vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu luôn giảm qua các năm, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty luôn tăng và tăng cao. Điều này có được là do công ty đã khai thác được tối đa công suất của tài sản cố định, đưa sản lượng sản phẩm mà công ty sản xuất được lên trên cả công suất thiết kế của nhà máy. Công ty đã cố gắng chủ động trong việc xây dựng và chỉ đạo kế hoạch mua sắm vật tư hợp lý, được phân bổ đều trong năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất và sửa chữa lớn, đưa ra được định mức dự trữ đối với một số loại vật tư chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn, tránh được tình trạng mua dự trữ cho cả năm. Nhờ đó mà đã tiết kiệm được cho công ty một lượng vốn đáng kể. Việc công ty đã quản lý tốt “ các khoản phải thu” đã giúp cho công ty thu hồi được một lượng lớn vốn lưu động, hạn chế được số vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng, tránh tổn thất không đáng có của công ty. Thông qua việc tính toán một số chỉ tiêu như tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định đã cho thấy công ty có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì tỷ trọng về vốn dài hạn là rất lớn, điều đó giúp cho công ty có một khả năng về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới không có sự xáo trộn đáng kể nào, giúp công ty không ngừng ổn định và phát triển vững chắc. 2. Những tồn tại và nguyên nhân : Mặc dù nguồn vốn của công ty tăng nhanh nhưng nguồn vốn chủ sở hữu tăng không tương ứng với nó, điều này đã làm cho mức độ độc lập về tài chính của công ty không cao. Đồng thời nguồn vốn để đầu tư cho tài sản cố định chiếm tỷ trọng không lớn đã làm cho giá thành sản phẩm cao, chất lượng của sản phẩm cũng không được nâng lên. Từ đó mà làm cho khả năng cạnh tranh của xi măng Bỉm Sơn trên thị trường là hạn chế. Khoản mục “hàng tồn kho” của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn lưu động nói riêng và tổng nguồn vốn nói chung. Nó đã làm cho công ty không những bị chiếm dụng vốn một cách không hợp lý mà còn làm cho công ty phải chịu thêm chi phí kèm theo nó như là chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, … Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đang có xu hướng giảm dần, nó được thể hiện qua sự giảm dần của các chỉ tiêu như là sức sinh lợi của vốn lưu động, số vòng quay của vốn lưu động, … Đó là do sự yếu kém trong khâu tiêu thụ sản phẩm, do không xác định được số vốn lưu động cần thiết đã làm cho lượng vốn lưu động trong công ty vượt quá mức đó. Trong việc trích lập khấu hao thì công ty phải nộp số khấu hao trong kỳ của công ty cho Tổng công ty, không được sử dụng nguồn vốn này để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời số vốn mà Tổng công ty cấp xuống cho công ty không theo nhu cầu của đơn vị mà do Tổng Công ty tính toán trên cơ sở tất cả các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty, sau đó mới cấp xuống từng thành viên một. Điều này đã làm cho khả năng độc lập về tài chính của công ty là thấp, khó chủ động được trong việc tính toán lượng vốn mà công ty cần phải huy động. Việc thanh lý một số tài sản cố định của công ty đã không được quản lý một cách chặt chẽ, điều này cũng đã gây ra sự thất thoát trong nguồn vốn của công ty. Trong việc tổ chức và sử dụng tài sản cố định thì mặc dù công ty đã có kế hoạch sửa chữa theo định kỳ và kịp thời nhưng thực hiện được việc xác định hiệu quả của công tác sửa chữa đối với từng loại tài sản cố định cụ thể. Mặt khác chi phí sửa chữa còn chưa được quản lý chặt chẽ và chưa có định mức cụ thể. Bởi vậy chưa đánh giá được công tác sửa chữa tại công ty. Việc phân loại tài sản cố định của công ty theo nguồn hình thành và hình thái biểu hiện, điều này đã gây khó khăn cho công ty trong việc quản lý nguồn vốn và hiện nay công ty không trích được khấu hao tài sản cố định vô hình mà có khi khoản này lại lớn hơn khoản khấu hao tài sản cố định hữu hình. Đây là điều tồn tại cố hữu của hầu hết các doanh nghiệp Việt nam nói chung và của Công ty xi măng Bỉm Sơn nói riêng, do đó cần phải có biện pháp khắc phục điều này. Trên đây là một số tồn tại trong việc sử dụng vốn của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua. Trên cơ sở tìm ra những nguyên nhân hạn chế, sau đây tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Phần III:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xi măng Bỉm Sơn. I- Định hướng phát triển của công ty. Cùng với đà phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và của ngành xi măng Việt Nam nói riêng , Công ty xi măng Bỉm Sơn đã đưa ra phương hướng và các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể để phấn đấu nâng cao năng lực sản xuất và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ bây giờ đến năm 2020, Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp nên chúng ta phải tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình lớn... do đó nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung và nhu cầu về xi măng nói riêng không ngừng tăng lên. Theo dự báo kế hoạch 2001 -2005 tốc độ tăng GDP bình quân 6 - 7%, có khả năng lên tới 7,5% năm và vốn đầu tư của toàn xã hội trong 5 năm sẽ là 57 -60 tỷ USD. Cùng với đó nhu cầu xi măng của cả nước trong giai đoạn này tăng từ 10 -12% và có thể lên tới 13%. (theo tờ trình của Bộ xây dựng) và giai đoạn 2005- 2010 khoảng 8% năm. Do đó đây là cơ hội tốt để các nhà máy xi măng, trong đó có Công ty xi măng Bỉm Sơn mở rộng hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của mình. Trên cơ sở kế hoạch phát triển củaTổng Cty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng Bỉm Sơn cũng đã đề ra phương hướng phát triển và đưa ra mức sản lượng sản xuất và tiêu thụ phấn đấu trong giai đoạn tới. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2010 Sản lượng Tr.tấn 1,1 1,4 1,8 1,8 1,8 2,4 Doanh thu Tr.VND 820.000 896.000 Nghìn USD 74.361 74.361 74.361 99.148 Thu nhập hđ Tr.VND 75.000 80.000 Nghìn USD 19.701 19.701 19.701 28.497 Nguồn : Đề án phát triển Công ty xi măng Bỉm Sơn 2001 -2010. Sau khi cải tạo xong 2 dây chuyền nâng công suất nhà máy lên 2,4 triệu tấn/năm, công ty có kế hoạch đầu tư xây dựng mới một dây chuyển sản xuất hiện đại nhất (vào lúc đó) nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty và đưa công suất lên 3,8 - 4 triệu tấn sản phẩm/năm. Về thị trường tiêu thụ: Tăng thị phần của xi măng Bỉm Sơn ở các thị trường tiêu thụ chính như hiện nay tại các tỉnh Hà tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và một số công trình lớn đã đang và sẽ được xây dựng hoàn thành trong nước như đường Hồ Chí Minh, đường ngầm đèo Hải Vân, các công trình cầu đường bộ, đường sắt, các khu công nghiệp lớn, giao thông kênh mương hoá nông thôn. Công ty còn dự kiến tăng lượng xi măng xuất sang Lào, xuất khẩu sang các thị trường mới như Campuchia... Về phương án vận tải tiêu thụ xi măng từ nay đến 2010. Từ kế hoạch tiêu thụ xi măng tại các địa bàn nói trên, công ty cần phối hợp chặt chẽ với các ngành vận tải của bộ giao thông để chủ động hợp đồng và điều hành thống nhất. Tập trung toàn bộ số lượng xe ô tô vận tải hàng hoá hiện có trong công ty về một đơn vị quản lý chuyên tiến tới cổ phần hoá phương tiện vận tải, nhằm gắn trách nhiệm kinh tế của cá nhân với tập thể về tài sản chung của côngty. Phương tiện vận tải ô tô của công ty được tập trung vận chuyển xi măng đường ngắn ( khi phương án vận tải đường sông, sông pha biển được triển khai) để vận chuyển xi măng đến các cảng và bốc xếp lên phương tiện vận tải đường sông, đường sông pha biển, cung ứng cho các địa bàn tiêu thụ. Còn về kế hoạch tổ chức lao động của công ty được thể hiện qua biểu sau: Đơn vị: Người Số lao động trong các bộ phận Sau khi cải tạo dây chuyền 2 (1,8 triệu tấn/năm) Sau khi cải tạo dây chuyền 2&1 (2,4 triệu tấn/năm ) Sản xuất chính 1.003 1.013 Sản xuất phụ trợ 685 671 Quản lý 259 262 Phục vụ 326 306 Tiêu thụ 208 208 Tổng 2.481 2.460 Nguồn:Đề án phát triển Công ty xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2001-2010 Kế hoạch huy động và trả nợ cho cải tạo nhà máy : + Vốn vay nước ngoài: Tính theo giá trị hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị và công nghệ dự kiến khoảng 60% số vốn đầu tư, lãi suất dự tính là 7,5% năm trong đó có tất cả các khoản phụ phí. Công ty sẽ tiến hành thanh toán lãi vay, phí và gốc mỗi năm một lần vào tháng 12 của năm. + Vốn vay trong nước: Để thanh toán tiền đặt cọc, phí bảo hiểm tiền vay và một phần khối lượng gia công, xây lắp công trình. - Vay bằng ngoại tệ: Dự tính khoảng 25% tổng số vốn đầu tư với lãi suất phải trả là 7% năm. - Vay bằng nội tệ (VND): Dự tính khoảng 15% tổng số vốn đầu tư với lãi suất tiền vay là 1% tháng bằng 12% năm. Vay ưu đãi: Với lãi suất 0,81% tháng , niên hạn trả nợ gốc tiền vay trong nước dự kiến năm 1 lần vào tháng 12 của năm. Ngoài ra Công ty còn đề nghị huy động các nguồn vốn tập trung của Tổng Cty xi măng Việt Nam và vốn của các công ty thành viên để trả nợ trong những năm đầu khi công ty mới đi vào sản xuất . - Về khấu hao: Công ty sẽ sử dụng phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao trong 10 năm phù hợp với thời gian hoàn trả vốn vay nước ngoài và trong nước. II- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xi măng Bỉm Sơn. Từ thực trạng phân tích ở trên ta thấy công ty đã đạt được những kết quả rất khả quan trong quá trình sản xuất kinh doanh , việc đầu tư và sử dụng vốn của Công ty rất có hiệu quả. Để có thể tốt hơn nữa nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh , khai thác tối đa những khả năng tiềm tàng , đồng thời khắc phục những khó khăn hạn chế hiện tại , tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty . 1. Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như hiện nay, tài sản cố định thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mòn vô hình. Do đó để có cơ sở cho việc tính toán khấu hao nhằm thu hồi đầy đủ vốn, công ty cần phải giảm thiểu sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách của tài sản .muốn như thế thì công ty phải lập kế hoạch và có các biện pháp đánh giá và đánh giá lại giá trị tài sản cố định của công ty một cách thường xuyên chính xác . Công ty có thể tự đánh giá bằng cách tạm thời lập ra một ban để đánh giá và đánh giá lại tài sản hoặc có thể phối hợp với các công ty kiểm toán để đánh giá tình hình tài chính của công ty nói chung và của tài sản cố định nói riêng. Có như thế công ty mới xác định được môt cách chính xác giá trị thực của tài sản cố định , đây cũng là cơ sở cho việc xác định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn hoặc kịp thời xử lý những tài sản cố định bị mất giá để chống lại sự thất thoát vốn. Tính hiệu quả cần phải đạt được của các quyết định xử lý là phải bảo toàn được vốn cố định trong mọi trường hợp biến động giá cả nói chung và hao mòn vô hình nói riêng. 2. Lựa chọn phương pháp trích khấu hao. Trong công tác khấu hao tài sản cố định, công ty xi măng Bỉm Sơn đã chú trọng tới việc lựa chọn phương pháp trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định . Hiện công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho tất cả các loại tài sản cố định của công ty . Điều này là chưa hợp lý toàn bộ vì có những loại tài sản cố định có thời gian làm việc lớn và cường độ làm việc cao như máy xúc, xe ben la... thì nếu áp dụng phương pháp khấu hao này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc bảo dưỡng, nâng cấp, thay thế chúng, do đó đối với loại tài sản cố định này thì nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh. 3. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định thì cần phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận trong công ty, tự quy trách nhiệm đối với người quản lý và sử dụng tài sản cố định , đưa ra các hình thức khen thưởng nhằm khuyến khích sự sáng tạo và cần cù của người lao động giúp tiết kiệm các chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và đưa ra các hình thức kỷ luật, phạt đối với những cá nhân gây thiệt hại tới tài sản cố định của công ty. Cần tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, giảm thời gian tác nghiệp giữa các bộ phận, hợp lý hoá dây truyền công nghệ, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, công ty phải tổ chức tốt quá trình sản xuất. Có nghĩa là tổ chức sản xuất trong công ty phải đảm bảo 3 nguyên tắc đó là tính cân đối, nhịp nhàng và liên tục. Thực hiện tốt các nguyên tắc này sẽ đem lại những tác động to lớn cho công ty như: Tiết kiệm được thời gian trong sản xuất . Sử dụng hợp lý công suất và thời gian hoạt động của máy móc thiết bị. Góp phần đảm bảo sản xuất cân đối nhịp nhàng. Bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất với hiệu quả cao. 4. Thường xuyên sửa chữa, duy tu bảo dưỡng tài sản cố định. Công tác này có mục đích là duy trì khả năng hoạt động bình thường cho tài sản cố định của công ty và cần tiến hành định kỳ để có thế phát hiện, sửa chữa kịp thời những hỏng hóc chứ không phải đến lúc xảy ra sự cố mới xem xét sửa chữa thay thế. Tuy nhiên, đôi khi chi phí sửa chữa còn cao hơn giá trị còn lại của tài sản cố định , trong trường hợp này cần cân nhắc sửa chữa hay là sẽ thay mới tài sản này. 5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty. Sau mỗi kỳ kế hoạch, công ty sẽ phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định và vốn cố định thông qua những chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó, công ty có thể đưa ra quyết định đầu tư, điều chỉnh lại quy mô cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khai thác được những tiềm năng có sẵn và khắc phục được những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định. 6. Quản lý tốt vốn lưu động của công ty. Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản lưu động chiếm một tỷ trọng rất lớn ( 71,65% năm 2001), mà tỷ lệ hàng tồn kho chiếm tới 86,7% tổng tài sản của công ty năm 2001). Do đó việc quản lý tốt khoản hàng tồn kho sẽ giúp công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình. Cần phải tính toán lượng nguyên vật liệu cần thiết để làm sao giảm được mức dự trữ các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế ở mức độ hợp lý từ đó giảm vốn trong khâu dự trữ. Mặc dù trong thời gian qua công ty đã có những biện pháp tích cực để giảm mức dự trữ vật tư, nhưng cần thiết phải có sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng để rà soát tính toán lại mức dự trữ hợp lý hơn. Tuy nhiên để đảm bảo sản xuất, tiêu thụ ổn định và liên tục thì không thể không dự trữ nguyên vật liệu, thành phần và bán thành phẩm. Công ty cũng cần phải tính toán và tìm cách quản lý tốt khoản mục “hàng mua đang đi đường”, bởi với lượng vốn mà công ty tập trung vào đây là khá lớn, nó không chỉ làm cho công ty bị lãng phí vốn mà còn gây cho công ty những chi phí khác nhu chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản .... cụ thể là năm 2002, lượng vốn cuả công ty đầu tư vào “hàng mua đang đi trên đường” là 566 tỷ 297triệu chiếm 49,62% tổng nguồn vốn của công ty. Cần tiến hành kiểm kê phân loại đánh giá chất lượng vật tư để xác định loại cần dùng, không dùng hoặc ít dùng, kém hay mất phẩm chất để có các biện pháp xử lý kịp thời tránh gây cho công ty bị chiếm dụng vốn một cách vô ích. Đối với các loại vật tư kém phẩm chất hoặc không có nhu cầu sử dụng nữa thì cần tiến hành thanh lý bán để thu hồi vốn. Trong năm 2001 công ty đã xúc tiến phân loại đánh giá, xây dựng giá và phương án bán thanh lý các loại vật tư tồn kho ứ đọng và đã báo cáo với Tổng Cty xin ý kiến chỉ đạo. Tuy nhiên cần phải quan tâm tập trung chỉ đạo để giải quyết dứt điểm công việc này, tránh tình trạng dây dưa lâu dài gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Công ty cần có kế hoạch để mua sắm lượng vật tư hợp lý trên cơ sở sản xuất và sữa chữa , chú trọng tiến độ nhập hàng , tránh tình trạng mua dự trữ cho cả năm.Phải thực hiện đúng tiến độ nhập hàng theo hợp đồng . Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty, tăng cường việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn lưu động. Để thực hiện công tác này thì cần thông qua một số chỉ tiêu như vòng quay với lưu động, sức sinh lợi của vốn lưu động... trên cơ sở đó, biết rõ tình hình sử dụng vốn lưu động trong công ty, phát hiện những vướng mắc nhằm kịp thời sửa đổi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Công ty cũng cần hạn chế những khoản trả trước cho người bán và phải thu của khách hàng, mặc dù khoản này là không thể không có nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển như hiện nay. Nhưng công ty phải tính toán sao cho lượng giá trị các khoản phải thu của khách hàng và trả trước cho người bán là hợp lý, càng nhỏ càng tốt để tránh cho công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn nói chung của công ty. 7. Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá trong tổ chức và sản xuất kinh doanh: Công tác kế hoạch hoá trong sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, có hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra. Xây dựng kế hoạch chủ yếu thuộc về trách nhiệm của phòng kế hoạch, trung tâm giao dịch tiêu thụ, phòng kế toán thống kê tài chính, ban giám đốc. Để đạt hiệu quả cao hơn trong vấn đề sử dụng vốn , công ty nên phân công cán bộ chuyên trách theo dõi công tác sử dụng vốn thường xuyên theo định kỳ. Sau đó tổng hợp đánh giá các số liệu về quá trình sử dụng vốn, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng và tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh , từ đó có giải pháp và kiến nghị kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 8. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. 8.1. Nhiệm vụ trọng tâm là phải giữ được thị phần các thị trường truyền thống có lợi nhuận cao cuả công ty như Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Ninh Bình . Xử lý mềm dẻo và có các cơ chế linh hoạt để xi măng Bỉm Sơn không bị mất thị phần ở các thị trường này, đây là sự sống còn của xi măng Bỉm Sơn. 8.2. Tăng cường cải tiến công tác thị trường từ công ty đến chi nhánh cho phù hợp với cơ chế mới. Thực hiện tốt chính sách chất lượng của công ty và coi đó là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh. 8.3. Xem xét và cải tiến hệ thống bán hàng cho phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay như là : Hệ thống đại lý phải chọn những đại lý có đủ khả năng tài chính và có năng lực bán hàng để tạo điều kiện khuyến khích các đại lý bán hàng, tránh tình trạng mở nhiều đại lý ở một huyện. Công ty nên xem xét mức chi phí bán hàng, tiền lương và tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên gắn bó với công ty, nhằm quản lý và làm chủ được thị trường phân công . 8.4. Công ty cần quản lý chặt chẽ nguồn hàng nhằm đưa xi măng về đúng địa bàn tiêu thụ , khi giải quyết các chi phí nhất là chi phí đường bộ phải cân đối chung trong toàn công ty để tạo ra một mặt bằng giá cả hợp lý, tránh tình trạng các chi nhánh tranh giành phương tiện lẫn nhau. 8.5. Cần phải cân đối chi phí giữa các loại phương tiện cho hợp lý, nhằm khai thác hài hoà các phương tiện giữa đường bộ và đường sắt (đặc biệt cần quan tâm tới chi phí đường sắt để đưa xi măng về đích thực địa bàn). Cụ thể như sau: + Đối với thị trường Hà Nội và vùng phụ cận. - Trong cơ chế kinh doanh hiện tại của Tổng Cty xi măng Việt Nam quy định, công ty phải kết hợp với công ty vật tư kỹ thuật xi măng để tăng thị phần của xi măng Bỉm Sơn do công ty vật tư kỹ thuật quản lý. Trước mắt là năm 2002 phải tăng được lượng sản phẩm tiêu thụ ở khu vực này là 150 đến 200.000 tấn, đề ra kế hoạch là phải lấy lại được thị trường Hà Tây, Hoà Bình... và một phần thị trường Hà Nội. - Công ty tiếp tục khuyến mại hoặc hỗ trợ các chi phí đường sắt, đường bộ để khuyến khích Công ty vật tư kỹ thuật tăng được lượng tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn so với kế hoạch đề ra. - Tìm các đối tác có nhu cầu tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn, đồng thời dùng xe của công ty vận chuyển xi măng đến tận chân các công trình để đảm bảo giá cả phù hợp với thị trường và khách hàng chấp nhận được . + Đối với thị trường Thái Bình. Đây là thị trường lớn, có sức tiêu thụ cao nhưng thị phần của xi măng Bỉm Sơn không đáng kể. Vì thế, không khuyếch trương nhưng cố gắng phát triển được thị trường này. Chi nhánh ở Thái Bình cần phải tăng cường mở rộng thị trường để xi măng Bỉm Sơn có mặt nhiều trên các huyện và phấn đấu đạt mức tiêu thụ ít nhất là 70 -80.000tấn/năm trong các năm tới. + Đối với thị trường Nam Định - Ninh Bình: Đây là thị trường chủ yếu phục vụ nhu cầu của dân cư, trong khi xi măng Bút Sơn và xi măng Nghi Sơn đang tìm cách tăng thị phần, để xi măng Bỉm Sơn kiên quyết giữ vững và tăng thị phần ở địa bàn này cần: - Xem xét giá bán của xi măng Bỉm Sơn để nó không chênh lệch quá lớn với giá bán các loại xi măng khác (khoảng 5000đến 10.000đ/tấn là phù hợp). - Có chính sách khuyến khích các đại lý lớn để tạo điều kiện điều tiết thị trường, đồng thời giảm bớt các thủ tục, nghiên cứu các chính sách cho phù hợp để các đại lý này trở lại thành đại lý cho chi nhánh. Tính toán các chi phí đường sắt để tại giá bán hợp lý và có sức hấp dẫn tại các ga để các chi nhánh tập trung nhận bằng đường sắt từ 60% lượng hàng tiếp nhận trở lên, tránh trường hợp chi phí bằng đường sắt cao dẫn đến tập trung phương tiện tiếp nhận bằng đường bộ quá lớn làm ảnh hưởng đến sự điều tiết và giữ thị trường. Mở rộng điểm bán hàng xa, nhất là những vùng ven biển của tỉnh Nam định và Ninh Bình đang có những công trình thuỷ lợi lớn và khu vực dân cư có nhu cầu xi măng cao. + Địa bàn Thanh - Nghệ – Tĩnh : Càng ngày địa bàn này càng gặp nhiều khó khăn hơn do xi măng Nghi Sơn ngày càng dược người tiêu dùng chấp nhận và việc xi măng Hoàng mai đi vào sản xuất ổn định. Để giữ và tăng thị phần và hạn chế làm giảm tốc độ mở rộng thị phần của xi măng Nghi Sơn, Hoàng Mai thì công ty cần phải: - Củng cố lại hệ thống bán hàng, tăng cường mở rộng các điểm bán hàng ở các huyện (đặc biệt là các huyện vùng xa), xem xét lại hệ thống đại lý, chọn đại lý có đủ năng lực về tài chính, khả năng bán hàng để ký kết hợp đồng (kiên quyết loại bỏ những đại lý chỉ mở ra không bán hoặc chỉ bán tại nguồn), nghiên cứu lại các chi phí để cho CBCNV của các chi nhánh bán được hàng. - Đảm bảo đủ chi phí bán hàng bằng đường sắt để 2 chi nhánh Nghệ An , Hà Tĩnh có mức giá bán bằng đường sắt phù hợp với thị trường, đặc biệt là chi nhánh Hà Tĩnh có vùng phiá tây chủ yếu là đường sắt và nhu cầu xi măng để phục vụ cho công trình đường Hồ Chí Minh rất lớn . + Địa bàn Bình Trị Thiên và Miền trung. Do đặc tính của dân cư khu vực Bình - Trị - Thiên có tính bảo thủ cao, nên các loại xi măng khác khó thâm nhập vào thói quen sử dụng xi măng Bỉm Sơn của người dân ở đây, hơn nữa đây là khu vực đang được chú trọng để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Vì vậy , công ty cần phải giữ vững thị phần của xi măng Bỉm Sơn ở khu vực này. Tiếp tục tăng cường liên doanh với xí nghiệp xi măng Quảng Bình, cố gắng đưa trạm nghiền ở đây đạt công suất thiết kế để hàng năm tiêu thụ được 60.000- 70.000tấn Clinker. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu xi măng và Clinker cho Công ty kinh doanh Thạch Cao xi măng và Công ty XMVLXD &XL Đà Nẵng, đồng thời là phải sau 6 tháng hoặc 1 năm hai công ty phải gặp nhau để cùng giải quyết những khó khăn vướng mắc và tìm các biện pháp giữ vững thị trường. Thăm dò thị trường và tâm lý người tiêu dùng ở Quảng Ngãi, từ đó tính toán hiệu quả kinh tế, nếu có lãi thì sẽ lập phương án liên doanh với trạm nghiền của LICOGI (thị xã Quảng Ngãi) để tiêu thụ được Clinker . + Thị trường Lào: - Hoàn thiện phương án kinh doanh tại thị trường này, phấn đấu tiêu thụ tại hiện trường này 25.000 -50.000tấn vào năm 2002 và mức lợi nhuận đạt tối thiểu 15.000đ/tấn trở lên và tăng dần trong các năm tiếp theo. - Lập phương án, nghiên cứu tiền khả thi V/v liên doanh xây dựng trạm nghiền tại thị xã Lạc Xao (tỉnh Bôlykhămxay) với Công ty phát triển triệu voi thuộc bộ thương mại Lào. Hiện nay Công ty này có mỏ thạch cao tại Thà Khạc tỉnh Khăm Muội đang chào bán thạch cao cho Tổng Cty xi măng Việt Nam và rất muốn liên doanh với xi măng Bỉm Sơn. + Đối với việc tiêu thụ tại nguồn : Tiếp tục duy trì bán đối lưu và mở rộng phục vụ đến chân công trình cũng như cung cấp Clinker cho một số cơ sở nghiền phục vụ xi măng cho các đối tượng có nhu cầu thấp. 9. Mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh: Trong điều kiện nền khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay thì việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty. Khi đưa dây chuyền công nghệ mới hiện đại vào sản xuất, công ty có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên liệu, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và lượng sản phẩm tiêu thụ , hạ giá thành sản phẩm, từ đó mà làm tăng tốc độ luôn chuyển của vốn , từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 10. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên. Để việc sử dụng vốn có hiệu quả thì ngoài các công việc như mua sắm đối với TSCĐ, thì quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng góp phần vào nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì khi máy móc được trang bị hiện đại, nhưng lại không có kỹ năng sử dụng thì không những năng suất lao động không tăng lên mà có khi laị giảm xuống, máy móc bị hư hỏng. Do đó công ty phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cử cán bộ đi học ở các trường trong và ngoài nước để nâng cao trình độ của cán bộ quản lý cũng như của công nhân công ty. III - Kiến nghị . 1. Kiến nghị với Nhà nước: Trong những năm gần đây, việc quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp đã được “nới lỏng”. Các doanh nghiệp hầu như hoàn toàn độc lập tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh , chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng chúng . Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô thông qua các chính sách kinh tế xã hội đã được ban hành. Tuy nhiên , để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đồng thời phải phù hợp với thực tế thì việc quản lý của Nhà nước nên có một số sửa đổi sau : - Về lãi suất ngân hàng: Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ đắc lực và hữu hiệu nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng là vẫn để lãi suất và điều kiện thanh toán. Lãi suất được coi là một chi phí vốn mà việc tăng hay giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp . Do đó , ngân hàng phải tính toán một cách hợp lý sao cho lãi suất tiền vay nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp . Khung lãi suất do ngân hàng Nhà nước quy định phải khuyến khích được các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả . Tình hình ở công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới thì do nhu cầu vốn để đầu tư cải tạo dây chuyền là rất lớn, trong đó khoản vay trong nước chiếm một số lượng rất lớn , từ 50 triệu - 120 triệu USD (gồm USD và nội tệ quy đổi ra USD) tuỳ thuộc vào từng bước phát triển của công ty, do đó vấn đề về lãi suất mà ngân hàng cho vay có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty . - Nhà nước phải có chính sách tỷ giá phù hợp: Nền kinh tế đất nước càng phát triển thì nhu cầu giao lưu trao đổi thương mại với nước ngoài là rất lớn, kể cả các nguồn vốn mà các doanh nghiệp trong nước huy động từ nước ngoài là rất lớn. Do đó chính sách tỷ giá của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp . Đối với các doanh nghiệp huy động vốn bằng ngoại tệ thì nếu tỷ giá tăng sẽ rất bất lợi , Công ty xi măng Bỉm Sơn cũng là một trong số các doanh nghiệp đó, vốn vay nước ngoài để cải tạo dây chuyền công nghệ là rất lớn , từ 50 triệu đến 150 triệu USD (tăng dần theo các bước cải tạo của công ty). - Về thủ tục hành chính pháp lý. Nhà nước nên cải thiện các thủ tục hành chính để nó thuận tiện , gọn nhẹ hơn nhằm giúp các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội trong kinh doanh. Và cũng cần ban hành một số điều luật mới hỗ trợ cho sự ra đời và hoạt động của thị trường tài chính , sửa đổi và bổ sung các điều luật đã ban hành sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Cần có các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Nhà nước nên có biện pháp để bảo vệ một số ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp xi măng khi chúng ta là thành viên của AFTA. 2. Kiến nghị với Tổng công ty. - Đề nghị tổng công ty cho phép công ty được giữ lại quỹ khấu hao để góp phần tăng nguồn vốn hoạt động cho công ty, công ty có điều kiện đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ mà không phải hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn mà tổng công ty rót xuống hay là vốn vay, nhằm tăng khả năng độc lập về tài chính của công ty , hạn chế ảnh hưởng của Tổng Cty trong vấn đề tài chính. - Đề nghị tổng công ty mở rộng khung khuyến mại các khu vực cạnh tranh găy gắt với xi măng Nghi Sơn như ở Nghệ An, Thanh Hoá với mức tối thiểu là 20.00đ/tấn để công ty chủ động điều tiết nhằm mục đích giữ vững và mở rộng thị phần . Trước kia khuyến mại đang ở mức 20.000đ/tấn, nhưng từ 01-04-2001 theo quyết định số 437/XMVN-TT ngày 20/3/2001 chỉ còn tối đa 10.000đ/tấn, điều này đã gây khó khăn cho công ty trong việc giữ vững thị phần của mình chứ chưa nói gì đến việc phát triển thị phần. - Để tăng được thị phần của xi măng Bỉm Sơn tại trường do Công ty VT -KTXM quản lý (nếu không xi măng liên doanh cũng tăng thị phần ở khu vực này và sẽ làm giảm thị phần của Tổng công ty) đề nghị Tổng công ty để Công ty xi măng Bỉm Sơn trong điều kiện cho phép được hỗ trợ một phần chi phí bằng đường sắt cho Công ty VT-KTXM để tăng cường bán xi măng ở khu vực này, mức tối đa là 15.000đ/tấn. Nếu đến cuối năm 2002 thị phần của xi măng Bỉm Sơn tại khu vực này không tăng thì đề nghị Tổng Cty cho phép công ty xi măng Bỉm Sơn có các biện pháp tích cực hơn. - Hiện tại giá bán xi măng ở đầu nguồn quá cao, bất hợp lý so với giá xi măng bao, chênh lệch chỉ 60.000đ/tấn nên hầu như Công ty không bán được xi măng rời, cụ thể: Năm 1999 bán được: 38.264tấn Năm 2000 bán được : 14.395 tấn Năm 2001 bán được : 2.659 tấn Do đó để công ty bán được xi măng rời đề nghị Tổng công ty giảm khung giá tối thiểu xuống 80.000đ/tấn. - Hiện tại xi măng của Bỉm Sơn nói riêng và của Tổng công ty nói chung không vào được các công trình xây dựng cơ bản lớn của Nhà nước như: Cầu cảng, giao thông ... Trong năm 2002 và các năm tiếp theo khu vực này sẽ được Nhà nước đầu tư rất lớn vào xây dựng cơ bản và cơ sở hạ tầng. Đề nghị Tổng công ty xem xét có cơ chế linh hoạt để xi măng Bỉm Sơn đi vào được các công trình này. Hiện tại toàn bộ xi măng phục vụ cho cải tạo đường quốc lộ 1, các cảng biển lớn dọc miền trung đều do Công ty xi măng ChinhFong cung cấp, toàn bộ xi măng phục vụ cho công trình xa lộ Hồ Chí Minh qua miền trung gần lớn do Công ty xi măng Nghi Sơn và ChinhFong cung cấp. Kết luận Sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề rất cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Cty , hạch toán độc lập, Công ty xi măng Bỉm Sơn với quy mô rất lớn, tuy nhiên trình độ khoa học công nghệ cũng như trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, Công ty đã và đang gặp không ít khó khăn bởi áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường. Việc tìm ra giải pháp để công ty sử dụng có hiệu quả hơn những nguồn lực có sẵn của mình có ý nghĩa rất quan trọng. Sau một thời gian tiếp xúc thực tế tại Công ty xi măng Bỉm Sơn, được sự hướng dẫn tận tình của anh LÊ HUY QUÂN và các cán bộ khác trong phòng kế toán -thống kê - tài chính của Công ty , cùng sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo -tiến sĩ Vũ Duy Hào , trên cơ sở những kiến thức có được trong quá trình học tập, tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Tôi không có tham vọng chuyên đề này có thể đưa ra những giải pháp hoàn toàn phù hợp, đem lại hiệu quả cao trực tiếp cho Công ty trong công tác sử dụng vốn . mà chỉ là sự so sánh, đối chiếu giữa thực tế và những kiến thức đã học được để đưa ra những nhận xét, gợi ý hướng giải quyết để hoàn thiện hơn nữa việc quản lý sử dụng vốn tại Công ty xi măng Bỉm Sơn. Hơn nữa do hạn chế về thời gian tìm hiểu, năng lực cũng như kiến thức, hiểu biết chuyên môn, chắc chắn chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được các thầy cô, bạn bè, các cô chú trong Công ty xi măng Bỉm Sơn chỉ bảo và đưa ra những nhận xét, góp ý để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa chuyên đề tốt nghiệp cũng như kiến thức của bản thân mình. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo - tiến sĩ Vũ Duy Hào và các cán bộ Công ty xi măng Bỉm Sơn đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập cũng như trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp này ./. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp Khoa - ngân hàng - tài chính trường ĐHKTQD. 2. Quản trị tài chính doanh nghiệp Tác giả: TS Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ - Phạm Long NXB Thống Kê 2000 3. Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Tác giả :PGS.TS Ngô Thế Chi - TS Vũ Công ty NXB Thống Kê 2001 4. Phân tích tài chính doanh nghiệp Tác giả: JOSETTE PEYRARD Người dịch: Đỗ Văn Thận NXB Thống Kê 1996 5. Báo cáo tài chính Công ty xi măng Bỉm Sơn các năm 1988,1999,2000 và 2001 6. Đề án phát triển Công ty xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2001 -2010 7. Tạp chí tài chính 8. Tạp chí ngân hàng 20 Năm Công ty xi măng Bỉm Sơn - xây dựng và trưởng thành . NXB Thống Kê 2000. Mục lục Lời nói đầu 1 Phần I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 3 I Vốn và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3 1. Khái niệm 3 2. Phân loại vốn 5 2.1 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển 5 2.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành 10 2.3 Phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng 13 3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 14 II Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 16 1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn 16 2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 18 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 21 3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 21 3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23 III Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 25 1. Các nhân tố khách quan 25 1.1 Môi trường tự nhiên 25 1.2 Môi trường pháp lý 25 1.3 Môi trường kinh tế 25 1.4 Môi trường chính trị văn hoá xã hội 26 1.5 Môi trường kỹ thuật công nghệ 26 2. Các nhân tố chủ quan 26 2.1 Trình độ của lực lượng lao động 26 2.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 28 Phần II Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn 29 I Một số nét về công ty xi măng Bỉm Sơn 29 1. Quá trình hình thành và phát triển 29 2. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty 32 3. Một số đặc điểm về công nghệ và thị trường của công ty xi măng Bỉm Sơn 36 3.1 Quy trình công nghệ của công ty xi măng Bỉm Sơn 36 3.2 Về thị trường của công ty 37 II Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn 39 1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua 39 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 48 2.1 Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động SXKD 48 2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định 50 2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động 58 III Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 62 1. Những kết quả đạt được 62 2. Những tồn tại và nguyên nhân 63 Phần III Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn 66 I Định hướng phát triển của công ty 66 II Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 69 1 Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ 70 2 Lựa chọn phương pháp trích khấu hao 70 3 Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ 71 4 Thuờng xuyên sữa chữa duy tu bảo dưỡng TSCĐ 71 5 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 72 6 Quản lý tốt vốn lưu động tại công ty 72 7 Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá trong tổ chức và sản xuất kinh doanh 74 8 Đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm 74 9 Mạnh dạn đầu tư công nghệ mới vào sản xuất 78 10 Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên 79 III Kiến nghị 79 1. Kiến nghị với nhà nước 79 2. Kiến nghị với tổng công ty 81 Kết luận 83 Tài liệu tham khảo 85 Mục lục 86

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0165.doc
Tài liệu liên quan