Đề tài Giải pháp nhằm đẩy mạnh bộ tiêu chuẩn SA8000 trong các doanh nghiệp Việt Nam

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến môi trường xã hội trong công việc sản xuất kinh doanh của mình. Ngày nay xu hướng trên toàn thế giới là người ta ngày càng chú ý nhiều hơn tới những nhân tố khuyến khích doanh nghiệp đối sử có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm trong cải thiện quan hệ xã hội, môi trường và đạo đức, văn hoá ở doanh nghiệp. Chính vì vậy mà SA8000 mang tính quan trọng rất cao. Cùng với các bộ tiêu chuẩn quốc tế khác như ISO9001, HACCP, ISO14000 SA8000 mang lại cho doanh nghiệp áp dụng nhiều lợi ích, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc cho người lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu và lợi nhuận Việc thực hiện chứng chỉ SA8000 giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh về nguồn nhân lực và môi trường đầu tư. Đặc biệt đối với nước ta là một nước có nguồn lao động dồi dào, có ưu thế về khả năng cạnh tranh của những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ càng có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như mở rộng xuất khẩu.

doc33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm đẩy mạnh bộ tiêu chuẩn SA8000 trong các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được thưc hiện nhằm giới thiệu và nghiên cứu rõ hơn về SA8000. Bài báo cáo gồm ba phần. Phần I – Tổng quan về bộ tiêu chuẩn SA8000, phần này giới thiệu về SA8000 với lịch sử ra đời của nó, mục đích, phạm vi và đối tượng áp dụng, nội dung của bộ tiêu chuẩn, lợi ích của việc áp dụng, các bước để thực hiện SA8000, tình hình áp dụng trên thế giới. Phần II – Tình hình áp dụng SA8000 ở Việt Nam hiện nay với các vấn đề: sự cần thiết áp dụng SA8000, những điểm cần lưu ý và thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Phần III – Những giải pháp nhằm đẩy mạnh bộ tiêu chuẩn SA8000 trong các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiên bài báo cáo nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong cô giáo và bạn đọc thông cảm và đóng góp ý kiến. Xin chân thành cảm ơn cô giáo đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiên nghiên cứu này! Phần I: Tổng quan về bộ tiêu chuẩn SA8000 Hệ thống trách nhiệm xã hội 1. Giới thiệu về SA8000 1.1. Khái niệm SA8000 và lịch sử ra đời của nó Thực hiện hệ thống tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội hay SA8000 là sự cần thiết khách quan trong quá trình hội nhập, tuy nhiên đây là vấn đề rất mới và trên thực tế nhiều khi có sự nhận thức và vận dụng khác nhau. SA8000 là sản phẩm của tổ choc trách nhiệm xã hội quốc tế ( SAI) – một tổ chức phi chính phủ vừa được nhận giấy phép chính thức hoạt động tại Việt Nam. Bà Alice Tểpp Marlin – chủ tịch SAI, nhân dịp sang Việt Nam để khai trương văn phòng hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh cho biết: SAI được thành lập năm 1996 với mục đích cải thiện môi trường lao động và môi trường sinh hoạt cộng đồng. SAI lập nên tiêu chuẩn SA8000 và phương thức để xây dung tiêu chuẩn này, được chấp bút bởi Hội đồng tư vấn quốc tế, nhằm đảm bảo một môi trường lao động an toàn và hiệu quả trên khắp thế giới. Tiêu chuẩn này được dựa trên nền tảng Công ước của Liên Hợp Quốc và tổ chức Lao động thế giới ( ILO). SA8000 là một bộ tiêu chuẩn định ra các tiêu chí có thể kiểm định được và một quy trình đánh giá độc lập để bảo vệ quyền lợi của người lao động và đảm bảo hàng hoá được sản xuất từ bất cứ công ty nhỏ hay lớn trên thế giới mà những công ty này được đánh giá là có đạo đức trong đối xử với người lao động. Cấp chứng chỉ thực hiện SA8000 có nghĩa là một nhà máy, xí nghiệp đã được kiểm tra và công nhận đã tuân thủ những quy trình kiểm tra của CEPAA và thực hiện nghiêm ngặt những tiêu chuẩn này. Bộ phận kiểm tra để cấp chứng chỉ tìm kiếm những bằng chứng chứng minh rằng hệ thống quản lý hoạt động hiệu quả, các quy trình và kết quả thực hiện chứng tỏ việc tuân thủ SA8000. Về thực chất, SA8000 bao gồm những điều kiện cụ thể nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong sử dụng lao động, SA8000 không phải là những quy định xa lạ với Luật lao động của nước ta, có khác chăng là SA8000 ngoài việc đưa ra những quy định hết sức cụ thể, còn bao gồm ba yếu tố quan trọng cho việc theo dõi trách nhiệm xã hội 1.2. Mục đích và phạm vi sử dụng Tiêu chuẩn SA8000 quy định cụ thể những yêu cầu về trách nhiệm xã hội để một công ty có thể: a/ Triển khai, duy trì và thực hiện các chính sách và các quy trình để quản lý những vấn đề có thể phát sinh từ quan hệ giữa doanh nghiệp với những người lao động, đây là những vấn đề mà công ty có thể giám sát hoặc tác động. b/ Chứng minh cho các bên liên quan rằng các chính sách, quy trình và các nguyên tắc được thực hiện đầy đủ theo những yêu cầu của tiêu chuẩn này. Tuy nhiên các yêu cầu của tiêu chuẩn này được áp dụng khắp nơi tính đến vị trí địa lý, ngành sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty. Có thể áp dụng SA8000 cho tất cả các tổ chức thuộc các loai hình, quy mô và sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Hiện nay tiêu chuẩn đang thu hút được sự chú ý của ngành công nghiệp nhẹ yêu cầu nhiều lao động. Doanh nghiệp, tổ chức có thể muốn lấy chứng nhận SA8000 bởi vì quyết định mua của người tiêu dùng – những người thích làm việc với các nhà cung ứng có chứng nhận SA8000 hay nói cách khác những yêu cầu của SA8000 là doanh nghiệp phải chắc chắn rằng các nhà cung ứng của họ, các nhà thầu phụ phải đáp ứng các yêu cầu của SA8000. Điều này không nhất thiết là các nhà cung ứng hay các nhà thầu phụ có chứng nhận SA8000. Thông thường thì SA8000 có thể được áp dụng cho các công ty sản xuất sử dụng nhiều lao động như các công ty dệt may, các công ty sản xuất đồ nội thất hay các công ty sản xuất đồ chơi… Tại Việt Nam, doanh nghiệp và các nhà thầu phụ mà sản xuất hàng hoá cho các công ty châu Âu và Mỹ thường lấy chứng nhận SA8000 hoặc là cam kết tuân thủ theo các yêu cầu của SA000. SA8000 cũng có thể áp dụng cho ngành công nghiệp nhưng chưa có áp dụng cho ngành dầu khí và ngành mỏ. Doanh nghiệp có thể lựa chọn để lấy chứng nhận trên toàn bộ các cơ sở của mình hoặc chỉ lấy chứng nhận cho một số cơ sở. 1.3. Đối tượng áp dụng Đó là những tổ chức cần SA8000 với mong muốn: - Tự chứng tỏ sự tuân thủ với các chính sách về trách nhiệm xã hội. - Muốn chứng tỏ sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác. - Được chứng nhận bởi một tổ chức bên thứ ba về hệ thống trách nhiệm xã hội. 2. Nội dung của bộ tiêu chuẩn 2.1. Một số thuật ngữ và định nghĩa * Công ty: thực thể của một số tổ chức hoặc thực thể kinh doanh chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của SA8000, bao gồm tất cả mọi người (ví dụ như các giám đốc, người điều hành, quản lý, tổ trưởng, nhân viên thừa hành trong biên chế, hợp đồng hoặc đại diện công ty). * Nhà cung cấp/ nhà thầu phụ: một thực thể kinh doang cung cấp hàng hoá /dịch vụ được công ty sử dụng để tạo ra sản phẩm / dich j vụ của công ty. * Nhà cung cấp phụ: một thực thể kinh doanh trong chuỗi cung ứng, cung cấp trực tiếp hay gián tiếp sản phẩm / dich vụ cho nhà cungcấp và được công ty sử dụng để tạo thành sản phẩm/ dịch vụ của công ty. * Hành động sửa chữa: hành động được thể hiện để sửa chữa sự vi phạm các quyền của người lao động trứoc đó đối với công nhân hoặc nhân viên. * Hành động khắc phục: việc thực hiện sự thay đổi hoặc giải pháp có tính hệ thống để đảm bảo khắc phục ngay hoặc khắc phục liên tục sự không phù hợp. * Bên hữu quan: cá nhân hoặc tập thể có quan hệ tới hoặc ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động xã hội của công ty. * Trẻ em: bất kì người nào nhỏ hơn 15 tuổi, ngoại trừ độ tuổi tối thiểu do luật địa phương qui định cao hơn tuổi làm việc hoặc bắt buộc đến trường, trong những trường hợp này áp dụng độ tuổi cao hơn. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nếu độ tuổi do luật địa phương quy định là 14 tuổi thì áp dụng độ tuổi thấp hơn này, miễn áp dụng điều 138 của công ước ILO. * Lao động chưa thàng niên: người lao động có độ tuổi cao hơn độ tuổi của trẻ em như định nghĩa ở trên và nhỏ hơn 18 tuổi. * Lao động trẻ em: bất kỳ công việc nào được thực hiên bởi trẻ em có độ tuổi nhỏ hơn tuổi đựơc quy định trong định nghãi về trẻ em nói trên, miễn trừ áp dụng khuyến nghị 146 của ILO. * Lao động cưỡng bức: mọi công việc hoặc dịch vụ được thực hiện bởi bất kỳ người nào bị đe doạ trừng phạt mà không tạo cho ngưòi đó tự nguyện hoặc được yêu cầu như la một cách hoàn tiền trả nợ. * Biện pháp khắc phục lao động trẻ em: mọi hỗ trợ và hành động cần thiết để đảm bảo an toàn, sức khoẻ, giáo dục và phát triển của trẻ em bị lao động và sa thải. 2.2. Các yêu cầu về trách nhiệm xã hội. 2.2.1. Lao động trẻ em. Chuẩn mực: a) Công ty không nên ủng hộ viẹc sử dụng lao động trẻ em như đã định nghĩa ở trên. b) Công ty phải thiết lập tài liệu, duy trì và thông tin có hiệu lực đến nhân viên và các bên hữu quan khác các chính sách và thủ tục xử lí khi thấy trẻ em đang làm việc trong những tình huống theo đĩng nghĩa về lao động trẻ em nói trên và phải cung cấp sự hỗ trợ thoả đáng để các trẻ em đó có thể đến trường và tiếp tục học cho đến khi chúng không còn là lao động trẻ em nữa. c) Công ty phaỉ thiết lập tài liệu, duy trì và thông tin có hiệu lực đến nhân viên và các bên hưu quan khác về các chính sách và thủ tục để thúc đẩy việc giáo dục trẻ em đựơc đề cập trong khuôn khổ khuyến nghị số 146 của tổ chức lao động quốc tế ( ILO) và lao động chưa thành niên chịu sự điều chỉnh của Luật giáo dục bắt buộc đang đi học, bao gồm các biện pháp nhằm đảm bảo không sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động chưa thành niên trong giờ lên lớp; số giờ đi lại hàng ngày( đến trường, đến nơi làm việc và ngược lại), học tập và làm việc phải không quá 10 giờ mỗi ngày. d) Công ty không bố trí lao động trẻ em hoặc chưa thành niên ở những nơi làm việc độc hại, tình huống mạo hiểm, không an toàn hay có hại đến sức khoẻ. 2.2.2. Lao động cưỡng bức Chuẩn mực: Công ty không nên ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức cũng như không nên yêu cầu bất cứ hình thức đặt cọc nào, dù là dưới hình thức giấy tờ tuỳ thân hay tiền thế chân mới được bắt đầu làm việc với công ty. 2.2.3. Sức khoẻ và an toàn Chuẩn mực: a) Công ty phải cung cấp một môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khoẻ và tiến hành các bước thích hợp để phòng ngừa tai nạn và tổn hại đến sức khoẻ có thể nảy sinh, gắn liền hoặc xuất hiện trong quá trình làm việc bằng cách giảm thiểu tối đa, đến chừng mức có thể thực hiện trong thực tế, các nguyên nhân của các mối nguy hại tiềm ẩn trong môi trường làm việc. b) Công ty phải chỉ định một đại diện có kinh nghiệm của ban lãnh đạo chịu trách nhiệm về sức khoẻ và an toàn của mọi nhân viên và có bổn phận thực hiện các yếu tố về sức khoẻ và an toàn của tiêu chuẩn này. c) Công ty phải cung cấp những khoá đào tạo thường xuyên về sức khoẻ và an toàn cho tất cả nhân viên mới tuyển dụng hoặc phân công lại ( ít nhất một lần một năm). d) Công ty phải thiết lập các hệ thống để phát hiện lỗi, phòng chống hoặc đối phó với các mối đe doạ tiềm ẩn đối với sức khoẻ và an toàn của một nhân viên. e) Công ty phải cung cấp các phương tiện vệ sinh sạch sẽ, an toàn và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của nhân viên. 2.2.4. Tự do nghiệp đoàn và thương lượng tập thể Chuẩn mực: a) Công ty phải tôn trọng quyền của nhân viên thành lập và tham gia các nghiệp đoàn theo sự lựa chọn của họ và quyền thương lượng tập thể. b) Trong trường hợp quyền tự do nghiệp đoàn và thương lượng tập thể bị hạn chế theo Luật định, Công ty phải tạo thuận lợi cho nhân viên được quyền tự do và thương lượng. c) Công ty phải đảm bảo người đại diện cho người lao động không bị phân biệt đối xử và họ có quyền tiếp cận các thành viên của hiệp hội tại nơi làm việc. 2.2.5. Phân biệt đối xử Chuẩn mực: a) Công ty phải không dính líu hoặc ủng hộ sự phân biệt đối xử trong thuê mướn, trả lương, huấn luyện, đề bạt, kết thúc hợp đồng hoặc nghỉ hưu dựa trên chủng tộc, đẳng cấp xã hội, quốc tịch, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên nghiệp đoàn, đảng phái chính trị hoặc tuổi tác. b) Công ty phải không can thiệp vào việc thực hiện quyền của nhân viên đối với việc tuân thủ những đức tin hay tập tục nhằm đáp ứng các yêu cầu có liên quan đến chủng tộc, đẳng cấp xã hội, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên nghiệp đoàn hoặc đảng phái chính trị. c) Công ty phải không cho phép có các cư xử như cử chỉ, ngôn ngữ, tiếp xúc thân thể như ép buộc, đe doạ, lạm dụng hoặc khai thác tình dục. 2.2.6. Thi hành kỷ luật Chuẩn mực: Công ty phải không dính líu hoặc ủng hộ việc dùng nhục hình, ép buộc thể xác hay tinh thần và lăng mạ: + Các hình thức đánh đập. + Cắt lương vô cớ, ví dụ vì nghỉ bệnh hay không làm thêm ngoài giờ. + Đe doạ đuổi việc hay làm hại. 2.2.7. Giờ làm việc Chuẩn mực: a) Công ty phải tuân thủ luật, các quy định và các tiêu chuẩn công nghiệp về giờ làm việc. Tuần làm việc bình thường phải theo luật nhưng thông thường không quá 48 giờ. Nhân viên phải có tối thiểu 1 ngày không làm việc trong mỗi chu kì 7 ngày. Mọi công việc làm thêm giờ phải được trả ở mức thù lao cao hơn bình thường và trong mọi tình huống phải không quá 12 giờ cho mỗi người mỗi tuần. b) Ngoài yêu cầu khác được phép trong phần c) dưới đây, công việc làm thêm giờ phải tự nguyện. c) Khi công ty tham gia thoả ước lao động tập thể được thương lượng tự do với các tổ chức của người lao động ( theo định nghĩa của ILO), đại diện cho một phần lớn lực lượng lao động, công ty có thể yêu cầu làm thêm giờ theo thoả ước đó để đáp ứng sự đòi hỏi của công việc kinh doanh ngắn hạn. Bất kỳ thoả ước nào như thế đều phải phù hợp với yêu cầu của điều a) trên. 2.2.8. Tiền lương Chuẩn mực: a) Công ty phải đảm bảo tiền lương được trả cho một tuần làm việc tiêu chuẩn ở các mức tiêu chuẩn tối thiểu thêo pháp luật hoặc ngành công nghiệp và phải luôn đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của nhân viên và để cung cấp thu nhập nào đó tuỳ theo tình hình. b) Công ty phải đảm bảo việc không trừ lương vì mục đích kỷ luật và phải đảm bảo cơ cấu lương và phúc lợi cho người lao động được tính toán rõ ràng và đều đặn; công ty cũng phải đảm bảo tiền lương và phúc lợi được chi trả phù hợp đày đủ theo luật và tiền thù lao được chi trả bằng tiền mặt hoặc ở dạng chi phiếu theo cách nào thuận tiện cho người lao động. c) Công ty phải đảm bảo không lợi dụng hợp đồng lao động hay chế độ học nghề để trốn tránh việc hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với nhân viên theo luât và các văn bản pháp quy về lao động và an ninh xã hội. 2.2.9. Hệ thống quản lý Chuẩn mực: Chính sách 1/ Lãnh đạo cao nhất phải xác định chính sách của công ty nhằm đảm bảo trách nhiệm xã hội và các điều kiện lao động, bao gồm: a) Sự cam kết tuân thủ toàn bộ các yêu cầu của tiêu chuẩn này, luật quốc gia và tôn trọng những định chế quốc tế; b) Sự cam kết đối với việc cải tiến liên tục; c) Lập tài liệu, thực hiện, duy trì, thông tin một cách hiệu lực và theo thể thức làm cho mọi nhân viên dễ dàng thấu hiểu, kể cả các giám đốc, người điều hành, người quản lí, tổ trưởng và nhân viên được thuê mướn trực tiếp hoặc hợp đồng hay đại diên công ty; d) Chính sách phải để sẵn và được thông báo rộng rãi. Xem xét của lãnh đạo 2/ Định kì lãnh đạo cao nhất phải xem xét sự thoả đáng, thích hợp và luôn hiệu lực của chính sách, tuân thủ và kết quả hoạt động của công ty so với các yêu cầu khác mà công ty tán thành. Việc sửa đổi và cải tiến hệ thống phải được thực hiện khi thích hợp. Đại diện của công ty 3/ Công ty nên cử ra một đại diện có kinh nghiệm của ban lãnh đạo, ngoài các trách nhiệm khác phải đảm bảo rằng các cam kết của SA8000 phải được thực hiện. 4/ Công ty phải tạo điều kiện cho nhân viên không thuộc diện người quản lý chọn một đại diện của họ để thông đạt với ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn này. Hoạch định và thực hiện 5/ Công ty phải đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn này được thấu hiểu và thực hiện ở mỗi cấp trong tổ chức; các phương pháp thực hiện không hạn chế, nhưng phải bao gồm: a) Xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn; b) Huấn luyện nhân viên mới và/ hoặc nhân viên thuê theo thời vụ; c) Các chương trình huấn luyện định kỳ và nâng cao nhận thức cho nhân viên đang làm việc; d) Theo rõi thường xuyên các hoạt động và kết quả để chứng minh hiệu lực của hệ thống được thực hiện đáp ứng với chính sách của công ty và các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Kiểm soát nhà cung cấp/ nhà thầu phụ và người cung cấp phụ 6/ Công ty phải thiết lập và duy trì các thủ tục thích hợp để đánh giá và chọn các nhà cung cấp/ nhà thầu phụ dựa trên khả năng đáp ứng các yêu cầu của SA8000. 7/ Công ty phải duy trì các hồ sơ cam kết bằng văn bản thích hợp của nhà cung cấp/ nhà thầu phụ đối với trách nhiệm xã hội, không giới hạn, và để: a) Tuân thủ toàn bộ các yêu cầu của tiêu chuẩn này ( kể cả điều này). b) Tham gia vào các hoạt động giám sát của công ty khi được yêu cầu. c) Thực hiện không chậm trễ hành động sửa chữa và khắc phục để giải quyết bất kì sự không phù hợp được xác định dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn này. d) Thông báo không chậm trễ và đầy đủ cho công ty về bất kỳ và tất cả các mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp/ nhà thầu phụ và nhà cung cấp phụ khác. 8/ Công ty phải duy trì bằng chứng hợp lý rằng các nhà cung cấp và nhà thầu phụ đang đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này. 9/ Ngoài các yêu cầu của phần 6 và 7 nói trên, khi công ty tiếp nhận, xử lý hoặc khuyếch trương sản phẩm và/ hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp/ nhà thầu phụ hay nhà cung cấp phụ thuộc diện người lao động tại nhà, công ty phải tiến hành các bước đặc biệt để đảm bảo người lao động tại nhà phải thực hiện chế độ bảo vệ tương tự đối với nhân viên được thuê mướn trực tiếp đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Các bước đặc biệt như vậy không hạn chế, nhưng phải bao gồm: a) Thiết lập việc ràng buộc về pháp lý trong hợp đồng mua hàng ở dạng văn bản có đòi hỏi sự phù hợp với các chuẩn mực tối thiểu ( theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này). b) Đảm bảo các yêu cầu của hợp đồng mua hàng ở dạng văn bản được người lao động tại nhà và các bên có liên quan trong hợp mua hàng thấu hiểu và thực hiện. c) Tại các cơ sở của công ty, duy trì các hồ sơ đầy đủ có các chi tiết nhận biết về người lao động tại nhà; số lượng hàng hoá/ dịch vụ đã cung cấp và/ hoặc số giờ làm việc cho từng người lao động tại nhà. d) Các hoạt động giám sát thường xuyên được thông báo hay không thông báo để kiểm tra xác nhận sự phù hợp với các điều khoản của văn bản hợp đồng mua hàng. Xử lý các mối quan tâm và hành động khắc phục 10/ Công ty phải điều tra, xử lý và đáp ứng các mối quan tâm của nhân viên và các bên hữu quan khác đối với sự phù hợp/ không phù hợp với chính sách của công ty và/ hoặc các yêu cầu của SA8000 ; Công ty phải kiềm chế để không kỷ luật, sa thải hoặc có bất kỳ phân biệt đối xử nào khác đối với bất kỳ nhân viên nào cung cấp thông tin liên quan tới việc tuân thủ tiêu chuẩn. 11/ Công ty phải thực hiện các hành động sửa chữa, khắc phục và bố trí các nguồn lực thích hợp tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ sự không phù hợp được xác định dựa trên chính sách của công ty và các yêu cầu của tiêu chuẩn. Thông tin bên ngoài 12/ Công ty phải thiết lập và duy trì các thủ tục để thông tin đều đặn đến các bên hữu quan các số liệu và các thông tin khác đối với các hoạt động dựa trên các yêu cầu của tài liệu này, không hạn chế nhưng bao gồm các kết quả xem xét của lãnh đạo và các hoạt động theo dõi. Việc tiếp cận để kiểm tra các nhân viên 13/ Khi được yêu cầu theo hợp đồng, công ty phải cung cấp thông tin hợp lý và để cho các bên hữu quan tiếp cận, tìm kiêm và kiểm tra xác nhận phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này trường hợp hợp đồng có yêu cầu thêm thì nhà cung cấp và nhà thầu phụ của công ty cũng phải cung cấp các thông tin tương tự và cho phép tiếp cận thông qua việc thành lập một yêu cầu như thế trong các hợp đồng mua hàng của công ty. Hồ sơ 14/ Công ty phải duy trì các hồ sơ thích hợp để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. 3. Các bước để lấy chứng nhận SA8000 3.1. Các bước để thực hiện SA8000 - Lãnh đạo cam kết. - Đánh giá và lập kế hoạch. - Thiết lập hệ thống trách nhiệm xã hội và tài liệu. - Ap dụng hệ thống. - Đánh giá cải tiến. - Chứng nhận. 3.2. Các bước để lấy chứng nhận SA8000 3.2.1. Tóm tắt các bước để lấy chứng nhân Gồm sáu bước như sau: Xem tài liệu và áp dụng Đánh giá nội bộ Trước khi đánh giá bởi đánh giá viên Đánh giá để lấy chứng nhận Đánh giá hàng năm Gia hạn chứng nhận 3.2.2. Các bước để đăng ký chứng nhận Bước 1: Xem tài liệu Để tiến hành đăng ký chứng nhận SA8000 doanh nghiệp có thể tìm hiểu các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này và tài liệu hướng dẫn, có thể tham khảo trên trang web Bước 2: Tham dự khoá đào tạo về SA8000 Doanh nghiệp có thể tham gia khoá đào tạo về đánh giá SA8000 trong bốn ngày hoặc trong khoá học hai ngày về SA8000 cho các nhà cung ứng. Các khoá đào tạo này thường được cung cấp từ các tổ chức chứng nhận SA8000. Bước 3: Liên hệ với các nhà đánh giá của tổ chức chứng nhận SA8000 Doanh nghiệp phải liên hệ với các tổ chức chứng nhận SA8000 để lấy một đơn xin được chứng nhân SA8000 và một hướng dẫn đầu tiên trong quy trình lấy SA8000. Doanh nghiệp có thể liên hệ với một trong những công ty đánh giá SA8000 ở Việt Nam như sau: TUV, DNV, BVQI, ITS VA SGS. Bước 4: Đệ trình đơn xin chứng nhận Để được chứng nhận SA8000, doanh nghiệp phải đệ trình đơn xin được chứng nhận cho một nhà đánh giá và cam kết sẽ để nhà đánh giá thực hiện đánh giá doanh nghiệp trong vòng một năm. 3.2.3. Đánh giá nội bộ SA8000 Sau khi đọc hướng dẫn SA8000 và đệ trình đơn đăng ký để được chứng nhận, doanh nghiệp phải tự thực hiện đánh giá nội bộ hoặc là với sự giúp đỡ của một tổ chức tư vấn độc lập. * Ước lượng chi phí tư vấn: Chi phí tư vấn được tính dựa trên số ngày làm việc của tư vấn viên và chi phí ước tính mỗi ngày cho một tư vấn cỡ khoảng 300USD. Giai đoạn đánh giá của công ty tư vấn là từ khoảng 3-8 tháng, trong giai đoạn này công ty tư vấn chỉ tham quan doanh nghiệp một số lần nhất định nào đấy. Sau đây là ví dụ về một bản báo giá của một trong những công ty tư vấn SA8000. Ví dụ về chi phí tư vấn cho SA8000 Số TT Công ty Số CN Phạm vi hoạt động Giá USD Cho SA8000 Cho SA8000 và ISO9001:2000 1 A 500 SX dày dép 3900 5200 2 B 200 SX các SP về gỗ 3100 4400 3 C 100 SX và cung cấp quần áo 2900 4200 * Phí tư vấn cho hai bằng chứng nhận Nếu doanh nghiệp đồng thời lấy hai bằng chứng nhận SA8000 và ISO9001:2000 thì chi phí tư vấn sẽ rẻ hơn rất nhiều so với tổng chi phí cho từng loại chứng nhận cộng lại. Đối với những doanh nghiệp mà đã có chứng chỉ ISO thì phí tư vấn cho SA8000 sẽ rẻ hơn vì công việc tư vấn đòi hỏi sẽ ít hơn. 3.2.4. Thăm dò trước khi đánh giá Ngay khi đánh giá nội bộ hoàn thành và một số vấn đề đã được nêu ra, nên sắp xếp một sự đánh giá ban đầu từ một trong những nhà đánh giá ( đánh giá ban đầu). 3.2.5. Đánh giá chứng nhận * Liên hệ với nhà đánh giá để được đánh giá hoàn chỉnh. Sau khi đã khắc phục những thay đổi từ sự đánh giá ban đầu, công ty nên liên hệ với nhà đánh giá chứng nhận để sắp xếp cho một cuộc đánh giá hoàn chỉnh. * Phân công đội đánh giá địa phương cho doanh nghiệp Một đội đánh giá địa phương đã được đào tạo sẽ được chỉ định để đánh giá doanh nghiệp. * Nhà chứng nhận sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp cho họ toàn bộ tài liệu của doanh nghiệp cũng như quyền tự do phỏng vấn nhân viên của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có những hành động cụ thể để sửa chữa những sai sót. * Cung cấp chứng nhận SA8000 Khi nhà đánh giá chắc chắn rằng doanh nghiệp đã hoàn toàn đáp ứng hết với các tiêu chuẩn của SA8000, thì sẽ được cấp chưng chỉ SA8000. * Thời gian cần thiết cho giai đoạn đánh giá Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà thời gian cần thiết cho giai đoạn đành giá là khác nhau, nhưng thông thường kéo dài khoảng một tuần. * Chi phí cho việc đánh giá SA8000 Thông thường chi phí để lấy chứng nhận SA8000 phụ thuộc vào số lượng nhân viên, vị trí và hoạt động của doanh nghiệp. Nhà đánh giá sẽ ước tính số ngày cần thiết để đánh giá doanh nghiệp và phí đánh giá phụ thuộc vào số ngày cần thiết này. Chi phí cho mỗi ngày khoảng từ 350 - 600USD. Một số nhà đánh giá định giá rẻ hơn là vì họ sử dụng cộng tác viên. Cộng tác viên thường là trưởng phòng kỹ thuật ở những công ty mà đã có chứng chỉ đánh giá viên cho bộ tiêu chuẩn SA8000, được cung cấp bởi SAI. Những cộng tác viên làm việc bán thời gian và thường được trả từ 50 – 70 USD mỗi ngày, nhưng có thể họ hoạt động không hiệu quả bằng các đánh giá viên chuyên nghiệp. Tổng chi phí cho việc đánh giá chứng nhận này ước tính từ 3000 – 6000 USD. Tuy nhiên đây mới chỉ là chi phí thanh toán cho nhà đánh giá, ngoài ra doanh nghiệp còn phải chịu một số chi phí khác để đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chuẩn SA8000. * Phí đăng kí: Sau khi hoàn thành đánh giá nội bộ và đánh giá từ nhà đánh giá chứng nhận, tất cả tài liệu liên quan được gửi tới cho nhà chưng nhận với một chi phí quản trị khoảng từ 500 – 600USD. 3.2.6. Duy trì chứng nhận * Hiệu lực của chứng nhận Chứng nhận SA8000 có hiệu lực là 3 năm. * Đánh giá giữa năm Đánh giá giữa năm sẽ được thực hiện để đảm bảo sự tuân thủ liên tục đối với bộ tiêu chuẩn SA8000, phí đánh giá thường được dựa trên số ngày cần thiết yêu cầu bởi nhà đánh giá. Thời gian đánh giá này mất khoảng một phần ba thời gian đánh giá ban đầu. Chi phí cho sự đánh giá này thường băng khoảng 20% - 30% của chi phí đánh giá ban đầu. Thông thường nhà đánh giá lựa chọn ngẫu nhiên một số bộ phận của doanh nghiêp để đánh giá trong khi lúc gia hạn bằng, nhà đánh giá thường phải đánh giá lại toàn bộ công ty. * Đánh giá để gia hạn Công ty phải gia hạn lại chứng nhận sau 3 năm. Đánh giá này thường kỹ lưỡng hơn so với đánh giá giữa năm. Giai đoạn gia hạn thường chiếm khoảng hai phần ba thời gian đánh giá ban đầu, tuy nhiên điều kiện đó còn phụ thuộc váo tình trạng của công ty tại thời điểm đó. Tương tự cho những chi phí liên quan với SA8000, phí thường được tính dựa trên số ngày cần thiết do các nhà đánh giá yêu cầu. 4. Lợi ích của việc áp dụng SA8000 Trong xu thế toàn cầu hoá với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, mỗi nền kinh tế, môi doanh nghiệp đều phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, trong đó tăng khả năng cạnh tranh về nguồn nhân lực và môi trường đầu tư đóng vai trò rất quan trọng. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua thực hiện tốt “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích lớn. Người ta mong rằng doanh nghiệp có chứng nhận SA8000 sẽ có lợi trong thời gian dài vì: * Doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ làm viêc tích cực vì sự cải thiện điều kiện làm viêc * Khả năng lôi cuốn thêm khách hàng vì một số khách hàng thích làm việc với những doanh nghiệp có tiêu về lao động cao, hay cụ thể là tiêu chuẩn SA8000. Ví dụ, AEDT đại diện cho 500000 nhà bán lẻ quần áo ở châu Âu, đang sử dụng SA8000 như là một tiêu chuẩn đề nghị cho các nhà cung ứng của họ. * Công nhân sẽ trung thành hơn, gắn bó với công ty hơn, điều này sẽ dẫn tới sự thay đổi lao động ít hơn và những chi phí gắn với sự thay đổi cũng sẽ giảm đi đáng kề ( chi phi tuyển dụng, đào tạo, năng suất thấp hơn từ những công nhân mới chưa có kinh nghiệm). 4.1. Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng Doanh nghiệp thực hiện và được cấp chứng chỉ SA8000 sẽ mang lại cho khách hàng những sản phẩm không những có chất lượng mà còn mang tính đạo đức. Ngoài những lợi ích cụ thể mà sản phẩm mang lại, khách hàng con được cảm thấy yên tâm khi sử dụng sản phẩm, mặt khác nhiều khi sử dụng những sản phẩm của doanh nghiệp được cấp SA8000 lại làm cho khách hàng cảm thấy được đẳng cấp của mình được khẳng định cũng tương tự như với sản phẩm được cấp các chứng nhận khác như ISO9000, HACCP,... 4.2. Lợi ích đối với hội viên ký kết SA8000 * Tư cách hội viên tham gia ký kết SA8000 Một tổ chức mà không có cơ sở sản xuất, hoặc tập chung cho việc bán hàng hoặc kết hợp sản xuất và bán hàng có thể trở thành một thành viên tham gia ký kết SA8000. Để có tư cách này, tổ chức đó phải đưa ra một kế hoạch đăng ký hợp chuẩn SA8000 dần dần cho các cơ sở của mình cũng như của nhà cung ứng và báo cáo công khai về sự tiến triển của kế hoạch này. * Những lợi ích đối với những hội viên tham gia ký kết SA8000 Những lợi ích này bao gồm quyền sử dụng biểu tượng SA8000 với tư cách là hội viên ký kết, sự trợ giúp về kĩ thuật trong ứng dụng SA8000 tư SAI và từ những hội viên khác. Hội các thành viên bán lẻ quần áo ở châu Âu (AEDT) là một tổ chức đại diện cho hơn 500000 nhà bán lẻ quần áo ở châu Âu, sẽ giới thiệu tiêu chuẩn này đến các thành viên như là tiêu chuẩn định hướng cho nhà cung ứng và trách nhiêm xã hội của chính họ. 4.3. Lợi ích của các tổ chức SA8000 * Lợi ích về thị trường: Khi mà sự quốc tế hoá, toàn cầu hoá ngày càng cao, cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ SA8000 như một điều kiện bắt buộc. Nó nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng, nhờ có SA8000 mà nhiều khi khách hàng khó tính tin tưởng hơn vào sản phẩm mà chính thương hiệu của doanh nghiệp. Nhờ những hoạt động tiến hành áp dụng SA8000 mà hiệu quả kinh tế trong hoạt động trách nhiệm xã hội, do đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn phát triển bền vững nhờ thoả mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng nhất trong một tổ chức. Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người tham gia tuyển dụng vào tổ chức, đặc biệt trong trường hợp thị trường lao động đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. SA8000 cũng có tác dụng nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều kiện làm việc tốt hơn, các vấn đề đạo đức trong lao động cũng tốt hơn. SA8000 như một chứng chỉ công nhận nguồn hàng được sản xuất trong môi trường lao động an toàn, nhờ vậy mà giảm thiêu nhu cầu kiểm tra, thanh tra của các cơ quan từ các cơ quan quản lý nhà nước. * Lợi ích về kinh tế: Ap dụng thành công SA8000 có nghĩa là doanh nghiệp đã thực hiện và tuân thủ tốt các điều luật của Bộ luật lao động, doanh nghiệp sẽ tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật về trách nhiệm xã hội. Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhân sự; hạn chế các tổn thất trong trường hợp tai nạn, khẩn cấp. * Lợi ích về quản lý rủi ro: SA8000 đồng thời là phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại có thể dẫn tới giảm phí bảo hiểm hàng năm, thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm ( nếu có). * SA8000 tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận: Được sự đảm bảo của bên thứ ba, vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại và tạo cơ hội cho quảng cáo, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. 5. Tình hình áp dụng SA8000 trên thế giới Công ty Avon Product’s Suffern đặt tại New York đã được cấp chứng chỉ SA8000 đầu tiên, mở màn cho hàng loạt các công ty khác trên thế giới chủ yếu là các công ty sản xuất đồ chơi, công ty may mặc, các công ty giày da của Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác. Cho đến nay đã có 365 đơn vị sản xuất thuộc 39 nước trên thế giới đã áp dụng SA8000, ở Việt Nam SAI đã và đang triển khai một dự án với tài trợ ban đầu trị giá 200000 USD kéo dài trong 2 năm, giai đoạn một đã kết thúc cuối năm 2003. Vấn đề là khi một công ty đa quốc gia thực hiện SA8000, những nhà cung cấp và các nhà thầu phụ của công ty này cũng phải thực hiện SA8000 theo. Như trường hợp của công ty mỹ phẩm AVon, khi AVon tuyên bố thực hiện SA8000, 19 nhà máy của AVon và các nhà cung cấp nguyên liệu và bán thành phẩm cho AVon cũng phải thực hiện SA8000. Công ty sản xuất đồ chơi Toy’s R Us cũng có những đòi hỏi tương tự đối với các nhà cung cấp và các nhà thầu phụ của mình. Công ty đồ chơi này yêu cầu 5000 nhà cung cấp của mình, chủ yếu là ở Trung Quốc cũng phải có chứng chỉ SA8000. Tập đoàn siêu thị Sainsbury’s ở Châu Âu cũng đang tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống tiêu chuẩn SA8000 đang chuẩn bị thực hiện yêu cầu này trên các chi nhánh toàn cầu. Tổng số công ty được cấp chứng chỉ SA8000 tính đến tháng 12/2001 STT Nơi đăng kí Số lượng Ngành đăng kí 1 Trung Quốc 31 May, đồ da 2 India 10 Thuốc lá, may đan 3 Anh 3 Tư vấn, mỹ phẩm, may mặc 4 Ba Lan 3 Mỹ phẩm, điện tử 5 Bangladesh 1 May mặc 6 Brazil 6 Tư vấn, mỹ phẩm, điện tử, chế biến thực phẩm 7 Hà Lan 1 May 8 Hàn Quốc 3 Mỹ phẩm 9 Hy Lạp 1 Điện tử 10 Inđônêsia 7 May, đan, gỗ, trái cây đóng hộp 11 Malaysia 1 Nhựa 12 Mỹ 1 Ôtô 13 Nam Phi 1 Rượu 14 Nhật 1 Mỹ phẩm 15 Pakistan 5 Dược, may 16 Phần Lan 1 Xây dựng 17 Pháp 3 Thực phẩm, tư vấn, dược 18 Philippines 2 Trái cây đóng hộp 19 Slovennia 1 Gia dụng 20 Tây Ban Nha 3 Trái cây đóng hộp, dịch vụ vệ sinh, vận tải 21 Thái Lan 6 May mặc, giày thể thao 22 Thổ Nhĩ Kỳ 4 Vận tải, xây dựng, hoá chất, dược 23 Việt Nam 8 May, đồ chơi, dệt, da giày 24 Italia 21 Dịch vụ vệ sinh, cơ khí, nhựa, gia dụng, xây dựng, hoá chất, tư vấn, chế biến thực phẩm Tổng cộng 124 Phần II: Tình hình áp dụng SA8000 ở việt nam Hiện Nay 1. sự cần thiết phải áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp Vấn đề được đặt ra ở đây là “Tại sao các doanh nghiệp phải cần đến SA8000”. Do áp lực từ nhiều phía như thị trường, từ chủ sở hữu, từ cổ đông và áp lực từ nhân viên mà SA8000 – một hệ thống tiêu chuẩn chú trọng nhiều đến điều kiện làm việc của người lao động - được xem là một giải pháp khẳng định giá trị đạo đức của sản phẩm. + Các áp lực từ mặt thị trường: - Yêu cầu bởi các khách hàng của doanh nghiệp. - Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội nhằm tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh. - Chuẩn bị cho xu thế hội nhập quốc tế. + Các áp lực từ chủ sở hữu, cổ đông: - Muốn đảm bảo đầu tư của họ được duy trì “trong sạch” về mặt trách nhiệm xã hội. - Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan tâm. + Các áp lực từ nhân viên: - Các nhân viên của doanh nghiệp đều muốn có một môi trường làm việc an toàn, không khí làm việc dễ chịu và đạo đức. - Họ muốn có tổ chức và thương thảo tập thể với chủ doanh nghiệp. (?) Khi mà quốc gia nào cũng có Luật lao động, trong đó bao gồm cả các tiêu chuẩn về điều kiện lao động,vậy tại sao lại cần phải có thêm SA8000? Ngoài tiêu chuẩn về ISO, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu trên thế giới đều có đòi hỏi về SA8000. Tại các nước phát triển, cụ thể như thị trường châu Âu và Bắc Mỹ ngoài các yếu tố chất lượng, giá cả,…người tiêu dùng còn quan tâm đến tính trong sạch của nguồn hàng. Vì vậy, có thể nói SA8000 là bộ tiêu chuẩn gần như chứng chỉ công nhận nguồn hàng được sản xuất trong moi trường lao động an toàn, trên cơ sở luật lao động của từng quốc gia và được rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. SA8000 luôn tôn trọng Luật lao động của nước sở tại và luôn yêu cầu doanh nghiệp thực hiện theo luật sở tại nếu luật này nghiêm khắc, chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, SA8000 mang đến một tiếng nói chung thông nhất cho các nhà nhập khẩu trên tất cả các thị trường và vì vậy, mang tính quốc tế hơn. SA8000 không chỉ đưa ra những tiêu chuẩn về môi trường lao động và quyền lợi người lao động, mà còn cung cấp công cụ để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì các tiêu chuẩn ấy. (?) Vậy có thể hiểu, từ tác động của khách hàng, SA8000 có thể sẽ là một điều kiện thêm “làm khó” cho các doanh nghiệp? Điều này không đúng, bởi SA8000 là một chương trình xã hội hoàn toàn tự nguyện, nó được thực hiện xuất phát từ nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp có đối tác nước ngoài. Mặt khác khi mà Việt Nam sắp ra nhập WTO, tiêu chuẩn SA8000 sẽ là một đảm bảo nữa về thương hiệu hàng hoá của doanh nghiệp để có thể cạnh tranh lành mạnh trong môi trường kinh doanh của WTO. Bởi vì, mỗi nhãn hàng, khách hàng sẽ có một bộ yêu cầu tiêu chuẩn riêng ( tuổi lao động, điều kiện phòng cháy, chữa cháy,…). SA8000 sẽ bao trùm nhiều bộ tiêu chuẩn riêng đó và có thể coi như là “hạ tầng” cần thiết, đáng tin cậy cho nhiều loại nhãn hàng hoá; áp dụng SA8000 đúng cách, doanh nghiệp sẽ sản xuất hiệu quả hơn, đồng thời lại hoàn thành được trách nhiệm của mình với người lao động, cộng đồng và xã hội. 2. Những điểm cần lưu ý khi áp dụng trách nhiệm xã hội và các Bộ quy tắc ứng xử ( Code of Conduct – CoC) Thực hiện “trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam” là sự cần thiết khách quan trong quá trình hội nhập, tuy nhiên đây là vấn đề rất mới và trên thực tế nhiều khi có sự nhận thức và vận dụng rất khác nhau. Bởi vậy, theo nghiên cứu của các chuyên gia Bộ lao động – Thương binh và xã hội, để áp dụng tốt SA8000 vào các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải có nhận thức đúng và lưu ý các điểm sau: 2.1. Trước hết cần xác định việc gắn tiêu chuẩn lao động với thương mại quốc tế đã không được thừa nhận tại WTO cũng như các diễn đàn quốc tế khác. Bởi vậy các CoC không phải là công ước quốc tế, cũng không phải thoả thuận giữa chính phủ với chính phủ mà chỉ là thoả thuận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. 2.2. Các CoC không thay thế, không đứng trên luật quốc gia. Việc thực hiện các CoC ở bất cứ quốc gia nào cũng phải phù hợp và hỗ trợ việc thực hiện luật quốc gia đó. 2.3. Phần lớn nội dung của CoC dựa trên các công ước; thông lệ quốc tế và luật quốc gia. Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở các CoC là đưa ra cách thức quản lý, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các quy định này. 2.4. Việc thực hiện các CoC là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt buộc. Nừu có sự bắt buộc thì đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp không phải là sự bắt buộc từ phía các chính phủ. 2.5. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đựoc quy định trong các CoC được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình. 2.6.Việc thực hiện các quy định thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các CoC là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của doanh nghiệp, được thực hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp của doanh nghiệp mang tính chất nhân đạo, từ thiện được trích ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã bán sản phẩm. 2.7. Nếu CSR và CoC được hiểu và thực hiện đúng, phù hợp với luật pháp quốc gia thì việc thực hiện CSR chính là một việc làm mà các bên đều có lợi: Thứ nhất là uy tín và tính cạnh tranh của doanh nghiệp được tăng lên; Thứ hai là quyền lợi và nhân phẩm của người lao động được bảo đảm tốt hơn; Thứ ba là việc thực hiện luật pháp quốc gia cũng được tốt hơn, tính cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng cao hơn, môi trường đầu tư tốt hơn. 2.8. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội chính là việc cụ thể hoá một số quy định chính của Bộ luật Lao động và một số văn bản pháp luật khác chứ không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải lấy chứng chỉ đó. SA8000 đơn giản là lựa chọn và tự quyết định của doanh nghiệp trong quan hệ với bạn hàng. 2.9. Cơ sở luật pháp, hệ thống thiết chế của Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu của CSR hay của CoC sao cho phù hợp với luật pháp của Việt Nam và hài hoà lợi ích của các bên tham gia. 3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3.1. Thực trạng áp dụng SA8000 ở Việt Nam hiện nay Các doanh nghiệp may mặc và gia công xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức trong quá trình hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu. Một trong những thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp gia công Việt Nam là phải đáp ứng các yêu cầu của bên đối tác và cả yêu cầu của người tiêu dùng ở các thị trường nước ngoại. Người tiêu dùng ở các thị trường Bắc Mỹ và châu Âu không chỉ đòi hỏi các tiêu chuẩn thông thường về sản phẩm như giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì,…mà còn đòi hỏi giá trị đạo đức của sản phẩm, cụ thể hơn là điều kiện làm việc của công nhân tạo ra các sản phẩm này, sự trong sạch của nguồn hàng…Người tiêu dùng tại các nước tiên tiến đang bị lôi cuốn vào chiến dịch quảng cáo của các hiệp hội đấu tranh cho quyền lợi của công nhân và trẻ em, đã trở nên dè dặt hơn khi mua các sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia châu A và châu Phi, những quốc gia mà báo chí và phương tiên thông tin đại chúng đã đưa thông tin về các trường hợp ngược đãi người lao động. Chính vì vậy, SA8000 – Một hệ thống tiêu chuẩn chú trọng nhiều đến điều kiện làm việc của người lao động được xem là một giải pháp khẳng định giá trị đạo đức của sản phẩm. Hiện nay, các nhà bán lẻ hang may mặc thường công bố những lập luận như “Chúng tôi mong mỏi tất cả các đơn vị gia công đặt tại các nước đang phát triển phấn đấu đạt chứng chỉ SA8000”. Công chúng có thể kiểm tra được điều này vì danh sách các công ty được cấp chứng chỉ được công bố rộng rãi trên các trang web hoặc các tài liệu định kỳ của các cơ quan cấp chứng chỉ. Hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành dệt may, da giày, sản xuất đồ chơi,… sử dụng nhiều lao động làm việc thủ công là những ngành đi đẩu trong việc áp dụng tiêu chuẩn này. Cho đến tháng 5/2002 số doanh nghiệp được cấp chứng chỉ SA8000 đã tăng lên đến 8 trong khi vào năm 1999 mới chỉ có một doanh nghiệp được cấp chứng chỉ. Đó là các doanh nghiệp: May Đức Giang, dệt Thắng Lợi, Coats Phong Phú, may Phương Đông, Công ty đồ chơi Keyhinge Toys… Bên cạnh đó còn có rất nhiều doanh nghiệp đang triển khai áp dụng và chờ được cấp chứng chỉ. Và cho đến năm 2006 thì ở Việt Nam đã có trên đến 25 đơn vị thuộc 9 ngành sản xuất ( chủ yếu là dệt may và da giày) áp dụng tiêu chuẩn này. Danh sách các doanh nghiệp Việt Nam được cấp chứng chỉ SA8000 STT Công ty Ngày cấp 1 May XNK Đáp Cầu 1/10/2003 2 Cổ phần Đồng Nai(Dongnaimex) 1/10/2003 3 TNHH Lawyard Vietnam 1/10/2003 4 Cartrol Việt Nam 1/10/2003 5 Legamex 1/10/2003 6 XNK Nam Việt 1/10/2003 7 Sản xuất giấy Tân Mai 1/10/2003 8 TNHH Kyosin Việt Nam 1/10/2003 9 Coats Phong Phú (Chi nhánh HN) 1/10/2003 10 Dệt may Thành Công 18/6/2003 11 May Việt Thắng 18/6/2003 12 Sản xuất đồ chơi Nhật Bản 18/6/2003 13 Cô phần KymDan 26/2/2003 14 TNHH Astro ( Sài Gòn) 18/12/2002 15 May Tây Đô 18/12/2002 16 Dona Botron Textile 18/12/2002 17 Dona Bochang Intertnational 18/12/2002 18 Dệt may Đông A' 18/12/2002 19 May Nam Định 18/12/2002 20 Viagtexco 18/12/2002 21 May Việt Tiến 1/10/2002 22 May Hữu Nghị 23/3/2002 23 May Phơng Đông - Nhà máy I + II 25/1/2002 24 Xởng may PPGM - Dệt Phong Phú 8/12/2001 3.2. Những khó khăn tồn tại mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi áp dụng SA8000 Nhiều công ty hiện nay hoạt động ở tất cả các châu lục trên thế giới và có hàng ngàn nhà cung cấp, người bán lẻ và các đơn vị gia công nên việc thực hiện và áp dụng được SA8000 là rất khó khăn và đòi hỏi rất nhiều thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, đây chính là một trong những thử thách đặt ra trong qua trình toàn cầu hoá cho các doanh nghiệp các nước và cho cả các doanh nghiệp Việt Nam. SA8000 là vấn đề không còn ở giai đoạn tranh cãi nữa mà đang trong giai đoạn hoàn thiện và lôi cuốn sự chú ý của công chúng. Từ những trường hợp tranh chấp lao động được báo chí và các phương tiện đại chúng đề cập đến, ta có thể thấy một số khó khăn trong việc áp dụng SA8000 tại Việt Nam như: + Bộ tiêu chuẩn này ít được ưu tiên, đặc biệt là trong những thời điểm nền kinh tế xuống dốc. Việc khởi xướng cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, nhân viên thường bị xếp lại khi doanh nghiệp gặp khó khăn, ngay cả khi SA8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài. Hỗu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều coi SA8000 là vấn đề mâu thuẫn giữa mục tiêu giảm chi phí để tăng lợi nhuận, coi SA8000 thực hiện vì mục đích nhân đạo chứ không phù hợp với mục tiêu kinh doanh. + Các doanh nghiệp không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính khi thực hiện áp dụng và đánh giá SA8000. Do vậy mà các chuyên gia đánh giá thường mất nhiều thời gian hơn. + Nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả chi phí cho việc áp dụng SA8000, bởi vì hầu như để áp dụng thành công SA8000 trong các doanh nghiệp thường phải tốn một khoản chi phí lớn. + Khó khăn trong việc thiết lập hệ thống giám sát. Hệ thống này đòi hỏi phải có đủ nhân lực, điều kiện giám sát, phải được cập nhật thường xuyên và thể hiện xu hướng tiến triển theo thời gian. + Có sự chênh lệch về nguồn nhân lực giữa các công ty đa quốc gia với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này gây nên sự cạnh tranh gay gắt và càng làm cho chi phí tăng. + Thiếu đào tạo về mặt nhận thức trách nhiệm xã hội cho các bên liên quan, thiếu sự quan tâm của lãnh đạo cao nhất. + Sự cách biệt văn hoá giữa khách hàng và các nhà cung cấp. Thiếu việc hoạch định một cách chi tiết các bước triển khai, thiếu sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong nhóm dự án. + Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát. + Mặt khác, nhiều tiêu chuẩn đặt ra trong SA8000 cũng như yêu cầu của ILO còn một số mặt vượt quá khả năng so với mức trung bình của doanh nghiệp Việt Nam. + Cũng như các nước đang phát triển khác, hệ thống Luật lao động của Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều bất cập cần sớm sửa đổi để phù hợp với xu hướng chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Phần III: Giải pháp nhằm đẩy mạnh bộ tiêu chuẩn SA8000 trong các doanh nghiệp Việt Nam 1. Một số giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng bộ tiêu chuẩn SA8000 trong các doanh nghiệp Việt Nam 1.1. Giải pháp từ nội bộ doanh nghiệp Triển khai áp dụng SA8000 trong điều kiện hiện nay của Việt Nam đã và đang trở thành bức thiết với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vậy ngay từ bây giờ chúng ta cần phải có giải pháp định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình: + Việc làm quan trọng nhất và trước tiên lúc này là phải tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề “trách nhiệm xã hội” và các bộ quy tắc ứng xử CoC, nhất là trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô. + Cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các CoC, nhất là các doanh nghiệp ở các ngành đang tham gia vào xuất khẩu các mặt hàng chủ lực ( giầy da, dệt may, thuỷ sản đông lạnh…) để phát hiện các thuận lợi và các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó kiến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới. + Nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước để các doanh nghiệp vào cuộc được thuận lợi. Hình thành kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các CoC, tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xă hội và các CoC. 1.2. Về phía các tổ chức xã hội Xét trên phương diện chung, chính các tổ chức xã hội như các tổ chức phi chính phủ và Công đoàn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát thực hiện SA8000 : các đơn vị cấp chứng chỉ phải thăm dò ý kiến của các nhóm lợi ích tại địa phương trước khi tiến hành kiểm trac một xí nghiệp về việc thực hiện SA8000 để đảm bảo dung hoà những lợi ích của doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng tại địa phương. Vai trò của các tổ chức xã hội thể hiện rõ nhất trong quá trình kiểm tra, giám sát. Một hệ thống kiểm tra giám sát chỉ thành công khi dành được sự tin tưởng của công nhân. Chính vì vậy vai trò của các tổ chức này rất quan trọng trong việc khuyến khích công nhân và làm rõ vai trò trách nhiệm của các cơ quan đánh giá để công nhân có thể hợp tác chặt chẽ với các cơ quan này. Vấn đề cấp thiết đối với một nước sản xuất hàng hoá như Việt Nam hiện nay là các nhóm lợi ích trong và ngoài nước đang ngày càng chú ý đến việc triển khai thực hiện các hệ thống kiểm tra giám sát phối hợp nhịp nhàng và hoạt động hiệu quả. Từ đó, việc tổ chức phổ biến, đào tào nguồn lực giám sát cho các doanh nghiệp trong nước sẽ phần nào giảm được các chi phí liên quan tới kiểm tra nội bộ và xin cấp chứng chỉ: chính phủ đánh giá sơ bộ, chính phủ lập đề án… 1.3. Về phía nhà nước Nhà nước cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khuyến khích cải thiện điều kiện lao động trong khu vực phi quốc doanh. Nhiều nước chuyên sản xuất hàng may mặc như Việt Nam tuy có những quy định luật pháp rất rõ ràng về lĩnh vực này nhưng việc thực thi pháp luật trong thực tế còn rất nhiều khó khăn, phức tạp. Vấn đề là tính cưỡng chế thực thi pháp luật chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu của pháp luật đặt ra. Việt Nam nằm trong số những nước buộc phải thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ngành may mặc và những ngành công nghiệp nhẹ khác như da giày, đồ chơi, điện tử,…thường là những bước đi đầu tiên nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước và chính vì vậy các ngành này thường nằm trong các chính sách tái cấu truc. Các nhà đầu tư nước ngoài tuy bị lôi cuốn bởi mức tiền lương thấp nhưng các yếu tố sản xuất khác cũng đóng vai trò riêng trong việc hấp dẫn đầu tư. Một trong các yếu tố này là việc phớt lờ các quy định luật pháp về lao động và môi trường. Nếu chính phủ cố gắng thực hiện nghiêm túc các quy định này, nhiều nhà đầu tư sẽ chạy sang các nước có quy định lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, nếu cho rằng nhà nước không kiểm soát được đầu tư nước ngoài thì thật là sai lầm. Nhà nước sẽ đóng vai trò hết sức tích cực trong việc khuyến khích các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp đã được cổ phần hoá và các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và theo dõi quá trình thực hiện của doanh nghiệp thông qua những hệ thống tiêu chuẩn như SA8000. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước chỉ nên dừng lại ở mức độ khuyến khích để đảm bảo ổn định môi trường đầu tư. 2. Những điều kiện cần thiết để thực thi thành công SA8000 + Cam kết của bộ phận quản lý cấp cao. + Cải tiến liên tục trong quá trình sản xuất, quy trình quản lý nội bộ doanh nghiệp. + Tập trung vào ngăn ngừa hơn là đối phó nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí. + Đào tạo và sự tham gia của toàn thể công nhân trong doanh nghiệp. + Theo dõi hệ thống một cách liên tục, tránh sự lơ là và thiếu trách nhiệm. Phần kết Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến môi trường xã hội trong công việc sản xuất kinh doanh của mình. Ngày nay xu hướng trên toàn thế giới là người ta ngày càng chú ý nhiều hơn tới những nhân tố khuyến khích doanh nghiệp đối sử có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm trong cải thiện quan hệ xã hội, môi trường và đạo đức, văn hoá ở doanh nghiệp. Chính vì vậy mà SA8000 mang tính quan trọng rất cao. Cùng với các bộ tiêu chuẩn quốc tế khác như ISO9001, HACCP, ISO14000…SA8000 mang lại cho doanh nghiệp áp dụng nhiều lợi ích, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc cho người lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu và lợi nhuận… Việc thực hiện chứng chỉ SA8000 giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh về nguồn nhân lực và môi trường đầu tư. Đặc biệt đối với nước ta là một nước có nguồn lao động dồi dào, có ưu thế về khả năng cạnh tranh của những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ… càng có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như mở rộng xuất khẩu. Để nghiên cứu và hiểu sâu hơn về bộ tiêu chuẩn này cũng như cách thức áp dụng nó trong các doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất cần nhiều thời gian và tâm huyết hơn. Khép lại bài báo cáo này em hy vọng có dịp được tiếp cận và nghiên cứu đề tài này trong một lần gần nhất. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35820.doc
Tài liệu liên quan