Khó khăn nhất của Công ty DIATCO hiện nay là thiếu vốn , thiếu vốn để tập trung đầu tư vào việc đổi mới TSCĐ , thiếu vốn đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh . Chính vì lẽ đó , tạo và thu hút nguồn vốn là nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện ,để chủ động nguồn vốn , đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư . Công ty có thể giải quyết vấn đề này bằng một số biện pháp sau :
- Cổ phần hoá , thu hút cổ đông : cổ phần hoá sẽ giúp Công ty tăng được nguồn vốn chủ sở hữu , số tiền thu được từ việc bán cổ phiếu có thể được dùng vào đầu tư các dự án quan trọng . Hơn nữa , nếu khuyến khích người lao động trong công ty mua cổ phần thì sẽ thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn , từ đó năng suất lao động được nâng lên , hiệu quả quản lý cũng như hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh sẽ được nâng lên rõ rệt . Để thực hiện được biện pháp này Công ty phải có một kế hoạch cụ thể . Để tránh tình trạng thất thoát tài sản vốn của Công ty khi cổ phần hoá , Công ty cần phải tiến hành thực hiện tốt khâu kiểm kê, định gía giá trị tài sản
76 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt - Ý (diatco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kỹ thuật Việt - ý hiện nay được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung và tiến hành công tác kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.Phòng kế toán gồm 7 người kiêm nhiều phần hành khác nhau.
Sơ dồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt - ý:
Kế toán trưởng
Kế toán công nợ nội bộ , theo dõi ,tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Kế toán tiền lương BHXH,BHYT thanh tóan với người bán
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
_ Kế toán trưởng là người tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị, là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán ,tài chính cho giám đốc nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính của đơn vị, cụ thể là kế toán trưởng có trách nhiệm theo dõi tất cả các phần còn lại như chi phí giá thành , xác định kết quả kinh doanh của công ty : tổ chức hệ thống sổ kế toán thống nhất cho phù hợp với tình hình và điều kiện sản xuất kinh doanh , lập báo cáo tài chính theo từng kỳ hạch toán.
- Hai kế toán viên: kế toán công nợ nội bộ , theo dõi , tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành:kết chuyển chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm và theo dõi tình hình nhập -xuất - tồn kho thành phẩm; lập sổ theo dõi công nợ nội bộ và sổ theo dõi bán hàng cho từng khách hàng có quan hệ làm ăn với công ty; hạch toán giá thành sản phẩm sản xuất ra.
- Hai kế toán viên: kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, thanh toán với người bán;thực hiện tính toán tiền lươngcho cán bộ công nhân viên; lập bảng tổng hợp tiền lương làm cơ sở tính tiền lương vào giá thành, các khoản trích theo lương, các khoản thưởng, phụ cấp khác của toàn bộ các thành viên trong công ty . Lập sổ chi tiết đối với từng người bán hàng
- Một thủ quỹ : Do một người phụ trách theo dõi việc thu chi hàng ngày, giữ gìn và bảo quản các chứng từ thu chi ban đầu( quan hệ chi tiết với kế toán tiền mặt), vào sổ quỹ hàng ngày, hết ngày báo cáo cho kế toán trưởng về sổ thu chi hàng ngày, phản ánh số tiền hiện có, tiến hành phát lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Một kế toán viên : kế toán tổng hợp: thực hiện theo dõi tình hình nhập- xuất –tồn kho nguyên vật liệu, vật tư trong kỳ hạch toánvà lập báo cáo cuối tháng , là người tổng hợp chính của phòng kế toán . Tất cả mọi thành phần kế toán cuối cùng của phòng kế toán đều đưa qua kế toán tổng hợp .
7 .Đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .
Tháng 11/ 1997 sản phẩm đầu tiên mới xuất hiện trên thị trường Hà Nội , một sự khó khăn và thử thách vô cùng khắc nghiệt với doanh nghiệp như : các sản phẩm nổi tiếng có chất lượng cao chiếm thị phần lớn trong thị trường với tuổi đời lâu năm , các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài , các sản phẩm của tập đoàn Quốc tế và các công ty liên doanh trong nước như : P &G, UNILEVER., KAO . . Những khó khăn nêu trên khiến cho môi trường kinh doanh của công ty đứng trước một sự cạnh tranh gay gắt.
Bên cạnh đó , công ty vừa bước vào sản xuất kinh doanh nên không tránh khỏi những mặt hạn chế trong công tác điều hành , sản xuất kinh doanh , tiếp thị , nghiên cứu thị trường .
Sang năm 1998 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có những bước thay đổi rõ rệt . Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn , mẫu mã , nhãn hiệu hàng hoá , giá cả hợp lý đã thu hút được khách hàng . Đặc biệt chính sách tiêu thụ sản phẩm qua các kênh trực tiếp lẫn gián tiếp , qua các khâu trung gian gồm :
Khu vực Hà Nội :
1 Đại lý cấp I
2 Siêu thị.
3 Tiếp thị .
4 Các đơn vị , tổ chức có liên hệ với công ty .
Khu vực tại các tỉnh , thành phố trong cả nước :
1 Các nhà phân phối .
2 Các khâu trung gian .
III. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY DIATCO .
Tình hình vốn của công ty DIATCO.
Bảng 1 : tình hình nguồn vốn đầu tư tại công ty diatco .
Đơn vị ( tr . đ )
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Nợ phải trả
_ Nợ ngắn hạn
_ Nợ dài hạn
_ Nợ khác
II . Nguồn vốn chủ sở hữu
_ Nguồn vốn quỹ
_ Nguồn kinh phí
818
705
112
1
1055
1051
4
960
785
165
10
1113
1063
50
1406
1125
274
7
1106
1051
55
1625
1250
365
10
1220
1150
70
Tổng nguồn vốn
1873
2073
2512
2845
Nguồn : Phòng tài chính kế toán .
Báo cáo tài chính năm 1998,1999,2000,2001.
Trong giai đoạn 1998 -2001, nguồn vốn đầu tư của Công ty đều tăng . Năm 1998 , tổng nguồn vốn là 1873 triệu đồng đến năm 2001 tăng lên 2845 triệu đồng , tức là tăng 51,9% , trung bình mỗi năm tăng 15% , riêng năm 2000 tăng 21,2% . Tuy nhiên nguồn vốn gia tăng này hầu như là do gia tăng các khoản nợ , vốn chủ sở hữu không tăng hoặc gia tăng ít trừ năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 114 triệu tức là tăng 10,3 %so với năm 2000. Các khoản nợ phải trả tăng từ 818 triệu đồng năm 1998 lên tới 1625 triệu đồng năm 2001 tức là tăng xấp xỉ 98% , trung bình mỗi năm tăng 25,7 % .
Như vậy , trong giai đoạn 1998-2001 , nguồn vốn của công ty đều tăng. Đây là xu hướng tốt , song nguồn vốn chủ sở hữu không tăng hoặc tăng ít lại là một vấn đề cần xem xét . Các khoản nợ gia tăng sẽ kéo theo các chi phí về lãi vay tăng ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của công ty .
Bảng 2 : Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản
Đơn vị : ( % )
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
TSCĐ / Tổng tài sản
39,7
40,2
36,3
37,1
TSLĐ/ Tổng tài sản
60,3
59,8
63,7
62,9
Nguồn : phòng tài chính kế toán.
Báo cáo tài chính năm 1998-2001.
Từ bảng số liệu trên đây có thể thấy , tỷ lệ TSCĐ / Tổng tài sản và TSLĐ /Tổng tài sản qua các năm hầu như không thay đổi . Tài sản lưu động luôn được đầu tư nhiều hơn tài sản cố định và ở mức gấp 1,5 lần .
Bảng 3 : Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động của công ty
(Đơn vị :% )
Chỉ tiêu
Năm
1998
1999
2000
2001
tr .đ
%
tr .đ
%
tr .đ
%
tr .đ
%
Vốn bằng tiền
47
4,2
50
4
48
3
51
2,8
Khoản phải thu
380
33,7
461
37
685
42,8
776
43,4
Hàng tồn kho
675
59,8
705
57
803
50,2
892
49,8
TSLĐ khác
27
2,3
25
2
63
4
71
4
Tổng TSLĐ
1129
100
1241
100
1599
100
1790
100
Nguồn : phòng tài chính kế toán .
Báo cáo tài chính năm 1998,1999,2000,2001.
Nhìn chung , vốn lưu động của Công ty cũng tăng dần qua từng năm , năm 1998 VLĐ là 1129 tr.đ , năm 2001 lên tới 1790 tr. đ tăng 58,5% , trung bình hàng năm tăng 16,6 % . tuy nhiên , trong TSLĐ, riêng hàng tồn kho chiếm tới 59,8 % vào năm 1998 , năm 2001 là 49,8 % . Đây là một tỷ lệ rất lớn . Ngoài ra , khoản phải thu của Công ty trong giai đoạn này trung bình chiếm khoảng 39 % tổng giá trị TSLĐ . Điều này cho thấy vốn của Công ty bị chiếm dụng khá lớn .
Bảng 4 : Tình hình vốn đầu tư vào các loại TSCĐ.
Đơn vị : ( tr.đ )
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
I Tài sản cố định
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
II Đầu tư tài chính dài hạn
III Chi phí XDCB dở dang
687
1363
676
10
48
741
1507
766
15
77
716
1585
869
15
182
784
1758
974
17
254
Tổng giá trị
745
833
913
1055
Nguồn : phòng tài chính kế toán .
Báo cáo tài chính năm 1998,1999,2000,2001.
Vốn cố định là biẻu hiện bằng tiền của tài sản cố định . Do vậy , ta có thể đánh giá tình hình vốn cố định thông qua việc đánh giá tình hình tài sản cố định của Công ty trong giai đoạn 1998-2001 như sau : vốn cố định trong giai đoạn này tăng liên tục, năm 1998 là 745 tr. đ , năm 2001tăng lên 1005 tr.đ ( tăng 310 tr.đ ) trung bình mỗi năm tăng 12,3% . Giá trị hao mòn luỹ kế nằm ở mức 52,3% so với nguyên giá tài sản cố định . Tuy nhiên , mức tăng nhanh của tài sản cố định chủ yếu là do chi phí XDCB dở dang tăng.Năm 1999 tổng tài sản cố định tăng 88tr.đ thì chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 29 tr.đ . Năm 2000 tổng tài sản cố định tăng 80 tr.đ thì chi phí XDCB dở dang tăng 105 tr.đ , tương tự năm 2001là 142 tr.đ và 72 tr. đ . Điều này làm cho TSCĐ trực tiếp tạo ra doanh thu tăng chậm , thậm chí bị giảm đi như năm 2000 ( giảm 25 tr.đ so với năm 1999 ).
Xét về nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản , tại các bảng 1,3,4, ta thấy TSLĐ được bù đắp khá lớn bởi nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dàì hạn . Chẳng hạn như năm 2001 tổng TSCĐlà 1055 tr.d trong khi đó tổng nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn là 1585 tr.đ . Điều này có nghĩa là trong 1790 tr.đ vốn đầu tư vào TSLĐ thì có tới 530 tr.đ là nguồn vốn dài hạn , chiếm 29,6 % . Đây là tỷ lệ không phải nhỏ . Viếc đầu tư vào TSLĐ bằng nguồn vốn dài hạn sẽ giúp Công ty tránh bớt được rủi ro song nó cũng làm cho chi phí vốn cao hơn và hiệu quả sử dụng vốn giảm đi . Tuy nhiên , tỷ lệ nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn đầu tư vào TSLĐ đã có xu hướng giảm , năm 1998 là 37,4 % , năm 2001giảm xuống còn 29,6 % . Điều này cho thấy Công ty đã chú ý hơn trong công tác xác định nhu cầu vốn và lựa chọn nguồn tài trợ .
Trên đây là tình hình chung về nguồn vốn và vốn của Công ty DIATCO . Trên cơ sở các số liệu này , chúng ta sẽ đi đánh gía tình hình sử dụng vốn của Công ty trong giai đoạn 1998 - 2001.
2 . Tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty DIATCO
Để đánh gía được tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty , trước hết , chúng ta đi xem xét đánh gía một số chỉ tiêu tài chính tổng quát sau :
Bảng 5 : Một số chỉ tiêu tài chính tổng quát giai đoạn 1998 - 2001.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
Tổng doanh thu
2 Tổng chi phí
3 . Lợi nhuận
Nộp ngân sách
5.Thu nhập bình quân
6.Nợ phải trả / TTS
7.TSLĐ / Nợ ngắn hạn
8.Hệ số thanh toán nhanh
tr.đ
tr.đ
tr.đ
tr.đ
tr.đ
%
%
%
1647
190
40
77
0,7784
43,67
160,14
60,57
2270
2193
53
95
0,974
46,31
158,09
65,1
2247
2198
30
157
1,0465
55,97
142,13
65,16
2262
2194
52
220
1,12
57,12
143,2
66,16
Nguồn : phòng tài chính kế toán .
Báo cáo tài chính năm 1998 -2001.
Những số liệu trên đây cho thấy trong giai đoạn 1998 -2001 doanh thu của Công ty năm sau cao hơn năm trước , ngoại trừ năm 2000 doanh thu giảm 23 tr.đ so với năm 1999 . Tốc độ gia tăng trong giai đoạn này là 80,15 % , trung bình hàng năm tăng 21,68 % . Điều đáng quan tâm ở đây là lợi nhuận ( lợi nhuận sau thuế ) của Công ty lại có xu hướng giảm từ năm 1999 đến năm 2001 , năm 2001 lợi nhuận mới tăng lên so với năm 2000 là 173,3 % .
Thu nhập bình quân đầu người của Công ty cũng tăng dần theo các năm với tốc độ tăng gần 13 5 / năm , thu nhập bình quân đầu người năm 2001 đạt 1,12 tr. đ / tháng . Đây là một kết quả đáng khích lệ .
Về khả năng thanh toán của Công ty, nhìn chung , là tương đối khả quan . Tỷ suất thanh toán ngắn hạn trong giai đoạn này tuy có xu hướng giảm nhưng đến năm 2001 vẫn ở mức 143,2 % . Tỷ suất thanh toán nhanh tuy vẫn chỉ ở mức 60 -66 % nhưng đã có chiều hướng gia tăng . Điều này cho thấy , khả năng thanh toán nhanh của Công ty ngày càng được nâng cao hơn . Tuy nhiên , nếu Công ty không có những giải pháp thích hợp thì khi các khoản phải trả đến dồn dập sẽ gây khó khăn không nhỏ .
Dưới đây, chúng ta sẽ đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn tại Công ty .
2.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn tại Công ty DIATCO.
Các tiêu thức được sử dụng ở đây là :
Hiệu quả sử dụng vốn
Tỷ suất sinh lợi của doanh thu .
Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu .
- Từ các số liệu tổng hợp ở bảng 5 ta thấy , tổng doanh thu ( doanh thu thuần ) qua các năm đều tăng ( ngoại trừ năm 2000 giảm 23 tr.đ ) với tốc độ trung bình hàng năm là 11,2 % . Tuy nhiên , mức tăng vọt của doanh thu chủ yếu là năm 1999 với tốc độ tăng là 37,8 % so với năm 1998 . Các
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
So sánh 99/98
So sánh 00/99
So sánh 01/00
+ -
%
+ -
%
+ -
%
Doanh thu
1647
2270
2247
2262
623
137,8
- 23
99
15
100,7
Lọi nhuận sau thuế
40
53
30
52
13
132,5
- 23
56,6
22
173,3
Tổng vốn bình quân
1734
1973
2293
2678
239
113,8
320
116,2
385
116,8
Vốn chủ sở hữu bình quân
1029
1084
1110
163
55
105,3
26
102,4
53
104,8
Tỷ suất sinh lợi doanh thu
0,0243
0,0234
0,0134
0,023
-0,0009
96,3
-0,01
57,3
0,0096
171,6
Hiệu quả sử dụng vốn
0,95
1,151
0,98
0,845
0,201
121,2
-0,171
85,1
-0,135
86,2
Tỷ suất lợi nhuận / Vốn
0,0231
0,0269
0,0131
0,0194
0,0038
116,5
-0,0138
48,7
0,0063
148,1
Tỷ suất lợi nhuận / VCSH
0,0389
0,0489
0,027
0,0447
0,01
125,7
-0,0219
55,2
0,0177
165,6
Bảng 6 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn Công ty DIATCO Đơn vị : ( tr . đ )
Nguồn : phòng tài chính kế toán .
Báo cáo tài chính năm 1998 -2001.
năm tiếp theo doanh thu đều thấp hơn so với năm 1999, chính điều này làm lợi nhuận năm 2000 và năm 2001 đều thấp hơn so với năm 1999 . Để đánh giá việc sử dụng vốn kinh doanh của Công ty có hiệu quả hay không . Chúng ta đi xem xét cụ thể các chỉ tiêu trong bảng số liệu 6
Hiệu suất sử dụng vốn trong giai đoạn này chưa có dấu hiệu tích cực , ngoại trừ năm 1999 cứ một đồng vốn tạo ra được 1,51 đồng doanh thu , tăng 21,2 % so với năm 1998 , các năm tiếp theo hiệu suất sử dụng vốn đều giảm và ở mức thấp ( dưới một đồng doanh thu trên một đồng vốn ) .
Về tỷ suất sinh lời doanh thu qua bảng 6 ta thấy .
Năm 1998 một đồng vốn tạo ra được 0,0243 đồng lợi nhuận .
Năm 1999 một đồng vốn tạo ra được 0,0269 đồng lợi nhuận .
Năm 2000 một đồng vốn tạo ra được 0,0131 đồng lợi nhuận .
Năm 2001 một đồng vốn tạo ra dược 0,0194 đồng lợi nhuận .
Những con số trên đây cho thấy , năm 1999 tỷ suất này là cao nhất , thấp nhất là năm 2000 , năm 2001 tỷ suất lợi nhuận tăng 48,1 % so với năm 2000 vượt xa tốc độ tăng của doanh thu ( 0,7 % ) .
_ Tỷ suất lợi nhuận / VCSH.
Năm 1998 một đồng vốn CSH tạo ra 0,0389 đồng lợi nhuận .
Năm 1999 một đồng vốn CSH tạo ra0,0489 đồng lợi nhuận .
Năm 2000 một đồng vốn CSH tạo ra0,027 đồng lợi nhuận .
Năm 2001 một đồng vốn CSH tạo ra0,0447 đồng lợi nhuận .
Dễ dàng thấy chỉ tiêu này cũng có xu hướng thay đổi như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / tổng vốn . Có nghĩa là , năm cao nhất là năm1999 , năm có chỉ số thấp nhất là năm 2000 và năm 2001 lại có dấu hiệu phục hồi .
Từ những nhận xét tổng quát trên ta có một số kết luận sau : hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn 1998 - 2001 không ổn định , năm cao nhất là năm 1999 , năm 1999 hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất , năm 2001 hiệu quả sử dụng vốn đã được nâng cao nơn năm 2000 nhưng vẫn thấp hơn năm 1999 .
Trong giai đoạn 1998 -2001 , do một số nguyên nhân khách quan về thị trường và các chính sách của Đảng và Nhà nước , hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao . Tuy nhiên , nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước về vốn và chính sách ưu đãi về thúê , năm 2001 hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đã được nâng cao hơn so với năm 2000 mặc dù Công ty còn gặp nhiều khó khăn ,.
Để đánh gía một cách cụ thể hơn hiệu quả sử dụng vốn của công ty , chúng ta sẽ đi xem xét cụ thể hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn cố định .
2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty DIATCO .
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động . Đánh giá việc sử dụng vốn lưu động là việc làm hết sức cần thiết để nhà quản trị đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho các năm tiếp theo . Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty DIATCO được xem xét đánh giá trên hệ thống các chỉ tiêu sau :
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động .
Mức doanh lợi của vốn lưu động .
Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động
+ Số vòng lưu chuyển của vốn lưu động .
+ Số ngày một vòng lưu chuyển vốn lưu động
_ Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho .
+ Số vòng quay hàng tồn kho
+ Số ngày một vòng quay hàng tồn kho .
Các chỉ tiêu trên đây được thể hiện trên bảng 7.
Thông qua bảng số liệu 7 ta thấy ,vốn lưu động bình quân năm sau cao hơn năm trước với tốc độ 16-19 % / năm . Trong đó , hàng tồn kho tăng với tốc độ trung bình 8,4 % / năm . Trong các phần trước , ta cũng đã biết doanh thu và lợi nhuận thay đổi như thế nào qua các năm , cho nên ta có nhận xét chung là hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn 1998 - 2001 là chưa cao và năm 2000 vẫn là năm có hiệu quả thấp nhất . Điều này sẽ được trình bày kỹ hơn khi ta xem xét cụ thể các chỉ tiêu trong bảng số liệu trên .
Đối với mức doanh lợi của vốn lưu động :
- Năm 1998 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0391 đông lợi nhuận
- Năm 1999 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0447 đông lợi nhuận
- Năm 2000 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0211 đông lợi nhuận
-Năm 2001 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0307 đông lợi nhuận
Như vậy , năm có mức doanh lợi cao nhất là năm 1999 , ở năm này cứ một tr. đ vốn lưu động tao ra được 44,7 ng . đ lợi nhuận , năm thấp nhất là năm
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty DIATCO .
Đơn vị ( tr. đ )
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
So sánh 99/98
So sánh 00/99
So sánh 01/00
+ -
%
+ -
%
+ -
%
Doanh thu
1647
2270
2247
2262
623
137,8
-23
99
15
100,7
Lợi nhuận
40
53
30
52
13
132,5
-23
56,6
22
173,3
Vốn LĐ bình quân
1022
1185
1420
1694
163
116
235
119,8
274
119,3
HTK bình quân
666
690
754
848
24
103,6
64
109,3
94
112,5
Hệ số đảm nhiệm của VLĐ
0,6205
0,522
0,632
0,7489
-0,0985
84,1
0,11
121,1
0,1169
118,5
Số vong luan chuyển VLĐ
1,6115
1,9156
1,5824
1,3353
0,3041
118,9
0,3332
82,6
-0,2471
84,4
Mức doanh lợi của VLĐ
0,0391
0,0447
0,0211
0,0307
0,0056
114,3
0,0236
47,2
0,0096
145,5
Số ngày một vong lưu chuyển VLĐ
223
188
228
270
-35
84,3
40
121,3
42
118,4
Vòng quay HTK
2,473
3,2899
2,9801
2,6675
0,8169
133
-0,3089
90,6
-0,3126
89,5
Số ngày một vòng quay HTK
146
109
121
135
-37
74,7
22
111
14
111,6
Nguồn : phòng tài chính kế toán .
Báo cáo tài chính năm 1998-2001.
2000 và ở mức một tr. đ tạo ra 22,1 ng . đ lợi nhuận . Tuy nhiên , năm 2001 tỷ lệ này đã tăng trở lại và ở mức một tr. đ vốn lưu đông tạo ra được 30,7 ng. đ lợi nhuận , tăng 45,5 % so với năm 2000 . Dù mức này cao hơn song mức doanh lợi của vốn lưu động năm 2001 vẫn thấp hơn năm 1998 . Nguyên nhân là do vốn lưu động hàng năm tăng cao , từ 16 _ 19 % / năm nhưng lợi nhuận tăng ít hoặc không tăng thậm chí giảm đi như năm 2000.
Về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động .
- Năm 1998 để tạo ra một đông doanh thu cần 0,6205 dồng vốn lưu động
- Năm 1999 để tạo ra một đông doanh thu cần 0,522 dồng vốn lưu động
- Năm 2000 để tạo ra một đông doanh thu cần 0,632 dồng vốn lưu động
- Năm 2001 để tạo ra một đông doanh thu cần 0,7489 dồng vốn lưu động
Rõ ràng xu thế thay đổi của hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là bất lợi đối với công ty . Trong khi tốc độ tăng vốn lưu động ở mức tương đối thì tốc độ tăng của doanh thu tương đối nhỏ hoặc giảm xuống ( ngoại trừ năm 1999 tăng 37,8 % so với năm 1998.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được đánh giá thông qua chỉ số tốc độ chu chuyển vốn . Tốc độ chu chuyển vốn được thể hiện qua hai chỉ tiêu cụ thể là số vòng quay vốn lưu động và số ngày của mỗi vòng quay đó . Chỉ tiêu thứ hai là nghịch đảo của chỉ tiêu thứ nhất . Các chỉ tiêu này thể hiện khá rõ việc sử dụng vốn có tiết kiệm , hợp lý và hiệu quả hay không . Ta đã biết , vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn và ngược lại . Thực tế sử dụng vốn lưu động của công ty DIATCO được thể hiện qua bảng chỉ tiêu trên bảng số liệụ 7 . Qua bảng này ta thấy tốc độ lưu chuyển vốn lưu động trong giai đoạn 1998- 2001 khoảng từ 1,3 -1,9 vòng một năm . Cụ thể như sau :
Năm 1998 vốn lưu động luân chuyển được 1,6115 vòng , số ngày một vòng luân chuyển vốn lưu động là 223 ngày .
Năm 1999 tương ứng là 1,9156 vòng và 188 ngày / vòng .
Năm 2000 tương ứng là 1,5824 vòng và 228 ngày / vòng .
Năm 2001 tương ứng là 1,3353 vòng và 270 ngày / vòng .
Nếu có thể đánh giá một cách sơ sài thì đây là một biểu hiện không tốt trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty DIATCO . Tuy nhiên , chúng ta không vội kết luận như vậy . Xem xét vấn đề kỹ hơn ta thấy , vốn lưu động của Công ty tăng với tốc độ khá nhanh từ 16 -19 % / năm , điều này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty năm sau lớn hơn năm trước . Khi quy mô này lớn , lưu chuyển của nó ngày càng khó khăn và phức tạp hơn . Chính vì lẽ đó , số vòng chu chuyển vốn lưu động tăng lên . Nhưng quan tâm cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp nào là lợi nhuận thu được chứ không phải là doanh thu . Song vòng quay vốn giảm , hiệu quả sử dụng vốn giảm đi , vốn sẽ bị lãng phí gây tổn thất cho công ty . Do vậy , các nhà quản trị phải có những biện pháp hữu hiệu , kịp thời đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động .
Đối với vòng quay hàng tồn kho cũng có những biểu hiện tiêu cực . Dưới đây là các con số biểu hiện cụ thể tình hình hàng tồn kho :
_ Năm 1998 số vòng quay hàng tồn kho là 2,473 vòng / năm .
_ Năm 1999 số vòng quay hàng tồn kho là 3,2899 vòng / năm ., tăng 33 % so với năm 1998 .
_ Năm 2000 số vòng quay hàng tồn kho chỉ còn là 2,9801 vòng / năm , chỉ bằng 90,6 % so với năm 1999 .
_ Năm 2001 số vòng quay hàng tồn kho tiếp tục giảm còn 2,6675 vòng / năm , bằng 89,5 % so với năm2000.
Những con số trên đây cho thấy tốc đọ tăng hàng tồn kho vượt xa tốc độ tăng của doanh thu . Việc gia tăng hàng tồn kho quá mức sẽ gây lãng phí vốn trong khi đó Công ty đang lâm vào tình trạng thiếu vốn .
Ngoài ra , nó còn làm gia tăng các chi phía khác như : chi phí bảo quản , hao hụt , mất mát , hỏng .. làm giá thành sản phẩm tăng lên . Do đó , công tác quản trị hàng tồn kho đòi hỏi phải giảm đến mức tối thiểu lượng hàng tồn kho để có thể giảm được đến mức thấp nhất các khoản chi phí liên quan .
Tóm lại , từ những con số thực tế trên ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty chưa cao và đang có xu hướng thụt lùi . Mặc dù mức doanh lợi của vốn lưu động năm 2001 đang có xu hướng tăng lên nhưng do tốc độ lưu chuyển vốn lưu động và tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm lại làm cho lợi nhuận năm 2001có tăng nhưng còn chậm . Mức doanh lợi của vốn lưu động năm 2001 có dấu hiệu phục hồi là điều rất đáng mừng , điều này cũng là một tín hiệu khả quan . Nếu như Công ty có những giải pháp kịp thời đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động , giải quyết nhanh lượng hàng tồn kho , giảm lượng hàng tồn kho xuống mức thấp nhất thì chắc chắn Công ty sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn . Chính vì vậy , điều quan trọng hiện nay là Công ty phải khắc phục sự trì trệ trong lưu chuyển vốn lưu động , đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
2.3. Tình hình sử dụng vốn cố định tại Công ty DIATCO.
Đánh giá xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng là một trong những công việc hết sức quan trọng . Đề tài này nghiên cứu về thực trạng hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh nên chúng ta chỉ xem xét đánh giá vốn cố dịnh liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận .
Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn có định được thể hiện qua bảng 8.
Thông qua bảng này cho ta thấy , hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 1999 là cao nhất , năm 2000 và năm 2001 đều thấp hơn năm1999 nhưng đều cao hơn năm 1998 , cụ thể :
Về mức doanh lợi của vốn cố định , năm cao nhất là năm 1999 , năm thấp nhất là năm 2000.
Năm 1998 một đồng vốn cố định tạo ra 0,0612 đồng lợi nhuận .
Năm 1999 một đồng vốn cố định tạo ra 0,0742 đông lợi nhuận , tăng 21,2 % so với năm 1998 .
Năm 2000 một đồng vốn cố định tạo ra 0,0412 đồng lợi nhuận , chỉ bằng 55,5 % so với năm 1999 .
Năm 2001 một đồng vốn cố định tạo ra 0,0693 đồng lợi nhuận , tăng 68,2% so với năm 2000.
Xu hướng thay dổi như trên là do một số nguyên nhân : cuối năm 2000 giá bột giấy nhập tăng 30 % so với đầu năm làm cho giá thành sản xuất tăng mạnh , sản phẩm tiêu thụ khó khăn , doanh thu giảm và lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm giảm . Năm 2001 Nhà nước đã hỗ trợ bằng cách giảm thuế , đồng thời Công ty có những chiến lược phát triển như : khuyến mại , quảng cáo , có chính sách hỗ trợ để sản phẩm tồn tại và đứng vững trên thị trường . Chính vì vậy , Công ty đã khắc phục được sự trì trệ trong lưu chuyển vốn lưu động , đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
Hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng có những biến động như trên . Năm có hiệu suất cao nhất là năm 1999 , các năm tiếp theo lại có dấu hiệu giảm cụ thể :
Năm 1998 một tỷ đồng vốn cố dịnh tạo ra 2,5183 tỷ đồng doanh thu
Năm 1999 một tỷ đồng vốn cố dịnh tạo ra 3,1793 tỷ dồng doanh thu , bằng 26,1 % so với năm 1998 .
Năm 2000một tỷ đồng vốn cố định tạo ra 3,0823 tỷ đồng doanh thu , bằng 96,9 % so với năm 1999 .
Năm 2001 một tỷ đồng vốn cố định tạo ra 3,016 tỷ đồng doanh thu , bằng 97,8 % so với năm 2000.
Doanh thu trên một đồng vốn cố định có xu hướng giảm trong 2 năm gần đây là một tín hiệu đáng ngaị cho Công ty , nguyên nhân là do giá giấy tăng cao vào năm 2000, giá xăng dầu , điện tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nhưng do Công ty đã biết huy động ở mức cao năng lực sản xuất , cố gắng đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến , để tăng cường sức cạnh tranh , song song với đầu tư mua sắm thiết bị , máy móc , công nghệ tiên tiến , Công ty còn chú ý xây dựng mô hình đào tạo các công nhân lành nghề có tay nghề cao , nhân viên marketing nhiệt tình , yêu nghề .
Từ những đánh trên , tuy kết quả đạt được trong hai năm gần đây không cao bằng năm 1999 song nếu xét trong điều kiện thị trường hiện nay thì kết quả đạt được trong hai năm 2000, 2001là khả quan . Hiệu quả sử dụng vốn như năm 2001 có bước tiến triển , tuy tốc độ tăng doanh thu không cao , thậm chí là quá thấp ( tăng 0,7 % so với năm 2000 ) nhưng tốc tăng lợi nhuận là đáng kể ( tăng 73,7 % so với năm 2000 ) . Xét cho cùng , doanh thu cao chưa hẳn là biểu hiện tốt mà lợi nhuận cao thì ở trong hoàn cảnh nào đó cũng là những thành công của bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào , là thành quả cuối cùng của một quá trình lâu dài .
Nói tóm lại , trong giai đoạn 1998 - 2001 , tuy còn gặp nhiều khó khăn , song vốn sản xuất kinh doanh của Công ty DIATCO đã được sử dụng một
cách có hiệu quả . Xu hướng đi lên của năm 2001 là bàn đạp thúc đẩy quá trình sản xuất của những năm tiếp theo phát triển . Nhìn chung , kết quả đạt được là nhờ một phần lớn vào nỗ lực của cán bộ , công nhân viên trong toàn Công ty và một phần không nhỏ là những chính sách thông thoáng của Nhà nước . Hy vọng những năm tiếp theo hiệu quả sử dụng vốn của công ty sẽ được nâng cao hơn nữa , các khó khăn hiện tại về vốn , công nghệ và thị trường sẽ được giải quyết .
Bảng 8 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty DIATCO .
Đơn vị ( tr. đ )
1998
1999
2000
2001
So sánh 99/98
So sánh 00/99
So sánh 01/00
+ -
%
+ -
%
+ -
%
Doanh thu
1647
2270
2247
2262
623
137,8
-23
99
15
100,7
Lợi nhuận
40
53
30
52
13
132,5
-23
56,6
22
173,3
Vốn CĐ bình quân
654
714
729
750
60
109,2
15
102,1
21
104
Mức doanh lợi VCĐ
0,0612
0,0742
0,0412
0,0693
0,013
121,2
-0,033
55,5
0,0281
168,2
Hiệu suất sử dụng VCĐ
2,5183
3,1793
3,0823
3,016
0,661
126,1
-0,097
96,9
-0,0663
97,8
Hàm lượng VCĐ
0,3971
0,3145
0,3244
0,3316
- 0,0826
79,2
0,01
103,1
0,0072
102,3
Nguồn : phòng tài chính kế toán
Báo cáo tài chính năm 1998,1999,2000,2001.
3 . Kết quả đạt được và những vấn đề cần đặt ra đối với công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty DIATCO .
Kết quả đạt được .
Tình hình hoạt động của Công ty trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn , do công ty mới đi vào hoạt động , thị trường cạnh tranh với bao nhiêu trở ngại , song bằng nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên và đội ngũ công nhân lao động , với tinh thần nỗ lực và tận tâm , bằng các cơ chế thích hợp cùng với sự giúp đỡ hiệu quả từ Nhà nước và sự hợp tác chặt chẽ với khách hàng và người cung cấp trong và ngoài nước , Công ty DIATCO đã đạt dược những kết quả đáng mừng , đó là :
Thứ nhất , nguồn vốn đầu tư tăng dần qua các năm , năm 1998 là 1873 tr. đ , năm 2001 tăng lên 2845 tr. đ , trung bình mỗi năm tăng 15 % . Sự tăng lên của vốn kinh doanh cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tăng lên , năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường được tăng lên đáng kể , điều này sẽ tạo tiền đề phát triển trong những giai đoạn tiếp theo .
Thứ hai , TSCĐ của Công ty cũng đã đạt được đầu tư đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất . VCĐ trong giai đoạn 1998 - 2001 tăng từ 745 tr. d lên 1055 tr. đ . Điều đáng chú ý là chi phí XDCB dở dang năm 2001là 254 tr. đ . Khi các công trình XDCB dở dang này được hoàn thành , nó sẽ nâng cao đáng kể năng lực sản xuất của Công ty cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm .
Thứ ba , khả năng thanh toán các nguồn vay ngắn hạn của Công ty khá tốt thể hiện qua chỉ tiêu TSLĐ / Nợ ngắn hạn đều ở mức cao trên 14 % .
Thứ tư , doanh thu cũng như lợi nhuận năm 2001 đều tăng so với các năm 1998 , 2000 .
Đạt được một số kết quả trên đây là do một số nguyên nhân cơ bản sau :
Mặc dù Công ty còn ở trong tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh song Công ty đã có những biện pháp hiệu quả tháo gỡ dần những khó khăn này .Được Nhà nước cho vay vốn ngân hàng , giảm thuế , đồng thời Công ty không ngừng gia tăng nguồn VCSH , năm 1998 là 1055 tr. đ , năm 2001 là 1220 tr. đ tăng 1656 tr. đ , do đó , nguồn vốn đầu tư tăng , doanh thu và lợi nhuận cũng tăng dần qua các năm .
Trong những năm qua , Công ty đã không ngừng đổi mới máy móc , thiết bị , công nghệ mới , lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đại . Đặc biệt , Công ty đầu tư nhiều vào các dây chuyền sản xuất giấy nhằm khắc phục sự phụ thuộc vào nguyên liêụ nhập ngoại . Vị thế của Công ty trên thị trường đã có những bước cải thiện đáng kể .
Công ty thực hiện chế độ hạch toán độc lập , điều này làm cho TSCĐ được quản lý hiệu quả hơn , sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn . Việc giao quyền quản lý đến từng bộ phận đã khắc phục được việc sử dụng vốn lãng phí , kém hiệu quả , buộc các thành viên phải có trách nhiệm trong việc bảo toàn và phát triển vốn .
Vai trò điều hoà của Công ty đã được thể hiện rõ nét , việc bố trí lao động ngày càng hợp lý , trình độ cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao do Công ty luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho những người có khả năng học tập và nghiên cứu thêm .
Ngoài ra , sự giúp đỡ nhiều mặt của các cơ quan nhà nước có vai trò không nhỏ .
Những vấn đề tồn tại trong công tác sử dụng vốn tại Công ty DIATCO .
Ngoài những kết quả đạt được trên đây , trong công tác sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty còn tồn tại nhiều bất cập :
Một là , hiệu suất sử dụng vốn chưa cao và có xu hướng giảm qua các năm , cụ thể là :
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm qua các năm . Năm 1999 là 1,9156 đồng doanh thu / một đồng vốn lưu động , năm 2000 là 1,5824 đồng doanh thu / một đồng vốn lưu động , năm 2001 giảm xuống còn 1,3353 đồng doanh thu / một đồng vốn lưu động .
Hiệu quả sử dụng vốn cố định từ năm 1999 đến năm 2001 cũng có xu hướng giảm dần . Năm 1999 là 3,1793 đồng doanh thu / một đồng vốn cố định , năm 2000 giảm xuống còn 3,0823 đồng doanh thu / một đồng vốn cố định , năm 2001 tiếp tục giảm xuống mức thấp chỉ còn 3,016 đồng doanh thu / một đồng vốn cố dinh .
Hai là , mức doanh lợi của VCĐ cũng như mức doanh lợi của VLĐ đều ở mức thấp , hai năm 2000 và 2001 chỉ số này đều thấp hơn năm 1999 , điều này cho thấy Công ty còn gặp nhiều khó khăn .
Ba là , tỷ suất sinh lợi của doanh thu thấp và có xu hướng giảm ( ngoại trừ năm 2001 tăng so với năm 2000 ) . Năm cao nhất là năm 1998 ở mức 24,3 ng. đ/ một tr.đồng doanh thu , năm thấp nhất là năm 2000 ở mức 13,4 ng.đ / một tỷ đồng doanh thu .
Những hạn chế trên đây là do một số nguyên nhân cơ bản sau :
Thứ nhất , là do sự gia tăng liên tục với tốc độ khá lớn của giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu . Đây là một vấn đề làm đau đầu các nhà kinh doanh trong công tác quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty . Điều này được thể hiện cụ thể qua các con số dưới đây :
Bảng 9 : Tình hình các khoản phải thu và hàng tồn kho của Công ty DIATCO .
Đơn vị ( tr . đ )
Chỉ tiêu
Năm
1998
1999
2000
2001
Hàng tồn kho
675
705
803
892
Khoản phải thu
380
461
685
776
Nguồn : phòng tài chính kế toán .
Báo cáo tài chính năm 1998 ,1999 ,2000 ,2001 .
Hàng tồn kho trong giai đoạn năm 1998 - 2001 tăng 32,15 % , trung bình tăng 9,74 % / năm . Hơn nữa , giá trị hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng giá trị tài sản lưu động , khoảng từ 50% - 75 % ,năm thấp nhất là năm 2001 với mức 49,8 % . Giá trị hàng tồn kho lớn là nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động , do công ty chưa thực hiện tốt khâu như cầu nguyên vật liệu ,gây tình trạng nhập khẩu quá nhiều trong khi chưa sử dụng đến . Cũng theo báo cáo năm 1998 - 2001 thì lượng hàng hoá thành phẩm tồn kho tăng lên đáng kể . Năm 1998 khoảng 6 % so với giá trị hàng tồn kho , năm 2001 tăng lên 15 % so với tổng giá trị hàng tồn kho . Đặc biệt , trong lượng hàng thành phẩm tồn kho này chủ yếu ứ đọng ở khâu hàng gửi bán . Điều này cho thấy sản phẩm của Công ty đang bị yếu thế trong cạnh tranh . Hơn thế nữa , giá trị hàng tồn kho gia tăng với tốc độ cao còn thể hiện sự yếu kém của Công ty trong công tác quản trị hàng tồn kho .
Trong giai đoạn năm 1998 -2001 , khoản phải thu cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng TSLĐ và có xu hướng gia tăng , năm1998 khoản phải thu là 380 tr .đ chiếm 33,7 % , năm 2001 là 776 tr . đ chiếm 43,4 % . Tốc độ gia tăng khoản phải thu ở giai đoạn này là 104,21 % , trung bình mỗi năm tăng 26,87 % , vượt xa tốc độ tăng của VLĐ ( 16,7 % ) cũng như tổng nguồn vốn ( 15 % ) . Khoản phải thu thể hiện một khoản vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp , do vậy vốn của Công ty bị chiếm dụng khá lớn . Đây là một nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn này bị giảm đi . Khoản phải thu gia tăng ở đây là do Công ty chưa đưa ra chiến lược nhằm thanh toán với khách hàng nhằm vừa mở rộng thị trường , mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm , vừa thu hồi vốn một cách có hiệu quả nhất . Nhìn chung , khoản VLĐ của Công ty bị cả người mua và người bán chiếm dụng do Công ty không kiểm tra chặt chẽ ở khâu thanh toán , do thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt . Người ta tranh giành , lôi kéo từng khách hàng , từng nhà cung cấp có lợi về phía mình nên để một phần vốn của mình cho những đối tượng này chiếm dụng nhằm tạo quan hệ ràng buộc .Song xét cho cùng , tình trạng gia tăng các khoản phải thu là do Công ty chưa chú trọng đến công tác quản lý các khoản phải thu , nếu Công ty không có giải pháp kịp thơì để thu hồi nhanh các khoản phải thu thì Công ty sẽ gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh nói chung và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng trong thời gian tới mặc dù Công ty đang làm ăn có lãi .
Tình trạng thiếu vốn của Công ty dẫn đến vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn . Do vậy , chi phí trả lãi hàng năm lớn làm giảm lợi nhuận của Công ty ,làm ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ . Nói tóm lại , hiệuquả sử dụng vốn của Công ty DIATCO trong giai đoạn vừa qua chưa cao do rất nhiều nguyên nhân tác động trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan . Nó tác động đa phương , đa chiều tới quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty , làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian vừa qua , đòi hỏi Công ty phải có giải pháp kịp thời khắc phục những khó khăn này , từng bước nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới .
CHƯƠNG III . CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY DIATCO .
I . ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY DIATCO .
Bước sang đầu thế kỷ 21 Công ty DIATCO gặp rất nhiều thuận lợi cũng như khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình . Trong các năm tới , Công ty xác định :
Các thuậnlợi cơ bản là :
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước như giảm thuế nhập khẩu , giảm thuế GTGT .
Công ty đã có một cơ ngơi mới sẽ giảm bớt được tiền thuê đất hàng năm
Khó khăn là :
Giá vật tư biến động , nhất là giá điện , giá xăng dầu biến động liên tục . Điều này làm giá thành sản phẩm biến động gây khó khăn không nhỏ đối với việc tiêu thụ sản phẩm .
Việc huy động các nguồn vốn đầu tư còn bị động , không kịp thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất , gây lãng phí vốn .
Giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế gần đây luôn biến động gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc nhập khẩu nguyên vật liệu .
Từ những thuận lợi cũng như khó khăn trên , Công ty đã đề ra một số mục tiêu cơ bản trong kế hoạch như : tiếp tục duy trì năng lực sản xuất ở mức cao , đổi mới công nghệ , tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường .
II GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DIATCO .
1 . Tăng cường quản lý hàng tồn kho .
Hàng tồn kho của Công ty hàng năm khá lớn , chiếm khoảng 40 % giá trị tài sản lưu động . Do vậy , để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn , trước mắt công ty cần giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho bằng cách điều chuyển hàng hoá cũng như nguyên vật liệu ứ đọng , tạm ngưng việc nhập và dự trữ nguyên vật liệu còn dư thừa , tiến hành bán sản phẩm với giá thấp hơn giá hiện tại nhưng phải đảm bảo hoà vốn để giải phóng hàng hoá , thành phẩm tồn kho , thu hồi vốn nhằm tái đầu tư và sản xuất .
Về lâu dài không lập lại tình trạng dự trữ quá lớn như giai đoạn vừa qua , Công ty nên áp dụng mô hình quản lý dự trữ EOQ . Mô hình này được giả định là những lần cung cấp hàng hoá là bằng nhau cho nên Công ty nên áp dụng cho hàng tháng hoặc hàng quý khi mà nhu cầu về sản xuất ít biến động .
Cụ thể mô hình này như sau :
Chi phí lưu kho bao gồm chi phí hoạt động ( chi phí bốc xếp hàng hoá , chi phí bảo hiểm hàng hoá , chi phí do hao hụt mất mát ..) và chi phí tài chính ( chi phí sử dụng vốn như trả lãi , chi phí về thuế , khấu hao ..)
Nếu gọi mỗi lần cung ứng hàng hoá là Q thì dự trữ trung bình sẽ là Q/2
Gọi C1 là chi phí lưu kho đơn vị hàng hoá thì tổng chi phí lưu kho của Công tylà : C1*Q/2
Chi phí đặt hàng : chi phí đặt hàng này bao gồm chi phí quản lý giao dịch và vận chuyển hàng hoá . Chi phí đặt hàng cho mỗi lần thường ổn định , không phụ thuộc và lượng hàng hoá được mua .
Gọi D là lượng hàng hoá cần sử dụng trong một tháng hoặc một quý của Công ty thì số lượng hàng hoá cung ứng sẽ là C2*D/Q
Gọi DF là tổng chi phí tồn trữ hàng hoá ta sẽ có :
TF = C1*Q/2 + C2*D/Q
Khi đó để tổng chi phí tồn dự trữ hàng hoá thấp nhất thì Q* sẽ là :
2 DC2
Q* =
C1
Điều cốt yếu ở đây là Công ty phải xác định được lượng hàng hoá D cần sử dụng trong từng tháng hoặc từng quý . Tốt nhất , Công ty nên dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng tháng , từng quý và năng lực sản xuất trong thời gian này để xác định lượng hàng D .
Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu .
Các khoản phải thu có tác động làm doanh thu bán hàng tăng lên , chi phí tồn kho giảm , tài sản cố định được sử dụng hiệu quả song nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ , chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ . Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu để Công ty vừa gia tăng được doanh thu , tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có để vừa bảo đảm tính hiệu quả là điều hết sức quan trọng . Biện pháp để giảm thiểu các khoản phải thu là
Chấp nhận bán chịu với mọi giá để giải phóng hàng tồn kho mà trước khi quyết định bán chịu hay không Công ty nên phân tích khả năng tín dụng của khách hàng và đánh giá khoản tín dụng được đề nghị . Đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng nhằm xác định liệu khoản tín dụng này khách hàng có thanh toán đúng thời hạn hay không . Để làm được việc này , Công ty phải xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn tín dụng như : phẩm chất , tư cách tín dụng , năng lực trả nợ , vốn của khách hàng : tài sản thế chấp , điều kiện kinh tế của khách hàng . Thứ đến Công ty phải phân tích đánh giá cái được , cái mất của phản tín dụng đó . Công ty chỉ cung cấp khoản tín dụng thương mại đó cho khách hàng khi có khả năng thu hồi nợ , cái được lớn hơn cái mất ( về tài chính , mối quan hệ ) khi cấp tín dụng cho khách hàng ( bán chịu ) .
Ngoài ra , Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách : sắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết thu nợ khi đến hạn : theo dõi kỳ thu tiền bình quân , khi thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa là Công ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán , cần có biện pháp kịp thời để giải quyết . Như năm 2001 kỳ thu tiền bình quân là 124 ngày , tăng 14 ngày so với năm 2000 nhưng doanh thu chỉ tăng 15 tr. đ , như vậy là Công ty đã bị ứ đọng ở khâu thanh toán . Các nhà quản lý có thể dùng biện pháp bán nợ trên thị trường mua bán nợ nhằm thu hồi vốn , quản lý chặt chẽ các khoản bán chịu nhằm giảm lượng khoản phải thu .
Tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý
Chi phí bán hàng và quản lý hằng năm chiếm khoảng 9 % tổng chi phí , trong khi đó lợi nhuận lại quá thấp , chỉ bằng 2%- 3% tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp . Biện pháp cụ thể là : điều chỉnh lại quy trình bán hàng , giảm thiểu số nhân viên ở các phòng ban sao cho vừa đảm bảo được hiệu quả quản lý vừa không ngừng gia tăng doanh thu . Do đó , để nâng cao lợi nhuận , Công ty phải kịp thời điều chỉnh hướng tới chi phí quản lý nhỏ nhất có thể được , có các giải pháp huy động vốn khác để giảm thiểu chi phí lãi vay ngắn hạn ngân hàng .
. Các giải pháp về thi trường
Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thi trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường , tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả . Đây là biện pháp tốt nhất để tăng số lượng và doanh số bán hàng trong cả hiện tại và tương lai , tạo điều kiện định hướng cho những năm tiếp theo .
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm , mẫu mã cho thị trường trong nước , từng bước tham khảo thị trường nước ngoài tiến dần đến xuất khẩu .
. Tăng cường đổi mới trang thiết bị , máy móc , công nghệ sản xuất
Tăng cường đổi mới trang thiết bị là việc làm cần thiết để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường . Trước khi nhập trang thiết bị , máy móc , công nghệ , Công ty phải xác định được trình độ tiến tiến của trang thiết bị , máy móc cũng như công nghệ đó bằng cách thuê các chuuyên gia cũng như các công ty tư vấn có đủ khả năng và kinh nghiệm trong việc đánh giá kỹ thuật , trình độ máy móc , trang thiết bị và công nghệ , có khả năng đánh giá mức độ phù hợp của chúng với điều kiện thực tế về thời tiết , khí hậu , địa lý nơi dự định đặt máy móc , trang thiết bị , công nghệ đó .. nhằm tránh tình trạng nhập phải trang bị , công nghệ lạc hậu hoặc không phù hợp , không sử dụng có hiệu quả , không đáp ứng mong muốn về kỹ thuật , chất lượng , gây lãng phí nguồn vốn như không ít các doanh nghiệp gặp phải .
Tăng cường đổi mới trang thiết bị , máy móc , công nghệ sẽ giúp Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm , tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu , tăng năng suất lao động , đa dạng hoá được sản phẩm , từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm cả về chất lượng lẫn giá cả trên thị trường .
Đối với công nghệ , Công ty cần phải ưu tiên đầu tư các Công nghệ sạch , giải quyết các tồn tại về ô nhiễm , giảm thiểu chất thải ra môi trường . Các dự án đầu tư mới phải được tiêu chuẩn hoá về quy mô , trình độ công nghệ , kỹ thuật đồng thời với hệ thống xử lý môi trường hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn Việt Nam về : cơ , hoá , vi sinh cho nước thải , lọc bụi tĩnh điện cho khí sả .
6. Các giải pháp về đầu tư .
Đầu tư dứt điểm các công trình đang xây dựng dở dang cũng như các công trình đang đầu tư chiều sâu , mở rộng đã được duyệt nhằm huy động nhanh chóng mọi năng lực sản xuất vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty .
7. Giải pháp về tài chính .
Khó khăn nhất của Công ty DIATCO hiện nay là thiếu vốn , thiếu vốn để tập trung đầu tư vào việc đổi mới TSCĐ , thiếu vốn đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh . Chính vì lẽ đó , tạo và thu hút nguồn vốn là nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện ,để chủ động nguồn vốn , đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư . Công ty có thể giải quyết vấn đề này bằng một số biện pháp sau :
- Cổ phần hoá , thu hút cổ đông : cổ phần hoá sẽ giúp Công ty tăng được nguồn vốn chủ sở hữu , số tiền thu được từ việc bán cổ phiếu có thể được dùng vào đầu tư các dự án quan trọng . Hơn nữa , nếu khuyến khích người lao động trong công ty mua cổ phần thì sẽ thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn , từ đó năng suất lao động được nâng lên , hiệu quả quản lý cũng như hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh sẽ được nâng lên rõ rệt . Để thực hiện được biện pháp này Công ty phải có một kế hoạch cụ thể . Để tránh tình trạng thất thoát tài sản vốn của Công ty khi cổ phần hoá , Công ty cần phải tiến hành thực hiện tốt khâu kiểm kê, định gía giá trị tài sản
Phát hành trái phiếu : phát hành trái phiếu sẽ đảm bảo cho Công ty một nguồn vốn lớn , ổn định và dài hạn . Công ty nên phát hành trái phiếu để thu hút nguồn vốn đầu tư cho một công trình cụ thể . Tuy nhiên , việc thu hút vốn bằng hình thức này chỉ nên thực hiện trong một chừng mực nhất định vì đây là một hình thức vay nợ , nếu vay quá lớn thì chi phí vốn sẽ tăng cao ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả sử dụng vốn .
Thành lập các công ty liên doanh với các công ty trong nước và ngoài nước : thực hiện biện pháp này sẽ khắc phục được những khó khăn về vốn khi đầu tư và các dự án lớn . Ngoài ra khi liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài Công ty sẽ có cơ hội học hỏi các kinh nghiệm và phương pháp quản lý mới để áp dụng cho công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh .
Những biện pháp trên đây đều có những mặt tích cực và tiêu cực cho nên Công ty phải xác định nguồn vốn phù hợp với từng dự án để huy động vốn có hiệu quả .
8. Các giải pháp về tổ chức và đào tạo .
Về tổ chức : tổ chức , bố trí lại lao động cho phù hợp , sắp xếp , bố trí công việc sao cho phù hợp với khả năng của từng cán bộ cũng như của từng lao động để họ phát huy được tiềm năng sáng tạo của mình góp phần nâng cao hiệu quả quản lý , tăng năng suất lao động , giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh .
Về đào tạo : tiến hành tiêu chuẩn hoá các vị trí chức danh công tác , thực hiện chương trình đào tạo nâng cao và bổ xung cán bộ , tiến hành đào tạo và đào tao lại cho đội ngũ những người lao động để nâng cao tay nghề góp phần làm tăng năng suất lao dộng cũng như chất lượng sản phẩm , giúp họ có thể thích nghi nhanh chóng với các công nghệ và máy móc mới tiên tiến vừa mới được huy động vào sản xuất .
9.Các giải pháp về nghiên cứu phát triển .
Nghiên cứu phát triển về nguyên liệu về công nghệ sản xuất là hết sức quan trọng . Các kết quả của nghiên cứu phát triển góp phần không nhỏ và viẹc tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm .
Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm , nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phảm đạt tiêu chuẩn quốc tế .
10. Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định .
Việc làm này là hết sức quan trọng , có thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Công ty mới có những giải pháp kịp thời và có hiệu quả để giải quyết các khó khăn cũng như các biện pháp phát huy các mặt tích cực trong việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh . Công ty nên tránh việc đánh giá mang tính hình thức như hiện nay .
IV. KẾT LUẬN :
Mọi sự phát triển đều có cơ sở của nó , một sự phát triển vững chắc thì trước tiên cũng phải dựa trên một cơ sở vững chắc . Vốn đóng vai trò là cơ sở , là phương tiện , là động lực , là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh , duy trì sự tồn tại của bất kỳ một doanh nghiệp nào . Đặc biệt , trong giai đoạn hiện nay , khi chính sách bảo hộ của Nhà nước không còn tiếp tục thực hiện thì việc quản lý và sử dụng vốn càng trở thành vấn đề quan tâm của những người làm công tác quản trị . Song công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là vấn đề quyết định sự thành công hay thất bại của mọi chiến lược sản xuất kinh doanh trong đơn vị .
Trên thực tế , những khó khăn chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là vốn sản xuất kinh doanh và sử dụng hiệu quả vốn nhất là đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng mang tính chất xã hội . Chính vì vậy , việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là yêu cầu hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay .
Bài viết nêu trên đã nêu lên những khái quát về tình hình sử dụng vốn tại Công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt - Ý và đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn . Hy vọng , trong thời gian tới , Công ty DIATCO sẽ đạt được những thành công mới trong sản xuất kinh doanh để vững bước trong thế kỷ 21 đầy cơ hội và thách thức , góp phần và sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước .
CTY KDNS Hà Nội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
XN KDNS Hai Bà Trưng Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc
GIẤY THÔNG BÁO NỢ
(Về việc thanh toán tiền nước )
XN KDNS Hai Bà Trưng xin trân trọng thông báo tới quý khách hàng như sau :
Khách hàng :
Địa chỉ :
Mã khách hàng :
Là khách hàng của Công ty KDNS Hà Nội .
Đến ngày : tháng năm 200
Quý khách hàng còn nợ XN chúng tôi những hóa đơn sau :
Tháng / 200 :
Tháng / 200 :
Tháng / 200 :
Cộng :
( Vậy XN chúng tôi thông báo tới quý khách hàng biết và thanh toán số tiền nợ nói trên .Nếu quá thời hạn mà quý khách hàng không thanh toán số tiền nợ nói trên , XNKDNS Hai Bà Trưng sẽ thực hiện như điểm I / 3 điều II hợp đồng cung cấp và sử dụng nước sạch .
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội ngày tháng năm 200
XN KDNS Hai Bà Trưng .
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN.
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
~***~
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT – Ý ( DIATCO )
GIAÓ VIÊN HD : TS NGUYỄN THỊ THU THẢO
SINH VIÊN : BÙI THUÝ PHƯỢNG
LỚP : TÀI CHÍNH K 30.
KHOA : NH – TC.
HÀ NỘI 07 /2002
DANH SÁCH KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC CŨ
Taị các tuyến phố Nguyễn thượng Hiền , Đỗ Hạnh , Vũ Lợi , Yết Kiêu , Thiền Quang , Lê Duẩn , Trần Nhân Tông , khách hàng còn sử dụng nguồn nước cũ ., XNKDNS tiến hành tạm tính khoán nguồn cũ trên hoá đơn của khách hàng . khi nào khách hàng sử dụng nguồn nước mới , Xí nghiệp sẽ tiến hành chốt chỉ số và đọc như bình thường
Mã khách hàng
Tên khách hàng
Địa chỉ
Từ ngày / - /
Khách hàng chấp nhận
Ghi chú
Tạm tính
khoán
Chỉ số Đ/ H trên sổ
Chỉ số Đ/ H thực tế cần chốt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8467.doc