Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động SXKD của đơn vị, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, giám sát 100 nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ khai thác đội tàu thông qua các hợp đồng cho thuê định hạn phải được chuyển về tài khoản tại NHNN&PTNT Thanh hoá. Đưa nội dung này vào thoả thuận thành điều khoản trong hợp đồng tín dung được ký giữa hai bên. Nếu qua kiểm tra phát hiện đơn vị vị phạm thì NHNN Thanh hoá có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
6.2. Về tài sản đảm bảo tiền vay:
+ Kiểm tra thường xuyên hiện trạng của đội tàu vận tải biển đã thế chấp cho NHNN Thanh hoá. Đội tàu phải được mua bảo hiểm vật chất 100% giá trị con tàu cho mọi rủi ro và bên bảo hiểm phải là Công ty bảo hiểm trong Nước có cam kết ba bên rằng khi xẩy ra rủi ro thì bên thụ hưởng là NHNN&PTNT Thanh hoá.
+ Khi thực hiện cho thuê định hạn với đội tàu đã thế chấp, Công ty phải có văn bản đề xuất, NHNN Thanh hoá đồng ý thì mới đước ký hợp động cho thuê
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời nói đầu.
Ngày 11/1/ 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Như vậy là nền kinh tế Việt Nam đã chính thức bước ra biển lớn để cạnh tranh công bằng và sòng phẳng đối với 149 thành viên còn lại trong WTO. Đó sẽ là một động lực để thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam cất cánh, tuy nhiên trước khi nghĩ đến điều đó chúng ta cần phải đối diện với những khó khăn thực tại; đó là nền kinh tế Việt Nam tuy đã có những bước tiến đáng kể nhưng vẫn còn ở trong tình trạng kém phát triển và là một nền kinh tế phi thị trường.
Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kém phát triển và từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ ngiã như đại hôi VI đã đề ra nền kinh tế Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào nhiều nghề và lĩnh vực khác nhau làm động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
NHNN & PTNT được thành lập với mục đích ban đầu là tiến hành đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên cùng với những đổi mới trong hoạt động và hơn nữa là việc đa dạng hoá các hoạt động nhằm thích nghi với nền kinh tế thị trường, NHNN & PTNT đã mở rộng đối tượng phục vụ. Theo đó NHNN & PTNT sẽ phục vụ là tất cả những đối tượng có nhu cầu về vốn.
Nằm trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, NHNN & PTNT Thanh Hoá trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay luôn tăng lên theo từng năm, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế của xứ Thanh.
Tuy nhiên sau một thời gian thực tập tại NHNN & PTNt Thanh Hoá, em nhận thấy, tuy trong những năm vừa qua ngân hàng đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, nhưng công tác thẩm định dự án đầu tư cần được quan tâm hơn nữa. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư ngắn hạn tại NHNN & PTNT tỉnh Thanh Hoá." làm báo cáo thực tập cũng như bài luận văn tốt nghiệp.
Tuy nhiên, với kiến thức, trình độ, khả năng hạn chế và thời gian hạn chế; kinh nghiệm thực tế chưa có, thiếu tài liệu tham khảo, báo cáo thực tập này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý, bổ sung chỉnh sửa của Thầy giáo hướng dẫn và chi nhánh NHNN & PTNT Tỉnh Thanh Hoá để đề tài này thêm hoàn thiện, có giá trị ứng dụng thực tiễn cao hơn.
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ, nhân viên phòng tín dụng NHNN & PTNT Thanh Hoá đã giúp em hoàn thành khoá luận này !
Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn hết sức tận tình chu đáo của PGS.TS Nguyễn Khắc Minh đã giúp em hoàn thành báo cáo này !
B. Nội dung.
Chương I: Một số khái quát về chi nhánh NHNN & PTNT
Tỉnh Thanh Hoá.
I- Lịch sử hình thành và phát triển.
NHNN & PTNT Thanh Hoá được thành lập theo quyết định số 31/NĐ-QĐ ngày 18/5/1988 của NHNN & PTNT Việt Nam, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thanh Hoá.
Sau 18 năm hoạt động NHNN & PTNT Thanh Hoá đã có mặt tại 27/27 Huyện, Thị, Thành phố trong toàn tỉnh, mạng lưới 74 chi nhánh của NHNN & PTNT Thanh Hoá đã có măt tại khắp các thị trấn thị tứ, các khu công nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh.
NHNN & PTNT Thanh Hoá có trụ sở chính đặt tại Số 12, đường Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hoá
II- Tổ chức bộ máy.
Ngân hàng có mạng lưới rộng khắp hoạt động trên 28 thành phố, huyện thị với 36 chi nhánh cấp II, 22 chi nhánh cấp III và 5 phòng giao dịch, 9 phòng chức năng vơí cơ cấu như sau:
- Giám đốc: Có nhiệm vụ chủ yếu là điều hành và quản lý mọi hoạt động của chi nhánh theo pháp luật của Nhà nước và các quy chế của Ngân hàng Nhà nước và của NHNN & PTNT Việt Nam.
- Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng của NHNN & PTNT Việt Nam và cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn.
- Phòng Tín dụng: Gồm ba tổ:
+ Tổ chỉ đạo: chỉ đạo các chi nhánh cấp II và cấp III
+ Tổ thống kê: Tổng hợp các báo cáo tình hình nợ đến hạn phải thu ...
+ Tổ TD cho vay trực tiếp : Thực hiện cho vay trực tiếp tại Hội sở( chuyên cầm cố sổ tiếp kiệm và thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp).
- Phòng thẩm định: Thực hiện thẩm định tính hiệu quả của các khoản vay, các dự án xin vay để tư vấn cho giám đốc và phòng tín dụng trong quyết định cho vay......
- Phòng thẩm định: Thực hiện thẩm định tính hiệu quả của các khoản vay, các dự án xin vay để tư vấn cho giám đốc và phòng tín dụng trong quyết định cho vay
- Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất, đề cử cán bộ... tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ.
- Phòng kiểm tra kiểm toán: Thực hiện kiểm soát các hoạt động tín dụng, kế toán, kho quỹ... theo các thể chế, quy định của Nhà nước, của ngành để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, không thất thoát vốn của Ngân hàng.
- Phòng hành chính: Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua săm công cụ lao động, xử lý văn thư ......
- Phòng KD ngoại tệ – TTQT: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, theo quy định...
- Phòng kế toán ngân quỹ: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính và hoạch toán kế toán của chi nhánh theo đúng quy định. Là phòng có trách nhiệm hậu kiểm những chứng từ kế toán của phòng ban khách tại Ngân hàng.
- Phòng vi tính: Thực hiện quản lý, bảo dưỡng các phần mềm ngân hàng và sữa chữa máy móc, thiết bị tin học tại Ngân hàng.
Sơ đồ bộ máy tổ chức:
( Trang bên )III- Tình hình hoạt động của chi nhánh NH No & PTNT Thanh Hoá.
1. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Trong 3 năm gần đây, từ năm 2004 – 2006, nguồn vốn kinh doanh của NHNN& PTNT Thanh Hoá đã tăng từ 2.311,34 tỷ đồng lên 3044 tỷ đồng. Doanh số cho vay, thu nhập qua mỗi năm đã có những bước phát triển rõ rệt. Thể hiện qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2004-2006 sau đây:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2004-2006.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tăng giảm so với năm 2004
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tăng giảm so với năm 2005
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tuyệt đối
Tương đối(%)
I. Nguồn vốn kinh doanh.
2311,34
100
2588.91
100
277,55
12,00
3.044
100
455,09
17,58
1. Phân theo thời hạn
2331,34
100
2588,91
100
277,55
100
3.044
100
455,09
17,19
- Không kỳ hạn
562,99
24,36
596,45
23,04
33,46
5,94
554,31
18,21
- 42,14
-7,06
- Ngắn hạn
663,45
28,70
736,60
28,45
73,15
11,03
654.48
21,5
-82,12
-11,15
- Trung, dài hạn
1084,90
46,94
1255,86
48,51
170,96
15.76
1835,21
60,29
579,35
46,13
2. Phân theo tiền
2311,34
100
2588,91
100
277,55
12,01
3.044
100
455,09
17,58
- Nội tệ
2142
92,67
2388,50
92,26
246,50
11,51
2773,78
91,12
385,28
16,13
- Ngoại tệ
169
7,33
200,41
7,74
31,41
18,59
270,22
8,08
69,81
34,83
II. Doanh số cho vay
2080,21
100
2335,2
100
254,99
12,26
2861,36
100
526,16
22.53
III. Tổng dư nợ
3027
100
3551
100
524
17,30
4234
100
683
19,0
1. Ngắn hạn
1482
48,96
1913
53,87
431
29
2507
59
594
31,0
2. Trung, dài hạn
1545
51,04
1638
46.13
93
6,0
1727
41
89
5,5
IV. Dư nợ quá hạn
45,94
1.52
53,92
1.52
7,98
17,37
97
2.3
43,08
79,9
V. Doanh số thanh toán quốc tế
28
100
84.5
100
56,5
201,78
80.3
100
-4,2
-4,97
VI. Tổng thu
315,14
100
392,25
100
76,86
24,38
498,36
100
106,11
27.62
1. Thu từ hoạt động tín dụng
307,89
100
384,17
97,94
76,28
24,77
480,44
96,40
96,24
25,06
2. Thu từ hoạt động khác
7,11
100
8,08
2,06
0,97
13,64
17,92
3,60
9,84
121,78
VII. Tổng chi
229,56
100
286,34
100
56,78
24,73
378,85
100
92,51
32,31
VIII. Thu nhập
85,83
100
105,91
100
20,08
23.40
119,51
100
13,60
12,84
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhanh NHNN & PTNT Tỉnh Thanh Hoá: 2004, 2005, 2006)
Qua bảng tổng hợp về kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2004-2006 của NHNo & PTNT Thanh Hoá, ta nhận thấy:
- Về Nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn kinh doanh tính đến thời điểm ngày 31/12/2006 đạt 3044 tỷ đồng, tăng 445,59 (tương đương 17,58%) so với năm 2005, cao hơn so với mức tăng 277,55 (tương đương 12%) của năm 2005 so với năm 2004. Cụ thể:
Tổng nguồn vốn năm 2006,tăng trưởng nguồn vốn đạt106% kế hoạch của NH No & PTNT Việt Nam tương đương 177 tỷ đồng. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ do năm 2005 tăng trưởng nguồn vốn chỉ đạt 97,3% kế hoạch của NHNo & PTNT Việt Nam.
Cơ cấu trong nguồn vốn kinh doanh đã có bước tiến rõ rệt khi tỷ trong nguồn vốn ngắn hạn và không kỳ hạn năm 2006 chỉ còn chiếm 21,5% và 18,21%, giảm so với năm 2005 là 28,45% và 23,04%
- Về công tác tín dụng:
Tổng dư nợ đến 31/12/2006 đạt 4.234 tỷ đồng, tăng 683 tỷ so với năm 2005 tương đương 19%(cao hơn so với tốc độ 17,30% trong năm 2005) và đạt 100% kế hoạch TW giao. Trong đó:
Dư nợ ngắn hạn: 2.507 tỷ, tăng 594 tương đương 31%, chiếm tỷ trọng 59% tổng dư nợ.
Dư nợ trung, dài hạn: 1.727 tỷ, tăng 89 tỷ, tốc độ tăng 5,5%, chiếm tỷ trọng 41%
Dư nợ xấu 97 tỷ tương đương 43,08%, chiếm tỷ lệ 2,3% tổng dư nợ, cao hơn so với mức tăng 17,37% của năm 2005.
- Về nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
Tổng giá trị thanh toán năm 2006 đạt 80 tỷ đồng, giảm 4,2 tỷ đồng(tương đương 4,97% so với năm 2005) sau khi đạt mức tăng ấn tượng 201,78% vào năm 2005.
- Về kết quả Tài chính:
Tổng thu năm 2006 đạt 498,36 tỷ đồng, tăng 27,62%, cao hơn mức tăng 24,38% trong năm 2005. Trong khi đó tổng chi trong năm 2006 chiếm 76,01% tổng thu, tăng so với mức 73% trong năm 2005, nhưng thu nhập vẫn tăng từ 105,91 tỷ đồng lên 119,51 tỷ đồng.
2. Thực trạng hoạt động cho vay.
Bảng 2: Tình hình hoạt động cho vay (2004-2006).
Đơn vị: Tỷ đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
So với năm 2004
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
So với năm 2005
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tuyệt đối
Tương đối(%)
I. Doanh số cho vay:
2080,21
100
2335,2
100
254,99
12,26
2861,36
100
526,16
22.53
1. Ngắn hạn
1248,54
60.02
1458,33
62.45
209,79
16,80
1871,90
65.42
413,57
28,36
2. Trung, dài hạn
831,67
39,98
876,87
37,55
45,2
5,43
989,46
34,58
112,59
12,84
II. Tổng dư nợ
3027
100
3551
100
524
17,30
4234
100
19,0
683
1. Phân theo kỳ hạn
3027
100
3551
100
524
17,30
4234
100
19,0
683
- Ngắn hạn
1482
48,96
1913
53,87
431
29
2507
59
593
31,0
- Trung, dài hạn
1545
51,04
1638
46.13
93
6,0
1727
41
90
5,5
2. Phân theo loại tiền
3027
100
3551
100
524
17,30
4234
100
19,0
683
- Nội tệ
2930
100
3434
100
504
17,20
4185
100
751
22,0
- Ngoại tệ
97
100
117
100
20
20,60
49
100
-68
-58,12
III. Dư nợ quá hạn
45,94
100
53,92
100
7,98
17,37
97
100
43,08
79,9
IV. Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ
1,52
1,52
2.3
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhanh NHNN & PTNT Tỉnh Thanh Hoá: 2004, 2005, 2006)
Qua bảng tổng kết trên ta nhận thấy:
- Về doanh số cho vay:
Doanh số cho vay năm 2005 đạt 2335,2 tỷ đồng tăng 254,99 tỷ đồng so với năm 2004, tương đương với mức tăng 12,26%. Đến năm 2006, doanh số cho vay tăng lên 526,16 tỷ đồng tương đương 22,53% đạt 2861,36 tỷ đồng và là mức tăng ấn tượng nhất trong những năm gần đây tại NHNN & PTNT Thanh Hoá.
Trong cơ cấu doanh số cho vay, thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ vượt trội so với cho vay trung và dài hạn và tăng dần theo từng năm, điều này cho thấy hoạt động cho vay của NHNN & PTNT Thanh Hoá đang tiến triển tốt và đi đúng hướng.
- Về tình hình dư nợ:
Năm 2004, dư nợ ngắn hạn đạt 1.482 tỷ đồng ít hơn 63 tỷ đồng so với dư nợ trung và dài hạn (1.545 tỷ đồng) nhưng 2 năm sau đó dư nợ ngắn hạn đã chiếm tỷ lệ cao hơn so với dư nợ trung và dài hạn, tuy nhiên năm 2006 tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn lại giảm so với năm 2005 từ 46,13% xuống còn 41% do mức tăng trưởng dư nợ ngoại tệ giảm xuống
- Về dư nợ quá hạn:
Trong 3 năm qua, tỷ lệ dư nợ quá hạn có những biến động rất đáng chú ý, nếu như trong 2 năm 2004 và 2005 tỷ lệ dư nợ quá hạn giữ nguyên ở mức 1.52% thì đến năm 2006 đã tăng lên mức 2,3%. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng còn thấp và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong tương lai nếu như ngân hàng không kịp thời có những biện pháp khắc phục.
Chương II- Thực trạng công tác thẩm định tại Ngân hàng:
( Do điều kiện thời gian không cho phép cho nên em xin chọn một dự án điển hình nhất của ngân hàng trong thời gian em thực tập để làm báo cáo thực tập cũng như luận văn của mình, kinh mong các thầy, cô thông cảm....)
Tên Dự án: Dự án đóng tàu vận tải biển hoàng sơn star và mở rộng mạng lưới kinh doanh xăng dầu.
I- Thẩm định khách hàng:
- Tên khách hàng: Công ty TNHH Hoàng Sơn
- Trụ sở chính: Số 135 Trần Phú, Phường Lam Sơn TP Thanh Hoá tỉnh Thanh Hoá.
- Họ và tên người đại diện: Bà Nguyễn Thanh Phương – Chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc công ty.
- Ngành nghề kinh doanh doanh: Vận tải viển dương ven biển, đường sông, đường bộ, kinh doanh săng dầu và đại lý bán buôn bán lẻ xăng dầu, luyện thép và sản xuất đồ gỗ công nghiệp...
- Tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Thanh Hoá:
- Nội tệ: 431101.000244
- Ngoại tệ: 432101.37.00455
- Năng lực pháp nhân dân sự và năng lực hành vi dân sự:
Giấy chứng nhận đăng ký KD số: 053992 ngày 06/12/1995 và sửa đổi ngày 04/02/2004.
Vốn điều lệ .100.000.000.000VNĐ
Danh sách thành viên góp vốn của công ty: Đơn vị: Triệu đồng
STT
Họ và Tên
Địa chỉ
Gới tính
Vốn góp
Tỷ lệ
(%)
1
Nguyễn Thanh Phương
135 – Trần phú – TP Thanh hoá
Nữ
58.800
58,8
2
Hoàng Duy Tuấn
Q Ngọc – Q xương
Nam
23.750
23,75
3
Bùi ngọc Viện
P Đông sơn- TP Thanh hoá
Nam
13.750
13,75
4
Nguyễn Trường Sơn
135 – Trần phú – TP Thanh hoá
Nam
3.700
3,7
Tổng cộng
100.000
100
Kết luận:
+ Đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ.
+ Người đại điện theo pháp luật có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
II- Thẩm định tình hình KD và tài chính của Công ty đến 31/12/2006:
1- Về sản xuất kinh doanh:
1.1- Năng lực SXKD:
Công ty TNHH Hoàng Sơn là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề. Bao gồm ở các lĩnh vực sau: Kinh doanh Xăng dầu;Vận tải biển Quốc tế và nội địa;Sản xuất thép và gỗ Công nghiệp
Năng lực sản xuất kinh doanh ở từng lĩnh vực được thể hiện bằng các tài sản cố định đang được khai thác ở từng lĩnh vực như sau:
Kinh doanh xăng dầu:
Tài sản sử dụng trong kinh doanh bao gồm:
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Loại tài sản
Số lượng
Công suất
Nguyên giá
Giá trị còn lại
1
Kho xăng dầu quảng hưng
01
6.000 M3
769
330
2
Kho xăng dầu Nam ngạn
01
4.000 M3
1.221
263
3
Cửa hàng xăng dầu Quán Nam
01
150 M3
109
11
4
Tàu chở dầu
03
1.470 M3
1.898
1.171
5
Phương tải vận tải bộ
03
1.556
1.320
Tổng cộng
5.553
3.095
b) Vận tải biển:
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Tên tàu
Trọng tải
( Tấn)
Tuyến hoạt động
Nguyên giá
Giá trị còn lại
1
Hoàng Sơn
10.555
Đông Nam á
17.632
9.581
2
Hoàng sơn 18
3.194
Đông Nam á
11.747
8.120
3
Hoàng Sơn 06
1.870
Nội địa
8.475
6.222
Tổng cộng
15.619
37.854
23.923
c) Lĩnh vực sản xuất:
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Tên nhà máy
Công suất năm
Nguyên giá
Giá trị còn lại
1
Sản xuất thép
7.200 Tấn
4.110
3.446
2
Sản xuất gỗ công nghiệp
6.000 M3
12.251
9.636
Tổng cộng
16.361
13.082
1.2- Hiện trạng SXKD:
a) Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu: Với năng lực SXKD hiện có, Công ty TNHH Hoàng sơn là đại lý xăng dầu với xí nghiệp xăng dầu, dầu khí Hà Nội - PDC Hà Nội thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam ( PETRO VIETNAM ) và công ty CP vận tải và cung ứng xăng dầu thuộc PETEC Hải Phòng là nhà nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của cả nước có thể bảo đảm cung cấp kịp thời và thường xuyên xăng dầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
b) Lĩnh vực vận tải biển:
Với đội tàu vận tải hiện có, Công ty đang áp dụng đồng thời hai giải pháp khai thác đó là:
+ Cho thuê định hạn 01 tàu hoạt động trên tuyến Đông nam á: Tàu Hoàng Sơn. Bên thuê là: GIOLEAD CORPORATION – Hàn Quốc. Giá cho thuê 3.150 USD /ngày: Doanh thu hàng năm: 945.000 USD
+ Tự khai thác: Tàu Hoàng sơn 18 Hoạt động Tuyến Đông Nam á; Tàu Hoàng sơn 06 hoạt động tuyến nội địa. Doanh thu hàng năm từ 02 tàu này đạt 10 tỷ đồng.
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh các năm:
Để đánh giá kết quả SXKD của Công ty các năm qua, ta có bảng số liệu sau:
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Nguồn vốn KD
19.651
100.000
2
-
-
Doanh thu
Vận tải biển
Kinh doanh xăng dầu, SX thép & Gỗ CN
207.864
16.996
190.868
220.198
21.909
198.289
236.009
24.834
211.175
3
Chi phí
207.587
219.837
235.509
4
Lợi nhuận
277
361
500
5
Tỷ suất lợi nhuận
1,4%
0,36%
0,5
* Đánh giá Tình hình SXKD của Công ty: Qua các số liệu trên cho thấy: Công ty TNHH Hoàng sơn là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành. ở mỗi lĩnh vực kinh doanh đều được đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh hoàn chỉnh. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm và Kết quả sản xuất kinh doanh tăng đều qua các năm.
III. Thẩm định tình hình tài chính đến hết ngày 31/12/2006.
Bảng cân đối Tài chính của Công ty:
Đơn vị: Đồng
Tài sản
Nguồn vốn
I.TSLĐ và ĐTDH
1.Tiền mặt tại quỹ
2.Tiền gửi NH
3.Phải thu KH
4.Thuế GTGT
4.Hàng tồn kho
5.TSLĐ khác
II.TSCĐ,ĐTDH
1.TSCĐ:
- Nguyên giá
- Hao mòn luỹ kế
81.995.182.496
48.472.019.042
16.382.748.310
11.234.651.789
709.103.965
3.615.599.992
1.581.059.398
58.475.628.211
58.475.628.211
78.142.296.222
(19.666.668.011)
I.Nợ phải trả
1.Nợ ngắn hạn
- Vay Ngân hàng CT
- Phải trả người bán
- Thuế phải nộp
2. Nợ DH
II. NV CSH:
1. NV Kinh doanh
2. LN chưa p.phối
39.529.590.424
25.529.590.424
22.252.650.898
3.323.004.634
(48.065.108)
14.000.000.000
100.941.220.283
100.000.000.000
941.220.283
Tổng cộng
140.470.810.707
Tổng cộng
140.470.810.707
Với kết quả thẩm định năng lực tài chính như trên cho thấy, Công ty TNHH Hoàng sơn là doanh nghiệp có nền tài chính lành mạnh và thực sự có năng lực về tài chính với tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm 72% tổng nguồn vốn. Đồng thời các chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ luôn luôn được đảm bảo.
IV- thẩm định Dự án đóng tàu Hoàng Sơn Star:
1- Mục tiêu dự án:
+ Đầu tư đóng mới tàu vận tải biển chở hàng khô;
+ Cấp tàu: Không hạn chế;
+ Tuyến hoạt động: Biển quốc tế;
+ Trong tải: Toàn phần: 13.868 Tấn; Lượng hàng: 11.200 Tấn
2- Căn cứ pháp lý của dự án
2.1. Các nghị quết của hội đồng thành viên công ty:
+ Biên bản họp hội đồng Thành viên ngày 01 /01/2005 về việc thông qua phương án đầu tư dự án đóng mới tàu vận tải biển.
+ Quyết định số 01/HĐTV – CT ngày 02/01/2005 của Chủ tịch HĐTV Công ty về việc phê duyệt dự án đầu tư đóng mới tàu vận tải biển.
+ Hồ sơ đặt tên tàu: Hoàng Sơn STAR
2.2. Phê duyệt của Cấp có thẩm quyền:
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu Hoàng sơn STAR do Công ty TNHH Thiết kế tàu thuỷ – Hà nội theo hợp đồng tư vấn thiết kế số74/HĐTK ngày 06/01/2005.
+ Giấy chứng nhận thiết kế được duyệt số: 2741/QPĐM05 ngày 08/11/2005 do Cục đăng kiểm Việt Nam phê duyệt.
3 - Tài chính của dự án:
3.1. Tổng mức đầu tư: 156.108 Triệu Đồng
Bao gồm:
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Tên máy móc – Thiết bị
Thành tiền
1
Phần Vỏ
39.383
2
Phần máy
22.194
3
Phần thiết bị VTD – NKHH
2.831
4
Thiết bị trên boong
22.400
5
Thiết bị cứu hoả
92
6
Thiết bị cứu sinh
1.034
7
Nội thất
304
8
Trang thiết bị điện
427
9
Hệ thống đường ống
276
10
Thiết bị chằng buộc tàu
418
11
Thiết bị an toàn
263
12
Thiết bị đo và kiểm tra dầu
15
13
Các chi phí
5.970
14
Tiền công, vật liệu phụ, điện năng và các chi phí khác.
52.500
15
Lãi vay trong thời hạn thi công
8.001
Tổng
156.108
3.2. Nguồn vốn đầu tư:
a) Vốn tự có: 60.000 Triệu đồng
b) Vốn huy động khác: 36.108 Triệu đồng
c) Vốn vay Ngân hàng thương mại: 60.000 Triệu đồng
3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của dự án:
* Căn cứ tính toán:
- Giải pháp khai thác sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động. Cho thuê Định hạn.
- Giá cho thuê: 7.000 USD/ ngày
- Chủ tàu chịu các chi phí: Thuyền bộ; Dầu phụ; Bảo hiểm thân vỏ; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự; Bảo hiểm thuyền viên; bảo hiểm cướp biển..Chi phí sửa chữa lơn, sữa chữa thường xuyên..
* Kết quả tính toán:
Dự án có lãi với các chỉ tiêu tính toán đựoc như sau ( Có bảng tỉnh toán định kèm)
+ Thời gian thu hồi vốn đầu tư: 7 năm
+ Thời gian trả nợ vốn vay: 5 năm
+ Giá trị hiện tại dòng NPV = 28.254 Triệu đồng; IRR = 14,5%
4- Thị trường của dự án:
Với mục tiêu đống mới tàu vận tải biển chở hàng khô có tải trọng 11.200 Tấn. Công ty đã ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị sau:
+ Về thiết kế: Do Công ty TNHH Tàu thuỷ Hà nội thiết kế theo hợp đồng tư vấn thiết kế số74/HĐTK ngày 06/01/2005.
+ Về thi công: Sau khi thiết kế được cục đăng kiểm việt Nam phê duyệt, Công ty đã ký hợp đồng thi công số 03/HĐHS với Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng ngày 15/01/2006.
+ Về giám sát thi công: Công ty đã ký Hợp đồng giám sát kỹ thuật đóng mới tàu Hoàng Sơn STAR số 42/06/HĐ/CC10 với Chi cục đăng kiểm số 10.
+ Về sử dụng vật liệu: Để phục vụ cho việc đóng mới tàu HOANG SON STAR, trên cơ sở thiế kế kỹ thuật được duyệt và giám sát chủng loại vật tư được phép sử dụng phù hợp với thiết kế của đăng kiểm Việt Nam, Công ty sử dụng nguồn vật tư như sau:
- Tận dụng 1 số vật tư từ việc phá dỡ tàu SINGAPORE HERITAGE do Công ty mua lại của Công ty TNHH thương mại Nam Ninh – Hải phòng theo hợp đồng mua bán số 10/HĐMB ngày 22/12/2004.
- Tôn phần vỏ, Máy chính, máy đèn, trang thiết bị Hàng hải... do Bên Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng cung cấp theo dự toán tại hợp đồng đóng tàu số 03/HĐHS ngày 15/01/2006.
- Trong quá trình thi công do theo yêu cầu thực tế, Công ty Hoàng sơn có thể cung ứng một số chủng loại vật tư, thiết bị máy móc thì sẽ được khấu trừ trong tổng số giá thành theo hợp đồng đã ký.
5 - Tiến độ thực hiện dự án:
Dự án đóng tàu HOANG SON STAR đã được công ty triển khai thực hiện từ tháng 12/2005. Theo hợp đồng với Công ty TNHH Một thành viên Phà rừng thì thời gian hoàn thành là 12 tháng.
Hiện nay dự án đã cơ bản hoàn thành đang trong giai đoạn hoàn thiện. Dự kiến sẽ kết thúc giai đoạn thi công đi vào hoạt động sau vào tháng 7/2007. Tăn 6 tháng so với kế hoạch.
V - Thẩm định dự án vay vốn lưu động kinh doanh xăng dầu:
1 - Căn cứ của phương án kinh doanh xăng dầu:
Công ty kinh doanh dưới hình thức bán buôn, bán lẻ cho các khách hàng tại các địa điểm sau:
- Công ty có 02 kho chứa xăng dầu tại phường Nam Ngạn và cảng Lễ Môn đủ điều kiện an toàn về cháy nổ, có sức chứa gần 10.000m3 đảm bảo dự trữ lượng xăng dầu lớn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Cửa hàng xăng dầu Quán Nam trên quốc lộ 1A Đông Vệ TP Thanh Hoá.
- Lao động của công ty: Công ty có đội ngũ lãnh đạo có trình độ tương đối tốt, có kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh thương mại và gần 200 lao động và lái xe có sức khoẻ, trình độ và kinh nghiệm trong hoạt động buôn bán xăng dầu cũng như kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá khác.
- Phương tiện và thiết bị phục vụ cho kinh doanh: Các phương tiện vận tải của công ty được đầu tư lớn gồm 07 tàu vận tải sông biển và vận tải viễn dương trong đó có 3 xà lan và 3 tàu chở dầu, các loại xe téc bằng thép, inox đảm bảo vận chuyển xăng dầu, hoá chất đạt hiệu quả cao.
2 - Thị trường cung cấp và tiêu thụ hiện nay của công ty:
2.1. Thị trường đầu vào:
Công ty đã ký hợp đồng đại lý xăng dầu với xí nghiệp xăng dầu, dầu khí Hà Nội - PDC Hà Nội thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam ( PETRO VIETNAM ) và công ty cổ phần vận tải và cung ứng xăng dầu thuộc PETEC Hải Phòng là nhà nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của cả nước có thể bảo đảm cung cấp kịp thời và thường xuyên xăng dầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1. Thị trường bán hàng:
+ Thực hiện việc kinh doanh vận tải hàng hoá bằng các phương tiện vận tải chuyên dụng cho các khách hàng quen thuộc và các đại lý;
+ Kinh doanh dưới hình thức bán buôn và bán lẻ tại thị trường trong và ngoài tỉnh cho các đại lý kinh doanh xăng dầu theo các hợp đồng cung cấp đã ký.
3- Mục tiêu phương án năm 2007:
Căn cứ năng lực kinh doanh hiện có; Thực trạng việc kinh doanh xăng đầu các năm trước. Công ty xây dựng kế hoạch năm 2007 như sau:
- Sản lượng mua vào: 30 Triệu lít
+ Xăng Ron 92 6 Triệu lít
+ Dầu Điêzen 5% S 24 Triệu lít
- Sản lượng bán ra: 30 Triệu lít
+ Xăng Ron 92 6 Triệu lít
+ Dầu Điêzen 5% S 24 Triệu lít
4 – Hiệu quả kinh tế của phương án:
* Căn cứ tính toán:
- Giá mua: Xăng Ron 92: 10.740 đ/lít; Dầu Điêzen 5%S: 8.250 đồng/lít.
- Giá bán: Xăng Ron 92: 11.220 đ/lít; Dầu Điêzen 5%S: 8.575 đồng/lít.
4.1. Doanh thu:
Đơn vị: Đồng
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
01
02
Xăng Ron 92
Dầu Điêzen 5%S
lít
lít
500.000L/Tháng
2.000.000L/Tháng
11.220
8.575
5.610.000.000
17.150.000.000
Cộng
01 tháng
2.500.000L
22.760.000.000
Cộng
12 tháng
30.000.000L
273.120.000.000
4.2. Giá trị hàng hoá bán ra theo giá mua
Giá trị xăng dầu mua vào ( đã bao gồm thuế VAT , chi phí phụ thu đối với dầu là 300đ/L và xăng là 500đ/L, không tính cước vận chuyển)
Đơn vị: Đồng
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
Xăng Ron 92
Dầu Điêzen 5%S
lít
lít
500.000L/Tháng
2.000.000L/Tháng
10.740
8.250
5.370.000.000
16.500.000.000
Cộng
01 tháng
2.500.000L
21.870.000.000
Cộng
12 tháng
30.000.000L
262.440.000.000
4.3. Lợi nhuận gộp( 4.1 – 4.2):
273.120.000.000 đồng – 262.440.000.000 đồng = 10.680.000.000 đồng
4.4. Chi phí hoạt động:
- Chi phí vận chuyển: 40đ/L x 30.000.000L = 1.200.000.000đ
- Tiền lương: 40 người x 1.500.000đ/ng x 12 tháng = 720.000.000đ
- Hao hụt : 0,5% x 247.656.000.000đ = 1.238.280.000đ
- Chi phí quản lý: 200.000.000đ
- Chi phí BHYT, BHXH ... 220.000.000đ
- Chi phí cảng vụ: 150.000.000đ
- Bảo hiểm thân vỏ tàu: 250.000.000đ
- Khấu hao TSCĐ phục vụ KD vận tải xăng dầu:
370.000.000đ/quý x 04 quý = 1.480.000.000đ
- Lãi ngân hàng: 3.500.000.000đ
- Chi phí khác: 160.000.000đ
- Thuế VAT phải nộp: 672.000.000đ
Tổng: 9.790.280.000đ
4.5. Lợi nhuận trước thuế ( 4.3 – 4.4)
10.680.000.000 đồng - 9.790.280.000đ = 889.720.000đ
4.6. Lợi nhuận sau thuế:
889.720.000đ - (28% x 889.720.000đ) = 640.598.400đ
5. Nhu cầu vốn lưu động:
5.1. Xác định vốn lưu động cần thiết:
VLĐ cần thiết bằng: Giá trị hàng hoá ban ra theo giá mua + Chi phí hoạt động – (KHCB + Lãi vay NH) =
262.440.000.000đ + 10.680.000.000đ - (1.480.000.000đ + 3.500.000.000 đ) =
= 268.140.000.000 đồng
Vòng quay vốn lưu động dự kiến: 09 vòng / năm bằng vòng quay thực tế năm 2005 và năm 2006.
VLĐ cần thiết: 268.140.000.000 đồng/09 vòng = 29.793.000.000đ.
5. 2 – Nguồn vốn lưu động: 29.793 Triệu đồng
+ Vốn tự có: 837 Triệu đồng
+ Vốn chiếm dụng: 3.956 triệu đồng
+ Vốn vay Ngân hàng: 25.000 Triệu đồng
VI – Tổng hợp nhu cầu vay vốn Ngân hàng:
Căn cứ kết quả tính toán như cầu vốn ở cả hai dự án đầu tư đóng tàu vận tải biện và, phương án KD xăng dầu tổng hợp nhu cầu vốn, cơ cấu nguồn vốn như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Tên dự án, phương án
Nhu cầu vốn
Cơ cấu nguồn vốn
Vốn tự có
Vốn huy động
Vốn chiếm dụng
Vốn vay ngân hàng TM
1
Dự án đóng tàu
156.108
60.000
36.108
60.000
2
Phương án kinh doanh xăng dầu
29.793
837
3.956
25.000
Tổng cộng
185.901
60.837
36.108
3.956
85.000
* Tổng nhu cầu vốn vay vốn Ngân hàng : 85.000 Triệu đồng
Bao gồm:
+ Vay vốn cố định đầu tư đóng tàu: 60.000 Triệu đồng
+ Vay vốn ngắn hạn kinh doanh xăng dầu: 25.000 Triệu đồng
VII – Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay:
Các tài sản công ty sẽ thực hiện thế chấp, cầm cố và bảo lãnh để vay vốn ngân hàng như sau:
1 – Bảo lãnh bằng tài sản là Giá trị quyền sử dụng đất.
Đơn vị: Triệu đồng
S
t
t
Địa chỉ khu đất
Người sử dụng
Diện tích
(M2)
Đơn giá
Thành tiền
Giá trị
nhà
Tổng giá trị
Phạm vi BĐ
1
09 – Triệu quốc Đạt – TP Thanh hoá
Nguyễn Trường Sơn
Nguyễn Thanh Phương
390
15
5.858
5.850
3.803
2
Số 102 + 104 Cao thắng – TP Thanh hoá
Nguyễn Trường sơn
Nguyễn Thanh Phương
210
20
4.200
4.200
2.730
3
135 – Trần phú – TP Thanh Hoá
Nguyễn Trường sơn
Nguyễn Thanh Phương
100
15
1.500
500M2
1.000
2.500
1.625
4
Số 8 – Ngõ 4 – Kim Đồng – giáp bát – Hai bà trưng – Hà Nội
Nguyễn Thanh Phương
Nguyễn Trường sơn
239
30
7.170
690M2
2.070
9.240
6.006
5
Số 04 – Dãy 04 – Lô 14 – Trung yên – Cầu giấy – Hà Nội
Nguyễn Thị Thuỷ
130
40
5.200
380
1.140
6.340
4.121
Tổng Cộng
23.920
28.130
18.285
2 – Thế chấp bằng tài sản của Công ty:
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Tên tàu
Trọng tải
( Tấn)
Giá trị tài sản
Phạm vi bảo đảm
I
Phương tiện VT
15.619
23.923
11.962
1
Hoàng Sơn
10.555
9.581
4.791
2
Hoàng sơn 18
3.194
8.120
4.060
3
Hoàng Sơn 06
1.870
6.222
3.111
II
Nhà máy SX thép
và gỗ CN
10.000
5.000
5.000
Tổng cộng
33.923
16.962
* Tổng giá trị tài sản bảo đảm độc lập: 62.053 Triệu đồng
* Phạm vị bảo đảm: 35.247 Triệu đồng
3 - Tài sản hình thành từ vốn vay:
* Giá trị tài sản dự kiến: 156.108 Triệu đồng
* Phạm vị bảo đảm: 46.755 Triệu đồng
XI – Kết luận và đề xuất:
Sau khi thẩm định các điều kiện vay vốn, đối chiếu với cơ chế tín dụng hiện hành càn bộ tín dụng đề xuất cho vay vốn đối với Công ty TNHH Hoàng sơn như sau:
1- Cho vay vốn để Công ty thực hiện dự án đóng tàu vận tải biển HOANG SON STAR và Kinh doanh xăng dầu:
2 – Tổng mức cho vay: 85.000.000.000 đồng
Trong đó:
+ Cho vay vốn lưu động phương án kinh doanh xăng dầu: 25.000.000.000 đồng
+ Cho vay vốn cố định thực hiện dự án đóng tàu: 60.000.000.000 đồng
3- Phương thức cho vay:
+ Vốn lưu động: Theo Hạn mức tín dụng
+ Vốn cố định: Theo dự án đầu tư
4- Thời hạn cho vay:
+ Vốn Lưu động: Thời hạn của HMTD là 12 tháng
+ Vốn lưu động: 5 năm
5- Tài sản đảm bảo tiền vay:
* Cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Gồm:
+ Bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất của bên thứ ba:
- Giá trị: 28.130 Triệu đồng
- Phạm vi bảo đảm: 18.285 Triệu đồng
* Thế chấp tài sản của công ty:
- Giá trị: 33.923 Triệu đồng
- Phạm vi bảo đảm: 16.962 Triệu đồng
* Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay là tàu HOANG SON STAR
- Giá trị dự kiến: 156.108 Triệu đồng
( Giá trị chính thức sẽ được lập thành phụ lục sau khi có quyết toán giữa Công ty với nhà máy đóng tàu Phà Rừng)
- Phạm vi bảo đảm: 46.755Triệu đồng
Điều kiện để áp dụng một phần bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay là:
+ Đơn vị có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ;
+ Có dự án khả thi;
+ Có vốn tự có và tài sản độc lập bằng 64% Tổng mức đầu tư dự án;
+ Tài sản xác định được quyền sở hữu; quyền sử dụng; xác định được số lượng, giá trị và Ngân hàng có khả năng quản lý.
6 – Quản lý sau khi cho vay:
6.1. Về vốn vay:
Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động SXKD của đơn vị, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, giám sát 100 nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ khai thác đội tàu thông qua các hợp đồng cho thuê định hạn phải được chuyển về tài khoản tại NHNN&PTNT Thanh hoá. Đưa nội dung này vào thoả thuận thành điều khoản trong hợp đồng tín dung được ký giữa hai bên. Nếu qua kiểm tra phát hiện đơn vị vị phạm thì NHNN Thanh hoá có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
6.2. Về tài sản đảm bảo tiền vay:
+ Kiểm tra thường xuyên hiện trạng của đội tàu vận tải biển đã thế chấp cho NHNN Thanh hoá. Đội tàu phải được mua bảo hiểm vật chất 100% giá trị con tàu cho mọi rủi ro và bên bảo hiểm phải là Công ty bảo hiểm trong Nước có cam kết ba bên rằng khi xẩy ra rủi ro thì bên thụ hưởng là NHNN&PTNT Thanh hoá.
+ Khi thực hiện cho thuê định hạn với đội tàu đã thế chấp, Công ty phải có văn bản đề xuất, NHNN Thanh hoá đồng ý thì mới đước ký hợp động cho thuê.
7 – Thời hạn cho vay:
7.1. Vốn lưu động: Thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng là 12 tháng
7.2. Vốn cố định: Thời hạn cho vay 5 năm.Trong đó có 6 tháng ân hạn.
8 – Lãi suất cho vay: Theo quy định hiện hành
Kết luận
Đối với mỗi ngân hàng nói chung và với NHNN & PTNT Thanh Hoá nói riêng, việc nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư là một yếu tố vô cùng quan trọng nếu không muốn nói là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nếu chất lượng thẩm định các dự án đầu tư được nâng cao đồng nghĩa với việc NH kiểm soát được nguồn vốn cho vay, bảo toàn nguồn vốn đầu tư và gia tăng lợi nhuận.
Trong những năm gần đây, việc thẩm định các dự án đầu tư tại NHNN & PTNT Thanh Hoá đã từng bước được quy trình hoá nhằm hướng tới việc minh bạch hoá, công khai hoá đối với các khách hàng của NH, tuy trong năm 2006 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp và với những gì NHNN & PTNT Thanh Hoá đang tiến hành thì chắc chắn tỷ lệ này sẽ giảm xuống trong những năm tiếp theo, và ổn định ở mức thấp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ, nhân viên phòng tín dụng NHNN & PTNT Thanh Hoá đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này!
Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn hết sức tận tình chu đáo của PGS.TS Nguyễn Khắc Minh đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này!
danh mục các từ viết tắt
KDNT và TTQT : Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
NHNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHNNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
TW : Trung ương
HMTD : Hạn mức tín dụng
A. Lời nói đầu. 1
B. Nội dung. 3
Chương I: Một số khái quát về chi nhánh NHNN & PTNT 3
Tỉnh Thanh Hoá. 3
I- Lịch sử hình thành và phát triển. 3
II- Tổ chức bộ máy. 3
Sơ đồ bộ máy tổ chức: 4
( Trang bên )III- Tình hình hoạt động của chi nhánh NH No & PTNT Thanh Hoá. 4
III- Tình hình hoạt động của chi nhánh NH No & PTNT Thanh Hoá. 5
1. Kết quả hoạt động kinh doanh. 5
2. Thực trạng hoạt động cho vay. 7
Chương II- Thực trạng công tác thẩm định tại Ngân hàng: 9
I- Thẩm định khách hàng: 9
II- Thẩm định tình hình KD và tài chính của Công ty đến 31/12/2006: 10
III. Thẩm định tình hình tài chính đến hết ngày 31/12/2006. 12
IV- thẩm định Dự án đóng tàu Hoàng Sơn Star: 12
V - Thẩm định dự án vay vốn lưu động kinh doanh xăng dầu: 15
1 - Căn cứ của phương án kinh doanh xăng dầu: 15
2 - Thị trường cung cấp và tiêu thụ hiện nay của công ty: 16
3- Mục tiêu phương án năm 2007: 16
4 – Hiệu quả kinh tế của phương án: 16
XI – Kết luận và đề xuất: 20
Kết luận 23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC006.doc