Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà - Tỉnh Hà tây

Trên thực tế, chính quyền huyện ứng hoà đã có những nỗ lực cố gắng để có thể hoàn thành tốt công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn và đã có những thành công nhất định đưa tình hình kinh tế xã hội của huyện tiếp tục phát triển trong những năm qua. Tuy nhiên trong quá trình quản lý chi ngân sách cũng không tránh khỏi những sai sót cần được khắc phục nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện ứng hoà. Qua thời gian thực tập tại phòng tài chính – kế hoạch huyện ứng hoà tỉnh hà tây, qua việc thực tế theo dõi tình hình quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện, em mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau: - Đối với cơ quan tài chính cấp trên cần tạo điều kiện đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi ngân sách ở huyện.

doc65 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà - Tỉnh Hà tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 287 108 197 - Chi trợ giá mặt hàng CS 190 - Chi khác ngân sách 200 570 224 425 614 144 150 384 256 108 63 85 Chi đầu tư phát triển 3102  7600 245 2146 8315 387 2105 5855 278 109 70 90 - Chi đầu tư XDCB 3102  7600 245 2146 8315 387 2105 5855 278 109 70 90 - Đầu tư, hỗ trợ vốn DN Bổ xung cho NS cấp dưới 9126 10432 11 8895 9260 104 8142 11935 147 89 129 109 Chi từ nguồn thu đề lại 2090 2125 80 0 Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Ứng Hoà Tổng hợp tình hình chi ngân sách huyện qua 3 năm (từ 2003-2005) được thể hiện trong bảng trên cho thấy chi ngân sách huyện qua 3 năm đang có chiều hướng tăng cụ thể năm 2004 so với năm 2003 thì mức thay đổi ko đáng kể tuy nhiên sang đến năm 2005 đã tăng lên 121% so với năm 2004 và bình quân 3 năm tăng là 110%, mức chi của huyện trong ba năm đều vượt kế hoạch đề ra từ 132% năm 2003, 118% năm 2004 và 134% năm 2005 trong đó cụ thể là Chi thường xuyên: Tăng tăng bình quân 115% và cả trong ba năm đều vượt kế hoạch lần lượt là 141 %, 110% và 127%. Trong chi thường xuyên có các mục chi nhỏ là: - Chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là khoản chi phục vụ cho công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề và đào tạo lại cho cán bộ, công nhân viên tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Huyện Ứng hoà luôn coi công tác giáo dục là chiến lược hàng đầu trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. chính vì vậy, huyện luôn đầu tư rất lớn cho công tác giáo dục và đào tạo thể hiện trong các năm vừa qua đây luôn là khoản chi lớn nhất trong tổng chi thường xuyên ở huyện ứng hoà. Trong năm 2005 khoản chi này đã tăng lên đáng kể ( 124% so với năm 2004) nguyên nhân là do chính sách tăng lương trong năm 2005 của nhà nước, chi phí sửa chữa nâng cấp trường học, trong năm 2004 đã xây dựng mới hai trường mầm non tại thị trấn vân đình và xã tảo dương văn, thực hiện kiên cố hoá trường học theo chủ trương của đảng và nhà nước. Hiện nay, dưới sự quan tâm và chỉ đạo của đàng uỷ và chính quyền huyện thì công tác giáo dục ở huyện đã và đang tiếp tục phát triển, trong thời gian tới công tác giáo dục đào tạo cần được quan tâm hơn nữa tuy nhiên cần phải quản lý tốt hơn việc chi ngân sách cho giáo dục để khoản chi này thực sự được đầu tư một cách hợp lý để đào tạo thêm nguồn nhân lực cho huyện, đồng thời nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên cũng như người dân trong huyện. - Chi quản lý hành chính đây là khoản chi lớn thứ hai sau chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoản chi này nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, đảng và các đoàn thể trên địa bàn huyện quản lý. Khoản chi này bao gồm chi cho công tác đảng, quản lý nhà nước, chi cho các đoàn thể, hội khoản chi này tăng rất nhanh trong vòng ba năm qua , bình quân trong ba năm qua tăng 167 %, đặc biệt năm 2004 tăng gần gấp đôi so với năm 2003 ( tăng 200 %) và vẫn tiếp tuc tăng trong năm 2005 ( tăng 134 %) nguyên nhân tăng chủ yếu của khoản chi này là phục vụ cho hoạt động của bộ máy chính quyền như Mua máy điều hoà, nâng cấp nhà làm việc, sửa chữa ô tô, chi tiếp khách hội nghị, bầu cử, chi cho hoạt động của huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện, các xã Có thể nói đây là một vấn đề rất đáng quan tâm vì trong khi kinh phí của huyện là không lớn, nhiệm vụ chi của huyện là rất nhiều, nguồn thu trên địa bàn huyện lại rất eo hẹp chủ yếu dựa vào nguồn bổ xung ngân sách từ cấp trên thì việc chi cho hoạt động hành chính lại tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên. Do đó, trong thời gian tới khoản chi này cần được giảm bớt để có thể dùng cho các nhiệm vụ chi khác của huyện và đồng thời thực hiện tốt chủ trương của đảng và nhà nước trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí - Chi sự nghiệp kinh tế đây là khoản chi phục vụ cho lĩnh vực sản xuất và các sự nghiệp kinh tế khác như chi duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng. Khoản chi này bao gồm chi cho sự nghiệp nông nghiệp như ông tác khuyến nông, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phụ cấp khuyến nông, các chương trình cấp các chương trình phục vụ Nông nghiệp, sự nghiệp thuỷ lợi mà chủ yếu là chi cho công tác phòng chống lụt bão, duy tu đê điều, sự nghiệp giao thông như nâng cấp, duy tu bảo dưỡng đường xá, các công trình giao thôngkiến thiết thị chính như xây dựng các công trình của các cơ quan đoàn thể, chi sự nghiệp kinh tế khác mà chủ yếu là chi đào tạo nghề, thăm quan học hỏi kinh nghiệm. Chi cho sự nghiệp kinh tế cũng liên tục tăng trong ba năm qua bình quân tăng 133% nguyên nhân tăng chủ yếu là do nhiệm vụ chi năm sau lớn hơn năm trước. Bầng khoản chi này huyện đã sử dụng để nâng cấp, duy tu các tuyến đường như đường Minh đức ngăm, đường Cần thơ Xuân quang, xây dựng mới nhà làm việc phòng thống kê, đài truyền thanh, nhà làm việc phòng thanh tra tư pháp, phục vụ tốt công tác khuyến nông, hỗ trợ nông nghiệp, chi cho công tác giải phóng mặt bằng các công trình xây dựng nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công như công trình cầu Phùng xá, cầu Tế tiêu, thực hiên chương trình kiên cố hoá kênh mương. Như vậy là khoản chi này đã mang lại hiệu quả thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, phục vụ tốt cho việc phát triển nông nghiệp, tuy nhiên trong thời gian tới huyện cần quản lý chặt hơn đối với các khoản chi này nhằm phục vụ tốt hơn cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. - Chi đảm bảo xã hội đây là khoản chi huyện dùng để đảm bảo cho cán bộ nghỉ hưu, thực hiện các chương trình hỗ trợ cho người có công với cách mạng, bà mẹ việt nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đỡ nạn nhân chất độc mầu da cam đây là những khoản chi thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, tinh thần tương thân tương ái của đảng và nhà nước, là khoản chi phục vụ cho công tác xã hội ở huyện. Trong ba năm khoản chi này cũng tăng nhanh bình quân đạt 187% vì vậy huyện cần chú ý quản lý khoản chi này để có thể chi đúng người, đúng đối tượng phát huy tốt ý nghĩa của khoản chi này. - Chi an ninh – quốc phòng đây là khoản chi phục vụ cho công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện, công tác quân sự, tuyển quân, huấn luyện, tập luyện dân quân tự vệqua ba năm khoản chi này cũng tăng khá nhanh trung bình là 187% nguyên nhân tăng là do huyện hỗ trợ hoạt động của ban chỉ huy quân sự huyện trong việc xây dựng trụ sở, hỗ trợ trong công tác tuyển quân. - Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, phát thanh, thể dục thể thao đây là khoản chi phục vụ cho công tác văn hoá văn nghệ, đài phát thanh của huyện, hỗ trọ các hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn huyện. Khoản chi này trong 3 năm tăng chậm bình quân là 111%. Chi cho sư nghiệp văn hoá thông tin là khoản chi mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác tuyên truyền chính sách của đảng và nhà nước tới người dân trên địa bàn huyện, nâng cao trình độ hiểu biết, sức khoẻ cũng như nếp sống văn hoá cho người dân trên địa bàn huyện. - Chi cho sự nghiệp y tế khoản chi này ở huyện chủ yếu chỉ là chi cho việc khám chữa bệnh của các trung tâm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện, còn hầu hết là do tỉnh chi, do đó khoản chi này thường chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi thường xuyên của huyện. - Chi khác ngân sách khoản chi này chủ yếu thực hiện để hỗ trợ các địa phương, khắc phục hậu quả thiên tai cho các đơn vị dự toán, hỗ trợ các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụkhoản chi này cũng có một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi thường xuyên ở huyện. Chi đầu tư phát triển: Đây là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng sản xuất trên địa bàn huyện, khoản chi này được dùng để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội mà huyện luôn chú trọng nhằm mục tiêu phục vụ tốt cho việc phục vụ sản xuất, công nghiệp hoá hiện đại hoá của đảng và nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Nhìn vào bảng tổng hợp chi ngân sách huyện ta thấy chi cho đầu tư phát triển ở huyện trong ba năm qua thường xuyên vượt kế hoạch đề ra ( cụ thể là năm 2003 là 245% so với kế hoạch, năm 2004 là 387% so với kế hoạch, năm 2005 là 278%) đây là một nỗ lực của huyện nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn khi mà các nhiệm vụ chi khác còn rất lớn, chứng tỏ huyện đã luôn chú trọng vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng trên địa bàn mình, cụ thể là trong những năm vừa qua cùng với sự hỗ trợ của trung ương và tỉnh, huyện ứng hoà đã thực hiện xây dựng được nhiều công trình giao thông trọng điểm trong huyện như đường Ngăm – Minh đức, đường 428 phương tú, đầu tư xây dựng mới các tiểu học, trung học cơ sở tại các xã nghèo như Viên an, Viên nội, Đồng tiến Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng trong ba năm qua khoản chi này đang có xu hướng giảm bình quân là 90% như vậy trong thời gian tới huyện cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý chi cho đầu tư phát triển, thực hiện tốt các chương trình, dự án mà trung ương và tỉnh giao cho nhằm đảm bảo tốt yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn, đồng thời cần cố gằng huy động nguồn nội lực từ trong dân cư , thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm phát huy nội lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Chi bổ xung cho ngân sách cấp dưới: đây là khoản chi của huyện nhằm hỗ trợ cho ngân sách xã thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, khoản chi này bao gồm: chi bổ xung cân đối ngân sách là khoản chi của huyện bổ xung cho ngân sách xã để giúp cho các xã nghèo cân đối ngân sách, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu ổn định thường xuyên. Chi bổ xung có mục tiêu là khoản chi mà ngân sách huyện bổ xung cho ngân sách xã để thực hiện các chương trình dự án, các chế độ chính sách, các nhiệm vụ cần thiết cấp bách. Trong ba năm qua khoản chi này tăng rất ít trung bình là 109% nhưng lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi (chỉ sau chi thường xuyên) và chủ yếu là chi bổ xung cân đối giúp cho các xã nghèo ỏ huyện. Do huyện còn rất nhiều xã nghèo do đó trong thời gian tới khoản chi này sẽ tiép tục chiém tỷ trong cao trong tổng chi. Tuy nhiên cũng đặt ra cho huyện cần phải quản lý chặt hơn công tác chi tiêu ngân sách xã nhằm chánh tình trạng chi sai, chi vượt dự toán tại xã. Chi từ nguồn thu để lại: Đây là khoản chi lấy từ nguồn thu do chênh lệch thu lớn hơn chi từ năm trước để lại. khoản chi này thông thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ. 2.2.2.2 Phương thức cấp phát các khoản chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà tỉnh Hà tây - Hiện nay, phương thức cấp phát ngân sách ngân sách huyện đã được vận hành theo cơ chế mới, theo đó phương thức quản lý theo hạn mức đã được thay thế bằng phương thức cấp phát theo dự toán. Theo đó, phòng tài chính – kế hoạch huyện tiến hành giao dự toán đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách thuộc quyền quản lý của huyện. Đồng thời cùng kho bạc nhà nước huyện tiến hành kiểm tra kiểm soát chi để đảm bảo chi đúng dự toán, đúng chế độ hiện hành. Giao bổ xung dự toán đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách thuộc quyền quản lý của huyện trong trường hợp có nhiệm vụ phát sinh đột xuất ngoài dự toán được giao. Ngoài ra, hiện nay ở huyện còn dùng phương thức cấp phát bằng lệnh chi + Đối tượng cấp phát là áp dụng để trợ cấp cho ngân sách cấp dưới hoặc đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách không thuộc quyền quản lý của huyện nhưng nằm trên địa bàn huyện ( thuế, kho bạc nhà nước ). + Hình thức: căn cứ vào nhu cầu (tờ trình xin kinh phí ) của các đơn vị được uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt phòng tài chính kế hoạch huyện viết lệnh chi tiền gửi kho bạc nhà nước xuất quỹ ngân sách huyện cấp phát cho đơn vị hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước. 2.2.3 Thực trạng công tác quyết toán chi ngân sách tại huyện Ứng hoà Nhìn chung công tác quyết toán chi ngân sách tại huỵên ứng hoà được thực hiện theo quy trình đúng theo đúng theo quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật theo quy trình thực hiện như sau: Công tác quyết toán chi ngân sách được thực hiện vào cuối năm các đơn vị dự toán lập báo cáo chi ngân sách của đơn vị mình quản lý gửi phòng tài chính huyện. Căn cứ vào báo cáo của đơn vị, phòng tài chính tiến hành xét duyệt đối với số chi, thu thực tế tại kho bạc huyện để xác minh tính đúng đắn của số liệu. Kết hợp với việc thẩm tra quyết toán của các xã trong huyện phòng tài chính tiến hành tổng hợp lập báo cáo quyết toán chi trình uỷ ban nhân dân huyện xem xét. Sau khi được chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện phê chuẩn, phòng tài chính báo cáo lên sở tài chính tỉnh Công tác quyết toán ngân sách ở huyện được lập một cách rất chi tiết, mọi khoản chênh lệch các chỉ tiêu ngân sách so với dự toán đều được giải trình rất cụ thể, công tác quyết toán ngân sách huyện cơ bản đã đảm bảo đúng thực tế phát sinh, đảm bảo được tính hợp pháp, hợp lệ và hạch toán đúng mục lục ngân sách nhà nước. Tuy nhiên công tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện vẫn còn có những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới . 2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN ỨNG HOÀ 2.3.1 Những kết quả đạt được trong những năm qua Trước hết về công tác xây dựng dự toán quản lý theo dự toán đã được huyện quan tâm coi trọng hơn những năm trước, việc phân bổ ngân sách ở huyện đựơc thảo luận dân chủ. Huyện đã điều hành ngân sách chủ động hơn, hạn chế một cách tích cực việc “ xin cho “ giữa huyện và các ban ngành đoàn thể. Huyện đã chỉ đạo sát sao, hướng dẫn giao dự toán cho từng xã, nhằm định hướng giúp xã khai thác tốt mọi nguồn thu, bố trí hợp lý các khoản chi, đặc biệt ưu tiên nguồn đảm bảo chi sinh hoạt phí và phụ cấp cho cán bộ xã. Dự toán huyện lập ra đã thực sự giúp cho việc điều hành chi ngân sách được thực hiện một cách có hiệu quả và giúp cho các đơn vị có thể chủ động hơn trong nhiệm vu chi của mình. Công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán chi ngân sách đã dần đi vào nề nếp, cụ thể: thời hạn gửi dự toán chi thường xuyên của các đơn vị đến kho bạc nhà nước sớm hơn so với năm 2003 và dự toán năm 2005 hầu hết các đơn vị dã gửi dự toán chi tiết đến kho bạc nhà nước trong tháng 1/2005. Về chất lượng phân bổ và giao dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đã được đơn vị chủ quản chú trọng, đặc biệt dự toán chi thường xuyên được giao chi tiết đến mục, có cộng theo 4 nhóm mục chi ( chi thanh toán các nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm sửa chữa lớn và chi khác) điều này đã thể hiện tính chặt chẽ trong khâu quản lý của cơ quan tài chính đối với các đơn vị dự toán trong việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp, đã hạn chế phần nào được tình trạng bổ sung, điều chỉnh dự toán như những năm trước. Công khai ngân sách huyện đã được thực hiện theo quy định và đạt được sự đồng tình ủng hộ cao của cán bộ, nhân dân, góp phần tích cực vào sự ổn định, đoàn kết ở xã. Đặc biệt việc công khai dự toán ngân sách huyện, công khai các khoản đóng góp, công khai xây dựng các công trình xây dựng cơ bản là những việc làm cụ thể và hiệu quả, thể hiện đúng quan điểm “ Dân biết , dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đã công khai ngân sách theo qui trình hoạt động của hội đồng nhân dân huyện, để chuẩn bị nội dung báo cáo trình tại kỳ họp, uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo cho các ngành tài chính lập báo cáo dự toán, quyết toán thu chi ngân sách. Tất cả các loại báo cáo đều được ban kinh tế hội đồng nhân dân huyện thẩm định giám sát trước khi đưa ra trình hội đồng nhân dân phê chuẩn sau đó giao cho ngành Tài chính thông báo chi tiết tới từng đơn vị.Chất lượng công tác kế toán cũng được thể hiện qua việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai ngân sách huyện, số liệu, tài liệu kế toán được phản ánh đầy đủ vào ngân sách nhà nước, được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, kịp thời của cán bộ phòng tài chính,kho bạc nhà nước cấp huyện, từ đó kịp thời uốn nắn, bổ khuyết những sai sót, vi phạm trong lĩnh vực chi ngân sách, từng bước thực hiện lành mạnh tài chính ở huyện. Qua đánh giá về tình hình chi ngân sách nhà nước trong những năm qua tại huyện ứng hoà cho thấy những nỗ lực đáng khích lệ. Ngân sách huyện đã đảm bảo tốt nhiệm vụ chi thường xuyên và đã dành một phần không nhỏ ngân sách để chi cho đầu tư phát triển, đặc biệt công tác chi cho giáo dục và đào tạo luôn được chú trọng. Ngân sách huyện đã và đang là nguồn lực, là điều kiện vật chất quan trọng cho sự ổn định về chính trị và phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn xã, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện phát triển. Nhìn chung, năm 2005 chi ngân sách đã cơ bản đáp ứng được cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của huyện, đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên, tăng lương, đại hội Đảng, công tác lập dự toán và phân bổ dự toán thực hiện ngay từ đầu năm, nhiều đơn vị đã bám sát vào nhiệm vụ và định mức khoán của mình chủ động bố trí kinh phí chi hợp lý đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Về công tác chỉ đạo thực hành tiết kiệm chống lãng phí: - Sau khi dự toán được hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn, huyện ứng hoà đã căn cứ vào tình hình cụ thể để bố trí phân bổ kinh phí cho các ban ngành, các trường học, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, trên sơ sở tiết kiệm theo định mức chi tiêu đạt hiệu quả. - Trong kế hoạch phân bổ huyện dùng phần dự bị, tiết kiệm giành để bổ sung cho các nhu cầu đột xuất ngoài dự toán giao, các khoản phát sinh trong năm, chủ yếu bổ sung cho đầu tư phát triển trên địa bàn huyện và các khoản phát sinh đột xuất khác. - Đa số các đơn vị khi chi tiêu ngân sách đều chấp hành đúng chế độ hội nghị theo văn bản hướng dẫn của uỷ ban nhân dân tỉnh , chi ngoài chế độ được các cấp có thẩm quyền duyệt . - Việc thực hiện chế độ công tác phí , chế độ lưu trú đều đúng qui định . - Việc xây dựng trụ sở thực hiện đúng theo văn bản . - Việc sử dụng điện thoại : Về điện thoại di động : trong khối uỷ ban nhân dân huyện chỉ duy nhất có đồng chí chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện được tiêu chuẩn mua máy , văn phòng uỷ ban nhân dân huyện đã mua sắm máy với định mức 3 triệu đồng / máy , mức khoán theo đúng qui định . Các máy khác do cá nhân mua để sử dụng riêng. - Về địên thoại nhà riêng khối uỷ ban nhân dân huyện có 4 đồng chí được trang bị máy, văn phòng uỷ ban nhân dân huyện đã lắp máy cho 4 đồng chí với mức khoán được đảm bảo theo chế độ tiêu chuẩn của nhà nước . Đối các phòng ban khác sau khi khoán kinh phí các đơn vị có ý thức sử dụng tiết kiệm hơn , các cuộc gọi cá nhân ngoài tỉnh đều được thủ trưởng các đơn vị quản lý . - Về mua sắm ô tô : cả huyện duy nhất được 2 đơn vị được sử dụng và mua sắm ô tô là văn phòng huyện uỷ và văn phòng uỷ ban nhân dân huyện : mỗi đơn vị tối đa 3 chiếc. - Về tặng quà có giá trị lớn : chưa phát hiện có đơn vị nào tặng quà có giá trị lớn . -Việc tiếp khách : Chưa có chế độ cụ thể tất cả các đơn vị thanh toán theo thực chi . Về thực hiện qui chế dân chủ : Cơ quan tài chính đều đã triển khai và hướng dẫn các đơn vị thực hiện công khai tài chính ,và công khai quyết toán trong đơn vị , trường học , hàng năm cơ quan tài chính đã thực hiện tại các buổi họp đầu năm và cuối năm .Đầu năm công bố phần ngân sách được giao , cuối năm báo cáo quyết toán chi tiêu tại đơn vị theo qui chế dân chủ . Việc mua sắm tài sản trong đơn vị đều được công khai trong chi bộ , trong cơ quan. - Đối với các xã đã thực hiện công khai trong hội đồng trong xã về dự toán , quyết roán của từng nghành , niêm yết tại trụ sở . - Việc thanh tra , kiểm tra các đơn vị cơ quan tài chính thực hiện nghiêm túc , trong một năm cơ quan tài chính duyệt quyết toán các đơn vị ít nhất là 2 lần / năm việc tổng kết sơ kết chưa được làm thường xuyên . - Đánh giá ưu khuyết điểm trong lãnh đạo , chỉ đạo và kiểm tra : trong quá trình thực hiện chủ trương của đảng nhìn chung các cơ quan đơn vị đã thấy rõ trách nhiện của đơn vị địa phương mình tổ chức quán triệt nghiêm túc các đơn vị đều chấp hành tốt . Tuy nhiên việc duy trì nhắc nhở thường xuyên của các cấp uỷ , chính quyền còn hạn chế , chưa thực sự giao quyền chủ động cho các đơn vị dự toán. Có thể nói rằng cùng với việc triển khai đồng bộ luật ngân sách, chế độ kế toán ngân sách nhà nước và nghiệp vụ kho bạc nhà nước, đưa luật ngân sách nhà nước vào cuộc sống, công tác kiểm soát chi của kho bạc nhà nước huyện đã góp phần duy trì sự ổn định trong quản lý ngân sách nhà nước trên cả phương diện thu và quản lý chi ngân sách nhà nước. Hiện nay, toàn bộ công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước đã được vận hành theo cơ chế mới, theo đó phương thức quản lý theo dự toán thay cho phương thức quản lý theo hạn mức đã được áp dụng đồng bộ đối với ngân sách huyện ở tất cả các cấp ngân sách. Huyện đã chủ động hơn trong việc bố trí ngân sách cũng như trong việc chi tiêu của mình. 2.3.2 Những tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới 2.3.2.1 Hạn chế trong lập dự toán ngân sách huyện Công tác lập dự toán ở huyện trong thời gian qua tuy đã có những tiến bộ trong thời gian qua những vần tồn tại những hạn chế cần khắc phục đó là: - Thứ nhất, do có sự chuyển đổi hình thức cấp phát ngân sách nhà nước, nên một số đơn vị, nhất là ngân sách xã còn rất lúng túng trong triển khai thực hiện, một số đơn vị còn chưa thực sự coi trọng công tác lập dự toán, dự toán lập chưa sát với tình hình thực tế ở đơn vị, chưa đúng với nhiệm vụ và chế độ do nhà nước quy định, nhiều bản dự toán không hợp pháp, hợp lệ vẫn được gửi ra kho bạc nhà nước do đơn vị không hiểu các quy định về quy trình, thủ tục phê duyệt và giao dự toán, không có khả năng tự kiểm tra, điều này đã gây ảnh hưởng đến công tác lập dự toán chung của huyện, làm giảm chất lượng dự toán ngân sách huyện, dự toán chưa thực sự sát với thực tế, tình trạng lập dự toán bổ xung vẫn xảy ra và phần lớn dự toán chi bổ xung không được thông qua thường trực hội đồng nhân dân cấp huyện. Nguyên nhân chính là ở hầu hết các đơn vị, nhất là các xã đều thiếu các cán bộ đủ năng lực chuyên môn về tài chính ngân sách điều này vô hình chung đã gây khó khăn cho công tác quản lý ngân sách của huyện mà trước hết là công tác lập dự toán ngân sách, một công việc đầu tiên, có ý nghĩa quyết định trong chu trình quản lý ngân sách . Một nghịch lý là nhiều cán bộ ở xã sau khi được đào tạo chuyên môn về tài chính ngân sách, sau một vài năm làm việc, nhất là trải qua thời điểm chuyển nhiệm kỳ, thì sẽ được bầu, được bổ nhiệm làm công tác khác có trách nhiệm cao hơn, hoặc bị thuyên chuyển do ban lãnh đạo mới không tín nhiệm Do đó việc đào tạo, tuyển dụng và quản lý cán bộ làm tài chính chuyên trách càng gặp nhiều khó khăn. Nếu định biên số cán bộ này thì không những nguồn cán bộ chung của cấp xã bị ảnh hưởng mà còn làm tăng thêm gánh nặng về biên chế và quỹ lương cho ngân sách. Mặt khác cũng một phần do dự toán chi thiếu căn cứ, không xác định rõ nhiệm vụ và nguồn kinh phí sử dụng nên trong năm phải điều chỉnh bổ xung nhiều lần hoặc sử dụng sai nguồn. - Thứ hai, trong việc giao và phân bổ dự toán, đôi lúc dự toán không được giao hết theo quy định của luật ngân sách nhà nước, việc phân bổ dự toán cho các đơn vị thụ hưởng đôi lúc còn chậm trễ. 2.3.2.2 Hạn chế trong chấp hành chi ngân sách huyện Về quản lý và điều hành chi ngân sách: tồn tại lớn nhất là chi vượt dự toán, chi sai chế độ định mức, chi không đúng nguồn, không đúng mục đích và đúng nhiệm vụ được giao. Việc chi dự toán năm sau cao hơn năm trước có thể do nhiều nguyên nhân: Ngân sách cấp trên uỷ quyền cho ngân sách cấp dưới chi một số các hạng mục XDCB như vốn XDCB tập trung , vốn phân lũ , vỗn mục tiêu . Trong năm có nhiều công việc phát sinh như tăng lương theo nghị định của chính phủ , đón đơn vị anh hùng , các cuộc thi , các chương trình khác do tỉnh chỉ đạo . Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy đáng chú ý là khoản chi quản lý hành chính là khoản chi chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi ngân sách của huyện và vẫn là khoản chi vượt dự toán lớn , tăng đều lên qua các năm. Ngoài nguyên nhân do thực hiện chính sách tiền lương mới, định mức chi quản lý hành chính thấp, không sát với thực tế, thì nguyên nhân quan trọng là trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong quản lý, điều hành ngân sách, dẫn đến chi sai chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức, sử dụng sai mục đích, sử dụng dự phòng ngân sách để chi quản lý hành chính không đúng quy định của luật ngân sách nhà nước, nhiều đơn vị tuy đã khoán kinh phí nhưng vẫn xin bổ xung kinh phí để thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên. Ngoài ra, phần chi bổ xung cho ngân sách xã còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách huyện, ở một số xã về công tác quản lý nguồn thu và điều hành nguồn chi, có một số xã không tích cực chỉ đạo khai thác nguồn thu của địa phương, có xã khai thác nguồn thu không đúng dẫn đến tình trạng chi sai. Việc chi thường xuyên của một số xã chưa chủ động dẫn đến tình trạng nợ đọng chi thường xuyên, điều này đòi hỏi huyện phải có giải pháp nhằm kiểm tra kiểm soát việc quản lý chi ngân sách tại xã, đồng thời khuyến khích sự chủ động trong cân đối thu chi của ngân sách xã tránh sự ỷ lại trông chờ. 2.3.2.3 Hạn chế trong công tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện Tồn tại chủ yếu trong công tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện là việc chấp hành chế độ hoá đơn chúng từ không đảm bảo quy định vẫn được thanh quyết toán. Hạch toán thiếu các khoản thu chi phát sinh hoặc không đúng tài khoản dẫn đến việc xử lý sai chế độ. Thực hiện khoá sổ kế toán cuối năm không đúng quy định, không xử lý giải quyết dứt điểm các khoản công nợ, nhiều đơn vị công nợ luỹ kế kéo dài nhiều năm. Báo cáo quyết toán ở một số đơn vị chưa đầy đủ mẫu biểu và không đảm bảo tính chính xác, thời gian nộp báo cáo quyết toán còn chậm so với quy định. Hạn chế trong công tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện chủ yếu là do trình độ của đội ngũ lãnh đạo tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách đây là những người trực tiếp ra lệnh chuẩn chi, mặt khác do trình độ cán bộ kế toán tại các đơn vị cơ sở còn hạn chế, đặc biệt là đội ngũ kế toán tại các xã và một số đơn vị trên địa bàn huyện: Đội ngũ kế toán tại các xã và ở một số đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn huyện ứng hoà chủ yếu là trình độ trung cấp, một vài đơn vị có cán bộ kế toán có trình độ đại học song chủ yếu là kế toán trung cấp đi học thêm đại học tại chức. Trong thời gian học đại học vẫn đảm đương công việc kế toán nên ít nhiều bị ảnh hưởng thời gian làm việc, do đó kết quả công việc không cao. Dẫn đến quy trình quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác quyết toán ngân sách của phòng tài chính kế hoạch như việc mở sổ sách không đúng quy định, số liệu không khớp với phòng tài chính kế hoạch nên không thể quyết toán được. Trong thời gian tới, để quy trình quản lý ngân sách đạt được hiệu quả thì huyện cần có các biện pháp giúp đỡ, có kế hoạch đào tạo, nâng cao nghiệp vụ về quản lý ngân sách cho đội ngũ kế toán cơ sở và đội ngũ thủ trưởng các cơ quan đơn vị thụ hưởng ngân sách. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ỨNG HOÀ TỈNH HÀ TÂY 3.1 NÂNG CAO NĂNG LỰC Và TRÌNH ĐỘ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN. Ngân sách huyện là nguồn tài chính chủ yếu đảm bảo cho cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn. Chính vì vậy, để công tác quản lý ngân sách ở huyện được nâng cao thì không thể không nhắc đến vai trò của đội ngũ nhân lực, những người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý ngân sách, một khi năng lực, trình độ chuyên môn của người cán bộ yếu, nó sẽ làm suy giảm hiệu quả và hiệu lực trong việc quản lý ngân sách ở huyện. Do đó, khi chính quyền cấp huyện thực hiện quản lý điều hành ngân sách huyện triển khai theo tinh thần của luật ngân sách mới thì việc đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách phải đủ về số lượng và chất lượng, cán bộ hoạt động trong bộ máy phải đảm bảo tiêu chuẩn về năng lực và trình độ chuyên môn qua đó mới có thể tiếp thu tốt và áp dụng đúng theo tinh thần của luật ngân sách nhà nước để có thể nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ngân sách huyện. Như vậy vấn đề cốt yếu ở đây là phải không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý ngân sách huyện. Trước hết cần đề cao vai trò của hội đồng nhân dân huyện và của các đại biểu hội đồng nhân dân huyện trong việc quản lý ngân sách huyện. Họ là những người thảo luận và quyết định dự toán ngân sách huyện phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện và kiểm tra, giám sát uỷ ban nhân dân huyện trong quá trình chấp hành ngân sách huyện. Chính vì vậy, đại biểu hội đồng nhân dân huyện cần phải chọn ra từ những người có đủ năng lực, có đủ kiến thức về quản lý ngân sách nhà nước nói riêng và quản lý ngân sách huyện nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý này cần phải được thường xuyên liên tục bồi dưỡng kiến thức về quản lý ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra. Thực tế ở huyện cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách và kế toán ngân sách tại các xã và ở một số đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn huyện trình độ năng lực còn hạn chế điều này phần nào đã gây khó khăn cho công tác quản lý ngân sách ở huyện. Chính vì vậy, chính quyền huyện cần phải tạo điều kiện và thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho cán bộ trong công tác quản lý và sử dụng ngân sách và độ ngũ kế toán ngân sách tại các xã và các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện nhằm nâng cao khả năng quản lý, cũng như sử dụng ngân sách một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Để làm được điều này cần phải thực hiện một số việc sau: - Thứ nhất, đối với huyện cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ quản lý và sử dụng ngân sách, bộ phận kế toán ngân sách xã và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức, tổ chức kịp thời các lớp tập huấn triển khai luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), các văn bản dưới luật như nghị định chính phủ, các thông tư, quyết định của bộ tài chính, các văn bản hướng dẫn của sở tài chính tỉnhhướng dẫn chi tiết cho thủ trưởng, kế toán trưởng các đơn vị trên địa bàn huyện. Riêng đối với bộ phận kế toán ở các đơn vị, trong thời gian tới phòng tài chính kế hoạch cần phối hợp với các đơn vị tiến hành điều tra, phân loại trình độ đội ngũ cán bộ kế toán tại các cơ sở trong huyện để có biện pháp bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kế toán cơ sở khi chưa có điều kiện đào tạo chính quy hay thay đổi đội ngũ kế toán có trình độ cao hơn. - Thứ hai, đối với kho bạc nhà nước huyện cần chủ động phối hợp với phòng tài chính, các ban tài chính xã tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn những điểm sửa đổi, bổ xung về tổ chức chi và công tác kiểm soát các khoản chi qua kho bạc nhà nước theo đúng luật ngân sách cho lãnh đạo và kế toán trưởng các cơ quan,đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách nhà nước. Tổ chức học tập luật ngân sách, thường xuyên tập huấn các văn bản, chế độ của bộ tài chính, của ngành đến từng cán bộ quản lý ngân sách trên địa bàn huyện. Ngoài ra mỗi cán bộ quản lý ngân sách cũng cần ra sức học tập, tự tìm tòi nghiên cứu chế độ, quy trình quản lý ngân sách để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao. - Thứ ba, huyện cần bổ xung cho xã các cán bộ có đủ năng lực chuyên môn về tài chính ngân sách, những cán bộ làm công tác quản lý ngân sách và đội ngũ kế toán ngân sách xã sau khi được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về tài chính ngân sách cần phải được biên chế ổn định, tránh tình trạng bị thuyên chuyển sau một thời gian làm việc, gây khó khăn cho việc đào tạo, tuyển dụng và quản lý cán bộ quản lý ngân sách và đội ngũ kế toán ngân sách. Người làm công tác quản lý ngân sách xã phải được ổn định vì họ rất cần phải có kiến thức chuyên môn và phải được coi như là viên chức nhà nước ở cơ sở nhưng trên thực tế lại có sự biến động sau mỗi lần bầu cử do sắp xếp lại bộ máy. Biên chế không ổn định thì ban tài chính xã không thể trở thành cơ quan chuyên môn có đủ năng lực thực hiện tốt ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý ngân sách tại xã, góp phần giúp cho công tác quản lý ngân sách chung ở huyện đựơc tốt hơn. Nâng cao được trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý ngân sách, đội ngũ kế toán ngân sách tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách sẽ góp phần nâng cao chất lượng của công tác lập dự toán ngân sách, kiểm soát tốt hơn trong công tác chấp hành ngân sách,giảm bớt những tồn tại chủ yếu trong công tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện giảm bớt tình trạng việc chấp hành chế độ hoá đơn chúng từ không đảm bảo quy định vẫn được thanh quyết toán. Hạch toán thiếu các khoản thu chi phát sinh hoặc không đúng tài khoản dẫn đến việc xử lý sai chế độ. Thực hiện khoá sổ kế toán cuối năm không đúng quy định, không xử lý giải quyết dứt điểm các khoản công nợ, nhiều đơn vị công nợ luỹ kế kéo dài nhiều năm. Báo cáo quyết toán ở một số đơn vị chưa đầy đủ mẫu biểu và không đảm bảo tính chính xác, thời gian nộp báo cáo quyết toán còn chậm so với quy định. Ngoài ra đội ngũ cán bộ quản lý và kế toán ngân sách cũng cần phải được hình thành một tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học đồng thời cần xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm pháp luật. 3.2 CĂN CỨ VÀ KHẢ NĂNG CỦA NGÂN SÁCH, HUYỆN CẦN ĐỔI MỚI CƠ CẤU CHI ĐỂ BỐ TRÍ CÁC KHOẢN CHI SAO CHO CÓ HIỆU QUẢ NHẤT. Huyện ứng hoà là một huyện nghèo, nguồn thu trên địa bàn thấp chủ yếu là dựa vào trợ cấp của ngân sách cấp trên, địa bàn lại rộng, nhiệm vụ chi lớn, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Thực tế chi ngân sách tại huyện ứng hoà cho thấy các khoản chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại huyện còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi, trong khi đó chi cho quản lý hành chính lại chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh đây là một sự bất hợp lý trong cơ cấu chi của huyện. Chính vì vậy, trong thời gian tới huyện cần căn cứ vào khả năng của ngân sách, huyện cần đổi mới cơ cấu chi để bố trí các khoản chi sao cho có hiệu quả nhất theo hướng , giảm số chi cho các khoản chi chưa thực sự cần thiết như: Chi quản lý hành chính: công tác phí, hội nghị phí, chế độ quản lý sử dụng ô tô, định mức xăng dầu các loại xe, không sử dụng các khoản kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách để mua, in lịch, thiệp biếu tặng, không dùng kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách cho việc tổ chức tham quan trừ khi có chủ trương của lãnh đạo tỉnh tăng chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng tại huyện tập trung vào những công trình trọng điểm của huyện; chủ động bố trí ngân sách thực hiện mục tiêu kiên cố hoá trường lớp học, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn và phát triển giống cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển nguồn thuBố trí tăng thêm chi cho các lĩnh vực chi thường xuyên nhu giáo dục, y tế, chi đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tếMuốn vậy cần phải thực hiện những giải pháp sau: Trước hết, huyện cần xem xét một cách thường xuyên khả năng đảm bảo kinh phí cho nhu cầu chi thường xuyên của huyện từ nguồn ngân sách nhà nước và nhu cầu sử dụng ngân sách tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn huyện nhằm có những điều chỉnh kịp thời nhằm thiết lập một cơ cấu chi mới đảm bảo các khoản chi có hiệu quả nhất. Thứ hai, cần thực hiện tốt việc kiểm soát quá trình lập, quyết định và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước. Kiểm soát việc lập, quyết đinh và phân bổ dự toán chi là khâu đầu tiên của chu trình quản lý ngân sách nhằm đảm bảo cho việc bố trí chi ngân sách tiết kiệm và hiệu quả ngay từ đầu và đảm bảo được việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền huyện và các đơn vị sử dụng ngân sách trước khi bước vào thực chi. Giai đoạn kiểm soát chi này từ trước tới nay chưa được chú ý cho nên đến khi chấp hành chi thì dù kho bạc có tăng cường kiểm soát vẫn không thể tránh khỏi tình trạng phân bổ vốn dàn trải, chi tiêu vượt tiêu chuẩn Do đó, kiểm soát việc lập, quyết định và phân bổ dự toán được đặt ra là cần thiết và cấp bách, vì nó có ý nghĩa to lớn cho các giai đoạn tiếp theo. Việc kiểm soát việc lập, quyết định và phân bổ dự toán do các hội đồng nhân dần huyện và phòng tài chính kế hoạch huyện phối hợp thực hiện. Tiếp đến là, cần thực hiện tốt công tác kiểm soát trong quá trình cấp phát, thanh toán các khoản chi của ngân sách nhà nước. Đây có thể nói là giai đoạn có tính chất quyết định đến tính hiệu quả và tiết kiệm của chi ngân sách và kiểm soát chi. Trong đó vai trò chính thuộc về kho bạc nhà nước huyện và phòng tài chính kế hoạch thực hiện. Cụ thể, phòng tài chính kế hoạch kiểm soát chi thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo tiến độ, tình hình chi ngân sách nhà nước, để quyết định các lệnh chi tiền; kho bạc nhà nước huyện thực hiện kiểm soát chi theo chức năng nhiệm vụ được giao. Kiểm soát trong khi chi của kho bạc nhà nước nếu xét trong chu trình chi ngân sách bao gồm kiểm soát trước khi cấp phát và kiểm soát trong quá trình chi. Việc kiểm soát trước khi cấp phát tiền có thể ngăn ngừa, loại bỏ các khoản chi không đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, đơn giá, đối tượng, mục đích đảm bảo vốn ngân sách huyện được sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí. Thứ tư, cần thực hiện tốt công tác kiểm soát sau khi chi Đồng thời, tức là cần thực hiện tốt việc kiểm soát tình hình sử dụng vốn ngân sách huyện sau khi tiền được xuất ra khỏi quỹ ngân sách nhà nước. Quá trình kiểm soát này sẽ giảm được tình trạng sử dụng ngân sách lãng phí, kém hiệu quả. Kiểm soát sau khi chi được tiến hành thông qua các báo cáo kế toán, quyết toán và do các cơ quan có thẩm quyền quyết định như hội đồng nhân dân huyện, phòng tài chính huyệntheo đó cần kiểm tra tính đúng đắn, trung thực của các báo cáo quyết toán của các đơn vị, đồng thời đảm bảo báo cáo quyết toán đầy đủ theo mẫu biểu và đảm bảo về thời gian theo quy định. Quá trình kiểm soát còn phải được sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng tài chính kế hoạch, kho bạc nhà nước và các đơn vị sử dụng ngân sách. Cụ thể là việc kiểm soát được tiến hành song song trước hết là kiểm soát từ bên trong do chính các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện. Đồng thời với kiểm soát từ bên ngoài do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành đối với các đơn vị sử dụng ngân sách như phòng tài chính kế hoạch huyện, kho bạc nhà nước huyện 3.3 CƠ QUAN TÀI CHÍNH CẦN LÀM TỐT CHỨC NĂNG CỦA MÌNH, ĐỒNG THỜI PHỐI HỢP CHẶT CHẼ HƠN NỮA VỚI KHO BẠC NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ KHÁC TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH. Đồi với ngân sách huyện, việc quản lý điều hành ngân sách huyện trực tiếp là phòng tài chính – kế hoạch và kho bạc nhà nước huyện và các ban tài chính tại các xã. Phòng tài chính - kế hoạch là một cơ quan chức năng giúp chính quyền cấp huyện về quản lý tài chính nhà nước trên địa bàn xã. Phòng tài chính – kế hoạch được coi là nhân tố chủ quan cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của ngân sách huyện trong việc quản lý ngân sách. Chính vì vậy, phòng tài chính kế hoạch cần phải làm tốt chức năng của mình trong quá trình quản lý ngân sách. Muốn vậy, phòng tài chính kế hoạch cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phòng tài chính kế hoạch cần phải củng cố công tác tổ chức, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn, động viên phát huy vai trò của từng cán bộ, thường xuyên bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức tin học trong đơn vị, trong đội ngũ kế toán, có hướng thay thế dần các cán bộ năng lực yếu để đảm bảo tốt công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện. Thứ hai, phòng tài chính kế hoạch cần tranh thủ sự giúp đỡ của ngân sách cấp trên, của ngành dọc chuyên môn, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kho bạc, thuế và các ban ngành đoàn thể trong việc phân bổ ngân sách, quản lý và điều hành ngân sách chặt chẽ, đúng dự toán và các quy định hiện hành ngay từ những ngày đầu năm, quản lý chặt chẽ việc sử dụng ngân sách của các đơn vị trong những tháng cuối năm tránh tình trạng chạy chi ngân sách. Đồng thời đông đốc các đơn vị khẩn trương triển khai các nhiệm vụ đã giao trong kế hoạch. Mặt khác, phòng tài chính – kế hoạch cần phối hợp tốt với kho bạc nhà nước, các đơn vị có liên quan tham mưu cho uỷ ban nhân dân huyện điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ những công trình ghi kế hoạch nhưng đến nay chưa thực hiện, cho đến các công trình đã quyết toán còn thiếu vốn. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thanh toán các nguồn vón có tính chất xây dựng cơ bản trong kế hoạch, đặc biệt là nguồn vốn kiến cố hoá trường lớp học, chương trình 135 để đảm bảo tiếp tục hoàn thành kế hoạch giao. Sắp xếp bố trí nguồn vốn đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên phát sinh trong năm 2005 ,Tăng cường kiểm tra kiểm soát, uốn nắn kịp thời những thiếu xót trong cơ sở nhằm thực hiện tốt chức năng của phòng trong quá trình quản lý ngân sách tại huyện. Thứ ba, phòng tài chính – kế hoạch cần đôn đốc các đơn vị đã tạm ứng, vay ngân sách hoàn trả đúng hạn, phối hợp vói các ban tài chính và kho bạc nhà nước huyện chuẩn bị tốt cho công tác khoá sổ kế toán cuối năm. Thứ tư, phòng tài chính – kế hoạch cần thực hiện tốt hơn nữa công tác công khai tài chính ở tất cả các đơn vị trên địa bàn huyện theo hướng dẫn của sở tài chính tỉnh. Thứ năm, phòng tài chính kế hoạch cần xây dựng dự toán theo biểu mẫu cụ thể, hướng dẫn cho các đơn vị lập dự toán chi ngân sách theo đúng trình tự và đúng phương pháp nhằm tránh tình trạng các đơn vị còn lúng túng trong quá trình lập dự toán ngân sách, đảm bảo chất lượng của dự toán được lập sát hơn với thực tế nhằm đảm bảo tốt nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị thụ hưởng ngân sách, đồng thời tránh tình trạng lập dự toán bổ xung của các cơ quan đơn vị. Thứ sáu, phòng tài chính kế hoạch cần phối hợp với kho bạc nhà nước huyện và các đơn vị thụ hưởng ngân sách thực hiện phân bổ dự toán kịp thời, chính xác cho các đơn vị thụ hưởng nhằm phát huy tốt vai trò chủ động của các cơ quan chủ quản trong việc cân đối giữa nhu cầu chi của các đơn vị thụ hưởng và khả năng ngân sách đã được phân bổ. Đồng thời cần tránh hiện tượng giao dự toán từng lần theo quý và giao dự toán bổ xung điều chỉnh còn diễn ra nhiều lần trong năm ( do dự toán giao lần đầu còn có khoảng cách khá xa so với thực tế ) làm giảm tính chủ động của các đơn vị trong việc sử dụng kinh phí. Mặt khác cơ quan kho bạc phải điều chỉnh nhiều lần dễ gây nhầm lẫn. Thứ bẩy, trong quá trình chấp hành chi ngân sách, phòng tài chính kế hoạch cần thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên bằng việc xét duyệt thẩm định các báo cáo kế toán hàng quý, hàng năm của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. đồng thời kiểm tra đột xuất tại các đơn vị bằng hình thức thanh tra tài chính đối với những đơn vị có dấu hiệu sai phạm trong quản lý ngân sách. Thứ tám, trong khâu quyết toán chi ngân sách thì phòng tài chính kế hoạch huyện cần phải nắm vững được số kinh phí đã cấp theo dự toán của từng đơn vị, số kinh phí thực chi của đơn vị để thấy được những kết quả đạt đựơc trong quá trình sử dụng kinh phí và những khuyết điểm sai sót, nguyên nhân của việc sử dụng kinh phí chưa đạt hiệu quả, sử dụng kinh phí tuỳ tiện, sai mục đích từ đó có những biện pháp quản lý khác. 3.4 TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA GIÁM SÁT VIỆC CHI TIÊU CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHẰM SỬ DỤNG MỘT CÁCH TIẾT KIỆM VÀ CÓ HIỆU QUẢ HƠN NỮA CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH. Chi ngân sách nhà nước ở huyện hàng năm rất lớn trong khi đó nguồn thu của huyện thì chủ yếu được lấy từ nguồn thu bổ xung của tỉnh. Do vậy việc tiết kiệm được một phần trăm của chi ngân sách cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng có thể góp phần giải quyết được vốn cho các nhu cầu khác mà không cần phải lo nguồn thu. Do đó, việc tiết kiệm chi tiêu và nâng cao hiệu quả các khoản chi là một yêu cầu có tính nguyên tắc luôn được đề ra đối với các cấp, các ngành, các đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng ngân sách huyện. Để góp phần nâng cao hiệu quả chi ngân sách, đảm bảo chi một cách tiết kiệm, tránh lãng phí cần phải áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp. Trong đó biện pháp tăng cường kiểm tra giám sát việc chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách có ý nghĩa không nhỏ. Đây được coi là một biện pháp rất hữu hiệu, mang tính tích cực và hoàn toàn chủ động. Để có thể tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong việc quản lý và điều hành ngân sách huyện cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện, cụ thể là: - Tăng cường giám sát của cơ quan cấp trên đối với chu trình quản lý và điều hành ngân sách huyện của chính quyền cấp huyện. Cơ quan tài chính cấp trên mà đặc biệt là sở tài chính – vật giá tỉnh phải thường xuyên phát huy chức năng kiểm tra giám sát đối với hoạt động của ngân sách huyện trên địa bàn kịp thời phát hiện sai lệch trong quản lý để có biện pháp điều chỉnh kịp thời tránh được những sai lầm không cố ý. - Phải tăng cường giám sát của cơ quan dân cử mà trực tiếp ở huyện là hội đồng nhân dân huyện. Hội đồng nhân dân huyện là cơ quan dân cử, đại diện cho dân, nên phải thực hiện đầy đủ quyền giám sát của mình đối với quá trình xây dựng, xét duyệt, quyết định ngân sách cũng như giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện. - Tăng cường giám sát của cả cộng đồng như: giám sát của các tổ chức, đoàn thể quần chúng như thanh niên, phụ nữ, của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, và đặc biệt thanh tra nhân dân. Để thực hiện sự giám sát của cộng đồng có hiệu quả đòi hỏi tình hình tài chính, ngân sách phải minh bạch; phải thực hiện tài chính công khai theo đúng quy chế dân chủ ở cơ sở. Mặt khác mỗi một người dân cũng phải không ngừng học hỏi để nắm vững chính sách , chế độ, pháp luật của nhà nước để từ đó tham gia giám sát có hiệu quả. 3.5 QUẢN LÝ VÀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH XÃ MỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ HƠN, KHUYẾN KHÍCH SỰ CHỦ ĐỘNG TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TẠI XÃ Thực tế chi ngân sách ở huyện cho thấy khoản chi bổ xung cân đối cho ngân sách xã luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi, hầu hết các xã đều phải dựa vào sự bổ xung cân đối của huyện và đa số xã chủ yếu dựa vào sự bổ xung cân đối của huyện để có thể cân đối thu chi. Thực trạng này đòi hỏi chính quyền huyện phải có sự nghiên cứu, xem xét nhằm quản lý và phân cấp ngân sách xã một cách có hiệu quả hơn, khuyến khích sự chủ động trong cân đối ngân sách tại xã nhằm giảm bớt gánh nặng về chi bổ xung cân đối ngân sách xã cho chính quyền huyện. Muốn vậy, cần phải có sự phải xem xét trên hai mặt: thứ nhất việc quản lý và khai thác nguồn thu ở các xã đã phù hợp chưa, đã tận dụng hết nguồn thu chưa; thứ hai cần phải kiểm tra kiểm soát công tác chấp hành chi ngân sách ở xã xem có đúng với quy định của luật ngân sách và các văn bản thi hành luật chưa, có đúng với chế độ, định mức hay chưa. Muốn vậy, cần phân cấp tối đa nguồn thu cho ngân sách xã, tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách xã, tỉnh và huyện cần tích cực hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng giúp xã phát triển nguồn thu, nhằm khuyến khích xã chủ động hơn trong việc cân đối ngân sách, đồng thời huyện cần thực hiện kiểm tra kiểm soát và bổ xung cân đối ngân sách một cách hợp lý cho các xã không đủ khả năng tự cân đối ngân sách. Tóm lại, để tăng cường công tác quản lý ngân sách tại huyện ứng hoà tỉnh hà tây cần tiến hành đồng bộ các giải pháp nêu trên như là điều kiện cần thiết tất yếu. Thực hiện tốt việc nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ quản lý ngân sách và độ ngũ kế toán cơ sở, phát huy tốt vai trò, chức năng của các cơ quan quản lý ngân sách như phòng tài chính kế hoạch huyện, kho bạc nhà nước huyện, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện và đạt kết quả tốt. Ngoài các giải pháp đã trình bày ở trên, còn cần phải áp dụng thêm một số các giải pháp như tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn, tăng cường cơ sở vật chất cho công tác quản lý, ứng dụng nhưng tiến bộ kỹ thuật vào trong công tác quả lýnhằm đưa công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện ngày càng có nhiều tiến bộ. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách luôn luôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đổi mới nền quản lý tài chính ở nước ta. Điều này càng quan trọng hơn đối với một huyện mà nguồn thu chủ yếu là dựa vào sự bổ xung từ ngân sách cấp trên như huyện Ứng hoà tỉnh Hà tây. Khi đó, việc quản lý chi ngân sách một cách tiết kiệm và có hiệu quả là một vấn đề hết sức cần thiết. Trên thực tế, chính quyền huyện ứng hoà đã có những nỗ lực cố gắng để có thể hoàn thành tốt công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn và đã có những thành công nhất định đưa tình hình kinh tế xã hội của huyện tiếp tục phát triển trong những năm qua. Tuy nhiên trong quá trình quản lý chi ngân sách cũng không tránh khỏi những sai sót cần được khắc phục nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện ứng hoà. Qua thời gian thực tập tại phòng tài chính – kế hoạch huyện ứng hoà tỉnh hà tây, qua việc thực tế theo dõi tình hình quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện, em mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau: - Đối với cơ quan tài chính cấp trên cần tạo điều kiện đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi ngân sách ở huyện. - Đối với phòng tài chính – kế hoạch cần làm tốt công tác quản lý tài chính mà huyện uỷ và uỷ ban nhân dân huyện giao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện. Thường xuyên nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trong phòng, tranh thủ sự giúp đỡ của ngân sách cấp trên, của ngành dọc chuyên môn, phối hợp chặt chẽ với kho bạc nhà nước và các cơ quan đơn vị nhằm thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát việc quản lý chi ngân sách. - Đối với các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách, cần thực hiện chi ngân sách một cách tiết kiệm và có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật ngân sách nhà nước năm 2002 và văn bản hướng dẫn thi hành – Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 2. Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước – Nhà xuất bản tài chính 3. Các văn bản hướng dẫn việc lập, thực hiện và quyết toán ngân sách của sở tài chính tỉnh Hà tây. 4. Trường ĐH KTQD, Khoa Ngân hàng – tài chính, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, nhà xuất bản thống kê Hà Nội năm 2002. 5. Trường ĐH KTQD, khoa Ngân hàng – Tài chính, Giáo trình quản lý tài chính công, Nhà xuất bản lao động Hà nội – 2003. 6. Tạp chí thanh tra tài chính số 32/2005, 39/2005. 7. Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia số 36/2005, 38/2005. 8. Tạp chí tài chính số tháng 7/2005, tháng 8/2005. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9713.doc
Tài liệu liên quan