Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối nước ta trong thời gian tới

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì quá độ, tiến hành quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là thời kỳ quan trọng có tính chất quyết định để xây dựng một nền kinh tế ổn định, phát triển làm nền tảng vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình cải biến nên kinh tế, hàng loạt các vấn đề phát sinh đòi hỏi chúng ta phải có thời gian nghiên cứu, xem xét, giải quyết. Trong đó, phân phối đóng vai trò hết sức quan trọng là nhân tố, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo công bằng xã hội. Chính vì thế, trước tiên chúng ta phải hiểu được bản chất, vai trò, tầm quan trọng của quan hệ phân phối trong nền sản xuất xã hội. Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại 3 nguyên tắc phân phối khác nhau là phân phối theo lao động, phân phối theo vốn tài sản và đóng góp khác, phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội. Mỗi nguyên tắc phân phối đều có nội dung, hình thức biểu hiện và ưu nhược điểm riêng. Do đó, rất cần thiết phải xem xét và vận dụng chúng một cách hợp lý để chúng có thể bổ sung phát huy những điểm mạnh cũng như hạn chế những điểm yếu của nhau.

doc51 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối nước ta trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều hưởng nhiều, đầu tư ít hưởng ít, không đầu tư không được hưởng. Còn nguyên tắc “ chiếu cố công bằng “ chính là bảo hộ thu nhập hợp pháp, thôn tính thu nhập phi pháp, chấn chỉnh thu nhập bất hợp lí, điều tiết thu nhập quá cao, đảm bảo đời sống cơ bản của người thu nhập thấp, đồng thời xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội cơ bản bao gồm bảo hiểm dưỡng lão, xã hội, y tế phù hợp. Trung Quốc đã nhận thấy vấn đề được đặt ra ở đây là phải kết hợp đúng đắn giữa hiệu quả và công bằng. Công bằng phải trên cơ sở phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả, không thể công bằng làm tổn hại đến hiệu quả vì làm tổn hại đén hiệu quả là tổn hại đến cơ sở vật chất của sự công bằng. Hiệu quả phải trên cơ sở của sự công bằng vì nếu chênh lệch quá lớn sẽ dẫn đến phá hoại công bằng và cuối cùng phá hoại hiệu quả do đó trong lĩnh vực phân phối lần đầu cần kiên trì nguyên tắc ưu tiên hiệu quả còn trong linh vực tái phân phối cần chú ý nguyên tắc “ chiếu cố công bằng “. Đột phá vào quan điểm truyền thống cho rằng phân phối theo lao động là đặc điểm của chủ nghĩa xã hội, phân phối theo vốn là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản ; xây dựng lí luận kiên trì theo lao động là chính, cho phép các yếu tố sản xuất tham gia vào phân phối. Đại hội XV (1997) Đảng cộng sản Trung Quốc đã nêu rõ phân phối ở trung quốc là sự kết hợp phân phối theo lao động với phân phối theo các yếu tố sản xuất và cho phép và khuyến khích các yếu tố sản xuất như vốn, kĩ thuật tham gia vào phân phối. Đây là kinh nghiệm tổng kết, thể hiện quy luật khách quan của sự phát triển sức sản xuất trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội cũng như yêu cầu vận hành của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. Trung Quốc đã nhận thấy cần phải kiên trì phân phối theo lao động là chủ thể nhưng phân phối theo lao động phải thích ứng với yêu cầu của kinh tế thị trường, thông qua hình thức trao đổi hàng hoá để thực hiện. Muốn nhanh chóng phát triển sức sản xuất cần động viên mọi nguồn lực tham gia vào xây dựng kinh tế xem các yếu tố sản xuất như vốn, kĩ thuật là những hàng hoá đưa vào thị trường mà giá cả của nó là lợi ích chủ sở hữu nhận được. Điều này đã làm cho Trung Quốc phát huy đầy đủ mọi nguồn lực và lực lương xã hội vào xây dựng kinh tế thúc đẩy sức sản xuất phát triển nhanh chóng. - Xây dựng và kiện toàn hệ thống bảo hiểm xã hội thích ứng với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện công bằng kinh tế, duy trì cục diện xã hội ổn định. Từ khi cải cách mở cửa đến nay Trung Quốc còn tích cực xây dựng, kiện toàn hệ thống bảo hiểm xã hội thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc đã tiến hành xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội hoá nhiều nấc. Trong lĩnh vự bảo hiểm y tế và dưỡng lão, Trung Quốc cho rằng cần xây dựng chế độ có sự kết hợp lẫn nhau giữa xã hội và cá nhân, giữa công bằng và hiệu quả. Trung Quốc đã và đang tiến hành cải cách chế độ phân phối nhà ở, chuyển từ phân phối hiện vật thành phân phối tiền tệ hoá, thực hiện thương phẩm hoá nhà ở. Những đổi mới này ở Trung Quốc phần nào đã tiến tới xây dựng một chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với tình hình Trung Quốc và thích ứng với yêu cầu nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách mở cửa của Trung Quốc . Tuy nhiên cùng với những thành tựu đã đạt được Trung Quốc vẫn còn nững hạn chế không nhỏ. Đó là nhu cầu thị trường tăng chậm., hàng hoá còn thừa ế nhiều, tỉ lệ sử dụng năng lực sản xuất thấp, còn nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và mức thấp nghiệp còn ở mức cao. Trong lĩnh vực phân phối chênh lệch thu nhập giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các nghành, giữa công nhân viên chức thuộc các nghành nghề khác nhau, trong nội bộ nông dân… ngày càng mở rộng hơn rất nhiều. Hệ số GINI của cư dân nông thôn chỉ tăng từ 0.21 lên 0.34 còn của cư dân thành thị đã tăng từ 0.16 lên 0.286 trong khoảng thời gian 20 năm cải cách. Thu nhập chi phối bình quân đầu người của cư dân thành thị là 5858NDT còn ở nông thôn là 2210NDT, tỉ lệ là 2.65:1. Thu nhập của cư dân phía Đông thường cao hơn phía Tây và ngày càng gia tăng. Ngoài ra một số người do có tài sản, vốn đã có thu nhập không nhỏ từ nguồn này ngày càng trở nên giàu có làm hố gia tăng cách biệt giàu nghèo càng được mở rộng. Tài sản, vốn của 20% hộ cao nhất gấp 12 lần so với tài sản, vốn của 20% hộ thấp nhất. Chênh lệch tiền lương cũng đang được mở rộng. Tỉ lệ thu nhập đầu người của ngừơi có trình độ văn hoá tiểu học và đại học từ 1:1.2 năm 1990 tăng lên 1:1.6 năm 1996. Chênh lệch thu nhập giữa các ngành cũng ngày một lớn. Tỉ lệ số hộ có thể tiếp nhận tình trạng trên là 47%, 42% rất khó chấp nhận và 11% không tỏ thái độ. Điều này cho thấy đây là vấn đề lớn và cần phải giải quyết nếu không sẽ gây ra mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến quá trình cải cách ở Trung Quốc . Do có điều kiện về địa lí gần nhau, điều kiện xã hội tương đối giống nhau và cùng xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên những thành tựu và hạn chế của quan hệ phân phối ở Trung Quốc ít nhiều là bài học kinh nhiệm đối với chúng ta. Chúng ta cần học tập những thành công, phát huy những mặt tích cực nhưng cũng cần phải rút kinh nghiệm từ những hạn chế, tránh những mặt tiêu cực từ phía Trung Quốc. 1.4.2. Một số hình thức biẻu hiện quan hệ phân phối ở các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm: Từ nhiều năm nay nhiều nước trong nhóm ASEAN đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đã có nhiếu cố gắng trong việc nâng cao mức sống nhằm đạt tới một sự phân phối công bằng hơn. Những kinh nhiệm ây đang được các nhà kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng lưu tâm nghiên cứu. Những thành công và cả những thất bại của họ sẽ là bài học quý giá dối với chúng ta đặc biệt là trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường hiện nay. *Nổi bật nhất trong các nước ASEAN có lẽ là Singapore, đất nước có nền kinh tế phát triển cao và dạt được những thành công đáng kể trong việc phân phối nhằm xoá bỏ nghèo khổ, giảm bớt chênh lệch thu nhập. Tỉ lệ nghèo tuyệt đối ở nước này đã giảm 19% năm 1953 – 1954 xuống còn 0.3% năm 1982 – 1983. Sở dĩ có thể đạt được những thành tựu này là do chính phủ Singapore đã có chiến lược đúng đắn khi đầu tư vào con người, tăng kĩ năng và chất lượng của lực lượng lao động, coi đó như một phần của cuộc cải cách kinh tế. Chi phí cho giáo dục tăng nhanh chủ yếu là trong lĩnh vực kĩ thuật đào tạo chuyên nghành, các chính sách về lương áp dụng để khuyến khích lao động có tay nghề cao đã làm tăng đáng kể thu nhập ở một bộ phận dân có cuộc sống nghèo khổ. Tuy đây là các biện pháp không trực tiếp loại bỏ mức thu nhập thấp và bất bình đẳng về của cải nhưng nó lại tạo ra nhiều cơ hội có việc làm tốt với thu nhập xứng đáng nên đã đem lại hiệu quả cao. *Trong những năm gần đây Thái Lan đã có một số thành công đáng kể trong phát triển kinh tế. Tuy tỉ lệ nghèo vẫn còn khá cao nhưng Chính phủ Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cung cấp những dịch vụ xã hội cơ bản dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho ngừơi dân. Tiêu biểu là: + Phúc lợi cho những người khốn cùng trong xã hội: Cung cấp cho họ tiền mặt, hiện vật, các chỉ dẫn và tư vấn khi họ khó khăn và trợ giúp cho những phần tử khốn cùng do điều kiện kinh tế xã hội gây ra. + Trợ giúp gia đình: Hình thức này nhằm củng cố giúp đỡ với những gia đình thiếu khả năng tự bảo đảm được cuộc sống tối thiểu. + Phúc lợi trẻ em và thanh niên: Bao gồm các dịch vụ cho trẻ em tại gia đình, khuyến khích các gia đình chăm sóc các trẻ em lang thang cơ nhỡ, phục hồi trẻ em tàn tật, bảo vệ phúc lợi cho trẻ em hư hỏng, chống bóc lột trẻ em và chăm sóc chúng khi cần. + Bảo vệ và phát triển phúc lợi cho phụ nữ: Giúp đỡ phụ nữ có việc làm, được học nghề, được chăm sóc và bảo vệ họ không bị bóc lột và bị quyến rũ vào nghề mại dâm ở nước ngoài. + Trợ giúp việc làm, cho vay vốn nhằm giúp các hộ gia đình tự tạo việc làm. + Phúc lợi cho người có tuổi: Cung cấp nhà cửa, lương thực và các điều kiện được chăm sóc cho những người có tuổi bị ốm đau, không nơi nương tựa. + Phúc lợi chăm sóc phục hồi chức năng cho người tàn tật: Chăm sóc cho người tàn tật, điều trị, dạy nghề và tạo cơ hội cho họ có việc làm. + Trợ cấp tai nạn: Nhằm mục đích cho ngươì bị tai hoạ có thể vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Các chương trình phúc lợi đa dạng ở Thái Lan, chiến lược đầu tư và con người ở Singapore ít nhiều đã đạt được những thành công đáng kể và đem lại nhiều kinh nhiệm cho chúng ta học tập. Nhìn chung trong các nước ASEAN đã có nhiều nước giải quyết thành công vấn đề “ phát triển ”và “công bằng “, đưa nền kinh tế vừa phát triển, vừa tăng công bằng xã hội, đảm bảo nền kinh tế phát triển lâu dài. Tuy nhiên vẫn có một số nước gặp không ít khó khăn về kinh tế do sai lầm trong chính sách, trong cơ chế phân phối. *Philippin tuy bắt đầu công nghiệp hoá khá sớm nhưng do các nguyên nhân trên mà cuộc sống người dân gặp khó khăn, tỉ lệ người nghèo khổ ở thành thị là 38.4% năm 1971 và tăng 56.5% năm 1985 trong cả nước tỉ lệ này là 49.3% và 58.9%. Nguyên nhân là do phân phối bất bình đẳng trên nhiều phương diện, có lợi cho người giàu mà không có lợi cho người nghèo, phân phối các nguồn lực sản xuất không hợp lí và các chính sách sai lầm của Chính phủ đã dẫn đến tình trạng trên. + Nguồn cung cấp lao động tăng nhanh dẫn đến thất nghiệp và lương thấp + Mô hình đầu tư công nghiệp với cường độ vốn tăng nhanh đã làm giảm khả năng thu hút lao động vào ngành + Sự thiếu hụt về việc làm phát sinh dẫn đến tình trạng là, lực lượng lao động từ nông thôn không chuyển sang được các ngành thứ yếu khác + Sự phân phối đất đai khá chênh lệch + Những sai lầm trong chiến lược công nghiệp hóa như chế độ bảo hộ quá đáng tập trung quá mức tài nguyên, nguồn lực vào thành phố, chính sách tín dụng, phân phối có lợi cho giới có thu nhập cao + Hệ thống thuế chủ yếu dựa vào thuế gián thu, thuế thu trực tiếp rất nhỏ. Các gia đình có thu nhập cao chỉ phải chi 12% thu nhập của họ cho thuế gián thu, trong khi đó các nhóm nghèo hơn phải chi 20%. *Malayxia tuy đã đạt được những phát triển kinh tế vượt bậc nhưng phân phối thu nhập không công bằng, chủ yếu rơi vào tay một bộ phận người giàu có, các quan chức nên gây ra căng thẳng, mất trật tự xã hội. Malayxia chỉ tập trung chống nghèo khổ ở nông thôn mà ít quan tâm đến người nghèo khổ ở thành thị, hơn nữa tỉ lệ người nghèo giảm chủ yếu do kết quả của tăng trưởng kinh tế chứ không phải do công bằng hơn trong thu nhập. Tuy nhiên trong thời gian gần đây Malayxia đã chú trọng vào các dịch vụ xã hội, chú ý hơn vào vấn đề công bằng xã hội. Chi phí cho các dịch vụ xã hội liên tục tăng: 1970 – 1975 là 18.5% tổng ngân sách, 1976 – 1980 là 24%, 1981 – 1985 là 35% và 1986 – 1997 là 37%. Nhờ đó mà tỉ lệ nghèo đã giảm từ 49.3% năm 1970 xuống 17.3% năm1987. Malayxia cũng tập trung đầu tư vào giáo dục nên trình độ học vấn người dân tăng lên, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa đựơc đi học do không đủ điều kiện về kinh tế để đóng góp các khoản chi phí khác quá lớn. Những hạn chế trong vấn đề phân phối ở một số nước nói trên là bài học quý giá cho Việt Nam chúng ta khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nó đòi hỏi cần phải duy trì cả “ phát triển kinh tế ” và “ công bằng xã hội “, có như vậy mới đảm bảo tăng trưởng kinh tế lâu dài, đảm bảo mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội. Chương 2 Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta thời gian qua. 2.1. Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây ( trước 1986 ). Xuất phát từ nguyện vọng chân thành, chính đáng song do nóng vội, ta đã máy móc vận dụng nguyên tắc phân phối theo lao động của Mác dưới chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh chưa chín muồi cho nền kinh tế tập chung ở nước ta. Nguyên nhân của điều này là do nhận thức nhầm lẫn của chúng ta, đem đồng nhất chủ nghĩa xã hội vào sở hữu toàn dân, không đặt sở hữu này trong mối liên hệ tương quan biện chứng với lực lượng sản xuất thấp kém ở nước ta, với một nền kinh tế mà sản xuất nông nghiệp là chính, lao động thủ công là phổ biến. Từ nhận thức sai lầm đã dẫn tới hành động sai lầm và nó biểu hiện là chúng ta đã nhanh chóng cải tạo các thành phần kinh tế bằng mọi giá, để tạo lập hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thể và cứ tưởng rằng như vậy là ta đã có được cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội là cơ sở phân phối theo lao động. Một mặt nữa trong lĩnh vực lực trao đổi chúng ta đã lại tiến hành phân phối bằng hiện vật một cách rộng khắp thông qua hệ thống tem phiếu từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này đã làm cho quan hệ hàng - tiền bị thủ tiêu, thước đo lao động bằng giá trị bị phủ định. Kết quả là trong phân phối ta không thực hiện được phân phối đúng cho lao động, đảm bảo công bằng xã hội mà lại đưa đến sự “ quân bình xã hội “. Và từ đó đã tạo ra kẽ hở, làm triệt tiêu những nhân tố tích cực, dám hi sinh vì nghĩa lớn, biết quên mình trong lao động. Đồng thời nó tạo ra thói lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, ăn bám ở khắp mọi nơi, mọi người.nó thể hiện ở tình trạng “ cha chung không ai khóc “ trong các hợp tác xã, tình trạng các nhà máy làm ăn thua lỗ, sản phẩm kém chất lượng, không đạt yêu cầu. Đây chính là một trong những nguyên nhân đẩy xã hội ta vào tình trạng tồi tệ, nghèo nàn, chậm phát triển và khủng hoảng trước đây. Trong thời kì này do Nhà nước chỉ chú trọng phát triển hai thành phần kinh tế là thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế tập thể, các thành phần kinh tế, cá thể, tư nhân bị chèn ép gần như không hoạt động nên nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác ần như bị bỏ qua và không tồn tại ở nước ta trừ một số ít có thu nhập từ lãi suất tiết kiệm. Điều này làm cho chúng ta không tận dụng được các lợi thế, ưu điểm từ các thanh phần kinh tế này, không khuyến khích họ phát triển qua đó làm chậm quá trình phát triển kinh tế ở nước ta. Do xã hội còn chậm phát triển, sản xuất còn lạc hậu do đó dẫn đến các quỹ phúc lợi xã hội có quy mô nhỏ, hạn chế, không đa dạng làm cho nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động trông qua các quỹ phúc lợi xã hội đem lại hiệu quả thấp, không đáng kể. Số đói tượng được hưởng trơ cấp từ các quĩ phúc lợi xã hội còn ít, đời sống nhân dân đa phần là khó khăn, thiếu thốn. Trên đây là thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và hạn chế của nó. 2.2. Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta thời gian qua . 2.2.1. Thực trạng về nguyên tắc phân phối theo lao dộng. *Thực trạng về tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và tiền lương trong các đơn vị sản xuất – kinh doanh của Nhà nước: Theo tài liệu của “ Đề án cải cách tiền lương và các chính sách xã hội năm 1999 - 2005 ”, đến tháng 3 – 1999 số đối tượng được hưởng lương và trợ cấp thừơng xuyên từ ngân sách nhà nước là 6172497 người ( không kể lực lượng vũ trang ). Nhìn chung, tiền lương ở nước ta còn mang tính bình quân giữa khu vực hành chính và sự nghiệp nó chưa phân biệt được tiền lương của những người trong bộ máy hành chính với tiền lương của các đơn vị sự nghiệp. Thêm vào đó thì tiền lương của các công chức trong lĩnh vực hành chính, sự nghiệp lại thấp hơn nhiều so với lĩnh vực sản xuất – kinh doanh.Từ đây đã dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám từ khu vực hành chính sự nghiệp sang khu vực sản xuất kinh doanh, nhất là khu vực liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài. Những cán bộ giỏi, sinh viên tôt nghiệp giỏi thường muốn xin vào làm việc trong các liên doanh nhiều hơn là muốn xin làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Như đã nói ở trên, tiền lương bình quân của công nhân viên chức rất thấp, chưa hoặc nhiều lắm là chỉ đảm bảo mức sống tối thiểu cho bản thân họ. Theo thống kê tiền lương công nhân viên chức trong lĩnh vực hành chính sư nghiệp là 494 000/tháng tính theo bình quân trên đầu người. Cụ thể là trong những lĩnh vực khác nhau như sau: Cơ quan lập pháp là 432000đ/tháng, quản lí nhà nước là 397000đ/tháng, Đảng và đoàn thể là 438000đ/tháng, sự nghiệp là 516 000đ/tháng. Tuy nhiên hiện nay công chức không những đảm bảo mức sống của bản thân họ mà còn đảm bảo được cả mức sống của cả gia đình họ. Điều này chứng tỏ thu nhập thực tế của công chức lớn hơn tiền lương theo số liệu điều tra năm 1995 của Ban chỉ đạo tiền lương Nhà nước ở 100 đơn vị thuộc các ngành giáo giục, y tế, khoa học, kĩ thuật, phát thanh truyền hình và hành chính thì mức thu nhập ngoài tiền lương như sau: Đại học thu nhập ngoài lương chiếm 62.2%, phổ thông trung học 37.15%, tiểu học 14.22%, ở các bệnh viện tỉnh thành phố 40.71%, khoa học kĩ thuật 59.45%, kho bạc 52.89%, phát thanh truyền hình 77.56%. Mức thu nhập bình quân này chỉ từ số liệu được ghi chép trong sổ sách chứng từ của đơn vị, con những khoản thu nhập đề ngoài sổ sách của đơn vị, những khoản thu nhập do công chức làm thêm ở những đơn vị khác, ở các tổ chức xã hội và cá nhân khác thì chưa được thống kê đầy đủ. Do vậy, phần thu nhập ngoài lương trong thực tế còn lớn hơn tỉ lệ trên rất nhiều. Hiện nay thu nhập của công chức cả khu vực hành chính cũng như khu vực sự nghiệp đều bao gồm ba phần: + Phần thứ nhất, từ tiền lương do nhà nước trả. + Phần thứ hai, từ thu nhập do hoạt động sản xuất – kinh doanh, dịch vụ của đơn vị mang lại. + Phần thứ ba, thu nhập do công chức dựa vào chuyên môn và trách nhiệm của mình làm thêm cho cơ quan, đơn vị tổ chức và cá nhân khác. Ví dụ như bác sĩ mở phòng khám riêng, giáo viên các trường công lập giảng cho các trường khác hoặc mở lớp luyện thi, bồi dưỡng kiến thức, cán bộ nghiên cứu ký kết được những hợp đồng đề tài nghiên cứu, nghệ sĩ biểu diễn ngoài giờ, công chức hành chính sử dụng chuyên môn và trách nhiệm của mình làm tư vấn cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu … Phần thu nhập từ tiền lương do Nhà nước trả chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ còn thu nhập thứ hai và thứ ba chiếm tỉ lệ chủ yếu trong tổng thu nhập của cán bộ công chức. Tiền công ở các đơn vị sản xuất – kinh doanh thường cao hơn do họ dựa vào quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và những sơ hở của cơ chế quản lí đang trong bước giao thời, đều tìm mọi cách tăng thu nhập của mình. Chính vì thế dù xí nghiệp có làm ăn thua lỗ nhưng thu nhập vẫn cao, bình quân thu nhập ở khu vực này là 811366đ/tháng. Trong các đơn vị sản xuất – kinh doanh thuộc Nhà nước có thể phân ra ba loại xí nghiệp: + Loại xí nghiệp làm ăn thực sự có lãi, có điều kiện phát triển chưa có nhiều. Loại này lương và thu nhập thực sự gắn với kết quả sản xuất kinh doanh. Điều đáng nói là khi thu nhập của họ quá cao cũng không bị điều tiết. + Loại xí nghiệp ở trạng thái bấp bênh, sản xuất không ổn định, nay lỗ, mai lỗ. Loại này thường tìm mọi cách để tăng thu nhập thậm chí xí nghiệp vẫn lỗ mà thu nhập của người lao động vẫn cao, nguồn thu nhập này được tạo ra một cách không chính đáng. + Loại xí nghiệp làm ăn thua lỗ liên tục, thiếu việc làm, có nguy cơ giải thể, thu nhập của người lao động thực chất là ăn dần vào vốn đến khi toàn thể tài sản bị khánh kiệt, nhưng không chịu phá sản như các doanh nghiệp tư nhân. Từ đặc điểm nói trên cho thấy thực trạng tiền lương ở nước ta còn nhiều vấn đề còn phải giải quyết: + Việc giải quyết vấn đề tiền lương ở nước ta trong thời gian qua chưa phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đang hoạt động trong một thị trường thống nhất. + Tiền lương đó chưa thực sự là thước đo giá trị sức lao động, chưa đảm bảo tái sản xuất giản đơn và mở rộng sức lao động con người, chưa trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động làm công ăn lương. Điều đó đã dẫn đến một hiện tượng là trong một thời gian dài hàng chục người lao động làm việc với một động lực mờ nhạt, không tha thiết với công việc. Tiền lương chưa trở thành một đòn bẩy kích thích người lao động làm việc với sự nhiệt tình và sức sáng tạo cao. + Tiền lương vừa mang tính chất bình quân, vừa mang tinh chất bao cấp. Mặc dù chúng ta đã tiến hành cải cách và đem lại một số mặt tích cực nhưng vẫn còn một số điều bất hợp lí cần giải quyết. + Trong nhiều năm chính sách tiền lương và các chính sách kinh tế xã hội khác như nhà ở, phân phối điện, nước sinh hoạt,… có liên quan mật thiết với nhau. Song trong quá trình giải quyết vấn đề tiền lương chưa tính toán cân đối với từng chính sách một cách cụ thể, do đó phát sinh nhiều hiện tượng mâu thuẫn khó giải quyết gây ra sự bất bình đẳng lớn trong xã hội. + Nhà nước chưa thực sự hoàn toàn làm chủ trong việc kiểm soát quản lí tiền lương và thu nhập nói chung của người lao động. Nếu không giải quyết được các vấn đề trên thì tình hình kinh tế xã hội sẽ chịu những hậu quả nghiêm trọng và ngày càng nặng nề. Những hậu quả gây ra cho nền kinh tế xã hội do chính sách tiền lương hiện hành là: + Thứ nhất đó là khâu công việc của công chức nhà nước không đảm bảo chất lượng do họ phải dành thời gian, sức lực, tâm trí để làm thêm, làm việc khác nhằm kiếm thêm thu nhập. Khi đó hiệu lực cỗ máy quản lý hành chính sẽ sút kém, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước không đạt được mục tiêu đề ra, các dự án không có hiệu quả, chất lượng sản phẩm thấp… + Thứ hai là hệ thống phân phối bị rối loạn. Do tiền lương không còn là động lực kích thích hoat động đối với người lao động, thu nhập được hình thành từ nhiều nguồn nên xuất hiện nhiều kiểu phân phối. Đó là những hình thức phân phối như từ quỹ tự có của đơn vị, phân phối qua “phong bì “ ở các hội nghị, hội thảo,… mà không theo một quy định nào, nếu có thì chỉ là hình thức làm hệ thống phân phối hiện nay rất rối ren + Thứ ba nó làm tăng sự phân hoá giàu nghèo bất bình đẳng trong xã hội. Nhà nước không nắm được các nguồn thu nhập khác nhau nên họ không thể điều tiết được, không thu được thuế thu nhập ở những người có thu nhập cao cho nên tình trạng phân hoá giầu nghèo, bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng. *Thực trạng phân phối theo lao động dưới hình thức tiền công trong các đơn vi sản xuất - kinh doanh ngoài quốc doanh: ở các đơn vị sản xuất - kinh doanh tư nhân thì việc tổ chức thường chặt chẽ hơn do nó liên quan đến sự sống còn của họ. Trong thời gian vừa qua, ở nước ta các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty tư nhân được thành lập rất nhiều và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Có nhiều đơn vị sản xuất có hiệu quả, đem lại thu nhập cao và chính đáng cho người lao động nhưng cũng có những đơn vị chỉ lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để kinh doanh bất hợp pháp, thu nhập bất chính, làm thiệt hại cho Nhà nước và xã hội. Đặc biệt từ khi đảng và Nhà nước có chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài thì xuất hiện các đơn vị sản xuất kinh doanh có vốn đầu tư 100%nước ngoài hay liên doanh. Các đơn vị này đa số làm ăn có hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập lớn đối với người lao động. Tuy nhiên các đơn vị này thường đòi hỏi lao động có trình độ cao, tay nghề cao do đó thu hút một lượng rất lớn các lao động có tay nghề, kĩ sư có trình độ khoa học kĩ thuật, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. ở ngoài xã hội ( khu vực ngoài công nhân viên chức nhà nước ) thì thu nhập từ tiền công lao động bình thường từ 3000 – 5000đ/công, lương kĩ thuật 15000 – 20000đ/công. Trong khi nhà nước quy định tiền lương tối đa gấp 3.5 lần lương tối thiểu thì ngoài xã hội đang thực hiện bằng 7 – 8 lần. Đặc biệt ở khu vực này tiền công đã được tiền tệ hoá hoàn toàn và tính đến quan hệ cung cầu về lao động. Nhìn chung tiền công ở các đơn vị này thường khá cao và xứng đáng với công sức người lao động bỏ ra, tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị lợi dụng bóc lột sức lao động của người lao động làm thuê , trả công họ không xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Các đơn vị này thường lợi dụng sự kém hiểu biết của người lao động hoặc nhân lúc họ gặp khó khăn mà bóc lột họ nhằm mục đích kiếm lời. Do đó cần có biện pháp để khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị làm ăn chính đáng nhưng cũng cần có biên pháp để hạn chế các doanh nghiệp, đơn vị làm ăn bất chính, bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê. *Thưc trạng về phân phối theo lao động dưới hình thức tiền thưởng và phụ cấp ở nước ta thời gian qua: Các hình thức phân phối theo lao động như tiền thưởng và phụ cấp và có tác dụng khuyến khích người lao động trong công việc, tăng thu nhập của họ. Nói chung ở một số đơn vị hình thức phân phối này đã có tác dụng đang kể, thúc đầy sản xuất phát triển, thúc đẩy người lao động tích cực tăng hiệu suất lao động ,tich cực làm thêm giờ để tạo nguồn thu nhập. Tuy nhiên ở đa phần các đơn vị thu nhập từ nguồn này chiếm tỉ lệ không lớn. Hơn nữa ở một số đơn vị đặc biệt là các đơn vị thuộc thành phần kinh tế Nhà nước tiền thưởng và phụ cấp không hợp lí nên không có tác dụng khích thích ngươì lao động hăng say làm việc, sáng tạo, tăng năng suất lao động. Do vậy trong thời gian tới cần có biện pháp cải thiện và tiền thưởng, phụ cấp để qua đó nó có thể đem lại tác dụng, góp phần hoàn thiện nguyên tắc phân phối theo lao động ở nước ta. Nhìn chung, có thể nói nguyên tắc phân phối theo lao động ở nước ta là nguyên tắc phân phối chủ đạo có tác dụng định hướng cho đất nước ta đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Vai trò của nó là hết sức to lớn do đó cần phải hoàn thiện nguyên tắc phân phối này về mọi mặt đặc biệt là chính sách tiền lương để đảm bảo nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội. 2.3.2. Thực trạng về phân phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác. *Thực trạng về phân phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác dưới hình thức lợi nhuận: Để đưa nền kinh tế dần dần đi vào hoạt động có hiệu quả, đề phát huy mọi tiềm năng Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách kinh tế nhằm từng bước tạo lập môi trường kinh doanh. Do đó các doanh nghiệp được mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư sản xuất trong môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều và đóng góp phần sôi động nền kinh tế cả nước. Hầu hết các doanh nghiệp này đều làm ăn hiệu quả, năng động, sáng tạo và đóng góp ngày càng nhiều vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Do đó các chủ sở hữu, chủ đầu tư ngoài thu nhập trả cho người “ làm công ăn lương ” khá cao vẫn còn một phần lợi nhuận khá lớn. Chính điều này đã thúc đẩy càng có nhiều người đầu tư kinh doanh san suất. Có thể nói việc phân phối lợi nhuận theo vốn, tài sản đã góp phần đáng kể trong việc phát triển sản xuất huy động các nguồn lực trong công cuộc xây dựng nền kinh tế. Tuy nhiên thực tế là vẫn còn không nhỏ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lợi dụng những nhược điểm của nhà nước, những kẽ hở pháp luật để trốn thuế, buôn bán lậu qua biên giới và trong nước làm hàng giả, núp trong doanh nghiệp quốc doanh để trốn thuế… Điều này đã dẫn đến thiệt hại kinh tế không nhỏ cho nhà nước, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và có hại cho sản xuất đòi hỏi nhà nước cần có sửa đổi trong chính sách, cơ chế phân phối lợi nhuận như hiện nay. *Thực trạng về phân phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác dưới hình thức lợi tức cổ phần: Hiện nay đã xuất hiện một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh được cổ phần hoá, các hợp tác xã dược thành lập theo vốn góp, một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. ở trong các đơn vị này đều tiến hành phân phối theo hình thức lợi tức cổ phần. Tuy các đơn vị này chưa xuất hiện nhiều, chưa phổ biến nhiều nhưng đã xuất hiện một số đơn vị làm ăn có hiệu quả, tạo động lực để phát triển sản xuất. Nhà nước ta cũng chủ trương đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp quốc doanh để các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả hơn, chủ trương liên doanh với tư bản nước ngoài để tận dụng vốn và kinh nghiệm của họ, chủ trương thành lập các hợp tác xã theo góp vốn nhằm tạo được nguồn lực tổng hợp và tăng hiệu quả sản xuất do đó phân phối theo hình thức lợi tức cổ phần trong tương lai ngày càng phổ biến và có đóng góp đáng kể vào quá trình xây dựng đất nước. Thế nhưng hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp cổ phần, các hợp tác xã làm ăn chưa có hiệu quả, sản xuất trì trệ làm sút giảm lòng tin của người dân dẫn đến tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp diễn ra hết sức chậm chạp, số hợp tác xã được thành lập vẫn còn rất ít. Do vậy chúng ta cần có biện pháp để các đơn vị này hoạt động có hiệu quả, nhằm cho phân phối theo lợi tức cổ phần là động lực để phát triển kinh tế. *Thực trạng và phân phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác dưới hình thức lợi tức: Có thể nói trong thời gian qua việc phân phối theo lợi tức đã đóng vai trò tích cực trong vai trò xây dựng đất nước. Các chính sách để huy động vốn của nhà nước như tiết kiệm, phát hành trái phiếu, kì phiếu với mức lãi suất hợp lí đã thu hút một lượng vốn lớn ở người dân nhằm mục tiêu triển khai các dự án đầu tư, các chương trình nhằm mục đích phát triển kinh tế phân phối dưới hình thức lợi tức còn rất phổ biến thông qua việc vay vốn để sản xuất kinh doanh phát triển mạnh. Tuy việc phân phối dưới hình thức lợi tức được phổ biến rộng rãi và có tác dụng to lớn nhưng nó vẫn còn bị cản trở do mức lãi suất đôi khi không khuyến khích người dân gởi tiết kiệm, việc giải ngân chậm ở các ngân hàng việc cho vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh còn nhiều thủ tục rườm rà tốn thời gian. Hơn nữa, thị trường chứng khoán ở nước ta còn chưa phát triển do đó việc buôn bán cổ phiếu, trái phiếu còn chưa được phổ biến. Mới chỉ có rất ít công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, chỉ có hai phiên giao dịch trong một tuần và hiện chỉ có một trụ sở giao dịch ở thành phố Hồ Chí Minh cho nên hoạt động của thị trường chứng khoán còn thu hẹp, kém phát triển. Điều này đã làm cho việc phân phối dưới hình thức lợi tức vẫn còn hạn chế. 2.3.3. Thực trạng và phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội. Trong thời gian qua do ý thức được vai trò quan trọng của nguyên tắc phân phối này Chính phủ ta đã chi khoảng 14% ngân sách của mình cho trợ cấp xã hội, đã xây dựng một số chương trình bảo hiểm và quỹ trợ giúp. Có thể nói, phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội ở nước ta trong thời gian qua khá phát triển và có đóng góp không nhỏ vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Bởi vì đây là nguyên tắc phân phối theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có tác dụng to lớn cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cho nên, nhà nước rất chú trọng phát triển nguyên tắc phân phối này. Nó được biểu hiện ở sự đa dạng của các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.... và rất nhiều quỹ phúc lợi xã hội giúp đỡ các đối tượng dễ bị tác động như: quỹ phúc lợi cho người nghèo, quỹ phúc lợi cho trẻ em và thanh niên, quỹ phúc lợi cho phụ nữ, quỹ phúc lợi cho người già không nơi nương tựu, quỹ phúc lợi cho người tàn tật.... Các hình thức quỹ phúc lợi đa dạng trên đã giúp đỡ rất nhiều các đối tượng thuộc nhiều thành phần khác nhau qua đó đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định hơn, tốt đẹp hơn, đảm bảo “công bằng” hơn trong xã hội. Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm đổi mới chính sách bảo hiểm hội theo hướng tích cực: đối tượng bảo hiểm xã hội được đa dạng hóa bao gồm những người lao động trong các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi hình thức kinh tế; quỹ bảo hiểm xã hội được từng bước cân đối thu chi, giảm dần cấp phát từ ngân sách Nhà nước, đóng góp của ngươi sừ dụng lao động, người lao động chiếm tỷ lệ ngày càng lớn và Nhà nước thực hiện quản lý thống nhất các quỹ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế không nhỏ trong nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội ở nước ta hiện nay. So với nhiều nước khác cả ở trong khu vực và trên thế giới thì tỷ lệ ngân sách chi cho các quỹ phúc lợi ở nước ta còn tương đối thấp. Hơn nữa, ngân sách của nước ta còn nhỏ nên một thực trạng đáng buồn ở nước ta hiện nay là các quỹ phúc lơị có quy mô nhỏ, tuy đa dạng nhưng số đối tượng được giúp đỡ vẫn còn ít. Những nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội chỉ bao gồm phần lớn là những người đã hoặc đang là công nhân viên chức nhà nước và những người có công với Cách mạng. Hiện nay chỉ có 11% lực lương lao động Việt nam ( chủ yếu là khu vực nhà nước và ở thành thị ) có bảo hiểm xã hội và chúng ta vẫn chưa có quỹ hỗ trợ thất nghiệp. 20% số hộ giàu nhất hưởng 70% lợi ích từ bảo hiểm xã hội trong khi 40% số hộ nghèo nhất chỉ hưởng 0.5%. Quỹ cứu trợ xã hội thường xuyên để hỗ trợ các đối tượng như ngừơi già yếu cô đơn, trẻ mồ côi và tàn tật mới chịu phục vụ khoảng 0.2% dân số chỉ một phần rất nhỏ những người đáng được giúp đỡ đã nhận dược sự hỗ trợ ( 10% trẻ em mồ côi, 5% người tàn tật, 2% người già yếu cô đơn theo số liệu năm 1993 ) Tương tự như vậy, Quỹ cứu trợ khẩn cấp thiên tai và đói rét nhằm hỗ trợ người nghèo trong các tai hoạ thiên nhiên như lụt, bão và mất mùa cũng chỉ mới tiếp cận dược một phần rất nhỏ ngững người cần được hỗ trợ và mức hỗ trợ cũng rất thấp để có thể hỗ trợ họ một cách thực sự. Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, xã viên các hợp tác xã phi nông nghiệp và chưa có bảo hiểm tuổi già đối với lao động nông nghiệp. Tính đến đầu năm 1999, số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội là gần 5000 đơn vị, với số lao đông là 362620 người (Chiếm 36% số lao động ngoài quốc doanh thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội). Nguyên nhân trên là do nhiều doanh nghiêp chỉ có giấy phép chứ thực tế chưa hoạt động, hoặc hoạt động nhưng chưa ổn định dẫn đến quan hệ lao động lỏng lẻo hay sản suất – kinh doanh kém hiệu quả, lãi ít, thu nhập của người lao động thấp không đủ khả năng tham gia đóng bảo hiểm xã hội .Hơn nữa có một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh cố tình trốn tránh trách nhiệm, bằng cách đăng kí số lao đông ít hơn 10 hoăc kí hợp đồng dưới 3 tháng. Ngoài ra trình độ của người lao động còn thấp, chỉ quan tâm đến việc làm mà chưa chú ý đến quyền lợi về bảo hiểm xã hội không yêu cầu chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội. Trong khu vực hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp chính sách bảo hiểm xã hội vẫn chưa dược áp dụng do nhiều nguyên nhân như thiếu cơ sở pháp lý ổn định, các văn bản pháp qui còn chưa rõ ràng và có nhiều hợp tác xã lợi nhuận thấp không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội. Một số tồn tại không nhỏ nữa là hoạt động bảo hiểm theo cơ chế mới ở nước ta mới hình thành, các hình thức bảo hiểm còn ít, nhất là chưa có bảo hiểm thất ngiệp. Tỷ lệ thất ngiệp ở nước ta khoảng 8% cho nên bảo hiểm thất nghiệp là hết sức cần thiết và Nhà nước đang tiến hành nghiên cứu để áp dụng bắt buộc đối với những người làm tham gia bảo hiểm xã hội. Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta trong thời gian tới. 3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Mặc dù đã phát huy được một số mặt tích cực, tuy nhiên cơ chế thị trường cũng phát sinh những xung lực mới gay gắt giữa thành phần kinh tế quốc doanh tập thể với đối thủ cạnh tranh của nó là các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân, tư bản nước ngoài. Thực tế là thành phần kinh tế quốc doanh đang sa vào tình trạng yếu kém, trì trệ, nhiều thua lỗ trong khi chúng ta cần một thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể mạnh làm cơ sở định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự sa sút của thành phần kinh tế quốc doanh là sự thu hẹp tương đối số lượng lao động, nhân viên thuộc khu vực Nhà nước làm cho phân phối theo lao dộng ở khu vực Nhà nước có xu hướng giảm và cùng với xu hướng tăng lên của khu vực tư nhân, cá thể từ 16% (năm 1988) lên 43.7%( năm 1992) làm cho số lao dộng nhân viên ở khu vực này tăng nhanh khiến cho sự can thiệp của Nhà nước bằng Luật lao dộng và tiền lương để tạo sự phân phối công bằng theo lao dộng cũng vẫn là vấn đề nan giải. Ngoài ra, xu hướng trên còn làm ảnh hưởng đến việc tạo lập một cơ sở hạ tầng định hướng xã hội chủ nghĩa mà thành phần kinh tế quốc doanh làm cơ sở, ảnh hưởng đến sự ra đời của một Nhà nước cách mạng dứơi sự ra đời của Đảng cộng sản. Do đó, giải pháp toàn bộ cho vấn đề phân phối theo lao dộng ở nước ta bao gồm: - Nhà nước phải phát huy được nhân tố hàng đầu làm người tổ chức, lãnh đạo, dắt dìu mọi hoạt động xã hội từ phân tích lý luận phân phối theo lao dộng - Nước ta phải xây dựng cho được cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, bằng con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, theo những bước tiến tuần tự. Đồng thời ta phải đón đầu để hình thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học công nghệ thế giới, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế. Đảm bảo cho thành phần kinh tế quốc doanh phát triển, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế tập thể, đủ sức chi phối các thành phần kinh tế khác theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo ra cơ sở kinh tế xã hội để thực hiện phân phối và mở rộng phân phối theo lao động trong xã hội, từng bước thực hiện công bằng xã hội. - Cần phải ý thức đầy tác dụng to lớn của cơ chế thị trường và tác hại không nhỏ trong quá trình vận hành của nó để hạn chế những tác hại đó. - Phải đặc biệt chú ý tới vai trò của nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước và những con người được tuyển dụng đảm trách công việc nhà nước. Những cán bộ trong bộ máy nhà nước, là những con người có tài đức, nhìn xa thấy rộng, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tính toán hiệu quả, giữ nghiêm kỷ cương phép nước, có bản lĩnh chính trị, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống lành mạnh, chí công vô tư, gần gũi với quần chúng và có năng lực phẩm chất để hoàn thành nhiệm vụ. * Đặc biệt, cần phải tiến hành điều chỉnh, cải cách tiền lương, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách tiền lương: - Phải làm cho tiền lương thực sự trở thành giá cả của sức lao động: Để tiền lương thực sự trở thành một đòn bẩy thúc đẩy người lao động với sức sáng tạo cao, khuyến khích người lao động luôn nâng cao trình độ tay nghề, ra sức học tập thì việc xác định tiền lương cần quán triệt các quan điểm sau đây: + Tiền lương phải đủ đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động, nó phải là bộ phận thu nhập chủ yếu của người lao động + Tiền tệ hóa tiền lương một cách triệt để (xoá bỏ tận gốc các khoản bao cấp trong phân phối ) + Mức lương phải gắn liền với trình độ phát triển kinh tế và xã hội, hiệu quả sản xuất kinh doanh, quan hệ cung cầu lao động, mức cống hiến của từng cá nhân; sự biến động của giá cả và lạm phát + Chống chủ nghĩa bình quân trong việc trả công lao động - Cần tiếp tục xác định hợp lý mức tiền lương tối thiểu: + Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo cho một mức sống tối thiểu, đảm bảo tính toán đầy đủ các yếu tố cần thiết của quá trình tái sản xuất sức lao động + Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo tính thống nhất + Nhà nước cần sớm luật pháp hóa tiền lương tối thiểu nhằm ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp, bảơ vệ cho những người làm công ăn lương. - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lương cho người lao động: + Đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nguồn tiền chi trả không phải từ ngân sách mà phải từ kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này. Nhà nước phải tiếp tục thực hiện cắt hẳn những khoản chi bao cấp về tiền lương và thu nhập. Các doanh nghiệp sau khi bù đắp các chi phí, nộp ngân sách thì phần lợi nhuận còn lại phải được doanh nghiệp toàn quyền sử dụng phân chia cho các quỹ xí nghiệp. Nhà nước cần thực hiện việc kiểm soát và điều tiết tổng thu nhập của doanh nghiệp. + Trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp: Nhà nước trả lương phải trên cơ sở biên chế nghiêm ngặt thực hiện khoán quỹ lương theo khối lượng việc(khối lượng giờ giảng, đề tái nghiên cứu….). + Cần tiến hành việc sàng lọc, tinh giản bộ máy nhà nước đến mức tối ưu. Nhà nước cần có biện pháp khuyến khích các hoạt động để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách. Nguyên tắc phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối chủ đạo ở nước ta hiện nay, là nguyên tắc phân phối theo định hướng xã hội chủ nghĩa do đó việc hoàn thiện nguyên tắc phân phối này có nghĩa quyết định tới quá trình xây dựng đất nước và tiên lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác. Chúng ta không thể phủ nhận được mặt tích cực của nguyên tắc phân phối phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác cũng như những tác dụng to lớn mà nó đem lại như thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, phát huy được mọi nguồn lực của xã hội. Tuy nhiên, nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác ở nước ta hiện nay vẫn còn một số hạn chế đòi hỏi cần có biện pháp để sửa đổi hoàn chỉnh. Nói chung, về cơ bản giải pháp cho nguyên tắc phân phối này như sau: - Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể phát triển thuận lợi hơn nữa. Cần tiến hành đổi mới cơ chế, đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích cho các thành phần kinh tế này được phát triển thuận lợi. Điều này sẽ làm người dân tin tưởng bỏ vốn thành lập công ty, đầu tư sản xuất qua đóng, thúc đẩy các thành phần kinh tế này ngày càng lớn mạnh, đóng góp vào quá trình xây dựng đất nước. Nếu được như vậy, phân phối dưới hình thức lợi nhuận sẽ ngày càng phát triển. Trong nền kinh tế còn lạc hậu, kém phát triển như ở nước ta thì điều này là hết sức cần thiết. - Cần xúc tiến, đẩy mạnh hơn nữa quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh. Đây là biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh, đưa thành phần kinh tế quốc doanh lớn mạnh, là cơ sở định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Để làm được điều này thì trước hết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần hiện có, từ đó kích thích người dân, tạo lòng tin đối với quần chúng, qua đó quá trình cổ phần hóa mới được đẩy nhanh, phân phối dưới hình thức cổ phần mới được phát triển. - Cần xúc tiến việc thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dựa trên vốn góp của người dân. Đây là biện pháp cần thiết để đảm bảo thành phần kinh tế tập thể phát triển hỗ trợ cho thành phần kinh tế quốc doanh. Qua đây, cũng tập trung được vốn của người lao động, của nông dân, thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, tăng hiệu quả, nâng cao mức sống thu nhập cho người lao động và góp phần làm cho phân phối dưới hình thức lợi tức cổ phần trở nên phổ biến. - Cần cải cách hệ thống tài chính, tín dụng thông qua quá trình cải cách cần đổi mới để hoạt động của các ngân hàng có hiệu quả hơn, huy động được một lượng vốn nhiều hơn. Cần đa dạng các hình thức huy động vốn hơn nữa, cần tác động vào nhiều đối tượng, thành phần dân cư hơn nữa. Cần tiến hành sửa đổi sao cho việc cho vay được nhanh chóng, tránh các thủ tục phiền hà, tốn thời gian, đảm bảo đúng đối tượng. Đặc biệt, cần nắm bắt các đối tượng để việc cho vay đảm bảo đến đúng người cần vốn để phát triển sản xuất, đặc biệt là những đối tượng nghèo, khó khăn. Cần cải cách sao cho hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán phát triển mạnh hơn nữa.Cần tăng số lượng các phiên giao dịch, tăng số lượng các công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra cần xây dựng thêm các trụ sở giao dịch để cho việc giao dịch, buôn bán trên thị trường chứng khoán được phát triển hơn nữa, đảm bảo một thị trường tài chính mạnh để thúc đẩy sản xuất. Có như vậy mới làm cho việc phân phối dưới hình thức lợi tức ,lợi tức cổ phần được phổ biến rộng rãi, qua đó đảm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của nước ta. 3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội. Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội cho nên vai trò nguyên tắc phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội là rất quan trọng. Có thể nói ngoài những tác dụng to lớn mà nó đem lại thì nguyên tắc phân phối này vẫn còn một số hạn chế, tồn tại không nhỏ. Do đó, giải pháp để hoàn thiện nguyên tắc phân phối này trong thời gian tới bao gồm các biện pháp sau: - Chính phủ cần tăng tỷ lệ ngân sách chi cho trợ cấp xã hội. Đặc biệt chính phủ cần chú trọng đầu tư cho các chương trình liên quan đến giáo dục nhằm mục tiêu phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, trình độ kĩ thuật, khoa học công nghệ ở người dân lao động. Điều này sẽ đảm bảo cho chúng ta có một nền tảng vững chắc, đảm bảo sự phát triển lâu dài trong tương lai. - Cần đa dạng hoá, tăng quy mô cho các quỹ phúc lợi xã hội nhằm mục đích giúp đỡ được nhiều đối tượng thành phần trong xã hội để cho các quỹ phúc lợi xã hội, thật sự góp phần đem lại công bằng. Hiện nay, mới chỉ có một số ít người có được sự trợ giúp thông qua các quỹ này. Cho nên để làm được điều này cần huy động mọi nguồn lực, mọi người dân, mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp, xây dựng. Chỉ có vậy chúng ta mới có thể thực hiện tốt công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là những người có cuộc sống khó khăn. - Về hệ thống bảo hiểm xã hội cần nâng cao tỉ lệ người lao động tham gia đặc biệt là người lao động thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, xã viên các hợp tác xã phi nông nghiệp. Đây là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng vì nó đảm bảo quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân đặc biệt từ phía các doanh nghiệp, các hợp tác xã và từ việc thiếu cơ sở pháp lý ổn định để hoạt động. Cho nên cần có biện pháp để buộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hợp tác xã phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, cần ra các văn bản pháp quy và các chính sách bảo hiểm xã hội để cho mọi người lao động đều có quyền được hưởng bảo hiểm xã hội. Cần sớm ban hành Luật bảo hiểm xã hội, phải tăng cường tính pháp lý, đồng thời có chế tài với các doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội. - Cần đa dạng hoá các hình thức bảo hiểm, cần thiết phải có bảo hiểm cho thất nghiệp, bảo hiểm tuổi già với lao động nông nghiệp. Chúng ta vẫn chưa có bảo hiểm tuổi gìa với lao động nông nghiệp, chưa có bảo hiểm đối với những người thất nghiệp, các hình thức bảo hiểm theo cơ chế mới hình thành còn ít do đó điều này là rất cần thiết. Đặc biệt trong điều kiện đất nước ta là nước nông nghiệp, người lao động nông nghiệp chiếm phần lớn và tỷ lệ người thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay là không nhỏ cho nên rất cần thiết phải đảm bảo quyền lợi cho họ. Tóm lại, cần đa dạng hoá các hình thức bảo hiểm qua đó đảm bảo được quyền lợi cho mọi đối tượng lao động trong thừi gian tới phải cho ra đời hình thức bảo hiểm thất nghiệp để những người thất nghiệp đảm bảo được cuộc sống của mình. Nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội là nguyên tắc phân phối định hướng xã hội chủ nghĩa góp phần định hướng cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta nên việc hoàn thiện nguyên tắc phân phối này là hết sức quan trọng và cấp bách ở nước ta trong thời gian tới. Kết luận Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì quá độ, tiến hành quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là thời kỳ quan trọng có tính chất quyết định để xây dựng một nền kinh tế ổn định, phát triển làm nền tảng vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình cải biến nên kinh tế, hàng loạt các vấn đề phát sinh đòi hỏi chúng ta phải có thời gian nghiên cứu, xem xét, giải quyết. Trong đó, phân phối đóng vai trò hết sức quan trọng là nhân tố, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo công bằng xã hội. Chính vì thế, trước tiên chúng ta phải hiểu được bản chất, vai trò, tầm quan trọng của quan hệ phân phối trong nền sản xuất xã hội. Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại 3 nguyên tắc phân phối khác nhau là phân phối theo lao động, phân phối theo vốn tài sản và đóng góp khác, phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội. Mỗi nguyên tắc phân phối đều có nội dung, hình thức biểu hiện và ưu nhược điểm riêng. Do đó, rất cần thiết phải xem xét và vận dụng chúng một cách hợp lý để chúng có thể bổ sung phát huy những điểm mạnh cũng như hạn chế những điểm yếu của nhau. Nhìn chung, về tổng thể, các nguyên tắc phân phối ở nước ta hiện nay đều phát huy được tính tích cực, vai trò to lớn trong quá trình xây dựng nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có một số mặt tiêu cực. Vì vậy, chúng ta cần tìm ra những tồn tại, hạn chế của mỗi nguyên tắc phân phối và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Ngoài ra, những kinh nghiệm quý báu từ những nước khác cũng là cơ sở quan trọng để chúng ta đưa ra những giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta trong thời gian tới. Điều này có ý nghĩa quyết định để hoàn thành mục tiêu cuối cùng của chúng ta. Tóm lại, việc nghiên cứu, xem xét và hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất to lớn đảm bảo mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Danh mục tài liệu tham khảo Sách Các Mác: Tư bản 3. Mai Ngọc Cường- Đỗ Đức Bình: Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường. NXB Thống kê- Hà Nội, 1994. Nguyễn Đình Kháng: Một số vấn đề cơ bản về phát triển nhận thức kinh tế học chính trị Mác – Lênin trong quá trình đổi mới ở nước ta. NXB Chính trị quốc gia,Hà Nội,1999. Lênin, Stalin: Bàn về phân phối . Nghê Kiện Trung : “Trung Quốc trên bàn cân”. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập. NXB KH - X H, Hà Nội, 1993. 7. Giáo trình kinh tế chính trị học Mác- Lênin. NXB chính trị quốc gia- Hà Nội, 1999. Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Tập 2, ĐH KTQD.NXB Giáo dục. 10. Văn kiên Đại hội Đảng VIII, IX. Tạp chí Mai Quốc Chánh: Quan điểm và phương hướng cải cách tiền lương trong giai đoạn mới. KT&PT. Số 44/2001 Tống Văn Đường: Những nội dung cơ bản của cải cách hệ thống tiền lương. KT&PT. Số 47/2001 Nguyễn Lan Hương: Tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường. LĐXH. Số 11/2001 Hoàng Xuân Long: Nhận dạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. TTKHXH. Số 4/1999 Trần Đức Phương: Cần điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội. TTGC. Số 5/2001 Nguyễn Ngọc Quân - Đặng Đức Huyền: Quan điểm của các phương pháp cải cách tiền lương, cải cách xã hội. KT&PT. Số 49/2001 Đỗ Tiến Sâm: Nghiên cứu Trung Quốc. Số 4(32) - 2000 Phạm Đức Thành: Một số ý kiến về vấn đề tiền lương KT&PT. Số 33/1999 Vũ Đình Trường: Còn nhiều bất hợp lý. CN. Số 4/2002 10. Phạm Thị Yên: Một số đóng góp vào cải cách chính sách tiền lương. PTKT. Số130/2001 Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35418.doc
Tài liệu liên quan