Đề tài Giải phấp nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội

Dựa trên cơ sở của lý luận khoa học kinh tế, căn cứ tình hình chất lượng của Công ty trong những năm qua, em đã mạnh dạn đưa ra thực trạng về công tác quản lý chất lượng sản phẩm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty

doc64 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải phấp nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bơm có công suất từ 8000-36000 m3 /h(Cái) 3 - 4 - Máy nghiền (Cái) 345 11 406 18 Bơm dầu FO phục vụ ngành điện ( Cái ) 3 - 4 - Các loại phụ tùng (Chiếc) 10000 240 1210 320 Nguồn số liệu thống kê của Công ty Qua bảng số liệu ta thấy các loại sản phẩm khuôn mẫu mà công ty sản xuất ra thị trường là tương đối lớn, qua các năm đa phần số lượng sản phẩm sản xuất của các sản phẩm đều tăng, cùng với nó là số lượng sản phẩm sai hỏng của từng loại cũng tăng lên. Tuy nhiên mức độ tăng của sản phẩm sai hỏng bé hơn nhiều so với mức tăng của sản phẩm hoàn thành. Điều dó cho thấy tín hiệu tốt trong việc đảm bảo sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Có một số loại sản phẩm làm theo đơn đặt hàng nên số lượng sản xuất còn ít, tuy nhiên mức độ sai hỏng là không có đó là do tính chất của loại sản phẩm này có giá trị lớn và được giám sát cảnn thận trong quá trình chế tạo sản phẩm 2.2 Mức độ đạt chất lượng so với tiêu chuẩn. Là Công ty chuyên sản xuất các loại máy công cụ phục vụ cho các nghành kinh tế quốc dân, các sản phẩm cơ khí của Công ty có cùng đặc điểm là khối lượng lớn, số các chi tiết, phụ tùng cấu thành sản phẩm lên tới hang trăm chi tiết lớn nhỏ, giá thành sản xuất, giá trị sản phẩm sau khi hoàn thành rất lớn. Do vậy, vấn đề chất lượng sản phẩm luôn được Công ty đặt nên hang đầu. Các sản phẩm do Công ty sản xuất đều dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng nhà nước ban hành( TCVN) tức là phải đạt được đọ chích xác cấp 2( theo TCVN 1745 – 75 và TCVN 4235 – 80 ). Sản phẩm loại I: Là sản phẩm đảm bảo tuyện đối các yêu cầu về kỹ thuật và đạt được những tiêu chuẩn quy định trong tài liệu kỹ thuật công nghệ về quy cách, kích thước, chủng loại.. Sản phẩm loại II: Là những sản phẩm chưa đạt yêu cầu, cần phải sửa chữa lại. Nếu sửa chưa xong mà vẫn không thoã mãn được với yêu cầu đặt ra thì sản phẩm đó được duyệt vào loại phế phẩm Phế phẩm: Là những sản phẩm hỏng, thông số kỹ thuật, kích thướcbị âm dương quá nhiều không sửa chữa được. Những năm gần đây, Công ty đã cố gắng khống chế sản phẩm loại II xuống dưới 3,5% nhưng sản phẩm sửa chữa vẫn đảm bảo chất lượng giao hang cho khách hang. Tỷ lệ phế phẩm vẫn chiếm khoảng 0,6%. Để có thể tìm hiểu cụ thể về tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty, ta hãy xem xét và đánh giá chất lượng của một số mặt hàng trong những năm gần đây. Bảng 11: Mức độ đạt chất lượng của sản phẩm so với tiêu chuẩn. Sản Phẩm Năm 2004 (%) Năm 2005 (%) Sản phẩm loại I: 91 95 Sản phẩm loại II: 7 3.5 Phế phẩm: 2 1.5 Nguồn thống kê của công ty qua các năm Nhìn vào bảng tổng kết tình hình chất lượng sản phẩm năm 2004, 2005 ta thấy tình hình chất lượng sản phẩm của các mã hàng thực sự đã tiến bộ, hoàn thành kế hoạch đề ra với tỷ lệ sản phẩm loại II và phế phẩm đã giảm rõ rệt. 2.3 Các dạng sai hỏng. Để đánh giá được tình hình chất lượng sản phẩm tăng hay giảm Công ty gíao trách nhiệm cho phòng KCS và các phân xưởng phải tổng hợp hàng hỏng mỗi năm. Thông qua đó để tính tỉ lệ hàng hỏng so với sản lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất và để xem xét tình hình chất lượng giữa các năm. Mặt khác Công ty còn được duy trì các giải pháp về công nghệ, kĩ thuật, quản lý, TCSX, hữu hiệu để tỉ lệ hàng hỏng cho phép + Đúc gang : 6% + Đúc thép : 3% + Khâu cơ khí : 0,4% + Rèn, cắt thép, chế tạo kết cấu thép: 0.5% + Nhiệt luyện : 0,3% Bảng 12: Xem xét tình hình sai hỏng của sản phẩm tại công ty Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Gang Thép Gang Thép Sản lượng (kg) Tlệ SH (%) Sản lượng (kg) Tlệ SH (%) Sản lượng (kg) Tlệ SH (%) Sản lượng (kg) Tlệ SH (%) Đúc 25697 4.1 4264 2.5 24367 3.95 4041 4.02 Gia công áp lực 1028.8 2.4 1002.5 2.3 Máy công cụ 36.3 4.1 1730 2.4 31.5 3.76 1504 2.15 Bánh răng 33.4 2.6 30.2 2.47 Kỹ thuật 954 4.2 1025 4.8 Cơ khí lớn 1389.5 0.2 38.7 0.44 Văn phòng giao dịch TM 1075 2.1 275.6 2.4 Nguồn thống kê của công ty qua các năm Nhìn vảo bảng tổng hợp hàng sai hỏng qua số liệu tổng hợp dưới đây ta thấy trọng lượng hỏng của gang và thép năm 2005 tăng cao hơn so với năm 2004 Trong quá trình sản xuất công cụ và máy công nghiệp, quy trình đúc là quy trình phức tạp nhất từ việc làm phôi, làm khuôn, làm ruột, rót thép, cắt gọt… nên không tránh khỏi những sai hỏng do sai kĩ thuật. Nhận biết được vấn đề này nên Công ty đã có biện pháp thích hợp để hạn chế những sai hỏng ở quy trình này, do vậy sản phẩm của Công ty có chất lượng ngày càng cao . III. Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm 1. Hệ thống bộ máy quản lý chất lượng của công ty. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị chất lượng Công ty cơ khí Hà Nôi đã tổ chức một hệ thống quản trị chất lượng được phân cấp rõ ràng, thể hiện qua sơ đồ dưới đây Sơ đồ 6: Hệ thống quản trị chất lượng tại công ty Cơ Khí Hà Nội. GIÁM ĐỐC PGĐ-Đại diện chất lượng PGĐ-Sản xuất PGĐ-Kỹ Thuật X.MCC Văn Phòng GĐ P.KTTCTK X.MCC Văn phòng GĐ P. Vật tư X.Bánh răng Phòng TC - NS VPGDTM X.CKL TTTĐH X.GCAL-NL Thư viện X. ĐÚC Trường THCN X.Mộc X.Kết cấu PX. Thủy lực P. Kỹ thuật X. Cán thép P.KCS P.ĐĐSX VPCĐ ố Qua sơ đồ quản lý chất lượng sản phẩm tại ta thấy để sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tốt nhất Công ty đả tiến hành điều hành quá trình sản xuất từ trên xuống và từ dưới lên, có nghĩa là các phòng ban đứng đầu trong việc chịu trách nhiệm về sản phẩm sẻ đưa ra các kế hoạch về sản phẩm cũngnhư các chỉ tiêu cụ thể để các phân xưởng thực hiện, kết thúc quá trình sản xuất các phân xưởng có trách nhiệm thông kê lại mức độ sản phẩm đạt chỉ tiêu chất lượng cũng như mức độ hoàn thành của các sản phẩm dở dang và tỉ lệ phế phẩm của các sản phẩm. Từ đó gửi lại các phòng chịu trách nhiệm về sản phẩm để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp hơn.. Trong hệ thống quản trị chất lượng mỗi nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp quản trị đựơc quy định bằng văn bản: - Giám đốc Công ty : + Chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty + Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy, quy hoạch cán bộ, đào tạo và đào tạo lại - Đại diện lãnh đạo chất lượng : Chức năng: Được giám đốc ủy quyền và phó giám đốc phụ trách kĩ thuật trực tiếp điều hành để tổ chức xây dựng Nhiệm vụ và quyền hạn: + chịu trách nhiệm trước giám đốc, điều hành kĩ thuật, thực hiện đảm bảo chất lượng, công tác 5S và tác phong làm việc công nghiệp trong toàn Công ty + Được quyền chỉ định tạm thời các hoạt động phạm vi nghiêm trọng các quy trình quản trị chất lượng sản phẩm trong Công ty trước khi báo cáo giám đốc + Được quyền thay mặt Công ty trong quan hệ đối ngọai với các cơ quan chức năng quản lý, hướng dẫn liên quan đến hệ thống quản trị chất lượng - Phó giám đốc kĩ thuật + Được giám đốc ủy quyền tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất theo kế hoạch + Đề ra những giải pháp kĩ thuật và sử lý các việc phát sinh gây ách tẳc trong sản xuất và phục vụ sản xuất - Phòng KCS + Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kĩ thuật sản xuất, chịu trách nhiệm trước Công ty vê chất lượng sản phẩm. Phòng KCS kiểm tra đánh giá đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất, chức năng quan trọng và chủ yếu là phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời khi có nguy cơ giảm chất lượng sản phẩm. + Có vai trò quan trọng trong hệ thống kiểm tra và xác nhận chất lượng sản phẩm. Xây dựng các phương án công việc kiểm tra đo lường, đảm bảo các thông số kĩ thuật sao cho phù hợp tiêu chuẩn. Ngoài ra các phòng ban khác đều có nhiệm vụ và trách nhiệm trong hệ thống quản trị chất lượng - Đối tượng kiểm tra của Công ty là rất rộng để đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất: + Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất. + Kiểm tra tình hình hoạt động của hệ thống thiết bị máy móc trong sản xuất + Kiểm tra việc thực hiện chấp hành quy định, các quy phạm kĩ thuật, các tiêu chuẩn và các thao tác của công nhân - Công tác kiểm tra chất lượng của Công ty Công tác kiểm tra chất lượng là một khâu quan trọng và cần thiết, được thực hiện ở tất cả các công đọan của quá trình sản xuất để nhanh chóng tìm ra các sai hỏng, khuyết tật kịp thời sửa chữa hoặc bị lọai bỏ, tiết kiệm chi phí và từ đó tìm được các biện pháp để không lặp lại các sai hỏng đó nữa. Ở Công ty cơ khí Hà Nội thì công tác kiểm tra chất lượng do phòng KCS đảm nhận. Mỗi sản phẩm trước khi hoàn nhập kho và đưa ra tiêu thu đều được đưa qua phòng KCS để kiểm tra tổng thể sao cho không có một sản phẩm nào con sai hỏng được đưa ra thị trường đảm bao uy tín của doanh nghiệp Sơ đồ 7: Quản lý chất lượng thành phẩm tại công ty. Trưởng Phòng Phó khối cơ Phó khối máy Kỹ thuật viên Phòng đo lường Phòng hóa Phòng cơ lý P. phân tích đất Phân xưởng gang Kho hàng nhập ngoại vào C.Ty PX Đúc PX Mộc PX Rèn X. Cán thép PX. Thép Phôi hiệu tổng hợp PX. Kết Cấu X.Bánh răng X. Cơ khí X.MCC P.Cơ điện PX Thủy lực Kho chi tiết bán thành phẩm PX Lắp ráp Trung tâm lắp ráp Kho thành phẩm Đưa thị trường tiêu thụ Khiếu nại Sơ đồ quản lý chất lượng ở trên đã thể hiện rõ hơn về công tác quản lý chất lượng cua Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ khí Hà Nội. Phòng kỹ thuật ban hành quy trình công nghệ, kiểm tra do phong KCS thực hiện: + Phòng KCS tổ chức theo ngành dọc đến từng phân xưởng. + Phòng KCS kiểm tra đầu vào, đầu ra chịu trách nhiệm về chất lượng nguyên vật liệu cũng như thành phẩm Công tác thiết kế, công nghệ chuẩn bị kỹ thuật được quan tâm thông qua việc thực hiện nhóm làm việc cơ động. Một số sản phẩm được khoán gọn hoặc khoán lập công nghệ đã gắn được trách nhiệm của họ với chất lượng sản phẩm. Một số công việc về kỹ thuật đã được mở rộng phối hợp với các viện ,các chuyên gia đã đáp ứng được yêu cầu về sản xuất. Để đảm bảo chất lượng công ty đã tiến hành thành lập đội công nhân cơ động gồm những công nhân có tay nghề giỏi, tay nghề cao do công ty trực tiếp điều hành làm việc ở các khâu trọng yếu của sản xuất. Tập trung trí tuệ và tay nghề giải quyết tốt các yêu cầu phức tạp, thời gian gấp như: phục hồi trục phân ly xi măng bút sơn F250*6200 trong thời gian 5 ngày .. 2. Nội dung quản lý chất lượng tại công ty. 2.1. Kiểm tra kiểm soát chất lượng. Để đảm bảo rằng các mục tiêu chất lượng được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, Công ty tiến hành kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Kiểm soát chất lượng là biện pháp mang đặc tính tác nghiệp được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm tra chất lượng. Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện, đánh giá những khuyết tật của sản phẩm, những biến thiên của quá trình vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Để kiểm tra, kiểm soát chất lượng công ty đã tập trung vào trước tiên là kiểm tra kiểm soát quá trình. Phòng KCS là phòng chuyên trách kiểm tra chất lượng từ đầu vào đến đầu ra mọi lĩnh vực, mọi khâu của quá trình sản xuất. Phạm vi của KCS rất rộng. 2.2. Kiểm tra vật tư đầu vào. Phòng KCS có trách nhiệm đảm bảo các vật tư, sản phẩm đầu vào đều được kiểm tra thực nghiệm, đánh dấu, nhận biết và kết luận trước khi nhập kho. Nguyên vật liệu mua vào được bảo quản trong kho. Thủ kho thường xuyên kiểm tra khu vực được phân công quản lý nhằm phát hiện những tác động xấu của môi trường đến chất lượng sản phẩm. Những vật tư có yêu cầu sản xuất gấp được giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách ký lệnh cho phép cấp phát trước thì sau phòng KCS vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra lô vật tư sản phẩm đó. Trường hợp phát hiện vật tư không phù hợp thì phải thu hồi ngay số vật tư đã phát và các sản phẩm được chế tạo từ số vật tư đó. Những nguyên vật liệu, vật tư mua trực tiếp của nhà sản xuất có đầy đủ chứng chỉ về chất lượng do các cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc nhà cung ứng thực hiện và bảo hành sản phẩm đó thì được miễn kiểm tra thử nghiệm đầu vào trừ trường hợp nghi vấn. Phương châm của công ty là để có chất lượng sản phẩm tốt phải làm đùng và làm tốt ngay từ đầu. 2.3. Công tác thu mua và quản lý trong khâu thiết kế. Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo nhiệm vụ của nhà nước giao, khâu thiết kế của công ty còn chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Việc kiểm soát thiết kế chủ yếu là từ cấp trên và các chuyên gia và các đối tác đảm nhiệm. Công ty đang khắc phục để hoàn thiện hệ thống quản lý của mình theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 2.4. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn của sản xuất không những là trách nhiệm của phòng KCS mà còn là trách nhiệm của từng công nhân dưới sự đôn đốc, giám sát của nhân viên Phòng KCS để đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đặt ra. 3. Tình hình áp dụng quản lý chất lượng theo IOS 9002. + Qua một thời gian áp dụng hệ thông quản lý chất lượng ISO 9000, tháng 01/ 2000 công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002 đây là hướng đi đúng trong quá trình hội nhập và nó thể hiện sự nỗ lực lớn của công ty, khi đã nhận thức được tầm quan trọng của quản trị chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu vì mục tiêu chất lượng, công ty đã ban hành và áp dụng các chương trình sau: Quy trình xem xét hợp đồng: QT03 Quy trình mua hàng: QT06 Quy trình kiểm soát tài liệu: QT 05.1; QT05.2. Quy trình kiểm tra thử nghiệm: QT10.3; QT 10.4; QT10.5. Quy trình kiểm soát thiết bị đo lường thử nghiệm: QT11 Quy trình trạng thái kiểm tra thử nghiệm: QT 12 Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp: QT13 Quy trình xếp rỡ lưu kho, bảo quản và giao hàng Hiện nay toàn công ty đang thực hiện mục tiêu chất lượng cho giai đoạn sắp tới, các mục tiêu cụ thể như sau: + Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống quản trị theo ISO 9002 với phương châm khoa học - kỹ thuật. + Tiếp tục xem xét và hoàn thiện hệ thống văn bản hiện có và bổ sung thêm những chế độ cần thiết đặc biệt là quá trình có nhiều đơn vị tham gia. + Xem xét tính hiệu lực của hệ thống thông qua các kỳ đánh giá nội bộ. Qua việc xem xét những lỗi ban quản lý chất lượng đã gửi biên bản kiểm tra tới từng phòng ban, xin ý kiến khắc phục và sau đó tổng hợp lại để tìm lại những biện pháp hĩu hiệu nhất khắc phục những vị phạm đã xẩy ra. + Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về ISO để nhắc nhở và nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên khi thực hiện công việc. - Để giảm tỉ lệ sai hỏng công ty đã thực hiện những biện pháp sau: + Phát động phong trào quản trị chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm quản trị chất lượng. + Hướng dẫn phương pháp quản trị chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm quản trị chất lượng + Tiếp tục thực hiên kiểm tra thống kê vào quản trị chất lượng + Lập hồ sơ theo giõi hàng hỏng, trong đó xác định số lượng tỷ lệ hàng hỏng, các nguyên nhân và biện pháp khắc phục phòng tránh. + Mở chuyên mục ISO 9002 trên bản tin CKH để tuyên truyền, phổ biến hiểu biết về hệ thống quản trị chất lượng của công ty. + Hoàn thiện mô hình tổ chức khối kỹ thuật đảm bảo tập trung liên tục, hiệu quả, năng lực chuyên môn. Thiết lập hệ thống tài liệu kỹ thuật của công ty trong lĩnh vực thiết kế, công nghệ, thiết bị, kiểm tra thử nghiệm. Tại các phân xưởng công ty đã tổ chức chương trình 5S, bao gồm các nội dung sau: + Sắp xếp và quy hoạch, nâng cao hệ thống thiết bị. + Sửa chữa làm sạch nền tường, thông thoáng ở các phân xưởng. + Sắp xếp nơi làm việc,nơi để dụng cụ, gá lắp, phôi liệu… + Thực hiện việc lau chùi thiết bị mỗi ngày, mỗi ca 30 phút. + Thường xuyên kiểm tra tổng kêt và lập kế hoach với mỗi đơn vị. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty Chất lượng là một vũ khí cạnh tranh quan trọng, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Vì vậy, để có thể nâng cao được chất lượng, các nhà quản trị chất lượng phải nhận thức rõ được ảnh hưởng của từng nhân tố (kể cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực) để có những phương pháp quản trị chất lượng phù hợp, đưa sản phẩm của doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài. 1. Các nhân tố bên trong. Nhân tố bên trong bao gồm những nhân tố về con người, máy móc thiết bị, kho tàng, nguồn tài chính của doanh nghiệp, nguồn nguyên vật liệu đầu vào, cơ chế quản lý hoạt động của Công ty.. những nhân tố này có ảnh hưởng quyết định đến chất lưộng sản phẩm của doanh nghiệp, chỉ cần một yếu tố không đạt như nguồn nguyên liệu đầu vào kém chất lượng hay đội ngũ lao động chưa có tay nghề cao.. đều có thể làm giảm nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm sẻ không đạt đựơc theo đúng tiêu chuẩn đề ra. Chúng ta di nghiên cứu kỹ hơn tùng nhân tố: 1.1. Nhân tố tài chính. Để thực hiện được mục tiêu kinh doanh nói chung và mục tiêu chất lượng nói riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một khả năng tài chính nhất định. Có thể nói rằng tài chính là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khả năng tài chính càng mạnh thì chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ càng có điều kiện được cải thiện và nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt là trong điều kiện tiêu dùng ngày nay sự tiến bộ của khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ cao, thêm vào đó các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mỏng, với xu thế quốc tế hoá ngày càng cao, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ, thì nhân tố tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm nói riêng. Nhân tố tài chính là tiền đề cần thiết cho mọi hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. 1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh trình độ công nghệ của doanh nghiệp, mức chuyên môn hoá và hợp tác lao động, liên quan đến việc cắt giảm chi phí và m ức độ sai hỏng. Có thể nói rằng cơ sở vật chất chính là sương sống, cốt lõi của hoạt động chuyển hoá, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơ sở vật chất bao gồm: + Máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ + Nhà xưởng + Bản quyền công nghệ, bằng phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích. Doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật với công nghệ hiện đại, đó chính là cơ sở để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. 1.3. Nguyên vật liệu Mỗi doanh nghiệp đều sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, và có xu hướng ngày càng đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp mình. Để sản xuất mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phải có một lượng chi tiết bộ phận và nguyên vật liệu rất đa dạng, với nhiều chủng loại khác nhau. Hơn nữa nguyên vật liệu là một yếu tố chiếm phần lớn trong giá thành công xưởng của một doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, việc quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn nhiên liệu sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. 1.4. Nhân tố con người Là một nhân tố có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu như trang thiết bị là xương sống, cốt lõi của hoạt động chuyển hoá nâng cao chất lượng thì con người là lắp đặt vận hành hoạt động đó. Thực tiễn đã cho thấy, con người là yếu tố chìa khoá của mọi hoạt động, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ máy móc thiết bị công nghệ cao đến đâu cũng không thể thay thế con người. Yếu tố con người, vai trò nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực khởi đầu của mọi nguồn lực, thông qua nguồn lực này mà phát huy khả năng của các nguồn lực khác. 1.5. Trình độ tổ chức và quản lý Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng và trình độ tổ chức quản lý của các cấp quản trị, khả năng xác định chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và tổ chức việc thực hiện chương trình kế hoạch chất lượng. Trình độ tổ chức quản lý là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thành chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, con người, kỹ thuật công nghệ thiết bị dù có trình độ cao đến đâu nhưng nếu không biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng, ăn khớp giữa các khâu, các yếu tố của quản trị sản xuất thì không thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao được. 2. Các nhân tố bên ngoài Nhân tố bên ngoài bao gồm các nhân tố về môi trường kinh doanh như: nhu cầu của thị trường, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nganh, cơ chế chính sách của nhà nước đối với nganh.. Các nhân tố bên ngoài cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như: tình hình cung cầu về sản phẩm của Công ty trên thị trường, nếu nhu câu nhiều hơn mưc cung câp điều đó cho thấy chất lượng sản phẩm của Công ty tương đối tốt, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nghành, mức độ cạnh tranh càng gay gắt buộc doanh nghiệp phải tim cách nâng cao chất lượng sản phẩm của minh hơn hẳn đối thủ cạnh tranh để người tiêu dùng tìm đến với Công ty.. ta di nghiên cứu kỹ hơn tùng nhân tố: 2.1. Nhân tố thị trường Thị trường với vai trò là toàn bộ trung tâm quá trình tái sản xuất. Thị trường là điều kiện, là môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng chủng loại hàng hoá, số lượng hàng hoá cũng như chất lượng hàng hoá. Thị trường là nơi kiểm nghiệm tính phù hợp của sản phẩm đối với tiêu dùng xã hội. Thông qua thị trường (khách hàng), doanh nghiệp có thể biết đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình là cao hay thấp, có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không (tuỳ thuộc vào việc khách hàng có mua hàng của mình không). Mặt khác, thông qua thị trường, doanh nghiệp còn biết được chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình với các đối thủ cạnh tranh là cao hay thấp... từ đó có các biện pháp để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Như vậy, có thể nói rằng thị trường là một nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Thông qua doanh thu bán hàng, bán được hàng doanh nghiệp mới có được vốn để đầu tư vào các trang thiết bị, đầu tư cho cải tiến và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phát minh sáng chế, đầu tư cho các chi phí chất lượng (chi phí sai hỏng, chi phí phòng ngừa, chi phí thẩm định), nhằm đảm bảo cho sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn. 2.2. Mức độ cạnh tranh Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và xu hướng quốc tế hoá ngày càng cao thì các doanh nghiệp Việt Nam ngày nay không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Sự cạnh tranh là một tất yếu. Vì vậy, cạnh tranh luôn làm cho doanh nghiệp không ngừng cố gắng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành... mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng được nâng cao bởi cuộc sống của người tiêu dùng ngày càng được cải thiện người ta càng quang tâm đến chất lượng. Do vậy, một doanh nghiệp muốn tăng khả năng cạnh tranh của mình thì trước hết phải làm tốt chất lượng. 2.3. Yếu tố tự nhiên Các điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng sản phẩm. Đây là những yếu tố khách quan không tránh khỏi, do vậy doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố này, tận dụng những thuận lợi đó để sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất. 2.4. Cơ chế chính sách quản lý Đây là nhân tố có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Có cơ chế chính sách quản lý hợp lý sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơ chế chính sách quản lý là môi trường, là điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. 2.5. Hệ thống quản trị chất lượng Hệ thống quản trị chất lượng là khâu then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có được một hệ thống quản trị chất lượng tốt chính là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Các chuyên gia quản lý chất lượng đều đồng tình cho rằng thực tế có 80% những vấn đề chất lượng là do quản trị gây ra. Vì vậy nói đến quản trị chất lượng ngày nay người ta cho rằng trước hết đố là chất lượng của quản trị. Quản trị chất lượng cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản xuất, cần cải tiến nhằm làm cho sản phẩm phù hợp hơn với những mong đợi ngày càng cao của người tiêu dùng. V. Đánh giá thực trạng việc nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty. 1. Những điểm đạt được và chưa được. * Những điểm đạt được. Qua phân tích thực trạng CLSP và công tác QLCL ta thấy có một số ưu điểm CLSP của công ty luôn được bảo đảm và không ngừng nâng cao. Với kỹ thuật công nghệ tiên tiến công ty đã sản xuất được những sản phẩm có chất lượng, có tính năng sử dụng tốt, mức độ an toàn trong sử dụng cao, thoả mãn được các yêu cầu của bạn hàng. Các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ của sản phẩm đã đăng ký với Tổng cục TC-ĐL-CHIẾN LƯỢC phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn của ngành. Khi đánh giá công tác QLCL của công ty ta thấy công ty đã quản lý chất lượng khá tốt trong khâu thiết kế sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu, khâu sản xuất và sau bán hàng, mặc dù trong mọi khâu còn những tồn tại nhỏ. Các phòng ban, các bộ phận sản xuất được thực hiện tương đối đầy đủ các nhiệm vụ và yêu cầu thiết kế đảm bảo chất lượng công việc mà mình phụ trách. Đặc biệt trong khâu sản xuất, công nhân sản xuất ở từng khâu tự kiểm tra chất lượng bán thành phẩm dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ kỹ thuật mà công ty đã đặt ra. Mặt khác, bộ phận KCS kiểm tra chất lượng thành phẩm rất kỹ. Vì vậy, các sản phẩm của công ty luôn đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng. * Những điểm chưa được. Bên cạnh những thành tích đạt được, CLSP cũng như công tác QLCL của công ty còn nhiều hạn chế. Sản phẩm của công ty đạt chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ thiết kế nhưng có một hạn chế tính kinh tế của sản phẩm chưa cao. Một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất là còn có sản phẩm hỏng, sản phẩm không đạt chất lượng trong các khâu của quy trình sản xuất (Số liệu phần II.2 Chương II). Giá bán sản phẩm cao sẽ thoả mãn ít hơn nhu cầu tiêu dùng (nhu cầu kinh tế), người tiêu dùng muốn tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá cả phải chăng. Công tác QLCL của công ty mới chỉ bó hẹp ở chức năng kiểm tra chất lượng, các chức năng khác: hoạch định chất lượng, tiêu chuẩn thực hiện điều chỉnh- cải tiến chất lượng chưa được thực hiện đầy đủ. Công tác QLCL do phòng KCS phụ trách thuộc trách nhiệm của phòng KCS, QLCL chưa phải là trách nhiệm của mọi bộ phận, mọi thành viên trong công ty. Phòng KCS là bộ phận nằm ngoài dây truyền sản xuất do vậy không phát hiện được nguyên nhân sai hỏng của sản phẩm từ đó tìm ra biện pháp khắc phục giảm tỷ lệ phế phẩm,đảm bảo và không ngưng nâng cao CLSP. Trong khâu cung ứng nguyên vật liệu, công ty chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống QLCL của nhà cung ứng, nguyên vật liệu được kiểm tra trước khi mua nhưng vẫn không tránh khỏi còn có những nguyên vật liệu không đạt được tiêu chuẩn. Trong bộ phận sản xuất, các sản phẩm hỏng không được thống kế đầy đủ vì vậy khó có thể kiểm soát được tình hình chất lượng sản phẩm, không thấy được nguyên nhân gây sai hỏng phổ biến để tìm cách khắc phục. Các xí nghiệp sản xuất chỉ thống kê nguyên vật liệu hao hụt 2.Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao chất lượng. * Những thuận lợi. Công ty xây dựng và phát triển trong điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ổn định, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, có bề dày truyền thống về chế tạo máy. Công ty có một dây truyền thiết bị lớn để sản xuất các máy móc và thiết bị công nghệ hiện đại và các máy chuyên dùng để sản xuất các loại máy công cụ. Có một đội ngũ cán bộ lành nghề, khả năng làm việc tốt, tâm huyết với nghề, đã gắn bó với công ty nhiều năm. Có hệ thống khép kín từ khâu tạo phôi thép đến khâu gia công lắp ráp. Hơn nữa công ty là cơ sở được Đảng và Nhà nước quan tâm ,có chủ trương đầu tư lớn nhờ đó có tiềm năng lớn về vốn, quan hệ rộng với các công ty trong và ngoài nước, nên có nhiều phương án sản xuất kinh doanh và hướng đầu tư. Hệ thống pháp luật kinh tế và cơ chế chính sách từng bước được đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển kinh doanh * Nhứng khó khăn. - Hệ thống sản xuất kinh doanh tuy có nhiều cố găng nhưng khả năng phân tích thị trường còn chưa tốt, chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến không chủ động xây dựng chiến lược sản phẩm công ty cho từng giai đoạn. - Đội ngũ công nhân của công ty có tay nghề cao song độ tuổi bình quân cao, nên khả năng thích nghi với công nghệ mới còn hạn chế. - Lực lượng kỹ thuật của công ty có tay nghề gia công nhưng lại tỏ ra hạn chế trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm mới đặc biệt là dây truyền thiết bị công nghệ. Lực lượng điều hành sản xuất cần khắc phục những yếu điểm về công tác xây dựng kế hoạch. Sẽ đặc biệt khó khăn cho trung tâm điều hành sản xuất các công nghệ với khối lượng lớn, nhiều khâu có sự tham gia của nhiều đơn vị trong và ngoài công ty. - Chi phí sản xuất cao, hiệu quả thấp là do công ty chế tạo là mang tính đơn chiếc dẫn tới chi phí cho thiết kế, chế tạo tính cho một đơn vị sản phẩm là lớn. Chi phí năng lượng, nhân công cao cho nhiều sản phẩm phải sửa chữa làm lại nhiều lần sẽ giảm sức cạnh tranh trên thị trường. - Vốn kinh doanh còn thiếu do đặc điểm chung của ngành sản xuất công nghiệp là chu kỳ sản xuất kéo dài, vòng quay vốn chậm, do đó ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của công ty. - Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chưa ổn định đôi khi chất lượng còn chưa cao. Trong suốt quá trình tồn tại của mình công ty gặp không ít những thuận lợi cũng như khó khăn. Nhưng với sự lãnh đạo của ban lãnh đạo công ty nên Cơ Khí Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ luôn giữ vững được vai trò là con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam. Công ty đã cung cấp được phần lớn thiết bị và phụ tùng thay thế cho các ngành kinh tế và từng bước tiến tới xuất khẩu. Trong mấy năm gần đây công ty đã nghiên cứu triển khai gia công công nghệ cao ứng dụng kỹ thuật CAD/CAM nâng cấp máy công cụ có khả năng thích hợp với hệ thống điều khiển CNK,PLC. Đặc biệt công ty đã được tổ chức AIA và Quacert cấp chứng chỉ ISO 9002. Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao, chi phí sản xuất ngày càng giảm, điều kiện lao động được cải thiện. Do đó công ty có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ những thành tựu công ty đã đạt được và những thuận lợi của mình Công ty Cơ Khí Hà Nội đang từng bước khắc phục khó khăn để trở thành trung tâm chế tạo máy hàng đầu Việt Nam. PHẦN III : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÓM SẢN PHẨM KHUÔN MẪU TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI. I. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty. Hiện nay Công ty đã có cơ sở vật chất tương đối hiện đại, thị trường cũng rộng và sắp tới Việt Nam gia nhập WTO thì cơ hội mở rộng thương hiệu ra nước ngoài là rất lớn. Do hiện nay công ty có các mối quan hệ hợp tác quốc tế nhằm chuyển giao thiết kế và công nghệ chế tạo thiết bị thuỷ điện để cung cấp và lắp đặt thiết bị thuỷ điện cho các nhà máy điện, hợp tác sản xuất máy công cụ chất lượng cao, bao gồm cả các loại máy công cụ để cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Điều quan trong nhất hiện nay là ban lãnh đạo công ty phải nhân thức rõ được cơ hội này để tập trung vào nó. Tuy nhiên năm 2006 có thể Việt Nam sẽ ra nhập WTO khi đó tình hình cạnh tranh trên thị trường sẽ rất gay găt. Chính vì vậy đây sẽ là một thách thức l’?n đối với công ty. Công ty muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Do đó công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đồng thời phải có giá cả hợp lý và phải áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp. a. Mục tiêu của Công ty. Mục tiêu cụ thể của Công ty trong năm 2006 như sau: + Doanh thu bán hàng: - Doanh thu SXCN: - Doanh thu thương mại: 300 tỷ đồng tăng 20% so với 2005. 150 tỷ đồng tăng 27.5% so với 2005. 150 tỷ đồng tăng 13.4% so với 2005. + Thu nhập bình quân đầu người : 150 tỷ đồng tăng 13.34% so với 2005 + Các khoản nộp NS nhà nước Theo quy định của nhà nước + SXKD có lãi b. Định hướng phát triển của Công ty. Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp cơ khí năng động - hiệu quả, phát triển hàng đầu tại Việt Nam, Lãnh đạo công ty đã có những định hướng phát triển như sau : - Luôn luôn cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng, thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng. - Thực hiện đúng, đầy đủ phương châm “ Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Luôn cải tiến phương thức phục vụ, tôn trọng mọi cam kết với khách hàng. - Bằng mọi phương tiện, tuyên truyền và giáo dục cho cán bộ công nhân viên hiểu rõ chất lượng là sự sống còn của Công ty, lao động có chất lượng là nghĩa vụ đồng thời là quyền lợi sát sườn của mỗi người. - Thường xuyên cải tiến sản phẩm, thực hiện chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên đáp ứng mọi yêu cầu phát triển của công ty. - Xây dựng duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng theo mô hình TCVNISO 9000. II. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. 1. Nâng cao chất lượng NVL đầu vào. Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng cấu thành nên sản phẩm, do vậy chất lượng NVL quyết định đến chất lượng sản phẩm. Là Công ty sản xuất đa dạng và nhiều loại sản phẩm nên NVl dùng vào sản xuất cũng bao gồm nhiều chũng loại, quy cách khác nhau. Hiện tại công tác mua sắm và đảm bảo NVL đầu vào phục vụ quá trình sản xuất chưa được tốt ví như Công ty chưa thực sự đi tìm nhà cung ứng tốt nhất cho mình, nhiều khi còn phụ thuộc vào địa điểm cung cấp NVL do Tổng công ty chỉ đạo, chưa đi tìm các nguồn nguyên liệu có thể thay thế với giá thành rẻ hơn nhưng vẩn đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm, Công tác thu mua bảo quản NVL còn chưa tốt, kho chứa NVL chưa đảm bảo các điều kiện tót nhất để bảo quản NVL, lượng NVL xuất và nhập kho chưa được theo dõi chặt chẻ nhiều khi gây lãng phí, thất thoát ra ngoài.. tất cả những điều đó đã làm cho sản phẩm chưa đạt được tỷ lệ thành phẩm cao nhất, chưa có chất lượng tốt nhất và gía thành lại cao do phải tiêu hao nhiều nguyên liệu mà thực tế không phải vậy, chỉ la do công tác quản lý sử dụng NVL chưa tốt mà thôi Do vậy, để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao Công ty cần có những biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng NVL đầu vào như sau: - Trước tiên đội ngũ cán bộ phải dựa trên cơ sở thống kê để xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu cho phù hợp với điều kiện, phù hợp với từng loại máy móc. Từ đó để tính chính xác chi phí nguyên vật liệu chính là cơ sở để tính giá thành sản phẩm sao cho đưa ra được các biện pháp hạ giá thành và xác định gía bán phù hợp. - Tìm và lựa chọn nhà cung ứng ổn định, lâu dài, chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Đối với NVL nhập ngoại, Công ty cần tìm nhà cung ứng đáng tin cậy, xây dựng mối quan hệ lâu dài, ổn định. Hạn chế việc thay đổi nhà cung ứng để tránh tình trạng mua phải hàng hoá, nguyên liệu trôi nối trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất sứ, chất lượng kém ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. - Đầu tư thích đáng cho công tác bảo quản bao gồm kho tàng và các công cụ bảo quản vật liệu. Công tác này phải được quan tâm thường xuyên, hệ thống kho tàng phải được thoáng mát, nhìn chung công tác quản lý vật liệu cần phải tiến hành các hoạt động mua, vận chuyển, bảo quản, giao nhận cấp phát kiểm tra. - Giao cho bộ phận nghiên cứu thị trường tìm hiểu, so sánh và tạo ra nguồn cung ứng thường xuyên lâu dài và ổn định về giá cả phải hợp lý. Thực hiện tốt kiểm tra nguyên vật liệu khi mua, khi xuất kho để đi vào sản xuất, kiểm tra phải chú ý về số lượng và chất lượng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu của cán bộ kỹ thuật nhằm đề xuất phương án tiết kiệm nguyên vật liệu. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm đề xuất phương án tiết kiệm NVL, sử dụng VNL có thông số kỷ thuật khác nhau một cách linh hoạt để giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. - Hiệu quả đạt được trong giải pháp này là doanh nghiệp sẽ bảo đảm được chất lượng nguyên vật liệu, nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ cả về chất lượng lẫn số lượng, nguồn cung cấp ổn định giá cả hợp lý, công tác bảo quản được quan tâm, chất lượng nguyên vật liệu được bảo đảm việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên không gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh. Tóm lại doanh nghiệp sẽ chủ động được trong sản xuất, sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. 2. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chât lượng sản phẩm, nó phản ánh năng lực, trình độ khoa học kỹ thuật và mức độ hiện đại của Công ty. Đó là điều kiện cần thiết đểnâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Tuy đã có những công nghệ, quy trình hiên đại phuc vụ cho quá trình sản xuất như công nghệ khuôn cáp tươi của Đức hay các băng chuyền hiện đại nhưng hiện nay Công ty có khoảng 600 máy móc thiết bị đa phần đều đã cũ kỹ, lac hậu. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như: làm giảm lượng thành phẩm trong quá trình sản xuất, sản phẩm tạo ra không đạt được các yêu cầu kỹ thuật phức tạp như mong muốn, gây chậm chễ trong viêc chế tạo sản phẩm.. Do vậy, Để nâng cao chất lượng sảnphẩm đắp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì Công ty phải ưu tiên cải tiến thêm nữa máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trước hết Công ty nên đầu tư vào một số khâu sau: - Đầu tư dây truyền thiết bị công nghệ đúc gang chất lượng cao và hiện đại hoá dây truyền thiết bị công nghệ đúc thép. Nhờ thực hiện những việc trên công ty đã thu được những thành quả sau: + Dây truyền đúc gang hiện đại có thể đúc được các gang cần, gang dẻo với tỷ lệ phế phẩm dưới 5% + Dây truyền đúc thép được hiện đại hoá,đảm bảo được các phôi lớn, đúc mác phục vụ cho cơ khí nặng như phôi bánh răng xi măng lò quay, phôi các loại giảm tốc lớn, các loại bơm nước… + Công ty có khả năng cung cấp phôi gang, phôi thép đảm bảo chất lượng - Đầu tư xây dựng xưởng cơ khí chính xác với trung tâm gia công và máy công cụ công nghệ đảm bảo gia công chính xác trục chính, hộp số, băng trượt trong máy công cụ và các thiết bị cơ khí khác. - Đầu tư nâng cao khả năng ứng dụng tự động trong thiết kế, chế tạo và quản lý chất lượng sản phẩm. - Đầu tư máy móc thiết bị cho xưởng cơ khí lớn. - Trang bị thêm các máy tính, máy vẽ.., Các phần mềm phục vụ cho tính toán thiết kế sản phẩm và lập quy trình công nghệ chế tạo máy. 3. Đào tạo bồi dưởng nâng cao trình đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, tay nghề cao. Con người luôn là trung tâm, là yếu tố then chốt trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ti\rình độ và năng lực của con người trong trong việc quản lý chất lượng sẽ quyết định đến việc hình thành chất lượng sản phẩm tốt hay xấu. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất chất lượng có được đảm bảo hay không lại phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của người sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp phải có chính sách hợp lý trong việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, có khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa hoc công nghệ, đồng thời có tinh thần trách nhiệm cao và luôn phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty đang có trình độ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề tương đối tốt, song hầu hết số lao động này đang có tuổi đời tương đối cao ( 38,04 tuổi ). Lượng công nhân có tay nghề cao trong Công ty không nhiều nên sản phẩm được tạo ra bởi đội ngũ lao động tại công ty chưa thực sự tốt, Do đó yêu cầu cấp thiết hiện nay là Công ty phải trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, thích ứng nhanh với sự phát triển của khoa học kỷ thuật, cụ thể la: Tổ chức đào tạo ngắn hạn với nội dung chương trình và thời gian phù hợp cho đội ngũ công nhân viên hiệ có. Đây là biện pháp nhằm hoàn thiện và cung cấp những kiến thức mới về khoa học kỹ thuật, về kỹ năng và tác phong công nghiệp cho người lao động. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề cho cán bộ công nhân viên, giúp họ có hướng phấn đấu, nâng cao và hoàn thiện tay nghề của mình. Từ đó giúp được Công ty biết được tay nghề, chuyên môn của từng lao động để có hướng đào tạo thích hợp. Tuyên truyền và giáo dục ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc để công nhân có tinh thần tập thể, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Cần tạo động lực tốt cho người lao động trong công ty bằng cách đưa ra những chính sách về tiền lương và tiền thưởng hợp lý, từ đó công nhân mới có thể tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao. Về công tác tuyển dụng, Công ty cần phối hợp với các trường kỹ thuật đẻ tuyển dụng những sinh viên ưu tú, nhằm trẻ hoá đội ngủ lao động. Biện pháp này phải đi đôi với việc đưa ra mức lương thoả đáng cho cán bộ trẻ, mới ra trường để họ yên tâm làm việc, hăng hái phát huy sáng kiến đóng góp cho sự phát triển của Công ty. Mặt khác phải nâng cao chất lượng đào tạo và tuyển dụng học sinh vào trường trung học công nghệ chế tạo máy để đảm bảo đầu ra là nhữngcông nhân có trình độ tay nghề cao, có ý thức trách nhiệm trong công việc 4. Kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng theo Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002 – Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt dịch vụ. Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự quyết tâm và nổ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên, đặc biệt là các cấp lãnh đạo toàn Công ty. Việc Công ty nhận chứng chỉ ISO9002 đã giúp cho Công ty nâng cao được uy tín, thâm nhập thuận lợi trong lưu thông hàng hoá, thuận lợi trong ký kết hợp đồng. Tuy nhiên để ký được những hợp đồng lâu dài đòi hỏi chất lượng sản phẩm của Công ty phải thoả mãn được yêu cầu của khách hàng. Nghĩa là khách hành cần chất lượng sản phẩm mà họ đặt hàngphải được đảm bảo ổn định theo tiêu chuẩn quy định, giá cả phù hợp, hoàn thành đúng thời hạn ghi trên hợp đồng. Để làm được điều này Công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao chất công tác quản lý chất lượng sản phẩm, tiếp tục nghiên cứ để tiến tới áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM. Đây là phương pháp quản lý chất lượng theo kiểu kiểm soát, phòng ngừa những sai sot ngay từ đầu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn. 5. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công ty do phong KCS đảm trách. Thực tế cho thấy, hoạt động kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm được thực hiện một cách khoa học, đồng bộ ở tất cả các khâu, các quá trình sản xuất thì sẽ ngăn ngừa và phát hiện kịp thời những sai sót để từ đó có những biện pháp khắc phục và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy, Trong thời gian tới Công ty cần tăng cường hơn nữa các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng trên cơ sở sử dụng những phương pháp kiểm tra thích hợp. Trước mắt Cong ty cần phải thực hiện các chế đọ kiểm tra sau: - Công ty tự kiểm tra chính sản phẩm của mình. - Tổ chức sản xuất và quản đốc phân xưởng phải kiểm tra và chấp hành tiêu chuẩn quy trình định mức. - Cán bộ chuyên trách kiểm tra phải nghiêm khắc xử lý đối với những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đặc biẹt phải chú trọng đến công tác kiểm tra chất lượng NVL đầu vào. Để làm được điều này phòng KCS phải thực hiện những biện pháp sau: + Xây dựng và hoàn chỉnh các tiêu chuẩ về chất lưọng sản phẩm, công việc này giúp cho người sản xuất biết được cônh việc phải tiến hành. + Thực hiện kiểm tra chất lượng ở tất cả các khâu, các sản phẩm xuất xưởng. + Khi phát hiện phế phẩm trong một khâu nào đó cần kiên quyết từ chối thu nhận, tìm nguyên nhân và các biện pháp sữa chữa. Đặc biệt phải sử dụng các biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp gây ra sai sót này nhằm làm tăng ý thức trách nhiệm của nhân viên đối với công tác chất lượng 6. Tăng cường công tác thị trường. Tuy đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường nhưng Công ty còn nhiều hạn chế trong khả năng phân tích thị trường dẫn tới không chủ động trong việc xây dựng chiến lược sản phẩm, do đó không chủ động được về mặt thị trường dẫn đến tiến độ thực hiện các hợp đồng nhiều khi cũng bị ảnh hưởng do chất lượng sản phẩm còn mắc những sai sót hay chưa thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Để khắc phục điều này Công ty cơ khí Hà Nội cần tiến hành những việc sau: + Tăng cường chính sách marketing nhằm thu thập đầy đủ chính xác những nhu cầu cần thiết về sản phẩm ở ngoài thị trường, để thực hiện được điều này công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: Tăng cường công tác quảng cáo sản phẩm, giới thiệu sản phẩm thông qua các kênh thông tin đại chúng như: báo đài, tivi, tham gia hội trợ, hội nghị khách hàng… Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường, đánh giá về khách hàng như: nhu cầu thanh toán, đòi hỏi về chất lượng, giá cả và số lượng. Công ty cũng cần phân đoạn thị trường và dự báo nhu cầu trong những năm tiếp theo. Tổ chức bán thử nghiệm sản phẩm để thu thập thông tin về sản phẩm trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt. Hoàn thiện bộ phận tiếp thị, đây là điều kiện tiền đề để thu thập thông tin và mở rộng thị trường cũng như nghiên cứu và dự báo thị trường vì vậy cần hoàn thiện bộ phận tiếp thị theo hướng chuyên nghiệp gọn nhẹ và có hiệu quả cao. Công ty cần giao cho bộ phận tiếp thị toàn bộ chức năng thương mại bao gồm các công việc như: điều tra, nghiên cứu thị trường, tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm cho Công ty, thực hiện ký kết hợp đồng, tổ chức quảng cáo và các hoạt động xúc tiến bán hàng. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thị trường để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ marketing. Đây là điều cần thiết vì trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thị trường tại Công ty còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm thị trường. Công ty có thể cử cán bộ đi học thêm để nâng cao trình độ hoặc mời chuyên gia về thị trường đến giảng dạy tại Công ty. III. Một số đề nghị Với nhà nước giúp nâng cao chất lưọng sản phẩm. Nhiệm vụ của ngành cơ khí Việt Nam nói chung và Công ty cơ khí Hà Nội nói riêng là phục vụ các ngành kinh tế phát triển đông thời tự phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu phục vụ nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Để phục vụ mục tiêu đó với hoàn cảnh cụ thể của Công ty Nhà nước cận hỗ trợ cho Công ty những lĩnh vực sau: - Chính sách vốn và thuế: - Công ty cơ khí Hà Nội là công ty hàng đầu của Việt Nam do vậy Nhà nước nên đầu tư cho công ty cơ sở hạ tầng hoặc cho vay với lãi suất thấp. Nhà Nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho Công ty bằng việc áp dụng những chính sách giảm tiền thuế đất, thuế thu nhập của doanh nghiệp , bù chênh lệch lãi suất thương mại của Nhà Nước trong đầu tư. Không báo thuế thu nhập nguyên vật liệu cho sản phẩm cơ khí. - Giảm thuế VAT áp dụng cho ngành cơ khí với mức thuế 10% xuống 5-7% - Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước và chính sách khuyến khích sử dụng các sản phẩm cơ khí nội địa. Nghiêm cấm nhập lại sản phẩm cơ khí đánh thuế nhập khẩu cao các loại sản phẩm đã sản xuất ở nước ngoài mà trong nước đã sản xuất được với chất lượng sản phẩm thị trường chấp nhận, đối với các thiết bị công cụ được sản xuất dưới dạng cũ thì phải được thẩm định kỹ càng. Sửa lại quy chế đấu thầu các thiết bị toàn bộ của các công trình, tùy từng thiết bị có quy định tỷ lệ máy móc thiết bị sản xuất. Các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu buộc phải liên doanh với môt công ty cơ khí tại Việt Nam và phải xuất trình hợp đồng hợp tác sản xuất. - Chính sách đào tạo đổi ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề. Công nhân kỹ thuật và kỹ sư trong ngành sẽ thiếu nghiêm trọng trong những năm tới, vì thu nhập trong ngành rất thấp so với ngành khác. Nhà Nước phải có chính sách hợp lý để khuyến khích người lao động hướng vào ngành then chốt. -Chính sách đầu tư nghiên cứu và phát triển. Tình hình máy móc thiết bị của ngành cơ khí nói chung và của Công ty cơ khí Hà Nội nói riêng thực sự là điều đáng lo ngại, nó vừa cũ lại vừa lạc hậu. Khó có thể sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao. Đề nghị Nhà Nước có một khoản đầu tư đặc biệt để tập trung đổi mới thiết bị công nghệ. KẾT LUẬN Trong cơ chế thị trường, việc nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố khách quan đối với doanh nghiệp, đồng thờI tăng chất lượng là sự tiết kiệm giảm chi phí sản xuất, tạo cho các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Sau gần 20 năm hoạt động trong cơ chế thị trường, mặc dù môi trường kinh tế chưa được thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam cũng thu được những thành công đáng kể. Nên doanh nghiệp muốn trụ được và phát triển trong cơ chế thị trường một cách bền vững thì doanh nghiệp phải có sản phẩm và chất lượng tốt. Trong điều kiện chưa cao của nền kinh tế, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực cũng như trên thế giới, mỗi doanh nghiệp phải có chính sách chất lượng phù hợp thì mới có thể mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nằm trong điều kiện chung của nền kinh tế đất nước, xu thế của thời đại, Công ty cơ khí Hà Nội đã hơn 40 năm phát triển, trưởng thành cũng đang từng bước củng cố vị thế của mình trên thị trường, ngày càng có hiệu quả và tăng trưởng cao. Dựa trên cơ sở của lý luận khoa học kinh tế, căn cứ tình hình chất lượng của Công ty trong những năm qua, em đã mạnh dạn đưa ra thực trạng về công tác quản lý chất lượng sản phẩm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, Em đã được cô giáo Nguyễn Thị Thảo và các cô chú trong phòng tổ chức đã giúp đở Em hoàn thanh chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổ chức sản xuất và quản trị kinh doanh Vũ Trọng Hùng dịch - NCBTK 1995. 2. Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm trong thời kỳ mới. GS. Hoàng Mạnh Tuấn - NXBKH & KT 1997. 3. Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp theo TCVN ISO 9002. PTS. Nguyễn Kim Định 1998. 4. Tạp chí cơ khí ngày nay. 5. Tạp chí năng suất - chất lượng - hiệu quả. 6. Tạp chí tiêu chuẩn đo lường chất lượng. 7. Tạp chí 40 năm Cơ khí Hà Nội năm tháng và sự kiện (1958-1998). 8. Quản lý chất lượng dụng cụ. Trần Sửu - NXBKH & KT 1996. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0051.doc