• Bảo quản vật có giá:Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá trị khác cho khách hàng trong kho bảo quản.Khi nhận ngân hàng sẽ giao cho khách tò biên nhận.Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận,nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền-dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành.
• Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng,họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ.Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dung tiền mặt,tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách( séc),khách hang mang đến ngân hàng sẽ nhận được tiền.Các tiện ích của thanh toán không dung tiền mặt đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập của các doanh nhân. Điều này đã khuyến khích các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ.Như vậy,một dịch vụ mới,quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit)cho phép người gửi tiền viết sé thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ.Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiêph ngân hàng.Cùng với sự phát triển của công nghệ thong tin,nhiều thể thức thanh toán được phát triển như :Uỷ nhiệm chi,nhờ thu,L/C,thanh toán bằng điện,thẻ
65 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCTVN. Chịu trách nhiệm về quản lý và đề xuất xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tại các phòng có cho vay, quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay.Quản lý, theo dõi, đề xuất các biện pháp và phối hợp với các phòng có liên quan thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
*./ Nhiệm vụ:
Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước và kế hoặch phát triển kinh tế ,ngành kinh tế tại địa phương, các văn bản về hoạt động ngân hàng, chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của NHCTVN và tình trạng tín dụng tại Chi nhánh trong từng thời kỳ để:
Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, lĩnh vực kinh tế.. phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của Chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương.
Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng.
Thực hiện thẩm định, tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh hoặc HĐTD Chi nhánh.
Thực hiện việc phân loại nợ, tính toán trích dự phòng rủi ro , và chấm điểm , xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh.
Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ tín dụng, thủ tục tín dụng do các phòng liên quan lập, đảm bảo tuân theo đúng điều kiện của khoản tín dụng đã được duyệt.
Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng liên quan tại chi nhánh .
Đề xuất và theo dõi , kiểm tra thực hiện về : lãi suất, phí, chi phí khuyến mại, tiép thị, chi hoa hồng theo quy định.
Tham gia Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý , Hội đồng miễn giảm lãi xuất theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh/ Chủ tịch Hội đồng.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng Tiền tệ kho quỹ
Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN; ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
Nhiệm vụ:
Quản lý an toàn kho quỹ theo đúng quy định của NHNN và NHCT VN
Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời, chính xác, đúng chế độ quy định.
Phối hợp với Phòng Kế toán giao dịch (trong quầy), Tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa các quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN, các chi nhánh NHCT trên địa bàn, các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tại chi nhánh.
Theo dõi tình hình kho tàng, lập kế hoạch sửa chữa cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu
*.Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo quy định của NHCTVN.
*.Nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp như : phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo và thanh toán LC xuất khẩu. Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan đến XNK.
Thực hiện các nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ, xây dựng giá mua, bán hàng ngày trình lãnh đạo duyệt theo thẩm quyền để thực hiện trong toàn Chi nhánh.
Hỗ trợ phòng kế toán thực hiện chuyển tiền nước ngoài, kiểm tra hợp đồng ngoại thương hoặc thủ tục các khoản chuyển tiền khác theo quy định của NHCTVN.
Phối hợp với bộ phận kiểm soát sau thuộc phòng Kế toán kiểm soát, phòng khách hàng nhằm xử lý các sai sót, tiếp thị khách hàng.
Phòng Thông tin điện toán
Chức năng:
Thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh
Nhiệm vụ:
Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống mạng thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao
- Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh
Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản mới từ phía NHCT tại chi nhánh
Lập, gửi báo cáo bằng các văn bản theo quy định hiện hành của NHCT VN và NHNN
Thao tác vận hành các chương trình phần mềm trong hệ thống thông tin về phân hệ điện toán để phối hợp xử lý kỹ thuật phát sinh trong chi nhánh
Làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh NHCT với NHCT VN. Xử lý các sự cố đối với hệ thống thông tin tại chi nhánh. Thực hiện lưu trữ, backup dữ liệu toàn chi nhánh
Phối hợp với các phòng chức năng để triển khai công tác đào tạo về công nghệ thông tin tại chi nhánh.
Phòng Tổ chức hành chính
Chức năng :
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh
Nhiệm vụ:
Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHCT VN có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, BHXH, BHYT...
Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh
Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh
Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh
Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiện theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo ủy quyền
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của NHCT VN
Quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị của chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng và khám xe ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe an toàn. Là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh
Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT VN. Đánh máy, in ấn tài liệu của cơ quan khi đã được Ban Giám đốc phê duyệt. Cung cấp tài liệu lưu trữ cho Ban Giám đốc và các phòng ban khi cần thiết theo đúng quy định về bảo mật, quản lý an toàn hồ sơ cán bộ
Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh
Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết... và Ban Giám đốc đón tiếp khách
Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan
Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan, phối hợp với các phòng Kế toán giao dịch, Tiền tệ kho quỹ bảo vệ an toàn công tác vận chuyển hàng đặc biệt, phòng cháy nổ, phòng chống bão lụt theo đúng quy định cẩu ngành và các cơ quan chức năng.
Phòng Kế toán tài chính
Chức năng: tham mưu cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT VN.
Nhiệm vụ:
Chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng
Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán TSCĐ, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của chi nhánh; phối hợp với phòng Tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng TSCĐ...
Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành
Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bô đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình Giám đốc chi nhánh quyết định
Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước và NHCT phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh.
Tính và trích nộp thuế, BHXH theo quy định; là đầu mối trong quan hệ với các cơ quan thuế, tài chính
Phối hợp với các phòng Tổ chức hành chính, xây dựng nội dung quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh.
2.1.3 Kết quả kinh doanh chủ yếu:
2.1.3.1NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
Những năm qua, trong bối cảnh tình hình kinh tế và tiền tệ thế giới diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình phát triển kinh tế nước ta nói chung và hoạt động ngành ngân hàng nói riêng, chi nhánh NHCT Từ Sơn cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Nhận thức sâu sắc diễn biến thực tế, dưới sự chỉ đạo sát sao của NHCT VN, chi nhánh NHCT Từ Sơn đã đề ra những bước đi vững vàng, phù hợp, thận trọng và linh hoạt với tinh thần chủ động, sáng tạo và ý chí vươn lên của toàn thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh vì mục tiêu ổn định và phát triển. Do vậy, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã đạt được kết quả khả quan trên các mặt hoạt động kinh doanh ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hoàn thành kế hoạch của NHCT VN.
A, Hoạt động huy động vốn.
Cùng với tình hình kinh tế xã hội nước ta tiếp tục ổn định, hoạt động huy động với của Chi nhánh NHCT Từ Sơn vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước (năm 2007 tổng vốn huy động là 476 tỷ đạt 119% kế hoạch NHCT VN giao năm 2007 tốc độ tăng trưởng 214% so voi năm 2006). Trong hoạt động huy động chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiều giải pháp khắc phục khó khăn nhằm nâng cao nguồn vốn huy động.Thực hiện các cơ chế động lực về tiền lương, tiền thưởng , áp dụng triển khai kịp thời việc phát triển sản phẩm mới, thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi, mở thêm các điểm giao dịch mẫu; chú trọng các dịch vụ thanh toán để tạo điều kiện tăng trưởng nguồn, nâng cao tình thần phục vụ, thực hiện văn hóa giao tiếp giúp thu hút nguồn vốn tăng khá so với các năm trước.
Bên cạnh những yếu tố tích cực, công tác huy động vốn của Chi nhánh NHCT Từ Sơn vẫn gặp nhiều khó khăn. Đã xuất hiện nhiều kênh huy động vốn như: các công ty Bảo hiểm, việc đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, tình trạng người dân giữ vàng, ngoại tệ, thói quen thanh toán bằng tiền mặt và sự phát triển của thị trường chứng khoán.Sự cạnh tranh hết sức sôi động, gay gắt giữa các NHTM hoạt động trên địa bàn huyện Từ Sơn, nhất về lãi suất của các NHTMCP; do vậy, đã phần nào chi phối tốc độ tăng trưởng nguồn vốn.
B,Hoạt động tín dụng
Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2007 là 470 tỷ đạt 118% kế hoạch NHCT VN giao năm 2007 tốc độ tăng trưởng 61% so với năm 2006.
Thu hồi nợ đã XLRR lũy kế là 72 triệu đồng đạt 150% kế hoạch NHCT VN giao năm 2007
Nợ nhóm 02 giảm so với cuối năm 2006 ,tuy nhiên đến thời điểm báo cáo dư nợ thuộc nhóm 02 vẫn ở mức cao so với mục tiêu giảm nợ nhóm 02 của chi nhánh trong quý năm 2007,trong đó 2263 triệu đồng nguyên nhân là do khách hàng chưa thanh toán gốc kịp thời và phải gia hạn nợ đối với khoản vay của khách hàng,200 triệu đồng nguyên nhân do khách hàng chưa thanh toán số lãi đến hạn.
Phí từ hoạt động tín dụng là 314 triệu đồng chiếm 34% phí từ hoạt động kinh doanh.
Ban lãnh đạo Chi nhánh đã quan tâm và đề ra những giải pháp tích cực, cụ thể nhằm đẩy mạnh thu nợ xấu, thu hồi nợ đã xử lý, cũng như các biện pháp để mở rộng mạng lưới, tăng cường quảng cáo giới thiệu sản phẩm nhằm thu hút thêm các khách hàng mới.
C,Công tác tài trợ thương mại
Nghiệp vụ tài trợ thương mại ngày càng được phát triển có chất lượng với một tiềm năng lớn, mức tăng trưởng cao,năm sau cao hơn năm trước,góp phần đáng kể vào sự phát triển của Chi nhánh.
Tuy nhiên, công tác tài trợ thương mại cũng gặp phải sự cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn , việc xử lý truyền tin các điện thanh toán quốc tế của các NHTM khác tốc độ nhanh hơn so với hệ thống của NHCT ( vì các chi nhánh truyền nhanh qua trụ sở chính) , do đó một bộ phận nhỏ khách hàng đã chuyển giao dịch sang Ngân hàng khác.
- Sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn rất gay gắt, việc xử lý truyền tin các điện thanh toán quốc tế của các NHTM khác tốc độ nhanh hơn so với hệ thống NHCT (vì chi nhánh phải truyền qua trụ sở chính). Do đó, một bộ phận khách hàng đã chuyển sang giao dịch tại các ngân hàng khác.
Mặc dù vậy, qua quá trình phát triển và đổi mới, hoạt động tài trợ thương mại đã tạo được lòng tin và uy tín đối với khách hàng, tạo lợi thế để mở rộng hoạt động tín dụng đối nội, tăng nguồn vốn ngoại tệ. Trên cơ sở nguồn vốn ngoại tệ tăng trưởng ổn định, Chi nhánh không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay vốn mà còn thường xuyên điều một lượng vốn ngoại tệ về NHCT VN để cân đối chung trong toàn hệ thống. Hệ thống tài trợ thương mại đã góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của chi nhánh.
D,Công tác kế toán tài chính và kết quả kinh doanh
Công tác kế toán thanh toán là một trong những hoạt động trung tâm của ngân hàng. Chi nhánh đã chú trọng nâng cao phong cách giao tiếp, thực hiện triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại, đảm bảo thanh toán kịp thời chính xác và an toàn cho khách hàng.
Thu phí từ hoạt động kinh doanh là 925 triệu đồng đạt 102% kế hoạch NHCT VN giao năm 2007 trong đó:
Phí từ hoạt động chuyển tiền là:396 triệu đồng chiếm 43% phí từ hoạt động kinh doanh.
Phí từ hoạt dộng tín dụng là 314 triệu đồng chiếm 34% phí từ hoạt động kinh doanh.
Phí từ các hoạt động khác là 215 triệu đồng chiếm 23% phí từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận được trích rủi ro là 9216 triệu đồng đạt 132% kế hoạch NHCT VN giao năm 2007
Phối hợp chặt chẽ với phòng Tổ chức hành chính và các phòng liên quan trong việc đáp ứng nhu cầu mua sắm công cụ lao động thiết yếu để phục vụ cho công tác kinh doanh trên tinh thần chống lãng phí, tiết kiệm chi tiêu theo nội dung và kế hoạch của NHCT VN.
2.1.3.2.NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ
Chương trình INCAS (Hệ thống kỹ thuật tích hợp các ứng dụng trong chương trình hiện đại hoá NHCT VN do Silverlake cung cấp) đã được triển khai thực hiện tại chi nhánh và đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề phải khắc phục do lỗi hệ thống, lỗi chương trình, lỗi người sử dụng (do trình độ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá), Do vậy, các bộ phận liên quan đến giao dịch cần cố gắng phát huy, nâng cao trình độ để tránh những sai sót do lỗi chủ quan của người sử dụng, đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá ngân hàng và ứng dụng các sản phẩm tiện ích mới. đối với các lỗi do chương trình các phòng chuyên môn liên quan cần liên hệ ngay với Trung tâm hỗ trợ điều hành để đề nghị sửa chữa kịp thời, không để sai sót kéo dài, gây mất uy tín cho NHCT.
Huy động vốn tăng trưởng chậm, nếu không có biện pháp có sức cạnh tranh cao để khơi tăng nguồn thu có khả năng sẽ giảm sút nguồn vốn huy động, nhất là nguồn tiền gửi dân cư.
Nợ quá hạn, nợ gia hạn, nợ phát sinh tăng trong năm, do vậy phải có biện pháp tích cực để xử lý thu hồi.
Tỷ lệ thu dịch vụ phí còn rất thấp trong tổng thu nhập.
Sự nhạy bén chủ động trong kinh doanh của một số cán bộ còn hạn chế.
Phong cách giao dịch còn phải tiếp tục đổi mới, xây dựng phong cách kinh doanh hiện đại, văn minh để đáp ứng với cơ chế thị trường.
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng công thương Từ Sơn:
2.2.1 Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng công thương Từ Sơn:
TAI SAN NO (DU CO)
n¨m 2007
n¨m 2006
t¨ng - gi¶m
A/ tiÒn göi
83,315,912,591
173,849,758,886
(90,533,846,295)
1. Tien gui doanh nghiep
11,780,492,993
51,575,269,904
(39,794,776,911)
T.do: - Tien gui khong ky han
11,592,021,851
11,076,816,451
515,205,400
- Tien gui co ky han duoi 12 thang
0
210,050,000
(210,050,000)
- TG co ky han tu 12 thang den duoi 24t
113,471,142
40,176,286,343
(40,062,815,201)
- TG co ky han tu tu 24 thang tro len
0
0
- Tien gui von chuyen dung
0
0
- Tien gui quan ly va giu ho
0
-
0
- Tien gui dam bao thanh toan
75,000,000
112,117,110
(37,117,110)
- Tien gui kho bac nha nuoc
0
0
2. Tien gui tiet kiem
61,381,157,005
61,104,251,886
276,905,119
T.do : - Tien gui tiet kiem khong ky han
107,438,879
12,583
107,426,296
- T.gui TK co k.han duoi 12 thang
31,109,672,059
30,299,693,675
809,978,384
- T.gui TK tu 12 thang den duoi 24 thang
29,407,286,880
28,751,339,128
655,947,752
- T.gui TK tu 24 thang tro len
756,759,187
2,053,206,500
(1,296,447,313)
3. Phat hanh cac cong cu no
9,424,173,520
9,729,678,400
(305,504,880)
T.do : - Ky phieu
220,518,200
2,993,750,000
(2,773,231,800)
+ Loai ky han duoi 12 thang
220,518,200
2,993,750,000
(2,773,231,800)
+ Loai ky han tu 12 thang den 24 thang
0
-
0
+ Loai ky han tu 24 thang tro len
0
0
- Trai phieu
0
0
+ Loai ky han tu 12 den 24 thang
0
0
+ Loai ky han tu 24 thang tro len
0
0
- Giay to co gia khac
9,203,655,320
6,735,928,400
2,467,726,920
+ Loai ky han duoi 12 thang
0
-
0
+ Loai ky han tu 12 thang den 24 thang
6,101,651,343
6,045,388,700
56,262,643
+ Loai ky han tu 24 thang den 36 thang
3,102,003,977
690,539,700
2,411,464,277
+ Loai ky han tu 36 thang tro len
0
0
4. Tien gui cua TCTD khac
730,089,073
51,440,558,696
(50,710,469,623)
- Tien gui cua TCTD trong nuoc
730,089,073
51,440,558,696
(50,710,469,623)
- Tien gui cua TCTD nuoc ngoai
0
0
- Nhan von de cho vay dong tai tro
0
0
B/CAC KHOAN VAY cua cac TCTD
406,257,206,325
48,462,320,986
357,794,885,339
Tæng huy ®éng vèn
489,573,118,916
222,312,079,872
267,261,039,044
Cơ cấu huy động vốn của NHCT Từ Sơn năm 2006-2007
Nhìn chung, Ngân hàng công thương Từ Sơn trong những năm qua đã quan tâm và đẩy mạnh công tác huy động vốn, đã có nhiều biện pháp tích cực. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn bình quân 2 năm là 120%. Với tỷ lệ nguồn vốn bình quân tăng cao so với quy định chung của Ngân hàng công thương(12%).
Trong đó, năm 2007 là năm có tỷ lệ tăng cao nhất, tăng 120%. Năm 2005 tỷ lệ nguồn vốn tăng chậm chỉ đạt 15 so với năm trước.
Nguyên nhân do việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vự Huyện Từ sơn nói riêng phát triển và mở rộng
2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHCT Từ Sơn năm 2006-2007
Thực trạng về chất lượng tín dụng giai đoạn 2006 – 2007 thể hiện bằng các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
a) Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm
Qua số liệu bảng 2.2. cho thấy, tốc độ tăng trưởng dư nợ trong 2 năm qua của Ngân hàng công thương Từ Sơn đạt tỷ lệ cao, tỷ lệ tăng bình quân 6,25% năm. Mức tăng dư nợ bình quân năm cao hơn quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam, trong đó năm 2007 có tỷ lệ tăng cao nhất là: 7% so với năm trước.
Xét về cơ cấu dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ bình quân 2 năm là 74%/ năm, so với tỷ trọng bình quân của hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam là 75% là có thể chấp nhận được
Tốc độ tăng trưởng dư nợ của NHCT Từ sơn
TAI SAN CO (DU NO)
n¨m 2007
n¨m 2006
T¨ng - gi¶m
B/CAC KHOAN DAU TU VA CHO VAY
471,260,220,812
291,265,999,274
179,994,221,538
B1/CAC KHOAN DAU TU
304,741,000
200,000,000
104,741,000
1.Tien gui tai cac TCTD trong nuoc
0
-
-
2.Tien gui tai cac TCTD nuoc ngoai
0
-
3. Vang gui cac TCTD trong nuoc
0
-
4. Vang gui cac TCTD nuoc ngoai
0
-
5.Cho vay cac TCTD
0
-
6.Von UT cho vay
0
-
7.Gop von de cho vay dong tai tro
0
-
8.Dau tu vao tin phieu NHNN & TP CPhu
0
-
-
9.Chung khoan kinh doanh
0
-
10.Chung khoan dau tu
304,741,000
200,000,000
104,741,000
11.Gia tri tin phieu, trai phieu mang di cam co, TC
0
-
12.Gop von mua, co phan & gop von LDoanh
0
-
B2/CHO VAY NEN KINH TE
470,955,479,812
291,065,999,274
179,889,480,538
1.Cho vay ngan han
433,183,760,690
287,942,512,900
145,241,247,790
2.Cho vay trung han
2,052,163,122
1,623,486,374
428,676,748
3.Cho vay dai han
27,249,556,000
27,249,556,000
4.Cho vay tai tro uy thac
8,470,000,000
1,500,000,000
6,970,000,000
5.Cho vay khac doi voi cac TCKT-ca nhan
0
-
Trong do: - Cho vay thanh toan cong no
0
-
6.Cac k.no cho x.ly co TS xiet,gan no
0
-
7.Cac khoan no co TS l.quan den vu an
0
-
8.Cac khoan no ton dong
0
-
T.do: -No ton dong co tai san bao dam
0
-
- NTD k.co TSDB va k.con Doi Tuong thu
0
-
- NTD k.co TSDB nhung con no con ton tai
0
-
9.Tra thay trong b.lanh va tai b.lanh
0
-
10.Cho thue tai chinh
0
-
11.No cho vay duoc khoanh
0
-
PHAN TICH B2: Phan tich trang thai no
0
-
- No du tieu chuan
470,361,979,812
289,730,603,041
180,631,376,771
- No can chu y
200,000,000
694,897,333
(494,897,333)
- No duoi tieu chuan
150,000,000
137,993,900
12,006,100
- No nghi ngo
0
502,505,000
(502,505,000)
- No co kha nang mat von
243,500,000
-
243,500,000
- Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2007 là 470 tỷ đồng đạt 118% kế hoạch NHCT VN giao năm 2007 tốc độ tăng trưởng 61% so với nam 2006
- Thu hồi nợ đã XLRR luỹ kế là 72 triệu đồng đạt 150% kế hoạch NHCT VN giao năm 2007.
- Nợ nhóm 02 giảm so với cuối năm 2006 và đạt 59 % kế hoạch NHCT Việt Nam giao năm 2007.
Với việc thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế của khu vực cùng với việc triển khai công tác hoạt động kinh doanh năm 2007 của chi nhánh, Chi nhánh đã đẩy mạnh việc đầu tư tín dụng, tăng thị phần đầu tư trên địa bàn, hoàn thành các chỉ tiêu trung ương giao năm 2007.
Tỷ trọng dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao
Điều đặc biệt quan trọng là dư nợ trung và dài hạn tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Điều này thể hiện những chính sách đầu tư đã bước đầu có hiệu quả và dần đi vao thực tiễn. Đó là sự nỗ lực rất lớn của các cán bộ công nhân viên của toàn ngân hàng.
2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHCT Từ Sơn:
2.3.1 Kết quả đạt được:
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng trung và dài hạn luôn được Ngân hàng Công thương Từ Sơn quan tâm và xác định đây là hoạt động mang tính chiến lược của ngân hàng. Được sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao của Ban Giám Đốc cùng với sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ mà hoạt động tín dụng trung và dài hạn của đơn vị đã đạt được kết quả nổi bật như sau:
+ Bằng các hình thức, biện pháp phù hợp mà nguồn vốn huy động trong thời gian qua tương đối ổn định và tăng đều qua các năm, đáp ứng được những yêu cầu về vốn đối với các doanh nghiệp, cá nhân.
+ Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng trong 2 năm gần đây đều tăng trưởng với tốc độ cao, kích thích kinh doanh, mở rộng khả năng thu hút khách hàng mới của mọi thành phần kinh tế.Nợ trung hạn năm 2007 là 2,052,163,122 đồngnhiều hơn so với năm 2006 chỉ đạt 1,623,486,374đồng.tăng 42,8676,728đồng.Năm 2007 nợ dài hạn là :27,249,556,000đồng Điều này cho thấy chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHCT Từ Sơn ngày càng được cải thiện.
+ Chất lượng tín dụng trung và dài hạn được cải thiện đáng kể góp phần tăng lợi nhuận, phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh tạo điều kiện cho Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn đóng góp một phần đáng kể vào việc đổi mới trang thiết bị, công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Từ Sơn. Tăng cường khả năng cạnh tranh, năng lực sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân:
2.3.2.1 Hạn chế:
Tuy đã đạt được kết quả tích cực trong công tác huy động vốn nhưng tỷ lệ tăng vốn huy động tại địa phương còn thấp, chưa khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Công tác tuyên truyền tiếp thị về huy động vốn còn hạn chế, mới sử dụng các hình thức, cơ chế huy động truyền thống, chưa áp dụng các hình thức huy động tiên tiến, có tính hấp dẫn, nguồn vốn đi vay và huy động từ bên ngoài còn chiếm tỷ trọng cao do đó hiệu quả hoạt động, kết quả tài chính còn thấp.
Việc đầu tư cho vay đạt được kết quả khá nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao. Do nội tại nền kinh tế địa phương sức hấp thụ, sử dụng vốn hiệu quả còn thấp, nhất là khu vực kinh tế quốc doanh địa phương, khu vực nông nghiệp nông thôn. Tỷ trọng cho vay vốn trung và dài hạn chưa cao, lãi suất cho vay còn cứng nhắc, chưa phù hợp với quan hệ cung - cầu của thị trường. Sự chủ động tìm kiếm các dự án, phương án đầu tư vốn có hiệu quả còn hạn chế, cá biệt còn trường hợp chạy theo số lượng quy mô đầu tư. Công tác thẩm định, kiểm tra trước - trong và sau khi cho vay còn hạn chế và yếu.
Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp nhất là khu vực kinh tế nhà nước địa phương quản lý những năm qua đã phản ánh tính hiệu quả thấp, đã có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất vốn, không có khả năng trả nợ Ngân hàng.
2.3.2.2 Nguyên nhân:
a.Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất: Về vấn đề thế chấp tài sản: hầu hết các DNNN chưa phải thế chấp tài sản do đó sự ràng buộc trách nhiệm của người vay chưa cao. Việc cầm cố những chứng từ có giá, các NHTM Nhà nước mới chỉ chấp nhận chứng từ có giá của 4 NHTM Nhà nước và trái phiều kho bạc Nhà nước. Do đó gây trở ngại cho nhiều khách hàng khi muốn vay vốn tại các NHTM nói chung và Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn nói riêng.
Thứ hai: Trình độ, năng lực của một số cán bộ tín dụng tại ngân hàng tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.Trong khi một cán bộ tín dụng phải đảm nhận tất cả các khâu của quá trình cho vay. Đối với những dự án lớn một cán bộ tín dụng phải làm tất cả các việc từ tiếp xúc với khách hàng, thu thập các thông tin về khách hàng, phân tích, thẩm định dự án đến giám sát và quản lý tiền vay.
Với khối lượng công việc lớn như vậy thì việc sai sót trong quá trình cho vay của cán bộ tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa cũng không phát huy được những mặt mạnh của mỗi cán bộ tín dụng. Từ đó dẫn đến việc quyết định cho vay sai đối tượng.
Thứ ba: Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa đầy đủ hoặc còn mang tính hình thức, chưa phát hiện kịp thời và có biện pháp chỉnh sửa những tồn tại trong quá trình cho vay và việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
Thứ tư: Bên cạnh đó Ngân hàng Công thương Từ Sơn vẫn chưa có sự đa dạng hoá trong hình thức cho vay trung và dài hạn. Hiện nay, ngân hàng chỉ mới tập trung chủ yếu vào việc cho vay theo dự án, cho vay xây dựng đầu tư cơ bản , việc định kỳ hạn nợ của một số khoản vay chưa phù hợp làm cho thời gian thu hồi vốn chậm dẫn tới vòng quay vốn tín dụng chậm làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
B,Nguyên nhân khách quan:
- Về trình độ và năng lực, quản lý của doanh nghiệp còn thấp, chưa thực sự thích nghi và hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp nước ta hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn nhất là nguồn vốn trung và dài hạn để quay vòng và đổi mới công nghệ. Thị trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa đa dạng, chưa có tính ổn định. Khả năng mở rộng thị phần và cạnh tranh còn bị hạn chế.
- Một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, tài chính khó khăn nên đã không trả được nợ cho ngân hàng, ảnh hưởng tới vòng quay vốn tín dụng . - Công tác hoạch toán, kế toán trong một số doanh nghiệp còn thiếu nghiêm túc, các số liệu trong các báo cáo tài chính chưa chính xác và không đáng tin cậy’’lỗ thật lãi giả’’ đã gây khó khăn trong công tác thẩm định của cán bộ tín dụng ngân hàng.
-Hệ thống cơ chế chính sách còn thiếu nhiều điểm chưa phù hợp với diễn biến thị trường chậm được chỉnh sửa. Các qui chế vừa thiếu vừa chưa chủ đồng bộ dẫn đến trường hợp hiểu không đúng và không đồng nhất, mỗi nơi vận dụng mỗi khác.
-Về cơ chế xử lý tài sản đảm bảo tiền vay vẫn còn qua nhiều vướng mắc khi thi hành. Với tài sản do ngân hàng phát mại thì thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua mất nhiều thời gian nên xử lý còn chậm. Với các tài sản là. bất động sản phải qua trung tâm đấu giá mất rất nhiều thời gian và chi phí.
Chương 3:Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn
Qua thực tế phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn trong thời gian qua cho thấy ngân hàng đã có những cố gắng, thực hiện các biện pháp đề nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động không tránh khỏi những tồn tại chủ quan của ngân hàng, những điều kiện khách quan đem lại. Vì vậy, trong thời gian tới để đạt được mục tiêu trong chiến lược phát triển của mình là nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn, cần phải có những định hướng, giải pháp cụ thể để tạo ra môi trường hoạt động thuận lợi đem lại hiệu quả thiết thực.
3.1 Định hướng phát triển của Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn:
Trong hoạt động kinh doanh tín dụng của mình được sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn có những biện pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu về đầu tư cải tiến, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt kịp trình độ khoa học kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới. Do đó, việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cần phải được thực hiện theo các mục tiêu như sau:
- Về nguồn vốn: Tiếp tục sử dụng các hình thức, biện pháp năng động, phù hợp để duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của những năm tiếp theo.Sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp để thu hút vốn ngoại tệ thông qua hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng đặc biệt là nguồn tiền gửi trung và dài hạn.
- Về đầu tư : Lựa chọn cho vay những dự án vốn vay phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của nước ta từ nay đến năm 2010 đối với các ngành kinh tế, vùng kinh tế phù hợp với kế hoạch phát triển tổng thể của từng doanh nghiệp trên cơ sở định kỳ hạn nợ, thời hạn vay hợp lý theo đó:
Khi xét duyệt các dự án đầu tư giành vốn tín dụng trung và dài hạn ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu, nhằm giúp cho các doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực sẵn có, cho vay các dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ, nhất là những dự án nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, lao động trẻ có trình độ
Tập trung vốn cho các dự án thuộc vùng kinh tế, ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn, phục vụ cho quá trình công nghiệp- hoá hiện đại hoá đất nước. Khuyến khích các dự án phát triển công nghệ chế biến nông lâm, thuỷ sản theo công nghệ tiên tiến, tạo ra hàng hoá chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư đối với các DNNN, tăng tỷ trọng đầu tư đối với các DNNQD một cách hợp lý nhằm hạn chế và phân tán rủi ro.
- Nâng cao chất lượng vốn tín dụng trung và dài hạn, làm lành mạnh hoá dư nợ tín dụng trung và dài hạn từng bước dứt điểm xử lý nợ tồn đọng, nợ không có khả năng thu hồi từ nguồn dự phòng tăng cường các biện pháp giám sát, quản lý vốn vay của khách hàng, kiên quyết xử lý đối với những trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có dấu hiệu không an toàn và kinh doanh không có hiệu quả. Do vậy, cần tập trung lựa chọn, đánh giá chính xác về từng khách hàng để có giải pháp xử lý phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy trình tín dụng, thực hiện kiểm tra tất cả các đơn vị vay vốn nhằm đảm bảo an toàn và phát triển bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn:
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phải phù hợp với quan điểm phát triển tín dụng - ngân hàng của Đảng
Trong định hướng cho hoạt động tín dụng - ngân hàng, Nghị quyết Đại hội IX chỉ rõ: “Thực thi chính sách tiền tệ đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo nguyên tắc của thị trường. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ chính chuyển đối của đồng tiền Việt Nam”.
“Hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng, ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán ngân hàng. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng thuận lợi thông thoáng đến mọi doanh nghiệp và dân cư, chú trọng khu vực công nghiệp, nông thôn.
Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đẩy đủ hơn các thiết chế mà chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Giải quyết nợ tồn đọng đi đôi với tăng cường các định chế pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền thu nợ hợp pháp của người cho vay. Tăng cường năng lực tự kiểm tra của các tổ chức tín dụng và công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng, không để xẩy ra đổ vỡ tín dụng.
Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, phân biệt chức năng của ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước, chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng thương mại. Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Ngân hàng thương mại trong kinh doanh. Giúp đỡ và thúc đẩy các tổ chức tín dụng trong nước nâng cao năng lực quản lý và trình độ nghiệp vụ, có khả năng cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo cam kết của nước ta với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp Nhà nước, xắp xếp lại các ngân hàng cổ phẩn, xử lý các ngân hàng yếu kém. Đưa hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và bảo đảm an toàn”.
Để thực hiện tốt những mục tiêu và tính chất định hướng đó, giải pháp nào cho hoạt động cũng phải quán triệt quan điểm “Tăng trưởng nhanh, hiệu quả, bền vững...”. Muốn vậy, trong hoạt động của mình, các tổ chức tín dụng phải chấp hành nghiêm túc các quy định chế độ, thể lệ được ban hành. Kịp thời phát hiện những bất hợp lý để đề xuất chỉnh sửa cho phù hợp. Như vậy mới đạt hai yêu cầu: Vừa đảm bảo quy định an toàn trong hoạt động kinh doanh vừa phục vụ và giữ được khách hàng.
Ngân hàng phải bằng những biện pháp linh hoạt kết hợp với sự năng động tìm đến khách hàng, các dự án khả thi để đầu tư cho vay nhằm góp phần thúc đẩy thành phần kinh tế quốc doanh phát huy vai trò hợp tác, khuyến khích, giúp đỡ kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân phát triển, từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH đất nước, nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả cuối cùng của nền kinh tế chính là thước đo của mọi hoạt động của tín dụng ngân hàng.
Triển khai thực hiện cơ chế lãi suất cho vay phù hợp với diễn biến thị trường, kiểm soát nội bộ để thực sự trở thành lá chắn thứ nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Điều này các ngân hàng trước đây thường xem nhẹ. Hiện nay, không những nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ mà vấn đề quan tâm hàng đầu là phẩm chất đạo đức của cán bộ công nhân viên phải luôn được đào tạo giáo dục, tuyển chọn kỹ càng.
Ngân hàng công thương Từ Sơn phải tiếp tục đẩy mạnh việc chấn chỉnh củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư, tăng cường kiểm tra kiểm soát xử lý nợ quá hạn, hạn chế rủi ro.
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
Công tác thẩm định dự án vốn vay trong tín dụng trung và dài hạn là hết sức quan trọng bởi lẽ nó mang tính quyết định đến việc cho vay vốn của ngân hàng. Công việc đó đòi hỏi khả năng phân tích, đánh giá và dự báo một cách chính xác của cán bộ thẩm định tín dụng về dự án đầu tư hay phương án sản xuất kinh doanh. Một sự đánh giá sai về dự án đầu tư của cán bộ tín dụng sẽ làm cho ngân hàng phải gánh chịu rủi ro tín dụng hay mất đi cơ hội đầu tư vào các dự án có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Việc thẩm định tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
- Hồ sơ xin vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo đúng chế độ quy định.
- Dự án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, ngân hàng áp dụng nguyên tắc cho vay theo thể lệ, chế độ quy định. Đồng thời dự án phải khả thi để đảm bảo sau khi cho vay ngân hàng sẽ thu được cả gốc và lãi đúng hạn. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn các dự án để cho vay.
3.2.3. Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ tín dụng.
Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất của mọi lĩnh vực đặc biệt là hoạt động tín dụng- một lĩnh vực tiềm ẩn đầy rủi ro. Nhằm đảm bảo chất lượng an toàn tín dụng, đủ nhân lực để đón bắt cơ hội kinh doanh mới thì việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng là nhiệm vụ cần thiết của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương Từ Sơn nói riêng.
Tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn đa số đội ngũ cán bộ đã có trình độ đại học và thường xuyên được tổ chức huấn luyện nghiệp vụ. Tuy nhiên trong thực tế do tính chất phức tạp của kinh tế thị trường đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có một kiến thức tổng hợp đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công tác tín dụng. Vì vậy ngay từ bây giờ Ngân hàng Công thương Từ Sơn cần phải tiến hành một số biện pháp sau:
+ Rà soát lại đội ngũ cán bộ tín dụng, kiên quyết loại trừ những người không đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm . Sắp xếp lại cán bộ tín dụng cho phù hợp với khả năng và thực lực của mỗi người. Đồng thời tiến hành tuyển chọn những cán bộ tín dụng mới có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
+ Tiếp tục và thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức mới, kinh nghiệm cho vay đến các cán bộ tín dụng, chủ yếu tập trung vào các kỹ năng đánh giá phân loại khách hàng và thẩm định dự án.
+ Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, thích đáng đối với người làm công tác tín dụng.
3.2.4. Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng:
Nhiệm vụ đặt ra là cán bộ tín dụng ngân hàng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay mà khách hàng đã vay của ngân hàng để thực hiện theo mục đích vay vốn, tránh tình trạng không quản lý được tình hình sử dụng vốn theo phương án xin vay. Mặt khác ngân hàng cũng phải biết rõ người đi vay làm thế nào để đưa ra được con số xin vay và phải yêu cầu người vay đưa ra bảng dự toán chi tiết của phương án xin vay vốn, đồng thời nghiên cứu kỹ tình hình thu chi tiền mặt tại đơn vị. Qua đó ngân hàng vừa tạo điều kiện giúp khách hàng thiếu vốn được vay sử dụng có hiệu quả và đồng thời mở rộng hoạt động tín dụng của mình trên cơ sở lợi nhuận và an toàn cao trong khi cho vay.
3.2.5. Đa dạng hoá loại hình cho vay trung và dài hạn.
Một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Công thương Từ Sơn vẫn nhỏ so với quy mô của ngân hàng chính là do hình thức tín dụng trung và dài hạn của Ngân Hàng còn quá đơn điệu. Từ trước đến nay Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn thường chỉ tập trung cho vay trực tiếp đầu tư theo dự án mua sắm máy móc thiết bị, xây lắp nhà xưởng, xây dựng công trình.
Trong thời gian tới Ngân hàng Công thương Từ Sơn có thể nghiên cứu và phát triển thêm một số hình thức tín dụng trung và dài hạn như cho vay hợp vốn, cho vay thuê tài chính, cho vay hợp tác theo chương trình cùng với các đối tác nước ngoài Bởi các hình thức này sẽ góp phần đem lại nhiều lợi thế hơn nữa cho ngân hàng. Cụ thể là:
Cho vay hợp vốn: Hình thức này đã từng được triển khai tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn nhưng hiện nay nó rất ít được chú ý sử dụng. Vì vậy, việc áp dụng hình thức này sẽ giúp ngân hàng có thể cho vay đối với những khách hàng có nhu cầu vốn vượt quá khả năng hoặc giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng, nhằm phân tán rủi ro, tăng cường mối quan hệ với các NHTM, các chi nhánh NHTM khác từ đó mở rộng thị phần hoạt động.Vì vậy, đây sẽ là một giải pháp rất hữu hiệu để nâng cao chất lương tín dụng trung và dài hạn trong hiện tại cũng như trong tương lai của Ngân Hàng..
Cho thuê tài chính:Việc áp dụng hình thức này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Nó đáp ứng tốt nhu cầu về vốn trung và dài hạn của nhiều loại khách hàng. Đồng thời, nó cũng giúp ngân hàng tránh được rủi ro do tài sản thế chấp mang lại, vì vậy đây cũng là một phương thức tài trợ thích hợp nên được áp dụng tại ngân hàng.
3.2.6. Đẩy mạnh công tác Marketing trong ngân hàng:
Marketing là khâu không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Đối với hoạt động ngân hàng có thể tiến hành hoạt động Marketing trước, trong và sau khi cho vay. Tư duy kinh doanh theo quan điểm Marketing còn thiếu vắng ở các NHTM Việt Nam, dẫn đến Marketing tuy bước đầu được ứng dụng trong hệ thống ngân hàng nhưng được thực hiện ở mức độ chưa cao do vậy mà chưa phát huy được hiệu quả đối với công tác này. Vì vậy, ngân hàng cần thực hiện những biện pháp sau để nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing.
- Cán bộ tín dụng cần chủ động tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, thường xuyên nắm bắt nhu cầu khách hàng tạo được mối quan hệ tín nhiệm, gắn bó trên cơ sở hài hoà lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng.
Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, từ đó Ban lãnh đạo hiểu được mong muốn của khách hàng để xây dựng riêng cho ngân hàng mình một chiến lược kinh doanh phù hợp.
3.2.7. Đẩy mạnh công tác huy động vốn trung và dài hạn:
Đây là một biện pháp trọng tâm bởi muốn nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn thì ngân hàng cần phải có nguồn vốn dồi dào để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngân hàng cần thực hiện tăng cường các biện pháp huy động vốn.
Để có thể làm được điều này Ngân hàng Công thương Từ Sơn nên đề ra các biện pháp trọng tâm như: mở rộng mạng lưới huy động vốn thông qua việc đa dạng các hình thức huy động vốn phù hợp với các tầng lớp dân cư nhằm thu hút triệt để mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nhân dân
3.3 Kiến Nghị:
3.3.1. Đối với Chính phủ.
- Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần tăng cường giám sát việc thực thi pháp lụât của các doanh nghiệp, đặc biệt là Bộ tài chính cần tăng cường hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác tránh tình trạng các doanh nghiệp đưa ra các thông tin sai lệch, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư của ngân hàng. Tăng cường việc thực hiện chế độ kiểm toán đối với các doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm của các ngành có liên quan như: cơ quan kiểm toán, cơ quan định giá tài sản trong việc định giá tài sản đảm bảo nợ vay, đó là chính sách về nhà đất, tài sản khác
- Từng bước sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng Thương mại nhằm tăng cường năng lực về tài chính và khả năng hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập. Bởi hệ thống tài chính- tiền tệ là nền tảng căn bản cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của nền kinh tế. Sự yếu kém của hệ thống tài chính - tiền tệ không những dễ dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống mà còn làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, có thể là mầm mống phát sinh khủng hoảng kinh tế.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.
Thứ nhất: Là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, có chức năng quan trọng là thực hiện hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia. Trong từng thời kỳ cần đề ra các công cụ về định hướng và chiến lược hoạt động đúng đắn theo các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Thứ hai: Tăng cường công tác Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nướcđối với các ngân hàng. Xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát hệ thống ngân hàng có hiệu quả và độ an toàn cao nhất.Tạo điều kiện nâng cao trình độ quản trị kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại, đảm bảo cho toàn ngành hoạt động theo đúng pháp luật.
Thứ ba: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng với mục tiêu đảm bảo an toàn cho hoạt động của toàn hệ thống. Vì vậy, trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước phải thu thập đầy đủ thông tin từ các doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin cần thiết cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng có quyết định đúng đắn trong hoạt động tín dụng. Thông qua những thông tin cần thiết được cung cấp về khả năng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, khả năng hoàn trả vốn vay của các doanh nghiệp qua đó các ngân hàng sẽ lường được những rủi ro trong hoạt động tín dụng.
3.3.3. Đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam:
+ Cần Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, cung cấp thông tin tín dụng cho các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngân hàng Công thương Việt Nam có nhiều khả năng so với các chi nhánh của mình trong việc thu thập, phân tích và xử lý các thông tin tín dụng. Ngân hàng Công thương Việt Nam cần cung cấp thêm cho các chi nhánh của mình các thông tin về hoạt động của ngành như lợi tức, lợi nhuận bình quân, thông tin về trình độ khoa học công nghệ của ngành, chủ trương chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, các mối quan hệ của khách hàng với các chi nhánh khác trong và ngoài hệ thống.
+ Nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống, Ngân hàng Công thương Việt Nam cần quan tâm bồi dưỡng không chỉ những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các chi nhánh mà còn cần phải tăng cường mở rộng việc đào tạo kiến thức và trình độ chuyên môn cho các cán bộ. Có thể áp dụng nhiều loại hình đào tạo khác nhau để nâng cao trình độ cán bộ, đồng thời cung cấp đầy đủ các tài liệu văn bản pháp quy, các cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ tín dụngcho các chi nhánh để cán bộ các chi nhánh tự học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn.
3.3.4 Đối với ngân hàng công thương Từ Sơn:
Thực hiện chủ trương mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp nhà nước gắn với việc thực hiện các hình thức bảo đảm tiền vay. Xoá bỏ hình thức tín chấp như hiện nay trong quan hệ tín dụng với doanh nghiệp nhà nước.
- Nghiên cứu và chấp nhận các bảo lãnh khác để bảo đảm cho khoản vay của doanh nghiệp nhà nước như bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh bằng các thư tín dụng không huỷ ngang.
- Tích cực và chủ động giúp doanh nghiệp tìm kiếm các dự án khả thi và các nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài. Tư vấn cho khách hàng hồ sơ, tính khả thi các thủ tục cần có. Đây là một nghiệp vụ hoàn toàn mới mẻ mà bất cứ một Ngân hàng nước ngoài hiện đại nào cũng có Việt Nam chưa có. Tư vấn kinh doanh giúp nhà Ngân hàng và doanh nghiệp hiểu nhau hơn nữa, Ngân hàng thực sự trở thành bạn đồng hành của doanh nghiệp.
-- Mở rộng cho vay đồng tài trợ đối với dự án đòi hỏi vốn lớn, thời gian thực hiện dài để không bị bế tắc khi dự án vượt mước tối đa một Ngân hàng có thể cho một khách hàng vay và đồng thời Ngân hàng thực sự trở thành người bạn đồng hành của doanh nghiệp.
- Tăng cường đào tạo cán bộ Ngân hàng. Đặc biệt là khả năng thẩm định dự án đầu tư để xét duyệt các phương án xin vay mang lại hiệu quả cao. Đồng thời là công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chống quan liêu, tham nhũng trong ngành Ngân hàng. Kiên quyết xử lý những cán bộ có biểu hiện tiêu cực.
Kết Luận
Nền kinh tế nước ta đang chuyển biến đi lên từng ngày đòi hỏi các Ngân hàng Thương mại phải không ngừng đổi mới để phù hợp với xu thế đó. Hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung cũng như hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng của các Ngân hàng Thương mại là vấn đề mang tính chất chiến lược và lâu dài. Vấn đề này không chỉ mang ý nghĩa quan trọng đối với từng Ngân hàng Thương mại mà nó còn có ý nghĩa đối với cả hệ thống ngân hàng cũng như trong sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, để giải quyết được vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cần có sự nỗ lực của mỗi người và của tập thể ngân hàng.
Qua nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Từ Sơn ta thấy do ngân hàng mới thành lập nên tín dụng trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay cũng như trong dư nợ. Để tăng hiệu quả và mở rộng tín dụng trung và dài hạn thì chi nhánh cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường và từng dự án có hiệu quả kinh tế cao,khả năng tài chính cao,.Chi nhánh cần phải tăng hoạt động cho vay trung và dài hạn vì đây là một lĩnh vực có khả năng sinh lời cao tuy nhiên chi nhánh cần giám sát trong quá trình cho vay và thu nợ để từ đó có thể mở rộng tín dụng song song với định lượng rủi ro một cách chính xác.Có chính sách thu hút khách hang hợp lý để thu hút được nhiều vốn,mở rộng quan hệ cho vay đảm bảo cho vay đúng hướng đúng mục đích có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế xã hội giảm thiểu rủi ro phát sinh.Bên cạnh đó cần phải lien tục nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng để đảm bảo làm việc có hiệu quả cùng với việc tăng doanh số cho vay trung và dài hạn.
Để góp phần vào công cuộc Công nghiệp hoá-hiện đại hoá của đất nước thì các ngân hàng nói chung và ngân hàng công thương Từ Sơn nói riêng cần có sự đổi mới và hoàn thiện về mọi mặt hơn nữa để phát triển và tận dụng thời cơ một cách triệt để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.Chi nhánh ngân hàng công thương Từ Sơn đã và đang góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
Tài liệu tham khảo
Bộ chính trị :Nghị quyết ban chấp hành trung ương 6 khoá VIII,NXB chính trị quốc gia,Hà Nôi,1998.
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam :Nghị định số 178/199/9/NĐ-CP của chính phủ về đảm bảo tiền vay của TCTD
Giáo trình Marketing ngân hàng –NXB Thống kê
Giáo trình Ngân hàng thương mại –DH KTQD HN
Giáo trình tín dụng ngân hàng-NXB Thống kê HN-2001
Thống đốc ngân hàng nhà nước :chỉ thị số 14 /CT-NHI về thực hiện các biện pháp cấp bách đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng.
Sổ tay tín dụng ngân hang.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam:Luật các tổ chức tín dụng,NXB CTQD HN.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Từ Sơn 2006-2007.
Các ký hiệu
DNNN..Doanh nghiệp nhà nước.
NHTM...Ngân hàng thương mại
DNNQD.Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
CNH-HDH.Công nghiêph hoá -hiên đại hoá
NHCT.Ngân hàng công thương
TNHHTrách nhiệm hữu hạn
XNK..Xuất nhập khẩu
VND..Việt Nam đồng
NHCTVN..Ngân hàng công thương Việt Nam
NHNNNgân hàng nhà nước
BHXH.Bảo Hiểm Xã Hội
BHYT.Bảo hiểm y tế.
TSCD.Tài sản cố định
NHTMCP..Ngân hang thương mại cổ phần
XLRR.xử lý rủi ro
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7706.doc