Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Ðiện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 6

- Ngay từ ngày thành lập, công ty được giao nhiệm vụ xây dựng nhiều công trình xây lắp điện và công trình dân dụng, tiêu biểu như công trình Thủy điện Drây H’linh, đây là công trình nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân sinh của đồng bào các dân tộc tỉnh ĐakLak. - CBCNVC-LĐ của Công ty cũng như Xí nghiệp đã không quản ngại xa xôi, vất vả, hăng hái đến với núi rừng Tây Nguyên và lần đầu tiên tiếp cận với các thiết bị thủy điện của Tiệp Khắc và CHDC Đức, cán bộ, kỹ sư và công nhân đã ngày đêm nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm cùng chuyên gia lăn lộn trên công trường, đặc biệt là tự gia công chế tạo tuyến năng lượng, buồng xoắn tua bin, thi đua hoàn thành từng hạn mục công trình. Vinh dự đến với những người thợ trong thời gian thi công Nhà máy, Đồng chí Đỗ Mười lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm hỏi và động viên CBCNVC-LĐ, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ĐakLak cũng thường xuyên đến động viên cả về tinh thần và vật chất đối với người thợ xây dựng Công ty.

doc58 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Ðiện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình, năng động sáng tạo dưới sự lãnh đạo của ban chấp hành đảng uỷ, ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Lãnh đạo các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị sản xuất trực thuộc, các tổ đội công trường là một khối đoàn kết thống nhất, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp đó gúp phần không nhỏ vào việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ kế hoạch trong sản xuất kinh doanh. 1.4.2.2 Đội ngũ: Một doanh nghiệp tạo dựng lòng tin bằng sức trẻ, trí tuệ và sự vượt trội so với các đơn vị chuyên ngành khác, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển hệ thống lưới điện quốc gia trong những năm gần đây. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thợ bậc cao nhiều kinh nghiệm có trách nhiệm giúp đỡ, kèm cặp thợ mới vào nghề và thực tế chứng minh, qua nhiều công trình như: Trạm biến áp 500 kV Nho Quan (Ninh Bình), 220 kV Hoành Bồ (Quảng Ninh), 110 kV Trảng Bàng (Tây Ninh), 110 kV Ninh Trung 1 (Thủ Đức - TPHCM), CBCNV trong đơn vị đã trưởng thành nhanh chóng 1.4.2.3 Quá trình CNH – HĐH dất nước: Với sự phát triển kinh tế của đất nước, với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đã thúc đẩy các nghành kinh tế phát triển, đặc biệt là về xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và nâng cấp các công trình nhà máy từ đó đó tạo cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung, Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6 nói riêng một thị trường xây dựng đa dạng và rộng khắp, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp diễn ra liên tục. 1.4.3 Những khó khăn: 1.4.3.1 Khó khăn trong cớ chế mới - Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế mới, Nhà nước có nhiều văn bản, quy đinh trong quản lý xây dựng cơ bản, cơ chế giao kế hoạch đã được cơ chế đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu chính vì vậy sự cạnh tranh giữa các Nhà thầu ngày càng gay gắt, nhất là trong giai đoạn mới và mở cửa. Các nhà thầu ngày càng nhiều về số lượng và mạnh về chất lượng,các nhà thầu trong nước cũng đã là một thách thức song bên cạnh đó là các nhà thầu nước ngoài họ rất mạnh về vốn và kỹ thuật. Đó là một thách thức không nhỏ đối với Công ty cũng như Xí nghiệp trong giai đoạn mới này. 1.4.3.2 Sự biến động về giá Bất động sản và giá vật tư - Một vấn đề nan giải và cố hữu luôn làm cho Xí nghiệp đau đầu trong các công trình đó chính là vấn đề đền bù và giải phóng mặt bằng. Cụ thể như khi Xí nghiệp trúng thầu trong thời điểm này thì giá Bất động sản đang ở một mức nào đó nhưng khi thực hiện thì giá Bất động sản đã ở một mức khác. Ngoài ra việc di dời và giải tỏa các hộ gia đình trong vùng quy hoạch thường bị kéo dài, đây cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng lớn tới tiến độ thi công và việc thực hiện kế hoạch công trình - Với đặc thù là ngành xây lắp phụ thuộc rất nhiều và nguồn nguyên vật liệu. Do đó sự biến động về giá vật tư là những ảnh hưởng khó thể lường trước trong các công trình.Cũng giống như giá Bất động sản thì trong giai đoạn trúng thầu và giai đoạn thì công không phải lúc nào giá vật tư cũng giữ ổn định. Nhất là trong giai đoạn hiên nay sự biến động về giá, sự bất ổn định của vật tư luôn là những biến đổi khó lường cho Xí nghiệp. Đó là những khó khăn khách quan mà nhiều công trình Xí nghiệp đã phải bù lỗ. - Nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng chủ đầu tư chưa thanh toán, dẫn đến phải chịu lãi vay ngân hàng ngày càng lớn, trong khi muốn thi công các dự án điện, doanh nghiệp phải có tiềm lực mạnh... 1.4.3.3 Cạnh tranh: - Do sự cạnh tranh gay gắt của nhiều Nhà thầu cho nên thị trường bị thu hẹp lại rất nhiều. Ngày nay, canh tranh không chỉ diễn ra giữa các nhà thầu trong nước mà còn có sự góp mặt của các doanh nghiệp nước ngoài, họ mạnh về trang thiết bị công nghê và kỹ thuật. Họ có đủ khả năng để đảm nhận những công tình lớn và khó đó là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Một điều khó khăn nữa là ngày nay không còn cớ chế phân phát cho xin, giao khoán như trước, trước đây các doanh nghiệp thường được nhà nước giao cho các công trình và thường không phải thông qua đấu thầu. Thì ngày nay để có được các công trình thì các doanh nghiệp đều phải tranh thầu. Vì vậy mún tồn tại và phát triển được các doanh nghiệp phải đổi mới và hoàn thiện mình CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN 4 XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 6. 2.1 Thực Trạng Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh Tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp Xây lắp Số 6. 2.1.1 Tình hình tổ chức quản lý vốn kinh doanh của Xí nghiệp 2.3.1.1 Cơ cấu vốn kinh doanh tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp xây lắp Số 6. Vốn kinh doanh luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng. Thông qua số liệu trong ( biểu 01 ) có thể thấy được cụ thể cơ cấu vốn kinh doanh tại Xí Nghiệp Xây lắp Số 6 trong 4 năm 2004 và 2007. Biểu 01: Cơ cấu Vốn kinh doanh của Xí nghiệp từ năm 2004 – 2007 Chỉ tiêu 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07 số tiền (đồng) % số tiền (đồng) % số tiền (đồng) % số tiền (đồng) % Vốn cố định 2,064,838,370 64,1 2,001,647,954 63,5 1,915,134,460 62,4 1,804,090,908 61 Vốn lưu động 1,152,722,512 35,8 1,152,722,512 36,5 1,152,722,512 37,5 1,152,722,512 39 Tổng VKD 3,217,560,882 100 3,154,370,466 100 3,067,856,972 100 2,956,813,420 100 Căn cứ vào biểu trên ta thấy: trong cơ cấu vốn kinh doanh của Xí Nghiệp xây lắp Số 6, vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn lưu động. Cụ thể như sau: Năm 2004, tổng số vốn kinh doanh của Xí nghiệp là 3,217,560,882 đồng trong đó vốn cố định là 2,064,838,370 chiếm 64,1%, vốn lưu động là 1,152,722,512 đồng chiếm 35,8% tổng số vốn kinh doanh. Năm 2005, trong 3,154,370,466 đồng vốn kinh doanh có 2,001,647,954 đồng vốn cố định chiếm 63,5% và 1.152.722.512 đồng vốn lưu động chiếm 36,5%. Tiếp theo năm 2006, số vốn kinh doanh là: 3,067,856,972 đồng thì Vốn cố định chiếm 1,915,134,460 chiếm 62,4%, Vố lưu động có 1.152.722.512 chiếm 37,5%. Và trong năm 2007, số vốn kinh doanh 2,956,813,420 đồng trong đó vốn cố định chiếm 1,804,090,908 tương đương với 61%, còn vố lưu động có 1.152.722.512 chiếm 39%. Cơ cấu vốn kinh doanh của một doanh nghiệp chịu sự chi phối của đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp xây lắp Số 6 là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng với nghề chủ yếu là xây dựng các công trình điện - công nghiệp và xây dựng dân dụng. Do hoạt động Xí nghiệp diễn ra trên khắp cả nước, chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài, và thường Xí nghiệp phải ứng ra một lượng vốn lớn mà chủ yếu là vốn lưu động để tiến hành mua nguyên vật liệu, chi trả chi phí nhân công ... để phục vụ các công trình. Vốn của Xí nghiệp thường chỉ được thu hồi khi hết chu kỳ sản xuất tức là khi các công trình đã hoàn thành và quyết toán. Như vậy, cơ cấu vốn kinh doanh hiện nay của Xí nghiệp là chưa thật sự hợp lý đối với cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngành xây dựng. Tổng số vốn kinh doanh của Xí nghiệp trong hai năm 2004 - 2007 biến động theo xu giảm về quy mô vốn. Cụ thể, vốn kinh doanh tại thời điểm 31/12/2007 so với cùng kỳ năm 2006 đã giảm 111.043.552 đồng, nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng vốn lưu động không thay đổi 1.152.722.512 đồng, trong khi đó vốn cố định giảm 111.043.552 đồng. 2.3.2 Cơ cấu vốn kinh doanh của Xí nghiệp Để có vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Tình hình tổ chức huy động vốn của Xí nghiệp được thể hiện như sau ( Biểu 02 ): Biểu 02: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp xây lắp Số 6 trong 4 năm từ năm 2004 – 2007 Chỉ tiêu 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07 Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) I. Nợ phải trả 44,413,953,508 29,193,166,840 21,419,822,724  25,322,608,256 1. Nợ ngắn hạn 44,390,824,763 29,172,457,982 21,418,103,175  24,660,723,816 2. Nợ dài hạn 23,128,745 20,708,858 1,719,549  661,884,440 II.Vốn chủ sở hữu -9,738,997,963 -1,398,142,939 -530,084,341  74,406,078 1.Nguồn vốn CSH -9,615,186,855 -1,252,278,231 -384,219,633  220,270,786 2. Nguồn KP,Quỹ khác -123,811,108 -145,864,708 -145,864,708  -145,864,708 Tổng nguồn vốn  34,647,955,545 27,795,023,901 20,889,738,383  25,397,014,334 Qua số liệu ở biểu đồ trên ta thấy: Tổng nguồn vốn của Xí nghiệp vào thời điểm 30/12/2007 là 25,397,014,334 đồng tăng 4,507,275,950 đồng ứng với tỷ lệ 17,79 % so với năm 2006. Cụ thể : Năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp là 74,406,078 đồng chiếm 0,29% trong tổng nguồn vốn, tăng 74,936,162 đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên trong năm là do Xí nghiệp đã bổ sung thêm vốn từ lợi nhuận để lại. Đến cuối năm 2007 vốn bổ sung của Xí nghiệp là 1,789,403,252 đồng giảm so với cùng kỳ năm trước 96,163,004 đồng. Còn trong các năm từ 2004 – 2006 tổng nguồn vốn luôn nhỏ hơn nợ phải trả, đó là do Vốn chủ sở hữu luôn trong tình trạng âm, trong năm 2004 là: -9,738,997,963 đồng, năm 2005 là: -1,398,142,939 đồng và năm 2006: -530,084,341 đồng. Nợ phải trả của Xí nghiệp vào thời điểm 31/12/2007 là: 25,322,608,256 đồng tăng 3,902,785,530 đồng ứng với tỷ lệ tăng 102,33%. Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm 97,38%%, nợ dài hạn với giá trị là 661,884,440 đồng chỉ chiếm 2,62% tổng nợ phải trả. Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm : Vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước...sự biến động của chúng có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Xí nghiệp qua ( biểu 03 ), cho thấy sự biến động cụ thể của từng khoản mua trong nợ ngắn hạn. Biểu 03: Cơ cấu Nợ ngắn hạn của Xí nghiệp: Chỉ tiêu 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07 Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Nợ Ngắn Hạn  44,390,824,763  100 29,172,145,982  100  21,418,103,175 100 24,660,723,816  100 1.Vay và nợ ngắn hạn  12,718,150,438  28,65  6,666,182,297  22,28  6,691,030,598  21,24 6,026,421,824 24,43 2.Phải trả người bán  10,106,312,651 22,77  5,760,835,193   19,73 11,648,254,653  54,38 4,139,379,877 16,78 3.Người mua trả tiền trước  402,261,371 0,9  330,092,411  1,13 2,996,581,184  13,99 1,386,438,203  5,62 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước  1,108,770,316  2,5  249,667,923  0,85 1,410,129,537  6,58 348,014,180  1,41 5.Phải trả công nhân viên  3,297,580,410  7,42 178,898,235  0,61 796,487,647  3,72 973,867,737  3,94 6. Chi phí phải trả  1,773,637,718  4,0  5,722,368,353  19,6  5,083,866,614 23,73 5,264,434,333 21,34 7.Phải trả cho các đơn vị nội bộ  14,798,486,281  33,33  10,254,413,570  35,28  -7,208,247,058  -23,64 6,267,761,058 25,41  8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD -  -  -  - -  - -  - 9.Các khoản phải trả phải nộp khác  185,625,578  0,43  -  - -  -  254,406,604  1,06 Trong cơ cấu nợ ngắn hạn thì chủ yếu là khoản vay ngắn hạn và nợ phải trả cho các đơn vị nội bộ. Tính đến ngày 31/12/2007 tổng nợ vay ngắn hạn là 6,026,421,824 đồng chiếm tỷ trọng 24,43% tăng 3,19% so với năm 2006, nhưng sô tiền phải trả giảm so với năm 2006 là: 664,608,774 đồng. Trong năm 2004 với nợ ngắn hạn là 44,309,824,763 đồng trong đó vay ngắn hạn là 12,718,150,438 đồng chiếm 28,65% nợ ngắn hạn. Đây cũng là năm Xí nghiệp có nhiều công trình thi công nên cần một lượng vốn lớn. Tổng trị giá khoản phải trả cho người bán năm 2007 là: 4,139,379,877đồng chiếm tỷ trọng 16,78% giảm 7,508,874,773 đồng ứng với tỷ lệ giảm 37,6% so với cùng kì năm trước. Giảm tương ứng 1,621,455,316 đồng, và 5,966,932,73 đồng so với các năm 2005 và 2004. Khoản người mua phải trả tiền trước năm 2007 là 1,386,438,203 đồng chiếm 5,62%, tổng nợ ngắn hạn giảm 1,086,780,085 đồng với tỷ lệ giảm 8,28% so với năm 2006. Song so với 2 năm 2005 và 2004 thì khoản tiền này lại tăng tương ứng là 1,056,345,792 đồng, và 984,176,832 đồng ứng với tỷ lệ tăng là :4,49% và 4,72% Khoản phải trả phải nộp khác năm 2007 là 254,406,604 đồng chiếm tỷ trọng 1,06% so với 2 năm 2006 và 2005 là không có biến động. Và tăng 68,835,026 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là : 0,63% so với năm 2004. Các khoản phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ ngắn hạn, cụ thể là trong các năm 2004 là : 33,33%, 2005 là: 35,28% và năm 2007 là: 25,41% đây là điều đáng lưu ý trong Tổng nợ ngắn hạn của Xí nghiệp. Trị giá các khoản thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước cả đầu và cuối năm đều nhỏ hơn 0, chứng tỏ công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Như vậy, đánh giá một cách tổng quát ta thấy: Trong năm 2007 tổng số nợ ngắn hạn của Xí nghiệp tăng so với năm 2006 chủ yếu là do tăng khoản vay ngắn hạn. Cơ cấu vốn kinh doanh phân theo vốn cố định và vốn lưu động nhìn chung là chưa hợp lý, chưa phù hợp với đặc điểm của một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng. Tình hình tài chính của Xí nghiệp là tương đối lành mạnh. Toàn bộ nguồn vốn thường xuyên được tài trợ bởi nguồn dài hạn, đảm bảo cho Xí nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Quy mô sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tăng rất nhanh nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu vốn ổn định do Xí nghiệp đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau . 2.3.3 Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp 2.3.3.1 Phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn cố định Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh. Đây là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các Tài sản cố định trên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của Tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Xem xét việc sử dụng vốn cố định của Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Lắp Điện 4 – Xí Nghiệp xây lắp Số 6 trước hết cần xem xét kết cấu tài sản cố định của Xí nghiệp.( Biểu 04 ) * Kết cấu tài sản cố định của Xí nghiệp: ( trang bên ) Biểu 04 : Kết cấu Tài sản cố định của Chi Nhánh Công Ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 – Xí Nghiệp xây lắp Số 6 Tên TSCĐ 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07 1. TSCĐ Hữu hình 3,056,263,874 2,525,842,830 2,060,229,587 2,514,541,057 * Nguyên giá 7,738,227,460 6,209,224,568 5,814,246,468 6,843,809,790 *Giá trị hao mòn lũy kế 4,681,963,586 3,683,381,738 3,754,016,581 4,329,268,733 2. TSCĐ Thuê TC - - - - * Nguyên giá - - - - *Giá trị hao mòn lũy kế - - - - 3. TSCĐ Vô hình - - - - * Nguyên giá - - - - *Giá trị hao mòn lũy kế - - - - 4. Chi phí XDCB DD 370,546,275 - 190,368,145 - * Nguyên giá - - - - 5. TỔNG TSCĐ 3,426,810,149 2,525,842,830 2,250,597,732 2,514,541,057 Nguyên giá của TSCĐ hữu hình qua các năm như sau : năm 2007 là : 6,843,809,790 đồng tăng 1,029,563,322 đồng so với năm 2006, tăng 643,585,222 đồng so với năm 2005 và giảm 89,017,670 đồng so với năm 2004. Tuy nhiên nếu chỉ xem xét tài sản cố định trên cơ sở nguyên giá thì chưa đúng đắn về tình hình tài sản cố định của Xí nghiệp. Vì trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn làm giảm năng lực sản xuất của chúng. Tài sản bị hao mòn đến một lúc nào đó thì không thể sử dụng được nữa. Để quản lý tốt vốn cố định, Doanh nghiệp cần phải trích khấu hao tài sản cố định. Số tiền trích khấu hao phải đúng bằng số hao mòn thực tế của tài sản cố định mà chúng chuyển dịch vào giá trị sản phẩm taọ ra trong kỳ. Dưới đây ta đi phân tích tình hình khấu hao và giá trị còn lại của tài sản cố định của công ty năm 2007 (Biểu 05 ). Số tiền khấu hao luỹ kế đến thời điểm đánh giá Hệ số hao mòn của TSCĐ= Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá Hệ số này phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định ở thời điểm đánh giá so với thời điểm ban đầu. Nếu hệ số càng cao chứng tỏ rằng tài sản cố định đã trở nên cũ kỹ và lạc hậu, năng lực sản xuất không còn hoặc là còn rất ít, Xí nghiệp cần có kế hoạch để đầu tư sản xuất, còn ngược lại nếu hệ số này thấp thì chứng tỏ năng lực sản xuất kinh doanh của tài sản cố định còn cao. Biểu 05 :Hệ số hao mòn của TSCĐ năm 2007 Tên TSCĐ HH Hệ số hao mòn TSCĐ 1.Máy móc thiết bị 0,24 2.Thiết bị văn phòng 0,44 3.Phương tiện vận tải 0,12 4.Nhà cửa vật chất 0,20 Theo số liệu ở ( biểu 05 ) cho thấy, đến ngày 31/12/2007 thì hệ số hao mòn của: -Máy móc thiết bị đưa vào sản xuất có hệ số hao mòn vào cuối năm 2007 là 0,24 nghĩa là máy móc khấu hao hết 24% so với nguyên giá, giá trị còn lại của máy móc thiết cuối năm 2007 là 1.021.270.521 ứng với tỷ lệ 76% so với nguyên giá . Mức trích khấu hao như vậy chứng tỏ năng lực sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp còn ở mức khá cao. Mặc dù trong năm Xí nghiệp phải tiến hành thi công nhiều công trình xây dựng nhưng do hệ thống máy móc được trang bị một cách đồng bộ với công nghệ tiên tiến giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi nên tránh được hao mòn đối với các loại máy móc thiết bị có giá trị lớn. -Thiết bị văn phòng có hệ số hao mòn tương đối cao 0,44 với số tiền khấu hao luỹ kế là 191.488.382 đồng với giá trị còn lại là 119.238.865 đồng ứng vơí tỷ lệ 55,54% với nguyên giá. -Hệ số của phương tiện vận tải là 0,12 với số tiền khấu hao luỹ kế là 538.090.059 đồng, giá trị còn lại của phương tiện vận tải là 1.054.421.815 ứng với 84% so với nguyên giá. -Hệ số hao mòn của nhà cửa vật chất kiến trúc là 0,20 ứng với số tiền hao mòn luỹ kế là 499.360.660 đồng. Tức là trong năm 2007, nhà cửa vật chất kiến trúc của Xí nghiệp đã khấu hao hết 24% so với nguyên giá. 2.3.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn cố định là nhân tố tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến khả năng bảo toàn vốn của Xí nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận trên một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp cần xem xét một số chỉ tiêu ở (biểu 06). Qua đó ta thấy: Biểu 06: Hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Xí nghiệp từ năm 2004 - 2007 Các chỉ tiêu đánh giá 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07 1. Hiệu suất sử dụng VCĐ  18,46  14,33  27,9 24,1 2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ  14,5  11,76  23,6 17,3 3. Tỷ suất lợi nhuận  -1,29  -0,145  0,6 0,41 -Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp năm 2006 là 27,9 nghĩa là cứ 1 đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo đưọc 27,9 đồng doanh thu thuần nhưng sang năm 2007 hiệu suất sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp lại giảm xuống còn 24,1 đồng doanh thu thuần giảm 3,8 đồng so với năm 2006 ứng với tỷ lệ giảm 13,62%. Tuy nhiên so với 2 năm 2005 và 2004 thì hiệu suất sử dụng VCĐ lại lớn hơn cụ thể: so với năm 2005 thì tăng 9,77 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 40,5%, và tăng 5,54 đồng ứng với tỷ lệ là tăng 39,83% so với năm 2004. -Hiêụ suất sử dụng tài sản cố định: Năm 2007 hiệu suất sử dụng tài sản cố định cả Xí nghiệp lại giảm so với năm 2006. Trong năm 2006, cứ một đồng tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất thì tạo ra được 23,6 đồng doanh thu thuần, nhưng sang năm 2007 thì 1 đồng tài sản cố định chỉ tạo đựơc 17,3 đồng doanh thu thuần giảm 6,3 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 26,69%. Nguyên nhân giảm hiệu suất sử dụng tài sản cố định là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của nguyên giá tài sản cố định bình quân. Trong khi đó thì hiệu suất sử dụng TSCĐ của năm 2007 lại cao hơn hiệu suất sử dụng TSCĐ của 2 năm 2005 và 2004. Trong năm 2005 thì 1 đồng tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất chỉ tạo đựơc 11,76 đồng doanh thu thuần, còn năm 2004 thì chỉ tạo ra được 14,5 đồng doanh thu thuần. -Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,19 với tỷ lệ giảm tương ứng 31,67%. Nếu năm 2006 tỷ suất lợi nhuận vốn cố định là 0,6 nghĩa là cứ 1 đồng vốn cố định bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,6 đồng lợi nhuận sau thuế thì sang đến năm 2007 cứ 1 đồng vố cố định bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra được 0,4 đồng lợi nhuận sau thuế.Nhưng trong 2 năm 2005 và 2004 thì tỷ suất lợi nhuận lại âm nghĩa là khi đem 1 đồng vốn cố định bình quân tham gia vào quá trình sản xuất thì lợi nhuận sau thuế thu được có giá trị nhỏ hơn không. Tóm lại, trong năm 2007 hiệu quả của việc quản lý và việc sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp Xây lắp số 6 kém hơn năm 2006 điều đó thể hiện ở một số chỉ tiêu mà chúng ta vừa phân tích. Mặc dù trong năm 2007, công ty có quan tâm đầu tư thêm một số tài sản cố định nhưng những tài sản này chưa được tận dụng để phát huy được hết công suất phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. 2.3.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu sau ( Biểu 08) Biểu 08 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động từ năm 2004 - 2008 Chỉ Tiêu 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07 1. Số vòng quay hàng tồn kho ( vòng ) 3,42 2,56 0,75 2,42 2.Vòng quay các khoản thu ( vòng ) 5,12 4,64 5,04 8,82 3. Vòng quay VLĐ (vòng) 33,07 24,90 46,38 37,78 4. Kỳ luân chuyển VLĐ (ngày ) 191 170 278 198 5. Hàm lượng VLĐ ( % ) 0,03 0,04 0,021 0,026 6. Tỷ suất LN VLĐ ( % ) -2,32 -0,25 1,008 0,64 -Số vòng quay hàng tồn kho của Xí nghiệp trong năm 2007 là 0,75 vòng, cuối năm 2007 là 2,42 vòng làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng từ 82 ngày vào đầu năm lên 192 ngày vào cuối năm. Sở dĩ vòng quay hàng tồn kho giảm là do doanh thu thuần giảm với tốc độ 18,55% trong khi hàng tồn kho bình quân lại tăng với tốc độ 50,64%. Mặc dù số vòng quay của hàng tồn kho giảm nhưng vốn lưu động vẫn bị ứ đọng bởi vì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên khá nhiều 154,55% do một số công trình chưa được quyết toán. Vì vậy đòi hỏi Xí nghiệp phải có biện pháp thiết thực để giải phóng bộ phận vốn lưu động bị ứ đọng, đẩy nhanh hơn nữa vòng quay hàng tồn kho, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vòng quay các khoản thu năm 2006 là 5,04 vòng, năm 2007 tăng lên đến 8,82 vòng. Như vậy năm 2007 vòng quay tăng lên 3,78 vòng làm chu kỳ thu tiền trung bình giảm từ 120 ngày xuống còn 68 ngày. Điều này chứng tỏ rằng trong năm qua công ty đã rất cố gắng trong kế hoạch thu hồi công nợ, mặc dù chỉ tiêu nợ phải thu của công ty vẫn tăng lên ( về số tuyệt đối là 20,659,113,149 ( đồng ). Vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động: Doanh thu thuần của công ty năm 2007 là 43,549,721,861 đồng giảm so với năm 2006 là 9,919,042,440 đồng ứng với tỷ lệ giảm 18,55%, vòng quay vốn lưu động lại giảm 8,6 vòng so với năm 2006. Điều này là do vốn lưu động bình quân trong các năm không có biến động nhưng tốc độ của doanh thu giảm từ 50,019,105,889 đồng năm 2006 xuống còn 43,569,356584 đồng năm 2007 vì vậy kéo theo kỳ luân chuyển vốn lưu động( hay số ngày một vòng quay vốn ) giảm từ 278,99 ngày xuống 198,76 ngày với tỷ lệ giảm 71,24% so với năm 2006. Hàm lượng vốn lưu động: Vì vốn lưu động bình quân không tăng trong các năm (1,152,722,512 đồng ) trong khi đó doanh thu thuần lại giảm .Nếu năm 2006 chỉ với 0,021 đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần thì đến năm 2007 phải cần 0,026 đồng mới tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần. Còn trong 2 năm 2005 và 2004 thì cần tương ứng là: 0,04 và 0,03 đồng mới tạo ra được 1 đồng doanh thu. Về tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động là 1,008 % có nghĩa là cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia sản xuất sẽ tạo ra được 1,008 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận giảm xuống còn 0,64% nghĩa là cứ 1 đồng tham gia vào quá trình sản xuất thì tạo ra được 0,64 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động trong năm 2007 so với năm 2006 giảm là do trong năm 2007 lợi nhuận sau thuế giảm 424,497,473 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 36,51. Tóm lại có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp năm 2007 không tốt bằng năm 2006. 2.3.3.4 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta xem xét ( biểu 09 ). Qua đó ta thấy: Biểu 09 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp từ năm 2004 - 2008 Chỉ Tiêu 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07 1. Tỷ suất LN VKD -0,79 -0,32 0,378 0,249 2. Tỷ suất LN VCSH -0,45 -0,26 0,28 0,22 3. Vòng quay VKD 11,30 8,48 17,42 14,72 Trong năm 2007, tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh so với năm 2006 giảm chỉ còn 0,249. Tức là 1 đồng vố bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,249 đồng lơi nhuận. Việc giảm tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là khuyết điểm của Xí nghiệp do hậu quả từ hoạt động kinh doanh chưa thực xứng đáng với quy mô đầu tư bỏ ra của Xí nghiệp. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp trong năm qua cũng giảm xuống. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong năm 2006 là 0,28 giảm xuống còn 0,22 vào năm 2007, tức là giảm 0,06 đồng tính trên 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra giảm 21,43%. đây là dấu hiệu không tốt, nó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp không cao. Hơn nữa trong năm qua hệ số vốn chủ sở hữu lại giảm xuống (từ 8,16% xuống 4,82%) cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Xí nghiệp kém hơn so với năm trước. Nguyên nhân chính của việc các chỉ tiêu trên giảm là do vòng quay vốn kinh doanh giảm. Trong năm 2007, vòng quay vốn kinh doanh chỉ đạt 14,72 vòng giảm 15,49% so với năm trước. Việc vòng quay giảm là do nhiều công trình xây dựng dở dang chưa được quyết toán. Như vậy nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong năm 2007 giảm sút so với năm 2006 mà nguyên nhân chủ yếu là do có những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh. Trong năm tới, Xí nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc khắc phục những tồn tại để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XẤY LẮP ĐIỆN 4 – XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 6. 3.1 Định Hướng Phát Triển Tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Ðiện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 6 Trong Thời Gian Tới. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường với nhiều cơ hội và thách thức mới, yêu cầu của thị trường cũng ngày càng đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung, Công ty cổ phần Thiờn Tõn nói riêng phải có sự đầu tư lớn về mặt kỹ thuật công nghệ, đầu tư lớn về vốn... Để đứng vững trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ban lãnh đạo Xí nghiệp đã có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong những năm tới với một số định hướng phát triển như sau: -Tìm kiếm thu hút khách hàng trên thị trường hiện có, tìm thị trường mục tiêu mới, mở rông phạm vi thị trường trên những địa bàn mới, đa dạng hoá đối tượng xây dựng... nhằm nâng cao năng lực cạnh trạnh trong đấu thầu các công trình có quy mô lớn, từ đó tạo ra nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn. -Phấn đấu đạt yêu cầu tiến độ, chất lượng công trình của từng dự án đề ra. Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn lao động ở các công trường, tiếp tục duy trì và làm tốt hơn nữa công tác trang bị phòng hộ cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện nghiêm túc theo đúng luật hiện hành . -Duy trì sự ổn định về mọi mặt của Xí nghiệp, nâng cao uy tín với khách hàng, có chính sách khuyến khích mọi cán bộ công nhân viên hăng hái hoàn thành nhiệm vụ. -Củng cố công tác tổ chức quản lý tại Xí nghiệp, tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ kỹ sư tại văn phòng và ngoài công trường, thường xuyên phải có lực lượng giám sát thực tế các công trình. -Khai thác tối đa khả năng hoạt động của máy móc, trang thiết bị, nắm bắt nhanh chóng sự thay đổi của khoa học công nghệ để có thể kịp thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. -Hoàn thiện hơn nữa hệ thống thống kê, lập dự toán, thanh toán và quản lý trên máy. -Phấn đấu giảm tối thiểu các khoản chi phí, tăng lợi nhuận của Xí nghiệp. Cụ thể như: 3.1.1 Cơ cấu và giám sát - Nhận rõ những khó khăn, trở ngại trên, Công ty đã có phương án: Từng bước chuyển hoạt động của Công ty và các đơn vị trực thuộc sang mô hình công ty cổ phần, trước mắt trong năm 2007, sẽ xúc tiến thí điểm CPH một xí nghiệp xây lắp để rút kinh nghiệm cho các đơn vị sau. Tiếp tục quá trình đổi mới công tác điều hành sản xuất, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ và kiện toàn lại các phòng ban Công ty phù hợp với cơ chế quản lý mới; hoàn chỉnh dần mối quan hệ kinh tế theo trách nhiệm hợp đồng giữa Công ty và các đơn vị thành viên. Công ty cũng khuyến khích các xí nghiệp thành viên chủ động tìm kiếm và tham gia đấu thầu, nhận thầu các dự án, đồng thời tiếp tục mở rộng hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp khác để đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động, không chỉ xây lắp đường dây và trạm, mà còn tham gia các công trình, dự án công nghiệp, xây dựng dân dụng, thuỷ điện, nhiệt điện, cũng như sản xuất các mặt hàng cơ khí mạ chủ yếu là cột thép, các cấu kiện và cột bê tông ly tâm. - Về công tác đầu tư nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật, Công ty chú trọng công tác quản lý kỹ thuật an toàn lao động, chất lượng công trình, thông qua công tác kiểm tra, giám sát và xử lý những vi phạm quy trình kỹ thuật, đặc biệt là những công trình đòi hỏi về tiến độ. Mặt khác, tích cực đầu tư mua sắm thiết bị, phương tiện thi công, ưu tiên đầu tư những thiết bị hiện đại để thi công những công trình lớn, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư, giảm nhân công, tăng năng suất lao động và hạ giá thành công trình, sản phẩm. - Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn điều chỉnh lại một số định hướng cơ bản, trước hết là kiện toàn, tổ chức lại các phòng ban, đội, xưởng sản xuất, thành lập các xí nghiệp mới, các đơn vị thi công mạnh; đổi mới cơ chế khoán, cơ chế tiền lương, tài chính; đầu tư hàng chục tỷ đồng để mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ thi công; tăng cường công tác tiếp cận thị trường, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để mở rộng địa bàn hoạt động và tham gia đấu thầu. - Đặc biệt, Công ty chú trọng công tác giám sát và kiểm tra chất lượng các công trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiến độ thi công; tập trung nâng cao năng lực thi công, cam kết thực hiện tiến độ các dự án. 3.2. Đầu tư thêm: - Bên cạnh những giải pháp trên, Công ty cũng đã đẩy mạnh đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại để chế tạo cột thép mạ kẽm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành công trình... trong đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống thiết bị của dây chuyền cắt, đột liên hợp CNC, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất của hệ thống bể mạ kẽm (công suất 10.000 tấn/năm), cũng như đa dạng hoá các sản phẩm bê tông phục vụ các công trình điện và giao thông. 3.3 Đào tạo thêm Bên cạnh việc thu hút lao động có trình độ chuyên môn bằng các chế độ ưu đãi, Công ty sẽ xây dựng các quy chế đặc biệt để hỗ trợ đào tạo lực lượng công nhân chuyên ngành, đồng thời phát huy thế mạnh cuả đội ngũ thợ bậc cao, có kinh nghiệm, làm nhân tố chủ lực khi thi công các công trình. 3.2 Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Ðiện 4 – Xí nghiệp Xây lắp số 6. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, làm cho đồng vốn của doanh nghiệp không ngừng sinh sôi nảy nở, trong hoạt động của các doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp cơ bản sau: Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó dưa ra được những biện pháp tổ chức huy động vốn thích hợp. Hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc phải đi vay vốn ngoài kế hoạch với lãi suất cao. Nếu xuất hiện các nguồn vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi, doanh nghiệp cần sử dụng một cách có linh hoạt, tránh để “ vốn chết ” làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cân nhắc kỹ nguồn tài trợ vốn đầu tư, quy trình công nghệ, tình hình cung cấp nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt vấn đề đó, doanh nghiệp sẽ có điều kiện để sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại, nguồn nguyên vật liệu cung cấp dồi dào ổn định. Từ đó, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra sẽ có chất lượng tốt, giá thành hạ, được thị trường chấp nhận, và cuối cùng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Để huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần làm tốt công tác thanh toán thu hồi nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần chủ động trong công tác thanh toán tiền hàng, hạn chế tình trạng bán hàng không thu được tiền, khoản vốn bị chiếm dụng lớn làm phát sinh nhu cầu vốn cho tái sản xuất, dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay vốn ngoài kế hoạch tăng thêm chi phí sử dụng vốn lẽ ra không có. Các khoản vốn bị chiếm dụng là các khoản vốn thuộc về doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không có quyền sử dụng. Đây là một trong những khoản vốn dễ bị thất thoát nhất, vì vậy doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp như chiết khấu, giảm nợ, để giảm bớt khoản vốn bị chiếm dụng làm tăng vòng quay của vốn và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Tổ chức tốt quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tiết kiệm các khoản chi phí, khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần mở rộng thị trường, tăng cường công tác tiếp thị , giới thiệu sản phẩm...qua đó tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, hạn chế đến mức thấp nhất sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay vốn. Tăng cường phát huy vai trò tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn. Để phòng ngừa các rủi ro bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc lập các quỹ dự phòng tài chính, dự trữ vật tư... doanh nghiệp cần phải tham gia bảo hiểm cho tài sản vật tư. Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Trong thực tế do đặc điểm kinh doanh khác nhau của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần căn cứ vào những phương hướng, biện pháp chung để lựa chọn phương hướng, biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thực tế xem xét tình hình tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp số 6 trong năm qua ta có thể thấy: Mặc dù Xí nghiệp Xây lắp số 6 là một trong những cánh tay phải đắc lực của Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Ðiện 4. Trong năm 2007, Xí nghiệp cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể với tình hình tài chính lành mạnh. Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh Xí nghiệp cũng đã bộc lộ một số những hạn chế nhất định, đặc biệt vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vẫn còn đang là vấn đề bức xúc tại Xí nghiệp. Số liệu phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2007 so với năm 2006 giảm rõ rệt. Nó chứng tỏ khả năng bảo toàn vố kinh doanh của Xí nghiệp chưa tốt. Để Xí nghiệp có thể bảo toàn được vốn kinh doanh, tăng lợi nhuận, tiến tới thực hiện những định hướng phát triển mà Xí nghiệp đặt ra, em xin đưa ra một số giải pháp sau: 3.2.1 Lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn hợp lý: Để thực hiện được các kế hoạch sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều cần phải có một lượng vốn nhất định. Tuy nhiên, kết quả đạt được lại phụ thuộc việc đồng vốn đó có được huy động và sử dụng hợp lý hay không. Vấn đề đặt ra là Xí nghiệp phải có kế hoạch về quá trình sản xuất kinh doanh, đưa ra chiến lược sử dụng vốn cụ thể, thích hợp theo từng giai đoạn. Xí nghiệp phải xác định một cách chính xác nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Lựa chọn phương pháp, hình thức hoạt động vốn sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất để có thể giảm thiểu chi phí sản xuất và tối đa hoá lợi nhuận. Với số vốn huy động được cũng cần có biện pháp quản lý, sử dụng một cách hợp lý tuỳ thuộc vào từng hạng mục công trình, công trình tiến hành đầu tư tập trung hay đầu tư phân kỳ, tránh tình trạng tồn đọng vốn quá lớn dẫn đến vòng quay vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngoài ra còn phải ngăn chặn kịp thời trường hợp lãng phí vốn, khắc phục những bất hợp lý trong quá trình thi công. Sau khi huy động vốn trong công ty từ các nguồn như: Vốn chủ sở hữu, vốn chiếm dụng của khách hàng, của ngân sách, khoản phải trả công nhân viên mà vẫn chưa đủ thì Xí nghiệp có thể huy động vốn từ nguồn bên ngoài bằng cách: Vay vốn tín dụng, phát hành cổ phiếu... 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vồn cố định: 3.2.2.1 Nâng cấp, đổi mới máy móc thiết bị Đây là việc làm cần thiết đối với ngành xây dựng cơ bản. Mặc dù trong năm Xí nghiệp mua sắm một số máy móc với công nghệ tiên tiến để phục vụ hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp làm tăng vốn cố định, nhưng chưa được khai thác triệt để, mặt khác tốc độ tăng của vốn cố định tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm. Do đó, Xí nghiệp phải có kế hoạch khai thác tối đa năng lực làm việc của các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, thanh lý, nhượng bán một số máy móc thiết bị đã bị khấu hao hay những tài sản cố định không cần dùng nhằm tái đầu tư vào tài sản cố định bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm cho việc cất giữ bảo quản tài sản cố định đó. Điều này không những tăng cường sức mạnh khi Xí nghiệp tham gia đấu thầu các công trình, tạo được sự chủ động, linh hoạt cho Xí nghiệp trong việc sử dụng tài sản mà với công nghệ hiện đại sẽ giảm được mức tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên do địa bàn thường xuyên phải điều chuyển thiết bị, làm phát sinh khoản chi phí tương đối tốn kém vì thế, Xí nghiệp cần xem xét giữa việc điều chuyển và thuê sử dụng. đối với tài sản có tần suất hoạt động cao, Xí nghiệp phải chú trọng vào đầu tư sửa chữa kết hợp với việc xem xét một số phương án về thuê tài chính. Hiện nay, ở nước ta loại hình tài trợ này cũng có một bước phát triển đáng kể. Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định : Trong nền kinh tế thị trường, giá cả biến động thường xuyên nên hiện tượng hao mòn thường xuyên xảy ra. Việc đánh giá lại tài sản giúp Xí nghiệp xác định mức khấu hao và thời gian khấu hao hợp lý để thu hồi vốn, xử lý kịp thời những tài sản cố định bị mất giá để chống lại sự thất thoát vốn. Lập kế hoạch đầu tư tài sản phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế: Thực tế cho thấy năm 2007, tại Xí nghiệp có một số tài sản cố định được đầu tư vượt so với nhu cầu sử dụng từ đó làm hiệu quả sử dụng của tài sản cố định bị giảm, hàm lượng vốn cố định trong mỗi đồng doanh thu tăng lên. Điều đó đã ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, gây nên hiện tượng lãng phí vốn cố định. Xí nghiệp phải quản lý chặt chẽ tài sản cố định và nên phân cấp quản lý tài sản cố định cho từng bộ phận trong Xí nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc chấp hành nội quy, quy chế sử dụng tài sản, giảm tối đa thời gian ngừng việc do sửa chữa tài sản cố định. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân trong việc sử dụng và đảm bảo tài sản cố định, quy định rõ quy chế thưởng phạt nhằm khuyến khích và nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định: Việc lập khấu hao tài sản cố định là một bộ phận trong kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, nó có liên quan chặt chẽ đến các bộ phận tài chính khác như : kế hoạch chi phí và giá thành sản phẩm, kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch về nguồn vốn đầu tư... Trong quá trình lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định có thể sử dụng phương pháp tính khấu hao trên sản phẩm nghĩa là mức khấu hao nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị thi công, trên cơ sở khung khấu hao do Nhà nước quy định. Khi áp dụng phương pháp này thì mức tính khấu hao vẫn phải đảm bảo thời gian sử dụng tối đa trong sự cho phép của Nhà nước. Hơn nữa trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, Xí nghiệp cần có kế hoạch khấu hao nhanh, rút ngắn thời gian thu hồi vốn. Việc thực hiện khấu hao nhanh theo phương pháp giảm dần sẽ tạo điều kiện cho Xí nghiệp hoãn thuế thu nhập trong kỳ, tạo điều kiện tập trung vốn nhanh để thực hiện đổi mới máy móc thiết bị. Vì nếu nộp trong cả thời kỳ thì tổng số thuế thu nhập phải nộp sẽ là không đổi. Nếu khấu hao nhanh thì tiền khấu hao thu được sẽ cao nhưng thuế thu nhập phải nộp ít đi do: Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp * (1-Thuế suất) Thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh = doanh thu thuần – chi phí hợp lý (Bao gồm cả khấu hao). Doanh thu thuần không đổi, chi phí hợp lý cao do mức khấu hao cao thì thu nhập chịu thuế của Xí nghiệp giảm và thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp cũng giảm đi. Trên góc độ tài chính thì đồng tiền có giá trị thời gian, tổng số thuế phải nộp là không đổi nhưng trong thời gian đầu nộp thuế ít đi thì tổng giá trị hiện tại của số thu nhập sẽ nhiều hơn . Tuy nhiên theo phương pháp khấu hao này thì số tiền khấu hao ở những năm đầu sẽ rất lớn, làm cho giá thành của Xí nghiệp tăng vọt. Vì thế Xí nghiệp cần phải cố gắng phấn đấu kinh doanh có hiệu quả để giá thành có thể chịu đựng được khi tính khấu hao cao. 3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Trong cơ cấu vốn của Xí nghiệp Xây lắp số 6 hiện nay, do đặc thù của hoạt động xây dựng cơ bản là chu kỳ kinh doanh kéo dài, vốn bị ứ đọng nhiều ở các sản phẩm dở dang, các khoản phải thu. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, Xí nghiệp có thể áp dụng một số giải pháp sau: * Xây dựng kế hoạch hoạt động và sử dụng vốn lưu động phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đây là một giải pháp tài chính rất quan trọng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp. * Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, khi trúng thầu các công trình, phòng kế hoạch phải ra kế hoạch sản lượng, nhu cầu vật tư, kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục công trình để phòng tài vụ lấy đó làm cơ sở xác định vốn lưu động cho từng giai đoạn, nhờ đó đảm bảo cho quá trình thi công được đều đặn, không gây lãng phí về vốn hoặc thiếu vốn. * Hoàn tất các thủ tục thanh toán, nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu. Khoản phải thu của Xí nghiệp Xây lắp số 6 chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu vốn lưu động. Đây là khoản vốn lưu động lớn nằm trong khâu thanh toán. Vì vậy nếu rút ngắn thời gian thu hồi vốn Xí nghiệp sẽ giảm được rất nhiều các khoản vay ngắn hạn, đồng thời đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. * Để thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản nợ, Xí nghiệp cần thực hiện cần thực hiện tốt công tác hồ sơ thanh toán, quyết toán giá trị các công trình với phía chủ nhà đầu tư hoặc với nhà thầu chính. Muốn xác định khối lượng thi công một cách nhanh chóng và thống nhất, Xí nghiệp phải lưu lại toàn bộ hồ sơ về những thay đổi liên quan đến từng công trình, hạng mục công trình . * Xí nghiệp cần giao trách nhiệm theo dõi, đốc thúc việc thanh toán các khoản nợ này cho một cá nhân cụ thể như : mỗi nhân viên kế toán phụ trách một khoản công nợ, theo dõi và liên hệ với các chủ công trình để đôn đốc việc thanh toán đối với một số khoản nợ. * Trong hợp đồng xây dựng ký kết cần phải ghi rõ các điều kiện, điều khoản than toán như thời gian, số lượng, phương thức thanh toán. Các bên phải có trách nhiệm tuân thủ một cách đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản đó quy định, nếu vi phạm các điều khoản này thì phải áp dụng các hình thức bồi thường. * Tăng cường các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền sớm như: sử dụng chiết khấu theo tỷ lệ hợp lý. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, giảm bớt giá trị sản xuất kinh doanh dở dang. Với đặc điểm hoạt động của Xí nghiệp, vốn lưu động trong khâu sản xuất chủ yếu nằm ở giá trị sản phẩm dở dang. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở khâu này chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân chủ quan khác, đi sâu tìm hiểu cụ thể từng nguyên nhân này sẽ giúp Xí nghiệp có thể đưa ra các giải pháp thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 3.2.4 Một số giải pháp khác : 3.2.4.1 Giảm giá thành nhằm tạo lợi thế trong đấu thầu xây dựng đặc biệt đối với công trình có giá trị lớn. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế là rất lớn, cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng ở nước ta không phải là ít. Tuy nhiên, sự cạnh tanh trên thị trường ngày càng gay gắt trước sự xuất hiện ngày càng nhiều các Công ty xây dựng trong nước. Để đứng vững và phát triển được trong cơ chế thị trường, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự nỗ lực vươn lên bằng chính khả năng, sức lực của mình. 3.2.4.2 Nâng cao năng lực tổ chức: Sản xuất xây dựng mang tính tổng hợp, cơ cấu sản xuất phức tạp với nhiều thành phần công việc xen kẽ và ảnh hưởng lẫn nhau, thường có nhiều đơn vị tham gia xây dựng một công trình. Một đặc điểm nữa của sản xuất xây dựng là nó thiếu tính ổn định, luôn bị biến động theo địa đểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Do đó, công tác tổ chức, quản lý trên công trường rất phức tạp, thiếu ổn định, nhiều khó khăn khi phối hợp hoạt động của các nhóm lao động làm việc khác nhau trên cùng một hạng mục công trình. Năng lực tổ trong xây dựng thể hiện ở việc tổ chức quá trình sản xuất, bố trí sắp xếp lao động bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ. 3.2.5 Nhận xét chung: Do vốn chủ sở hữu là 74.406.078 trong đó nguồn Vốn chủ sở hữu là 220.270.786 và nguồn kinh phí quỹ khác là: -145.864.708 mà nợ phải trả là 28.120.701.877 trong đó nợ ngắn hạn là 27.458.817.437, nợ dài hạn là 661.884.440. Nhìn chung kết cấu nguồn vốn kinh doanh của Xí nghiệp là chưa hợp lý bởi vì tỷ trọng nợ phải trả lớn chiếm 99,73%, ngược lại vốn chủ sở hữu lại nhỏ chiếm 0,27%. Như vậy, nhu cầu vốn kinh doanh của Xí nghiệp chủ yếu được đáp ứng bằng nguồn vốn nợ ngắn hạn, kết cấu này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự an toàn trong sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Tỷ trọng nợ ngắn hạn khá cao biểu hiện hệ số nợ năm 2007 là 0.976%. Với số nợ này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên Xí nghiệp phải hết sức cẩn trọng và phải có biện pháp quản lý chặt chẽ vì như đã phân tích ở trên, ngoài những mặt lợi của nó như huy động vốn dễ dàng và linh hoạt thì còn có những điểm bất lợi Thứ nhất: Xí nghiệp thường phải chịu rủi ro cao hơn về lãi suất bởi lẽ lãi suất ngắn hạn thường biến động nhiều hơn so với lãi suất dài hạn do biến động của nhu cầu vốn trên thị trường. Thứ hai: là rủi ro vỡ nợ ở mức cao hơn vì sử dụng tín dụng ngắn hạn đòi hỏi Xí nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả đúng nợ trong thời gian ngắn, nếu tình hình kinh doanh gặp khó khăn Xí nghiệp sẽ rơi vào mất khả năng thanh toán. Và cuối cùng, việc sử dụng quá nhiều tín dụng ngắn hạn dẫn đến tình trạng tài chính của Xí nghiệp luôn căng thẳng. Vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức huy động vốn tích cực, tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách chủ động, vừa giảm một khoản chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng bên trong chưa được khai thác hết mà doanh nghiệp phải đi vay để duy trì hoạt động sản xuất với chi phí sử dụng vốn cao, làm tăng mức độ rủi ro và tính chủ động của doanh nghiệp. KẾT LUẬN Tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đang là vấn đề mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian qua Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6 thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và ngày càng thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được, Xí nghiệp vẫn còn một số hạn chế trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của mình cần nhanh chóng khắc phục. Vấn đề tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh là một công việc bao quát, rộng khắp cả về lý luận và thực tiễn. Song trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6 được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, ban lãn đạo và các cô chú trong phòng tài chính kế toán Xí nghiệp cùng với nỗ lực của bản thân, kết hợp giữa lý luận đã được trang bị tại nhà trường và tình hình thực tế của Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Xí nghiệp xây lắp số 6, em đã nghiên cứu đánh giá và đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp. Hy vọng rằng trong những năm tới Xí nghiệp xây lắp số 6 sẽ không ngừng phát triển, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nói chung, trong tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói riêng. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn cho nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo, phòng tài chính kế toán Xí nghiệp xây lắp số 6, cùng toàn thể các bạn để bài viết thêm hoàn thiện. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Cô giáo PGS.TS. Ngô Kim Thanh, ban lãnh đạo Xí nghiệp cùng các cô chú trong Phòng Tài chính – Kế toán đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng môn tài chính doanh nghiệp 2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Nxb giáo dục năm 2006 3. Giáo trình quản trị doanh nghiệp - Nxb giáo dục năm 2006 4. Luật Doanh nghiệp 5. Luật Lao động 6. Báo cáo Tài chính của xí nghiệp Xây lắp số 6 từ năm 2004 - 2007 8. Báo cáo kết quả kinh doanh của xí nghiệp Xây lắp số 6 từ năm 2004 - 2007 Một số trang web: Báo điện tử: www.dantri.com.vn www. tintuconline.com.vn www.pcc4.com.vn Trang web Bộ CN: Câu lạc bộ pháp chế DN VN: Báo điện tử Đảng Cộng sản VN: Hệ thống văn bản quy phạm PL: Trang web khác: MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7915.doc
Tài liệu liên quan