Đề tài Giải pháp nhằm thu hút mọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam

Sau khi tạo dựng được môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thông thoáng, hấp dẫn; vấn đề then chốt có tính quyết định và việc chỉ đạo điều hành tập trung, thống nhất và quyên quyết của Chính phủ, việc thực hiện nghiêm túc của Bộ Công nghiệp, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương. Cần quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI để chấm dứt tình trạng tuỳ tiện, hết sức tránh tình trạng hoạt hoá các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp; đồng thời vẫn đảm bảo giám sát được các doanh nghiệp và áp dụng các chế tài đối với sự vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp . Cần triệt để và kiên quyết hơn trong việc quy định rõ ràng minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp. Công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm sử lý các thủ tục hành chính và kiên quyết giảm đầu mối, giảm các thủ tục hành chính không cần thiết nhằm tạo nên sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về các cải cách hành chính trong các khu vực FDI; duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư.

doc40 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm thu hút mọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) chiếm tỷ trọng 23,8% trong tổng giá trị ngành công nghiệp của cả nước. Một số ngành quan trọng có năng lực sản xuất tăng nhanh như ngành thép, ngành lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử, công nghiệp hàng tiêu dùng. Các doanh nghiệp FDI tuy mới hoạt động trên thị trường Việt Nam nhưng đã thể hiện được sức mạnh của mình. Với những ưu thế về kỹ thuật công nghệ, khả năng dồi dào về vốn, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong nền kinh tế thị trường và lĩnh hội được các bí quyết kinh doanh từ các công ty mẹ. Các doanh nghiệp FDI thường có qui mô lớn, trình độ trang bị hiện đại, khả năng quản lý và điều hành tốt hơn các doanh nghiệp trong nước. Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI đã đẩy các doanh nghiệp trong nước vào một tình thế cạnh tranh mới mẽ hơn và quyết liệt hơn. Đây chính là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh trong nước và là đòn bẩy vô hình buộc các doanh nghiệp trong nước phải tăng cường đầu tư đổi mới qui trình công nghệ, cải tiến quản lý, đẩy nhanh phát triển sản xuất kinh doanh. Tiền lương trả cho người lao động tại các doanh nghiệp FDI cao hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Việc trả lương cao ở các doanh nghiệp FDI như một nam châm vô hình thu hút dần các bàn tay khéo léo và trí tuệ người Việt Nam vào làm việc. Mức thu nhập trung bình một lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI vào khoảng 70-100 USD/tháng, các cán bộ quản lý 200-300 USD. Theo số liệu thống kê, giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp năm 1999 đạt trên 116 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 1998. Trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà Nước chiếm tỷ trọng 43,48% toàn ngành, tăng 4,52%. Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 21,7%, tăng 8,8%. Đặc biệt, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 34,75%, tăng khoảng 20%. Giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp nữa đầu năm 2000 đạt 100.586 tỷ đồng, bằng 54,3% kế hoach năm và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 1996 (tăng 13,2%), năm 1997 (13,6%), năm 1998 (tăng 12,6%), và năm 1999 (tăng 10,3%), trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,7%. Tính đến ngày 31/12/2000 cả nước có 2.628 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 36.291,02 triệu USD, trong đó có 1.645 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp với số vốn đầu tư đăng ký (TVĐK) 19.208,02 triệu USD, chiếm 62,6% số dự án với 53,126% tổn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước. Tổng vốn đầu tư đăng ký (TVĐK), vốn pháp định (VPĐ) và vốn đầu tư thực hiện (ĐTTH) thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Tình hình FDI vào ngành công nghiệp FDI Cả nước Ngành công nghiệp Tỷ lệ % so với toàn ngành Tổng số dự án 2.628 1.645 62,6 TVĐK (tr. USD) 36.291 19.280 53,126 VPĐ (tr. USD) 16.283 8.742 53,69 ĐTTT (tr. USD) 17.715 10.866 61,33 (Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư-Báo PTKT 2000) Những số liệu trên cho thấy FDI vào công nghiệp chiếm hơn một nữa số dự án FDI của cả nước điều này có ý nghĩa rất lớn là chúng ta đã thu hút được phần lớn FDI vào sản xuất công nghiệp, phù hợp với mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 2. Thực tạng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước, Đảng ta đã nhận thấy vai trò hết sức to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào việc đưa sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá đi lên thắng lợi, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp vẽ vang của dân tộc ta: “có thể nói, trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào dù lớn, dù nhỏ, dù phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay định hướng XHCN lại không cần đến nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài , và coi đó là một nguồn lực quốc tế cần được khai thác để từng bước hoà nhập vào cộng đồng quốc tế”. Trước sự đổi mới trong nhận thức đó, ngày 29/12/1987, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua, mở ra một cơ hội mới trong giao lưu và tiếp thu những thành tựu mới của thế giới về các lĩnh vực của đời sống xã hội tạo điều kiện nâng cao năng xuất xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Cho đến nay, sau hơn 10 năm, kể từ khi triển khai Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: “cộng đồng các doanh nghiệp FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta”. Vậy thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta ra sao? Ta có thể tới một số khía cạnh sau: 2.1. Về qui mô đầu tư. Ta có thể thấy mức biến động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình biến động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1991-2000. Năm Vốn đăng ký mới (tr. USD) Số vốn tăng giảm so với năm trước (tr. USD) Tỷ lệ tăng giảm so với năm trước (%) Số dự án 88-90 1.528 - - 213 1991 1.275 +792 +133,8 151 1992 2.027 +572 +59 197 1993 2.589 +562 +27,7 269 1994 3.746 +1.157 +44,7 243 1995 6.607 +2.861 +76,4 370 1996 8.640 +2.033 +30,8 325 1997 4.649 -3.991 -46,2 345 1998 3.897 -752 -16,2 275 1999 1.567 -2.330 -59,8 312 2000 1.973 +409 +25,9 344 88-2000 38.552 3.144 Nguồn: - Chuyên san Báo Thời báo kinh tế 2000-2001 -Niên giám thống kê 1999 N XBTK 2000 Qua đây, ta thấy từ năm 1997 trở đi, số vốn đăng ký vào Việt Nam đã liên tục giảm sút. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các nước đầu tư lớn vào Việt Nam trước đây là các nước Đông và Đông Nam á đều đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế, tài chính bắt đầu từ Thái Lan (năm1997). Các nước này trở nên rè rặt, xem xét trước khi bỏ vốn đầu tư. Tuy nhiên từ cuối năm 2000, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước ta đã có dấu hiệu phục hồi. Cuối năm 2000, với dự án Nam Côn Sơn với 1 tỷ USD bước đầu cho phục hồi. Và theo số liệu thống kê, cho đến hết quí I năm 2001, cả nước có thêm 83 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép, với tổng số vốn đăng ký đạt 273 triệu USD, tăng 16,9% về số dự án và 44,1% về số vốn so với cùng kỳ năm 2000. Như vậy đây là một dấu hiệu tốt trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong kế hoạch kinh tế 5 năm 2001-2005. Về qui mô dự án đầu tư, nếu như trước năm 1998, qui mô một dự án vào khoảng 13-14 triệu USD/1dự án thì năm 1998, còn chỉ ở mức 6-7 triệu USD/1dự án. Điều này cho ta thấy rằng vốn đầu tư nước ngoài còn chưa đầu tư mang tính tập trung. Và trong tình trạng suy giảm đầu tư nước ngoài trong thời gian này thì đây là một xu hướng tất nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư dàn trải để tránh rủi ro. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số dự án với qui mô rất lớn, hàng tỷ USD, đầu tư vào các ngành dầu khí, khu đô thị mới... 2.2. Cơ cấu đầu tư. Một là: Cơ cấu đầu tư theo ngành. Ta có thể xem xét cơ cấu đầu tư theo ngành qua bảng sau: Bảng 3: Cơ cấu ĐTTTNN theo ngành giai đoạn 1998-1999. Ngành, lĩmh vực Dự án đầu tư Tổng vốn đăng ký Số dự án Tỷ lệ (%) Số vốn (tr. USD) Tỷ lệ/Tổng vốn Tổng số 2.800 100 37.088,4 100 1. Nông, lâm nghiệp 286 10,2 1.329,0 3,58 2. Thuỷ sản 92 3,3 347,1 0,9 3.Công nghiệp 1.426 50,9 14,273,1 38,48 4. Xây dựng (cả XD khu chế xuất 270 9,6 4.592,5 12,38 5. Khách sạn, du lịch 200 7,1 4.812,0 13,03 6. Giao thông vận tải, bưu điện 138 4,9 3.426,9 9,2 7. Tài chính, ngân hàng 33 1,2 233,1 0,63 8. Văn hoá, y tế, giáo dục 89 3,2 456,5 1,23 9. Các ngành dịch vụ khác (cả xây dựng văn phòng-căn hộ 266 9,5 7.628,2 20,57 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1999, NXB TK 2000 Trong những năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực xây dựng khách sạn du lịch và xây dựng văn phòng, căn hộ còn rất lớn. Các ngành này thu hút tới trên 30% Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Cho tới năm 2000, có khoảng 250 dự án, còn hiệu lực đầu tư vào các ngành này với tổng số vốn đăng ký khoảng 7,6 tỷ USD và tổng số vốn đã thực hiện đạt khoảng 3,2 tỷ USD. Tuy số dự án này đã làm thay đổi căn bản của một số ngành dịch vụ nước ta nhưng chưa phải là tốt nhất cho nền kinh tế nước ta. Cũng trong những năm qua, mặc dù chiếm hơn 38% vốn đăng ký nhưng rõ ràng tỷ lệ này chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp như: sản xuất và lắp giáp xe máy, ô tô, điện tử, tủ lạnh... khu vực các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã chiếm tới 80% đến 100% tổng giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất vật chất khác như: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản hay tài chính-ngân hàng cũng chiếm một tỷ trọng hết sức khiêm tốn trong thu hút đầu tư. Hay trong một số lĩnh vực khác xã hội như văn hoá, giáo dục, y tế thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng hết sức nhỏ bé do các ngành này đều có một đặc điểm chung là độ rủi ro cao, lợi nhuận thấp hoặc thời gian hoàn vốn lâu. Đây chính cũng là một vấn đề đặt ra rong thu hút vốn ĐTNN. Cho đến năm 1999, cơ cấu đầu tư theo ngành đã có những thay đổi theo hướng cân đối hơn. Do có nhiều chính sách khuyến khích định hướng đầu tư, số vốn đầu tư vào ngành công nghiệp đã tăng lên, chiếm 54,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các ngành dịch vụ khách sạn, du lịch chiếm 9,44%. Như vậy, xu hướng đầu tư nước ngoài càng hợp lý hơn theo hướng mà chúng ta mong đợi. Tính đến năm 2000, lĩnh vực công nghiệp nặng (sản xuất xi măng, thép cán, tàu biển, ô tô, xe máy, hoá chất...) chiếm khoảng 600 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 6,7 tỷ USD, vốn đã thực hiện đạt khoảng 3,2 tỷ USD... Đây là một bằng chứng rõ ràng chứng minh cho xu hướng hợp lý trên. Hai là: Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ: Trong những năm qua, sự phân bố vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào một số địa phương có cơ sở vật chất hạ tầng tương đối tốt, điều kiện môi trường thuận lợi, có nhiều chính sách ưu đãi với các hệ thống các KCN-KCX có cơ sở vật chất tốt, giá thuê đất rẻ...các địa phương này chủ yếu thuộc các vùng Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng (hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước) chiếm tới 82,74% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước. Bảng 4: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng lãnh thổ: 1998-1999 STT Vùng kinh tế Số dự án Tổng vốn dăn ký Số vốn (tr. USD) Tỷ lệ /tổng số % Tổng số 2.766 35.382,2 100 1 Đồng Bằng Sông Hồng 629 10.469,1 29,6 2 Đồng Bằng Bắc Bộ 135 1.577,8 4,5 3 Tây Bắc Bắc Bộ 10 54,1 0,15 4 Bắc Trung Bộ 45 847,2 2,4 5 Duyên Hải Nam Trung Bộ 147 2.701,2 7,6 6 Tây Nguyên 9 58,8 0,16 7 Đông Nam Bộ 1.636 18.802,6 53,14 8 Đồng Bằng Sông Cửu Long 155 871,4 2,45 Nguồn: Niên giám thống kê 1999, NXB Thống kê,2000 3. Đánh giá tình hình FDI vào ngành công nghiệp Việt Nam. 3.1. Những kết quả đạt được. Phân tích tình hình FDI vào ngành công nghiệp Việt Nam đã góp phần quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta.Thể hiện ở những điểm cơ bản sau: Thứ nhất: Đóng góp vốn cho nền kinh tế Hoạt động FDI đã bổ xung nguồn vốn quan trọng tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế.FDI đống vai trò như “ cú huých” giúp Việt Nam thoát khỏi “vòng luẩn quẩn” của sự nghèo đói từng bước xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa. Theo số liệu thống kê, bên nước ngoài góp phần trong qua trình hợp tác đầu tư như sau: Bảng 5: Bên nước ngoài góp vốn (Đơn vị: tr.USD) Năm 1991-1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số vốn 4.462,0 1.475,1 1.303,2 884,4 982,7 833,3 Nguồn:Bộ kế hoạch và đầu tư Bảng số liệu cho thấy, vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là rất lớn, cao nhất là năm 1996 (1,475tr.USD), các nước về sau có giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997. Trong những năm đầu đổi mới kinh tế đất nước (1991-1997),FDI đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế, đưa tỉ lệ tăng GDP bình quân thời kỳ này lên 8,5%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một tỷ lệ lớn trong ngành công nghiệp ( 48,7%vốn đăng ký và 57,5% vốn thực hiện) đặc biệt là công nghiệp dầu khí và công nghiệp nặng. Thứ hai: đóng góp vào cơ cấu đầu tư toàn xã hội Bảng 6: Vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư xã hội giai đoạn 1991-2000 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1. Tổng số vốn (tr. USD) 13.471 24.737 42.177 54.296 68.048 79.367 96.870 97.336 103.900 124.000 a. Vốn Nhà nước 5.115 8.688 18.556 20.796 26.048 35.194 46.570 52.536 64.000 74.200 b. Vốn ngoài quốc doanh 6.430 10.864 13.000 17.000 20.000 20.773 20.000 20.500 21.000 29.000 c. Vốn ĐTTTNN 1.926 5.185 10.621 16.000 22.000 22.700 30.000 24.300 18.900 20.800 2. Cơ cấu vốn (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 a. Vốn Nhà nước 28,0 35,1 44,0 38,3 38,3 45,2 48,1 54,0 61,6 59,8 b. Vốn ngoài quốc doanh 47,7 43,9 30,8 31,3 29,4 26,2 20,6 21,1 20,2 23,4 c. Vốn ĐTTNN 14,3 21,0 25,2 30,4 32,3 28,6 31,3 29,4 18,2 16,8 Nguồn: Chuyên san thời báo kinh tế : kinh tế 2000-2001 Như vậy, tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng lên các năm từ 1991-1997, sau đó giảm dần trong một số năm gần đây “dư trấn” của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực đã có dấu hiệu phục hồi trong năm 2001 này. Thứ 3: Đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Bảng 7: Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số lĩnh vực của nền kinh tế giai đoạn 1991-2000 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 91-00 -xuất khẩu (tr. USD) 52 112 269 352 336 788 1790 1982 2.547 3.320 9.403 -Doanh thu (tr. USD) 151 228 505 1.026 2.063 2.743 3.851 3.910 4.600 6.500 22.641 -Tỷ trọng GDP (%) - - - - 6.30 7,39 9,07 10,03 11,75 - - -Nộp ngân sách (tr. USD) - - - 128 195 263 315 317 271 260 1.749 -lao động trực tiếp đến từng năm (1000 người) - - - - - 220 250 270 290 327 327 Nguồn: Chuyên san thời báo kinh tế : Kinh tế 2000-2001 Qua bảng trên ta, sự đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là hết sức to lớn đối với nền kinh tế quốc dân nước ta. Bên cạnh gần 350 nghìn (tính hết quý I/2001) lao động trực tiếp được thu hút vào khu vực kinh tế này. Bên cạnh dó, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, trong đó giá trị xuất khẩu ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các ngành có vốn FDI. Thứ 4: Góp phần tích cực vào phát triển ngành công nghiệp Việt Nam Các doanh nghiệp FDI với số vốn đầu tư lớn, doanh thu, kim ngạch, xuất khẩu đáng kể, tốc độ tăng trưởng cao (20%) năm... đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước đạt 10%năm. FDI chủ yếu vào ngành công nghiệp đã thực sự làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ .Năm 1990 công nghiệp và xây dựng đóng góp 22,7%.GDP, đến năm 1995 tăng lên 28,8% và năm 2000 là 33,3%GDP. Bên cạnh đó, cạnh tranh hợp tác cũng phát triển của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vô hình chung đã đã thúc đẩy ngành công nghiệp Việt Nam phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng cao, đúng như sự mong mỏi của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thứ 5: Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động FDI đã tạo việc làm thêm cho khoảng 30-32 vạn lao động thưuờng xuyên và hàng chục lao động thời vụ, giảm bớt tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở cả thành thị và nông thôn. Mặt khác, thông qua việc thu hút lao động xã hội, người lao động Việt Nam được đào tạo và nâng cao tay nghề. Đặc biệt là lao động trong các doanh nghiệp FDI, hiện tại có khoảng 16-17 vạn người. Lao động trong các doanh nghiệp này không những được đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật mà còn được tiếp cận với các phương pháp tổ chức quản lý tiên tiến. Thu nhập của công nhân lao động trong các doanh nghiệp này cũng rất cao, bình quân 100 USD/ tháng (riêng dầu khí 692 USD/tháng, các ngành ô tô xe mày, điện tử tin học từ 70-80 USD/ tháng). Thứ 6: Cùng với hoạt động đầu tư là hoạt động chuyển giao công nghệ Hoạt động FDI vào ngành công nghiệp kéo theo là hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Hơn 12 năm qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa vào Việt Nam nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô xe máy, điện tử tin học, ngành dầu khí...Hiện khu vực FDI chiếm 100% về sản xuất thiết bị văn phòng; 78% thiết bị truyền thông, radio, ti vi; 76,4% thiết bị y tế chính xác... 3.2 Một số tồn tại, hạn chế nguyên nhân của những hạn chế. Bên cạnh những tích cực đã đạt được, FDI vào công nghiệp Việt Nam còn tồn tại một số vấn đề sau: Một là: Mức độ ngân sách Nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với thực lực của nó. Bên cạnh còn nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ. Nguyên nhân chủ yếu là do nhà đầu tư không lường hết được sự biến động của thị trường quốc tế cũng như dự báo chính xác dung lượng thị trường Việt Nam. Gần như cùng một lúc có quá nhiều dự án FDI đi vào hoạt động cùng một lĩnh vực( như lắp ráp ô tô xe máy, sản xuất bia...) dấn đến hàng hoá ứ đọng không tiêu thụ được, công xuất sử dụng rất thấp. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn “lỗ giả nhưng lãi thật”, công ty con ở việt Nam lỗ song công ty mẹ ở nước ngoài lại có lãi, dẫn đến đóng nộp ngân sách hạn chế. Hai là: Tốc độ triển khai hoạt động của các dự án còn chậm so với dự kiến ban đầu Nguyên nhân chủ yếu vẫn là các thủ tục sau khi cấp Giấy phép, tiến độ giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân. Riêng thời gian chờ được cấp đất đai mất 3-6 tháng, có dự án kéo dài tới hai năm. Theo phản ánh của một số doanh nghiệp tại Hà Nội, để được cấp giấy phép quyền sử dụng đất phải qua 11 cơ quan chức năng 8 chữ ký trung lặp nhiều lần ở các cơ quan chức năng thành phố như: phó chủ tịch thành phố ( hai người): 3 lần; Giám đốc Sở địa chính: 3 lần; Kiến trúc sư thành phố :2 lần... Ba là: Một số mục tiêu trước mắt và lâu dài đặt ra khi liên doanh chưa thực hiện được. +Mục tiêu chuyển dần từ lắp ráp bằng linh kiện nước ngoài sang lắp ráp bằng các linh kiện trong nước là chủ yếu vẫn những chưa đủ điều kiện thực hiện Nguyên nhân chính là do việc thực hiện nội địa hoá cần đầu tư về vốn, nhà xưởng, thiết bị công nghiệp trong khi đó số sản phẩm tiêu thụ còn hạn chế (2%-20% công suất thiết kế) nên ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp . +Mục tiêu tăng dần tỷ lệ vốn góp bên của Việt Nam trong liên doanh chưa thực hiện được. Do vậy mà lợi nhuận được chia được từ kết quả sản xuất kinh doanh rất nhỏ. Nhiều liên doanh thua lỗ, bên Việt Nam không tiếp tục liên doanh được đành bán lại phần góp vốn của mình, xảy ra tình trạng các liên doanh chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực tài chính của bên Việt Nam hạn chế, khả năng trình độ quản lý có hạn. Bốn là: vấn đề về lao động. Về việc đào tạo công nhân kỹ thuật dẫn đến sự bất cập về số lượng cũng như về chất lượng người lao động; thái độ cư sử của chủ đầu tưu nước ngoài với người lao động. Một cán bộ nước ngoài có mức lương gấp 10-13 lần tổng lương của 10 lao động Việt Nam và vẫn xãy ra tình trạng xúc phạm lao động lao động Việt Nam, công nhân thường phải làm thêm giờ vất vả, quy định của doanh nghiệp rất khắt khe. Năm là: vấn đề chuyển giao công nghệ. Một số doanh nghiệp FDI đưa vào Việt Nam có dây chuyền công nghệ qua hiện đại, công suất sử dụng thấp cho nên rất phí. Ngược lại không ít nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam công nghệ lạc hậu, trung bình như ở lĩnh vực Dệt-May, Da-Giầy.Nếu Việt Nam không cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này thì có nguy cơ Việt Nam sẽ là bãi thải công nghệ của các nước ASEAN. Hơn nữa, nước ta thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để có thể giảm định, cũng như tìm đúng công nghệ mình cần mà chuyển giao công nghệ chủ yếu do bên nước ngoài giới thiệu và thực hiện. Nước ta thiếu kế hoạch và chiến lược cụ thể nên hoạt động chuyển giao công nghệ diến lẻ tẻ, khập khiễng Sáu là: Cơ cấu đầu tư nước ngoài có một số bất hợp lý, hiệu quả kinh tế-xã hội của khu vực đầu tư nước ngoài chưa cao. Chiều hướng tăng tỷ trọng vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp là tốt. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn FDI vào các dự án thay thế nhập khẩu, hướng vào nội địa còn cao, nhất là các dự án của EU, Mỹ, Nhật Bản. Chủ trương đa phương hoá nguồn vốn FDI chưa được thực hiện tốt.Vốn đầu tư từ các nước Châu á chiếm tới gần 67%, trong khi vốn đầu tư từ Tây-Bắc Âu, Bắc Mỹ còn thấp(các nước EU chiếm 12,9%; Mỹ và Canada chiếm 4%); các nước G7 (trừ Nhật Bản) mới chiếm khoảng 12%. Do vậy, FDI ở nước ta bị ảnh hưởng lớn khi các nước xung quanh lâm vào khủng hoảng. Bảy là: Vấn đề về hình thức thu hút vốn đầu tư. Hơn 12 năm qua, đầu tư nước ngoài vào công nghiệp Việt Nam chủ yếu theo ba hình thức là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, và hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; trong đó các doanh nghiệp FDI chỉ được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.Việt Nam chưa chú trọng đến các hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài như thành lập công ty cổ phần có vốn FDI; cho phép mua bán sáp nhập doanh nghiệp trong nước với công ty nước ngoài như trào lưu hiện nay trên thế giới (Mỹ và Anh)...do đó trong nhiều năm nước ta chưa mở được các kênh mới để thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thế giới. Tám là: Cán bộ là yếu tố quyết định nhưng đang là khâu yếu nhất. Nhiều cán bộ Việt Nam được cử vào làm việc trong các liên doanh thiếu kiến thức chuyên môn, không nắm vững pháp luật và thương trường, không biết ngoại ngữ, nhiều người giữ cương vị lãnh đạo của liên doanh chỉ vì đối tác Việt Nam có đất góp vốn. Một số cán bộ chưa phát huy vai trò đại diện chủ sở hữu Nhà nước trong liên doanh, kém phẩm chất, thoái hoá lo nghĩ trước hết đến lợi ích cá nhân thậm trí đứng về lợi của chủ đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân chính là do công tác đào tạo cán bộ quản lý FDI tử trung ương đến địa phương, công tác đào tạo công nhân kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức; các cơ quan cử người vào liên doanh thiếu trách nhiệm buông lỏng quản lý, hầu như khoán trắng. Chín là: Công tác qui hoạch nói chung, qui hoạch liên quan đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công nghiệp còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu hụt cụ thể. Do qui hoạch ngành và một số sản phẩm quan trọng làm chậm hoặc chưa có, lại dựa trên một số dự báo thiếu chuẩn xác chưa lường hết diễn biến phức tạp của thị trường... Việc cấp phép những năm đầu còn chạy theo số lượng, thiếu về thay thế nhập khẩu; tuy có bổ sung hàng hoá cho thị trường, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu, nhưng tình trạng này kéo dài dẫn đến một số sản phẩm chèn ép sản xuất trong nước. Mười là: Hệ thống luật pháp, chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính hoàn thiện và ổn định, chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự báo được trước. Tính ổn định của luật pháp, chính sách chưa cao; một số luật pháp, chính sách liên quan trực tiếp đến FDI thay đổi nhiều. Nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai dự án liên quan đến phạm vi điều chỉnh của các luật, qui định chuyển ngành như: đất đai, quản lý ngoại hối, công nghệ môi trường, lao động, xuất nhập cảnh, pháp lệnh thi hành án... Luật pháp, chính sách chưa tạo sân chơi bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Mười một: công tác quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài còn những mặt yếu kém, vừa buông lỏng, vừa can thiệp sâu vào các hoạt động của các doanh nghiệp. Trong một thời gian dài chưa xây dựng chiến lược, qui hoạch thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu và điều kiện mới là cơ sở cho vận động, xúc tiến đầu tư, sử lý các dự án cụ thể; việc thực thi pháp luật, chính sách chưa nghiêm; công tác quản lý còn nhiều sơ hở để đối tác nước ngoài như nâng giá đầu vào, hạ giá đầu ra để “ăn” chênh lệch ngay từ bên ngoài, gian lậu thương mại, trốn thuế, lợi dụng độc quyền để đưa giá sản phẩm lên cao hơn giá hàng cùng loại nhập khẩu, đưa thiết bị lạc hậu vào Việt Nam, trả lương công nhân thấp dưới mức qui định, vi phạm qui định về quan hệ lao động. Mười hai: từ năm 1997 đến nay, nhịp đọ tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và công nghiệp nói riêng và liên tục giảm sút. Những hạn chế nêu trên về môi trường đầu tư càng bộc lộ rõ hơn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, làm mất dần lợi thế so sánh vốn và có gây ảnh hưởng đến tiêu cực đến thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta. Trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực trong đầu tư nước ngoài về chuyển dịch cơ cấu, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, nhưng nhịp tăng vốn đầu tư nước ngoài cấp vốn mới là thực hiện suy giảm. So với năm trước, vốn đăng ký cấp mới năm 1997 giảm 49%, năm 1998 giảm 16%, năm 1999 giảm 59% và năm 2000 tiếp tục giảm 59,5%. Như vậy, vốn cấp mới của năm 1999 chỉ bằng 18,2% của năm cao nhất là năm 1996. Tương tự, vốn thực hiện năm 1997 tăng 25%, nhưng năm 1998 giảm 40%, năm 1999 giảm 19% và năm 2000 giảm 20%. Số dự án xin hoãn cất phép, giảm tiến độ gia tăng (tính chung cả nước là 6-7 tỷ USD) nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm trừng hoặc thu hẹp qui mô sản xuất. Việc suy giảm đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay và trong những năm sau. Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân khách quan như: + Khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Đây là nguyên nhân khách quan quan trọng dẫn đến suy giảm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện nay, đầu tư nước ngoài từ các nước Châu á vào Việt Nam chiếm 67% vốn đầu tư; trong đó các nước ASEAN khoảng 23% vào Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông chiếm 40,5%. Do khủng hoảng kinh tế nên đẩu tư nước ngoài của các nền kinh tế trong khu vực suy giảm rõ rệt do các công ty mẹ bị phá sản hoặc gặp khó khăn vì chính sách của các chính phủ hạn chế đầu tư ra nước ngoài và cũng khó khăn trong huy động vốn của các tổ chức tài chính quốc tế và vay từ các nhân hàng. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động cũng gặp khó khăn, phải sản xuất cầm trừng, thậm trí giảm tiến độ hoặc triển khai do khó khăn của công ty và do thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như thị trường xuất khẩu trong khu vực bị thu hẹp lại. Trong khi đó khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường nước ngoài bị giảm do sự xuống giá của các đồng tiền trong khu vực. + Sự cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới vào trong khu vực diễn ra ngày càng gay gắt. Hiện nay, ba phần tư vốn đầu tư trên thế giới là đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển do sự tăng cường liên kết giữa các công ty đa quốc gia của Mỹ, Nhật, Tây Âu. Một phần tư số vốn đầu tư nước ngoài còn lại bị thu hút vào các thị trường đầu tư lớn Trung Quốc, ấn Độ, Braxin, Mêhicô... Trong bối cảnh đó, các nước đang phát triển, nhất là các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN đã và đang cải thiện môi trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm vượt lên trên các nước khác, coi đó là giải pháp, chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế. Trên đây là đánh giá tình hình FDI vào ngành công nghiệp Việt Nam trong thờigian qua (1998-2000) đồng thời đã nêu ra những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó sẽ đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. III Một số giải pháp nằm tăng cường thu hút FDI vào công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. 1.Mục tiêu và chiến lược phát triển ngành công nghiệp trong thời gian tới. 1.1.Mục tiêu. Mục tiêu chung của nền kinh tế là đến năm 2020, nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp, do đó tốc độ phát triển công nghiệp phải đạt cao (trên 12%/năm) trong nhiều năm; năm 2020 giá trị gia tăng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%. Từ những yếu tố tiền đề cho phát triển công nghiệp, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực hiện nay, đồng thời nhằm phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020, trong đó hình thành một cơ cấu công nghiệp tương đối toàn diện, khuôn khổ chiến lược công nghiệp của nước ta như sau. 1.2.Chiến lược phát triển ngành công nghiệp. -Phát triển công nghiệp nhằm khai thác hết tiềm năng của nền kinh tế, đó là nguồn nhân lực dồi dào, nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú. Công nghiệp cần hướng mạnh về xuất khẩu, nâng cao hiệu quả của xuất khẩu, chế biến sâu tài nguyên hướng về xuất khẩu, giảm đến mức ít nhất xuất khẩu nguyên liệu thô. Chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu phải là trục chính trong Chiến lược phát triển công nghiệp. - Phát triển công nghệ nằm nâng cao năng suất lao động của xã hội thông qua quá trình cơ giới hoá, tự động hoá, hoá học hoá... với bước đi thích hợp cho từng giai đoạn cho nền kinh tế. - Chiến lược phát triển dài hạn công nghiệp cần xác định được cơ cấu công nghiệp hợp lý, lưạ chọn các ngành công nghiệp chiến lược quan trọng để có chính sách nuôi dưỡng và phát triển các ngành có lợi thế so sánh và có khả năng cạnh tranh trong tương lai trên thị trường khu vực thế giới. Cụ thể như sau: + Phát triển mạnh những ngành công nghiệp ta đang có lợi thế về nguồn nhân lực và tài nguyên, nhằm tạo ra những khởi động tốt cho phát triển công nghiệp như: Ngành Dệt-May; ngành công nghiệp chế biến hướng về xuất khẩu đặc biệt là chế biến các sản phẩm nông-lâm-thuỷ sản, những vùng có quy mô sản phẩm hàng hoá nguyên liệu lớn; ngành công nghiệp, khai thác dầu khí. + Nuôi dưỡng và phát triển các ngành công nghiệp quan trọng có sức cạnh tranh mạnh mẽ sau năm 2000.Đó là: Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo và Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. + Phát triển có chọn lọc những ngành công nghiệp nặng, nhằm tạo ra nguyên liệu cơ bản cho công nghiệp, đồng thời phát huy các lợi thế về tài nguyên.Đó là các ngành: Công nghiệp lọc, hoá dầu; Công nghiệp luyện kim. Tạo tiền đề cho phát triển các ngành khác như Cơ khí, chế tạo, đóng tàu, sản xuất ô tô và một số ngành công nghiệp khác. 2. Giải pháp 2.1Các giải pháp trước mắt. 2.1.1Thống nhất nhận thức về vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI. Sự cần thiết lâu dài của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vai trò quan trọng của doanh nghiệp đầu tư với tư cách là thành phần kinh tế tư bản nhà nước đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên, do chưa được cụ thể hoá đầy đủ dẫn đến nhận thức, quan điểm xử lý một số vấn đề cụ thể về đầu tư nước ngoài còn khác nhau (như về lựa chọn, cho phép và mở rộng các hình thức đầu tư, về việc tư nhân hợp tác đầu tư với nước ngoài, tỷ lệ góp vốn bên Việt Nam, về sử dụng máy móc thiết bị dã sử dụng, về phát triển những khu công nghiệp, về mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng Xã hội chủ nghĩa...). Điều đó dẫn đến việc lúng túng trong hoach định chính sách, trong điều hành chính sách cụ thể, làm chậm tiến độ xem xét dự án và bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, làm môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Do vậy, cần sự thống nhất cao trong Đảng và xã hội về sự cần thiết khách quan và vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước; để có hành động nhất quán ở mọi ngành mọi cấp, thu hút và sử dụng có hiệu vốn đầu tư nước ngoài. 2.1.2. Công bố rõ danh mục định hướng kêu gọi đều tư nước ngoài của ngành công nghiệp cho thời kỳ 2001-2005. Danh mục cần xác định rõ sản phẩm, công suất tiến độ, công nghệ thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án cũng như các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư... 2.1.3. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần phải được đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện, theo một kế hoạch và chủ động, có hiệu quả. Trước hết, cần xác định thúc tiến đầu tư cũng như xúc tiến thưong mại là nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, của Bộ, ngành, các tỉnh. Ban quản lý các Khu công nghiệp. Cần thnàh lập bộ phận xúc tiến tại Bộ Công nghiệp, tổng công ty, các cơ quan đại diện của nước ta tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động thu hút đầu tư nươc ngoài. Ngân sách nhà nước cần dành một khoản kinh phí thoả đáng cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Cần tập trung chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời các nhà đầu tư hiện có dự án đầu tư đang hoạt động, giúp họ giải quyết các vấn đề phát sinh, đó là biện pháp có ý nghĩa quan trọng để vận động có hiệu quả và có sức thuyết phục nhất với các nhà đầu tư mới. 2.1.4. Quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện tại, có một số mặt hàng công nghiệp trong nước đã sản xuất được đảm bảo chát lượng, cần hạn chế nhập khẩu. Bên cạnh đó các cơ quan hữu quan cần kiểm tra và quản lý chát chẽ các thiết bị dây chuyền công nghệ trước khi cho nhập vào Việt Nam, tránh tình trạng cho nhập ồ ạt các dây chuyền thiết bị công nghệ lạc hậu, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường. 2.1.5.Thường xuyên có báo cáo tổng kết từng quý từng năm, từng giai đoạn thực hiện kế hoạch, mục tiêu, chiến lược của ngành. Bộ công nghiệp phải báo cáo thường xuyên việc thực hiện kế hoạch của từng quý, từng năm, từng giai đoạn. Trong đó cần đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn chế tồn tại và kiến nghị, đưa ra giải pháp tháo gỡ để ngày cơ càng nâng cao hiẹuquả thu hút FDI vào ngành công nghiệp. 2.1.6. Cần có giải thích hợp để tăng nguồn nguyên liệu trong nước. Bởi hiện có một số mặt hàng công nghiệp như may mặc, giầy dép, sữa, dầu thực vật, tuy có giá trị xuất khẩu cao nhưng nguyên liệu chiếm một tỷ trọng khá lớn và chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài cho nên cần có giải pháp thích hợp để tăng nguồn nguyên liệu trong nước. Chính vì phải nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu cho sản xuất nên các sản phẩm công nghiệp Việt Nam kém về hiệu quả cạnh tranh. Vấn đề này đạt ra cho các nhà quản lý vĩ mô phải có giải pháp để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm kể cả thị trường trong và ngoài nước. Việc phát triển các nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp cần có những giải pháp đồng bộ, tử các cơ sở vĩ mô của nhà nước, đến sự phối hợp hành động của nhiều bộ, ngành liên quan. Có như vậy chủ trương phát huy nội lực của Đảng mới có thể trở thành hiện thực. 2.2. Các giải pháp lâu dài. 2.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới, Bộ Công nghiệp cùng với các Bộ, ban ngành có liên qua tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị với Chính phủ với Quốc hội để hoàn thiện khuôn khổ pháp luật hấp dẫn, thông thoáng rõ ràng và ổn định; một hệ thống ưu đãi và khuyến khích mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Triển khai việc nghiên cứu để tiến tới xây dựng một Bộ Luật đầu tưu chung cho cả đầu tư trong nưóc và cả đầu tư nước ngoài, nhằm tạo “ sân chơi” bình đẳng, môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà đầu tư. Nhà nước cần sớm hoàn chỉnh hệ thống pháp lý chung về kinh tế để tạo lập môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng; sớm ban hành các Bộ luật Hải quan, luật cạnh tranh và chống độc quyền... Sửa đổi thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để khuyến khích sử dụng người Việt Nam giữ các vị trí quản lý và chuyên môn chủ chốt. Xây dựng chính sách thúe khuyến khích sản xuất phụ tùng linh kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá; hoàn chỉnh hệ thống pháp luật chính sách về thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, cải tiến hệ thống tín dụng, bảo lãnh đầu tư... 2.1.2.Xây dựng hệ thống chính sách để cải thiện môi trường kinh doanh. a. Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư. Quyết đinh 53/1999 Quyết Định của Thủ tướng Chính phủ là bước đi đầu tiên thực hiện lộ trình tiến tới tạo dựng một mặt bằng thống nhât giá hàng hoá, dịch vụ đối với doanh nghiệp có vốn FDI theo tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ VI. Trong năm 2001, cần tiếp tục điều chỉnh một bước giá, phí các hàng hoá, dịch vụ để sau một hoặc hai năm về cơ bản áp dụng một mặt bằng thống nhất một số giá, phí cho các doanh nghiệp trong nước có vốn FDI. Trước hết, cần tiếp tục giảm giá điện, cước phí viễn thông, cước vận tải biển... b.1. Đất đai: Ngoài vấn đề thuế chấp quyến sử dụng đất, cần xắp xếp lại giá cho thuê đất, miễn giảm tiền thuê trong một số năm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ; giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng gây ách tắc đối với việc triển khia dự án. Nghiên cứu sửa đổi Luật đất đai và các văn bản liên quan để tạo có sở pháp lý cho phép các thành phần kinh tế quốc doanh có thể góp vốn liên doanh, hợp tác với nước ngoài. b.2.Tài chính, tín dụng, ngoại hối: -Giảm dần tỷ lệ hối ngoại tệ để tiến tới xoá bỏ việc kết hối bắt buộc khi có điều kiện; từng bước thực hiện mục tiêu tự do hoá chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao dịch vãng lai. Phát triển mạnh thị trường vốn để các doanh nghiệp Việt Nam có thể góp vốn đầu tưu bằng các nguồn huy động dài hạn như: trái phiếu, cổ phiếu; tiến tới thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp FDI. Sớm ban hành các quy định về cầm cố, thuế chấp, bảo lãnh để đẩy nhanh việc giải ngân vốn vay của các doanh nghiệp FDI; có quy định cụ thể về hoạt động của các quỷ đầu tư. c. Bổ sung các chính sách ưu đãi có sức hấp dẫn đối với nhứng lĩnh vực, địa bàn và dự án cần thu hút FDI. Để thu hút được FDI vào các lĩnh vực, địa bàn vào các dự án ưu tiên và khuyến khích đầu tư, cần tạo dựng và công bố một hệ thống ưu đãi có sức cạnh tranh cao. Về phần mình, Bộ công nghiệp cần có quy hoạch và để trình danh mục các lĩnh vực, ngành cần khuyến khích và ưu đãi đầu tư lên Chính phủ để nhằm thu hút FDI đúng hướng. - Thực hiện thuế xuất nhập khẩu thực sự khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao sản xuất cơ khí, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo; đặc biệt là công nghệ sản xuất phụ tùng, linh kiện và nguyên liệu. - Đối với một số hạn chế của những dự án đặc biệt quan trọng, cần sử lý đặc cách và có chính sách hỗ trợ hợp lý trong khuôn khổ những cam kết theo lộ trình hội nhập. -Sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích các doanh nghiệp hướng mạnh hơn nữa vào xuất nhập khẩu như khuyến khích chế biến sâu, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có trong nước, tạo giá trị tăng cao ...Các đòn bẩy kinh tế đó có thể là miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu vật liệu trong thời hạn nhất định cho các doanh nghiệp đạt tỷ lệ xuất khẩu trên 80%, cho các dự án thuộc diện đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc đưa ra ngoài diện đối tượng áp dụng thuế VAT các máy móc thiết bị nhập khẩu; nhờ có các doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm, tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp FDI. d. Xử lý linh hoạt các hình thức đầu tư. Mỗi hình thức đầu tư (liên doanh, 100% vốn nước ngoài) tuy có vị trí đặc biệt thù riêng, nhưng đều nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành và lãnh thổ, quy hoạch các sản phẩm quan trọng; chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam; sự quản lý, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó, ngoài các dự án không cấp phép đầu tư, các dự án do yêu cầu an ninh, quốc phòng, giữ gìn bản sắc vă hoá, thuần phong mỹ tục và các dự án quốc kế dân sinh quan trọng; cần mở rộng danh mục cho các dự án cho phép nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn hình thức đầu tư xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh. e. Đa dạng hoá hình thức FDI. Cần có chính sách và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên doanh với nước ngoài, đồng thời đa dạng hơn nữa hình thức đầu tư để khai thác thêm các kênh đầu tư mới như cho phép thành lập công ty cổ phần có vốn FDI, công ty hợp danh, đầu tư nước ngoài theo hình thức mua lại và sáp nhập (Mỹ và Anh)... Xem xét việc cho phép các tập đoàn lớn có nhiều dự án FDI ở Việt Nam thành lập các công ty quản lý vốn( holding company) để điều hành chung các dự án. Mục đích là để có sự quản lý một cách tập trung, thống nhất, tránh dàn trải, lãng phí, không hiệu quả và không có quy hoạch. Hiện nay luật pháp Việt Nam cũng đã có quy định doanh nghiệp Việt Nam được quyền mua cổ phần của các doanh nghiệp FDI quan trọng, Chính phủ cũng đã có chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp FDI, trong đó có cả doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài. g. Khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhiệm vụ trọng tâm là thu hút đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp (KCN) đã được thành lập. Cần lựa chọn một vài địa phương có điều kiện địa lý, kinh tế-xã hội thuận lợi để thành lập khu kinh tế và tập trung đầu tư đúng mức cả về vốn, con người. Tổ chức và có cơ chế chính sách phù hợp để xây dựng thnàh công các khu kinh tế này. Tiếp đến là Khu chế xuất (KCX), hoạt động của các KCX thời gian qua kém hiệu quả, có nhiều khu triển khai chậm hoặc không triển khai được và xin chuyển thành KCN để có thể linh hoạt trong đầu tư. Trong thời gian tới, nước ta cần tập trung đẩy nhanh hoạt động của cá KCX đã được thành lập bằng các chính sách ưu đãi, khuyến khích hơn, đồng thời tạm ngừng thành lập các KCX mới. 2.2.3. Xây dựng quy hoạch có biện pháp hỗ trợ phát triển vùng nguyên, nhiên liệu. Hiện nay, số lượng dự án đầu tưu vào các lĩnh vực của ngành công nghiệp về tương đối đã đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu, cá biệt có một số lĩnh vực bắt đầu có dấu hiệu bão hoà như: điện tử tiêu dùng, sản xuất kem giặt, sản xuất rượu bia... Mặt khác, sự đầu tư chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định đã làm mất cân đối trong cơ cấu vùng, lãnh thổ. Do vậy, cần có quy hoạch cụ thể, đặt quy hoạch thu hút FDI vào ngành công nghiệp trong cơ cấu hữu cơ quy hoach tổng thể các nguồn lực, vùng lãnh thổ của đát nước. Hướng FDI vào nhứng dự án trọng điểmcủa ngành cũng như các vùng có nguyên nhiên liệu nhưng đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế- xã hội. Việc hỗ trợ cho các dự án đầu tư ở các vùng nguyên, nhiên liệu; một mặt, tạo ra sự đầu tư hợp lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Mặt khác, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của vùng, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến. 2.2.4. Tập trung cao độ phương pháp quản lý, điều hành để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các dự án đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả. Giải quyết kịp thời, triệt để và có trách nhiệm các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khia dự án thuận lợi; khuyến khích họ đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn. Đây là cách tốt nhất chứng minh có tính thuyết phục về môi trường đầu tư ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng. Muốn vậy, cần phân loại dự án thành các nhóm khác nhau để có biện pháp sử lý và hỗ trợ thích hợp. 2.2.5. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài . Sau khi tạo dựng được môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thông thoáng, hấp dẫn; vấn đề then chốt có tính quyết định và việc chỉ đạo điều hành tập trung, thống nhất và quyên quyết của Chính phủ, việc thực hiện nghiêm túc của Bộ Công nghiệp, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương. Cần quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI để chấm dứt tình trạng tuỳ tiện, hết sức tránh tình trạng hoạt hoá các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp; đồng thời vẫn đảm bảo giám sát được các doanh nghiệp và áp dụng các chế tài đối với sự vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp . Cần triệt để và kiên quyết hơn trong việc quy định rõ ràng minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp. Công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm sử lý các thủ tục hành chính và kiên quyết giảm đầu mối, giảm các thủ tục hành chính không cần thiết nhằm tạo nên sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về các cải cách hành chính trong các khu vực FDI; duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư. 2.2.6. Chú trọng công tác cán bộ và đào tạo công nhân ký thuật tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động Công đoàn và các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Trong hoạt động FDI, công tác cán bộ đặc biệt quan trọng vì cán bộ vừa tham gia hoạch định chính sách, vừa là người vận dụng luật pháp, chính sách để sử lý các nghiệp hàng ngày liên quan đến mọi hoạt động của FDI. Cán bộ quả lý Việt Nam trong các liên doanh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích cuả Nhà nước Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam, của người lao động; đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật. Do đó, phải đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức Nhà nước các cấp, đội ngũ cán bộ Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI. Vấn đề đặt ra bây giờ là cần có cơ cấu đào tạo hợp lý theo hướng tăng số công nhân được đào tạo tay nghề; cơ sở đào tạo có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp FDI đóng trong địa bàn và phải có trách nhiệm về chất lượng cũng như chương trình đào tạo. Tăng cường, mở rộng các trường dạy nghề ở địa phương và giảm sức ép cho các trường Trung ương. Nhà nước cần quản lý việc cấp phát bằng cũng như quy chế tuyển sinh nhằm mục đích đào tạo ra những cán bộ quản lý có trình độ, những người thợ lành nghề, giỏi và có đầu óc sáng tạo. Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm hoàn thiện Bộ Luật lao động, cũng như các quy định có liên quan đến tiền lương, thời gian làm việc, chế độ Bảo hiểm xã hội... của người lao động.Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có kế hoach vận động thành lập Công đoàn ở tất cả các doanh nghiệp FDI và nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức của Công đoàn trong các doanh nghiệp FDI; Ban tổ chức Trung ương Đảng quy định và hướng dẫn phương thức sinh hoạt và nội dung hoạt động của tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp nghiệp có vốn FDI, phù hợp với đặc điểm của loại hình doanh nghiệp. Xây dựng tổ Công đoàn thật sự trở thành người bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, tác phong công nghiệp cho công nhân, quan hệ hợp tác xây dựng với chủ đầu tư, đóng góp vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.7. Đầu tư thích đáng vào sự phát triển khoa học- công nghệ của nước ta. Hoạt động hợp tác đầu tư kèm theo nó là hoạt động chuyển giao công nghệ (CGCN) vào Việt Nam, muốn xây dựng xã hội Xã hội Chủ nghĩa, trước hết cần xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của nước nhà. Muốn vậy, CGCN là con đường gắn nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, do nôn nóng và thiếu hiểu biết nên trong thời gian qua nước ta cho chuyến giao nhiều dây chuyền công nghệ lạc hậu từ 40-60 năm và nước ta có nguy cơ thành bãi thải công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới; năng lực sản xuất thì không hiệu quả. Một số công nghệ lại qua hiện đại, công nhân Việt Nam không kịp tiếp nhận, làm quen trong một thời gian gắn cho nên phải thuê chuyên gia nước ngoài;các dây duyền công nghệ lại không phát huy hết công suất thiết kế. Do đó hoạt động CGCN đạt hiệu quả, Nhà nước cần đầu tư kinh phí cho công tác kinh phí cho công tác ứng dụng cho Viện cứu khoa học- kỹ thuật, các trường Đại học... có chính sách về lương và chế độ kèm theo cho cán bộ nghiên cứu khoa học. Đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật đủ trình độ tiếp thu kinh nghiệm quản lý và vận hành các dây chuyền công nghệ, tiến tới làm chủ công nghệ đó. Năm 2001, mức dự tính đầu tư cho khoa học công nghệ khoảng 2,3% tổng chi Ngân sách, song theo dự tính với nguồn kinh phí này cũng chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu hoạt động của ngành công nghệ. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyến cũng cần có sự quan tâm đúng mức của các công trình nghiên cưú khoa học công nghệ trong địa bàn, thực hiện tốt, nhanh làm thủ tục thẩm định, xét duyệt các dự án bằng cách phối hợp với ngân hàng... khuyến khích các doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với các ngành Nghiên cứu , các trung tâm, các trường Đại học cũng đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học. Muốn tiến hành CNH-HĐH đất nước, cần có thiết bị, dây chuyền công nghệ... hoạt động CGCN có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Song, để hoạt động CGCN đạt được hiệu quả và phục vụ cho nhu cầu thiết thực của nước ta hiện nay, một trong những đòi hỏi cơ bản là nước ta cần có một trình độ khoa học công nghệ nhất định. Kết luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài một bộ phận hợp thành nền kinh tế, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, góp vốn giữ vững nhịp độ tăng trưởng hiện nay và nhiều năm tới. Việc Quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài bổ sung sửa đổi và Nghị quyết 24/2000 NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000của Chính phủ cùng một số luật, văn bản khác là cơ sở pháp lý để tạo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Nhũng chủ trương, chính sác này cần có thời gian mới phát huy tác động tích cực với môi trường đầu tư chung của cả nước. Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cùng với Bộ Công nghiệp phải tiếp tục nghiên cứu và kiến nghị nhiều biện pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn, ách tắc không chỉ do các doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành công nghiệp mà tất cả các doanh nghiệp nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên cả nước. Giúp họ vượt qua khủng hoảng trong khu vực, tăng khả năng cạnh trạnh và phát triển bền vững trong tiến trình hội nhập khu vực kinh tế thế giới đất nước. Xem việc thu hút và sử dụng vốn FDI không phải biện pháp tiến trình mà hoạt động lâu dài, có tính chiến lược; vốn FDI giữ vai trò quan trọng nhất định trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội. Mục tiêu và giới hạn bài viết này chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu tổng hợp để minh hoạ một bức tranh tổng quát về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghiệp mà chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh, lỗ- lãi của từng doanh nghiệp, từng chuyên ngành nhỏ khu vực này. Rất mong sự đóng góp ý kiến, quan tâm của cô giáo tới đề tài này để sửa đổi, bổ sung bài viết, phục vụ tốt cho công cuộc thu hút, sử dụng và quản lý vốn FDI trong ngành công nghiệp, cho pháp triển kinh tế- xã hội của nước ta. Một lần nữa trân trọng xin cảm ơn! Tài liệu tham khảo - Giáo trình:” Kinh tế và quản lý công nghiệp”-Đại học KTQD Hà Nội -“Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Cơ sở pháp lý-Hiện trạng-Cơ hội-Triển vọng” Nguyễn Anh Tuấn, Phan Hữu Thẵng, Hoàng Văn Tuấn-NXB Thế Giới/1994. -“Những giải pháp chính trị-kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” Nguyễn Khắc Thân, Chu Văn Cấp- NXBCTQG/1996 -Niên giám Thống Kê 1999-NXB Thống Kê/2000 -Báo công nghiệp số xuân 2001, số16/2000 -Kinh tế và dự báo số 11/1997,02/1998 -Con số và sự kiện số 6/2001,số 1+2/2002 -Chuyên san thời báo kinh tế: kinh tế 1999-2000 kinh tế 2000-2001 mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0233.doc