Đề tài Giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại Việt Nam-ASEAN trong quá trình hội nhập AFTA giai đoạn 2001-2006

Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế nên các biện pháp đưa ra ở đây chỉ mang tính chất đặc trưng và tất nhiên là chưa đầy đủ nên chỉ là những giải pháp thuộc về ý chủ quan mà thôi. Nhưng dù sao cũng có thể dùng để tham khảo để có những biện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam-ASEAN trong tiến trình hội nhập AFTA giai đoạn 2001-2006 sắp tới.

doc44 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại Việt Nam-ASEAN trong quá trình hội nhập AFTA giai đoạn 2001-2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c doanh nghiệp. Nghị định này đã xoá bỏ hoàn toàn chế độ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu , đem lại sự chuyển biến về chất cho cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.Quyền kinh doanh và quyền tự chủ của doanh nghiệp được tôn trọng.Cơ chế “xin-cho” được giảm thiểu. Hầu hết hàng hoá được làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp tại hải quan và chịu sự điều tiết của thuế.Biện pháp phi thuế chỉ còn áp dụng với một số lượng rất ít mặt hàng. Tuy mới chỉ có hiệu lực từ cuối năm 1998 nhưng có thể nói Nghị định 57/1998 đã đóng góp một phần quan trọng voà thành công của hoạt động ngoại thương năm 1999-2000. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu từ 2800 doanh nghiệp năm 1998 đã tăng lên trên 12.000 doanh nghiệp.Bằng sự năng động và nhạy bén trong việc khai thác nguồn hàng, tìm kiếm thị trường, các doanh nghiệp này đã đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng cao về kim ngạch của những nhóm hàng vốn lâu nay khó xuất khẩu như rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ và nhóm “hàng tạp hoá khác”, góp phần tích cực vào việc tiêu thụ hàng hoá cho ngành sản xuất và tạo thêm công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Tuy nhiên, với những quy định hiện hành, vẫn tồn tại một vấn đề cơ bản là tính ổn định và tính có thể nhận biết trước của cơ chế, chính sách.Theo quy định tại Nghị định số 57/1998 thì vào đầu quý IV hằng năm, Bộ thương mại (chủ trì) cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bọ , ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nguyên tắc điều hành xuất, nhập khẩu cho năm kế hoạch kế tiếp đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện.Nguyên tắc điều hành thay đổi hàng năm đáp ứng được nhu cầu xử lý linh hoạt các vấn đề phát sinh, nhưng lại tạo ra khá nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước.Điển hình là tình trạng bị động trong kinh doanh và xử lý các vụ việc tồn đọng về quản lý.Thực tiễn đó cho thấy cần phải khẩn trương ban hành cơ chế quản lý hàng hoá xuất, nhập khẩu ổn định, lâu dài và có thể nhận biết trước được để vừa boả đảm tính định hướng trong điều hành, vừa tạo thuận lợi và thế chủ động cho các doanh nghiệp trong hoạt đốngản xuất, kinh doanh. 1.2.Một số Nghị định và cơ chế khác Để tao môi trường bình đẳng trong hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), ngày 13/01/1998 về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp FDI tham gia bình đẳng vào hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ như các doanh nghiệp có vốn trong nước. Cùng với các văn bản pháp quy hướng dãn của các bộ, ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ thương mại, Tổng cục hải quan..đến nay, hệ thống cơ chế, chính sách điều hành hoạt động xuất nhập khẩu đã được hình thành tương đối đồng bộ, thông thoáng và phù hợp dần với các thông lệ quốc tế. 2.Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu Ttong những năm vừa qua chính sách Tài chính-tiền tệ đã được định hướng tập trung khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động xuất khẩu , cụ thể: 2.1.Hỗ trợ qua chính sách đầu tư: Việc bố trí vốn đầu tư đã chú ý tập trung phát huy khai thác nội lực, tranh thủ ngoại lực, đa dạng hoá các hình thức đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của nền kinh tế.Tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã tăng từ 8,5% giai đoạn 1991-1995 lên 11,37% giai đoạn 1996-2000.Nhờ đó khu vực nông nghiệp liên tục đạt tăng trưởng khá với bình quân 4,9% trong 5 năm 1996-2000.Điều này không những đảm bảo lương thực mà còn có những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu xếp nhất nhì thế giới.Vốn đầu tư trong công nghiệp đã được định hướng tăng cho những ngành công nghiệp có công nghệ cao, có khả năng xuất khẩu lớn như:dầu khí, sản phẩm da, điện tử và công nghệ thông tin, góp phần đưa tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến tăng từ 14,4% trên tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1991 lên mức bình quân 35,6% trong giai đoạn 1996-2000. 2.2.Hỗ trợ qua chính sách thuế Chính sách thuế thông qua việc thực hiện ưu đãi thuế gián thu và thuế trực thu đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng của hàng hoá xuất khẩu như: -Thuế xuất khẩu:Hằng năm , Bộ tài chính công bố danh mục các mặt hàng được hưởng các ưu đãi thuế xuất khẩu và mức thuế suất ưu dãi (thường là 0%). -Thuế giá trị gia tăng(VAT):Thực hiện hoàn thuế VAT đầu vào đối với hàng hoá xuất khẩu(áp dụng thuế suất 0% VAT đối với hàng hoá xuất khẩu) để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.Hàng hoá từ thị trường nội địa vào khu chế xuất cũng được copi là hàng xuất khẩu. -Thuế thu nhập doanh nghiệp:Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cho xuất khẩu đạt giá trị trên 30% giá trị hàng hoá sản xuất, kinh doanh trong năm được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: +Miễn giảm 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2 năm tiếp theo. +Được áp dụng mức thuế suất 25%.Đặc biệt áp dụng mức thuế suất 20% trong thời hạn 10năm đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu ở mức 50% trở lên và thuế suất 15% trong thời hạn 12 năm đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu ở mức 80% trở lên. Ngoài ra còn một số quy định khác về thuế cho doanh nghiệp nhưkhoản chi hoa hồng môi giới, giao dịch trả cho người nước ngoài cũng được coi là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu htuế của doanh nghiệp.... Chính sách thuế cũng góp phần chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu.Cụ thể là việc áp dụng thuế xuất khẩu đói với các mtj hàng xuất khẩu là nguyên liệu thô, sản phẩm sơ chế đã bước đầu thúc đẩy theo hướng giamt xuất khẩu hàng nguyên liệu thô, tăng xuất khẩu hàng đã quan chế biến có giá trị gia tăng cao, tận dụng nguyên liệu và lao động trong nước.Chế độ miễn thuế đối với toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với cacs doanh nghiệp xuất khẩu trên 80% tổng số sản phẩm sản xuất được đầu tư vào các địa bàn hay những dự án được Nhà nước khuyến khchs đầu tư đã khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, đầu tư vào những ngành Việt Nam có nhiều lợi thế. Từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế-Xã hội theo định hướng phát triển của Nhà nước. 2.3.Hỗ trợ thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển: Triển khai thực hiện Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước,Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2/1/2001 về chính sách hỗ trợ đầu tư đối vớicác dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu .Trong thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ phát triển đã thực hiện hỗ trợ thông qua 3 hình thức: -Cấp tín dụng đầu tư với lãi suất ưu đãi -Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư -Bảo lãnh tín dụng đầu tư. Tuy nhiên , kết quả đạt được chưa nhiều:Quỹ chủ yếu chỉ tập trung vào hoạt động cung cấp tín dụng cho các dự án trong một số ngành sản xuất, chế biến nông sản, thuỷ hải sản, hàng dệt may, giầy da, cơ khí...ôứi tổng dư nợ đến thời điểm 31/3/2001 là 317 tỷ đồng;còn các hình thức Bảo lãnh và Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thì đến nay vẫn chưa triển khai được. 2.4.Hỗ trợ tài chính qua Quỹ hỗ trợ xuất khẩu: Ngày 27/9/1999, thủ tướng chính phủ đã có quyết định 195 QĐ-TTg về việc lập, sử dụng và qảun lý Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, trong đó quy định: -Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất vay vốn ngân hàng để mua nông sản xuất khẩu khi giá cả thị trường thế giới gảim, không có lợi cho xuất khẩu; dự trữ hàng nông sản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. -Hỗ trợ tài chính co sthời hạn đối với một số mặt hàng xuất khẩu bị lỗ do thiếu sức cạnh tranh hoặc gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan. -Thưởng về tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu , mặt hàng mới lần đầu tiên tham gia xuất khẩu, xuất khẩu sản phẩm đạt chất lượng cao được tổ chức quốc tế công nhận bằng văn bằng, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn và có hiệu quả cao. Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã có những đóng góp nhất định vào hoạt động hỗ trợ xuất khẩu.Tuy nhiên, quy mô hoạt động của quỹ rất nhỏ, nguồn thu ít, chi hỗ trợ chỉ tập trung vào một số đối tượng nhất định.Vì vậy, vai trò của Quỹ đối với hạot động hỗ trợ cho xuất khẩu không cao.Theo số liệu thống kê mức thu của Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 26% nhu cầu thực tế. 2.5. Giải pháp tiền tệ tín dụng: Vai trò của các tổ chức tín dụng đối với viẹc đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm vừa qua đã có một ý nghĩa to lớn, cung ứng vốn cố định và vốn lưu động cho cho doanh nghiệp, tổ chức , cá nhân, hộ gia đình để thực hiện các khâu sản xuất chế biến, thu mua, vận chuyển và thanh toán hàng xuất khẩu.Vốn ngân hàng đã có vai trò đặc biệt quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, khôi phục lại sản xuất trong những trường hợp rủi ro về thiên tai.Riêng điều kiện ưu đãi cho chương trình đánh bắt xa bờ đã góp phần quan trọng đưa thuỷ sản trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn của ta. Trong điều kiện thị trương sụt giá, ngân hàng đã thực hiện các giải pháp tín fụng, như cho vay thu mua tạm trữ, thực hiện gia hạn nợ, giãn nợ, khoanh nợ đối với các mặt hàng lúa gạo và cà phê. Việc cho vay xuất khẩu còn được thực hiện dưới hình thức cho vay theo các hợp đồng gia công xuất khẩu được doanh nghiệp Việt Nam ký kết với các đối tác nước ngoài.Hình thức cho vay xuất khẩu phổ biến là cho vay chiết khấu các bộ chứng từ hàng xuất khẩu. Về chính sách tỷ giá thì đã xây dựng và điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt, phù hợp với cung cầu ngoại tệ trong nước và có tính đến tỷ giá thực của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tại một số thị trường quan trọng để đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh về mặt giá cả. Chính sách và cơ chế ngoại hối có nhiều tiến bộ. 2.6.Hỗ trợ lãi suất tín dụng qua ngân hàng thương mại Ngay từ năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 178/1998/QĐ-TTg cho phép một số ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu gồm thịt gia súc, gia cầm tươi hoặc đã qua ché biến, rau quả tươi và chế biến, phần mềm máy tính và một số sản phẩm cơ khí, động cơ Diezen, xe đạp, quạt điện. Các ngân hàng thương mại được phép cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi xuất thấp hơn 0,2% so với lãi suất mà các ngân hàng đang cho vay thông thường và được tính mức hỗ trợ lãi xuất vaò thu nhập. Song trên thực tế, chính sách này đã không thực hiện được bởi vì đây chỉ là chính sách khuyến khích chứ không bắt buộc các ngân hàng thương mại.Hơn nữa, khi thực hiện chính sách này, các ngân hàng thương mại không được cấp bù phần chênh lệch nên việc thực hiện không đem lại lợi ích như mong muốn. 3.Các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước 3.1.Thuế -Về thuế xuất khẩu: Để thực hiện CEPT trước hết ta bị giảm nguồn thu ngân sách.Thường thì trong những nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta, thuế xuất khẩu là nguồn thu quan trọng của ngân sách. Ví dụ, ấn Độ thuế xuất nhập khẩu chiếm 28,5% thu ngân sách, Philippin 24%, Thái Lan 23%, Malaysia 17%, Đài Loan 14% nhưng ở các nước phát triển thì nguồn thu này chiếm tỷ lệ rất thấp.Ví dụ:Mỹ 1,4%;Canada 1,7%;Anh 0,07%;Pháp 0,003%.ở Việt Nam năm 1994 là 28,6%.Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp trong nước trước đây được baỏ hộ nhờ mức thuế quan cao nay sẽ đứng trước thách thức gay gắt, nếu không vươn lên kịp sẽ không đứng vững được trong cạnh tranh. -Về thuế nhập khẩu: Thuế đánh dối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được phép thay đỏi theo từng quý và thực tế cho thấy những thay đỏi về thuế nhập khẩu thường xuyên được Bộ thương mại thực hiện. Một trong những lý do của sự thay đổi thường xuyên này là quan điểm cho rằng khối lượng hàng hoá nhập khẩu thay đổi hàng tuần, hàng tháng là cơ sở quan trọng để quy định mức thuế quan thích hợp với yêu cầu quản lý nhập khẩu và khuyến khích phát triển sản xuất trong nước. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 1998, thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam có 3200 loại khác nhau với mức thuế suất thay đổi từ 0% đến 200%. Mức thuế suất cao nhất được áp dụng cho hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu như mỹ phẩm,bia rượu, thuốc lá, trong khi đó thuế suất của những hàng hoá như nguyên liệu thô, máy móc thiết bị chỉ dao động trong giới hạn từ 0% đến 5%. Bên cạnh đó thuế suất đối với các hàng hoá xuất khẩu cũng rất thấp (trong khoảng 0%-5%).Chính vì vậy mức thuế trung bình của Việt Nam khá thấp nếu so sánh với các nước khác trong khu vực. Trong năm 1995, mức thuế trung bình là 19%, năm 1996 là khoảng 15-16% và trong năm 1997 là khoảng 11-12%. Cơ cấu thuế quan hiện nay cho phép một số nhà sản xuất trong (kể cả các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam) ở một số ngành được hưởng một mức bảo hộ hiệu quả rất cao. Theo tính toán sơ bộ của Việt Nam, mức boả hộ hiệu quả sau khi đã loại trừ đi các khoản thuế đánh vào nguyên liệu nhập khẩu cảu ngành chế tạo xe máy là xấp xỉ 3000%.Theo ước tính của ngân hàng thế giới năm 1994, mức bảo hộ hiệu quả chưa trừ các khoản thuế đánhvào nguyên liệu nhập khẩu ngành này là 2905%. Cơ cấu thuế quan nhập khẩu của Việt Nam hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nước. Bảng 4:Cơ cấu thuế hiện nay của Việt Nam Thuế suất (%) Số lượng mặt hàng Tỷ trọng (%) 0-5 6-10 11-20 21-60 61 hoặc cao hơn Tổng cộng 1.705 229 639 546 25 3.214 53,3 9,3 19,8 17,0 0,8 100 Nguồn:Bộ Tài Chính 1996 Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng thuế xuất nhập khẩu chỉ là một phần của công cụ của các công cụ của chính sách thương mại Việt Nam. Bên cạnh thuế xuất nhập khẩu , còn có nhiều công cụ khác như giá tham khảo và thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện nay, 34 hàng hoá nhập khẩu bao gồm chủ yếu là hàng tiêu dùng được đặt dưới quy định về giá tham khảo cảu Bộ thương mại.Giá tham khảo sẽ chỉ được áp dụng trong trường hợp giá của hàng nhập khẩu thấp hơn mức giá tham khảo.Một điều tất yếu là mức giá thma khảo sẽ không phản ánh đúng và đủ sự thay đổi về cung cầu trên thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính còn quy định mức thuế, tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số hàng hoá như các sản phẩm dầu, ô tô mới, đồ uống có cồn.Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính thêm vào hàng hoá khi nhập khẩu vào Việt Nam.Khía cạnh đáng chú ýnhất của sắc thuế này là:đây được coi như một công cụ để tránh sự ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan theo yêu cầu của lộ trình AFTA được thực hiện từ 1/1/1996.Theo quan điểm của Bộ Tài chính thì sự bóp méo này chỉ là một biện pháp magn tính tình huống, tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ sắc thuế này sẽ được huỷ bỏ trong tương lai. 3.2.Hạn ngạch Các hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam được chia làm 3 nhóm chính: -Hàng cấm nhập khẩu vì mục tiêu đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, sức khoẻ của nhân dân -Hàng nhập khẩu theo sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước: bao gồm các hàng hoá nhập khẩu theo sự quản lý của Bộ thương mại gồm xăng dầu, dầu nhờn, các loại nhiên liệu khác, phân bón, sắt thép, clinke, phôi thép, đường, kính xây dựng, xe tải, xe ca, xe máy và các hàng hoá tiêu dùng; Các hàng hoá dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý chuyên ngành. -Các hàng hoá nhập khẩu khác. Trong các vấn đề về hạn ngạch thì vấn đề về phân bổ hạn ngạch như thế nào được đặt lên vị trí hàng đầu.Về nguyên tắc, Bộ thương mại có quy định các tiêu chuẩn để được phân bổ quota.Tuy nhiên, các chỉ tiêu này thiếu tính rõ ràng, không có các chỉ tiêu định lượng cụ thể.Vì vậy quota thường hay được phân bổ cho một số rất ít các doanh nghiệp tư nhân. Cơ chế phân bổ quota này là nguồngốc của nhiều vấn đề tiêu cực như hối lộ, mua bán quota trên thị trường chợ đen, làm xấu thêm môi trường kinh doanhở Việt Nam, cản trở mục tiêu”tạo ra một sân chơi bình đẳng” cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tự do cạnh tranh lành mạnh. III/Kết luận về thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam 1.Thuận lợi trong hội nhập AFTA 1.1.Lợi thế về hàng hóa: Như đã nói ở trên thì Việt Nam có được lợi thế về hàng hóa so với các nước ASEAN khác như lợi thế về điều kiện tự nhiên và lợi thế về giá lao động rẻ. Các nước nhập khẩu nhiều từ Việt Nam như Singapore, Malaysia thì không có nhiều tài nguyên; hay như lợi thế về lao động rẻ trong ngành may mặc cũng không phải là nước nào cũng có. Ví dụ trong ngành may mặc chẳng hạn: Quốc gia và vùng lãnh thổ Tiền công bình quân cho 1 công nhân Việt Nam 0,18 USD/giờ Thái Lan 0,87 USD/giờ Inđônêxia 0,23 USD/giờ Malaysia 0,95 USD/giờ Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 20/2001. Qua đó ta thấy được lợi thế của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước ASEAN không phải là không có.Do vậy cần tận dụng triệt để lợi thế này để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang các nước ASEAN trong hội nhập AFTA , thu ngoại tệ về cho đất nước. 1.2.Lợi thế khác Đó là sự ổn định về môi trường chính trị , sự tăng trưởng bền cững của nền kinh tế Việt Nam trong khi các nước trong khu vực Đông Nam á đang khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng chính trị năm 1997 vừa qua (Inđônêsia, Malaysia...) Thêm vào đó, nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nên cơ chế, chính sách sẽ vẫn có những chuyển biến theo hướng tích cực hơn cho phát triển kinh tế. Nó sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư có môi trường thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Và một điều kiện thuận lợi nữa khi hội nhập AFTA là nước ta là nước đi sau nên có cơ hội học tập kinh ngiệm, rút ra những bài học qúy giá của các nước đi trước, tạo bước tiến tốt hơn cho quá trình phát triển của đất nước. 2. Khó khăn trong hội nhập Bên cạnh những thuận lợi trên thì Việt Nam cũng đang phải đối đầu với không ít những khó khăn , thử thách mà nếu không cố gắng vượt qua thì chúng sẽ trở thành lực cản của con đường hội nhập nhất là hội nhập vào AFTA của Việt Nam trong vài năm tới. Các khó khăn chủ yếu cảu Việt Nam khi hội nhập là: -Năng lực cạnh tranh của nên kinh tế Việt Nam còn thấp. Báo cáo kinh tế thế giới (WEF) thì năm 1997, Việt Nam đứng thứ 49/53, năm 1998 thứ 39/53, năm 1999 thứ 48/59 và năm 2000 là 53/59.Thực trạng nàycó thể được nhìn nhận ở bảng sau: Bảng 5:Xếp hạng tính cạnh tranh của một số nước/nền kinh tế trong ASEAN STT Nước/nền kinh tế 1997 1998 1999 2000 1 Xingapore 1 1 1 2 2 Thái Lan 18 21 31 31 3 Philippin 34 33 33 37 4 Malaysia 9 17 16 25 5 Việt Nam 49 39 48 53 Nguồn:Diễn đàn Kinh tế thế giới(WEF). Với năng lực cạnh tranh thấp của hàng hoá Việt Nam dẫn đến tình trạng hàng hoá Việt Nam chẳng những kém sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế so với các nước ASEAN mà có thể bị “thua ngay trên sân nhà” khi hội nhập ASEAN. Và khi đó, hàng hoá các nước ASEAN sẽ chiếm ưu thế hơn trong cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt sắp tới. -Cơ chế quản lý của Việt Nam còn chưa chặt chẽ. Tuy hệ thống quản lý đang được hoàn thiện dần nhưng nhiều vấn đề tiêu cực vẫn xảy ra như: gian lận thương mại, nhập khẩu trái phép qua biên giới, nạn làm hàng giả... gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại trong chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu.Hệ thống chính sách chưa có những giải pháp đồng bộ nên hiệu quả chưa cao.Chính sách hỗ trợ còn dàn trải, thiếu chọn lọc, gây tâm lý ỷ lại.Các chính sách chỉ tập trung nhiều vào hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và rất khó duy trì khi chúng ta tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực ASEAN/AFTA sắp tới cũng như trên phạm vi toàn cầu trong tương lai không xa. Chính sách đầu tư vẫn mang tính chắp vá, giải quyết những khó khăn trước mắt, chưa thể hiện rõ chiến lược phát triển.Xu hướng bảo hộ có chiều hướng gia tăng nên cơ cấu đầu tư đã phát triển theo hướngthay thế nhập khẩu. Chính sách thuế thiếu ổn định, quá trình xét duyệt còn rườm rà, khá phức tạp, chưa phát huy được tác dụng.Còn tồn tại một số nghịch lý, cụ thể, doanh nghiệp nhập nguyên liệu về để sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp thì được miễn thuế, nhưng nếu bán sản phẩm của mình cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu khác thì lại không được coi là trong diện miễn giảm.Mặt khác ưu đãi thuế thường kéo theo các hành vi lợi dụng để moi tiền Nhà nước.Các chính sách miễn giảm về thuế để khuyến khích xuất khẩu là cần thiết trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá , song chỉ nên áp dụng trong thời gian nhất định, cần giảm ần và loại bỏ để chuyển sang những hình thức khác. Tác dụng thúc đẩy xuất khẩu của Quỹ hỗ trợ phát triển và hỗ trợ xuất khẩu còn rất hạn chế.Quỹ hỗ trợ phát triển chỉ tập trung cung cấp tín dụng cho một số ngành , các hình thức bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chưa triển khai dược.Quỹ hỗ trợ xuất khẩu có quy mô quá nhỏ bé, nguồn thu ít. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu còn tồn tạimột số vấn đề mà chủ yếu là nợ quá hạn quá cao, cơ chế cho vay ưu đãi dẫn đến tình trạng sử dụng vốn vay không hiệu quả, không có nhu cầu cũng vay. 3.Nguyên nhân của khó khăn Dựa theo các khó khăn trên, ta có thể tổng hợp về lý do dẫn đến khó khăn của Việt Nam trong tình hình hiện nay như sau: 3.1.Hàng hóa và chất lượng hàng hoá : Nguyên nhân đầu tiên khiến hàng hoá Việt Nam kém sức cạnh tranh trên thị trường ASEAN là vì: -Về hàng xuất khẩu thì cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam và một số nước ASEAN có nhiều điểm khá tương đồng nhau như:những hàng nông sản của vùng nhiệt đới, các sản phẩm công nghiệp chế biến.Vì vậy khả năng xuất nhập khẩu trong nội bộ ASEAN có phần bị hạn chế. Mặt khác, do sức mua của dân cư trong khu vực những năm qua còn thấp và không ổn định, đặc biệt còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vừa qua.Một lý do nữa là, chiến lược chung của việc phát triển thị trường khu vực là “hướng ngoại”, vì vậy nhìn chung các nước thành viên đều hướng vào khai thác các thị trường lớn mà chưa chú ý khai thác, nghiên cứu thị trường khu vực. Còn về chất lượng hàng hóa thì hàng hóa của Việt Nam chủ yếu dưới dạng chế biến thô nên không có tính nổi trội hơn hàng hóa các nước khác trong ASEAN bởi vì nước ta có trình độ phát triển sau nên ngành công nghiệp còn chưa phát triển, nhất là ngành công nghiệp chế biến.Điều này thể hiện trong việc 90% hàng hóa Việt Nam phải xuất khẩu gián tiếp sang Xingapore rồi được nước bạn chế biến lại rồi tái xuất sang các nước khác.Việc xuất khẩu qua nước trung gian như thế đẫ gây thiệt hại không nhỏ đến nguồn thu từ xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy nếu nâng cao được chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tạo ra thuận lợi hơn cho sức cạnh tranh cảu hàng hóa Việt Nam. 3.2.Quản lý ở tầm vĩ mô: Trước hết là do sự chậm trễ trong chỉ đạo ở tầm vĩ mô. Kế hoạch cắt giảm thuế quan ở Việt Nam vẫn còn chậm. Nước ta chưa có kế hoạch trong thời gian dài hạn (10 năm) nên cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc định hướng sản xuất trong dài hạn. Nhà nước ta vẫn chưa có những biện pháp thật sự hữu ích cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam: thủ tục còn phiền hà, chính sách về thuế còn bất cập,các giải pháp đưa ra còn mang nặng tính tình thế... Chính phủ vẫn chủ trương thực hiện biện pháp bảo hộ cho một số ngành được coi là khó cạnh tranh nên dẫn đến sự trông chờ ỷ lại của các doanh nghiệp vào bảo hộ của Nhà nước như ngành giấy,Chính điều này có thể đem lại lợi ích trước mắt là bảo vệ nền sản xuất trong nước nhưng xét về lâu dài sẽ có tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước khi qúa trình hội nhập AFTA đang đến gần. 3.3.Doanh nghiệp sản xuất trong nước: Doanh nghiệp vẫn có tư tưởng trông chờ vào bảo hộ của nhà nước với lý do là chưa đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong hội nhập AFTA. Bản thân các doanh nghiệp vẫn còn thơ ơ với việc hội nhập AFTA, chưa thấy rõ được ích lợi của quá trình hội nhập này nên chưa có định hướng cụ thể và các biện pháp điều chỉnh sản xuất để tồn tại và phát triển trong môi trường mở cửa, không còn hàng rào bảo hộ. Nhiều doanh nghiệp không có định hướng phát triển xuất khẩu một cách khả thi.Kế hoạch xuất khẩu chưa gắn với khai thác tìm hiểu thông tin như các doanh nghiệp ở các nước ASEAN nên rất xa lạ với những quy chế của AFTA .Điều này rất nguy hiểm bởi hơn lúc nào hết các doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng nắm bắt kịp các thông tin cần thiết cho quá trình hội nhập AFTA nàyđể theo kịp tiến độ cắt giảm thuế quan với các nước trong khu vực. Phần III Định hướng , giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại của Việt Nam sang thị trường ASEAN giai đoạn 2001-2006 và một số kiến nghị. I/ Kế hoạnh quản lý hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2006 Để tạo ra một đòn bẩy mới về cơ chế chính sách, tiếp tục phát huy nội lực, khai thác tiềm năng của các thành phần kinh tế , ngày 4/4/2001 Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định ban hành Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá ổn định 5 năm 2005-1-2005 nhằm phục vụ cho tiến trình hội nhập AFTA như sau: 1.Cơ chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thời kỳ 2001-2005 1.1.Về hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Việc điều chỉnh danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thời kỳ 2001-2005(Phụ lục số 1) do thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ thương mại.Trong trường hợp đặc biệt, việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá thuộc danh mục phải được thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể. 1.2.Về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại. Bộ thương mại chủ trì, phối hợpvới các Bộ ngành có liên quan cụ thể hoá Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại thời kỳ 2001-2005(Phụ lục số 2), theo mã số của danh mục Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu(nếu có) Việc điều chỉnh danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu loại này bao gồm cả lộ trình bãi bỏ loại giấy phép này, do Thủ tướng Chính phủ quýet định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại. Việc ký hợo đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá nêu tại danh mục hàng hoá nàychỉ được thực hiện sau khi đã có giấy phép của Bộ thương mại.Đối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu quy định trong danh mục, nếu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc để thực hiện gia công với thương nhân nước ngoài thì thực hiện theo quy định riêng của Bộ thương mại. Việc nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả hàng hoá trong danh mục nàyđược thực hiện theo hướng dẫn của Bộ thương mại trên cơ sở những quy định tại Quyết định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Căn cứ lịch trình loại bỏ dần giấy phép của Bộ thương mại trong thời kỳ 2001-2005, giao Bộ Tài chính phối hợp với Ban Vật giá Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan , trình Chính phủ việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu (hoặc mức thu chênh lệch giá)một cách hợp lý đối với những mặt hàng được loại bỏ khỏi danh mục hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại, có tính đến các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. 1.3.Đối với hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành. Việc điều chỉnh, bổ sung Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành và nguyên tắc áp dụng danh mục này trong từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành(Phụ lục 3) do thủ tướng chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng cơ quanquản lý chuyên ngành vàBộ trưởng Bộ thương mại. Các bộ, ngành quản lý chuyên ngành hướng dẫn thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá quy định tại Phụ lục 3 này. 1.4.Đối với một số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Có quy định riêng cho một số hàng hoá như: xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ,xuất khẩu hàng dệt may vào những thị trường theo hạn ngạch với nước ngoài, xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón... 2.Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể giai đoạn 2001-2006 của Việt Nam 2.1.Lịch trình cắt giảm: Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể đến năm 2006 để thực hiện AFTA của Việt Nam đã được thủ tướng chính phủ phê chuẩn về mặt nguyên tắc tại công văn số 5408/VPCP-TCQT ngày 11/12/2000 của văn phòng chính phủ. Theo lịch trình này, từ năm 2001đến năm 2006 ,Việt Nam sẽ thực hiện giảm thuế quan cho 6.210 dòng thuế nhập khẩu trong tổng số 6.400 dòng thuế hiện hành, cụ thể: -Tiếp tục thực hiện cắt giảm cho 4.200 dòng thuế đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về trước. -Cắt giảm khoảng 1.940 dòng thuế còn lại trong 3năm 2001-2003 theo lộ trình sau: +Năm 2001: khoảng 720 dòng thuế. +Năm 2002: khoảng 510 dòng thuế. +Năm 2003: khoảng 710 dòng thuế. Cụ thể đối với Việt Nam lịch trình cắt giảm thuế thực hiện theo cac danh mục như sau: -Danh mục cắt giảm ngay(IL): +Thuế suất >20%: đến 1/11/2001 phải giảm xuống 20% +Thuế suất <=20%: đến 2003 giảm xuống 0-5% -Danh mục loại trừ tạm thời(TEL): +Đến năm 2003 đưa vào hết +Năm 2001 thuế suất <=20%. Nếu đưa vào sau năm 2001 thì thuế suất giảm ngay xuống 20% -Danh mục hàng nông sản nhạy cảm(SEL): Thời điểm bắt đầu:1/11/2004, thời hạn hòan thành ngày 1/1/2013.Thuế suất cuối cùng là 0-5% -Danh mục loại trừ hoàn toàn: Gồm các mặt hàng: thuốc lá, rượu, xăng dầu, ô tô, xe máy, các mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Không cắt giảm thuế và các hàng rào phi thuế. 2.2.Nguyên tắc cắt giảm: Việc thực hiện cắt giảm thuế được thực hiện theo nguyên tắc: -Toàn bộ các mặt hàng còn lại trong danh mục loại trừ tạm thời(TEL) sẽ phải thực hiện giảm thuế trong 3 năm 2001,2002 và 2003. -Mức thuế suất nhập khẩu của toàn bộ mặt hàng trong danh mục giảm thuế không được cao hơn 20% kể từ thời điểm 01/01/2001 trở đi. -Tất cả các biện pháp hạn chế định lượng sẽ phải bỏ ngay khi mặt hàng được chuyển vào cắt giảm để thực hiện AFTA. Như vậy, đến năm 2006 có khoảng 95% mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam sẽ chỉ áp dụng mức thuế 0-5% và không áp dụng các biện pháp phi thuế quan. Có khoảng 64% số dòng thuế đạt thuế suất 0-5%, khoảng 35% số dòng thuế đạt thuế suất 0%. II/Những biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001-2006. 1.Về phía nhà nước: Để chuẩn bị cho thời gian hội nhập AFTA sắp tới, chính phủ đã công bố lịch trình cắt giảm tổng thể cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2001-2006 và đưa ra danh sách các hàng hóa có kế hoạch cắt giảm thuế. Những công bố này được đưa trên các thông tin đại chúng, đưa thông tin đến từng doanh nghiệp và cho từng người dân qua mạng lưới báo chí. Nhà nước cũng đã có những nỗ lực trong việc thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thông qua qũy Hỗ trợ phát triển, qũy hỗ trợ xuất khẩu,hỗ trợ lãi suất tín dụng qua ngân hàng thương mại,thực hiện chính sách ưu đãi thuế. Ngoài ra Nhà nước cũng đã có những cuộc họp giữa các cơ quan chính phủ và các ban ngành có liên quan để đưa ra những khó khăn và nêu biện pháp khắc phục để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập AFTA thành công. Nhà nước cũng đã cố gắng cung cấp những thông tin cần thiết có thể có cho doanh nghiệp về tình hình của các nước ASEAN và Việt Nam hiện nay.Dựa vào đây, doanh nghiệp có thể có được cái nhìn tổng quát và nghiêm túc hơn khi hội nhập AFTA. Tuy nhiên theo đánh giá thì hiệu quả của những giải opháp trên của chính phủ chưa đem lại hiệu qủa cao như mong muón, đòi hỏi phải có sự nỗ lực và tích cực hơn nữa của các Bộ, các cơ quan, ban ngành toàn nền kinh tế trong hoạt động thương mại trong giai đoạn hội nhập AFTA tới. 2.Về phía doanh nghiệp trong nước: Đến nay, các doanh nghiệp lớn trong nước hầu hết đã nghiên cứu và tìmphương án giải quyết khi AFTA tới.Trong cuộc điều tra doanh nghiệp Việt Nam với AFTA vào tháng 4/2002 do báo Sài Gòn Tiếp Thị cho thấy, đa số các doanh nghiệp đều nghiên cứu ảnh hưởng của AFTA đến thị trường trong nước và ngoài nước.Dệt, may, da là những ngành bị ảnh hưởng mạnh nên đã chủ động tổ chức nhiều cuộc họp nghiên cứu về AFTA sớm nhất.Có đến 3/4 các doanh nghiệp cho biết đã xác định được chính sách và giải pháp để đối phó khi hội nhập AFTA.Các doanh nghiệp đã có chính sách đón đầu chứ không phải chống đỡ, củng cố nội lực giữ vững thị trường trong nước nhờ gia tăng nguồn nhân lực, quy mô sản xuất thu hút chất xám và tấn công thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp đã biết liên kết lại với nhau để khai thác lợi thế của nhau để phát triển Sự chuẩn bị của các doanh nghiệp Việt Nam cho AFTA có thể nói là đã sẵn sàng song nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi cần có sự giúp đỡ có hiệu quả hơn nữa của các cơ quan nhà nước, các ban ngành để qúa trình hội nhập của Việt Nam đem lại lợi ích tối đa cho đất nước. III/ Kiến nghị về chính sách xuất nhập khẩu Những thành tựu kinh tế, đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu thời kỳ phát triền công nghiệp có sự đóng góp quan trọng của chính sách lựa chọn sản phẩm ưu tiên và các thị trường chủ lực.Nhờ các chính sách này mà các nguồn tài nguyên, vật lực đã được tập trung cho việc sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh.Do đó, để phát triển ngoại thương thì mỗi quốc gia phải có những chính sách lựa chọn sản phẩm và thị trường đúng đắn và hợp lý. Dưới đây là một số kiến nghị về sản phẩm và thị trường cho xuất nhập khẩu như sau: 1.Chính sách mặt hàng 1.1.Chính sách sản phẩm xuất khẩu Về chính sách mặt hàng xuất khẩu cần lưu ý một số vấn đề sau: -Tập trung sự cố gắng vào xuất khẩu một số sản phẩm thô và sơ chế dựa trên lợi thế so sánh sẵn có do điều kiện tự nhiên đem lại.Tuy nhiên, trên thị trường thế giới cũng như thị trường AFTA điều kiện mậu dịch luôn bất lợi cho các quốc gia xuất khẩu hàng nông sản và khoáng sản sơ khai.Vì vậy cần phải đa dạng hoá hàng hoá xuất khẩu , chuyền hướng dần trình độ chế biến của hàng xuất khẩu, coi đó là một biện pháp để tăng quy mô giá trị gia tăng trong xuất khẩu, tăng tích luỹ cho công nghiệp hoá. -Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm vào xuất khẩu các sản phẩm không truyền thống, trình độ chế biến sâu, đáp ứng nhu cầu của thị trường, không kể đó là sản phẩm nông , ngư nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ.Đẻ thích hợp với trình độ phát triển công nghiệp đạt được cho từng bước đi của quá trình công nghiệp hóa có thể hướng ưu tiên vào xuất khẩu những sản phẩm dễ tìm kiếm thị trường như sản phẩm công nghiệp dệt, may mặc, giày da,thực phẩm chế biến, đồ uống, đồ dùng gia đình.Đồng thời tham gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế ở trình độ cao để sản xuất thnàh phẩm hoặc chi tiết sản phẩm đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao như công nghiệp cơ khí, điện tử, sản phẩm phần mềm, dịch vụ...Để tạo được sự chuyển biến cơ bản về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu như trên nhằm tăng nhanh quy mô xuất khẩu đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập; thực hiện tính quy luật trong việc xác định giá cả các yếu tố sản xuất trong quá trình tham gia thị trường thế giới và cần có chính sách khôn khéo của chính phủ trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của ta trên thị trường thế giới và trước mắt là thị trường ASEAN. 1.2.Chính sách sản phẩm nhập khẩu Chính sách nhập khẩu có vai trò rất tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập.Vì vậy, hoạt động nhập khẩu phải nhằm vào thực hiện các yêu cầu và mục tiêu cơ bản là: -Trang bị cho nền kinh tế quốc dân các thiết bị, máy móc và côngnghệ sản xuất hiện đại -Bổ sung các yếu tố sản xuất và hàng hoá mà nền kinh tế quốc dân thiếu hoặc chưa đáp ứng nhu cầu(của sản xuất và tiêu dùng) -Nhập khẩu phải bảo hộ hợp lý sản xuất nội địa để giúp các ngành có tiềm năng phát triển cạnh tranh được trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế -Nhập khẩu phải phục vụ cho xuất khẩu Thực hiện yêu cầu mục tiêu trên, biện pháp quản lý nhập khẩu của Việt Nam cần hoàn thiện theo hướng: -Khuyến khích nhập khẩu thiết bị máy móc tiên tiến của thế giới, kiên quyết không nhập thiết bị cũ, lạc hậu.Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất về vốn, về con người sử dụng và quản lý, điều hành sản xuất các thiết bị, máy móc, công nghệ này. -Đối với việc nhập khẩu các yếu tố bổ sung cho sản xuất và hàng tiêu dùng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu các yếu tố sản xuất là đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu và gây cản trở nhất định cho việc nhập khẩu các đầu vào mà trong nước có khả năng sản xuất. Vấn đề bảo hộ mậu dịch là vấn đề hết sức nhạy cảm trong chính sách thương mại.Trong tiến trình hội nhập, chúng ta cần khẳng định Việt Nam không lấy chính sách bảo hộ mậu dịch làm nền tảng và xu hướng phát triển cho chính sách ngoại thương của mình.Thực hiện chính sách bảo hộ đối với một ngành hàng nào đó cốt là để hỗ trợ cho ngầnh hàng này vươn lên trong cạnh tranh. Không vì bảo hộ mà quên lợi ích người tiêu dùng.ở đây, sự bảo hộ sản xuất nội địa phải được quan niệm là sự bảo hộ tích cực trong xu hướng tự do hoá thương mại.Nó khác hẳn sự bảo hộ trong điều kiện tư bản độc quyền và trong điều kiện nền kinh tế khép kín, sản xuất thay thế nhập khẩu. Trên quan điểm như vậy, chính sách bảo hộ mậu dịch phải dựa trên 4 nguyên tắc sau: +Quy định chỉ bảo hộ cho những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế, có tiềm năng phát triển, tạo được nguồn thu cho ngân sách và thu hút được nhiều lao động. +Việc bảo hộ được áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế, kể cả các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. +Việc bảo hộ được áp dụng cho từng ngành hàng, có thời hạn, không bảo hộ vĩnh viễn cho bất kỳ ngành hàng nào. +Quy định bảo hộ không trái với tiến trình tự do hoá và các hiệp định mà Chính Phủ Việt Nam đã ký kết. 2.Chính sách về thị trường Có thể nói rằng thị trường có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược xuất nhập khẩu, bởi có thị trường là có nhu cầu để đáp ứng. Từ đó sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về mặt đối ngoại, Việt Nam thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đói ngoại.Chúng ta mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân và Chính Phủ các nước đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta, đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân ta và nhân dân các nước. Tuy nhiên, trong chính sách thương mại cần lựa chọn thị trường ưu tiên, thị trường trọng điểm cho từng thời kỳ.Không thể mở rộng buôn bán với mọi quốc gia trên thế giới.Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, kim ngạch xuất khẩu còn bị hạn chế. Xác định thị trường ưu tiên không thể là sự lựa chọn chủ quan mà phải dựa vào sự phân tích các sự kiện, xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, của khu vực và các quốc gia đối tác, cũng như nhu cầu,khả năng của nền kinh tế quốc dân.Quan điểm chỉ đạo việc lựa chọn thị trường ưu tiên là lựa chọn thị trường có nhiều khả năng cung cấp các yéu tố vật chất- kỹ thuật cho công nghiệp hoá đất nước và thị trường mở cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập.Nhà nước có thể dự kiến tỷ lệ buôn bán với từng thị trường.Nhưng tỷ lệ đó không phải là sự phân định cứng nhắc mà linh hoạt trên nền tảng định hướng đề ra. Bên cạnh các biện pháp về mặt hàng và thị trường xuất khẩu thì cũng rất cần phải chú trọng đến các biện pháp hỗ trợ và tác động từ phía nhà nước. 3.Những giải pháp về thuế quan và phi thuế quan khi hội nhập AFTA 3.1.Về thuế quan Thuế là một công cụ quan trọng và hiệu quả được Nhà nước sử dụng để quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong điều kiện hội nhập, vai trò của thuế không những không hề suy giảm, mà còn được coi là công cụ hữu hiệu thúc đẩy nền kinh tế thực hiện sự chuyển đổi theo định hướng của Nhà nước.Nhất là khi hội nhập AFTA thì thuế càng đóng vai trò quan trọng vì AFTA là một thị trường tự do về thuế quan. Ta biết rằng, khi hội nhập AFTA ta phải thực hiện từng bước giảm thuế quan xuống 0-5% theo quy định của CEPT.Do đó công việc đầu tiên cần chú ý khi hội nhập AFTA là phải thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập AFTA theo đúng lộ trình.Đồng thời phải đảm bảo sự bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có sự giới hạn về thời gian đối với một số ngành cần thiết bảo hộ theo định hướng của Nhà nước. Trong các loại thuế thì thuế cần được chú ý nhất là thuế nhập khẩu. Hiện nay nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước ta (khoảng 25%).Nếu thực hiện các cam kết giảm thuế nhập khẩu trước mắt nguồn thu ngân sách sẽ giảm đi đáng kể.Vì vậy, để có thể hội nhập thành công, chúng ta phải giảm từ từ tỷ trọng thuế xuất nhập khẩu theo tỷ lệ tương ứng với việc tăng dần nguồn thu từ thuế nội địa.Cần phân tích, đánh giá một cách cụ thể năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế hiện có và các ngành kinh tế mũi nhọn có khả năng phát triển trong tương lai để xây dựng biểu thuế nhập khẩu phù hợp với cam kết cắt giảm thuế quan.Biểu thuế nhập khẩu cần có tác dụng bảo hộ hợp lý , có điều kiện , có thơì hạn đối với một số ngành hàng cần thiết phải bảo hộ. Để bảo vệ sản xuất trong nước, trong hệ thống thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần nghiên cứu ban hành một số loại thuế khác như sau: +Thuế chống phá giá:nhằm mục đích bảo vệ thị trường nội địa khi nhập những hàng hoá phá giá với mứcgiá thấp hơn rất nhiều lần so với gía thế giới.Thuế này đảm bảonâng giá lên mức trung bình và đem lại nguồn thu ngân sách Nhà nước. +Thuế tuyệt đối(đặc biệt): được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa nếu nhập những hàng hoá với một số lượng nhất định mà gây thiệt hại cho sản xuất trong nước hoặc thực hiện trừng phạt đối với những người tham gia vào mối quan hệ ddối ngoại khi vi phạm lợi ích của nhau và có hành vi cạnh tranh không thiện chí. Ngoài ra cũng cần xem xét và ban hành luật thuế chống trợ cấp và chống phân biệt đối xử. 3.2.Quy chế thương mại phi thuế quan Để hoàn thiện và từng bước tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, chúng ta cần điều chỉnh hoàn thiện các quy chế phi thương mại với yêu cầu của AFTA/ASEAN, chúng ta cần: -Sắp xếp lại danh mục hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép.Chỉ áp dụng hạn chế số lượng nhập khẩu đối với một số hàng hoá liên quan đến bảo hộ nền công nghiệp non trẻ hoặc liên quan đến cán cân thanh toán với thời gian và điều kiện nhất định.Việc quy định hạn ngạch nhập khẩu cần công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng .Thực hiện tự do hoá xuất khẩu, không áp dụng bất kỳ hạn chế xuất khẩu nào, xoá bỏ các chính sách , thủ tục hạn chế xuất khẩu. Rà soát lại các quy định về chế độ cấp giấy phép nhập khẩu Nhà nước chỉ nên quản lý nhập không thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu đối với hàng hoá áp dụng chế độ hạn ngạch nhập khẩu và các hàng hoá nhập khẩu quan trọng, liên quan đến quốc kế dân sinh, đến sức khoẻ và môi trường, còn lại thông qua quy chế đăng ký kinh doanh và quy chế hải quan để quản lý. -Thực hiện quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp theo luật định. -Ban hành các quy ché hành chính- kỹ thuật kiểm soát hàng nhập khẩu. Các quy ché này bao gồm các lĩnh vực như;bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ động thực vật , bảo vệ sức khoẻ con người, quy định mua sắm hàng hoá trong nước cho các cơ quan Nhà nước Các quy chế phi thuế quan nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại.Các quy định này không mang tính chất bảo hộ thương mại, không gây nên những cản trở cho quá trình tự do hoá thương mại. 4.Chính sách tài chính- tiền tệ Để tạo điều kiện thuạn lợi cho tự do hoá và hội nhập cần thức hiện thị trường tài chính mở.Các chính sách tài chính –tiền tệ dần dần không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.Chế độ 2 giá đối với hàng hoá dịch vụ mang tính phân biệt đối xử đối với các loại hình doanh nghiệp cần được xoá bỏ.Cần áp dụng chế độ quản lý ngoại tệ khuyến khích xuất khẩu, quản lý điều tiết nhập khẩu và áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt tạo điều kiện thúc đẩy tự do hoá thương mại. Có thể tăng tỷ giá thúc đẩy xuất khẩu nhờ khuyến khích doanh nghiệp trong nước và tạo sức cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm, những thay đổi của nó sẽ gây ra những tác động rất phức tạp, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Vì vậy , điều chỉnh tỷ giá hối đoái là một việc làm đòi hỏi phải rất thận trọng, phải cân nhắc tới mọi cơ chế tác động, cần đặt trọng tâm hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô còn mục tiêu khuyến khích xuất khẩu chỉ là hàng thứ hai. Các chính sách tài chính-tiền tệ khác như lãi suất , tín dụng trước và sau bán hàng cần đảm bảo cho khu vực xuất khẩu có lợi nhuận trung bình của nền kinh tế quốc dân. Về chính sách đầu tư thúc đẩy xuất khẩu thì phải có những giả pháp đồng bộ mới phát huy được hiệu quả. Không nên chỉ chú trọng đầu tư cho sản xuất mà phải đầu tư đồng bộ vào toàn bộ dây chuyền từ khâu sản xuất đến thị trường.Bên cạnh đó cần phải tạo dựng một hệ thống các nhà buôn, kinh doanh xuất nhập khẩu lớn,giỏi kinh doanh , am hiểu thị trường, có nhiều bạn hàng trong khu vực và thế giới.Nhà nước dành nguồn vốn thích đáng đầu tư vào những ngành xuất khẩu mũi nhọn(qua kênh cấp vốn đầu tư và tín dụng đầu tư) theo định hướng phát triển của cả nước.Chú trọng đầu tư cho khoa học công nghệ tạo ra những sản phẩm mớicó sức cạnh tranh cao, chi phí giảm. Về việc hình thành chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu,cần phải đặt mục tiêu tạo ra một hệ thống chính sách đồng bộ về phương tiện tín dụng đối với toàn bộ các hoạt động sản xuất , chế biến, gia công,kinh doanh hàng xuất khẩu. Tạo tiền đề cho việc xây dựng ngân hàng xuất nhập khẩu để đảm đương toàn bộ các chức năng và các họat động hỗ trợ của nhà nước cho các hạot động xuất nhập khẩu trong tương lai.Kiên quyết xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong tín dụng và ưu đãi xuất khẩu. Ngoài ra cũng nên chú ý đến các hoạt động nhằm đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu như tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm; tổ chức thông tin về tình hình thị trường, hàng hóa, giá cả; tổ chức thông tin nhiều chiều giữa các bộ ngành với doanh nghiệp....nhằm phản ánh cung cầu thị trường kịp thời, có tính dự báo và hướng dẫn kinh doanh. Tóm lại, các doanh nghiệp không được ỷ lại vào sự hỗ trợ và bảo trợ của nhà nước mà phải tự quyết định để có chiến lược sản phẩm và công nghệ đúng đắn, có kế hoạch cụ thể về sản xuất , kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước. Như vậy, tuy trình độ phát triển kinh tế còn thấp, nền kinh tế nước ta đã từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế .Nhà nước đã từng bước có những cải cách trong chính sách và cơ chế để thúc đẩy quá trình hội nhập và tự do hoá.Thành quả đêm lại là rất khả quan.Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội và thuận lợi, những thách thức đối với nền kinh tế, đối với doanh nghiệp cũng rất lớn.Một hệ thống cơ chế, chính sách cản trở hội nhập và tự do hoá đều sẽ mang lại những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế .Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước phải có các biện pháp khôn khéo thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại để Việt Nam thu được những lợi ích trong quá trình tham gia hội nhập. Kết luận Như đã tổng kết ở trên thì việc hội nhập vào AFTA của Việt Nam đem lại rất nhiều lợi ích về cơ hội xuất khẩu hàng Việt Nam sang các nước ASEAN, cơ hội nhập khẩu các thiết bị và nguyên liệu sản xuất từ khu vực ASEAN, thu hút đầu ư nước ngoài... nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn về năng lực sản xuất của nền kinh tế , cơ chế chính sách quản lý của nhà nước...và một khó khăn mang tính chất cơ bản là hàng hóa Việt Nam kém sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và trên thế giới. Yêu cầu đặt ra đối với tiến trình hội nhập AFTA của Việt Nam trong thời gian tới là cần thiết phải có những biện pháp khắc phục những mặt hạn chế đó để Việt Nam dễ dàng hơn trong việc hội nhập. Nhà nước ta từ khi Việt Nam tham gia thị trường AFTA và thực hiện cơ chế CEPT đã có nhiều biện pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu vào thị trường ASEAN nói chung và quốc tế nói chung nhưng không đưa lại hiệu quả rõ rệt. Hệ thống các chính sách về xuất nhập khẩu kiến nghị ở đây nhấn mạnh vào các chính sách về việc lựa chọn mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu,chính sách thuế quan và phi thuế quan của nhà nước, chính sách tài chính-tiền tệ.Việc khắc phục những khó khăn đó không khó nhưng cần có sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính phủ và cơ quan ban hành và điều quảntọng là tự thân các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình trong cuộc cạnh tranh ác liệt tới đây. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế nên các biện pháp đưa ra ở đây chỉ mang tính chất đặc trưng và tất nhiên là chưa đầy đủ nên chỉ là những giải pháp thuộc về ý chủ quan mà thôi. Nhưng dù sao cũng có thể dùng để tham khảo để có những biện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam-ASEAN trong tiến trình hội nhập AFTA giai đoạn 2001-2006 sắp tới. Danh mục tài liệu tham khảo Quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN và chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam /Nguyễn Đình Hương-H:CTQG,1999 Hội nhập kinh tế Việt Nam-ASEAN:Những đặc trưng, kinh nghiệm và giải pháp/Trần Quang Lâm-H:TK,1999 Tạp chí Kinh tế Châu á Thái Bình Dương số 1/2001,2/2001,6/2001 Tạp chí Kinh tế phát triển số 37/2000,38/2000 Tạp chí Tài chính Số 8/2001,Số 9/2001 Tư liệu cac nước thành viên ASEAN /Tổng cục thống kê,2001 Thuế nhập khẩu của Việt Nam trong AFTA giai đoạn 2001-2006,2001 Mục lục Lời mở đầu Phần I:Thị trường AFTA với vấn đề xuất nhập khẩu của Việt Nam I/AFTA và tiến trình thực hiện AFTA. 1.Khu mậu dịch tự do ASEAN 2.Tiến trình thiết lập môi trường tự do hóa thương mại II/ Phát triển thương mại sang thị trường AFTA với kinh tế Việt Nam. 1.Lý thuyết về thương mại quốc tế 2.Thương mại của Việt Nam và thị trường AFTA III/Khả năng của Việt Nam khi hội nhập AFTA 1.Lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam 2.Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia AFTA Phần II: thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam I. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN 1. Về xuất khẩu 2. Về nhập khẩu và tiến độ hội nhập AFTA của Việt Nam II. Đánh giá biện pháp của Chính phủ giai đoạn 1995 - 2000. 1. Cơ chế chính sách xuất nhập khẩu 2. Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu 3. Các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước III. kết luận về thực trạng xuất nhập khẩu ở Việt Nam 1. Thuận lợi ở Việt Nam 2. Khó khăn 3. Nguyên nhân của khó khăn Phần III. Định hướng giải pháp thúc đẩy thương mại Việt Nam sang AFTA giai đoạn 2001 - 2006 và một số kiến nghị I. Kế hoạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006 1. Phương hướng xuất nhập khẩu 2. Lịch trình cắt giảm tổng thể giai đoạn 2001 - 2006 II. Những biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu thương mại của Việt Nam 1. Biện pháp về phía chính phủ 2. Biện pháp về phía doanh nghiệp III. Một số kiến nghị về chính sách xuất nhập khẩu 1. Chính sách mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu 2. Chính sách thuế và thuế quan 3. Quy chế thương mại phi thuế quan 4. Chính sách tài chính tiền tệ Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0131.doc
Tài liệu liên quan