Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang có những thuận lợi rất lớn để có thể giảm giá hàng xuất khẩu, nhưng điều cần thiết là các doanh nghiệp phải biết đó là những lợi thế để vượt qua khó khăn, để cạnh tranh với đối thủ. Không nên quan niệm, dựa vào những lợi thế đó mà ỷ lại. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ là thành viên của WTO , do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn nữa.
Một lợi thế khác nữa, các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào và đội ngũ lao động đông đảo với giá rẻ, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nên lợi dụng những ưu thế này để tạo ra khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, trong tương lai ưu thế về lao động giá rẻ sẽ không con là yếu tố quyết định, mà yếu tố then chốt là công nghệ nuôi bắt , chế biến thủy sản.
Đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Nghe thì có vẻ vô lý, nhưng trên thực tế 3 giải pháp này phải tiến hành đồng thời. Các doanh nghiệp không nên chỉ chú trọng một giải pháp cụ thể nào đó, bởi như thế là thất bại. Cần phải chú trọng cùng một lúc tới cả 3 chỉ tiêu trên, tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể mà tầm quan trọng của từng chỉ tiêu là khác nhau.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thuế thấp, áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước/ khu vực/ lãnh thổ đang phát triển.
Mức thuế WTO: Là mức thuế được xác định trên cam kết WTO và các hiệp định quốc tế khác.
Về nguyên tắc, các mức thuế được áp dụng theo thứ tự: Mức thuế ưu đãi - Mức thuế WTO - Mức thuế tạm thời - Mức thuế chung. Tuy nhiên, nếu mức thuế tạm thời thấp hơn 3 mức thuế còn lại thì áp dụng mức thuế tạm thời.
Biểu thuế của một số mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chủ yếu vào Nhật Bản
Mã HS
Mặt hàng
Mức thuế
chung
WTO
ưu đãi
0306.11
0306.12
0306.13
Tôm hùm, tôm sú, tôm pandan đông lạnh
4%
1%
0%*
0306.21
0306.22
0306.23
Tôm hùm, tôm sú, tôm pandan sống/ tươi/ ướp lạnh
6%
5%
4%
0%*
0306.19 - 010
Các loài tôm khác đông lạnh
4%
2%
0306.29 - 110
Các loài tôm khác sống/ tươi/ ướp lạnh
4%
2%
0306.14 - 010
020,030,040,090
0306.24 - 110
120,130,140,190
Các loài sam, cua, ghẹ… đông lạnh/ sống/ tươi/ ướp lạnh
6%
4%
0303.44
Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)
đông lạnh
5%
3,5%
0302.34
Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0303.46
Cá ngừ Ôxtrâylia (Thunnus maccoyii) đông lạnh
5%
3,5%
0302.36
Cá ngừ Ôxtrâylia (Thunnus maccoyii) tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0303.41
Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga)
đông lạnh
5%
3,5%
0302.31
Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga) tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0303.42
Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) đông lạnh
5%
3,5%
0302.32
Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0303.45
Cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus)
đông lạnh
5%
3,5%
0302.35
Cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus) tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0303.49
Các loài cá ngừ khác đông lạnh
5%
3,5%
0302.39
Các loài cá ngừ khác tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0304.90 - 091
0304.90 - 096
Thịt cá ngừ đông lạnh
5%
3,5%
0304.10 - 291
0304.10 - 292
Thịt cá ngừ tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0304.90 - 099
Thịt các loài cá khác đông lạnh
5%
3,5%
0304.10 - 299
Thịt các loài cá khác tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0304.20 - 091
0304.20 - 092
0304.20 - 094
Phi lê cá ngừ đông lạnh
5%
3,5%
0304.10 - 191
0304.10 - 192
Phi lê cá ngừ tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
0304.10 - 199
Phi lê các loài cá khác tươi/ ướp lạnh
5%
3,5%
( Nguồn: “Cẩm nang thị trường xuất khẩu- Thị trường Nhật Bản” (Viện Nghiên cứu Thương mại, 2003); “Hướng dẫn marketing một số sản phẩm thuỷ hải sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản” (JETRO, 2005); “Jetro Marketing Guidebook for Major Imported Products” (JETRO, 2004) )
Lưu ý:
* chỉ áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước đang phát triển
Khái niệm “sống” phải hiểu là trạng thái “tạm ngủ” do tác động của nhiệt độ thấp. Người ta thường xếp tôm, cua sống xen lẫn với các lớp mùn cưa ẩm.
Khái niệm “tươi/ ướp lạnh”: Ở nhiệt độ ≥ 0oC, sản phẩm đảm bảo độ tươi nhưng không bị đông.
2.2.1.3. Hệ thống phi thuế quan của Nhật Bản
Bao gồm các điều luật , công ước như sau
Luật vệ sinh thực phẩm
Luật kiểm dịch
Luật JAS
Luật khai thác thuỷ sản áp dụng cho các tàu nước ngoài
Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên/ Luật tái sử dụng bao bì, dụng cụ chứa
Luật phòng chống biểu thị thông tin không đúng
Luật đo lường
Luật bảo vệ thực vật
Luật kiểm soát chất độc hại
Luật ngoại hối, ngoại thương
Luật liên quan đến các biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ nguồn lợi cá ngừ
Luật kiểm dịch động vật/Luật phòng bệnh dại
Luật an toàn thực phẩm
Luật bảo vệ động vật hoang dã
Công ước quốc tế về khai thác tài nguyên biển
Công ước Oa - sinh – tơn
Quy định của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhật Bản là nước có nhiều quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với từng nhóm mặt hàng thuỷ sản, Nhật Bản đều đề ra các quy định pháp lý tương ứng:
Mã HS
Nhóm mặt hàng
Quy định tương ứng
0301
Cá sống *1
0302
Cá tươi/ ướp lạnh
Luật vệ sinh thực phẩm
0303
Cá đông lạnh
Luật kiểm dịch
0304
Philê và thịt cá tươi/ ướp lạnh/ đông lạnh
0305
Cá khô/ ướp muối/ ngâm nước muối/
xông khói; Bột cá
Luật vệ sinh thực phẩm
0306
Giáp xác sống/ tươi / ướp lạnh/ đông lạnh/ khô/
ướp muối/ ngâm nước muối/ hấp/ luộc *2
Luật vệ sinh thực phẩm
0307
Nhuyễn thể sống/ tươi / ướp lạnh/ đông lạnh/
khô/ ướp muối/ xông khói
Luật kiểm dịch
1603
Chất chiết xuất từ cá/ giáp xác/ nhuyễn thể
1604
Cá chế biến; Trứng cá muối/ chế biến
Luật vệ sinh thực phẩm
1605
Giáp xác/ nhuyễn thể chế biến
1212
Rong, tảo
Luật vệ sinh thực phẩm
Luật bảo vệ thực vật
*1 Tuân theo Công ước Oa-sinh-tơn (xem công báo ngày 31/3/1998 của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản)
*2 Tuân thủ Luật JAS, Luật đo lường, Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, Luật tái sử dụng bao bì/dụng cụ chứa, Luật phòng chống quà khuyến mãi bất hợp pháp và biểu thị thông tin không đúng
Qui định của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm
Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản ra đời năm 1947 và được sửa đổi, bổ sung lần gần đây nhất là ngày 30/5/2003. Mục đích của Luật vệ sinh thực phẩm là ngăn chặn những thực phẩm nguy hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Luật vệ sinh thực phẩm cho phép những trường hợp nhập khẩu thực phẩm ≤ 10 kg để tiêu dùng cá nhân được miễn thủ tục kiểm dịch.
Trước đây, đối với các sản phẩm thuỷ sản, Nhật Bản chỉ quan tâm đến tiêu chuẩn vi sinh (khuẩn Escherichia Coli). Nhưng do tình trạng hiện nay nhiều nước sản xuất đã sử dụng quá nhiều hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thực phẩm và bảo quản sản phẩm, dẫn tới dư lượng hoá chất, kháng sinh khá cao, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng, Nhật Bản đã đưa ra các quy định mới, cụ thể đối với từng mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu; lập danh sách các hoá chất, kháng sinh bị cấm, định lượng cụ thể cho những hoá chất và kháng sinh được phép sử dụng; lên danh sách hoá chất/kháng sinh/phụ gia được phép/không được phép có trong thực phẩm…
Chỉ định cụ thể của Nhật Bản đối với một số mặt hàng thuỷ sản:
Cá tươi - không được có dư lượng CO2;
Cá nóc - phải có giấy chứng nhận y tế của nước xuất khẩu;
Cá philê, sashimi đông lạnh - không được phép có trực khuẩn colon bacillus, khống chế trực khuẩn (bacillus) dưới 100.000/1 gam;
Mặt hàng chế biến chín đông lạnh - không được phép có Escherichia Coli, khống chế trực khuẩn (bacillus) dưới 3.000.000/1 gam;
Bánh cá - không được có trực khuẩn Coli, lượng Kali nitơrat dưới 0,05 g/kg;
Hải sản đông lạnh (kể cả sản phẩm hấp chín rồi đông lạnh như bạch tuộc) - không được phép có trực khuẩn Coli, khống chế vi khuẩn (bacterial) dưới 100.000/1 gam;
Hàu - khống chế vi khuẩn (bacterial) dưới 50.000/1 gam, khống chế Escherichia Coli dưới 230/100 gam;
Quy định kiểm tra khuẩn Escherichia Coli trong tôm, cua nhập khẩu đã được bãi bỏ từ ngày 1 tháng 4 năm 2001.
Qui định của Nhật Bản về kiểm dịch thực phẩm
Luật kiểm dịch chỉ áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu từ nơi đang có dịch bệnh hoặc bị nghi ngờ có dịch bệnh.
Tất cả các mặt hàng thực phẩm tại khu vực đang bị dịch, khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đều phải có giấy chứng nhận an toàn - vệ sinh thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp.
Qui định của Nhật Bản về dán nhãn thực phẩm
Tại Nhật Bản, việc đóng gói và dán nhãn hàng hoá đúng quy định có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp việc thông quan được tiến hành suôn sẻ. Nhật Bản cấm sử dụng rơm rạ để đóng gói sản phẩm. Tất cả các sản phẩm thực phẩm phải dán nhãn xuất xứ - ghi rõ tên nước xuất xứ, nếu chỉ ghi tên khu vực thay cho tên nước xuất xứ sẽ không được chấp nhận.
Luật Đo lường của Nhật Bản quy định: Trên nhãn các sản phẩm nhập khẩu và trên các chứng từ có liên quan tới lô hàng nhập khẩu đều phải ghi rõ khối lượng (tổng khối lượng và khối lượng tịnh của mỗi kiện hàng) và ghi kích thước theo hệ thống mét.
Từ tháng 4/2002, Luật vệ sinh thực phẩm đã quy định: Tất cả các thực phẩm mà trong thành phần của nó có một số loài hải sản gây dị ứng (như: mực nang, bào ngư, tôm, cua, cá thu, cá ngừ) đều phải dán nhãn biểu thị.
Luật JAS (Japanese Agricultural Standard) qui định các tiêu chuẩn về chất lượng, cụ thể là đưa ra các quy tắc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng. Luật đã được sửa đổi, bổ sung vào tháng 5 năm 1970.
Các quy định áp dụng đối với các sản phẩm được phát hành định kỳ. Do chủng loại sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài ngày càng nhiều nên phạm vi bao quát của Luật JAS ngày càng mở rộng.
Ngày nay, hệ thống JAS đã trở thành cơ sở cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm chế biến. Người Nhật Bản rất tin tưởng chất lượng của các sản phẩm được đóng dấu JAS. Tuy nhiên vẫn có nhiều sản phẩm không được đóng dấu nên để giúp người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm, trên nhãn cần ghi rõ ràng, cụ thể các thông tin như sau:
Tên sản phẩm
Tên nước xuất xứ
Nguyên liệu cấu thành sản phẩm
Khối lượng tịnh
Danh mục các chất phụ gia sử dụng trong sản phẩm
Thời hạn sử dụng
Phương pháp chế biến
Phương pháp bảo quản
Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu/phân phối
Ðối với sản phẩm khai thác phải ghi phương pháp khai thác; đối với sản phẩm nuôi trồng phải mô tả phương pháp nuôi trồng.Riêng với các sản phẩm đông lạnh thì phải có chữ “Rã đông“
Qui định của Nhật Bản về chất lượng sản phẩm
Nhật Bản là một trong những quốc gia có đòi hỏi cao nhất trên thế giới về chất lượng sản phẩm. Những khiếm khuyết mà ở các quốc gia khác không thành vấn đề như một vết xước nhỏ, đường viền không cân hay màu sơn bị mờ thì ở Nhật Bản đều bị coi là hàng hoá hỏng.
Luật trách nhiệm sản phẩm (TNSP) ra đời, quy định trách nhiệm của nhà sản xuất/kinh doanh/nhập khẩu sản phẩm phải bồi thường cho người tiêu dùng vì những thiệt hại do sử dụng sản phẩm bị lỗi. Luật có hiệu lực kể từ tháng 7 năm 1995. Nhìn chung, số vụ kiện về trách nhiệm sản phẩm đang có chiều hướng gia tăng.
Điều 1 của Luật TNSP quy định: Nếu một sản phẩm có khuyết tật, gây thương tích cho người hoặc gây thiệt hại về tài sản thì nạn nhân có quyền đòi nhà sản xuất bồi thường nếu chứng minh được sản phẩm có khuyết tật, thiệt hại đã xảy ra và quan hệ nhân quả giữa khuyết tật của sản phẩm với thiệt hại đã xảy ra.
Khái niệm “khuyết tật” có thể hiểu một cách đơn giản là những thiếu sót về tính an toàn dẫn tới thiệt hại về người và của. Vì vậy, muốn biết một sản phẩm có khuyết tật hay không, người ta xem xét độ an toàn của nó trong điều kiện bình thường.
Qui định của Nhật Bản về truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Các vụ ngộ độc thực phẩm khiến cho người tiêu dùng rất coi trọng vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đối với các mặt hàng thuỷ sản sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, Nhật Bản yêu cầu phải dán nhãn ghi rõ thành phần nguyên liệu, tên và địa chỉ của nhà sản xuất/nhập khẩu/phân phối… để trong trường hợp cần thiết có cơ sở kiểm tra và truy cứu trách nhiệm.
Đầu năm 2003, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm của Nhật Bản được thiết lập. Đến cuối năm 2003, Nhật Bản đã thử nghiệm hệ thống này trên 5 sản phẩm nông nghiệp và 2 sản phẩm thuỷ sản.
Để thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc thuỷ sản, Nhật Bản đã có những quy định về nhãn mác rất khắt khe đối với các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu. Ngoài ra, Nhật Bản còn yêu cầu các nước sản xuất thực phẩm để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản phải thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm phù hợp với Nhật Bản.
Quy định của Nhật Bản về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
Tiêu chuẩn để được đóng dấu “Ecomark”của Nhật Bản
Giống như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản rất coi trọng vấn đề môi trường. Năm 1989, Cục môi trường khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm sản xuất trong nước cũng như sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài), các sản phẩm này được đóng dấu “Ecomark”. Để được đóng dấu này, sản phẩm phải đạt ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
(1) Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường (hoặc gây ô nhiễm không đáng kể)
(2) Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường
(3) Chất thải sau khi sử dụng sản phẩm đó không gây hại cho môi trường (hoặc gây hại rất ít)
(4) Sản phẩm có đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường theo bất cứ cách thức nào khác
Bộ Luật thuỷ sản của Nhật Bản
Là luật khung liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động có liên quan đến thuỷ sản. Tại mỗi lĩnh vực là những luật điều chỉnh riêng, ví dụ: Luật cảng cá, chợ cá; Luật sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản bền vững; Luật về hợp tác xã nghề cá... Bộ Luật thuỷ sản Nhật Bản được ban hành năm 1963 và sửa đổi, bổ sung ngày 22/6/2002.
Mục tiêu của Bộ Luật thuỷ sản: Bảo đảm sử dụng nguồn lợi thuỷ sản bền vững, phát triển bền vững ngành thuỷ sản nhằm cung cấp ổn định sản phẩm cho nhân dân.
Đối tượng chịu sự điều chỉnh: Toàn bộ các hoạt động thuỷ sản như khai thác, nuôi trồng, chế biến và lưu thông, phân phối (nghề câu cá giải trí tại Nhật Bản cũng được coi là đối tượng quản lý)
Yêu cầu đối với người kinh doanh thuỷ sản: Phải coi trọng phát triển bền vững, có chính sách thu hút và đào tạo nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản.
Yêu cầu đối với khâu chế biến, tiêu thụ: Phải có chính sách coi trọng người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng những mặt hàng thuỷ sản có chất lượng cao, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Các làng cá của Nhật Bản phải có chính sách nâng cao điều kiện sống, đẩy mạnh hoạt động làng nghề.
Nhật Bản triển khai chính sách hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng thuỷ sản từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông. Ngoài Luật, các văn bản dưới Luật luôn được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường và xã hội.
Luật khai thác thuỷ sản áp dụng cho các tàu nước ngoài
Nếu tàu nước ngoài cập cảng Nhật Bản với thuỷ sản được đánh bắt tại hải phận Nhật Bản thì phải xin phép Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản. Nếu thuỷ sản được chuyên chở từ nước ngoài đến thì không cần có giấy phép này nhưng phải xin giấy chứng nhận xuất cảng (PC - Port Clearance).
Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên; Luật tái sử dụng bao bì/dụng cụ chứa
Áp dụng cho các trường hợp sử dụng bao bì đóng gói/dụng cụ chứa. Chất liệu của bao bì và dụng cụ chứa phải ghi rõ ràng, xúc tiến việc thu hồi có phân loại để tái sử dụng hoặc tái chế nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Kể từ tháng 4/2000, các bao bì/dụng cụ chứa làm bằng giấy và nhựa sẽ chịu sự chi phối của Luật này.
Quy định của Nhật Bản liên quan đến bình đẳng thương mại
Luật phòng chống quà khuyến mãi bất hợp pháp và biểu thị thông tin không đúng
Hàng hoá bán trên thị trường Nhật Bản không được phép phóng đại nội dung quảng cáo hoặc phản ánh sai sự thật nhằm gây ngộ nhận là sản phẩm tốt.
Trường hợp biểu thị thông tin không rõ ràng khiến khách hàng không nhận biết được nước sản xuất cũng bị Nhật Bản cấm.
Luật chống bán phá giá của Nhật Bản
Bán phá giá tại thị trường Nhật Bản
Là hiện tượng một loại hàng hóa nào đó được xuất khẩu vào Nhật Bản với giá thấp hơn giá bán của hàng hoá này tại thị trường nước xuất khẩu.
Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế. Một số trường hợp cố tình bán phá giá nhằm đạt được những lợi ích nhất định, như: Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu, từ đó chiếm thế độc quyền; Bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần; Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh... Đối với các trường hợp khác, bán phá giá là việc làm bất đắc dĩ do nhà sản xuất, xuất khẩu không bán được hàng, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng... nên đành bán tháo để thu hồi vốn. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, Luật chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá.
Hầu hết các nước nhập khẩu đều coi việc bán phá giá hàng hoá xuất khẩu từ nước ngoài là hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá cả và thị phần của hàng hoá đó tại thị trường nước nhập khẩu. Song, nếu nhìn ở góc độ khác, bán phá giá cũng có mặt tích cực đối với nền kinh tế của nước nhập khẩu: Người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi vì giá rẻ; trường hợp hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác thì giá nguyên liệu rẻ có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất định cho ngành sản xuất đó... Vì thế, không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị Nhật Bản áp dụng Luật chống bán phá giá.
Điều kiện thực thi các biện pháp chống bán phá giá tại Nhật Bản
Theo quy định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định khi chứng minh được 3 nội dung sau:
Hàng nhập khẩu bị bán phá giá;
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể;
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hàng nhập khẩu và thiệt hại của ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu.
Thuế chống bán phá giá của Nhật Bản
Là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào Nhật Bản. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại không đáng có cho các ngành sản xuất của Nhật Bản. Trên thực tế, thuế chống bán phá giá được Nhật Bản nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung sử dụng như một hình thức "bảo hộ hợp pháp" đối với sản xuất nội địa của mình.
Để ngăn chặn sự lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá, các nước thành viên của WTO đã bàn bạc và đưa ra các quy định bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến việc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá, các quy định này được nêu rõ trong Hiệp định ADA - Hiệp định về chống bán phá giá của WTO.
2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
Hàng thuỷ sản là một trong ba sản phẩm truyền thống của Việt Nam (dầu thô, hàng dệt may, hàng thuỷ sản) xuất khẩu sang Nhật Bản. Đây là các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Chỉ riêng ba mặt hàng này thường xuyên chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản.
2.2.1. Cơ cấu sản phầm thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật bản
Các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản thường được chế biến dưới dạng đông lạnh, ướp đông, tươi, tẩm ướp gia vị, và một số loại ở dạng đồ hộp. Trong số các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, các mặt hàng tôm các loại, cá ngừ các dạng, nhuyễn thể đông lạnh luôn là ba mặt hàng chính chiếm tỷ trọng lớn (trên 75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản). Tỷ trọng của từng nhóm mặt hàng này qua từng năm chỉ tăng giảm nhỏ, dao động từ 1-2%. Có thể nói, cơ cấu xuất khẩu của các nhóm mặt hàng này là ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản. Đây cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu mạnh nhất. Trong đó, nhóm mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ trọng trên 60%.
Các mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản, 1997-2005
Đơn vị: 1000 USD
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tôm ĐL
221.390
215.261
240.133
291.035
289.606
345.394
388.541
521.427
517.831
Cá ĐL (trừ cá ngừ)
35.083
24.610
19.868
26.348
25.330
33.575
43.288
50.527
53.621
Mực ĐL
45.786
45.350
39.453
41.958
46.368
46.438
35.534
46.173
50.573
Bạch tuộc ĐL
22.246
12.151
15.996
12.046
14.667
18.228
20.421
29.295
27.247
Mực khô
21.922
17.121
14.997
15.369
13.198
17.326
10.766
20.255
17.225
Cá khô
3.993
3.304
2.415
2.537
2.304
3.526
1.609
4.315
7.537
Ruốc khô
2.684
3.253
2.853
2.893
2.520
2.389
2.005
2.582
1.865
Cá ngừ ĐL
2.614
8.345
9.685
11.700
21.258
21.737
10.778
8.630
13.027
Mặt hàng khác
27.058
28.142
37.673
65.587
50.650
48.846
69.896
88.991
111.842
Tổng cộng
382.776
357.537
383.073
469.473
465.901
537.459
582.838
772.195
785.876
( Nguồn : Trung tâm Tin học - Bộ Thuỷ sản )
Tôm : xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng rất được ưa chuộng tại thị trường Nhật chiếm 67,% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Trong mấy năm gần đây (2001-2004), nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam có xu hướng tăng. Năm 2004, nhập khẩu tôm đông lạnh của Nhật Bản từ Việt Nam đạt khối lượng 62.451 tấn, giá trị trên 521,42 triệu USD, tăng 22% về khối lượng, 34,2% về giá trị so với năm 2003 và tăng 26,9% về khối lượng, 50,9% về giá trị so với năm 2002. Nhưng năm 2005 đạt 61.963 tấn, giá trị 517,83 triệu USD, giảm nhẹ khoảng 0,8% về khối lượng và 0,7% về giá trị so với năm 2004. Tuy nhiên trong những năm qua tôm xuất khẩu của Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ tư và phải cạnh tranh với hàng thuỷ sản có nguồn gốc từ ấn độ, Inđônêxia, Thái Lan. Công nghệ chế biến thuỷ sản của các nước này phát triển hơn nhiều so với Việt Nam, đặc biệt là Thái Lan với hệ thống quản lý chất lượng khắt khe nên chất lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu thuỷ sản của Thái Lan thường rất cao.
Cá ngừ : là mặt hàng lớn thứ 2 trong tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Năm 2004, cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đạt giá trị 13,02 triệu USD, đứng thứ sau Mỹ (37%) trong danh sách thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chỉ chiếm được một lượng nhỏ trong tổng cá ngừ nhập khẩu của thịt trường Nhật Bản (2.819,9 tấn), (trong đó chiếm 3,5% tổng nhập khẩu cá ngừ mắt to tươi của Nhật Bản và 4,8% tổng nhập khẩu cá ngừ vây vàng tươi của Nhật Bản.) Mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, việc nhập khẩu cá ngừ còn chịu ảnh hưởng của các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, như quy định về hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ nhập khẩu.
Nhóm mặt hàng nhuyễn thể gồm: bạch tuộc, mực ống, mực nang. Trên thị trường Nhật Bản, bạch tuộc của Việt Nam phải cạnh tranh với bạch tuộc có nguồn gốc từ Tây Phi nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào và giá xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản ngày càng giảm. Đối với sản phẩm mực nang hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ hai về cung cấp mực nang cho Nhật Bản sau Thái Lan.
Nhìn chung hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thường có giá cả thấp hơn một số nước, chất lượng đã có thể cạnh tranh được song cần nâng cao khâu bảo quản sau khai
2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt nam vào Nhật Bản
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy trong vòng 11 năm từ năm 1997–2008, thuỷ sản Việt Nam đã có bước tiến dài trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường này chỉ đạt 382.776.000 USD sau mười năm kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên hơn 2 lần ( 880.000.000 USD năm 2008). Kim ngạch thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản tăng dần đều từ năm 1997 đến năm 2004 và đạt mức cao nhất vào năm 2006 với 844.000.000 USD. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản là biểu đồ tăng trưởng hình sin với một năm tăng và năm tiếp sau giảm về khối lượng kim ngạch xuất khẩu. Điều này chứng tỏ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vẫn còn thiếu ổn định và có nhiều điểm yếu tiềm ẩn.
Năm 2006 Nhật Bản chính thức áp dụng Luật thực phẩm sửa đổi, trong đó có những quy định chặt chẽ hơn về dư lượng hoá chất, kháng sinh trong thực phẩm nhập khẩu. Chinh việc áp dụng luật này đã bộc lộ rõ những điểm yếu còn tồn tại của chất lượng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam với việc hàng loạt các lô hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản bị phát hiện có chứa dư lượng thuốc kháng sinh. Trong năm này hàng loạt các lô hàng thuỷ sản của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản bị phát hiện nhiễm chất Chlorampheningcol và đặc biệt một số lô nhiễm AOZ. Bên phía Nhật Bản đã nhiều lần cảnh báo phía doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng tình trạng trên vẫn còn tái diễn nhiều lần tại nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vào Nhật Bản. Đến tháng 12 năm 2006, Nhật Bản chính thức áp dụng lệnh kiểm tra 100% đối với các sản phẩm tôm tự nhiên (kể cả sơ chế) có xuất xứ từ Việt Nam. Như vậy, mặt hàng tôm của Việt Nam, không phân biệt tôm nuôi hay tôm tự nhiên đều bị Nhật áp dụng lệnh kiểm tra 100%. Lệnh kiểm tra này đã trực tiếp làm tăng chi phí xuất khẩu các sản phẩm tôm của Việt Nam và gián tiếp làm giảm kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản từ 844 triệu USD năm 2006 xuống còn 754 triệu USD năm 2007. Tuy nhiên những số liệu này cũng phản ánh rõ những yếu kém còn tồn tại trong ngành chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đó là chất lượng vệ sinh an toàn còn thấp không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản.
Và theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hải sản sang 34 thị trường chính, đạt kim ngạch 444.255.299 USD (giảm 10,73 % so cùng kỳ), còn các thị trường khác số lượng nhỏ, không đáng kể. Trong đó xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt kim ngạch cao nhất 77.916.481 USD (chiếm 17,54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước 2 tháng), điều đó hứa hẹn một thực trạng xuất khẩu khả quan cho năm 2009 và chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam đã có thể đáp ứng được thị trường khó tính như Nhật Bản , ngoài ra chúng ta còn có thể thấy rằng những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang thay đổi không ngừng , đáp ứng được nhu cầu của các quốc gia trên toàn thế giới .
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT BẢN
3.1 Khó khăn và thách thức từ thị trường Nhật Bản
Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản rất đa dạng nhưng rất tinh tế, vừa mang đậm nét văn hoá Á Đông có truyền thống lâu đời, vừa có tính đô thị hiện đại nên họ đặt ra các tiêu chuẩn cao về hình thức sản phẩm kèm theo những quy định ngặt nghèo về chất lượng về kích cỡ, cách đóng gói, hình thức bao bì. Khách hàng Nhật bản chú trọng đặc biệt đến độ tươi của sản phẩm, đây là điều cần hết sức lưu ý
Người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm đến mức độ tiện ích của sản phẩm. Xuất phát từ mức sống có thu nhập cao nên người Nhật thường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi.
Ở Nhật Bản, thường người phụ nữ thường đảm nhận công việc nội trợ nên họ rất hay chú ý đến mẫu mã hàng hoá và sự thay đổi giá cả. Do vậy, muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản, các sản phẩm phải đa dạng về chủng loại, phong phú về mầu sắc và có chiến lược giá cả thích hợp.
Người Nhật quan tâm ngày càng nhiều đến vấn đề môi trường nguồn lợi, nguồn gốc của sản phẩm.
Các cửa hàng đang liên tục cải tiến cách đóng gói thực phẩm làm sao vừa đẹp, vừa đơn giản, gói kích cỡ nhỏ vừa phù hợp với túi tiền người tiêu dùng cho bữa ăn hàng ngày của gia đình ít người, vừa tiết kiệm được chỗ trưng bày.
Hàng hoá chất lượng tốt và ổn định là điều người Nhật luôn mong đợi. Tuy vậy, người Nhật cũng rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày.
Khi xuất khẩu hàng vào thị trường Nhật Bản cần phải biết rõ và tuân thủ các quy định khắt khe của thị trường về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo quy định của Luật thương mại Nhật Bản, nhìn chung bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đều được phép nhập khẩu vào Nhật Bản, miễn là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây hại tới sức khoẻ con người.
Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng đủ các quy định và thủ tục kiểm tra nghiêm ngặt mới được phép nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu phải chứng minh được các mặt hàng này không gây hại đến các loài động, thực vật trong nước của Nhật Bản theo các quy định cụ thể của luật đối với từng mặt hàng. Một số mặt hàng nằm trong diện quản lý nhập khẩu thì phải theo quy định của Luật ngoại hối và ngoại thương yêu cầu côta nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu hoặc được sự đồng ý trước của bộ trưởng phụ trách chuyên ngành.
Đối với một số trường hợp, công văn đề nghị côta nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu được tiến hành đồng thời, nếu không được phân bổ côta thì mặt hàng đó sẽ không được phép nhập khẩu vào Nhật Bản.
Kể từ ngày 3/2/2004, Nhật Bản quy định 8 mặt hàng thực phẩm hải sản và một số động thực vật sống theo mã HS trong biểu thuế nhập khẩu của Nhật nằm trong diện hạn ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng này gồm: cá đánh bắt ở vùng biển Nhật Bản (cá trích, cá tuyết, cá ngừ vây vàng, cá thu, cá xác đin, cá sòng, cá thu đao); một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như sò, điệp, trai; mực ống, rong biển ăn được (kể cả các chế phẩm).
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý về các kênh phân phối thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản để đàm phán khéo léo, hợp lý với các đối tác nhập khẩu về giá cả hợp đồng, đặc biệt đối với kênh phân phối tôm cua sống/tươi/ướp đá, nếu các nhà nhập khẩu lựa chọn theo kênh phân phối không qua thị trường bán buôn mà đến thẳng các khu tiêu thụ (siêu thị, nhà hàng…) theo các hợp đồng ký kết trực tiếp thì thời gian lưu thông hàng nhanh hơn và ít bị rủi ro. Tôm đông lạnh thường theo kênh phân phối này, các nhà nhập khẩu cũng không bị phí tổn vào dịch vụ giao dịch vận chuyển, thuê kho lạnh, bến bãi thông qua kênh thị trường bán buôn. Hơn nữa người Nhật rất chú trọng chữ tín, nên các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản cần tuân thủ hợp đồng và thực hiện giao hàng đúng thời hẹn. Cần mua bảo hiểm để tránh rủi ro khi hàng bị kiểm tra, nếu không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu, thì phải bị xử lý.
3.2 Những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản
3.2.1. Phía nhà nước
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO
Đó chính là những khác biệt trong các quy định về chính sách thuế, các khoản lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu, cạnh tranh, thương mại nhà nước và các giải pháp để giải quyết tranh chấp… Hơn nữa, thị trường Nhật Bản là thị trường đòi hỏi phải có sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng hàng hoá, giá cả và thị hiếu khách hàng. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam cần tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp, và cụ thể đó là :
- Tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng của Việt Nam nhằm loại bỏ những văn bản quy phạm pháp luật đã lỗi thời, bất cập.
Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư cả về kinh phí cũng như nguồn nhân lực phức tạp và tốn kém. Bên cạnh đó việc phối hợp chặt chẽ của các ngành là không thể thiếu, bao gồm việc rà soát, đối chiếu, so sánh các cam kết trong hiệp định Việt Mỹ với các văn bản hiện hành sao cho thống nhất và phù hợp.
- Tiếp tục hoàn thiện Luật thương mại năm 2005 theo hướng ngày càng mở rộng và hoàn thiện quy chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu rõ ràng, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Đảng và Nhà Nước đã đề ra cũng như trong các cam kết.
- Hoàn thiện Luật cạnh tranh và chống độc quyền nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hay nước ngoài nhằm tăng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nước ta trong việc xuất khẩu.
- Ban hành mới và sửa đổi các luật xuất khẩu, phù hợp với lịch trình giảm thuế đối với hàng hoá theo và tiến trình của WTO.
3.2.1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp hơn nữa về thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại
Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường cũng như thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Do vậy Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề này.
Cụ thể, thông qua Thương vụ của Việt Nam tại Nhật, Bộ Thương mại phải thu thập và phổ biến thông tin về thị trường Nhật Bản cho các doanh nghiệp. Đồng thời, với những thông tin về thị trường như nhu cầu, đặc điểm, tính chất của hàng hoá. Bộ cần xây dựng một chiến lược tổng thể về thị trường nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng sản xuất, xây dựng chiến lược xuất khẩu cho riêng mình.
Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là việc thành lập thêm và tăng cường vai trò của các hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP . Trước hết cần tạo cơ sở pháp lý và những chế tài cần thiết để các hiệp hội có thể hoạt động hợp pháp và có hiệu quả. Hiệp hội sẽ là cơ quan thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu thủy sản trên thị trường Nhật Bản. Từ đó, hiệp hội sẽ có cơ sở để tư vấn hiệu quả cho các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu sang thị trường này. Thường xuyên cùng các doanh nghiệp trong nước tiến hành tổ chức những ngày hội trợ ở trong nước, đây sẽ là cơ hội giúp các doanh nghiệp VIệt Nam có thể giới thiệu sản phẩm của mình cho các nhà nhập khẩu nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản cũng cần thường xuyên tham gia các hoạt động xúc tiến của hiệp hội, thường xuyên giữ liên hệ với hiệp hội để có thể tiếp nhận thông tin mới một cách nhanh chóng và có những hướng điều chỉnh phù hợp nhằm tăng cường xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật, tăng kim ngạch, tăng thị phần là mục tiêu quan trọng của hiệp hội.
3.2.2. Phía các doanh nghiệp
3.2.2.1. Cần đặc biệt quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu tại Nhật cho các sản phẩm thủy sản của mình
Thị trường Nhật Bản là thị trường chuẩn mực quốc tế về mọi vấn đề trong đó có vấn đề về đăng ký bản quyền cũng như bảo hộ thương hiệu. Việc nhanh chóng đăng ký thương hiệu nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tránh được những rủi ro về tranh chấp thương hiệu trên thị trường này, từ đó có thể cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả đối với các doanh nghiệp khác cả trong và ngoài nước, bởi nếu hàng nhập khẩu vào thị trường Nhật mà vi phạm bản quyền nhãn hiệu thì ngay lập tức những lô hàng đó sẽ bị giữ lại, gây tổn thất lớn hơn doanh nghiệp.
3.2.2.2. Sử dụng có hiệu quả hệ thống Internet phục vụ cho hoạt động xuất khẩu
Thương mại điện tử tuy mới xuất hiện nhưng đang phát triển rất nhanh và có tiềm năng lớn. Thương mại điện tử có nhiều điểm ưu việt hơn và thực sự là một công cụ mới cho chiến lược đẩy mạnh hàng xuất khẩu. Việc áp dụng thương mại điện tử giúp giảm thiểu tối đa các chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp từ việc nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng và thanh toán tiền hàng. Do vậy yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là phải chuẩn bị đầy đủ về vốn ngoại ngữ cũng như yếu tố kỹ thuật công nghệ thông tin… sẵn sàng hội nhập vào thị trường thế giới.
Hiện nay, hệ thống mạng internet đã trở thành một kênh phấn phối quan trọng và hiệu quả nhất, thông qua mạng Internet, các doanh nghiệp có thể tiếp cận với những công nghệ hiện đại ở nước ngoài, cũng như có thể giới thiệu hàng của mình tới những nhà nhập khẩu nước ngoài. Việc quan trọng là doanh nghiệp cần có những chương trình hỗ trợ cho nhân viên có cơ hội được đào tạo, nâng cao trình độ sử dụng Internet, bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần thiết kế một Webside riêng, webside này sẽ là nơi doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tới những nhà nhập khẩu nước ngoài. Thông qua mạng Internet, doanh nghiệp cũng có thể thu thập thông tin về thị trường, thông tin về người tiêu dùng…
3.2.3. Tăng cường nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng
Kinh doanh trong cơ chế thị trường là kinh doanh theo nhu cầu khách hàng. Bởi vậy, phải thường xuyên nắm bắt nhu cầu thị hiếu thông qua tài liệu báo chí, qua hội trợ triển lãm, qua mạng Internet, thông qua quan sát hành vi mua sắm của khách du lịch tại các thành phố lớn, trong khách sạn hay thông qua mạng lưới đại lý hoặc người quen đang học tập, công tác tại nước ngoài, qua sự giới thiệu của sứ quán Việt Nam tại Nhật bản, qua thông tin của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và các cơ quan xúc tiến khác.
3.2.3.1. Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin
Thị trường thủy sản Nhật là thị trường có xu hướng tiêu dùng đa dạng và nhanh chóng thay đổi. Vì vậy, việc thành lập trụ sở hay văn phòng ở Nhật là rất cần thiết, đây sẽ là cơ quan tìm kiếm thông tin trực tiếp tại thị trường này, nhanh chóng nắm bắt những nhu cầu sản phẩm mới ở đây, cũng như những phản hồi về sản phẩm của công ty. Thường xuyên truyền đạt những thông tin về thị trường và sản phẩm về công ty ở trong nước để từ đó công ty có những chiến lược mới để chinh phục thị trường. Mặt khác, thông qua trụ sở đặt ở Nhật mà doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nhà nhập khẩu ở đây cũng như có thể nhanh chóng giới thiệu sản phẩm mới của mình và thuận tiện trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu.
Mặt khác, việc thành lập các hiệp hội về Thủy sản ở Việt Nam cũng hết sức cần thiết, đặc biệt cần có hiệp hội của những nhà xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đây sẽ là tổ chức thu thập thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này. Với một hiệp hội mà thành viên của nó bao gồm toàn những người trong cùng một lĩnh vực thì quá trình cập nhật thông tin của nhau sẽ rất nhiều và có độ chính xác cao. Đây cũng là nơi mà các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác để cùng nhau chia sẻ một đơn hàng lớn cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác để có đơn đặt hàng.
Các phương tiện truyền thông, ti vi, đài báo, mạnh Internet.... cũng là những kênh mà doanh nghiệp có thể thu thập thông tin.
3.2.3.2. Thành lập bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu
Thông tin là rất nhiều, việc thu thập thông tin cũng có vẻ đơn giản. Nhưng vấn đề quan trọng ở đây không pẩi chỉ thu thập thông tin rồi bỏ đó hay chỉ dựa vào nhưng thông tin đó là đủ. Điều quan trọng hơn, là các doanh nghiệp phải có một quá trình sàng lọc những thông tin được thu thập, có cách thu thập thông tin hiệu quả, phải có quá trình phân tích thông tin và cuối cùng là cho ra đời những chiến lược dựa trên cơ sở những thông tin đó.
Để làm được điều đó, việc cần làm là doanh nghiệp nên xây dựng một bộ phận chuyên ngành. Đây là một bộ phận có trách nhiệm lựa chọn những cách thu thập thông tin hiệu quả phù hợp với doanh nghiệp, sàng lọc các thông tin do các bộ phận bên ngoài thu thập đưa về, và quan trọng hơn cả là phải có khả năng phân tích để biến những thông tin tạp nham đó thành những cơ hội mà doanh nghiệp có thể tận dụng để tạo ra ưu thế cho mình trên thị trường Nhật.
Việc tuyển chọn những con người làm việc trong bộ phận này cũng cần đặc biệt chú ý. Họ nhất định phải là những người giỏi chuyên môn sản xuất và có tính sáng tạo, họ phải là những người am hiểu về sản phẩm của công ty, am hiểu về thị trường thủy sản Nhật và thị hiếu tiêu dùng của người dân, có khả năng phân tích những dữ liệu đơn giản thành những con số có lợi cho công ty.
3.2.4. Đa dạng mẫu mã chủng loại, nâng cao chất lượng và hạ giá thành
Mỗi doanh nghiệp cần phải biết lựa chọn cho mình một mẫu mã hàng hóa chuyên biêt , tránh bị nhầm lẫn với các mẫu mã đã tồn tại hoặc những mẫu mã đã đăng ký độc quyền tại nước sở tại . Qua đó phải biết tổ chức những chương trình nhằm nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp nói riêng và của ngành Thủy sản Việt nam nói chung trên trường quốc tế
3.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm luôn luôn là đòi hỏi tất yêu cho mỗi doanh nghiệp xuất khẩu . Mỗi doanh nghiệp cần tự tìm cho mình bài toán về chi phí và sản xuất , qua đó ấn định giá thành , đầu tư tái sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
Ngoài ra , nhà nước cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với cac tiêu chuẩn quốc tế .Yếu tố quyết định để người tiêu dùng ở các nước lựa chọn một sản phẩm chế biến không chỉ là chất lượng hay mẫu mã mà còn là xuất xứ của nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm đó. Đây là xu hướng của người tiêu dùng thế giới, đối tượng chính của sản phẩm thủy sản Việt Nam và cũng là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu....
3.2.6. Giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm - nâng cao khả năng cạnh tranh
3.2.6.1. Đảm bảo nguyên liệu, giảm chi phí gia tăng do giá nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng
Trước mắt, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp chế ,xuất khẩu thủy sản và các địa phương liên quan, bằng mọi cách mở rộng thị trường, tăng cường khả năng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, phát triển chế biến mạnh hơn nữa, đi đôi với sử dụng tiết kiệm;
Về lâu dài, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách đầu tư thỏa đáng, đẩy nhanh tốc độ nuôi trồng thủy sản nhầm đản bảo nguồn cung ổn định cho các doanh nghiệp .
Song song với công tác quy hoạch, cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao và áp dụng công nghệ mới vào nuôi trồng .
Đẩy mạnh hoạt động của hệ thống khuyến nông, nhất là khuyến ngư cơ sở đối với các xã vùng sâu, vùng xa nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về thâm canh tăng năng .
Các bộ, ngành liên quan sớm có chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước, nhất là doanh nghiệp công nghiệp chế biến và nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Trong chính sách cần xác định rõ hỗ trợ của Nhà nước, có thể hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ con giống .
Các giải pháp định hướng khái quát nêu trên nhằm từng bước giải quyết vấn đề nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ phát triển bền vững, hiệu quả.
3.2.6.2. Tận dụng tối đa các lợi thế
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang có những thuận lợi rất lớn để có thể giảm giá hàng xuất khẩu, nhưng điều cần thiết là các doanh nghiệp phải biết đó là những lợi thế để vượt qua khó khăn, để cạnh tranh với đối thủ. Không nên quan niệm, dựa vào những lợi thế đó mà ỷ lại. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ là thành viên của WTO , do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn nữa.
Một lợi thế khác nữa, các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào và đội ngũ lao động đông đảo với giá rẻ, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nên lợi dụng những ưu thế này để tạo ra khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, trong tương lai ưu thế về lao động giá rẻ sẽ không con là yếu tố quyết định, mà yếu tố then chốt là công nghệ nuôi bắt , chế biến thủy sản.
Đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Nghe thì có vẻ vô lý, nhưng trên thực tế 3 giải pháp này phải tiến hành đồng thời. Các doanh nghiệp không nên chỉ chú trọng một giải pháp cụ thể nào đó, bởi như thế là thất bại. Cần phải chú trọng cùng một lúc tới cả 3 chỉ tiêu trên, tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể mà tầm quan trọng của từng chỉ tiêu là khác nhau.
3.2.7. Tăng cường quảng cáo, khuếch trương sản phẩm
Tích cực tham gia các buổi hội trợ giới thiệu sản phẩm. Hội trợ là nơi gặp gỡ trực tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp cần có một cách nhìn đúng về hoạt động này, thường xuyên tham gia các cuộc hội trợ để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.
Ở Nhật, hội chợ diễn ra quanh năm, là nơi các nhà sản xuất và nhập khẩu hoặc đại lý phân phối của các nhà nhập khẩu thường trưng bày, giao dịch, bán buôn sản phẩm cho cho những người bán lẻ. Hội chợ thương mại Nhật là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp đến tìm kiếm đối tác kinh doanh. Trước khi tham gia hội chợ, doanh nghiệp phải nghiên cứu xác định hội chợ phù hợp với ngành hàng sản xuất của mình và liên hệ với nhà tổ chức làm các thủ tục đăng ký, thuê gian hàng, chuẩn bị chu đáo hàng hóa và tài liệu quảng cáo về sản phẩm, đến trước từ 1- 2 ngày để dàn dựng, trưng bày hàng hóa. Khách hàng đến thăm quan gian hàng có thể là các nhà nhập khẩu, các chủ cửa hàng bán lẻ lớn nhỏ khác nhau nên khả năng đặt hàng của họ cũng rất khác nhau. Tùy từng khách hàng và số lượng hàng khách yêu cầu để đàm phán điều chỉnh giá cả cũng như các điều kiện sao cho phù hợp. Đặc biệt, tại hội chợ tối kỵ việc bán lẻ trao tay trực tiếp hàng hóa cho khách thăm quan.
Hội chợ vừa là nơi giới thiệu sản phẩm, vừa cho đối tác thấy phong cách làm việc chuyên nghiệp của mình.
3.2.8. Xâm nhập thị trường Nhật Bản bằng thương hiệu
Muốn đưa hàng vào Nhật đạt kết quả, trước tiên doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho mình thật vững chắc. Kế tiếp là khâu tìm nhà phân phối nguồn hàng và lựa chọn cách quảng cáo hợp lý. Doanh nghiệp Việt Nam còn yếu ở những khâu này.
Muốn thành công trên thị trường Nhật, nhà xuất khẩu cần biết xây dựng thương hiệu, làm thế nào để thương hiệu có thể ăn sâu vào trong tâm trí của người tiêu dùng.
So với doanh nghiệp Việt Nam, nhà sản xuất Nhật luôn bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng thương hiệu. Quan niệm của họ là xây dựng thương hiệu trước khi tìm kiếm thị trường, trong khi đó, hầu hết các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện chỉ chú trọng đến quảng cáo, bởi vậy khó khăn lớn nhất là hàng Việt Nam vẫn là chưa xây dựng được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng ở đây. Khâu tiếp cận yếu kém hoặc khi tiếp cận được thì không biết ở đâu thị trường cần, nên đã đi lạc hướng với thị hiếu của người tiêu dùng.
Kinh nghiệm của nước láng giềng Trung Quốc cũng cần cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chưa có đủ khả năng để xây dựng lên một thương hiệu tầm cỡ quốc tế. Trong khi đó, những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam thì hầu hết người tiêu dùng Nhật đều không biết tới. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam có thế đi theo cách mà Trung Quốc đã từng làm là mang nhãn mác không nổi tiếng vào bán với giá rẻ ở các siêu thị bách hoá Mỹ như: Wal-mart; Target; K-mart; Sears...là những siêu thị chuyên bán hàng tiêu dùng cao cấp và nổi tiếng. Điều này gây sự bất ngờ cho người tiêu dùng, mặc dù bán với giá rẻ so với các mặt hàng cùng loại trong siêu thị nhưng các doanh nghiệp vẫn đảm bảo có lãi.
3.2.9. Nâng cao vai trò của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP
Một trong những hạn chế căn bản của các hiệp hội ở Việt Nam là khả năng hoạt động rất hạn chê. Hiệp hội phần lớn là những người già đang đảm đương, không có những người trẻ, có năng lực, cập nhất thời đại đang sung sức nắm giữ. Kinh phí hoạt động của hội chủ yếu dực vào ngân sách của nhà nước, do đó hoạt động của hội còn rất hạn chế. Vì vậy, Chính phủ chỉ nên tạo hành lang pháp lý để hiệp hội hình thành rồi cho các hiệp hội này tự chủ. Chỉ có như thế các hiệp hội mới trở lên năng động cũng như nâng cao vai trò hoạt động của hiệp hội.
Vai trò quan trọng của hiệp hội là cung cấp thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khi có nhu cầu xuất khẩu hàng hoá ra thị trường các nước khác.Vì vậy, các hiệp hội cần hoạt động có hiệu quả để đảm bảo vai trò của mình.
Thị trường thủy sản ở Nhật rất đa dạng và phong phú. Nhu cầu về mẫu mã, chất lượng và mức giá hợp hợp lý là thay đổi thất thường, các nhà nhập khẩu mặt hàng này thì rất tinh tường và nhạy bén, cũng rất khó tính. Do đó, hiệp hội VASEP muốn tư vấn có hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này thì cần phải tiến hành hoạt động quảng bá, xúc tiến trên thị trường này.
HIện tại, hiệp hội cần thiết phải có trụ sở tại thị trường Nhật trực tiếp trên thị trường này để đảm bảo nguồn thông tin đước cập nhật thường xuyên và chính xác. Trước hết, hiệp hội càn phải tận dụng triệt để các cơ hội để quảng bá những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp và giá cả hợp lý của Việt Nam tới các nhà nhập khẩu , rút ngắn khoảng cách giữa các nhà nhập khẩu với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tạo cở sở cho việc tiến tới các hợp đồng xuất khẩu lớn. Tiếp theo, hiệp hội cũng nên thường xuyên tiếp xúc với thị trường, với các nhà nhập khẩu, với các nhà phân phối, bán lẻ để có những thông tin mới mẻ về thị trường, cũng như cập nhật nhanh chóng những thay đổi bất thường về thị hiếu tiêu dùng. Đây sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam để có thể đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả nhất.
Hiệp hội cũng nên có những chương trình cho nhà nhập khẩu đồ gỗ nộ thất của Nhật giao lưu trực tiếp với các nhà nhập khẩu Việt Nam. Hiệp hội nên thông báo, tư vấn để các doanh nghiệp có thể tham gia các buổi hội chợ quan trong ở nước ngoài. Hiệp hội nên chủ động tổ chức hay đứng ra đăng cai những ngày hội trợ ngay ở Việt Nam, đây sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các nhà nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Cùng với những hoạt đông này, Hiệp hội cũng nên có nhưng chương trình tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu và đầu tư Nhật bản tham quan các cơ sở kinh doanh của Việt Nam, chỉ có quan sát trực tiếp mới có thể làm thay đổi cách nhìn về hàng Việt Nam, đây cũng là nơi diễn ra kí kết các hợp đồng lớn và dài hạn. Hiệp hội cũng cần phải tư vấn khi nhà nhâp khẩu và đầu tư nước ngoài quan tâm tới thị trường Việt Nam.
Một hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam là kém hiểu biết về pháp luật của nước nhập khẩu và những thông lệ quốc tế cũng như những ngoại lệ bất thường ở thị trường nước nhập khẩu và quốc tế. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên gặp khó khăn mỗi khi ký kết những hợp đồng lớn, đặc biệt đã có nhiều lô hàng bị đối tác trả lại. Vì vậy, vấn đề trước mắt là các doanh nghiệp cán có sự tư vấn về kinh nghiệm của các chuyên gia trong ngành cũng như sự am hiểu luật pháp quốc tê của các luật sư. Còn Về lâu dài, Hiệp hội lên có chương trình đào tạo cho các nhà lãnh đạo này.
3.2.10. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp trên thị trường Nhật Bản
Đa dạng hóa mặt hàng và các hình thức xuất khẩu
Theo các chuyên gia, con số 880 triệu USD kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản chưa phản ánh đúng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước cũng như nhu cầu thị trường. Bài toán đặt ra hiện nay là ngoài 120 thị trường sẵn có, các doanh nghiệp cần phải khai thác tốt hơn nữa các thị trường như Mỹ, Nhật, Đức…, đồng thời phải mở rộng ra những thị trường tiềm năng như Canada, Nga và các nước Đông Âu.
Việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường còn tránh được nhiều vấn đề bất trắc có thể xảy ra nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành.
Liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp
Liên kết đang trở thành một xu hướng trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp chỉ có liên kết với nhau mới có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, có nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành hàng xuất khẩu. Mặt khác, quá trình liên kết cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề nguyên liệu sản xuất. Liên kết cũng là một xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp còn nhỏ bé của Việt Nam trước những đơn hàng lớn của nước ngoài, nhất là các nhà nhập khẩu lớn từ Nhật.
Kinh nghiệm từ các nước có thế mạnh về xuất khẩu thủy sản cho thấy, chỉ khi các doanh nghiệp trong cùng ngành có sự liên kết để sản xuất thì mới tạo nên sức mạnh, tăng khả năng xuất khẩu. Bằng không, doanh nghiệp nào đứng ngoài sẽ bị đào thải.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22101.doc