Rủi ro không chỉ phụ thuộc vào các nguyên nhân và yếu tố khách quan mà còn phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan của con người. Vì vậy các chủ thể kinh tế phải tìm cách phòng chống, hạn chế nó nhằm tối thiểu hóa thiệt hại.
Để có thể hạn chế rủi ro, các chủ thể kinh tế đã áp dụng bằng việc đảm bảo chắc chắn bằng tài sản của phía đối tác hoặc từ một tổ chức có uy tín nào đó. Các tổ chức được lựa chọn là Nhà nước hoặc các tổ chức tài chính trung gian có uy tín trong nền kinh tế như : Ngân hang,bảo hiểm
Có rất nhiều công cụ đã được sử dụng để nhằm hạn chể rủi ro đến mức thấp nhất , tuy nhiên cùng với sự phát triển của các quan hệ thương mại ngày nay với các đặc điểm :
+ Các giao dịch ngày càng tăng về số lượng.
+ Các dự án ngày càng phức tạp, lớn và đòi hỏi kỹ thuật cao.
+ Các giao dịch thương mại ngày càng được mở rộng trên phạm vi toàn
76 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo lãnh;
b) Ngày phát hành bảo lãnh và số tiền bảo lãnh;
c) Hình thức và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
d) Thời hạn bảo lãnh;
đ) Ngoài các nội dung nêu trên, cam kết bảo lãnh có thể có nội dung khác như quyền và nghĩa vụ của các bên; giải quyết tranh chấp phát sinh; chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của các bên và các thoả thuận khác.
3. Bảo lãnh ngân hàng có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan có thoả thuận.
Điều 12. Đồng bảo lãnh
1. Đồng bảo lãnh là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng đầu mối.
2. Việc đề xuất, phối hợp và quy trình tổ chức thực hiện đồng bảo lãnh được thực hiện theo quy định về đồng tài trợ của Ngân hàng Nhà nước.
3. Các tổ chức tín dụng tham gia đồng bảo lãnh cùng chịu trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc các bên tham gia bảo lãnh theo các phần độc lập. Trường hợp, tổ chức tín dụng đầu mối phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng thì các tổ chức tín dụng tham gia đồng bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại cho tổ chức tín dụng đầu mối số tiền tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thoả thuận.
Điều 13. Bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện và cùng chịu trách nhiệm liên đới
Tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện và cùng chịu trách nhiệm thông qua hợp đồng liên đới trách nhiệm giữa các bên, trên cơ sở xem xét uy tín, khả năng tài chính của từng bên tham gia; hoặc chấp nhận bảo lãnh đối ứng của các bên bảo lãnh đối ứng phát hành cho khách hàng của mình hay thoả thuận khác của các khách hàng.
Điều 14. Thẩm quyền ký bảo lãnh
1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng có thẩm quyền ký các văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng có thể uỷ quyền hoặc ban hành văn bản quy định thẩm quyền ký các văn bản bảo lãnh của các chức danh trong hệ thống của tổ chức tín dụng, phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 15. Bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh.
2. Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba, ký quỹ và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Phí bảo lãnh
1. Bên bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng, phù hợp với chi phí của tổ chức tín dụng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này.
2. Trong trường hợp có bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận, trên cơ sở mức phí bảo lãnh được khách hành chấp nhận thanh toán.
3. Các bên tham gia đồng bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh mỗi bên được hưởng, trên cơ sở thoả thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh của từng bên và mức phí bảo lãnh thu được của khách hàng.
4. Trường hợp tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện thì tổ chức tín dụng thoả thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả, trên cơ sở nghĩa vụ tương ứng của mỗi khách hàng trong hợp đồng liên đới trách nhiệm giữa các khách hàng.
Điều 17. Trình tự và thủ tục cấp bảo lãnh
Tổ chức tín dụng ban hành quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thẩm định cấp bảo lãnh cho khách hàng, phù hợp với đặc điểm của từng tổ chức tín dụng và từng loại bảo lãnh.
Điều 18. Thời hạn bảo lãnh
1. Thời hạn bảo lãnh được xác định từ khi phát hành bảo lãnh cho đến thời điểm chấm dứt bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh. Trường hợp cam kết bảo lãnh không ghi cụ thể thời điểm chấm dứt bảo lãnh thì thời điểm chấm dứt bảo lãnh được xác định tại thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt quy định tại Điều 20 của Quy chế này.
2. Việc gia hạn bảo lãnh do các bên thoả thuận.
Điều 19. Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
1. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Trong trường hợp một trong số các tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh liên đới cho một nghĩa vụ của khách hàng được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những tổ chức tín dụng khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
Điều 20. Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt
Nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh;
2. Tổ chức tín dụng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh;
3. Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
4. Thời hạn của bảo lãnh đã hết;
5. Bên nhận bảo lãnh đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật;
6. Theo thoả thuận của các bên.
Điều 21. Sử dụng ngôn ngữ
Các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh được lập bằng tiếng Việt.
Trong trường hợp có bên nước ngoài tham gia, các bên có thể thoả thuận sử dụng một thứ tiếng nước ngoài thông dụng trong các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh.
Điều 22. Áp dụng các điều ước và tập quán quốc tế trong giao dịch bảo lãnh khi có bên nước ngoài tham gia
1. Các điều ước quốc tế về bảo lãnh mà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy chế này, thì áp dụng quy định tại điều ước quốc tế đó.
2. Các bên có thể thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế về bảo lãnh ngân hàng nếu các quy tắc, tập quán và thông lệ đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Các bên có thể thoả thuận Luật áp dụng, toà án hoặc trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp phát sinh đối với giao dịch bảo lãnh, nếu việc thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh:
1. Bên bảo lãnh có quyền:
a) Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên bảo lãnh đối ứng;
b) Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho khách hàng;
c) Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có);
d) Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh (nếu cần);
đ) Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận;
e) Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay.
g) Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật.
h) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
i) Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.
2. Bên bảo lãnh có nghĩa vụ:
a) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh;
b) Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng:
1. Bên bảo lãnh đối ứng có quyền:
a) Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng của khách hàng;
b) Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh;
c) Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản bảo đảm (nếu có).
d) Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh đối ứng (nếu cần);
đ) Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận;
e) Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh;
g) Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật;
h) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
i) Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.
2. Bên bảo lãnh đối ứng có nghĩa vụ:
a) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng theo cam kết;
b) Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ bên xác nhận bảo lãnh
1. Bên xác nhận bảo lãnh có quyền:
a) Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh của bên bảo lãnh hoặc khách hàng;
b) Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định khoản bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có);
c) Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh;
d) Thoả thuận với bên bảo lãnh hoặc khách hàng hoặc cả hai về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, phí xác nhận bảo lãnh và trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh;
đ) Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay;
e) Hạch toán ghi nợ bên bảo lãnh hoặc khách hàng số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay;
g) Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng hoặc bên bảo lãnh theo thoả thuận và quy định của pháp luật;
h) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng và bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
i) Có thể chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.
2. Bên xác nhận bảo lãnh có nghĩa vụ:
a) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết;
b) Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng hoặc bên bảo lãnh khi tiến hành thanh lý Hợp đồng cấp bảo lãnh.
Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
1. Khách hàng có quyền:
a) Đề nghị tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh cho mình;
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thoả thuận trong Hợp đồng cấp bảo lãnh;
c) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi tổ chức tín dụng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
d) Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.
2. Khách hàng có nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tài liệu và các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng bảo lãnh;
b) Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh;
c) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận;
d) Nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
e) Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho tổ chức tín dụng bảo lãnh.
Điều 27. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
1. Trong thời hạn của bảo lãnh, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh xuất trình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các tài liệu, chứng từ kèm theo (nếu có), thoả mãn đầy đủ các điều kiện đã quy định trong cam kết bảo lãnh.
2. Trường hợp các bên thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán, thông lệ quốc tế về bảo lãnh ngân hàng thì trình tự thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải tuân thủ theo các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế đó.
3. Ngay sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tổ chức tín dụng thông báo và ghi nợ cho khách hàng hoặc tổ chức tín dụng đề nghị bảo lãnh (gọi chung là bên nợ) số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, sau khi trừ phần thu hồi số tiền ký quỹ (nếu có).
4. Bên nợ có nghĩa vụ hoàn trả ngay số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay. Trong trường hợp chưa hoàn trả được cho tổ chức tín dụng, bên nợ phải chịu lãi suất phạt đối với khoản nợ tổ chức tín dụng đã trả thay, tối đa bằng 150% lãi suất trong hợp đồng vay vốn giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh (trường hợp bảo lãnh vay vốn) hoặc lãi suất cho vay thông thường mà bên bảo lãnh đang áp dụng, kể từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện trả thay.
Chương III
CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, THÔNG TIN BÁO CÁO
Điều 28. Chế độ kiểm tra, giám sát đối với khoản bảo lãnh:
1. Khách hàng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức tín dụng bảo lãnh trong thời hạn bảo lãnh.
2. Tổ chức tín dụng phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước theo quy định hiện hành.
Điều 29. Chế độ hạch toán và thông tin báo cáo
1. Việc hạch toán và theo dõi các khoản bảo lãnh của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức tín dụng tổng hợp tình hình hoạt động bảo lãnh của đơn vị mình để báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo chế độ thông tin báo cáo hiện hành.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Nhiệm vụ của các Vụ, Cục Ngân hàng Nhà nước:
1. Vụ Tín dụng có trách nhiệm phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai và hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
2. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Vụ Tín dụng trong việc kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Điều 31. Tổ chức thực hiện
Tổ chức tín dụng và khách hàng có trách nhiệm thi hành Quy chế này. Căn cứ Quy chế này và các quy định của văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, phù hợp với điều kiện, đặc điểm và điều lệ hoạt động của mình.
Điều 32. Sửa đổi, bổ sung
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định./.
2. Tình hình thực hiện BL tại ngân hàng Công Thương Ba Đình
2.1. Kết quả hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình
2.1.1. Về hình thức bảo đảm cho bảo lãnh
Khách hàng khi đến Chi nhánh xin bảo lãnh phải ký quỹ cầm cố hoặc thế chấp tài sản. Số liệu thống kê tỷ trọng các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh trung bình qua các năm như sau:
Bảng - Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh (§VT: %)
Hình thức
Tỷ trọng
Ký quỹ bằng tiền mặt
20
Thế chấp bằng bất động sản, sổ đỏ
38
Cầm cố bằng sổ tiết kiệm
39
Tín chấp
3
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của NHCT khu vực Ba Đình).
Biểu đồ biểu hiện các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh
Tại chi nhánh NHCT Ba Đình, hình thức ký quỹ bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong tổng số giao dịch của bảo l•nh. Khách hàng đến ngân hàng xin được bảo lãnh sẽ lựa chọn một trong hai dạng bảo đảm là: ký quỹ 100% (số tiền xin bảo lãnh) hoặc ký quỹ dưới 100%. Hình thức ký quỹ bằng tiền mặt là hình thức an toàn, ít rủi ro cho ngân hàng, tuy nhiên, việc lưu giữ tại ngân hàng một khỏan vốn lớn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biẹt là những doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế hoặc có giá trị hợp đồng kinh tế lớn.
Tạo điều kiện cho khách hàng, khi khách hàng không thực hiện ký quỹ 100% hoặc chỉ thực hiện ký quỹ dưới 100% giá trị bảo lãnh, chi nhánh chấp nhận ký quỹ bằng bất động sản hoặc giấy tờ có giá trị (sổ tiết kiệm). Thực tế, đây lại chính là hình thức phổ biến hơn tại Chi nhánh, chiếm tỷ trọng đến 77%. Tuy nhiên, hình thức kỹ quỹ, cầm cố này thường gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá cũng như xử lý tài sản nếu thường gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc đánh giá cũng như xử lý tài sản nếu như khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng.
Còn lại bảo đảm nữa mà chi nhánh thực hiện, đó là tín chấp. Loại hình này chỉ áp dụng cho những khách hàng truyền thống, uy tín cao và độ rủi ro khi thực hiện bảo lãnh gần như bằng 0. Những khách hàng được bảo lãnh theo hình thức bảo đảm này là Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty dầu khí, Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt NamChi nhánh cũng cần duy trì mối quan hệ với những khách hàng này, bởi đây là những khách hàng quan trọng, có giá trị hợp đồng bảo lãnh ký kết thường rất lớn, đem lại những khỏan thu lớn cho Chi nhánh.
2.1.2 Về số dư bảo lãnh
Bảng - Số dư bảo lãnh qua các năm gần đây
(ĐVT; triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Dư đầu kỳ
744.923
522.040
578.880
Phát sinh (+)
331.500
505.353
673.673
Thanh toán (-)
554.383
448.513
598.729
Số dư bảo lãnh
522.040
578.880
653.824
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo l•nh của NHCT khu vực Ba Đình)
Số dư bảo lãnh qua các năm
Đầu năm 2005 (theo số liệu cuối năm 2004), số dư bảo lãnh là 744923 triệu đồng nhưng đến cuối năm 2005, số dư đã giảm xuống 522040 triệu đồng. Sở dĩ có sự giảm như vậy là vì doanh số phát sinh bảo lãnh năm 2005 tăng 331.500 triệu đồng, trong khi doanh số thanh toán là 554.382 triệu đồng. Thời kỳ này có sự giảm trong dư nợ bảo lãnh là do các doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh nhiều 1423 món bảo lãnh phát sinh giá trị bảo lãnh cao.
Đến năm 2005, dư nợ bảo lãnh chỉ còn 578.880 triệu đồng là do những khỏan bảo lãnh phát sinh từ năm 2005 đến năm 2006 đã được thanh toán phần lớn. Do vậy, mặc dù năm 2006 phát sinh 1940 món bảo lãnh ứng với 505353 triệu đồng song lại thực hiện thanh toán bảo lãnh với giá trị đến 554.383 triệu đồng, nên giá trị dư nợ bảo lãnh năm 2005 giảm xuống.
Bảng 5 - Phát sinh bảo lãnh của chi nhánh theo từng tháng
(ĐVT: VNĐ)
Th¸ng
N¨m 2005
N¨m 2006
N¨m 2007
1
85
20.500
116
32.500
217
41500
2
55
9.500
70
17.695
89
21700
3
94
17.200
175
38.581
253
45312
4
97
21.100
135
26.600
171
29710
5
100
15.500
166
34.927
231
51927
6
110
24.500
160
42.200
211
59237
7
79
37.800
185
25.780
265
32900
8
160
34.100
175
47.400
194
58300
9
145
26.200
145
23.500
152
29591
10
150
55.400
185
52.170
215
53270
11
148
25.200
198
39.500
231
95700
12
200
44.500
230
124.500
242
144500
Tæng
1.423
331.500
1.940
505.353
2471
673673
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của NHCT khu vực Ba Đình)
Năm 2007, có 2471 món bảo lãnh phát sinh ứng với 673673 triệu đồng và đã thực hiện thanh toán bảo lãnh giá trị là 598729 triệu đồng, do vậy đến ngày 31/12/2006, số dư bảo lãnh chỉ là 653824 triệu đồng.
Một số nguyên nhân khiến dư nợ bảo lãnh năm 2006 và 2007 giảm mạnh là:
- Tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, lũng đoạn các tập đòan kinh tế lớn, sự biến động của các đồng tiền mạnhbên cạnh đó, tình hình trong nước có nhiều khó khăn, từ dịch cúm gia cầm tái phát trên phạm vi rộng đến sức ép tăng giá ở nhiều loại vật tư hàng hoá khiến cho một số ngành hoạt động kém hiệu quả, không đáp ứng được các điều kiện bảo lãnh. Chi nhánh giảm dần, hạn chế mức tín dụng của một số doanh nghiệp ngành giao thông vận tải và xây dựng.
- Có nhiều món bảo lãnh phát sinh hơn song giá trị bảo lãnh nhỏ, đồng thời nhiều khỏan bảo lãnh đến hạn thanh toán.
2.1.3. Về cơ cấu bảo lãnh
Thứ nhất, cơ cấu bảo lãnh theo thời hạn
Bảng - Cơ cấu bảo lãnh theo thời hạn
(§VT: triÖu ®ång)
ChØ tiªu
N¨m 2005
N¨m 2006
N¨m 2007
Sè D BL NH
483.931
92,7
535.464
92,5
623.456
92,4
Sè D BL T & DH
38.109
7,3
43.416
7,5
51.523
7,6
Tæng Sè d BL
522.040
100
578.880
100
674.979
100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của NHCT khu vực Ba Đình).
Từ số liệu trên đây có thể nhận thấy: dư nợ bảo lãnh ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ bảo lãnh, nhưng đang có xu hướng giảm dần. Điều này có nghĩa là ngân hàng đã bắt đầu quan tâm tới nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp và đáp ứng được phần nào các nhu cầu đó. Tỷ trọng bảo lãnh dài hạn tăng dần từ 7,3% (2005) đến 7,6%.
Biểu đồ cơ cấu bảo lãnh theo thời hạn
Thứ hai, cơ cấu bảo lãnh theo đối tượng khách hàng
Tại chi nhánh, khách hàng đến giao dịch được phân chia làm ba loại: các tổ chức nước ngòai, các DNNN và các thành phần kinh tế khác (chủ yếu là các công ty TNHH, công ty cổ phần). Mỗi nhóm đối tượng này đều có những đặc điểm riêng , có những ưu thế và hạn chế nhất định. Vì thế, nhiệm vụ của cán bộ bảo lãnh tại chi nhánh là phải nắm bắt được những đặc điểm đó để có thể đưa ra những quy định, hình thức ưu đãi, loại hình bảo lãnh thích hợp nhất đối với khách hàng của mình.
Bảng - cơ cấu bảo lãnh theo đối tượng khách hàng
(§VT: triÖu ®ång)
ChØ tiªu
N¨m 2005
N¨m 2006
N¨m 2007
DNNN
431.303
71,7
372.799
64,4
389.477
61,5
TCNN
65.255
12,5
71.781
12,4
72.810
11,5
Thµnh phÇn kinh tÕ kh¸c
82.482
15,8
134.300
23,2
171.400
27
Tæng
522.040
100
578.880
100
633.687
100
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh NHCT khu vực Ba Đình)
Ta có thể thấy, trị giá bảo lãnh của ngân hàng đối với DNNN chiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng có xu hướng giảm dần từ 71,7% năm 2005 xuống còn 61,5% năm 2007. Các DNNN có được sự hỗ trợ từ phía chính phủ hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, việc duy trì những khách hàng này là nhiệm vụ tất yếu.Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị bảo lãnh này còn quá cao, sẽ là hạn chế lớn trong nguồn thu từ bảo lãnh của chi nhánh.
Giá trị bảo lãnh của chi nhánh đối với các doanh nghiệp nước ngòai (bao gồm các tổ chức tín dụng, các ngân hàng nước ngoài) chiếm một tỷ lệ không cao, trung bình khoảng 12,1%. Có thể thấy, với các cam kết bảo lãnh cho nhóm đối tượng này sẽ mang lại một khỏan thu đáng kể cho Chi nhánh, đồng thời sẽ nâng cao uy tín của Chi nhánh nói riêng và NHCT Việt Nam nói chung tên trường quốc tế. Tuy nhiên, tỷ trọng cũng như giá trị bảo lãnh của chi nhánh còn khá hạn chế.
80% khách hàng của phòng thanh toán xuất nhập khẩu ở chi nhánh là các công ty TNHH, công ty cổ phần, các doanh nghiệp tư nhânTuy nhiên, giá trị bảo lãnh đối với nhóm khách hàng này còn tương đối, chỉ khoảng 15,8% năm 2005. Đến năm 2007, giá trị bảo lãnh vào khoảng 27%. Nguyên nhân của thực trạng này là do nhóm khách hàng này có nguồn tài chính, quy mô hoạt động còn hạn chế nên các hợp đồng kinh tế có giá trị nhỏ. Mặc dù nguồn thu từ nhóm khách hàng này không cao nhưng việc duy trì và mở rộng thêm nhóm khách hàng này sẽ góp phần giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế.
Thứ ba, cơ cấu bảo lãnh theo phạm vi lãnh thổ
Bảng . Cơ cấu bảo lãnh theo phạm vi lãnh thổ
(ĐVT: triệu đồng)
ChØ tiªu
N¨m 2005
N¨m 2006
N¨m 2007
sè tiÒn
%
sè tiÒn
%
sè tiÒn
%
Sè d b¶o l·nh trong níc
450.521
86,3
491.469
84,9
512345
851
Sè d b¶o l·nh níc ngßai
71.519
13,7
87.411
15,1
89512
14,9
Tæng
522.040
100
578.880
100
601857
100
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo l•nh NHCT khu vực Ba Đình)
Cơ cấu bảo lãnh theo phạm vi lãnh thổ
Nhìn vào số liệu này có thể thấy nhu cầu bảo lãnh trong nước lớn hơn nhu cầu bảo lãnh nước ngòai. Ngân hàng chủ yếu tập trung vào các dự án trong nước nhỏ, do các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đấu thầu, thực hiện hợp đồng
Thứ tư, cơ cấu bảo lãnh theo mục đích
Theo mục đích bảo lãnh, chi nhánh cung cấp bốn nhóm bảo lãnh chính là: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng trước và các loại bảo lãnh khác.
Bảng . Cơ cấu bảo lãnh theo mục đích
(ĐVT: triệu đồng)
ChØ tiªu
N¨m 2005
N¨m 2006
N¨m 2007
sè tiÒn
%
sè tiÒn
%
sè tiÒn
%
B¶o l·nh thanh to¸n
4.400
0,84
28.380
4,9
31.208
4,3
B¶o l·nh thùc hiÖn H§
250.900
48,06
230.400
39,8
296.130
40,7
B¶o l·nh dù thÇu
65.500
12,55
45.500
7,86
44.950
6,8
B¶o l·nh øng tríc
142.740
27,34
220.300
38,06
298.302
41
B¶o l·nh kh¸c
58.500
11,21
54.300
4,9
56.450
7,76
Tæng
522.040
100
578.880
100
727.040
100
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo l•nh NHCT khu vực Ba Đình)
Cơ cấu bảo lãnh theo mục đích
Với hình trên, loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng là loại bảo lãnh đóng vai trò chủ đạo trong các loại bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng (qua ba năm gần đây, tỷ trọng giá trị bảo lãnh của loại này trung bình đạt 42,85% trong dư nợ bảo lãnh mỗi năm).
Bảo lãnh thanh toán đã bắt đầu được quan tâm hơn và giá trị bắt đầu tăng lên qua từng năm, với bước đột phá vào năm 2006 đạt 4,9%. Đến năm 2007 giảm nhẹ còn 4,3%.
Nếu như giá trị bảo lãnh của bảo lãnh dự thầu giảm mạnh qua các năm (từ tỷ trọng 12,55% năm 2005 xuống còn 6,8% năm 2007) thì thay vào đó bảo lãnh ứng với đã có được sự quan tâm thích đáng. Giá trị bảo lãnh ứng trước tăng mạnh từ 27,34% năm 2005, năm 2006 đạt 38,08% và đến năm 2007 đạt 41%.
Các loại bảo lãnh ngòai bốn loại bảo lãnh chủ yếu trên thỉ tỷ trọng này giảm dần. Và do đó, có thể nhận thấy chi nhánh từ việc chú trọng vào ba loại bảo lãnh là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh khác, hiện nay, chi nhánh đã có sự tập trung và hai loại chính là bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh ứng trước, với tỷ trọng của hai loại này đạt 81,7% giá tri bảo lãnh năm 2007.
2.1.4 về doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
Bảo lãnh là một trong hai dịch vụ của ngân hàng cung cấp cho khách hàng ở chi nhánh, hai loại dịch vụ đó là dịch vụ thẻ và dịch vụ bảo lãnh.
Bảng . Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu
(ĐVT: triệu đồng)
ChØ tiªu
N¨m 2005
N¨m 2006
N¨m 2007
sè tiÒn
%
sè tiÒn
%
sè tiÒn
%
Tæng DT
323.822
100
448.050
100
492.300
100
DT tõ dÞch vô
13.046
4,03
20.566
4,59
25.431
5,17
DT tõ b¶o l·nh
457
0,14
787
0,18
892
0,18
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo l•nh NHCT khu vực Ba Đình)
Cơ cấu bảo lãnh theo phạm vi lãnh thổ
Từ số liệu trên đây có thể nhận xét xu hướng chung hàng năm tổng doanh thu, doanh thu từ dịch vụ, doanh thu từ bảo l•nh đều tăng. Tuy nhiên, có thể thấy, doanh thu từ dịch vụ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu của Chi nhánh: năm 2005, doanh thu từ dịch vụ bằng 4,03% tổng doanh thu, năm 2006 là 4,59%, đến năm 2007 là 5,17%. Điều đó chứng tỏ dịch vụ của chi nhánh cung cấp chưa thực sự phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng như tiền năng vốn có.
Tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ trong tổng doanh thu của chi nhánh đã nhỏ như trên phân tích, song, doanh thu từ bảo lãnh còn ít nữa. Doanh thu từ bảo lãnh chỉ chiếm 0,14% so với doanh thu từ dịch vụ năm 2005, 0,18% năm 2006 và 0,18% năm 2007 mà thôi.
Như vậy, có thể nói, mặc dù hàng năm, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh vẫn tăng với tốc độ trung bình khoảng 152% năm 2005, 172% năm 2006 song trên thực tế, nghiệp vụ bảo lãnh vẫn chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào doanh thu của cả chi nhánh, với mức đóng góp trung bình chưa đạt 4%/ năm.
2.3. Đánh giá về hiệu quả hoạt động bảo lãnh của chi nhánh NHCT Ba Đình.
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1 Xây dựng được hành lang pháp lý cho hoạt động bảo lãnh
Cho đến nay, nghiệp vụ bảo lãnh đã được quy định trong Luật, nghị định của chính phủ và các văn bản pháp quy khác của NHNN Việt Nam. Trên cơ sở đó, NHCT Việt Nam đã cụ thể hóa bằng quyết định số 2000/QĐ - NHCT22 ngày 17/11/2006 kèm theo việc ban hành quy trình xử lý nghiệp vụ bảo lẫnh mã số QT.22.04 để phù hợp với đặc điểm hoạt động của NHCT Việt Nam cũng như các điều kiện đổi mới của đất nước.
Về cơ bản, hành lang pháp lý của hoạt động bảo lãnh ở NHCT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình nói riêng đảm bảo thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chi nhánh về hoạt động bảo lãnh
2.3.1.2. Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế.
Một là, hoạt động bảo lãnh nói chung và bảo lãnh ở chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình là công cụ để các doanh nghiệp Việt Nam thu hút hàng tỷ USD thông qua việc vay vốn nước ngòai và mua hàng trả chậm để đầu tư bằng các công cụ mới vào những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Đặc biệt, tạo điều kiện để khai thác tốt nhất lợi thế so sánh trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế của Việt Nam.
Hai là, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng luân chuyển hàng hoá, tiền tệ và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các công trình xây dựng. Đây là công cụ có hiệu quả thúc đẩy các hoạt động giao dịch kinh tế, thương mại trong nước.
2.3.1.3. Những kết quả cụ thể từ khi triển khai hoạt động bảo lãnh
Một là, doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng tăng (475 triệu đồng vào năm 2005 đã tăng lên 892 triệu đồng năm 2007, tăng 1,88 lần), đóng góp vòa tổng doanh thu hàng năm của ngân hàng, nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng, đồng thời góp phần mở rộng quan hệ và nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng cũng như đối với nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
Hai là, giá trị cam kết bảo lãnh tăng mạnh hàng năm. Năm 2005 1423 món bảo lãnh thì năm 2006 đạt 1940 món (gấp 1,36 lần), đến năm 2007 là 2471 món (gấp 1,74 lần).
Ba là, chất lượng dịch vụ bảo lãnh cũng ngày càng được nâng cao. Trong cả ba năm nghiên cứu, không có năm nào ngân hàng phải thực hiện việc trả thay cho khách hàng, thực hiện nghĩa vụ tài chính cho khách hàng. Do vậy không để lại những khỏan tín dụng bắt buộc và không gây ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán. Điều này có nghĩa là, đối với dư nợ bảo lãnh quá hạn, dư nợ bảo lãnh quá hạn, dư nợ bảo lãnh quá hạn khê đọng và dư nợ bảo lãnh quá hạn khó đòi: thực tế, tỏng ba năm gần đây nhất, không có một khỏan bảo l•nh nào của chi nhánh mà đến kỳ thanh toán khách hàng không trả được nợ. Do vậy, những khỏan dư nợ bảo lãnh "xấu" này không tồn tại ở chi nhánh. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã làm tốt công tác quản lý các khỏan sau bảo lãnh.
Bốn là, khách hàng của chi nhánh chưa có sự phàn nào nào về phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng phụ trách hoạt động bảo lãnh, về biểu phí của ngân hàng, về hình thức bảo đảm mà ngân hàng áp dụng. Điều đó cho thấy chi nhánh đã có sự cạnh tranh tốt trong hoạt động bảo lãnh.
Năm là, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Những hoạt động bảo lãnh của chi nhánh thực hiện đã phục vụ chủ yếu của ngành nghề, lĩnh vực được ưu tiên phát triển.
2.4. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.1. Hạn chế
Từ những phân tích về chất lượng bảo lãnh ở phần trên, chúng ta có thể thấy chất lượng bảo lãnh của CN NHCT Ba Đình về cơ bản chưa thật sự tốt. Có rất nhiều biểu hiện minh chứng cho nhận xét này:
Về doanh số bảo lãnh
Doanh số bảo lãnh phát sinh của CN NHCT Ba Đình có nhiều biến động thất thường trong các năm. Năm 2005, doanh số bảo lãnh phát sinh tăng mạnh nhưng sang năm 2006 doanh số bảo lãnh lại giảm đáng kể.
Về các nghiệp vụ bảo lãnh
Hiện nay các nghiệp vụ bảo lãnh của chi nhánh chưa thực sự đa dạng và phong phú. Nhiều loại bảo lãnh chưa bao giờ được thực hiện ở CN như nghiệp vụ bảo lãnh bao tiêu hàng hóa, Nghiệp vụ bảo lãnh chủ yếu và thường xuyên là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh mở L/C.Thời hạn bảo lãnh thường ngắn và doanh số thực hiện từng loại bảo lãnh cũng không cao và có biến động thất thường.
Về cơ cấu bảo lãnh của CN:
Đối tượng khách hàng của CN còn nhiều hạn chế chỉ xoay quanh các doanh nghiệp lớn,các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ truyền thống lâu năm; không phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, điều này đã quyết định đến cơ cấu bảo lãnh của CN. Cơ cấu bảo lãnh của CN có nhiều bất hợp lý, trong đó cơ cấu chủ yếu nghiêng về phía tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp lớn. Vì vậy cơ cấu bảo lãnh theo tỷ lệ ký quỹ đa phần vẫn là các khoản bảo lãnh ký quỹ 0% và ký quỹ 5%. Cơ cấu bảo lãnh không hợp lý chính là biểu hiện rõ nét, minh chứng cho sự chưa hoàn thiện trong chất lượng bảo lãnh của CN NHCT Ba Đình.
Về thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh:
Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh khá thấp, khoảng trên 10 tỷ, chiếm một tỷ trọng nhỏ (xấp xỉ 10%) trong tổng doanh thu của CN. Dịch vụ bảo lãnh chưa thực sự được CN coi trọng và phát triển một cách đúng mức. So với các dịch vụ tín dụng khác, dịch vụ bảo lãnh thường chỉ là dịch vụ đi kèm theo, tức là các khách hàng bảo lãnh thường là các khách hàng có quan hệ tín dụng từ trước với CN.
Về mức độ an toàn của chi nhánh khi thực hiện bảo lãnh:
Mặc dù cho đến nay CN chưa từng phải thanh toán bảo lãnh hộ khách hàng nhưng hoạt động bảo lãnh của CN vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, khi rủi ro xảy ra tổn thất sẽ rất lớn.
2.4.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
Có rất nhiều các văn bản do NHNN và các NHCT Việt Nam quy định về nghiệp vụ bảo lãnh nhưng mà vẫn không đầy đủ, đồng bộ và hay thay đổi làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu mà ngân hàng thực hiện đúng quy trình và quy định đó thì hầu hết các doanh nghiệp đều không có đủ điều kiện để được hưởng dịch vụ bảo lãnh, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó mà mặc dù nhu cầu của các doanh nghiệp thì nhiều mà Ngân hàng Công thương Cầu Giấy vẫn khó có thể thoả mãn đầy đủ nhu cầu đó.
Bên cạnh đó, thì các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản, các thủ tục giải quyết các tranh chấp, phát mại tài sản... chưa đầy đủ, còn nhiều vướng mắc gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện bảo lãnh cũng như thu lại các khoản bồi hoàn nếu rủi ro xảy ra, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước, mà đây lại đang là đối tượng chính sách của Ngân hàng Công thương Ba Đình nói riêng và các NHTM nói chung.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà cửa được triển khai chậm, thủ tục công chứng không rõ ràng và thống nhất cũng làm chậm lại tốc độ đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp không đủ vốn để sản xuất kinh doanh. Vốn vay ngân hàng, vốn chiếm dụng, vốn đi vay khác hiện nay là nguồn vốn chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Thậm chí một số dự án mới được duyệt, doanh nghiệp mới được thành lập thì vốn vay và vốn bảo lãnh của ngân hàng chiếm gần như 100%. Số các doanh nghiệp muốn xin bảo lãnh thì lớn, nhưng số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực khả thi thì ít, đó là một áp lực lớn đối với ngân hàng khi thẩm định để bảo lãnh không có hoặc không đủ các điều kiện đảm bảo an toàn bảo lãnh, không có tài sản thế chấp.
Các doanh nghiệp thì hầu như có vốn tự có thấp, không đủ điều kiện để vay vốn và xin bảo lãnh, hiệu suất và năng suất không cao, khả năng hoàn vốn tín dụng thấp. Các doanh nghiệp tư nhân thì không có vốn ký quỹ hoặc không có đảm bảo cho bảo lãnh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa quen với bảo lãnh
Năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh và tính minh bạch trong các báo cáo tài chính... của doanh nghiệp để được ngân hàng thực hiện bảo lãnh còn rất nhiều hạn chế.
Trình độ và năng lực quản lý của doanh nghiệp cũng là một vấn đề bức xúc. Họ rất khó khăn trong việc xây dựng những chiến lược khả thi để được ngân hàng dựa vào đó để ra quyết định bảo lãnh
Hơn nữa, việc doanh nghiệp được quyền vay vốn từ các ngân hàng khác nhau, mở các tài khoản giao dịch tại nhiều nơi khiến cho sự quản lý của ngân hàng đối với doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó nắm bắt được tình hình hoạt động và công nợ thực tế của doanh nghiệp để có thể ra quyết định đúng đắn.
Hoạt động trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và ngân hàng ngoại thương là những ngân hàng có nhiều điều kiện thuận lợi và kinh nghiệm cũng như uy tín cao trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Vì vậy ngân hàng luôn phải đối đầu và mất đi phần nào thị phần hoạt động bảo lãnh trên thị trường và làm hạn chế sự tăng trưởng phát triển nghiệp vụ này của ngân hàng. Do đó đã hạn chế các đối tượng khách hàng này sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.
* Nguyên nhân chủ quan
- CN chưa có đựơc cơ cấu thật sự hợp lý , hách hàng được bảo lãnh ở CN chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp quốc doanh lâu năm, có quan hệ truyền thống với CN, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông và xây dựng cơ bản. Chính vì chưa chú trọng vào việc đa dạng hóa khách hàng nên chất lượng bảo lãnh của CN phụ thuộc rất lớn vào rủi ro kinh doanh của khách hàng. Nếu có một sự cố xảy ra trong lĩnh vực giao thông làm cho các doanh nghiệp trong ngành này bị đình chỉ hoạt động thì CN sẽ gặp tổn thất rất lớn.
- Hiện nay, đội ngũ nhân viên làm việc tại chi nhánh chủ yếu là những cán bộ trẻ, có năng lực, nhiệt tình và tận tâm với công việc nhưng thiếu kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết. Vì vậy, họ còn gặp nhiều khó khăn và sai sót trong công tác thẩm định các điều kiện bảo lãnh, đặc biệt là với các khoản bảo lãnh cho các dự án có quy mô lớn.
- CN chưa có được quy trình cụ thể cho hoạt động BL, ngoài quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ra ngày 26/06/2006 thì hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về hoạt động BL, điều này làm quy trình BL chưa được thống nhất.
Tuy đã phân rõ trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng trong quy trình bảo lãnh nhưng công tác thẩm định vẫn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ. Nhiều khi quyết định có bảo lãnh hay không chủ yếu dựa trên mối quan hệ truyền thống, lâu năm và lịch sử của khách hàng.
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình giai đoạn 2007-2010.
3.1.1. Mục tiêu kinh doanh.
Chiến lược phát triển trong 10 năm tới của NHCT Ba Đình là phấn đấu trở thành một Chi nhánh Ngân hàng mạnh tại Hà Nội, tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, phát huy sức mạnh của tập thể, quyết tâm phấn đấu đạt những mục tiêu cụ thể sau:
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng việc thực hiện đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn trung và dài hạn.
- Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả. Đẩy mạnh việc thu hồi nợ gia hạn, nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng quan hệ với các khách hàng tiềm năng. Không những thế, Ngân hàng còn mở rộng quan hệ với tất cả khách hàng bao gồm khách hàng truyền thống và khách hàng mới để tạo dựng một cơ sở khách hàng rộng lớn và đa dạng làm nền tảng cho sự phát triển của ngân hàng. Phát triển dịch vụ ngân hàng đến tất cả các đối tượng từ doanh nghiệp cho đến cá thể, từ doanh nghiệp quốc doanh đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Đẩy mạnh phát triển mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhằm nâng cao tỷ trọng thu phí dịch vụ trên tổng các nguồn thu của Chi nhánh. Phát triển và mở rộng các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ thông qua thiết lập các phòng giao dịch để đáp ứng kịp thời và hiệu quả việc sử dụng dịch vụ của khách hàng.
- Vận dụng các mô hình quản lý hiện đại và khoa học trên thế giới nhằm điều hành tốt hoạt động của Ngân hàng. Củng cố công nghệ và khai thác các sản phẩm ngân hàng nhằm cung ứng các sản phẩm đa dạng và chuyên nghiệp theo yêu cầu khác nhau của các đối tượng khách hàng khác nhau.
- Tăng cường công tác kiểm tra,kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo tính an toàn cho hệ thống ngân hàng. Đặc biệt chú trọng đến chất lượng của cán bộ kiểm tra để đảm bảo tính công minh và thống nhất.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình.
Không nằm ngoài chiến lược phát triển chung của Ngân hàng, hoạt động bảo lãnh cũng được xác định phương hướng phát triển cụ thể phù hợp với xu thế phát triển chung. NHCT Ba Đình chủ trương thúc đẩy hoạt động bảo lãnh theo cả chiều rộng và chiều sâu thể hiện ở những điểm sau:
* Đa dạng hoá sản phẩm bảo lãnh: Trong đó, vừa tiếp tục thực hiện những sản phẩm truyền thống vừa phát triển những loại hình bảo lãnh mới và dịch vụ đi kèm. Để phục vụ nhu cầu của một nền kinh tế thị trường năng động, NHCT Ba Đình tiếp tục nghiên cứu để cung cấp cho thị trường những sản phẩm bảo lanlhx mới có tính chất hỗn hợp nhưng thuận tiện và đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng. Ngân hàng sẽ phấn đấu thực hiện dịch vụ tư vấn cho thuê két để hỗ trợ cho các loại hình bảo lãnh đồng thời thu hút khách hàng và tăng thu cho ngân hàng.
* Nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh đặc biệt là chất lượng của khâu thẩm định. Thẩm định một cách bài bản và chuyên nghiệp nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động bảo lãnh do tìm hiểu chưa kỹ, đánh gía sai lệch thông tin từ phía khách hàng đồng thời làm tốt công tác thẩm định để tránh và giảm thiểu tối đa các khoản nợ quá hạn. Ngoài ra, để góp phần đảm bảo chất lượng cho hoạt động bảo lãnh, Ngân hàng đang tiến hành đầu tư công nghệ hiện đại cùng những sản phẩm phần mềm tiên tiến đã được sử dụng tại các ngân hàng ưu việt trên thế giới.
* Hoàn thiện quy trình bảo lãnh cũng là một mục tiêu phấn đấu của Ngân hàng nhằm đơn giản hoá quy trình, thời gian thực hiện các bước trong quy trình được rút ngắn nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.
* Ngoài các mục tiêu chiến lược trên, Chi nhánh sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nghiệp vụ bảo lãnh. Xuất phát từ ý nghĩa kinh tế, hoạt động bảo lãnh đòi hỏi phải nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ tác nghiệp có trình độ nghiệp vụ thành thạo, hiểu biết mốt cách sâu sắc không những về phương diện lý luận mà còn về công tác cụ thể để thực hiện tốt một công tác quan trọng như bảo lãnh. Yếu tố con người luôn luôn chi phối tất cả các hoạt động vì vậy, sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động bảo lãnh nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình.
3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh trong từng giai đoạn.
Trong nền kinh tế thị trường theo xu hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, không chỉ trong riêng ngành ngân hàng mà trong tất cả mọi thành phần kinh tế thì ở mỗi thời kỳ khác nhau nền kinh tế có những đặc điểm và những thay đổi khác nhau, chúng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bảo lãnh ở ngân hàng. Do đó, trên cơ sở đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, NHCT Việt Nam nói chung và NHCT Ba Đình nói riêng phải xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh hàng năm vừa mang tính chất dài hạn phù hợp với chiến lược phát triển chung vừa mang tính khả thi. Các kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh phải quán triệt được tư tưởng đã được đề ra, xác định được hệ thống các mục tiêu, chỉ ra được hướng đi, phương thức và giải pháp thực hiện các mục tiêu đó.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, công việc xác định quan điểm về sự phát triển hoạt động bảo lãnh có một vai trò trọng yếu vì mỗi kế hoạch phải chỉ ra được vị trí, tầm quan trọng cũng như cơ cấu của từng loại hình bảo lãnh. Quan điểm phát triển ở đây có thể hiểu là việc tiếp tục tăng trưởng hay tạm thời thu hẹp hoạt động bảo lãnh, tập trung phát triển loại hình bảo lãnh nào và phương châm phát triển như thế nàoCác kế hoạch phải chỉ ra được những mục tiêu rõ ràng cần đạt được trong giới hạn thời gian. Các mục tiêu phải sát với tình hình thực tế và nằm trong khả năng thực hiện của Ngân hàng. Có như vậy, tư tưởng về sự phát triển hoạt động bảo lãnh mới có thể được thực thi một cách có hiệu quả và huy động được mọi nguồn lực trong Ngân hàng.
Sau khi xác định được mục tiêu, kế hoạch phát triển phải có những biện pháp, những bước đi cụ thể để đạt được các mục tiêu đó. Giải pháp phải đáp ứng được nhu cầu về cân đối nguồn lực, phát huy thế mạnh của hoạt động bảo lãnh trong ngân hàng. Không những đưa ra hướng giải quyết cho những hạn chế, các giải pháp trong thực tế phải hợp lý và thực hiện được. Tuy không biện pháp nào là tuyệt đối hoàn hảo nhưng phải mang tính chất toàn diện, không được mang tính chất cục bộ vì như vậy, có thể sẽ không thích hợp với chiến lược chung.
3.2.2. Các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng của hoạt động bảo lãnh.
3.2.2.1. Chính sách khách hàng
A. Khách hàng truyền thống : CN phải xác định đây là một thị trường quan trọng và chủ chốt của NH nên phải có các chính sách ưu đãi thích hợp để giữ gìn.
NH cần có một số chính sách ưu đãi như: Phí bảo lãnh có thể linh động hơn, xây dựng hạn mức bảo lãnh cao hơn mức cho phép hiện nay và trình lên NH cấp trên xem xét. Giải quyết nhanh gọn và ưu tiên khi khách hàng truyền thống yêu cầu bảo lãnh, loại bỏ một số thủ tục rườm rà không cần thiết.
Nhằm đẩy mạnh chính sách khách hàng và để giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống NHCT Ba Đình phải luôn cố gắng đáp ứng đầy đủ và thực hiện tốt các giao dịch của khách hàng.
B. Khách hàng mới : Thiết lập quan hệ bảo lãnh với ngân hàng
- Đẩy mạnh cộng tác thu hút khách hàng tốt hơn. Có thể là tìm mọi biện pháp để NH đem lại lợi ích cho khách hàng nhiều nhất, hoặc NH có chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn. Ngoài ra, con một biện pháp có tác dụng toàn diện hơn trong chính sách khách hàng đó là mở hội nghị khách hàng , đây là cơ hội để NH giới thiệu dịch vụ bảo lãnh. Đây là loại hình dịch vụ mới nên việc giới thiệu cần được thực hiện chu đáo, có sức hấp dẫn, thu hút khách hàng.
- Luôn luôn Lắng nghe ý kiến và tôn trọng khách hàng, coi khách hàng là bạn vì không có khách hàng thì không có NH
- Hết sức tận tình giúp đỡ khi khách hàng gặp khó khăn, cùng khách hàng tìm các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, như thế sẽ có lợi cho cả khách hàng và NH
3.2.2.2. Đa dạng hoá cơ cấu Bảo Lãnh
Loại hình bảo lãnh hiện nay còn chưa phong phú, mới chỉ thực hiện 1 số loại hình bảo lãnh nên chưa đạt hiệu quả cao. Để đa dạng hoá và phát triển loại hình bảo lãnh trước hết phải làm cho bảo lãnh thực sự thuận tiện. Chi nhánh nên đa dạng theo hướng:
Cố gắng thực hiện tốt và nâng cao chất lượng của của các loại hình bảo lãnh đã có. Ngoài ra, nên nghiên cứu thực hiện một số loại hình bảo lãnh mới như: bảo lãnh hoàn thuế xuất nhập khẩu, bảo lãnh chứng khoán, bảo lãnh đại lý.
Ngày nay, nhu cẩu của các doanh nghiệp với loại hình bảo lãnh thuế rất phổ biến. Đối với doanh nghiệp thi công xây lắp, họ thường xuyên nhập khẩu máy móc, thiết bị nước ngoài vào để thi công công trình, nhưng khi hoàn thành lại xuất khẩu máy móc về nước nên doanh nghiệp cần có bảo lãnh bảo đảm với hải quan. Nếu quá thời hạn đăng ký mà hàng hóa không được tái xuất thì hải quan yêu cầu thanh toán bảo lãnh như một khoản thuế xuất nhập khẩu.
Bảo lãnh chứng khoán là một loại hình mới, thị trường chứng khoán nước ta thành lập năm 1997, trong giai đoạn đầu, hầu hết các doanh nghiệp chưa có được uy tín trên thị trường này nên NH đứng ra tạo lòng tin cho việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
3.2.2.3. Bổ sung và hoàn thiện quy trình bảo lãnh.
- Để đạt được phương châm “nhanh chóng, an toàn, hiệu quả” thì chi nhánh phải có một quy trình bảo lãnh gọn nhẹ, thuận tiện, nhanh chóng giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.
- Chi nhánh cần cải tiến đẩy nhanh quá trình thẩm định, hiện nay khoảng 30 ngày, cần nghiên cưú rút xuống dưới 15 ngày nhưng vẫn bảo đảm an toàn và không để mất đi cơ hội kinh doanh.
- Chi nhánh cần xây dựng quy trình bảo lãnh đạt tiêu chuẩn ISO
3.2.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ và phân công hợp lý cán bộ làm nghiệp bảo lãnh
Nguồn nhân lực là yếu tố trung tâm của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động bảo lãnh NH. Đối với một loại hình dịch vụ như bảo lãnh NH thi cán bộ bảo lãnh lại càng có vai trò quan trọng bởi lẽ cán bộ bảo lãnh là người đại diện cho NH trực tiếp giao dịch với khách hàng. Mọi hành vi của cán bộ bảo lãnh đều thể hiện hình ảnh của NH trong con mắt khách hàng. Vì vậy cần phải coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bảo lãnh không chỉ về chuyên môn mà còn về phong cách, đạo đức và những kiến thức bổ sung khác
Đào tạo nghiệp vụ bảo lãnh qua các lớp đào tạo chuyên môn, NH cũng phải thưỡng xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn, NH cũng thường xuyên tổ chức các buổi tổng kết để đúc rút kinh nghiệm cần thiết cho hoạt động bảo l ã nh.
3.3. Kiến nghị.
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam
Cho đến nay, chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình thực hiện hoạt động bảo lãnh theo quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006, quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN14 ngày 25/8/2000, quyết định số 1348/2001/QĐ- NHNN ngày 29/1/2001 liên quan đến phí bảo lãnh, Tuy nhiên các quyết định này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển hoạt động bảo lãnh. Vì vậy, ngân hàng nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy chế về bảo lãnh ngân hàng đặc biệt khi mà trong thời gian tới các giao dịch thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng hơn nữa nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh.
NHNN cần tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng tập trung vào thanh tra chất lượng tín dụng, chất lượng bảo lãnh, công tác quản trị điều hànhđể phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm phát sinh. Ngân hàng nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại ngân hàng thương mại theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức, tiếp tục xử lý nợ tồn đọng nhằm tăng cường năng lực tài chính đối với các ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước cần sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ để các tổ chức tín dụng chấp hành và làm căn cứ để thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm của các tổ chức tín dụng.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng công thương Việt Nam
NHCT Việt Nam là cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình do đó ngân hàng công thương Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện những văn bản quy định cũng như hướng dẫn thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng sao cho phù hợp với quy định của nhà nước và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các ngân hàng trực thuộc để nhằm phát huy được hiệu quả kinh doanh một cách cao nhất. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng để phát hiện kịp thời những sai phạm và có các hình thức xử lý thích đáng nhằm kiện toàn đội ngũ cán bộ ngân hàng có năng lực, trình độ và có phẩm chất, đạo đức tốt. Có kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán bộ ngân hàng những quy trình nghiệp vụ chung cũng như những nguyên tắc thống nhất trong hệ thống ngân hàng công thương. Tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ giữa các ngân hàng trực thuộc trên cơ sở đó có thể tham gia đồng bảo lãnh cho những dự án có quy mô lớn, thời gian dài thông qua đó các ngân hàng trực thuộc có thể hỗ trợ cho nhau và học hỏi những kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2624.doc