Đề tài Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Mục lục Mở đầu 4 Chương I: Vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 5 1.1 Khái niệm chung về hoạt động thanh toán quốc tế 5 1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 5 1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động thanh toán quốc tế 5 1.1.1.2 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 5 1.1.2 Các phương thức trong thanh toán quốc tế 7 1.1.2.1 Phương thức chuyển tiền 7 1.1.2.2 Phương thức nhờ thu (collection of payment) 7 1.1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ 8 1.2 Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 8 1.2.1 Khái niệm chung về phương thức tín dụng chứng từ 8 1.2.1.1 Một số khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ 8 1.2.1.2 Cơ sở pháp lý .9 1.2.1.3 Các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 10 1.2.1.4 Qui trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ 11 1.2.2 Nội dung cơ bản của thư tín dụng 12 1.2.2.1 Khái niệm về thư tín dụng 12 1.2.2.2 Vai trò của thư tín dụng 13 1.2.2.3 Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng (L/C) 13 1.2.3 Các loại thư tín dụng 16 1.2.3.1 Chia theo tính chất có thể hủy ngang 16 1.2.3.2 Chia theo tính chất của L/C 16 1.2.3.3 Chia theo thời hạn thanh toán của L/C .17 1.2.4 Lợi ích với các bên tham gia thực hiện phương thức tín dụng chứng từ 17 1.2.4.1 Đối với người nhập khẩu 17 1.2.4.2 Đối với người xuất khẩu, người bán 17 1.2.4.3 Đối với ngân hàng 17 Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 18 2.1 Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 18 2.2 Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) 19 2.2.1 Thị phần thanh toán xuất khẩu qua NH Ngoại thương Việt Nam .19 2.2.2 Tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ và các phương thức khác 20 2.2.3 Tình hình các thị trường VCB tham gia thanh toán xuất khẩu bằng L/C 21 2.2.4 Tình hình khách hàng trong nước tham gia thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng L/C qua VCB .22 2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn VCB gặp phải trong thanh toán tiền hàng bằng L/C .22 2.2.5.1 Những mặt đã đạt được trong hoạt động thanh toán tiền hàng XK bằng phương thức TDCT 23 2.2.5.2 Những mặt chưa đạt được trong hoạt động thanh toán tiền hàng XK bằng phương thức TDCT 23 Chương III : Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 25 3.1 Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hoạt đông thanh toán XK 25 3.2 Một số giải pháp 25 3.2.1 Đổi mới hoàn thiện chính sách khách hàng phù hợp với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay 25 3.2.2 Phát triển và nâng cao mạng lưới chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương. 26 3.2.3 Tăng cường tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên 26 3.2.4 Nâng cấp, đổi mới công nghệ ngân hàng và ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả thanh toán 27

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải pháp 25 3.2.1 Đổi mới hoàn thiện chính sách khách hàng phù hợp với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay 25 3.2.2 Phát triển và nâng cao mạng lưới chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương. 26 3.2.3 Tăng cường tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên…………………………………………………………………………………..26 3.2.4 Nâng cấp, đổi mới công nghệ ngân hàng và ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả thanh toán 27 MỞ ĐẦU Quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. Sau gần một thập niên duy trì nền kinh tế bao cấp, Việt Nam đang nỗ lực để bắt kịp trình độ phát triển chung của thế giới và đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực kinh tế. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam luôn thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động giao lưu thương mại với nước ngoài. Sau khi gia nhập ASEAN vào năm 1995 và AFTA vào năm 1996, Việt Nam đã trở thành thành viên của APEC năm 1998. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, sau quá trình đàm phán kéo dài và căng thẳng, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu. Chính phủ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thúc đẩu quá trình sản xuất hàng hóa phục vụ cho mục đích xuất khẩu, mang tính cạnh tranh cao, phát triển việc xuất khẩu các dịch vụ thương mại. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị hiện đại, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm phát triển hoạt động sản xuất trong nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế cũng như ngoại thương phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên gắn liền với sự phát triển đó là nhiều khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải vượt qua. Cần phải thực hiện sửa đổi, ban hành văn bản pháp luật phù hợp với xu thế mới cũng như tăng cường hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh của họ. Một điều phải thừa nhận rằng các tổ chức tín dụng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán đa dạng, góp phần phát triển hoạt động giao dịch giữa các công ty Việt Nam và nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng luôn chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, v.v… Trong số đó, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất. Khoảng 11-15% giao dịch thương mại quốc tế sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, với tổng trị giá hàng năm là một nghìn tỷ đô la Mỹ. CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế Khái niệm về hoạt động thanh toán quốc tế Khái niệm: Hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) là hoạt động thanh toán giữa các chủ thể cư trú và không cư trú – có phạm vi quốc tế. Đặc điểm: Liên quan đến các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác nhau Liên quan đến ngoại tê, các phương thức chuyển đồi, tỷ giá… Tiềm ẩn rủi ro cao và hậu quả rủi ro thường rất lớn Tuân thủ các điều kiện cụ thể Thanh toán quốc tế rất đa dạng, song có thể phân chia thành 2 loại: Thanh toán quốc tế có tính chất mậu dịch: là khoản thanh toán để phục vụ cho việc luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa các nước. Thanh toán quốc tế phi mậu dịch: là khoản thanh toán không liên quan đến sự vận động của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà nó góp phần thực hiện các mối quan hệ phi mậu dịch giữa các nước. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế (TTQT) là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển quan hệ tài chính quốc tế, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và chu chuyển tiền tệ. Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển, TTQT đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Hoạt động TTQT của NHTM là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động TTQT, NHTM đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân các ngân hàng. Đối với nền kinh tế: Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. trong bối cảnh hiện nay khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò hoạt động của TTQT ngày càng được khẳng định. TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn. TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam. Đối với khách hàng: Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTM giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ. Qua việc thực hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược khách hàng. Đối với bản thân ngân hàng: TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan dến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tín dụng XNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán. TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng. Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. Tóm lại, có thể khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động TTQT của NHTM đối với khách hàng, nền kinh tế và bản thân ngân hàng. Các phương thức trong thanh toán quốc tế Phương thức chuyển tiền (REMITTANCE) Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó người trả tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ Tài khoản để trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Các bên tham gia phương thức này gồm có: Người chuyển tiền: là người mua, nhà nhập khẩu, người nhận cung ứng dịch vụ… Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền. Ngân hàng trả tiền: thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền, chịu trách nhiệm trả tiền trực tiếp cho người thụ hưởng. Người thụ hưởng: là nhà xuất khẩu, người bán, nhà cung ứng dịch vụ… Có 2 hình thức chuyển tiền: Chuyển tiền thư (M/T – mail transfer) Chuyển tiền điện (T/T – telegraphic transfer) Phương thức nhờ thu (collection of payment) Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập ủy thác thu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ một số tiền nhất định ở người xuất khẩu. Các bên tham gia phương thức này gồm có: Người ủy thác thu: là người bán, nhà xuất khẩu, nhà cung ứng dịch vụ… Ngân hàng nhờ thu: là ngân hàng nơi người ủy thác mở tài khoản. Ngân hàng thu hộ: là ngân hàng người trả tiền mở tài khoản, thường là đại lý hay chi nhanh của ngân hàng nhờ thu. Ngân hàng xuất trình (chỉ xuất hiện khi người trả tiền không có tài khoản tại ngân hàng thu hộ). Người thụ trái: là người mua, nhà nhập khẩu, người nhận cung ứng dịch vụ… Các phương thức nhờ thu gồm: Nhờ thu phiếu trơn (clean collection) Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection) Phương thức tín dụng chứng từ Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng phát hành một bức thư gọi là L/C cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ 3 khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. Nhìn chung, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán an toàn nhất cho cả doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu và cả ngân hàng. Đồng thời, đây cũng là phương thức thanh toán phức tạp nhất, đòi hỏi các bên tham gia phải am hiểu về thanh toán quốc tế nói chung và về nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng. Tuy nhiên, đây cũng không phải là phương thức thanh toán tuyệt đối an toàn nên các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như ngân hàng cần phải thận trọng. THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Khái niệm chung về phương thức tín dụng chứng từ Một số khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ Theo giáo sư Dominique Legeais, khoa Luật, trường Đại học René Descartes (Paris V), phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình tại ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng. Điều 2 trong UCP 500 của Phòng Thương Mại Quốc Tế đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh hơn, theo đó, tín dụng chứng từ là : Bất cứ thỏa thuận được gọi hoặc miêu tả như thế nào, theo đó ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) hoặc đại diện cho chính bản thân mình : Thanh toán cho, hoặc theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người thụ hưởng ký phát Ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong thư tín dụng, với điều kiện chúng phù hợp với tất cả điều khoản và điều kiện của thư tín dụng. Cơ sở pháp lý Các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ thường căn cứ vào các văn bản pháp lý để thực hiện cho đúng, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho hoạt động thanh toán quốc tế. Các văn bản pháp lý thường gặp là: UCP: Đây là quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ do Phòng Thương mại quốc tế ban hành lần đầu tiên năm 1933. Để ngày càng phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế, cho đến nay, UCP đã 6 lần sửa đổi. Hiện nay UCP đã được sử dụng ở 180 nước trên thế giới. Các bên tham gia có thể lựa chọn một trong các bản UCP, tuy nhiên chỉ có bản tiếng Anh mới có giá trị pháp lý. UCP 500 là văn bản hiện hành, ngoài các quy định cụ thể trong UCP 500, các bên tham gia có thể thoả thuận thêm các điều khoản cụ thể khi cần nhưng phải ghi vào L/C. URR: Đây là quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng do Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành vào tháng 12/1996 trên tinh thần cụ thể hoá điều 19 của UCP 500. URR 525 được áp dụng trong trường hợp L/C quy định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tại ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu…Nếu người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ hợp lý, sau khi thanh toán các ngân hàng này yêu cầu ngân hàng mở L/C bồi hoàn tiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉ thị về việc đòi tiền ở một ngân hàng khác - gọi là ngân hàng hoàn tiền. eUCP: Nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng rộng rãi của thương mại điện tử, kỹ thuật sử lý chứng từ điện tử trong tín dụng chứng từ, Phòng Thương mại quốc tế đã phát hành văn bản bổ sung eUCP. Đây không phải là văn bản sửa đổi UCP mà là phụ bản của UCP, nó mang tính bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn UCP, được sử dụng trong trường hợp L/C quy định xuất trình điện tử và kể cả chứng từ truyền thống bằng văn bản, góp phần hoàn thiện hơn dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin. Ngoài các văn bản pháp lý trên, các bên tham gia có thể áp dụng các văn bản pháp lý hiện hành khác. Các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): Là người nhập khẩu hàng hóa , người mua… Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu , cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu .Là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận lựa chọn và được qui định trong hợp đồng , nếu chưa có sự qui định trước . người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Người thụ hưởng (Beneficiary): là người xuất khẩu hàng hóa , hoặc băt cứ người nào khác mà người xuất khẩu chỉ định. Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người xuất khẩu. Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng Ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp Ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán . Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một Ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu. Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank) : Thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền trong trường hợp L/C có chỉ định. Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu bộ chứng từ. Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng được chỉ định trong L/C. Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ. Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank): đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền của các bên thụ hưởng. Quyền lợi và nghĩa vụ của một số ngân hàng: Ngân hàng phát hành : Thông báo nội dung thư tín dụng cùng với bản gốc của thư tín dụng cho người xuất khẩu . Việc gửi và thông báo thư tín dụng phải thông qua một Ngân hàng đại lý của Ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu . Không loại trừ ngân hàng này gửi trực tiếp bản gốc L/C cho người xuất khẩu. Sửa đổi bổ sung những yêu cầu của người xin mở thư tín dụng , của người xuất khẩu đối với thư tín dụng đã được mở nếu có sự đồng ý của họ. Kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến. Ngân hàng được miễn trách nhiệm trong trường hợp Ngân hàng này rơi vào các bất khả kháng như : chiến tranh , đình công , nổi loạn , lụt lội , hỏa hoạn , động đất … Nếu như tính dụng hết hạn giữa lúc đó . Ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó , trừ khi đã có những quy đinh dự phòng. Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình , Ngân hàng mở thư tín dụng phải chịu trách nhiệm . Ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở thư tín dụng từ 0.125% đến 0.5% giá trị của thư tín dụng. Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Khi nhận được điện thông báo thư tín dụng của Ngân hàng mở thư tín dụng , Ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung thư tín dụng đã nhận được từ người xuất khẩu dước hình thức văn bản. Ngân hàng thông báo chỉ phải chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bản bức điện đó: Thường ở cuối bức điện “ please note that we assume no responsibility for any error or omission in the transmission and translation of the cable” ( chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ một sự lỗi lầm nào hay thiếu sót trong khi chuyển và dịch bức điện này). Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu chuyển tới , Ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến ngân hàng mở thư tín dụng . Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến ngân hàng mở tín dụng miễn là họ chứng minh được mình đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó . Qui trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ Về mặt thủ tục pháp lý, hiện tại phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện theo “Điều lệ và cách thức thực hành thông nhất về tín dụng chứng từ” do Văn phòng Thương Mại Quốc Tế phát hành năm 1993, gọi tắt là UCP 500. Toàn bộ nội dung và quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được mô tả ở sơ đồ sau: Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông báo L/C Người nhập khẩu Người xuất khẩu Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo các bước sau: Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại. Người nhập khẩu làm thủ tục xin mở L/C yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng. Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết. Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã được mở. Dựa vào nội dung của L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán. Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền. Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán. Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu. Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng. Nội dung cơ bản của thư tín dụng Khái niệm về thư tín dụng Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP). L/C được tạo lập trên cơ sở hợp đồng thương mại giữa người mua, người bán và giấy đề nghị mở L/C do người mua lập và nộp vào ngân hàng. Phần lớn các điều khoản trên L/C xuất phát từ các nội dung cơ bản của hợp đồng ngoại thương, nhưng khi L/C đã được mở thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại đó. Vai trò của thư tín dụng Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là hình thức thanh toán linh hoạt, bảo đảm tính an toàn cho các giao dịch thương mại quốc tế. Trên thực tế, tín dụng chứng từ bắt đầu phát triển từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Các nhà xuất khẩu ở Bắc Mỹ, do khoảng cách địa lý xa xôi, đã yêu cầu đối tác ở châu Âu mở thư tín dụng để bảo đảm khả năng thanh toán. Tín dụng chứng từ được nhiều công ty, ngân hàng ưu tiên lựa chọn vì nó đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu của thương mại quốc tế. Thứ nhất, do các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp loại bỏ rào cản đó. Thứ hai, trong giao dịch tín dụng chứng từ, luôn có sự hiện diện của các ngân hàng đại diện của hai bên đối tác, cùng với những yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ, những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên trong hợp đồng. Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng (L/C) Nội dung thư tín dụng gồm có: Số hiệu của thư tín dụng Địa điểm và ngày mở thư tín dụng Ngày mở L/C Loại thư tín dụng Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ Số tiền của thư tín dụng Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng Thời hạn trả tiền của thư tín dụng: Thời hạn giao hàng Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng Số hiệu của thư tín dụng: tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán. Ðịa điểm và ngày mở thư tín dụng: Ðịa điểm mở thư tín dụng là nơi ngân hàng mở phát hành thư tín dụng để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Ðịa điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng, để giải quyết những bất đồng xảy ra (nếu có). Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở của người NK; là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng thời hạn không… Loại thư tín dụng: khi mở L/C người yêu cầu mở phải xác định cụ thể loại L/C. Mỗi loại L/C khác nhau quy định quyền lợi và nghĩa vụ những người liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau. Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ : Người yêu cầu mở thư tín dụng Người hưởng lợi Ngân hàng mở thư tín dụng Ngân hàng thông báo Ngân hàng trả tiền (nếu có) Ngân hàng xác nhận (nếu có) Số tiền của thư tín dụng: Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác. Không nên ghi số tiền dưới dạng một con số tuyệt đối, vì như vậy sẽ có thể khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn mà người bán có thể đạt được. Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng: Là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong thư tín dụng đó. Thời hạn trả tiền của thư tín dụng: Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau (trả chậm). Ðiều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại đã ký kết.Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm). Trong trường hợp này, cần lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Thời hạn giao hàng: Ðược ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Ðây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng. Những nội dung liên quan tới hàng hoá: tên hàng,số lượng,trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu… cũng được ghi cụ thể trong nội dung thư tín dụng. Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở về giao hàng (FOB, CIF…), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,… cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung thư tín dụng. Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình: Ðây cũng là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chứng từ thanh toán là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thanh nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi. Thông thường một bộ chứng từ gồm có: Hối phiếu thương mại (Commerial Bill of Exchange) Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading) Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy) Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) Chứng nhận trọng lượng (Certificate of quality) Danh sách đóng gói (packing list) Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate) Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng: Ðây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở thư tín dụng đối với thư tín dụng mà mình đã mở. Ví dụ: phần cam kết trong một thư tín dụng thường được diễn đạt như sau: “Chúng tôi cam kết với những người ký phát hoặc người cầm phiếu trung thực rằng các hối phiếu được ký phát và chiết khấu phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng này sẽ được thanh toán khi xuất trình và các hối phiếu được chấp nhận theo điều khoản của tín dụng sẽ được thanh toán.” Các loại thư tín dụng Chia theo tính chất có thể hủy ngang Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable Letter of Credit): là loại L/C mà người mở L/C có quyền thông báo cho ngân hàng phát hành sửa đổi hoặc huỷ bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước cho người bán hay người thụ hưởng. Loại L/C này ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế do tình trạng thanh toán bấp bênh của nó. (loại này đã bị bỏ theo UCP600 và tất cả các thư tín dụng là không thể hủy ngang trong trường hợp L/C dẫn chiếu UCP600). Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable Letter of Credit): là loại L/C sau khi mở thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ trong thời gian hiệu lực của nó nếu không có sự thoả thuận của các bên tham gia. Đây là loại L/C được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế vì đảm bảo được mức độ an toàn trong thanh toán tiền hàng. Chia theo tính chất của L/C Thư tín dụng xác nhận (Confirmed Letter of Credit): là loại L/C không thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác xác nhận và đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit): là loại L/C không thể huỷ ngang, cho phép người thụ hưởng có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit): là loại L/C không thể huỷ ngang, sau khi thực hiện xong hay hết hạn hiệu lực thì nó tự động có hiệu lực trở lại cho đến khi nào thực hiện hết tổng giá trị hợp đồng. Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back Letter of Credit): là loại L/C được mở trên cơ sở một L/C khác mà người nhập khẩu đã mở cho người xuất khẩu hưởng để thanh toán tiền hàng. L/C trước được gọi là L/C gốc, L/C sau gọi là L/C giáp lưng. Thư tín dụng đối ứng(Reciprocal Letter of Credit}. Thư tín dụng dự phòng( Standby Letter of Credit): là loại L/C do ngân hàng của người xuất khẩu phát hành, cam kết sẽ thanh toán lại cho người nhập khẩu nếu người xuất khẩu không hoàn thành được nghĩa vụ giao hàng. Chia theo thời hạn thanh toán của L/C Thư tín dụng trả ngay (Sight Letter of Credit). Thư tín dụng trả chậm (Deferred Letter of Credit). Thư tín dụng thanh toán hỗn hợp (Mixed Payment Letter of Credit) Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause Letter of Credit). Lợi ích với các bên tham gia thực hiện phương thức tín dụng chứng từ Đối với người nhập khẩu Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền). Đối với người xuất khẩu, người bán NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không. Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa. Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm). KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng. Đối với ngân hàng Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ...)-- đại khái là có tiền. Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Ưu điểm của L/C là đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia (kể cả Ngân hàng) Nhược điểm là hơi rườm rà trong thực hiện. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIỆT NAM 2.1 Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngày 1-4-1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ra đời, chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế. Ngân hàng Ngoại thương liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Nhà nước. Là ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất ở Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn được biết đến như một ngân hàng đứng đầu về nguồn vốn và có uy tín trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế. Cho đến nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã phát triển thành một hệ thống gồm 25 chi nhánh trong nước và 29 chi nhánh cấp 2, 1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài, 1 công ty chứng khoán, 1 công ty thuê mua tài chính, 1 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, góp vốn cổ phần vào 5 doanh nghiệp và 7 ngân hàng, tham gia 3 liên doanh với nước ngoài.Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là thành viên Ban Giám đốc Hiệp hội Ngân hàng Châu Á nhiệm kỳ 2000-2002. Đây là lần thứ tư liên tiếp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được bầu và cũng là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam trúng cử vào vị trí danh dự này. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thiết lập quan hệ đại lý với 1500 ngân hàng tại gần 100 nước trên khắp các châu lục của thế giới; là đại lý chính thức của tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế MoneyGram; là đại lý thanh toán 5 loại thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard, JCB, American Express và Dinners Club đồng thời phát hành 3 loại thẻ: Vietcombank-Visa, Vietcombank-MasterCard và Vietcombank American Express. Năm 1995, Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được tạp chí AsiaMoney bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam".Từ năm 1996-2001, sáu năm liên tiếp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Ngân hàng JP Morgan Chase của Hoa Kỳ tặng giải thưởng "Chất lượng dịch vụ tốt nhất" trong giao dịch thanh toán quốc tế qua hệ thống SWIFT. Ngân hàng Ngoại thương cũng vinh dự được tạp chí The Bankers thuộc tập đoàn tài chính quốc tế Financial Times của Anh Quốc trao tặng danh hiệu "Ngân hàng tốt nhất" năm 2000, 2001, 2002 và 2003. Năm 2003 nhận giải thưởng "Ngân hàng có chất lượng dịch vụ thanh toán tốt nhất" của The Bank Of New York, "Giải thưởng vàng về quản lý tiền mặt và chất lượng thanh toán toàn cầu" của HSBC chi nhánh Hoa Kỳ và "Giải thưởng Ngân hàng có chất lượng thanh toán Đôla Mỹ tốt nhất" của Deutsche Bank trao tặng năm 2004. Trong những năm qua, bằng những nỗ lực vượt bậc và được sự ủng hộ của đông đảo khách hàng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã giữ vững là ngân hàng thương mại có mức tăng trưởng vào bậc nhất ở Việt Nam. 2.2 Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) Hoạt động thanh toán xuất khẩu qua NH Ngoại thương Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào tình hình xuất khẩu hàng hoá trong nước cũng như sự lựa chọn của những nhà xuất khẩu trong nước thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua VCB. Tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu qua VCB được đánh giá qua các tiêu chí sau: 2.2.1 Thị phần thanh toán xuất khẩu qua NH Ngoại thương Việt Nam Phương thức thanh toán XK qua Ngân hàng Ngoại thương chủ yếu đuợc sử dụng là ba phương thức thanh toán cơ bản: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ. Bảng tỷ trọng thanh toán XK qua Ngân hàng Ngoại thương so với tổng kim ngạch thanh toán XK của cả nước: Năm Xuất khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương Kim ngạch Tỷ trọng so với cả nước (%). 2000 3.263 28,3 2001 4.163 29,1 2002 4.675 28,3 2003 5.692 28,6 2004 6.976 26,7 2005 8.864 29,4 Với chính sách khách hàng hấp dẫn, áp dụng phí dịch vụ thấp, cung cấp dịch vụ trọn gói nên đã thu hút được một lượng khách hàng lớn thường xuyên thanh toán qua ngân hàng. Những năm đầu khi pháp lệnh ngân hàng ra đời, dù không còn thế “độc quyền” như trước nhưng Ngân hàng Ngoại thương vẫn thu hút được một lượng lớn khách hàng đến giao dịch. Năm 1997 giảm từ 41,23% xuống còn 30,61% do phải san sẻ thị trường với các ngân hàng khác. Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được các ngân hàng mẹ hỗ trợ về vốn, thiết bị máy móc, thủ tục đơn giản, nghiệp vụ giỏi nên có điều kiện thu hút khách hàng hơn ta. Sang đến năm 1998, tỷ trọng thanh toán XNK qua Ngân hàng Ngoại thương giảm xuống còn 27%. Đây là giai đoạn Ngân hàng Ngoại thương phải đối phó với những khó khăn liên tiếp từ trong nước và cả ngoài nước. Tiếp theo, đến năm 2000, thị phần thanh toán XK qua Ngân hàng Ngoại thương mới có dấu hiệu phục hồi đạt 28,3 % và sang năm 2001 đã đạt được 29,1% so với tỷ trọng kim ngạch XK của cả nước. Tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ và các phương thức khác Phương thức thanh toán 2002 2003 2004 1. Chuyển tiền 6.5% 6.2% 4.9% 2. Nhờ thu 8.6% 3.5% 3.1% 3. Tín dụng chứng từ 84.9% 90.3% 92% Kim ngạch thanh toán XK thực hiện tại VCB chủ yếu là sử dụng phương thức tín dụng chứng từ (L/C). Kim ngạch thanh toán này tăng lên rất nhanh qua các năm, gần gấp đôi sau 2 năm. Nếu xét tỷ trọng thì năm 2002 phương thức thanh toán này chiếm 84,9% đến năm 2003 con số này là 90,3% và năm 2004 là 92%. Điều đó cho thấy việc sử dụng phương pháp này trong hoạt động thanh toán XK liên tục tăng lên trong các năm nhưng tỷ trọng chỉ tăng lên rất ít so với tốc độ tăng của kim ngạch XK. Đó là do kim ngạch thanh toán XK qua VCB liên tục tăng cao qua các năm. Có thể nói rằng tỷ trọng sử dụng phương pháp L/C ngày càng tăng lên cho thấy tính ưu việt của phương thức thanh toán này cũng như sự hiểu biết của các doanh nghiệp kinh doanh XK trong nước khi sử dụng nó trong công cụ thanh toán XK. Doanh số thanh toán tiền hàng XK của phương thức tín dụng chứng từ và các phương thức khác được biểu thị dưới biểu sau: Đơn vị: Triệu USD Phương thức thanh toán 2002 2003 2004 1. Chuyển tiền 304 353 342 2. Nhờ thu 402 199 216 3. Tín dụng chứng từ 3969 5140 6418 Tình hình các thị trường VCB tham gia thanh toán xuất khẩu bằng L/C VCB thực hiện hoạt động TTQT với hầu hết các thị trường mà nước ta có mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh doanh XNK hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, doanh số thanh toán tiền hàng XK ở các thị trường phụ thuộc vào tình hình XK trong nước qua các thị trường đó. Dưới đây là một số thị trường lớn mà VCB tham gia thanh toán hàng XK bằng phương thức tín dụng chứng từ. Đơn vị: Triệu USD Thị trường Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tỷ trọng Dsố Tỷ trọng (%) Dsố Tỷ trọng (%) Dsố Tỷ trọng (%) 00/99 % 01/00 % EU 641,7 29,6 735,1 25,4 845,5 22,1 14,5 15,0 ASEAN 457,4 21,1 445,7 15,4 573,9 15,0 -2,6 28,7 Nhật 424,9 19,4 494,9 17,1 792 20,7 16,5 60,0 Bắc Mỹ 129,5 6,0 246 8,5 306,1 8,0 89,9 24,4 Thị trường khác 518,2 23,9 972.4 33,6 1308,4 34,2 87,6 34,55 Tổng doanh số 2168 2894 3826 33,49 32,3 Có thể nói rằng hoạt động thanh toán tiền hàng xuát khẩu qua VCB thường được tập trung tại một số thị trường lớn, những thị trường mà nước ta có kim ngạch xuất khẩu lớn, thường là những thị trường quen thuộc và tỷ trọng thanh toán qua các thị trường này qua những năm gần đây đã có thay đổi, có những thị trường tỷ trọng thanh toán giảm xuống so với tổng doanh số thanh toán xuất khẩu như thị trường EU năm 1999 chiếm 29,6% tỷ trọng thanh toán xuất khẩu bằng L/C nhưng đến năm 2001 giảm xuống còn 22,1%. Tuy tỷ trọng giảm xuống nhưng doanh số thanh toán vẫn gia tăng qua các năm. Phần lớn hàng xuất khẩu sang EU là các mặt hàng về dệt may, thực phẩm và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đối với thị trường châu Á, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ cuối năm 1997 nên có doanh số thanh toán thị phần bị giảm xuống nhưng những năm sau đó đã có sự phục hồi và tăng trưởng. Các thị trường mà VCB thanh toán trong khối ASEAN chủ yếu là Singapo, Thái Lan, Indonesia, Malaisia… với các mặt hàng chủ yếu là thực phẩm như: gạo, cafe, cacao, thuỷ sản… Nhật Bản là nước Châu Á mà nước ta có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Các mặt hàng chủ yếu xuất sang Nhật là café, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ… 2.2.4 Tình hình khách hàng trong nước tham gia thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng L/C qua VCB Trong những năm còn độc quyền về hoạt động thanh toán quốc tế, tất cả mọi thành phần tham gia thanh toán quốc tế đều phải thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tuy nhiên sau khi tất cả mọi NHTM đều có quyền tham gia vào nghiệp vụ thanh toán quốc tế thì VCB không còn là độc quyền nữa, và thị phần thanh toán luôn có sự cạnh tranh với các NHTM khác. Với truyền thống và thế mạnh trong thanh toán quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương vẫn là NHTM được những nhà xuất khẩu trong nước lựa chọn làm ngân hàng để thực hiện thanh toán. Do luôn có những chính sách khách hàng hợp lý mà có rất nhiều khách hàng giao dịch với giá trị lớn và là khách hàng thường xuyên của VCB như: Công ty Vinafood, công ty Petrolimex, công ty Coalimex… Nhìn chung, khối lượng khách hàng trong nước giao dịch và thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương vẫn chiếm một tỷ trọng lớn so với các NHTM khác. Liên hệ với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay cho thấy rằng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn được thực hiện thanh toán qua VCB bằng phương thức L/C. Tỷ trọng về doanh số thanh toán qua các năm vẫn tăng đều. Cơ cấu mặt hàng thanh toán xuất khẩu qua VCB cũng không có nhiều thay đổi, có một số mặt hàng mới thanh toán qua VCB nhưng với giá trị thanh toán thấp. Dầu thô vẫn là mặt hàng chủ yếu, chiếm tỷ trọng cũng như doanh số lớn nhất trong các mặt hàng thanh toán qua VCB. Mặt hàng này đều đạt trên 45% trong tổng doanh số các mặt hàng thanh toán qua VCB. Các mặt hàng như gạo, thuỷ sản cũng tăng đều qua các năm. Duy chỉ có mặt hàng café là có sự biến động do tình hình thị trường café thế giới biến động, tuy tỷ trọng có phần giảm sút trong tổng doanh số thanh toán nhưng trên thực tế doanh số mặt hàng này vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. 2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn mà VCB gặp phải trong thanh toán tiền hàng bằng L/C Từ một ngân hàng độc quyền về hoạt động thanh toán quốc tế, VCB đã phải vươn mình để đạt được một tỷ lệ đáng kể trong cuộc cạnh tranh gay gắt với hàng loạt NHTM cổ phần, NHTM quốc doanh và nhất là với NH nước ngoài có đầy đủ tiềm năng và công nghệ ngân hàng phát triển cũng như bề dày kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách kinh tế mở cửa của nhà nước, hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào việc XNK hàng hoá và dịch vụ trong khi chưa được trang thiết bị đầy đủ kiến thức về kinh tế thị trường, chưa am hiểu về thanh toán quốc tế, hành lang pháp lý trong nước chưa hình thành hoặc chưa hoàn thiện. Hoạt động trong tình hình không mấy thuận lợi, song thanh toán quốc tế vẫn là lợi thế của Ngân hàng Ngoại thương mà ngân hàng cần phải duy trì và phát huy. Trong mấy năm qua, Ngân hàng Ngoại thương vẫn chiếm tỷ lệ hơn 30% trong tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước. Để duy trì và đẩy mạnh thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương, ta cần phải nhìn thấy được mặt mạnh và yếu, khó khăn và thuận lợi, trách nhiệm của ngân hàng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế để không ngừng nâng cao chất lượng thanh toán thu hút khách hàng, mang lại nguồn lực đáng kể cho ngành, đất nước đồng thời cũng là để tự bảo vệ mình trong cơ chế thị trường đầy khó khăn. 2.3.5.1 Những mặt đã đạt được trong hoạt động thanh toán tiền hàng XK bằng phương thức tín dụng chứng từ - Về doanh số: tỷ trọng thanh toán bằng phương thức L/C: VCB đã phát huy một cách có hiệu quả những tiềm năng của mình trong nghiệp vụ này như: uy tín, kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ…trong phương thức thanh toán này. Tỷ trọng của phương thức L/C ngày càng tăng và doanh số thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phương thức thanh toán. - Về mặt quan hệ đại lý ngân hàng: VCB có hệ thống chi nhánh rộng khắp trong cả nước, các chi nhánh đều được sự bổ trợ về vốn, tín dụng và nghiệp vụ trong hoạt động thanh toán quốc tế. Ngoài ra, VCB cũng có quan hệ đại lý ngân hàng với nhiều nước trên thế giới đặc biệt, có rất nhiều ngân hàng nước ngoài mở tài khoản tại VCB để tăng uy tín trong hoạt động thanh toán quốc tế. - Về công tác nghiệp vụ: VCB luôn quan tâm đến trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các thanh toán viên, chính vì vậy các thanh toán viên luôn được nâng cao kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn và đã hạn chế được tối đa các rủi ro trong xử lý chứng từ. 2.3.5.2 Những mặt chưa đạt được trong hoạt động thanh toán tiền hàng XK bằng phương thức tín dụng chứng từ - Về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng: VCB tiến hành các thao tác nghiệp vụ dựa trên hệ thống máy tính hiện đại, với các phần mềm luôn được cập nhật để phù hợp với hệ thống truyền dữ liệu quốc tế. - Về công tác khách hàng: So với các NHTM khác hoạt động trong nước thì VCB có lượng khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động thanh toán xuất khẩu, đặc biệt là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Trong những năm gần đây, VCB đã đưa ra nhiều chính sách khách hàng hợp lý nhằm thu hút một số lượng lớn khách hàng mới đến giao dịch thông qua các chính sách ưu đãi về chi phí, thông báo, kiểm tra, sửa đổi chứng từ L/C. - Về quan hệ đại lý: Các ngân hàng đại lý nhìn chung đều thực hiện việc thanh toán sòng phẳng, giao dịch thuận lợi. Tuy nhiên, còn một số ngân hàng gặp trục trặc trong thanh toán. - Vướng mắc trong quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C: Trên thực tế Ngân hàng Ngoại thương đã có các văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình nghiệp vụ nhưng việc áp dụng vào để thực hiện thì còn một số điều khoản không đáp ứng được một số trường hợp cụ thể xảy ra hay những trục trặc về máy móc, thiết bị truyền dữ liệu, xử lý thông tin, những thất lạc về chứng từ. - Về khó khăn trong xử lý L/C xuất khẩu: L/C được mở bằng thư có thể sai mẫu chữ ký hoặc không có chữ ký đăng ký nên phải yêu cầu xác nhận bằng Telex có mã… Ngoài ra còn một số những khó khăn khác mà Ngân hàng Ngoại thương cũng như các NHTM khác gặp phải trong quá trình thực hiện phương thức L/C trong thanh toán hàng xuất khẩu. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 3.1 Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hoạt đông thanh toán XK Là một ngân hàng đầu ngành trong hệ thống các ngân hàng tham gia hoạt động đối ngoại, VCB đã tạo dựng cho mình một vị thế trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Uy tín, kinh nghiệm trong các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế đã đưa VCB trở thành ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả nước về thị phần TTQT. Trong điều kiện cạnh tranh với các NHTM trong nước mà VCB vẫn chiếm giữ được thị phần về hoạt động thanh toán quốc tế đã thể hiện thế mạnh và kinh nghiệm truyền thống của mình trong lĩnh vực này. Với những thành quả đã đạtđược trong những năm qua, VCB đã hoạch định phương hướng và mục tiêu cụ thể trong hoạt động thanh toán quốc tế như: tiếp tục định hướng phát triển theo phương châm “an toàn, hiệu quả và phát triển”; duy trì thế mạnh trong thanh toán XNK, phấn đấu giữ thị phần thanh toán XNK; hợp tác với một số ngân hàng nước ngoài để đầu tư vốn dưới dạng liên doanh liên kết đồng thời mở rộng mạng lưới của mình ở nước ngoài; tăng cường nguồn vốn trong thanh toán để tăng uy tín trên thị trường; hoàn thiện quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán. 3.2 Một số giải pháp 3.2.1 Đổi mới hoàn thiện chính sách khách hàng phù hợp với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay Thứ nhất, cấp tín dụng cho người bán: Để giúp đỡ người bán trong quá trình sản xuất, thu gom và chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng ngoại thương với đối tác nước ngoài, ngân hàng Ngoại thương sẽ đứng ra ứng trước cho người bán bằng một khoản tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và sẽ chiết khấu dần các khoản thanh toán của người bán hoặc mua trọn bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu và chịu mọi rủi ro về khả năng thanh toán của người mua ở nước ngoài. Thứ hai, cố vấn và nâng cao nghiệp vụ của khách hàng khi tham gia thanh toán xuất khẩu bằng phương thức L/C: Phương thức này tương đối phức tạp nên Ngân hàng Ngoại thương cần phải giúp đỡ các đơn vị xuất khẩu nghiên cứu và nắm rõ bản chất, nghiệp vụ và quy trình của phương thức tín dụng chứng từ. Cố vấn cho khách hàng của mình lập được bộ chứng từ hoàn hảo nhất, được an toàn nhất với các ngân hàng uy tín trên thị trường hay cố vấn cho khách hàng cân nhắc các điều khoản bất lợi yêu cầu trong L/C mà người nhập khẩu ở nước ngoài đưa ra, nhằm bảo đảm cho việc giao hàng chắc chắn nhận được tiền thanh toán. Thứ ba, có chính sách ưu đãi cụ thể đối với từng nhóm khách hàng: Ngân hàng Ngoại thương cần đưa ra những chính sách ưu đãi cụ thể đối với từng nhóm khách hàng, phân loại từng nhóm khách hàng. Như khách hàng có uy tín giao dịch, thanh toán thường xuyên, có giá trị thanh toán lớn qua ngân hàng thì sẽ được ngân hàng cho hưởng các mức ưu đãi đặc biệt. Còn đối với khách hàng mới, Ngân hàng Ngoại thương cần đưa ra những khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ họ thực hiện các quy trình thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, và có thể giảm các mức phí xuống thấp hơn so với các ngân hàng khác để từ đó nhằm thu hút tạo lòng tin. Ngoài ra cũng cần quan tâm tới các đối tượng khách hàng là các tổ chức tín dụng khác thông qua các hình thức như hợp tác, trực tiếp cấp vốn cho họ khi họ thiếu vốn… đặc biệt có thể giúp các ngân hàng bạn trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. 3.2.2 Phát triển và nâng cao mạng lưới chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có mạng lưới chi nhánh ở khắp cả nước và đặc biệt có nhiều chi nhánh ngân hàng đại diện ở khắp các châu lục trên thế giới. Sự phát triển và mở rộng các chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương ở các tỉnh thành trong cả nước chính là một trong những hướng mở rộng và phát triển quy mô của Ngân hàng Ngoại thương nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh toán được dễ dàng, thuận tiện. Đối với các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc họp, hội nghị nhằm đưa ra phương hướng hoạt động cho từng chi nhánh. Cụ thể là truyền đạt mọi thông tin và kịp thời phổ biến đến các chi nhánh của mình những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, tiến hành nâng cấp, cải tạo hệ thống thanh toán quốc tế để tạo sự quản lý của Ngân hàng Ngoại thương đối với các chi nhánh cũng như trao đổi thường xuyên được các thông tin nghiệp vụ thanh toán. Ngoài ra Ngân hàng Ngoại thương có thể hỗ trợ các ngân hàng đại lý về vốn, tài chính tín dụng để các ngân hàng đại lý hoạt động có hiệu quả. 3.2.3 Tăng cường tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế ngày càng được chuyên môn hoá sâu sắc nên để đảm bảo hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi các thanh toán viên của Ngân hàng Ngoại thương phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhất định. Ngân hàng Ngoại thương cần luôn có một sự đầu tư cho việc tạo ra các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thanh toán viên, cho họ được nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hoạt động có hiệu quả nhất, cho các thanh toán viên đi nghiên cứu, khảo sát ở nhiều ngân hàng trên thế giới, các thanh toán viên luôn được cập nhật tài liệu mới nhất liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế và luôn được hướng dẫn sử dụng các công nghệ phần mềm áp dụng trong thanh toán quốc tế. Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, Ngân hàng Ngoại thương cần khuyến khích các thanh toán viên trong việc mở ra các khoá học ngoại ngữ, tin học để từ đó bổ trợ cho nghiệp vụ của mình trong khi quan hệ giao dịch với các đối tác nước ngoài. 3.2.4 Nâng cấp, đổi mới công nghệ ngân hàng và ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả thanh toán Sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cung ứng dịch vụ của mình cho khách hàng. Trong tình hình hiện nay, các phương thức thanh toán truyền thống cũ đang được thay thế bằng các hình thức thanh toán mới như thanh toán điện tử, thông qua mạng điện tử các ngân hàng, đại lý được kết nối với nhau, hình thức này phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới. Bên cạnh các chính sách khách hàng, Ngân hàng Ngoại thương luôn quan tâm đến tăng cường đổi mới công nghệ nhằm xây dựng hệ thống Ngân hàng Ngoại thương theo tiêu chuẩn quốc tế với trang thiết bị hiện đại có tính tự động hoá cao để phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi và an toàn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTi7875u lu7853n TTQT.doc
Tài liệu liên quan