Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng, người ta chia ra làm hai cách tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp.
- Tiêu thụ trực tiếp: Là hình thức người sản xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua các trung gian.
- Tiêu thụ gián tiếp: Là hình thức người sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian, bao gồm: người bán buôn, người bán lẻ, đại lý.
Mặc dù việc tiêu thụ sản phẩm được phân chia thành hai cách, song trong thực tế hầu như không có doanh nghiệp nào lại sử dụng một cách duy nhất. Thông thường các doanh nghiệp đều sử dụng kết hợp cả hai cách tùy vào đặc điểm từng loại sản phẩm, hàng hóa và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn cách tiêu thụ chủ yếu.
Tóm lại trong nền kinh tế thị trường, một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn luôn là cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất thích hợp, nhịp độ cũng như diễn biến của hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhịp độ và diễn biến của hoạt đông tiêu thụ trên thị trường. Vậy tiêu thụ sản phẩm là hoạt động cực kỳ quan trọng, quyết định hoạt động sản xuất.
1.2. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
65 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ than ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường giai đoạn 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 ngành than đã có những bước tiến vượt bậc, do giá dầu tăng cao, nhu cầu cả trong nước và ngoài nước tăng mạnh. Sản lượng than cả năm 2004 ước đạt gần 26,3 triệu tấn, tăng hơn 34% so với năm 2003. Các chỉ tiêu khác đạt cao như: than sạch 25,05 triệu tấn, tăng 35%, than tiêu thụ 23,5 triệu tấn, xuất khẩu 10,5 triệu tấn, tương đương bóc đất đa tăng 35%, đào lò tăng30%. Nhìn chung sau 4 năm từ 2001-2004 ngành than đã thực hiện vượt xa so với các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2001-2005.
Theo số liệu thống kê sau ta có thể thấy rằng tỉ trong than tiêu thụ trong nước so với tỉ trọng xuất khẩu trong những năm gần đây đang dần ở thế cân bằng. Lượng than dùng cho xuất khẩu đang tăng lên. Nếu năm 2000 tỉ lệ tiêu thụ trong nước so với xuất khẩu là xâp xỉ 3 thì đến năm 2004 tỉ lệ này gần bằng1, đây là cải thiện đáng kể. Trong những năm tới có thể tỉ lệ này không có thay đổi lớn, bởi xét về lâu dài chúng ta cần tính toán để đảm bảo lượng than cho tiêu dùng trong nước trong tương lai.
Bảng 4: Tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của ngành than việt nam
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
1. Chỉ tiêu hiện vật
1. Tiêu thụ than
1000t
11520
13046
14833
18825
24000
- Xuất khẩu
1000t
3095
4197
5536
6468
10500
- Trong nước
1000t
8425
8849
9297
12357
13500
2. Sản xuất than sạch
1000t
11053
12849
15425
18499
23500
3. Sản xuất than nguyên khai
1000t
12200
14589
17078
19979
27100
- Lộ thiên
1000t
7889
9585
10981
12975
17400
- Hầm lò
1000t
4311
5004
6074
6947
9700
4. Bóc đất đá
10²m³
33,9
47,4
63,9
87,2
121,0
- Hệ số bóc
m³/t
4,56
4,90
5,68
6,65
6,31
5. Đào lò mới
1000t
77,3
94,5
127,7
135,8
175,0
- Hệ số đào lò
m/10³t
15,93
16,80
17,90
15,9
17,27
2. Chỉ tiêu giá trị
1. Tổng doanh thu
Tỉ đ
4875
6537
8003
10422
13977
1.1. Doanh thu sản xuất kinh doanh
Tỉ đ
4857
6449
7887
10242
13829
- Doanh thu than
Tỉ đ
3115
3953
4755
6279
9350
+ Xuất khẩu
Tỉ đ
1239
1611
2145
2560
4828
+ Trong nước
Tỉ đ
1876
2341
2610
3719
4513
- Doanh thu ngoài than
Tỉ đ
1742
2496
3131
3963
4635
1.2. Doanh thu khác
Tỉ đ
17
88
116
181
149
2. Lãi trước thuế
Tỉ đ
20
177
347
438
750
- Từ sản xuất than
Tỉ đ
12
169
308
386
906
- Từ sản xuất kinh doanh khác
Tỉ đ
8
7
39
52
-156
3. Lao động theo danh sách
người
78412
79957
84929
87955
87940
- Của sản xuất than
người
59199
61053
63856
65194
67849
4. Thu nhập bình quân đầu người tháng
10³đ
1066
1450
1733
2047
2587
5. Nguyên giá TSCĐ
Tỉ đ
4266
4785
5883
7308
10157
6. Nguôn vốn kinh doanh
Tỉ đ
1292
1414
1567
1696
1770
7. Vốn ĐT thực hiện
Tỉ đ
255
515
1380
3533
3812
8. Nộp ngân sách
Triệuđ
203,2
265,4
342,2
439,0
537,8
(Nguồn: Tổng công ty Than Việt Nam)
2.1. Thực trạng tiêu thụ than trong nước.
Than tiêu dùng trong nước chủ yếu là thỏa mãn nhu cầu nhiên liệu và nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Hiện nay năng lượng than làm nguyên liệu cho sản xuất rất nhỏ. ở nước nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới, trước đây than được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất như luyện kim đen, vận tải, hoá chất,ngày nay vẫn đang bị chèn ép bởi công nghệ mới là luyện thép từ sắt xốp không cần gang nên không có nhu cầu về cốc. ở nước ta nhu cầu về cốc hiện tại và trong tương lai vẫn còn lớn nên ngành chế biến cốc vẫn cần phát triển. Phần còn lại nhu cầu than sử dụng năng lượng là tất yếu. Sản xuất phát triển cuộc sống ổn định, nhu cầu mặt hàng tăng nên trong đó nhu cầu sử dụng năng lượng là tất yếu.
Bảng 5: tổng hợp tình hình tiêu thụ trong nước giai đoạn 2000-2004
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Sản lượng tiêu thụ trong nước
3.095
8.848
9.307
12.370
14.490
Nhiệt điện
2.053
2.287
2.623
3.851
3.949
Xi măng
940
973
865
1.150
1.399
Phân hoá học
234
238
248
357
365
Giấy
152
130
154
122
161
(Nguồn: Tổng công ty Than Việt Nam)
Trong những năm qua các khách hàng lớn trong nước của ngành than là các ngành công nghiệp, là các doanh nghiệp sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào. Các ngành này tiêu dùng khoảng 80% khối lượng than tiêu dùng trong nước. Trong khi đó lượng than tiêu dùng trong nước chiếm từ 60 -> 70% lượng toàn bộ lượng than thương phẩm. Mặc dù trong những năm gần đây lượng than tiêu dùng trong nước có xu hướng giảm về tỉ trọng so với than xuất khẩu. Nhưng đây vẫn là khách hàng tiêu dùng lớn nhất của ngành than năm 2004 tiêu thụ trong nước là 13500 nghìn tấn. Khối lượng than sử dụng tương đối ổn định và sẽ tăng lên với sự tăng trưởng của sản xuất các sản phẩm trên. Chính vì vậy các hộ tiêu thụ này thường có điều kiện ký hợp đồng ổn định và lâu dài. Đầy là lợi thế lớn để ngành than có thể chuẩn bị trước tránh bị động trong cung ứng than.
Thị trường than trong nước, đây là thị trường chính của ngành than nước ta, đang mở ra nhiều triển vọng lớn, chúng ta đang ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Nền kinh tế đang trong xu thế tăng trưởng cao, mở đầu cho thời kỳ bùng nổ sử dụng năng lượng.
Ngành điện nước ta còn phát triển nhiều hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu nền kinh tế trong tương lai, nhiệt điện phải giữ vị trí xứng đáng trong sản lượng điện cung ứng. Nhiều nhà máy nhiệt điện lớn sẽ được hình thành và nhu cầu than sẽ chắc chắn tăng. Theo quy hoạch tổng thể của ngành điện, nhiệt điện than dự kiến năm 2010 tổng công suất khoảng 4.400MW. Giai đoạn 2011-2020 cần xây dựng thêm khoảng 4.500-5.500MW. Do nguồn than trong nước hạn chế, cần xem xét xây dựng các nhà máy sử dụng than nhập khẩu.
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng được coi là đối tượng có nhu cầu lớn về than. Nhu cầu vật liệu xây dựng như xi măng, gạch ngói, sành sứ, thủy tinh cao cấp ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Vật liệu xây dựng sản xuất với khối lượng ngày càng tăng đòi hỏi việc cung ứng than ngày càng tăng. Nhìn chung thị trường nội địa trong những thập niên tới có rất nhiều triển vọng, cho phép mở rộng phát triển ngành than.
2.2. Thực trạng xuất khẩu than.
Xuất khẩu than là hoạt động quan trọng và có ý nghĩa quyết định của ngành than. Thực tế trong những năm qua đã cho thấy không xuất khẩu được than, ngành than khó qua khỏi khủng hoảng. Chính vì vậy, trong những năm qua xuất khẩu than ngày càng phát triển với tốc độ rất cao, từ 3095 nghìn tấn năm 2000 lên 10500 nghìn tấn năm 2005. Mặc dù sản lượng xuất khẩu không cao bằng sản lượng tiêu thụ trong nước song giá trị xuất khẩu lại luôn cao hơn giá trị tiêu thụ trong nước, bởi giá cả xuất khẩu cao hơn nhiều so với giá trong nước.
Bảng 6: tổng hợp tình hình xuất khẩu than của Việt Nam giai đoạn 2000-2004 (Đơn vị: 1000 tấn)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng sản lượng XK
3.095
4.197
5.536
6.468
10500
1. Than TCVN
3.095
4.197
5.536
6.468
10.500
- Than cục
600
576
624
609
872
- Than cám
2.495
3.621
4.912
5.859
9.628
2. Than TCN
0
0
0
1
0
(Nguồn: Tổng công ty Than Việt Nam)
Trong những năm qua xuất khẩu luôn được giá sản lượng xuất khẩu tăng khoảng 3,5 lần trong khi giá trị sản lượng lại tăng đến 4 lần từ năm 2000-2004. Điều này mở ra nhiều triển vọng cho ngành than trong việc tăng doanh thu từ xuất khẩu.
Trong những năm qua Tổng công ty Than Việt Nam đã tận dụng các lợi thế của than Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu. Than Antraxit với các ưu thế cao, không khói, ít tro và ít lưu huỳnh nên rất thích hợp dùng cho sưởi ấm trong giá đình đã chiếm lĩnh 40% thị phần trên thị trường thế giới.
Chất lượng than xuất khẩu không ngừng được nâng cao do đó giá than cao hơn. Do nhu cầu thị trường thế giới tăng, giá than xuất khẩu hiện nay được xác định cao gấp đôi giá than tiêu thụ trong nước. Chính vì vậy Tổng công ty Than đã lấy lãi xuất từ xuất khẩu than bù lỗ cho tiêu dùng trong nước.
Trong lĩnh vực xuất khẩu than tuy ngành than đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành tựu song vẫn còn nhiều hạn chế. Do hạn chế về công nghệ nên chất lượng than khai thác của Việt Nam chưa cao. Thị trường than chất lượng thấp còn rất lớn nhưng khả năng khai thác còn rất hạn chế. Thị trường xuất khẩu chưa ổn định. So với giá than cùng loại trên thị trường, giá than xuất khẩu của Việt Nam còn thấp.
3. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ than.
3.1. Những thành tựu mà ngành than đã đạt được.
Ngành than bước vào nền kinh tế thị trường phải đối mặt với những thách thức to lớn: thị trường than bị thu hẹp sau khi thuỷ điện Hoà Bình vào vận hành; nạn khai thác kinh doanh, kinh doanh trái phép phát triển, đẩy công ty vào thế bị động, lúng túng, phải cắt giảm sản xuất; giá bán than trong nước thấp hơn giá thành, cân đối tài chính bấp bênh, thiếu vốn kinh doanh; công nhân thiếu việc làm, đời sống khó khăn, môi trường vùng mỏ bị ô nhiếm nặng nề. Nhận rõ thách thức đó ngành than đã có sự chuyển hướng chiến lược “Xây dựng Tổng công ty Than Việt Nam thành tập đoàn kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than” với phương châm “phát triển cùng bạn hàng” Đã chọn thị trường đột phá trong đó đẩy mạnh công tác tiếp thị, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu than trong nước và áp dụng các giải pháp tổng hợp kinh tế- hành chính nhằm đẩy lùi và xoá bỏ nạn kinh doanh than trái phép. Như vậy Than Việt Nam đã xác định được con đường đi lên, chìa khoá mở ra triển vọng giải quyết việc làm, giải quyết lao động dôi dư và chủ động mở rộng và kiểm soát thị trường than qua đó đẩy mạnh sản xuất than đồng thời chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phá thế độc canh than.
So sánh các chỉ tiêu kinh tế đạt được trong năm 2004 với các năm trước đó có thể thấy:
Các chỉ tiêu sản xuất than nguyên khai, tiêu thụ than, doanh thu bán than, doanh thu các ngành nghề khác đều có mức tăng trưởng hai con số trừ năm 1998, 1999 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực có mức tăng trưởng âm, đặc biệt hai năm 2003 và 2004 liên tục tăng trưởng trên dưới 30%. Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2004 là 13.829 tỉđ trong 13977 tổng doanh thu của ngành, doanh thu của ngành có được hầu hết là từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó doanh thu từ than là 9350 tỉđ năm 2004 chiếm khoảng 75%. Như vậy có thể nói trong doanh thu của ngành than hiện nay thì doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ yếu trong đó than vẫn là hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Đồng thời thể hiện sự chuyển hướng hiệu quả trong kinh doanh để dần dần hình thanh mô hình kinh doanh đa ngành hiệu quả.
Cùng với sự tăng trưởng doanh thu trong những năm qua ngành than đã có đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, từ 203 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước năm 2000 đến năm 2004 đã là 537 triệu đồng. Đóng góp của ngành than góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, giúp nhà nước có nguồn lực đầu tư vào các công trình kinh tế xã hội để phát triển đất nước và phát triển ngành than.
Các chỉ tiêu đầu tư, GDP, năng suất lao động cao nhất trong các năm 2001 đến 2004. Riêng GDP có mức tăng trưởng + 30% từ 2001 đến 2004. Lượng lao động làm việc trong ngành than là khá lớn, năm 2000 là 78412 người đến năm 2004 là 87940 người. Với việc thu hút số lượng lao động lớn đã giải quyết bớt tình trạng thất nghiệp đặc biệt là ở vùng mỏ. Thu nhập bình quân của lao động trong ngành cũng không ngừng tăng lên, năm 2004 tăng gần 2,5 lần so với năm 2000. Hiện nay thu nhập trung bình của lao động trong ngành là 2,587 triệu đồng đây là con số đáng mừng khi mà thu nhập và đời sống của công nhân mỏ ngày được cải thiện. Con số này lớn hơn nhiều so với các ngành khác.
Vốn kinh doanh tuy còn hạn hẹp nhưng năm 2004 đã đạt 1770 tỷ đồng, tăng 2,32 lần so với năm 1995, trong đó vốn tự bổ sung đạt 400 tỷ, tăng 2,60 lần so với năm 1995. Tài sản cố định năm 2004 là 10.157 tỷ đồng tăng4,44 lần so với năm 1995, cơ cấu TSCĐ/tổng TS và TSLĐ/tổng TS đã thay đổi từ 52 và 48% năm 1995 sang 69 và 31% năm 2004.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 1995 là 1,6%, năm 2004 là 6,9%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Nhà nước năm 1995 là 4,7%, năm 2004 là 30,5%.
Dự kiến đến năm 2010 vốn tự bổ sung đạt gần 5000 tỷ đồng, cung với các nguồn lực khác đủ đảm bảo tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu cho các dự án trong kế hoạch đầu tư phát triển.
Các con số nêu trên đã phản ánh chất lượng tăng trưởng của Than Việt Nam, tuy còn khiêm tốn nhưng cho thấy đã đi theo hướng phát triển bền vững.
Trong những thành tựu mà của ngành Than Việt Nam đạt được đóng góp của từng đơn vị trong ngành được phản ánh qua các con số sau:
Bảng tổng hợp về tình hình sản xuất và tiêu thụ của các đơn vị trong ngành (Đơn vị: 1000tấn)
Các đơn vị
2002
2003
2004
SX
T Thụ
XK
SX
T Thụ
XK
SX
T Thụ
XK
Cty xd mỏ
100
99,5
0
105
105,2
0
133
127
0
Cty Thống Nhất
110
110
0
171
171
0
203
203
0
Mông Dương
116
116
0
134
134
0
303
303
0
Khe Chàm
195
194,8
0
229,3
229
0
307
307
0
Đèo Nai
428
414
0
502
504
0
561
571
0
Cao Sơn
420
382
0
433
442
0
514
520
0
Cửa Ông
4869
4688
0
5659
5766
0
8029
7699
0
Hòn Gai
438
425
269
477
499
22
633
625
110
Hà Tu
559
556
99
676
675
291
1028
1018
591
Núi Béo
508
498
125
757
755
91
1151
1153
346
Uông Bí
682
636
0
1022
1019
163
1431
1500
438
Mạo Khê
997
915
155
1253
1244
0
1448
1371
0
Vàng Danh
731
698
0
919
921
189.
1304
1344
370
Hữu Nghị
22
21
483
21
23
0
26
22
0
TT Hòn Gai
941
910
27
1162
1225
569
1587
1595
832
Nội Địa
949
945
163
1072
1073
45
1273
1251
57
Hạ Long
642
636
49
765
766
146
1005
1011
232
Dương Huy
201
206
88
208
209
75
280
271
128
Bái Tử Long
433
414
341
232
263
5
281
282
0
Đông Bắc
1636
1628
2,4
1845
1840
303
2482
2444
731
TM&DV Than
205
156
0
426
414
3
912
850
38
Coalimex
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Hoá chất mỏ
39
39
0
21
18
0
60
59
0
Du lịch
104
104
0
92
89
0
52
50
0
Viện KHCN Mỏ
14
13,5
0
16,5
17
0
29
26
0
CBKDTM Bắc
1594
640
0
2008
1997
0
3285
3324
27
CBKDTM Trung
260
290
0
317
339
0
379
360
0
CBKDTM Nam
102
94
0
110
115
0
121
128
0
CBKDT Cẩm Phả
104
75,5
0
674
699
0
1100
1094
6
Cọc Sáu
552
504
0
590
626
0
831
822
0
Trường Hồng Cẩm
10
10
0
13
13
0
10
10
0
Cảng KD Than
8987
8911
3612
11715
11762
4467
16127
16089
6381
Hà Lầm
492
471
92
539
547
66
562
563
131
CPTTN Đá mài
12,6
133
0
158
150
32
260
262
96
Trường CĐ Mỏ
23
22
29
14
15
0
16
16
0
Tổng
15436
14843
5536
18513
18838
6468
25456
25006
10516
(Nguồn: Tổng công ty Than Việt Nam )
3.2. Những hạn chế còn tồn tại của ngành Than Việt Nam.
Thời gian gần đây, năng lực của ngành than không được tăng lên. Nhất là trong khai thác hầm lò, công tác xây dựng mỏ của Tổng công ty Than Việt Nam hầu như không tạo ra được thêm năng lực mới. Việc đầu tư mở rộng sản xuất hầu nhu chưa có. Để gia tăng được 1->1,5 triệu tấn/năm nhu cầu đầu tư bình quân hàng năm cho lĩnh vực khai thác than khoảng 100->1500 tỷ đồng/năm. Thời gian qua ngành chỉ thực hiện được 30->50% nhu cầu này. Khả năng triển vọng tăng cường đầu tư trong thời gian tới cho khai thác than không đáng kể ngoài việc tích cực mua sắm thiết bị lẻ cho các mỏ cũ và rất hạn chế trong việc triển khai dự án mở mỏ mới.
Công nghệ ngành than còn lạc hậu. Kể cả khai thác lộ thiên, khai thác hầm lò, sàng tuyển và vận chuyển v.v. Trình độ công nghệ của ngành than Việt Nam đang ở những năm 70 của thế kỷ 20. Việc này dẫn đến năng xuất lao động thấp, tỷ trọng tiền lương trong giá thành cao và tai nạn lao động lớn.
Hậu quả của hai vấn đề trên, là khả năng cạnh tranh về của ngành Than hầu như không đáng kể khi thực sự phải đối mặt với thị trường. Có thể nói khả năng cạnh tranh về chất cũng như về lượng của TVN rất hạn chế. Về lượng nếu với nhịp độ đầu tư như hiện nay, việc tăng sản lượng một cách bền vững lên đến 20 triệu tấn/năm có thể đạt được song khó duy trì. Còn về chất, TVN không thể tạo ra được sản phẩm than hấp dẫn đối với người tiêu dùng do chất lượng than của Việt Nam thuộc loại không đẹp (chất bốc thấp, khó nghiền, và xa hộ tiêu dùng). Giá thành than cũng không phải thấp.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngành than Việt Nam không phải là hoàn toàn không gặp khó khăn. Cũng giống như các sản phẩm xi măng, phân bón, dệt may, v.v. than của Việt Nam sẽ phải đối mặt với than của các nước trong khu vực kể từ năm 2007 trở đi. Trước hết các ngành công nghiệp quan trọng dùng than như nhiệt điện, xi măng, phân bón, vật liêu xây dựng sẽ mất dần khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Để tồn tại các ngành này phải điều chỉnh lại, cơ cấu lại bản thâm mình. Lẽ dĩ nhiên, một trong những điều chỉnh đầu tiên là nâng cao hiệu quả sử dụng than, tiết kiệm than. Điều này sẽ tác động tới khâu “cầu”. Thứ hai, các sản phẩm năng lượng khác như khí đốt đã ngày càng lấn át thị trường của than trong khâu phát điện, chất đốt sinh hoạt, thậm chí cả trong vật liệu xây dựng (gốm sứ, gạch tunnel). Nhu cầu than tính cho 1 đơn vị sản phẩm của nền kinh tế và tính cho 1 đồng giá trị GDP sẽ giảm là điều không thể tránh khỏi. Đối với ngành than đây sẽ là vấn đề dẫn đến chính bản thân ngành than cũng phải xem xét, tự cơ cấu lại.
Nguồn nhân lực của ngành than hiện nay còn yếu. Trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý không được trẻ hoá. Trình độ cán bộ thấp, thiếu những cán bộ được đào tạo chính quy tại các trường đại học nước ngoài. Cán bộ đào tạo trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Để giải quyết được vần đề này, trước hết cần quan tâm nhiêu đến việc phát triển nguồn nhân lực. Trong phát triển nguồn nhân lực phải hình thành được 3 thế chủ chốt: các nhà quản trị doanh nghiệp có tư duy kiểu mới, các nhà kỹ thuật có kiến thức được cập nhật, và các nhà khoa học được đào tạo một cách chính qui và có điều kiện làm việc đầy đủ. Đội ngũ công nhân mỏ hiện nay còn yếu về chất, cần có sự chuyển đổi từ lượng sang chất. Sự phát triển về chất thể hiện ở các mặt như : công nhân phải có trình độ văn hoá cao hơn hẳn, có tầm nhìn xã hội rộng hơn nhờ tin học, có thu nhâp và mức sống cao hơn. Có thể nói yếu tố con người là quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. Chỉ có phát triển về chất mới có thể đáp ứng được nhu cầu của công cuộc đổi mới phát triển đất nước.
3.3. Đánh giá tác động.
3.3.1. Đánh giá hoạt động của hệ thống chính trị.
Đầu năm 2003, Bộ chính trị quyết định thành lập Ban Cán sự Đảng Tổng Công ty Than Việt Nam với chức năng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị từ Tổng Công ty đến cơ sở. Hệ thống chính trị trong Tổng Công ty được đông bộ, Ban Cán sự đã phối hợp với Đảng uỷ Than Quảng Ninh và các đảng uỷ cấp trên cơ sở lãnh đạo cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên thực hiện tốt nhiêm vụ được giao. Tổng giám đốc chịu sự lãnh đạo của ban cán sự Đảng đã nghiêm túc thực hiện chức trách nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết làm việc có trách nhiệm hiệu quả. Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và các tổ chức khác trong Tổng Công ty đã có sự phối hợp hiệu quả với chuyên môn trong việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, tổ chức phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiêm vụ sản xuất kinh doanh.
3.3.2. Đánh giá mối quan hệ giữa ngành và lãnh thổ.
Quan hệ giữa Tổng công ty than và các đơn vị thành viên với các địa phương được xây dựng trên quan điểm phát triển sản xuất kinh doanh gắn với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Các địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ ngành than thực hiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, tháo gỡ các vướng mặc nảy sinh với công đồng dân cư. Ngành than cùng với địa phương thực hiện một số dự án bảo vệ môi trường, dự án đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa; chăm lo xoá đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; xoá trường học tranh tre; phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng; tham gia các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội, kế hoạch hoá gia đình, các hoạt động văn hoá thể thao, giữ gìn an ninh trật tự v.vRiêng ở Quảng Ninh 6 tháng một lần Ban Cán sự Đảng, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc làm việc với Thường trực (Thường vụ) Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, UBND để cung nhau xem xét các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Mối quan hệ giữa Than Việt Nam với các địa phương đang ngày càng được cải thiện và phát triển trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển của cả ngành và địa phương.
3.3.3. Giải quyết lao động dôi dư.
Lao động dôi dư là trở ngại rất to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá của đất nước đồng thời lại là vấn đề nhạy cảm, bức xúc của xã hội. Tổng Công ty Than Việt Nam đã lựa chọn giải pháp chủ động mở rộng thị trường để đẩy mạnh sản xuất than đồng thời phát triển các ngành nghề khác. Bên cạnh đó đã trích 1-2% quỹ lương để lập quỹ giải quyết lao động dôi dư và từ năm 2003 được chuyển thành Quỹ sắp xếp, đổi mới cơ cấu lao động. Các giải pháp trên đã được cán bộ công nhân viên đồng tình ủng hộ và mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội rõ rệt: các ngành đều phát triển, công nhân viên có việc làm, lực lượng lao động từng bước được cơ cấu lại, được đổi mới, xã hội vùng mỏ ổn định. Theo số liệu thống kê có thể thấy năm 2004 lao động chính thức trong ngành than là 87940 người tăng lên so với năm trước. Mức thu nhập của bình quân của ngành cũng tăng nhanh từ 1,006 triệu đồng năm 2000 đã tăng2,587 triệu đồng năm 2004. Đây là cố gắng rất lớn của ngành than.
chương 3
Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ than trong giai đoạn 2005-2010
1.Thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển thị trường tiêu thụ than
1.1. Những thuận lợi.
Để có thể cạnh tranh thắng lợi trong thị trường nội địa và trên thị trường thế giới trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, Tổng công ty Than Việt Nam đã xác định các mục tiêu và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm đó là: Kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, lưu thông thông qua các giải pháp tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ và quản trị nội bộ, mở rộng quan hệ quốc tế đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, tài chính, đào tạo và khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
Trong những năm thực hiện các giải pháp nói trên có thể khẳng định Tổng công ty Than Việt Nam đã thành công trong kiểm soát chi phí; sản xuất than có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, đã đưa Tổng công ty Than Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu anthracite lớn nhất thế giới năm 2004 và là đối tác, bạn hàng tin cậy của các công ty, ngân hàng trong nước và của nhiều hãng nổi tiếng, nhiều ngân hàng nổi tiếng trên thế giới. Tổng công ty Than Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của Chính phủ Nhật Bản thông qua METI và các tổ chức NEDO, JICA, JCOAL trong phát triển công nghiệp than và sự giúp đỡ của chính phủ Trung Quốc trong đầu tư xây dựng nhà máy điện Cao Ngạn. Sự hội nhập thành công của sản phẩm than tạo điều kiện cho Tổng công ty Than Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế sang các lĩnh vực cơ khí, vật liệu nổ công nghiệp, xây dựng nhà máy điện, thương mại, du lịch; cho phép Tổng công ty Than tiếp cận một cách hiệu quả thị trường quốc tế.
Theo đánh giá của ngành từ cuối năm 2003 tới nay đã xuất hiện sự thay đổi vị thế giữa người mua và người bán trong lĩnh vực tiêu thụ than theo xu hướng có lợi cho người bán. Vai trò chủ động trong thị trường thực sự thuộc về những người sản xuất than. Tính đến trưa ngày 16/7 than tồn tại cảng Cửa Ông chỉ còn khoảng 70 nghìn tấn, thấp nhất từ trước tới nay. Giá trị hòn than đã được nâng lên rõ rệt. Những người sản xuất, tiêu thụ than đang chắt chiu đến từng cân than chứ không phải từng tấn than nữa. Song quan điểm chỉ đạo của ngành than vẫn là phát triển với bạn hàng, luôn bình đẳng quan tâm tới lợi ích của mọi khách hàng, thúc đẩy sản xuất tối đa để đáp ứng nhu cầu thị trưởng.
Các thị trường xuất khẩu mạnh của ngành than: Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philipin đều tăng mạnh trong đó thị trương Trung Quốc tăng tới 155% và thị trường Nhật Bản tăng 44%Trên thực tế nhu cầu khách hàng còn lớn hơn nhiều, đặc biệt là thị trường Trung Quốc vượt quá khả năng đáp ứng của chúng ta.
Để đạt được kết quả khả quan đó, trong bối cảnh cầu lớn hơn cung như hiện nay phải khẳng định vai trò điều hành sản xuất- tiêu thụ của Tổng công ty, sự nỗ lực của các đơn vị thánh viên, đặc biệt các đơn vị sản xuất kinh doanh, chuận bị chân hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất theo hướng chỉ đạo của Tổng công ty. Điển hình là các đơn vị: Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo Nai, Đông Băc, Hạ Long, Thống Nhất, Mông Dương, Hà Tu, Hà Lầm, Núi Béo, Hòn Gai, Vàng Danh, Uông Bí, Mạo Khê.
1.2. Những khó khăn với ngành than.
Mục tiêu mà Nhà nước đặt ra cho ngành than là phải có sản lượng 25 triệu tấn than vào các năm sau 2015, càng sớm càng tốt. Theo quy hoạch thì việc Việt Nam nhập khẩu than để phát điện sẽ xẩy ra sau năm 2015. Đây thực sự là thử thách rất lớn đối với ngành than trong khi xuất phát điểm của ngành còn thấp. Mức tăng trưởng kinh tế của nước ta khá cao, mức tăng trưởng của các ngành năng lượng trong đó có ngành điện tăng trưởng tới hai con số. Nhu cầu về than cho nền kinh tế về lâu dài sẽ tăng nhanh. Đây là trách nhiệm của ngành than trong thời gian tới.
2. Định hướng phát triển thị trường than
Trên cơ sở đánh giá phân tích như trên về tình hình kinh tế, thực trạng phát triển ngành than trong thời gian qua và tài nguyên than hiện có của Việt Nam. Định hướng phát triển thị trường than trong thời gian tới như sau:
* Phát triển ngành than ổn định, đáp ứng nhu cầu về than cho nền kinh tế quốc dân; đảm bảo thị trường tiêu dùng than trong nước ổn định, có một phần hợp lý xuất khẩu để điều hoà về số lượng, chủng loại và tạo nguồn ngoại tệ. Với mục tiêu sản lượng cụ thể như sau:
Sản lượng sản xuất than đá thương phẩm với mức dự kiến như sau:
Đến năm 2010 là 23 - 24 triệu tấn.
Đến năm 2015 là 26 – 27 triệu tấn.
Đến năm 2020 là 29 – 30 triệu tấn.
Sản lượng than thương phẩm có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, kể cả việc nhập khẩu than trên cơ sở hiệu quả cân đối chung của nền kinh tế.
* Phát triển cùng với các bạn hàng, đặc biệt là các bạn hàng lớn trong nước và ngoài nước; xuất phát từ nhu cầu than của thị trường, sản xuất, chế biến ra loại than mà thị trường có nhu cầu.
* Gắn các mỏ, các vùng than với các hộ tiêu thụ lớn. Cụ thể:
Vùng Mạo Khê, Trạch Bạch, Phạm Hồng Thái sẽ cấp than chủ yếu cho điện Phả Lại1,2
Vùng Vàng Danh, Đồng Vuông, Uông Thượng, Bảo Đài, Yên Tử cấp than cho chủ yếu cho: Điện Uông Bí hiện có và mở rộng; lân Văn Điển, lân Ninh Bình, xi măng lò đứng và một phần cho xuất khẩu;
Vùng Hòn Gai chủ yếu cấp than cho nhiệt điện Làng Bang (Hòn Gai), các nhà máy ximăng Hoành Bồ, Chinh Phong, Tràng Kênh, Hoàng Thạch và một phần cho xuất khẩu.
Vùng Cẩm Phả chủ yếu cấp than cho các hộ tiêu thụ sâu trong nội địa, cho xuất khẩu và cho nhiệt điện Cẩm Phả tại chỗ.
Vùng nội địa và các điểm than địa phương cấp than cho các hộ tiêu dùng tại chỗ.
* Tạo ra thị trường tiêù dùng than ổn định và có hiệu quả theo hướng:
Xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than gần kề các mỏ đang khai thác (trong đó, ưu tiên các mỏ có than chất lượng thấp và các mỏ ở vùng sâu và xa);
Khuyến khích các hộ dùng than hoàn thiện công nghệ, nâng cao hiệu suất nhiệt; ký các hợp đồng dài hạn với các hộ dùng nhiều than như nhiệt điện, ximăng, giấy, phân bón.
Ký hợp đồng cung cấp dài hạn và ổn định cho các nước nhập khẩu lớn như : Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN,
Có chính sách thích hợp về thị trường và thương nhân.
* Quản trị có hiệu quả các chi phí sản xuất, và chi phí đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm than thông qua chỉ tiêu giá bán sản phẩm trên thị trường;
Giảm tối đa chi phí sản xuất bằng các biện pháp cụ thể như: công nghệ lớp đứng; bờ đứng tạm thời, bãi trong, bãi thải tạm, bãi thải trung gian; giảm gỗ chống lò; áp dụng thiết bị hiện đại tiên tiến, giảm thiểu tiêu hao vật tư,
Giảm tối đa các chi phí đầu tư bằng các biện pháp: đấu thầu cạnh tranh; đa dạng hoá các nguồn vốn huy động; đa dạng hóa các hình thức như thuê tài chính, thuê thiết bị; tồi ưu hoá các giải pháp thiết kế; sử dụng công nghệ tiên tiến, vật liệu mới trong xây dựng và thi công.
Tiêu chuẩn để đầu tư phát triển là hiệu quả kinh tế. Bao gồm:
Hiệu quả kinh tế từng đơn vị kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế từng ngành.
Hiệu quả kinh tế của các bạn hàng tiêu dùng than.
3. Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ than ở Việt Nam.
3.1. Giải pháp về chính sách phát triển thị trường than ở Việt Nam.
Quan tâm nghiên cứu nguồn than dự trữ cho lâu dài. Vùng than Quảng Ninh hiện nay chủ yếu mới được thăm dò và tính trữ lượng tới độ sâu –300. Theo các tài liệu nghiên cứu cho đến nay sơ bộ xác định trữ lượng triển vọng dưới mức –300 có thể có từ 3->5 tỷ tấn. Việc nghiên cứu tiềm năng trữ lượng than này để dự trữ cho tương lai, mặt khác còn phục vụ cho việc nghiên cứu quy hoạch khai thác than của các vùng mỏ và các mỏ hiện nay. Tiềm năng trữ lượng than năng lượng ở bể than Đông Bằng Bắc Bộ rất lớn (dự báo khoảng 37->100 tỷ tấn), cần nghiên cứu khoanh được các diện tích vỉa than nằm nông, điều kiện khai thác thuận lợi để huy động vào khai thác trong tương lai.
Cơ chế và chính sách đầu tư.
Về quy mô và mục tiêu đầu tư: đầu tư cho ngành than tương ứng với nhiệm vụ cung cấp than cho điện và cung cấp than cho các ngành kinh tế khác.
Về nguồn vốn: cho phép ngành than sử dụng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ.
Về vốn: cho phép và bảo lãnh cho Tổng công ty Than Việt Nam vay vốn, hợp tác với nước ngoài để đầu tư xây dựng các mỏ than và các nhà máy nhiệt điện chạy than xấu ngay bên cạnh các mỏ than.
Cơ chế và chính sách về thị trường và kinh doanh.
Cho phép thị trường hóa giá bán than cho nhiệt điện, cho phép Tổng công ty than Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam cùng nhau thoả thuận về giá bán như những doanh nghiệp khác.
Để khuyến khích ngành than và cả ngành điện tham gia cạnh tranh quốc tế, Nhà nước chỉ khống chế mức giá trần (cao nhất) không lớn hơn giá than nhập khẩu (giá CIP)
Trong trường hợp cần khống chế giá điện và để bảo hộ ngành công nghiệp than trong nước, Nhà nước sẽ điều tiết từ lợi nhuận của ngành khác để trợ giá cho sản phẩm than nội địa cấp cho điện (như các nước Nhật, Đức, Pháp vẫn thực hiện)
Cho áp dụng cơ chế: giá bán điện của các nhà máy nhiệt điện chạy than được xác định sao cho ngành điện không bị lỗ hoặc có mức lãi thấp nhất nhằm thúc đẩy nước ngoài và ngành than cùng các ngành kinh tế khác đầu tư vào xây dựng thêm nguồn điện, trong khi Nhà nước thiếu vốn đầu tư. Trong đó, giá nhiệt điện chạy than xấu được xác định công bằng so với giá nhiệt điện chạy than tốt. Cho phép các nhà máy nhiệt điện chạy than xấu của Tông Công ty Than Việt Nam bán điện với giá cạnh tranh bình đẳng, có lợi cho Nhà nước (cao hơn giá nhiệt điện chạy than tốt nhưng thấp hơn giá nhiệt điện chạy diesel).
Chính sách về khoa học công nghệ.
Khuyến khích các hộ tiêu dùng trong nước đầu tư công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sử dụng than (sử dụng các lò hơi công nghệ tiên tiến),
Khuyến khích phát triển ngành công nghiệp hoá than, chế biến than thành nguyên liệu, nâng cao giá trị sử dụng than trong nền kinh tế.
Ưu tiên phát triển công nghệ khai thác hầm lò.
Chính sách về bảo vệ môi trường.
Hỗ trợ ngành than và tỉnh Quảng Ninh kinh phí xử lý khắc phục hậu quả về môi trường do khai thác than từ thời bao cấp để lại.
Cho phép Tổng Công ty Than Việt Nam đưa chi phí về bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác hiện nay vào giá thành than hàng năm.
3.2. Các giải pháp về thị trường.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là yêu cầu đối với bất kỳ ngành sản xuất nào, một ngành muốn tồn tại và phát triển thì cơ bán sản phẩm của ngành đó phải được xã hội chấp nhận. Ngành than Việt Nam cũng vậy, để có thể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường thì ngành phải tự tìm cho mình được đầu ra cho sản phẩm. Cụ thể hơn là từng doanh nghiệp trong ngành phải tự khẳng định được vị trí trên thị trường.
Ngành than Việt Nam phải điều chỉnh cho phù hợp chiến lược kinh doanh của mình. Điều chỉnh quan trọng nhất là chuyển từ phát triển ngành than về số lượng sang phát triển về chất lượng.
Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, chế biến và tiêu thụ than.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt muốn tồn tại nhà sản xuất cần cung ứng những sản phẩm dựa vào nhu cầu của thị trường. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo việc đưa sản phẩm ra thị trường sẽ được thị trường chấp nhận. Nếu sản phẩm không đáp ứng hoặc không phù hợp với nhu cầu thị trường, dù sản phẩm có chất lượng đến đâu thì hiệu quả tiêu thụ vẫn không cao. Chính vì thế cần kết hợp chặt chẽ giữa khai thác chế, chế biến (sản xuất) và tiêu thụ. Vai trò kết hợp này chính là của Tổng công ty Than. Trước tiên cần nghiên hoàn thiện công tác nghiên cứu dự báo thị trường để biết được thị trường cần gì? cần bao nhiêu? và mẫu mã chất lượng thế nào? từ đó sẽ mang lại hiệu quả tiêu thụ. Nếu thực hiện tốt biện pháp này hy vọng hiệu quả chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sẽ ngày càng tăng lên không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà còn cả thị trường xuất khẩu. Đây là giải pháp tiên phong trong các giải pháp về thị trường, một hoạt động quan trọng mà nhà sản xuất cần thực hiện tốt. Công tác nghiên cứu, dự báo thị trường giúp cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Trong cơ chế đổi mới đòi hỏi nhà sản xuất phải thường xuyên nắm bắt về nhu cầu thị trường sản phẩm, tiếp xúc với thị trường nhiều hơn để nắm bắt được thông tin về thị trường sản phẩm, đặc biệt là các thông tin về đối thủ cạnh tranh của công ty nhu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, giá cả Muốn vậy đội ngũ quản lý phải am hiểu về thị trường, nắm bắt và xử lý kịp thời những thông tin về thị trường và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Tình hình tiêu thụ của Tổng Công ty than Việt Nam trong những năm gần đây đặc biệt là hai năm 2003, 2004 có nhiều khởi sắc. Song đó phần nhiều là do tác động có tính chủ quan của bên ngoài, khi mà nhu cầu thị trường than thế giới cũng như thị trường trong nước tăng đột biến, cầu lớn hơn cung. Yếu tố chủ quan rất ít, mặc dù sau khi nắm bắt được thông tin nhu cầu thế giới tăng ngành than đã có điều chỉnh theo thị trường nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế. Tổng công ty than cần có biện pháp xa hơn, đặc biệt cần chú ý than là sản phẩm tài nguyên năng lượng có giá trị. Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành than cần chú ý mấy vần đề sau.
- Ngành than cần chủ động hơn trong công tác khảo sát, thâm nhập thị trường trong nước và ngoài nước nhằm tìm kiếm các khả năng hợp tác mới, khách hàng mới, sản phẩm mới. Để có thể chủ động về số lượng giá cả, tránh bị thua thiệt trong kinh doanh.
- Nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng thường xuyên, nhu cầu thị trường để đưa ra những dự báo chuẩn xác để có được khối lượng dự trữ hợp lý về nguyên liệu và sản phẩm, trong thời gian ngắn có thể đáp ứng nhu cầu lớn, dồn đập về khối lượng cũng như quy cách của khách hàng đồng thời tránh được sự ép giá đầu vào.
- Cần nghiên cứu rõ các đối thủ cạnh tranh ở từng thị trường cụ thể, từ đó xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của họ mà có những biện pháp thực hiện cho hợp lý.
Chủ động khai thác khu vực thị trường trong nước còn trống
Thị trường trong nước hiện nay vẫn còn nhiều tiềm năng, nhiều khu vực thị trường chưa được khai thác. Trong chiến lược phát triển lâu dài ngành cần coi thị trường trong nước là quan trọng nhất, để đảm bảo mục tiêu phát triển ổn định, an ninh năng lượng cho đất nước.
Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, nhu cầu điện, vật liệu xây dựng, tăng khá cao. Mà than lại là nguồn nguyên liệu chính cho các ngành này. Do đó việc mở rộng thị trường trong nước cần đặt lên hàng đầu. Cần thay thế lượng than cốc nhập khẩu hiện nay bằng việc đầu tư công nghệ, phát huy sáng tạo của các nhà khoa học trong nước. Tránh tình trạng xuất khẩu than thô với giá thập trong khi nhập khẩu cốc giá cao và bị động trong sản xuất.
Ngành than mà trực tiếp là tổng công ty than cần chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ than trên thị trường nội địa, khuyến khích các hộ tiêu dùng trong nước sử dụng than, đặc biệt là các hộ kinh doanh lớn
Phát triển thị trường xuất khẩu.
Ngành than phải tăng cường xuất khẩu, coi đó là một cứu cánh để duy trì ổn định sản xuất than. Tỷ lệ xuất khẩu than hiện nay đã đạt đến khoảng 45% sản lượng tiêu thụ nhưng giá trị xuất khẩu lại đạt 55% tổng doanh thu. Giá xuất khẩu cao hơn giá trong nước do đó cần tăng cường xuất khẩu hợp lý để đảm bảo ngành than không bị lỗ, và vẫn duy trì nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngành trong nước có nhu cầu than.
Đối với thị trường xuất khẩu ngoài việc xúc tiến xuất khẩu còn phải chú ý tới giá xuất khẩu, vì thực tế hiện nay giá than xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá than cùng loại của các nước khác. Đây là thiệt thòi không đáng có cho ngành than Việt Nam trong khi nhu cầu thị trường thế giới tăng. Giải pháp ở đây là chúng ta cần nắm bắt thông tin thị trường một cách kịp thời trước khi ký kết các hợp đồng cung ứng. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch. Ngành than Việt Nam cần vươn tới việc xuất khẩu theo giá CIP. Đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao giá bán. Tất cả những biện pháp trên là nhằm mạng lại lợi nhuận cao hơn cho ngành than.
Tích cực tiến hành hoạt động Marketing.
Trong kinh doanh hoạt động Marketing ngày càng trở nên quan trọng. Marketing là một mảng hoạt động xuyên suốt quá trình kinh doanh. Ngành than muốn phát triển thị trường tiêu thụ được sản phẩm thị phải làm tốt công tác nay. Một số giải pháp Marketing cần tiến hành:
Nâng cao chất lượng sản phẩm để không những tiêu thụ trong nước mà còn phấn đấu đạt chất lượng xuất khẩu, mở rộng thị trường ra bên ngoài. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải đổi mới công nghệ từ công nghệ khai thác tới công nghệ chế biến. Trong ngành than công nghệ sàng tuyển cần chú ý. Công nghệ chế biến nâng cao để có sản phẩm chất lượng đáp ứng yêu cầu của các khách hàng lớn và sản phẩm xuất khẩu cần được quan tâm chú trọng hơn nữa. Chất lượng sản phẩm cũng là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sản xuất. Nó kết hợp với giá thành để khẳng định tầm quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó việc duy trì chất lượng sản phẩm là mối quan tâm chú trọng hàng đầu của doanh nghiệp.
- Sản phẩm sản xuất cần tuân thủ các tiêu chuẩn cố định của ngành. Ngành than phải xây dựng cho mình một hệ thống sản xuất, kinh doanh phù hợp từ khâu khai thác, chế biến đến khâu tiêu thụ để mang lại hiêu quả cao, kết hợp với sửa chữa tu bổ mua sắm thiết bị máy móc đồng bộ sẵn có và đầu tư các thiết bị hiện đại cần thiết cho nhu cầu sản xuất.
- Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát chỉ đạo sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân mỏ, đầu tư cho thế hệ kế cận của ngành than. Cử cán bộ đi nghiên cứu và học hỏi kỹ thuật sản xuất khai thác chế biến tiên tiến của các nước khác để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm.
- Sản phẩm sau khi được khai thác và chế biến cần kiểm tra chặt chẽ về mặt chất lượng, khối lượng, Nếu không đạt tiêu chuẩn phải loại trừ hoặc có cách sử lý, đồng thời tìm những nguyên nhân chính để khắc phục. Có như vậy mới nâng cao được năng xuất chất lượng sản phẩm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của ngành.
Quản lý chi phí tốt nhất để hạ giá thành sản phẩm. Trong nguyên tắc Marketing hỗn hợp giá cả là một trong 4 yếu tố quan trọng nó quyết đinh tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Một sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt nhưng giá cả lại không phù hợp cũng không thể tiêu thụ được. Hạ thấp giá thành để nâng cao khả năng canh tranh của sản phẩm trên thị trường là biện pháp không phải chỉ là giải pháp có tính chất doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa đối với ngành với quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cần cho phép thực hiện thị trường hóa giá bán than đối với 4 hộ tiêu thụ trọng điểm của ngành than là Điện, Ximăng, Đạm và Giấy.
- Tiếp tục thực hiện tiến trình điều chỉnh giá bán than nội địa hợp lý - tiến tới tiếp cận giá nhập khẩu tính toán vào năm 2008 (khi Việt Nam thực hiện chính sách thuế quan AFTA). Dự kiến tỷ lệ gia tăng giá bán than nội địa bình quân giai đoạn 2005-2010 tăng 3%/năm. Chỉ có với điều kiện giá bán than nội địa được điều chỉnh theo tiến trình trên thì hoạt động sản xuất kinh doanh than của Tổng công ty Than Việt Nam mới đạt được hiệu quả như đã tính toán.
- Giảm bớt chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay chi phí sản xuất kinh doanh ngành than còn cao, chưa thực sự được quản lý tốt. Chi phí cho bộ phận quản lý cao, cần tinh giảm.
- Để sử dụng có hiệu quả chi phí về nguyên vật liệu ngành nên xây dựng lại định mức tiêu thụ trong sản xuất cho phù hợp với từng doanh nghiệp, trên cơ sở định mức đó mà tăng cường công tác quản lý, công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu theo định mức.
Trên thị trường hàng hoá muốn cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại ngoài yếu tố chất lượng giá cả thì tính thuận tiện cũng được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy công tác tiếp cận khách hàng, thủ tục thanh toán tiền hàng cần được thực hiện một cách hợp lý, thuận tiện và đúng nguyên tắc, hạn chế nhứng khách hàng mua xong lại than toán tiền chậm, hạn chế việc chiếm dụng vốn của công ty. Cần có những cuộc thảo luận với khách hàng để có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, ý kiến khách hàng về sản phẩm, từ đó có những thay đổi cho phù hợp.
Cần coi trọng uy tín với khách hàng thông qua việc đảm bảo cung ứng hàng hóa liên tục, kịp thời, đúng theo hợp đồng, có giải thích hoặc bồi thường thích đáng trong trường hợp không thực hiện được hợp đồng.
Mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Mạng lưới tiêu thụ hiện nay của ngành than tuy đã trải rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nhưng nhiều nơi lượng than cung ứng vẫn hạn chế, trung gian tiêu thụ còn mỏng. Tổng công ty cần có mạng lưới tiêu thụ hợp lý hơn trên thị trường cũng như việc bố trí cán bộ quản lý thường xuyên giám sát thị trường, tình hình thông tin từ các thị trường tới các mỏ để có kế hoạch khai thác sản xuất phù hợp
Tổng công ty nên khuyến khích các đơn vị trong ngành chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, không trông trờ vào các khách hàng chỉ định của tổng công ty
Có cơ chế ưu đãi hơn với các khách hàng lớn như ngành Điện, Ximăng, Phân bón, Tạo điều kiện mở rông thị trường ở những khu vực này.
3.3. Đổi mới cơ chế quản lý.
Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước là cơ sỏ pháp lý để Tổng công ty Than Việt Nam triển khai các chủ trương đổi mới tổ chức, đổi mới quản lý.
Vấn đề cốt lõi trong chương trình hành động của Tổng công ty Than là đổi mới cơ chế quản lý sao cho các công ty thành viên và toàn Tổng công ty hoạt động có hiệu quả hơn, vừa nâng cao được tính tự chủ, chịu trách nhiệm của các công ty thành viên vừa tăng cường sức mạnh của toàn tổng công ty. Trên cơ sở chính sách khoán chi phí của các năm trước. Tổng công ty ban hành cơ chế điều hành như sau: Đối với sản xuất tiêu thụ than, Tổng công ty khoán chí phí khai thác, sàng tuyển, tiêu thụ than (trên cơ sở các chỉ tiêu định mức kinh tế). Cơ chế khoán tạo động lực cho thúc đẩy lãnh đạo các đơn vị thành viên chủ động điều hành sản xuất, tiết kiệm chi phí giành lợi nhuận cao, đồng thời thúc đẩy các đơn vị thành viên tổng công ty làm việc với tốc độ cao hơn, có trách nhiệm hơn.
Tổng công ty Than Việt Nam, tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển hoàn thiện tổ chức và cơ chế quản lý của Tổng công ty theo mô hình kinh doanh đa ngành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN và xu thế hội nhập quốc tế, xây dựng Tổng công ty Than Việt Nam thành tập đoàn kinh doanh bền vững theo định hướng của Tổng sơ đồ phát triển ngành than đến năm 2010 và dự báo đến năm 2020.
Yêu cầu của việc sắp xếp lại sản xuất và tổ chức của bộ máy quản lý ngành than là:
Sắp xếp lại sản xuất và bộ máy quản lý ở những nơi hoạt động kém hiệu quả, bộ máy công kềnh, hoạt động chồng chéo trên một địa bàn, khắc phục các thiếu sót, tồn tại chủ quan, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở, tạo sự liên kết gắn bó chặt chẽ hơn giữa các đơn vị thành viên với nhau giữa các đơn vị thành viên với Tổng công ty trên cơ sở hợp đồng kinh tế.
Sắp xếp lại tổ chức, đa dạng hoá sở hữu một doanh nghiệp có điều kiện theo hình thức cổ phần hóa hoặc bán cho tập thể người lao động nhăm huy động các nguồn vốn đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh nhưng không làm ảnh hưởng tới công nghệ, dây chuyền sản xuất của từng doanh nghiệp và Tổng công ty, chuyển dần Tổng công ty than Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Nhìn tổng thể, trong giai đoạn tới chuyển dần Tổng công ty Than Việt Nam sang hoạt động theo mô hình kinh doanh đa ngành, lấy ngành than làm trung tâm, phát triển hợp lý kinh doanh nguồn điện, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí vật liệu xây dựng, dịch vụ và các ngành nghề khác. Sẽ chuyển Tổng công ty than sang hoạt đông theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con.
Hoàn thiện cơ chế quản lý công ty theo hướng:
- Tổng công ty - Công ty mẹ trực tiếp quản lý nguồn tài nguyên than và nguồn vốn Nhà nước đã đầu tư vào các doanh nghiệp thành viên- các công ty con. Khoán chi phí và lợi nhuận (hiệu quả sản xuất kinh doanh) cho các công ty thành viên sản xuất than.
- Các công ty thành viên - công ty con sản xuất than hoạt động như nhà thầu khai thác than, nhận khoán chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh với Tổng công ty. Công ty thành viên chỉ thực sự có lãi khi tổng chi phí thực tế thấp hơn tổng chi phí được khoán. Phần lợi nhuận (sau thuế) trong kế hoạch khoán Tổng công ty sẽ thu về tập trung vào Quỹ đầu tư phát triển (chỉ dùng để đầu tư phát triển), phần lợi nhuận (sau thuế) vượt khoán (do giảm chi phí và/hoặc tăng doanh thu) do công ty thành viên tự phân phối theo khung hướng dẫn của Nhà nước.
- Các công ty thành viên - công ty con khác chịu sự chi phối của Tổng công ty - công ty mẹ ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tỷ lệ vốn ngân sách đã có trong doanh nghiệp và mức độ tác động của Tổng công ty vào hoạt động thị trường, công nghệ và tài chính doanh nghiệp.
3.4. Các giải pháp khác.
Về lao động xã hội.
Cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực. Trước hết là đội ngũ cán bộ phải hình thành được 3 thế đội chủ chốt: các nhà quản trị doanh nghiệp có tư duy kiểu mới, các nhà kỹ thuật có kiến thức được cập nhật, các nhà khoa học được đào tạo một cách chính quy và có điều kiện làm việc đầy đủ. Duy trì và phát triển đội ngũ giai cấp công nhân mỏ phải chuyển từ lượng sang chất. Sự phát triển về chất thể hiện ở các mặt như: công nhân phải có trình độ văn hoá cao hơn hẳn, có tầm nhìn xã hội nhờ tin học, có quan điểm mang tình tập thể nhiều hơn, có thu nhập và mực sống cao hơn, khoảng cách giữa thợ mỏ và giám đốc ngày càng ngắn lại, công nhân ngày càng có tri thức, công nhân mỏ phải có cổ phần trong các doanh nghiệp ngành than, phải dần mua lại xí nghiệp mình đang làm việc.
Tổng công ty cần hình thành quỹ tiền lương bình ổn thu nhập để đảm bảo thu nhập tối thiểu cho những công nhân bị mất việc làm do công nghiệp hoá và hiện đại hoá công nghệ. Ưu tiên chương trình Quốc gia về nước sạch, môi trường, nhà ở, trường học, cầu đường,và khuyến khích thu hút đầu tư công nghiệp nhẹ tại các khu dân cư có công nhân mỏ ở các vùng Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn.
Hiện nay lực lượng sản xuất đang phát triển rất nhanh nhưng trong thời gian tới còn phải phát triển nhanh hơn nữa. Trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất của lực lượng sản xuất.
Thăm dò tài nguyên than của Việt Nam cần được đầu tư thăm dò nâng cấp để khẳng định độ tin cậy và tăng trữ lượng kinh tế của các khoáng sản hiện có và thăm do đưa vào khai thác các khoáng sản mới cho tương lai của nền kinh tế. Nhà nước cần giao cho Tổng công ty Than Việt Nam quản lý, bảo vệ và tổ chức thăm dò, nghiên cứu quy hoạch khai thác, liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài khai thác Bể than Đông bằng Bắc Bộ để đưa vào sản xuất giai đoạn sau năm 2010. Giao cho TVN phối hợp với các địa phương tổ chức quản lý và khai thác nguồn than bùn để phục vụ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Kết luận
Ngành Than Việt Nam trong những năm qua đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất tiêu thụ, cung cấp than cho mọi nhu cầu của nền kinh tế, xây dựng Tổng Công ty Than Việt Nam từng bước trở thành tập đoàn công nghiệp nặng trên nền công nghiệp than, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công ngghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn 2000-2004 mặc dù gặp nhiều khó khăn song sản xuất kinh doanh đã phát triển nhanh và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu. Tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khoa học. Xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, nhờ đó nâng cao được đáng kể năng xuất lao động giải quyết việc làm cho lao động dôi dư, đời sống công nhân được nâng lên đáng kể. Môi trường vùng mỏ cơ bản đã ngăn chặn được đà suy thoái và từng bước được cải thiện. Bên cạnh đó ngành than vẫn còn những yếu kém bất cập như : ngành than còn bị động trong tiêu thụ sản phẩm. Tai nạn lao động chưa được kiếm soát tốt. Chủ trương phát triển kinh doanh đa ngành là đúng song việc lựa chọn đầu tư một số dự án cụ thể là chưa đúng nên không đạt hiệu quả. Đó là những nét tổng quan về ngành than Việt Nam. Cần đề ra những biện pháp giải quyết những bất cập trên cơ sở phát huy lợi thế
Để thực hiện được các nhiệm vụ chiến lược và đạt được mục tiêu đề ra ngành than cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, cần sự phối hợp của nhiều cấp ngành và bản than ngành than và các doanh nghiệp trong ngành. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này tôi chỉ xin đưa ra một số giải pháp cơ bản nhất để phát triển thị trường tiêu thụ than.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giũp đỡ của Khoa Kinh tế Phát triển, Viện Nghiên cứu khoa học Thị trường giá cả, TS. Nguyễn Thị Kim Dung, Cấn bộ hướng dẫn Phạm Minh Thụy trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Xác nhận của đơn vị thực tập:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3065.doc