HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
- HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
- HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
+ Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
60 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch được giao mà còn là kênh điều tiết nguồn vốn của NHCSXH.
Tổng nguồn vốn ủy thác tại địa phương tăng đáng kể so với năm 2006 đó đáp ứng được nhu cầu cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn trong điều kiện nguồn vốn Trung ương còn hạn chế.
2.1.4.2. Hoạt động cho vay
Đến 31/12/2007, tổng dư nợ tín dụng toàn Chi nhánh đạt 532.183 triệu đồng, tăng 120.276 triệu đồng (29,2%) so với năm 2006.
- Doanh số cho vay: 428,3 tỷ đồng, tăng 79,6 tỷ đồng (22,8%) so với năm 2006
- Doanh số thu nợ: 307,8 tỷ đồng, tăng 59,3 tỷ đồng (23,9%) so với năm 2006
- Thu lãi đạt bình quân 73 triệu đồng/tỷ đồng dư nợ bình quân, cao hơn kế hoạch 4 triệu đồng/tỷ đồng dư nợ bình quân
Kết quả cụ thể từng chương trình cho vay như sau:
Đơn vị: triệu đồng, hộ, sinh viên, doanh nghiệp
STT
CHƯƠNG TRÌNH
CHO VAY
DƯ NỢ NHẬN BÀN GIAO
DOANH SỐ CHO VAY QUA 5 NĂM
DOANH SỐ THU NỢ QUA 5 NĂM
DƯ NỢ
NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ KHOANH
SỐ KHÁCH HÀNG DƯ NỢ
Số tiền
Số món vay
1
Hộ nghèo
40.873
840.170
146.668
529.408
351.635
1.233
52.599
2
Giải quyết việc làm
53.801
395.672
62.246
319.990
129.482
1.669
12.377
3
Học sinh Sinh viên
5.004
16.352
3.628
4.953
16.376
1.533
3.701
4
Xuất khẩu lao động
-
602
39
222
380
-
27
5
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Dự án KfW)
-
13.140
36
4.817
8.323
-
24
6
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
-
28.696
5.914
2.710
25.987
-
5.865
Tổng cộng
99.678
1.294.605
218.531
862.100
532.183
4.357
74.593
Chương trình cho vay đối với hộ nghèo
- Dư nợ cho vay hộ nghèo: 351,64 tỷ đồng. Trong đó:
+ Nguồn vốn Trung ương: 346,7 tỷ đồng, tăng 76,8 tỷ đồng (28%) so với năm 2006, đạt 99,31% kế hoạch được giao
Năm 2007, mức dư nợ bình quân 6,68 triệu đồng/hộ, tăng 1,04 triệu đồng so với năm 2006 (Năm 2006 là 5,64 triệu đồng/hộ), vốn vay đó tạo điều kiện vay hộ nghèo có vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
+ Nguồn vốn Địa phương: 4,94 tỷ đồng (bao gồm dư nợ nhận bàn giao từ Quỹ hỗ trợ Hội Nông dân và dư nợ cho vay nguồn vốn nhận ủy thác từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và quận huyện)
Chương trình cho vay quỹ quốc gia Giải quyết việc làm
- Tổng dư nợ đạt: 129.482 triệu đồng. tăng 13.293 triệu đồng (11,4%) so với năm 2006. Trong đó:
+ Nguồn vốn Trung ương: 75.051 triệu đồng, tăng 3.585 triệu đồng (5%) so với năm 2006, đạt 99,27% kế hoạch được giao năm 2007. Mức cho vay bình quân đạt 11,47 triệu đồng/hộ (tăng 1,59 triệu đồng/hộ so với năm 2006), góp phần tạo việc làm cho 6.875 lao động.
+ Nguồn vốn Địa phương: 54.431 triệu đồng, tăng 9.708 triệu đồng (21,7%) so với năm 2006. Mức cho vay bình quân đạt 9,33 triệu đồng/hộ (tăng 1,09 triệu đồng/hộ so với năm 2006), thu hút 6.756 lao động.
- Chương trình cho vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm tạo điều kiện cho 8.757 người có việc làm, góp phần vào mục tiêu, nhiệm vụ chung của Thành phố về giải quyết việc làm cho lao động năm 2007.
Chương trình cho vay đối với HSSV:
Dư nợ đạt 16.376 triệu đồng, tăng 9.294 triệu đồng (131,2%) so với năm 2006, đạt 93,67% kế hoạch được giao năm 2007. Trong đó:
- Dư nợ cho vay thông qua hộ gia đình: 9.531 triệu đồng (2.167 HSSV)
- Dư nợ cho vay trực tiếp: 6.832 triệu đồng (1.542 HSSV)
Chương trình cho vay để Xuất khẩu lao động:
Dư nợ đạt 380 triệu đồng (27 khách hàng), đạt 96,69% kế hoạch được giao năm 2007. Dư nợ chương trình này tăng chậm do người của Thành phố Hà Nội kén chọn thị trường đi xuất khẩu lao động.
Chương trình cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Dự án KfW):
Dư nợ 8.323 triệu đồng (24 doanh nghiệp), tăng 1.799 triệu đồng (27,6%) so với năm 2006, đạt 87,61% kế hoạch giao năm 2007. Trong năm 2007, mặc dù Chi nhánh rất quan tâm tăng trưởng dư nợ, tuyên truyền, thu hút những khách hàng có năng lực tài chính, song việc triển khai cho vay vẫn còn hạn chế do mức cho vay và lãi suất hiện hành của chương trình này chưa hấp dẫn đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Chương trình “ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”:
Dư nợ 25.987 triệu đồng (5.865 hộ), tăng 15.988 triệu đồng (160%) so với năm 2006 và đạt 99,5% kế hoạch được giao năm 2007. Chương trình này đã cho vay cải tạo và xây mới 2.528 công trình nước sạch và 3.418 công trình vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn.
* Chất lượng công tác cho vay:
- Công tác cho vay các chương trình đều hoàn thành kế hoạch
- Tốc độ quay vòng vốn tín dụng nhanh, đạt 0,747 vòng/năm (xấp xỉ gấp 3 lần so với mức tối thiểu NHCSXH quy định)
- Hầu hết các chương trình cho vay đều đó thực hiện được mục tiêu mở rộng đối tượng cho vay trung hạn, giảm dư nợ cho vay ngắn hạn, giúp giảm nghèo bền vững, tạo việc làm ổn định và giảm khối lượng công việc của ngân hàng.
- Nợ quá hạn năm 2007 là 0,82% với số tiền là 4.357 triệu đồng, giảm 0,18% so với năm 2006. Nợ xâm tiêu là 204 triệu đồng (0,038% dư nợ). Cụ thể:
+ Chương trình cho vay hộ nghèo: Nợ quá hạn chiếm 0,35% dư nợ với số tiền là 1.233 triệu đồng (bao gồm cả 78 triệu đồng nợ khoanh), giảm 0,195% so với năm 2006.
+ Chương trình cho vay Giải quyết việc làm: Nợ quá hạn chiếm 1,29% dư nợ (số tiền 1.699 triệu đồng), giảm 0,78% so với năm 2006.
+ Nợ quá hạn cho vay đối với HSSV chiếm 9,36% dư nợ (giảm 0,07% so với năm 2006)
- Mức cho vay bình quân 1 hộ ở các chương trình đều tăng đáng kể so với năm 2006, gần hơn với nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Tỷ lệ thu lãi đạt 90% (trên tổng số lãi phải thu)
* Các chỉ tiêu cho vay cụ thể trong năm 2008:
- Tổng dư nợ tín dụng đạt 716,6 tỷ đồng, tăng 34,5% so với năm 2007. Cụ thể:
+ Chương trình cho vay hộ nghèo: 450,6 tỷ đồng, tăng 28,16% so với năm 2007
+ Chương trình cho vay Giải quyết việc làm: 152,5 tỷ đồng, tăng 18,22% so với năm 2007
+ Chương trình cho vay Xuất khẩu lao động: 0,6 tỷ đồng, tăng 53,85% so với năm 2007
+ Chương trình cho vay HSSV: 47,4 tỷ đồng, tăng 172,41% so với năm 2007
+ Chương trình cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Dự án KfW): 13,5 tỷ đồng, tăng 58,82% so với năm 2007
+ Chương trình cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 52 tỷ đồng, tăng 100,77% so với năm 2007
- Tỷ lệ thu lãi đạt 100% lãi đến hạn phải thu
- Tỷ lệ thu nợ đạt 99-100% nợ đến hạn đảm bảo nguồn vốn thu hồi được kịp thời cho vay quay vòng, không để tồn đọng vốn
- Tỷ lệ nợ quá hạn: dưới 1%
- Tỷ lệ kiểm tra đạt 100% số tổ TK&VV, 100% số hộ vay
2.1.4.3. Về các hoạt động nghiệp vụ khác:
Bao gồm các hoạt động như phát hành trái phiếu, các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quĩ, các nghiệp vụ về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối Các nghiệp vụ này gắn với hoạt động của một NH hiện đại. Hiện nay, tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội mới thực hiện dịch vụ thanh toán và ngân quĩ bằng VND. Còn các nghiệp vụ khác thì hầu như chưa được chú ý.
2.2. Thực trạng tín dụng đối với HSSV của NHCSXH TPHN
2.2.1. Đặc điểm tình hình chung của TPHN có ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn
1/ Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của cả nước, là nơi tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề nên tập trung một số lượng không nhỏ HSSV từ các tỉnh, thành trên cả nước về học tập.
2/ Trình độ dân trí trên địa bàn Hà Nội được đánh giá cao hơn mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ HSSV trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp khà lớn nhưng thu nhập bình quân đầu người cao, do vậy tỷ lệ gia đình HSSV có nhu cầu vay vốn trên địa bàn Hà Nội so với toàn quốc không lớn.
3/ Đặc thù sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt tại các quận nội thành thường sống khép kín, ít tham gia các hoạt động cộng đồng; mật độ dân số Hà Nội cao song tỷ lệ dân ngoại tỉnh về sinh sống chiếm tỷ lệ không nhỏ, Chính quyền địa phương có nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết về an sinh xã hội cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình cho vay HSSV (việc triển khai cho vay và quản lý đối tượng cho vay gặp khó khăn)
2.2.2. Kết quả thực hiện chương trình tín dụng qua 5 năm (2003-2007)
2.2.2.1. Nhận bàn giao từ Ngân hàng Công thương
Chương trình tín dụng đối với HSSV thực hiện từ năm 1998 thông qua Ngân hàng Công thương, năm 2003, sau khi thành lập, NHCSXH TPHN đã triển khai nhận bàn giao và thực hiện cho vay HSSV. Số liệu nhận bàn giao như sau:
Dư nợ: 5.004 triệu đồng với 1.877 HSSV có dư nợ.
Nợ quá hạn: 218 triệu đồng, 4,4% trên tổng dư nợ.
(Trên thực tế, tại thời điểm nhận bàn giao, còn 438 triệu đồng dư nợ đã quá hạn chưa được Ngân hàng Công thương chuyển sang tài khoản nợ quá hạn)
2.2.2.2.Kết quả sau 5 năm thực hiện
Qua 5 năm (2003-2007), chương trình cho vay HSSV trên địa bàn TPHN có thể được chia thành 02 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1: Từ khi nhận bàn giao đến trước ngày 01/10/2007 (trước khi thực hiện Quyết định 157), NH cho vay trực tiếp tới HSSV và bước đầu thực hiện cho vay thông qua hộ gia đình.
Chi nhánh NHCSXH TPHN tiếp tục giải ngân HSSV tại 03 trường Đại học nhận bàn giao từ ngân hàng Công thương, sau này mở rộng thêm cho vay trực tiếp tại 04 trường Đại học và bước đầu triển khai cho vay thông qua hộ gia đình, kết quả như sau:
Doanh số cho vay là: 6.203 triệu đồng với 1.723 HSSV vay vốn.
Dư nợ 6.636 triệu đồng (1.669 HSSV), tăng 1.632 triệu đồng (32,6%) so với dư nợ nhận bàn giao.
Trong đó, Nợ quá hạn: 1.292 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn là 19,5%, tăng 15,1% (do NHCSXH chuyển nợ quá hạn nhận bàn giao từ Ngân hàng Công thương)
* Giai đoạn 2: Từ 01/10/2007 đến 31/12/2007 triển khai cho vay theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV:
- Doanh số cho vay là 10.122 triệu đồng với 1.905 hộ vay.
- Dư nợ 16.376 triệu đồng, với số HSSV dư nợ là 3.709 HSSV (tăng 11.372 triệu đồng (227%) so với thời điểm nhận bàn giao và tăng 9.740 triệu đồng (59,5%) so với trước khi thực hiện Quyết định 157)
* Tổng hợp kết quả cho vay HSSV qua 05 năm (2003-2007) như sau:
- Doanh số cho vay: 16.325 triệu đồng (3.628 HSSV vay vốn).
- Doanh số thu nợ: 4.953 triệu đồng. Số HSSV đã tất toán nợ với NHCSXH: 1.412 HSSV.
- Dư nợ: 16.376 triệu đồng, với 3.709 HSSV còn dư nợ, tăng 11.372 triệu đồng (69,4%) so với thời điểm nhận bàn giao và tăng 9.740 triệu đồng (59,5%) so với thời điểm trước khi triển khai Quyết định 157. Trong đó, dư nợ phân theo trình độ đào tạo:
+ Đại học, Cao đẳng: 14.576 triệu đồng, chiếm 89% tổng dư nợ HSSV, với 3.268 HSSV vay vốn.
+ Trung cấp, chuyên nghiệp: 1.268 triệu đồng, chiếm 7,7% tổng dư nợ HSSV, với 311 HSSV vay vốn.
+ Học nghề trên 1 năm: 532 triệu đồng, chiếm 3,3% tổng dư nợ HSSV, với 130HSSV.
+ Học nghề dưới 1 năm: 0 triệu đồng, với 0 HSSV.
- Dư nợ quá hạn: 1.533 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,3% tổng dư nợ HSSV.
TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHO VAY HSSV CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN THEO TỪNG PHƯƠNG THỨC CHO VAY (2003-2007)
Đơn vị: triệu đồng, khách hàng.
STT
Tên chỉ tiêu
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Tổng dư nợ
Trong đó
Số hộ còn dư nợ
Số HSSV đã hoàn tất nợ
Số HSSV còn dư nợ
Trong hạn
Quá hạn
Khoanh
1
Cho vay trực tiếp HSSV
6.781
4.953
6.832
5.299
1.533
-
1.542
1.412
1.542
2
Cho vay thông qua hộ gia đình
9.544
-
9.544
9.544
-
-
2.159
-
2.167
Tổng cộng
16.325
4.953
16.376
14.843
1.533
-
3.701
1.412
3.709
2.2.2.3. Đánh giá hiệu quả của chương trình tín dụng đối với HSSV ở Việt Nam
Các chương trình cho HSSV vay vốn, hiện đã phổ biến trên 50 nước khắp thế giới. Cho HSSV vay vốn về bản chất là để có thể tăng thêm mức gánh chịu chi phí của HSSV, giảm bớt mức gánh chịu của ngân sách nhà nước theo cách chuyển sự gánh chịu của họ từ hiện tại (trả học phí trước) sang tương lai, khi mà họ đã “có khả năng chi trả”. Có như vậy, một mặt sinh viên nghèo mới không phải bỏ học, mặt khác, việc tài trợ của nhà nước mới có công bằng hơn so với khi thực hiện chính sách học phí thấp.
Chương trình cho sinh viên vay vốn giữ một mối quan hệ cực kỳ mật thiết với việc tăng học phí và việc tăng học phí sẽ không thể thực hiện được nếu chương trình cho sinh viên vay vốn không được đẩy mạnh.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, ví dụ như ở Australia, khi tăng học phí mà có chính sách cho sinh viên vay vốn, số sinh viên được học ĐH vẫn tăng và mức độ mất công bằng xã hội gần như không thay đổi mấy, vẫn giữ được mức chênh lệch tỷ lệ học ĐH của 2 lớp dân cư: 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất, khoảng 3-4 lần. (Con số này ở Việt Nam có lẽ đã đến hàng chục lần).
Còn Hồng Kông, khi tăng học phí lên 2,65 lần, họ đã lập những chương trình cho SV vay vốn khá thành công với mục tiêu đặt ra là: “Không một em học sinh nào đủ trình độ mà lại không được học ĐH” vì lý do tài chính. Khoảng 50% trong diện được vay, phần lớn SV nghèo, số lượng vay tăng nhanh từ những năm 90 khi tăng học phí lên 2,65 lần.
Trong những năm trước, tại Việt Nam, quỹ cho sinh viên vay hình như chỉ khoảng 200 tỷ đồng và vay cũng khó khăn nên không sử dụng hết. Về quy mô, như vậy quỹ này chỉ có khoảng 13 triệu USD so với ngân sách nhà nước dành cho giáo dục ĐH khoảng 450 triệu USD. Trong khi đó, năm 2003, Thái Lan đã có quỹ học bổng đến 60 triệu USD, quỹ tín dụng sinh viên đến 350 triệu USD so với ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đại học là 860 triệu USD.
Tuy nhiên, hiện nay, thay vì mức cho vay tối đa là 300 nghìn/ tháng như trước đây, sinh viên được vay tối đa là 800 nghìn/ tháng. Năm 2009, mặc dù nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn, Chính phủ vẫn bố trí đủ nguồn vốn (khoảng 8.000 tỷ đồng) để học sinh, sinh viên (HSSV) có nhu cầu được vay với lãi suất thấp để học tập.
Để chương trình cho sinh viên vay vốn sâu sát hơn nữa với đời sống sinh viên và có thể thực hiện được nhiệm vụ “dọn đường” cho việc tăng học phí, thì Quỹ cho vay phải đủ lớn, có thể bằng 40-50% NSNN dành cho GDĐH ví dụ khoảng 200 – 250 triệu USD, cho vay không chỉ để trả học phí mà còn một phần cho chi phí ăn ở; diện cho vay rộng hơn, ví dụ 20 – 30% tổng số SV; lãi suất rất thấp, có thể chỉ khoảng 50% lãi suất thị trường. Nhà nước sẽ gánh chịu phần lớn rủi ro cho SV.
Ví dụ mức chi trả nên tính theo phần trăm của phần thu nhập cao hơn ngưỡng, gần giống như thuế thu nhập cá nhân vậy. Khi có việc với mức lương 1 triệu đ/tháng thì chưa phải trả, khi mức lương 2 triệu đ/tháng thì trả 20% của triệu thứ hai chẳng hạn, nghĩa là trả 200.000 đ/tháng. Như vậy, mức trả cho từng thời đoạn ở đây là chưa xác định trước mà tùy thuộc vào mức thu nhập của người vay, cho đến khi hết nợ. Nhưng sau 15 hay 20 năm nếu chưa trả hết, hoặc lỡ bị tai nạn không làm được việc nữa, thì được xóa nợ.
Nhà nước có một cơ quan độc lập lo việc này và chấp nhận một mức “thất thoát” nào đó trong việc thu hồi nợ... Tất nhiên, bên cạnh chương trình cho HSSV vay vốn vẫn phải tiếp tục duy trì những giải pháp tài trợ HSSV truyền thống đã có lâu nay.
- Chương trình cho HSSV vay vốn có thể có nhiều mục tiêu như: Tạo cơ hội tiếp cận GD-ĐH cho nguời nghèo; Giảm bớt áp lực lên ngân sách Nhà nước; Mở rộng hệ thống GD-ĐH; Đáp ứng nhu cầu nhân lực khu vực hoặc nghề nghiệp ưu tiên cụ thể; Giảm bớt khó khăn tài chính cho HSSV đồng thời tăng cường trách nhiệm của họ (chính HSSV sẽ phải trả chi phí, chứ không phải chỉ là gia đình họ).
- Chương trình tín dụng đối với HSSV đã cụ thể hóa sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về đầu tư cho giáo dục, nhằm đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ về chuyên môn, có tay nghề đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Việc tạo điều kiện cho HSSV theo học tại các trường trên cả nước vay vốn, nhất là những trường Dạy nghề đã góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị của địa phương, giam thiểu các tệ nạn xã hội cũng như mở ra một cơ hội việc làm cho HSSV là con em gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
- Nhiều hộ gia đình vay vốn chương trình HSSV đã có thể yên tâm tạo điều kiện cho con em theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề trên cả nước, ngay cả trong trường hợp phải trang trải chi phí cho 2 hay 3 người con cùng theo học.
2.2.2.4. Một số hạn chế và nguyên nhân
1/ Về cơ chế, chính sách:
- Theo cơ chế hiện nay, việc triển khai chương trình cho vay đối với học sinh viên được phối hợp thực hiện bởi nhiều cơ quan, tổ chức liên quan như: nhà trường, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và trung tâm là NHCSXH, tuy nhiên, sự liên kết của những tổ chức này còn khá “lỏng lẻo”, các thông tin liên quan đến việc triển khai chương trình cho vay học sinh, sinh viên không được “thông suốt” dẫn đến nhiều “kẽ hở” trong quá trình triển khai cho vay: ví dụ: nhà trường không nắm bắt được sinh viên sau khi được cấp giấy xác nhận đã được vay vốn Ngân hàng hay chưa; chính quyền địa phương và Hội đoàn thể quản lý vốn uỷ thác chỉ nắm bắt được số liệu về vay vốn của những sinh viên trong lần đầu làm thủ tục vay, không biết được thực tế số tiền nhận nợ của những kỳ vay vốn tiếp theo vì khi đó gia đình sinh viên có thể trực tiếp làm việc với Ngân hàng, không cần thông qua Hội đoàn thể hay chính quyền địa phương; Ngân hàng cho vay vào thời điểm kỳ II của năm học không biết được sinh viên đó có còn theo học tại trường đó hay không do giấy xác nhận vay vốn đã xin từ đầu năm được sử dụng để vay vốn cho 02 học kỳ trong cùng một năm học.
- Việc triển khai cho vay HSSV thông qua các tổ TK&VV được thành lập tại các khu dân cư thuộc quản lý của các tổ chức chính trị xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân) nhằm thực hiện mô hình “xã hội hoá” các hoạt động tín dụng của NHCSXH, tuy nhiên mô hình này cũng gây ít nhiều khó khăn cho các hộ gia đình trong quá trình tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi này của Chính phủ. Mô hình cho vay như vậy vô hình chung đã “độc quyền hoá” việc triển khai cho vay của các tổ chức Hội đoàn thể, nếu hộ gia đình không qua được “cửa ải” này thì không thể thực hiện được các quy trình tiếp theo để vay vốn Ngân hàng. Thực tế triển khai qua hơn 02 năm cho thấy, vẫn tồn tại sách nhiễu trong việc tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận vốn vay từ phía cá biệt một số Hội đoàn thể cấp cơ sở như: thu thêm phí của người vay; việc triển khai cho vay theo chủ nghĩa cá nhân (tức là nếu không được lòng Ban quản lý tổ hoặc lãnh đạo Hội đoàn thể địa phương thì hộ gia đình đó khó có thể được gia nhập Tổ TK&VV - điều kiện cần có để được vay vốn).
- Việc cấp giấy xác nhận cho HSSV vay vốn:
+ Trong Giấy xác nhận, sinh viên có thể tự điền vào phần xác nhận diện HSSV vay vốn để vay tiền ở nhiều nơi (Ví dụ: sinh viên tự tích vào ô “mồ côi” để vay trực tiếp tại NHCSXH, đồng thời làm giấy xác nhận khác chuyển bố, mẹ làm thủ tục vay ở địa phương).
+ Giấy xác nhận của Nhà trường được dùng 01 lần để làm căn cứ giải ngân cho cả 02 kỳ học, HSSV có thể lợi dụng tiếp tục vay vốn kỳ 2 khi đã chuyển học trường khác, bỏ học, bị đuổi học ... giữa năm học.
- Theo quy định, mẫu giấy cam kết trả nợ hiện nay do sinh viên lập và gửi Nhà trường sau khi ra trường. Việc này gây khó khăn cho NHCSXH trong việc nắm bắt thông tin về sinh viên sau khi ra trường, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đôn đốc thu nợ (gốc + lãi).
- Sự phối hợp giữa Chi nhánh Hà Nội với các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề gặp khó khăn vì phải qua nhiều đầu mối đơn vị chủ quản (một số trường do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, một số khác lại do Bộ Giáo dục & Đào tạo hoặc các Bộ chuyên ngành quản lý, một số lại do Sở Lao động thương binh và xã hội Thành phố quản lý..). Thông tin hai chiều giữa nhà trường và ngân hàng bị hạn chế.
- Với cơ chế đào tạo như hiện nay của ngành giáo dục Việt Nam, có thể nhận thấy lượng “cung” về cử nhân đại học các ngành kinh tế, kỹ thuậtvượt rất nhiều so với lượng “cầu” trên thị trường. Điều này dẫn đến một hệ quả là một tỷ lệ không nhỏ sinh viên sau khi ra trường sẽ “ra nhập đội quân thất nghiệp” hoặc có việc làm không đúng với ngành nghề đào tạo và chấp nhận mức thu nhập ít ỏi. Đây cũng sẽ là một khó khăn đối với Ngân hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả nợ của các hộ vay vốn.
2/ Về nhận thức của các cơ quan triển khai thực hiện:
- Tại nhiều nơi, Chính quyền và Hội đoàn thể xã, phường còn chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương, chính sách tín dụng của Nhà nước đối với HSSV cũng như cơ chế cho vay của NHCSXH, vì thế đã nảy sinh tâm lý e ngại không muốn triển khai hoặc mở rộng đối tượng được vay vốn, nhất là triển khai cho các đối tượng đào tạo học nghề (do thời gian cho vay chương trình HSSV kéo dài, việc theo dõi, quản lý vốn vay phức tạp...), một số nơi chỉ triển khai cho vay “ví dụ” tới một vài trường hợp để lấy phong trào chứ không hề muốn mở rộng chương trình vì sợ nguy cơ rủi ro.
- Một số Hội đoàn thể xã, phường do nhận thức chưa đúng đắn về chủ trương, chính sách này của Chính phủ nên không phổ biến và tạo điều kiện cho đại chúng nhân dân tiếp cận với vốn vay, chỉ bó hẹp trong phạm vi những hộ gia đình thân quen, những hộ gia đình là thành viên của Hội đoàn thể đó, thậm chí, có nơi còn gắn việc được vay vốn với việc thực hiện các “nghĩa vụ” khác như: mua báo Hội, tham gia đầy đủ các chương trình do Hội phát động, nếu muốn vay vốn phải xin gia nhập Hội đoàn thể.
- UBND xã, phường tại một số nơi còn chưa nhận thức đúng đắn trong việc xác nhận đối tượng vay vốn HSSV dẫn đến nhiều trường hợp phải thu hồi vốn trước hạn do không đúng đối tượng được vay vốn sau quá trình kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng, một phần trong số đó là những gia đình có liên quan đến cán bộ UBND xã, phường.
- Các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai thực hiện chương trình cho vay chưa hiểu được rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình đến đâu trong cả quy trình cho vay nên dẫn đến việc “lấn sân” một cách thái quá, gây nên những khó khăn cho gia đình sinh viên trong quá trình làm thủ tục vay vốn. Ví dụ: Trường đại học có trách nhiệm xác nhận về tình trạng sinh viên đang theo học tại trường căn cứ hồ sơ của sinh viên lưu tại trường; sau đó, trách nhiệm xác nhận đối tượng để gia đình sinh viên đó có được vay vốn hay không là của Chính quyền địa phương, tuy nhiên, thực tế nhiều trường đại học đã yêu cầu sinh viên xin xác nhận của Chính quyền địa phương về đối tượng vay vốn mới cấp giấy xác nhận, khiến nhiều sinh viên theo học tại những trường xa nhà đã mất rất nhiều thời gian và chi phí trong việc gửi và nhận những giấy tờ liên quan với gia đình; Một số chính quyền phường, xã còn yêu cầu gia đình sinh viên làm cam kết trả nợ mới xác nhận cho hộ gia đình đó về đối tượng vay vốn trong khi theo quy định, cam kết trả nợ là do sinh viên làm và gửi Nhà trường.
3/ Về nguồn vốn cho vay và khả năng thu hồi nợ – ý thức của người vay vốn:
- Do đặc thù của chương trình cho vay chủ yếu là các món vay trung hạn, thời gian thu hồi cả gốc và lãi đều kéo dài (nhiều trường hợp trên 10 năm) nên nguồn cho vay hàng năm đa phần là từ vốn bổ sung mới, vốn thu hồi cho vay quay vòng là không đáng kể.
Chính phủ đã, đang và rất quan tâm đến chương trình cho vay ưu đãi đối với HSSV và hàng năm đã dành một khoản Ngân sách không nhỏ cho đối tượng này để bổ sung vốn cho vay. Tuy nhiên, Ngân sách Nhà nước còn có hạn, đôi khi còn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu giải ngân của địa phương vào những thời điểm đầu năm học mới. Chính vì vậy, đã xảy ra nhiều trường hợp sinh viên không kịp vay vốn để đóng tiền học tại một số tỉnh, thành như VTV và một số báo, đài đã đưa tin.
- Nhu cầu được vay vẫn đang gia tăng bởi mỗi năm có hơn một triệu sinh viên mới được tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, chưa kể số học sinh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp. Vấn đề đáng lo lúc này là liệu số tiền đã phát ra có thể thu hồi lại kịp thời hay không để tiếp tục đem đến cơ hội cho những sinh viên nghèo sau này, khi mà người được vay thường không tính đến phương án trả nợ?
Lãi suất cho HSSV vay theo quy định mới chỉ có 0,5%, giảm so với mức cho vay trước đây (0,65%/tháng). Mức lãi suất này tương đương 50% lãi suất cho vay thương mại. Cộng với thủ tục cho vay không quá khắt khe, không cần thế chấp nhà cửa... khiến cho việc vay vốn trở nên hấp dẫn với các gia đình, đặc biệt là những người có mức thu nhập trung bình thấp ở các vùng nông thôn. Trên thực tế cũng có những gia đình do thấy khoản vay hấp dẫn nên cứ làm thủ tục vay mà không phải để chi cho học tập của con cái: Họ cứ vay để đấy hay làm việc khác. Điều này cho thấy việc cho HSSV vay vốn cũng chưa hẳn đã đến được đúng những đối tượng cần vay. Việc vay vốn để giải quyết khó khăn trước mắt còn việc trả nợ thì có thể nhờ bố mẹ...
Quả thực, để đòi hỏi sinh viên trả lại số vốn được vay cộng với lãi suất trong 4 năm sau khi ra trường một năm là không dễ. Nhờ bố mẹ vay để trả nợ 32 triệu đồng cộng lãi suất liệu có khó khăn không? Có lẽ toàn bộ cả 4 năm học là một khoản tiền khá lớn, bố mẹ HSSV cũng khó mà lo được.
Hiện tại, công tác thu nợ quá hạn nhận bàn giao từ ngân hàng Công thương khó khăn, phức tạp do HSSV không có ý thức trả nợ để nợ quá hạn chây ỳ nhiều năm nay, HSSV sau khi ra trường không về địa phương sinh sống, gia đình không cung cấp thông tin; có trường hợp khi vay vốn không khai rõ ràng địa chỉ gốc nên không tìm được địa chỉ, sinh viên ra trường không làm cam kết trả nợ ngân hàng đến nay chưa có hướng giải quyết.
Chương trình cho sinh viên vay vốn được triển khai từ năm 2003. Đến hết tháng 7/2007 đã có 144.335 người vay vốn. Tuy nhiên mới có 47.191 người trả được nợ. Số sinh viên đang dư nợ là trên 97.000 người với tổng số dư nợ là 297 tỷ đồng. Điều này cho thấy, thực tế vay thì dễ những để trả nợ lại là chuyện rất nan giải.
4/ Một số hạn chế khác:
- Cơ cấu cho vay chưa đồng đều:
Số HSSV tiếp cận với vốn vay thuộc nhiều nhóm ngành, hệ đào tạo khác nhau từ đại học, cao đẳng, trung cấp đến học nghề dưới và trên một năm. Song dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch rất lớn trong cơ cấu dư nợ được chia theo nhóm hệ đào tạo. Phó Tổng giám đốc NHCSXH - ông Nguyễn Văn Lý - cho biết, dư nợ cho vay lớn nhất hiện thuộc về nhóm học đại học, cao đẳng với 6.949 tỉ đồng, bao gồm 883 nghìn HSSV và chiếm đến gần 70% tổng số học sinh vay vốn.
Nhóm học sinh trung cấp chiếm vị trí thứ hai với 302 nghìn HSSV vay 2.200 tỉ đồng, chiếm 23,7%. Chỉ có 6,7% số đối tượng vay vốn là nhóm học sinh học nghề trên và dưới 1 năm với tổng dư nợ của cả hai nhóm khiêm tốn ở mức 593 tỉ đồng. Các thống kê này - theo ông Nguyễn Văn Lý - cho thấy đến nay đối tượng vay chủ yếu là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay vốn cho con đi học đại học, cao đẳng và rất ít gia đình vay vốn cho con đi học trung học hay học nghề.
Không bỏ qua yếu tố sai sót trong công tác thống kê, song theo lý giải của đại diện Tổng cục Dạy nghề, tuy nhóm học sinh học nghề có hoàn cảnh khó khăn nhất, không theo học đại học và học nghề với mong muốn sẽ có một công việc, nhưng khả năng kiếm được việc làm để có thể trả nợ ngân hàng của nhóm học nghề hạn chế hơn nhiều các nhóm học đại học hay cao đẳng có thể là lý do dẫn đến tâm lý ngại vay vốn. Các phân tích của Tổng cục Dạy nghề cho thấy, một phần lớn người học nghề phải tự xoay xở và phải tự hành nghề sau khi học do nhu cầu của nền kinh tế không thể hấp thụ hết toàn bộ số học sinh dạy nghề.
- Mức cho vay vẫn chưa phù hợp với giá cả thị trường liên tục tăng:
Hiện tại, nhiều trường đại học, cao đẳng đã tăng học phí, cộng với phí sinh hoạt đắt đỏ, mức cho vay có thể được điều chỉnh trong trường hợp học phí hoặc giá cả thị trường tăng, hiện nay rất nhiều sinh viên đề nghị là được vay 1,2 triệu đồng/tháng, nhưng mức cho vay hiện nay vẫn là 800.000 đồng/tháng và lãi suất là 0,5%/tháng, tức 6%/năm.
Hiện Ngân hàng đã đề xuất tăng mức cho vay nhưng hiện nay, theo khảo sát thì giá tiêu dùng thì lại ở mức bình bình, giảm xuống nên cần phải xem xét kỹ trước khi quyết định tăng mức cho vay. Bởi, nếu có tăng cho vay đến 1, 2 triệu đồng/tháng thì cũng không đủ trọn gói chi phí học hành cho sinh viên/tháng, dù sinh viên đó có tiết kiệm đến mấy. HSSV cần hiểu mức cho vay này của chính phủ chỉ dừng ở mức là “hỗ trợ”, chứ không phải là mức cho vay “nguyện vọng”, nên việc đáng ứng được một cách đầy đủ theo mong muốn của các học sinh, sinh viên là chưa thể. Tức là ngoài vay ra, gia đình vẫn phải có trách nhiệm với con em mình.
Hơn nữa, trên thực tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo vẫn chưa ban hành quyết định và thông báo áp dụng mức tăng học phí đối với hệ thống các trường đại học, cao đẳng công lập nên tạm thời mức vay vẫn chưa tăng.
Nói về vấn đề này, ông Phạm Phan Dũng - Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính trả lời, mức vay tối đa khoảng 1,2 triệu đồng là nguyện vọng chung của nhiều sinh viên và cũng rất chính đáng. Ông Dũng cho rằng khi có sự điều chỉnh mức thu học phí, chắc chắn Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sẽ phải xem xét, điều chỉnh mức vay cho phù hợp, tương ứng với mức điều chỉnh học phí.
Theo Bộ GD-ĐT, đề án tăng học phí đã được Bộ trình Chính phủ và chắc chắn sẽ tăng cao hơn hiện nay. Hiện tại, mức trần học phí các trường công lập là 180.000 đồng. Theo đề án mới, với bậc ĐH, học phí sẽ gắn liền với chi phí đào tạo, những ngành có chi phí cao phải nộp học phí cao, các trường thu bảo đảm cho chi phí thường xuyên. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định: Song song với việc điều chỉnh học phí ở các trường công lập sẽ có những chính sách hỗ trợ người học. Và biện pháp hỗ trợ then chốt mà Bộ trưởng đề cập là chính sách cho vay tín dụng đào tạo cho HSSV.
- Ngoài tình trạng trên, một loạt những bất cập khác cũng nảy sinh trong quá trình cho vay HSSV. Các kết quả kiểm tra tổng kết tại hơn 9.000 xã trong tổng số 10.000 xã có đối tượng được vay vốn trên cả nước, phát hiện 247 hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, 4.142 hộ (chiếm tỉ lệ 0,35%) bình xét cho vay sai đối tượng và gần 2.970 hộ khác được UBND cấp xã xác nhận sai đối tượng.
Với các sai phạm này, NHCSXH buộc phải ngừng giải ngân cho vay và thu hồi trước hạn đối với hơn 3.000 đối tượng sai, đồng thời thu hồi nợ trước hạn 247 hộ với số tiền sử dụng sai mục đích. Gần 600 cán bộ tổ chức bình xét cho vay sai đối tượng và cán bộ UBND cấp xã bị kiểm điểm trách nhiệm do để xảy ra tình trạng trên.
Chương 3:
Giải pháp phát triển tín dụng đối với HSSV của NHCSXH TPHN
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với HSSV của NHCSXH TPHN
3.1.1. Tác động của WTO đến NHCSXH
Một trong những thách thức lớn lao đối với Việt Nam là tiến trình gia nhập WTO có thể buộc Việt Nam phải mở cửa nền kinh tế rộng hơn và nhanh hơn mức mong muốn, có thể dẫn đến tác động không lường trước được đối với sản xuất trong nước, và thu hẹo sự linh hoạt cảu Nhà nước trong việc định hướng chiến lước phát triển quốc gia.
Nhìn chung tác động của việc Việt Nam ra nhập WTO đối với NHCSXH là đáng kể trong dài hạn:
1/ Tác động thứ nhất là sức ép lên Chính phủ và vận động thay đổi chính sách từ cộng đồng quốc tế làm tăng mức lãi suất và giảm cấp bù cho NHCSXH. Trên thực tế, các tổ chức đa phương và song phương ít khi cung cấp nguồn tài chính cho khu vực tài chính vi mô khi các cản trở về cơ cấu và lãi suất bao cấp còn tồn tại trong khu vức này.
Đó là lý do trong thời gian vừa qua, NHCSXH không thể tiếp cận được nguồn tài chính của Dự án Nông thôn II do World Bank tài trợ. NHCSXH có 2 lựa chọn: một là tiếp tục tăng nguồn vốn chương trình của Nhà nước; hai là có những cải cách thích hợp để thu hút và khai thông được các nguồn vốn quốc tế.
2/ Tác động thứ hai là từ phía sự phát triển về chất của khách hàng. Theo kế hoạch phát triển đất nước của Đảng và Chính phủ, số lượng khách hàng là người nghèo sẽ giảm mạnh. Dự tính đến năm 2010 số dân sống chuẩn dưới nghèo mới là 11% và đến năm 2020 là dưới 1,5%. Trình độ nhận thức và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của khách hàng ngày càng cao. Vì vậy, NHCSXH cần phải có những thay đổi về cơ cấu sản phẩm như bổ sung thêm các dịch vụ tiết kiệm, chuyển tiền, bảo hiểm và chuyển dần sang hình thức hỗ trợ chủ yếu về thủ tục và phương thức phục vụ. Đồng thời bên cạnh việc mở rộng đối tượng chính sách khác, Ngân hàng nên trình Chính phủ cho phép cung cấp dịch vụ tài chính cho các đối tượng cận nghèo. Đây là những đối tượng dễ bị tổn thương, tái nghèo. Họ hiện đang bị các ngân hàng thương mại bỏ qua nhưng cũng không phải là khách hàng của NHCSXH.
3/Tác động thứ ba đến từ việc thay đổi cơ cấu, đặc điểm lao động về mặt xã hội. Bên cạnh đó hiện tượng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, xuất khẩu lao động và tình trạng thiếu hụt việc làm phi nông nghiệp ngày càng gia tăng do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đòi hỏi NHCSXH phải có hình thức phục vụ thích hợp cho các đối tượng này. Cụ thể là các dịch vụ chuyển tiền trong nước, chuyển tiền kiều hối, tiết kiệm một nơi nhận nhiều nơi, mở rộng cho vay xuất khẩu lao động, các dịch vụ dựa trên công nghệ thẻ và điện thoại di động
4/ Tác động thứ tư đến từ khả năng cạnh tranh của các đối tượng khách hàng của NHCSXH. Các đối tượng này có quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, chất lượng hàng hóa thấp sẽ dễ bị mất thị trường và thu nhập do người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm cao cấp và có xuất xứ rõ ràng hơn. NHCSXH cần phải có định hướng hỗ trợ tín dụng theo những chương trình kết hợp tạo việc làm và tích tụ năng lực sản xuất để người nghèo có thể kết hợp với thành phần kinh tế khác tạo thành những mô hình sản xuất tập trung có đủ khả năng đối phó với những biến động thị trường và nhu cầu trong thời gian tới. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, sau khi gia nhập WTO, những nơi nào người dân thực hiện thành công tích tụ và tập trung hóa sản xuất nông nghiệp, dần dần đưa khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất và kiểm soát chặt chẽ chất lượng thì khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại tăng lên rõ rệt. Trong các chương trình hiện nay của NHCSXH đã có chương trình cho vay giải quyết việc làm đang đi theo hướng này; mặt khác đưa chương trình cho vay hộ nghèo và hộ sản xuất ở vùng đặc biệt khó khăn hiện tại phát triển theo xu hướng này. Việc cho vay để sản xuất quy mô cực nhỏ, manh mún tại hộ gia đình như hiện nay chỉ có thể tạm thời duy trì trong ngắn hạn. Về dài hạn, những sản phẩm của những đối tượng vay vốn này làm ra sẽ mất dần chỗ đứng trên thị trường do người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chỉ chấp nhận tiêu dùng hàng hóa nông sản, thực phẩm có địa chỉ, nhãn hiệu, có trách nhiệm rõ ràng về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
5/ Tác động thứ năm sẽ đến khi chính phủ buộc phải cắt giảm trợ cấp nông nghiệp, trợ cấp xuất khẩu thì khách hàng chủ yếu của NHCSXH – người nông dân – là những người dễ bị tổn thương nhất. Đòi hỏi NHCSXH và Chính phủ phải có những hỗ trợ cần thiết cho những đối tượng này. Thứ hai là các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt những doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản, là những doanh nghiệp chịu nhiều tác động của việc gia nhập WTO và hiện tại đối tượng này cũng là khách hàng của NHCSXH. Họ là những khách hàng cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa để tăng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. NHCSXH nên đề xuất với Chính phủ đưa ra những chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây là chương trình tín dụng chưa được các NHTM quan tâm và có độ rủi ro cao. Với góc độ là một Ngân hàng chính sách nhằm giải quyết những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, NHCSXH cần phải mở rộng hoạt động hơn trong lĩnh vực cho vay khởi sự doanh nghiệp.
6/ Tác động thứ sáu đến cùng với việc mở cửa dần thị trường tài chính ngân hàng. Theo hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, sau năm 2008, hầu hết các nghiệp vụ của các NHTM trong nước đều được các ngân hàng Hoa Kỳ có chi nhánh tại Việt Nam thực hiện. Các NHTM của Hoa Kỳ cũng được phép mở chi nhánh 100% vốn tại Việt Nam. Các thỏa thuận đó cũng là khung cho hầu hết các nước khác. Điều đó đồng nghĩa với việc cạnh tranh nguồn nhân lực trong các ngành ngân hàng càng ngày càng gay gắt. NHCSXH cũng như các ngân hàng Việt Nam khác sẽ đứng trước một đợt chảy máu chất xám mới nếu như ngân hàng không có những chiến lược quản lý nguồn nhân lực và chế độ đãi ngộ thích hợp cho thời kỳ mới.
7/ Tác động thứ bảy đến cùng với sự cạnh tranh về nguồn vốn do các NHTM mở rộng mạng lưới ngày càng nhiều. NHCSXH sẽ khó khăn trong viêc thu hút tiền gửi từ khu đô thị do thiếu dịch vụ hỗ trợ, thiếu chế độ khuyến mại Việc này có thể dẫn đến rủi ro về thanh khoản đối với NHCSXH trong tương lai gần. NHCSXH có thể thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách đẩy mạnh huy động từ cộng đồng thông qua mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn, qua mạng lưới điểm giao dịch tại xã mà trong dài hạn chưa có tổ chức nào có thể cạnh tranh được. Điều này giúp cho ngân hàng thu hút được nguồn vốn rẻ, tại chỗ, giảm chi phí quản lý thanh khoản toàn ngành.
3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng đối với HSSV của NHCSXH TPHN trong thời gian tới
- Tiếp tục triển khai chương trình vay vốn đối với HSSV theo Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn đầy đủ, kịp thời, không để một trường hợp HSSV nào phải bỏ học vì không có đủ chi phí trang trải cho việc học tập.
- Kế hoạch đến cuối năm dư nợ cho vay HSSV đạt từ 45-50 tỷ đồng với khoảng 6.000 HSSV được va vốn.
- Tiếp tục đôn đốc thu hồi nợ, nhất là nợ nhận bàn giao, giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
3.2. Các giải pháp phát triển tín dụng đối với HSSV của NHCSXH TPHN
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, cần có sự đồng bộ trong việc triển khai các nội dung liên quan đến cả quy trình trước, trong và sau khi cho vay cũng như có sự phối hợp đồng bộ, có định hướng của các cấp, ngành liên quan từ Trung ương đến cơ sở. Cụ thể một số giải pháp và đề xuất kiến nghị như sau:
3.2.1. Phát huy hơn nữa chức năng tham mưu cấp uỷ, Chính quyền địa phương và hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp trong việc chỉ đạo, tạo điều kiện đối với hoạt động của NHCSXH Thành phố Hà Nội trên địa bàn
Cụ thể:
- Tham mưu công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng về tín dụng đối với HSSV cũng như công tác tổ chức thực hiện chương trình cho vay.
- Tham mưu công tác chỉ đạo UBND cấp cơ sở tạo điều kiện cho việc triển khai các hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH trên địa bàn, nhất là trong việc xác nhận đối tượng vay vốn, việc tổ chức điểm giao dịch lưu động tại xã, phường và kiểm tra giám sát vốn vay.
- Tranh thủ sự tạo điều kiện của Ban đại diện HĐQT cấp Thành phố và quận, huyện trong việc bố trí trụ sở làm việc cho NHCSXH Thành phố Hà Nội và các Phòng giao dịch quận, huyện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 09/2004/CT - TTg ngày 16/3/2004 về việc nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động cho NHCSXH.
3.2.2. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ
- Phối hợp với cơ quan LĐTB&XH trong việc chỉ đạo Ban xoá đói giảm nghèo cấp xã tham mưu UBND xác nhận đối tượng vay vốn theo quy định.
- Phối hợp với Sở GD&ĐT trong khâu thông tin, tuyên truyền và khâu kiểm tra, giám sát việc triển khai Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ tại các Trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trực thuộc.
- Phối hợp với Nhà Trường, Chính quyền địa phương và Hội đoàn thể cấp xã trong việc quản lý đối tượng vay vốn trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời xử lý những trường hợp cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích hoặc HSSV bỏ học, mắc tệ nạn xã hội.
- Phối hợp với Sở LĐTB&XH, Chính quyền địa phương các cấp trong việc rà soát đối tượng đủ điều kiện vay vốn chương trình tín dụng HSSV để có sự dự báo và lên kế hoạch nhu cầu vốn vay cụ thể từng thời kỳ, từ đó trình NHCSXH Việt Nam bổ sung nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của từng năm học.
- Phối hợp với Nhà trường và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là tận dụng những cơ sở sản xuất đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng trong chương trình cho vay giải quyết việc làm để tạo điều kiện giới thiệu việc làm cho những sinh viên vay vốn sau khi ra trường, tạo nên một quy trình khép kín trong quá trình cho vay, đảm bảo an toàn vốn. Đây có thể coi là một giải pháp mang tính chiến lược và lâu dài, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của công tác cho vay, vừa giúp Ngân hàng dễ dàng trong việc quản lý vốn, vừa đạt được ý nghĩa kinh tế, xã hội mà chương trình luôn hướng tới.
3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động nhận uỷ thác của Hội đoàn thể các cấp trong việc triển khai các chương trình cho vay, nhất là chương trình cho vay học sinh, sinh viên
Với vai trò là đơn vị uỷ thác cho vay, NHCSXH Thành phố Hà Nội có thể đề nghị Hội đoàn thể cấp Thành phố triển khai một số nội dung sau:
- Ban hành văn bản chỉ đạo ngành dọc trong việc tổ chức triển khai chương trình cho vay HSSV, quán triệt trách nhiệm của Hội cơ sở trong việc triển khai, không để xảy ra tình trạng e ngại, sợ trách nhiệm hoặc chỉ triển khai một cách hình thức để lấy phong trào, nghiêm cấm việc sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân trong quá trình làm thủ tục vay vốn
- Tăng cường công tác kiểm tra quá trình triển khai cho vay tại cơ sở cũng như kiểm tra tình hình thực tế tại các hộ gia đình vay vốn thuộc quản lý của Hội đoàn thể.
3.2.4. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền
- NHCSXH chủ động soạn nội dung, tin bài gửi Chính quyền cơ sở để đăng tải trên hệ thống loa, đài phường xã; thông báo chính sách và quy định về chương trình cho vay HSSV tại Bảng tin NHCSXH ở khuôn viên UBND xã, phường để nhân dân hiểu và tiếp cận dễ dàng hơn với các chương trình cho vay.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng: báo nói, báo viết, báo hình thường xuyên tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Chính phủ về chương trình tín dụng đối với HSSV, quy trình, thủ tục vay vốn
- Phối hợp với các Trường đại học, dạy nghề hoặc với các tổ chức chính trị xã hội tổ chức các buổi toạ đàm về chương trình vay vốn HSSV.
Việc tuyên truyền cần được triển khai ngay trong quá trình giải ngân hoặc kiểm tra sau khi cho vay đối với những hộ gia đình đã được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi HSSV, để họ hiểu và thấy rõ được trách nhiệm gắn với quyền lợi được vay vốn đó là phải sử dụng đồng vốn sao cho có ích, có hiệu quả nhất và phải có ý thức trong việc trả nợ khi đến hạn, đảm bảo an toàn vốn để cho vay quay vòng đối với thế hệ sinh viên tiếp theo.
3.2.5. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn
- Với cán bộ NHCSXH
- Với cán bộ UBND xã, phường làm công tác chính sách xã hội
- Với cán bộ Hội đoàn thể và Ban quản lý Tổ TK&VV
(về quy trình, thủ tục cho vay, kiểm tra giám sát và quản lý vốn vay).
Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn gắn với nhu cầu, mục tiêu của công việc theo từng thời kỳ hoạt động cụ thể.
+ Chuẩn bị đầy đủ các nội dung cần thiết phục vụ cho công tác tập huấn, đặc biệt, xây dựng tài liệu tập huấn phù hợp với từng đối tượng cụ thể, đảm bảo dễ hiểu, dễ nhớ và dễ ứng dụng.
+ Tranh thủ sự tạo điều kiện của UBND, Hội đoàn thể các cấp trong việc bố trí địa điểm, hỗ trợ kinh phí để triển khai tập huấn.
+ Kết thúc mỗi đợt đào tạo, tập huấn đều có đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm thông qua công tác kiểm tra, giám sát.
3.2.6. Tiếp tục củng cố chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV
Vì đây được xác định là mắt xích quan trọng trong hệ thống NHCSXH, góp phần phát huy hiệu quả hoạt động của NHCSXH trong đó có việc triển khai chương trình cho vay HSSV. Cụ thể:
- Rà soát, kiện toàn tổ chức của các Tổ TK&VV theo mô hình khu dân cư, hoạt động theo đúng quy định, mỗi Tổ TK&VV nhận uỷ thác triển khai nhiều chương trình cho vay, tránh tình trạng thành lập Tổ TK&VV theo từng chương trình cho vay, gây ra sự chồng chéo về thành viên tham gia và hạn chế trong quản lý, điều hành hoạt động, dễ dẫn đến các rủi ro tín dụng.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn trực tiếp cho Ban Quản lý Tổ TK&VV theo hình thức “cầm tay, chỉ việc” trong các cuộc họp giao ban định kỳ cũng như trong quá trình hoàn thiện hồ sơ cho vay của Tổ, quá trình kiểm tra sử dụng vốn.
- In các nội dung quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý Tổ TK&VV tại trang bìa cuối của sổ sách cung cấp cho Tổ TK&VV: Sổ theo dõi cho vay - thu nợ - thu lãi thành viên; Sổ theo dõi thu - chi của Tổ.để Ban quản lý Tổ tiếp cận dễ dàng với các nội dung thông tin cần biết.
- Yêu cầu cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phải nắm rõ địa chỉ, thân nhân và hoàn cảnh gia đình của từng thành viên trong Ban Quản lý Tổ TK&VV để tạo điều kiện thuận lợi trong các quan hệ giao dịch với Ngân hàng cũng như đảm bảo an toàn trong khâu quản lý vốn vay.
3.2.7. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ giao dịch lưu động cấp xã
Vì đây là cầu nối quan trọng giữa NHCSXH với nhân dân, nhất là tại những địa bàn rộng, nhiều phường, xã nằm xa trụ sở giao dịch của Ngân hàng.
- Tranh thủ sự chỉ đạo của Trưởng Ban đại diện các cấp trong việc bố trí địa điểm và lịch giao dịch lưu động.
- Ban hành văn bản chỉ đạo chi tiết, cụ thể và quán triệt tới từng cán bộ Chi nhánh để làm cơ sở triển khai thực hiện trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của NHCSXH, đặc biệt lưu ý tới việc nghiêm túc duy trì lịch giao dịch cố định hàng tháng và việc công khai các nội dung thông tin tại UBND phường, xã.
3.2.8. Tổ chức sắp xếp bộ máy nhân sự
Định biên cán bộ tại các Phòng giao dịch phù hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn, đảm báo đáp ứng như cầu thực hiện nhiệm vụ(tự viết thêm như tại chuyên đề)
3.2.9. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra sau khi cho vay
Cán bộ NHCSXH tổ chức kiểm tra độc lập với chương trình kiểm tra của Hội đoàn thể nhận uỷ thác
3.2.10. Kết hợp nhiều giải pháp để đôn đốc, thu hồi nợ
Tích cực đôn đốc thu hồi nợ, (kể cả nợ quá hạn), đảm bảo vốn cho vay quay vòng. Đây phần lớn là phần dư nợ cho vay nhận bàn giao từ Ngân hàng Công thương trước đây, đối tượng vay nằm rải rác tại khắp các Tỉnh thành trên cả nước:
- Gửi thông báo nợ đến hạn, quá hạn, thông báo trả nợ thay về gia đình HSSV vay vốn để đôn đốc, nhắc nhở người vay có trách nhiệm hoàn trả vốn.
- Phối hợp với NHCSXH các Tỉnh trong việc đối chiếu hộ gia đình HSSV vay vốn, nhất là đối với những trường hợp nợ quá hạn, những trường hợp địa chỉ gia đình không rõ ràng hoặc chuyển nơi khác sinh sống.
- Đối với những trường hợp cố tình chây ỳ, cần có giải pháp cưỡng chế kiên quyết thông qua sự phối hợp với cơ quan công quyền tại địa phương.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Với Chính phủ và Bộ ngành liên quan
- chế tài pháp lý: trường hợp xác nhận sai đối tượng; sách nhiễu nhân dân trong quá trình làm thủ tục vay vốn
- Nguồn vốn: có cơ chế về nguồn vốn hợp lý, ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải ngân mỗi kỳ học.
- Chỉ đạo Bộ, Ngành liên quan xây dựng chương trình phần mềm quản lý chương trình vay vốn HSSV, tạo một hệ thống thông tin thông suốt, cập nhật giữa Ngân hàng, Nhà trường và Chính quyền địa phương trong quá trình triển khai cho vay và quản lý vốn.
- Có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các Doanh nghiệp tạo điều kiện về việc làm cho những sinh viên vay vốn sau khi ra trường cũng như phối hợp tốt với NHCSXH trong việc đôn đốc thu hồi nợ đến hạn.
- Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp các Bộ, Ngành liên quan trong việc nghiên cứu xu hướng phát triển của thị trường, nhu cầu lao động trong từng giai đoạn để có sự chỉ đạo, hướng dẫn các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghềtuyển sinh theo nhu cầu thực tế của thị trường, tránh việc đào tạo tràn lan, gây ra hiện tượng “dư cung” lao động của ngành nghề này nhưng lại “thiếu cung” lao động của một số ngành nghề khác.
3.3.2. NHCSXH Việt Nam
- Chủ động phối hợp Liên bộ Chỉnh sửa các mẫu biểu liên quan trong quá trình cho vay trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế và tạo điều kiện cho các cơ quan liên quan, nhất là NHCSXH trong việc quản lý vốn vay (mẫu giấy xác nhận có ghi số lần cấp trong năm; cam kết trả nợ cụ thể về kế hoạch trả nợ dự kiến và NHCSXH nơi cho vay phải được lưu 01 bản.)
- Kịp thời tham mưu Chính phủ trong việc tạo nguồn vốn cho vay từng thời kỳ, tránh tình trạng không đáp ứng kịp thời được nhu cầu vay của HSSV vào thời điểm mỗi kỳ học.
- Phối hợp tốt với Trung ương Hội đoàn thể trong việc chỉ đạo khắc phục những hạn chế, nhất là về mặt trình độ tác nghiệp và nhận thức của Hội đoàn thể cấp cơ sở, đảm bảo tạo hành lang thuận lợi trong việc triển khai cho vay.
KẾT LUẬN
Trên đây là vài nét về “Giải pháp phát triển tín dụng đối với HSSV của NHCSXH TPHN”. Vấn đề đáng được quan tâm đối với NHCSXH TPHN nói riêng, đối với cả hệ thống NHCSXH Việt Nam nói chung. Vì cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư trong và ngoài nước ngày càng tăng thì đầu tư cho GD-ĐT cũng ngày càng được quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững.
Đầu tư cho giáo dục thông qua chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV đại học, cao đẳng và học nghề vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị xã hội, tạo cơ hội cho các học sinh, sinh viên là con gia đình nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn học đại học, cao đẳng và học nghề; đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Đây là giải pháp tích cực để đào tạo nguồn nhân lực, nhất là lực lượng lao động ở nông thôn, song cần xác định đúng đối tượng vay, quy định rõ trách nhiệm của người học - gia đình, của Nhà nước, của Nhà trường, của người sử dụng lao động để đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả đúng hạn.
Em xin chân thành cảm ơn ThS Đặng Anh Tuấn và chị Nguyễn Mai Phương thuộc chi nhánh NHCSXH TPHN đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này!
Kính mong thầy cô và các anh chị sẽ góp ý cho bài viết của em được hoàn thiện hơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH Thành phố Hà Nội năm 2006, 2007, 2008.
Báo cáo Tổng kết 5 năm (2003 – 2007) thực hiện nghị định 78/2002/NĐ – CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Hà Nội.
Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg về thực hiện chế độ cho vau ưu đãi để học Đại học, Cao đẳng và dạy nghề.
Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh sinh viên.
Tạp chí Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Website www.vbsp.org.vn
Và một số tài liệu và các trang web khác
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NHCSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội
TPHN: Thành phố Hà Nội
TK&VV: Tiết kiệm và vay vốn
GD-ĐT: Giáo dục và đào tạo
HSSV: học sinh sinh viên
LĐTB&XH: lao động thương binh và xã hội
MỤC LỤC Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2030.doc