Đề tài Giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu và chi tại công ty cổ phần Savimex

· Đa dạng hoá: có nghĩa là mở rộng thị trường đối tác, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào đó vì như thế dễ bị tác động mạnh khi thị trường này bất ổn. Hiện nay hầu như Savimex quan hệ thương mại nhiều nhất ở thị trường Nhật Bản, và đang mở rộng sang thị trường Mỹ, sau đó là EU Chứng tỏ Savimex đang từng bước mở rộng thị trường, khẳng định tên tuổi của mình trên đấu trường quốc tế nhằm hạn chế những rủi ro có thể gặp phải khi thị trường Nhật Bản biến động gây bất lợi cho Savime. · Bán rủi ro: Là hình thức chuyển rủi ro cho chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro. Trong trường hợp giao dịch lớn, DN khó có thể chịu nổi nếu rủi ro xảy ra thì DN này có thể bán hợp đồng cho ngân hàng lớn hoặc cho trung gian tài chính để hưởng hoa hồng phí. · Tìm kiếm thông tin về đối tác và tập hợp để hình thành những dự báo. Các quyết định trong kinh doanh nếu thiếu thông tin thường dẫn đến hậu quả là không chắc chắn. Do đó, nếu có nhiều thông tin hơn sẽ giúp DN dự đoán tốt hơn và có thể giảm thiểu rủi ro.

doc73 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu và chi tại công ty cổ phần Savimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đánh giá là có mức rủi ro kinh doanh thấp do mức tín nhiệm trong kinh doanh, có uy tín thương hiệu, có kinh nghiệm thương trường vì tuổi đời lên tới 20 năm. Do đó công ty căn cứ vào mối tương quan nghịch giữa đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính để gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm tranh thủ nguồn tài trợ với chi phí rẻ này. Công ty gia tăng sử dụng cả nợ ngắn hạn (chủ yếu là các khoản chiếm dụng của người bán ® không phải tốn chi phí sử dụng vốn) và cả nợ dài hạn trong cấu trúc vốn của mình để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho các dự án đầu tư mới. Nhìn vào bảng 3 ở trên có thể thấy rằng Savimex gia tăng nợ ngắn hạn nhiều trong năm 2003 từ 107.438®164.905 tr VND (tăng 53,5%) chủ yếu là để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (có tính chất ngắn hạn), đồng thời huy động và gia tăng thêm nợ vay dài hạn trong năm 2003 và 2004 từ 7.826®10.532 tr VND để tài trợ cho việc mua sắm TSCĐ mới. Điều này được đánh giá là tốt vì Savimex tránh được tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp thường vấp phải là “lấy ngắn nuôi dài”. Tỷ số nợ/vốn cổ phần: (j) Tính toán cho thấy năm 2002 (j) là 2,14, như vậy các nhà cho vay đã tài trợ nhiều hơn vốn cổ phần là 214% và tăng dần lên tới 310% ở năm 2004. Cụ thể hơn, Savimex đã sử dụng nợ vay chủ yếu là ngắn hạn vì tỷ số nợ dài hạn/vốn cổ phần có giá trị nhỏ hơn (j) (bảng 4), điều này có nghĩa là phần lớn nợ của Savimex là ngắn hạn. Khả năng thanh toán lãi vay: (k) Qua bảng 4 cho thấy nếu như năm 2003, 1 đ lãi vay được trả bằng 15,36 đ Ebit (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) thì năm 2004 1 đ lãi vay chỉ được trả bằng 8,5 Ebit. Như vậy khả năng thanh toán lãi vay đã bị giảm đi. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá xem việc doanh nghiệp sử dụng ĐBTC có tốt hay không? Ta biết rằng : khả năng thanh toán lãi vay (k) = Ebit / lãi vay . (k) sẽ tăng khi ebit tăng và lãi vay giãm hay tốc độ tăng của Ebit cao hơn tốc độ tăng của lãi vay. Đi sâu phân tích chỉ tiêu Ebit và lãi vay trên Báo cáo thu nhập cho thấy mặc dù Ebit của Savimex có tăng lên 4.640 tr VND(18.556-13.916) nhưng do tốc độ tăng của ebit (33,34%) nhỏ hơn tốc độ tăng của lãi vay (141,2%), từ đó làm cho (k) của Savimex bị giảm. Như vậy công ty nên chú ý tới việc sử dụng vốn vay và lên kế hoạch vay vốn như thế nào cho hợp lý ?, chẳng hạn việc cố định các khoản vay với mức lãi suất ấn định để tránh rủi ro lãi suất Qua phân tích các chỉ số thuộc nhóm C chúng ta thấy rằng hiện tại Savimex đang sử dụng khá nhiều nợ vay trong cấu trúc vốn của mình mà chủ yếu là nợ ngắn hạn nhằm tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngắn hạn, đây được xem là tình hình tốt vì việc sử dụng nợ vay này đã đem lại những thuận lợi cho cổ đông công ty (bằng chứng là việc gia tăng ĐBTC từ 62% năm 2002 ®71% năm 2003 đã làm cho ROE tăng từ 21,95% lên 23%, tuy trong năm 2004 công ty giảm nhẹ nợ vay đã làm cho ROE giảm xuống 22,65%). 1.4 Tỷ số sinh lợi 1.4.1 Tỷ số sinh lợi/doanh thu: (l) Chỉ tiêu này nói lên 1 đ doanh thu tạo ra được bao nhiêu đ lợi nhuận. Nhìn vào bảng 2 ta thấy qua các năm tỷ số này có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trung bình lợi nhuận ròng trong hai năm 2003 và 2004 là 11,26% ((10,2+13,32)/2) nhỏ hơn tốc độ tăng trung bình doanh thu thuần 29,6% ® vì thế đã làm cho tỷ suất sinh lợi/doanh thu giảm dần từ 5,74% xuống còn 5,47%. Đi vào chi tiết hơn để có thể hiểu được nguyên nhân của sự sụt giảm này, chúng ta xem xét tới tốc độ tăng bình quân giá vốn hàng bán trong giai đoạn 2002-2004 là: 32,6% ((51,4+13,8)/2). Như vậy, cho thấy phần lớn sự sụt giảm của tốc độ tăng lợi nhuận ròng là do tốc độ tăng bình quân doanh thu thuần nhỏ hơn của giá vốn hàng bán. Vì thế Savimex cần quan tâm hơn tới giá thành sản suất sản phẩm. Ngoài ra do xu hướng cạnh tranh hiện nay nên công ty phải thường xuyên điều chỉnh giảm giá bán ® doanh thu giảm ® lợi nhuận giảm. Riêng ở năm trước đó (2002) thì do tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn so với tốc độ tăng giá vốn hàng bán (22,41% >21,5%) vì thế mà đã phần nào làm cho lợi nhuận ròng tăng nhanh so với năm 2001 (67,2%) (ngoài các yếu tố tác động khác như: chi phí bán hàng, quản lý, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận khác). Tỷ suất sinh lợi/Tổng tài sản: (ROA) Theo phân tích Dupont: ROA = (l) x (g) (1) Chỉ tiêu này có sự biến động phức tạp qua các năm. Năm 2002 chỉ số này là 8,41% sau đó giảm xuống 6,75% ở năm 2003 và lại tăng lên 7,24% năm 2004. Nguyên nhân có thể suy ra từ công thức (1): ROA năm 2003 giảm so với năm 2002 là do: (g)2003 > (g)2002 (với tốc độ tăng 2,6%) nhưng (l)2003 < (l)2002 (với tốc độ giảm 21,7%). Tương tự giải thích với ROA năm 2004 (7,24%). Như vậy để thực hiện tốt chỉ tiêu này, nghĩa là 1 đ tài sản tạo ra càng nhiều đ lợi nhuận thì công ty nên xem xét đồng thời ở cả hai chỉ tiêu trên (l), (g). Tỷ suất sinh lợi/vốn cổ phần: (ROE) Đây là chỉ tiêu nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1 đ vốn họ bỏ ra để đầu tư. Nhìn chung, ROE đều tăng nhẹ qua các năm, tuy nhiên nó lại giảm nhẹ ở năm 2004. Nhìn vào chỉ số này, chúng ta có thể thấy Savimex đã sử dụng vốn vay có hiệu quả như thế nào. Nếu như không sử dụng vốn vay thì ROE = ROA, thế nhưng nhờ vào ĐBTC đã khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao hơn(ROE >ROA). Tỷ số giá thị trường: Thu nhập trên một cổ phần: (EPS) Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó quyết định giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần. Trong dài hạn, giá trị của một cơng ty phụ thuộc vào khả năng tạo nhiều thu nhập trong tương lai. Trong hầu hết các trường hợp, nhà đầu tư luôn cần tìm cơng ty cĩ thu nhập tăng dần. Một cách tốt để thấy khả năng này là theo dõi xu hướng tăng thu nhập của cơng ty trong quá khứ. Mặc dù tăng trưởng thu nhập trong quá khứ khơng đảm bảo tăng trưởng tương úng trong tương lai, tuy nhiên xu hướng tăng của thu nhập trong quá khứ vẫn là những chỉ số tốt nhất mà một nhà đầu tư cĩ được. Nhờ việc có ĐBTC thuận lợi như đã phân tích ở trên cho nên kết quả tất yếu là EPS của công ty sẽ tăng dần (theo số tuyệt đối ) qua các năm từ 2000 ® 2004. Xu hướng thu nhập/1 cổ phần (EPS) 4 Quý gần nhất 4.175,09 2003 3.788,83 2002 3.260,70 2001 1.950,64 Bảng 6: EPS qua các năm gần đây ® điều này cho thấy Savimex ngày càng mang lại thu nhập cao hơn cho một cổ phần . 1.5.2 Tỷ lệ chi trả cổ tức: Cổ tức là khoản tiền mà cổ đơng được chia khi cơng ty làm ăn cĩ lãi, cổ tức cao cũng cĩ nghĩa là cổ đơng bỏ túi đều đặn nhiều tiền. Chỉ tiêu này nói lên công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư. Đây là nhân tố quyết định tới giá thị trường của cổ phần. Qua phân tích tình hình tài chính của công ty cũng như mối tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính cho thấy Savimex là một công ty đang trên đà tăng trưởng do đó tỷ lệ chi trả cổ tức qua các năm giảm dần từ 49,1% ® 38,32%, công ty ngày càng có xu hướng giữ lại lợi nhuận để nâng cao cơ hội tăng trưởng trong tương lai (các cổ đông của công ty sẵn sàng chấp nhận chính sách này nhằm nhận được một dòng cổ tức cao hơn trong tương lai. 1.5.3 Tỷ suất giá thị trường/thu nhập (P/E): Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với thu nhập. Tỷ số này của Savimex qua các năm giảm dần (từ 9,29 ® 7,26 ). Tuy nhiên sự sụt giảm ở đây không được xem là xấu bởi vì nó không thể hiện sự đánh giá thấp về công ty của các nhà đầu tư, mà việc giảm là do EPS tăng – đây là hiện tượng tốt cho cổ đông. Q ua phân tích các chỉ số tài chính đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty. Trước tiên về khả năng thanh toán của công ty là tương đối thấp và giảm dần qua các năm từ 2002 ® 2004. Vì thế để đảm bảo khả năng thanh toán tránh tình trạng khó khăn về tài chính như: khó huy động vốn hay huy động với với lãi suất cao (® khó khăn trong việc mở rộng xản suất kinh doanh sắp tới) thì Savimex nên tăng dần các chỉ tiêu này, bằng cách lập kế hoạch vay vốn dài hạn thay cho vốn ngắn hạn trong các dự án bất động sản, từ đó sẽ làm giảm áp lực nợ ngắn hạn phải trả. Nhìn vào chỉ số hoạt động cũng cho thấy rằng việc sử dụng TSCĐ & TSLĐ của công ty là hợp lý (vì tài sản tăng mà hiệu suất sử dụng tài sản cũng tăng là một điều hợp lý). Chỉ số đòn bẩy cho biết hiện công ty đang sử dụng một tỷ lệ nợ khá cao trong cấu trúc vốn mà chủ yếu là nợ ngắn hạn ( thể hiện dưới dạng các khoản chiếm dụng nợ ® khơng tốn chi phí sử dụng vốn ) ® đây là một lợi thế, do vậy công ty nên duy trì tỷ lệ này, khi cần nên vay thêm nợ dài hạn để tài trợ cho TSCĐ tăng thêm. Hiện tại công ty đang có ROA và ROE giao động tăng giảm nhẹ qua các năm chủ yếu là do tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu có liên quan không cùng nhau vì thế làm cho chúng thay đổi phức tạp. Công ty nên xem xét đến kết cấu chi phí trong giá thành sản phẩm để ổn định giá vốn hàng bán tránh những biến động lớn về giá đầu vào cũng như chi phí ngoài sản xuất. Chỉ số cuối cùng (chỉ số giá thị trường) cho biết mức thu nhập của các nhà đầu tư cũng như cách đánh giá của họ về giá cổ phiếu của Savimex thông qua P/E. Các cổ đông của Savimex ngày càng có xu hướng giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư nhằm tìm kiếm một cổ tức cao hơn trong tương lai. 2. Các rủi ro công ty gặp phải trong vấn đề tài chính Savimex là công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu có quan hệ với nhiều nước lớn trên thế giới như Nhật, Mỹ, EUdo đó không sao tránh khỏi những rủi ro về mậu dịch quốc tế cũng như về tài chính quốc tế. Savimex một mặt phải chịu những áp lực cũng như những tác động do biến động về thị trường quốc tế như các điều kiện kinh tế, chính trị, thiên taimà còn chịu những sức ép trực tiếp từ phía thị trường trong nước. Ơû đây tôi chỉ xin đề cập đến rủi ro tài chính bao gồm: rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Mức % Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính 461 498 37 8.03 Lãi tiền gởi ngân hàng 214 365 151 70.6 Chênh lệch tỷ giá 66 103 37 56 Thu nhập khác 181 30 -151 -83.4 Chi Phí Hoạt Động Tài Chính 1194 2645 1451 121.5 Chênh lệch tỷ giá 288 459 171 59.4 Chi phí lãi vay 906 2186 1280 141.3 Bảng 7: Tóm tắt hoạt động tài chính của công ty Savimex (Nguồn: P. KTTV) Trong hai năm vừa qua cả doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính đều tăng, điều này cho thấy tỷ giá VND/USD ngày càng biến động khôn lường: gây bất lợi nhiều hơn cho Savimex và đồng thời cũng tạo ra nhiều khoản lợi hơn cho Savimex khi tỷ giá được xem là biến động thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua chỉ tiêu chênh lệch tỷ giá. Hơn nữa lãi suất trong năm vừa qua cũng gia tăng khi mà chỉ số lạm phát của Việt Nam tăng lên gần đạt mức 2 con số vào đầu tháng 10 năm 2004: 9.6% ® chi phí lãi vay của Savimex tăng lên 141.3% so với năm 2003. 2.1 Rủi ro lãi suất: + Năm 2004, Savimex có 68% nợ trong cấu trúc vốn, đây là con số khá lớn. Theo phân tích ở phần trên, việc sử dụng tỷ lệ vay như thế là khá thuận lợi trong trường hợp Savimex hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay lãi suất tiền vay USD và VND đã đồng loạt tăng lên khiến người dân và doanh nghiệp đều hoang mang vì nó kéo theo chi phí đầu vào tăng® gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Hơn nữa việc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thực tế rất gian nan. Còn việc vay vốn ở ngân hàng còn khó khăn về tài sản thế chấp Việc lựa chọn vay USD và VND với tỷ trọng bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào sự biến động tỷ giá lúc vay và lúc trả (% thay đổi tỷ giá). 2.2 Rủi ro tỷ giá: Nhìn vào bảng tóm tắt hoạt động tài chính của Savimex cho thấy rằng việc tỷ giá VND/USD biến động trong những năm trở lại đây đã gây ra không ít bất lợi cho Savimex và mức độ ngày càng gia tăng. Cụ thể năm 2003: Lỗ do chênh lệch tỷ giá của Savimex là: -222 Tr. VND (66-288). Con số này không lớn đối với Savimex nhưng cũng không phải là thiệt hại nhỏ. Tình hình này lại tiếp tục xấu hơn trong năm 2004 khi con số này lên tới –356 Trđ . Chủ yếu là do tỷ giá biến động bất lợi khi thu và chi USD (lúc vay và lúc trả USD) Thu USD: Chỉ xét tới việc Savimex thu USD từ các hợp đồng xuất khẩu. Lúc bán hay lúc giao hàng : Tỷ giá VND/USD : S1 Lúc thanh toán (sau n ngày kể từ ngày giao hàng) tỷ giá là : Sn +Nếu S1 < Sn ® công ty sẽ thu được nhiều VND hơn từ hợp đồng xuất khẩu ® Mức chênh lệch sẽ là: (Sn – S1) x trị giá hợp đồng ® Và đây cũng chính là mức chênh lệch tỷ giá được hạch toán hàng kỳ vào tài khoản 515 (doanh thu tài chính) ® Lãi do chênh lệch tỷ giá +Nếu S1 > Sn ® công ty sẽ chịu một khoản lỗ do sự giảm giá của đồng USD ® Mức chênh lệch: (S1 – Sn ) x trị giá hợp đồng ® Và đây cũng là chênh lệch tỷ giá được hạch toán hàng kỳ vào tài khoản 635 (Chi phí tài chính) ® Lỗ do chênh lệch tỷ giá. Chi USD: ( cũng chỉ xét tới việc Savimex chi USD từ các hợp đồng nhập khẩu) Lúc mua hay lúc nhận hàng: tỷ giá là : S1 Lúc thanh toán: Tỷ giá là Sn +Nếu S1 < Sn: (tức USD tăng giá) ® công ty sẽ chi trả nhiều VND hơn cho hợp đồng nhập khẩu ® mức chênh lệch này sẽ được hạch toán vào tài khỏan 635. + Nếu S1 > Sn: (tức USD giảm giá) ® công ty sẽ trả ít VND hơn cho hợp đồng nhập khẩu ® mức chênh lệch hạch toán vào 515. Theo như cách tính và hạch toán như trên ta hiểu rằng bảng 7 đã chỉ ra rằng năm 2003 Savimex đã chịu một khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá là 288 Trđ và tiếp tục tăng lên 459 Trđ với tốc độ tăng 59.4% lớn hơn tốc độ tăng của lãi do chênh lệch tỷ gia, do vay bằng USD rồi chuyển thành VND. Điều này cho thấy rằng trong hai năm qua tỷ giá biến động khôn lường và ngày càng gây bất lợi cho Savimex. Con số 459 Trđ (lỗ do chênh lệch tỷ giá) buộc các nhà quản trị tài chính của Savimex giờ đây không thể không quan tâm. Liệu nó sẽ tăng hay giảm như thế nào trong năm 2005 này? Đây quả là một khó khăn và cũng là một rủi ro rất lớn. Nếu Savimex không chủ động phòng ngừa thì có khả năng mức thiệt hại sẽ tăng lên gấp nhiều lần nếu như thị trường cứ bất ổn như hiện nay và nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với quá trình tự do hoá tài chính khi Việt Nam gia nhập WTO. 3. Các biện pháp dự báo và phòng ngừa rủi ro đã áp dụng (mức độ ưa chuộng và phù hợp như thế nào?) 3.1 Các biện pháp dự báo tại công ty Savimex: Kinh doanh quốc tế buộc những doanh nghiệp như Savimex không thể không quan tâm đến sự biến động của đồng USD (đồng tiền sử dụng chủ yếu trong giao dịch). Những năm gần đây Savimex đã áp dụng một số biện pháp dự báo thị trường và dự báo tỷ giá như: Theo dõi và nghiên cứu sự biến động của đồng USD trên thị trường thông qua các dự báo và phân tích tổng hợp của các ngân hàng và sở giao dịch chứng khoán về dự báo tỷ giá cũng như là các dự báo về tài chính khác như như: lãi suất VND, USD,tỷ lệ lạm phát hay chỉ số chứng khoán Cập nhật những phân tích và tổng hợp thông tin từ tờ báo của Bộ Thương mại và Bộ Thông tin về tình hình biến động tỷ giá hàng tuần, tháng, quý, năm. Đặc biệt là những tờ này được soạn riêng cho ngành nghề sản xuất kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu. 3.2 Những phương pháp phòng ngừa rủi ro đã áp dụng: Ơû Việt Nam hiện nay thị trường tiền tệ phát triển còn yếu kém nên các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp đều ít quan tâm đến việc phòng ngừa những rủi ro tỷ giá hay dễ dàng bỏ qua những lợi ích của những biện pháp này. Họ tỏ ra không muốn quan tâm tới nó vì họ nghĩ rằng chúng chưa thật sự cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình vì thế họ chỉ tham gia cho có với những giao dịch chỉ mới là giản đơn. Ngoài ra cũng dễ hiểu hơn cho tình trạng này khi mà nền tài chính Việt Nam nói chung cũng như tài chính doanh nghiệp noí riêng chưa thật sự có những biến động ghê ghớm từ rủi ro tỷ giá. Chính vì thực trạng này mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam giao dịch với ngân hàng ở các giao dịch giao ngay hay kỳ hạn đơn giản, và Savimex cũng không ngoại lệ. Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc là “đánh bạc” với công việc kinh doanh của mình hoặc là phải phòng chống rủi ro tỷ giá theo những phương pháp khác dù rằng các phương pháp này đôi khi phức tạp và không hiệu quả. Đó là: Phòng chống rủi ro bằng cách đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến hành hợp đồng nhập khẩu song song với hợp đồng xuất khẩu và ngược lại. Bằng cách lấy lãi từ hoạt động này để bù đắp cho lỗ của hợp đồng kia ® rủi ro tỷ giá sẽ được trung hoà. Tuy nhiên cách phòng chống này có nhiều nhược điểm: Thứ nhất là nó đòi hỏi công ty phải đa dạng hoá hoạt động của mình sang những lĩnh vực khác mà đôi khi không am hiểu lắm. Thứ hai là không phải lúc nào công ty cũng có thể giành được cùng một lúc cả hai hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu. Thứ ba là phòng chống rủi ro theo kiểu này luôn luôn mất đi cơ hội kinh doanh nếu thị trường biến động thuận lợi cho công ty. Những năm từ 1986 ® 1991 Savimex sử dụng chủ yếu là phương pháp này khi Savimex còn là công ty xuất nhập khẩu tổng hợp hợp tác với Lào. Nhưng từ năm 1991 ® nay Savimex đã phát triển chuyên sâu vào việc sản xuất và xuất khẩu đồ mộc gia dụng do vậy những rủi ro trong thanh toán phần lớn đã được bù đắp thông qua việc thu và chi cùng một loại ngoại tệ đó là USD (nghĩa là thu USD từ hợp đồng xuất khẩu và dùng nó để nhập máy móc hay nguyên vật liệu đầu vào) ® với phương pháp này Savimex đã phòng ngừa khá tốt những rủi ro do biến động tỷ giá gây ra. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn không thể làm tốt vai trò đảm bảo cho các khoản thu chi ngoại tệ của Savimex vì các món thu và chi hoàn toàn không giống nhau, đôi khi chênh lệch nhau rất lớn đã khiến cho rủi ro tỷ giá không thể tránh khỏi. Ngoài ra sử dụng phương pháp này công ty đã bỏ qua những khoản lợi rất lớn khi giá trị USD biến động có lợi cho hợp đồng của mình. Một cách phòng chống khác nữa là tạo lập và sử dụng quỹ dự phòng tài chính nhằm để bù đắp rủi ro hối đoái. Với phương pháp này công ty không cần có chiến lược phòng chống rủi ro hối đoái mà tiến hành tạo lập quỹ dự phòng. Quỹ này được hình thành từ lợi nhuận do chênh lệch tỷ giá khi tỷ giá biến động thuận lợi và dùng để bù đắp lỗ khi tỷ giá biến động bất lợi cho công ty. Qua bảng 3 cho biết chỉ trong vòng 3 năm từ 2002 ® 2004 mà quỹ này đã tăng tới 366% (từ 319 trđ ® 1.487 trđ), chứng tỏ Savimex ngày càng gia tăng quỹ này nhằm để bù đắp cho rủi ro tỷ giá, tránh những biến động lớn gây thiệt hại cho tài chính của công ty. Đây là biện pháp mà hiện nay các doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến. Hiện nay, Savimex cũng đang vay vốn bằng USD thay cho VND nhằm giảm lãi suất (lãi suất vay USD: 4.5%/ năm, lãi suất vay VND: 9.6% / năm) 4. Những vấn đề chưa được giải quyết về mặt tài chính: Qua phân tích tài chính công ty trong 3 năm trở lại đây cho thấy rằng Savimex cần phải quan tâm và giải quyết : Vấn đề về khả năng thanh toán đối với các khoản nợ đến hạn (được biểu hiện qua chỉ số thanh toán tương đối thấp và giảm dần qua các năm) Khả năng thanh toán lãi vay (k) của Savimex hiện nay cũng là một vấn đề rất cần phải quan tâm. Theo như phân tích (k)2004 đã giảm mạnh so với năm 2003 (tốc độ giảm 80,7%) nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi vay tăng quá nhanh ® đây sẽ là một trở ngại và là một áp lực đáng kể trong tương lai khi mà lãi suất vay ngày càng tăng như hiện nay. Theo chỉ số l (tỷ số sinh lợi / doanh thu) đã khuyến cáo rằng: Savimex đang sản xuất sản phẩm với giá thành cao hơn so với trước đây. Đây là khuynh hướng đi ngược quy luật. Tuy nhiên, do thị trường ngày càng khó khăn và có sự cạnh tranh cao, vì thế đòi hỏi những nhà sản xuất phải giảm giá bán để giữ vị thế. Cũng cần biết thêm rằng do trong năm vừa qua tất cả các chi phí đầu vào đều gia tăng. Do vậy vấn đề này cũng được xem là một tình hình chung của hầu hết các doanh nghiệp. Song nó cũng là một tình huống mà Savimex nên quan tâm đồng thời có biện pháp phòng ngừa cho rủi ro giá cả tăng này. Rất có thể đến một lúc nào đó giá cả còn tiếp tục cao hơn so với hiện nay thì sao ?. Tôi, Savimex và thị trường đều không thể tiên đoán trước điều đó. Vì thế, phòng ngừa để cố định giá đầu vào cho sản phẩm là vô cùng cần thiết. Qua phân tích rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất: Với một tỷ lệ đòn bẩy khá cao như hiện nay, Savimex không thể tránh khỏi với rủi ro lãi suất thị trường đang gia tăng ® vì thế chi phí lãi vay cũng gia tăng. Hơn nữa công ty đang trong kế hoạch gia tăng sản xuất, xây dựng và kinh doanh nhà nên lượng vốn vay lớn và không thể giảm lượng vay ® áp lực chi trả lãi vay đang gia tăng đối với công ty. Tỷ giá VND/USD biến động ngày càng khó lường, hàng năm đã ngốn của Savimex một khoản tiền không nhỏ và ngày càng có xu hướng gia tăng ® cần thiết Savimex phải tiến hành phòng ngừa cho các khoản thu chi ngoại tệ của mình. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng thị trường tài chính: Savimex là công ty cổ phần có chứng khoán đang giao dịch trên sàn, vì thế việc nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường tài chính thế giới cũng như trong nước là hết sức cần thiết. Song Savimex vẫn chưa hoàn thiện trong nhiệm vụ này, khả năng tìm hiểu và áp dụng các dịch vụ mới của thị trường chưa nhiều. Hay nói đúng hơn các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa hiểu hết những lợi ích của những dịch vụ tài chính mà thế thị trường tài chính thế giới đã và đang sử dụng rất thành công. Hơn nữa khó khăn trong việc huy động vốn và tiếp cận thị trường vốn quốc tế cũng đang là vấn đề cần được quan tâm. Thị trường tài chính mở cửa sẽ là cơ hội cho các tổ chức tài chính nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam, liệu các ngân hàng trong nước có cạnh tranh công bằng với họ và các doanh nghiệp Việt Nam có tranh thủ và tiếp cận được với thị trường tín dụng quốc tế hay không ? câu hỏi này chúng ta cần suy nghĩ và có sự chờ đợi. Phần III GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CHO CÁC KHOẢN THU VÀ CHI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SAVIMEX Thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong thời gian qua hầu như hoàn toàn thiếu vắng một dạng dịch vụ cao cấp là các sản phẩm phái sinh. Việc phát triển các dịch vụ tài chính phái sinh nhằm mục đích chính là giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thêm các công cụ phòng ngừa rủi ro để họ có thể yên tâm hoàn toàn dành toàn bộ sức lực của mình cho hoạt động kinh doanh mà không phải lo ngại những nguy cơ rủi ro tài chính như các biến đông tăng giá tiềm ẩn bất ngờ có thể ập xuống bất kỳ lúc nào như trong thời gian qua. Hiện nay trên thị trường cũng tồn tại một số các công cụ phòng ngừa rủi ro giá cả như các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, các quyền chọn tiền tệ. Nhưng hầu như các công cụ phòng ngừa rủi ro trên chỉ tồn tại cho có và hầu như cũng rất ít các doanh nghiệp sử dụng các công cụ trên. Nhưng đáng lo ngại hơn cả là có xu hướng một số các NHTM không quan tâm lắm đến việc khiển khai các giao dịch này trong khi chúng luôn được quan tâm và đang được phát triển lớn mạnh ở các thị trường tài chính lớn trên thế giới. Phải chăng là do môi trường kinh tế của Việt Nam còn quá hạn hẹp, thị trường tài chính Việt Nam không cần đến hay là bản thân các NHTM cũng chưa tinh thông trong việc sử dụng các sản phẩm tài chính cao cấp này hay có lẽ là do các công cụ này vẫn còn quá nhiều khuyết điểm do có những rào cản khống chế từ phía NHNN ??? I/ CÁC ĐỀ XUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI (CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC) Gia tăng dự báo và phòng ngừa rủi ro như thế nào ? Để có thể quản lý tốt các xu hướng bất ổn trong tương lai đòi hỏi thị trường tài chính phải có những thay đổi triệt để trong phương thức hoạch định chính sách từ Chính phủ cho đến mọi thành phần kinh tế. Trước hết từng người dân và từng doanh nghiệp phải xem phòng ngừa rủi ro như là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong cuộc sống và trong hoạt động kinh doanh thường ngày, không phải như hiện nay chỉ đến khi có biến cố mới đặt vấn đề phòng ngừa rủi ro. Những công cụ phòng ngừa rủi ro đang được triển khai gần đây như các “quyền chọn tiền tệ’ hoặc “quyền chọn vàng” là rất thích hợp trong một thế giới đầy bất ổn như hiện nay. Các doanh nghiệp giờ đây đã đến lúc phải thiết lập những bộ phận chuyên trách nghiên cứu cách sử dụng các sản phẩm tài chính cao cấp trong phòng ngừa rủi ro song hành với các hoạt động kinh doanh. Nếu chỉ chú ý tới hoạt động kinh doanh mà quên phòng ngừa rủi ro thì sẽ là một thảm hoạ nếu các cú sốc xuất hiện. Đây là một yêu cầu mang tính cấp thiết và thật sự quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam và còn đặc biệt quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp đã lên sàn như Savimex - một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nội thất. “ Khi mọi chuyện tốt đẹp thì tài chính hoạt động ở đằng sau một cách âm thầm và lặng lẽ. Nhưng khi mọi thứ trở nên xấu đi thì thất bại của khu vực tài chính sẽ là niềm đau to lớn nhất”. Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu bằng những gì tốt đẹp nhất. Chúng ta không nên phớt lờ với những biến động trên thị trường tài chính khi nó chưa ảnh hưởng đủ mạnh đến ta, mà phải luôn tự hỏi rằng: giả chăng trong trường hợp ấy ta sẽ ứng phó như thế nào trước những rủi ro ấy? Và nên xem xét tìm hiểu họ đã làm như thế nào để thoát ra khỏi tình trạng khó khăn ấy. Đó chính là sự kết hợp tốt nhất giữa lý thuyết và thực tế sinh động trong một thị trường luôn biến động này. Nếu làm được như thế thì cũng coi như ta đã phần nào gia tăng trong dự báo và phòng ngừa rủi ro. Có như vậy các doanh nghiệp như Savimex mới nhanh chóng gia nhập vào thị trường thương mại và tài chính quốc tế khi mà các cơ hội và những thách thức lớn đang đến gần cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO. 2. Sử dụng đa dạng các công cụ phòng ngừa Qua nghiên cứu và phân tích những lợi ích mà các công cụ phòng ngừa cho rủi ro tỷ giá ở phần I có thể thấy rằng: những hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn là hoàn toàn đem lại những lợi ích cho Savimex nếu chúng được đem vào ứng dụng. Tuy có nhiều biện pháp để phòng ngừa rủi ro cho các khoản thu chi (Savimex đang sử dụng các biện pháp đơn giản và mang tính tự phát hơn là chủ động) nhưng không buộc một doanh nghiệp phải sử dụng tất cả, công ty có thể áp dụng một phương pháp thích hợp nhất với điều kiện hoạt động của công ty hoặc có thể áp dụng kết hợp hai hay nhiều phương pháp cùng nhau nhằm hạn chế những khuyết điểm của chúng. Trong 8 phương pháp được trình bày chi tiết ở trên thì phòng ngừa trên hợp đồng kỳ hạn là đơn giản và thích hợp cho một thị trường tài chính còn non yếu của Việt Nam. Vì thế Savimex cần phải làm quen và nhanh chóng sử dụng thường xuyên để hạn chế những bất lợi khi tỷ giá biến động. Sau đó công ty dần làm quen các biện pháp khác nhằm không chỉ bảo đảm cho các khoản thu chi ngoại tệ của mình mà còn tranh thủ được những khoản lợi nhuận từ sự chênh lệch giá khi tỷ giá biến động có lợi cho ta. Sự kết hợp các chiến lược phòng ngừa rủi ro trong các quyền chọn trên các hàng hoá cơ sở như tiền tệ, vàng, sắt thép rất phong phú. Chúng cho phép các doanh nghiệp Việt Nam vừa phòng thủ giá vừa tiến công khi có cơ hội (đặc biệt là đối với các định chế tài chính muốn tìm kiếm lợi nhuận). Dĩ nhiên là cũng có mặt trái của phòng ngừa rủi ro bằng các quyền chọn do khả năng đầu cơ rất cao. Hiện tại các ngân hàng đang triển khai các quyền chọn có điều kiện phù hợp với điều kiện của Việt Nam như các nước đang phát triển đã từng áp dụng thành công. Quyền chọn có điều kiện là một dạng quyền chọn lai tạp giữa các quyền chọn mà các nước đang phát triển rất hay áp dụng. Bởi vì chúng làm giảm nhẹ đi tính đầu cơ để tránh thua lỗ tối đa cho các nhà đầu tư và thậm chí các nhà đầu cơ có ham muốn sử dụng quyền chọn tiền tệ để kiếm lời và từ đó hạn chế những bất ổn về giá do đầu cơ. Các quyền chọn có điều kiện đưa ra những quy định về các mức tỷ giá trần và sàn. Nếu tỷ giá vượt quá các mức này thì quyền chọn sẽ không còn giá trị. Những rào cản này sẽ làm nản lòng các nhà đầu cơ. 3. Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có quan hệ với ít nhất là một ngân hàng do bởi hoạt động kinh doanh ngày nay đòi hỏi thanh toán qua chuyển khoản và Savimex cũng không ngoại lệ. Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hoạt động kinh doanh quốc tế, Savimex luôn có nhu cầu giao dịch quốc tế vì thế sự tiện ích của các ngân hàng sẽ là những thuận lợi rất lớn cho công ty này. Ngày càng nhiều các sản phẩm và dịch vụ tài chính khá mới mẻ và thuận lợi cho khách hàng vì thế một doanh nghiệp thật sự không nên đơn thuần sử dụng các sản phẩm của một ngân hàng nào đó. Mỗi ngân hàng có những ưu điểm riêng cũng như các dịch vụ của nó, do đó sự so sánh về chi phí giao dịch, tốc độ giao dịch và tiện ích sẽ giúp các doanh nghiệp có được sự lựa chọn đúng đắn trong mối quan hệ này. Hiện nay Savimex cũng đang giao dịch một quỹ hỗ trợ phát triển và cả 3 ngân hàng là: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BDIV), ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và đang tiếp xúc với ANZ bank Savimex nên quan tâm nhiều hơn đến tính chất của các ngân hàng có cung cấp dịch vụ ngoại hối. Những đặc điểm quan trọng đó là: Tính cạnh tranh trong việc chào giá: Chỉ cần tiết kiệm một vài điểm trên mỗi đơn đặt hàng 1 triệu đơn vị tiền tệ (USD) trị giá lên tới vài chục ngàn đô la. Mối quan hệ đặc biệt với ngân hàng: Các ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt hoặc sẵn sàng thực hiện những nỗ lực đặc biệt nhằm thực hiện các yêu cầu giao dịch đối với các loại ngoại tệ khan hiếm cho công ty. Tốc độ thực hiện: Các ngân hàng có thể có nhiều khả năng đặc biệt trong việc thực hiện các giao dịch của khách hàng. Một doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch đối với một đồng tiền nào đó thường ưa thích một ngân hàng thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác các công việc hành chính. Tư vấn về thực trạng thị trường: Một vài ngân hàng cung cấp những thông tin đánh giá về tình hình kinh tế và các hoạt động liên quan đến môi trường tài chính có ảnh hưởng đến các khách hàng của mình Đưa ra những dự báo: Một vài ngân hàng cung cấp thông tin dự báo về tỷ giá hối đoái hay triển vọng tương lai của các nền kinh tế nước ngoài. Những đặc điểm này sẽ giúp Savimex lựa chọn các ngân hàng tốt nhất cho mình. Đồng thời phát triển mối quan hệ mật thiết đối với ít nhất một ngân hàng trong trường hợp cần những ưu đãi đặc biệt của ngân hàng đó. 4. Hạn chế những quy định bất hợp lý trong các giao dịch Các quy định và công tác hành chính hiện nay tuy đã được đơn giản hơn rất nhiều trong các ngành nghề song vẫn còn nhiều bất cập, làm phiền lòng không ít các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực tài chính cũng không ngoại lệ, có lẽ do quá lo sợ những mặt trái của các công cụ phòng ngừa rủi ro, vì thế mà các nhà hoạch định chính sách đã không cho phép chúng phát huy hết đầy đủ công năng đúng như bản chất vốn có của nó. Chẳng hạn như đối với các giao dịch hoán đổi tiền tệ Swap. Các doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch hoán đồi ngoại tệ lại gặp phải một yêu cầu hết sức phi lý là phải xuất trình các hoá đơn chứng từ hợp lý, một quy định gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Lấy ví dụ, một doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro bằng cách hoán đổi 80.000 EUR để đổi lấy 100.000 USD và sử dụng số tiền này vào một mục đích nào đó chẳng hạn. Sau đó một điều hết sức phi lý là khi hoán đổi trở lại số ngoại tệ ban đầu họ lại bị buộc yêu cầu phải xuất trình các hoá đơn chứng từ có liên quan về việc sử dụng các ngoại tệ hoán đổi. Những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp không chủ động quản lý được các chi phí đầu vào có lẽ cũng bắt nguồn phần lớn từ các quy định bất hợp lý này. Lập kế hoạch tài trợ bằng ngoại tệ USD Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn vay là vô cùng cần thiết. Nó giúp ích cho các DN rất nhiều trong gian đoạn II, III, và IV vì sử dụng vốn vay bao giờ cũng có chi phí rẻ hơn so với việc huy động từ các nguồn khác. Tuy nhiên nếu sử dụng quá mức kèm theo rủi ro trong kinh doanh cao thì DN sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả , ngoài ra còn chịu rủi ro khi lãi suất tăng ® đó là một thảm hoạ cho những công ty quá lạm dụng nguồn này. Vì thế nhất thiết công ty phải lập kế hoạch tài trợ cho mình nhằm tránh những rủi ro do lãi suất và rủi ro thanh toán. Đối với Savimex thì việc huy động vốn là tương đối dễ dàng, tuy nhiên Savimex cần xem xét vay nội tệ và ngoại tệ với một tỷ lệ như thế nào để đem lại một cấu trúc vốn với chi phí thấp nhất, từ đó mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty mới là việc nên làm. Thuận lợi: Với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Savimex có nguồn thu bằng ngoại tệ để trả cho những khoản vay bằng ngoại tệ (trong khi công ty kinh doanh nội địa không có khoản thu bằng ngoại tệ) ® không chịu rủi ro tỷ giá khi đổi nội tệ ® ngoại tệ để chi trả. Savimex là công ty hoạt động lâu năm có hiệu quả, có uy tín thương trường do đó dễ dàng tiếp cận thị trường vốn ® có nhiều cơ hội để lựa chọn. Xem xét việc vay ngoại tệ (USD) thay cho VND nhằm hạn chế cả hai vấn đề: lãi suất và chênh lệch tỷ giá ® từ đó đem lại chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Lập kế hoạch: Gọi: Ih là lãi suất vay VND If là lãi suất vay USD St là Tỷ giá VND/USD tại thời điểm vay USD® đổi sang nội tệ. St+1 tỷ giá lúc thanh toán: đổi nội tệ ® ngoại tệ ® trả nợ vay (rf là lãi suất vay ngoại tệ sau khi đã điều chỉnh theo % thay đổi tỷ giá ) ( Chú ý: St+1 có thể được chốt giá bằng dự báo, các hợp đồng kỳ hạn hay quyền chọn) Ta có: rf = (1 + If )(1 + ef ) – 1 Với ef = ( St+1 - St ) / St (*) (% thay đổi tỷ giá) Nếu : + rf < Ih ® tốt ® nên vay bằng USD + rf > Ih : không nên vay bằng USD ® vay VND + rf = Ih : Ngang giá lãi suất xảy ra nghĩa là vay VND hay USD đều có chi phí như nhau vì chênh lệch lãi suất đã được chênh lệch trong tỷ giá (ef ) bù đắp. Như vậy, qua cách tính toán trên thì Savimex có thể lập nên kế hoạch tài trợ cho mình bằng USD hay VND nhằm để giảm được chi phí lãi vay ở mức thấp nhất. Đây là biện pháp rất tốt để phòng tránh rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, theo công thức (*) ta có St+1 có thể biến động tự do theo thị trường hoặc cũng có thể cố định ở một mức nào đó theo hợp đồng kỳ hạn hay option. Hiện nay, Savimex chủ yếu là dùng St+1 theo biến động của thị trường (có mức dự báo) mà chưa có công cụ phòng ngừa nào để cố định tỷ giá lúc thanh toán. Đây là một hạn chế mà Savimex cần khắc phục vì nếu thị trường biến động bất lợi (USD tăng giá) thì việc vay USD thay cho VND sẽ làm chi phí cao hơn. II/ NHỮNG HƯỚNG GỢI MỞ CỦA TÁC GIẢ ĐỀ TÀI Đáp ứng các đề xuất của công ty và những đòi hỏi khách quan của thị trường tài chính Những vấn đề nên làm hiện nay đối với Savimex là cần khắc phục những thiếu sót cũng như những hạn chế về mặt tài chính của công ty (đã nêu ở phần trước). Nếu những hạn chế này không lớn hay không ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của Savimex thì công ty chỉ nên thay đổi và khắc phục dần dần, không nên thay đổi quá nhanh chóng hay toàn bộ. Sự thay đổi đều phải có chọn lọc và thật sự phù hợp với tình tình kinh tế của công ty và những diễn biến của thị trường. Hiện nay, việc nghiên cứu và tiến hành dự báo tỷ giá là một vấn đề rất hay và thật sự bổ ích, cần thiết đối với Savimex, vì thế công ty nên mạnh dạn triển khai công tác này, đồng hành cùng với các ngân hàng của chính công ty, từ đó giúp công ty linh động hơn trong việc vay vốn và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu có lợi cho công ty. Các công cụ tài chính mới và phù hợp ngày càng được các ngân hàng triển khai và cho áp dụng, vì thế Savimex cũng nên quan tâm nhiều hơn tới các công cụ này. Chắc chắn nó sẽ giúp ích rất nhiều cho Savimex trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá nếu không thì những nhà nghiên cứu tài chính đã không đưa ra để áp dụng. Ngày nay thị trường tài chính Việt Nam với các giao dịch tài chính hiện đại và tiện ích đang ngày càng mở rộng và dần dần hoà nhập cùng với thị trường thế giới. Do vậy mỗi một công ty không riêng gì Savimex cần phải nhanh chóng bắt kịp thị trường này, nếu không chúng ta sẽ khó xoay sở khi có những cú sốc mà những cú sốc này là sẽ thường trực nhiều hơn và nguy hiểm hơn khi tài chính Việt Nam cùng sống với tài chính thế giới. Những phương pháp giảm thiểu rủi ro nên được xem xét áp dụng Biện pháp mang tính nguyên tắc thường được áp dụng để giảm mức rủi ro: đa dạng hoá, chuyển rủi ro, tìm kiếm thông tin về các chọn lựa và các hậu quả. Đa dạng hoá: có nghĩa là mở rộng thị trường đối tác, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào đó vì như thế dễ bị tác động mạnh khi thị trường này bất ổn. Hiện nay hầu như Savimex quan hệ thương mại nhiều nhất ở thị trường Nhật Bản, và đang mở rộng sang thị trường Mỹ, sau đó là EU Chứng tỏ Savimex đang từng bước mở rộng thị trường, khẳng định tên tuổi của mình trên đấu trường quốc tế nhằm hạn chế những rủi ro có thể gặp phải khi thị trường Nhật Bản biến động gây bất lợi cho Savime. Bán rủi ro: Là hình thức chuyển rủi ro cho chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro. Trong trường hợp giao dịch lớn, DN khó có thể chịu nổi nếu rủi ro xảy ra thì DN này có thể bán hợp đồng cho ngân hàng lớn hoặc cho trung gian tài chính để hưởng hoa hồng phí. Tìm kiếm thông tin về đối tác và tập hợp để hình thành những dự báo. Các quyết định trong kinh doanh nếu thiếu thông tin thường dẫn đến hậu quả là không chắc chắn. Do đó, nếu có nhiều thông tin hơn sẽ giúp DN dự đoán tốt hơn và có thể giảm thiểu rủi ro. Biện pháp mang tính thời điểm: Tính toán lại phương án kinh doanh khi có những biến động lớn về giá cả đầu vào và lãi suất gia tăng: sử dụng các hợp đồng giao sau để mua nguyên vật liệu đầu vào (cố định giá hay các khoản phải trả), thu hẹp thời gian chiếm dụng vốn của khách hàng (tạm thời) hay chấp nhận chịu rủi ro khi mà kế hoạch đã đặt ra có hiệu quả sinh lời cao. Aùp dụng nghiệp vụ bao thanh toán (hiện nay ngân hàng UFJ (Nhật) tại Việt Nam đang triển khai dịch vụ này) theo đó ngân hàng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách mua lại các khoản phải thu của các nhà xuất khẩu mà không cần tín dụng thư hay hối phiếu. Với nghiệp vụ này các DN tránh được rủi ro hối đoái, rủi ro thanh toán từ người mua, tăng lợi thế cạnh tranh. Liên lạc trực tiếp với UFJ tại TPHCM ( tầng 18, cao ốc SUNWAH, 115 Nguyễn Huệ. ĐT: 8278020) . .. Trên đây là một số biện pháp mới giúp công ty tham khảo để lựa chọn. Việc áp dụng ra sao còn tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro mà công ty đang đối diện. Sử dụng hình thức nào để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu và chi của công ty là một vấn đề cũng không hề đơn giản, vậy nên công ty cần xem xét tới hiệu quả của phương pháp mình đang và sẽ áp dụng, mạnh dạn áp dụng các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính để tìm ra một phương pháp phòng ngừa tốt nhất cho mình. Đây là tinh thần của đề tài mà tôi luôn muốn hướng đến. PHẦN KẾT LUẬN Ngày nay, hoạt động kinh doanh quốc tế ở Việt Nam ngày càng phát triển và mở rộng. Những kiến thức hay kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế vì thế mà trở nên vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp không thể thờ ơ trước những biến động lớn của thế giới và càng không thể không quan tâm khi thị trường tài chính thế giới và Việt Nam hay có thể là của chính bản thân doanh nghiệp đang bất ổn. Savimex – công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu – là một công ty có khối lượng mậu dịch quốc tế lớn, do vậy công ty đang chịu sự tác động trong chuỗi biến động ở thị trường tài chính. Rủi ro tỷ giá là một trong những vấn đề mà tôi quan tâm vì nó có ảnh hưởng lớn đến doanh thu cũng như chi phí của công ty. Bằng nghiên cứu vừa lý thuyết vừa thực tiễn ở Việt Nam và trên thế giới, đề tài đã giới thiệu khá chi tiết những công cụ phái sinh để phòng ngừa cho rủi ro tỷ giá. Những lợi ích mà chúng đem lại không nhỏ chút nào nếu các doanh nghiệp Việt Nam và Savimex áp dụng có nghiên cứu và có nghệ thuật. Ngoài ra chúng còn giúp cho các doanh nghiệp tranh thủ được những khoản lợi lớn từ sự chênh lệch tỷ giá khi sự biến động này có lợi cho chính doanh nghiệp. Thấy được những lợi ích và đồng thời khẳng định được vai trò của các công cụ phòng ngừa này, các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế như Savimex không còn chần chừ khi quyết định sử dụng chúng để đảm bảo tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của mình. Chúng ta có quyền hy vọng vào một thị trường tài chính đa dạng và thật sự phát triển, hội nhập với thị trường tài chính thế giới khi các doanh nghiệp Việt Nam đều sẵn sàng vào cuộc để tự bảo vệ mình, làm mới mình. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY SAVIMEX ĐẾN NGÀY 31/12/2004 Đơn vị tính: Triệu VND Tài sản 31/12/2004 31/12/2003 31/12/2002 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 200.413 200.068 140.563 Tiền mặt 16.646 13.397 22.920 Tiền mặt tại quỹ 2.015 1.641 1.659 Tiền gửi ngân hàng 11.631 11.756 21.261 Các khoản phải thu 46.566 68.279 42.985 Phải thu của khách hàng 32.318 18.846 21.802 Trả trước ngưịi bán 8.201 39.586 14.617 V.A.T được khấu trừ 1.925 5.369 5.248 Các khoản phải thu khác 4.123 4.477 1.319 Dự phòng nợ khó đòi Hàng tồn kho 137.821 116.245 72.476 Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 27.900 19.674 23.436 Cơng cụ, dụng cụ trong kho 209 205 194 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 102.093 83.56 41.853 Thành phẩm tồn kho 3.748 1.756 2.707 Hàng hố tồn kho 3.871 3.903 3.903 Hàng gửi đi bán 7.146 383 Dự phịng giảm giá hàng tồn kho Tài sản lưu động khác 2.378 2.147 2.182 Tạm ứng 852 1.001 340 Chi phí trả trước 714 410 527 Chi phí chờ kết chuyển 812 257 Tài sản thiếu chờ xử lý Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 479 1.315 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 50.522 45.016 33.814 Tài sản cố định 47.913 43.988 33.391 Tài sản cố định hữu hình 44.116 40.191 28.519 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình 72.487 65.041 50.453 Hao mịn luỹ kế tài sản cố định hữu hình -28.371 -24.85 -21.934 Tài sản cố định vơ hình 3.797 3.797 4.871 Nguyên giá tài sản cố định vơ hình 4.020 4.02 5.2 Hoa mịn luỹ kế tài sản cố định vơ hình -223 -223 -329 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 70 50 Đầu tư chứng khốn dài hạn 70 50 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.318 920 424 Chi phí trả trước dài hạn 1.220 57 Tổng cộng tài sản 250.935 245.083 174.377 Nguồn vốn 31/12/2004 31/12/2003 31/12/2002 Nợ phải trả 170.762 173.053 107.529 Nợ ngắn hạn 159.316 164.905 107.438 Vay ngắn hạn 74.897 114.668 61.063 Phải trả cho người bán 46.634 21.029 32.187 Người mua trả tiền trước 4.337 15.140 1.416 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước -2.126 134 87 Phải trả cơng nhân viên 5.614 3.867 3.851 Phải trả các đơn vị nội bộ Nợ khác 29.959 10.067 8.834 Nợ dài hạn 10.352 7.826 Vay dài hạn 10.352 7.826 Nợ khác 1.094 322 91 Chi phí phải trả 1.094 322 91 Nguồn vốn chủ sở hữu 80.173 72.031 66.848 Vốn và quỹ 79.622 70.427 65.713 Nguồn vốn kinh doanh 55.111 55.111 50.244 Chênh lệch tỷ giá -26 Quỹ đầu tư phát triển 10.560 3.635 3.566 Quỹ dự trữ 1.487 869 319 Lợi nhuận chưa phân phối 15.552 13.926 14.673 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Cổ phiếu quỹ -3.089 -3.089 -3.089 Nguồn kinh phí, quỹ khác 1.604 1.135 Quỹ dự phịng về trợ cấp việc làm Quỹ khen thưởng và phúc lợi 552 1.604 1.135 Tổng cộng nguồn vốn 250.935 245.083 174.377 BẢNG BÁO CÁO THU NHẬP CÔNG TY SAVIMEX Đơn vị tính: Triệu VND Khoản mục 2004 2003 2002 Doanh thu tổng 332.156 288.205 200.121 Doanh thu xuất khẩu 190.496 160.468 Các khoản giảm trừ 2 33 Giảm giá bán hàng 6 Hàng bán bị trả lại 27 Doanh thu thuần 332.153 288,205 200,088 Giá vốn bán hàng 291.595 256.242 169.265 Lợi nhuận gộp 40.559 31.963 30.823 Chi phí bán hàng 5.582 5.937 5.922 Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.421 12.110 11.347 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 18.556 13.916 13.554 Thu nhập hoạt động tài chính 498 461 1.576 Chi phí hoạt động tài chính 2.645 1.194 1.425 Lãi vay 2.185 906 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -2.147 -733 151 Thu nhập bất thường 2.155 3.298 1.496 Chi phí bất thường 403 529 Lợi nhuận bất thường 1.752 3.298 968 Lợi nhuận trước thuế 18.161 16.481 14.673 Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận thuần 18.161 16.481 14.673

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4242.doc
Tài liệu liên quan