LỜI MỞ ĐẦU
1. Vài nét về đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới phải tự khẳng định mình để tồn tại và phát triển. Trong những năm qua bằng các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như vi mô chính phủ và NNHN đã có những chỉ đạo kịp thời định hướng phát triển cho hệ thống ngân hàng. Việc mở của hội nhập ngành ngân hàng là một trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức WTO. Đứng trước cơ hội đó ngân hàng Việt Nam gặp không ít khó khăn một trong những khó khăn đó là rủi ro tín dụng.
Trong quá trình hoạt động hệ thống ngân hàng việt nam nói chung và ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội nói riêng luôn tiềm ẩn rủi ro. Một trong các rủi ro đó là rủi ro tín dụng. Việc cho vay mà không kiểm soát được hết khách hàng sử dụng nguồn vốn như thế nào, khi đến hạn thanh toán có đảm bảo khả năng thanh toán hay không, hay trong quá trình thẩm định dự án cho vay ngân hàng không tiếp cận được các thông tin đầy đủ về dự án . tất cả đều mang lại rủi ro cho ngân hàng.
sau thời gian học tập trên giảng đường cũng như trong thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội em đã chọn đề tài “giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng SHB - hội sở chính
+ Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng SHB - hội sở chính
3. Phạm vi nghiên cứu.
+ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
+ Phạm vi nghiên cứu: giới hạn nghiên cứu về nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, những giải pháp đưa ra cũng giới hạn trong phạm vi áp dụng tại ngân hàng.
4. Kết cấu của báo cáo
Nội dung chính của báo cáo được chia làm 3 chương:
Chương I: Phương pháp luận về tín dụng & rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Chương III: Giải pháp, kiến nghị phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ bản chính sách quản trị rủi ro tín dụng của SHB xoay quanh các nội dung cơ bản như cơ chế phân cấp ủy quyền, chính sách xếp hạng khách hàng, chính sách sản phẩm tín dụng, chính sách tài sản đảm bảo và trích lập dự phòng rủi ro
2.3.1.1. Cơ chế phân cấp ủy quyền
Hiện tại SHB đang dần dần thay đổi việc quản lí tín dụng theo chiều dọc. Theo mô hình mới này các phán quyết ra quyết định cấp tín dụng cho các dự án lớn sẽ được tập trung tại hội sở. Quy trình cấp tín dụng tại các chi nhánh sẽ có sự tham gia của nhiều phòng, ban như: phòng quan hệ khách hàng, phòng tín dụng, phòng quản lý rủi ro để đảm bảo tính khách quan trong các quyết định tín dụng.
2.3.1.2. Chính sách về khách hàng
+ Xếp hạng khách hàng
Cuối năm 2006, ngân hàng đã đưa vào Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá khách hàng là doanh nghiệp.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với khách hàng là doanh nghiệp sử dụng phương pháp chấm điểm theo nhóm chỉ tiêu tài chính (40 chỉ tiêu) và chỉ tiêu phi tài chính (14 chỉ tiêu). Theo hệ thống xếp hạng nội bộ, điểm tối đa dành cho khách hàng là 100 điểm và khách hàng được xếp thành 10 nhóm. Nhóm AAA,AA,A,BBB,BB,B,CCC,CC,C,D trong đó:
Nhãm A(AAA,AA,A) là nhóm khách hàng có khả năng trả nợ tốt.
Nhóm B(BBB,BB,B) là nhóm khách hàng có đủ năng lực trả nợ nhưng khả năng trả nợ sẽ chịu tác động của các yếu tố bên ngoài.
Nhóm C(CCC,CC,C) là nhóm khách hàng có khả năng trả nợ bị suy giảm, khả năng trả nợ phụ thuộc lớn vào biến động của yếu tố thị trường và nếu yếu tố thị trường xấu đi, khách hàng nhóm C có thể không trả được nợ.
Nhóm D là nhóm khách hàng mất khả năng trả nợ, tổn thất đối với ngân hàng là thực sự xảy ra.
2.3.1.3. Chính sách sản phẩm tín dụng & tài sản bảo đảm
Các sản phẩm tín dụng cung cấp cho tất cả các đối tượng trong mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà được pháp luật nước ta cho phép
SHB thực hiện chính sách tài sản đảm bảo và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam..
2.3.1.4. Chính sách phân loại nợ & trích lập dự phòng rủi ro
Hiện tại SHB đã thực hiện phân loại nợ theo điều 7 thay vì theo điều 6 của Quyết Định 493 -NHNN. Phân loại nợ theo điều 7 là phân loại nợ theo phương pháp “định tính”, theo cách phân loại này nợ cũng được chia thành 5 nhóm như phương pháp “định lượng” (phân loại theo điều 6 quyết định 493) nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ mà còn dựa theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được NHNN chấp nhận.
Phân loại nợ theo “định tính”
Loại 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn
Loại 2: Nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ
Loại 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn
Loại 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao
Loại 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn.
Cách phân loại nợ cũ, phân loại nợ theo “định lượng”, chỉ đơn thuần dựa trên dữ liệu khoản nợ tại thời điểm đánh giá và chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn, số lần cơ cấu của khoản nợ nên kết quả chưa phản ánh thực sự mức độ rủi ro của các khoản nợ. Phân loại nợ theo phương pháp mới sẽ đánh giá toàn diện về năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Các khoản nợ được chia tách theo các mức độ rủi ro một cách chính xác hơn, qua đó giúp ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro hợp lí.
2.3.2 Thực trạng nợ quá hạn, nợ theo nhóm, nợ xấu
Theo quyết định 493– NHNN, nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Một khách hàng có nhiều khoản vay mà chỉ có một khoản vay quá hạn thì các khoản vay khác mặc dù chưa đến hạn hoàn trả cũng bị coi là nợ quá hạn.
2.3.2.1 Nợ quá hạn theo thời hạn
SHB đã thực hiện phân loai nợ quá hạn theo thời hạn. Phân loại theo cách này giúp SHB thấy được nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở thời hạn tín dụng nào và nguyên nhân cũng như cách khắc phục nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.
Bảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo thời hạn
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Tỷ trọng
Năm 2009
Tỷ trọng
Năm 2010
Tỷ trọng
Dư nợ ngắn hạn
3892066
100
7555671
100
13483183
Nợ quá hạn ngắn hạn
67526
1,73
105442
1,07
181586
1,34
Dư nợ trung hạn
1551912
100
3.924.4 82
100
4.996.853
100
Nợ quá hạn trung hạn
35693
2,3
86129
2.08
83447
1,67
Dư nợ dài hạn
808.719
100
1.348.594
100
2.172.770
100
Nợ quá hạn dài hạn
218357
2,7
31017
2,3
44759
2,06
Tổng dư nợ cho vay
6.252.699
100
12.828.748
100
20.652.806
100
Tổng nợ quá hạn
125054
2
218088
1,7
309792
1,5
(Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng SHB - Hội sở chính)
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm diễn biến kinh tế thế giới có nhiều thay đổi Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nền kinh tế suy giảm, đối với hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng SHB nói riêng thì năm 2008 là một năm kinh doanh không thuận lợi. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cao lên tới 2%. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn tới mất khả năng thanh toán khoản vay khi đến hạn.
Tới năm 2009 khi nền kinh tế có dấu hiệu khôi phục tỷ lệ này giảm xuống còn 1,7% điều này là do SHB đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp trong lúc khó khăn bằng nhiều hình thức như: Gia hạn khoản nợ, tăng thêm khoản vay...Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn với thời hạn ngắn hạn giảm đáng kể cho thấy nhu cầu vay vốn để tài trợ cho nguồn vốn lưu động giảm, doanh nghiệp vay vốn chủ yếu cho hoạt động đầu tư trung và dài hạn cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục rõ rệt.
Năm 2010 là một năm kinh doanh có hiệu quả với ngân hàng SHB, tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể trong khi tỷ lệ cho vay ra lại tăng cao. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng năm 2010 cua ngân hàng SHB giảm đáng kể cho thấy nỗ lực trong việc quản lý rủi ro của ngân hàng. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn ở tất cả các thời hạn đều giảm cho ta nhận định tình hình năm 2011 sẽ rất khả quan cho toàn bộ nền kinh tế cũng như ngân hàng.
2.3.2.2 Nợ quá hạn theo lại hình kinh tế
Bảng 2.7: Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Số tiền năm 2008
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 (%)
Số tiền năm 2009
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 (%)
Tố tiền năm 2010
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 (%)
Thương mại
42998
2,17
103111
2,5
116237
1,65
Nông, lâm nghiệp
20510
2,1
30769
2,05
54762
1,51
Sản xuất gia công và chế biến
11174
2,11
0
0
32034
1,38
Xây dựng
16709
1,7
35582
1,65
50589
1,42
Dịch vụ cá nhân và cộng đồng
0
0
7418
1,38
6067
1,13
Kho bãi, giao thông vận tải
24610
2,4
41177
2,2
36210
1,61
Giáo dục đào tạo
0
0
0
0
74
0,3
Tư vấn kinh doanh bất động sản
4520
2,5
0
0
4907
1,76
Khách sạn, nhà hàng
1.609
1,12
0
0
4918
1,04
Ngành nghề khác
2945
0,83
31
0,009
3994
0,91
Tổng nợ quá hạn
125054
2
218088
1,7
309792
1,5
(Nguồn: báo cáo tài chính ngân hàng SHB hội sở chính)
Từ số liệu trên ta thấy năm 2008 nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các ngành như: Thương mại, sản xuất gia công, kho bãi chứng tỏ chất lượng tín dụng một số khoản vay ở các ngành này chưa cao.
Năm 2009 nợ quá hạn vẫn rơi vào các ngành nghề này và thêm một số ngành nữa như: Dịch vụ cá nhân và cộng đồng, nông lâm nghiệp đặc biệt nợ quá hạn trong nhóm ngành thương mại vẫm ở mức rất cao.
Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn trong nhóm ngành thương mại có giảm tyu nhiên vẫn ở mức cao, ngành xây dựng lại có tỷ lệ nợ quá hạn ra tăng đáng kể. Dịch vụ cá nhân cộng đồng, kho bãi giao thông vận tải vẫn là những ngành có tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cao.
Ngành xây dựng trong những năm vừa qua phát triển vượt bậc, tuy nhiên thị trường vẫn quá nóng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng cũng như ngân hàng. Năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra ảnh hưởng không nhỏ tới ngành xây dựng. Việc lãi suất tăng cao cũng hạn chế khả năng tiếp cận vốn của nhà đầu tư. Tới năm 2009 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi do vậy nguồn vốn đổ vào ngành xây dựng nói chung và bất động sản nói riêng tăng đáng kể. Nhu cầu cần vốn để đầu tư tăng cao, hơn nữa cuối năm 2009 NHNN ra quyết định khuyến khích cho vay tiêu dùng nhằm kích cầu thị trường sau khủng hoảng do vậy ngân hàng cho vay cá nhân tăng cao. Đi đôi với việc nới lỏng tín dụng cho cá nhân thì tình trang nợ quá hạn, nợ xấu cũng tăng nhanh cho thấy ngân hàng chưa quản lý tốt trong khâu giám sát khoản vay đối với khách hàng cá nhân. Mặt khác các khoản nợ này đều bị phân vào nợ nhóm 3 cho thấy rủi ro cao.
Ngành thương mại tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 là 2,17% tương ứng với 42998 triệu đồng tới năm 2009 tỷ lệ này gia tăng đáng kể đạt 103111triệu đồng chiếm 2,5% trong tổng nợ quá hạn. Tuy nhiên những khoản vay này chỉ bị ngân hàng đánh giá là quá hạn trả nợ dưới 90 ngày và được phân vào nhóm 2. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn ngành là 1.65% tương ứng 116237triệu đồng cho thấy mức độ tập trung vốn cho nhóm ngành này khá cao. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn ở nhónm ngành này ở mức cao tuy nhên nhóm ngành này lại có tăng trưởng tín dụng khá cao trong khi nền kinh tế đang thoát ra khỏi khủng hoảng do vậy việc chú trọng đầu tư vốn cho nhóm ngành này là cần thiết trong dài hạn.
Ngành nông lâm nghiệp năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn là 2,1% năm 2009 tỷ lệ nàt là 2,05% và năm 2010 tỷ lệ này là 1,51%. Với chính sách tập trung cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay cá nhân trong khi tăng trưởng tín dụng của ngành này ở mức thấp thì tỷ lệ nợ quá hạn trong ngành này như vậy là khá cao. Điều này cho thấy công tác quản lý tín dụng các khoản vay chưa tốt.
Ngành giao thông vận tải có mức tăng trưởng dư nợ tín dụng cao tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm nhiều qua các năm cho thấy chất lượng tín dụng trong lĩnh vực này khá tốt. Năm 2008 nợ quá hạn trong ngành này là 2,4% nhưng cho tới năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống còn 1,61% .
Qua phân tích trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn chỉ tập trung ở một số ngành như: Xây dựng, thương mại, nông lâm nghiệp, vân tải. Những ngàmh này có mức độ tăng trưởng tín dụng cao song lại phụ thuộc rất nhiều vào thị trường vào mức ổn định của nền kinh tế. Do vậy việc nợ quá hạn ở mức cao trong những ngành này là điều không tốt. Cho thấy ngân hàng chưa quản lý tốt khoản vay vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách cụ thể để hạn chế nợ quá hạn trong những ngành này đồng thời vẫn đảm bảo tăng trưởng tín dụng trong những ngành này.
2.3.2.3 Thực trạng nợ xấu
Theo quyết định 493 của NHNN nợ xấu là các koản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 trong bảng phân loại nợ. Tình hình nợ xấu tại SHB qua các năm như sau:
Bảng 2.8: Nợ xấu ngân hàng SHB
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Tỷ trọng (%) so với nợ quá hạn
Năm 2009
Tỷ trọng (%) so với nợ quá hạn
Năm 2010
Tỷ trọng (%) so với nợ quá hạn
Tổng nợ quá hạn
125054
100
218088
100
309792
100
Tổng nợ xấu
22045
17,62
37859
17,35
47025
15,17
Nợ nhóm 3
11404
9,12
19802
9,08
22088
7,15
Nợ nhóm 4
9016
7,21
15549
7,13
21468
6,93
Nợ nhóm 5
1625
1,3
2508
1,15
3469
1,12
(Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng SHB - Hội sở chính)
Năm 2008 khủng hoảng kinh tế xảy ra Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Các doanh nghiệp làm ăn khó khăn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu năm 2008 rất cao và tập trung nhiều ở nợ nhóm 3 cho thấy các khoản nợ đến hạn phải thu của ngân hàng không có khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tổng nợ xấu năm 2008 là 22045triệu đồng chiếm 17,62% trong nợ quá hạn. Nợ xấu tập trung ở một số ngành như: Thương mại, xây dựng, giao thông vận tải.
Năm 2009 tổng nợ xấu 37895triệu đồng chiếm 17,35trong tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân của việc nợ quá hạn là doanh nghiệp giảm sút không đủ trả nợ đúng hạn cam kết và bị phân vào nợ nhóm 3. Nợ xấu còn lại chủ yếu tập trung ở các ngành như: Sản xuất gia công chế biến, khách sạn nhà hàng...
Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng vẫn ở mức cao. Tỷ lệ nợ xấu tập trung nhiều ở nhóm 4 chiếm 11.8% trong nợ quá hạn cho thấy các khoản nợ có khả năng tổn thất cao . Điều này là không tốt khi các khoản nợ xấu tập trung ở các ngành như: thương mại, sản xuất gia công và chế biến, xây dựng (các ngành có tỷ trọng tăng trưởng cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro) ngân hàng cần cân nhắc lại chính sách cho vay của mình nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
2.3.3 Trích lập dự phòng rủi ro
Theo quyết định 493 – NHNN, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó giúp ngân hàng có được nguồn tài chính để xử lý rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng cũng như toàn hệ thống nói chung. Việc trích lập dự phòng giúp cho ngân hàng có tâm lý tốt và xử lý kịp thời rủi ro, là biện pháp chống sốc cho ngân hàng.
Hệ số khả năng bù đắp RRTD =
Bảng 2.9: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại SHB
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Số tiền năm 2008
Tỷ trọng (%) so với tổng dư nợ cho vay
Số tiền năm 2009
Tỷ trọng (%) so với tổng dư nợ cho vay
Số tiền năm 2010
Tỷ trọng (%) so với tổng dư nợ cho vay
Tổng dư nợ cho vay
6.252.699
100
12.828.748
100
20.652.806
100
Tổng nợ quá hạn
125054
2
218088
1,7
309792
1,5
Trích lập dự phòng RRTD
61.901
0,99
114.175
0,89
128.047
0,62
Hệ số khả năng bù đắp RRTD
49,5
52,35
41,3
(Nguồn: báo cáo tài chính ngân hàng SHB - hội sở chính)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ngày càng tăng lên. Điều này cho ta nhận định rằng tình trạng rủi ro tín dụng tăng lên, tỷ lệ nợ quá hạn ở các nhóm nợ tăng lên dẫn tới việc trích lập dự phòng tăng lên. Năm 2008 là 61.901 triệu đồng chiếm 0,99% tổng dư nợ, do nền kinh tế suy thoái ngân hàng dự đoán rủi ro khách hàng không trả được nợ tăng lên, ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng. Năm 2009 trích lập dự phòng của SHB là 114.175triệu chiếm 0,89% tổng dư nợ, mặc dù tỷ lệ trích lập dự phòng giảm do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi song vẫn ở mức cao. Năm 2010 tỷ lệ này là 128.070triệu chiếm 0,62% cho thấy ngân hàng nhận định rủi ro thị truờng, rủi ro thanh khoản của nền kinh tế nói chung và khách hàng của ngân hàng nói riêng giảm so vơi các năm trước. Nhìn chung công tác trích lập dự phòng để phòng ngừa rủi ro tín dụng tại SHB đã được thực hiện nghiêm túc theo quy định của NHNN. Đây là điều tốt vì về mặt pháp lý SHB đã tuân thủ đúng những quy định hiện hành, mặt khác việc trích lập dự phòng đầy đủ sẽ tạo tiền đề quan trọng trong việc sử dụng nguồn dự phòng để bù đắp những tổn thất.
2.3.4 Kết quả đạt được trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
Trong thời gian qua nhờ thực hiện tốt các kế hoạch đề ra SHB đã đạt được những thành tựu đáng kể trong viẹc hạn chế rủi ro tín dụng. một số thành công có thể kể tới như:
SHB đã hoàn thành những chỉ tiêu đề ra : duy trì tăng trưởng dư nợ tín dụng , doanh số cho vay ở mức cao.
SHB đã thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493, giúp cho toàn hệ thống ngân hàng không rơi vào tình trạng khó khăn trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
SHB đã tích cực thay đổi cơ cấu cho vay, theo đó SHB đã giảm dần tỷ trọng cho vay với doanh nghiệp nhà nước và tăng dần tỷ trọng cho vay với các thành phần kinh tế phi quốc doanh. Đây là sự điều chỉnh phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của nước ta.
Công tác kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng luôn được chú trọng. Trong thời gian qua SHB đã kịp thời phát hiện ra những sai sót trong việc chấp hành các quy định, quy trình tín dụng. Với vai trò độc lập của bộ phận giám sát kiểm tra tín dụng đã thực hiện tốt trách nhiệm giám sát kiểm tra tín dụng
Công tác phân loại khách hàng vay vốn cũng đã được SHB chú trọng
2.3.5 Những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Cơ chế bảo hiểm tiền vay
Cơ chế bảo hiểm tiền vay và việc định giá tài sản đảm bảo trong quá trình thẩm định hồ sơ đóng một vai trò hết sức quan trọng nhưng việc xem xét và đánh giá tài sản, quản lý tài sản đảm bảo, các chuẩn mực về tài sản còn chưa đầy đủ. Đặc biệt là các tài sản đảm bảo là công trình xây dựng hoặc máy móc thiết bị
Cơ cấu cho vay chưa cân đối hợp lý
Tỷ trọng cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng dần trong khi đó vốn huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn. Sự không cân xứng về kỳ hạn có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.
Chính sách tập trung cho vay chủ yếu vào một số ngành như thương mại, xây dựng...Sự tập trung như vậy có thể đem lại rủi ro cho ngân hàng vì những ngành này tuy lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn và chịu sự biến động của kinh tế thị trường cũng như các chính sách vĩ mô của nhà nước.
.
Nguyên nhân tồn tại những hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
Văn hoá tập quán của đất nước
Nhu cầu và thói quen sử dụng tiền của người dân đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng nói chung và SHB nói riêng. Việc sử dụng quá nhiều tiền mặt trong nền kinh tế làm cho lạm phát tăng cao, thêm vào đó làm tăng rủi rỏ thanh khoản cho ngân hàng. Giảm hiệu quả huy động vốn cũng như các hoạt động đầu tư kinh doanh của ngân hàng .
Môi trường tự nhiên
Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Thiên tai dịch bệnh liên tục xảy ra làm cho kinh doanh, sản xuất bị đình trệ việc dự báo trước gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của doanh nghiệp cũng như hoạt động của ngân hàng.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý đang từng bước hoàn thiện do đó không tránh khỏi những thiếu sót. Việt Nam là một đất nước có môi trường pháp lý thay đổi. Luôn có những chính sách mới bổ sung thậm chí phủ định chính sách cũ trong thời gian ngắn do vậy việc lập ra kế hoạch kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Qua cuộc khủng hoảnh kinh tế ta nhận thấy rằng hệ thống pháp luật ở nước ta còn nhiều hạn chế và yếu kém, liên tục thay đổi lãi suất cơ bản, áp dụng lãi suất trần, sàn tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi thường xuyên.
Môi trường kinh tế xã hội
Kinh tế Việt Nam đang dần hội nhấp sâu vào kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế mang lại cho nền kinh tế nói chung, ngân hàng nói riêng nhiều cơ hội mới tuy nhiên cũng mang lai không ít thách thức. Với tiềm lực tài chính nhỏ các ngân hàng Việt Nam không đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng có tiềm lực kinh tế lớn trên thế giới do vậy các ngân hàng Việt Nam có thể bị thua thiệt trên chính sân nhà. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới những biến động của kinh tế thị trường làm gia tăng bất ổn cho nền kinh tế cũng như cho ngân hàng. Từ năm 2009 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi đã bước đầu có những thuận lợi cho nền kinh tế cũng như cho ngân hàng, bằng nội lực của chính mình khi kinh doanh trên sân nhà các ngân hàng Việt Nam đang từng bước vượt qua khó khăn và khẳng định mình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
* Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Trình độ quản lý còn hạn chế. Kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trong điều kiện đó sự cạnh tranh gay gắt trong kinh doanh cũng như nămg lực quản lý yếu kém của một số doanh nghiệp đã dẫn tới việc làm ăn thua lỗ, kéo theo đó là không có khả năng trả nợ cho ngân hàng nên dẫn tới rủi ro cho ngân hàng do không thu hồi được vốn cho vay.
Thiếu thông tin. Việc quản lý công ty không thế thiếu thông tin, nó được coi là công cụ trong việc điều hành các doang nghiệp. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay một số doanh nghiệp lại hoạt động trong tình trạng thiếu thông tin dẫn tới việc không nắm bắt được thị trường, nhu cầu khách hàng và các thông tin khác vì vậy không tránh được những quyết định sai lầm làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh dẫn tới làm ăn thua lỗ.
Khả năng cạnh tranh kém .Việc hội nhập với nền kinh tế thế giới mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp nước ta hiện nay khả năng cạnh tranh còn kém do thiếu vốn công tác quản lý yếu kém...Do vậy nhiều doanh nghiệp nước ta không thể tồn tại được.
Một rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng là: “rủi ro đạo đức người đi vay”. không ít những chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân vay vốn không có thiện chí trong việc trả nợ nên khi đi vay các khách hàng này cung cấp thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác. Những đối tượng khách hàng này khi vay được vốn của ngân hàng họ sẽ sử dụng vốn với mục đích khác, hoạt động trái pháp luật...gây tổn thất cho ngân hàng.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Thiếu thông tin. Trong quá trình thẩm định dự án cho vay rủi ro do thông tin tín dụng không đầy đủ cũng là một vấn đề quan trọng. Trong nhiều trường hợp do điều tra không tốt nên thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ cũng tới rủi ro cho ngân hàng.
Chương III
GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển
Việc điều hành chính sách tiền tệ đã đạt được muc tiêu đề ra như ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, góp phần thúc đẩy phát triển kih tế và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. Trong đó, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ đanh được đổi mới theo hướng tăng cường các công cụ và phương pháp điều hành gián tiếp. Tỷ giá hối đoái được điều hành linh hoạt dựa trên các nguyên tắc thị trường góp phần đáng kể vào việc ổn định tiền tệ và tăng cường xuất khẩu. Hệ thống thanh toán đã được hiện đại hoá cả về mặt công nghệ và pháp lý. Khung pháp lý về hoạt động ngân hàng không ngừng được hoàn thiện, từng bước tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi ngân hàng hoạt động. Các tổ chức tín dụng đã được củng cố và sắp xếp lại từng bước lành mạnh hoá ngành tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Cho tới nay tình hình tài chính cảu các ngân hàng thương mại đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, hiệu quả hoạt động tăng dần, góp phần tăng vốn tự có và trích lập dự phòng rủi ro cũng như đổi mới trang thiết bị công nghệ. hầu hết các NHTMCP đã đạt tỷ lệ an toàn vốn 8% cá biệt có một số ngân hàng tỷ lệ này đạt trên 10%.tuy nhiên để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập thì ngành ngân hàng còn nhiều việc phải làm.
Mục tiêu và định hướng phát triển ngân hàng trong thời gian tới.
Ngày 24/5/2006, thủ tưóng chính phủ dã ký quyết định số 112/2006/QĐ-TTG phê duyệt đề án phát triển ngành ngâ hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 theo hướng cơ cấu lại một cách toàn diện mô hình tổ chức và hoạt động của NHNN và các TCTD.
3.1.1.1 Đối với ngân hàng nhà nước
Nâng cao vị thế của ngân hàng nhà nước, đảm bảo NHNN là ngân hàng trung ương thực sự, độc lập và tự chủ trong xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. Mục tiên chủ yếu là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn cho hệ thống tiền tệ- ngân hàng, góp phần tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo.
Đổi mới cơ cấu tổ chức cảu NHNN từ trung ương xuống các chi nhánh theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp có đủ nguồn lực và khả năng xây dựng, thưch thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTW, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. Sắp xếp lại các doanh nghiệp trực thuộc NHNN theo hướng chỉ giữ lại nhà máy in tiền quốc gia.
Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, limh hoạt và hiệu qủa trên nền tảng các công cụ CSTT(chính sách tiền tệ) hiện đại và công nghệ tiên tiến, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, từng bước nâng cao tính chuyển đổi của VNĐ.
Tăng cường hiệu lực của NHNN về quản lý, giám sát các giao dịch ngoại hối, tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thi trường tài chính. Tăng nhanh dự trữ ngoại hối nhà nước, thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt theo cơ chế thị trường.
Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hiệu quả, cả về thể chế mô hình tổ chức, nguồn nhân lực và phương pháp thanh tra giám sát nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về phát triển hệ thống ngân hàng, thực hiện đồng thời các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Thành lập cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thuộc NHNN trên cơ sở thanh tra NHNN hiện tại, đảm bảo xây dựng được cơ quan giám sát tài chính tổng hợp, đồng thời hoàn thiện các điều kiện cho một hệ thống giám sát có hiệu quả, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các phương pháp giám sát ngân hàng.
3.1.1.2 Đối với các tổ chức tín dụng
Cải cách triệt để và phát triển hệ thống các TCTD theo hướng đa năng, hiện đại đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, có quy mô lớn và hoạt động theo nguyên tắc thị trường với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, bảo đảm quyền kinh doanh của các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết song phương và đa phương đã ký kết với các nước và các tổ chức quốc tế. Tiếp tục cơ cấu lại một cách toàn diện hệ thống tổ chức tín dụng theo các đề án cụ thể là:
- Tăng cường năng lực thể chế thông qua cơ cấu lại tổ chức và hoạt động, phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban điều hành, mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, phát triển các hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo các NHTM có đủ nguồn vốn để tiếp tục tăng vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sing lời, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm trong sạch bảng cân đối của ngân hàng thương mại.
- Từng bước cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước theo nguyên tắc thận trọng đảm bảo ổn định kinh tế xã hội và an toàn cho hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các ngân hàng có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín được mua cổ phiếu và tham gia quản trị, điều hành ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
- Phát triển quỹ tín dụng nhân dân thành TCTD hợp tác độc lập, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh tiền tệ.
- Tuân thủ các hiệp định của các hiệp định song phương với các nước và các quy định của WTO về mở cửa thị trường ngâ hàng.
- Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời nhanh chóng tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ mới với hàm lượng công nghệ cao.
3.1.1 3 Về hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam đã gia nhập WTO. Trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam sẽ điều chình và ban hành các chính sách phù hợp với các cam kết song phương và đa phương về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia như cho phép các ngân hàng nước ngoài hiện diện tại Việt Nam dưới các hình thức khác nhau như ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đồng thời cho phép mở rộng phạm vi, loại hình dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam.
Trên cơ sở lộ trình mở cửa dịch vụ ngân hàng và hội nhập quốc tế, hệ thống pháp luật ngân hàng của Việt Nam cũng sẽ được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo hướng phù hợp với các cam kết trong đàm phán gia nhập WTO và các hệ thống chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng cụ thể là:
- Xây dựng và điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp lý về cấp phép thành lập và tổ chức ngân hàng theo hướng không phân biệt đối xử, phù hợp với các cam kết và lộ trình gia nhập WTO.
- Rà soát danh mục các dịch vụ tài chính - ngân hàng theo phụ lục về dịch vụ tài chính – ngân hàng và thông lệ quốc tế. Trước mắt sửa đổi bổ sung nghị định 82 về mức vốn pháp định của TCTD và nghị định 49 về tổ chức và hoạt động của NHTM.
Đối chiếu với yêu cầu, thách thức của việc hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, ngành ngân hàng còn rất nhiều việc phải làm. Do vậy, ngành ngân hàng cần phải tập trung phấn đấu hoàn thành tốt các kế hoạch và mục tiêu của chính sách tiền tệ, triển khai tích cực và có hiệu quả các đề án cải cách và đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam, tiếp tục hoàn thiện và thực thi chiến lược phát triển và hội nhập quốc tế của ngành, nhằm đem lại lợi ích tối đa cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và hệ thống ngân hàng.
3.123 Đối với ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay SHB tiếp tục duy trì hệ thống ngân hàng bán lẻ. Không ngừng mở rộng mạng lưới của mình đến khắp các tỉnh thành phố trong cả nước, việc này giúp SHB phục vụ khách hàng tốt hơn đồng thời tạo thuận lợi tối đa ch khách hàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Về chính sách và định hướng khách hàng của SHB là tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới hoạt động, hộ gia đình và cá nhân
Về chính sách sản phẩm, dịch vụ SHB ứng dụng phát triển các sản phẩm dịch vụ theo mô hình hiện đại đa dạng hoá sản phẩm nâng cao chất lượng của các sản phẩm hiện có cũng nư đổi mới hoàn thiện các sản phẩm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng
Mục tiêu chính của SHB là trở thành một trong năm ngân hàng hàng đầu Việt Nam và vươn xa ra tầm châu lục
Đứng trước những thách thức của nền kinh tế mang lại cũng như của đối thủ cạnh tranh hội đồng quản trị cùng ban điều hành đã tích cực triển khai các hoạt động như: củng cố chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới, tích cực xử lý thu hồi nợ quá hạn phát triển các hoạt động ít rủi ro, tiếp tục tiết kiệm chi phi, nâng cao năng lực cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ phấn đấu tăng truởng bình quân từ 25 – 30%
* Các phương hướng hoạt động
- Về hoạt động kinh doanh SHB kiên định với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, chú trọng khách hàng là đối tượng doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình cá nhân.
- Đẩy mạnh huy động vốn thông qua nhiều sản phẩm huy động mới phát triển sản phẩm theo hướng phù hợp nhất với từng đối tượng khách hàng cụ thể tuy nhiên phải giảm chi phí xuống mức thấp nhất, cho vay và các hoạt động lành mạnh khác nhằm củng cố và gia tăng thị phần, đạt mục tiêu tăng truởng như kế hoạch đề ra.
- Tăng cường công tác phát triển khách hàng và quảng bá thương hiệu hình ảnh của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút khách hàng
- Nâng cao chất lưọng đội ngũ nhân sự và mở rộng hệ thống mạng lưới hoạt động tại các vùng kinh tế phát triển các khu công nghiệp.
- Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động của ngân hàng
3.2 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng, hợp lý
Chính sách cho vay hợp lí là công cụ quan trọng nhất đối với mọi ngân hàng để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận và kiểm soát rủi ro. Trên thực tế, xây dựng chính sách tín dụng là việc đưa ra các chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn.
Sau đây, chúng ta sẽ xem xét các giải pháp chính sách về lãi suất, khách hàng, sản phẩm tín dụng, tài sản đảm bảo:
+ chính sách lãi suất là chính sách rõ ràng nhất và có tác động lớn nhất đến chính sách tín dụng nói chung.
Với bất kì một ngân hàng thương mại nào, chính sách lãi suất sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở uy tín của khách hàng và độ rủi ro của khoản vay. Dựa vào đó, chính sách lãi suất ưu đãi sẽ được cấp cho các khách hàng có độ uy tín cao, có mối quan hệ lâu năm với ngân hàng và có lịch sử tín dụng tốt. Các dự án, khoản vay có mức độ rủi ro thấp, mang tính khả thi cao cũng sẽ nhận được mức lãi suất ưu đãi tương ứng.
Đối với các khách hàng mới hoặc đối với các dự án cho vay có độ rủi ro cao, ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro tín dụng. Việc chấp nhận cho khách hàng mới và có độ rủi ro cao vay để thu lãi suất cao là cần thiết trong việc tăng lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên trong một vài trường hợp ngân hàng cần giới hạn hình thức cho vay này để tránh rủi ro quá lớn.
+ Chính sách khách hàng: Phân loại khách hàng, xác định khách hàng tiềm năng để tập trung đầu tư luôn là chính sách tốt để tối đa hóa lợi nhuận. Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế ngày nay, một số lĩnh vực như đầu tư chứng khoán, bất động sản nói chung đang theo đà đi xuống vì vậy SHB nên tránh cho nhóm khách hàng thuộc những ngành trên vay quá nhiều.
Trong năm 2011, SHB nên tập trung chủ yếu vào các khách hàng trong các lĩnh vực: xuất khẩu dệt may- da giày – nông sản- thủ công mỹ nghệ; nhập khẩu thiết bị y tế- điện tử viễn thông- thiết bị thuộc lĩnh vực thủy điện, hạ tầng khu công nghiệp, phương tiện vận tải, công nghiệp chế biến thực phẩm.
Đề ra nhóm khách hàng mục tiêu để nhằm tập trung phục vụ, mang lại lợi nhuận cao và giảm rủi ro theo ngành là chiến lược cần thiết của SHB hiện nay, nhưng ngân hàng cũng nên cung cấp tín dụng cho nhiều nhóm khách hàng khác để mở rộng thị phần, phân tán rủi ro.
Để có được một chính sách khách hàng hiệu quả, ngân hàng cần chú ý đến những biện pháp sau:
Xác định nhóm khách hàng cần tập trung: Việc xác định đối tượng khách hàng trọng điểm khiến cho ngân hàng có chiến lược rõ ràng trong việc thu hút nhóm khách hàng và phục vụ tốt hơn.
Mở rộng và đa dạng hóa cơ cấu khách hàng: Việc có một nhóm khách hàng trọng điểm là điều cần thiết với bất kì ngân hàng nào, tuy nhiên trong thời điểm kinh tế khủng hoảng ngày nay, SHB cũng cần phải mở rộng quy mô khách hàng để tìm kiếm các cơ hội mới và đồng thời tiếp tục giảm rủi ro cho cơ cấu tín dụng của mình.
Ngân hàng nên phân loại các nhóm khách hàng theo các tiêu chí: lượng tiền gửi, chất lượng vốn vay, ngành nghề kinh doanh.. để đảm bảo có chính sách cho vay hoặc huy động vốn hợp lí, làm hài lòng mọi khách hàng.
Tổ chức các nhóm nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu tâm lí của họ để có chính sách huy động, chính sách chăm sóc khách hàng hợp lí để đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn.
Xây dựng chính sách giá ưu đãi với các khách hàng truyền thống, khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ để khuyến khích họ dùng nhiều hơn nữa.
Nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng. Chất lượng dịch vụ có thể được thể hiện thông qua: thủ tục đơn giản, giấy tờ gọn nhẹ, thời gian sử lí nghiệp vụ nhanh, tư vấn tận tình cho khách hàng, nơi giao dịch thuận tiện, hiện đại...
+ Chính sách về sản phẩm tín dụng : đa dạng hóa sản phẩm tín dụng là biện pháp tốt để giảm rủi ro. Ngân hàng cần phát triển đa dạng các sản phẩm như: cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trung dài hạn, cho vay xuất khẩu , chiết khấu chứng từ, cho vay hợp vốn, phát hành thẻ.
+Chính sách tài sản đảm bảo : Tài sản đảm bảo là nguồn thu của ngân hàng lúc thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra.Vì thế tài sản đảm bảo cũng là nhân tố trong thay đổi rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cần có quy định cụ thể về định giá tài sản đảm bảo, xem xét về khả năng chuyển nhượng và tính pháp lí của tài sản. Trong thời gian nắm giữ tài sản đảm bảo, cán bộ ngân hàng phải theo dõi, kiểm tra và đánh giá lại tài sản theo giá thị trường. Đối với các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản, ngân hàng cần yêu cầu người vay bổ sung tài sản khi tài sản đảm bảo cũ giảm giá trị.
3.2.2 Xây dựng quy trình xét duyệt cho vay phù hợp và khoa học
3.2.2.1 Thẩm định dự án
Mục đích của thẩm định dự án là xác định quan hệ an toàn của quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, xác định tính hiệu quả và khả thi của dự án, xác định thông tin khách hàng có chính xác và phù hợp với những gì khách hàng khai không nhằm hạn chế rủi ro do thông tin bất cân xứng qua đố ngân hàng đưa ra quyết định tín dụng chính xác. Đây là bước đầu tiên trong quy trình xét duyệt dự án và có tính chất quan trọng đối với an toàn của khoản vay.
Khi tiến hành xét duyệt cho vay SHB đã cgú trọng đến nhuẽng vấn đề liên quan tới khách hàng như: tính pháp lý, năng lực vay vốn, uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận, tài sản thế chấp, tính khả thi của dự án...
Khả năng đánh giá dự án của cán bộ ngân hàng được dề cao và đóng vai trò quan trọng vì vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải là người có năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp thông tin và phán đoán chính xác các vấn đề liên quan có như vậy việc thẩm định dự án mới đạt hiệu quả.
Ngoài ra SHB còn yêu cầu khách hàng thế chấp thêm tài sản cho ngân hàng. Giải pháp này thực tế có lợi cho cả hai bên: ngân hàng thì có tài sản nhằm bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra và khách hàng thì được vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh
SHB hoạt động dựa trên nguyên tắc hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất và không đẩy khách hàng đến tình trạng phá sản. vì vậy trong quá trình thu nợ ngân hàng luôn tìm biện pháp giúp đỡ khách hàng gặp rủi ro do những nguyên nhân khách quan mang lại.
3.2.2.2 Đánh giá và phân loại khách hàng
- Đánh giá năng lực vay vốn
Khi cho vay ngân hàng không chỉ quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng mà còn quan tâm đến năng lực pháp lý của người vay vốn
- Uy tín của khách hàng
Uy tín của khách hàng có liên quan trực tiếp đến việc trả nợ nó phản ánh thiện chí và việc sẵn sàng trả nợ, thực hiện tất cả các điều khoản của hợp đồng tín dụng. Nếu người đi vay không có uy tín hoặc uy tín thấp thì có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng, vì vậy các trường hợp cho vay này ngân hàng luôn giám sát các hoạt động của khách hàng. Nếu đến hạn thu mà khách hàng không có khả năng hoàn trả thì ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ ngay. Uy tín của khách hàng không chỉ thể hiện qua mối quan hệ với ngân hàng mà còn thể hiện qua quan hệ với bạn hàng do vậy việc tìm hiểu các mối quan hệ của khách hàng trong quá trình thẩm định dự án là hết sức cần thiết.
Khi xem xét và quyết định cho vay đối với một khách hàng, các cán bộ ngân hàng luôn xem xét vốn tự có của khách hàng là bao nhiêu để đảm bảo việc cho vay được an toàn và tính trách nhiệm của người vay trong dự án đó. Bên cạnh đó khi cho vay ngân hàng còn giám sát, kiểm tra xem khách hàng sử dụng vốn như thế nào có hiệu quả và khả năng sinh lời như thế nào, vì koản vay được trả bằng chính lợi nhuận kinh doanh của dự án.
Một trong những nguyên tắc tind dụng là tiền vay phải có tài sản đảm bảo. Biện pháp này nhằm hạn chế rỉ ro khu khách hàng không cos khả năng trả nợ. Với hoạt động kinh doanh của mình SHB luôn coi đó là là nguyên tắc cho ay có đảm bảo. Tài sản đảm bảo phải là hàng hoá có giá trị, có thị truờng tiêu thụ để khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng có thể bán để thu hồi nợ.
Phân tích tình hình tài chính của khách hàng có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định tín dụng. Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp chủ yếu thông qua các tỷ số tài chính. Các tỷ cố tài chính cung cấp những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, về tính chất khinh tế và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các đặc trưng riêng về hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3.2.2.3 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tăng cường kiểm tra nội bộ
Hiện tại ngân hàng SHB đã bước đầu thành công trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng nội bộ. Các khách hàng là doanh nghiệp sẽ được đánh giá dựa theo 40 tiêu chí về tài chính và 14 tiêu chí phi tài chính. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ là một hướng đi phù hợp với thông lệ quốc tế bởi lẽ hệ thống xếp hạng khách hàng này sẽ giúp việc quyết định ra tín dụng được nhanh chóng và có cơ sở rõ ràng hơn do dựa vào thứ hạng của khách hàng trên bảng xếp hạng. Hoàn thiện xếp hạng khách hàng nội bộ còn giúp cho SHB thực hiện tốt việc phân bổ, trích lập dự phòng rủi ro cũng như có cái nhìn tốt hơn về tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của từng khách hàng.
Trong tương lại SHB cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng bằng cách:
Xây dựng hệ thống xếp hạng cho nhiều nhóm khách hàng hơn. Không chỉ là doanh nghiệp mà cá nhân người đi vay, các tổ chức tín dụng khác cũng cần được xếp hạng.
Mỗi nhóm khách hàng riêng biệt cần có các nhóm chỉ tiêu riêng biệt nhằm đánh giá đúng thứ hạng của khách hàng đó.
3.2.3 Đa dạng hoá danh mục đầu tư tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh việc dâ dạng hoá danh mục đầu tư là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro có hiệu quả. đa dạng háo tín dụng cả về hình thức, đối tượng khách hàng, địa bàn hoạt động...Danh mục tín dụng của ngân hàng càng phong phú thì mức độ rủi ro cang thấp. Đa dạng hoá tín dụng thể hiện dưới các hình thức như cho vay nhiều khách hàng mà không tập trung vào một nhóm khách hàng lớn, cho vay khách hàng ở nhiều ngành nghề khác nhau....
Để thực hiện phân tán rủi ro SHB cần quan tâm đến các phương pháp sau:
Đa dạng hoá khách hàng
Việc mở rộng cho vay đối với nhiếu thành phần nhằm hạn chế “bỏ trứng vào cùng một giỏ’, hạn chế tập trung tín dụng. trong thời gian qua SHB đã chú trọng nhiều tới đối tượng khách hàng là các doang nghiệp vừa và nhỏ cá nhân hộ gia đình tiểu thương. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay với các đối tượng khách hàng này vẫn còn hạn chế chưa khai thác hết tiềm năng của khu vực khách hàng này. Trong danh mục đầu tư của ngân hàng tỷ trọng đầu tư vào các ngành như thương mại , dịch vụ xây dựng bất động sản vẫn còn khá cao trong khi các ngành này lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Do vậy trong thời gian tới SHB nên hạn chế cho vay với các ngành nghề nêu trên
Đa dạng hoá kỳ hạn cho vay
SHB không nên tập trung nhiều vào một kỳ hạn nào đó mà nên phân tán cho vay ở nhiều kỳ hạn. Với những dự án cho vay trung hạn nhưng tới kỳ đáo hạn khách hàng chưa có khả năng trả nợ nhưng tiềm năng dự án rất khả thi thì ngân hàng nên ra hạn tín dụng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng kinh doanh. Với số liệu báo cáo những năm gần đây cho thấy tỷ lệ cho vay trung và dài hạn của SHB vẫn ở mức khá cao trong khi nguồn vốn huy động được chủ yếu là ngắn hạn. Điều này sẽ hạn chế khả năng quay vòng vốn cũng như tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
Thực hiện bảo hiểm tín dụng
Với những khoản tín dụng có giá trị lớn ngân hàng nên thực hiện mua bảo hiểm cho khoản vay đó. Mặc dù trong quá trình thẩm định dự án ngân hàng đã đánh giá được mức độ rủi ro tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án có thể phát sinh những rủi ro không mong muốn nằm ngoài dự kiến của ngân hàng. Việc mua bảo hiểm tín dụng vẫn còn chưa phổ biến tuy nhiên đây là cách hiệu quả để giảm tiểu rủi ro. Đó là cách chuyển một phần rủi ro cho các tổ chức bảo hiểm, tuy sẽ phát sinh chi phí nhưng đây là điều cần thiết ngân hàng nên thực hiện để giảm thiểu rủi ro.
3.2.4 Trích lập dự phòng rủi ro
Rủi ro là luôn có vậy việc trích lập dự phòng rủi ro là cần thiết cho hoạt động của SHB. Hiện tại SHB đã bỏ phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở dư nợ bình quân mà thay vào đó trích lập dự phòng rủi ro được tính toán dựa trên kết quả phân loại nợ và chấm điểm xếp hạng tín dụng.
Việc trích lập dự phòng nên thực hiện theo nguyên tắc thường xuyên, mục đích để làm cho khoản trích lập rủi ro phù hợp với mức độ rủi ro hiện tại của ngân hàng.
3.2.5 Phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng
Trong nền kinh tế hiện nay, hệ thống ngân hàng tác động mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế. Một số lĩnh vực kinh doanh mới như thương mại, điện tử, chứng khoán, viễn thông, bán lẻ lệ thuộc rất nhiều vào các dịch vụ ngân hàng. Các dịch vụ như thanh toán qua mạng, thanh toán bằng thẻ hiện tại đang phát triển với tốc độ cao để đáp ứng nhu cầu của người mua và bán.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng ngày càng được hiện đại hóa và tự động hóa, các dịch vụ ngân hàng đều có thể thực hiện qua máy tính. Chính vì thế nó đảm bảo cho nhiều người ở xa, ở những nơi khó tiếp cận về mặt địa lí vẫn có thể sử dụng dịch vụ dễ dàng.
SHB hiện tại đang tích cực tìm hiểu lợi ích, tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại trên cơ sở ứng dụng các công nghệ. Các dịch vụ như thánh toán điện tử qua mạng, qua điện thoại đang được triển khai và nhân rộng.
Ngoài ra việc áp dụng công nghệ trong hoạt động quản lí còn giúp giảm thiểu rủi ro, giảm sai sót và tăng tính minh bạch .
Các ngân hàng nói chung và SHB ngày càng hiện đại hóa tổ chức theo hướng áp dụng những công nghệ hiện đại nhất để theo kịp xu hướng phát triển của thời đại. Việc áp dụng các phần mềm kiểm soát, phầm mềm kế toán giúp nhân viên có hiệu suất làm việc cao hơn đồng thời giúp ban lãnh đạo có khả năng theo dõi hoạt động của ngân hàng sát sao hơn.
3.2.6. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng nói chung là một nhu cầu luôn cần thiết của ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu ngày một khắt khe của ngân hàng, các cán bộ cần hội tụ đầy đủ các yếu tố sau:
Cán bộ tín dụng phải có đầy đủ hiểu biết, kĩ năng về nghề nghiệp, ngoài ra họ phải luôn cập nhật những kiến thức tổng quát về ngành nghề mình tập trung cũng như về cả nền kinh tế nói chung. Cán bộ tín dụng phải là người am hiểu phát luật, quy định cho vay được ban hành bởi NHNN hay các ban ngành có liên quan.
Ngoài chuyên môn tốt,. Các phán quyết không dựa trên thực lực của khách hàng, không dựa trên khả năng có thể thanh toán khoản vay của khách hàng đã tạo ra rủi ro không nhỏ cho hoạt động của chính ngân hàng. Hiện tại SHB đã thực hiện tốt các việc chia tách quyền hạn đưa ra phán quyết tín dụng, theo đó quyền đưa ra phán quyết sẽ không hoàn toàn chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào một người mà được chia ra các phòng ban nhằm đảm bảo tính khách quan, tránh việc lạm dụng quyền.
Trong khâu đào tạo cán bộ hiện tại, số lượng của các khóa đào tạo cán bộ là chưa nhiều. Trong môi trường cạnh tranh luôn thay đổi như ngày nay, tất cả các cấp cán bộ cần phải được liên tục đào tạo, liên tục cập nhật những thông tin mới. Một trong các giải pháp có thể áp dụng ở SHB đó là việc đưa ra những khóa học trên mạng thông qua hệ thống mạng nội bộ. Các khóa học này giúp nhân viên có được kiến thức mới nhất, các khóa học này còn mang tính chất linh hoạt về thời gian và địa điểm.
Đi cùng với chính sách về tuyển dụng và đào tạo cán bộ, SHB cần phải có chính sách hậu đãi để thu hút người tài. Chính sách hậu đãi có thể về tiền lương, thưởng, các khoản khuyến khích khi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các chính sách này cần phải có mục đích khuyến khích rõ ràng. Ví dụ như với các cán bộ khách hàng, cán bộ tín dụng, ngân hàng không nên thưởng theo phần trăm dư nợ mà nên căn cứ vào hiệu quả thu hồi nợ.Việc thưởng này sẽ nâng cao tránh nghiệm của bán bộ đồng thời khuyến khích họ tích cực công tác.
3.3 Một số đề xuất kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước
Nâng cao vai trò định hướng trong quản lí và tư vấn cho các ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường để đưa ra các nhận định khách quan mang tính khoa học và thực tiễn cao, đặc biệt liên quan tới hoạt động tín dụng để các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong công việc hoạch định chính sách của mình.
Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các ngân hàng thương mại áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác. Đồng thời, ngân hàng nhà nước cũng cần tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để phần nào giúp các ngân hàng thương mại phân tán được rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Ngân hàng Nhà Nước nên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên và dưới nhiều hình thức để ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát có kiến thức chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật liên tục về hệ thống chính sách, pháp luật để có thể tham gia giám sát tốt hoạt động của các ngân hàng cũng như đưa ra các nhận định mang tính chất xây dựng tích cực giúp các ngân hàng tự hoàn thiện mình.
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Ngân hàng nên đẩy mạnh hơn nữa việc quảng cáo về ngân hàng bằng các hình thức như : quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc thi tìm hiểu về ngân hàng, các hình thức tài trợ...Qua đó giúp khách hàng hiểu thêm về ngân hàng nắm được các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. ngân hàng cũng nên đặc biệt chú trọng đến việc quản lý, đào tạo trìn độ kỹ năng và đạo đức phòng ngừa rủi rỏ tín dụng cho cán bộ. Tăng cường đầu tư hơn nữa những trang thiết bị hiện đại nhằm hiện đại hoá hệ thống thanh toán trong ngân hang hạ thấp chi phí giao dịch, nâng cao chất lượng dịch vụ
KẾT LUẬN
Trong xu thế hôi nhập toàn cầu mang lại cho đất nước, cho hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội nói riêng những cơ hội mới tuy nhiên cũng mang kại không ít thách thức. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong quá trình cho vay khách hàng. Nhiệm vụ của chúng ta là ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất tránh gây thiệt hại cho ngân hàng.
Trong quá trình thực tập được sự hướng dẫn của phòng “tín dụng khách hàng doanh nghiệp” cùng với những kiến thức em học được từ nhà trường em nhận thấy rằng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là điều quan trọng trong quá trình hoạt động của ngân hàng nói chung và của SHB nói riêng. Kết thúc thời gian thực tập em trang bị cho mình được rất nhiều kiến thức về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. biết được nguyên nhân và các biện pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình: “ Tín dụng Ngân hàng ” – Học viện Ngân hàng.
Giáo trình: “ Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng ” – Học viện Ngân hàng.
“ Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng ” – Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng.
Quy định về phối hợp trong hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
Quyết định 493– NHNN.
Báo cáo năm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội năm 2008, 2009, 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112571.doc