Đề tài Giải pháp tăng cường hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ suy giảm kinh tế hiện nay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội

Ngân hàng cần tổ chức bồi dưỡng cho những cán bộ tín dụng những kiến thức về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể có những chủ đề như đánh giá rủi ro doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân tích rủi ro kinh doanh và ngành, những kỹ năng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp, phân tích luồng tiền, phân tích tính hiệu quả của một dự án đầu tư Tổ chức những buổi giao lưu, toạ đàm giữa lãnh đạo ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn để tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp cũng như lắng nghe những ye kiến của doanh nghiệp. Ngân hàng cũng có thể đứng ra tổ chức những buổi toạ đàm, hội thảo về kinh nghiệm quản lý kinh doanh điều hành doanh nghiệp cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Ngân hàng có thể mời những chuyên gia về tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn và sử dụng những sản phẩm mà ngân hàng cung cấp nhằm tạo tính linh hoạt trong vay vốn nâng cao năng lực cạnh tranh để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong thời kỳ hội nhập Ngân hàng nên cung cấp dịch vụ cho vay thanh toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Tức là những khoản vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, làm giảm gánh nặng tài chính cho người cung cấp.

doc62 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ suy giảm kinh tế hiện nay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cục Thống kê năm 2006 cho thấy, SMEs chiếm tới 99% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng 77% lưc lượng lao động phi nông thôn. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là SMEs có mức tăng trưởng cao về số lao động trong những năm qua. Theo thống kê năm 2007, khu vực SMEs tạo khoảng 12 triệu lao động cho xã hội, dự tính năm 2010 tạo việc làm cho khoảng 20 triệu lao động mà cách đây khoảng 10 năm, từ năm 1991 đến 1997, SMEs đã tạo ra khoảng 3,5 triệu việc làm. Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập dân cư: ở hầu hết các quốc gia các doanh nghiệp và nhỏ thường đóng góp khoảng 20 -50% thu nhập quốc dân. Một khía cạnh khác là các doanh nghiệp này chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa, hoạt động dựa trên nguồn lực, phát triển các công nghệ và kỹ năng trong nước, điều này có ý nghĩa đòn bẩy giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu gánh nặng từ những tiêu cực xã hội. Đảm bảo tính năng động cho nền kinh tế: với quy mô kinh doanh gọn nhẹ, vốn nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều khả năng chuyển đổi mặt hàng nhanh phù hợp với nhu cầu thị trường mà ít gây biến động lớn, ít chịu ảnh hưởng và có khả năng phục hồi nhanh sau những cuộc khủng hoảng kinh tế trên góc độ kinh tế quốc gia. Số lượng loại hình doanh nghiệp này gia tăng sẽ góp phần tạo điều kiện đổi mới công nghệ, thúc đẩy phát triển ý tưởng và kỹ năng mới, thúc đẩy sự đầu tư giữa các nền kinh tế trong và ngoài khu vực. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội sản xuất nhiều loại hàng hóa, đa dạng phù hợp với quy mô và dung lượng thị trường phân tán, có khả năng giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, khai thác các nguồn nguyên liệu địa phương, đóng góp đáng kể trong quá trình phân bổ thích hợp cho lực lượng lao động đặc biệt là lao động nông nhàn, giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra, sự phát triển của loại hình doanh nghiệp còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyên môn hóa và đa dạng hóa các ngành nghề, duy trì và phát triển các nghề thủ công truyền thống giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời góp phần xây dựng và rèn luyện một lực lượng trẻ mới có năng lực và khả năng thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường. II.VAI TRÒ CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI ĐỐI VỚI SMEs 1. Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội 1. Vị trí NHN&PTNT chi nhánh tây Hà Nội là một chi nhánh của NHN&PTNT của TP Hà Nội trong hệ thống NHN& PTNT Việt Nam, đặt trụ sở chính tại số 115 Nguyễn Lương Bằng . Là một chi nhánh với quy mô hoạt động lớn. Do vậy phương châm của Ngân hàng là cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động an toàn và hiệu quả, mục tiêu lợi nhuận không phải là hàng đầu mà tập trung vào hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước một cách hiệu quả nhất. NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn thử thách làm quen và thích ứng với thị trường. Chi nhánh Tây Hà Nội là một trong những chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam có doanh số hoạt động lớn của Ngân hàng Nông nghiệp thành phố Hà Nội. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và điều hành của Ngân hàng Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Giao dịch Phòng Hành chính Phòng Tín dụng Chức năng nhiệm vụ chủ yếu * Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, nhận tiền gửi có kỳ hạn, nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn từ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài huyện. Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ngân hàng, kỳ phiếu ngân hàng. Vay các tổ chức tín dụng khác. Các hình thức huy động khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. * Cho Vay: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND đối với các tổ chức cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện. * Chuyển tiền điện tử nội tỉnh, chuyển tiền nhanh qua hệ thống Western Union. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng được phân công như sau: Ban cán bộ gồm có ba đồng chí đều có trình độ đại học, trong đó: Một giám đốc chịu trách nhiệm chung toàn chi nhánh. Một phó giám đốc phụ trách về tín dụng. Một phó giám đốc phụ trách về kế toán ngân quỹ và hành chính. Mỗi phòng tín dụng và kế toán ngân quỹ hành chính đều có phó giám đốc phụ trách chung đồng thời có trưởng phòng, phó trưởng phòng phụ giúp việc cùng với các nhân viên trong phòng. 2.1.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Là một chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp - một ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động trên địa bàn huyện thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và cung ứng tín dụng trên mặt trận nông nghiệp nông thôn và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn, NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã và đang cố gắng nỗ lực hết mình phấn đấu trở thành nhân tố giữ vai trò chủ đạo trên mặt trận kinh tế, thị trường tài chính tín dụng. Trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, song dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo, sự đoàn kết nhất trí của các phòng ban cùng với sự cố gắng phấn đấu không ngừng của toàn nhân viên ngân hàng đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đưa ngân hàng trở thành một trong những ngân hàng đứng đầu trong khối ngân hàng nông nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành Phố. Tình hình huy động và sử dụng vốn. Hoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn và cho vay. Là ngân hàng duy nhất hoạt động trên địa bàn trong một thời gian dài cho tới hiện tại, ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Tây Hà Nội đã thể hiện tốt vai trò là một ngân hàng nhận tiền tiết kiệm và cung ứng phần lớn cho nhu cầu vốn trên địa bàn. Ngân hàng không ngừng học hỏi đổi mới để khẳng định uy tín, giữ vững niềm tin trong lòng khách hàng. Lượng vốn huy động cũng như lượng vốn ngân hàng sử dụng để cho vay tăng nhanh qua các năm. Bảng 5: Kết quả huy động vốn và sử dụng vốn. Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh tăng, giảm (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % 1 Tổng nguồn vốn 140.433 161.338 190.069 20.905 14.9 28.731 17.8 2 Ng. vốn huy động 114.998 135.691 164.456 20.693 18 28.767 21.2 3 Lãi trả VHĐ 7.940 10.322 15.833 2.382 30 5.511 53.4 4 Doanh số cho vay 104.137 144.705 186.068 40.568 39 41.363 28.6 5 Thu lãi từ cho vay 14.396 20.961 31.651 6.565 45.6 10.690 51 (Theo nguồn báo cáo năm 2006, 2007, 2008) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Trước hết về tình hình huy động vốn, ta nhận thấy vốn huy động tăng tương đối nhanh qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2005 la 114.988 triệu đồng, năm 2006 tăng 18% đạt 135.691 triệu đồng. Năm 2007 huy động được 164.458 triệu đồng tăng 28.767 triệu đồng so với năm 2006, tương đương với tăng 21.2%. Trong đó chủ yếu vẫn là nguồn vốn ngắn hạn không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, kỳ hạn 6 tháng, kỳ hạn 12 tháng. Nguồn vốn dài hạn cũng có nhưng rất ít, chiếm tỷ lệ không đáng kể khoảng 4%. Ngân hàng chủ động bám sát tình hình diễn biến thị trường lãi suất để có sự điều chỉnh lãi suất phù hợp đáp ứng được mong muốn của người gửi tiền. Thứ hai là tình hình sử dụng vốn. Bất kỳ ngân hàng nào cũng vậy, mục tiêu của hoạt động sử dụng vốn luôn là tìm kiếm lợi nhuận, lấy lãi từ hoạt động cho vay để trang trãi chi phí huy động vốn và có tích luỹ. Doanh số cho vay năm 2005 đạt 104.137 triệu đồng, tương đương với 91% nguồn vốn huy động được. Ngân hàng sau khi trích lập dự phòng theo quy định sử dụng một cách tối đa nguồn vốn huy động để vay, không để nguồn vốn huy động bị ứ đọng. Năm 2006 doanh số cho vay đạt 144,705 triệu đồng, tăng 39% tương đương với 40,568 triệu đồng, sang năm 2007 doanh số cho vay tăng chậm hơn 28,6% nhưng quy ra số tuyệt đối lớn hơn đạt 186,068 triệu đồng, tăng 41,363 triệu đồng. . Tình hình dư nợ năm 2006 và 2007 Đối tượng vay vốn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng là kinh tế hộ gia đình, chiếm khoảng hơn 90% tổng dư nợ. Hiện tại, Ngân hàng đã chuyển hướng sự quan taam hơn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên địa bàn. Những doanh nghiệp này thường vay vốn những khoản vay có giá trị lớn, trung bình khoảng 1 tỷ đồng cho một khoản vay. Bảng 6: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Dư nợ Nợ xấu Nợ quá hạn 2006 2007 2006 2007 2006 2007 DN Nhà nước 0 0 0 0 0 0 DN ngoài QD 4.729 8.191 790 790 790 790 DN có vốn đầu tư nước ngoài 0 0 0 0 0 0 Hợp tác xã 200 500 0 0 0 0 Kinh tế HGĐ 139.722 175.344 1.376 5.956 758 1.404 Tổng 144.651 184.035 2.166 6.746 1.548 2.194 Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ năm 2006, 2007 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy cho vay kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất, mạng lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng. Năm 2006 cho vay kinh tế hộ gia đình chiếm 96,6% tổng dư nợ, năm 2007 chiếm 95,3% tổng dư nợ, mặc dù tỷ trọng có giảm hơn so với năm trước song vẫn rất cao. Cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ va chỉ có doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không có doanh nghiệp nhà nước và cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2006 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 3,3% tổng dư nợ, năm 2007 con số này tăng lên 4,5%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong việc đa dạng hoá đối tượng cho vay vốn của Ngân hàng đồng thời chỉ ra rằng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đang có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận vốn vay Ngân hàng mặc dù hạn chế. Đánh giá sơ bộ về kết quả hoạt động tín dụng năm 2007 của Ngân hàng: Bảng 7: Hoạt động tín dụng năm 2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Kế hoạch 2008 Thực hiện 2008 Tăng giản so với KH (%) Tăng trưởng dư nợ 8000 8691 9.6 Tỷ trọng dư nợ tín dụng DN/Tổng dư nợ 341 472 0.41 Tỷ trọng nợ xấu <7% 9,1% 2,1% Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2007 Nhìn vào bảng hoạt động tín dụng trên ta thấy tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt mức 8,6% trong đó chủ yếu vẫn là cho vay hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể vốn là những đối tượng chủ yếu và truyền thống của Ngân hàng. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vẫn còn quá bé nhỏ, nguyên nhân là loại hình doanh nghiệp vẫn đang trong thời kỳ hình thành và phát triển vẫn còn mong manh. Ngân hàng mới chỉ hướng sự chú ý tới khu vực doanh nghiệp trong vài ba năm trở lại đây nên dư nợ còn thấp. Tỷ lệ nợ xấu còn ở mức khá cao 9,1%, điều này cho thấy Ngân hàng cần chú trọng hơn trong việc cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đồng thời xây dựng biện pháp thu hồi vốn kịp thời. 2. Các hình thức cho vay đối với SMEs của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội 2.1. Phân loại cho vay. Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay Theo phương thức tài trợ có: .2.1.1 Thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay của các ngân hàng thương mại qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến mọi giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Để được thấu cho, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi, có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể ký séc, lập ủy nhiệm chi, mua vé... vượt quá số dư để chi trả (song trong hạn mức thấu chi). Khi khách hàng có tiền nhập vào tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi. Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này. Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thời gian và quy mô. Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán được dựa trên dự đoán về ngân quỹ song có thể không chính xác. Do vậy hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán, sự chủ động, nhanh chóng, kịp thời. Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài ngày trong tháng, vài tháng trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng... Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhận ngắn. 2.1.2. Cho vay trực tiếp từng lần. Đây là hình thức cho vay tương đối phổ biến của các ngân hàng thương mại đối với những khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên hoặc có đáp ứng đủ điều kiện để được ngân hàng cấp hạn mức thấu chi. Trong hoạt động kinh doanh, có một số doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu và chỉ khi có nhu cầu thời vụ hoặc mở rộng hoạt động sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng. Điều này có nghĩa vốn vay ngân hàng chỉ tham gia vào một giai đoạn nhất định của kỳ sản xuất kinh doanh. Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng Có nghĩa là khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay, đồng thời xác định rõ quy mô cho vay, thời gian giải ngân, thời gian trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần... Mỗi khoản vay được tách biệt nhau thành những hồ sơ riêng biệt. Tùy theo kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng tiến hành thu lãi và gốc. Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, ngân hàng tổ chức kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay có đúng như trong hợp đồng không, hiệu quả sử dụng vốn vay. Nếu ngân hàng phát hiện dấu hiệu vi phạm hợp đồng thì sẽ tiến hành thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Lãi suất áp dụng đối với khách hàng có thể cố định hoặc thả mồi theo thời điểm tính lãi. 2.1.3. Cho vay theo hạn mức. Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận hạn mức tín dụng duy trì trong một khoàng thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng có thể tính đối với cả kỳ hoặc cuối kỳ. Do đó số dư tối đa tại thời điểm tính. Hạn mức tín dụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng trên sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn, nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần nhưng dư nợ không được vượt quá hạn tín dung. Đối với trường hợp ngân hàng quy định hạn mức tín dụng cuối kỳ, thì dư nợ của khách hàng trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức, miễn là tại thời điểm cuối kỳ dư nợ dưới hạn mức. Mỗi lần vay thì khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ, ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng. Hình thức này thuận tiện cho những khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ. Hạn chế của hình thức này là các lần vay không tách biệt thành kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng tương đối khó khăn trong kiểm soát việc sử dụng vốn vay. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 1. Thực trạng hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng tiềm năng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. Ví dụ Ngân hàng Công thương Việt Nam, số lượng đã chiếm 50% tổng số l ượng kh ách hàng của Ngân hàng này và chiếm trên 60% tổng dư nợ. Quy mô vốn cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam cũng đã tăng từ 500 tỷ đồng lên 3000 tỷ đồng. Các Ngân hàng thương mại cổ phần cũng vậy, Doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và chủ đạo. Techombank cho biết Ngân hàng này hiện đang phục vụ hơn 20.000 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ cấu vay vốn. Thời điểm hiện tại NHNo&PTNN Việt Nam mặc dù là Ngân hàng phục vụ đối tượng chủ yếu là nông nghiệp nông thôn cũng đã xác định Doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng ưu tiên. Đến cuối tháng 8/2007 dư nợ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHNo&PTNN đã tăng gấp 20 lần so với năm 2001. Hiện Ngân hàng đang duy trì quan hệ tín dụng với hơn 22.000 Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự kiến đến năm 2010 dư nợ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 40% tổng dư nợ. Trên địa bàn Chi nhánh Tây Hà Nội, đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ dừng lại ở doanh nghiệp nhà nước. Loại hình doanh nhiệp tư nhân mới xuất hiện trong vài ba năm lại đây, chủ yếu là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô vốn và lượng lao động khá lớn. Theo định hướng chung của NHNo&PTNN Chi nhánh Tây Hà Nội và nhận thức được vai trò hỗ trợ của vốn vay Ngân hàng đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, NHNo&PTNN chi nhánh Tây Hà Nội đã xây dựng mục tiêu tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nhằm thúc đẩy sự phát triển của lại hình doanh nghiệp này, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời thúc đẩy kinh thế khu vực, . Số lượng Doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ với Ngân hàng. Chi nhánh Tây Hà Nội được quan tâm phát triển công nghiệp thương mại dịch vụ trong thời gian vừa qua nên số lượng Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Bảng 2.1: Số lượng Doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 SL SL Tăng/giảm SL Tăng/giảm DN Nhà nước 0 0 0 0 0 DN ngoài QD 2 2 0 2 0 DN có vốn nước ngoài 0 0 0 0 0 Hợp tác xã 3 4 1 6 2 Kinh tế HGĐ 1 1 0 1 0 Tổng 7 9 2 11 2 Nguồn: Báo cáo cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các năm Số lượng Doanh nghiệp vửa và nhỏ tăng vẫn còn chậm qua các năm. Năm 2007 tính trên địa bàn chi nhánh Tây Hà Nội có 154 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động, Ngân hàng mới đặt mối quan hệ tín dụng với 11 doanh nghiệp chiếm 73% số doanh nghiệp trên địa bàn. Doanh nghiệp đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng chỉ gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phẩn và công ty trách nhiệm hữu hạn, loại hình doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn vẫn chưa đặt quan hệ với Ngân hàng. Ngoài ra vẫn còn một số doanh nghiệp tư nhân mới hình thành vẫn chưa đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng do sử dụng vốn tự có hoặc vay anh em, bạn bè, hoặc có thể ngân hàng sau khi thẩm định thấy không đủ điều kiện cho vay. Ngân hàng cần chủ động tìm hiểu nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trẻn địa bàn, chủ động đặt quan hệ tín dụng, nắm bắt kịp thời nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp đồng thời không nên quá khắt khe đối với những doanh nghiệp mới thành lập cần vay vốn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn có quy mô vốn trung bình khoảng 1 tỷ đồng. Doanh nghiệp có quy mô vốn lớn nhất có 2,14 tỷ đồng, doanh nghiệp có quy mô bé mất chỉ hơn 500 triệu đồng. Và số lao động bình quân trong các doanh nghiệp khoảng 100 người. . Dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng không chỉ quan tâm đến số lượng Doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng với ngân hàng mà còn quan tâm tới số lượng vốn vay mà Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng của ngân hàng. Bảng 9: Dư nợ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Dư nợ năm 2006 Dư nợ năm 2007 1 DN nhà nước 0 0 2 Cty cổ phẩn 100 1.900 3 Cty TNHH 3.150 2.151 4 DN có vốn nước ngoài . 0 5 DN tư nhân 1.479 4.140 6 Hợp tác xã 200 500 Tổng 4.929 8.691 Nguồn: Báo cáo phân loại vốn vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2006, 2007 Ta có thể thấy mặc dù số lượng Doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng tăng 2 doanh nghiệp song số lượng vốn vay lại tăng gấp đôi. Điều này chi ra rằng Doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Năm 2006 dư nợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ là 1.479 triệu đồng, sang năm 2007 tăng 76,3% là một con số đầy ấn tượng. Những doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp lương thực thực phẩm. Hình 2.2: Dư nợ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thành phẩn kinh tế Nếu tính dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thời hạn cho vay thì: - Dư nợ ngắn hạn năm 2007 là 3,390 tỷ đồng (tăng 2,711 tỷ đồng tương đương 59% so với đầu năm), chiếm tỷ trọng 39% dư nợ cho vay doanh nghiệp. - Dư nợ trung và dài hạn năm 2007 là 5,301 tỷ đồng (tăng 4,239 tỷ đồng, tăng 116% so với đầu năm) chiếm tỷ trọng 61% dư nợ cho vay doanh nghiệp. Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để tài trợ cho tài sản cố định vẫn chiếm ưu thế so với tài trợ cho vốn lưu động (lớn hơn 11%). Hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ năm dựa trên chỉ tiêu định lượng: - Doanh số cho vay 6,011 tỷ đồng. - Doanh số thu nợ 2,248 tỷ đồng. - Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 8,691 tỷ đồng, tăng 176% so với đầu năm, số tuyệt đối tăng 3,762 tỷ đồng. - Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ so với số tổng dư nợ là 4,72%. Đây là một con số khiêm tốn, nguyên nhân chính là số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn còn ít. - Tỷ trọng nợ xâu trên tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ là 9,1%. Con số khá cao phản ánh nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. . Điều kiện vay vốn. Theo quyết định số 1626/2001/QĐ – NHNo&PTNN ban hành về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì có 5 điều chỉnh vay vốn: - Thứ nhất khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Thứ hai là mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Thứ ba là có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn can kết. Để đánh giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp thường phải dựa vào báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo váo kết quả kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp mới thành lập, quy mô cả về vốn lẫn số lượng lao động còn hạn hẹp, nên trình độ quản lý chưa cao, báo cáo tài chính có độ tin cây chưa cao, thiếu tính chính xác, đôi khi còn thiếu dữ liệu. Mặc khác do doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn vay vốn nên báo cáo tài chính mà họ lập thường có lợi cho doanh nghiệp, nhiều khi sai khác với thực tế. Cán bộ tín dụng cần nâng cao trình độ thẩm định tín dụng, nghiệp vụ kế toán, đồng thời dựa trên kinh nghiệm bản thân để phát hiện những điều mâu thuẫn trong báo cáo tài chính. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần phải đến trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để quan sát, thu thập thông tin nhằm đưa ra quyết định một cách chính xác nhất. - Thứ tư là có sự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Đây là điều kiện quan trọng nhất để ngân hàng xem xét đánh giá có nên cho doanh nghiệp vay hay không. Phương án đầu tư hiệu quả sẽ là nguồn thu của doanh nghiệp trong tương lai và là nguồn trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng khi xem xét dự án đầu tư phải dựa vào các chỉ tiêu đánh giá dự án như NPV, IR…. Bên cạnh đó ngân hàng còn đóng vai trò như một nhà tư vấn giúp doanh nghiệp có một dự án đầu tư sản xuất có hiệu quả nhất với chi phì là nhỏ nhất. Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên địa bàn có thể thiếu những dự án khả thi về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật là do nhiều yếu tố. Một trình độ quản lý còn yếu kém. Cũng giống như nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bản trình độ quản lý còn yếu kém, ông chủ, bà chủ doanh nghiệp chủ yếu là người lao động có tay nghề hoặc là kỹ sư đều chưa qua đào tạo nào về quản lý. Do đó có thể chủ doanh nghiệp có một ý tưởng kinh doanh ấn tượng song lại không có khả năng xây dựng dự án đầu từ đủ thiết phục ngân hàng vay vốn. Ngân hàng thường là người tư vấn giúp doanh nghiệp lập dự án đầu tư một cách khả thi nhất. Hai là, cũng do kiến thức về tài chính kế toán còn hạn hẹp nên việc xác định chi phí vốn của doanh nghiệp trên địa bàn chưa phù hợp. Doanh nghiệp nên sử dụng vốn tự có như thế nào, nên sử dụng vốn vay ngân hàng như thế nào để tận dụng đòn bẩy tài chính một cách có hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thơì phải xem xét tài liệu số lãi thu được có đủ trang trả chi phí vốn vay hay không. Bà là, đặc điểm địa bàn chi nhánh Tây Hà Nội rất gần trung tâm nên việc tiếp cận những thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế rất thuận lợi. Các doanh nghiệp nhận thức được rất rõ tầm quan trọng cũng như vai trò của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam bước vào tiến trình hội nhập. Câc sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu tiêu thu ở địa bàn trong nước, rất ít sản phẩm được tiêu thụ ở thi trường nước ngoài. Bốn là, khả năng tiếp cận những công nghệ hiện đại, là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăng khả năng sản xuất của mình, làm tăng tính khả thi và hiệu quả của một dự án đầu tư. Năm là, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn vẫn chưa nhận được sự quan tâm hỗ trợ về phía chính quyển địa phương, chưa có định hướng cụ thể để phát triển lâu dài. Thứ năm là khách hàng phải thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. . Quy trình tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thì doanh nghiệp tìm đến ngân hàng trình bày nguyện vọng vay vốn. Tại Ngân hàng mỗi một cán bộ tín dụng phụ trách một khu vực phụ trách cụ thể, doanh nghiệp thuộc khu vực nào sẽ được tiếp nhận bởi cán bộ tín dụng phụ trách khu vực đó. Sao đó cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn gồm có: - Giấy đề nghị vay vốn. - Giất chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng (giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập, điều lệ hoạch động). - Báo cáo tài chính thời kỳ gần nhất. - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án dầu tư. - Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay. - Các giấy tờ liên quan khác cần thiết. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ khách hàng gửi đến, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn. Bước thẩm định hồ sơ là bước quan trọng nhất đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tốn nhiều thời gian và công sức. Cán bộ tín dụng ngoài việc tính toán lại các chỉ tiêu dựa trên báo cáo tài chính cũng như phương án sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp gửi tới còn phải thu thập nhiều thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn người lao động trong doanh nghiệp, điều tra uy tín của doanh nghiệp trong việc trả nơ vay dựa vào những thông tin trong quá khứ. Nếu khoản vay yêu cầu tài sản bảo đảm thì cán bộ tín dụng tiến hành định giá tài sản đảm bảo. Sau đó, cán bộ tín dụng đưa ra quyết định tín dụng cho vay hay không cho vay. Nếu không cho vay thì phải giải thích rõ lý do tại sao. Đối với những khoản tín dụng lớn, vượt tầm quyết định của cán bộ tín dụng thì cán bộ tín dụng phải trình tất cả hồ sơ vay vốn cũng như quá trình thẩm định, kết quả thẩm định và đánh giá của bản thân về cho vay khách hàng cho trưởng phòng tín dụng, ban giám đốc để xem xét đánh giá lại và ra quyết định. Hiện tại, NHNo&PTNN chi nhánh Tây Hà Nội thì tất cả các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cán bộ tín dụng sau khi hoàn tất quá trình thẩm định của mình đều phải trình lên giám đốc là người ra quyết định cuối cùng. Sau khi có quyết định cho vay thì hồ sơ vay vốn được chuyển cho bộ phận kế toán để hạch toán ghi sổ, thanh toán các khoản lệ phí phải nộp đối với khách hàng và chuyển sang cho thủ quỹ tiến hành giải ngân khoản vay. Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng tiếp tục giám sát khách hàng xem có sử dụng đúng mục đích khoản vay hay không, sử dụng vốn vay có hiệu quả không. Trong quá trình này, cán bộ tín dụng có thể đưa ra một vài ý kiến đóng góp cho doanh nghiệp nếu thấy cần thiết và hợp lý. Khi khoản vay sắp đến hạn thanh toán thì cán bộ tín dụng có thể đi đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ để tránh tình trạng doanh nghiệp có khả năng trả nợ nhưng do sơ ý quyên mất thời điểm phải thanh toán mà bị đẩy vào trường hợp nợ quá hạn và chịu lãi phạt. Đối với những khoản nợ đến hạn thanh toán mà doanh nghiệp không có khả năng thanh toán thì cán bộ tín dụng tiến hành những biện pháp kịp thời để thu hồi vốn. Nếu đánh giá doanh nghiệp vẫn còn khả nằng trả nợ thì gia hạn cho doanh nghiệp. Trường hợp cuối cùng là xử lý tài sản đảm bảo. Hiện nay trong các khoản vay doanh nghiệp vừa và nhỏ có một khoản nợ quá hạn trị gia 7901 triệu đồng thuộc nhòm 5 đang chờ xử lý. Ngân hàng hiện đang áp dụng quy trình cho vay như trên là hơi nhiều thủ tục, nhiều bước khá rườm rà có thể dẫn đến lãng phí thời gian. Nhiều doanh nghiệp cho rằng thủ tục mà ngân hàng yêu cầu là khá rắc rối và phức tạp đối với họ. Do thời gian chuẩn bị hồ sơ vay vốn, thẩm định hồ sơ cũng như giải ngân kéo dài nên đã có những trường hợp kiếm doanh nghiệp tuột mất cơ hội kinh doanh. Thời gian trung bình tính từ khi doanh nghiệp đặt vấn đề vay vốn với ngân hàng đến lúc nhận được toàn bộ số tiền vay mất khoảng 1 tuần. Đây là thời gian tương đối dài. Trong khi cho vay hộ nông dân chỉ mất 2 đến 3 ngày. Chi phí trung bình của một khoản vay không kể lãi suất bao gồm chi phí đi lại, chi phí hồ sơ giấy tờ… đẩy lãi suất thực tế mà doanh nghiệp phải trả cho khách hàng lên cao hơn so với lãi suất ghi trên hợp đồng. Vẫn có trường hợp do khách hàng muốn vay vốn trong thời gai ngắn không tìm đến ngân hàng xin vay vì thời gian dài, thủ tục rườm rà đã tìm đến những cửa hàng vàng bạc trên địa bàn để vay vốn chấp nhận lãi suất cao hơn. . Phương thức cho vay. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các phương thức cho vay, tuỳ theo tính chất từng khoản vay như khả năng giám sát quá trình sử dụng vốn vay của ngân hàng, ngân hàng và doanh nghiệp ký kết hợp đồng lựa chọn phương thức cho vay phù hợp. Như đã trình bày có 10 phương thức cho vay: - Cho vay 1 lần. - Cho vay thấu chi. - Cho vay theo hạn mức. - Cho vay luân chuyển. - Cho vay trả góp. - Cho vay hợp vốn. - cho vay gián tiếp. - Cho vay theo dự án đầu tư. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Thực tế tại ngân hàng chỉ mới áp dụng phương pháp cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức và cho vay theo dự án đầu tư. Trong đó cho vay từng lần là và cho vay theo hạn mức là chủ yếu. Phương thức cho vay tại ngân hàng vẫn chưa đa dạng, nguyên nhân chính bởi vì số lượng doanh nghiệp trên địa bàn còn ít, những nhu cầu về phương thức cho vay khác không nhiều. Khi số lượng doanh nghiệp nhiều hơn, đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng nhiều hơn thì ngân hàng sẽ chủ động nắm bắt các nhu cầu này và cung cấp những phương thức cho vay khác nhau, đáp ứng một cách linh hoạt như cầu của khách hàng. Lãi suất khoản vay khác nhau tuỳ theo thoả thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong từng hợp đồng tín dụng. Những khoản vay thời gian dài lãi suất cao hơn những khoản vay thời gian ngắn, khoản vay lớn lãi suất cao hơn khoản vay nhỏ. 2.2.6. Giám sát vốn vay. Sau khi giải ngân, ngân hàng tiến hành giám sát các khoản vay. Cán bộ tín dụng theo dõi xem xét xem doanh nghiệp có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, quá trình sử dụng vốn vó gặp khó khăn gì không và nếu gặp khó khăn thì cán bộ tín dụng có thể giúp đỡ được gì không. Thông thường cán bộ tín dụng luôn cố gắng hết sức mình để giúp đõ doanh nghiệp trong khả năng của bản thân. Bởi vì việc doanh nghiệp vay vồn có trả được hay không, trả đúng hạn hay không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cán bộ tín dụng, nó phản ánh trình độ của cán bộ tín dụng và cán bộ tín dung được khen thưởng hay phê bình… Trong quá trình giám sát, theo dõi, cán bộ ngân hàng có thể kịp thời phát hiện những sai phạm của doanh nghiệp, nhẹ nhất là nhắc nhở cảnh cáo doanh nghiệp, nặng nhất thì ngừng giải ngân và tịch thu tài sản để thu hồi lại vốn. Công tác giám sát khoản vốn sau khi giải ngân đôi khi thiếu tính hiệu quả một phần do cán bộ tín dụng chểnh mảng không chú ý đến nhiệm vụ này và một phần thiếu tính hợp tác của chính các doanh nghiệp vay vốn. Do tâm lý bị theo dõi giám sát nên các doanh nghiệp tỏ ra không thoải mái, hài lòng với sự có mặt của cán bộ tín dụng. Bảo đảm tiền vay. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì có 3 loại đảm bảo tiền vay: - Cầm cố thế chấp bằng tài sản của khách hàng. - Bảo lãnh bàng tài sản đảm bảo của bên thứ 3. - Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ chính khoản vay. Loại thứ ba tạo điều kiện cho ngân hàng dễ dàng thẩm định giá trị tài sản đảm bảo, đồng thời giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì thông thường những tài sản hình thành từ khoản vay cũng không còn mấy giá trị. Hiện tại hình thức đảm bảo chủ yếư là thế chấp số bìa đỏ và tài sản hình thành từ khoản vay. Doanh nghiệp mang sổ, bìa đỏ trao cho ngân hàng và sẽ nhận lại khi hoàn trả toàn bộ cả gốc lẫn lãi. Cho tới thời điểm hiện tại thì chưa có doanh nghiệp nào ngân hàng phải bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Hiện chỉ có một khoản nợ xấu mà ngân hàng đang cố hối thúc khách hàng trả nợ để trách trường hợp xấu nhất là không phải bán tài sản đảm bảo. Định giá tài sản đảm bảo để quyết định số lượng tín dụng mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng. Do tài sản đảm bảo chủ yếu là sổ bìa đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp) nên việc đánh giá dựa trên giá trị thị trường bất động sản tại thời điểm ngân hàng định giá. Có tài sản hình thành từ nguồn vay thì việc định giá trở nên đơn giản hơn. . Chất lượng tín dung. Tính đến thời điểm 31/12/2007 thì tổng số nợ xấu của ngân hàng là 790 triệu đồng, không thay đổi so với năm 2006 và khoản nợ này vẫn đang chờ xử lý. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG 3.1. Định hướng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới. Năm 2008 và những năm tiếp theo hứa hiện xuất hiện nhiều hơn nữa Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, có nghĩa là hứa hẹn những cơ hội cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. Nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng các khoản vay, ban lãnh đạo ngân hàng đã xây dựng phương hướng hoạt động năm 2008 như sau: Mục tiêu chung: Thực hiện chiến lược kinh doanh theo hướng cơ bản: Giữ vững an toàn trong kinh doanh, từng bước thực hiện mục tiêu tăng trưởng một cách hợp lý, tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế trên địa bàn, tập trung tăng cường vốn cho phát triển kinh tế hộ nông dân đồng thời phát triển sang doanh nghiệp vửa và nhỏ - một loại hình kinh tế đang dần hình thành phát triển trên địa bàn, tương lai sẽ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của địa phương. Tiếp tục tuyên truyền đa dạng hoá các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu lợi ích của nhân dân, của các tổ chức kinh tế xã hội. Tiếp tục duy trì phát triển chương trình phối hợp các tổ chức, tuyên truyền sâu rộng có hiệu quả về cơ chế chính sách cho vay đối với khách hàng, tạo mối quan hệ khăng khít đối với khách hàng, tạo mối quan hệ khăng khít đối với khách hàng cũng như các cán bộ xã - lực lượng giúp ngân hàng đi sâu thâm nhập vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân. Tổ chức họp, sơ kết,tổng kết rút kinh nghiệm, uốn nắn kịp thời những tồn tại yếu kém để nâng cao hiệu quả của chương trình phối hợp. Cụ thể: Về hoạt động huy động vốn. Muốn tài trợ cho DNV&N, trước hết ngân hàng cần có nguồn vốn ổn định. Ngân hàng đề ra trong năm 2008 nguồn vốn huy động tăng trưởng 25%- 27%. Về hoạt động tín dụng, ngân hàng định hướng dư nợ tín dụng đạt 200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước. Dư nợ cho vay DNV&N 12 tỷ đồng. Có nghĩa là tỷ trọng cho vay DNV&N tăng lên 6% so với tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu 3%. Thu nợ rủi ro tối thiểu đạt 22% nợ phải thu. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn 5%. Trong đó cho vay trung dài hạn đối với DNV&N là 5%. Ngoài ra ngân hàng tiếp tục nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ tiện ích cho ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán điển tử… 3.2 Giải pháp thực hiện nầng cao chất lượng cho vay DNV&N. Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất trong ngân hàng thương mại, bao gồm 2 mặt là sinh lợi và rủi ro. Phần lớn các vụ thua lỗ trong hệ thống ngân hàng đều xuất phát từ hoạt động tín dụng. Rủi ro là điều không thể tránh khỏi, không có cách gì để loại trừ rủi ro tín dụng hoàn toàn mà chỉ có thể thực hiện quản lý cẩn thận. Để nâng cao chất lượng cho vay DNV&N, ngân hàng cần xây dựng hệ thống quản lý tín dụng hiệu quả đồng thời nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, DNV&N càng cần hộ trợ chuyên nghiệp từ phía các ngân hàng thương mại để nâng cao năng lực cạnh tranh, làm tốt vai trò là thành phần quan trọng phát triển kinh tế. Nhưng vấn đề khó khăn đối với cho vay DNV&N tại bất cứ ngân hàng thương mại nào là đặc thù món vay có giá trị thấp, khối lượng khách hàng nhiều, phân bố rộng khắp, DNV&N luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu kỹ năng tài chính và thông tin còn hạn chế. Do đó cho vay DNV&N phải đối mặt với ba vấn đề lớn: chi phí quản lý lớn, chi phí huy động vốn cao và rủi ro lớn. Một số kinh nghiệm trên thế giới để giảm thiểu chi phí cho các ngân hàng thương mại là: Trước hết để giảm chi phí huy động vốn, các ngân hàng nên tăng cường đầu tư vào hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình. Bởi hộ gia đình là một nguồn cung cấp lớn tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó ngân hàng tăng cường quản lý các nguồn tiền thanh toán trong quá trình kinh doanh của DNV&N. Thứ hai để giảm thiểu chi phí quản lý, ngân hàng nên đầu tư vào công nghệ thông tin. Thứ ba ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chuyên nghiệp hiệu quả, giảm bớt gánh nặng cho nhân viên tín dụng cũng như nâng cao tính rõ ràng minh bạch trong thẩm định tình hình tài chính của DNV&N. Trước hết là những giải pháp tạo sự phát triển cho DNV&N. Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường năng động. Bao gồm môi trường kinh doanh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế( khả năng tiếp cận với vốn, đất đai, lao động, công nghệ, thông tin thị trường, thị trường quốc tế…). Phát triển thị trường lao động, xây dựng ngững chương trình đào tạo nghiên cứu về DNV&N trong các trường đại học cao đẳng. Phát triển hệ thống tài chính, thị trường tài chính và sự hỗ trợ từ phía nhà nước đối với các DNV&N, đặc biệt là những DNV&N mới thành lập. Tạo điều kiện khuyến khích các DNV&N mở rộng quy mô hoạt động không chỉ thị trường trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu. Tạo lập và nâng cao vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ, các tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của các DNV&N, tiến hành giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa những nhà doanh nghiệp giỏi. Tăng cường đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh cũng như kỹ năng quản lý doanh nghiệp cho các DNV&N. Nhiều nước trên thế giới đã rất thành công trong phát triển DNV&N khi họ chú trọng đào tạo đội ngũ quản lý doanh nghiệp như Nhật Bân, Hàn Quốc, Trung Quốc. Bản thân DNV&N cũng phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu để nắm và hiểu rõ tính năng, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ cũng như cách thức tiếp cận và sử dụng các dịch vụ mà ngân hàng thương mại cung ứng. DNV&N Việt Nam cần hợp tác và liên kết với nhau trong hội nhập để nâng cao sức mạnh, khả năng cạnh tranh. Muốn vậy các DNV&N cần được giáo dục về tinh thần hợp tác, vai trò của liên kết và hợp tác trong hội nhập đối với sự lớn mạnh của bản thân doanh nghiệp đồng thời cũng cần được tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh. Về phía ngân hàng, có một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay DNV&N như sau: Các ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, cải tiến thủ tục cho vay đối với các DNV&N theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn, tiếp tục cải tiến quy trình cho vay nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay. Đồng thời cần đa dạng hoá hơn nữa những hình thức đảm bảo tín dụng để thích ứng với đặc điểm của DNV&N, bên cạnh đó tiếp tục nghiên cứu và triển khai mạnh việc phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng mới như dịch vụ tư vấn, môi giới chứng khoán, bảo quản vật có giá, cung cấo các dịch vụ sản phẩm bảo hiểm, uỷ thác…Cùng với đó là chú trọng tới hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến công chúng cũng như tới cộng đồng các doanh nghiệp nói chung và DNV&N nói riêng. 3.2.1 Tiếp tục khẳng vai trò của DNV&N trong phát triển kinh tế. Là khu vực kinh tế trọng điểm, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế địa phương. Đây là khu vực năng động, đang phát triển mạnh, dễ thay đổi để thích nghi với môi trường kinh doanh mới, rất cần sự hỗ trợ từ phía ngân hàng và cũng đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. 3.2.2. Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật tổ chức tín dụng, các quy định, nghị định của Ngân hàng Nhà nước. Các quy định nêu rõ trong trường hợp nào cấm ngân hàng không được cho vay, điều kiện ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành cho vay. Ví dụ Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nếu rõ nguyên nhân cho vay, điều kiện cho vay, những nhu cầu vay vốn không được cho vay … Quyết định 457/2005/NĐ – NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bào an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng tối đa đối với khách hàng phải đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa nguồn vốn mua cổ phần… Bên cạnh đó ngân hàng cũng tuân thủ những chỉ thị do NHNo&PTNN Việt Nam cũng như NHNo&PTNN chi nhánh Tây Hà Nội. 3.2.3. Xây dựng được chiến lược cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngắn hạn và dài hạn. Muốn đạt được thành công, trong bất cứ ngành hay lĩnh vực nào, đều cần phải xây dựng được cho mình một chiến lược hoạt động trong ngắn hạn và dài hạn. Có một chiến lược rõ ràng với những nhiệm vụ mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ, từng giai đoạn sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Ví dụ mục tiêu đề ra trong năm năm tới là dư nợ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 15% tổng dư nợ, đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng là 30%. Khi đó ngân hàng cần phải thực hiện những bước cụ thể như thế nào. 3.2.4. Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng. Vai trò con người không thể thiếu trong bất cứ trường hợp nào, bất cứ hoàn cảnh nào. Trong hoạt động ngân hàng cũng vậy. Hơn nữa trình độ của cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Về nguyên tắc bất cứ khoản vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cán bộ tín dụng cũng đều cần trình lên giám đốc và ban giám đốc là người ra quyết định cho vay hay không. Nhưng thực tế những đánh giá của cán bộ tín dụng chi phối đến 90% ra quyết định cho vay hay không. Bởi cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm định chất lượng khách hàng, trực tiếp làm việc với khách hàng. Ví dụ cán bộ tín dụng cho vay đối với một doanh nghiệp này, nhưng doanh nghiệp lại làm ăn thua lỗ, không thể trả nợ ngân hàng đúng như cam kết trong hợp đồng thì đương nhiên là ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng. Nhưng nếu cán bộ tín dụng ra quyết định không cho vay đối với một doanh nghiệp mà sau này do vay vốn của một nguồn khác và hoạt động kinh doanh có lãi thì có nghĩa là cán bộ tín dụng đã làm mất đi một khách hàng tốt của ngân hàng. Như vậy trình độ của cán bộ tín dụng là rất quan trọng. 3.2.5 Xây dựng chính sách và quy trình phân tích tín dụng linh hoạt hiệu quả. Chính sách tín dụng có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng xây dựng được một chính sách tín dụng hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. * Chính sách khách hàng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn đặt quan hệ tín dụng đối với ngân hàng 40% là doanh nghiệp tư nhân, còn lại là công ty cổ phần và công ty TNHH, hợp tác xã. Ngân hàng nên tiến hành phân loại khách hàng truyền thống (những doanh nghiệp đã đặt quan hệ với ngân hàng từ lâu), khách hàng quan trọng với những khách hàng khác, xác định sự tín nhiệm của doanh nghiệp để có sự ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ, thời gian giải quyết hố sơ, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đảm bảo… tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những cơ hội kinh doanh. Ngân hàng chỉ động tiếp thị hình ảnh ngân hàng, chủ động đến với các doanh nghiệp trên địa bàn tìm hiểu nhu cầu vốn vay của họ. * Chính sách về lãi suất và phí suất tín dụng. Ngân hàng cần xây dựng bảng biểu phí suất tín dụng dựa trên những tiêu chí cụ thể rõ ràng, như dựa trên tỷ lệ phần trăn hạn mức cam kết, để các doanh nghiệp vừa và nhỏ biết được mức phí tín dụng mà họ phải đóng là bao nhiêu. Từ đó tính toán được chi phí thực tế cho khoản vay vốn ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng xây dựng những mức lãi suất khác nhau tuỳ theo kỳ hạn, theo đối tượng khác hàng, Ngân hàng có thể ưu đãi về lãi suất đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới được thành lập. Ngân hàng cũng có thể áp dụng lãi suất thả nổi đối với các khoản vay dài hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ lãi suất tăng dần qua các năm. * Chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng đối với khách hàng. Ngân hàng cần xác định giới hạn tối đa cho một doanh nghiệp vay là bao nhiêu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn có quy mô hoạt động tương đối nhỏ, do đó ngân hàng không thể cho vay những khoản vay lớn. Ngân hàng phải tính toán lựa chọn giữa sinh lãi và rủi ro. Nhìn chung ngân hàng rất quan tâm tói vốn chủ sở hữu của khách hàng và không muốn tài trợ cho những khoản vay lớn hơn vốn của chủ sở hữu. Ngân hàng có thể tiến hành chia nhỏ các khoản nợ theo thời gian khác nhau. * Chính sách về thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ. Ngân hàng cân đối kỳ hạn trung bình của nguồn: kỳ hạn trung bình của tiền gửi, những khoản vay uỷ thác… từ đó xác định thời hạn cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hợp lý. * Chính sách về các khoản đảm bảo. Tuỷ theo đối tượng khách hàng và từng khoản vay mà khách hàng mà ngân hàng có thể yêu cầu những khoản đảm bảo khác nhau. Ngân hàng có thể mở rộng hình thức đảm bảo bằng tài sản ngoài giữ sổ bìa đỏ. Ví dụ như máy móc tài sản cố định có giá trị lâu bền hoạc bảo lãnh của bên thứ ba. 3.2.6. Xây dựng danh mục các khoản tài trợ các mức rủi ro khác nhau. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau sẽ có mức rủi ro khác nhau. Do đó ngân hàng cần xây dựng những khoản tài trợ khác nhau tương ứng với mức độ rủi ro của các doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp thương mại dịch vụ thì rủi ro cao hơn so với doanh nghiệp sản xuất đồ gỡ, doanh nghiệp cung cấp lượng thực thực phẩm cây ăn quả… 3.2.7. Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ có vấn đề. Rủi ro là không thể tránh khỏi, do vậy ngân hàng cần xây dựng chính sách sống chung với rủi ro, khai thác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, những khoản nợ có vấn đề. Ngân hàng tiến hành phân loại các khoản nợ vào 5 nhóm, phân tích nguyên nhân của từng nhóm nợ, thực trạng và biện pháp giải quyết. Trong trường hợp người vay có khó khăn về tài chính song vẫn còn khả năng và ý chí chi trả nợ cho ngân hàng thì có thể áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ hoậc thay đổi kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất… Trong trường hợp người vay chây ì, lừa đảo không có khả năng trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý tài sản đảm bảo, phong toả tiền gửi trong ngân hàng, nhờ sự can thiệp của pháp luật… Ngân hàng cần phải trích lập dự phòng theo đúng quy định. 3.3. Một số kiến nghị. 3.3.1. Đối với ngân hàng. Ngân hàng cần tổ chức bồi dưỡng cho những cán bộ tín dụng những kiến thức về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể có những chủ đề như đánh giá rủi ro doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân tích rủi ro kinh doanh và ngành, những kỹ năng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp, phân tích luồng tiền, phân tích tính hiệu quả của một dự án đầu tư… Tổ chức những buổi giao lưu, toạ đàm giữa lãnh đạo ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn để tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp cũng như lắng nghe những ye kiến của doanh nghiệp. Ngân hàng cũng có thể đứng ra tổ chức những buổi toạ đàm, hội thảo về kinh nghiệm quản lý kinh doanh điều hành doanh nghiệp cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Ngân hàng có thể mời những chuyên gia về tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn và sử dụng những sản phẩm mà ngân hàng cung cấp nhằm tạo tính linh hoạt trong vay vốn nâng cao năng lực cạnh tranh để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong thời kỳ hội nhập… Ngân hàng nên cung cấp dịch vụ cho vay thanh toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Tức là những khoản vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, làm giảm gánh nặng tài chính cho người cung cấp. Ngân hàng có thể thành lập một ban tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn về những lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, kiến thức pháp luật về kinh doanh… Ngân hàng cũng có thể lập những quỹ vốn để đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn về vốn, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cùa ngân hàng. Hiện nay việc phụ trách cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn vẫn được chia theo khu vực. Điều này làm phân tán khả năng phâm tích thẩm định xem xét việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp của cán bộ tín dụng cũng như ban lãnh đạo ngân hàng. Ngân hàng nên thành lập một phòng dành riêng cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc một ban cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu điều kiện cho phép. Đồng thời đạo tạo cán bộ chuyên phụ trách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, những cán bộ này nên tập trung vào người trẻ, năng động… Ngân hàng cần rút ngắn thời gian phân tích tín dụng. Thời gian phân tích hiện nay là quá dài, gây áp lực chờ đợi, làm cho doanh nghiệp có thể đánh mất cơ hội kinh doanh. Đồng thời ngân hàng cũng cần đơn giản hoá thủ tục vay vốn hiện nay. Ngân hàng nên nâng cao thẩm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cán bộ tín dụng trng thẩm định ra quyết định cho vay. Khi đó cán bộ tín dụng sẽ phải có trách nhiệm hơn đối với những quyết định của mình, sẽ phải nỗ lực làm việc nhiều hơn, tận tâm với công việc của mình. Bởi vì quyết định tín dụng của cán bộ tín dụng lúc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình. 3.3.2. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp trên địa bàn chủ động nắm bắt thông tin, nhận thức được vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế địa phương cũng như cơ hội tăng trưởng phát triển trong hiện tại và tương lai. Doanh nghiệp có thể tự lập những hội kinh doanh cùng nhau trao đổi kinh nghiệm quản lý kinh doanh và có thể bắt tay vào hợp tác với nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22201.doc
Tài liệu liên quan