Lời nói đầu
Có thế nói những năm đầu thế kỉ 21 là những năm “bản lề” cho cuộc chạy đua của tất cả các ngân hàng thương mại chuẩn bị cho hội nhập đầy gay go và quyết liệt.Các chỉ tiêy đã đạt đươcj là nền tảng cho sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tiếp theo.Trong thời gian không xa,các ngân hàng sẽ hoạt động trong môi trường không có sự bảo hộ, ưu đãi của chính phủ ,các ngân hàng sẽ phải tự vươn lên trong lòng dân chúng và các nhà đầu tư.Những lợi thế về mạng lưới hoạt động,về khách hàng,về lãi suất sẽ không còn,mà thay vào đó là những khó khăn,các ngân hàng trong nước phải đương đầu với những ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính khổng lồ ,có cách thức quản lí tiên tiến ,công nghệ hiện đại,sản phẩm dịch vụ phong phú đa dạng Không những thế tại Việt Nam,các tổ chức tài chính phi ngân hàng ,các công ti bảo hiểm bưu điện ,các công ti cho thuê tài chính cũng sẽ ra đời với nhiều hình thức hoạt động mới trong đó có cả huy động vốn.Trong môi trường cạnh tranh đầy “lửa” như thế buộc các ngân hàng thương mại nói chung và NHNo&PTNT Hà nội nói riêng phải có định hướng phát triển rõ ràng cụ thể.
Trên cơ sở quán triệt chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội trước những yêu cầu của đời sống kinh tế xã hội của đất nước,NHNo&PTNT Hà Nội đã xây dựng kế hoạch,phương hướng hoạt động trong thời ggian tới như sau:
3.1.1. Định hướng chung
*Thứ nhất:Cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng:
+Sắp xếp laij tổ chức bộ máy theo hứơng tuân thủ chiến lược khách hàng ,không coi trọng mở rộng chi nhánh mà cần coi trọng tính chuyên nghiệp để nắm chắc đặc điểm động thái của từng nhóm khách hàng,từng loại nghiệp vụ để phát trỉên thị trường trên cơ sở phát triển các quầy giao dịch và tân dụng tối đa thành tựu của khoa học công nghệ.
+Phát triển hệ thống”ngân hàng bán lẻ”hay còn gọi là giao dịch một cửa,hệ thống kênh phân phối diện tử nhằm năng động hoá quá trình phát triển dịch vụ,chuyển hướng thị trường hay thay đổi nhóm khách hàng.
*Thứ hai:Tăng cường năng lưc hoạt động và quản lí kinh doanh
+Tập trung huy động nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư,các tổ chức kinh tế và các tổ chức xã hội khác.Chú trọng huy động vốn trung và dài hạn cả nội tệ và ngoại tệ.
+Mở rộng cho vay các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả,dự án khả thi,tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đủ nhu cầu về vay vốn.Tiếp tục tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng,rà soát hoàn chỉnh hố sơ 100% khách hàng đang còn dư nợ.
+Triển khai các loại hình dịch vụ,sản phẩm dịch vụ toàn diện có hiệu quả phù hợp với nhu cầu thị trường.
+Tập trung triển khai toàn diện có chất lượng công tác quảng cáo,quảng bá toàn diện kịp thời các mặt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nhằm nâng cao thương hiệu,uy tín,vị thể của NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng và NHNo&PTNT Việt Nam nói chung.
*Thứ ba:Tăng cường năng lực tài chính
+Tăng vốn tự có bằng lợi nhuận để lại,phát hành trái phiếu,huy động vốn dài hạn trên thị trường vốn
+Xử lí dứt điểm nợ tồn đọng và làm trong sạch bản cân đối kế toán,xây dựng cơ chế hạn chế gia tăng nợ xấu.
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã đi những bước đi vững chắc với sự nghiệp phát triển toàn diện trên các mặt huy động vốn,tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng ,thu chi tiền mặt,mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác.
Từ khi thành lập cho đến nay,các chi nhánh thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ huy động vốn, đầu tư tín dụng,thanh toán quốc tế … đồng thời triển khai các loại hình dịch vụ tiện ích phục vụ các thành phần kinh tế.Có thể nói ,việc khai thác mạng lưới kinh doanh đã góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triên Nông thôn Hà Nội trong những năm qua.
2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.
- Vừa quản lý điều hành,chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các chi nhánh trực thuộc vừa trực tiếp kinh doanh tại trụ sở .
-Huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tất cả các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước trên đia bàn đồng bằng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức linh hoạt
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi,trái phiếu,kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác nhau theo quy đinh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Được phép vay vốn của các tổ chức khác trên địa bàn .
tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác cua chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chúc cá nhân trong nước và ngoài nứơc theo quy định cua ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng Việt Nam đồng và bằng ngoại tệ đối với tất cả các thành phần kinh tế để sản xuất kinh doanh và tieu dùng.
thực hiện thu chi tiền mặt, cân đối diều hòc vốn với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc.
thực hiện kinhh doanh mua bán, thu đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại tệ theo quy định cua Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng như dịch vụ thẻ ATM,dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, bảo lãnh,L/C ,két sắt, mô giới, cầm cố chứng từ co giá,vàng và bất động sản , thu chi hộ,dịch vụ tư vấn,dịch vụ kiều hối,dịch vu ngân quỹ và dịch vu khác
thực hiện đầu tư dưới các hình thức hùn vốn kinh doanh và các hình thức khác với các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế.
Thực hiện công tác thanh tra kiểm tra kiểm toán nội bộ và với các chi nhánh ngân hàng trực thuộc.
2.1.2 tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng
Trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã tận dụng thuận lợi,khắc phục khó khăn để góp phần phát triển kinh tế thủ đô theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành Phố Hà Nội lần thứ XIV đề ra. Với mục tiêu không ngừng hỗ trợ các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh ,ngân hàng đã liên tục khai thác nguồn vốn , đa dạng hóa cac hình thức huy động vốn,mở rộng và nâng cấp mạng lưới , mở rộng đầu tư tín dụng đặc biệt đầu tư cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.Ngoài ra trong năm 2007 ngân hàng cũng không ngừng mở rộng các loại hình dịch vụ,khai thác nguồn ngoại tệ , đáp ứng đầy đủ ,kịp thời nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu,cung ưng ngoại tệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thủ đô.Do đó sẽ là hợp lý khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chính –huy động vốn và tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong thời kỳ 2005-2007
2.1.2.1Huy động vốn
Đến 31-12 -2007 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội đã có nguồn vốn huy động 15.468 tỉ VNĐ ,tăng 2623 tỉ so với 2006 đạt 112% kế hoạch TW giao.
Trong đó nguồn nội tệ đạt 14.296 tỷ,nguồn ngoại tệ đạt 1.172 tỷ đồng.tiền gửi dân cư đạt 3.541 tỷ chiếm 23 % tông nguồn huy động.
Thời kỳ 2005-2007 tuy gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội luôn giữ vững mục tiêu kinh doanh của mình, hoạt động huy động vốn đạt kết quả sau:
(đơn vi:tỉ đồng)
năm
chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng nguồn vốn huy động
11601
12845
15468
Tăng trưởng(tỷ đồng)
+2325
+1244
+2623
Tăng trưởng (%)
+25%
+13%
+20%
(nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2007)
Để đạt được kết quả đó Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và nhiều sản phẩm tiện ích với khách hàng gửi tiền phù hợp theo cơ chế thị trường, vừa huy động bằng VNĐ vừa huy động bằng ngoại tệ như USD , EUR; áp dụng nhiều hình thức trả lãi như trả lãi trước,trả lãi sau,trả lãi hàng tháng,trả lãi hàng quý với các hình thức huy động như tiết kiệm bậc thang,tiết kiệm khuyến mãi đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn,tiết kiệm dự thưởng,tiết kiệm dư thưởng bằng vàng…đông thời chi nhánh cũng linh hoạt điều chỉnh lãi suất huy động vốn nội tệ,ngoại tệ kịp thời đã góp phần nâng cao chất lượng,số lượng huy động vốn tư các thành phần kinh tế và dân cư.Không những thế phong cách giao dịch được thay đổi ngay một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng…
2.1.2.2 Sử dụng vốn
Cho vay là chức năng kinh tế quan trọng hàng đầu của Ngân hàng thương mại nói chung và của Chi Nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội nói riêng.Hoạt động cho vay của ngân hàng có hiệu quả có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển của kinh tế thủ đô Hà Nội,bởi cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp,tạo sức sống mới cho nền kinh tế.
(đơn vị: tỉ đồng)
năm
chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh số cho vay
5452
18460
21223
Doanh số thu nợ
5901
18471
22125
tổng dư nợ
2690
2457
3462
(nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2007)
Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất(70%).Loại hinh cho vay này co thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp va Phát triển nông thôn Hà Nội đã không ngừng củng cố,duy trì các mối quan hệ với khách hàng truyền thống,nghiên cứu thị trường để tìm khách hàng mới, đồng thời chú trọng đổi mới phong cách giao dịch, luôn cập nhật thông tin để tư vấn thị trường trong và ngoài nước cho khách hàng…Điều này giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro tín dụng,vùă bảo đảm được khả năng thanh toán.
Cho vay ngắn hạn vừa giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro về tín dụng và lãi suất vừa đảm bảo khả năng thanh toán.Những nỗ lực đó làm cho hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong thời gian qua đã co nhiều biến chuyển đáng kể.Cụ the trong năm 2005 tổng dư nợ chỉ có 2690 tỷ VNĐ nhưng đên 2007 tổng dư nợ đạt 3462 tỷ, trong đó dư nợ ngắn hạn 2028 chiếm 58,6%,nợ trung và dài hạn chiếm 41,4% tổng dư nợ.
Đi đôi với việc cho vay ngắn hạn là chủ yếu thì lượng vốn cho vay trung và dài hạn cũng tăng nhanh,Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã đầu tư vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,các hộ sản xuất đê đổi mới công nghệ ,sản xuất nhiều mặt hàng mới phục vụ kinh tế, đời sống và xuất khẩu bằng nhiều hình thức cho vay trực tiếp và đồng tài trợ,dư nợ cho vay ngắn hạn từ chỗ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần.Dư nợ trung va dài hạn tăng dần là phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ của nền kinh tế.
Bên cạnh cho vay các dự án lớn tập trung,Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội còn mở rộng cho vay sinh hoạt đối với công cức,viên chức,sĩ quan,công nhân viên quốc phòng trong các doanh nghiệp,trượng học,bệnh viện,lực lượng vũ trang nhằm nâng cao vật chất của nhân dân thủ đô.
2.1.2.3.Các hoat động tài chính thanh toán và dich vụ
Thanh toán Quốc tế là một ưu thế lớn của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.Mặc dù tỷ giá ngoại tệ luôn biến động bất lợi đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường vào những tháng cuối năm,nhưng nhờ vào lợi thế của mình cùng với các biện pháp thực hiện có hiệu quả của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội vẫn giũ vững được thế mạnh về thanh toán quốc tế của mình.
*về xuất khẩu
Đơn vị:ngàn USD
năm
chỉ tiêu
2005
2006
2007
số món
số tiền
số món
số tiền
số món
số tiền
chứng chi đòi tiền
53
1.028
54
1.464
126
3.200
Thu tiền
46
996
52
1.427
115
2.800
chuyển tiền tới
230
6.080
408
12.132
520
14.000
(nguồn :báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2007)
Về nhờ thu xuất khẩu: Năm 2006 đã gửi 54 bộ chứng từ đòi tiền trị giá 1464 ngàn USD tăng 1 món ,436 ngàn so với 2005.năm 2007 gửi 126 bộ chứng từ có trị giá 3200 ngàn USD,tăng 72 món so với 2006.
Về thu tiền:năm 2006 thu 52 món giá trị 1427 ngàn USD tăng 6 món, 431 ngàn USD so với 2005;năm 2007 đã thu tiền 115 món trị giá 2800 ngàn USD tăng 62 món so với 2006.
Về chuyển tiền đến: Năm 2006 với 408 món trị giá 12132 ngàn USD tăng 178 món,6046 ngàn USD so với 2005.Năm 2007 với 520 món trị giá 14000 ngàn USD tăng 112 món ,1868 ngàn USD so với 2005
*về nhập khẩu:
Đơn vi: triệu USD
Năm
chỉ tiêu
2005
2006
2007
số món
số tiền
số món
số tiền
số món
Số tiền
Phát hành L/C
612
78,4
784
111,5
786
116
Thanh toán L/C
577
65
889
107,2
800
62,4
Nhờ thu
243
16,8
364
16,9
427
19,1
Chuyển tiền
802
31,6
1682
55,5
1994
42,9
(nguồn: báo cáo kết qua kinh doanh 2005-2007)
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã áp dung các nghiệp vụ thanh toán quốc tế có hiệu quả.
Thanh toán nhờ thu 2006 là 365 món trị giá 16,9 triệu USD,tăng 121 món so với 2005.năm 2007 thanh toán nhờ thu 427 món trị giá 19,1 triệu USD
Năm 2006 mở 784 L/C trị giá 111,5 triệu USD tăng 172 món so vói 2005; Năm 2007 với 786 L/C trị giá 116 triệu USD
Bên cạnh đó dịch vụ chuyển tiền của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cũng đã được chú trọng.Năm 2006 chuyển 1682 món tiền ra nước ngoài trị giá 55,5 triệu USD tăng 880 món so với 2005.Năm 2007 chuyển 1994 món tăng 312 món so với 2005.
Với kết quả trên đã tạo lòng tin với khách hàng về khả năng thanh toán của ngân hàng cũng như chất lượng dịch vụ của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn Hà Nội.
Thanh toán biên mậu là một thế mạnh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội,với ưu thế của một ngân hàng có khối lượng giao dịch lớn, khách hàng đa dạng nên dịch vụ này được triển khai rộng rãi và đạt kết quả tốt.Năm 2006 Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã đa dạng hóa các hình thức thanh toán biên mậu như chuyển tiền (thương mại và phi thương mại),thanh toán bằng hối phiếu, thanh toán bằng chứng từ chuyên dùng biên mậu,thanh toán bằng thư tin dụng bằng đòng nội tệ.
Việc phát triển dịch vụ ngân hàng, đên nay Chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ:chuyển tiền nhanh,dịch vụ thanh toán,dịch vụ bảo hiểm,dịch vụ bảo lãnh,ATM,thẻ tín dụng nội địa,thẻ ghi nợ.,thanh toán thẻ ACB,Master Card,Visa Card,American Express,thanh toán séc du lich…
Đến hết 2007 có trên 60000 tài khoản cá nhân có số dư trên 150 tỷ VNĐ trong đó có gần 51600 thẻ ghi nợ với số dư gần 100 tỉ đồng.Doanh số hoạt động với trên 350000 món.Việc phát hanh thẻ ghi nọ thực sự đem lại thuận tiện đối với nhân dân và hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.Chi nhánh đã triển khai chi lương qua tài khoản cho 146 đơn vị: trong đó 94 đơn vị hành chính sự nghiệp,52 đơn vị kinh doanh,trả lương hưu trí 11 phuờng và nhiều cá nhân… với tổng số thẻ đã phát hành 51644 tăng 14810 thẻ so với 2006.
2.1.2. 4. Các hoạt động khác
* công tác đào tạo cán bộ: Năm 2007 đã thực hiện tốt công tác đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng học tập các văn bản mới các mặt nghiệp vụ Ngân hàng,căn cứ trình độ, sở trường năng lực của cán bộ đã tham mưu giúp ban lãnh đạo phân công đúng người đúng việc đã phát huy được hiệu quả trong công việc. Đã đào tạo 25 lớp tại chi nhánh với 1700 lượt cán bộ các mặt nghiệp vụ như Tín dụng,Thanh toán Quốc tế,Kế toán ngân quỹ…Cử đi đào tạo 17 lớp với 68 lượt cán bộ…Bình quân 25 ngày /1 cán bộ/1năm.
* công tác kiểm tra kiểm soát, phúc tra được chú trọng cả số lượng và chất lượng,kết hợp cả 2 hình thức kiểm soát tại chỗ và kiểm soát từ xa.Chi nhánh ngân hàng coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nhất là công tác tín dụng,an toàn kho quỹ,quản lý thẻ phiếu trắng trong an toàn giao dịch,an toàn tài sản hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
*công tác thi đua khen thưởng được phát động thường xuyên, đẩy mạnh vai trò đoàn thể Công đoàn, Đoàn thanh niên,Phụ nữ…phát huy sáng kiến cải tiến nghiệp nghiệp vụ, động viên khen thưởng kịp thời tổ chức và cá nhân lao động xuất sắc
2.2 Thực trạng huy động vốn tiền gửi từ dân cư tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.
2.2.1 Cơ cấu theo hình thức huy động
Do hình thức huy động tiền gửi thanh toán qua nghiệp vụ mở tài khoản thanh toán cá nhân cho khác hàng chưa thực sự phát triển ở chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội nên kết quả đạt được như sau:
bảng cơ cấu tiền gửi dân cư theo hình thức huy động
Năm
2005
2006
2007
Chỉ tiêu
Doanh số(tỷ VND)
Tỷ trọng(%)
Doanh số(tỷ VND)
Tỷ trọng(%)
Doanh số(tỷ VND)
Tỷ trọng(%)
Tiết kiệm thông thường
2421
74,8
2628
73,6
2456
69.4
Tiết kiệm bậc thang
770
23,5
854
25.8
894
28,4
Tiết kiệm dự thưởng
54
1,7
57
1,6
64
2,2
(nguồn :báo cáo huy động tiền gửi 2005-2007 tại NHNo&PTNT Hà Nôi )
Số liệu trong bảng cho thấy các sản phẩm huy động tiền gửi dân cư của chi nhánh NHNo-PTNT Hà Nội đã ssược đa dạng hóa.Trước 2005,chỉ có 1 hành thức huy động tiét kiệm thông thường ,nhưng từ khi ra đời 2 sản phẩm mới này có nhiều ưu thế , đem lại cho khác hàng nhiều tiện ích nên được khách hàng quan tâm và tham gia rộng rãi.Tuy vậy,tiết kiệm thông thường vẫn là hình thức huy động chủ yếu và huy động được lượng tiền gửi lớn nhất cho ngân hàng.
Tỷ trọng tiết kiệm thông thường qua các năm là:năm 2005 chiếm 75% ,năm 2006 là 73,6% và năm 2007 là 64,9% so với tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Điều này cho thấy hình thức huy động tiết kiệm thông thường vẫn có sức hấp dẫn với khách hàng.Tuy nhiên đang có sự tăng lên trong tỷ trọng của tiết kiệm bậc thang và tiết kiệm dự thưởng do khách hàng đã hiểu rõ hơn về hình thức huy động mới này và nhân thấy được tiện ích mà nó mang lại
2.2.1.1.Tiết kiệm thông thường
Đây là hình thức huy động các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi từ dân cư cũng như công dân nước ngoài có thời hạn lưu trú hợp pháp tại Việt Nam bằng VNĐ và ngoại tệ.Loại hình tiết kiệm này có nhiều kì hạn linh hoạt :không kì hạn,có kì hạn 1 tháng ,2 tháng,3 tháng,6 tháng,9 tháng,12 tháng ,18 tháng,24 tháng và lớn hơn 24 tháng;tươgn ứng với mỗi kì hạn và loại tiền lại có 1 mức lãi suất phù hợp để khách hàng lựa chọn. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn,nếu mà hết hạn khách hàng không rút cả gốc và lãi thì lãi sẽ được nhập vào gốc và chuyển sang kì hạn mới , tương ứng với mỗi kì hạn có 1 mức lãi suất phù hợp để khách hàng lựa chọn; áp dụng lãi suất hiện hành cho kì hạn mới .Với các khoản tiền tiết kiệm từ 6 tháng trở lên ngân hàng áp dụng nhiều hình thứuc trả lãi khác nhau như là trả lãi hàng tháng ,trả lãi 3 tháng 1 lần.
Khi gửi tiết kiệm khách hàng sẽ được ngân hàng cấp cho 1 sổ tiết kiệm,khi chưa dến hạn khách hàng cần tiền khách hàng có thể dùng sổ tiết kiệm đẻ vay thế chấp ,cầm cố, chiết khấu hoặc rút vốn trước hạn.
Lãi suất cho vay=lãi suất ghi trên sổ tiết kiệm+tối thiểu 2% /tháng
Khi rút vốn trước hạn thì khách hàng được hưởng lãi suất như sau:
+Nếu thời gian thực gửi nhỏ hơn 2/3 thời gian cam kết thì được hưởng lãi suất không kì hạn.
+Nếu thời gian thực gửi lớn hơn 2/3 thơì gian cam kết thì được hưởng 75% lãi suất cùng kì hạn.
Đây là hình thức huy động tiền gửi có kì hạn từ dân cư chủ yếu tại NHNo&PTNT Hà Nội .Do tính linh hoạt lãi suất, số tiền gửi cũng như kì hạn nên hình thức huy động này thu hút đựợc nhiều khách hàng và chiếm trọng lớn nhất trong tổng nguồn tiền gửi huy động từ dân cư huy động từ ngân hàng.
Lãi suất tiết kiệm thông thường
hiện nay, NHNo%PTNT Hà Nội đang huy động tiết kiệm thông thường với biểu lãi suất như sau:
Bảng 1: Lãi suất huy động tiết kiệm thông thường (VNĐ, USD, EUR)
KỲ HẠN GỬI
VNĐ(% tháng)
USD(%/Năm)
EUR(% /năm)
Không kì hạn
0.25
1.25
1.0
Kì hạn 1 tháng
0.6
3.8
1.2
Kì hạn 2 tháng
0.62
4.00
1.4
Kì hạn 3 tháng
0.63
4.20
1.8
Kì hạn 6 tháng
0.65
4.35
2.0
Kì hạn 9 tháng
0.68
4.5
2.15
Kì hạn 12 tháng
0.70
5.00
2.2
Kì hạn 18 tháng
0.74
5.2
2.3
Kì hạn 24 tháng
0.77
5.3
2.35
Kì hạn >24 tháng
0.78
5.4
2.4
(Nguồn : biểu lãi suất tại phòng kế toán giao dịch tại NHNo&PTNT Hà Nôi)
Bảng 2: Tình hình tuy động tiết kiệm thông thường tại
Năm
2005
2006
2007
Chỉ tiêu
Doanh số
Tỷ trọng(%)
Doanh số
Tỷ trọng(%)
Doanh số
Tỷ trọng(%)
Tiết kiệm thông thường
2421
100
2628
100
2456
100
Cơ cấu tiền nội tệ
2421
100
2628
100
2456
100
Ngọai tệ
984
40
1012
38
945
38
Ngoại tệ(quy nội tệ)
1437
60
1616
62
1511
62
(nguồn :báo cáo huy động tiền gửi 2005-2007 tại NHNo&PTNT Hà Nôi )
Từ bảng số liệu trên ta thấy :
+Tiền gửi tiết kiệm thông thường có sự biến động không đều tăng lên trong 2005 đến 2006 lại giảm rồi lại tăng trong năm 2007.Nguyên nhân là do tù năm 2005 ngân hàng triển khai nhiêù hình thức huy động mới ,các hình thức này có nhiều tiện ích khá hấp dẫn khách hàng nên kết quả huy động tiền gửi có xu hướng chung là tăng qua các năm nhưng tiền gửi tiết kiệm thông thường lại có sự biến động phức tạp và có xu hướng giảm.Bên cạnh đó,tiết kiệm thông thường là hình thức huy động tiền gửi mà ngân hàng nào cũng có nên mức độ cạnh tanh rất gay gắt.Năm 2007 có hàng loạt ngân hàng ra đời khiến cho dòng vốn của dân cư chảy vào ngân hàng giảm đi so với các năm trứớc.
Tiết kiệm thông thường bằng ngoại tệ cũng có sự biến động mạnh do người dân ngày càng có tâm lí muốn nắm giữ các loại ngoại tệ mạnh và tính ổn định của chúng cao hơn ngoại tệ.Năm 2007, lượng kiều hối mà kiều bào gửi về Việt Nam là rất lớn do đó tiết kiệm thông thường bằng ngoại tệ cũng có biến động tăng.
2.2.1.2 Tiết kiệm bậc thang.
Tiết kiệm bậc thang là hình thức tiết kiệm mà khách hàng được hưởng lãi suất lũy tiến theo thời gian gửi.Với hình thức này khách hàng chỉ cần gửi tiền gốc một lần vào sổ tiết kiệm nhưng có thể rút gôc linh hoạt(rút một phần hay toàn bộ gốc),ngân hàng sẽ trả lãi tương ứng với số tiền gốc đó . Đến hạn nếu khách hàng không đến rút ra thì ngân hàng sẽ nhập lãi vào gốc và được hưởng lãi suất tương ứng với các bậc tương ứng trong thời điển chuyển,
Đây là phương thức huy động mới được ngân hàng triển khai từ năm 2005 nhưng đã thu hút một lượng lớn khách hàng gửi tiền do tiện ích về lãi suất và cách rút gốc linh hoạt mà nó đem lại cho khách hàng.Tiết kiệm bầc thang bằng VNĐ & USD đã đáp ứng được phần nào nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng.
Bảng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm bậc thang
Bậc
Thời gian gửi
VNĐ(%/tháng)
USD(%/năm)
1
dưới 1 tháng
0.3
1.25
2
từ 1tháng đến dưới 3 tháng
0.67
3.6
3
từ 3 tháng đến dưới 6 tháng
0.7
4.1
4
từ 6 đến dưới 12 tháng
0.74
4.4
5
từ 12 đến dưới 18 tháng
0.78
4.95
6
từ 18 đến dưới 24 tháng
0.82
5.51
7
Trên 24 tháng
0.86
5.3
(Nguồn : biểu lãi suất tại phòng kế toán giao dịch tại NHNo&PTNT Hà Nôi)
Qua 3 năm triển khai hình thức huy động này đã có dáu hiệu tốt từ khách hàng ,ngân hàng coi đây là coi đây là công cụ huy động vốn tốt từ đó mà nghiên cứu phát triển thêm.Tuy nhiên đây là nguồn có quy mô không ổn định do khách hàng có nhu cầu rút gốc cao,ngân hàng cần phải có mức dự trữ hợp lí để bảo đảm khả năng thanh toán.
2.2. 1.3.Huy động tiết kiệm dự thưởng
NHNo&PTNT Hà Nội ,huy động tiết kiệm dự thưởng với tất cả khách hàng là cá nhân thâm gia gửi tiết kiệm dự thưởng và không được rút tiền trước hạn.Khi khách hàng là VNĐ hay USD khách hàng được phát sổ tiết kiệm ghi danh và kèm theo là phiếu tiết kiệm dự thưởng do NHNo&PTNT phát hành .
Mức tiền gửi để nhận phiếu dự thưởng tại thành phố HCM và HN như sau:
+Đối với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn 7 tháng và 13 tháng;khi gửi đủ 10triệu hay 700USD thì khách hàng được nhân 1 phiếu dự thưởng .
+Đối với tiền gửi tiết kiêm 24 tháng,khi gửi đủ 5 triệu hoặc 300 USD thì khách hàng được nhận 1 phiếu dự thưởng.
Ngoài ra ,NHNo&PTNT Việt Nam còn tổ chức quay số trúng thưởng ,khách hàng trúng thưởng sẽ nhận được giải thưởng rất có giá trị là: 3 miếng 3 chữ A.Khi khách hàng gửi từ 1tỷ VNĐ hay 60000 USD sẽ được tặng quà khuyến mãi .Khi chưa đến hạn ,nếu khách hàng cần tiền thì khách hàng có thể vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm dự thưởng tại chi nhánh nơi gửi tiền với lãi suất ưu đãi.
bảng lãi suất tiết kiệm dự thưởng
Kỳ hạn gửi
VNĐ(%/tháng)
USD(%/tháng)
7 tháng
0.69
4.5
13 tháng
0.75
5.4
24 tháng
0.77
5.6
(Nguồn : biểu lãi suất tại phòng kế toán giao dịch tại NHNo&PTNT Hà Nôi)
2.2. 1.4.Huy động tiền gửi dân cư thông qua phát hành giấy tờ có giá
Là hình thức huy động linh hoạt nhằm giải quyết nhu cầu về vốn tức thời của ngân hàng .Căn cứ vào tình hình tvốn và nhu cầu vốn tại từng thời điểm ,ngân hàng sẽ đưa ra hình thức huy động này.Trong giai đoạn 2005_2007, NHNo&PTNT Hà Nội đã sử dụng hình thức này và đã đạt được kết quả.Năm 2005 đạt 125 tỷ đồng chiếm 3,4% tổng nguồn vốn lưu động từ dân cư.Năm 2006 đạt 176.2 tỷ đồng chiếm5.1% tổng nguồn huy động tưd dân cư.Năm 2007 đạt 245 tỷ đồng chiếm.7 % tổng nguồn huy động từ dân cư.
bảng huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư thông qua phát hành giấy tờ có giá
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh số
Tỷ trọng(%)
Doanh số
Tỷ trọng(%)
Doanh số
Tỷ trọng(%)
Kỳ phiếu
18.7
1.6
0.1
0.007
82.1
4.6
Chứng chỉ tiền gửi
89.8
7.8
160.7
10.8
144.5
8.1
Trái phiếu dài hạn
6.4
0.6
6.4
0.4
6.4
3.6
Giấy tờ có giá
108.5
10
167.2
11.2
233
13.1
Tổng nguồn tiền gửi dân cư
1.153
100
1.491
100
1.775
100
Hình thưc phát hành giấy tờ có giá của NHNo&PTNT Hà Nội được đông đảo dân cư hưởng ứng một phần là do lãi suất được tính toán trên cơ sở lãi suất thị trường vốn ngắn hạn tại thời điểm phát hành,phù hợp với chính sách lãi suất của Nhà nước, đảm bảo hài hòa quyền lợi của người mua giất tờ có giá và người vay vốn(lãi suất đủ hấp dẫn dân chúng gửi tiền) .Nhờ đó mà nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong dân chúng được gửi vào ngân hàng thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá của NHNo&PTNT Việt nam nói chung và NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng.
Thông qua hình thức phát hành giấy tờ có gia NHTM đã có được lượng vốn chủ động đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế, đáp ứng nnhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế,tăng hệ số sử dụng vốn,tăng tỷ lệ đầu tư trung và dài hạn.Nhưng nhược điểm rất lớn của hình thức huy động vốn này là lãi suất huy động bình quân rất cao nên ngân hàng không tính toán đến chi tiết đầu ra thì nguy cơ bị lỗ rất lớn do từ khâu huy động đến khâu đầu tư ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn bao gồm:tiếp thị, quảng cáo,chi phí quản lí,nộp báo hiểm tiền gửi.quy định về lượng dự trữ bắt buộc…
2.2.1.5.Chi phí huy động vốn
Từ khi ngân hàng Nhà nước thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận,sự cạnh tranh lãi suất huy động vốn giữa các ngân hàng đã diễn ra khá phức tạp và ngày càng gay gắt.Trong bỗi cảnh nền kinh tế có lạm phát và sự cạnh tranh quyết liệt không chỉ giữa các ngân hàng mà còn đế từ các kênh huy động vốn khác như : TTCK,thị trường bất động sản…thì NHNo&PTNT Hà Nội đã rất linh hoạt trong điều hành lãi suất huy động vốn để duy trì được vị thế mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư trung bình tại NHNo&PTNT Hà Nội năm 2005
KỲ HẠN GỬI
VNĐ(% tháng)
USD(%/Năm)
EUR(% /năm)
Không kì hạn
0.25
1.25
1.0
Kì hạn 1 tháng
0.6
3.8
1.2
Kì hạn 2 tháng
0.62
4.00
1.4
Kì hạn 3 tháng
0.63
4.20
1.8
Kì hạn 6 tháng
0.65
4.35
2.0
Kì hạn 9 tháng
0.68
4.5
2.0
Kì hạn 12 tháng
0.70
5.00
Kì hạn 18 tháng
0.74
5.2
2.3
Kì hạn 24 tháng
0.77
5.3
Kì hạn >24 tháng
0.78
5.4
(Nguồn : biểu lãi suất tại phòng kế toán giao dịch tại NHNo&PTNT Hà Nôi)
Bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư trung bình tại NHNo&PTNT Hà Nội năm 2006
KỲ HẠN GỬI
VNĐ(% tháng)
USD(%/Năm)
EUR(% /năm)
Không kì hạn
0.25
1.25
1.0
Kì hạn 1 tháng
0.6
3.8
1.2
Kì hạn 2 tháng
0.62
4.00
1.4
Kì hạn 3 tháng
0.63
4.20
1.8
Kì hạn 6 tháng
0.65
4.35
2.0
Kì hạn 9 tháng
0.68
4.5
2.0
Kì hạn 12 tháng
0.70
5.00
Kì hạn 18 tháng
0.74
5.2
2.3
Kì hạn 24 tháng
0.77
5.3
Kì hạn >24 tháng
0.78
5.4
(Nguồn : biểu lãi suất tại phòng kế toán giao dịch tại NHNo&PTNT Hà Nôi)
Bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư trung bình tại NHNo&PTNT Hà Nội năm 2007
KỲ HẠN GỬI
VNĐ(% tháng)
USD(%/Năm)
EUR(% /năm)
Không kì hạn
1.25
1.0
Kì hạn 1 tháng
0.7
3.8
1.2
Kì hạn 2 tháng
0.72
4.00
1.4
Kì hạn 3 tháng
0.73
4.20
1.8
Kì hạn 6 tháng
0.75
4.35
2.0
Kì hạn 9 tháng
0.78
4.5
2.0
Kì hạn 12 tháng
0.8
5.00
Kì hạn 18 tháng
0.83
5.2
2.3
Kì hạn 24 tháng
0.86
5.3
Kì hạn >24 tháng
0.8 8
5.4
(Nguồn : biểu lãi suất tại phòng kế toán giao dịch tại NHNo&PTNT Hà Nôi)
Qua các bảng số liệu trên ta thấy lãi suất huy động của NHNo&PTNT Hà Nội tương đối cao song so với lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần trên địa bàn thì vẫn thấp hơn. Đây chính là hạn chế của NHNo&PTNT Hà Nội cần khắc phục.
Lãi suất và chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Lãi suất huy động tư bản
6.1%/năm
7.6%/năm
8,2%/năm
Chi phí huy động tư bản
404
551
784
Tốc độ tăng liên hoàn tuyệt đối
+147
+233
Tốc độ tăng liên hhoàn tương đối
+36.3%
+42.2%
(nguồn :báo cáo huy động tiền gửi 2005-2007 tại NHNo&PTNT Hà Nôi )
Căn cứ vào số liệu trên bảng ta thấy sự biến động của tổng nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư qua các năm đã ảnh hưởng đến chi phí trả lãi của ngân hàng.Năm 2006,do tổng huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng tỷ đồng nên làm chi phí trả lãi tăng 147 tỷ đồng ,tốc độ tăng 36.6% Sang đến năm 2007,mặc dù có sự đa dạng của các sản phẩm tiền gửi ,sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng cũng như sự “bùng nổ” của thị trường chứng khoán nhưng nguồn vốn này vẫn tăng ,và do lãi suất huy động tăng lên nên chi phí huy động tăng 233 tỷ đồng,tốc độ tăng là 42.2% .
Chi phí huy động vốn là số tiền ngân hàng bỏ ra để có được quyền sử dụng nguồn vốn đó.Lãi suất ngân hàng qua các năm có sự tăng trưởng đã khuyến khích người dân gửi tiền vào.Nhưng bên cạnh đó,lãi suất đầu vào còn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của ngân hàng .Nó lại đang phải chịu áp lực cạnh tranh từ các định chế tài chính khác,sự phát triển TTCK nên việc xây dựng một chính sách hợp lý vừa đảm bảo được mục tiêu huy động nguồn vốn từ dân cư vừa không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng là một vấn đề cơ bản trong công tác huy động vốn của các ngân hàng.
2.3 đánh giá kết quả
2.3.1 kết quả đạt được
Đánh giá huy động tiền gửi dân cư tại NHNo&PTNT Hà Nội đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của công tác huy động tiền gửi dân cư.Do nguồn tiền gửi của dânc ư có tính ổn định cao và thường có kì hạn dài.Từ đó ngân hàng đang chú trọng và tìm hiểu biện pháp để đẩy mạnh huy động nguồn vốn này.Chính vì vậy,ngân hàng đã đạt được một số thành tựu đáng kể như sau:
+Tiền gửi dân cư có mức tăng trưởng khá cao qua các năm 2005,2006 và tăng ít hơn trong năm 2007. đặc biệt trong năm 2007 đạt mức tiền gửi dân cư là 3541 tỷ đồng. Đạt được kết quả này là do NHNo&PTNT Hà Nội đã làm tốt công tác khách hàng và marketing để giữ khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới . Đối với khách hàng truyền thống có nguồn tiền gửi lớn luôn được NHNo&PTNT Hà Nội đưa ra chính sách ưu đãi như giao dịch tận nơi về tiền mặt và chứng từ.
+Ngân hàng đang từng bước đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi dân cư.Trước hết,ngân hàng đã đa dạng hóa các kì hạn gửi tiền thông thường với 9 kì hạn ,từ không kì hạn tới 24 tháng trở lên, đa dạng các hình thức trả lãi :trả lãi trước,tar lãi sau,trả lãi định kì(tháng hoặc quý); đa dạng hóa các loịa tiền gửi huy động ,ngoài huy động bằng VNĐ, ngân hàng còn huy động tiền gửi bằng EUR.Bên cạnh đó,dù mới triển khai được 3 năm nhưng hình thức huy động mới :tiết kiệm bậc thang,tiết kiệm dự thưởng đã thực sự thu hút được sự quan tâm của khách hàng , đặc bịêt là việc có thể rút gốc linh hoạt về thời gian và khối lượng trong loại hình tiết kiệm bậc thang đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng gửi tiền,tạo cho khách hàng có được nhiều sự lựa chọn khác nhau nâng cao năng lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác trong viêc huy động lượng tiền vốn tạm thời nhàn rỗi của dân cư trong phát triển kinh tế.
+Ngân hàng đã sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi dân cư, đặc biệt chú trọng thu hút nguồn vốn trung và dài hạn nhằm khuyến khích dân cư gửi tiền theo các kì hạn trên 12 tháng.Ngoài ra,với loại hình tiết kiệm bậc thang khách hàng được hưởng những tiện ích trong việc có thể rút gốc ling hoạt về thời gian và khối lượng.Chính sự quan tâm điều chỉnh kịp thời này của ngân hàng đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn có kì hạn 12-24 tháng tăng trưởng cao vào năm 2005 và giảm nhẹ vào năm 2006.Bên cạnh đó,việc phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn.trái phiếu Agribank của TW và các đợt phát hành kì phiếu của NHNo&PTNT Hà Nội với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
+NHNo&PTNTHà Nội cũng rất chú trọng đến việc mở rộng mạng lươis chi nhánh của mình tại các khu đông dân cư,khu đô thị mới,tại các trung tâm thương mại,gần trường học.Hiện nay mạng lưới các phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng đã lên con số 38 , đều nằm ở vị trí thực sự thuận lợi trên địa bàn thủ đô Hà Nội tạo điều kiện thu hút được nguồn tiền gửi dân cư khá lớn và góp phần vào việc tăng trưởng nguồn vốn cho cả ngân hàng.
+Ngoài ra,ngân hàng còn rất chú trọng đến việc đào tạo,bồi dưỡng và tạo điều kiện cho các cná bộ công nhân viên trong ngân hàng có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn.Thông qua việc hàng năm có mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ :kế toán,kiểm toán,marketing,ngoại ngữ.Chát lượng đào tạo tương đối tốt.
+Công tác tin học của ngân hàng cũng phát triền nhanh theo kịp những yêu cầu về phát triển dịch vụ mới của NHNo&PTNT Hà Nội .Toàn bộ các chi nhánh đã trực thuộc đã thực hiện hệ thống IPCAS trong giao dịch với khách hàng và giao dịch nội bộ .Công tác an toàn và báo mật cho hệ thốn được thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên hơn.
2.3.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân.
Mặc dù đạt được những kết quả chủ quan ,nhưng việc huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội vẫn bộc lộ một số hạn chế đó là:
+Mặc dù ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng thương mại đa dạng hoá các lại tiền gửi với nhiều hình thức khác nhau.Nhưng việc thu hút các loại tiền gửi vào ngân hàng vẫn phù hợp.Năm 2005,nguồn vốn ngoại tệ chỉ chiếm 19% tổng vốn huy động.Năm 2006 chỉ hơn một chút là 21% còn lại là nguồn vốn nội tệ.Sản phẩm huy động vốn tuy đã được triển khai nhiều loại hình nhiều hình thức trả lãi song vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu của người gửỉ.
+Cơ cấu vốn chưa hợp lí ,tỷ trọng vốn huy động không kì hạn và kì hạn dưới 12 tháng khá lớn ,vốn trung và dài hạn mặc dù đã có sự chuyển biến nhưng vẫn còn chưa đủ đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn.Vốn ngắn hạn thì thừa trong khi vốn trung và dài hạn thì thiếu.
+Nguồn vốn chưa có tính ổn định cao,nguồn huy động từ doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế mà chủ yếu từ tiền gửi thanh toán sẽ tạo ra mất cân đối khi các doanh nghiệp,các tổ chức rút tiền gửi tại ngân hàng.
+Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng rất có lợi cho ngân hàng vì thông qua công tác thanh toán NHNo&PTNT Hà Nội sẽ tạo thêm được nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi rất thấp ,nhưng do công tác thanh toán này còn nhiều hạn chế,người dân vẫn chưa hiểu biết hay chưa quen do tâm lí thích tiền mặt còn lớn và các khách hàng truyền thống của ngân hàng còn nhiều doanh nghiệp không thích sử dụng đến hình thức này của ngân hàng.
+Ngoài ra, hoạt động marketing của NHNo&PTNT Hà Nội đang mắc phải một khuyết điểm chưa thể khắc phục trong một thời gian ngắn.Hoạt động Marketing còn đơn điệu ,chưa được coi trọng đúng mức nên có hiệu quả thấp .Công tác Marketing mới chỉ dừng lại ở ình thức là các bài viết giới thiệu, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khi ngân hàng muốn thông báo về một sự kiện nào đó như tăng năng suất,phát hành kì phiếu hay trái phiếu…
+Trình độ nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ ,viên chức còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh và hội nhập.Cơ sở vật chất của ngân hàng còn nhiều hạn chế chưa thực sự tương xứng với một ngân hàng như NHNo&PTNT Hà Nội.
*Nguyên nhân
Năm 2007 một số tồn tại ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và vị thế của NHNo&PTNT Hà Nội . Đó là cả nguyên nhân khách quan và chủ quan:
NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN
+Nền kinh tế thế giới thường xuyên có số biến động do ảnh hưỏng chiến tranh tại các khu vực nhạy cảm,dịch cúm gia cầm , động thái tăng lãi suất liện tục tại các cục dự trữ liên bang Mỹ…đã gây ra nhiều tác động không nhỏ đến nền kinh tế các nước trong đó có Việt Nam .
Một số ngành kinh doanh có hiệu quả có dấu hiệu chững lại,xuất hiện tình trạng khó khăn về tài chính ,ngành giao thông vận tải còn xảy ra tình trạng nợ các dự án ,ngành công nghiệp vật liệu xây dựng sản phẩm còn tồn kho lớn không tiêu thụ được…Ngân hàng là ngành chịu tác động to lớn bởi sự gia tăng lãi suất ngoại tệ do cục dự trữ liên bang Mỹ liên tục có động thái tăng lãi suất USD trong những năm vừa qua,của sức ép tăng lãi suất do chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh trong năm 2005,2006,2007.
+Hiện nay có nhiều ngân hàng cổ phần ,các tổ chức tín dụng,các ngân hàng liên doanh nước ngoài hoạt động trên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.Các ngân hàng thương mại cổ phần ,ngân hàng liên doanh và các ngân hàng nước ngoài có tốc độ phát triển nhanh chóng ,có các chính sách thu hút nhân tài của Việt Nam đang trở thánh những trở ngại cho hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT à Nội nói riêng.
+Luật doanh nghiệp mới tạo điều kiện cho các doanhnghiệp ra đời dễ dàng hơn ,người dân chuyển tiền đầu tư vào các doanh nghiệp làm giảm khối lượng vốn gửi vào ngân hàng.Bên cạnh đó ,TTCK trong thời gian gần đây hoạt động rất “nóng” thu hút một lượng không nhỏ tiền nhàn rỗi của nền kinh tế. Đây cũng là một khó khăn đối với công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội.
+Mặt khác do tâm lí người dân trên địa bàn Hà nội vẫn đang còn ưu chuộng tiền mặt ,thích cầm tiền trong tay để phòng thân . Điều này cho thấy sự thiếu hiểu biết của người dân về hoạt đôngh của ngân hàng.Bên cạnh đó ,các thủ tục ,chứng từ thanh toán qua ngân hàng chưa thực sự đơn giản,gây cho người dân tâm lí khi đi đến khách hàng.
+Một số văn bản của Nhà nước của ngành của hệ thống chưa dược bổ sung ,chỉnh sửa kịp thời gây ra khó khăn trong hoạt động ngân hàng.
+Ngoài ra một số doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh kém hiệu quả,thua lỗ đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội.
+Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ cho các ngân hàng chưa đồng đều .Mức độ tự động của các dịch vụ còn thấp và các chương trình hiện đại hoá ngân hàng chưa hoàn thiện và ổn định.
NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN:
+Điểm yếu nổi bật của NHNo&PTNT Hà Nội là khả năng thích ứng với sự thay đổi trên thị trường. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc điề chỉnh lãi suất của ngân hàng ,trong khi các ngân hàng thương mại Cổ phần nhanh chóng điều chỉnh lãi suất huy động theo biến động trên thị trường thì NHNo&PTNT Hà Nội vẫn còn hạn chế do phụ thuộc vào phí điều vốn của NHNo&PTNH Việt Nam.Lái suất huy động của NHNo&PTNT Hà Nội thường thấp hơn các ngân hàng thương mại cổ phần đã làm hạn chế lượng vốn huy động của ngân hàng.
+Các hình thức huy động vốn của ngân hàng còn chưa phong phú ,chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng khác nhau trên địa bàn Hà Nội.Hiện nay ,các địa bàn thương mại và các tổ chức tín dụng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn mới và hấp dẫn.Các nhu cầu này phù hợp với nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khi mà mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.Trong khi đó NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng tuy có áp dụng trong thời gian gần đây như phát hành kì phiếu ,chứng chỉ tiền gửi ,trái phiếu nhưng còn đơn điệu.
+Về nhân lực,NHNo&PTNT Hà Nội có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ khá tốt ,nhiệt tình,trách nhiệm với công việc được giao.Tuy nhiên một bộ phận cán bộ ngân hàng trẻ do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, đôi lúc còn gặp phải sơ suất trong công việc.Việc phân công công việc phù hợp để phát huy tối đa của mỗi nhân viên chưa được coi trọng nên hiệu quả cơ chưa cao.
+Giống như các ngân hàng thương mại khác ,công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm nghiệp vụ.dịch vụ của NHNo&PTNT Hà Nội tuy đã có nhiều cố gắng và mang lại những hiệu quả nhất định song vẫn còn hạn chế về chất lượng,mẫu mã,phương thức quảng bá,quảng cáo và phương thức tiếp thị…đã ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả kinh doanh.
+Việc triển khai các sản phẩm dịch vụ tại các phong giao dịch tuy đã được triển khai, song do địa điểm Phòng giao dịch chưa có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm như thanh toán sec du lịch,thu đổi ngoại tệ chỉ tập trung chủ yếu vào USD, EUR,chuyển tiền kiều hối phi thương mại,một số cán bộ Phòng giao dịch chưa nắm bắt quy trình nghiệp vụ,khi thực hiện còn qua nhiều khâu nên tạo tâm lí ngại việc.Việc triển khai phát hành thẻ ghi nợ tại các Phòng giao dịch tuy đã triển khai nhưng kết quả còn hạn chế.Công tác chuyển tiền thường tập trung tại các Phòng giao dịch ở các khu thương mại nhiều hộ kinh doanh nên nhiều địa điểm Phòng giao dịch vẫn chưa phát huy và quảng bá tốt loại sản phẩm này.
+NHNo&PTNT Hà Nội chưa có chính sách khách hàng trong huy động tiền gửi dân cư,các dịch vụ sau khi huy động hầu như không có đặc biệt là người dân sau khi gửi vào hoàn toàn thiếu thông tin như sự biến động về số dư,lãi suất,tỷ giá…Mặt khác,thể thức gửi và lĩnh còn rườm rà,gửi ở đâu lĩnh ở đó,chưa có dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng thuận tiện hơn.
+Địa điểm đặt trụ sở của văn phòng giao dịch của NHNo&PTNT Hà Nội chưa thực sự phù hợp với nền kinh tế thị trường,không thuận tiện giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng.Trụ sở của các chi nhánh ngân hàng cấp 2 chủ yếu là đi thuê nên vẫn mang tính tạm bợ,chật hẹp đã làm ảnh hưởng đến thương hiệu của NHNo&PTNT Hà Nội trong dân cư,gây khó khăn cho ngân hàng khi tiếp thị thị trường.
+Thời gian giao dịch của ngân hàng còn bó hẹp trong giờ hành chính đã hạn chế đáng kể khả năng huy động vốn.
+Công nghệ và trang thiết bị của ngân hàng lạc hậu nhiều so với mặt bằng chung của thế giới.Hệ thống thông tin chưa phát triển đồng bộ.tự động hoá thấp.Dưòng như chưa biết thiết lập hệ thống quản lí rủi ro hợp lí và chưa có chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững.
+Việc huy động vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế vẫn mang tính thụ động hầu hết là do nhu cầu của các doanh nghiệp nhiều hơn là biện pháp thu hút khách hàng.Hay nói cách khác,NHNo&PTNT Hà Nội vẫn còn thụ đôngnj trong việc khai thác nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp.
Tóm lại,trong những năm vừa qua NHNo&PTNT Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tôt trong hoạt động kinh doanh.Những hạn chế còn tồntại cần được mang ra nghiên cứu và xem xét để rút kinh nghiệm và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do nhưngc điều kiện bất lợi.Trong thời gian tới môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt khi mà các ngân hàng nước ngoài được tự do tham gia vào thị trường Việt Nam_các đối thủ này đều rất mạnh về tiềm lực tài chính cũng như trình độ quản lí ,khả năng áp dụng công nghệ mới nên ngân hàng thương mại Việt nam nói chung và NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng cần phải có những chiến lược,những phương hướng hoạt động cụ thể và phát triển.
Chương 3:GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội
Có thế nói những năm đầu thế kỉ 21 là những năm “bản lề” cho cuộc chạy đua của tất cả các ngân hàng thương mại chuẩn bị cho hội nhập đầy gay go và quyết liệt.Các chỉ tiêy đã đạt đươcj là nền tảng cho sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tiếp theo.Trong thời gian không xa,các ngân hàng sẽ hoạt động trong môi trường không có sự bảo hộ, ưu đãi của chính phủ ,các ngân hàng sẽ phải tự vươn lên trong lòng dân chúng và các nhà đầu tư.Những lợi thế về mạng lưới hoạt động,về khách hàng,về lãi suất …sẽ không còn,mà thay vào đó là những khó khăn,các ngân hàng trong nước phải đương đầu với những ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính khổng lồ ,có cách thức quản lí tiên tiến ,công nghệ hiện đại,sản phẩm dịch vụ phong phú đa dạng…Không những thế tại Việt Nam,các tổ chức tài chính phi ngân hàng ,các công ti bảo hiểm bưu điện ,các công ti cho thuê tài chính cũng sẽ ra đời với nhiều hình thức hoạt động mới trong đó có cả huy động vốn.Trong môi trường cạnh tranh đầy “lửa” như thế buộc các ngân hàng thương mại nói chung và NHNo&PTNT Hà nội nói riêng phải có định hướng phát triển rõ ràng cụ thể.
Trên cơ sở quán triệt chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội trước những yêu cầu của đời sống kinh tế xã hội của đất nước,NHNo&PTNT Hà Nội đã xây dựng kế hoạch,phương hướng hoạt động trong thời ggian tới như sau:
3.1.1. Định hướng chung
*Thứ nhất:Cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng:
+Sắp xếp laij tổ chức bộ máy theo hứơng tuân thủ chiến lược khách hàng ,không coi trọng mở rộng chi nhánh mà cần coi trọng tính chuyên nghiệp để nắm chắc đặc điểm động thái của từng nhóm khách hàng,từng loại nghiệp vụ để phát trỉên thị trường trên cơ sở phát triển các quầy giao dịch và tân dụng tối đa thành tựu của khoa học công nghệ.
+Phát triển hệ thống”ngân hàng bán lẻ”hay còn gọi là giao dịch một cửa,hệ thống kênh phân phối diện tử nhằm năng động hoá quá trình phát triển dịch vụ,chuyển hướng thị trường hay thay đổi nhóm khách hàng.
*Thứ hai:Tăng cường năng lưc hoạt động và quản lí kinh doanh
+Tập trung huy động nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư,các tổ chức kinh tế và các tổ chức xã hội khác.Chú trọng huy động vốn trung và dài hạn cả nội tệ và ngoại tệ.
+Mở rộng cho vay các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả,dự án khả thi,tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đủ nhu cầu về vay vốn.Tiếp tục tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng,rà soát hoàn chỉnh hố sơ 100% khách hàng đang còn dư nợ.
+Triển khai các loại hình dịch vụ,sản phẩm dịch vụ toàn diện có hiệu quả phù hợp với nhu cầu thị trường.
+Tập trung triển khai toàn diện có chất lượng công tác quảng cáo,quảng bá toàn diện kịp thời các mặt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nhằm nâng cao thương hiệu,uy tín,vị thể của NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng và NHNo&PTNT Việt Nam nói chung.
*Thứ ba:Tăng cường năng lực tài chính
+Tăng vốn tự có bằng lợi nhuận để lại,phát hành trái phiếu,huy động vốn dài hạn trên thị trường vốn
+Xử lí dứt điểm nợ tồn đọng và làm trong sạch bản cân đối kế toán,xây dựng cơ chế hạn chế gia tăng nợ xấu.
3.1.2. Định hướng huy động vốn
Trên cở sở phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian qua trong công tác huy động vốn,NHNo&PTNT Hà Nội đã đè ra các định hướng huy động vốn như sau:
*Một là:thực hiện chiến trình huy động vốn theo chỉ đạo của Nhno&PTNT Việt Nam là phát huy nội lực,huy động vốn trong nước là chính đồng thời điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn một cách phù hợp để đáp ứng nhu cầu cho vay ngần hạn,trung hạn và dài hạn.
*Hai là:Tiếp tục duy trì tốc độ tang trưởng vốn huy động ở mức cao;tập trung huy động nguồn vốn nội ngoại tệ ,nguồn vốn trung và dài hạn; đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.
*Ba là:Xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu,NHNo&PTNT Hà Nội luôn đáp ứng nhu cầu thanh toán,nhu cầu giải ngân các hợp đồng tín dụng đã kí và giữ vững nền vốn.Ngân hàng coi việc huy động vốn từ tiền gửi khách hàng cần được đẩy mạnh thường xuyên để có quy mô vốn tăng trưởng.Vì vậy,Nhno&PTNT Hà Nội tiếp tục nâng cao chất lượng và mở rộng các dịch vụ thanh toán trong nước,thanh toán quốc tế,bố trí mạng lưới phù hợp với điều kiện cụ thể.
1xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt
Trong bối cảnh tự do hóa lãi suất ngày càng có nhiều ngân hàng cạnh tranh với nhau quyết liệt. Đặc biệt là lãi suất, các ngân hàng thương mại đều coi lãi suất là một trong những công cụ hiệu quả nhìn thấy được để tác động vào các tàng lớp dân cư.Vì các khách hàng dân cư khi gửi tiền vào ngân hàng điều quan tâm chủ yếu là lãi suất, đặc biệt là thời hạn dài.Xác định mức lãi suất phù hợp để huy động vốn của dân cư vào ngân hàng mà không làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ngân hàng là vấn đề khó khăn.Trả lãi là chi chí chủ yếu của ngân hàng.Các ngân hàng muốn giảm khoản này dẫn đến giảm chi phí.Các khách hàng lại muốn lãi suất cao để mức sinh lợi của khoản tiền nhàn rỗi cao.Do đó cần xây dựng chính sách lãi suất hợp lý để dung hòa lợi ích của người gửi tiền với ngân hàng và để cạnh tranh với các kênh huy động vốn khác trên thị trường.Việc áp dụng lãi suất tín dụng phải căn cứ cung cầu vốn, vào hiệu quả thực tế của đồng vốn trong nền kinh tế,vào tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế.Tiếp tục áp dụng chính sách lãi suất dương, lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất huy động,lãi suất huy động lớn hơn tỉ lệ lạm phát.
Việc thục hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận tạo điều kiện cho lãi suất phản ánh đúng bản chất của nó trong quan hệ cung cầu trong nên kinh tế.Trong thời gian qua việc tăng lãi suất và huy động với nhiều hình thức đã làm cho nguồn tiền gửi dân cư dài hạn tăng lên nhanh,chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn huy động.
Để khuyến khích khách hàng dân cư gửi tiền ngân hàng nên thực hiện chính sách lãi suất bậc thang lũy tiến theo quy mô tiền gửi, áp dụng lãi suất cao hơn với quy mô tiền gửi lớn hơn.Tuy nhiên,hiện nay ngân hàng vẫn thực hiện cơ chế quản lí lãi suất theo phương pháp cố định ,sự tahy đổi lãi suất rất chậm chưa phản ánh hết sự biến động lãi suất trong thị trường.
Một chính sách lãi suất phù hợp phải dựa vào các yếu tố trên và hướng tới các giải pháp giảm chi phí huy động từ đó giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
2 Đa dạng hóa các hình thức huy động
Do nhu cầu của dân cư là rất đâ dạng do đó ngân hàng nàop có cơ cấu sản phẩm dịch vụ đa dạng thì sẽ thu hút được nhiều vốn từ dân cư.Ngân hàng phải xây dựng một chính sách sản phẩm tối ưu nhất có nghĩa là sản phẩm vừa đáp ứng được nhu cầu khách hàng về lãi suất,thời gian,không gian phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng .Nội dung chính sách sản phẩm là đánh giá được sản phẩm mà ngân hàng cung ứng ra thị trường đã đáp ứng được nhu cầu nào của khách hàng ,chưa đáp ứng đựoc nhu cầu nào và vì sao lại thế.
NHNo&PTNT Hà Nội đã đưa ra các hình thức huy động mới
_Tiết kiệm gửi một nơi,rút nhiều nơi:yêu cầu thiết bị ngân hàng và các chương trình quản lí phải đáp ứng đựoc.
_Tiết kiệm theo mật mã:Dùng mật mã để người gửi tiền tự đánh kí hiệu mật mã cho mình ,cán bộ ngân hàng không được biết mật mã này.Hình thức tiết kiệm này phù hợp với khách hàng có khoản tiền nhàn rỗi lớn và muốn giữ bí mật về số tiền gửi vào ngân hàng.
_Tiết kiệm rút gốc linh hoạt :Là tiết kiệm có kì hạn nhưng khách hàng đựoc quyền rút gốc làm nhiều lần tùy theo nhu cầu sử dụng của mình.Khi khách hàng rút một phần gốc của mình ,phần đó được hưởng lãi suất không kì hạn và phần gốc còn lại được hưởng theo lãi suất ghi trên số tiết kiệm.Trong thời hạn của khoản tiết kiệm đó khách hàng chỉ được quyền rút ra mà không có quyền gửi thêm tiền vào chính sổ tiết kiệm đó.
Ngoài ra ,ngân hàng còn đãsử dụng một số hình thức khác như là tiết kiệm nhân thọ,tiết kiệm vị thành niên…
3Tăng cường cơ sở vật chất công nghệ ngân hàng.
_Công nghệ ngân hàng bao gồm công nghệ vật chất kĩ thuật và công nghệ quản lí .Trong điều kiện kinh tế hội nhập và ngày càng có nhiều ngân hàng mới được thành lập cũng như sự tham gia của các ngân hàng nứoc ngoài thì sự cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng quyết liệt,do đó,ngân hàng cầ phải không ngừng cải tiến và áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến ,mô hình quản lí hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh .
_Tăng cường cơ sở vật chất ,mở rộng mạng lưới hoạt động
Ngân hàng cần đổi mới ,trang bị các phương tiện hiện đại ,cải tiến quy trình nghiệp vụ huy động vốn để nâng cao chất lượng phục vụ.Tiếp tục ứng dụng công nghệ tin học ,thông tin hiện đại để sử dụng nhiều hình thức thanh toán trực tiếp qua tài khoản,khuyến khích sử dụng nhiều tài khoản sec cho nhiều đối tượng, đặc biệt là những đối tượng có thu nhập ổn định,tài khoản tiền gửi cho các hộ kinh doanh . Đặc biệt là tăng cường lắp đặt các máy ATM ở các điểm tập trung đông dân cư,tuy nhiên chi phí lắp đặt máy ATM lớn do đó cần phải tính toán hợp lí.
3.3 KIẾN NGHỊ
3.3. 1 Với Chính phủ
-hoan thiện môi trường kinh tế vĩ mô,tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tiếp tục sắp xếp đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa
- thiết lập môi trường pháp lý ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung,giúp doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng, bảo đảm sự ổn định của nguồn tiền gửi cho ngân hàng
- có các chính sách khuyến khích , hỗ trợ các ngân hàng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao năng lực canh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập và đổi mới trong nền kinh tế
3.3.2 Với ngân hàng nhà nước
- tập trung xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ,tín dụng thúc đẩy phát triển nghiệp vụ ngân hàng .Do khai thác vốn của ngân hàng thương mại phụ thuộc vào chính sách tiền tệ do đó các chính sách tiền tệ phải linh hoạt,phù hợp để đẩy vốn cho nền kinh tế ,thúc đẩy nền kinh tế phát triển
- Cơ cấu lại hệ thông thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật mọi ngiệp vụ trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng,góp phần nâng cao chất lưọng tín dụng ,tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động ổn định,lành mạnh.
-Phát triển hơn nũa thị trường liên ngân hàng: Ngân hàng nhà nước cần có giải pháp cần thiết để tạo điều kiện cho thị trường liên ngân hàng hoạt động có hiệu quả, với việc làm này các ngân hàng có thể huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng một cách dễ dàng hơn khi cần thiết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH31.docx