Đề tài Giải pháp tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại TBC

Doanh thu thuần thực hiện năm 2002 là 1.015.276.265 đồng, vượt qua kế hoạch thực hiện là 1.015.276.265 – 1.000.000.000 = 15.276.265 đồng, tương tự như vậy kế hoạch năm 2003 đạt 2.557.411.286 đồng vượt so với kế hoạch là 2.557.411.286- 1.500.000.000 = 1.057.411.286 đồng, thấy được kế hoạch về doanh thu của Công ty đã được thực hiện tốt. Tuy nhiên, việc tăng doanh thu so với kế hoạch vẫn không làm cho lợi nhuận của Công ty đạt được mức như mong muốn, do chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty vượt ra ngoài kế hoạch quá lớn: năm 2002 chí phí thực tế là 1.470.675.905 đồng trong khi đó, theo kế hoạch chi tiêu, thì chi cho hoạt động kinh doanh của năm 2002 là 970.588.235 đồng , năm 2003 chi tiêu thực tế cho hoạt động kinh doanh là 2.053.965.115 đồng , trong khi đó, kế hoạch chi tiêu năm 2003 là 1.463.235.295 đồng. Việc chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty vượt ra ngoài kế hoạch đã làm cho lợi nhuận của Công ty không đạt theo như kế hoạch đề ra, mặc dù doanh thu đã vượt kế hoạch Lợi nhuận năm 2002, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra là 9.673.159 đồng, năm 2003 chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch đầu năm là 25.000.000 đồng, trong khi đó lợi nhuận thực tế của Công ty chỉ có 22.334.800 đồng, thấp hơn sơ với chỉ là 2.665.200 đồng.

doc59 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại TBC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u từ các nước Đức, Hungary, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha...Sản phẩm của công ty được tiêu thụ tại thị trường Hà Nội và các tỉnh phía bắc lân cận Hà Nội như: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hoà Bình, Thái Bình, Hải Dương,... Công ty TNHH TBC Thành lập từ năm 2001 với khởi đầu chỉ có 10 người, đến nay nhân viên trong toàn công ty là 50 người. Trong đó, hầu hết có trình độ đại học, và còn rất trẻ. Nhờ vậy, công ty có đội ngũ nhân viên rất năng động, sáng tạo luôn khẳng định được mình trong mọi điều kiện làm việc. Công ty có tên đầy đủ : Công ty TNHH Thương Mại TCB Trụ sở : Số 60 tổ 29 Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : 84 04 5744633 Tax:84 04 5744634 Tài khoản số 1300311003006 Tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Năng lực bán hàng công ty: vào khoảng 2 tỷ đồng/năm 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Là một doanh nghiệp tư nhân, có quy mô vừa, Công ty TNHH thương mại TBC tổ chức quản lý theo mô hình một cấp: đứng đầu là giám đốc Công ty, tiếp đến là các phòng ban, có nhiệm vụ trực tiếp giúp việc cho giám đốc. Biểu 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH thương mại TBC ban giám đốc phòng kinh doanh phòng kế toán phòng hành chính phòng kỹ thuật Ban giám đốcgồm; - Giám đốc Công ty (Ông Hoàng Văn Tiệp), người nắm giữ một phần hai vốn góp là người đứng đầu Công ty, đại diện và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. Phó giám đốc kiêm Kế toán trưởng ( Bà Nguyễn Ngọc Bích), người nắm giữ phần vốn góp còn lại, là người giúp việc cho giám đốc trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc, pháp luật về phạm vi và quyền hạn của mình. Ngoài ra trong công ty còn có 4 phòng ban chức năng: Phòng Hành chính kiêm phòng Nhân sự: gồm 5 người đứng đầu là trưởng phòng hành chính, có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc xây dựng và áp dụng các chế độ, quy định về quản lý , sử dụng lao động trong toàn Công ty, tuyển thêm nhân viên mới.Trưởng phòng nhân sự là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về các quyết định quản lý nhân sự của mình. Phòng Kế toán: gồm 6 nhân viên, đứng đầu phòng kế toán là Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc trong việc lập các chứng từ sổ sách thu chi, báo cáo với Giám đốc về kết quả sản xuất kinh doanh theo chế độ kế toán Nhà nước, quy chế Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc Công ty về mọi quyết đinh quản lý trong toàn Công ty ( biểu đồ 2), Biểu 2: Mô hình bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán thanh toán kiêm thủ quỹ Kế toán vật tư hàng hoá Kế toán xuất nhập khẩu Kế toán bán hàng Kế toán thuế - Phòng kinh doanh: do đặc điểm là công ty thương mại nên đây là phòng có quy mô lớn nhất trong công ty, gồm có 24 thành viên, những nhân viên này có nhiệm vụ chính là đem được sản phẩm tới tay khách hàng, ngoài ra họ còn có nhiệm vụ là đào tạo nhân viên mới, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh,... Phòng Kỹ thuật: giúp Giám đốc về công tác quản lý chất lượng sản phẩm, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phụ trách nghiên cứu sản phẩm mới, đào tạo tay nghề nhân viên, bảo hành máy móc cho khách hàng, ngoài ra họ còn có thực hiện dịch vụ sửa chữa khi khách hàng yêu cầu, đào tạo nhân viên mới khi cần. Phòng kỹ thuật gồm 13 người đứng đầu là trưởng phòng kỹ thuật, người có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của phòng kỹ thuật. Trong Công ty, mỗi phòng ban có một chức năng riêng, nhưng mục đích cuối cùng là để quản lý tốt mọi hoạt động của công ty. 2.1.3 Đặc điểm của công ty Công ty TNHH Thương Mại TCB là doanh nghiệp hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức kinh doanh mặt hàng nhập khẩu một phần mềm trực tiếp theo đơn đặt hàng với lô hàng có mệnh giá lớn, và một phần hàng để bán lẻ cho đơn vị kinh doanh trong mọi lĩnh vực có nhu cầu. Công ty mang đầy đủ đặc trưng của một doanh nghiệp thương mại, tuy nhiên có một số sự riêng biệt của nó. +Khối lượng hàng nhập về phụ thuộc vào đơn đặt hàng và suy tính của ban lãnh đạo +Mặt hàng của công ty dễ bị hao mòn vô hình do hàm chứa công nghệ cao( ngày hôm nay loại máy móc này là hiện đại, nhưng ngày mai nó đã có sự thay đổi rất nhiều) +Các mặt hàng công ty kinh doanh, lãi thu về chủ yếu dựa vào sản phẩm tiêu hao của máy móc chính. Công ty có thể bỏ ra hàng chục triệu để tặng 1 chiếc máy xét nghiệm sinh hoá nhưng từ chiếc máy này công ty có thể bán được các loại que thử, hay các loại hoá chất mà máy đó cần dùng. +Nhân sự của công ty chủ yếu là nam, do phải thường xuyên để công tác, áp lực công việc là rất lớn. Các đặc trưng trên tác động rất lớn đến đến hoạt động kinh doanh của công ty, qua đó mà tác động đến lợi nhuận của nó. Những tác động này thể hiện cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Nếu công ty có sự phân tích nắm bắt tình hình một cách kín kẽ, có đầy đủ thông tin về các vấn đề trên và xử lý chúng một cách khoa học thì công ty dễ dàng đạt mục tiêu của mình. Ngược lại, thì chính yếu tố trên sẽ là nguyên nhân dẫn đến thất bại của công ty. Hoạt động kinh doanh của công ty là một quy trình hoạt động chặt chẽ, trải qua nhiều công đoạn phức tạp mà điểm xuất phát là từ nhu cầu thị trường Phòng kinh doanh là nơi đảm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, chăm sóc cho khách hàng. đối với những loại thiết bị y tế có mệnh giá lớn, công ty không có sẵn trong kho mà chỉ khi khách hàng có nhu cầu công ty mới nhập về. Đối với những loại vật tư tiêu hao, dùng cho loại máy mà công ty tặng cho các viện, thì phòng kinh doanh phải có sự dự trù trước, để công ty đặt hàng về dự trữ tại kho. Ngoài ra, công ty nhập về một lô hàng khác phụ thuộc vào nhu cầu bất thường của khách hàng. Giữa phòng kinh doanh và ban giám đốc là sự kết hợp đồng bộ nhịp nhàng. Phòng kinh doanh là nơi nhận đơn đặt hàng cung cấp mày móc, vật tư cho các viện hay phòng khám, phòng nghiên cứu, dự trù nhu cầu của khách hàng về loại hàng hoá mà công ty cung cấp rồi đệ trình lên ban giám đốc, ban giám đốc nghiên cứu, xét duyệt và đặt hàng. Nếu không có sự kết hợp chặt chẽ thì hoạt động kinh doanh của công ty thất bại. 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại TBC 2.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh Mặt hàng kinh doanh của công ty là thiết bị dùng trong y tế và các loại hoá chất, được nhập khẩu từ nhiều nước như: Đức, Hungary, Tây Ban Nha, Pháp, Brazil, Nhật... Các loại thiết bị y tế chính mà công ty đã bán trong năm qua: Máy xét nghiệm đường huyết Máy nghiên cứu nước tiểu Máy siêu âm Máy điện tim Màn hình theo dõi bệnh nhân Máy chụp X_ quang ( Với một chủng loại mày trên lại có rất nhiều loại máy móc do các hãng khác nhau sản xuất, với giá thành khác nhau). Các loại hoá chất trong y tế được công ty tiêu thụ khá mạnh, như loại hoá chất sinh hoá, hoá chất huyết học, được nhập của những hãng nổi tiếng trên thế giới như: Biocon, Elitech, Anaticon, Ral, Innomed,... Các mặt hàng này được công ty cung cấp cho các bệnh viện, trung tâm y tế và các phòng khámnhư Bệnh viện 103, viện Saintpaul, viện Giao thông vận tải,…và các phòng khám thuộc địa bàn Hà Nội, Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên, bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên, Trung tâm y tế Thành phố Thái Nguyên, và các phòng khám trên địa bàn Thái Nguyên, bệnh viện đa khoa Hoà Bình, bênh viện Bãi Cháy, bệnh viện Lao và Bệnh phổi Quảng Ninh, trung tâm y tế Cẩm Phả, Trung tâm y tế Hải Dương, Trung tâm mắt Thái Bình, Bệnh viện phụ sản Thái Bình, Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn,… là khách hàng truyền thống của công ty trực thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Lạng Sơn,… Ngoài ra, thị trường tiêu thụ tiềm năng của công ty cũng khá rộng lớn, với tiềm lực chưa được mạnh của mình, công ty chưa đủ sức để đáp ứng. Hoạt động dinh doanh của công ty chỉ bao gồm hoạt động buôn bán hàng hoa, không có hoạt động tài chính , hay hoạt động bất thường. 2.2.2 Tình hình tài chính trong công ty TNH thương mại TBC Công ty TBC là một công ty tư nhân với quy mô tài chính lẫn quy mô hoạt động còn khá đơn giản, tuy nhiên sau ban năm đi vào hoạt động, tốc độ tăng trưởng của Công ty khá nhanh, chúng ta sẽ nhận thấy sự tăng trưởng của công ty qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty: Biểu 3. Cơ cấu vốn của công ty TNHH TBC Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng nguồn vốn 2.120.094.939 2.190.088.501 3.290.258.353 1. Phải trả cho người bán 139.634.216 207.084.554 1.239.830 2. Nợ thuế 0 0 55.151.723 3.Vốn chủ sở hữu 2.000.000.000 2.000.000.000 2.000.000.000 4. Lợi nhuận chưa phân phối 0 9.642.947 22.344.800 ( Trích; Bảng cân đối kế toán của Công ty TBC năm 2002, 2003) Nhìn vào bảng cơ cấu vốn của công ty ta có nhận xét sau: Vốn đưa vào hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu, công ty không có khoản nợ vay ngân hàng hay vay cá nhân khác trong nền kinh tế ngoài khoản tín dụng thương mại, từ đó có thể đưa ra một số kết luận: Hoạt động kinh doanh của công ty nhỏ không cần nhiều vốn nên công ry không phải vay nợ, hoặc do hoạt động kinh doanh yếu kém, nên không có khả năng vay nợ. Để đánh giá khả năng cân đối vốn của công ty, ta dựa vào một tỷ số sau: Năm 2001= 6,45% Năm 2002= 0,355% Năm 2003=39,05% Tỷ số nợ qua các năm tăng, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2003, từ 9,46% năm 2002 lên 39,35% năm 2003 chứng tỏ mức nợ của công ty tăng nhanh nhưng là nợ người bán. Công ty có nguồn tín dụng thương mại rất lớn. Qua đây ta thấy quy mô hoạt động kinh doanh của công ty mở rộng lên rất nhanh sau 3 năm. Từ đây ta thấy, chiếm dụng thương mại của công ty khá thường xuyên và giá trị tương đối lớn. Hiện nay, việc thanh toán tỷ số trung bình ngành chưa có, nên thật khó mà biết được, tỷ số nợ này là cao hay thấp so với công ty khác trong cùng lĩnh vực. Doanh nghiệp không có khoản đi vay, nên không có áp lực về việc trả lãi, tuy nhiên điều này có bất lợi là doanh nghiệp không có khoản tiết kiệm nhờ thuế. Với cơ cấu vốn mà phần lớn là vốn chủ sở hữu thấy giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong trường hợp mất khả năng thanh toán các khoản nợ, nhưng nó do một điều là quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không lớn. Công ty còn một khoản nợ thuế khá lớn, mà hiện tại đến đầu năm 2004 vẫn chưa thanh toán được, nợ động thuế lâu, sẽ phải chịu lãi phạt rất lớn, hiện nay khoản nợ thuế này của công ty đã nên đến hơn bốn triệu đồng. Nguồn vốn của công ty dùng để nhập hàng hoá về bán, mua sắm tài sản cố định, … còn hầu hết nằm dưới dạng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Biểu 4: Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH TBC năm 2001, 2002,2003 Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 I.TSLĐ và Nợ ngắn hạn 2.120.094.939 2.190.088.501 3.290.258.353 1. Tiền mặt tại quỹ 1.789.321.503 1.679.480.930 1.549.516.728 2. Tiền gửi NH 103.721.632 157.912.158 231.542.845 3. Phải thu khách hàng 89.617.290 114.134.065 1.119.789.732 4. Thuế GTGT được khấu trừ 0 101.210 0 5. Hàng tồn kho 137.434.514 238.460.138 389.409.048 II. TSCĐ và ĐTDH 16.000.000 26.639.000 26.790.000 1. TSCĐ 16.000.000 26.639.000 26.790.000 - Nguyên giá 20.000.000 30.656.000 33.139.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (4.000.000) (4.017.000) (6.349.000) ( Trích; Bảng cân đối kế toán của Công ty TBC năm 2002, 2003) Cơ cấu tài sản qua các năm có sự thay đổi. Tiền mặt tại quỹ qua các năm giảm, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu và hàng tồn kho và tài sản cố định qua ba năm tăng, chứng tỏ quy mô hoạt động kinh doanh được mở rộng, công ty đầu tư nhiều hơn vào hàng hoá thay vì gửi tiền vào ngân hàng hay giữ tiền mặt tại quỹ. Việc giữ tài sản dưới dạng tiền mặt sẽ làm hạn chế khả năng sinh lời của tổng tài sản tuy nhiên lại đảm bảo khả nănng thanh toán cho công ty. Các khoản phải thu, hầu hết là do các viện nợ đọng, do là cơ quan nhà nước nên mặt hàng có mệnh giá lớn, thường phải đợi xét duyệt, và đồng ý của cơ quan cấp trên, mới có tiền thanh toán. Các viện có khoản nợ thường xuyên lâu, và có giá trị lớn của công ty là: bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên, Bệnh viện 103, Bệnh viện lao và Bệnh phổi Quảng Ninh,... Tài sản cố định của công ty gồm có: Máy tính dùng cho các phòng, một chiếc Tivi, …TSCĐ được đầu tư nhưng với tốc độ chậm, do đây là doanh nghiệp thương mại nên nhu cầu về tài sản cố định không cao. Vì thế, tổng TSCĐ của công ty tính ra đến nay chỉ có 26.790.000 đồng chiếm 0.8% trong tổng tài sản của công ty. Với cơ cấu vốn tài sản như trên, về trực giác có thể thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp tốt nhưng khả năng thanh toán biến động như thế nào qua các năm, muốn đánh giá được phải dựa vào việc tính toán các tỷ số: Từ số liệu trên bảng được tính toán : Năm 2001:15,378 Năm 2002:10,575 Năm 2003: 2,654 Năm 2001:14,38 Năm 2002: 9,42 Năm 2003: 2,34 Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm quá nhanh sau 3 năm, từ 14,38 năm 2002, xuống 9,42 năm 2002 và giảm rất nhanh chỉ còn 2,34 năm 2003( khả năng thanh toán nhanh) Cho thấy, công ty kinh doanh ngày càng trở nên mạo hiểm hơn. Khả năng thanh toán hiện hành giảm qua 3 năm đã giải thích là tiền mặt tại quỹ giảm, thay vào đó hàng tồn kho lại tăng, từ đấy đưa ra giả thuyết việc tiêu thụ hàng hoá của công ty gặp vấn đề khó khăn, khiến lượng hàng tồn công ty còn nhiều, hoặc do công ty mở rộng số lượng mặt hàng. Thực tế cho thấy, số lượng hàng nhập về năm 2002, 2003 tăng dần từng năm, do nhu cầu tiêu thụ của thị trường khá lớn, nên công ty phải thường xuyên có hàng dự trữ trong kho. Hàng tồn kho mặc dù tăng, nhưng chiếm một tỷ trọng khá nhỏ, chỉ có 389.409.048 đồng, thấp hơn rât nhiều so với tiền mặt tại quỹ và các khoản phải thu khách hàng. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch 1.Doanh thu thuần 1.015.276.265 1.000.000.000 2.557.411.286 1.500.000.000 2. Giá vốn hàng bán (837.223.319) (734.112.594) (1.891.098.700) (1.200.000.000) 3. Chi phí QLKD (633.452.586) (236.475.641) (162.866.415) (263.235.295) 4.Lợi nhuận trước thuế 15.186.531 29.411.765 32.860.000 36.764.705 5. Thuế TNDN (4.859.690) (9.411.765) (10.515.200) (11.764.705) 6.Lợi nhuận sau thuế 10.326.841 20.000.000 22.344.800 25.000.000 Biểu 5: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại TBC Đơn vị: Đồng Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu của Công ty đã vượt kế hoạch đặt ra, tuy nhiên lợi nhuận của Công ty lại thấp hơn so với kế hoạch, do chi phí sản xuất kinh doanh vượt ra ngoài dự tính. Cụ thể: Doanh thu thuần thực hiện năm 2002 là 1.015.276.265 đồng, vượt qua kế hoạch thực hiện là 1.015.276.265 – 1.000.000.000 = 15.276.265 đồng, tương tự như vậy kế hoạch năm 2003 đạt 2.557.411.286 đồng vượt so với kế hoạch là 2.557.411.286- 1.500.000.000 = 1.057.411.286 đồng, thấy được kế hoạch về doanh thu của Công ty đã được thực hiện tốt. Tuy nhiên, việc tăng doanh thu so với kế hoạch vẫn không làm cho lợi nhuận của Công ty đạt được mức như mong muốn, do chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty vượt ra ngoài kế hoạch quá lớn: năm 2002 chí phí thực tế là 1.470.675.905 đồng trong khi đó, theo kế hoạch chi tiêu, thì chi cho hoạt động kinh doanh của năm 2002 là 970.588.235 đồng , năm 2003 chi tiêu thực tế cho hoạt động kinh doanh là 2.053.965.115 đồng , trong khi đó, kế hoạch chi tiêu năm 2003 là 1.463.235.295 đồng. Việc chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty vượt ra ngoài kế hoạch đã làm cho lợi nhuận của Công ty không đạt theo như kế hoạch đề ra, mặc dù doanh thu đã vượt kế hoạch Lợi nhuận năm 2002, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra là 9.673.159 đồng, năm 2003 chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch đầu năm là 25.000.000 đồng, trong khi đó lợi nhuận thực tế của Công ty chỉ có 22.334.800 đồng, thấp hơn sơ với chỉ là 2.665.200 đồng. Như vậy, kế hoạch chung của Công ty đã không đạt như mong muốn qua hai năm, do đó, Công ty cần phải có sự xem xét lại kế hoạch đặt ra, xem việc lập kế hoạch đã sát với thực tế hay chưa. Đã tính toán đến sự biến động của môi trường xung quanh? Một nguyên nhân khác, khiến cho chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty, việc tiêu hao các nguồn lực một cách không cần thiết trong quá trình kinh doanh, điều này đòi hỏi Công ty phải đưa ra những biện pháp khác để làm giảm các khoản chi này. Tuy nhiên ta thấy, qua hai năm thực hiện, kế hoạch về lợi nhuận của Công ty đều không đạt yêu cầu, điều này là một câu hỏi cho những kế hoạch đặt ra của Công ty. Việc lợi nhuận, qua hai năm chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch, nhưng vẫn tăng trưởng đều, cụ thể lợi nhuận năm 2002 là 10.326.841 đồng, lợi nhuậnáau thuế năm 2003 là 22.344.800 đồng, tức là tăng lên 12.017.959 đồng, tương đương với 116.23%, điều này được giải thích bởi sự tăng lên nhanh chóng của doanh thu, và chí phí quản lý doanh nghiệp có sự giảm đi phần nào, qua đây cũng thấy được sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của Công ty qua hai năm, tuy vậy việc lợi nhuận năm 2003 tăng lên so với năm 2002 nhìn về phía trực giác có thể kết luận, là hoạt động kinh doanh của Công ty có sự mở rộng, nhưng cũng không thể đi đến một kết luận là hiệu quả kinh doanh của năm 2003 cao hơn so với năm 2002, để đanh giá hiệu quả này, chúng ta phải sử dụng một loạt những phân tích khác nhau, như hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty như thế nào, doanh lợi vốn chủ sở hữu, doanh lợi tài sản,.. của năm 2003 có chắc lớn hơn năm 2002. Ta xem xét bảng sau: Biểu 6: Một số chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện năm 2002, 2003 Đơn vị: phần trăm(%) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1.Doanh lợi vốn chủ 0,516 1,12 2.Doanh lợi tài sản 0,483 0,673 3.Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm 1,017 0,8736 4. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành 1,23 1,18 ( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2003) Nhìn vào bảng trên ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu, hiệu quả sử dụng tài sản của năm 2003 cao hơn so với năm 2002, tuy nhiên doanh lợi tiêu thu sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận trên giá thành năm 2003 lại thấp hơn so với năm 2003. Lợi nhuận của Công ty qua hai năm có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng, vậy nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, nhìn vào Biểu 4, ta có thể nói ngay được rằng, lợi nhuận của Công ty năm 2003 cao hơn so với năm 2002 là do doanh thu của Công ty tăng, vậy nhân tố nào đã làm cho doanh thu của Công ty năm 2003 tăng lên so với năm 2002, nguyên nhân là do số lượng sản phẩm tiêu thụ ra thị trường của Công ty tăng, qua ba năm hoạt động, Công ty đã mở rộng được thị trường của mình ra hầu hết các tỉnh thành phố phía Bắc, khách hàng của Công ty tuy không đa dạng và phong phú như những lĩnh vực kinh doanh hàng hoá tiêu dùng, nhưng lại là những khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, như viện 103, viện Giao thông vận tải,… hay các phòng khám tư nhân, các trung tâm y tế của các quận huyện,… Ta đã có công thức; Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí bán hàng LNTT = - - - Từ đây ta thấy, việc doanh thu tăng sẽ làm cho lợi nhuận tăng, vậy nhân tố nào làm ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty, xét bảng sau Biểu 7: Mặt hàng tiêu thụ chính của Công ty TBC Chỉ tiêu Máy sensolite i = 1 Máy Glucocare i = 2 Năm 2002 Số lượng q (cái) 105 123 Giá bán p (đồng/cái) 850.000 667.000 Doanh thu DT(đồng) 89.250.000 82.041.000 Lợi nhuận (đồng) 26.250.000 24.600.000 Năm 2003 Số lượng q (cái) 96 217 Giá bán p (Đồng/cái) 895.000 663.000 Doanh thu DT (đồng) 85.920.000 143.871.000 Lợi nhuận (đồng) 24.000.000 43.400.000 Đây là một Công ty Thương mại nên mặt hàng bán ra của Công ty rất đa dạng và phong phú, để đơn giản cho việc tính toán, giả sử trong Công ty chỉ bán hai mặt hàng chính là máy Glucacare và máy Sensolite, viễc xem xét sự ảnh hưởng của giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ đến doanh thu , dựa vào công thức sau: * Nhận xét về số tương đối: Trong đó: pi0, pi1 là giá bán của của mặt hàng i năm 2002, 2003, qi0, qi1 là giá bán của mặt hàng i năm 2002, năm 2003 với i = 1 là máy Sensolite, i=2 là máy Glucocare. * Về số tuyệt đối: Đối với từng mặt hàng, ta cũng có công thức: với i = 1 ta có: Về số tuyệt đối ta có: Như vậy, năm 2003 do giá bán máy sensolite tiêu thụ ra thì trường tăng lên 859.000 -850.000= 9.000 đồng, đã làm cho doanh thu về mặt hàng này tăng lên 5.3 % tương đương với 4.320.000 đồng, tuy nhiên do khối lượng sản phẩm tiêu thụ ra thị của mặt hàng này, năm 2003 giảm 9 cái so với năm 2002 nên đã làm cho doanh thu giảm đi 8,6% tương đương với việc giảm doanh thu đi 7.650.000 đồng. Ta thấy việc giá bán của sản phẩm này tăng lên, làm cho doanh thu tăng, nhưng lại tăng nên với tốc độ thấp, không đủ bù đắp cho việc giảm đi đáng kể số lượng bán sản phẩm. Kết quả là doanh thu năm 2003 của máy Sensolite đã giảm đi 3.330.000 đồng. Đối với máy Glucocare, việc phân tích diễn ra tượng tự: Về số tuyệt đối: Đối với loại máy Glucocare, năm 2003 giá của mặt hàng đã giảm đi 4000 đồng/cái đây chính là nguyên nhân làm cho doanh thu giảm đi 0,6% tương đương với 868.000 đồng, tuy nhiên năm 2003 sản lượng tiêu thụ mặt hàng này đã tăng thêm 94 cái (từ 123 cái năm 2002 lên đến 217 cái năm 2003), làm cho doanh thu về mặt hàng này tăng lên 76,42% tương đương với 62.698.000 đồng. Việc tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã làm cho doanh thu tăng lên một giá trị lớn, như vậy doanh thu năm 2003 đã tăng lên 61.830.000 đồng mặc dù giá bán của sản phẩm có sự giảm xút. Tổng hợp doanh thu trong kỳ của Công ty bằng doanh của hai loại máy trên: Việc tăng doanh thu của máy Sensolite, máy Glucocare lần lượt lên 3.452.000 đồng và 55.048.000 đồng làm cho tổng doanh thu của công tăng lên 58.500.000 đồng. Qua phân tích trên ta thấy, sự biến động về giá bán và khối lượng hàng tiêu thụ, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Tuy nhiên trên thực tế, không chỉ có giá bán sản phẩm hay khối lượng hàng tiêu thụ làm cho doanh thu của Công ty thay đổi, việc thay đổi lại kết cấu tỷ trọng các mặt hàng cũng là nguyên nhân làm cho doanh thu của Công ty có sự biến động. Nếu tăng tỷ trọng mặt hàng có khối lượng tiêu thụ lớn, giảm tỷ trọng mặt hàng có khối lượng tiêu thụ nhỏ, hay những mặt hàng mà khả năng tiêu thụ thấp, thì làm cho tổng doanh thu tăng lên, mặc dù lợi nhuận tính trên từng đơn vị sản phẩm không hề thay đổi. Nhìn vào bảng trên ta thấy, việc tăng tỷ trọng máy Glucocare lên để tung ra thị trường cũng đã làm cho tổng doanh thu của Công ty tăng lên rất nhiều. Hay như chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng doanh thu của công ty, chất lượng sản phẩm tốt, thì sẽ hạn chế việc hàng bán bị trả lại, hay phải giảm giá hàng bán do chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu,.. . Chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng ảnh lớn đến lợi nhuận của công ty, những nhân tố nào có ảnh hưởng đến chi phí hoạt động kinh doanh của công ty, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận:, tại COong ty TNHH Thương mại TBC, có nhứng khoản muck chi phí sau đây: - Giá vốn hàng bán: trong công ty khoản mục này được tính là giá mua vào hàng hoá, cộng với chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho bốc xếp. Việc tính giá vốn hàng bán trong công ty khá dễ dàng và đơn giản - Chi phí quản lý - chi phí bán hàng gồm chi lương cho nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài,chi cho hội chợ triển lãm và xúc tiến thương mại, .. và các hoản chi khác như TSCĐ Biểu 8: Chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty TBC Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Đồng Tỷ trọng (%) Đồng Tỷ trọng (%) I.Giá vốn hàng bán 837.223.319 56,9 1.891.098.700 99,1 II. Chi phí quản lý doanh nghiệp 633.452.586 44,9 162.866.418 0,9 Tổng 1.470.675.905 100 1.907.385.348 100 ( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2003) Trong hai năm 2002, 2003 chi phí của công ty có sự biến động lớn, giá vốn hàng bán năm 2003 tăng lên so với năm 2002 là 1.053.875.381 đồng, do năm 2003 công ty đã nhập khẩu nhiều lô hàng về với giá trị lớn, để đáp ứng nh cầu thị trường, một điều đáng mừng là chi phí về quản lý doanh nhiệp đã giảm xuống rất nhang giảm 663.452.586 : 162.866.418 = 4 lần, năm 2003 công ty mới thành lập, nên cần rất nhiều chi phí để hoàn thiện cơ sở hạ tầng của công ty, năm 2003 do hoạt động đã đi vào ổn định hơn, chi phí chính bây giờ là thanh toán tiền lương cho nhân viên và các dịch vụ mua ngoài, chi cho bán hàng,…ngoài ra công ty đã áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau đẻ có thể giảm thiểu chi phí này, như tiết kiệm điện nước, điện thoại, thay vì tập trung vào các hoạt động bán lẻ như năm 2002, năm 2003 công ty chủ yếu bán buôn, hoặc bán cho những khách hàng có giá trị mua lớn. Biểu 9: Cơ cáu chi phí quản lý doanh nghiệp trong công ty TBC Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Đồng Tỷ rọng(%) Đồng Tỷ trọng(%) 1.Chi lương 78.560.000 12,4 93.600.000 57,47 2.Chi phí bán hàng 52.186.021 6,47 38.564.325 23,68 3.Chi dịch vụ mua ngoài 19.423.254 3,07 20.352.084 12,51 4.Chi KHTSCĐ 4.017.000 2,47 6.349.000 3,9 5.Chi khác 479.266.311 75,66 4.001.009 2,46 Tổng 633.452.586 100 162.866.418 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2002, 2003 ) Năm 2002 các khoản chi phí khác của công ty gồm chi mua đồng dùng văn phòng, thuê cửa hàng,… Năm 2002 do công ty phải mua sắm rất nhiều trang thiết bị dùng cho văn phòng như, điện thoại, bàn ghế, và các vật dụng khác dùng trong văn phòng. Ngoài ra năm 2002, công ty còn thuê thêm một cửa hàng dùng để bán hàng, thế nên chi cho bán hàng, chi khác của công ty năm đó rất lớn, trong đó lớn nhất là các khoản chi khác chiếm 75,66% tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty, chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2002 thấp chiếm 3,07% do hoạt động kinh doanh của công ty nói chung chưa có gì nhiều, các nghiệp vụ phát sinh còn ít. Sang năm 2003, công ty không còn thuê cửa hàng để bán hàng, nên khoản chi khác và chi phí bán hàng giảm đi rất nhanh, việc mua sắm vật dụng dùng cho văn phòng cũng đã hoàn tất, công ty chỉ phải chi các khoản chi thường xuyên, với giá trị nhỏ. Năm 2003 hoạt động kinh doanh của công ty đã mở rộng hơn nên chi lương là khoản chi lớn nhất, chiếm 57,47 % tổng khoản chi quản lý doanh nghiệp của Công ty. Trong công ty khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất nhỏ năm 2002 là 2,47% năm 2003 là 3,9 % do công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên đầu tư vào TSCĐ của công ty rất ít. Công ty tính KHTSCĐ theo phương pháp đường thẳng, và tính trong 5 năm. Như vậy, ta thấy chi phí quản lý của công ty khá thấp. Mức tăng giảm lợi nhuận = Mức tăng (giảm) khối lượng sản phẩm tiêu thụ + Thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ + Mức tăng (giảm) giá bán hàng + Mức giảm (tăng) giá vốn hàng bán + Mức giảm(tăng) thuế đơn vị + Mức giảm (tăng) chi phí quản lý Tổng hợp lại nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ta có: Trên đây là phân tích về thực trạng doanh thu và lợi nhuận của Công ty TBC, qua đấy ta thấy được tình hình tài chính của Công ty như thế nào Tại Công ty thương mại TBC ngoài hoạt động kinh doanh chính là buôn bán hàng hoá, Công ty không tham gia vào bất kỳ hình thức đầu tư tài chính nào, nên ngoài lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, Công ty chỉ có khoản lợi nhuận nhỏ thu từ hoạt động tiền gửi thanh toán tại NH. Trên đây là những con số được trích đọc từ báo cáo tài chính năm 2001, 2002, 2003 tuy nhiên, nó thực chất chỉ phản ánh phần nào hoạt động kinh doanh của Công ty bởi vì như người ta thường nói, đây là những con số đã được “biến hoá”. 2.2.3 Tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước năm 2003 Khi bắt đầu đi vào hoạt động, hoạt động kinh doanh của Công ty đã không được suôn sẻ, năm đầu tiên lợi nhuận của công ty là âm, tuy nhiên đến năm 2002, công ty đã làm ăn có lãi, góp phần đóng góp vào ngân sách nhà nước, 4.859.690 đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, đến năm 2003 khoản nộp thuế thu nhập vào ngân sách nhà nước của Công ty là 10.515.200 đồng, ngoài khoản đóng góp về thuế thu nhập doanh nghiệp công ty còn thu hộ nhà nước các khoản thuế khác như thuế giá trị gia tăng hàng nội địa, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khầu, các khoản thuế nhập khẩu, .. tổng số thuế mà Công ty đã nộp cho Nhà nước năm 2003 (kể cả thuế TNDN) là 126.981.960 đồng, tuy nhiên, đến cuối năm 2003 Công ty vẫn còn khoản nợ đọng thuế là 54.906.923 đồng, số tiền này tuy không lớn, nhưng để lâu dài, Công ty sẽ bị phạt chậm nộp thuế, khoản lãi tiền phạt có thể sẽ khá lớn. Bảng sau đây, sẽ cung cấp khái quát tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của Công ty TNHH Thương mại TBC: Biểu 9. Tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước năm 2003 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Số còn phải nộp năm trước chuyển sang Số phát sinh trong năm Số còn phải nộp cuối năm Số phải nộp Số đã nộp 1.Thuế GTGT hàng bán nội địa (101.210) 134.015.793 78.762.860 55.151.723 2. Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3.887.000 22.419.000 26.306.000 0 3. Thuế xuất, nhập khẩu 5.878.000 5.878.000 0 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 10.515.200 10.760.000 (244.800) 5. Thuế môn bài 275.000 5.000.000 5.275.000 0 6.Các khoản khác 1.266.715 1.266.715 0 Tổng 4.060.790 177.827.993 126.981.860 54.906.923 2.3. Nhận xét về lợi nhuận của Công ty TNHH TBC Từ những phân tích trên đây, ta có thể đưa ra những nhận xét đánh giá về tinh hình thực hiện lợi nhuân của Công ty qua những năm đã qua như sau: 2.3.1 Kết quả đạt được - Hoạt động kinh doanh phát triển đi lên, doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua những năm hoạt động, đặc biệt là doanh thu năm 2003 tăng lên rất nhanh với một giá trị lớn. - Chi phí quản lý năm 2003 giảm đi rất nhiều so với năm 2002, chứng tỏ Công ty đã đưa ra nhứng biện pháp tốt làm cho khoản chi này giảm đi, những biện pháp mà Công ty đã áp dụng như: tiết kiệm nguồn lực con người ví dụ như thay vì tuyển một số lượng lớn nhân viên bán hàng Công ty chỉ tuyển một số nhân viên thật sự có kinh nghiệm, năng động sáng tạo, đựơc trả với mức lương cao, những nhân viên này ngoài việc tìm kiếm khách hàng lớn, sẽ phụ trách đội ngũ cộng tác cộng tác viên với mức lương thấp, chi phí đào tạo không cao. Điều này sễ làm giảm gánh nặng về tiền lương cho Công ty, thêm vào đó cũng giảm đi chi phí khác như chi ăn trưa hay chi cho ngày lễ tết,… - Năm 2003 nhờ có sự điểu chỉnh cơ cấu mặt hàng, làm cho kết quả kinh doanh của Công ty có sự tiến bộ, thay vì nhập về số lượng lớn các chủng loại hàng hoá khác nhau, Công ty đã tập trung vào việc nhập về những mặt hàng dễ tiêu thụ, nhu cầu thị trường cần nhiều cụ thể như năm 2003 Công ty đã tập trung lớn nguồn tiền vào để nhập khẩu mặt hàng que thử nước tiểu U11, mặt hàng mà Công ty độc quyền cung cấp vào thị trường Việt Nam, và giảm những cung cấp những mặt hàng mà trên thị trường đã có những sản phẩm thay thế cùng loại như que thử HIV, hay một số mặt hàng khác. -Hoạt động kinh doanh của Công ty chứa đựng ít rủi ro về khả năng thanh toán, do tình hình tài chính khá ổn định. - Thị trường cung cấp hàng hoá và thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng mở rộng, nhất là thị trường tiêu thụ, hàng hoá của Công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc. Những kết quả đạt được trên đây là do Ban giám đốc Công ty ngày càng có nhiều kinh nghiệm thực tế, đội ngũ nhân viên trong Công ty đều là những người trẻ tuổi, năng động và có trình độ cao, hầu hết nhân viên trong công ty đều tốt nghiệp đại học. Với những phương châm kinh doanh hợp lý, Công ty đã tạo cho mình một uy tín tốt trên thị trường. Ngoài ra những kết quả đạt được trên đây, một phần cũng phải kể đến, môi trường chính trị luật pháp ổn định, những cơ chế chính sách thúc đẩy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế Hoạt động kinh doanh của Công ty đang trên đà phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được đánh giá tốt, tuy nhiên thực tế vẫn còn rất nhiều hạn chế: - Doanh thu tăng mạnh, tuy nhiên lợi nhuận tương đối tính trên doanh thu lại thấp hơn so với năm 2002. - Lợi nhuận đạt được qua các năm tuy tăng, nhưng so với thực tế nhu cầu thị trường, thì lợi nhuận thực tế của Công ty còn thấp. - Cơ cấu tài sản- nguồn vốn không hợp lý, vốn chủ sở hữu của Công ty chủ yếu để dưới dạng tiền mặt, làm hạn chế khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu - Thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, chưa phả ánh đúng thực tế nhu cầu thị trường về mặt hàng này, nhu cầu về mặt hàng thiêt bị y tế rất lớn do đây là loại hàng hoá hàm chứa công nghệ cao, thị trường cung cấp tại Việt Nam hầu như không có. - Chi phí quản lý của Công ty đã giảm nhưng thực tế nguồn lực của Công ty vẫn bị lãng phí nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.3.2.2 Nguyên nhân Công ty vừa mới đi vào hoạt động được ba năm, nên những thời gian qua mới là sự tạo lập thị trường, khả năng về tài chính, kinh nghiệm thực tế, uy tín trên thị trường mới đang trong thời gian tạo lập. Hoạt động chính trong công ty là bán hàng ra thị trường, tuy nhiên hoạt động maketing bán hàng của Công ty lại rất hạn chế. Công ty chưa có kế hoạch kinh doanh cụ thể, mà hoạt động theo kiểu “ ném đá dò đường”, trong công ty việc nghiên cứu thị trường được thực hiện rất hời hợt. Giá cả hàng hoá bán ra, không được tính toán theo một trình tự hay một hương pháp nhất định, mà hàon toàn phụ thuộc vào những quyết định nhất thời của Ban giám đốc. Trong quá trình thực tập trong Công ty thấy một thực tế là mặc dù hoạt động kinh doanh của Công ty mang lại rất nhiều lợi nhuận, nhưng lại không được phân bổ hợp lý, nguồn lực tài chính bị phân tán do không có kế hoạch chi tiêu từ trước, công ty luôn trong tình trạng thiếu tiền mặt để thanh toán, hay để nhập hàng, nợ đọng thuế của Công ty khá lớn khiến cho các khoản lãi từ những khoản nợ đang trở thành gánh nặng. Hàng nhập về không kịp thời khiến cho khách hàng luôn phải trong tình trạng chờ đợi và thúc giục, việc này nếu tiếp diễn lâu dài, Công ty sẽ dần mất đi thị trường cũ và không có khả năng mở rộng thị trường mới. Chủng loại mặt hàng chưa thật sự đa dạng và phong phú. Các nguồn lực trong công ty chưa được sự dụng thật sự tiết kiệm. Ngoài những nguyên nhân trên đây, còn một số nguyên nhân khác khiến cho hoạt động kinh doanh của Công ty không được phát triển đúng hướng như, sự biến động về tỷ giá làm cho giá vốn hàng bán của Công ty tăng lên, khiến cho giá bán hàng hoá tăng theo, làm giảm cầu của thị trường, cơ chế quản lý của chúng ta còn khá rườm rà , khiến cho Công ty gặp không ít khó khăn, nhất là khâu nhận hàng từ cửa khẩu, làm cho Công ty tốn hông ít thời gian và tiền bạc. Những nguyên nhân trên đây được rút ra từ thực tế tại công ty TNHH Thương mại TBC, nếu không được giải quyết kịp thời, nó sẽ là lực cản cho sự phát triển đi lên của Công ty. Chương 3. Giải pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại TBC. 3.1 Sự cần thiết khách quan Trong chương 2, ta thấy được thực trạng về lợi nhuận của Công ty TNHH Thương Mại TBC, mặc dù lợi nhuận của Công ty hàng năm tăng nên về số lượng, nhưng về chất thì không như vậy. Trong qua trình hoạt động, công ty gặp rất nhiều những thuận lợi, nhưng cũng có không ít khó khăn mặc dù ban giám đốc Công ty đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tuy nhiên những biện pháp vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Để khắc phục những hạn chế này, bài viết này đưa ra một số giải pháp sau: 3.2. Giải pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại TBC Trong Công ty TNHH TBC, hai hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho Công ty đó là buôn bán mặt hàng thiết bị y tế, các loại hoá chất xét nghiệm, và cung cấp các dịch vụ sửa chữa máy móc, thiết bị y tế. Muốn tăng lợi nhuận của Công ty, việc đầu tiên là phải đưa ra các biện pháp làm tăng doanh thu trong việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ ra thị trường. 3.2.1. Tối ưu hoá doanh thu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận của Công ty. Muôn tối ưu hoá doanh thu tiêu thụ sản phẩm, cần phải đư a ra những biện pháp để tung ra thị trường khối lượng hàng hoá cao nhất, với mức giá có lợi nhất cho công ty,…. * Tối đa hoá khối lượng háng hoá tiêu thụ ra thị trường Thị trường tiêu thụ hàng hoá máy móc thiết bị y tế có quy mô tất lớn : do mặt hàng này hàm chứa công nghệ cao, nên dễ bị hao mòn vô hình, khiến cho việc thay đổi thường xuyên máy móc là điều tất yếu. Ngày nay, cuộc sống con người ngày càng phát triển nên tất cả nhu cầu của người tiêu dụng trong đó cả nhu cầu về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ tăng lên, mặt khác do ảnh hưởng của lối sống công nghiệp hiện đại, nhiều loại bệnh tật hiểm nghèo xuất hiện. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, có rất nhiều bệnh viện , các cơ sở khám chữa tư nhân xuất hiện, bên cạnh đó các bệnh viện, trung tâm y tế cũng không ngừng cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dùng trong khám chữa bệnh. Nhu cầu về mua mới trang thiết bị y tế của các cơ sở khám chữa bệnh là rất lớn, và một thị trường sản xuất các máy móc này tại Việt Nam lại hoàn toàn chưa phát triển, các mặt hàng này chủ yếu là được nhập ngoại, biến thị trường tiềm năng của công ty thành một thị trường có quy mô về cầu rất lớn. Như vậy, với quy mô thị trường lớn như vậy, việc tối đa hoá khối lượng sản phẩm tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng cung cấp hàng hoá quan hệ với khách hàng của công ty. + Chất lượng hàng hoá cung cấp ra thị trường. Để đứng chân lâu được trên thị trường, công ty phải luôn giữ uy tín của mình, bằng cách cung cấp ra thị trường những mặt hàng có chất lượng tốt với những tính năng mới nhất mà đối thủ cạnh tranh chưa có. Muốn vậy, công ty phải luôn luôn có sự tìm hiểu về thị trường nhà cung cấp, việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet là giải pháp hữu hiệu. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ bảo hành, phí sau khi bán trong thời gian nhất định tạo nên sự yên tâm cho khách hàng của công ty. + Củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Với những khách hàng truyền thống, công ty phải cung cấp hàng hoá cho họ một cách kịp thời đầy đủ không để họ phải trong tình trạng chờ đợi lâu. Có thể cho họ chậm trả nợ lâu hơn so với khách hàng. Nếu với những đơn hàng lớn, hoặc khi khách hàng thanh toán có thể giảm giá hoặc có chiết khấu. Với những viện và trung tâm y tế mà hàng hoá công ty chưa thâm nhập vào được, công ty nên có hợp đồng tặng máy hoặc bán với giá thấp nhất, để từ đó thể bán cho họ các loại vật tư tiêu hao đi kèm, bởi những mặt hàng này có nhu cầu thường xuyên. Ví dụ, công ty có thể tặng cho một viện mào đó một máy sét nghiệm sinh hoá, khi tặng được máy thì có thể bán cho họ những loại hoá chất hay que thử dùng cho loại máy này. Công ty thu hồi lại vốn qua việc bán các mặt hàng tiêu hao đó. Tuy nhiên việc làm này cần phải có sự tính toán hết sức kỹ lưỡng phải xem xét việc bán các hàng hoá tiêu hao có thể thu hồi được đủ vốn của máy đem tặng và có lãi hay không? Bởi vì giá trị của các loại máy móc này thường rất lớn. + Xây dựng kế hoạch Marketing bán hàng Vào đầu mỗi năm công ty nên tính tán kế hoạch bán hàng chung cho một năm. Đối với những khách hàng truyền thống, công ty hoàn toàn có thể dự trù được hàng hoá mà họ sẽ tiêu thụ. Từ đó mà tính toán được khối lượng hàng nhập về. Sau đó từng quý, từng tháng lập ra kế hoạch cụ thể dựa theo kế hoạch chung đó. Ví dụ kế hoạch về việc mở rộng thị trường tiêu thụ các loại hoá chất xét nghiệm cần cho nhân viên kinh doanh đến từng cơ sở khám chữa bệnh, thay vì trực tiếp chào bán mặt hàng này, khi hỏi về các loại thiết bị cần sử dụng mặt hàng muốn bán nếu các cơ sở này chưa có, thì có thể bán hoặc tặng cho họ loại máy đó, qua đó mới bán mặt hàng chính công ty cần tiêu thụ xúc tiến. Quảng bá hình ảnh công ty qua việc tham dự hội trợ triển lãm, người của nhân viên kinh doanh, in catalogue để phát cho các nhân viên. Do khả năng tài chính công ty có hạn, việc quảng cáo trên ti vi hay báo chí là khá tốn kém và không có hiệu quả tức thời. Hiện nay, việc mở rộng chi nhánh hay đại lý phân phối là quá sức đối với công ty, để tìm kiếm thị trường mới, công ty có thể mang hàng đến các cửa hàng cho ký gửi. Giá bán các mặt hàng cũng cần tính toán linh động, với các đơn hàng lớn nên có chính sách giảm giá hoặc chiết khấu. Với khách hàng thanh toán đúng hạn hoặc trước hạn, nên có hình thức khuyến mại hợp lý. Vào những dịp đặc biệt như kỷ niệm ngày thành lập công ty, hay ngày thày thuốc Việt Nam, công ty nên tổ chức đợt khuyến mại cho khách hàng * Xây dựng kết cấu chủng loại hàng hoá hợp lý. Nguồn vốn công ty thực tế là khá mỏng khi đầu tư vào lĩnh vực mặt hàng y tế. Vì vậy, công ty cần xây dựng một tỷ trọng hàng hoá hợp lý, các loại hoá chất xét nghiệm và các loại que thử bán thường có giá trị thấp, tiêu thụ lại nhanh và không tốn không gian lưu trữ, công ty có thể đầu tư nhiều vào mặt hàng này cố gắng xin được làm đại diện độc quyền cho các hãng cung cấp chúng. Còn với các loại máy móc thiết bị có giá trị lớn thì chỉ khi nào có đơn đặt hàng, mới nhập về. Trong các mặt hàng như hoá chất và que thử chỉ tập trung vào loại sản phẩm sử dụng cho các máy mà công ty đã tặng cho các viện. Việc xây dựng kết cấu chủng loại hàng hoá hợp lý là một việc không dễ dàng, tuy nhiên công ty bắt buộc phải xây dựng kết cấu hàng hoá trước khi nhập hàng về. * Xây dựng biểu giá hợp lý. Hàng hoá của công ty hầu hết là nhập khẩu nên giá cả sản phẩm do yếu tố khách quan quy định. Việc gía bán hoàn toàn phụ thuộc vào chi phí quản lý, chi phí bán hàng và lợi nhuận định mức tính trên một đơn vị sản phẩm. Việc áp các mức giá sẽ tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng. Công ty cần tính toán giá bán buôn, bán lẻ, giá bán cho khách hàng truyền thống, giá thâm nhập thị trường. Việc tính toán các mức giá này, phản ứng linh hoạt khi bán hàng. Giá bán buôn thì thường thấp hơn, do khối lượng bán lớn, có thể tiết kiệm chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển Giá bán lẻ, để bán cho các phòng khám tại thị trường Hà Nội, giá bán lẻ thường rất cao, vừa để bù đắp chi phí, vừa để có lãi. Giá bán cho khách hàng truyền thống của công ty rất khó tính toán, công ty nên áp dụng khoảng giao động cho mức giá này, bởi khách hàng truyền thống của công ty là các viện, nguồn tài chính từ Ngân sách Nhà nước, nên họ rất chậm trả nợ, khiến công ty bị nợ vốn, trong khi khối lượng hàng mua lại rất lớn. Vì vậy, khi bán hàng cho họ, còn phải tính toán khoảng thời gian vốn bị nợ đọng. Nếu mua và thanh toán trước hạn thì có thể giảm gía hoặc chiết khấu, nếu nợ đọng lâu tì giá cao hơn (trong phần giá nên tính kèm theo khoản tiền lãi do vốn bị đọng thay vì áp dụng biện pháp phạt do trả chậm) Giá thâm nhập thị trường, đây là mức giá mà công ty không thu lãi, hoặc có thể nên chấp nhận lỗ, để có thể xâm nhập vào thì trường. việc bán hàng được với khối lượng hàng lớn, sẽ có doanh thu lớn hơn là bán hàng với giá bán cao và số lượng thấp. 3.2.2. Tối thiểu hoá chi phí * Tiết kiêm chi phí quản lý doanh nghiệp và dịch vụ mua ngoài Thực tế cho thấy, chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty còn khá lớn, mặc dù áp dụng các biện pháp khác nhau để cải thiện tình hình này. Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, hàng tháng công ty thường phải trả khoản tiền lớn cho điện thoại, nước, điện, chi phí khác như giấy tờ in, mực in và các vật dụng khác, tình hình sử dụng này khá tràn lan, nhân viên tranh thủ gọi điện thoại nhờ ngoài công việc, máy in, điện, quạt sử dụng như không có sự bảo quản, có khi ra về mà không tắt cả máy tính. Riêng chi cho tiền giấy in cũng chiếm khoản khá lớn, do các phòng dùng lãng phí, có khi tiện tay mang về nhà dùng. Chi phí này tuy chiếm không nhiều, nhưng về lâu dài thì đó lại là khoản chi không nhỏ. Vì vậy công ty cần chấn chỉnh lại công tác sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tại cơ quan. Yêu cầu nhân viên phải tự bảo quản đồ dùng phòng làm việc của mình, tiết kiệm tiền điện, điện thoại, kể cả việc sử dụng giấy in, cũng cần phải tiết kiệm, ví dụ như tờ giấy một mặt có thể dùng để in vào việc không cần thiết... * Tiết kiệm nguồn nhân lực trong công ty. Trong công ty có hai phòng lớn nhất, đó là phòng kỹ thuật và phòng kinh doanh, số lượng nhân viên trong phòng khá đông, có những bộ phận làm việc khá hiệu quả, nhưng có những bộ phận lại không đảm nhiệm tốt công việc của mình. Phòng kỹ thuật thì chỉ khi nào khách hàng cần các dịch vụ sửa chữa, hay lắp đặt máy mới thì mới phải đi làm, thời gian còn lại hầu như là nghỉ ngơi. Trong khi đó, phong kinh doanh thì luôn tục phải giao dịch với khách hàng, ký kết các hợp đồng, đi giao hàng… đôi lúc khối lượng việc quá lớn gây áp lực cho nhân viên. Để có hài hoà công việc giữa các phòng, có thể giao việc đưa hàng cho khách cho phòng kỹ thuật thực hiện, họ vừa am hiêu về máy móc lại có nhiều thời gian rỗi hơn. Những món hàng phải gửi xa (đi ngoại tỉnh), có thể giao việc này cho lái xe của Công ty, đánh xe của công ty đi giao hàng tận nơi cho khách kết hợp vào đó có thể thu tiền nợ, tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Những mặt hàng không quá phức tạp, không đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết, thay vì tuyển nhân viên vào bán, có thể tuyển đội ngũ cộng tác viên để họ đi giới thiệu sản phẩm cho công ty, sẽ tiết kiệm được chi phí trả lương và chi phí đào tạo. Để phát huy hết khả năng của nhân viên, thỉnh thoảng công ty nên tổ chức những buổi học để củng cố kiến thức về sản phẩm. Tuyển nhân viên có trình độ, nhất là trình độ tiếng Anh. Trong công ty mọi hướng dẫn về sử dụng máy móc, các đặc tính kỹ thuật đều là tiếng Anh, do đó công ty cần nhân viên giỏi về tiếng Anh đến làm việc. Công ty nên có hình thức động viên tinh thần nhân viên của mình như: tổ chức buổi tham quan, thưởng lương cho nhân viên có thành tích làm việc tốt, xây dựng khối đoàn kết toàn công ty. Trên đây là những giải pháp làm tăng doanh thu và giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó mà tăng lợi nhuận của công ty, ngoài ra còn một số giải pháp sau: 3.2.3 Những giải pháp khác * Xây dựng kế hoạch tài chính Sử dụng hiệu quả tài sản của công ty, nhìn vào thực trạng trong tài sản công ty ta thấy, thay vì để tài sản dưới dạng tiền quá nhiều làm hạn chế khả năng sinh lãi. Công ty nếu muốn được an toàn có thể đem gửi tiền vào Ngân hàng, hoặc mua hàng hoá về dự trữ. Các khoản phải thu của công ty khá nhiều, tuy nhiên lại nằm ở những khách hàng lẻ tẻ khác nhau, công ty khi thu hồi vốn về bị phân tán, do không có sự quản lý hay bất kỳ kế hoạch nào, tiền thu về bị sử dụng vào những mục đích không cần thiết, đến khi muốn nhập hàng, công ty luôn lao đao trong việc tìm nguồn tài chính, nguyên nhân chính là do công ty không có kế hoạch thu hồi nợ, không có kế hoạch tài chính từ trước, luôn bị động trong trường hợp này. Như vậy để giải quyết vấn đề này, đầu mỗi tháng công ty nên có kế hoạch tài chính cho cả tháng, từ đó mà điều chỉnh dần trong tháng cho phù hợp: Trong tháng, có dự định nhập hàng về hay không? Nếu nhập thì số lượng, giá trị tiền là bao nhiêu? Công ty cần bao nhiêu tiền chi phí cho dịch vụ mua ngoài? Bao nhiêu tiền cho ăn trưa? Bao nhiêu tiền để nộp thuế cho Nhà nước… Để có tiền chi cho khoản này thì nguồn tiền ở đâu? – Tiền tại quỹ, nhưng tất nhiên là tiền thường không đủ; - Tiền thu hồi nợ?. Tiền thu hồi nợ là khoản thu không được báo trước, vậy phải dự tính xem sẽ có những ai trả nợ, bao nhiêu? Sẽ trích ra bao nhiêu để chi dùng thường xuyên, bao nhiêu để cho hoạt động bất thường chưa dự tính trước được. Kế hoạch tài chính là công tác rất quan trọng, giúp cho công ty trong thế chủ động, phản ứng trước tình huống xấu có thể xảy ra. * Thanh toán các khoản nợ đúng hạn Do công tác lập kế hoạch tài chính không được thực hiện, nên thường các khoản nợ của công ty không được thanh toán đúng hạn, đến lúc cần thanh toán, công ty lại không có đủ tiền. Vì vậy, tình trạng nợ đọng Nhà cung cấp diễn ra khá phổ biến, khiến cho đơn đặt hàng tiếp theo của công ty thường gặp khó khăn. Nhà cung cấp bắt phải trả trước rồi mới giao hàng, trong khi đó, những đơn dặt hàng giá trị lớn thì không thể nào thanh toán hết cùng lúc được. Vì thế, việc lập kế hoạch tài chính trong công ty là đều hết sức cần thiết. Việc trả các món nợ đúng hạn sẽ tạo sự tin tư ởng trong mối quan hệ với khách hàng, với nhà cung cấp. 3.3. Một số kiến nghị với chính phủ Những năm qua, do xu hướng hội nhập quốc tế, cơ chế quản lý của Việt Nam khá thông thoáng và dễ chịu. Tuy nhiên, di chứng của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp cũ vẫn mang đậm dấu ấn, thủ tục hành chính thường khá rườm rà, mà Công ty vấp phải thường xuyên là khâu kiểm kê hải quan. Hoạt động kinh doanh của công ty liên quan rất nhiều đến nhập khẩu hàng, nhưng việc phải đi lấy hàng từ Hải quan về luôn là gánh nặng cho công ty, việc phải có các loại giấy chứng nhận, ví dụ giấy chứng nhận của Bộ y tế về loại hàng hoá dùng cho ngành y tế, hay giấy chứng nhận về chất lượng sản phẩm, xuất xứ… đã gây không ít khó khăn cho công ty. Về phía nhân viên Hải quan, mỗi lần nhận hàng muốn được lấy hàng nhanh chóng, thuận tiện thì phải quà cáp, thưa gửi…Những vấn đề trên thực sự đã và đang diễn ra tại các cơ quan nhập khẩu, đề nghị Chính phủ có những biện pháp tích cực để xoá bỏ tình trạng trên. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường đầy năng động, với sự cạnh tranh quyết liệt từ nhiều phía, kể cả từ phía nhà cung cấp, lẫn phía khách hàng tiêu dùng, trên tất cả các thị trường nói chung và thị trường về máy móc thiết bị y tế nói riêng. Do vậy, sự tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường là hoạt động khó khăn, nhưng lại cần thiết, chỉ khi hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, doanh nghiệp mới có thể tồn tại trên thị trường. Thị trường thiết bị y tế hiện nay còn khá trôi nổi, tuy nhiên đây là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi những khoản đầu tư khá lớn, và chịu nhiều biến động của nền kinh tế quốc tế, nên hoạt động đầu tư chứa đựng khá nhiều rủi ro, từ những thực tiễn đã phân tích, một số giải pháp đã được đề xuất, để tăng cao lợi nhuận của Công ty. Rất hy vọng những giải pháp này sẽ được áp dụng và mang lại những kết quả tốt đẹp. Trong pham vi nghiên cứu nhỏ hẹph và trình độ hiểu biết còn có hạn, em rất mong nhận được nhiều hơn nữa sự giúp đỡ dạy bảo của Cô giáo hướng dẫn cũng như của các anh chị tại nơi thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp PGS- TS Lưu Thị Hương- Trường đại học Kinh tế quốc dân- Hà Nội 2. Phân tích hoạt động kinh doanh. Phạm Văn Dược- Đặng Kim Cương. Nhà xuất bản thống kê. 3. Quản trị tài chính doanh nghiệp PTS. Vũ Duy Hào- Đàm Văn Huệ- Thạc sĩ Nguyễn Quang Ninh- 4. Giáo trình lý thuyết quản lý kinh tế GS.PTS Đỗ Hoàng Toàn- Trường đại học kinh tế quốc dân - Hà Nội. 5. Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Thương mại TBC năm 2002, 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0032.doc
Tài liệu liên quan