Đề tài Giải pháp tăng thu nhập, tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương Mại Ngọc Thanh

Theo phái trọng thương họ cho rằng ''Lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh vực lưu thông". - Theo phái trọng nông mà đại biểu nổi tiếng là Kênê lại cho rằng ''Giá trị thặng dư hay sản phẩm thuần túy là quà tặng vật chất của thiên nhiên và ngành nông nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm thuần tuý". - Theo phái cổ điển, nổi tiếng như Adam Smith là người đầu tiên tuyên bố rằng "lao động là nguồn gốc sinh ra giá trị và giá trị thặng dư'' và chính ông lại khẳng định "Giá trị thặng dư bao gồm tiền công, lợi nhuận và địa tô". Còn David Ricarddo thì 1ại cho rằng ''Giá trị do lao động của công nhân tạo ra là nguồn gốc sinh ra tiền lương cũng như 1ợi nhuận và địa tô". Như vậy cả Smith và Ricarđđo đều nhầm lẫn giữa giá trị thặng dư với lợi nhuận. Kế thừa những gì tinh tế nhất do các nhà kinh tế học tư sản để lại, kết hợp với việc nghiên cứu sâu sắc nền kinh tế sản xuất tư bản chủ nghĩa, đặc biệt 1à nhờ có lý luận vô giá về giá trị hàng hoá sức lao động nên C. Mác đã đưa ra một số kết luận một cách đứng đắn và khoa học: ông cho rằng "Giá trị thặng dư được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, như vậy mang hình thái biến tướng là lợi nhuận thuần tuý".

doc53 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng thu nhập, tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương Mại Ngọc Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g từng giai đoạn cụ thể mà bị các nhân tố khác nhau tác động. Điều đó chứng tỏ lợi nhuận của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và xã hội, thị trường trong và ngoài nước, tình hình kinh tế chính trị của đất nước. .. Nhưng có thể chia các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận thành hai nhóm chính- Nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. 1. Nhân tố khách quan 1.1. Quan hệ cung cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Mục đích kinh doanh là cái mà nhà kinh doanh cần đạt tới. Lãi là cái cuối cùng xuyên suốt quá trình kinh doanh. Nhưng để có lãi nhà kinh doanh đụng chạm tới nhiều đối tượng. Người quyết định sự phát triển hay phá sản của nhà kinh doanh chính là người tiêu dùng hay là thị trường, do quy luật cung cầu của thị trường quyết định. Bởi vì doanh nghiệp thương mại cung cấp hàng hoá ra thị trường là nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng để kiếm lợi. Sự biến động của cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng đến khối lượng hàng hoá bán ra của doanh nghiệp. Nếu cung lớn hơn cầu chứng tỏ nhu cầu về mặt hàng kinh doanh đã được đáp ứng tương đối đầy đủ, người tiêu dùng không còn ham tiêu thụ mặt hàng đó cho dù doanh nghiệp có dùng những biện pháp khuyến khích khách hàng.... Lúc này việc tăng khối lượng hàng bán ra rất khó khăn và cuối cùng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm. Ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu chứng tỏ mặt hàng đang kinh doanh của doanh nghiệp được người tiêu dùng quan tâm và ưa thích, nói cách khác doanh nghiệp chưa đáp ứng hết nhu cầu trên thị trường, lúc này doanh nghiệp dễ dàng đẩy mạnh hoạt động bán ra, tăng doanh thu và lợi nhuận. Khi nhắc đến thị trường, ta không thề bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một yếu tố xảy ra giữa các nhà kinh doanh cùng bán một loại hàng hoá, những loại hàng hoá có thể thay thế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt động của nó không chl chịu tác động của các quy luật kinh tế thị trường (bàn tay vô hình) mà còn chịu sự chi phối của nhà nước thông qua chính sách vĩ mô. Nền kinh tế thị trường của Việt nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, do đó vai trò chủ đạo của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước khuyến khích định hướng, hay hạn chế hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng, bằng các chính sách, luật lệ và công cụ tài chính. Trong đó thuế là công cụ giúp cho nhà nước thực hiện tốt công việc điều tiết vĩ mô của mình. Thuế và các chính sách kinh tế khác của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề đầu tư, tiêu dùng xã hội, giá cả hàng hoá dịch vụ trên thị trường. .. vì vậy nó tác động rất lớn đến các mặt hoạt động của đoanh nghiệp và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.3. Sự biến động của giá trị tiền tệ Là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi giá trị đồng tiền trong nước thay đổi thì tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ với đồng đó sẽ biến động tăng hoặc giảm; và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là đoanh nghiệp thương mại có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá hối đoái tăng thì lợi nhuận của nhà nhập khẩu lại giảm và ngược lại. Mặt khác, khi giá trị đồng tiền thay đổi dẫn đến khả năng phục vụ sản xuất kinh doanh của đồng vốn cũng thay đổi và nếu các nhà quản lý không chú ý tới việc bảo toàn phát triển vốn thì rất có thể đây là hiện tượng lãi giả lỗ thật. 2. Nhân tố chủ quan Bên cạnh các nhân tố khách quan kể trên, các nhân tố chủ quan ảnh hưởng rất 1ớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp đó là: 2.l. Nhân tố con người Có thể nói con người luôn đóng vai trò trọng tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh hiện nay. Khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau một cách gay gắt thì con người lại càng khẳng định được mình là yếu tố quyết định tạo ra lợi nhuận. Trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như sự nhanh nhạy của người lãnh đạo. Tính linh hoạt, sáng tạo, mạo hiểm trước sự biến động của thị trường cũng như môi trường kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh đa đạng phong phú, đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải biết lựa chọn, nắm bắt được cơ hội, đứng trước nguồn vốn có hạn, sao cho có hiệu quả nhất. Bởi vậy yếu tố con người ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với một phương án kinh doanh khả thi và trình độ tổ chức thực hiện phương án một cách linh hoạt, mềm dẻo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối ưu. Bên cạnh đó, trình độ công nhân viên cũng rất quan trọng quyết định đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao thích ứng với yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả lao động, từ đó tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận. 2.2. Khả năng về vốn Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của đoanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp nào trường vốn, có lợi thế về vốn thì sẽ có lợi thế kinh doanh. Khả năng về vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp giành được thời cơ trong kinh doanh, có điều kiện để mở rộng thị trường từ đó tại đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. 2.3. Việc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá là quá trình thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố lao động, vật tư, kỹ thuật. .. để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Quá trình này tiến hành tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng rất 1ớn đến việc tạo ra số lượng sản phẩm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm và chi phí sử dụng các yếu tố để sản xuất ra hàng hoá (giá thành). Vấn đề được đặt ra ở đây là sau khi đã lựa chọn được quy mô sản xuất kinh doanh tối ưu, các doanh nghiệp cần tiếp tục lựa chọn vấn đề kinh tế cơ bản không kém phần quan trọng là sản xuất nó như thế nào để có chi phí đầu vào và chi phí đầu ra là thấp nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Việc quyết định sản xuất như thế nào đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn các đầu vào: lao động, vật tư, thiết bị, công nghệ có chất lượng và với giá mua thấp. Các đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và giảm giá thành từ đó có cơ sở để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vấn đề thứ hai là các doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp thích hợp để kết hợp tối ưu các đầu vào trơng quá trình sản xuất ra sản phẩm. Việc phấn đấu để tìm mọi biện pháp tổ chức tốt quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá là nhân tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sản lượng để tăng lợi của doanh nghiệp. Như vậy nhân tố có liên quan chặt chẽ tới quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ và ảnh hưởng tới lợi nhuận là giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan trọng, chủ yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, thu mua liên quan đến hàng tiêu thụ sẽ làm cho lợi nhuận bán hàng tăng lên và ngược lại. Để giảm được chi phí sản xuất của doanh nghiệp (thương mại) đòi hỏi đoanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí, xây dựng các định mức tiêu hao, tổ chức tốt các khâu trong quá trình sản xuất, lựa chọn nguồn hàng thích hợp để tối thiểu hoá các khoản chi phí có liên quan. 2.4. Việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Sau khi hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra theo những quyết định tối ưu về sản xuất thì vấn đề tiếp theo của quá trình kinh đoanh là phải tổ chức bán hàng hoá dịch vụ ra thị trường nhằm thu lợi nhuận để tiếp tục quá trình tái sản xuất và mở rộng. Lợi nhuận chỉ có thể thu được sau quá trình tiêu thụ và thu được tiền về. Việc tổ chức tốt công tác tiêu thụ 1àm cho thu nhập tiêu thụ tăng lên, chi phí lưu thông giảm do đó góp phần làm tăng 1ợi nhuận. Để làm tốt công tác này các doanh nghiệp cần tiến hành tốt các hoạt động về quảng cáo, kinh doanh hàng hoá. Mục đích của việc thực hiện công tác tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường là nhằm tăng tổng doanh thu tiêu thụ. Vì doanh thu tiêu thụ là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khi các điều kiện khác không thay đổi, doanh thu tiêu thụ có quan hệ tỷ lệ với lợi nhuận- doanh thu tăng lợi nhuận tăng và ngược lại. Sự biến động của doanh thu lại chịu tác động của các nhân tố sau: * Khối lượng tiêu thụ Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sự tăng giảm của sản lượng tiêu thụ có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận: Sản lượng tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại. Nhân tố này được coi là nhân tố chủ quan phản ánh trình độ tổ chức, quản lý, bảo quản và các chính sách tiêu thụ hàng hoá. Tăng sản lượng tiêu thụ phản ánh kết quả tích cực của doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. * Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm rủi ro trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều loại mặt hàng khác nhau, Tuy nhiên tốc độ tiêu thụ, mức độ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng các loại hàng hoá khác nhau là khác nhau. Từ đó cho thấy cơ cấu mặt hàng kinh doanh cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý với chủng loại và tỷ trọng của mỗi loại hàng hoá phù hợp sẽ tránh được tình trạng ứ đọng hàng hoá khi lượng hàng hoá dự trữ quá lớn so với mức cầu của thị trường hoặc có thể bỏ lỡ cơ hội tốt trong kinh đoanh khi nhu cầu của thị trường lớn nhưng doanh nghiệp 1ại dự trữ quá ít. * Giá bán sản phẩm Là nhân tố có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi giá bán tăng thì doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận tăng và ngược lại. Vậy để có thể tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chính sách giá cả hợp lý, thích hợp với từng loại mặt hàng, từng thời điểm sao cho vừa bù đắp được chi phí vừa thu được lãi. * Các khoản giảm trừ Giảm giá bán hàng có thể là biện pháp khuyến khích người mua (Bớt giá hồi khấu) cũng có thể là do yếu kém của doanh nghiệp (giảm giá thực sự). Tuy nhiên do giảm giá hàng bán làm giảm lợi nhuận nên ngay cả khi bớt giá cũng phải liên hệ với lợi nhuận, sao cho lợi nhuận tăng về tổng số. Nghĩa là trong trường hợp khuyến khích người mua doanh nghiệp xác định mức giảm giá cần căn cứ vào các chi phí liên quan tới việc bán hàng như vận chuyển, bảo quản, thuê kho thuê bãi. .. vì vậy doanh nghiệp phải tính toán sao cho các khoản giảm trừ chỉ giới hạn trong phần chi phí tiết kiệm được do tiêu thụ được nhiều hàng hoá. Trong trường hợp giảm giá thực sự do yếu kém của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp khắc phục. * Doanh thu hàng bị trả lại Phản ánh doanh thu của số hàng tiêu thụ bị trả lại trong kỳ. Hàng bị trả lại thường là hàng kém phẩm chất không đảm bảo chất lượng, hoặc hàng giao không đúng chủng loại, thời gian hay giao thừa. Nhân tố này phản ánh những yếu kém của doanh nghiệp trong việc quản lý chất lượng cũng như tổ chức tiêu thụ. 2.5. Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh là rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quá trình quản lý bao gồm các khâu cơ bản như: Định hướng chiến 1ược phát triển doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng phương án kinh doanh, tổ chức các hoạt động kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hơạt động kinh doanh. Các khâu của quá trình quản lý hoạt động kinh doanh làm tốt sẽ làm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, nhờ giảm được chi phí quản lý và chi phí bán hàng. Đó là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ hàng hoá và quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận và ngược lại. Đây là các khoản chi phí có ảnh hưởng tương đối đến lợi nhuận của doanh nghiệp (đặc biệt là đoanh nghiệp thương mại), nhưng chi phí bán hàng tăng do quy mô tăng thì không phải là không tốt. Vì vậy vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp giảm hai loại chi phí này, bằng việc giám sát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ, xây dựng các khoản mục chi phí cho phù hợp, có như vậy mới góp phần tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Mỗi một nhân tố có một mức độ ảnh hưởng khác nhau tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp, chúng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi một nhân tố đều chứa đựng các mặt kinh tế, xã hội, tổ chức kỹ thuật. Việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với hiệu quả tối ưu nhất. Chương II: Tình hình lợi nhuận ở công ty TNHH Ngọc Thanh I. Giới thiệu về công ty. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại Ngọc Thanh. Công ty TNHH Thương mại Ngọc Thanh được thành lập theo Quyết định số 2515/GPUB, ngày 06 tháng 06 năm 1996 do UBND thành phố Hà Nội cấp. Số đăng ký kinh doanh: 048675, ngày 10/06/1996 do ủy ban Kế hoạch thành phố Hà Nội cấp Công ty đặt trụ sở giao dịch tại 21 Tôn Đản - Hà Nội. Vốn điều lệ : 1.600.000.000đ Sau gần 5 năm thành lập từ một Công ty non trẻ đến nay Công ty không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình tìm tòi cho mình một hướng đi đúng đắn nhằm đạt được kết quả cao.Cùng với sự trưởng thành và phát triển của mình Công ty từng bước chuyển mình cho phù hợp với môi trường kinh doanh.Để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế Công ty luôn tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó đề ra các chính sách, chiến lược để đạt được lợi nhuận lớn nhất. Sau nhiều năm củng cố và rút kinh nghiệm đến nay Công ty có một bộ máy lãnh đạo khá hoàn chỉnh có trình độ đại học với kinh nghiệm quản lý tốt. Trong quá trình phát triển,Công ty luôn tìm nguồn hàng phù hợp để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của xã hội đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt cũng như bao doanh nghiệp tư nhân khác Công ty chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các thành phần kinh tế khác nên cũng gặp rất nhiều khó khăn. Với sự quyết tâm vươn lên để tự khẳng định mình cùng với sự nỗ lực của của Ban Giám đốc và đội ngũ nhân viên còn trẻ năng động công ty đã thu được những kết quả đáng kể, các chỉ tiêu tổng doanh thu lương bình quân của nhân viên tăng lên rất nhiều 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: Công ty TNHH Thương mại Ngọc Thanh là một công ty kinh doanh buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, dịch vụ thương mại, đại lý mua bán ký gửi hàng hoá,thiết bị điện tử viễn thông, xe gắn máy Do sở thích và nhu cầu của thị trường luôn luôn thay đổi đòi hỏi Công ty phải thường xuyên tổ chức nghiên cứu thị trường nâng cao chất lượng kinh doanh nhằm chiếm lĩnh thị trường. Xây dựng tổ chức tốt công tác kinh doanh cung ứng mở rộng phạm vi tiêu thụ, tìm thêm nguồn hàng mới thích hợp, quản lý khai thác và sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả nhằm đảm bảo và phát triển nguồn vốn cho Công ty. Công ty luôn hoạt động theo đúng phát luật thực hiện và tuân thủ các chế độ nguyên tắc quản lý của Nhà nước ban hành, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký. Xây dựng các dự án thầu với các đài truyền hình địa phương để lắp đặt hệ thống thu phát truyền hình trên cả nước - Lắp đặt hệ thống truyền hình ở các tỉnh vùng sâu, vùg xa như Lào Cai, Yên Bái. Với chức năng là một công ty thương mại ccông ty đã nhập khẩu thêm một số mặt hàng như nhập khâue xe gắn máy về thị trường Việt Nam. Năm 2000 công ty chỉ có một trụ sở tại 21 Tông Đản đến năm 2002 công ty đã mở thêm chi nhánh tai số 5 Trần Khánh Dư. Với mục tiêu chất lượng và giá cả công ty luôn tìm kiếm thị trường,cải tiến chất lượng mẫu mã hàng hoá phù hợpvới thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm chủ yếu của công ty: Hàng tiêu dùng Hoá chất Thiết bị điện tử viễn thông Xe gắn máy 2.1. Lựa chọn phương thức và điều kiện thanh toán thích hợp Với đặc thu của công ty là hàng thiết bị viễn thông và xe găn máy nên nhập khẩu là chủ yếu. Vì vậy công ty canà lựa chọn bên bán sao cho việc nhập hàng đựoc nhanh chóng và thanh toán thuận tiện lợi. Tuy thuộc vào quy mô của hợp đồng ngoại thương mà hợp đồng nhập khẩu có thể được thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T(. .) trả trước hoặc sau khi nhận hàng, thưu ítn dụgn không huỷ ngay (irerocable L/C) trả tiền ngay hoặc trả chậm sau 30 ngày, 60 ngày hay, 90 ngày. Vơi các lô hàng lớn hoặc với khách hàng lần đầu giao dịch, công ty FPT thường thanh toán bằng L/C không huỷ ngang mở qua Việt Combank và luôn cố gắng đàm phán với các nhà cung cấp chấp nhận phương thức thanh toán trả chậm. đối với các nhà cung cấp mà công ty thường xuyên đặt hàng thì chấp nhận trả chậm 60 ngày. với một số hàng đặt hàng ít thường xuyên hơn thì họ chỉ chấp nhận dùng phương thức trả chậm 30 ngày. Trong các hợp đồng thanh toán hàng nhập khẩu, công ty phahỉ chú trọng đến các điều kiện về tiền tệ, thời gian thanh toán, phương thức thanh toán và ngan hàng mở, ngần hàng bên bán. Bởi những điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch thanh toán của công ty cho nên công ty thường sử dụng 2 phương thức thanh toán T/T và L/C, bởi do những đặc tính ưu việt của 2 phương thức này và chúng cũng phù hợp với khả năng thanh toán của công ty. Ngoài các điêu khoản chủ yếu của hợp đồng giao dịch như chủng loại hàng hoá, mẫu mã, tiêu chuẩn đóng gói, giá FOB hay CIF Công ty luôn chọn cách thanh toán với đồng tiền mạnh ít chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái mà chủ yuêú là thanh toán bằng đồng USD. Trong suốt thời gain dài trước năm 1997 việt nam áp dụng khác chính sách tỷ giá hối đoái ổn định giữa VNĐ và USD, kiền chế lạm phát, ổn định sức mua của dân cư, tạo môi trường làm ăn thuận lợi và đặc biệt là mở rộng thị trường hàgn điện tử viễn thông. Vấn đề L/C trả chậm liên quan đến tín dụng vốn không tạo điều kiện cho công ty bán xong mới trả tiền. Tuy nhiên do quy định của ngân hàng ngoại thương việt nam phải ký quỹ (Deposit) đối với các loại L/C trả chậm để làm hạn chế nhiều đến công việc kinh doanh của công ty Thông thường tỷ lệ ký quỹ là 30% của toàn bộ giá trị L/C. Ngược lại đối với số lượng hàng có giá trị nhỏ, nhập hàng đơn lẻ công ty thường thanh toán bằng điện chuyển tiền T?T. Thanh toán bằng L/C không huỷ ngang đảm bảo quyền lợi cho công ty và khi gặp điều không may còn có cơ sở để kiện tụng, xem xét các vấn đề liên quan. Để cho qúa trình thanh toán hàng nhập khẩu diễn ra một cách nhịp nhàng thuận tiện thì các khẩu đầu tiên như đàm phán, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng của công ty theo đúng nguyên tắc, đúng quy định pháp luật và tiết kiệm chi phí nhất. 2.2. Quy trình thanh toán. Thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T (Telegraphic Transfer) sau khi công ty ký kết hợp đồng ngoại thương với các đối tác nước ngoài để nhập khẩu máy móc hoặc và khi nhận được hàng hoá thì công ty sẽ yêu cầu ngân hàng trả tiền cho bên bán bằng điện chuyển tiền. Đây là phương thức thanh toán phổ biến áp dụng cho các hợp đồng có giá trị nhỏ từ vai chục ngàn USD mỹ trở xuống chủ yếu là chuyển tiền sau khi nhận hàng tạo điều kiện phần nào về vốn kinh doanh cho công ty. Thanh toán bằng T/T trước cũng được áp dụng ở công ty trong những trường hợp kinh doanh với bạn hàng mới hoặc khi công ty cần gấp hàng để bán trong nước và phục vụ các dự án. Thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit – L/c0 Nghiệp vụ thanh toán bằng thư tín dụng được áp dụng phổ biến ở nước ta, đây là một hoạt động không thể thiếu được trong thanh toán xuất nhập khẩu. Thanh toán bằng thư tin dụng có nhiều ưu điểm phù hợp với các công ty ở việt nam. Quy trình thanh toán bằng L/C rất phức tạp đòi hỏi cán bộ quản lý công tác này cần tuân theo quy định của hệ thông ngân hàng ngoại thương việt nam và tổ chức thanh toán quốc tế. Khi mở L/C, công ty mở L/c không huỷ ngang cho phép xuất trình chứng từ trong vòng 21 ngày kể từ ngày giao hàng cuối cùng tại ngân hàng của người bán tức ngân hàng thông báo. Công ty thương mở L/c tại việt Combank với số tiền ký quỹ mở L/c là 30% giá trị hộ người nhập khẩu mà bao gồm những hoạt động khác nhau để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra theo đúng quy định. 3. Cơ cấu tổ chức của Công ty: Được thể hiện qua sơ đồ dưới đây Sơ đồ - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng Kế toán Phòng tổ chức * Chức năng chính của các phòng ban như sau: - Giám đốc: chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Thực hiện ký kết hợp đồng, huy động vốn và tiêu thụ sản phẩm. - Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ khai thác thị trường, lập kế hoạch nhập xuất khẩu hàng hoá. Dưới Giám đốc có 1 Phó giám đốc kiêm trưởng phòng kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh bán hàng đảm bảo hoàn thành kế hoạch mà công ty đã đề ra. - Phòng kế toán: hạch toán mọi nghiệp vụ phát sinh của Công ty, quản lý vốn kinh doanh, hạch toán lãi lỗ, theo dõi và quản lý tài sản của Công ty, theo dõi công nợ và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước thực hiện tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chính sách, chế độ kế toán hiện hành. - Phòng tổ chức: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác quản lý tổ chức nhân sự, bộ máy quản lý, công tác lao động tiền lương, đào tạo tuyển dụng lao động. II. Tình hình lợi nhuận ở Công ty 1. Tổng quan về tình hình tài chính Công ty TNHH Thương mại Ngọc Thanh là một doanh nghiệp vừa và nhỏ hạch toán độc lập.Do vậy công ty không có bộ phận chuyên trách về tài chính mà phòng kế toán tổ chức thực hiện kiêm nhiệm của công tác kế toán tài chính. Với tư cách là phòng tham mưu giúp việc, hàng tháng, hàng quý Phòng kế toán lập các bản báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp trình lên Ban Giám đốc để trên cơ sở báo cáo Ban Giám đốc đề ra các quyết định phù hợp. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của cụng ty TNHH thương mại Ngọc Thanh Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của cụng ty trong 3 năm gần đõy. ĐVT: 1000 đ Chỉ tiờu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. DTT Thuần HĐ SX KD 2317946,4 4321972,7 6628200 2. TDT Thuần HĐ SX KD 2315260,6 4314479,6 6618879,2 3. Tổng lợi nhuận trước thuế 76031,8 88440,8 106729,9 4. Tổng lợi nhuận sau thuế 57023,9 66330,6 72576,3 5. Thu nhập bỡnh quõn người tăng 6600 71000 75000 ( Nguồn công ty TNHH Thương mại Ngọc Thanh) 3. Tỡnh hỡnh thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. ĐVT: 1000 đồng Diễn giải Năm 2001 Năm 2002 1. Thuế DT (VAT) 10493,1 467778,3 2. Thuế Nhập khẩu 25662 9405,5 3. Thuế lợi tức 31214,2 34151 4. Thuế thu trờn vốn 1450 0 Tổng cộng 61464,7 76183,8 ( Nguồn công ty TNHH Thương mại Ngọc Thanh) Nhỡn vào bảng trờn ta thấy thuế và cỏc khoản phải nộp ngõn sỏch nhà nước của cụng ty trong hai năm qua đều tăng, cụng ty luụn luụn hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế và cỏc khoản đối với nhà nước, cỏc địa phương nơi cụng ty tham gia cụng tỏc. Cụ thể tổng cỏc khoản thuế mà cụng ty đó nộp cho nhà nước hai năm 2001 và 2002 đều tăng vượt chỉ tiờu.Năm 2002 tổng số thuế cụng ty đó nộp là 761.838.000 đồng so với năm 2001 là 614.647.000 đồng. Số tiền nộp vào ngõn sỏch tăng lờn 147.191.000 đồng hay 23,95%. Ngoài ra cụng ty đó thực hiện đỳng và đủ cỏc khoản thuế, cỏc loại thuế cho từng loại hàng hoỏ dịch vụ. Thuế VAT cụng ty nộp năm 2002 so với năm 2001 là 104.931.000 đồng tăng lờn 45,8% nhưng thuế nhập khẩu của cụng ty lại giảm đi 162.565.000 đồng. III. Tình hình lợi nhuận của công ty TNHH thương mại ngọc thanh 1. Phõn tớch tỡnh hỡnh lợi nhuận của cụng ty. Phõn tớch chung là sự đỏnh giỏ sự biến động tài sản của toàn cụng ty giữa kỳ phõn tớch với kỳ trước nhằm thấy được khỏi quỏt tỡnh hỡnh lợi nhuận và nguyờn nhõn ban đầu ảnh hưởng đến lợi nhuận của cụng ty. Để việc phõn tớch cú hiệu quả thỡ khi ta phõn tớch ta tớnh ra và so sỏnh mức và tỉ lệ biến động của kỳ phõn tớch so với kỳ gốc của từng chỉ tiờu, đồng thời so sỏnh sự biến động từng chỉ tiờu với doanh thu thuần. Căn cứ vào bỏo cỏo quyết toỏn hàng năm 2000, 2001, 2002. Như phần lý luận đó trỡnh bày lợi nhuận của doanh nghiệp được cấu thành bởi bộ phận. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chớnh Lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bằng tổng lợi nhuận trước thuế của ba bộ phận trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.1. Phõn tớch chung tỡnh hỡnh thực hiện lợi nhuận của cụng ty. Lợi nhuận thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh tăng khụng ngừng qua cỏc năm và năm sau lớn hơn năm trước. Lợi nhuận thuần của cụng ty năm 2002 so với 2001 tăng lờn 62.408.000 đồng tăng với tốc độ 109,41%. 2. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của cụng ty TNHH thương mại Ngọc Thanh. 2.1.Phõn tớch lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của cụng ty Chỉ tiờu Năm 2001 Năm 2002 Mức biến động 2002/2001 Tỷ lệ so sỏnh với doanh thu thuần % STĐ STĐ % 2001 2002 1.Tổng doanh thu 47321972,7 6628284,8 2306312,1 153,48 10,02 100,14 2.Cỏc khoản giảm trừ 14093,1 9405,5 -1087,6 89,6 0,24 0,142 3.Doanh thu thuần 4311279,6 6618879,3 2307599,7 153,5 100 100 4.Giỏ vốn hàng bỏn 3999189,9 6252409 2253219,1 15,63 92,8 94,5 5.Lợi nhuận gộp 312089,7 366470,3 54380,6 117,4 7,23 5,54 6.Chi phớ bỏn hàng 39516 28435,2 -11080,8 71,9 0,92 0,43 7.Chi phớ quản lý 184133,6 231313,2 47179,6 125,6 4,27 3,49 8.Lợi nhuận trước thuế 88440,1 106721,9 18281,8 120,7 2,05 1,61 9.Thuế TN DN 22110 34151 12041,0 154,5 0,52 0,52 10.Lợi nhuận thuần 66330,1 72570,9 6240,8 109,41 1,15 1,1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiờu thụ sản phẩm lao vụ dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của cụng ty và trong bảng tài sản được thể hiện là lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh. Qua biểu phõn tớch trờn ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cụng ty trong năm 2002 so với năm 2001 tăng 109,41%. Tốc độ này thấp hơn tốc độ tăng của năm 2001 với 2000 là 116,72%. Nguyờn nhõn làm tốc độ tăng của năm 2002 tăng chậm là do tốc độ tăng của chi phớ quản lý lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận gộp. Mặt khỏc giỏ vốn hàng bỏn năm 2002 so với năm 2001 tăng với tốc độ 156,3% hay giỏ vốn hàng bỏn năm 2002 lớn hơn tốc độ doanh thu thuần của cụng ty, trong khi tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2002 chỉ tăng với tốc độ 153,53% so với năm 2001. Do vậy tốc độ tăng của giỏ vốn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, tốc độ tăng của chi phớ quản lý lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần, điều này cũn chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xem xột mức độ biến động của từng chỉ tiờu so với doanh thu thuần để xem xột ta thấy trong 100 đồng doanh thu năm 2001 chi phớ giỏ vốn hàng bỏn chiếm tới 92,85 đồng cũn lại chi phớ quản lý chiếm 4,27đồng, chi phớ bỏn hàng chiếm 0,92 đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ chiếm 1,554 đồng. Năm 2002 trong 100 đồng doanh thu thỡ giỏ vốn hàng bỏn chiếm tới 94,5 đồng, chi phớ quản lý chiếm 3,49 đồng, chi phớ bỏn hàng chiếm 0,43 đồng cũn lại lợi nhuần chỉ chiếm 1,1đồng. Như vậy cần phải xem xột giỏ vốn, chi phớ quản lý để cú biện phỏp khắc phục kịp thời. Khi tiến hành phõn tớch ta phải tiến hành xem xột cỏc chỉ tiờu, cỏc khoản mục, xem xột tỡnh hỡnh biến động ra sao trong bỏo cỏo kết quả kinh doanh để từ đú biết được nguyờn nhõn ảnh hưởng đến tỡnh hỡnh lợi nhuận của cụng ty về tiờu thụ sản phẩm hàng hoỏ. Trong năm 2002, lợi nhuận chỉ tăng một lượng so với năm 2001 là 72570,9 – 66330,1 = 6240,8 Điều đú là do ảnh hưởng của nhõn tố sau: Do doanh thu bỏn hàng thay đổi trong điều kiện cỏc nhõn tố khỏc khụng thay đổi thỡ doanh thu bỏn hàng cú quan hệ tỉ lệ thuận với lợi nhuận của cụng ty, doanh thu tăng thỡ lợi nhuận tăng và ngược lại. Doanh thu năm 2002 tăng so với năm 2001 một lượng là: 6628284,8 – 432192,7 = 2306312,1 (nghỡn đồng) Đó làm cho lợi nhuận của cụng ty tăng lờn một lượng là 2306312,1 nghỡn đồng. Ngoài ra lợi nhuận cụng ty cũn tăng thờm một lượng là 1057,5 nghỡn đồng do cỏc khoản giảm trừ của năm 2002 so với 2001 đó gúp phần làm cho lợi nhuận của cụng ty tăng lờn thờm một lượng. 9405,5 – 10493,1 = 1087,6 nghỡn đồng Chi phớ bỏn hàng năm 2002 đó giảm được một lượng đỏng kể đó gúp phần nõng cao hiệu quả và lợi nhuận vỡ tiết kiệm được một đồng chi phớ là tăng thờm một đồng lợi nhuận. Do vậy trong năm 2002 cụng ty đó tiết kiệm được một khoản chi phớ là 28435,2 – 39516 = 11080,8 nghỡn đồng và cũng tăng 11080,8 nghỡn đồng lợi nhuận. Giỏ vốn bỏn hàng cũng là nhõn tố ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của cụng ty, giỏ vốn càng cao thỡ lợi nhuận càng giảm và ngược lại, trong điều kiện cỏc nhõn tố khỏc khụng thay đổi. Năm 2002 giỏ vốn hàng bỏn của cụng ty so với năm 2001 tăng lờn với tốc độ quỏ lớn. Tăng với tốc độ 156,3% giỏ vốn hàng bỏn chiếm 94,5 đồng trong 100 đồng đó làm cho lợi nhuận giảm đi một lượng đỏng kể là: 6252409 – 3999189,9 = - 2253219,1 nghỡn đồng Chi phớ quản lý của cụng ty tăng với tốc độ quỏ lớn, lớn hơn cả tốc độ tăng của lợi nhuận gộp do đú làm tăng chi phớ sẽ làm giảm lợi nhuận của cụng ty một lượng chớnh bằng lượng tăng lờn của chi phớ: 231313,2 – 184133,6 = 47179,6 nghỡn đồng Thuế thu nhập doanh nghiệp mặc dự là nhõn tố khỏch quan nhưng cú ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của cụng ty, năm 2002 thuế thu nhập của cụng ty tăng lờn 34151,0 – 22110 = - 12041 nghỡn đồng Tổng hợp cỏc nhõn tố ảnh hưởng tới lợi nhuận + Cỏc nhõn tố làm tăng lợi nhuận của cụng ty * Tổng doanh thu tăng + 2306313,2 * Cỏc khoản giảm trừ + 1087,5 * Chi phớ bÁn hàng giảm + 11080,8 + Cỏc nhõn tố làm lợI nhuận ∑ = 23184480,5 nghỡn đồng Giỏ vốn hàng bỏn tăng - 2253219,1 nghỡn đồng Chi phớ quản lý tăng - 47179,6 nghỡn đồng Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng - 12041 nghỡn đồng Vậy tổng hợp 2 yếu tố trờn ta cú 2318480,5 – 2312439,7 = 6240,3 nghỡn đồng Như vậy lợi nhuận của cụng ty chỉ tăng như vậy là do ảnh hưởng của 3 yếu tố, giỏ vốn hàng bỏn, chi phớ quản lý, thuế thu nhập doanh nghiệp tỏc động đến lợi nhuận của cụng ty giảm đi. Do vậy phải cú biện phỏp khắc phục nhằm đưa ra biện phỏp thớch hợp. IV. Đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty TNHH TM Ngọc Trang kết quả đạt được. Qua sự phân tích trên ta thấy năm tài chính 2002 kết thúc với kết quả khá khả quan. Lợi nhuận thuần đem lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận sau thuế không ngừng tăng lên qua các năm. Để đạt được kết quả trên là do trong những năm qua đã có sự định hướng đúng đắn tập chung vào đầu tư khai thác những lĩnh vực kinh doanh thuộc thế mạnh của công ty trong những năm qua; do đó sự đầu tư khai thác đã khai thác được thế mạnh hiện có của mình vì vậy đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, quy mô lĩnh vực ngành nghề ngày càng được bổ sung mở rông phát triển không ngừng doanh thu tiêu thụ năm sau lớn hơn năm trước, lợi nhuận trước và sau thuế không ngừng tăng lên, do đó lợn nhuận thu được từ các mặt hàng luôn được hỗ trợ cho nhau và góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Cụ thể: Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng điện tử viễn thông và xe gắn máy đã đem lại lợi nhuận cao, là hoạt động chủ yếu của công ty. Năm 2002 so với 2001 lợi nhuận tăng lên hơn 120%. 1. Những hạn chế và nfuyên nhân Lợi nHuận từ kinh doanh đem lại trong năm qua chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Tuy nhiên do đó chưa khai thác được hết lượng khách tiềm nặng và chưa khai thác được thị trường các tỉnh phía nam nên còn nhiều thị trường hiện tại công ty còn đang để trống. Mặt khác công ty chưa có các trính sách kích thích người tiêu dùng. Ngoài ra việc tổ chức tiêu thụ và quản lý kinh doanh còn hạn chế. Khách hàng còn chiếm dụng nhiều vốn, nợ khó đòi. Do vậy hiệu quả sử dụng vốn còn giảm đi. 1.1. Nguyên nhân chủ quan Do tổ chức công tác tiêu thụ dịch vụ hàng hoá còn hạn chế tốc độ doanh thu tiêu thụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2001 so với 2002 có giảm đi. Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm hoá chất của công ty năm 2002 có giảm hơn năm 2001 do không đáp ứng được lượng hàng cho nhu cầu của thị trường nội địa. Khong mở rộng được đại bàn hoạt động và bỏ ngỏ nhiều khu vực nội địa. Chưa có hình thức kinh doanh mang tính hệ thống và khoa học. Tóm lại trong năm qua tình hình tổ chức tiêu thu hàng hoá dịch vụ của công ty là chưa tốt nhìn chung có xu hướng giảm đi tốc độ tăng thì chậm. Trong đó nhân tố đóng vai trò quan trọng là khâu phân phối sản phẩm còn hạn chế. Công ty chưa có nhiều đợt quảng cáo, khuyến mại, chưa có chính sách hoa hồng, giảm giá, khuyến mại còn hạn chế chưa được áp dụng rộng rãi và công việc chủ yếu là do phòng kinh doanh thưcj hiện. Mặt khác doanh thu tiêu thu còn chịu nhiều ảnh hưởng của giá vốn hàng mua đang giao động trên thị trường thế giới trong khi giá bán lại khong tăng hay do nhà nước quy định. Do công tác tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh Thể hiện chi phí quản lý tăng cao, cao hơn cả tốc độ tăng của lợi nhuận. Chi phí bán hàng về chi phí quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng. Tổ chức hoạt động kinh doangh chưa theo một hệ thống và có khoa học do đó tiêu tốn nhiều thời gian và công sức để thiết lập hệ thống cụ thể khoa học. Từ đó đưa đến giá thành sản phẩm tăng cao hơn đưa đến mức độ tiêu dùng có phần hạn chế hơn. 1.2. Nguyên nhân khách quan. Các chính sách của nhà nước Thuế và các khoản phải nộp NSNN Thuế là nhân tố khách quan có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp. Thuế tăng lợi nhuận giảm là ngược lại. Thật vậy, thuế có ảnh hưởng tới lợi nhuận thông qua thuế suất, thuế suất tăng làm chi phí về thuế tăng dẫn đến giá thành tăng. Khi giá thành tăng mà doang nghiệp không tăng giá bán thì chắc chắn lợi nhuận sẽ giảm. Nếu tăng giá bán thì khi đó lượng tiêu thụ hàng hoá sẽ giảm. Trong trường hợp thuế suất không tăng thì doanh thu tiêu thụ tăng. Tổng số thuế phải nộp sẽ tăng và lợi nhuận sẽ giảm.Số thuế và các khoản phải nộp của công ty năm 2002 so với năm 2001 có tăng lên đạt 154,5% làm cho lợi nhuân cảu công ty giảm đi bằng lượng thuế phải nộp.Đặc biệt viẹc áp dụng thuế VAT vào đầu năm 1999 vừa qua đã có ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của công ty. Theo luật thuế VAT đối với mặt hàng thiết bị điện tử viễn thông chịu mức thuế 10% như vậy so với thuế suất doanh thu 1% thì thuế VAT cao hơn rất nhiều. Điều này tác động rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty và đặc biệt là đến doanh thu và lợi nhuận. Cung cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh Cung cầu trên thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả (Giá mua và giá bán) và sản lượng tiêu thụ qua đó mà ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty đói với công ty Ngọc Thanh hiện nay. Mặt hàng hoá chất chủ yếu là mua lại từ một số công ty thương mại khác do đó lợi nhuận thấp, không tự định giá cho sản phẩm của mình được. Ngoài ra đối thủ cạnh tranh là nhân tố ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của công ty mà ảnh hưởng trước hết là doanh thu tiêu thu và thị phàn của công ty. Nếu trên thị trường có ít đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ có khả năng thu được lợi nhuận hơn và ngược lại, hiện nay trên thị trường các mặt hàng xe gắn máy được sản xuất tại Thái Lan, Việt Nam, và Trung Quốc ngày càng tràn ngập thị trường và hoạt động cạnh tranh diễn ra hết sức khốc liệt. Trong khi đó thị phần của công ty Ngọc Thanh còn quá nhỏ bé. Chương III Một số giải pháp tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH thương mại ngọc thanh I. Định hướng mục tiêu năm 2003 của Công ty: 1. Những định hướng. a. Về tổ chức sản xuất kinh doanh - Huy động và sử dụng hiệu quả những nguồn vốn nhằm đáp ứng cả về chất lượng, số lượng và chủng loại hàng hoá cho sản xuất của các ngành kinh tế, nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. - Đa dạng hoá các mặt hàng, chủng loại, mẫu mã, chất lượng mở rộng thị trường nâng cao doanh số bán hàng nhằm không ngừng tăng sức cạnh tranh. - Mở đại lý nhằm giới thiệu trưng bày các sản phẩm nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá cho Công ty trong thời gian tới. - Rà soát lại toàn bộ tổ chức Công ty, phân bố cán bộ chủ chốt sao cho đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Bổ sung và kiện toàn bộ máy để đủ sức thực hiện chức năng nhập khẩu thiết bị sợi viễn thông và xe gắn máy, đáp ứng nhu cầu được giao. - Tự bản thân Công ty huy động các nguồn vốn để mua sắm trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. b. Công tác quản lý Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế trên tất cả các mặt hoạt động của Công ty về sản xuất, về kỹ thuật và huấn luyện đào tạo lao động và tiền lương làm cho mọi thành viên trong Công ty hiểu và thực hiện tốt quy chế này. Đầu tư mở rộng đa dạng hoá sản phẩm cải tiến mẫu mã, giảm giá thành. Thường xuyên điều chỉnh, xây dựng các chế độ chính sách cho phù hợp, đủ sức cạnh tranh để sản phẩm đứng vững trên thị trường. Tiếp tục điều tra thăm dò thị trường trong và ngoài nước trên cơ sở phân chia thị trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh trong nước. 2. Mục tiêu cơ bản năm 2003 Phấn đấu thực hiện kế hoạch năm 2003 là 9 tỷ đồng. - Bảo đảm 100% nghĩa vụ giao nộp cho các cấp trên và Nhà nước. + Thu nhập bình quân theo đầu người lao động là 800.000đ/người. + Đảm bảo chất lượng sản phẩm và có các hình thức phục vụ tốt. - Công tác quản lý: + Thực hiện tốt việc hạch toán kinh tế theo quy định mới của Nhà nước, chú trọng luật thuế giá trị gia tăng (VAT). + Tăng cường công tác quản lý tài chính, tập trung đối chiếu công nợ, tồn động, khó đòi giảm số dư nợ. II. Giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH thương mại Ngọc Thanh 1. Đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ sản phẩm - Về thị trường: Công ty phải tăng cường tìm hiểu thị trường, bám sát, nắm bắt nhu cầu khách hàng về các loại sản phẩm của Công ty. Công ty cần tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường. Điều này giúp Công ty nắm được những thị trường cần, sức mua của thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh để từ đó xây dựng các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hiệu quả. Thời gian qua công tác điều tra nghiên cứu thị trường chưa thực sự được coi trọng. Trong điều kiện kinh doanh như hiện nay Công ty không thể coi nhẹ công tác này, Công ty nên có kế hoạch nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh, công tác nghiên cứu thị trường phải trở thành hoạt động chính thức thường xuyên của Công ty trong thời gian tới. Điều tra nghiên cứu thị trường phải nắm bắt được các thông tin cần thiết giúp Công ty xác định được dung lượng của thị trường, loại sản phẩm mức thu nhập của người tiêu dùng, đặc điểm phong tục tập quán, điều kiện địa hình đường xá, phương tiện giao thông. Đồng thời việc nghiên cứu thị trường phải xác định được tỷ trọng của thị trường, kiểm soát được, đánh giá vị trí của Công ty trong sự tương quan với các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, Công ty phải xác định được cơ cấu thị trường theo vùng, theo từng đối tượng và theo kênh tiêu thụ sản phẩm, từ đó xác định được thị trường mục tiêu của Công ty chủ yếu là khu vực phía Bắc. Nhưng khi thị trường này bão hoà thì Công ty cần đổi hướng phát triển thị trường sang miền Trung và miền Nam. Nếu không xác định được thị trường mục tiêu buộc Công ty phải kinh doanh trên nhiều thị trường. Như vậy nguồn lực sẽ bị phân tán đòi hỏi việc tổ chức, quản lý phức tạp hơn, kém hiệu quả hơn. Để tổ chức công tác này đòi hỏi Công ty phải có được đội ngũ cán bộ điều tra nghiên cứu thị trường, nắm vững nghiệp vụ kinh doanh Marketing, thu thập thông tin và phân tích tổng hợp thông tin, tiếp cận khách hàng... Bên cạnh đó để đảm bảo thông tin nhiều mặt, có chất lượng Công ty cần bố trí các thiết bị thông tin hiện đại như điện thoại, máy fax hay các phương tiện lưu trữ, quản lý thông tin gọn nhẹ, nhanh chóng, chính xác. Công ty cần quan hệ chặt chẽ với cơ quan thông tin thị trường, đặt các loại sách báo tạp chí kinh tế để bổ sung thông tin cần thiết. Đồng thời tăng cường điều tra trực tiếp người tiêu dùng trên diện rộng, cử nhân viên điều tra thị trường một số vùng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, một số vùng dân cư trọng điểm, tổ chức trưng cầu ý kiến qua các đại lý. Hàng tháng các nhân viên nghiên cứu thị trường phải lập báo cáo chi tiết, chính xác về từng thị trường hay từng mảng thị trường mà mình phụ trách để Ban giám đốc có thể căn cứ vào đó đề ra kế hoạch kinh doanh có hiệu quả. Thông qua hoạt động nghiên cứu thăm dò, Công ty sẽ phân tích thuận lợi, khó khăn của từng thị trường tìm ra giải pháp phát triển và mở rộng từng vùng thị trường đó. Việc nghiên cứu thăm dò phải thực hiện không chỉ với thị trường trong nước mà còn mở rộng ra thị trường các nước trong khu vực nhằm nâng cao tỷ trọng doanh thu hoạt động xuất khẩu. Để thực hiện tốt công việc nghiên cứu thị trường Công ty nên thành lập riêng một phòng Marketing tách riêng với phòng kinh doanh. Phòng sẽ bao gồm những nhân viên chuyên trách làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường lập kế hoạch và xây dựng chiến lược kinh doanh. Tốt nhất các nhân viên này nên được chọn từ những nhân viên của phòng kế hoạch và phòng kinh doanh vì họ có sẵn kinh nghiệm nghiên cứu thị trường và phân tích kinh doanh, hơn nữa lại am hiểu tình hình thị trường của Công ty. 2. Phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm Mạng lưới tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất có vai trò hết sức quan trọng, nó là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm của Công ty. Tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm sẽ đảm bảo tính liên tục của quá trình lưu thông, góp phần mở rộng thị trường, làm tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của Công ty. Mạng lưới bán hàng của Công ty hiện tại phân bố rộng khắp ở các tỉnh và thành phố lớn ở khu vực phía Bắc, tuy nhiên công tác tổ chức bán và phân phối sản phẩm chưa tốt, sản phẩm chưa được giới thiệu đến tận tay người tiêu dùng nhất là dân cư ở những vùng xa Hà Nội. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần hoàn thiện và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cần được tiến hành cụ thể như sau: - Công ty nên mở thêm cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Tìm địa điểm thuận lợi cho việc đặt cửa hàng chủ yếu là ở những khu đông dân cư và tiện đường qua lại. Vậy đây chính là nơi quảng cáo, khuếch trương hàng hoá, gợi mở nhu cầu cho người tiêu dùng. Nhân viên giới thiệu sản phẩm phải có thái độ niềm nở, phục vụ nhiệt tình, thường xuyên lắng nghe và lấy ý kiến của khách hàng. Mở rộng và tăng hêm cửa hàng ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. 3. Quảng cáo xúc tiến bán hàng Quảng cáo là một hình thức giới thiệu sản phẩm, làm cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Công ty. Thời gian vừa qua hoạt động quảng cáo, khuếch trương sản phẩm tại Công ty Ngọc Thanh chưa được coi trọng vì vậy sản phẩm của Công ty còn nhiều xa lạ với người tiêu dùng. Vậy để làm tốt công tác quảng cáo trong thời gian tới Công ty nên dành một khoản ngân sách nhất định cho công tác này. Việc lựa chọn phương tiện quảng cáo cũng hết sức quan trọng, quảng cáo phải đem đến cho người tiêu dùng các thông tin về chất lượng, hình ảnh, mẫu mã của sản phẩm. Mỗi khi Công ty có một loại sản phẩm mới đều nên tổ chức quảng cáo. Công ty cần tăng cường quảng cáo vào những thời điểm nhất định trong năm. Ngoài ra cần tổ chức hội nghị khách hàng, hàng năm để lấy ý kiến đóng góp về các ưu nhược điểm của sản phẩm từ đó có chính sách đáp ứng thích nghi. Bên cạnh đó Công ty nên thực hiện các hình thức chiết khấu, giảm giá để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng. Công ty nên xin làm đại lý chính thức cho các hãng nước ngoài để phân phối sản phẩm của họ. Để làm được nó Công ty cần phải nghiên cứu tìm hiểu nguồn hàng trong và ngoài nước, đồng thời nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về từng loại sản phẩm. Trong mỗi giai đoạn có một cơ cấu nguồn hàng thích hợp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí nâng cao tốc độ chu chuyển hàng hoá. 4. Chính sách giá cả Công ty nên có chính sách giá cả hợp lý, xây dựng theo mức giả chuẩn áp dụng cho giá bán buôn và giá bán lẻ, giá cho khách hàng mua khối lượng lớn và thanh toán nhanh chóng thông qua việc áp dụng linh hoạt các công cụ chiết khấu giảm giá. Hiện nay các khoản giảm giá và chiết khấu chưa được Công ty áp dụng nhiều và chưa khuyến khích được người tiêu dùng do vậy còn để khách hàng nợ đọng nhiều. Vì vậy cần xác định mức chi phí có thể tiết kiệm do tiêu thụ được nhiều hàng hoá và do thanh toán nhanh, Công ty nên có mức chiết khấu và giảm giá cho khách hàng. Bên cạnh việc áp dụng linh hoạt các chính sách thì Công ty cũng có các biện pháp trừng phạt đối với các khách hàng không đúng hạn. 5. Về dịch vụ Ngày nay để thắng trong cạnh tranh thì một yếu tố vô cùng quan trọng là bên cạnh việc bán sản phẩm, nhà cung cấp sản phẩm phải kèm theo dịch vụ trước và sau khi bán hàng. Mặt hàng Công ty bán có liên quan đến máy móc thiết bị nên vấn đề dịch vụ và bảo hành sau khi mua và bán là vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy để bán được hàng Công ty phải cung cấp cho khách hàng tốt những dịch vụ từ việc kiểm tra máy móc, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng, vận chuyển bảo hành sản phẩm. Để làm được việc này Công ty cũng cần phải đào tạo, tuyển dụng một đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề. 6. Giảm tối đa chi phí nghiệp vụ kinh doanh Trong kinh doanh thương mại chi phí nghiệp vụ kinh doanh chiếm một phần rất lớn trong tổng các chi phí. Vì vậy muốn tăng được lợi nhuận thì cần phải giảm chi phí đặc biệt là chi phí kinh doanh hay nói cách khác là chi phí quản lý và bán hàng. Nguyên tắc chung để giảm chi phí là tăng cường giám sát, quản lý các khoản chi phí không tiết kiệm bằng các hình thức cảnh cáo phạt tiền, kỷ luật. Ngoài ra cần giảm bớt chi phí văn phòng và dịch vụ mua ngoài. Để giảm bớt được chi phí này trước hết ban lãnh đạo Công ty phải quán triệt ý thức tiết kiệm đến từng phòng ban, từng nhân viên và có biện pháp quản lý chi phí tránh tình trạng "của chùa". 7. Nhạy bén linh hoạt trước những quy định của chính sách Nhà nước Cơ chế chính sách Nhà nước là một nhân tố khách quan có ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, cụ thể lãi suất, thuế, tỷ giá. Vậy đòi hỏi Công ty phải linh hoạt áp dụng và điều chỉnh sao cho hạn chế được phần nào tác động của chúng. - Đối với các loại thuế, đặc biệt thuế VAT mới áp dụng từ 1/99 nên việc áp dụng tính toán còn nhiều vướng mắc. Công ty cần phải làm tốt công tác hạch toán đồng thời phải hoàn nhập nhanh các khoản khấu trừ thuế nhằm bảo đảm vốn kinh doanh. Để hạn chế về nhân tố này trước hết Công ty phải hiểu quy định về các loại thuế suất đối với từng loại hàng hoá khác nhau để có quyết định. Công ty nên lựa chọn nhập, mua loại hàng nào có mức thuế suất thấp hơn trong trường hợp có thể đồng thời Công ty phải theo dõi chặt chẽ việc tính thuế và nộp thuế một cách đầy đủ chính xác tránh tình trạng tính sai gây thất thoát. - Đối với thuế nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn nên Công ty cần điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu cho hợp lý cụ thể. - Đối với thuế lợi tức nhanh chóng chuyển sang tính thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thường xuyên theo dõi sự biến động của tỷ giá hối đoái từ đó đưa ra lựa chọn ngoại tệ phù hợp. Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH thương mại Ngọc Thanh. Đó là sự nỗ lực của doanh nghiệp sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua hệ thống các chính sách. III. Kiến nghị 1. Một số kiến nghị với Nhà nước Đối với việc nhập khẩu thiết bị công nghệ, nhằm khuyến khích đầu tư đổi mới tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, Nhà nước nên giảm thuế nhập khẩu. Để tránh cho các doanh nghiệp gặp phải rủi ro, thất thoát hay tiêu cực trong việc nhập khẩu máy móc công nghệ. Nhà nước nên thành lập một hội đồng tư vấn công nghệ. Nhà nước cũng nên có những điều chỉnh trong chính sách thuế để đảm bảo cho các doanh nghiệp có khả năng tích luỹ, khuyến khích doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tạo lợi nhuận cao. 2. Kiến nghị với các cơ quan ban nghành có liên quan Các Ngân hàng cần tạo điều kiện hơn nữa khi Công ty có dự án vay vốn của Ngân hàng. Ngoài việc thẩm định dự án Ngân hàng nên xem xét mức độ cần thiết về vốn của Công ty đưa ra dự án giải ngân thuận lợi hiệu quả giúp Công ty nhanh chóng hoàn thành dự án. Về phía các cơ quan hải quan Công ty đề nghị quý cơ quan, ban quản lý các bến cảng thực hiện nhanh chóng việc bốc dỡ và giao hàng, giảm chi phí lưu kho, vận chuyển, hạn chế tối đa lượng hàng bị hư hỏng. Kết luận Trong những năm thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nước ta có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ. Bởi vậy mà chúng ta không thể phủ nhận được vai trò tích cực của cơ chế thị trường. Nhờ cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động hoạt động có hiệu quả tức là phải có lợi nhuận và không ngừng tăng lợi nhuận. Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải năng động linh hoạt nhạy bén trước những biến đổi của thị trường và đối thủ cạnh tranh đồng thời doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu tìm hiểu thị trường, kịp thời nắm bắt những thông tin về thị trường, đầu tư máy móc, trang thiết bị khoa học kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm, phù hợp với thị hiếu nhu cầu của thị trường. Cung cấp sản phẩm thị trường cần chứ không phải cung cấp cái mình có để không ngưng tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Như vậy tăng lợi nhuận là một tất yếu mà bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều cần phải thực hiện. Công ty TNHH thương mại Ngọc Thanh tuy mới được thành lập trong thời gian không lâu nhưng đã phần nào tạo được vị thế và uy tín của mình với bạn hàng nước ngoài và trong nước. Tuy nhiên Công ty vẫn còn một số mặt hạn chế trong quá trình điều hành và quản lý Công ty. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH thương mại Ngọc Thanh từ thực trạng thị trường của Công ty và số liệu thu thập được đã phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Công ty tăng khối lượng hàng tiêu thụ để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, tiến sĩ kinh tế Võ Duy Hào - Trường ĐHKTQD cùng toàn thể Ban giám đốc Công ty TNHH thương mại Ngọc Thanh đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2306.doc
Tài liệu liên quan