Đề tài Giải pháp thúc đẩy mở rộng các dự án nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí

Đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là yêu cầu cần thiết để đảm bảo nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và an ninh năng lượng cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, sự phát triển của hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài là một tất yếu khách quan phù hợp với xu thế quốc tế hoá hoạt động dầu khí trên thế giới và nằm trong phương hướng phát triển Petrovietnam thành một tập đoàn kinh tế mạnh. Trong quá trình hoạt động gần 3 năm qua Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong việc tìm kiếm và kí kết các dự án đầu tư, tiến hành đầu tư có trọng điểm vào các khu vực có tiềm năng dầu khí lớn và dần dần tạo dựng được hình ảnh công ty trên thế giới. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động cũng có không ít khó khăn xuất phát từ môi trường đầu tư thiếu ổn định, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, sự khác biệt về văn hoá, phong tục tập quán và tập tục kinh doanh cộng với các khó khăn trong nội bộ Tổng công ty. Vì vậy, để hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài có thể phát triển hơn nữa trong những năm tới cần có những điều chỉnh hợp lý từ phía Chính phủ cũng như từ phía Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thúc đẩy mở rộng các dự án nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00 thùng/ngày (cùng với 100.000 thùng/ngày khí đồng hành) kể từ năm 1991. Trong khi đó, kinh tế đất nước vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ khiến cho Malaysia khó có khả năng giữ vững lượng dầu xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế về lâu về dài. Tuy nhiên, trữ lượng khí thiên nhiên của Malaysia thực sự đáng kể. Với 82 tỷ thùng, Malaysia đứng thứ 12 trên thế giới và đứng đầu Châu Á. Việc khai thác khí của Malaysia vẫn đang phát triển mạnh mẽ, và năm 1999 đạt mức 1.45 tỷ thùng, 730 triệu thùng trong số đó dành cho xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…. Công ty dầu khí quốc gia của Malaysia là Petroliam Nasional Berhad, gọi tắt là Petronas, được thành lập vào năm 1974, hoàn toàn thuộc sở hữu của Chính phủ Malaysia. Mục tiêu đề ra của công ty là đảm bảo rằng trữ lượng dầu khí của Malaysia phải bắt kịp với nhu cầu của quốc gia. Ngoài việc thăm dò và khai thác dầu khí, Petronas cũng tham gia vào các hoạt động khác như lọc dầu; marketing, bán và phân phối dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ; vận chuyển và phân phối khí; hoá lỏng khí; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hoá dầu….Tại Malaysia, Petronas tham gia vào các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí thông qua hợp đồng phân chia sản phẩm với các công ty dầu khí quốc tế. Các hoạt động thăm dò khai thác ở nước ngoài là nhiệm vụ của công ty thành viên Petronas Carigali. Cho tới tận cuối những năm 80, triển vọng của ngành dầu khí Malaysia vẫn rất tươi sáng. Nhưng sau đó các phát hiện dầu không theo kịp nhịp độ phát triển của khai thác dầu thô, và các nguồn dự trữ dường như giảm dần. Để vượt qua thách thức khó khăn này, Petronas đã đề ra 2 chiến lược: Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong thăm dò dầu khí ở Malaysia; Tăng trữ lượng dầu của đất nước thông qua việc thực hiện thăm dò khai thác ở nước ngoài. Thêm vào đó, năm 1997, Petronas đưa ra một loại hợp đồng chia sản phẩm mới nhằm khuyến khích đầu tư hơn nữa bằng việc cho phép nhà thầu hưởng mức phần trăm lớn hơn trong sản lượng khai thác khi lợi nhuận của nhà thầu xuống tới quá thấp. Sự ưu đãi này trong thu hồi chi phí được đánh giá là dưới ngưỡng của tính kinh tế. Trên trường quốc tế, Petronas thành lập một chi nhánh quốc tế và 30% doanh thu của tập đoàn thu từ việc khai thác ở nước ngoài. Petronas đã tham gia vào 22 liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí tại 14 nước trên thế giới, từ các hoạt động thượng nguồn đến hạ nguồn. Sản lượng khai thác ở nước ngoài đạt 118.000 thùng/ ngày trong tổng số 1,16 triệu thùng/ngày của cả tập đoàn. Trữ lượng dầu khí ở nước ngoài là 3,3 tỷ thùng, chiếm 19% tổng trữ lượng của tập đoàn Doanh thu từ các hoạt động quốc tế là khoảng 6 tỷ USD trong tổng số 19 tỷ USD tổng doanh thu của tập đoàn, và ngay từ năm thứ hai thực hiện chiến lược, Petronas đã đạt được30% kế hoạch. Indonesia Trữ lượng dầu của Indonesia là 5 tỷ thùng, tức đã giảm 14 % kể từ năm 1994 và sản lượng được dự báo là vẫn sẽ giữ mức 1,5 triệu thùng/ngày như hiện tại. Trong năm 2000, Indonesia không đáp ứng được hạn ngạch của OPEC. Tuy nhiên, với 72 khí thiên nhiên, đăy là nước xuất khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng lớn nhất thế giới, chủ yếu sang các nước. Indonesia có thể đáp ứng được nhu cầu khí không ngừng tăng trong khu vực Châu Á trong 20 năm tới. Với triển vọng về khí thiên nhiên sáng sủa như vậy, Indonesia nên dành lượng dầu trong nước không dùng hết cho xuất khẩu (tới 50%). Tuy vậy, họ lại thiếu cơ sở hạ tầng, đường ống dẫn dầu để có thể phân phối rộng khắp. Công ty dầu khí quốc gia của Indonesia là Pertamina, trước đây là công ty độc quyền trong hoạt động dầu khí trên lãnh thổ Indonesia. Tuy nhiên, sau khi thức tỉnh từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, Chính phủ nước này đã đưa ra những thay đổi quan trọng cho ngành dầu khí. Việc tổ chức đấu thầu tìm kiếm thăm dò do Bộ năng lượng và tài nguyên trực tiếp thực hiện. Vai trò độc quyền của Pertamina đối với công ty phân phố khí đốt PNG và công ty điện PLN cũng bị thu hồi bằng luật. Ngày 30/10/2000, Tổng thống ra Sắc lệnh 76/2000 trao quyền khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt cho các tỉnh, trước đó quyền này chỉ thuộc Pertamina. Quá trình tư nhân hoá cũng diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, với quy mô của mình, Pertamina sẽ còn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong các đề án dầu khí của Indonesia trong và ngoài nước. Những năm qua, ngay trong bản thân Pertamina cũng có những bước thay đổi quan trọng để bắt kịp xu thế phát triển mới của dầu khí thế giới. Đó là việc thay đổi ban lãnh đạo mới có kinh nghiệm và năng lực hơn, sa thải hàng nghìn công nhân, cũng như tăng cường tìm kiếm đối tác để phát triển các mỏ dầu khí và nâng cao năng lực chế biến dầu. Ban lãnh đạo Pertamina cũng xác định một cách rõ ràng mục tiêu phấn đấu trở thành một công ty dầu khí quốc tế, ít nhất cũng trong lĩnh vực thượng nguồn, như Công ty Petronas của Malaysia. Chiến lược đầu tư nước ngoài của Pertamina tập trung chủ yếu vào các khu vực có độ rủi ro địa chất thấp, chủ yếu tìm kiếm cơ hội ở các nước Châu Á và các nước OPEC. Mặc dù mở rộng hoạt động trên tầm quốc tế không phải là vấn đề cần bàn cãi, nhưng dường như có một động lực nào đó thúc đẩy Pertamin phải thực hiện điều này ngay lập tức. Trong khi đó, một số nhà phân tích lại nhấn mạnh rằng hiện tại việc tái cơ cấu lại công ty là thiết thực hơn cả, bởi nó hoạt động chưa thực sự hiệu quả và thiếu kinh nghiệm trong hoạt động quốc tế. Hơn thế nữa họ cảnh báo rằng công ty nên gác lại mục tiêu mở rộng hoạt động quốc tế cho tới khi nào hoàn thành việc cải tổ. Còn nếu Pertamina không từ bỏ ý định, thì Công ty nên hợp tác với một đối tác có kinh nghiệm quốc tế hơn, như Petronas để học hỏi những kinh nghiệm quý báu. Trung Quốc Ngành dầu khí Trung Quốc từng hoàn toàn chịu sự quản lý của nhà nước trong hơn 30 năm kể từ năm 1948, sau khi Đảng Cộng Sản lên cầm quyền. Tuy nhiên tới những năm 80, chính phủ nhận thức rằng Trung Quốc thiếu cả vốn lẫn công nghệ để khai thác nguồn tài nguyên dầu khí xa bờ. Và Công ty CNOOC của Trung Quốc đã được thành lập vào tháng giêng năm 1982 chịu trách nhiệm với các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí các lô ngoài khơi Trung Quốc. Tháng 10 năm 1998 công ty được giao thêm nhiệm vụ quản lý hoạt động nhập khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng trong tương lai. Bắt đầu từ năm 1982,CNOOC tổ chức đấu thầu các lô ngoài khơi, mặc dù trước đó công ty thường sử dụng Hợp đồng phân chia sản phẩm thông qua đàm phán song phương. Hiện nay Trung Quốc có 4 công ty dầu khí quốc gia là CNPC, SINOPEC, STAR, CNOOC. Năm 1986, các công ty nước ngoài đã được phép tham gia vào các lô ngoài khơi khi Công ty CNPC tiến hành đấu thầu một vài lô ở phía Nam. Tuy nhiên, mặc dừ mong đợi có được sự hỗ trợ của các công ty nước ngoài trong hoạt động thăm dò thông qua hợp đồng chia sản phẩm, nhưng CNPC lại thực hiện chiến lược giữ lại những vùng có triển vọng cao nhất cho mình. Năm 1998 là năm mà ngành dầu khí Trung Quốc trải qua một giai đoạn tái cơ cấu, và thành lập thêm hai công ty lớn dầu khí quốc gia nữa. Trước khi tái cơ cấu, CNPC là công ty độc quyền trong lĩnh vực thượng nguồn còn SINOPEC là hạ nguồn. Còn sau đó, một số hoạt động thăm dò khai thác được chuyển giao cho SINOPEC, ngược lại, một số hoạt động lọc và phân phối dầu được chuyển nhượng cho CNPC. Chỉ có điều Công ty CNPC hoạt động tập trung ở miêng Bắc và Tây, còn SINOPEC ở miền Nam. Công ty CNOOC duy trì sự kiểm soát vùng ngoài khơi có độ sâu vượt quá 30m. Bộ Tài nguyên Địa Khoáng Trung Quốc, từng có chức năng điều tiết và quản lý hoạt động thăm dò khai thác, cũng bị giải tán và thay vào đó là bộ Tài nguyên đất và tự nhiên, cơ quan kế hoạch và điều tiết, và Công ty STAR phụ trách các hoạt động thăm dò khai thác trước đó của MGMR. Cả hai công ty CNPC và SINOPEC đã hoàn tất tiến trình tái cơ cấu, đã đóng của một số nhà máy lọc dầu và sa thải hàng ngàn công nhân để hoạt động có hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các hãng dầu khí nước ngoài. Điều này thật sự quan trọng đối với CNPC trong bước chuyển mình thành một công ty đa quốc gia. Và tới cuối năm 2000, CNPC đã đầu tư hơn 8 tỷ USD cho các dự án dầu khí trên khắp thế giới- tại Peru, Thai Lan, Indonesia,Irac, Sudan, Venezuela và đặc biệt là Kazakhstan) Hiện tại mỗi ngày nước này cần nhập 1,5 triệu thùng dầu, và theo dự tính thì con số này có thể lên tới 7 triệu thùng trong vòng 20 năm tới. Đối mặt với thực tế này, Chính phủ đã và đang triển khai chiến lược sau: Hoàn thành tái cơ cấu trong nội bộ ngành dầu khí và biến hai công ty CNPC và SINOPEC thành các công ty chính đầu tư ra nước ngoài. Chuyển đổi CNPC và SINOPEC thành các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. CNPC là công ty đa quốc gia nhằm đảm bảo dầu nhập khẩu cho Trung Quốc. Khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư vào hoạt động dầu khí trong nước, cả ở lĩnh vực thượng nguồn và hạ nguồn. Đây thường là đầu tư trực tiếp nên đòi hỏi lượng vốn lớn, công nghệ hiện đại, nhưng có độ rủi ro cao. Tăng nguồn vốn bằng cách bán cách bán cổ phần thiểu số nắm giữ của các công ty dầu khí quốc gia khác trong khi vẫn duy trì sự kiểm soát hoàn toàn của chính phủ. Thái Lan Hiện nay, ngành công nghiệp năng lượng Thái Lan đang trong quá trình tái cơ cấu và tư nhân hoá. Trữ lượng dầu khí đã được thẩm định của Thái Lan ở vào khoảng 352 triệu thùng và sản lượng khai thác là 171.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, Thái Lan phải dựa chủ yếu vào nguồn nhập khẩu để đáp ứng tới 75% nhu cầu trong nước. Tài nguyên dầu khí của Thái Lan phân bố chủ yếu ở Vịnh Thái Lan. Chính phủ nước này đã đưa ra chính sách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng khí thiên nhiên và công ty dầu khí quốc gia PTT đang tiến hành xây dựng hệ thống phân phối khí rộng khắp Băng Cốc. Mặc dù thấp hơn dự đoán trước cuôc khủng hoảng 1997, tốc độ tiêu thụ thiên nhiên ỏ Thái Lan đang tăng nhanh. Công ty dầu khí quốc gia Thái Lan PTT sở hữu 61% cổ phần công ty thành viên hoạt động chính trong lĩnh vực thăm dò khai thác là PTTEP, một công ty đã có cổ phiếu niêm yết. Điều này có ý nghĩa khá quan trọng đối với các cổ đông thiểu số bởi PTTEP đã hoạt động như một công ty thương mại. PTT có dự định giảm cổ phần của mình xuống 51%, và hiện tại bản thân PTT cũng đang trên lộ trình tư nhân hoá từ đầu năm 2002. Thông qua việc tham gia vào các hợp đồng chia sản phẩm, PTTEP có thể có được một vị trí nhất định trong các phát hiện dầu khí. Đồng thời công ty cũng dần học hỏi được kinh nghiệm từ các nhà điều hành trong lĩnh vực thượng nguồn. PTTEP đã từng có quyền tham gia 25% cổ phần trong các dự án khi các dự án đã có thể tiến hành khai thác thương mại. Và từ tháng 1/1995 quyền này đã bị bãi bỏ. PTTEP đã hoạt động như một doanh nghiệp thương mại. Công ty có một tiềm lực tài chính vững chắc bởi vì có được nguồn thu lớn từ hoạt động khai thác dầu khí. Trong quý I năm 2001, lợi nhuận công ty là 58,6 triệu USD trong tổng doanh thu 162,5 triệu USD. Trong khi củng cố kinh nghiệm và tiềm lực, PTTEP đã chiếm lĩnh vị trí số 1 trong việc cung cấp khí tại Băng Cốc. Ngay khi đã thương mại hoá, có kinh nghiệm và vốn, PTTEP bắt đầu hoạt động vươn ra ngoài lãnh thổ Thái Lan. Tuy nhiên, động thái này không nhằm vào việc biến mình thành một công ty toàn cầu mà công ty chú trọng vào các nước trong khu vực như Myanmar, Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Đây là những quốc gia mà PTTEP tin tưởng rằng họ đã hiểu rõ về địa lý, chính trị, kinh tế, hệ thống luật pháp và là những đối tác thương mại truyền thống của Thái Lan. PTTEP tham gia hội nhập quốc tế thông qua nhiều phương thức bao gồm: tham gia đấu thầu, nhận hợp đồng nhượng lại, mua cổ phần trong các giếng đang khai thác… Xét một cách tổng thể, PTTEP đã hoàn thành tốt quá trình tư nhân hoá và mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Chiến lược này rất có tổ chức và có phương pháp đúng đắn, hợp lý và hiệu quả. Các dự án tiềm năng In-đô-nê-sia Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có 2 lô là Đông Bắc Madura I&II , ngoài khơi phía Đông đảo Jawa. Đây là dự án dầu khí thực hiện dưới hình thức đấu thầu và PIDC đã vượt qua các công ty dầu khí tham gia đấu thầu khác như Santos, Petronas, Pearl, PT Medco Energy International, PT Exindo Petroleum Tabuhan, PT Seleraya, Provident Indonesia Energy và PT Petroland Energy để cùng hai công ty của Hàn Quốc là KNOC và SK thắng thầu. Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí (PIDC) sẽ đầu tư hơn 9 triệu USD vào các hoạt động thăm dò ở hai lô này trong thời gian 3 năm (2003-2005). PIDC hiện nắm 20% cổ phần trong liên doanh khai thác dầu khí ở lô Madura II và công ty Dầu Mỏ Quốc Gia Hàn Quốc (KNOC) sở hữu phần còn lại. Trong dự án Madura I, PIDC sở hữu 20%, KNOC sở hữu 50% và SK sở hữu 30%. Ước tính, trữ lượng dầu thô có thể khai thác của Madura I &II tương ứng khoảng 40 triệu tấn và 30 triệu tấn (293.2 triệu thùng và 219.9 triệu thùng) tổng vốn đầu tư cho quá trình khai thác trong 25-30 năm ước tính hơn 1 tỷ USD cho cả 3 công ty tham gia 2 dự án này. Ma-lay-sia Ngoài 2 dự án PM 304 và PM 3 mà phần trăm góp vốn nhỏ (lần lượt là 4.5% và 12.5%), Tổng công ty Dầu khí Việt Nam còn có một dự án được thực hiện theo chương trình hợp tác dầu khí giữa các công ty dầu khí Quốc Gia của Việt Nam-Malaysia-Inđônêsia gồm PIDC, Petronas Carigali và Pertamina là dự án SK 305, ngoài khơi đảo Sarawak. Theo hợp đồng, PIDC sẽ góp 30% vốn, Petronas Carigaly Ma-laysia góp 40% và Pertamina In-đô-nê-sia góp 30% để lập ra một công ty liên doanh điều hành chung việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác. Lô SK 305 có diện tích trên 15.000 km2, độ sâu nước biển trung bình là 45m. Đây là khu vực được các công ty Shell, Agip và Opic tìm kiếm, thăm dò trong thời gian gần đây và đang được đánh giá là lô có nhiều tiềm năng dầu khí của Ma-lay-sia I-rắc Hợp đồng khai thác mỏ Amara kí ngày 15/03/02, có hiệu lực từ ngày 29/04/02 trị giá 300 triệu USD được thực hiện thông qua chương trình hợp tác liên Chính phủ giữa Việt Nam và I-rắc, đây là một trong 3 hợp đồng I-rắc kí với các hãng dầu mỏ nước ngoài dưới thời cựu tổng thống Saddam Hussein. Mỏ này ước tính có trữ lượng 400-500 triệu thùng. Tuy nhiên dự án này đang phải tạm ngừng hoạt động do chiến tranh. PIDC đang tiếp tục theo dõi tình hình, tìm cách liên hệ với Bộ Dầu mỏ I-rắc, nghiên cứu các biện pháp giữ hợp đồng. An-giê-ri Hợp đồng lô 433a&416b được kí kết ngày 10/07/2002. PIDC giành được hợp đồng này thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế vòng 3 do Bộ Năng Lượng và Khoáng Sản An-giê-ri và Công ty Dầu khí Quốc gia An-giê-ri Sonatrach mở ra vào năm 2002. Theo hợp đồng này, hai bên sẽ tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí tại lô 433a&416b rộng 6472km2 ở khu vực Touggourt, cách thủ đô An-giê khoảng 700km về phía Tây Nam. Giai đoạn thăm dò dự kiến diễn ra khoảng 3 năm (2008-2010), sau khi tìm thấy và tiến hành khai thác dầu, tỉ lệ ăn chia tính theo phần góp vốn, phía Việt Nam 75%, phía Angiê- ri 25%. Mông Cổ PIDC có tham gia với lô Tamtsag. Đây là hợp đồng PIDC được lựa chọn tham gia, hiện nay đang khai thác tại 05 giếng 19-3, 19-12, 19-10, 19-13,19-14, sản lượng trung bình khoảng 3,031 thùng/tuần. PIDC đang tiếp tục liên lạc và cập nhật thông tin về hoạt động thăm dò- khai thác tại khu vực này. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những thành tựu đã đạt được của công ty trong các dự án quốc tế 2.3.1.1. Số lượng dự án tăng dần qua các năm Tuy mới hoạt động chính thức trong lĩnh vực đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí được 3 năm nhưng PIDC đã có bước phát triển đáng kể trong những năm qua. Nếu như năm đầu tiên 2001 có thể nói là năm bước đệm cho quá trình đầu tư ra nước ngoài, là năm PIDC chủ yếu tìm hiểu và thăm dò thị trường thì năm 2002 đã có 2 dự án được ký kết và năm 2003 tiếp tục với 3 dự án được ký kết. Với đặc trưng sử dụng công nghệ cao và số tiền đầu tư lớn, không phải dễ dàng để các nước chủ nhà có thể giao dự án đầu tư của mình cho một công ty mà họ chưa biết rõ, đặc biệt lại xuất phát từ một nước vốn có nền công nghiệp không mấy phát triển. Điều này đã nói rõ được thành công của PIDC trong việc tìm hiểu, tìm kiếm và chuẩn bị từ những bước đầu tiên là tài liệu địa chất cho tới các tài liệu thầu. Không chỉ thành công trong việc tìm kiếm dự án thăm dò, PIDC còn thành công trong việc tìm kiếm đối tác, các đối tác của PIDC chủ yếu là các công ty dầu khí Quốc gia hoạt động có uy tín như KNOC (Hàn Quốc), Petronas Carigaly (Ma-lay-sia), Pertamina (In-đô-nê-sia)… Đây tuy chưa phải là các công ty dầu khí hàng đầu thế giới nhưng có năng lực kĩ thuật và khả năng điều hành phù hợp với trình độ của ta. 2.3.1.2. Đầu tư tại các nước giàu tiềm năng dầu khí và hứa hẹn mang lại lợi nhuận đầu tư lớn Các dự án đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài mà Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã tham gia chủ yếu thực hiện ở các khu vực có tiềm năng dầu khí lớn. Điển hình là dự án khai thác mỏ Amara ở I-rắc, một nước thuộc khu vực Trung Cận Đông - khu vực chiếm tới 66.43% trữ lượng dầu mỏ thế giới. Ngoài việc đầu tư vào khu vực có tiềm năng dầu khí lớn của thế giới là Trung Cận Đông, dự án thăm dò- khai thác mỏ ở An-giê-ri cũng đánh dấu bước triển khai thành công sau một loạt cố gắng tiếp cận các nước trong khu vực Châu Phi. Khu vực Châu Phi cũng là khu vực có tiềm năng dầu khí lớn, kỹ thuật thăm dò- khai thác chưa phát triển thuận lợi cho các công ty dầu khí non trẻ như PIDC. Các dự án của PIDC trong thời gian qua chủ yếu là các dự án thăm dò và phát triển mỏ, tuy còn rủi ro về phát hiện dầu khí thương mại nhưng trong thời gian tới nếu các dự án này thành công và đưa vào khai thác một cách hiệu quả sẽ hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận đầu tư lớn. Việc có được nguồn lãi đầu tư lớn không chỉ phục vụ mục tiêu tăng lợi nhuận mà khi đã có lãi từ các dự án cũng có nghĩa ta có khả năng đầu tư vào các dự án có quy mô lớn hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn hay có thể thâm nhập vào những nước và khu vực mà ta hiện nay chưa thể hoặc không thể vào được do hạn chế về vốn. 2.3.1.3. Bước đầu tạo dựng hình ảnh Petrovietnam trên thị trường thế giới Hình ảnh và uy tín là những thứ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của bất cứ công ty nào. Quá trình tạo dựng hình ảnh của bất cứ công ty nào trên thị trường thế giới đều phải trải qua một giai đoạn dài và được đánh giá trên nhiều tiêu chí. Như đã nói ở trên, do tính chất đặc thù của hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí nên trong công tác đấu thầu dự án các nước chủ nhà thường chọn các nhà thầu có uy tín, có thời gian hoạt động lâu năm, có số dự án đã tham gia lớn và hiệu quả cao. Trong thời gian mới tham gia thị trường rất khó khăn cho ta vì các nước chủ nhà chưa biết đến, họ chỉ biết Petrovietnam như một đơn vị đại diện cho nước chủ nhà thu hút đầu tư và thăm dò- khai thác dầu khí ở Việt Nam. Hiện nay, sau một quá trình hoạt động và đã đầu tư một số dự án, hình ảnh của Petrovietnam trên thế giới sẽ có nhiều đổi khác, các nước chủ nhà sẽ đối xử với Petrovietnam không phải như một đơn vị đại diện của một quốc gia nữa mà là một công ty đầu tư thăm dò- khai thác. Uy tín của Petrovietnam trong lĩnh vực đầu tư thăm dò- khai thác cũng sẽ dần tăng lên cùng với sự tăng lên của số dự án mà ta có. 2. 3.1.4. Phát triển tốt các mối quan hệ hợp tác kinh doanh Quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới trong thời gian qua ngày càng phát triển theo hướng tốt đẹp, quan hệ hợp tác-liên minh về kinh tế kéo theo đó là hợp tác trong ngành dầu khí ngày càng được thúc đẩy giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Các dự án của ta trong thời gian qua một phần có được nhờ quan hệ liên minh hợp tác giữa Việt Nam và I-rắc (dự án phát triển mỏ Amara), Việt Nam và An-giê-ri (dự án 433a&416b) hay các dự án dựa trên hợp tác 3 bên giữa Việt Nam- Malaysia-Inđônêsia. Trong các dự án đó, có 2 dự án mà PIDC trực tiếp đứng ra điều hành là dự án Phát triển mỏ Amara tại I-rắc và dự án 433a&416b tại An-giê-ri. Đây có thể nói là một thách thức không nhỏ cho PIDC nhưng cũng là một điều kiện để ta tích luỹ thêm kinh nghiệm cho thời gian tới. 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong quá trình đầu tư quốc tế của công ty 2.3.2.1. Môi trường đầu tư dầu khí thế giới có nhiều biến động phức tạp Ngành Dầu Khí Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế thế giới những năm trở lại đây phát triển không ổn định kéo theo việc tiêu thụ năng lượng có phần chững lại. Hoạt động đầu tư thăm dò-khai thác dầu khí trên thế giới liên tục biến động, giá dầu thô lênxuống thất thường. Thêm vào đó liên tục có những mâu thuẫn kinh tế và chính trị giữa các nước trên thế giới đặc biệt là giữa các nước phát triển với các nước có tiềm năng dầu khí lớn hoặc có vị trí chiến lược trên bản đồ kinh tế thế giới. Những biến động xấu trên gây ra không ít khó khăn đặc biệt với ngành Đầu tư Dầu khí non trẻ của Việt Nam.. Chiến tranh Irắc đầu năm nay đã làm gián đoạn một trong những dự án đầu tư ra nước ngoài của ta hứa hẹn mang lại lợi nhuận rất cao mà việc có được tiếp tục thực hiện dự án này không đang phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực của Chính phủ trong thời gian tới. 2.3.2.2. Sự khác nhau về văn hoá, phong tục và tập quán kinh doanh Mỗi nước có một nền văn hoá, phong tục và tập quán kinh doanh khác nhau và không thể áp dụng phong tục, tập quán kinh doanh của nước này vào nước khác được. Không phải dễ dàng cho các nhà đầu tư có thể nhanh chóng thích nghi được với môi trường kinh doanh mới mà phải mất thời gian khá dài tìm hiểu, nghiên cứu. Trong quá trình mới hoạt động Petrovietnam gặp phải những khó khăn do những khác biệt trên là không tránh khỏi và phải cần một thời gian để ta có thể thích nghi với thông lệ quốc tế nói chung và của từng nước nói riêng. Có thể lấy một ví dụ đơn giản, trong các dự án đã có của Petrovietnam ở nước ngoài có nhiều dự án tại các nước đạo Hồi như I-rắc, In-đô-nê-sia. Là các nước đạo Hồi nên hàng năm họ thường có tháng Ra-ma-đa - tháng ăn chay của người theo đạo Hồi vì vậy mọi hoạt động kinh doanh trong tháng này sẽ bị ngừng trệ và Petrovietnam buộc phải theo tập quán này. Hơn nữa, những cán bộ của Petrovietnam làm việc tại các nước theo đạo Hồi vào các tháng Ra-ma-đa cũng cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề sinh hoạt. 2.3.2.3. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ Hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí là hoạt động mang tính quốc tế hoá cao đòi hỏi các nhà đầu tư khi tham gia phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã trở thành thông lệ. Trong khi chưa có luật đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân theo một văn bản pháp lý cao nhất là Nghị định số 22/1999/NĐ ngày 14/4/2001 của Chính phủ về Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định trong nghị định như quy định về thẩm định và quyết định đầu tư hay quy định về chu chuyển ngoại tệ vẫn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế trong hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí. Điển hình như qui định về thời gian thẩm định và quyết định đầu tư: Nghị định số 22/1999/NĐ ngày 14/4/2001 của Chính phủ quy định thời gian phê duyệt tối đa là 30 ngày trong khi đó theo thông lệ quốc tế thời gian chấp nhận chào thầu và gửi thầu chỉ là dưới 3 ngày, vì vậy nhiều trường hợp ta phải xin bên nước chủ nhà cho nộp thầu muộn, nếu họ không chấp nhận là không thể nộp kịp gói thầu. Các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính cũng tạo không ít khó khăn cho hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ra nước ngoài. Hiện nay chưa có một văn bản nào cho phép các doanh nghiệp trong nước được vay các khoản tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước phục vụ các hoạt động đầu tư ra nước ngoài vì vậy tình trạng đi vay các ngân hàng thương mại nước ngoài là phổ biến. 2.3.2.4. Khả năng cạnh tranh yếu Khả năng cạnh tranh là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại của một công ty. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh gồm: _ Uy tín của công ty. _ Khả năng tài chính . _ Nguồn nhân lực . _ Kỹ thuật công nghệ. Trong bốn yếu tố kể trên yếu tố uy tín đã được phân tích ở trên và có thể nói Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã phần nào tạo dựng được uy tín của mình tuy nhiên trong thời gian tới chúng ta vẫn phải nỗ lực rất nhiều để uy tín và hình ảnh của mình càng ngày càng được biết đến rộng rãi hơn. Với đặc điểm của đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí là thời gian đầu tư lâu, thường là 25-30 năm cho một dự án, trong đó thời gian bắt đầu có lợi nhuận cũng phải từ 7-10 năm vì vậy trong quá trình đầu tiến hành đầu tư ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ các dự án chưa có lại phải đi đầu tư vào các dự án mới tạo ra rất nhiều khó khăn trong khâu huy động vốn. Trong khi đó việc thực hiện phân bổ vốn của Tổng công ty cũng chưa hợp lý làm cho một số bộ phận cần vốn lại không có vốn để đầu tư trong khi đó vốn lại để ứ đọng. Nguồn nhân lực: trong quá trình phát triển hơn 10 năm của mình, ngành dầu khí đã đào tạo được một số lượng cán bộ có tay nghề, có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động dầu khí. Tuy nhiên nếu chỉ so với trình độ của các nước trong khu vực như Ma-lay-sia hay In-đô-nê-sia thôi ta cũng có nhiều thua kém chứ chưa nói tới việc tiếp cận với trình độ của thế giới. Các tập đoàn đầu tư dầu khí lớn trên thế giới đều có cán bộ địa chất nắm bắt tình hình của từng khu vực cụ thể, vì vậy những thông tin mà họ có được về các khu vực đầu tư là các thông tin có giá trị và có tính tin cậy cao trong khi đó việc lấy thông tin đầu tư của ta chủ yếu có được nhờ việc mua lại tài liệu nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với rủi ro đầu tư cao. Vấn đề nguồn nhân lực ảnh hưởng rất nhiều tới việc tiếp cận và nắm bắt công nghệ. Một trong những tính chất của đầu tư thăm dò khai thác dầu khí là áp dụng những công nghệ hiện đại và ngay cả những tập đoàn dầu khí hàng đầu trên thế giới cũng không thể tự mình làm toàn bộ các khâu trong quá trình thăm dò-khai thác. Đầu tư dầu khí ra nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Hầu hết các khâu trong quá trình thăm dò- khai thác của ta đều phải thuê của nước ngoài nên đội ngũ cán bộ phải có đủ năng lực để nắm bắt được những công nghệ hiện đại và phù hợp với yêu cầu đầu tư. Do những yêu cầu đặt ra như vậy nên không ít vị trí của ta hiện nay cán bộ trong nước không đảm nhiệm được mà phải thuê tư vấn nước ngoài, gây lãng phí và độ tin cậy lại không cao. Trên đây chỉ là một số khó khăn và thuận lợi chính trước mắt ta có thể thấy được, trong thời gian tới có thể sẽ phát sinh một số khó khăn hoặc một số thuận lợi nữa khi các dự án đầu tư của ta đi vào hoạt động thăm dò và khai thác. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỞ RỘNG CÁC DỰ ÁN NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ 3.1. Những giải pháp nhằm nâng cao khả năng mở rộng đầu tư quốc tế của công ty Đa dạng hóa phương thức đầu tư Đối với các dự án Tìm kiếm thăm dò: Thu hút vốn đầu tư bằng cách tìm đối tác liên doanh/liên kết đồng thời thực hiện việc trao đổi cổ phần với các đối tác nước ngoài để chia sẽ rủi ro, chi phí và đẩy nhanh tốc độ đầu tư ra nước ngoài. Đối với các sự án phát triển mỏ và các dự án mua tài sản: Vay theo hình thức tài chính dự án; Lựa chọn các đối tác chiến lược cả trong và ngoài nước để liên doanh liên kết; Thành lập các công ty cổ phần để huy động vốn đầu tư… 3.1.2. Đổi mới phương pháp tiếp cận và đánh giá dự án * Thuê tư vấn nước ngoài Như đã nói ở trên đầu tư ra nước ngoài là một lĩnh vực mới vì vậy trong giai đoạn này việc thiếu các cán bộ có kinh nghiệm là điều tất yếu. Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ đồng thời tuyển dụng các cán bộ có kinh nghiệm và có thể công tác ở nước ngoài, Tổng công ty cần nhanh chóng thuê các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm. Điều này một mặt giải quyết được những khó khăn về mặt nhân lực trước mắt, vừa tạo điều kiện cho các cán bộ của ta có thể học hỏi kinh nghiệm trong thời gian làm việc cùng các chuyên gia nước ngoài. Thẩm định và ra quyết định đầu tư Quy trình phê duyệt trong nước hiện hành đối với dự án dầu khí có nhiều điểm chưa đáp ứng được yêu cầu thời gian trong môi trường kinh doanh quốc tế, đặc biệt là đối với những cơ hội Petrovietnam phải đánh giá và chào thầu trong một thời gian ngắn theo lịch do nước chủ nhà quy định. Vì vậy cần có một ban chỉ đạo nhà nước do một Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách đối với các dự án thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài nhằm: Thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước có tiềm năng dầu khí, tạo điều kiện cho Petrovietnam phát triển hoạt động dầu khí ở nước ngoài Xem xét thẩm định giúp Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt dự án. Chỉ đạo và phối hợp các bộ ngành liên quan tháo gỡ các khó khăn, bế tắc trong quá trình triển khai dự án. Tổ chức soạn thảo và hoàn thiện các quy định pháp lý trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài. Thủ tục đấu thầu và phê duyệt trao thầu Các quy định hiện hành về đấu thầu và phê duyệt trao thầu chỉ có hiệu lực và phù hợp với các dự án ở trong nước. Đối với các dự án thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, Petrovietnam với tư cách là nhà thầu phải tuân thủ các quy định về đấu thầu của hợp đồng đã ký và chịu sự giám sát chặt chẽ của nước chủ nhà, từ lập đầu bài thầu, xét thầu, trao thầu và triển khai hợp đồng. Vì vậy, Chính phủ cho phép Petrovietnam khi triển khai các dự án thăm dò khai thác ở nước ngoài được thực hiện công tác đấu thầu ( mời thầu, đánh giá và phê duyệt/trao thầu) theo quy định của nước chủ nhà và hợp đồng dầu khí đã được phê duyệt trong Giấy phép Đầu tư. 3.1.3. Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động theo xu hướng hội nhập và quốc tế hóa Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý PVEP theo Luật doanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý phù hợp với yêu cầu hoạt động của một công ty dầu khí quốc tế, phân cấp và phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân. Mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, xây dựng cơ chế thích hợp để thu hút đầu tư, ủng hộ và tạo điều kiện cho các đơn vị trong Tập đoàn tham gia vào công tác dịch vụ và kỹ thuật tại các địa bàn hoạt động của PVEP. Xây dựng chương trình cổ phần hóa một số dự án đầu tư có đủ điều kiện để kích thích đầu tư và phát triển. Nâng cao năng lực và trình độ quản lý. Xây dựng và áp dụng hệ thống quy trình quản lý đầu tư hiệu quả, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến; Xác định công nghệ thông tin là công cụ quản lý hữu hiệu nhất; Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin gắn liền với đào tạo huấn luyện và khai thác sử dụng; Giảm thiểu tính quan liêu trong tổ chức bộ máy và tăng hiệu quả phối hợp giữa các bộ phận... Kết hợp hoạt động tìm kiếm dự án ở nước ngoàivới mối quan hệ tốt đẹp của Đảng và Chính phủ với các nước khác 3.1.4. Giải pháp về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho các dự án quốc tế Về năng lực tài chính: Do tính chất của hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí đòi hỏi vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn lâu, thông thường với một dự án dầu khí đã có phát hiện thương mại thời gian thu hồi vốn cũng phải lên tới 7-10 năm. Vì vậy trong quá trình mới bắt đầu hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài, khi các dự án chưa đi vào triển khai và thu lợi nhuận thì vẫn cần thiết phải có vốn đầu tư để đầu tư vào các dự án có tính khả thi cao. Ngoài các biện pháp mang tính vĩ mô như cơ chế cho vay từ các ngân hàng thương mại hay lập quỹ dự phòng rủi ro, Petrovietnam cũng nên xem xét lại cách điều phối vốn sao cho hợp lý tránh tình trạng có dự án khả thi lại không có tiền đầu tư. Quỹ dự phòng rủi ro: Đầu tư thăm dò khai thác dầu khí đòi hỏi vốn lớn, song lại là đầu tư rủi ro,vì vậy cần sớn có Quỹ rủi ro của Nhà nước hoặc Ngành hỗ trợ. Xét thực tế các công ty dầu không thể vay vốn để hoạt động tìm kiếm thăm dò (công ty dầu quốc tế thường trích từ lãi ròng theo tỷ lệ nhất định), nguồn vốn cho hoạt động tìm kiếm thăm dò sẽ được lấy từ Quỹ Đầu tư Phát triển của Petrovietnam. Để bù đắp Quỹ Đầu tư Phát triển trong trường hợp thăm dò không thành công, đề nghị Chính phủ xem xét cho phép hình thành một quỹ dự phòng rủi ro tìm kiếm thăm dò khoảng 30-50 triệu USD/năm. Quỹ rủi ro là hình thức hỗ trợ bắt buộc của Nhà nước đối với các Công ty Dầu. Trong trường hợp này, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước chủ động xác lập quỹ rủi ro này. Quỹ rủi ro hình thành trên cơ sở trích từ tổng lợi nhuận do hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của toàn ngành đem lại. Tỷ lệ trích có thể lên đến 25% lợi nhuận hàng năm. Quỹ rủi ro xác lập và quyết toán kỳ hạn 5 năm. không nên theo hàng năm. Khi có phát hiện dầu khí thương mại, nguồn vốn cho hoạt động phát triển – khai thác mỏ sẽ được lấy từ: Quỹ Đầu tư Phát triển của Petrovietnam ( chiếm tỷ trọng tối thiểu là 30% trong tổng chi phí phát triển khai thác mỏ ) và một phần trong Phần được chia của Petrovietnam từ dự án; phần còn lại (khoảng 70% trong tổng chi phí phát triển khai thác mỏ) sẽ được Petrovietnam thu xếp từ các tổ chức tài chính, tín dụng ở trong và ngoài nước. Để huy động vốn cho các dự án đi vào giai đoạn phát triển – khai thác mỏ, đề nghị Chính phủ ban hành quy định cho phép các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước cung cấp các khoản vay cho các dự án dầu khí ở nước ngoài. Trong tương lai, học tập kinh nghiệm của các công ty dầu khí quốc gia khác, khi được chính phủ cho phép, Petrovietnam sẽ nghiên cứu trình Chính phủ phương án phát hành chứng khoán (IPO) trong nước và quốc tế, bắt đầu có thể thực hiện bằng việc phát hành IPO cho một dự án/công trình (Petrovietnam nắm cổ phần đa số) Ưu tiên vốn cho tìm kiếm thăm dò ở nước ngoài: Giai đoạn 2001- 2005 là giai đoạn khởi đầu của đầu tư tìm kiếm thăm dò ở nước ngoài, do đó rất cần tập trung vốn ưu tiên từ Quỹ rủi ro cho đầu tư này. Có thể dành không ít hơn 1/2 Quỹ rủi ro cho đầu tư tìm kiếm thăm dò ở nước ngoài. Biết rằng một mặt cần ưu tiên, nhưng dò tìm dự án ở nước ngoài rất khó khăn Lấy dự án nuôi dự án: Để có nguồn vốn đầu tư cho thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, một hình thức lấy dự án trong nước để đổi lấy dự án ở nước ngoài phải là một chủ trương. Nhiều công ty sẵn sàng hợp tác với ta ở Việt Nam và sẵn sàng chia sẻ với ta, cho ta tham gia vào dự án ở nước ngoài. Kinh doanh cổ phần các dự án đem lại nguồn thu nhất định. Xem xét để cho phép được giữ lại nguồn thu này từ các dự án ở nước ngoài để tái đầu tư vào thăm dò khai thác các dự án mới ở nước ngoài. Hạch toán kinh doanh thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài: Đầu tư thăm dò khai thác dầu khí là đầu tư lớn nhưng rủi ro cao. Bởi vậy cần phân tán vốn đầu tư vào càng nhiều dự án thăm dò khai thác càng tốt, trong đó có dự án thành công sẽ đem lại lợi nhuận rất cao, song sẽ có rất nhiều dự án thất bại là điều tất yếu. Bởi vậy hạch toán kinh doanh thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài không thể hạch toán riêng lẻ độc lập từng dự án hay nhóm dự án mà phải nhất định hạch toán kinh doanh tổng hợp, thống nhất và tập trung toàn bộ các dự án thăm dò khai thác cả trong và ngoài nước. 3.1.5. Nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn cao Xây dựng hệ thống chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực tương xứng với quy mô phát triển của PVEP, cụ thể : Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách nhân viên đáp ứng được các yêu cầu : Bảo đảm thu nhập tương xứng với tính chất và hiệu quả công việc; Có sức cạnh tranh trên thị trường lao động dầu khí khu vực; Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống quy chế tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, luân chuyển cán bộ khoa học, hiệu quả, phù hợp với đặc thù của hoạt động dầu khí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, hạn chế chảy máu chất xám trong ngánh dầu khí; Xây dựng chương trình đào tạo tổng thể. Tiến hành khảo sát và đánh giá toàn diện kiến thức và kỹ năng người lao động làm cơ sở để xây dựng các khoá đào tạo chuyên ngành trung và dài hạn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu cấp bách của từng giai đoạn phát triển, cụ thể: Giai đoạn đến năm 2010: Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo trung hạn và ngắn hạn về chuyên ngành dầu khí (bao gồm cả kỹ thuật, quản lý kinh tế và ngoại ngữ) để cung cấp kịp thời nhân sự cho các dự án mới ở nước ngoài và nhân sự thay thế cho đội ngũ cán bộ biệt phái được rút về tăng cường cho bộ máy quản lý và các dự án. Các hình thức đào tạo chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm : Tái đào tạo ; Đào tạo thực hành tại chỗ; Đào tạo nâng cao. Kinh phí đào tạo khoảng 1,0 đến 1,5 triệu USD/năm. Đào tạo cơ bản (dài hạn) : Trong giai đoạn này sẽ triển khai công tác đào tạo cơ bản để chuẩn bị nhân lực trình độ cao cho giai đoạn phát triển tiếp theo với cơ cấu dự kiến : Tiến sỹ : 5 đến 10 người Thạc sỹ : 20 – 30 người Kỹ sư : 30 – 50 người Công nhân kỹ thuật : 50 – 100 người Trong đó cán bộ kỹ thuật: 70% ; Cán bộ quản lý kinh tế : 30% Kinh phí đào tạo cơ bản dự kiến 1 – 1,5 triệu USD/năm (Quỹ đào tạo của Tập đoàn) Giai đoạn sau năm 2010: Đào tạo ngắn hạn và trung hạn: Tiếp tục các chương trình đào tạo ; Đào tạo tại chỗ và Đào tạo nâng cao nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có. Kinh phí dự kiến 0,5 – 1,0 triệu USD/năm. Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo hỗn hợp dài hạn tiên tiến để đào tạo khoảng 500 nhân sự có tiềm năng phát triển cung cấp nhân sự cho khoảng 50 dự án mới trong giai đoạn này và cho bộ máy quản lý của PVEP (Tiến sỹ : 5 đến 10 người, Thạc sỹ : 20 – 30 người, Kỹ sư : 30 – 50 người, 100 – 150 công nhân kỹ thuật). Kinh phí dự kiến khoảng 1,5 – 2 triệu USD/năm Để giải quyết việc thiếu hụt nhân sự hiện nay, áp dụng ngay một số giải pháp đột phá bao gồm: Xây dựng tiêu chuẩn chức danh và hệ thống thang bảng lương tiên tiến, thống nhất trong toàn Tổng công ty để thu hút lao động có trình độ cao và hạn chế chảy máu chất xám. Tổ chức đánh giá năng lực người lao động định kỳ hàng năm; Định kỳ luân chuyển cán bộ giữa các công ty trực thuộc, công ty điều hành chung và các dự án để đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực. Đối với các vị trí quan trọng sẽ thuê chuyên gia nước ngoài kết hợp với đào tạo chuyển giao kinh nghiệm, kỹ năng quản lý. 3.2. Kiến nghị pháp lý cho hoạt động đầu tư thăm dò khai thác ra nước ngoài 3.2.1. Bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư ở nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực dầu khí nói riêng Như đã nói trong chương II, văn bản pháp lý cao nhất mà Tổng công tyDầu khí Việt Nam phải tuân thủ trong đầu tư ra nước ngoài là Nghị định22/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính Phủ quy định về quản lý đầu tư củadoanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài và Quyết định số 116/Ttg ngày2/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số ưu đãi, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động dầu khí. Tuy nhiên các văn bản này chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là hoạt động mang tính quốc tế hoá cao vì vậy nhà đầu tư phải chấp nhận các thông lệ quốc tế về đấu thầu, về thẩm định… Vậy để khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò- khai thác dầu khí giúp Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có thể hoạt động được theo thông lệ dầu khí quốc tế cần bổ sung một số điểm sau: Thẩm định và quyết định đầu tư Việc thẩm định và quyết định đầu tư ra nước ngoài được quy định tại điều 10 Nghị định số 22/1999/NĐ ngày 14/4/2001 của Chính phủ. Theo đó các dự án trong lĩnh vực dầu khí- các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thẩm định theo trình tự dưới đây: Biểu đồ 1 : Thủ tục thẩm định dự án đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Kế hoạch Đầu tư Doanh nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ, Ngành liênquan, Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ dự án tới Bộ Kế hoạch Đầu tư. Bước 2: Bộ Kế hoạch Đầu tư gửi văn bản xin ý kiến Bộ, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh. Bước 3: Bộ, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh gửi ý kiến bằng văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư về những vấn đề của dự án thuộc phạm vi quản lý của mình trong thời hạn 10 ngày. Bước 4: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định cho doanh nghiệp. Biểu đồ 2: Thủ tục thẩm định dự án đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định Thủ tướng Chính phủ Doanh nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thủ tướng chính phủ Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ dự án tới Bộ Kế hoạch Đầu tư. Bước 2: Bộ Kế hoạch Đầu trình Thủ tướng ý kiến thẩm định trong thời hạn 15 ngày. Bước 3: Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến thẩm định về dự án đầu tư. Bước 4: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định cho doanh nghiệp. Như vậy theo quy định hiện hành, việc thẩm định dự án đòi hỏi thời gian dài (thường là 30 ngày), do vậy không đáp ứng được yêu cầu thời gian trong kinh doanh quốc tế, đặc biệt là đối với những dự án Tổng công ty phải đánh giá và chào thầu trong thời gian ngắn do nước chủ nhà quy định. Cũng theo điều 9 Nghị định số 22/1999/NĐ ngày 14/4/1999 củaChính phủ quy định việc thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài sẽ do Thủ tướng duyệt với những dự án của doanh nghiệp do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước có giá trị từ 1.000.000 đô la Mỹ trở lên. Xét thấy đặc thù hoạt động đầu tư dầu khí đòi hỏi vốn lớn do đó nếu làm như quy định tại Nghị định trên thời gian thẩm định kéo dài, không phù hợp với các thông lệ quốc tế. Giúp cho quá trình thẩm định được diễn ra nhanh hơn và phù hợp với các đặc trưng của ngành Dầu khí có thể xem xét về việc thẩm định đầu tư theo số vốn đầu tư như sau: - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và ra quyết định đầu tư đối với các dự án dầu khí có đầu tư ban đầu từ 30 triệu đô la Mỹ trở lên. - Bộ Kế Hoạnh và Đầu Tư ra quyết định đầu tư đối với các dự án dầu khí có đầu tư ban đầu từ 20 triệu đến dưới 30 triệu đô la Mỹ. - Hội đồng quản trị doanh nghiệp Việt Nam ra quyết định đầu tư đối với các dự án dầu khí có đầu tư ban dầu dưới 20 triệu đô la Mỹ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư về các quyết định đầu tư. Chu chuyển ngoại tệ: Điều 13, 14 Nghị Định 22/1999/NĐ ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định: Điều 13: Lợi nhuận và các khoản thu nhập của Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài phải được chuyển về nước trong thời gian chậm nhất là 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư. Trường hợp quá thời hạn nêu trên phải nêu rõ lý do chậm cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.. Điều 14: Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nếu sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư ở nước ngoài phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận và đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với dự án đầu tư dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư lớn và kéo dài trong nhiều năm các quy định trên là chưa hợp lý ngay cả khi đã có doanh thu từ dự án. Ngoài ra, theo thông lệ quốc tế, nhà đầu tư được hưởng một tỉ lệ dầu khí lãi nhất định (cùng với dầu khí thu hồi chi phí) khi bắt đầu khai thác trong khi chưa thu hồi hết vốn đầu tư nên việc phân định lãi đầu tư trong thời gian đầu khai thác không hoàn toàn chính xác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để Tổng công ty Dầu khí Việt Nam sử dụng doanh thu từ dự án một cách linh hoạt và hiệu quả nhất và tránh các thủ tục gây lãng phí và thời gian và nguồn lực, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được sử dụng doanh thu từ bán dầu khí lãi để tái đầu tư theo chương trình công tác và ngân sách hàng năm đã được nước tiếp nhận đầu tư phê duyệt. Thành lập công ty thành viên ở nước ngoài: Theo thông lệ dầu khí quốc tế, các công ty dầu khí có dự án thường thành lập một đơn vị mang quốc tịch một nước thứ ba để thực hiện dự án nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vì vậy Chính phủ xem xét cho phép Tổng công ty và công ty trực tiếp thực hiện dự án được thành lập công ty thành viên nước ngoài để thực hiện dự án sao cho có lợi nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế. _ Mua cổ phần của các công ty dầu khí nước ngoài: Xét tập tục kinh doanh dầu khí quốc tế trong đó các công ty thường xuyên mua một phần hoặc toàn bộ cổ phần, Chính phủ có thể cho phép Tổng công ty Dầu khí Việt Nam mua cổ phần của các tổ chức kinh tế hay công ty nước ngoài đang sở hữu tài sản dầu khí hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình trong các dự án cho các tổ chức kinh tế hay công ty nước ngoài khi có rủi ro hoặc lợi thế thương mại. 3.2.2. Tăng cường hợp tác dầu khí cấp chính phủ và nhà nước Thực tế triển khai các hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong thời gian qua cho thấy nhiều dự án đầu tư có được nhờ những mối quan hệ cấp Chính phủ của ta với các nước nhận đầu tư (các dự án ở I-rắc, An-giê-ri) hay các thỏa thuận ngoại giao (các dự án ở In-đô-nê-sia và Ma-lay-sia). Trong tương lai, để phù hợp với chủ trương hội nhập và tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, Chính phủ cần xem xét, tăng cường đưa hợp tác trong lĩnh vực Dầu khí vào các chương trình hợp tác kinh tế với các nước có tiềm năng dầu khí và có mối quan hệ hữu nghị đối với Việt Nam hơn nữa. 3.2.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro Xét trên thực tế các công ty dầu không thể vay vốn để đầu tư cho tìm kiếm thăm dò- khai thác mà thường được trích từ lãi ròng của công ty theo tỷ lệ nhất định. Xét theo mục tiêu sản lượng và cơ cấu dự án ở nước ngoài, Chính phủ có thể xem xét cho phép hình thành một quỹ tìm kiếm thăm dò (kèm theo cơ chế sử dụng quỹ) khoảng 30-50 triệu USD/năm. Nguồn hình thành có thể gồm: phụ thu trên sản phẩm dầu khí Tổng công ty bán ra, từ doanh thu bán khí và lợi nhuận của Tổng công ty. Việc huy động vốn cho các dự án đi vào phát triển mỏ và khai thác hiện tại đều được thực hiện thông qua vay vốn của các ngân hàng nước ngoài là rất lãng phí, vậy Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét ban hành quy định cho phép các ngân hàng thương mại trong nước cung cấp các khoản vay cho các dự án dầu khí ở nước ngoài. KẾT LUẬN Đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là yêu cầu cần thiết để đảm bảo nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và an ninh năng lượng cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, sự phát triển của hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài là một tất yếu khách quan phù hợp với xu thế quốc tế hoá hoạt động dầu khí trên thế giới và nằm trong phương hướng phát triển Petrovietnam thành một tập đoàn kinh tế mạnh. Trong quá trình hoạt động gần 3 năm qua Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong việc tìm kiếm và kí kết các dự án đầu tư, tiến hành đầu tư có trọng điểm vào các khu vực có tiềm năng dầu khí lớn và dần dần tạo dựng được hình ảnh công ty trên thế giới. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động cũng có không ít khó khăn xuất phát từ môi trường đầu tư thiếu ổn định, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, sự khác biệt về văn hoá, phong tục tập quán và tập tục kinh doanh cộng với các khó khăn trong nội bộ Tổng công ty. Vì vậy, để hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài có thể phát triển hơn nữa trong những năm tới cần có những điều chỉnh hợp lý từ phía Chính phủ cũng như từ phía Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. PHỤ LỤC PHỤ LỤC TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ ĐÃ ĐƯỢC XÁC MINH CỦA THẾ GIỚI (đến hết 2009) Trữ lượng dầu thô Tỷ tấn Tỷ thùng USA 3.7 29.9 Canada 2.4 17.1 Mexico 1.7 12.9 Tổng Bắc Mỹ 7.8 59.9 Argentina 0.3 2.0 Brazil 1.7 12.2 Colombia 0.2 1.5 Ecuador 0.7 4.7 Peru 0.1 1.1 Trinidad & Tobago 0.1 0.8 Venezuela 11.5 80.0 Khác 0.2 1.3 Tổng Nam Trung Mỹ 14.8 103.5 Azerbaijan 1.0 7.0 Denmark 0.2 1.2 Italy 0.1 0.7 Kazakhstan 5.5 39.8 Norway 1.1 8.5 Romania 0.1 0.4 Russian Federation 10.9 79.5 Turkmenistan 0.1 0.5 United Kingdom 0.5 3.9 Uzbekistan 0.1 0.6 Khác 0.3 2.2 Tổng Châu Âu & SNG 19.7 144.4 Iran 18.9 137.5 Iraq 15.5 115.0 Kuwait 14.0 101.5 Oman 0.8 5.6 Qatar 2.0 15.2 Saudi Arabia 36.3 264.3 Syria 0.4 3.0 United Arab Emirates 13.0 97.8 Yemen 0.4 2.9 Khác ^ 0.1 Tổng Trung đông 101.2 742.7 Algeria 1.5 12.3 Angola 1.2 9.0 Chad 0.1 0.9 Rep. of Congo (Brazzaville) 0.3 1.9 Egypt 0.5 3.7 Equatorial Guinea 0.2 1.8 Gabon 0.3 2.1 Libya 5.4 41.5 Nigeria 4.9 36.2 Sudan 0.9 6.4 Tunisia 0.1 0.7 Khác 0.1 0.6 Tổng Châu Phi 15.5 117.2 Australia 0.5 4.2 Brunei 0.2 1.1 China 2.2 16.3 India 0.8 5.7 Indonesia 0.6 4.3 Malaysia 0.5 4.2 Thailand 0.1 0.5 Vietnam 0.4 3.3 Khác 0.1 1.0 Tổng Châu Á TBD 5.4 40.5 Tổng cả Thế giới 164.5 1208.2 Trữ lượng khí Nghìn tỷ Nghìn tỷ bộ khối m3 USA 209.15 5.93 Canada 58.77 1.67 Mexico 13.70 0.39 Tổng Bắc Mỹ 281.62 7.98 Argentina 14.65 0.42 Bolivia 26.12 0.74 Brazil 12.28 0.35 Colombia 4.34 0.12 Peru 12.00 0.34 Trinidad & Tobago 18.71 0.53 Venezuela 152.32 4.32 Khác 2.40 0.07 Tổng Nam Trung Mỹ 242.83 6.88 Azerbaijan 47.66 1.35 Denmark 2.72 0.08 Germany 5.47 0.16 Italy 5.63 0.16 Kazakhstan 105.90 3.00 Netherlands 47.55 1.35 Norway 102.09 2.89 Poland 3.67 0.10 Romania 22.17 0.63 Russian Federation 1682.07 47.65 Turkmenistan 100.96 2.86 Ukraine 38.83 1.10 United Kingdom 16.98 0.48 Uzbekistan 66.01 1.87 Khác 15.99 0.45 Tổng Châu Âu & SNG 2263.69 64.13 Bahrain 3.18 0.09 Iran 992.99 28.13 Iraq 111.90 3.17 Kuwait 62.83 1.78 Oman 34.59 0.98 Qatar 895.24 25.36 Saudi Arabia 249.68 7.07 Syria 10.24 0.29 United Arab Emirates 213.95 6.06 Yemen 17.12 0.49 Khác 1.80 0.05 Tổng Trung đông 2593.53 73.47 Algeria 159.00 4.50 Egypt 68.48 1.94 Libya 46.45 1.32 Nigeria 183.91 5.21 Khác 42.82 1.21 Tổng Châu Phi 500.67 14.18 Australia 91.96 2.61 Bangladesh 15.36 0.44 Brunei 11.83 0.34 China 86.45 2.45 India 37.95 1.08 Indonesia 92.91 2.63 Malaysia 87.54 2.48 Myanmar 18.99 0.54 Pakistan 28.17 0.80 Papua New Guinea 15.36 0.44 Thailand 10.63 0.30 Vietnam 14.12 0.40 Khác 11.90 0.34 Tổng Châu Á TBD 523.15 14.82 Tổng cả Thế giới 6405.48 181.46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. IEA Monthly Oil Market Report- UN 20/4/2010. 2. Tạp chí dầu khí số 1/2009, 4/2009, 5/2009, 1/2010, 3/2010, 3. Tạp chí Oil & Gas journal số 24/10/2009, 24/2/2010. 4. Tạp chí Thông tin dầu khí thế giới số 3/2009, 4/2009, 6/2009, 7/2009, 8-2009, 5. Báo cáo Dầu Khí 2009, 7/2009. 6. World Bank 2008. 7. www.vneconomy.com.vn. 8. www.pidc.com.vn. 9. Quy định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Việt Nam 10.Báo cáo dự án Daman 2009 11. Báo cáo tài chính Dự án OPL 321, Algieria 12. Báo cáo dự án Jufyer 2008 13.Báo cáo Dự án Uzbekistan 2008 14. Báo cáo thăm dò Anadarko, Venezuela 15. Chiến lược phát triển của PVEP giai đoạn 2008-2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31432.doc
Tài liệu liên quan