Tiến trình CPH ở Việt nam được hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng bắt đầu từ năm 1992 vì trong năm này những công việc đầu tiên về cổ phần hóa mới thực sự được tiến hành. Căn cứ vào sự tiến triển về tốc độ cũng như sự thay đổi về chất lượng cổ phần hóa, quá trình cho đến nay có thể phân chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, giai đoạn trước khi có thị trường chứng khoán: 1992-1999; và giai đoạn thứ hai, từ năm 2000 đến nay khi thị trường chứng khoán Việt Nam đã được hình thành và phát triển.
68 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa tổng công ty thép Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hép Vinakyoei , Cty thép VCS- POSCO , Cty TNHH Nasteel Vina, Cty liên doanh sản xuất thép Vinausteel , Cty ống thép Việt nam- Vinapipe, Cty liên doanh trung tâm thương mại quốc tế IBC , Cty TNHH cảng quốc tế Thị vải, Cty gia công thép Vinanic
2.4 Kết quả kinh doanh của tổng công ty
2.4.1 Giai đoạn 1995-2005
Trong 5 năm từ 2000 đến 2004, Tổng công ty liên tục hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch, đạt được các thành tựu nổi bật sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 đạt 4.180 tỷ đồng, tăng 94,5% so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17%; năm 2004 tăng 155% so với năm 1995. Tổng doanh thu năm 2004 đạt 13.908,1 tỷ đồng, tăng 117,6% so với năm 2000 và tăng 187,3% so với năm 1995. Trong 5 năm đóng góp cho ngân sách nhà nước 2.050,1 tỷ đồng, năm 2004 tăng 117,7% so với năm 2000 và tăng 187,3% so với năm 1995; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt 22,3%/năm.
Cơ cấu chủng loại sản phẩm đã và đang được đa dạng hoá, bên cạnh phôi thép và thép cán (thép thanh, thép dây), đến năm 2005 Tổng công ty có thêm các sản phẩm mới như thép hình, thép lá, ống thép, vật liệu luyện kim và vật liệu xây dựng v.v... Trình độ công nghệ sản xuất, so với thời kỳ năm 1995 đến nay một số nhà máy mới đạt mức tiên tiến trong khu vực và thế giới với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.
2.4.2 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty giai đoạn 2006-2007
Kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty năm 2007 vừa qua rất khả quan mặc dù thị trường trong nước và thế giới có nhiều biến động lớn . Năm 2007 doanh thu và lợi nhuận vượt xa so với năm 2006 , thể hiện qua bảng sau :
Đơn vị tính: triệu đồng
Về tình hình thực hiện nghĩa vụ của tổng công ty với ngân sách nhà nước:
Đơn vị tính: triệu đồng
Trong năm 2007, Công ty mẹ và các đơn vị thành viên đã thực hiện nghĩa vụ thuế với Ngân sách nhà nước 559.587 triệu đồng, đạt 125% so với năm 2006. Các nghĩa vụ thuế với Ngân sách Nhà nước được thực hiện và chấp hành nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời.
2.4.3 Kết luận
Dựa vào các số liệu thực tế cho thấy trong nhưng năm qua TCT thép đã có những bước phát triển mạnh mẽ đóng góp đáng kể cho nền kinh tế mặc dù gặp nhiều khó khăn bất lợi trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới .Thực tế cũng cho thấy rằng ở những doanh nghiệp đã CPH tình hình kết quả kinh doanh rất tốt, lợi nhuận tăng nhanh và vững chắc qua các năm . Điều đó chứng tỏ CPH là một chiến lược đúng đắn cần được đẩy nhanh hơn nữa
2.5 Thực trạng cổ phần hóa ở tổng công ty thép Việt nam
2.5.1 Hành lang pháp lý cho việc thành lập Công ty mẹ- Tổng công ty Thép Việt nam
Cơ sở pháp lý mới nhất cho việc đổi mới tại tổng công ty Thép Việt nam là hai quyết định 266 và 267 của thủ tướng chính phủ . Theo đó hướng dẫn tiến hành chuyển đổi công ty Thép sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con . Hai quyết định được khái quát cơ bản như sau :
QUYẾT ĐỊNH 267
Thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam
______
Thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Thép miền Nam, Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp và các chi nhánh.
1. Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty khác; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Công ty mẹ và vốn đầu tư vào các công ty khác; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Thép Việt Nam trước đây.
2. Tên gọi đầy đủ: Tổng công ty Thép Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh:
VIETNAM STEEL CORPORATION.
Tên gọi tắt: VNSTEEL.
Viết tắt là: VSC
3. Trụ sở chính: số 91 Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Trụ sở phía Nam: số 56 phố Thủ Khoa Huân, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
QUYẾT ĐỊNH 266
Về việc phê duyệt Đề án chuyển Tổng công ty Thép Việt Nam
sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con
_________
Phê duyệt Đề án chuyển Tổng công ty Thép Việt Nam sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với những nội dung chính sau:
1. Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty khác; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Công ty mẹ và vốn đầu tư vào các công ty khác.
Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Thép miền Nam, Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp và các chi nhánh. Công ty mẹ có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Thép Việt Nam trước đây.
Bộ máy quản lý, điều hành của Công ty mẹ bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
2. Mối quan hệ giữa Công ty mẹ với chủ sở hữu nhà nước và với các công ty con, công ty liên kết được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ.
2.5.2 Thực trạng cổ phần hóa tại tổng công ty Thép Việt nam
Để hiểu rõ hơn về thực trạng CPH tại tổng công ty Thép Việt nam ta tìm hiểu ở các khía cạnh sau:
Về thời gian chuyển đổi:
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khoá IX và Chương trình hành động của Chính phủ, Tổng công ty đã xây dựng Đề án sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty và ngày 25 tháng 02 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 223/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp đổi mới của Tổng công ty giai đoạn 2003-2005.
Theo đề án được phê duyệt, Tổng công ty giữ nguyên một số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; sáp nhập một số công ty tại khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và chuyển hai công ty thành viên thành công ty cổ phần.
Ngày 12 tháng 11 năm 2003, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 182/QĐ-BCN về việc sáp nhập Công ty Kinh doanh Thép và Vật tư Hà Nội vào Công ty Kim khí Hà Nội và Quyết định số 183/QĐ-BCN sáp nhập Công ty Kinh doanh Thép và Thiết bị công nghiệp vào Công ty Kim khí TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 16 tháng 12 năm 2003, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 220/2003/QĐ-BCN chuyển Công ty Kim khí Bắc Thái thành Công ty cổ phần Kim khí Bắc Thái.
Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có Quyết định số 228/2003/QĐ-BCN thành lập Công ty Thép Tấm lá Phú Mỹ đơn vị thành viên Tổng công ty. Trụ sở tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là nhà máy thép cán nguội đầu tiên có công suất 205.000 tấn/năm của Tổng công ty.
Ngày 10 tháng 8 năm 2004, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 78/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Kim khí Hải Phòng thành Công ty cổ phần Kim khí Hải Phòng.
Ngày 31 tháng 12 năm 2004, Bộ Công nghiệp có quyết định tiến hành cổ phần hoá 5 doanh nghiệp thành viên Tổng công ty, đó là Công ty Kim khí Hà Nội; Công ty Kim khí TP.Hồ Chí Minh; Công ty Kim khí Miền Trung; Công ty Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn và Công ty Cơ điện Luyện kim.
Tiếp tục thực hiện nghị quyết của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty đã xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công nghiệp. Ngày 10 tháng 01 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 08/2005/QĐ-TTg phê duyệt Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2005-2006, trong đó thực hiện cổ phần hoá 5 đơn vị thành viên ngay trong năm 2005.
Theo quyết định 266, 267và quyết định số 1729/QĐ-Ttg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 29/12/2006 về việc phê duyệt danh sách các tổng công ty và tập đoàn kinh tế được cổ phần hóa, trong giai đoạn 2007-2010 . Theo đó theo đúng lộ trình thì năm 2009 TCT Thép Việt nam sẽ phải tiến hành xong quá trình CPH . TCT thép là một doanh nghiệp trọng điểm quốc gia ,đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định cũng như phát triển của nền kinh tế quốc dân.Với quy mô rất lớn với nhiều đơn vị thành viên và vốn điều lệ nên thực hiện đòi hỏi thời gian dài và tính toán cẩn thận nhằm tránh xảy ra những sai sót gây hậu quả đáng tiếc . Với tinh thần đó công cuộc CPH ở TCT được tiến hành với nhiều bước nhỏ , bắt đầu từ các đơn vị thành viên .Khởi đầu là CPH công ty kim khí Bắc thái vào năm 2003 , với những mặt tích cực sau CPH như lợi nhuận sau thuế tăng hơn hẳn , năng suất lao động cao, tinh thần tự giác của người lao động nâng cao đã thúc đẩy tiến trình này nhanh hơn .
Tính đến cuối năm 2007 đã có tới 17 đơn vị thành viên thực hiện xong quá trình CHP . Hiện tại chỉ còn 4 công ty là chưa thực hiện xong là : Tổng công ty thép Việt nam, công ty thép miền nam, công ty thép tấm lá Phú mỹ và công ty gang thép Thái nguyên. Đây là những doanh nghiệp có vốn lớn , lao động nhiều , kinh doanh có lãi lớn cho nên được tiến hành chậm hơn .
Theo số liệu công bố thì : tổng công ty thép có vốn là 1300 tỷ đồng , công ty thép miền nam là 437 tỷ , công ty thép tấm lá Phú mỹ là 108 tỷ, công ty gang thép Thái nguyên là 460 tỷ . Dự tính năm 2008 sẽ tiến hành CPH cty gang thép Thái nguyên và đến ngày 1-7-2009 sẽ sáp nhập cty thép Miền nam và cty thép tấm lá Phú mỹ với văn phòng tổng công ty , và chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty mẹ công ty con . Có thể nói trong tiến trình CPH ở tổng công ty thép là tương đối nhanh , đúng theo tiến trình mà chính phủ giao cho
Về tỷ lệ góp vốn của nhà nước:
Với các doanh nghiệp khác nhau mà nhà nước có tỷ lệ góp vốn khác nhau . Tính tới thời điểm cuối năm 2007 qua bảng thống kê ta nhận thấy ở hầu hết các doanh nghiệp đều có số vốn góp của nhà nước trên 35% đây là một tỷ lệ chi phối khá cao. Số vốn góp của tổng công ty tại các công ty con lên tới hơn 300 tỷ đồng , tại các công ty liên doanh liên kết là 588,5 tỷ đồng .
TT
TÊN CÔNG TY
TỶ LỆ CỔ PHẦN
GIÁ TRỊ VỐN GÓP
I
VNSTEEL VÀ CÁC CÔNG TY CON
1
Công ty mẹ - Tổng công ty thép Việt Nam
a
Trụ sở chính
100.00%
1.300.000.000.000
b
Trụ sở phía Nam
c
Công ty thép tấm lá Phú Mỹ
108.000.000.000
d
Công ty thép Miền Nam
437.000.000.000
2
Công ty Gang thép Thái Nguyên
100.00%
460.000.000.000
3
Viện luyện kim đen
100.00%
4
Trường đào tạo nghề cơ điện luyện kim
100.00%
5
Công ty CP kim khí Hà Nôi
89.37%
80.431.500.000
6
Công ty CP kim khí Bắc Thái
65.50%
6.551.000.000
7
Công ty CP kim khí Miền Trung
86.25%
8
Công ty CP kim khí Tp Hồ Chí Minh
68.52%
108.256.000.000
9
Công ty CP Thép Đà Nẵng
30.00%
10
Công ty CP hợp kim khí sắt
9.70%
11
Công ty CP luyện cán thép Gia Sàng
39.65%
12
Công ty CP cơ khí Gang Thép
21.00%
13
Công ty CP vật liệu chịu lửa Thái Nguyên
10.68%
14
Công ty CP vận tải GPTN
25.77%
15
Công ty CP sửa chữa ô tô Gang thép
10.14%
16
Công ty CP cơ điện luyện kim Thái Nguyên
26.20%
6.028.000.000
17
Công ty CP Trúc Thôn
38.23%
6.881.800.000
18
Công ty CP lưới thép Bình Tây
40.10%
7.874.500.000
19
Công ty CP ĐTXD Miền Nam
20.00%
1.680.000.000
20
Công ty CP bóng đá TMN - CSG
72.00%
2.880.000.000
21
Công ty CP Tân Thành Mỹ
24.10%
22
Công ty CP khoáng sản Việt Trung
45.00%
37.984.275.000
II
CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH, LIÊN KẾT
1
Công ty ống thép Việt Nam - VINAPIPE
50.00%
19.686.215.000
2
Công ty thép Vinakyoei
40.00%
88.025.700.000
3
Công ty thép VSC – POSCO
34.00%
62.783.640.000
4
Công ty TNHH Natsteel Vina
43.50%
36.317.636.000
5
Công ty LD SX thép Vinausteel
30.00%
42.491.885.000
6
Công ty LD trung tâm thương mại quốc tế - IBC
40.00%
104.302.471.000
7
Công ty TNHH Cảng quốc tế Thị Vải
22.40%
10.213.500.000
8
Công ty TNHH Posvina
50.00%
24.351.426.000
9
Trung tâm chế biến tôn mạ màu Nipponvina
50.00%
11.401.422.000
10
Công ty Tôn Phương Nam
45.00%
24.402.451.000
11
Công ty SXSP mạ công nghiệp Vingal
35.00%
35.303.711.000
12
Công ty Liên doanh thép Tây Đô
35.00%
14.172.427.000
13
Công ty GC và DV thép Sài Gòn
40.00%
10.401.586.000
14
Công ty TNHH cơ khí Việt Nhật
28.00%
15
Công ty vật liệu chịu lửa Nam Ưng
68.00%
7.793.388.000
Về chi phí cổ phần hóa :
Chi phí để tiến hành CPH bao gồm chi phí thành lập các phòng ban chức năng, chi phí tổ chức đấu thầu, chi phí in ấn , chi phí giấy tờ Qua số liệu ở một số công ty ta nhận thấy chi phí này ở mức có thể chấp nhận được, chẳng hạn tại Cty CP Kim khí Hà nội chi phí CPH chỉ là 398 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 0,3% giá trị doanh nghiệp:
( triệu đồng)
Cty CP Kim khí Hà nội : 398
Cty CP Kim khí Bắc thái: 473
Cty CP Kim khí Miền Trung: 399
Cty CP Kim khí TP Hồ chí Minh: 399
Cty CP cơ điện luyện kim: 299
Cty CP vật lệu chịu lửa Trúc Thôn: 399
Cty CP hợp kim sắt: 299
Cty CP Luyện cán thép Gia sàng: 399
Cty CP cơ khí luyện kim: 389
Cty CP cơ khí Gang thép: 399
Cty CP sửa chữa ô tô gang Thép: 199
Về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau CPH:
Xét về chỉ tiêu tài chính tại các công ty đã CPH thì tình hình kết quả kinh doanh rất khả quan. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khối công ty con năm 2007 đạt được vượt xa so với năm 2006. Tổng doanh thu thực hiện 5.519.993 triệu đồng đạt 153% so với năm 2006, lợi nhuận trước thuế ước thực hiện 62.565 triệu đồng đạt 288% so với năm 2006. Nếu căn cứ theo phần vốn góp, dự tính công ty mẹ - Tổng công ty sẽ nhận được khoản lợi nhuận từ khối công ty liên kết khoảng hơn 46 tỷ đồng
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại khối các công ty liên doanh, liên kết năm 2007 nhìn chung đều tăng trưởng mạnh so với năm 2006. Tổng số doanh thu đạt được năm 2007 là 12.339.153 triệu đồng, tăng 62% so với năm 2006. Lợi nhuận đạt được 619.094 triệu đồng, tăng 58% so với năm 2006. Nếu tính theo tỷ lệ vốn góp của Công ty mẹ - Tổng công ty vào các đơn vị này thì trong năm 2007, lợi nhuận Tổng công ty được hưởng từ khối các đơn vị này khoảng 207 tỷ đồng.
Như vậy có thể nói sau khi thực hiện CPH các đơn vị thành viên đã tiến hành sản xuất kinh doanh rất hiệu quả, các chỉ tiêu tài chính rất khả quan, tiềm lực mọi mặt được nâng cao, nợ xấu ngân hàng giảm mạnh và được xem như không đáng kể, trình độ cán bộ công nhân viên được nâng cao nhờ các chính sách đào tạo lại. Cơ cấu chủng loại sản phẩm đã và đang được đa dạng hoá, bên cạnh phôi thép và thép cán (thép thanh, thép dây), đến nay các doanh nghiệp đã CPH có thêm các sản phẩm mới như thép hình, thép lá, ống thép, vật liệu luyện kim và vật liệu xây dựng v.v... Trình độ công nghệ sản xuất, so với thời kỳ chưa cổ phần đến nay số nhà máy mới đạt mức tiên tiến trong khu vực và thế giới với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến tăng lên đáng kể. Hiện nay thị phần trong nước của tổng công ty là hơn 30% và phấn đấu lên tới hơn 40% trong một tương lai không xa nữa. Để đạt được những điều nay là nhờ nỗ lực rất lớn của cán bộ công nhân viên công ty, và một phần quan trọng là nhờ chính sách đổi mới doanh nghiệp tiêu biểu là CPH mà Tổng công ty đã và đang thực hiện. Qua thực tế những doanh nghiệp đã CPH của tổng công ty ta nhận thấy rằng chiến lược CPH của đã đạt thành công rất lớn , do vậy cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm thực hiện đúng tiến độ mà nhà nước yêu cầu là hoàn thành vào năm 2009 .
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá
3.1 Định hướng phát triển của tổng công ty thép Việt nam
Để tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9, Khoá IX và quy hoạch phát triển Tổng công ty theo Quyết định số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu của Tổng công ty giai đoạn 5 năm 2006-2010, cụ thể:
Về chiến lược CPH , tổng công ty phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 1729QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 và các quyết định 266,267 của Thủ tướng Chính phủ theo đó phấn đấu hoàn thành công cuộc CPH toàn tổng công ty, chuyển đổi sang mô hình hoạt động công ty mẹ - công ty con vào năm 2009. Từng bước xác lập và hình thành Tập đoàn Thép Việt Nam, kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng; có các loại hình công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh và công ty TNHH.
Trong giai đoạn 5 năm 2006-2010, phấn đấu sản lượng thép cán tăng trưởng bình quân 10-15%/năm (thép cán đạt 50% thị phần thép cả nước); phôi thép cơ bản đáp ứng nhu cầu cho sản xuất của Tổng công ty và đáp ứng một phần nhu cầu về thép chất lượng cao, thép dự ứng lực cho nền kinh tế. Đầu tư đổi mới công nghệ, đưa trình độ công nghệ của Tổng công ty đạt mức tiên tiến chung của khu vực và trên thế giới , đảm bảo khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thép tại thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế. Phấn đấu chiếm thị phần trong nước từ 35%-40%, trở thành một tập đoàn hùng mạnh có vai trò quyết định tới sự ổn định của thị trường thép trong nước, hạn chế những bất lợi do thị trường quốc tế mang lại góp phần bình ổn nền kinh tế nói chung và sự ổn định nói riêng của các nghành ,lĩnh vực khác đặc biệt là nghành xây dựng và đóng tàu.
Tiếp tục đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ các cơ sở hiện có; đầu tư mở rộng Công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II để đạt công suất 75 vạn tấn phôi thép/năm; tiếp tục đầu tư Nhà máy cán Thép Đà Nẵng 25 vạn tấn/năm; đầu tư liên doanh khai thác mỏ quặng sắt Quý Xa và liên hợp luyện kim Lào Cai; đầu tư Nhà máy Thép Phú Mỹ II, công suất 50 vạn tấn phôi thép/năm; đầu tư dự án Nhà máy phôi thép phía Bắc, công suất 50 vạn tấn phôi thép/năm; đầu tư mở rộng Công ty Thép Tấm lá Phú Mỹ nâng công suất lên 60 đến 65 vạn tấn/năm; đầu tư dự án Nhà máy thép tấm cán nóng 1,5 -2 triệu tấn/năm. Tích cực chuẩn bị để triển khai đầu tư khai thác Mỏ quặng sắt Thạch Khê và Nhà máy thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm vào cuối kế hoạch 5 năm 2006-2010. Tham gia nhiều liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước nhằm tận dụng công nghệ tiên tiến của các nước phát triển , bên cạnh đó còn tiếp tục đầu tư tìm kiếm các quặng với trữ lượng lớn trong và ngoài nước để đảm bảo sự ổn định của thị trường yếu tố đầu vào .Hy vọng trong tương lai tổng công ty thép Việt nam sẽ đạt được những mục tiêu đề ra và đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong nền kinh tế quốc dân .
3.2 LTTC giải thích xu thế tất yếu cổ phần hóa
Để giải thích xu thế tất yếu của quá trình CPH chúng ta có thể dựa trên nhiều cơ sở lý luận khác nhau hoặc trên cơ sở thực tế đã diễn ra ở Việt nam cũng như trên thế giới. Bài viết này tiếp cận trên cơ sở vận dụng lý thuyết trò chơi vào trò chơi tạm gọi là trò chơi cổ phần hóa DNNN. Trong trò chơi này xuất hiện hai người chơi cơ bản là Chủ sở hữu doanh nghiệp và Nhà quản trị doanh nghiệp, đây là hai người chơi đóng vai trò quyết định đối với kết cục trò chơi. Mỗi người chơi đều có không gian chiến lược của riêng mình và chỉ hành động trong khuôn khổ không gian đó, trong khuôn khổ không gian của riêng mình ai cũng hành động vì lợi ích của riêng mình và sự thống nhất lợi ích cho phép họ tạo ra một xu thế chính cho cuộc chơi . Đó là trạng thái cân bằng lợi ích mà mọi người chơi hướng tới và trạng thái trong lý thuyết trò chơi có tên gọi là cân bằng Nash. Chúng ta sẽ tiếp cận doanh nghiệp ở hai khía cạnh quan trọng nhất của doanh nghiệp là khía cạnh tài chính và khía cạnh quản trị doanh nghiệp để chỉ ra rằng cổ phần hóa là một xu thế tất yếu phải xảy ra trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay của Việt nam
Tiếp cận ở khía cạnh quản trị doanh nghiệp: tức là chỉ ra những mâu thuẫn lợi ích xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp và để giải quyết triệt để tình trạng này cần phải tiến hành cổ phần hóa.
Tiếp cận ở khía cạnh tài chính: tức là chúng ta chỉ ra rằng một cơ cấu vốn tối ưu sẽ đem lại cho doanh nghiệp một chi phí huy động ít tốn kém nhất và để đạt được trạng thái đó cần phải cổ phần hóa.
Tiếp cận ở khía cạnh quản trị doanh nghiệp :
Bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào cũng tồn tại hai đối tượng là chủ sở hữu và người làm thuê . Ở doanh nghiệp nhà nước cũng vậy chủ sở hữu là nhà nước còn người làm thuê là nhân viên, các bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp. Đặc điểm của DNNN là sự tách rời giữa chủ sở hữu và người điều hành hoạt động doanh nghiệp. Chính từ đặc điểm này đã phát sinh ra các mâu thuẫn cơ bản sau :
Sự tách rời quyền sở hữu khỏi việc điều hành khiến cho có nhiều tình huống người điều hành hành xử vì lợi ích riêng của mình hơn là lợi ích của doanh nghiệp. Theo lý thuyết rủi ro về đạo đức ta nhận thấy lợi ích của người điều hành khi điều hành doanh nghiệp là lương bổng, là tiền từ các quỹ khen thưởng và một số lợi ích khác, tuy nhiên ràng buộc lợi ích đó không đủ lớn mà một khi lợi ích không đủ lớn sẽ khó tạo ra động lực quản lý mạnh mẽ, thực tế ở hầu hết các DNNN các nhà quản lý lo lắng cho lợi ích cuả mình là trên hết cho dù lợi ích của doanh nghiệp cũng là lợi ích của chính mình. Trong thời đại này rất hiếm gặp các vị giám đốc hết lòng vì lợi ích của doanh nghiệp mà không màng tới lợi ích cá nhân . Không chỉ các DNNN mà những doanh nghiệp đã cổ phần nhưng tỷ trọng vốn nhà nước cao thì tỷ trọng lượng cán bộ năng nổ, tâm huyết có xu hướng tỷ lệ nghịch
Mâu thuẫn giữa nhà điều hành và chủ sở hữu có thể gay gắt khi điều chỉnh thời điểm của các luồng tiền. Các nhà điều hành quan tâm nhiều tới dòng tiền trong ngắn hạn đặc biệt là trong thời gian họ làm việc hơn là trong tương lai , trong khi chủ sở hữu thì lại quan tâm tới các dòng tiền trong tương lai xa hơn . Bởi vì bất cứ nhà điều hành nào cũng muốn được sử dụng nguồn vốn một cách thoải mái, không muốn phải bận tâm tới các chiến lược huy động vốn cũng như muốn các chiến lược đầu tư phát huy hiệu quả nhằm nhận lấy những thành quả do chính mình tạo ra hơn là để cho thế hệ sau giành lấy. Còn đối với chủ sở hữu, cái họ quan tâm là tương lai dài hạn của doanh nghiệp ,thật khó có một doanh nghiệp nào mà phát triển mạnh mẽ, giá trị doanh nghiệp cái mà họ quan tâm nhất đạt giá trị tối đa hóa nếu như không có các chiến lược đầu tư dài hạn. Từ đây tất yếu sẽ xảy ra mâu thuẫn, mâu thuẫn này là không thể giải quyết nếu như không đổi mới DNNN
Mâu thuẫn về sự đánh đổi rủi ro. Vì thu nhập và lợi ích của nhà điều hành phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho nên bản thân họ luôn tránh những rủi ro có thể xảy ra và có xu hướng đa dạng hóa đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp . Đây là một chiến lược đúng đắn , tuy nhiên ở một số khía cạnh chiến lược này gây ra những bất cập. Chẳng hạn về chính sách về cơ cấu vốn, các điều hành thích được tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu hơn là vay nợ vì vay nợ sẽ phải trả lãi suất có thể gây nguy cơ vỡ nợ trong khi vốn chủ sở hữu thì không có nguy cơ này. Bên cạnh đó phải chịu những ràng buộc pháp lý có thể gây trở ngại trong chiến lược điều hành . Ví dụ như các chủ nợ sẽ yêu cầu được kiểm tra giám sát hoạt động cũng như tác động tới những định hướng của doanh nghiệp... Nhưng chủ sở hữu thì lại không muốn vì những gánh nặng và ràng buộc phải chịu . Vốn của chủ sở hữu tức Ngân sách nhà nước có hạn và phải giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác cho nên phần giành cho các DNNN có hạn và ngân sách hạn chế của nhà nước không muốn phải chịu những gánh nặng thường niên nhưng không hiệu quả này .Từ đây tất yếu sẽ xảy ra những mâu thuẫn và để giải quyết mâu thuẫn này cần phải thay đổi phương thức sở hữu làm cho nhà điều hành các DNNN không còn chỗ để ỷ lại và buộc họ phải tính toán một cơ cấu vốn tối ưu nhất.
Bên cạnh đó phải thừa nhận một thực tế rằng , trình độ các nhà điều hành còn chưa theo kịp với thời đại, hầu hết bộ phận lãnh đạo được đào tạo lâu, không cập nhật với các tiến bộ về quản trị học cũng như các kiến thức liên quan tới điều hành doanh nghiệp. Những cán bộ như vậy không thích sự năng động , không thích sự cạnh tranh công bằng mà chỉ thích được nhà nước hỗ trợ, bao cấp và tạo các điều kiện thuận lợi khác. Hơn ai hết họ cũng hiểu rằng nếu tiến hành đổi mới không sớm thì muộn họ cũng bị gạt ra khỏi bộ phận lãnh đạo và nhường chỗ cho những cán bộ có năng lực hơn .
Từ những phân tích các mâu thuẫn trên ta nhận thấy xu thế chính của các DNNN là ngại đổi mới trong khi nhà nước thì muốn đổi mới mà cơ bản là CPH. Như vậy tất yếu sẽ xảy ra mâu thuẫn nếu như không có những điều kiện làm cho các yếu tố khác cuộc chơi thay đổi theo hướng chấp nhận được cho các nhà quản trị doanh nghiệp từ phía chính phủ. Các yếu tố này sẽ được bàn tới ở sau .Bây giờ chúng ta sẽ dùng LTTC chỉ ra những trạng thái cân bằng khác nhau có thể xảy ra trong từng điều kiện và môi trường kinh tế khác nhau. Ở môi trường này thì xu thế cuộc chơi sẽ xảy ra một cách hợp lý theo môi trường đó nhưng ở môi trường khác thì xu thế sẽ khác đi. Nhiệm vụ của chính phủ là biến đổi môi trường theo hướng sao cho đạt kết quả như mong muốn
( Lý thuyết thiết kế cơ chế- Nobel kinh tế 2007 )
Xét hai người chơi là Chính phủ và Doanh nghiệp . Trong trò chơi cổ phần hóa chính phủ có hai chiến lược là : Thực hiện đổi mới và không thực hiện đổi mới và Doanh nghiệp có hai chiến lược là : Đổi mới và chống đổi mới
Kết quả tương tác giữa các chiến lược là kết quả được ghi ở ma trận dưới ,kết quả ở đây là giả định trên cơ sở thông kê trên thực tế ở nhiều doanh nghiệp và quy luật số lớn cho thấy rằng giả định này là hợp lý . Chính phủ và doanh nghiệp cùng tiến hành CPH thu được nhiều lợi ích nhất vì tất cả mọi người đều nhận được những lợi ích to lớn ( như đã nói ở các phần trên) , nếu như công cuộc cổ phần hóa không thành thì trong một số trường hợp vẫn có lợi ích chẳng hạn như DNNN thì vẫn được trợ cấp , các bộ phận quản lý thì vẫn giữ được chức vụ lãnh đạo... còn phía chính phủ thì tránh được tình trạng đình công, tạo công ăn việc làm cho lao động ... và tất nhiên những lợi ích này rất nhỏ bé nếu so với lợi ích đạt được khi CPH
Đổi mới
Chống đổi mới
Thực hiện đổi mới
6 6
0 0
Không đổi mới
0 0
1 1
Qua ma trận trên ta nhận thấy nếu chính phủ ủng hộ đổi mới thì phản ứng tốt nhất của doanh nghiệp là đổi mới vì thu được 6 điểm , Nếu chính phủ thực hiện chiến lược không đổi mới thì phản ứng tốt nhất của doanh nghiệp là chống đổi mới vì thu được 1 điểm
Về phía chính phủ nếu doanh nghiệp ủng hộ đổi mới thì chính phủ sẽ thực hiện đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vì thu được lợi ích là 6 điểm , Nếu doanh nghiệp kiên quyết chống đối đổi mới thì tốt nhất là nên chiều lòng doanh nghiệp tức không ép buộc đổi mới nữa vì thu được 1 điểm còn hơn không thu được điểm nào .
Phản ứng tốt nhất của chính phủ trước chiến lược Chống đổi mới của doanh nghiệp là Không tiến hành đổi mới , phản ứng tốt nhất của Chính phủ trước chiến lược ủng hộ đổi mới của doanh nghiệp là Thực hiện đổi mới . Phản ứng tốt nhất của doanh nghiệp trước chiến lược thực hiện đổi mới của chính phủ là đổi mới , phản ứng tốt nhất của doanh nghiệp trước chiến lược không thực hiện đổi mới của chính phủ là chống đổi mới . Như vậy trong trò chơi này có tới 2 trạng thái cân bằng Nash là :
[Thực hiện đổi mới , đổi mới]
[Không thực hiện đổi mới , chống đổi mới ] .
Tuy nhiên hai trạng thái này có xu hướng trái ngược hoàn toàn với nhau và có vẻ vô lý , vấn đề này sẽ bàn ở tới ở phần cuối mục này .
Bài toán này có tới 2 trạng thái cân bằng Nash tức là mỗi người chơi có tới hai khả năng lựa chọn và không biết ai sẽ lựa chọn chiến lược nào .Giả sử xác suất để chính phủ chơi chiến lược thực hiện đổi mới là p1 và chơi chiến lược không đổi mới là p2. Xác suất để doanh nghiệp chơi chiến lược đổi mới là q1 và chơi chiến lược không đổi mới là q2
Lợi ích kì vọng của chình phủ là : u1= p1[q1. 6 + q2. 0] + p2[q1. 0 + q2. 1]
Lợi ích kì vọng của doanh nghiệp: u2= q1[p1. 6 + p2. 0] + q2[p1. 0 + p2. 1 ]
Bài toán dự đoán chiến lược ổn định là bài toán tìm lợi ích cực đại của cả chính phủ và doanh nghiệp. Bài toán đó như sau :
Max p1[q1. 6 + q2. 0] + p2[q1. 0 + q2. 1]
Với ràng buộc : p1 + p2 =1 và p1>=0 , p2>=0
Max q1[p1. 6+ p2. 0] + q2[p1. 0 + p2. 1 ]
Với ràng buộc : q1 + q2 =1 và q1>=0 , q2>=0
Bằng công thức Lagrange ta tìm được các giá trị p1*,p1*,q1*,q2*
Điều này có nghĩa là chính phủ và doanh nghiệp nên thực hiện các chiến lược với các xác suất khác nhau để thu về lợi ích kì vọng cao nhất . Nguyên nhân cơ bản là vì không ai chắc chắn về các bước đi của nhau, họ chỉ dám hành động theo xác suất các chiến lược của mình. Điều đó cũng có nghĩa là họ chấp nhận giá trị trung gian giữa hai thu hoạch ở 2 cân bằng Nash trên , mỗi cá nhân cùng thu được một kết quả là: u1*=u2*=6q1*.p1* + q2*.p2*
Tuy nhiên trên thực tế ở Việt nam đã có nhiều chính sách kinh tế vĩ mô làm cho các xác suất p2 và q2 dần tiến tới 0. Sự đảm bảo bằng các văn bản pháp luật , các nghị định chính phủ về sắp xếp các DNNN , bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ các DNNN hậu CPH ... đã làm cho các nhà quản lý cũng như bản thân doanh nghiệp cảm thấy chắc chắn rằng chính phủ sẽ hành động theo chiến lược đẩy mạnh đổi mới và yên tâm thực hiện theo chiến lược đổi mới nhằm thu được kết quả tối đa cho bản thân doanh nghiêp cũng như chính phủ . Việc chính phủ khéo léo thực hiện chiến lược của mình mà không gây ra sự phản đối từ phía doanh nghiệp do động chạm tới một số bộ phận lãnh đạo sẽ được bàn tới ở phần kiến nghị lên chính phủ dựa trên một số ý tưởng của LTTC
Ta nhận thấy rằng việc cổ phần hóa đã giải quyết một cách khá triệt để cho các mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp mà quan trọng nhất là mâu thuẫn giữa chủ sở hữu tức là nhà nước và bộ phận điều hành doanh nghiệp. Trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn 1992-1999 chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc CPH , nhiều doanh nghiệp đã phản đối kịch liệt gây cản trở rất lớn. Thời kì đó chính phủ mới bắt đầu thực hiện các bước đi chiến lược chưa đem lại niềm tin tuyệt đối cho các nhà quản lý DNNN về sự nhất quán cũng như chưa đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp sau CPH , do vậy nhà nước có lúc còn cho các DNNN tự quyết định do vậy có lúc cân bằng có vẻ trội hơn về phía không tiến hành đổi mới. Ngày nay tình hình đã có nhiều chuyển biến tích cực , ít sự chống đối hơn thậm chí nhiều nơi còn tự nguyện . Thực tế đã chứng minh rằng CPH là một chiến lược đúng đắn , ngày càng nhận được sự ủng hộ đặc biệt là từ chính các DNNN và đã trở thành một xu thế trội hơn
Tiếp cận ở khía cạnh tài chính:
Cách tiếp cận này dựa trên lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý sao cho chi phí huy động là thấp nhất và phát huy hiệu quả nhất . Dùng LTTC để phân tích các mâu thuẫn giữa hai chủ thể: chủ sở hữu tức nhà nước còn một bên là nhà quản lý gồm giám đốc điều hành và giám đốc tài chính.
Về phía nhà nước: Nhà nước là chủ sở hữu tức cũng là một nhà đầu tư, do vậy cũng kì vọng khoản đầu tư của mình phát huy hiệu quả . Giả sử tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà nước là Ks= D1/P0 + g , với mức tăng trưởng lợi tức hàng năm là g thì nhà nước sẽ chấp nhận dùng lợi nhuận chưa chia trong DNNN hoặc đóng góp thêm từ ngân sách. Tuy nhiên ở hầu hết các DNNN tình trạng kết quả sản xuất kinh doanh không khả quan không đạt được mức tăng lợi tức là g như mong muốn của nhà nước do vậy nhà nước có xu hướng rút vốn đầu tư vào những doanh nghiệp hay dự án có hiệu quả hơn . Do vậy ở hầu hết các doanh nghiệp thì nhà nước có xu hướng muốn tăng sử dụng nợ hoặc phát hành cổ phiếu thường mới nhằm giảm gánh nặng ngân sách .
Về phía nhà quản lý: Nhà quản lý là một người làm thuê, họ được trả công thông qua những cống hiến cũng như thành quả mà họ gây dựng nên. Thực tế cho thấy, lợi ích mà nhà quản lý nhận được một phần tăng theo quy mô doanh nghiệp, do vậy đó là động lực khiến họ tăng quy mô hơn là lợi nhuận cho các cổ đông, một trong những cách đó là sử dụng lợi nhuận giữ lại.
Bên cạnh đó ở Việt nam việc phát hành trái phiếu chưa thực sự phổ biến và còn chiụ nhiều ràng buộc bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, thị trường trái phiếu chưa phát triển và việc vay ngân hàng không phải lúc nào cũng thuận lợi khiến cho trong khi phát hành cổ phiếu thường mới lại được khuyến khích làm cho nhà quản lý có động lực hơn trong việc phát hành cổ phiếu thường mới.
Việc sử dụng nợ cũng có nghĩa là sẽ có nghĩa vụ trước pháp luật với các chủ nợ của doanh nghiệp trong khi đó điều này không đáng kể so với các cổ đông, không những thế các chính sách và các hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị kiểm soát từ phía các chủ nợ một cách gắt gao hơn làm thiếu chính chủ động cũng như làm chủ của nhà quản lý doanh nghiệp.
Qua các phân tích trên ta nhận thấy nhà quản lý sẽ có xu hướng ưu tiên huy động từ vốn chủ sở hữu hơn là sử dụng nợ trong việc lựa chọn cơ cấu vốn cho doanh nghiệp. Bây giờ chúng ta sẽ dự đoán kết quả ổn định của tình huống này thông qua những phân tích trên cơ sở lợi ích của mỗi bên .
Giả sử với các xu hướng của mỗi người như đã phân ích ở trên thì Nhà nước sẽ lựa chọn cho mình một cơ cấu vốn cho doanh nghiệp mà mình sở hữu là : Nợ / Nguồn vốn = 100% . Có hai chiến lược có thể lựa chọn là : giữ nguyên cơ cấu và thay đổi cơ cấu . Tuy nhiên theo luật doanh nghiệp các doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải có một lượng vốn gọi là vốn pháp định, như vậy cho dù nguồn vốn của doanh nghiệp có lớn bao nhiêu thì tỷ lệ Chủ sở hữu / Nguồn vốn đều khác không. Như vậy tỷ lệ mà nhà nước lựa chọn không khả thi, và thu hoạch của nhà nước trong tình huống lựa chọn cơ cấu vốn này bằng 0, do vậy để hợp lý hơn ta giả sử tỷ lệ Nợ / Nguồn vốn là tiệm cận tới 100% . Đối với nhà quản lý xu hướng lựa chọn cơ cấu vốn là : Nợ / Nguồn vốn = 0%. Có hai chiến lược có thể lựa chọn là : giữ nguyên cơ cấu và thay đổi cơ cấu .
Nhà nước và nhà quản lý đều có mục đích chung là làm sao cho tối đa hóa giá trị cổ phần, tức là lợi ích mỗi người thu được lúc ấy đạt tối đa và đạt giá trị bằng nhau. Kết quả mỗi người khi thực hiện các chiến lược của mình được cho ở ma trận sau:
Giữ nguyên
Thay đổi
Giữ nguyên
f 1, f 2
f 1, f N
Thay đổi
f N, f 2
f N, f N
Đối với nhà quản lý, ban đầu khi tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn bằng 0% thì chi phí sử dụng nợ rất thấp và thị giá cổ phiếu trên thị trường tương ứng với thu hoạch f 1, nếu như từ đây nhà quản lý nhận thấy chi phí sử dụng nợ là thấp hơn so với hình thức phát hành cổ phiếu thì nhà quản lý sẽ lựa chọn tăng tỷ lệ nợ lên để tận dụng cơ hội sử dụng nguồn vốn giá rẻ và như vậy làm cho thị giá cổ phiếu thay đổi. Tuy nhiên khi tỷ lệ nợ gia tăng thì rủi ro đối với các chủ nợ cũng tăng lên và họ sẽ đòi hỏi phần bù đắp cao hơn và sẽ đến lúc vượt qua chi phí phát hành cổ phần mới. Đối với nhà nước, ban đầu khi tỷ lệ nợ tiến dần tới 100% thì thị giá cổ phiếu trên thị trường ứng với thu hoạch f 2, khi tỷ lệ nợ quá cao thì phần bù rủi ro cho chủ nợ là rất cao và do vậy nhà nước sẽ lựa chọn nguồn vốn có chi phí rẻ hơn và việc gia tăng tỷ lệ vốn cổ phần là một lựa chọn và như vậy làm cho thị giá cổ phiếu thay đổi .Người ta chứng minh được rằng thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp thay đổi theo sự thay đổi cơ cấu vốn lựa chọn, sự thay đổi này được minh họa bằng đồ thị ở dưới .
fN
k*
k*
0
0
1
Qua đồ thị ta nhận thấy, đối với nhà quản lý thu hoạch tăng dần từ giá trị f 1 và đạt giá trị tối đa là f N tại một cơ cấu vốn tối ưu và sau đó lại đi xuống. Đối với nhà nước thu hoạch tăng dần từ f 2 và đạt giá trị tối đa là f N tại một cơ cấu vốn tối ưu, sau đó nếu tiếp tục xu hướng biến đổi lại làm cho thu hoạch đi xuống. Điểm tối đa giá trị cổ phiếu k* cũng là điểm tối đa thu hoạch cho mỗi bên tức là điểm mà chi phí vốn cận biên bằng lợi nhuận cận biên. Qua ma trân lợi ích ở trên ta nhận thấy phản ứng tốt nhất của nhà quản lý trước tất cả các chiến lược của nhà nước là thay đổi và phản ứng tốt nhất của nhà nước trước tất cả các chiến lược của nhà quản lý là thay đổi. Như vậy chiến lược [ Thay đổi, thay đổi ] là một cân bằng bền vững, là xu hướng mà nhà nước và nhà quản lý đều hướng tới
Như vậy có thể nói, CPH là một chiến lược hợp lý nhất phù hợp với thời đại xét trên nhiều phương diện đặc biệt là quản trị học và tài chính doanh nghiệp. Là một xu thế trội trong công cuộc đổi mới các DNNN mà Đảng và nhà nước đề ra
3.3 Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa
Sau khi tìm hiểu nghiên cứu nhiều vấn đề về cổ phần hóa người viết xin đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa nói chung cũng như nói riêng đối với tổng công ty thép Việt nam .
3.3.1 Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa cho doanh nghiệp
Thứ nhất : Ban lãnh đạo phải tuyên truyền CPH tới mọi nhân viên đặc biệt là người lao động các mặt tích cực của CPH , không xem nó chỉ dưới góc độ tiêu cực . Như vậy sẽ đạt được sự đồng thuận từ nội bộ doanh nghiệp đối với quá trình CPH
Thứ hai : Thành lập ban chuyên trách có chuyên môn về thực hiện CPH để quá trình này diễn ra phù hợp với doanh nghiệp . Các ban chuyên trách này sẽ giải quyết các vấn đề xảy ra khi thực hiện một cách nhanh chóng và khoa học , họ cũng là những người hiểu rõ doanh nghiệp hơn bất cứ cá nhân nào do vậy các bước thực hiện sẽ hợp lý đối với doanh nghiệp hơn
Thứ ba: Phải có chính sách thỏa đáng cho các nhân viên sau khi CPH chẳng hạn như chính sách cổ tức , chính sách giải quyết lao động dôi dư nhằm tránh tình trạng xảy ra các mâu thuẫn hậu cổ phần hóa mà lúc đó giải quyết thì quá muộn
Thứ tư : Muốn CPH thì phải bán được cổ phần do vậy phải công bố thông tin nhằm lôi cuốn các nhà đầu tư , tìm kiếm những nhà đầu tư chiến lược nhằm tận dụng những thế mạnh của họ đặc biệt là về vốn và công nghệ
3.3.2 Kiến nghị lên Chính phủ
Thực hiện chính sách đổi mới DNNN lấy trọng tâm là CPH là một trong những ưu tiên chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của Đảng và nhà nước Việt nam. CPH sẽ đem lại nhiều mặt tích cực cho DN cũng như Chính phủ. Đứng về phía DN thì CPH sẽ tạo khả năng huy động được những nguồn vốn lớn, tập trung cho những mục tiêu lớn hơn, tạo ra năng suất lao động cao hơn bởi lợi ích DN gắn liền với lợi ích của người lao cũng như của đội ngũ lãnh đạo, bên cạnh đó còn có thể được chia sẻ công nghệ tiên tiến từ các đối tác Ở Việt nam đối với bản thân doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cũng có những thay đổi đáng kể. Tình hình tài chính của các doanh nghiệp được cải thiện, nợ quá hạn được giải quyết hợp lý trong hơn 2.000 doanh nghiệp nhà nước. Tổng nợ trị giá 2.000-3.000 tỷ đồng được giải quyết mà không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Việc định giá DN được chính xác hơn .Cổ phần hóa đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. 2/3 các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là công ty đã cổ phần hóa. Các công ty minh bạch hơn, thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt hơn và giá trị doanh nghiệp tương đương với giá trị thị trường. Kết quả một cuộc điều tra trên 850 doanh nghiệp sau cổ phần hóa cho thấy vốn điều lệ tăng 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 139,7%, đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng 24,9%, thu nhập trung bình tăng 12% và mức cổ tức trung bình chia cho các cổ đông cũng tăng17,11%. Tuy nhiên tiến trình CPH không tiến hành nhanh chóng được như mong đợi do nguyên nhân từ doanh nghiệp ,chính phủ cũng như khách quan của tình trạng kinh tế trong và ngoài nước . Về phía chính phủ cần phải chú ý tới những yếu tố sau :
Thứ nhất : tạo hành lang pháp lý đồng bộ ,ổn định về hướng dẫn thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp , có cơ chế khen thưởng với những doanh nghiệp thực hiện đúng và trước thời hạn bên cạnh đó thường xuyên đôn đốc chỉ đạo thông qua các công văn , chỉ thị và có thể cử đại diện tới các doanh nghiệp tiến hành chậm nhằm tránh tình trạng chây ỳ
Thứ hai : Tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sau CPH như chính sách đất đai, tiếp cận tài nguyên thiên nhiên , thị trường tiêu thụ sản phẩm , thị trường vốn DNSCPH là sản phẩm của quá trình CPH song lại tác động rất mạnh mẽ tới tiến độ hiệu quả và động lực của quá trình này do vậy cần phải sự phát triển của các DNSCPH quan trọng như quá trình cải cách đổi mới nền kinh tế . Trong thời gian tới cần tập trung giải quyết các khó khăn của các DNSCPH như đã nêu ở chương 1
Thứ ba : Hoàn thiện cơ chế định giá doanh nghiệp , thống nhất giữa các đơn vị được thực hiện định giá trên cơ sở thị trường, tránh tình trạng định giá sai lệch gây thất thoát vốn cho nhà nước mà tài sản lại chảy vào những cá nhân cán bộ thiếu trong sạch
Thứ tư : Vấn đề hành chính , nhanh chóng thực hiện những biện pháp giải quyết dứt điểm những vướng mắc hiện nay về vấn đề đất đai, tài sản và những vướng mắc về lao động . Không được gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi như thủ tục , tên gọi , đăng kí kinh doanh
Thứ năm: Có các giải pháp giúp TTCK phát triển ổn định . Trong thời gian gần đây TTCK có những sự tụt dốc rất đáng lo ngại, điều này làm cho các doanh nghiệp rất ngại phát hành cổ phiếu mới ra công chúng làm chậm đáng kể quá trình CPH do nếu phát hành ra sẽ gây thiệt hại rất nhiều đặc biệt là trong quá trình huy động vốn , khó đạt kết quả như mong muốn.
Áp dụng lý thuyết trò chơi: Bên cạnh đó có thể áp dụng những ý tưởng của lý thuyết trò chơi nhằm giải quyết những tình huống
Ý tưởng “ đánh mất quyền lực để tăng sức mạnh”
Lợi ích của CPH là rõ ràng , tuy nhiên vẫn còn tồn tại những thành phần cán bộ lãnh đạo kém năng lực, ngại đổi mới , luôn trông chờ ỉ lại vào quyền lợi mà chính phủ mang lại . Bên cạnh đó nhận thức của người lao động còn hạn chế , chưa nhận thấy mặt tích cực của CPH mà chỉ nhìn nhận nó dưới khía cạnh tiêu cực .Những điều đó đã gây trở ngại đáng kể cho nỗ lực CPH như dự định của CP đề ra . Rõ ràng CP với quyền lực của mình có thể ép buộc các DN thực hiện CPH trong thời gian ngắn , đúng theo thời hạn. Tuy nhiên một số nhóm người với nhận thức hạn hẹp và ích kỉ hẹp hòi luôn luôn tìm mọi cách trì hoãn công cuộc đó , thậm chí tới bước đường cùng họ có thể tuyên truyền thông tin sai lệch tới người lao động để phát động toàn bộ DN chống đối chủ trương trên .Nếu như CPH được mà lại gặp phải sự chống đối gay gắt của các thành viên trong DN thì cũng không phải là giải pháp tốt .Bên cạnh đó CP cũng không đủ thời gian cũng như nhân vật lực để đôn đốc từng DN cụ thể, CP phải điều hành ở tầm vĩ mô thông qua chính sách và pháp luật .Đứng trước tình hình đó CP phải có những chính sách mang tầm vĩ mô để quá trình CPH được thuận lợi hơn.
Chúng ta thử áp dụng một ý tưởng trong LTTC để giải quyết tình huống khó khăn này: Ý tưởng đó có thể nói là “ đánh mất quyền lực để tăng sức mạnh’’
Có thể hiểu như sau: Xét hai người chơi A và B có mối quan hệ tương tác với nhau, người chơi A có một không gian chiến lược hay quyền lực ở một lĩnh vực nào đó. Trong mối quan hệ tương tác với B một số chiến lược trong không gian chiến lược của A có thể đem lại những kết quả tốt cho A hoặc A và B nhưng cũng có những chiến lược hình thành nên những kết quả không như mong muốn của A . Theo cách suy nghĩ thông thường thì chỉ cần người chơi A không thực hiện những chiến lược bất lợi về mình là được tuy nhiên người chơi B trên thực tế có những trường hợp có thể tác động lên người chơi A ép buộc người chơi A hành động theo chiến lược có lợi cho mình. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này người chơi A loại bỏ hoàn toàn những chiến lược trong không gian chiến lược có thể gây bất lợi cho mình . Bây giờ người chơi B có muốn tác động tới A để ép A lựa chọn những chiến lược có lợi cho mình cũng không được nữa vì có muốn thì A cũng không có khả năng thực hiện nữa do bị ràng buộc bởi một số cam kết nào đó chẳng hạn , B lúc này chỉ có thể lựa chọn những chiến lược tương ứng với những chiến lược có thể thực hiện của A mà thôi .Việc làm này đã làm cho người chơi B nhận được ít hơn hay triệt tiêu hoàn toàn những kết quả mà người chơi A không mong muốn , đồng thời có thể định hướng người chơi B hành động theo hướng có lợi cho mình hơn trong mối quan hệ với B . Áp dụng ý tưởng trên vào tình huống chúng ta cần giải quyết là thúc đẩy CPH các DNNN chây ỳ :
Người chơi A ở đây là CP còn người chơi B là DNNN không muốn CPH.
Không gian chiến lược của A rất rộng được thể hiện thông qua quyền lực của mình như : cung cấp vốn cho B , tạo cơ chế thuận lợi cho B làm ăn, tiêu thụ sản phẩm cho B
Các DNNN ở đây muốn sự hỗ trợ của nhà nước mãi mãi , sợ rằng sẽ không được dựa vào nhà nước sau khi CPH do vậy ta giả sử mọi chiến lược của của B đều nhằm mục đích chống CPH
Tình huống này CP sẽ hạn chế một số chiến lược của mình chẳng hạn như : kí kết các hiệp định chống bảo hộ, tạo môi trường kinh doanh công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế , khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI , ra các văn bản pháp luật về thực hiện CPH , tạo môi trường kinh doanh công bằng cho nhà đầu tư nước ngoài Như vậy những quyền lợi mà CP có thể đem lại cho DNNN là không nhiều nữa . Còn DNNN cũng không dám đòi hỏi , trông chờ ỷ lại nhà nước nữa vì có muốn giúp cũng không được do nhà nước đã đặt bút kí kết các hiệp định . DNNN hoàn toàn bị đứng độc lập trong môi trường kinh doanh khốc liệt họ chỉ có hai sự lựa chọn :
Một là : vẫn giữ nguyên tình trạng như cũ để rồi bị tiêu diệt
Hai là : phải cải tổ may ra mới có cơ hội tồn tại và phát triển
Đứng trước tình hình đó những nhóm bảo thủ phản đối cải tổ sẽ không còn chỗ để ỷ lại để trì hoãn mà phải bắt tay vào việc cải tổ thậm chí còn tìm mọi cách để công cuộc cải tổ diễn ra nhanh chóng hơn . Cân bằng Nash đã xảy ra và mọi người chơi đều cảm thấy thỏa mãn với những chiến lược hành động của mình . Điều khéo léo ở đây là chính phủ đã biến đổi cuộc chơi theo hướng sao cho trạng thái cân bằng tối ưu như mong muốn của mình . Rõ ràng khi thực hiện chiến lược này nhà nước đã làm cho các doanh nghiệp cảm thấy yên tâm với chiến lược CPH rằng nhà nước chắc chắn sẽ hành động theo một chiến lược duy nhất là tiến hành CPH , do vậy trạng thái cân bằng đã chuyển dịch sang một hướng duy nhất và cả hai cùng có lợi là cùng nhau tiến hành CPH. Bằng cách thực hiện chiến lược này chính phủ có thể thúc đẩy CPH bằng cách để cho các DNNN tự động thực hiện mà không cần phải chỉ đạo từng DN cụ thể .
Ý tưởng “cam kết đáng tin cậy”
Ý tưởng này xuất phát từ việc giải quyết những tình huống chiến lược lặp đi lặp lại nhiều lần, chiến lược này không bao giờ để cho sự gian lận tồn tại lâu mà không bị trừng phạt nghiêm minh tạo ra những đe dọa đáng tin cậy cho những lần chơi sau tuy nhiên cũng sẽ gây dựng lại sự hợp tác nếu có những biểu hiện hợp tác từ các người chơi khác.
Trong trò chơi CPH một bên là chính phủ và một bên là các DNNN với số lượng rất lớn. Mỗi lần thực hiện CPH với một doanh nghiệp là mỗi lần tạo ra uy tín cho các cam kết CPH của chính phủ. Như đã phân tích ở trước có tới hai trạng thái cân bằng trái ngược nhau có thể xảy ra đó là cùng tiến hành đổi mới và cùng không tiến hành đổi mới. Để được lợi cao nhất một cách lâu bền nhất thì phải tiến hành CPH , tuy nhiên ở không ít những nơi xảy ra tình trạng chây ỳ làm cho ai cũng bị thiệt hại . Để giải quyết tình trạng này khi chưa có những chiến lược hay những chiến lược của ý tưởng trên chưa phát huy tác dụng hiệu quả nhà nước nên thực hiện những sự trừng phạt nghiêm minh , có thể hy sinh lợi ích trong một giai đoạn nào đó để đẻ hướng tới một mục tiêu dài hạn hơn. Chắng hạn nếu như có doanh nghiệp nào đó chống đối thì nhà nước thẳng tay nghiêm trị như: cách chức các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho dù họ có chống đối gay gắt có thể gây ra các cuộc đình công gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, có thể lợi ích đạt được không cao thậm chí có thể là âm nhưng thà hy sinh một số các lợi ích để đạt được lợi ích lớn hơn là một việc đáng làm. Qua một số lần chắc chắn như thế, làm cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảm thấy những đe dọa và hứa hẹn của chính phủ là đáng tin cậy cho nên không giám thực hiện chống đối nữa do những hậu quả chắc chắn sẽ đến với mình, như vậy với chiến lược tạo ra những đe dọa đáng tin cậy chính phủ sẽ định hướng phần nào đó các hành vi của doanh nghiệp theo hướng mong đợi , tuy nhiên cũng không nên đe dọa quá mức chấp nhận gây nên phản ứng gay gắt quá tạo nên những làn sóng phản đối mạnh mẽ gây nên những thiệt hại lớn cho nhà nước . Đe dọa chỉ nên ở mức chấp nhận được đủ để làm nản lòng những người chống đối là được .
Bên cạnh đó cũng phải có những chính sách khen thưởng hợp lý đối với các DNNN tiến hành CPH sớm , đúng theo quy định của chính phủ nhằm tạo động lực cho các doanh nghiệp càng nhanh chóng chuyển đổi.
Ở trên là một số kiến nghị của người viết thông qua những kiến thức được học và thu thập được , hy vọng sẽ góp một phần nhỏ thúc đẩy quá trình CPH nói chung các DNNN và CPH nói riêng của tổng công ty thép Việt nam , nhằm thực hiện thành công mục tiêu mà tổng công ty đã đề ra cũng như góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020 như Đảng và nhà nước đặt ra
Kết luận
Thực tế đã chứng minh CPH là chiến lược phù hợp, là giải pháp đúng đắn để đảm bảo thắng lợi công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế Việt nam . Tiến trình cổ phần hóa ở Việt nam đã diễn ra được hơn 16 năm và đã có những thành công nhất định , tuy nhiên chúng ta vẫn chỉ thực hiện thiên về số lượng hơn là chất lượng, số lượng DNNN được CPH đã rất nhiều nhưng giá trị của những doanh nghiệp đó đa phần đều rất thấp, chỉ trên 10% là có vốn trên 10 tỷ đồng, các doanh nghiệp có số vốn lớn, có tầm ảnh hưởng tới cả nền kinh tế vẫn chưa được CPH là mấy. Luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CPH diễn ra nhanh hơn theo đúng mục tiêu mà chính phủ đề ra .
Nghiên cứu CPH là một phạm vi rộng và phức tạp, bên cạnh đó có những hạn chế về thời gian, nguồn số liệu, kinh nghiệm nghiên cứu cũng như nhận thức của bản thân nên chuyên đề chắc chắn không thể tránh khỏi những khuyết điểm cần phải tiếp tục hoàn thiện. Người viết rất mong và chân thành cảm ơn ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn
MỤC LỤC
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình tài chính doanh nghiệp (NXB Đại học kinh tế quốc dân 2007)
2. Tư duy chiến lược ( NXB Thống kê 2006 )
3.Giáo trình TTCK ( NXB Thống kê 2001)
4.Nhập môn lý thuyết trò chơi ( NXB Đại học kinh tế quốc dân)
5.Các số liệu kế toán tài chính của tổng công ty Thép Việt nam và các tài liệu khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7901.doc