Đề tài Giải pháp tín dụng nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng công thương Thái Nguyên

Đề tài: Giải pháp tín dụng đối vơới phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ tại chi nhánh Ngân Hàng CT Thái Nguyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ- VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ 4 1.1 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ 4 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 4 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 5 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường 6 1.1.4. Điều kiện để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường 10 1.2 VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 13 1.2.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 13 1.2.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 14 1.2.3.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 16 1.2.3.1 Tín dụng ngân hàng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ được liên tục 17 1.2.3.2 Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh chodoanh nghiệp vừa và nhỏ 17 1.2.3.3 Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 17 1.2.3.4 Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 18 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 19 1.3.1. Ấn độ 19 1.3.2. Nhật Bản 20 1.3.3. Đài Loan 21 1.3.4. Bài học kinh nghiệm vân dụng đối với Việt Nam 23 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN 25 2.1.Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên 25 2.2. Thực trạng đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên 27 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHCT Thái Nguyên 27 2.2.2. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thái Nguyên 29 2.2.2.1. Công tác huy động vốn 29 2.2.2. Tình hình sử dụng vốn 31 2.2.2.3 Hiệu quả tín dụng 33 2.2.2.4 Hoạt động nghiệp vụ khác 34 2.2.2.5 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh 35 2.2.3. Thực trạng đầu tư tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Thái Nguyên 36 2.2.3.1 Điều kiện vay vốn và quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHCT Việt Nam 36 2.2.3.2. Thực trạng đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Thái Nguyên 38 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Thái Nguyên 44 Chương 3 GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN 49 3.1. Chủ trương phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Tỉnh Thái Nguyên 49 3.2. Định hướng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh 49 3.3. Một số giải pháp tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh 50 3.3.1 Tổ chức tốt công tác huy động vốn 50 3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng 52 3.3.3. Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ cho vay 53 3.3.4. Các chính sách về lãi suất vay 54 3.3.5. Đa dạng hoá phương thức cho vay 55 3.3.6 Thực hiện tốt cơ chế bảo đảm tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro 55 3.3.7. Đẩy mạnh hoạt động Marketing 56 3.3.8 Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay 57 3.3.9. Củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 58 3.4. KIẾN NGHỊ 58 3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 58 3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 59 3.4.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Thái Nguyên 60 KẾT LUẬN CHUNG 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tín dụng nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng công thương Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hả quan ta có thể tổng hợp lại bảng kết quả sau: Bảng 4: Bảng kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2001-2003. (Đơn vị: triệu đồng) ăNăm Thu nhập Chi phí Lợi nhuận hạch toán 22001 46.414 44.042 2.372 22002 54.392 50.677 3.715 22003 77.664 71.125 6.539 ( Nguồn: Phòng Tín dụng- Thống kê kế hoạch) Theo bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận hạch toán tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001 đạt được 2.372 (trđ), năm 2002 đạt được 3.715 (trđ) năm 2003 đạt 6.539 (trđ). Thu nhập cao hơn chi phí bỏ ra nên Chi nhánh có lãi ổn định. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn cũng như những hạn chế còn tồn tại nhưng có thể khẳng định hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCT Thái Nguyên trong ba năm qua đã được năng lên cả về qui mô và chất lượng. Bên cạnh đó sự đồng lòng nhất trí của cán bộ tín dụng với hướng chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo đã không ngừng đổi mới phương thức làm việc, đưa ra các giải pháp đúng đắn, những chính sách phù hợp nhằm tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng. 2.2.3. Thực trạng đầu tư tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Thái Nguyên 2.2.3.1 Điều kiện vay vốn và quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng Công Thương Việt Nam * Điều kiện vay vốn Các NHTM khi cho khách hàng vay vốn đều phải tuân theo các nguyên tắc nhất định của NHNN. Bên cạnh đó, mỗi hệ thống ngân hàng lại có các văn bản cụ thể thêm công văn số 1250NV/NHNN ngày 15/09/1997 về đối tượng cho vay, điều kiện vay và lãi suất vay vốn. NHCT Việt Nam có quy định chung cho vay tất cả các thành phần kinh tế bao gồm cả cho vay DNVVN. Khi vay vốn DNVVN phải có đủ tư cách vay vốn theo thể lệ tín dụng hiện hành của NHCT Việt Nam. Nếu là chủ thể vay vốn Doanh nghiệp Nhà Nước và doanh nghiệp phi Nhà Nước. vay vốn tín dụng của Ngân hàng tối thiểu phải có 30% vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh, có thể bằng tiền, máy móc, thiết bị, nhà xưởng (bao gồm giá trị đất đai). Phương án xin vay vốn phải được thông qua ngân hàng, ngân hàng thẩm định trực tiếp đúng đối tượng cho vay, có hiệu qủa kinh tế, có khả thu hồi đủ cả gốc cả lãi phát sinh. Ngoài ra, cho vay DNVVN thường chứa đựng nhiều rủi ro nên ngân hàng yêu cầu khách hàng cần có tài sản đảm bảo bằng tài sản thế chấp: Đất đai, bất động sản... thuộc quyền sở hữu của người vay, bằng cầm cố giấy tờ có giá hoặc bảo lãnh tùy theo độ tin cậy của khách hàng. Lãi suất cho vay DNVVN tùy theo từng thời kỳ các Chi nhánh NHCT thỏa thuận với người đi vay và phù hợp với quy định của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam. Mức lãi suất có hạn tối đa không quá 15% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng theo quy định của NHCT Việt Nam, và hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam. Chi nhánh NHCT nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn đáp ứng của Chi nhánh. Kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vốn vay: Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng, NHCT nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi tiền vay. * Quy trình cấp vốn tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các loại hồ sơ và thông tin cần thiết theo quy định (hồ sơ pháp lý và hồ sơ kinh tế). Ngân hàng tiến hành thẩm định món vay dựa trên các tiêu thức của NHCT Việt Nam quy định sau đó lập báo cáo thẩm định về khoản vay. Nếu các điều kiện trên đã đầy đủ thì ngân hàng và khách hàng cùng ký hợp đồng tín dụng trong đó có ghi các thỏa thuận về số tiền vay, lãi suất vay, thời gian trả nợ số tiền đảm bảo. Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng thì tùy vào các hình thức tín dụng mà khách hàng vay ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân. Trong quá trình vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay: Giám sát hoạt động tài khoản, phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ, viếng thăm và kiểm soát điểm kinh doanh... Đến kỳ hạn trả nợ ngân hàng sẽ tiến hành thu gốc và lãi. Theo từng định kỳ ngân hàng sẽ xem xét và xếp hạng tín dụng cho khách hàng vay vốn. Nếu chấm dứt thời hạn cho vay mà khách hàng không trả được nợ ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn. Chi nhánh NHCT Thái Nguyên đã thực hiện khá nghiêm túc và chặt chẽ quy định này 2.2.3.2. Thực trạng đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ *. Quan hệ tín dụng của Chi nhánh ngân hàng Công Thương Thái Nguyên với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chi nhánh NHCT Thái Nguyên là một trong ba NHTM có phạm vi hoạt động và ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Sự thành đạt của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn như hiện nay cũng nhờ một phần không nhỏ của Chi nhánh nhất là đối với các DNVVN hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng cố gắng thu hút thêm khách hàng mới, ngoài khách hàng truyền thống là các DNVVN Nhà Nước thì số lượng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác tăng nhanh. Tính đến 31/12/2003 toàn chi nhánh đã có 497 khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi, trong đó của doanh nghiệp là 169 đơn vị, tư nhân cá thể là 348 đơn vị, phần lớn là của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Trong đó số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh thì có 85 đơn vị. DNVVN Nhà Nước là 52 đơn vị, công ty cổ phần là 21 đơn vị, công ty TNHH là 12 đơn vị, doanh nghiệp tư nhân 10 đơn vị. Các doanh nghiệp này hầu hết đều hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chỉ có một số DNVVN Nhà nước họat động trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất. Một số doanh nghiệp khác chưa đặt quan hệ tín dụng nhưng cũng đã mở tài khỏan tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh. Như vậy, đa số các doanh nghiệp trong Tỉnh đều có quan hệ với Chi nhánh đây chính là một lợi thế không nhỏ đối với công tác mở rộng dư nợ tín dụng của Chi nhánh. * Thực trạng đầu tư tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng Công Thương Thái Nguyên - Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh số cho vay là tổng mức vốn tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng trong một thời kỳ xác định. Doanh số cho vay đối với DNVVN của Chi nhánh có thể nói là tăng đều trong các năm 2001 - 2003. Bảng 5: Bảng doanh số cho vay DNVVN năm 2001 – 2003 (Đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số tiền Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%) Doanh số cho vay ngắn hạn 356.249 411.259 +15% 536.010 +30% - Doanh nghiệp Nhà Nước 250.046 271.850 +8,7% 333.430 +22% - Công ty cổ phần 7.320 37.010 +405% 94.517 +155% - Công ty THNH 3.051 4.072 +62% 5.709 +40% - Công ty tư nhân 95.832 98.327 +2,6% 102.354 +4% Doanh số cho vay trung dài hạn 23.920 36.156 +51% 37.976 +5% - Doanh nghiệp Nhà Nước 8.941 12.034 +34% 12.948 +7,5% - Công ty cổ phần 3.027 7.219 +138% 8.501 +17% - Công ty THNH 6.320 8.954 +41% 8.452 -5% - Công ty tư nhân 5.626 7949 +43% 8.075 -1,5% Tổng doanh số cho vay 380.169 447.415 +17% 573.986 +28% (Nguồn: Phòng tín dụng thống kê- Kế hoạch) Theo bảng số liệu trên doanh số cho vay đối với DNVVN tăng theo các năm. Năm 2002 tổng doanh số cho vay tăng 17% so với năm 2001 với số tiền là 447.415 (trđ), trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 15% và doanh số cho vay trung dài hạn tăng 51%. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng cao hơn so với cho vay trung dài hạn vì các DNVVN vay vốn Ngân hàng thường là để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Các công ty cổ phần có nhu cầu vay nhiều nhất, tăng 405%. Công ty TNHH tăng 62% điều này hoàn toàn hợp lý vì từ năm 2002 tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp trong toàn tỉnh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Trong năm này có nhiều doanh nghiệp mới thành lập nên chi nhánh cũng tăng thêm nhiều khách hàng mới. Sang đến năm 2003 doanh số cho vay DNVVN của chi nhánh tiếp tục tăng 28% so với năm 2002 trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 30%, doanh số cho vay trung dài hạn tăng 5%. Doanh số cho vay trung dài hạn tăng chậm vì chỉ có một số DNVVN Nhà nước sản xuất những mặt hàng công nghiệp nên có nhu cầu vay dài hạn còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ phi Nhà nước chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại. Nhưng so với năm 2002 thì năm 2003 tốc độ tăng doanh số cho vay của chi nhánh cao hơn. Việc tăng doanh số cho vay DNVVN sẽ giúp chi nhánh mở rộng dư nợ tín dụng. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã chú trọng đến đối tượng khách hàng là DNVVN và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp này được vay vốn ngân hàng - Doanh số thu nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Thu nợ là một phần quan trọng trong qui trình tín dụng của ngân hàng. Doanh số thu nợ thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng trong một thời kì. Tổng doanh số thu nợ cho vay DNVVN của Chi nhánh qua các năm 2001- 2003 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 6: Bảng doanh số thu nợ cho vay DNVVN năm 2001 – 2003 (Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số tiền Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%) Doanh số thu nợ ngắn hạn 308.105 382.398 +24% 468.016 +23% - Doanh nghiệp Nhà Nước 217.408 242.706 +11% 310.257 +19% - Công ty cổ phần 6.024 36.213 +501% 61.526 +69% - Công ty THNH 2953 4.028 +36% 4.281 +24% - Công ty tư nhân 81.720 89.451 +9,4% 100.952 +12% Doanh số thu nợ trung dài hạn 16473 30.150 +83% 33.312 +10% - Doanh nghiệp Nhà Nước 7.536 11.094 +47% 11.245 +1,3% - Công ty cổ phần 1249 5.697 +356% 6.207 +8,9% - Công ty THNH 4.251 7.025 +65% 8.034 +14% - Công ty tư nhân 3.437 6.334 +84% 7.826 +23% Tổng doanh số thu nợ 324.578 402.548 +24% 501.328 +20% (Nguồn: Phòng tín dụng thống kê- Kế hoạch) Doanh số cho vay tăng, song Chi nhánh đã tổ chức tốt công tác thu nợ nên doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể. Năm 2002 doanh số thu nợ đạt 402.548(trđ) tăng 24% so với năm 2001. Cụ thể năm 2002 doanh thu nợ ngắn hạn tăng 24% so với năm 2001, trong đó doanh thu nợ của công ty cổ phần tăng cao nhất 501% sau đó đến công ty TNHH tăng 36% và doanh nghiệp Nhà Nước tăng 11%. Bên cạnh đó doanh số thu nợ trung dài hạn cũng tăng, năm 2002 thu được 30.150(trđ) tăng 83% so với năm 2001 Nổi bật là doanh số thu nợ của công ty cổ phần tăng 356%, công ty tư nhân tăng 84%, công ty TNHH tăng 65% nhưng trong năm này doanh thu trung dài hạn về số tuyệt đối cao nhất là của DNVVN Nhà Nước. Điều đó có nghĩa trong năm 2002 nhiều doanh nghiệp có quan hệ với Chi nhánh kinh doanh thuận lợi. Sang đến năm 2003 tổng doanh số thu nợ đạt 501.328(trđ) tăng 20% so với năm 2002. Trong đó doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 33.312(trđ), vượt năm 2002 là 10%, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 468.016(trđ) tăng 23% so với năm 2002 bình quân chung doanh số thu nợ của các doanh nghiệp đều tăng hơn năm trước Có thể nói rằng Doanh số cho vay, doanh số thu nợ cho vay DNVVN của Chi nhánh trong những năm đều đạt kế hoạch đề ra từ đó cho thấy Chi nhánh đang tích cực mở rộng cho vay đến các DNVVN trên địa bàn. - Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh Quán triệt phương châm: “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”, trong những năm qua Chi nhánh NHCT Thái Nguyên đã tích cực tìm kiếm khách hàng, tăng dư nợ tín dụng đặc biệt là các DNVVN. Để có được đánh giá chính xác về mức tăng dư nợ tín dụng cho DNVVN cần xem xét qua bảng sau: Bảng 7: Bảng dư nợ đối với DNVVN tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Số tiền Số tiền Dự nợ cho vay ngắn hạn 296.703 327.683 386.678 -Doanh nghiệp Nhà nước 197.034 216.397 239.570 - Công tỷ cổ phần 6.722 7.519 40.570 -Công ty TNHH 2.508 3.452 4.880 - Công ty tư nhân 90.439 100.315 101.718 Dư nợ cho vay trung dài hạn 84.423 89.100 93.764 -Doanh nghiệp nhà nước 70.371 71.311 74.011 -Công ty cổ phần 5.061 6.538 60.861 Công ty TNHH 5.390 7.319 7.960 Công ty tư nhân 3.520 3.887 4.932 Tổng dư nợ đối với DNVVN 381.027 425.783 498.552 (Nguån: Phßng tÝn dông- Thèng kª kÕ ho¹ch) Nh×n b¶ng sè liÖu trªn ta thÊy d­ nî tÝn dông cña c¸c DNVVN lu«n chiÕm hî 70% tæng d­ nî tÝn dông cña toµn Chi nh¸nh dï gi¸ trÞ cña mçi kho¶n vay nhá nh­ng l¹i cã sè l­îng kh¸ch hµng ®«ng ®¶o. D­ nî cho vay DNVVN t¨ng dÇn qua cac n¨m. N¨m 2002 t¨ng 11% so víi n¨m 2001 t­¬ng øng sè tiÒn lµ 425.783(tr®). N¨m 2003 t¨ng 17% so víi n¨m 2002 ®¹t 498.552(tr®) chøng tá Chi nh¸nh ngµy cµng më réng thÞ phÇn ra khèi DNVVN, c¸c doanh nghiÖp ®Æt quan hÖ tÝn dông víi Chi nh¸nh ngµy cµng ®«ng lµm t¨ng doanh sè cho vay vµ t¨ng d­ nî. Do ®Æc ®iÓm lµ chØ vay ®Ó ®¸p øng nhu cÇu vèn l­u ®éng nªn d­ nî ng¾n h¹n cña cho vay DNVVN chiÕm tØ träng lín. N¨m 2002 d­ nî cho vay ng¾n h¹n ®¹t 327.683 (tr®) t¨ng 10% so víi n¨m 2001 vµ n¨m 2003 ®¹t 386.678(tr®) t¨ng 18% so víi n¨m 2002 trong c¶ hai n¨m nµy d­ nî cho vay c¸c doanh nghiÖp Nhµ N­íc chiÕm tØ träng cao nhÊt. C¸c kho¶n vay cã kú h¹n dµi chiÕm tØ träng thÊp vµ nhá. N¨m 2002 d­ nî cho vay trung dµi h¹n ®¹t 89.100(tr®) t¨ng 0,5% so víi n¨m 2001, trong ®ã d­ nî cho vay c¸c c«ng ty TNHH t¨ng lªn 216.397(tr®) cßn d­ nî cho vay c¸c lo¹i doanh nghiÖp kh¸c ®Òu t¨ng. §Õn n¨m 2003 d­ nî cho vay trung dµi h¹n tiÕp tôc t¨ng 5,2% víi sè tiÒn lµ 93.764 trong ®ã d­ nî cña c¸c c«ng ty cæ phÇn cã tû träng cao nhÊt. Nh×n mét c¸ch tæng thÓ th× chÊt l­îng tÝn dông ®· ®­îc n©ng lªn ë c¸c thµnh phÇn kinh tÕ. D­ nî cho vay ng¾n h¹n nhiÒu h¬n d­ nî cho vay trung dµi h¹n, nguyªn nh©n lµ do c¸c doanh nghiÖp ch­a cã c¸c dù ¸n lín kh¶ thi vµ thuyÕt phôc ng©n hµng. Mét chØ tiªu n÷a ®Ó ®¸nh gi¸ chÊt l­îng tÝn dông cña ng©n hµng lµ dùa vµo lµ tØ lÖ nî qu¸ h¹n. Trong ba n¨m qua tØ lÖ nî qu¸ h¹n cho vay doanh nghiÖp võa vµ nhá cña Chi nh¸nh gi¶m ®¸ng kÓ trong khi d­ nî l¹i t¨ng cao, cô thÓ ®¸nh gi¸ qua b¶ng sau: B¶ng 8: B¶ng tØ lÖ nî qu¸ h¹n cho vay DNVVNcña Chi nh¸nh trong n¨m 2001- 2003 (§¬n vÞ: TriÖu ®ång) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Số tiền Số tiền Tổng dư nợ cho vay DNVN 381.027 425.783 498.552 Nợ quá hạn 2.018 1.907 1.518 - DNVVN Nhà Nước 942 902 837 - Công ty cổ phần 437 425 392 - Công ty TNHH 356 327 136 - Công ty tư nhân 283 253 153 (Nguån: Phßng tÝn dông - Thèng kª kÕ ho¹ch) N¨m 2002 tû lÖ nî qu¸ h¹n cßn 1.907 (tr®) chiÕm 0,44% tæng d­ nî cho vay doanh nghiÖp võa vµ nhá vµ gi¶m 5,5% so víi n¨m 2001. Tû lÖ nµy tiÕp tôc ®­îc ph¸t huy vµo n¨m 2003, nî qu¸ h¹n cßn 1.518(tr®) chiÕm 0,30% tæng d­ nî vµ gi¶m 20% so víi n¨m 2002. §©y lµ tØ lÖ thÊp chøng tá chÊt l­îng tÝn dông cña Chi nh¸nh tèt. C¸c kho¶n tÝn dông cã tØ lÖ nî qu¸ h¹n thÊp vµ gi¶m dÇn qua c¸c n¨m trong khi d­ nî tÝn dông t¨ng, ®iÒu nµy cho thÊy ho¹t ®éng tÝn dông cña Chi nh¸nh ®ang thùc sù gãp phÇn vµo sù nghiÖp x©y dùng kinh tÕ ®Þa ph­¬ng. 2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN * Những thành tựu đã đạt được Có thể nói rằng hoạt động cho vay đối với DNVVN của Chi nhánh trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đối với DNVVN được đáp ứng kip thời vốn lưu động để sản xuất, được đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn để đổi mới máy móc thiết bị, xây dựng mới lại nhà xưởng.... còn đối với Chi nhánh thì mở rộng được thị phần, tăng thêm khách hàng, đúc rút được nhiều kinh nghiệm, từ đó cải tiến nhiều qui trình nghiệp vụ ngân hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn. Từ thành công trong công tác huy động vốn đã tạo cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trở nên chủ động và thuận lợi rất nhiều. Cộng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ Chi nhánh đạt được một số kết quả nhất định. Hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, song song với việc đẩy mạnh phát triển tín dụng cho DNVVN Chi nhánh đã tham gia tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Chất lượng tín dụng cho DNVVN được nâng cao rất nhiều, làm cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh sẽ được an toàn, từ đó tạo điều kiện tăng qui mô tín dụng ra đối với mọi khách hàng thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế phi Nhà Nước . Dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm và hình thức cấp tín dụngcủa Chi nhánh đã đa rạng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của mọi đối tượng. Uy tín của Chi nhánh ngày càng được nâng cao là kết quả tốt nhất vì khách hàng sẽ tìm đến những ngân hàng có sự tín nhiệm để đặt quan hệ vay vốn, giao dịch. * Những hạn chế và nguyên nhân. Bên cạnh những kết quả đạt được thì do nhiều nguyên nhân khác nhau thì hoạt động tín dụng đối với các DNVVN của Chi nhánh còn có nhũng hạn chế cần được giải quyết như: Dư nợ tín dụng đối với các DNVVN phi Nhà Nước còn thấp, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng. và do sự cạnh tranh của các NHTM khác trên địa bàn nên một số khách hàng truyền thống đã chạy sang quan hệ tín dụng hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán với ngân hàng khác. Chất lượng tín dụng đối với DNVVN còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn có. Chứng tỏ công tác giải quyết nợ đọng của Chi nhánh chưa được cải thiện nhiều nhất là trong khối DNVVN phi Nhà Nước. Công tác kiểm soát khách hàng sau khi cho vay chưa được đầy đủ, cán bộ tín dụng chưa năng động và không thường xuyên đến kiểm tra tại cơ sở dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích gây thất thoát hoặc làm sai lệch hướng đầu tư của Chi nhánh Hình thức tín dụng trung dài hạn đối với DNVVN chưa được Chi nhánh quan tâm nhiều, trong khi nhu cầu vay để đầu tư mở rộng qui mô và nâng cao năng lực sản xuất của đối tượng khách hàng này là rất lớn. Việc xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin về các DNVVN của Chi nhánh chưa được triển khai đúng mức, nhất là các thông tin liên quan đến ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và các dự án đầu tư của các DNVVN, gây khó khăn cho Chi nhánh trong công tác thẩm định và phán quyết cho vay. Những mặt tồn tại trên là kết quả tổng hợp của rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Ngoài những nguyên nhân mang tính khách quan như: tác động của cơ chế thị trường, sự biến động của nền kinh tế, môi trường pháp lý... thì vẫn có những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp: - Môi trường pháp lý đối với các DNVVN chưa được thống nhất nên các doanh nghiệp trên địa bàn thường rất khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó hiệu lực của các cơ quan pháp lý, cơ quan pháp luật chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu giải quyết các vấn đề tranh chấp hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự... chính môi trường pháp lý chưa hoàn thiện cũng là một nguyên nhân làm cho môi trường kinh doanh của doanh nghiệp chưa ổn định - Trình độ cơ sở vật chất của doanh nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Một hiện tượng khá phổ biến là các doanh nghiệp trên địa bàn nhập khẩu thiết bị máy móc từ nước ngoài nhưng không đồng khớp giữa các bộ phận máy móc nên sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. - Các doanh nghiêph không có những dự án đầu tư trung và dài hạn khả thi. Hoặc không lập được kế hoạch sản xuất nên khó tiếp cận với vốn vay trung dài hạn của ngân hàng. Ngoài ra đa số các doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ hạch toán kế toán nên chưa lập được kế hoạch lưu chuyển tiền mặt trong năm, vì vậy Chi nhánh gặp khó khăn trong việc xác định thời gian phát sinh nhu cầu vay, thời gian trả nợ. Từ đó ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch cho vay và thu nợ của các Chi nhánh. - Tình hình tài chính của các DNVVN thường không ổn định. Vốn tự có nhỏ nên doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu để tham gia các dự án lớn. Theo quy định của NHCT Việt Nam dự án đầu tư mới phải có 30% vốn tự có và dự án mở rộng sản xuất kinh doanh có 15% VTC tham gia. Từ đó dẫn đến tình trạng DNVVN trên địa bàn thường không thoả mãn cac điều kiện để được vay vốn trung dài hạn. - Chi nhánh chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động Marketing nên việc thu hút thêm khách hàng mới gặp nhiều khó khăn. Các quyết định tín dụng của Chi nhánh còn phức tạp chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó trình độ cán bộ tín dụng đã được nâng cao nhưng chưa đáp ứng được sự chuyển biến không ngừng của cơ chế thị trường. Với những mặt tồn tại và nguyên nhân nêu trên không phải của riêng doanh nghiệp trên địa bàn và của riêng chi nhánh mà là nguyên nhân và tồn tại chung của các doanh nghiệp trên cả nước. Tóm lại, qua chương 2 đánh giá được thực trạng đầu tư tín dụng đối với phát triển DNVVN tại Chi nhánh NHCT Thái Nguyên. Thấy kết quả đã đạt, chỉ ra những hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động tín dụng này và nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở đó em xin đề cập một số giải pháp khắc phục ở chương 3. hương 3 GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN 3.1. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN Trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên các DNVVN đóng góp một phần to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm tạo thu nhập cho người lao động. Quy mô và phạm vi ảnh hưởng của DNVVN chiếm khoảng hơn 80% tổng các doanh nghiệp toàn Tỉnh. Chính vì vậy Chính quyền Tỉnh đã có những chủ trương phát triển DNVVN gồm các nội dung sau: Khuyến khích thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch để phát huy được tiềm năng của Tỉnh như khu du lịch Hồ núi Cốc, vùng đồi chè Tân Cương... bên cạnh đó cũng khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư vào sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị tiên tiến. Mấy năm trở lại đây công tác cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn được đẩy mạnh, trong đó có cả các DNVVN. Nhờ đó tạo ra sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại bộ máy quản lý và lao động của các doanh nghiệp nhằm tạo hiệu quả cao trong sản xuất. Chủ trương phát triển DNVVN gắn liền với chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Tỉnh. Vì vậy trong điều kiện hiện nay việc đưa ra các chính sách nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho DNVVN là rất cần thiết. 3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN Dựa theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Chi nhánh NHCT Thái Nguyên đã đề ra những định hướng hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian tới: Tiếp tục tăng trưởng lành mạnh, mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc đảm bảo tín dụng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương. Còn đối với DNVVN chi nhánh xác định là một khách hàng tiềm năng nên có một số định hướng cụ thể như: Nâng cao tỷ trọng cho vay và tỷ trọng dư nợ đối với DNVVN chi nhánh chủ động hỗ trợ để doanh nghiệp có thể xây dựng một dự án kinh doanh khả thi. Tư vấn cho doanh nghiệp về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Chi nhánh đưa ra những giải pháp linh hoạt hơn trong tài sản thế chấp... những vấn đề mà DNVVN đang gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng . Tiếp tục mở rộng quan hệ khách hàng với những đối tượng là DNVVN khác chưa có quan hệ, tăng cường đầu tư trung và dài hạn cho các DNVVN, bám sát các doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới để có những dự án đầu tư có hiệu quả. Chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát đối với DNVVN khi cấp tín dụng để đảm bảo cho nguồn vốn sử dụng đúng mục đích. Bên cạnh đó Chi nhánh tập trung chỉ đạo công tác huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động kinh doanh ngân hàng, thực hiện cơ chế lãi suất linh hoạt, mở rộng màng lưới huy động. Để hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh chóng thuận lợi Chi nhánh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học và hoạt động quản lý, thực hành tiết kiệm, giao dịch với khách hàng... 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DNVVN TẠI CHI NHÁNH 3.3.1 Tổ chức tốt công tác huy động vốn Nguồn cho vay chính của Chi nhánh chủ yếu lấy từ nguồn vốn huy động. Trong khi đó Chi nhánh mới chỉ huy động được gần 70% nhu cầu cho vay. Như vậy còn một phần vốn nhàn rỗi chưa được huy động hết. Theo chủ trương của Tỉnh về việc phát triển kinh tế địa phương trong thời gian tới là nâng cấp cơ sở hạn tầng, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nguồn vốn hiện tại của Chi nhánh không đủ đáp ứng nhất là các nguồn vốn có kỳ hạn dài. Vì vậy ngoài một số biện pháp Chi nhánh đã thực hiện như đưa ra các mức lãi suất linh hoạt cho nhiêù kỳ hạn gửi tiền, áp dụng công nghệ tin học vào giao dịch tiêt kiệm, mở rộng màng lưới tiết kiệm, có các hình thức khuyến mãi tiết kiệm dự thưởng... thì nên tiến tới thực hiện thêm các biện pháp sau: Đa rạng hoá các loại hình gửi tiền tiết kiệm, cải tiến thủ tục gửi và rút tiền sao cho gọn nhẹ nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trọng tâm là các loại tiền gửi có kì hạn ổn định như: Tiền gửi tích luỹ, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... Đưa ra phương thức rút và gửi tiền linh hoạt như gửi một nơi rút tiền có thể ở nhiều nơi để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Trên địa bàn có ba NHTM cùng hoạt động vì vậy Chi nhánh phải không ngừng tuyên truyền, quảng cáo về mình cũng như các tiện ích của sản phẩm mà Chi nhánh cung cấp để thu hút khách hàng.Vào tầm cao điểm của các đợt huy động Chi nhánh có thể tăng thêm giờ làm việc ngoài giờ hành chính, hoặc ngày nghỉ cuối tuần. Chú trọng tăng nguồn tiền gửi thanh toán thông qua việc nâng cao dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (đảm bảo thanh toán nhanh nhạy, chính xác). Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh . Vì đây là loại tiền gửi mà phải trả chi phí thấp, việc thu hút thêm được nhiều loại tiền gửi sẽ giúp Chi nhánh hạ thấp lãi suất đầu ra, góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng. Để thu hút thêm nhiều khách hàng thì cán bộ, công nhân viên Chi nhánh phải luôn có thái độ lịch sự văn minh, xử lí nhanh kịp thời - chính xác các yêu cầu của khách hàng. 3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng Thẩm định là khâu đầu tiên trong toàn bộ quá trình cho vay, nếu thẩm định chính xác Ngân hàng có một khoản tín dụng an toàn, và nếu khâu thẩm định không chính xác Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi cho vay. Nhất là đối với các DNVVN khi uy tín, khả năng tài chính còn nhiều hạn chế. Chi nhánh cần phải nâng cao quá trình thu thập, xử lý thông tin về khách hàng, đối tượng vay vốn trên cơ sở đó phân tích, đánh giá để có quyết định cho vay đúng. Chi nhánh yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý và hồ sơ kinh tế để làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá năng lực pháp lý, khả năng tài chính và tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, nếu chỉ thu thập thông tin từ phía khách hàng thì không có độ tin cậy cao do đó Chi nhánh cần mở rộng phạm vi thu thập các nguồn khác về thông tin tín dụng nhưng phải biết chọn lọc để tránh “ loãng thông tin”. Để đạt được yêu cầu đó Chi nhánh cần chú ý một số biện pháp sau:. Cử cán bộ có kiến thức nghiệp vụ ngân hàng, có kiến thức chuyên môn của ngành nghề, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh đến tận địa bàn sản xuất để thẩm định. Kết hợp với những thông tin do khách hàng cung cấp như: Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh ... Để có thể rút ra được kết luận về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Thường xuyên theo dõi các thông tin được cung cấp từ hệ thống thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam (CIC) và Trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHCT Việt Nam (TTPR). Tuy hệ thống thông tin này được đánh giá là đáng tin cậy nhưng môi trường kinh doanh luôn thay đổi và mới thành lập nên chưa hoàn thiện và đầy đủ về cả số lượng và chất lượng thông tin vì vậy không nên dựa vào quá nhiều. Chi nhánh cần có bộ phận riêng quản lý các hồ sơ, giấy tờ của khách hàng kể cả đối với khách hàng từng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh và tạm thời không có quan hệ. Đây sẽ là nguồn thông tin quan trọng trong nhiều trường hợp cần thiết, và tiết kiệm thời gian làm lại hồ sơ khi khách hàng quay lại với Chi nhánh . Ngoài ra Chi nhánh cũng có thể tham khảo thông tin từ báo chí, qua mạng Internet, tăng cường mối quan hệ với các cơ quan chức năng trên địa bàn để có thêm những thông tin về đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đồng thời Chi nhánh cũng phải quan tâm chính sách tín dụng của NHCT Việt Nam từ đó để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cho mình. Cán bộ thẩm định của Chi nhánh cũng phải luôn nâng cao ý thức nghề nghiệp của mình, phải thực hiện đúng quy định tín dụng. Khi có được thông tin về khách hàng thì Chi nhánh cần phải phân tích đánh giá, để lựa chọn khách hàng cho vay. Ngoài việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng theo tài sản thế chấp đầy đủ hợp lệ, thì cần phải quan tâm đến uy tín của khách hàng. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định cần có sự phối hợp với những chuyên gia, cán bộ tư vấn về lĩnh vực: giá cả, xây dựng kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm... Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cán bộ chuyên sâu về công tác thẩm định, quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của cán bộ tín dụng đối với từng khoản vay. Trong quá trình cho vay Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra trước, kiểm soát cả trước và sau khi cho vay đồng thời loại bỏ các giấy tờ không cần thiết.. 3.3.3. Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ cho vay Có thể nói qui trình tín dụng được cán bộ tín dụng thực hiện khá nghiêm túc và chặt chẽ. Tuy nhiên thời gian thẩm định khách hàng của Chi nhánh đối với các DNVVN thường lâu nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy cán bộ tín dụng nên có phương pháp thẩm định nhanh và chính xác để doanh nghiệp không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Thủ tục vay phải gọn nhẹ hơn nữa để tránh gây phiền hà cho khách hàng sao cho vẫn đảm bảo đúng qui chế an toàn vốn của NHCT Việt Nam. Cán bộ tín dụng khi phân tích hồ sơ tín dụng nên phân tích khả năng hiện tại và khả năng tiềm tàng về sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn vốn của khách hàng Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên giám sát khách hàng một cách sát sao như tiến hành phân tích các báo cáo tài chính thời kì, kiểm tra cơ cở kinh doanh của khách hàng... Khi thực hiện qui trình tín dụng có thể linh hoạt các thủ tục giấy tờ, các bước thẩm định với những khách hàng truyền thống tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng này được vay vốn nhanh chóng. Với nguyên tắc cho vay là phải an toàn, hiệu quả hơn nữa trong nền kinh tế thị trường khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng cùng với sự ra đời của nhiều thành phần kinh tế nên việc thường xuyên đổi mới và hoàn thiện các sản phẩm ngân hàng là rất quan trọng. Nhất là các phương thức cấp tín dụng cho khách hàng. 3.3.4 Các chính sách về lãi suất vay Lãi suất cho vay là vấn đề không chỉ ngân hàng mà các chủ thể kinh doanh luôn chú ý quan tâm vì nó liên quan đến lợi ích vật chất của các bên. Hiện nay Chi nhánh áp dụng mức lãi suất dựa trên khung lãi suất do NHCT Việt Nam qui định. Tuy nhiên, với sự non yếu của các DNVVN trên địa bàn thì rất cần có mức lãi suất để hỗ trợ phát triển. Chi nhánh cần áp dụng mức lãi suất cho vay linh hoạt theo từng mức vay vốn. Ngoài ra nên hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết khác để hạ giá lãi suất đầu ra nhằm tăng trưởng dư nợ tín dụng cho DNVVN Thực tế là trong quá trình xét duyệt cho vay DNVVN các cán bộ tín dụng luôn có sự thận trọng trước những rủi ro tiềm ẩn nên mất nhiều thời gian chi phí kiểm tra do đó làm cho lãi suất đầu ra có xu hướng tăng lên. vì thế nếu lãi suất cho vay ra được giảm thì sẽ khuyến khích các DNVVN mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. 3.3.5 Đa dạng hoá phương thức cho vay Ngoài các hình thức cho vay truyền thống đối với DNVVN là cho vay từng lần thì Chi nhánh cần nghiên cứu thử nghiệm một số hình thức cho vay mới để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất như: Cho vay theo hạn mức: Chi nhánh cho doanh nghiệp vay số tiền theo hạn mức đã thoả thuận với doanh nghiệp theo quý hoặc theo năm. Doanh nghiệp khi phát sinh nhu cầu vay không phải làm lại hồ sơ tín dụng Cho vay bảo lãnh: Chi nhánh cho doanh nghiệp vay với điều kiện có sự bảo lãnh của người thứ ba, việc bảo lãnh phải được ký kết bằng văn bản. Hiện nay tại Chi nhánh hầu như chưa có DNVVN được vay theo hình thức này một phần vì không có tổ chức nào đứng ra bảo lãnh một phần vì Chi nhánh còn e ngại không muốn cho vay theo hình thức trên. Tuy nhiên đây lại là hình thức cấp tín dụng có độ rủi ro thấp phù hợp với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên Chi nhánh có thể áp dụng. 3.3.6 Thực hiện tốt cơ chế bảo đảm tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro Hiện nay Chi nhánh thường áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản thế chấp nhưng các DNVVN lại hầu như chỉ có tài sản với giá trị thấp vì vậy không đủ điều kiện để vay vốn lớn. Để giải quyết vấn đề này Chi nhánh nên kết hợp nhiều hình thức bảo đảm khác nhau để đáp ứng được nhiều nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Có thể phân định một số dạng: Khi định giá tài sản đảm bảo cần quan tâm tham khảo thêm giá thị trường và dự đoán tình hình biến động của nó theo thời hạn của các khoản vay để đưa ra giá trị hợp lý nhất. Định giá tài sản thế chấp là đất đai cần phải xem xét qui hoạch của Tỉnh tránh để xảy ra tình trạng khu đất thế chấp nằm trong diện giải toả. Còn tải sản thế chấp là động sản được quản lý tại doanh nghiệp thì phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Định kỳ tổ chức đánh giá lại tài sản đảm bảo để bổ xung điều chỉnh hợp đồng tín dụng cho phù hợp, tránh rủi ro biến động giá của thị trường. Nếu xảy ra rủi ro tín dụng Chi nhánh phải đôn đốc khách hàng trả nợ tận dụng mọi nguồn thu của khách hàng và giải quyết tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Hàng năm Chi nhánh phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro với tỉ lệ hợp lý để các khoản nợ tồn đọng không là gánh nặng cho Chi nhánh 3.2.7 Đẩy mạnh hoạt động Marketing Chi nhánh cần tăng cường giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng với mọi người dân để họ biết thêm về các dịch vụ cũng như các sản phẩm mới của mình. Muốn thu hút khách hàng Chi nhánh chú ý thái độ phục vụ lịch sự, văn minh của nhân viên khi giao dịch với khách hàng. Ngoài ra cần chú trọng thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, thực trạng kinh doanh và tình hình sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp Chi nhánh có khả năng đánh giá chất lượng các khoản vay, chớp “thời cơ” nhanh trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Hoạt động tín dụng dựa trên sự tin tưởng giữa ngân hàng và khách hàng. Nên đòi hỏi Chi nhánh cần nắm vững một cách chi tiết đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp trên cơ sở cung cấp tín dụng. Vậy xây dựng một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường để hoạt động cho vay của ngân hàng an toàn là rất cần thiết. 3.3.8 Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay Nâng cao vai trò công tác thanh tra, kiểm soát là công việc rất quan trọng để đảm bảo chất lượng cho khoản vay. Do đó khi mở rộng tín dụng thì vai trò của công tác này phải được nâng lên ở mức tương xứng, Chi nhánh phải thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Việc giám sát vốn phụ thuộc vào khả năng trình độ của từng cán bộ tín dụng và các điều kiện cụ thể. Để tăng cường hiệu quả giám sát vốn vay Chi nhánh cần chương trình giám sát riêng, cán bộ của bộ phận này phải có năng lực về đánh giá hoạt động tín dụng và không liên quan đến hoạt động cho vay và thu nợ. Sau khi thanh lý hợp đồng tín dụng Chi nhánh nên tổ chức đánh giá lại chất lượng khách hàng. Để từ đó có các chính sách tín dụng cho phù hợp như có thể phân loại khách hàng theo tiêu chí sau: Loại A: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà Nước và không có nợ quá hạn. Loại B: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường nhưng chưa có uy tín cao. Loại C: Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dài hạn không có biện pháp khắc phục và để tình trạng nợ quá hạn xảy ra thường xuyên. Đối với các doanh nghịêp loại A Chi nhánh khuyến khích tạo mọi điều kiện để tăng dư nợ tín dụng. Đối với doanh nghiệp thuộc loại B Chi nhánh có thể tư vấn thêm về các phương án sản xuất kinh doanh, cách quản lý số sách kế toán tài chính... tiếp tục cho vay nhưng phải thẩm định kỹ. Còn với các doanh nghiệp thuộc loại C thì Chi nhánh đôn đốc thu hồi nợ, xử lý các tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Khi xác định rõ doanh nghiệp thuộc đối tượng khách hàng nào sẽ giúp Chi nhánh có các chính sách tín dụng phù hợp và tránh được các rủi ro tín dụng. 3.3.9 Củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng Con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị và hoạt động ngân hàng không nằm ngoài quy luật đó. Kết quả hoạt động tín dụng phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên trong thực tế do tính phức tạp của nền kinh tế thị trường và khó khăn trong công tác tín dụng đối với các DNVVN thì đội ngũ cán bộ hiện nay của Chi nhánh chưa thể đáp ứng được. Để khắc phục điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, do khả năng của mỗi người là hạn chế nên Chi nhánh cần có kế hoạch đào tạo từng bước mang tính chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Công tác cán bộ cần tính chuyên sâu trong công việc vì vậy Chi nhánh nên cử mỗi người phụ trách vài công việc cụ thể và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả công việc của mình. Bên cạnh đó cũng cần có những hình thức thưởng phạt xứng đáng để bản thân mỗi người cán bộ có trách nhiệm hào hứng với công việc. Ngoài ra Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp. Tổ chức các cuộc thi cán bộ tín dụng có chuyên môn giỏi nhằm nâng cao hiệu quả làm việc trong toàn Chi nhánh. 3.4. KIẾN NGHỊ 3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng là một nhiệm vụ đối với hệ thống ngân hàng. Các DNVVN đang và sẽ là đối tượng của ngân hàng phục vụ trong hiện tại và tương lai. Vì tầm quan trọng này nên việc tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên cho đến nay, việc thực hiện cho vay với các DNVVN vẫn chưa có một quy chế cụ thể, do đó các ngân hàng gặp khó khăn khi cấp các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp này. Vậy kiến nghị Ngân hàng Nhà Nước nên có một quy chế cụ thể hướng dẫn và chỉ đạo việc thực hiện cấp tín dụng cho các DNVVN để giúp các ngân hàng thực hiện đúng vai trò là một trung gian tài chính trong nền kinh tế. Cụ thể: Đưa ra những cơ chế và biện pháp tín dụng phù hợp với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý... Kèm với những thông tin hướng dẫn nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành những qui chế đó để đảm bảo được sự đồng bộ nhất quán, quán triệt trong toàn hệ thống ngân hàng Ban hành qui định cụ thể về tài sản đảm bảo cũng như cơ chế cho vay riêng đối với các DNVVN để phù hợp với sự vận động, sự phát triển và vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế. Nên ban hành các thông tư hướng dẫn các NHTM về các chính sách ưu tiên đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngoài ra, đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường liên ngân hàng cũng như nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thông tin của trung tâm thông tin ứng dụng phòng ngừa rủi ro của hệ thống ngân hàng. 3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh NHCT Thái Nguyên là Chi nhánh cấp một chịu sự quản lý trực tiếp của NHCT Việt Nam nên để tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh hoạt động Thái Nguyên xin có một số đề xuất sau Cần đầu tư thêm cơ sở vật chất để Chi nhánh có thể nâng cao vị thế và uy tín của mình trên thị trường, mặc dù trang thiết bị của Chi nhánh đã được nâng cấp nhưng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao dịch của khách hàng. Chi nhánh cần được trao thêm quyền tự chủ trong công tác sử dụng vốn nhiều hơn nữa, nhất là cho vay trung dài hạn. Được như vậy sẽ giúp Chi nhánh chủ động hơn trong các quyết định cho vay Ban hành và hoàn thiện đồng bộ hoá các văn bản về hoạt động kinh doanh tín dụng cho các Chi nhánh, đặc biệt là cho vay DNVVN. Cần có các công văn hướng dẫn cụ thể các qui chế, định hướng cho vay để tạo ra sự thống nhất trong toàn hệ thống Thu hút các dự án, các chương trình quốc tế để hỗ trợ cho NHCT Việt Nam trong việc đào tạo nâng cao trình độ quản lý điều hành hoạt động ngân hàng và trình độ nghiệp vụ thẩm định, phân tích đánh giá dự án đầu tư cho cán bộ tín dụng. Tranh thủ nâng cao trang thiết bị công nghệ ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. 3.4.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Thái Nguyên Hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nên Chi nhánh NHCT Thái Nguyên chịu sự quản lý hành chính của Chính quyền địa phương. Vì vậy để Chi nhánh hoạt động có hiệu quả và phục vụ tốt các mục tiêu phát triển kinh tế thì Tỉnh cần tạo một số các điều kiện sau Tỉnh cần xác định rõ quy hoạch và chiến lược phát triển tổng thể nền kinh tế trên địa bàn cho từng ngành, từng lĩnh vực trong thời gian đủ dài. Có các chính sách đầu tư dựa trên những căn cứ khoa học đủ sức thuyết phục và hấp dẫn các nhà đầu tư.Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển như vậy sẽ tăng quy mô khách hàng mở rộng thị trường cho các ngân hàng. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà Nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Làm tốt công tác thẩm tra, thẩm định trước khi cấp giấy phép kinh doanh các loại hình doanh nghiệp. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ sự hoạt động của các thành phần kinh tế nhằm đảm bảo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng, thông thoáng tạo điều kiện cho các DNVVN hoạt động kinh doanh. Uỷ ban Nhân dân Tỉnh và các cấp chính quyền Phường, Xã cần có biện pháp đẩy nhanh tốc độ cấp các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu đất. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý trong lĩnh vực nhà, đất để đảm bảo cho việc thế chấp vay vốn Chi nhánh của doanh nghiệp được dễ dàng và xử lý tài sản thế chấp của Chi nhánh được thuận lợi. Tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong quá trình đầu tư và thu hồi vốn vay. Cung cấp thông tin thường xuyên và kịp thời về các chính sách phát triển kinh tế địa phương trong từng thời kì để Chi nhánh nắm bắt và có định hướng phát triển tín dụng phù hợp. Tóm lại, chương 3 của chuyên đề đã đề cập đến định hướng phát triển DNVVN của Tỉnh thái Nguyên, phương hướng và mục tiêu của Chi nhánh NHCT Thái Nguyên trong việc đầu tư tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó xin kiến nghị lên Ngân hàng Nhà Nước, lên NHCT Việt Nam và Chính quyền tỉnh Thái Nguyên một số ý kiến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh mở rộng tín dụng đối với phát triển tại Chi nhánh NHCT Thái Nguyên trong giai đoạn tới. KẾT LUẬN CHUNG Hiện nay ở nước ta, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp cả nước, bao gồm các doanh nghiệp Nhà Nước, doanh nghiệp phi Nhà Nước. Vì thế DNVVN có khả năng to lớn trong việc mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Việc phát triển DNVVN cũng là một chủ trương quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Chi nhánh NHCT Thái Nguyên với vai trò là trung gian tài chính của nền kinh tế đã có những phương hướng, đường lối trong việc đầu tư tín dụng để phát triển các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động đầu tư tín dụng cho các DNVVN của Chi nhánh còn gặp không ít khó khăn cần tháo gỡ, Chuyên đề “Giải pháp tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng Công Thương Thái Nguyên” với mong muốn đưa ra một số giải pháp để giải quyết một số vấn đề nêu trên, chuyên đề đã tập trung hoàn thành một số nội dung sau: Những vấn đề chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng ngân hàng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường. Qua đó đưa ra kinh nghiệm của nước thành công trong việc hỗ trợ phát triển DNVVN từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Khái quát hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thái Nguyên và đi sâu phân tích thực trạng đầu tư tín dụng của Chi nhánh đối với phát triển DNVVN, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế trong hoạt động tín dụng này và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng đó đề cập một số chủ trương, định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnhThái Nguyên, của NHCT Việt Nam và của Chi nhánh NHCT Thái Nguyên. Đồng thời đưa ra giải pháp và kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và chính quyền địa phương tỉnh Thái Nguyên tạo điều kiện cho Chi nhánh NHCT Thái Nguyên trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Do thời gian có hạn cộng với những hạn chế về năng lực nên chuyên đề không thể trách khỏi những khiếm khuyết em rất mong được thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ Chi nhánh góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Trương Quốc Cường cùng các anh chị cán bộ tại phòng Kinh doanh Chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Diệu ( Tín dụng ngân hàng - NXB thống kê 2001.) 2. Phương Hà (Nghệ thuật điều hành Doanh nghiệp Việt Nam - NXB Thành phố HCM 1996.) 3. Nguyễn Đình Hưởng (Doanh nghiệp Việt Nam - NXB chính trị quốc gia). 4. Giáo trình tín dụng (Học viện Ngân hàng) 5. Luật doanh nghiệp (NXB chính trị). 6. Nghị định 90/2001/NĐ - CP của Chính phủ về trợ giúp tín dụng phát triển doanh nghiệp. 7. Nghị định 20/2000/NĐ- CP ngày 3/2/2000. 8. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Công thương Vịêt Nam năm 2001, 2002. 9. Tạp chí Ngân hàng số 6, 12/2003. 10. Internet – kinh nghiệm các nước trong việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp. 11. Tạp chí thông tin Ngân hàng Công thương Việt Nam số 1/2004. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ- VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ 4 1.1 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ 4 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 4 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 5 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường 6 1.1.4. Điều kiện để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường 10 1.2 VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 13 1.2.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 13 1.2.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 14 1.2.3.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 16 1.2.3.1 Tín dụng ngân hàng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ được liên tục 17 1.2.3.2 Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 17 1.2.3.3 Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 17 1.2.3.4 Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 18 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 19 1.3.1. ấn độ 19 1.3.2. Nhật Bản 20 1.3.3. Đài Loan 21 1.3.4. Bài học kinh nghiệm vân dụng đối với Việt Nam 23 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN 25 2.1.Thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp võa vµ nhá trªn ®Þa bµn TØnh Th¸i Nguyªn 25 2.2. Thùc tr¹ng ®Çu t­ tÝn dông ®èi víi doanh nghiÖp võa vµ nhá t¹i chi nh¸nh NHCT Th¸i Nguyªn 27 2.2.1. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña Chi nh¸nh NHCT Th¸i Nguyªn 27 2.2.2. Ho¹t ®éng kinh doanh cña Chi nh¸nh NHCT Th¸i Nguyªn 29 2.2.2.1. C«ng t¸c huy ®éng vèn 29 2.2.2. T×nh h×nh sö dông vèn 31 2.2.2.3 HiÖu qu¶ tÝn dông 33 2.2.2.4 Ho¹t ®éng nghiÖp vô kh¸c 34 2.2.2.5 KÕt qu¶ kinh doanh cña Chi nh¸nh 35 2.2.3. Thùc tr¹ng ®Çu t­ tÝn dông ®èi víi ph¸t triÓn doanh nghiÖp võa vµ nhá t¹i Chi nh¸nh NHCT Th¸i Nguyªn 36 2.2.3.1 §iÒu kiÖn vay vèn vµ quy tr×nh cho vay doanh nghiÖp võa vµ nhá cña NHCT ViÖt Nam 36 2.2.3.2. Thùc tr¹ng ®Çu t­ tÝn dông ®èi víi doanh nghiÖp võa vµ nhá t¹i Chi nh¸nh NHCT Th¸i Nguyªn 38 2.3. §¸nh gi¸ kÕt qu¶ ho¹t ®éng ®Çu t­ tÝn dông ®èi víi doanh nghiÖp võa vµ nhá t¹i Chi nh¸nh NHCT Th¸i Nguyªn 44 Chương 3 GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN 49 3.1. Chủ trương phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Tỉnh Thái Nguyên 49 3.2. Định hướng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh 49 3.3. Một số giải pháp tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh 50 3.3.1 Tổ chức tốt công tác huy động vốn 50 3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng 52 3.3.3. Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ cho vay 53 3.3.4. Các chính sách về lãi suất vay 54 3.3.5. Đa dạng hoá phương thức cho vay 55 3.3.6 Thực hiện tốt cơ chế bảo đảm tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro 55 3.3.7. Đẩy mạnh hoạt động Marketing 56 3.3.8 Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay 57 3.3.9. Củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 58 3.4. KIẾN NGHỊ 58 3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 58 3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 59 3.4.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Thái Nguyên 60 KẾT LUẬN CHUNG 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 01: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh các năm 2001-2003 Bảng 02: Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh các năm 2001-2003 Bảng 02: Hiệu quả tín dụng của Chi nhánh qua các năm 2001-2003 Bảng 03: Bảng kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua các năm 2001-2003 Bảng 04: Bảng doanh số cho vay DNVVN các năm 2001-2003 Bảng 05: Bảng doanh số thu nợ cho vay DNVVN các năm 2001-2003 Bảng 06: Bảng dư nợ cho vay DNVVN các năm 2001-2003 Bảng 07: Bảng tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNVVN các năm 2001-2003 BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng Thương mại NHCT Ngân hàng Công Thương CHI NHÁNH CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN TNHH Trách nhiệm hữu hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc40419 .doc
Tài liệu liên quan