Đề tài Giải pháp và kiến nghị với các chủ thể quản lí và hoạt động kinh doanh du lịch nhằm phát triển loại hình du lịch ẩm thực ở Việt Nam trong thời gian tới

Du lịch ẩm thực hiện nay vẫn còn là khái niệm mới mẻ không chỉ ở Việt Nam.Tuy nhiên,nó đang dần trở thành một xu hướng mới ,xu hướng mà ẩm thực như là một phần không thể thiếu để nắm bắt về một điểm đến.Việt Nam với một nền văn hóa ẩm thực phong phú,độc đáo hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn cho du lịch ẩm thực.Nhưng để làm được điều đó,Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ,phát triển nguồn nhân lực,ban hành hệ thống chính sách quản lí thống nhất,đầy đủ ,tạo điều kiện cho sự phát triển của du lịch ẩm thực .Bên cạnh đó,Việt Nam cần chú trọng đặc biệt đến vấn đề ATVSTP và vệ sinh môi trường.

doc39 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp và kiến nghị với các chủ thể quản lí và hoạt động kinh doanh du lịch nhằm phát triển loại hình du lịch ẩm thực ở Việt Nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ninh,an toàn tính mạng luôn là vấn đề du khách quan tâm khi quyết định điểm đến cho chuyến hành trình du lịch của mình.Theo lý thuyết Maslow về nhu cầu của con người,nhu cầu an ninh,an toàn cho tính mạng được xếp ở vị trí thứ hai trong thang bậc các nhu cầu,chỉ sau nhu cầu sinh lí.Với loại hình du lịch ẩm thực,du khách dường như luôn tiếp xúc với thức ăn,đồ uống của điểm đến.Nếu không được đảm bảo về vệ sinh thì đó chính là nguồn khiến mầm bệnh xâm nhập trực tiếp và nhanh nhất vào cơ thể con người.Do đó ,cần chú trọng đặc biệt đến vấn đề vệ sinh,cả ở khu vực bên trong các nhà hàng,quán ăn,các làng nghề và môi trường xung quanh..Đối với bên trong,phải đảm bảo sự sạch sẽ ở mức cao nhất các trang thiết bị,dụng cụ nấu nướng,ăn uống.Nguồn nguyên liệu phải rõ ràng xuất xứ,đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh…Đối với bên ngoài,cần thực hiện tốt các điều kiện vệ sinh môi trường và các biện pháp xử lí chất thải… Có hệ thống chính sách quản lí và nguyên tắc đảm bảo sự phát triển lâu dài hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực của các chủ thể quản lí nhà nước,các đơn vị kinh doanh du lịch cùng các bộ,ban ngành liên quan Hệ thống chính sách quản lí của các cơ quan chủ quản là cần thiết để có thể định hướng cho sự phát triển của du lịch nói chung và du lịch ẩm thực nói riêng trên địa bàn.Vai trò của chính quyền địa phương và cơ quan quản lí thể hiện qua việc: -Đảm bảo chính quyền địa phương cùng các cấp quản lí nắm vững khái niệm ,đặc điểm,ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực đối với địa phươnng -Thực hiện công tác nghiên cứu đặc trưng ẩm thực của vùng ,tư vấn cho cấp quản lí cao hơn và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ẩm thực trên địa bàn quản lí -Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động du lịch ẩm thực trên địa bàn -Thiết kế ,thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư Giữa các cá nhân tổ chức như chính quyền địa phương,cơ quan quản lí,nhà kinh doanh ,dân cư địa phương cần thiết lập một hệ thống nguyên tắc trên cơ sở trao đổi ,bàn bạc thống nhất cách thức thực hiện,kiểm soát.Hệ thống này là cơ sở đánh giá chất lượng,mức độ phù hợp của những tổ chức ,cá nhân tham gia kinh doanh du lịch ẩm thực với đặc trưng của ẩm thực địa phương. Đối tượng khách có đặc điểm tiêu dùng phù hợp với loại hình du lịch ẩm thực Đối tượng khách tham gia loại hình du lịch ẩm thực là người tiêu dùng du lịch với mục đích tìm hiểu nền văn hóa ẩm thực của điểm đến du lịch.Họ có thể là các chuyên gia nghiên cứu ẩm thực,các đầu bếp,chủ nhà hàng,khách sạn muốn tìm hiểu về ẩm thực để bổ sung món ăn mới cho thực đơn nhà hàng .Họ cũng có thể là những người ham thích mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn tò mò của mình,không nhất thiết đó là người sành ăn.Đặc điểm chung của đối tượng khách này là thích tìm hiểu về ẩm thực,văn hóa bản địa .Họ không e ngại khi ăn những món ăn lạ,khác biệt với khẩu vị quen thuộc thường ngày.Họ tôn trọng sự khác biệt của nền văn hóa bản địa ,yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và sự mến khách của người đầu bếp,người phục vụ và dân cư địa phương.Đó là những đặc điểm chung của đối tượng khách du lịch ẩm thực .Tuy nhiên,tùy theo điều kiện về tài nguyên du lịch của từng vùng thì thị trường khách mục tiêu lại có những đặc điểm riêng.Vì vậy,đòi hỏi chính quyền địa phương ,các đơn vị kinh doanh du lịch cần xác định những đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực trên địa bàn,khu vực và nghiên cứu đặc điểm đối tượng khách hàng mục tiêu cho phù hợp 1.4.Ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực đối với Việt Nam 1.4.1.Về mặt kinh tế Du lịch ẩm thực giúp làm gia tăng giá trị tổng sản phẩm quốc dân cho ngành du lịch và cho đất nước Cũng giống như các hoạt động du lịch khác,du lịch ẩm thực làm tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương phát triển du lịch ẩm thực.Nguồn thu này lấy từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc quản lí trực tiếp của địa phương. Du lịch ẩm thực còn góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo.Vì chính yêu cầu hỗ trợ liên ngành trong hoạt động du lịch là cơ sở cho các ngành khác phát triển như giao thông vận tải,tài chính,bưu điện…Chính du lịch giúp nền kinh tế trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.Với du lịch ẩm thực thì khách du lịch cũng không thể ăn uống liên tục cả ngày.Theo điều tra của hiệp hội nhà hàng quốc gia Hoa Kì,hiệp hội công nghiệp du lịch của Mỹ và ủy ban du lịch Canada,khách du lịch,người quan tâm đến rượu vang/ẩm thực cũng cho thấy một ái lực đối với các viện bảo tàng,nhà hát,mua sắm,âm nhạc,liên hoan phim và giải trí ngoài trời.Thực tế là chi tiêu cho các hoạt động này nhiều khi còn lớn hơn cả tổng hóa đơn bữa tối.Như vậy ,không chỉ ngành kinh doanh ăn uống tăng doanh thu mà doanh thu của các doanh nghiệp khác cũng tăng lên đáng kể nhờ phát triển hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực. Mặt khác,du lịch ẩm thực dựa trên nguồn tài nguyên chính là ẩm thực,nguồn tài nguyên hấp dẫn có sẵn quanh năm.Phát triển loại hình du lịch ẩm thực nhờ vậy sẽ kéo dài thời gian lưu trú của khách ,góp phần khắc phục tính mùa vụ trong du lịch Du lịch ẩm thực giúp tăng sản lượng tiêu thụ và gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp,chăn nuôi,thủy hải sản,công nghiệp chế biến thực phẩm Ta thử làm phép tính đơn giản sau:Giá của một kg cà chua bán trên thị trường chưa được 1USD nhưng khi đem bán vào nhà hàng ,khách sạn làm món salat trộn sẽ tăng gấp chục lần.Báo chí cũng đã viết rằng:1kg cà phê hạt là 1USD nhưng chế biến 1kg cà phê để bán cho người tiêu dùng cho vào cốc cà phê thì giá sẽ lên tới 600USD.Như vậy ,có thể thấy dịch vụ phục vụ ăn uống sẽ làm tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp,chăn nuôi,thủy hải sản,công nghiệp chế biến thực phẩm lên gấp nhiều lần,theo kết quả nghiên cứu là trên 300%,và thu được lợi nhuận từ 40-50% trong tổng doanh thu Du lịch ẩm thực thúc đẩy sự phát triển của du lịch quốc tế,tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế,góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế Du lịch ẩm thực thu hút những đối tượng khách từ những vùng miền ,quốc gia khác.Do đó,nó góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch quốc tế.Bên cạnh đó ,các mối quan hệ kinh tế quốc tế cũng được củng cố và phát triển thông qua: -Các tổ chức quốc tế mang tính chất chính phủ,phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế -Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế -Du lịch quốc tế như một đầu mối xuất-nhập khẩu ngoại tệ,góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế 1.4.2.Về mặt xã hội Du lịch ẩm thực góp làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch,đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách Việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của những đối tượng khách muốn tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của những vùng miền khác,tăng thêm cơ hội lựa chọn các chương trình du lịch cho du khách Du lịch ẩm thực góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Số lao động trong lĩnh vực,du lịch, chế biến và cung cấp đồ ăn ,thức uống cho con người chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội.Đối với lĩnh vực du lịch, theo thống kê của Bộ Du lịch Malayxia, tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch là 495.900 người, chiếm 5,2% tổng số lao động của cả nước, trong đó ở các khách sạn và nhà hàng chiếm 63%. Ở Singapore, theo thống kê của Cục Xúc tiến Du lịch Singapore, tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch là: 150.000 người chiếm 7% lực lượng lao động của cả nước, trong đó, các cơ sở lưu trú có 25. 970 người, chiếm 17%; còn nhà hàng và các quán bar là 56.592 người, chiếm 38% Du lich ẩm thực góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Du lịch ẩm thực dựa trên nguồn tài nguyên văn hóa ẩm thực để phát triển.Nền văn hóa ẩm thực càng mang đậm bản sắc của vùng,miền,quốc gia thì càng hấp dẫn đối với du khách.Mặt khác,du lịch ẩm thực mang lại lợi ích nhiều mặt cho cộng đồng dân cư địa phương.Để bảo vệ lợi ích đó một cách lâu dài,bản thân các đơn vị kinh doanh du lịch ẩm thực cũng như cộng đồng dân cư địa phương sẽ là những đối tượng gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa đó Phát triển du lịch ẩm thực góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế Ẩm thực Việt Nam qua việc lựa chọn nguyên liệu,chế biến cho đến việc trình bày,trang trí,cách thức thưởng thức món ăn …sẽ thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.Vì vậy,quảng bá,giới thiệu về ẩm thực Việt Nam là phương pháp hữu hiệu để quảng bá hình ảnh dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó,thông qua du lịch,Việt Nam còn có thể giới thiệu về các thành tựu của mình về các mặt kinh tế,chính trị ,văn hóa,xã hội,về con người và phong tục tập quán Việt Nam. TỔNG KẾT CHƯƠNG I Với mục tiêu làm rõ hệ thống cơ sở lí luận,làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ẩm thực tại một vùng, một địa phương,chương này đã thể hiện các nội dung sau: 1.Chương I liệt kê các khái niệm làm công cụ phục vụ việc nghiên cứu.Đó là các khái niệm :Văn hóa ẩm thực,du lịch ẩm thực,du lịch văn hóa,Agritourism.Những khái niệm này không chỉ để hiểu rõ hơn các khái niệm trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn phân tích để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. 2.Bên cạnh đó,chương I còn nêu ra và phân tích 4 đặc trưng của loại hình du lịch ẩm thực cùng 7 điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch ẩm thực trên một địa bàn 3. Ngoài ra,chương I đã nêu lên ý nghĩa của việc phát triển du lịch ẩm thực đối với một vùng,miền,địa phương CHƯƠNG II: THƯC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH ẨM THỰC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.Thực trạng về các điều kiện phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam 2.1.1.Về điều kiện tài nguyên du lịch Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng,là tiềm năng to lớn cho việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực Xuất phát là một nước nông nghiệp,thêm vào đó là có các điều kiện thuận lợià về khí hậu ,địa hình ,nhờ vậy,ngành nông-lâm-ngư nghiệp của Việt Nam khá phát triển.Thủy,hải sản Việt Nam đa dạng về chủng loại,chất lượng ,hiện nay là mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu.Gia súc,gia cầm đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu.Rau,củ,quả,hạt có quanh năm và ở mọi miền.Đặc biệt gạo,cà phê ,hạt tiêu ,hạt điều là những sản phẩm xuất khẩu với số lượng lớn.Đây là nguồn nguyên liệu và thực phẩm chế biến các món ăn rất phong phú,đa dạng .Với nguồn nguyên liệu dồi dào như vậy,Việt Nam sẽ có khả năng tự chủ trong việc cung ứng nguyên vật liệu cho các cơ sở chế biến thực phẩm ,các nhà hàng ,quán ăn .Đồng thời,sự đa dạng các chủng loại nguyên liệu cũng sẽ tăng tính đa đạng các món ăn Việt Nam Không những phong phú ở nguồn nguyên liệu,ẩm thực Việt Nam còn khá đa dạng trong cách chế biến cũng như cách thức thưởng thức.Việt Nam thường chuộng cách thức chế biến sao cho giữ được hương vị tươi ngon tự nhiên của các món ăn như luộc ,hấp ,nấu ,nướng,ăn sống.ít sử dụng phương pháp chiên,xào như ẩm thực Trung Hoa hay ninh,hầm, sử dụng các thức ăn nhanh hay đồ hộp như các nước phương Tây.Theo nhận xét của một du khách nước ngoài,thức ăn tươi ngon không bao giờ thiếu trong bếp ăn người Việt,điều này khó có thể tìm thấy ở các nước phương Tây. Các món ăn Việt Nam thường được phối trộn hòa hợp giữa các loại nguyên liệu ,gia vị.Mỗi món ăn có một gia vị riêng,nước chấm riêng,có thể pha với dấm,đường ,tỏi ,ớt…sao cho phù hợp với hương vị món ăn.Trong khi đó,mấy chục loại rau củ đều có thể làm gỏi,mấy chục loại nước chấm.Rồi món ăn nào ăn với rau nào đến cách trình bày,trang trí món ăn ra sao…Tất cả những điều đó sẽ mang đến cho du khách cả một sự khám phá khi tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực Việt Nam còn được biết đến như một loại “ẩm thực sức khỏe”,theo đánh giá của nhiều chuyên gia về ẩm thực.Đặc trưng của ẩm thực Việt Nam là lấy tự nhiên làm gốc,nguyên vật liệu chủ yếu từ lúa gạo,rau,củ,quả,cá tươi sống…không ăn nhiều thịt như các nước phương tây.Món ăn Việt cũng ít xào,chiên, quay nhiều dầu mỡ như Trung Hoa,ít cay hơn món Thái. Món ăn Việt còn là tổng hòa của nhiều chất như thịt,cá,tôm,cua,đặc biệt sử dụng rất nhiều rau xanh và hoa quả.Chính vì vậy,món ăn Việt ngon,bổ nhưng không nặng bụng,tốt cho sức khỏe.Bên cạnh đó,trong cách chế biến món ăn của người Việt còn sử dụng nhiều loại gia vị từ thiên nhiên như gừng ,nghệ,hành,tỏi,sả và các loại rau thơm…Nhiều gia vị có tác dụng như vị thuốc. “Chính gia vi và hương vị từ rau thiên nhiên đã tạo nên nét riêng trong món ăn của Việt Nam và đây là sự đặc sắc hiếm có”-Bếp trưởng khách sạn Sofitel Metropole,ông Didier Corlou,nhận xét. Không những thế,trong cách chế biến cũng như cách ăn của người Việt cũng rất khoa học.Các nguyên liệu,gia vị được phối trộn một cách hòa hợp,cân bằng âm dương như món ăn dễ gây lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe.Đó là những kinh nghiệm dân gian đã được đúc kết và lưu truyền qua nhiều thế hệ .Ví dụ như gà luộc phải có lá chanh, chấm muối tiêu chanh. Lòng lợn phải chấm mắm tôm. Món ăn mát như ốc, thịt vịt, cá trê… thì phải ăn kèm gia vị nóng như gừng, ớt. Món thịt chó nóng vì riềng, mẻ, mắm tôm thì phải có lá mơ...Chính cách tổng hòa nhiều chất,nhiều vị cũng là cách hóa giải những độc tố,có tác dụng như những vị thuốc đông y.Nhiều món ăn Việt Nam có thể chữa những căn bệnh thời đại như béo phì,gút,bệnh tiểu đường,mỡ trong máu…Nói chung,ẩm thực Việt Nam đáp ứng được sự mong đợi của những ai mong muốn có một sự cân bằng giữa đồ ăn và sức khỏe thân thể. Nghệ thuật ẩm thực Việt Nam còn hấp dẫn trong cách thức ăn uống.Không chỉ ăn khoa học,người Việt còn “ăn toàn diện”và “ăn dân chủ.”. “Ăn toàn diện” là ăn bằng cả 5 giác quan. Trước hết là ăn bằng mắt: thức ăn phải trình bày cho đẹp, có nhiều mầu sắc hấp dẫn, rồi đến ăn bằng mũi: mùi thơm dậy lên từ cả thức ăn và nước chấm. Rồi răng chạm vào thức ăn khi thì mềm như sợi bún, lúc lại dai như thịt luộc, hay giòn như giá, sứa. Người Việt ăn cả “bằng tai”. Thật thú vị khi nghe tiếng “rôm rốp” giòn tan của bánh đa, bánh phồng tôm hay cà pháo muối, thậm chí còn “nghe từ bên trong” là tiếng lục cục của viên lạc rang, sau cùng ta mới thưởng thức món ăn và mùi vị bằng lưỡi. Khác hẳn kiểu Tây, người Việt “ăn dân chủ”. Tất cả các món ăn dọn lên bàn, cả gia đình quây quần, ai thích gì ăn nấy, nhiều ít tùy, không bị “ép” phải ăn món mình không thích. Và tất cả cùng chấm chung chén nước mắm, ăn chung một bát canh. Cách ăn uống của người Việt còn mang tính tình cảm, hiếu khách. Trước khi ăn con cháu phải mời ông bà, bố mẹ, người lớn tuổi hơn và mời khách. Điều này vừa thể hiện sự xã giao lịch thiệp, vừa thể hiện mối quan tâm trân trọng với người cùng ăn.Trong khi ăn,người Việt cũng rất thích nói chuyện,giao lưu với nhau,khác với các nước phương Tây,thường tránh nói chuyện trong bữa ăn.Nếu có thể truyền đạt những ý nghĩa văn hóa của những tập quán ăn uống của người Việt tới du khách thì sẽ khiến họ dễ dàng hòa nhập và cảm nhận được sâu sắc hơn về nền ẩm thực Việt Nam Bên cạnh những đặc trưng trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam,mỗi vùng miền còn có những nét riêng,tạo nên sự phong phú ,đặc sắc cho ẩm thực Việt. Ẩm thực miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến v.v. và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao Ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì v.v. và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng Đồ ăn miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. Đặc biệt, do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, ẩm thực Huế không chỉ rất cay, nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn, tuy mỗi món chỉ được bày một ít trên đĩa nhỏ Ẩm thực miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hản sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui … Ẩm thực các dân tộc thiểu số :Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng địa lý đa dạng khắp toàn quốc, ẩm thực của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có bản sắc riêng biệt. Rất nhiều món trong số đó ít được biết đến tại các dân tộc khác, như các món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên, nhiều món ăn đã trở thành đặc sản trên đất nước Việt Nam và được nhiều người biết đến, như mắm bò hóc miền Nam, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coóng phù (dân tộc Tày), lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cốn sủi, thắng cố, các món xôi nếp nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ … Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, ẩm thực Việt với tất cả những nét đặc sắc của nó dần được biết tới nhiều ở các nước khác như Hàn Quốc, Lào, Trung Quốc và các nước châu Âu có cộng đồng người Việt ngụ cư. Có thể dễ dàng tìm thấy các tiệm ăn Việt Nam ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc, Cộng hoà Séc, Đức, Ba Lan và Nga. Các món ăn thuần Việt như phở, nem rán và các loại hương liệu đặc biệt như mắm tôm, rau húng rất phổ biến ở những vùng có đông người châu Á, trong đó có người Việt, sinh sống. Tuy nhiên ẩm thực Việt Nam tại các nước trên thế giới đã ít nhiều lai tạp với ẩm thực bản địa, hoặc đã gia giảm, thay đổi để phù hợp hơn với khẩu vị của cộng đồng dân cư khắp thế giới. 2.1.2.Về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Cùng với sự phát triển du lịch là sự ra đời ngày càng nhiều của hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách thưởng thức các món ăn thuần Việt. Nhiều nhà hàng, quán ăn trong Nam, ngoài Bắc đã trở thành cái tên tìm đến của nhiều du khách như: Quán ăn Ngon, Nhà hàng Sen Hồ Tây, Sen Hà Thành, Quán bún Ta, bún Việt, phố ẩm thực Việt Nam...với hàng trăm món ăn dân tộc mỗi ngày cho du khách lựa chọn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp trong cả nước tính đến 31/12/2005 là 113.352 doanh nghiệp; khách sạn, nhà hàng có 4.735 doanh nghiệp, chiếm 4,18%. Tổng doanh thu thuần năm 2005 của các doanh nghiệp đạt 2.223.086 tỷ đồng; khách sạn, nhà hàng chiếm: 26,26%2. Tính đến tháng 3/2007, tổng số cơ sở lưu trú trong cả nước 8.556 đơn vị, trong đó có 25 khách sạn 5 sao, 65 khách sạn 4 sao và 141 khách sạn 3 sao3, nếu tính bình quân mỗi cơ sở lưu trú có 1 nhà hàng  thì số lượng nhà hàng rất lớn. Bên cạnh đó có nhà hàng độc lập với những quy mô khác nhau của Việt Nam cũng như của nước ngoài hoạt động tại các tỉnh, thành phố. Nhiều nhà hàng,khách sạn còn mở lớp dạy người nước ngoài nấu ăn như nhà hàng Ánh Tuyết,25 Mã Mây,nhà hàng Highway 4,số 5 Hàng Tre,khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội,trường dạy nghề Hoa Sữa… Nhà hàng Ánh Tuyết(25 Mã Mây) là địa chỉ ẩm thực rất Việt Nam,thu hút tất đông du khách nước ngoài. Các du khách khi đến đây không chỉ được thưởng thức văn hóa ẩm thực Việt Nam như ăn những món ăn chế biến theo cách truyền thống, rửa tay bằng nước lá thơm theo phong tục của người Việt... mà còn được tận mắt chứng kiến và học cách chế biến các món ăn truyền thống của người Việt. Bên cạnh đó,Việt Nam có nhiều vùng sản xuất nguyên liệu,thực phẩm và nhiều làng nghề ẩm thực như cốm Vòng,giò chả Ước Lễ,làng bún Phú Đô,làng rau Trà Quế,rượu Bàu Đá,mắm Châu Đốc…Đó là những địa chỉ hứa hẹn nhiều tiềm năng để trở thành những điểm đến trong những tour du lịch ẩm thực trong thời gian tới. Tuy nhiên,có một thực tế là dù những nhà hàng,món ăn nổi tiếng đã có từ lâu đời ,được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến nhưng vẫn chỉ mang tính chất cá nhân ,hệ thống nhà hàng nhỏ lẻ chứ chưa liên kết để tạo thành thương hiệu cho ẩm thực Việt Nam 2.1.3.Về nguồn nhân lực Những năm gần đây,công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch đã đạt được những thành tựu nhất định.Theo số liệu thống kê của Vụ thị trường du lịch,đến nay toàn ngành đã có gần 30 vạn lao động trực tiếp (tăng gần 10 lần so với 30 năm trước, phần đông từ các ngành khác chuyển sang) và trên 70 vạn lao động gián tiếp, phần lớn là ở độ tuổi dưới 30 (60%); phân bổ trên phạm vi cả nước (miền Bắc 40%, miền Trung 10%, miền Nam 50%). Lao động trong các bộ phận phục vụ trực tiếp chiếm khoảng 75%, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ ăn uống (bàn, bar) là 15%, nhân viên nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên là 4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,6% và 36,5% còn lại là lao động làm các nghề khác. Trong tổng số có 56,86% lao động được đào tạo (0,21% cán bộ đạt trình độ sau đại học; 12,75% đại học và cao đẳng; 25,8% trung cấp và 18,1% sơ cấp (nghề). Có 32% lao động phục vụ trực tiếp biết tiếng Anh; 3,2% biết tiếng Pháp; 3,6% biết tiếng Trung Quốc ở các mức độ khác nhau; các ngoại ngữ khác cũng đã được quan tâm đào tạo, nhưng số lượng người thông thạo không nhiều. Tuy các cơ sở đào tạo đã nỗ lực như vậy nhưng vẫn chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu.Không những thiếu về số lượng mà chất lượng đào tạo cũng là vẫn đề đáng lo ngại của không ít doanh nghiệp.Nhận định này cũng đã được ngành du lịch nhìn nhận là một trong những hạn chế hiện nay của ngành. Thống kê của ngành cho biết, hiện nay công tác quản lý nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của ngành du lịch còn bất cập. Tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp thiếu lao động lành nghề, nhưng sau khi tuyển dụng HS-SV vừa tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo thì các doanh nghiệp du lịch lại phải tiếp tục "đào tạo lại", bổ túc, bồi dưỡng.... thì mới có thể đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc đào tạo nghệ nhân, giám đốc cùng những chức danh quản lý cao cấp khác... không hề được chú trọng, thậm chí chưa có cơ sở đào tạo nào làm việc này Nhắc đến du lịch ẩm thực không thể không nhắc tới bộ phận lao động trong lĩnh vực sản xuất,chế biến thực phẩm,đặc biệt trong các làng nghề ẩm thực.Lao động trong các bộ phận này hầu hết là lao động phổ thông.Những kiến thức ,kinh nghiệm họ có được thường là do thế hệ trước truyền lại hoặc tự mày mò học.Hầu như không có trường lớp nào đào tạo về lĩnh vực này.Vì vậy,kiến thức nghề thường không được phổ biến và có thể dẫn tới thất truyền nghề hoặc làm mất đi tính nguyên gốc của nghề.Vì vậy,bài toán đặt ra là thu hút,đào tạo được các thế hệ sau để có thể gìn giữ và phát huy các nghề truyền thống của địa phương 2.1.4.Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương Dù chưa thực sự ý thức được rằng ẩm thực là một tài nguyên du lịch,là yếu tố để thu hút khách nhưng với bản năng của con người từ khi sinh ra là giữ gìn những giá trị truyền thống,bởi vậy,trong đời sống của người Việt Nam hiện nay vẫn còn hiện hữu rất nhiều những nét văn hóa từ ngàn xưa.Từ điều đơn giản nhất như bữa cơm truyền thống đến các nghi lễ trọng đại trong các dịp lễ tết đều mang đậm bản sắc của dân tộc. Bữa cơm truyền thống của người Việt thường gồm một món chủ lực (cơm),một món gia vị (nước chấm) và ba món ăn cơ bản đủ chất và cân bằng âm dương. Một nồi cơm chung cho cả gia đình (mỗi người có một cái bát nhỏ và đôi đũa của riêng mình) Một bát nhỏ đựng nước chấm (nước mắm, tương hoặc xì dầu) cả gia đình dùng chung. Một món mặn có chất đạm động vật và chất béo được luộc, rán hoặc kho như thịt, cá Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau thơm, rau sống, dưa muối Một món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng cũng không hiếm khi chỉ đơn giản là một bát nước luộc rau javascript:___openImage('/Image.aspx/image=pjpeg/21f24d9b5bb9403989a4dc40193524f0-buaantruyenthong.jpg/buaantruyenthong.jpg',122,125);Hiện nay, do đời sống được nâng cao hơn, cơ cấu bữa ăn chính của người Việt hiện cũng đã cải thiện đáng kể theo hướng gia tăng các món mặn nhiều dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu động vật. Bên cạnh xu hướng một số vùng miền (nhất là những vùng thôn quê) vẫn còn bày vẽ càng nhiều món trên mâm càng tốt, nhiều gia đình thành thị lại chú trọng xu hướng tinh giản bằng cách chỉ nấu một món trọng tâm có đủ chất đạm và các loại rau bày lên mâm, ăn kèm với các loại rau dưa lặt vặt khác. Một số gia đình làm các món ăn đặc biệt nhân ngày chủ nhật rảnh rỗi, những món cầu kỳ mà ngày thường ít có thời gian để làm. Bát nước chấm "cộng đồng" nay cũng dần được nhiều gia đình, hoặc các nhà hàng cầu kỳ san riêng ra bát cho từng người để hợp vệ sinh hơn, và có nhiều loại nước chấm khác nhau tùy theo trong bữa có loại đồ ăn gì. Các nghi lễ trong các dịp lễ ,tết tuy có xu hướng tinh giảm hơn,chú trọng chơi hơn ăn nhưng vẫn còn giữ lại những nét đặc trưng vốn có.Ví dụ như trong mâm cỗ cúng tổ tiên phải có đĩa xôi,con gà luộc hoặc chân giò.Còn cỗ tết thì thường phải có 5 bát: bóng, miến, măng, mọc, chim hoặc gà tần và 5 đĩa: giò, chả, gà hoặc vịt luộc, nộm, xào… Bên cạnh đó ,nhiều hội thi dân gian ngày nay vẫn còn rất phổ biến trong các dịp hội hè như trò thi thổi cơm niêu,thi giã gạo hay hội mừng lúa mới… Không những còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán truyền thống mà với truyền thống giàu lòng mến khách của con người Việt Nam,Việt Nam càng có cơ hội để phát triển loại hình du lịch ẩm thực 2.1.5.Sự đảm bảo về vệ sinh và an toàn thực phẩm Vấn đề VSATTP là vấn đề đáng lo ngại nhất khi phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam.Gần đây,báo chí,truyền hình đưa khá nhiều tin về các vụ vi phạm về ATVSTP như hàng chục tấn mỡ động vật đã được tái chế và sử dụng nhiều lần,ớt bột chứa chất gây ung thư hay vệc phát hiện ra khu chợ thịt thiu ngay giữa lòng thủ đô.Rồi đến việc các nhà máy ,các khu công nghiệp hay làng nghề thải trực tiếp các chất thải chưa qua xử lí ra các ao hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng.Đây thực sự là tình trạng báo động về vấn đề ATVSTP và môi trường ở Việt Nam.Vậy nguyên nhân của tình trạng mất ATVSTP là ở đâu?Dưới đây là một vài nguyên nhân như sau: -Lực lượng quản lý ATVSTP quá mỏng không thể nào kiểm soát nổi sự bùng nổ mạnh mẽ của kỹ nghệ sản xuất, kinh doanh thực phẩm và ngành dịch vụ ăn, uống đặc biệt là vấn nạn thức ăn đường phố.Có một ý kiến cho rằng:chẳng có kinh doanh cái gì bền vững và sinh lời như kinh doanh ăn uống, bởi lẽ từ lúc sinh ra cho đến tận giây phút cuối cùng của cuộc sống, ai ai cũng phải ăn, phải uống, giàu hay nghèo, sang hay hèn, quan hay dân, thể chế chính trị nào tất thảy đều phải ăn, uống.Như vậy có thể thấy rằng việc kinh doanh ăn uống ở Việt Nam được Nhà nước khá “nuông chiều”.Điều này ở xứ người chắc hẳn không đơn giản và không hề rẻ tiền chút nào. - Chế tài xử phạt các vi phạm về ATVSTP chưa đủ sức giáo dục, răn đe và trừng phạt người vi phạm dẫn đến coi thường và nhờn pháp luật. - Sự tham gia của các cấp chính quyền, các bộ, ngành vào lĩnh vực ATVSTP chưa thật sự tích cực và có trách nhiệm, - Công tác truyền thông, giáo dục cộng đồng về ATVSTP chưa đạt yêu cầu vì thiếu các kênh truyền thông hữu hiệu, thiếu các biện pháp truyền thông hiệu quả, thiết thực và thân thiện, -Trang thiết bị, phương tiện cho công tác ATVSTP còn thiếu và yếu làm cho tính chủ động, kịp thời chưa cao, - Việc quản lý các vấn đề liên quan đến ATVSTP còn phân tán, chồng chéo.Cục ATVSTP chỉ chịu trách nhiệm ở giai đoạn mà sản phẩm sắp đến miệng người tiêu dùng, trong khi để làm ra nó và để nó đạt tiêu chuẩn vệ sinh thì lại bắt đầu ở những qui trình trước đó. Chẳng hạn, để có rau sạch thì phải thực hiện một chuỗi các công đoạn ngay từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, phân phối. Trong khi việc quản lý về thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lại thuộc về Bộ Nông nghiệp và PT nông thôn, - Cuối cùng và cũng là hệ quả của các nguyên nhân trên là ý thức của người dân về ATVSTP còn quá yếu. Một bộ phận các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị tác động bởi cám dỗ lợi nhuận của nền kinh tế thị trường nên trở nên vô cảm với cộng đồng 2.1.6.Hệ thống chính sách và nguyên tắc đảm bảo sự phát triển lâu dài hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực của các chủ thể quản lí nhà nước,các đơn vị kinh doanh du lịch Do du lịch ẩm thực mới chỉ bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam nên hiện vẫn chưa có những cơ sở lí luận cũng như các văn bản,thông tư hướng dẫn sự phát triển tổng thể của du lịch ẩm thực,ngoài những quy định liên quan tới từng bộ phận cấu thành của du lịch ẩm thực như hoạt động kinh doanh ăn uống,kinh doanh của các làng nghề,các điều kiện đảm bảo ATVSTP hay chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch…Dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam nối chung và du lịch ẩm thực nói riêng đó là sự hợp tác liên ngành và chính quyền địa phương ngày càng được đẩy mạnh.Các chương trình Hành động quốc gia về Du lịch trong 10 năm qua đã được thực hiện khá hiệu quả,làm cho hoạt động du lịch sôi động cả trong và ngoài nước.Sự phối hợp liên ngành và địa phương đã có tác dụng trong việc phục dựng ,tổ chức thành công hàng trăm lễ hội truyền thống ,thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước,từng bước khai thác thế mạnh văn hóa,lịch sử ,sinh thái của đất nước để phát triển du lịch Cùng với sự phối hợp liên ngành,sự phối hợp giữa các địa phương cũng được đẩy mạnh.Các liên kết khu vực giữa các địa phương được hình thành dưới nhiều hình thức như: Chương trình “Du lịch về nguồn” của ba tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai; Chương trình du lịch “Theo dấu chân Bác Hồ” của Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên; Chương trình “Con đường Di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Hành trình Di sản”…; Chương trình phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long;… Nhiều sự kiện du lịch được tổ chức tại một số địa phương đã được các địa phương khác hưởng ứng và tham gia tích cực nên đã tạo ra chuỗi sự kiện đều khắp cả nước, thể hiện rõ tính liên vùng. Hoạt động kinh doanh du lịch nhờ thế có điều kiện thuận lợi để phát triển, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập của du lịch mỗi địa phương và cả nước. 2.1.7.Đối tượng khách của loại hình du lịch ẩm thực Việt Nam Theo đánh giá của nhiều du khách nước ngoài,chuyên gia ẩm thực thì ẩm thực Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách.Cô Wendy Chan, một chuyên gia ở công ty nghiên cứu, tiếp thị Definity Marketing có văn phòng chính ở Broadway, New York cho biết hiện nay người Mỹ ở lứa tuổi từ 17 đến 40 đã quá quen thuộc nên đã nhàm chán với thức ăn Nhật và thức ăn Hàn Quốc cho nên, “thức ăn VN và Thái đang là thời trang nhất”.“Hầu hết các du khách nước ngoài đều hào hứng tham dự lớp học dạy nấu ăn”,chị Vũ Anh,công ty du lịch Tre Xanh,cho biết. “Thậm chí có những khách đã biết về tour này và đề nghị cho vào lịch trình của họ trong thời gian ở Hà Nội”. Anh Dan Dockery, quản lý nhà hàng Highway 4 nói: “Chúng tôi có hai đến ba lớp một tuần và chưa bao giờ vắng khách cho dù vào mùa vắng khách du lịch. Khách dự cooking class chủ yếu do các công ty lữ hành giới thiệu đến, cũng có những khách tự tìm đến do đã được biết về ẩm thực VN qua mạng Internet”. Tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực như vậy nhưng đến nay việc tổ chức các tour du lịch ẩm thực mới chỉ dừng lại ở mức tự phát của từng đơn vị hoặc theo yêu cầu của du khách mà chưa đưa vào lịch trình thường xuyên và cũng chưa có sự liên kết nhằm tạo ra hệ thống tour du lịch ẩm thực chuyên biệt. Chính vì vậy,hiện cũng chưa có tổ chức nào đầu tư vào việc nghiên cứu đặc điểm thị trường khách cho loại hình du lịch này Bên cạnh đó,các hoạt động quảng bá ẩm thực Việt Nam còn quá ít và chưa thực sự nổi bật.Du khách biết đến ẩm thực Việt Nam biết đến các món ăn Việt Nam chủ yếu qua lời kể của bạn bè, qua các website cá nhân, qua sự giới thiệu trực tiếp của hướng dẫn viên chứ chưa có đơn vị quản lý, chưa có tổ chức nào quan tâm, đứng ra tổ chức liên kết để quảng bá cho thương hiệu ẩm thực Việt Nam một cách bài bản. Kết quả khảo sát các chương trình tour dành cho khách nước ngoài đến Việt Nam cũng cho thấy, phần lớn các công ty du lịch chỉ nhấn mạnh đến các điểm du lịch, chứ hầu như không giới thiệu đến các món ăn Việt Nam. 2.2.Các vấn đề về phát triển loại hình du lịch ẩm thực ở Việt Nam-Mô hình SWOT Để có thể thấy rõ hơn những điểm mạnh,điểm yếu của Việt Nam cũng như nhìn nhận những cơ hội và thách thức khi phát triển du lịch ẩm thực Việt Nam,tôi xin khái quát trong mô hình SWOT như sau Cơ hội Mức sống của con người ngày càng được nâng cao,nhu cầu đi du lịch cũng ngày càng tăng Toàn cầu hóa thúc đẩy sự giao lưu giữa các nền văn hóa Loại hình du lịch ẩm thực mới chỉ bắt đầu phát triển trên thế giới vài năm trở lại đây Hệ thống nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài ngày càng phát triển đã góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam tới bạn bè quốc tế Tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định,do đó Việt Nam được coi là điểm đến an toàn cho du khách Thách thức Điều kiện vệ sinh,an toàn thực phẩm ở Việt Nam còn kém Trong khu vực Đông Nam Á,Thái Lan đã thực hiện khá thành công đối với sản phẩm du lịch ẩm thực Sự lai căng giữa ẩm thực Việt Nam với ẩm thực các nước khác làm mất dần đi bản sắc riêng của ẩm thực Việt Nam Điểm mạnh Văn hóa ẩm thực Việt Nam phong phú,độc đáo và được đánh giá khá cao bởi các chuyên gia ẩm thực và du khách quốc tế Việt Nam có khá nhiều làng nghề ẩm thực và nhà hàng ,quán ăn ngon mang đậm phong cách Việt Điểm yếu Các nhà hàng ở Việt Nam còn nhỏ lẻ,chưa tạo được thương hiệu riêng Công tác xúc tiến,quảng bá về ẩm thực Việt Nam còn mờ nhạt Số lượng và chất lượng nhân lực ngành du lịch ,sản xuất,chế biến thực phẩm còn thiếu và yếu TỔNG KẾT CHƯƠNG II Chương II đã trình bày về thực trạng phát triển của loại hình du lịch ẩm thực ở Việt Nam hiện nay trên các phương diện:điều kiện về tài nguyên du lịch ẩm thực,về cơ sở vật chất ,về nguồn nhân lực,sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương,về điều kiện VSATTP,về nguồn khách,về hệ thống chính sách và cam kết của chủ thể quản lí và các đơn vị kinh doanh du lịch.Qua đó ,chỉ ra tiềm năng phát triển cũng như những mặt còn hạn chế cần khắc phục để có thể phát triển loại hình du lịch ẩm thực trong thời gian tới.Mô hình SWOT được đưa ra nhằm khái quát nhất về các vấn đề phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam hiện nay gồm cơ hội ,thách thức,điểm mạnh, điểm yếu CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CHỦ THỂ QUẢN LÍ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH NHẰM PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH ẨM THỰC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Giải pháp phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam trong thời gian tới. 3.1.1.Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch Như đã phân tích ở trên ,tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam là rất lớn và hầu như vùng miền nào cũng có nét văn hóa ẩm thực đặc sác riêng .Tuy nhiên không vì thế mà có thể phát triển du lịch tràn lan.Bởi như vậy có thể dẫn tới sự trùng lắp của các sản phẩm du lịch ở các địa phương và sẽ không thể tạo ra sức hấp dẫn đủ để thu hút du khách.Bên cạnh đó,sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch còn để lại nhiều tác động tiêu cực khác như sư ô nhiễm môi trường,sự xuống cấp của các giá trị văn hóa-lịch sử…Vì vậy ,phải có sự quy hoạch tổng thể và chi tiết để có thể phát triển lâu dài du lịch ẩm thực. Trước hết,cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lí về du lịch ,chính quyền địa phương,các chuyên gia về ẩm thực và các đơn vị kinh doanh lĩnh vực chế biến và cung cấp đồ ăn,thức uống trong việc rà soát,kiểm tra,đánh giá các yếu tố,điều kiện cho sự phát triển của du lịch ẩm thực Việt Nam. Trên cơ sở những đánh giá đó,quy hoạch thành những vùng,điểm du lịch ẩm thực mang đặc trưng riêng những vẫn đảm bảo hài hòa trong bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam. 3.1.2.Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Thực trạng sự phát triển các nhà hàng ,quán ăn,cũng như các làng nghề ở Việt Nam hiện nay còn rất manh mún,nhỏ lẻ.Vì vậy,việc cải tạo,nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch là điều cần thiết.Cơ sở vật chất phát triển không những có thể phục vụ nhu cầu của du khách một cách tốt hơn mà bên cạnh đó còn tạo ra tính hấp dẫn thứ cấp để phát triển du lịch nói chung và du lịch ẩm thực nói riêng. Trong việc đầu tư vào phát triển các cơ sở kinh doanh ăn uống và các làng nghề ẩm thực,Nhà nước nên có sự khuyến khích các cơ sở kinh doanh tận dụng môi trường và đặc điểm lối ăn truyền thống của địa phương đưa vào sử dụng.Bằng việc kết hợp với các yếu tố văn hóa như vậy sẽ làm tăng thêm giá trị cho các cơ sở kinh doanh này 3.1.3.Giải pháp về đào tạo,phát triển nguồn nhân lực Từ thực tế nguồn nhân lực còn thiếu cả về số lượng,yếu cả về chất lượng hiện nay đặt ra vấn đề cấp bách là cần chú trọng nhiều hơn nữa vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.Không chỉ đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác đào tạo mà chương trình đào tạo cũng cần điều chỉnh cho phù hợp nhu cầu thực tế.Điều đó đòi hỏi các cấp quản lí về du lịch ,nhà trường và doanh nghiệp cần phối hợp với nhau nhằm xây dựng và tổ chức đào tạo cả về kiến thức và kĩ năng cho học viên. Một tín hiệu vui cho công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam là hiện có khá nhiều dự án,chương trình quốc gia hướng tới việc phát triển nguồn nhân lực du lịch.Việt Nam đã hợp tác với Cộng đồng Châu Âu thực hiện Dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam thông qua Hiệp định tài chính ký tháng 11/2001, với tổng chi phí 12 triệu Euro (Cộng đồng châu Âu tài trợ 10,8 triệu Euro và phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam là 1,2 triệu Euro).Được biết, Dự án đã đào tạo giúp cho Việt Nam 2.500 huấn luyện viên ngành du lịch, thuộc thành phần cán bộ từ các doanh nghiệp. Những nhân viên này là hạt nhân có trách nhiệm đào tạo chuyên môn lại cho những người khác, theo đúng tiêu chuẩn của Châu Âu, về nguồn nhân lực có trình độ cao.Dự án còn hỗ trợ Tổng cục Du lịch tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập khu vực, tham gia các hội thảo, hội nghị của ASEAN, APEC, PATA, ASEANTA… nhằm tiến tới đạt được sự công nhận của khu vực đối với tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam Mới đây nhất, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo "Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch tới 2015 và tầm nhìn đến 2020" đã định hướng: Phấn đấu đến 2015, nguồn nhân lực du lịch có ít nhất 500.000 lao động trực tiếp và 1,3 - 1,5 triệu lao động gián tiếp.Cũng theo dự thảo, đến năm 2020 nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam phải đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Tổng số vốn cho Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch tới năm 2015 là 2.400 tỉ đồng. Bên cạnh việc phát triển nguồn nhân lực du lịch,Nhà nước cũng cần chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề ẩm thực.Đặc biệt ,với các nghệ nhân và các đầu bếp giỏi cũng cần có những ghi nhận và chính sách đãi ngộ xứng đáng để họ có thể có thêm động lực gắn bó hơn với nghề.Đồng thời ,đó cũng là cách thức giáo dục các thế hệ trẻ thêm tự hào về nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam 3.1.4.Tuyên truyền,nâng cao nhận thức về du lịch ẩm thực Thứ nhất:Cần tăng cường tuyên truyền,nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư,các đơn vị kinh doanh cũng như chính quyến địa phương về văn hóa ẩm thực của dân tộc và lợi ích của việc phát triển của du lịch ẩm thực.Hình thức tuyên truyền có thể thông qua các phương tiện truyền thông,qua các lớp bồi dưỡng tập trung hoặc tổ chức các chuyến tham quan,học hỏi những mô hình hay..Tùy theo từng đối tượng để lựa chọn hình thức tuyên truyền cho phù hợp. Thứ hai:Xây dựng đạo đức kinh doanh,cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp Thứ ba:Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tuân thủ các điều kiện vệ sinh,an toàn thực phẩm cho mọi tầng lớp nhân dân Thứ tư:Cần xây dựng một chương trình hợp tác liên ngành giữa những nhà nghiên cứu ẩm thực, văn hóa dân gian, công nghệ chế biến và bảo quản, giữa những nghệ nhân, nhà khoa học, nông nghiệp và thương mại, du lịch... để cùng nhau quảng bá các giá trị ẩm thực trong hệ thống đặc sản Việt Nam. 3.1.5.Giải pháp về thị trường khách cho loại hình du lịch ẩm thực Trước hết,các doanh nghiệp cùng chủ thể quản lí nhà nước về du lịch nên có sự đầu tư vào việc nghiên cứu đặc điểm,thị trường khách cho loại hình du lịch này.Dựa cào đặc điểm và thị hiếu tiêu dùng của từng đối tượng khách mà các cơ quan quản lí đưa ra những hoạch định cho sự phát triển của du lịch ẩm thực Việt Nam nói chung và cho từng địa phương cụ thể.Đồng thời ,các đơn vị kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để xây dựng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách Thứ hai:Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các lễ hội ẩm thực ,xây dựng website chuyên về ẩm thực và du lịch ẩm thực ,mở rộng mạng lưới các nhà hàng mang đậm phong cách Việt ra nước ngoài,liên kết với các hãng lữ hành trong và ngoài nước …để quảng bá về ẩm thực Việt Nam Thứ ba : Xây dựng các kênh phân phối sản phẩm du lịch ẩm thực tới các đối tượng khách du lịch Với thị trường khách nội địa Khách du lịch Sản phẩm du lịch ẩm thực ( 1) Các doanh nghiệp lữ hành (2) -Kênh 1 : Các nhà sản xuất sản phẩm du lịch ẩm thực làm marketing trực tiếp đến khách du lịch, chào bán dịch vụ theo phương thức truyền thống hoặc phương pháp hiện đại,đặc biệt là sử dụng thư điện tử hoặc các website -Kênh 2 :Chào bán sản phẩm thông qua các công ty lữ hành trong nước Với thị trường khách quốc tế Sản phẩm du lịch ẩm thực Khách du lịch Các hãng lữ hành nước ngoài Các hãng lữ hành trong nước Các hãng lữ hành ngoài nước (1) (2) (3) -Kênh 1 : Các nhà sản xuất sản phẩm du lịch ẩm thực làm marketing trực tiếp đến khách du lịch ,chào bán dịch vụ theo phương thức truyền thống hoặc phương pháp hiện đại,đặc biệt là sử dụng thư điện tử hoặc các website -Kênh 2 : Chào bán sản phẩm du lịch ẩm thực trực tiếp với các hãng lữ hành nước ngoài -Kênh 3 :Chào bán sản phẩm thông qua các công ty lữ hành quốc tế trong nước để các công ty lữ hành quốc tế sử dụng các mối quan hệ đối tác với các hãng lữ hành nước ngoài trong tiêu thụ sản phẩm 3.1.6.Ban hành hệ thống chính sách quản lí thống nhất,đầy đủ, đặc biệt về các hoạt động kinh doanh ăn uống,chế biến thực phẩm tại các làng nghề,về đào tạo nhân lực ,về việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực ăn uống,về công tác đảm bảo VSATTP. Đối với việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực ăn uống phục vụ việc phát triển du lịch ẩm thực,theo tôi nghĩ chỉ nên khuyến khích đầu tư từ trong nước và do địa phương làm chủ trong việc xây dựng và quản lí.Điều đó nhằm tận dụng được nhiều hơn các yếu tố sẵn có của địa phương và mang lại lợi ích nhiều hơn cho chính địa phương.còn nếu thu hút dự án đầu tư nước ngoài thì các công ty nước ngoài sẽ lấy đi một phần doanh thu và có thể đánh mất đi bản sắc của ẩm thực Việt Nam Về vấn đề ATVSTP,nếu như ở các lĩnh vực khác, nếu thấy quá bất lợi, Nhà nước có thể hạn chế, thậm chí là cấm sử dụng. Nhưng riêng vấn đề ATVSTP thì không, chính quyền không thể dừng, càng không thể cấm người dân ăn, uống hàng ngày. Vì thế, dù khó khăn đến đâu chúng ta vẫn phải quyết liệt tuyên chiến với việc vi phạm ATVSTP Theo tôi,có một giải pháp cấp bách nằm trong tầm tay của Nhà nước là cần tạo ra một công cụ đủ mạnh để kiểm soát ATVSTP thông qua hệ thống pháp lý và bộ máy nhân sự. Về pháp lý, phải tăng cao chế tài xử phạt với những người, những cơ sở vi phạm ATVSTP bằng việc phạt tiền thật nặng. Thậm chí, chúng ta không nên chùn tay nếu vì thế mà doanh nghiệp bị phá sản. Áp dụng các hình phạt tù đối với những người vi phạm ATVSTP cố ý, tái phạm, kết hợp tịch thu tài sản, phương tiện vi phạm. Về nhân sự, hơn lúc nào hết, giờ đây Nhà nước cần nhanh chóng thành lập 1 lực lượng kiểm soát ATVSTP đủ quyền lực để giải quyết đến mức cao nhất những vi phạm ATVSTP, lực lượng này có quyền thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế và khởi tố các vụ vi phạm. Tôi nghĩ, chúng ta có các lực lượng như: Kiểm lâm (được vũ trang), Quản lý thị trường, Hải quan và gần đây là Thanh tra thuế, là những lực lượng được trao quyền rất lớn trong đó có quyền khởi tố vụ án.Vậy tại sao lại không có lực lượng “Kiểm soát ATVSTP” với quyền hạn như vậy? Trong khi vấn đề ATVSTP đang nóng hổi hàng giờ thì chúng ta đang gần như mất tầm quyền soát. Hiện nay, thanh tra y tế có lẽ là lực lượng duy nhất thực hiện quyền lực này, trong sự bối rối “trăm dâu đổ đầu tằm” hiện nay, thanh tra y tế ôm đồm quá nhiều lĩnh vực nên “lực bất tòng tâm” là chuyện không có gì phải bàn cãi. 3.2. Kiến nghị của bản thân 3.2.1.Kiến nghị với Tổng cục du lịch - Cần xây dựng chiến lược phát triển du lịch ẩm thực Việt Nam trong thời gian tới.Đó là chiến lược về quy hoạch vùng du lịch,điểm du lịch:chiến lược về đào tạo,phát triển nguồn nhân lực,chiến lược phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật,về thu hút đầu tư… -Ban hành các tiêu chuẩn,quy tắc cho việc phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam -Tăng cường việc xúc tiến,quảng bá cho ẩm thực và du lịch ẩm thực Việt Nam 3.2.2.Kiến nghị với cục VSATTP -Cần tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc đảm bảo VSATTP và vệ sinh môi trường,xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm -Đầu tư cho các phương tiện ,trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra VSATTP -Xây dựng đội ngũ nhân lực để đảm bảo kiểm soát được tình hình ATVSTP trên địa bàn quản lí 3.2.3.Kiến nghị với các đơn vị kinh doanh sản phẩm du lịch ẩm thực Thứ nhất : Lựa chọn các dự án đầu tư cho phù hợp với đặc trưng và yêu cầu của loại hình du lịch ẩm thực .Đó là việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phải sử dụng các yếu tố địa phương như lao động,nguyên vật liệu của địa phương để tạo ra các hàng hóa,dịch vụ phục vụ khách. Thứ hai : Các nhà kinh doanh du lịch ẩm thực phải mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư Thứ ba : Các nhà kinh doanh du lịch ẩm thực cần tuân thủ nghiêm túc các điều kiện đảm bảo ATVSTP,giữ gìn vệ sinh môi trường Thứ tư : Phải nhận thức rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng,bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao 3.2.4.Kiến nghị với chính quyền địa phương -Không nên khuyến khích đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch ẩm thực tại địa phương -Hỗ trợ các làng nghề ẩm thực trên địa bàn phát triển -Xây dựng các website quảng bá về ẩm thực và du lịch ẩm thực của địa phương -Phối hợp với cục ATVSTP kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các điều kiện VSATTP trên địa bàn quản lí -Thực hiện thống kê khách du lịch một cách đầy đử theo các tiêu chí : Mục đích chuyến đi,độ tuổi,giới tính,địa phương,quốc tịch,hình thức đi du lịch,thời gian lưu lại của khách trên địa bàn 3.2.5.Kiến nghị với nhân dân các địa bàn phát triển du lịch ẩm thực Thứ nhất : Phát huy tryền thống mến khách của dân tộc,tôn trọng khách,không chèo kéo,lịch sự văn minh trong giao tiếp ứng xử với khách.Nâng cao kiến thức du lịch ,sẵn sàng hướng dẫn,giúp đỡ khách Thứ hai : Gìn giữ và phát huy những nghề truyền thống của địa phương.Kết hợp chặt chẽ với các hãng lữ hành,tổ chức cho khách tham quan làng nghề,giới thiệu cho khách về quy trình và phương pháp tạo ra sản phẩm,nâng cao nghệ thuật bán hàng… Thứ ba : Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa,phong tục tập quán của dân tộc,đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống thông qua việc tổ chức các lễ hội ,lễ nghi trong giao tiếp, trang phục truyền thống và sinh hoạt thường ngày… Thứ tư : Tôn trọng pháp luật ,nâng cao ý thức về ATVSTP,bảo vệ môi trường quê hương xanh ,sạch ,đẹp. TỔNG KẾT CHƯƠNG III Từ những vấn đề rút ra ở chương II,chương III đã đề ra những giải pháp và kiến nghị với các chủ thể quản lí và hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực nhằm phát triển loại hình du lịch ẩm thực ở Việt Nam trong thời gian tới.Đó là các giải pháp về quy hoạch du lịch ẩm thực ,về phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch,về đào tạo phát triển nguồn nhân lực,về tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về du lịch ẩm thực ;giải pháp cho thị trường khách của du lịch ẩm thực,về ban hành chính sách phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam.Bên cạnh đó còn đưa ra những kiến nghị với các chủ thể quản lí và hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch ẩm thực Việt Nam trong thời gian tới. KẾT LUẬN Du lịch ẩm thực hiện nay vẫn còn là khái niệm mới mẻ không chỉ ở Việt Nam.Tuy nhiên,nó đang dần trở thành một xu hướng mới ,xu hướng mà ẩm thực như là một phần không thể thiếu để nắm bắt về một điểm đến.Việt Nam với một nền văn hóa ẩm thực phong phú,độc đáo hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn cho du lịch ẩm thực.Nhưng để làm được điều đó,Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ,phát triển nguồn nhân lực,ban hành hệ thống chính sách quản lí thống nhất,đầy đủ ,tạo điều kiện cho sự phát triển của du lịch ẩm thực .Bên cạnh đó,Việt Nam cần chú trọng đặc biệt đến vấn đề ATVSTP và vệ sinh môi trường. Thực hiện chuyên đề này,tôi hy vọng có thể đóng góp phần nào vào sự phát triển của du lịch ẩm thực Việt Nam.Chuyên đề này đã đưa ra được cơ sở lí luận cho việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực,phân tích thực trạng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam hiện nay.Qua đó,chỉ rõ tiềm năng phát triển và các mặt hạn chế sự phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam.Trong chuyên đề,tôi cũng đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực nhằm phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam trong thời gian tới.Tuy vậy,hẳn chuyên đề vẫn còn nhiều thiếu sót.Tôi hy vọng nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến từ tất cả quý vị để có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài này.Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Văn Đính,Trần Thị Minh Hòa-Giáo trình kinh tế du lịch-NXB Lao động-Xã hội 2.Trần Ngọc Thêm (1999) -Cơ sở văn hóa Việt Nam - NXB Giáo Dục 3.Các Website www.vietnamtourism.gov.vn www.tinmoi.vn www.cinet.gov.vn www.today.msnbc.msn.com www.airhighways.com www.culinarytourism.org www.muivi.com www.amthuc.net.vn www.sthc.neu.vn www.dulichnet.vn MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31590.doc