Cuối cựng em xin chõn thành cảm ơn thầy giỏo Nguyễn Quang Dũng đó tận tỡnh chỉ dẫn giỳp em hoàn thành bản đề ỏn này. Qua đú em cú điều kiện hơn nữa đi sõu nghiờn cứu những vấn đề về chuyờn ngành mỡnh đang học, trang bị thờm kiến thức cho ngành nghề sau này. Em xin chõn thành cảm ơn thầy.
40 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp về xây dựng và thiết kế một số mẫu quảng cáo trên mặt báo của báo Tiền Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Mục tiêu của quảng cáo nhằm vào các bước cụ thể để đi đến việc bán
hàng
-Mục tiêu của quảng cáo nhấn mạnh vào lợi ích phụ thêm
-Mục tiêu của quảng cáo nhằm việc truyền đạt những thông tin cần thiết
-Mục tiêu của quảng cáo nhằm tạo được sự tin tưởng và thiện chí đối với
công ty
-Mục tiêu của quảng cáo nhằm xây dựng hình ảnh công ty
2.2. Xây dựng các kế hoạch quảng cáo
Việc tuyển chọn cách tiếp thị, tuyển chọn những mục tiêu truyền thông, xác định các mục tiêu cần phải đạt và mưu sách truyền thông sẽ vận dụng phải được cụ thể hoá bằng một kế hoạch viết ra, bao gồm những điểm sau:
Vấn đề cần phải giải quyết và những vấn đề có liên quan
Bao gồm người ra quảng cáo, chiến lược chung, đường lối marketing, đối thủ cạnh tranh với những sản phẩm và những mưu sách của họ.
Những mục tiêu phải đạt và các mục tiêu truyền thông
Ta cần phải truyền đạt tới những ai, loại nào với mục đích gì?
Kế hoạch truyền thông và sắp xếp thời gian
Bao gồm việc đề xuất cách chọn lựa biện pháp truyền thông và các phương tiện hỗ trợ, việc lựa chọn ấy dù sao cũng chỉ là dự liệu và phác thảo.
Trước khi truyền tin phải nghiên cứu định hướng số lượng và chất lượng thị trường, nghiên cứu các lực lượng hỗ trợ, cũng như các đòi hỏi và khó khăn của thị trường để dự liệu những phương pháp giải quyết .Hoạt động truyền thông thường được kế hoạch hoá theo các bước
- Xác định người nhận tin:
Xác định trạng thái liên quan đến việc mua của người nhận tin. Có sáu trạng thái là:nhận biết, hiểu, thiện cảm, ưa chuộng, tin tưởng và hành động mua
Lựa chọn phương tiện truyền thông
Lựa chọn và thiết kế thông điệp
Tạo độ tin cậy của nguồn tin
Thu nhận thông tin phản hồi
Những hoạt động hỗ trợ cho quảng cáo chính
Bao gồm các hoạt động phù trợ, ấn phẩm, cataloge, danh mục, các phòng trưng bày, những hoạt động quan hệ quần chúng... và những mối quan hệ hữu cơ của chúng với chiến dịch làm sao để có sự liên kết và sức hợp đồng của toàn bộ.
Những hoạt động kiểm tra
Cần tiến hành các hoạt động kiểm tra để đánh giá các hiệu quả truyền thông và nâng cấp trước và sau thử nghiệm.
Ngân sách quảng cáo
Là khoản tiền cần thiết để đạt được các mục tiêu đã nhằm và để chi dùng cho các hoạt động dự tính và cho từng thời gian dự định trong kế hoạch.
2.3Xây dựng chiến lược quảng cáo
Chiến lược quảng cáo là sự phối hợp các yếu tố của một hỗn hợp sáng tạo. Đó là: khán thính giả mục tiêu, khái niệm về sản phẩm, phương tiện truyền thông và thông điệp quảng cáo
2.3.1 Khán thính giả mục tiêu
Khán thính giả mục tiêu là những người cụ thể quảng cáo sẽ nhắm vào. Người làm quảng cáo cần phải biết không chỉ ai là người sử dụng cuối cùng mà còn ai là người sẽ mua sản phẩm và ai ảnh hưởng tới quyết định mua. Trẻ em nhiều khi có tác động rất mạnh đến một số quyêt định mua bán sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của cha mẹ, ví dụ như những quyết định sẽ mua loại đồ chơi nào, loại bánh kẹo nào thậm chí cả những quyết định gia đình sẽ đi ăn ở tiệm nào. Trong trường hợp đó, cho dù thị trường mục tiêu của chúng ta là những người lớn thì khán thính giả mục tiêu sẽ bao gồm cả những cô bé, cậu bé còn nhỏ tuổi.
2.3.2 Khái niệm về sản phẩm
“Tập hợp các giá trị” mà người làm quảng cáo muốn giới thiệu cho khách hàng chính là khái niệm về sản phẩm. ở đây, cần phải lưu ý rằng quan điểm của người làm quảng cáo về khái niệm sản phẩm phải phù hợp với người tiêu dùng . Ví dụ như cùng là sản phẩm về sữa nhưng có nhiều loại khái niệm về sản phẩm. Sữa dành cho lứa tuổi sơ sinh thì nhấn mạnh “nuôi dưỡng trí thông minh”,sữa dành cho lứa tuổi đang lớn thì “ giúp phát triển chiều cao”,hay sữa dành cho người già lại đề cập đến “hàm lượng canxi cao-chống loãng xương”
Khi soạn thảo những kế hoạch quảng cáo ,nhà quản trị quảng cáo phải xây dựng những câu tuyên ngôn đơn giản để mô tả khái niệm sản phẩm. Đó chính là cách mà quảng cáo sẽ giới thiệu sản phẩm. Để sáng tạo được câu khẩu hiệu quảng cáo này,người làm quảng cáo phải cân nhắc xem người tiêu dùng hiểu gì về sản phẩm và sau đó đánh giá điều này dựa vào chiến lược marketing của công ty.
2.3.3 Phương tiện truyền thông: hệ thống truyền tải thông điệp
Với tư cách là một yếu tố của chiến lược sáng tạo, phương tiện truyền thông là tất cả các phương pháp hoặc các thiết bị đa dạng mà có thể truyền tải thông điệp của nhà quảng cáo. Chúng bao gồm các thiết bị truyền thông như: radio, tivi, báo, tạp chí hoặc các biển quảng cáo ngoài trời .
2.3.4 Thông điệp quảng cáo
Cái mà công ty dự định nói trong các quảng cáo của mình va các dự định để nói điều đó (có lời hoặc không lời) làm nên thông điệp của một quảng cáo . Sự kết hợp của các yếu tố hình ảnh, lời nói, nghệ thuật và sản phẩm sẽ hình thành nên thông điệp quảng cáo và có vô vàn cách để kết hợp các yếu tố này.
2.4 Tổ chức một chiến dịch quảng cáo
Thông thường việc tổ chức một chiến dịch quảng cáo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ngân sách hạn định, điều kiện kỹ thuật trong việc sử dụng các phương tiện quảng cáo. Một chiến dịch quảng cáo bao gồm 7 giai đoạn
2.4.1 Chỉ định mục tiêu thương mại
Mục tiêu thương mại ở đây bao gồm:một sự dự tính, một tỷ lệ và một thời hạn.
-Một sự dự tính: là việc phải xác định rõ mục tiêu tức là thành phần dân chúng mà mình muốn nhắm vào, và những mục tiêu thương mại đặc biệt
-Một tỷ lệ: đó là con số lý tưởng cần phải đạt được liên quan đến sự gia tăng của công việc bán hàng nhờ vào việc chinh phục những mục tiêu chỉ định thông qua quảng cáo.
-Thời hạn:là thời gian tối đa thực hiện sự dự tính.
Tuy nhiên cần lưu ý là khong bao giờ được phép nói thẳng mục tiêu thương mại trong các thông điệp quảng cáo nếu nhận thấy không có lợi.
2.4.2 Hiểu biết mục tiêu, sản phẩm và thị trường
Nhà quảng cáo phải có một sự nghiên cứu về thị trường để biết đâu là những dữ kiện khách quan có liên quan đến những khách hàng tương lai. Từ đó có thể lựa chon phương tiện quảng cáo phù hợp với sản phẩm mà mình muốn tung ra thị trường và với giới khách hàng mà mình muốn nhắm vào.
2.4.3.Lựa chọn yếu tố chủ động hay mấu chốt của chiến dịch quảng cáo
Các yếu tố chủ động là yếu tố đánh vào tâm lý của khách hàng(như nhu cầu, thèm muốn, định kiến, thói quen...), được nhà quảng cáo sử dụng nhằm thuyết phục họ đi đến quyết định mua hàng
Có 4 tiêu chuẩn để tìm ra những yếu tố chủ động
-Tính cách phổ quát: Đó là những yếu tố phổ biến nhất trong mục tiêu,nghĩa là yếu tố đánh vào tâm lý đa số khách hàng mục tiêu của chúng ta.
- Gia tăng sự thoả mãn hay gia tăng sức mạnh của nhu cầu, những yếu tố chủ động được lựa chọn phải thoả mãn tối đa khách hàng.
-Tránh gây nên một phản ứng tự vệ nơi khách hàng ,một sự lo lắng trên phương diện cá nhân cũng như trên phương diện nghề nghiệp xã hội.
- Đa dạng:các yếu tố chủ động cần phải đa dang để kích động tối đa khách hàng để tạo nên đọng cơ thúc đẩy họ đi đến quyết định mua.
2.4.4.lựa chọn yếu tố gợi sự nhớ lại
Đó có thể là một biểu tượng ,một hình ảnh thực tế hay một lời thuyết phục sắc bén để khiến cho khách hàng nhớ về sản phẩm.
2.4.5. Viết một thông điệp quảng cáo
Một thông điệp quảng cáo phải làm sao có đủ sức tạo nên một sự tiếp nhận ở khách hàng khi chúng ta tiếp cận họ.Nó không những phải làm nổi bật sản phẩm mà còn phải phù hợp với những biệt chất tâm lý cùng với những nhu cầu đặc biệt của khách hàng.
1.4.6 Mở chiến dịch quảng cáo
Cần phải lựa chọn phương tiện quảng cáo thích nghi với món hàng và giới khách hàng. Tuỳ thuộc vào ngân sách và thời gian làm chiến dịch quảng cáo ,mà nhà quảng cáo có thể chỉ sử dụng một hay phối hợp nhiều phương tiện quảng cáo để mở chiến dịch.
2.4.7.Kiểm soát hoạt động quảng cáo
Để có thể kiểm soát được hiệu năng của một chiến dịch quảng cáo ta có thể so sánh sự bán hàng trước và sau chiến dịch quảng cáo .Nhờ đó ta có thể thống kê được một cách tương đối có bao nhiêu người biết đến món hàng và đi đến quyết định mua món hàng nhờ quảng cáo
3. Nguyên tắc chung thiết kế mẫu quảng cáo trên ấn phẩm
Thuật ngữ “thiết kế” đề cập tới người giám đốc quảng cáo và người thiết kế đồ họa làm thế nào để lựa chọn ý tưởng và kết hợp các yếu tố nghệ thuật làm cho chúng hoà hợp trong một thể thống nhất tạo ra sự xuất hiện của quảng cáo. Số đông người làm nghệ thuật,làm việc dưới sự chỉ đạo của giám đốc quảng cáo, tạo ra các cách bố trí ban đầu của ý tưởng quảng cáo. Trong sự cộng tác với người thiết kế viết mẫu quảng cáo, người làm nghệ thuật thực nghiệm của họ bằng thiết kế đồ hoạ, bao gồm: nhiếp ảnh, cách trình bày bản in,và minh hoạ để tạo cho quảng cáo đạt được hiệu quả nhất.
3.1 Các yếu tố của công việc thiết kế trên báo:
3.1.1 Đường nét:
Là cách thể hiện tư tưởng, cách hướng dẫn đôi mắt của người xem, phân chia các đoạn văn viết trong mẫu quảng cáo . Đường nét thể hiện phong cách thông qua hình ảnh. Một đường răng cưa thể hiện phong cách khác với một đường cong. Về quan điểm nghệ thuật, đường thẳng đứng thể hiện giá trị của ý tưởng, đường nằm ngang thể hiện tính trầm lặng, đường xiên thể hiện tính sống động và đường cong thể hiện tính duyên dáng.
3.2.2 Màu sắc:
Là một trong các công cụ mạnh thể hiện đặc tính của hình ảnh. Màu sắc có thể thể hiện tư tưởng, nhấn mạnh những điểm quan trọng trong nội dung từ ngữ, minh hoạ sắc nét sản phẩm. Ngoài ra màu sắc còn có thể góp phần gây chú ý ,làm cho người đọc dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Các thống kê thử nghiệm hiệu quả của mẫu quảng cáo trên báo cho thấy cùng một nội dung quảng cáo nhưng được phát hành bằng màu sắc thì hiệu quả gấp 15 lần in trắng đen.
Ngoài ra thì màu sắc còn có tính truyền đạt các ý nghĩa biểu tượng, vì thế nó có thể trở nên rất phức tạp trong hoạt động quảng cáo đa văn hoá và quảng cáo quốc tế.
3.2.3 Hình dáng
Được hình thành bởi các đường nét, sắc thái và màu sắc. Hình dáng có thể mang tính hiện thực, mang tính trừu tượng(những đường nét vẽ tự do không thể hiện một vật thể nào cụ thể), mang tính biểu tượng (logo, cờ quốc gia).Hình dáng giữ yếu tố quan trọng trong việc gây chú ý cho người xem, nhất là khi hình dáng được thiết kế khác thường. Việc kết hợp các màu sắc thông thường với những hình dáng khác thường tạo hiệu quả về hình ảnh rất ấn tượng.
Đường nét và hình dáng có thể gợi lên sự chuyển động, ngay cả trong mẫu quảng cáo trên báo. Nếu được sắp xếp khéo léo, sự chuyển động có thể mang lại tính sống động trong mẫu quảng cáo , có tác dụng làm cho độc giả chú ý đến các chi tiết về hình ảnh hơn.
3.2.4 Kích cỡ hay diện tích
Kích cỡ của mẫu quảng cáo và kích cỡ của từng chi tiết trong mẫu cũng ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của mẫu qc. Dòng tiêu đề nếu in cỡ to có thể được hiểu như đang la to, ngược lại nếu in nhỏ có thể hiểu ngầm là đang nói nhỏ nhẹ với độc giả. Nói chung kích cỡ ám chỉ đến mức độ quan trọng của vấn đề mà doanh nghiệp muốn thể hiện cho độc giả. Nếu người sáng tạo muốn người xem chú ý đến một chi tiết cụ thể nào đó thì chi tiết này phải in to hơn các chi tiết khác. Tuy nhiên đây không phải là quy luật cố định , vì đôi lúc một số nhà thiết kế thu hút sự chú ý của người xem bằng cách định cỡ chữ nhỏ hơn bình thường.
3.2.5 Chọn lựa và sử dụng mặt chữ
Tổng hợp từ ngữ trong một bài báo quảng cáo đòi hỏi một số công đoạn mang tính nghệ thuật. Các bước này bao gồm chọn kiểu chữ, xếp đặt các kiểu chữ này vào chỗ nào trên trang quảng cáo và làm sao để sắp xếp các từ ngữ vào các khoảng không gian còn trống. Có một số kiểu chữ phổ biến trong quảng cáo như sau:
*Mặt chữ Roman: sử dụng đường nét dày và mỏng kết hợp với các đường chéo ở phần cuối các nét chéo chính.
*Mặt chữ Sans serif (mặt chữ Gothic): đơn giản rõ ràng hơn mặt chữ Roman, các đường nét có bề rộng bằng nhau và không có chân.
*Mặt chữ Square serif: Là mặt chữ trung gian giữa chữ Serif và Sans serif, chỉ khác ở chỗ đường chéo có cùng bề rộng với các đường nét chính
* Script: Mặt chữ này trông giống như chữ viết tay, in theo lối chữ thảo hay chữ đẹp.
*Mặt chữ trang trí: Tất cả các mặt chữ còn lại thuộc về mặt chữ trang trí, mặt chữ này có thể có bóng hay ba chiều.
Bản thân mặt chữ cũng có tiếng nói riêng của nó. Vì thế việc lựa chọn mặt chữ phải phù hợp với nội dung của thông điệp để tạo nên một tiếng nói chung cho quảng cáo .
3.2. Market quảng cáo trên báo
3.2.1 Nguyên tắc về nghệ thuật
-Cân đối theo hình thức: sự đối xứng hoàn hảo là chìa khoá của cân đối theo hình thức.Trong đó, các chi tiết hình ảnh ở phần nàyở phần này trong mẫu quảng cáo haif hoà về mặt hình ảnh so với các chi tiết ở phần khác trong mẫu quảng cáo và thống nhất với nhau từ trên xuống dưới . Kỹ thuật này gây ấn tượng về một hình ảnh nể trọng, ổn định và ôn hoà.
-Cân đối không hình thức: là mẫu quảng cáo có những yếu tố khác biệt về kích cỡ, hình thù, cường độ, màu sắc, sáng tối ở những điểm khác biệt từ điểm nhìn trung tâm. Một mục tiêu của ảnh hưởng nhìn lớn hơn gần với trung tâm có thể được cân đối bởi một mục tiêu ảnh hưởng kém xa trung tâm. Nhiều quảng cáo sử dụng cân bằng không theo hình thức để làm cho quảng cáo thú vị , hình ảnh và sôi động hơn.
3.2.2 Kỹ thuật tạo sự chuyển động
Chuyển động là nguyên tắc thiết kế nhằm dẫn dắt ánh mắt người đọc theo một chuỗi có chủ ý. Nó có thể đạt được qua một số kỹ thuật sau:
-Người và động vật có thể được đặt vào vị trí mà mắt của chúng nhìn thẳng tới các yếu tố quan trọng tiếp theo, hướng con mắt người đọc nhìn theo.
-Các bộ phận chuyên biệt như những ngón tay đang chỉ hoặc mũi tên hoặc sự chuyển động của diễn viên hoặc để máy ảnh hay màn hình thay đổi sự chú ý trực tiếp từ yếu tố này đến yếu tố khác.
-Sự thiết kế có thể lợi dụng khuynh hướng tự nhiên của người đọc để bắt đầu từ góc trái trên của trang và tiếp tục di động tới bên phải, thấp hơn.
-Có thể thiết kế một chuỗi hình ảnh hài hước với lời chú giải buộc người đọc ngay từ điểm khởi đầu và theo chuỗi thứ tự để hiểu thấu được thông điệp.
-Sử dụng khoảng trống tối và màu sắc nhấn mạnh bộ phận hoặc toàn bộ minh hoạ của sản phẩm, mắt xuất phát từ chỗ tối sang chỗ sáng, hoặc từ chỗ có màu sắc tới chỗ không có màu sắc.
-Bản thân kích cỡ cũng hấp dẫn sự chú ý bởi vì người đọc bị ảnh hưởng bởi yếu tố lớn nhất và có ưu thế nhất trên trang, sau đó mới tới các yếu tố nhỏ hơn.
3.3.3 Tỷ lệ về sự hoà hợp
Mối quan hệ giữa kích cỡ của các bộ phận trong một vật thể gọi là tính tỷ lệ, chẳng hạn kích cỡ của đầu và tay chân tỷ lệ với kích cỡ của thân thể con người. Một mẫu quảng cáo phải làm sao cho độc giả cảm thấy nó có tỷ lệ hợp lý đồng thời tránh sao cho các chi tiết còn lại trong bản thiết kế không bị tẻ nhạt vì có cùng kích cỡ như nhau.
Hầu hết các bản thiết kế đều có tỷ lệ dành ra từ 2/3 đến 3/4 ở phần phía trên cùng của trang giấy cho hình ảnh và các hoạ tiết khác. Điều đó không chỉ tạo ra một sự sống động hơn là một trang giấy chữ mà còn thu hút người xem hơn vì tỷ lệ hình nhiều hơn chữ. Điều này minh hoạ tốt hơn cho rất nhiều sản phẩm quảng cáo trên ấn phẩm . Tuy nhiên không có nghĩa là các tỷ lệ khác không có hiệu quả , các sản phẩm mang tính kỹ thuật cần dành nhều không gian cho từ ngữ hơn hình ảnh.
Các yếu tố trên được làm cho hoà hợp về khoảng trống dựa trên mức độ quan trọng của chúng đối với toàn quảng cáo . Những yếu tố gây được sự chú ý thường có thêm nhiều khoảng trống xung quanh. Tránh sự đơn điệu khi giữ cho các khoảng trống không đổi giữa các yếu tố.
3.2.4. Sử dụng khoảng trống trắng(sự tách ra)
Khoảng trống trắng là một phần của quảng cáo , ở đó không có sự xuất hiện của các yếu tố khác. Chú ý rằng, khoảng trống trắng có thể có màu sắc. Khoảng trống trắng giúp tạo được sự chú ý trọng điểm vào yếu tố đứng độc lập. Nó làm cho bức ảnh xuất hiện một cách nổi bật. Khoảng trống trắng là một đóng góp quan trọng trong toàn bộ hình ảnh của quảng cáo .
3.2.5. Tính nhấn mạnh
Sự nhấn mạnh một chi tiết nào đó trong mẫu quảng cáo là yếu tố mang tính chiến lược trong công việc chỉ đạo nghệ thuật. Chọn lựa chi tiết nào để nhấn mạnh còn phụ thuộc vào nội dung của thông điệp mà doanh nghiệp muốn người đọc chú ý đặc biệt. Chẳng hạn như trong thiết kế mẫu quảng cáo cho xe hơi, có thể cân nhắc vào việc nhấn mạnh đến hoặc dòng tiêu đề hoặc dòng đề cập đến ngày khuyến mãi hoặc là hình ảnh của chiếc xe. Nếu chọn hình ảnh của xe thì có thể lựa chọn nhấn mạnh hoặc phần nội thất hoặc phần phần máy móc hay toàn bộ hình dáng cua chiếc xe.
Người chỉ đạo nghệ thuật sử dụng các chi tiết và nguyên tắc thiết kế để nhấn mạnh một phần nào đó quan trọng trong mẫu quảng cáo làm cho chi tiết này nổi bật hơn phần còn lại.
3.2.6. Kỹ thuật thống nhất các yếu tố trong thiết kế
Thống nhất có nghĩa là trong một quảng cáo các yếu tố phải liên quan đến nhau theo một cách nào đó sao cho gây được ấn tượng đặc biệt, hài hoà.
Có nhiều loại kỹ thuật có thể được sử dụng
-Các kiểu loại cùng gia đình
-Các khung bao quanh quảng cáo để chứa các yếu tố cùng với nhau
-ảnh hoặc các yếu tố gối lên nhau
-Sử dụng không gian khoảng trống vắng
-Các công cụ đồ hoạ như khung, mũi tên, hoặc đường gạch bóng
3.3. Quy trình thiết kế
Quy trình thiết kế quảng cáo phục vụ cho cả mục đích sáng tạo lẫn quy trình phê chuẩn. Mỗi giai đoạn trong quy trình thiết kế lại phục vụ cho một mục đích riêng.
3.3.1 Quy trình chuyển từ các ý tưởng sang ấn phẩm quảng cáo
Quá trình sản xuất các ấn phẩm quảng cáo bắt đầu từ các ý tưởng sáng tạo do người viết lời quảng cáo và người chỉ đạo nghệ thuật khởi tạo cho đến khi mẫu quảng cáo bước sang giai đoạn in ấn. Có năm bước trong quá trình thiết kế.
- Nhập liệu
Dữ liệu nhập vào bao gồm phần copy do người viết lời quảng cáo viết ra,hình ảnh và các ý tưởng thiết kế của người chỉ đạo nghệ thuật. Vai trò của người viết lời quảng cáo coi như đã kết thúc, nhưng công việc của người chỉ đạo nghệ thuật vẫn còn tiếp tục. Người chỉ đạo nghệ thuật phải điều phối nhân viên bộ phận sản xuất và các dịch vụ bên ngoài hoàn thành ấn phẩm quảng cáo như thiết kế đã định.
- Xếp chữ và tạo hình
Bước này có sự tham gia của ngưới sắp chữ, thợ chụp ảnh và các nhân viên sáng tạo khác. Trong các ấn phẩm quảng cáo đơn giản, nhiều từ, người sắp chữ làm hầu hết các công việc trong bước này, ngược lại trong các ấn phẩm quảng cáo nhiều hình hoặc sử dụng đồ hoạ vi tính, người chỉ đạo nghệ thuật cần có sự trợ giúp của các chuyên gia từ dịch vụ bên ngoài.
- Dàn trang
Dàn trang là bước sắp xếp phần copy và hình ảnh thành phẩm lên trang giấy. Trước đây dàn trang là quá trình thủ công nhưng ngày nay với sự trợ giúp của máy vi tính, công đoạn này đã được điện tử hoá. Quá trình dàn trang bao gô
- In thử
In thử là bước thú vị và đòi hỏi chính xác trong quá trình in ấn.Trong bước này các chuyên gia sử dụng các công cụ kỹ thuật để đưa các chi tiết thành phẩm lên trang giấy. Đây là công việc đòi hỏi kỹ năng của người thợ cơ khí cũng như các chuyên viên vi tính lành nghề vì họ phải thực hiện ấn phẩm quảng cáo giống như thiết kế của người chỉ đạo nghệ thuật.
- Xuất liệu
Xuất liệu trong hoạt động in ấn được chia làm hai phần, nếu ấn phẩm được phát hành trên các phương tiện truyền thông, giai đoạn này sẽ kết thúc khi giao ấn phẩm cho toà soạn
. Tuy nhiên khi ấn phẩm là brochure, phong bì chào hàng hoặc các ấn phẩm phi truyền thông khác thì nhân viên sản xuất vẫn tiếp tục tham gia vào quá trình này.
Quy trình sản xuất một ấn phẩm
Người viết lời quảng cáo cung cấp copy hoàn chỉnh bản in thử sau khi đã được khách hàng phê duyệt
Nội dung copy hình ảnh dùng làm thời điểm khởi đầu cho quy trình in ấn
Từ các ý tưởng hình ảnh và theo sự hướng dẫn người chỉ đạo nghệ thuật việc sản xuất bắt đầu bằng các chi tiết hình ảnh
Công việc này do thợ sắp chữ hoặc chuyên viên sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng cho ngành in.
Kỹ thuật áp dụng trong bước này tuỳ theo yêu cầu của người chỉ đạo nghệ thuật yêu cầu. Máy vi tính đóng vai trò quan trọng trong công đoạn này.
Mục đích của giai đoạn này là phối hợp phần copy và hình ảnh lại với nhau theo thiết kế trên trang giấy.
Các chuyên viên áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau tại công đoạn này từ việc gián hình thủ công đến các kỹ thuật hoàn toàn trên sử dụng vi tính để dàn trang. Phần mềm máy vi tính không chỉ cho phép việc phối hợp từ với hình mà còn thực hiện trên các kỹ xảo đặc biệt như ghép các hình ảnh lại với nhau.
Công việc này tuỳ thuộc vào hình thức in ấn sử dụng (có thể in trắng đen hay in màu), tờ báo nào án phẩm quảng cáo sẽ xuất hiện trên đó và ấn phẩm quảng cáo sẽ chuyển giao cho toà soạn hay tự công ty quảng cáo sẽ lo lấy quy trình in ấn
Nếu ấn phẩm quảng cáo sẽ xuất hiện trên phương tiện truyền thông bạn phải cung cấp cho toà soạn tát cả cá vật liệu mà họ yêu cầu, thông thường là các âm bản và dương bản phim sau đó toà soạn sẽ lo việc in ấn
Nếu ấn phẩm quảng cáo không xuất hiện trên phương tiện truyền thông bạn phiải tự lo khâu in ấn và phân phối bao gồm in ấn, bế, đóng sách và nhiều bước khác.
Máy in
Phương tiện truyền thông
Xuất liệu
In thử
Dàn trang
Sắp chữ và tạo hình
Sắp chữ
Tạo hình
Hình ảnh
Nhập liệu
Copy
3.3.2 Các công đoạn kỹ thuật thiết kế
-Tạo chữ
Tạo chữ là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học trong việc chọn lựa và sắp xếp các ký tự lại với nhau.Nhờ sử dụng máy vi tính các công ty quảng cáo có thể tự do chọn lựa nhiều mặt chữ trước khi đi đến quyết định chọn lựa kiểu chữ cuối cùng và hình thức dàn trang phù hợp nhất đồng thời tiết kiệm được cả chi phí và thời gian. Với máy vi tính và phần mềm tạo chữ cho phép thiết kế mẫu chữ phù hợp với từng ấn phẩm quảng cáo mang những nét đặc trưng riêng.
-Tạo hình
Hầu hết các ấn phẩm quảng cáo đều có copy liên kết với một hoặc vài hình ảnh để truyền đạt thông điệp quảng cáo. Bất kỳ một ấn phẩm quảng cáo nào có hình ảnh in ấn với chất lượng cao cũng đều gây sự chú ý cho người xem, dù hình ảnh chỉ đơn giản là một logo của công ty hay kỹ xảo đặc biệt do máy tính thực hiện.Sau đây là một vài loại hình ảnh dùng trong ấn phẩm quảng cáo :
+ảnh gốc:
Gồm các bản vẽ bằng viết và mực, tranh sơn dầu và màu nước và các hình thức nghẹ thuật khác sản xuất riêng cho ấn phẩm quảng cáo hay được chỉnh sửa từ một tác phẩm nghệ thuật có sẵn. Các bức ảnh này có thể được sử dụng dưới hình thức nguyên thuỷ hay chỉnh sửa từ phần mềm máy tính.
+ảnh tư liệu:
ảnh tư liệu là các ảnh không có bản quyền và có thể sao chụp tự do. Loại ảnh này có thể được sử dụng vào ấn phẩm quảng cáo hoặc cho các đề tài khác.Nguồn ảnh tư liệu có thể thu thập từ sách báo hoặc từ các ấn phẩm khác. Hiện nay ảnh tư liệu còn được cung cấp qua đĩa mềm.
+Hình chụp:
Hình chụp được sử dung rộng rãi tronng các ấn phẩm quảng cáo vì nó thể hiện tính trung thực và độ tin cậy.Tuy nhiên, những hình ảnh mà ta thường chụp bằng máy tự động trong những dịp nghỉ mát không thể sử dụng trong quảng cáo được. Hình chụp dùng trong quảng cáo thường chỉ sử dụng dịch vụ cung cấp ảnh tư liệu hoặc thuê các thợ chụp ảnh chuyên nghiệp thực hiện. Vì chất lượng hình có khuynh hướng giảm trong quá trình xử lý ảnh nên cần lưu ý là hình ảnh chụp phải có chất lượng thật cao ngay từ đầu.
-Chế bản:
Sau khi đã tạo copy và hình ảnh thành phẩm xong, bước tiếp theo là phối hợp copy và hình ảnh để đưa lên bản in.
Quá trình chế bản thường bắt đầu từ các chi tiết đồ hoạ chính. Các chi tiết này
Có thể là một bức hình chụp, một bản vẽ phác thảo, một bức tranh hay bất kỳ một một bức hình nào khác. Sau khi hình ảnh xuất hiện trên màn hình, có thể sử dụng các thao tác đơn giản như cắt bớt một phần hình để phù hợp với kích cỡ của trang giấy hoặc các thao tác phức tạp hơn như đổi màu một vật thể trên bức hình hoặc làm xoá đi một nhược điểm trên mặt diễn viên.Những thao tác phức tạp nhất hiện nay đều được thực hiẹn trên máy vi tính.
Phần b:thực trạng
I. Lịch sử ra đời và phát triển của báo Tiền Phong
Xuất phát từ những yêu cầu của Cách mạng Việt Nam, được sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ, thế hệ trẻ của Việt Nam cần có một diễn đàn, một tiếng nói, Đoàn thanh niên cứu quốc(nay là đoàn TNCS Hồ Chí Minh) đã quyết định thành lập một tờ báo – cơ quan ngôn luận của mình. Tiền thân của báo Tiền Phong là các tờ Hồn Nước(1954-1946). Tờ Hồn Nước ra đời một thời gian ngắn thì đình bản. Tháng 6/1947 cơ quan TW đoàn rời lên Bắc Cạn, tờ báo Xung Phong ra đời do đồng chí Nguyễn Hữu Dũng làm thư ký toà soạn. Được một thời gian, tờ Xung Phong tạm ngừng xuất bản. Mãi đến năm 1949 tờ báo mới của đoàn ra đời mang tên Sức Trẻ do nhạc sĩ Từ Phát làm thư ký toà soạn. Báo Sức Trẻ ra được 15 số thì dừng vì xưởng in bị cháy.
Năm 1952 ra đời tạp chí Thanh Niên. Ngày 16/11/1953 tại bản Dõn, xã Minh Thanh( Tuyên Quang) chính thức ra đời báo Tiền Phong do đồng chí Nguyễn Lam là bí thư TW đoàn, làm chủ nhiệm(sau này đồng chí Nguyễn Lam là bí thư TW Đảng, phó thủ tướng chính phủ).
Lúc ra đời có các đồng chí Nguyễn Thanh Dương thư ký toà soạn, Lê Quân, Văn Quý, Tôn Đức Lượng (hoạ sĩ)và hai thanh niên trẻ là Tôn Sơn(Mai Nam) và Hậu.
Năm 1956 , báo tiền phong ra 2 kì một tuần, đến năm 1959 tăng 3 kì một tuần .Đến năm 1980 báo Tiền Phong ra mỗi tuần một kì. Đến năm 1986-1987, bắt nhập vào công cuộc đổi mới của đất nước, với tinh thần tự lực tự cường, theo tinh thần “ tự cứu” như lời đồng chí tổng bí thư Nguyễn Văn Linh lúc đó, anh chị em cán bộ, phóng viên báo đã tìm mọi cách thoát ra khỏi khó khăn, tự tìm mọi nguồn lực ( kể cả việc hợp tác với nhà máy giấy Tân Mai để có giấy in). Tờ báo bắt đầu đổi mới thông tin, đổi mới măng séc, đổi mới cách trình bày, tổ chức làm phụ san, phụ bản...Cuối năm 1988 báo Tiền Phong ra số Tiền Phong chủ nhật. Ngày 7/11/1992 báo ra chuyên san Người Đẹp Việt Nam. Ngày 25/5/1995 ra thêm 2 chuyên san là Tiền Phong cuối tháng và Tri Thức Trẻ. Từ tháng 7/2001 báo Tiền Phong ra hàng ngày trong tuần với số lượng gần 100.000 bản/kì.
II. Cơ cấu cơ quan chủ quản và phòng quảng cáo
1. Cơ cấu cơ quan chủ quản
Chủ tịch HĐQT
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng quảng cáo
Phòng marketing sản phẩm báo chí
Phòng hành chính-kế toán
Trưởng phòng phụ trách quảng cáo phía Nam
Trưởng phòng phụ trách trung tâm xúc tiến việc làm và tư vấn
Trưởng phòng phụ trách trung tâm VDC
Thưởng phòng phụ trách nhà sách Tiền Phong 175 Nguyễn Thái Học
Trưởng phòng phụ trách nhà sách Phương Nam
2. Cơ cấu phòng quảng cáo
*Nhiệm vụ và chức năng của trưởng phòng quảng cáo :
- Quản lý chung về hoạt động của phòng quảng cáo
- Phối hợp, sắp xếp chương trình của các hãng(đại lý) quảng cáo
- Ước định giá quảng cáo
- Phát triển các phương pháp quảng cáo mới.
- Đóng góp ý kiến cho các lãnh đạo quản lý cấp trên về lĩnh vực nhiệm vụ của mình.
* Nhiệm vụ và chức năng của nhân viên nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ bản về nhu cầu và quan niệm về giá trị của thị trường mục tiêu đối với sản phẩm của khách hàng.
- Sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để tiến hành phân tích,tổng kết các thông tin thu được.
- Thẩm định hiệu quả của nhiều quan điểm quảng cáo khác nhau để tìm ra cách tiếp cận thị trường mục tiêu tốt nhất.
* Nhiệm vụ, chức năng của nhân viên thiết kế:
Thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động thiết kế như
- Viết lời quảng cáo: chịu trách nhiệm viết tiêu đề và nội dung cho mẫu quảng cáo .
- Chịu trách nhiệm về các chi tiết, hình ảnh trong một mẫu quảng cáo như dàn trang,minh hoạ,viết kịch bản...
- Hỗ trợ, giúp đỡ nhân viên sản xuất trong quá trình sản xuất từ mẫu thiết kế.
* Nhiệm vụ, chức năng của nhân viên giao dịch khách hàng:
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp của báo với các doanh nghiệp thuê quảng cáo
* Nhiệm vụ và chức năng của nhân viên sản xuất:
- Phối hợp các hoạt động sắp chữ, tạo mẫu tách màu và in dể tạo ra một mẫu quảng cáo hoàn chỉnh
Trưởng phòng quảng cáo
Nhân viên nghiên cứu
Nhân viên thiết kế
Nhân viên giao dịch khách hàng
Nhân viên sản xuất
III. Hoạt động quảng cáo qua báo Tiền Phong
1. Khách hàng chủ yếu:
*SamSung:
-Công ty điện tử SamSung ViNa: với các mặt hàng điện tử đa dạng như:
+TV: TV thường, TV màn hình phẳng.
+Máy giặt: Máy giặt hai hộc, máy giặt cửa trước, máy giặt mini.
+Đầu DVD
+Tủ lạnh
+Máy lạnh
-SamSung Mobile Plaza- Trung tâm kinh doanh sửa chữa và bảo hành ĐTDĐ SamSung
FPT Mobile –Nhà phân phối chính thức ĐTDĐ SamSung tại Việt Nam
với các sản phẩm ĐTDĐ như:
SGH-E100 / SGH-X430 / SGH-X600 / SGH-P400 / SGH-S500 / SGH-C100
/ SGH-X100 / SGH-X400 / SGH-E700
*Nokia
-Trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp Nokia
Các mặt hàng ĐTDĐ như:
Nokia 6600 / Nokia 6220 / Nokia 3660 / Nokia 1100 / Nokia 3200
Bảng doanh thu quảng cáo trên báo
Đơn vị:VNĐ
STT
Khách hàng
2001
2002
1
Samsung
2.948.000.000
3.104.000.000
2
Nokia
2.250.000.000
2.698.000.000
3
Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc
31.000.000
31.000.000
2.Thực trạng xây dựng kế mẫu quảng cáo trên báo Tiền Phong
2.1 Mục tiêu quảng cáo trên báo Tiền Phong:
Nếu xét theo địa lý thì thị trường chủ yếu của báo Tiền Phong là miền Bắc, đặc biệt là ở Thủ đô Hà Nội.
Mặt khác nếu xét theo lứa tuổi thì mục tiêu của báo chủ yếu là nhắm vào tầng lớp thanh niên đã đi làm (từ 20-40 tuổi). Do vậy cơ cấu sản phẩm quảng cáo trên báo cũng chịu ảnh hưởng của mục tiêu này. Ví dụ không bao giờ thấy trên báo có quảng cáo các sản phẩm ô tô cũng như các sản phẩm sách vở đồ chơi trẻ em. Lý do thị trường mục tiêu của những sản phẩm này (bao gồm những ông chủ rất thành đạt và lứa tuổi trẻ em) không trùng với thị trường mục tiêu của báo. Ngược lại ta thấy một số sản phẩm quảng cáo rất mạnh như ĐTDĐ(SamSung,Nokia, VinaPhone), xe máy(Yamaha) hay các mặt hàng đồ điện tử tiện lợi dùng trong gia đình như tủ lạnh, máy giặt, điều hoà, nồi cơm điện... Các mặt hàng này đặc biệt khá quen thuộc và phổ biến trong các gia đình trẻ năng động hiện nay.
Ngoài ra do đặc thù biểu cảm của thể loại báo nói chung, nên trong lĩnh vực sản phẩm là đồ ăn, đồ uống báo không có lợi thế bằng truyền hình.Lý do là vì truyền hình có thể sử dụng âm thanh và sự chuyển động để kích thích nhu cầu (sự thèm muốn ) của khách hàng. Do vậy ta cũng ít thấy các mặt hàng như bia, nước ngọt, bánh kẹo được quảng cáo trên các ấn phẩm của tờ báo.Nếu có nó chỉ đóng vai trò là một công cụ hỗ trợ cho truyền hình.
2.2 Lập kế hoạch quảng cáo trên báo Tiền Phong
2.2.1 Thước đo chỉ số tiếp cận của báoTiền Phong:
*Tiền Phong hàng ngày và chủ nhật:
Phát hành toàn quốc với số lượng 90.000 bản/kỳ.
Khổ báo :29cm´42cm
Số trang:16 trang.In 4 màu đen trắng
*Tiền Phong cuối tháng:
Phát hành trên toàn quốc ngày 20 hàng tháng. Số lượng: 55.000 bản/kỳ
Kích cỡ:14cm´20,5 cm
Bìa in 4 màu trên giấy Couche, trang ruột in trên giấy báo
Trong thực tế số lượng độc giả nhiều hơn số lượng phát hành vì mỗi một ấn bản thường không chỉ có một người đọc. Ví dụ trong một gia đình mua một số báo tất cả các thành viên có thể đọc chung, hay giữa bạn bè đồng nghiệp có thể mượn xem của nhau...
2.2.3 Đăng ký quảng cáo trên báo Tiền Phong
Mẫu đăng ký quảng cáo: có nội dung gồm: ngày đăng ký quảng cáo , diện tích , vị trí và nội dung quảng cáo, số kỳ quảng cáo
Người thuê quảng cáo phải điền đầy đủ nội dung của bản mẫu đăng ký. Phía phòng quảng cáo báo Tiền Phong chịu trách nhiệm kết hợp với khách hàng để lên lịch quảng cáo.
Lịch quảng cáo của báo: Bao gồm: tên sản phẩm, tên công ty, kích cỡ mẫu quảng cáo, ngày đăng, số báo, trang đăng.
Hợp đồng quảng cáo :
Hình thức đăng ký: Có hai hình thức:
-Khách hàng giao cho báo một ngân sách nhất định yêu cầu báo thực hiện tất cả các công đoạn quảng cáo có trình họ phê duyệt.
-Khách hàng đã có mẫu thiết kế sẵn. Họ đăng ký số kỳ cho từng chiến dịch và trả tiền đăng bài. Hiện nay, hình thức này là chủ yếu.
2.2.4 Thực trạng xây dựng một số chiến dịch quảng cáo của khách hàng chủ yếu
Quảng cáo trên trang màu- Sản phẩm ĐTDĐ:
Đây là mặt hàng quảng cáo chủ yếu trên báo Tiền Phong với các đặc điểm nổi bật như: quảng cáo dài kỳ, quảng cáo nhiều trên trang bìa, quảng cáo 4 màu.
SamSung:
Sản phẩm ĐTDĐ của Samsung quảng cáo trên báo Tiền Phong theo nhiều chiến dịch, mỗi chiến dịch Samsung đều có một mục tiêu để nhằm vào và thực hiện quảng cáo liên tục trong nhiều kỳ (khoảng 10 kỳ liên tục). Do thời lượng có hạn của bài viết em chỉ xin đề cập đến thực trạng quảng cáo Samsung qua một vài mẫu quảng cáo tiêu biểu trong một chiến dịch mới đây nhất:
*Mục tiêu cần đạt được của chiến dịch: Tăng cường hình ảnh nhãn hiệu Samsung nhằm đạt được mục tiêu về doanh thu bán hàng trong năm.
*Đối tượng nhận tin mục tiêu:
- Cơ bản: Khách hàng tiềm năng. Đó là thanh niên từ 20 đến 35 tuổi, thu nhập hàng tháng từ 2 triệu trở lên, chủ yếu là ở các khu vực thành phố lớn như Hà Nội, Hải phòng, TP HCM…
-Thứ cấp: tất cả các độc giả của báo Tiền Phong trải ra trên toàn quốc
* Kế hoạch đăng tải trên báo Tiền Phong:
Diện tích đăng: 1 trang báo
Kỳ phát hành: từ số 25 đến số 38 năm 2004
Trang đăng: đăng trên trang bìa số 4- in màu
Mẫu đăng theo kế hoạch: 3 mẫu xen kẽ luân phiên trên các số báo
Mẫu thứ nhất “Giải trí đầu xuân cùng Samsung mobile” nhằm gợi nhắc lại cho khách hàng mục tiêu về nhãn hiệu sản phẩm, là sự mở đầu của chiến dịch(có sử dụng hoạt động hỗ trợ quảng cáo bằng việc nhấn mạnh vào hoạt động khuyến mãi, tặng hai vé xem phim “Lọ lem hè phố” khi mua một số chủng loại sản phẩm)
Mẫu thứ hai SGH-E700 và mẫu thứ ba X430 đi vào mục tiêu chính của chiến dịch là thúc đẩy việc đạt được doanh thu dự kiến, hỗ trợ cho bán hàng
Nokia
*Mục tiêu chiến dịch: Truyền đạt các thông tin mới về giá cả trong ngày 8/3 nhằm đạt được mục tiêu bán hàng trong tháng.
*Đối tượng nhận tin mục tiêu: nhằm vào thị trường khách hàng từ 20 đến 45 chủ yếu ở Hà Nội(Miền Bắc), TP HCM(Miền Nam)
*Kế hoạch đăng tải của báo Tiền Phong: Mục tiêu và đối tượng trên được sử dụng làm cơ sở để người thiết kế lập ra ý tưởng, kết hợp với trưởng phòng quảng cáo báo Tiền Phong lập kế hoạch đăng tải sao cho đạt hiệu quả nhất.
-Diện tích đăng: 1/3 trang màu
-Kỳ phát hành: Trong tháng 2 từ số 20 đến số 40 năm 2004
-Trang đăng: trang ruột- in màu
-Mẫu đăng: sử dụng một mẫu “Giá mới mừng ngày 8/3”
3.Thực trạng mẫu thiết kế
3.1 Quảng cáo trên trang màu- Sản phẩm ĐTDĐ:
Samsung
-Bố cục: Chủ yếu là hoạ tiết, hình ảnh minh hoạ, sử dụng kỹ thuật nhấn mạnh vào chi tiết chủ yếu(có kèm hình minh hoạ dưới đây) theo các nguyên tắc sử dụng khoảng trống trắng, sử dụng ưu thế về kích cỡ để làm nổi bật yếu tố chủ đạo là nội dung vé xem phim khuyến mại và hai loại điện thoại SGH-E700 và SGH-X430.
Tại đây, có sử dụng cả hai nguyên tắc cân đối theo hình thức(“Lọ lem hè phố”, “ SGH-E700”) và cân đối không hình thức (“SGH-X400”) .
-Màu sắc: sử dụng màu xanh làm nền .Cả ba mẫu quảng cáo ta đều thấy các dạng thức khác nhau của nền xanh. Về nghệ thuật màu xanh là gam màu lạnh, tạo ra cảm giác mát dịu, không gay gắt. Bên cạnh đó các màu xanh ở đây không ở dạng tự nhiên ban đầu mà được pha trộn với các gam màu khác gây nên những hiệu quả về mặt thị giác. cụ thể như xanh tím sang trọng, xanh nhạt nhẹ nhàng giản dị…Về quan niệm văn hoá, màu xanh cũng được coi là màu của hoà bình, màu của hy vọng có nghĩa là nó được chấp nhận ở khía cạnh này.
-Hình ảnh:
Cả ba mẫu quảng cáo ta đều thấy xuất hiện các đường nét cong phân chia phần hình ảnh minh hoạ với nội dung thông điệp quảng cáo nhằm tạo nên sự duyên dáng, quyến rũ thu hút về mặt cảm tính theo cung cách “quảng cáo mềm”. Bên cạnh đó việc kết hợp với những yếu tố tạo sự chuyển động tự nhiên như đẩy mắt từ chỗ tối ra chỗ sáng, nhân vật minh hoạ hướng thẳng mắt vào chiếc điện thoại SGH-X430, hay hình ảnh chiếc SGH-E700 nghiêng theo đường nét cong trong khi các sản phẩm khác vây xung quanh đều tạo hiệu quả trong gợi sự chú ý.
-Thông điệp truyền tải:
Chủ yếu sử dụng phương thức thu hút bằng cảm tính, thể hiện ở yếu tố tập trung thoả mãn tâm lý người tiêu dùng như “Giải trí đầu xuân”, “Giữ lại khoảnh khắc đáng yêu”…
Bên cạnh đó cũng có sử dụng kết hợp thu hút bằng lý tính thông qua việc nêu các dặc tính nổi bật của sản phẩm “Màn hình 65.536 UFB”, “Tin nhắn đa phương tiện”, hay nhấn mạnh vào hoạt động hỗ trợ “tặng hai vé xem phim…”
Nokia
*Thực trạng thiết kế:
-Bố cục:
Tuân theo nguyên tắc cân đối hình thức, bố trí theo cách sắp xếp hình ảnh 5 sản phẩm trong không gian mẫu một cách đối xứng theo chiều thẳng đứng, gây ấn tượng về một hình ảnh nể trọng, ổn định và đáng tin cậy.
-Màu sắc:
Sử dụng màu đỏ làm nền dưới tiêu đề màu vàng nổi bật, tạo hiệu quả chú ý thông qua việc sử dụng gam màu nóng. Ngoài ra màu đỏ mang ý nghĩa thắng lợi, chào mừng, rất phù hợp với nội dung thông điệp truyền đạt.
-Hình ảnh:
Sử dụng mặt chữ Script, trông giống như chữ viết tay mang nét mềm mại tạo thành tiêu đề nằm trên cùng cân giữa kết hợp với các hình ảnh về sản phẩm đặt đối xứng bên dưới.Ngay bên cạnh mỗi chủng loại sản phẩm đều thấy in giá bán nhằm hướng tới mục tiêu đã đề ra trong chiến dịch.
-Thông điệp:
Sử dụng cung cách “quảng cáo cứng” và thu hút về mặt lý tính. Điều này thể hiện ở nội dung thông điệp chỉ tập trung đưa ra đặc tính của sản phẩm và giá cả phải chăng.
4. Đánh giá mẫu quảng cáo :
Samsung
- Ưu điểm:
*Thể hiện được mục tiêu theo đuổi và phù hợp với thị trường tiềm năng
Các mẫu quảng cáo trong một chiến dịch của Samsung thể hiện rất sát mục tiêu và khá phù hợp với đối tượng nhận tin. Điều này thể hiện trong toàn bộ mẫu quảng cáo từ minh hoạ đến thông điệp. Loạt các mẫu quảng cáo tuy không giống nhau nhưng đều đi theo một phong cách riêng có của Samsung(từ màu sắc đến tiêu đề, hình ảnh), góp phần làm tăng cường tính hình ảnh về nhãn hiệu sản phẩm, tạo chỗ đứng trong thị trường
*Đảm bảo được các nguyên tắc về tính nghệ thuật
Quan trọng nhất là mẫu quảng cáo Samsung thể hiện được sự hài hoà , thống nhất giữa các yếu tố . Mọi thứ từ hình ảnh minh hoạ đến tiêu đề đều mang một phong cách gợi cảm, cuốn hút nhẹ nhàng tâm lý độc giả.
Sự hài hoà đó đạt được là do tuân thủ một loạt các nguyên tắc như tạo tính nhấn mạnh, tạo sự chuyển động, tính cân đối trong hình ảnh, tính thu hút tâm lý trong ngôn từ như đã trình bày ở phần thực trạng.
*Có tính thu hút khán giả cao:
Mẫu quảng cáo của Samsung mang đặc tính tâm lý của thị trường mục tiêu cao (ở đây là thanh niên trẻ) nên đạt nhiều hiệu quả trong việc gây thiện cảm với nhóm thị trường này.
-Nhược điểm:
*Độ tin cậy thấp:
Thông điệp quảng cáo của Samsung ít tập trung vào yếu tố thu hút lý tính như thu hút bằng chất lượng sản phẩm hay thu hút bằng giá cả. Do vậy độ tin cậy của nó là thấp. Mẵu quảng cáo chỉ đạt hiệu quả cao trong việc tạo ra nhu cầu sản phẩm hơn là trong quá trình ra quyết định mua nhãn hiệu.
*Lựa chọn các yếu tố lý tính không hiệu quả:
Việc nhấn mạnh vào hoạt động khuyến mại hỗ trợ tặng hai vé xem phim ít gây hiệu quả trong việc thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm. Bên cạnh đó nhấn mạnh vào tính năng chụp ảnh của máy ĐTDĐ hơn chú trọng vào các tính năng khác chủ yếu của nó nhiều khi có thể gây tác dụng ngược chiều.
Nokia
Ưu điểm:
* Thể hiện được mục tiêu theo đuổi và phù hợp với khách hàng tiềm năng:
Mẫu quảng cáo của Nokia thể hiện mục tiêu chiến dịch của hãng trong cả nội dung thông điệp “Giá mới ngày 8/3” (tính năng sản phẩm, giá niêm yết) lẫn màu sắc trình bày(sử dụng màu nền đỏ chào mừng) và bố cục cân đối hoàn chỉnh. Đồng thời nó cũng tập trung hướng vào tâm lý nhóm khách hàng mục tiêu có các mức thu nhập khác nhau của mình.
*Độ tin cậy cao:
Việc định giá trên mẫu quảng cáo đồng thời chú trọng đến đầy đủ các tính năng của từng chủng loại sản phẩm đã tạo ra một phong cách đáng tin cậy cho thông điệp quảng cáo của Nokia. Bên cạnh đó bố cục trình bày hình thức lại tạo ra cảm giác vị thế, đáng tin cậy về mặt nguyên tắc nghệ thuật.
Nhược điểm:
*Có những điểm bất hợp lý về nguyên tắc nghệ thuật:
Thứ nhất mẫu quảng cáo không đảm bảo nguyên tắc hoà hợp tổng thể. 5 hình ảnh ĐTDĐ tuy ở vị trí cân xứng nhưng lại sắp xếp lộn xộn về hướng . Thêm vào đó mặt chữ viết tay mềm mại Script trở nên đối lập với ý đồ phong cách quảng cáo tác giả tạo dựng làm giảm bớt đi tính vị thế , ổn định, đáng tin cậy của thông điệp
Thứ hai mẫu quảng cáo không tạo được chi tiết nhấn mạnh, chủ chốt khiến cho các chi tiết được thể hiện trở nên đơn điệu, tẻ nhạt bởi sự đồng đều về màu sắc, kích thước, vị tr
Phần c: giải pháp
Qua những phân tích về tình hình thực trạng quảng cáo của báo Tiền Phong ở trên em có đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của các quảng cáo trên báo.Đó là kết hợp sử dụng với một số hình thức của khuyến mãi và quan hệ công chúng. Sau đây em xin trình bày:
I. Giải pháp về nghiên cứu xác định mục tiêu quảng cáo
Có thể xác định mục tiêu quảng cáo thông qua các mục tiêu về truyền thông hay các mục tiêu tiếp cận độc giả chứ không nhất thiết chỉ đề cập đến mục tiêu nằm trong doanh số. Do vậy, cần phải nghiên cứu kỹ thị trường và biết rõ đối tượng khách hành để tác dộng bằng quảng cáo thông qua các bước :
- Mô tả về đặc tính sản phẩm, phát hiện các ưu điểm và lợi ích của sản phẩm sẽ quảng cáo ,khả năng của sản phẩm trong việc thoả mãn những lợi ích cho khách hàng tương lai
Nghiên cứu lợi ích chính của người tiêu dùng
Đánh giá tình hình cạnh tranh.
II. Giải pháp việc thực hiện các nguyên tắc cũng như quy trình thiết kế
1. Giải pháp về lựa chọn hình thức trình bày
1.1. Hình thức đơn nét:
Thiết kế dòng tiêu đề được viết cẩn thận bên cạnh một bức hình hoặc chi tiết minh hoạ tuyệt đẹp. Ưu điểm của hình thức này là tính súc tích, đơn giản, độc giả dễ tiếp thu. Hình thức này thích hợp cho các sản phẩm điện tử và tiêu dùng, không cần nội dung thông điệp quá nhiều.
1.2. Hình thức kể chuyện:
Ta có thể sử dụng hình thức để cho người tiêu dùng kể về kinh nghiệm của họ, kể về câu chuyện của họ khi sử dụng sản phẩm.
1.3 Hình thức xoắn ốc
Hình thức này tương tự như cầu thang xoắn ốc, lặp đi lặp lại một chủ đề chính. Tuy vậy mỗi lần lặp lại thì chủ đề lại được mở rộng hoặc nhấn mạnh hơn một chút. Hình thức này có thể sử dụng cho các sản phẩm tiêu dùng mang tính chất gia đình hay sản phẩm lâu bền như bột giặt, máy ảnh…
2. Giải pháp về quy trình dàn trang
Phần này em xin nêu một vài giải pháp cho khâu quan trọng trong quy trình thiết kế, đó là khâu dàn trang.
2.1. Sử dụng kiểu dàn trang cửa sổ tranh: Bao gồm một chi tiết hình ảnh minh hoạ giữ vai trò chủ đạo chiếm hầu hết diện tích. Phần dòng tiêu đề và từ ngữ thông điệp chiếm một phần nhỏ diện tích.
2.2. Sử dụng kiểu dàn trang đầy chữ :bao gồm rất nhiều từ và không có hoặc ít có hình ảnh. Loại này được sử dụng nhiều trong quảng cáo trắng đen, khi thông điệp quảng cáo dài và phức tạp như các loại hình thuốc men hay dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo.
2.3.Sử dụng kiểu dàn trang sặc sỡ: Bao gồm nhiều hình ảnh, một tiêu đề in đậm và nhiều màu sắc trang trí. Tuy phức tạp nhưng có thể gây thu hút, ấn tượng mạnh đối với độc giả, thích hợp cho hầu hết các loại hình quảng cáo .
2.4. Sử dụng kiểu dàn trang chữ lớn: Tiêu đề trong cách dàn trang này rất lớn và được xem như là một hoạ tiết nghệ thuật dùng để gây sự chú ý cho người đọc.
III. Giải pháp về các yếu tố minh hoạ:
1. Sử dụng hình chụp:
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hình chụp có tác dụng nhiều hơn hình vẽ. Nó thu hút nhiều người đọc hơn, kích thích nhu cầu về sản phẩm hơn. Trên thực tế nó cũng dễ nhớ hơn vì nó phản ánh thực tại trong khi hình vẽ phản ánh trí tưởng tượng, khó tin cậy hơn.Vì vậy ta nên sử dụng hình chụp trong minh hoạ các mẫu quảng cáo để tạo hiệu quả về mặt thị giác
2. Thử nghiệm lựa chọn:
Ta có thể lựa chọn các hình ảnh minh hoạ, hoặc kiểm tra hiệu quả của chúng bằng cách cho đăng thử nghiệm trên báo trước. Làm như vậy có thể tránh được những sai lầm về đánh giá hiệu quả giữa mẫu trong phác thảo lý thuyết với trong bối cảnh bài báo thực tế.
3. Giải pháp thu hút độc giả chú ý đến lời phụ đề :
Chúng ta nên đặt lời chú thích dưới các tấm ảnh hơn là dưới phần nội dung toàn chữ. Điều này lôi kéo người đọc chú ý đến lời phụ đề mà nhiều khi là rất quan trọng trong bài quảng cáo . Vì nó có thể có tác dụng như một bài quảng cáo thu nhỏ với những lời hứa hen bổ xung.
4.Giải pháp minh hoạ cho bài quảng cáo in trắng đen nhằm tăng số người đọc:
-Sử dụng phụ đề từ 2 đến 3 dòng đặt giữa tiêu đề và nội dung của bài viết.
-Khởi đầu bằng một chữ cái rất lớn
-Giữ đoạn mở đầu ngắn gọn nhất trong khả năng có thể.
-Phá vỡ thế đơn điệu bằng cách in những đoạn quan trọng bằng chữ đậm hay chữ in nghiêng.
-Nên xen kẽ những tranh ảnh vào.
IV. Các giải pháp khác
1. Giải pháp khuyến mãi
Khuyến mãi và quảng cáo là sự kết hợp hiệu quả để tăng thị phần doanh số sản phẩm. Bên cạnh các quảng cáo đăng nhiều kỳ trên báo ta có thể kết hợp với các hình thức khuyến mại để tăng thêm sự chú ý và tính cạnh tranh của sản phẩm trong hoàn cảnh người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn hiện nay. Có thể sử dụng một số hình thức khuyến mãi sau để kết hợp với mẫu quảng cáo trên báo trong chiến dịch:
*Hàng mẫu:
Một trong các hình thức khuyến mãi hiệu quả nhất nhưng lại tốn kém đó là khuyến khích người tiêu dùng thử dùng sản phẩm thông qua hàng mẫu .Việc sử dụng hàng mẫu là việc dùng thử một lượng nhỏ sản phẩm thật miễn phí . Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp này chỉ có thể sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm về sức khoẻ, mỹ phẩm và thực phẩm như gia vị. Nhà quảng cáo có thể cho đính kèm hàng mẫu với từng số báo dưới hình thức một gói nhỏ.
* Tem phiếu giảm giá
Hiện nay đây là hình thức khuyến mãi được sử dụng rất phổ biến và tỏ ra có hiệu quả, được rất nhiều công ty áp dụng , chẳng hạn như “ giữ lại phiếu này để được giảm giá 10%”. Có 80% số lượng tem phiếu được đính kèm trong các trang báo.Tem phiếu có thể giúp hỗ trợ cho việc quảng cáo các sản phẩm trong giai đoạn mới tung ra thị trường, mở rộng thị phần và chuyển người tiêu dùng từ sản phẩm khác sang sản phẩm của ta. Theo kết quả thống kê từ một cuộc khảo sát, có đến hơn 70%người trả lời cho biết rằng tem phiếu khuyến khích họ mua những sản phẩm mà họ chưa bao giờ sử dụng trước đây. Điều này cho thấy đây là một phương pháp rất đáng chú ý đến.
* Thi có thưởng và rút số may mắn
Ta có thể sử dụng một số hình thức khuyến mãi hấp dẫn được xây dựng trên hình thức tổ chức thi có thưởng và rút số may mắn trên các số báo.
Trong cuộc thi có thưởng các thành viên tham gia sử dụng kỹ năng và kiến thức của mình để dành lấy các giải thưởng được tổ chức trên báo do doanh nghiệp bảo trợ.
Tuy nhiên trong hình thức rút số may mắn, người tham dự không cần kỹ năng hay hiểu biết của mình mới có thể tham gia như thi có thưởng. Giải thưởng được trao cho bất kỳ ai may mắn dựa trên các cuộc rút thăm ngẫu nhiên. Hình thức này những người tham gia không cần phải nghiên cứu, phải động não mà chỉ cần điền vào phiếu dự thi tên tuổi và địa chỉ của mình trên phiếu đã ghi sẵn mã số dự thi. Vì thế có nhiều người thích tham gia khuyến mãi này hơn hình thức thi có thưởng.
Thi có thưởng và rút số may mắn giúp cho doanh nghiệp thu hút sự chú ý của người tiêu dùng vì làm họ trực tiếp tham gia vào các hoạt động liên kết với sản phẩm với các giải thưởng có giá trị lớn.
2. Sử dụng phương tiện truyền thông bổ trợ
Để khắc phục những nhược điểm của quảng cáo trên báo ta có thể sử dụng kết hợp với quảng cáo trên “những trang vàng”
Quảng cáo trên “những trang vàng”mới chỉ xuất hiện ở nước ta trong vài năm gần đây. Đó là quảng cáo trên quyển niên giám điện thoại. Khi khách hàng trông thấy những sản phẩm trên mẫu quảng cáo trên báo của ta , họ cần biết nơi liên hệ để đặt mua sản phẩm. Đây chính là lúc “những trang vàng” đóng vai trò tích cực để dẫn khách hàng đến với doanh nghiệp. Những người muốn mua sản phẩm có thể dò địa chỉ của doanh nghiệp trên những trang vàng điện thoại để liên hệ với các đại lý gần nhất.
Khi sử dụng quảng cáo trên những trang vàng kết hợp với những mẫu quảng cáo trên báo doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và tạo ảnh hưởng đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp khác, nhất là những người đang có ý định mua sản phẩm.
3. Sử dụng các hoạt động quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là nhằm tạo ra nhận thức có lợi của công chúng về sản phẩm. Các mục tiêu của quan hệ công chúng là khuếch trương sản phẩm, tạo lập hình ảnh tốt về doanh nghiệpvà xử lý hay chặn đứng các tin đồn, câu chuyện và các sự kiện bất lợi.
Quan hệ công chúng ở đây là việc đăng tải trên báo nhằm tăng cường việc bán hàng, song các doanh nghiệp nhỏ không phải trả tiền cho việc đăng tải này Ví dụ các doanh nghiệp nhỏ có thể đóng góp bằng hàng hoá, dịch vụ hay tiền cho các tổ chức xã hội hay tài trợ cho các sự kiện của hoạt động cộng đồng nhằm tạo ra sự nhận biết đáng kể từ công chúng. Quan hệ công chúng đóng góp vào khuếch trương sản phẩm 3 đặc trưng riêng biệt
Các bài phóng sự xác thực hơn và đáng tin cậy hơn so với các hình thức quảng cáo cố định.
Quan hệ công chúng có thể đến được với những khách hàng là những người không chú ý tới quảng cáo hay tới những nhân viên bán hàng .Khi đó thông điệp đến với họ là những tin tức chứ không phải là một thông báo bán hàng.
Quan hệ công chúng giống như quảng cáo có thể “kịch bản hoá”sản phẩm hay doanh nghiệp .
Lời Kết
Trên đây là một số nghiên cứu và giải pháp đề xuất của em về xây dựng và thiết kế mẫu quảng cáo trên báo Tiền Phong. Em đã thực hiện một số nghiên cứu về lý luận chung từ khái quát về quảng cáo, lý thuyết về xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chiến lược và chương trình đến quy trình thiết kế mẫu quảng cáo trên ấn phẩm. Bên cạnh đó em cũng đưa ra những vấn đề thực tiễn của mẫu quảng cáo qua báo Tiền Phong như các kế hoạch, hợp đồng, ngân sách, chi phí, phân tích một số mẫu thiết kế trên trang màu cũng như trên trang trắng đen. Rút ra từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, em cũng đã đề xuất ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện.
Bên cạnh đó hoạt động quảng cáo trên báo chí còn có một số ưu và nhược điểm riêng của nó. Do đó hiện nay quảng cáo trên báo đang nhường dần thị phần cho quảng cáo trên tivi .Chính vì vậy ngành báo chí cần phải cải thiện, nâng cao hiệu quả quảng cáo của mình hơn nữa để cạnh tranh với tivi và các phương tiện truyền thông khác.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quang Dũng đã tận tình chỉ dẫn giúp em hoàn thành bản đề án này. Qua đó em có điều kiện hơn nữa đi sâu nghiên cứu những vấn đề về chuyên ngành mình đang học, trang bị thêm kiến thức cho ngành nghề sau này. Em xin chân thành cảm ơn thầy.
Sinh Viên
Phạm Thị Kim Phúc
Tài liệu sử dụng
Khuếch trương sản phẩm và quảng cáo - NXB trẻ
Tâm huyết của một nhà quảng cáo -David ogilvi- NXP TP HCM
Nghiệp vụ quảng cáo và marketing- NXB Khoa học và kỹ thuật
Quảng cáo hiện đại- ĐH KTQD
Nghệ thuật quảng cáo -NXB thế giới
Truyền thông đại chúng từ truyền thông đến quảng cáo
quảng cáo -lý thuyết và thực hành
Báo Tiền Phong
50 Năm báo Tiền Phong
Biểu giá và hợp đồng kinh tế của báo Tiền Phong
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- F0178.doc