Đề tài Giải pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi đi vào tiến hành cổ phần hóa tại tổng công ty cao su Đồng Nai

LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài : Ở nước ta, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là chủ trương lớn, là giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước trong tiến trình sắp xếp, đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh. Trải qua gần 15 năm, kể từ khi bắt đầu thí điểm vào năm 1992 đến thực hiện chính thức năm 1996, kết quả đạt được trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước về cơ bản là tích cực. Qua cổ phần hóa đã giảm bớt được những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả đồng thời hình thành mới loại hình doanh nghiệp đa hình thức sở hữu, thu hút vốn và kinh nghiệm của các nhà đầu tư cũng như người lao động vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mới, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy những mặt tích cực của cổ phần hóa đã thể hiện rõ, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc đã phát sinh không chỉ trong quá trình tổ chức thực hiện mà ngay cả đối với doanh nghiệp đã được cổ phần hóa cũng cần hoàn thiện thêm ở nhiều mặt, cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nông nghiệp vướng mắc lớn nhất là việc xác định giá trị vườn cây liên quan đến quyền sử dụng đất, cây trồng và những tài sản trên đất phục vụ cho kinh doanh sản xuất. Chính vì vậy việc nghiên cứu xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hóa các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam nói chung và Tổng Công ty cao su Đồng Nai nói riêng nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa là rất cần thiết và mang tính thời sự. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu là: “ Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trường cao su trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai” làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn góp một phần kiến thức nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai trong thời gian tới. Mục đích nghiên cứu của đề tài : Mục đích hệ thống hóa lý thuyết xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hóa doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên làm cơ sở để phân tích thực trạng việc xác định giá trị vườn cây cao su tại Tổng công ty cao su Đồng Nai. Trên cơ sở đó phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện lý thuyết xác định giá trị vườn cây cao su để chuẩn bị cho việc cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài : Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trường trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu của đề tài : Đề tài sử dụng cơ sở lý thuyết về xác định giá trị doanh nghiệp nói chung và xác định giá trị vườn cây cao su phù hợp với đặc điểm sinh học riêng của nó với những quy luật của kinh tế thị trường và những văn bản hiện hành của nhà nước về định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa. Kết quả của đề tài : Đề tài đã đưa ra những phương pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn về cách xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hoá các nông trường trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai. Kết cấu của Luận văn : Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý thuyết của việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa. Chương 2: Thực trạng việc xác định giá trị vườn cây cao su để chuẩn bị đi vào cổ phần hóa tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện việc xác định giá trị vườn cây cao su để chuẩn bị đi vào cổ phần hóa tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai

doc56 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi đi vào tiến hành cổ phần hóa tại tổng công ty cao su Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên ở khu vực công nghiệp dịch vụ là việc làm bình thường như các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác. Định giá trị doanh nghiệp ở khu vực nông nghiệp như giá trị quyền sử dụng đất, giá trị vườn cây của doanh nghiệp là một công việc hết sức mới và phức tạp bởi những đặc điểm đặc biệt của đất nông nghiệp và những đặc điểm kinh tế kỹ thuật mang tính sinh học của cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU ĐỂ CHUẨN BỊ ĐI VÀO CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI Tổng quan về Tổng Công ty cao su Đồng Nai : Quá trình hình thành và phát triển : Tổng Công ty cao su (CTCS) Đồng Nai nguyên trước đây là Công ty cao su Đồng Nai, là Công ty TNHH Một thành viên được thành lập theo Quyết định số 1279/QĐ – BNN – ĐMDN ngày 04/05/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Tập đoàn công nghiệp cao su làm chủ sở hữu, hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty con kế thừa các ngành nghề kinh doanh của Công ty cao su Đồng Nai trước đây theo hướng kinh doanh tổng hợp đa ngành nghề trong đó sản xuất kinh doanh chính là trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến cao su thiên nhiên. Diện tích cao su hiện đang quản lý hơn 37.000 ha, trong đó diện tích cao su đang khai thác 27.500 ha, sản lượng khai thác hàng năm luôn ổn định ở mức 50.000 tấn. Tổng CTCS Đồng Nai được thành lập vào ngày 02/06/1975, trên cơ sở tiếp quản tài sản và lao động của 12 đồn điền cao su của Công ty tư bản Pháp bao gồm : Công ty cao su Đông Dương (SIPH) : gồm 6 đồn điền : An Lộc, Dầu Giây, Ông Quế, Bình Ba, Bình Lộc, Long Thành; Công ty cao su Đồng Nai (LCD) : gồm 3 đồn điền Trảng Bom, Túc Trưng, Cây Gáo; Công ty cao su Xuân Lộc (SPHXL) : đồn điền Hàng Gòn; Công ty cao su Đất Đỏ (Terre Rouge) : gồm 2 đồn điền Cẩm Mỹ và Bình Sơn. Diện tích cao su 12 đồn điền là 21.054 ha cao su, có 4 nhà máy chế biến cao su với công suất 10.500 tấn/năm. Khi mới thành lập, về tổ chức Tổng công ty trực thuộc Tổng cục cao su Việt Nam. Năm 1993 Tổng công ty đăng ký kinh doanh tại Trọng tài kinh tế Tỉnh Đồng Nai được cấp giấy phép số 101597 ngày 18/03/1993. Năm 1999 trở thành thành viên trực thộc Tổng công ty cao su Việt Nam theo Quyết định số 149/NN – TCCB/QĐ ngày 04/03/1999 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Trong giai đoạn 1975 – 1985 Tổng công ty thực hiện công tác khai hoang trồng mới phát triển vùng chuyên canh cao su rộng lớn : thành lập thêm các Nông trường gồm 6 Nông trường mới, đưa diện tích cao su đạt gần 55.000 ha. Đến tháng 06/1994, theo chủ trương của Tổng công ty cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam), Tổng công ty tách 13.559 ha để thành lập Công ty cao su Bà Rịa theo quy hoạch vùng lãnh thổ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu . Đến nay diện tích toàn Tổng công ty đạt 41.000,97 ha, trong đó có 36.247,51 ha cao su thuộc địa bàn 45 xã của 5 huyện : Long Khánh, Định Quán, Thống Nhất, Long Thành, và Cẩm Mỹ thuộc Tỉnh Đồng Nai. Tính đến thời điểm 2006, về quy mô, Tổng CTCS Đồng Nai là đơn vị có diện tích đất trồng lớn nhất Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Văn phòng Tổng CTCS Đồng Nai đặt tại xã Xuân Lập – Thị xã Long Khánh – Tỉnh Đồng Nai, nằm trên quốc lộ I cách Thị xã Long Khánh 7km về hướng Đông và cách TP. HCM 70km về hướng Tây. Tổng CTCS Đồng Nai có tên giao dịch quốc tế là Dong Nai Rubber Corporation, với tên viết tắt là DONARUCO. Trụ sở chính của Tổng công ty đặt tại ấp Trung tâm, xã Xuân Lập, thị xã Long Khnh, tỉnh Đồng Nai. Tổng công ty có vốn điều lệ : 999.710.802.949 đồng. Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng CTCS Đồng Nai được quy định tại Giấy phép đăng ký kinh doanh của Tổng công ty. Theo đó, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty là trồng, khai thác và chế biến cao su thiên nhiên; sản xuất hóa chất phân bón và cao su; thiết kế xây dựng; xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi và giao thông; chế biến các loại đá xây dựng; xây dựng và kinh doanh địa ốc; đầu tư xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng khu cơng nghiệp; sản xuất bao bì gỗ và các sản phẩm mộc tiêu dùng; sản xuất các sản phẩm bằng hạt PE; sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu cao su; vận tải hàng hóa và vận tải hành khách đường bộ; chế tạo, gia công, sữa chữa thiết bị và sản phẩm cơ khí; kinh doanh khách sạn và du lịch; đầu tư các dự án trồng cao su và chăn nuôi gia súc. Tổng CTCS Đồng Nai là một đơn vị sản xuất nông nghiệp, đa ngành nghề, trong đó nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, do vậy hoạt động của Tổng công ty có những đặc điểm sau : Chịu ảnh hưởng theo chu kỳ sinh lý của cy cao su : cây sao su có thời kỳ xây dựng cơ bản kéo dài từ 6 – 7 năm, tiếp đến chu kỳ khai thác của cây từ 20 – 25 năm…..Trong năm khai thác, hoạt động sản xuất cao su thiên nhiên mang tính thời vụ, sản lượng mủ cao su không đều giữa các tháng trong năm : theo thống kê sản lượng bình quân quý 1 chiếm 8 – 12%, quý 2 chiếm 20%, quý 3 chiếm 30% v quý 4 chiếm 28 – 42% sản lượng/năm. Trong suốt chu kỳ khai thác từ 20 – 25 năm, sản lượng mủ cao su hàng năm cũng không đều nhau, sản lượng tăng dần từ năm khai thác đầu tiên (300 – 500 kg/ha) sẽ đạt đỉnh sản lượng cao nhất vào năm khai thác thứ 10 – 11 (2 – 2,2 tấn/ha) và sau đó sẽ giảm dần đến khi thanh lý cây. Do vậy, cơ cấu tuổi cây trong toàn bộ vườn cây khai thác là yếu tố quan trọng quyết định năng suất bình quân của toàn Tổng công ty, tác động đến việc ổn định sản lượng giữa các năm. Tình hình sản lượng và các chỉ tiêu doanh thu, chi phí,…chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết tại miền Đông Nam Bộ trong các tháng khai thác cao điểm (từ tháng 6 – tháng 11 hàng năm). Những ngày mưa, bão thường gây tổn thất lớn do mất hoàn toàn sản lượng, không khai thác được. Chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng lớn, trên 50% cơ cấu giá thành sản phẩm. Tổng CTCS Đồng Nai là một đơn vị đa ngành nghề, cần có mô hình tổ chức quản lý phù hợp để thực hiện tốt các chức năng của mình. Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu doanh thu của Tổng CTCS Đồng Nai Nguồn : Số liệu của Tổng CTCS Đồng Nai năm 2010 Khối khai thác : Quản lý diện tích vườn cây 36.247,51 ha (trong đó diện tích vườn cây cao su khai thác 31.252,28 ha, diện tích vườn cây KTCB 4.995,23 ha), được tổ chức thành 13 nông trường trực thuộc : Dầu Giây, An Lộc, Bình Lộc, Long Thành, Ông Quế, Bình Sơn, Cẩm Mỹ, Cẩm Đường, Trảng Bom, Túc Trưng, Hàng Gòn, An Viễng và Thái Hiệp Thành, thực hiện chức năng trồng và khai thác mủ cao su thiên nhiên. Khối chế biến : có tổng công suất chế biến theo thiết kế 46.000 tấn/năm (trong đó mủ Latex 12.000 tấn/năm, mủ khối 34.000 tấn/năm) được tổ chức thành 1 xí nghiệp chế biến quản lý 4 nhà máy : An Lộc, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, thực hiện chức năng chế biến cao su dạng nước thành cao su khô nguyên liệu. Khối các đơn vị phụ trợ, dịch vụ : được tổ chức thành các đơn vị có tư cách pháp nhân không đầy đủ, tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, gồm : xí nghiệp xây dựng và giao thông, xí nghiệp cơ khí vận tải, khu văn hóa Suối Tre và khách sạn Đà Lạt. Khối đơn vị sự nghiệp có thu : Bệnh viện đa khoa Cao su Đồng Nai có quy mô 130 giường bệnh. Mô hình tổ chức : Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng CTCS Đồng Nai Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam Kiểm soát viên Chủ tịch HĐTV Thành viên HĐTV Thành viên HĐTV Thành viên HĐTV Thành viên HĐTV Tổng Giám đốc Các công ty liên kết Các công ty con Các phó Giám đốc Kế toán trưởng CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ PHỤ THUỘC NT cao su An Lộc NT cao su Bình Lộc NT cao su Dầu Giây NT cao su Long Thành NT cao su Bình Sơn NT cao su Cẩm Mỹ NT cao su Cẩm Đường NT cao su Trảng Bom NT cao su Túc Trưng NT cao su An Viễng NT cao su Thái Hiệp Thành NT cao su Hàng Gòn NT cao su Ông Quế Xí nghiệp chế biến cao su Xí nghiệp cơ khí vận tải Trung tâm văn hóa Suối Tre Bệnh viện đa khoa cao su Đồng Nai Khch sạn Hồng Hạnh CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ Văn phòng Tổng công ty Phòng Tổ chức lao động Phòng Kế hoạch đầu tư Phòng Tài chính kế toán Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Kỹ thuật cao su Phòng Xây dựng cơ bản Phòng Quản lý chất lượng Phòng Thanh tra BVQS Tổng CTCS Đồng Nai có cơ cấu tổ chức điều hành gồm : Hội đồng thành viên gồm 5 thành viên : Chủ tịch và các thành viên HĐTV. Kiểm soát viên : gồm 3 thành viên. Ban Tổng Giám đốc gồm : Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Kế toán trưởng. Các đơn vị phụ thuộc và sự nghiệp thuộc Tổng công ty. Thí điểm cổ phần hóa Nhà máy chế biến Hàng Gòn : Ngày 21/11/2001 Công ty cổ phần cao su Hàng Gòn được thành lập theo quyết định số 5792/QĐ/NN – TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 4/4/2002, là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc Tổng CTCS Đồng Nai. Nhà máy chế biến cao su Hàng Gòn có công suất khoảng 8.000 tấn/năm, khi còn trực thuộc Tổng CTCS Đồng Nai, nguồn nguyện liệu mủ nước bảo đảm cho nhà máy hoạt động ổn định được cung cấp từ 2 Nông trường cao su : Hàng Gòn và Ông Quế. Nhà máy chế biến Hàng Gòn được cổ phần hóa trở thành doanh nghiệp độc lập, Tổng CTCS Đồng Nai là một trong những cổ đông của công ty và nắm cổ phần chi phối. Sau khi cổ phần hóa, Công ty cổ phần Hàng Gòn vẫn hoạt động bình thường do Tổng CTCS Đồng Nai cung cấp đủ mủ nước nguyên liệu cho chế biến đồng thời hỗ trợ việc tiêu thụ mủ cao su, do đó có thể nói Công ty cổ phần Hàng Gòn hoạt động có hiệu quả. Tỷ suất cổ tức hàng năm từ 24% đến 30% trên vốn điều lệ. Xét về mặt pháp lý Công ty cổ phần Hàng Gòn là một doanh nghiệp độc lập không phụ thuộc vào Tổng CTCS Đồng Nai. Quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty là việc chủ động thu mua nguyên liệu mủ nước bảo đảm cho sản xuất ổn định. Trên thực tế Công ty cổ phần Hàng Gòn luôn phụ thuộc vào nguồn nguyện liệu do Tổng CTCS Đồng Nai cung cấp, vì trên địa bàn thị trường nguyên liệu cao su khu vực tư nhân rất ít nên không đủ cung cấp cho nhà máy sản xuất có hiệu quả. Đây chính là một trong những vấn đế đặt ra là khi cổ phần hóa nhà máy phải gắn liền với vườn cây cao su để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Tóm lại : Việc cổ phần hóa Nhà máy chế biến cao su Hàng Gòn tạo ra một pháp nhân kinh doanh mới, đã tạo thế chủ động và có nhiều biện pháp cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành chế biến, nhưng chủ yếu có sự hỗ trợ, ưu đãi của Tổng CTCS Đồng Nai và sự biến động theo chiều hướng tăng của giá bán mủ cao su trên thị trường. Nếu không có sự hổ trợ tích cực của Tổng CTCS Đồng Nai, Công ty cổ phần cao su Hàng Gòn phải thực sự cạnh tranh trên thương trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy không được đảm bảo do diện tích vườn cây cao su tiểu điền trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai không đáng kể do đó kết quả sản xuất kinh doanh sẽ đạt hiệu quả thấp. Xuất phát từ vấn đề nêu, để rút kinh nghiệm và tiến tới cổ phần hóa toàn bộ các đơn vị trong Tổng Công ty nói chung, mà trong đó tiến tới là chuẩn bị cho việc cổ phần hóa hai Nông trường cao su Hàng Gòn và Nông trường cao su Ông Quế nói riêng để sáp nhập, hợp nhất với Công ty cổ phần cao su Hàng Gòn trở thành một Công ty cổ phần chủ động trong việc cung cấp nguyên liệu cho việc chế biến hoàn toàn độc lập. Xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào cổ phần hóa Nông trường cao su Hàng Gòn và Nông trường cao su Ông Quế : Để chuẩn bị cho việc đi vào cổ phần hóa các Nông trường cao su trực thuộc, bước đầu tiên Tổng CTCS Đồng Nai đã bắt tay đi vào thực hiện việc xác định giá trị vườn cây cao su. Việc xác định giá trị vườn cây cao su kinh doanh tại Tổng CTCS Đồng Nai được tính toán theo từng lô cao su và theo từng độ tuổi, dựa trên các nguyên tắc sau đây : Giá trị vườn cây cao su được định giá bao gồm 2 yếu tố : - Nguyên giá vườn cây cao su là giá trị đầu tư cho 1 ha cao su đến khi bắt đầu khai thác để hình thành tài sản là vườn cây (bao gồm chi phí khai hoang, phục hóa; chi phí xây dựng vườn cây; chi phí trồng mới; chi phí chăm sóc suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản). Cơ sở để định giá là chi phí đầu tư bình quân cho 01 ha (suất đầu tư nông nghiệp) do Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam ban hành, áp dụng cho năm hiện hành theo từng địa bàn mà Tổng Công ty trú đóng. - Giá trị vườn cây thanh lý được tính toán như một khoản đầu tư chắc chắn trong tương lai ( khi thanh lý ) và việc chiết khấu giá trị thu hồi này được xem như chi phí cơ hội đầu tư. Đây chính là khoản tài sản vô hình được ghi chép thành một khoản mục riêng biệt ( tài sản vô hình ) và tính khấu hao tài sản cố định một lần tại thời điểm vườn cây cao su đưa vào thanh lý, để đảm bảo doanh thu và chi phí liên quan được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Giá trị thực tế của vườn cây kinh doanh được tính theo công thức : Gía trị thực tế = [ Giá trị còn lại x Hệ số phân loại vườn cây] + Hiện giá của 01 ha vườn cây giá trị thanh lý Trong đó : + Giá trị còn lại = Nguyên giá ( đã được đánh giá lại ) – Giá trị đã khấu hao. Giá trị đã khấu hao được tính từ năm vườn cây bắt đầu khai thác đến thời điểm định giá trên cơ sở nguyên giá (đã được đánh giá lại ) và tỷ lệ khấu hao cụ thể của từng năm theo quy định của Tập đoàn ban hành tại Quyết định số 165/QĐ – TCKT ngày 21/ 02 / 2005. + Hệ số phân loại vườn cây : Căn cứ vào một số chỉ tiêu như mật độ cây cạo, tỷ lệ cây thực sinh để phân loại vườn cây. Đây là hệ số đánh giá chất lượng kỹ thuật của vườn cây trong cùng một độ tuổi, nó không phản ảnh tình trạng kỹ thuật thực tế đã hao mòn và còn lại của vườn cây như các tài sản khác. Việc phân hạng vườn cây được thực hiện theo công văn số 622/CSVN-QLKT ngày 20/03/2006 của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam về việc ban hành đề cương hướng dẫn kiểm kê phân hạng vườn cây kinh doanh phục vụ cho việc cổ phần hóa các công ty cao su, theo đó vườn cây cao su kinh doanh sẽ được phân hạng thành 4 loại là A, B, C, D tương ứng với hệ số điều chỉnh là A = 1, B = 0.95, C = 0.9, D = 0.8. Căn cứ vào báo cáo kiểm kê, đánh giá xếp loại vườn cây tại thời điểm cổ phần hóa và tham khảo trong 03 năm gần nhất liên tiếp để đánh giá phân loại vườn cây tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Nhìn chung vườn cây của các đơn vị trong Tổng Công ty đều được quản lý tương đối chặt chẽ, từng lô, phần cạo đều có hồ sơ theo dõi diễn biến của vườn cây như chia theo từng lô, đặt tên (đánh số), diện tích đất, loại đất, năm trồng, giống cây, mật độ cây, năng suất. Hàng năm vườn cây đều được đánh giá và xếp loại A, B, C, D, do đó rất thuận lợi cho công tác kiểm kê và đánh giá chất lượng vườn cây. Bảng 2.3 : Xếp hạng và hệ số vườn cây khai thác dựa vào mật độ cây cạo : Năm 01 Năm 02 Năm 03 - năm thứ 09 Năm thứ 10 trở đi Hệ số phân loại 476 C/ha 512 C/ha 555 C/ha 476 C/ha 512 C/ha 555 C/ha 476 C/ha 512 C/ha 555 C/ha ≥200 ≥225 ≥250 ≥300 ≥325 ≥350 ≥400 ≥425 ≥450 ≥380 1 ≥150 ≥175 ≥200 ≥250 ≥275 ≥300 ≥350 ≥375 ≥400 ≥330 0.95 <150 <175 <200 ≥200 ≥225 ≥250 ≥300 ≥325 ≥350 ≥280 0.9 <200 <225 <250 <300 <325 <350 <280 0.8 (Theo quy trình đến năm thứ 3 cho mở cạo hết cây đạt vanh từ 40cm trở lên), nếu tỷ lệ cây thực sinh lớn hơn 20% vườn cây sẽ bị đánh tụt một hạng) (Nguồn: Công văn số 622/CSVN-QLKT, ngày 20/03/2006 –VRG ) + Giá trị thanh lý của vườn cây chỉ được thu hồi khi vườn cây đã hết thời gian khai thác. Do vậy để tính giá trị hiện tại của giá trị thanh lý phải chiết khấu giá thanh lý về hiện tại. Hiện giá thanh lý vườn cây được tính theo giá thực tế trên thị trường bình quân gần nhất tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, nơi doanh nghiệp trú đóng, và được tính toán thu hồi dần theo chu kỳ kinh tế của vườn cây (theo năm tuổi thực tế của cây), có loại trừ cây gãy đổ hàng năm. Hiện giá của giá trị thanh lý vườn cây, được tính theo công thức : Hiện giá của = B giá trị thanh lý ( 1 + lãi suất chiết khấu) số năm khai thác còn lại Lãi suất chiết khấu được tính theo lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm. Tính B : Giá trị thu hồi khi thanh lý vườn cây tại thời điểm thanh lý Giá trị thanh lý trung bình trong 02 năm gần nhất Giá trị thanh lý 01 cây = Mật độ cây trung bình 01 ha (Theo công văn số: 2247/BNN-ĐMDN ngày 05 tháng 09 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) + B = Giá trị thanh lý 01 cây ( x ) Mật độ trung bình 01 ha vườn cây tuổi i ( x ) (1 – tỷ lệ gãy đỗ trung bình)số năm khai thác còn lại Tỷ lệ gãy đổ bình quân hàng năm : Do hầu hết các nông trường cao su đều có vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng khác nhau nên tỷ lệ gãy đỗ hàng năm không giống nhau, vì thế phải căn cứ vào tình hình gãy đỗ thực tế của từng nông trường, dựa trên báo cáo kiểm kê gãy đổ hàng năm để xác định (trong phạm vi từ 1% đến 2% năm ). Tóm lại : Việc xác định giá trị vườn cây cao su của các nông trường cao su nhìn chung đã khắc phục được những nhược điểm khi xác định giá trị vườn cây. Tuy nhiên việc đưa ra các yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng đến giá trị vườn cây chỉ mới dựa vào mật độ cây cạo là chưa đủ và tính hiện giá giá trị thu hồi cây cao su thanh lý vào giá trị doanh nghiệp, việc áp giá bán bình quân cây thanh lý chỉ từ 01 năm đến 02 năm là chưa thỏa đáng. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào cổ phần hóa tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai : Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su : Xác định giá trị vườn cây cao su là xác định đúng giá trị và giá cả quyền tài sản doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên để có thể trao đổi, giao dịch trên thị trường. Giá trị quyền tài sản doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên bao gồm toàn bộ giá trị tài sản còn lại tại thời điểm trao đổi và giao dịch trên thị trường. Giá trị quyền tài sản doanh nghiệp nhà nước thường được phân làm 2 khu vực, đó là: - Tài sản khu vực công nghiệp, dịch vụ, bao gồm giá trị tài sản còn lại của nhà máy chế biến, các tài sản trong hoạt động kinh doanh dịch vụ và giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm giao dịch. - Tài sản khu vực nông nghiệp, bao gồm toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và giá trị còn lại của việc đầu tư khai hoang, xây dựng đường sá, cầu, cống, công trình thủy lợi trên vườn cây cao su (bao gồm cả vườn cây kinh doanh và vườn cây kiến thiết cơ bản) và giá trị đầu tư trồng mới, chăm sóc vườn cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cao su thiên nhiên. Trong 2 khu vực nói trên, việc định giá trị doanh nghiệp khu vực công nghiệp, dịch vụ,… đã có phương pháp tính toán rõ ràng theo các văn bản hiện hành và được áp dụng như các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ,… (những doanh nghiệp không có liên quan đến nông nghiệp). Song trong khu vực nông nghiệp liên quan đến đất nông nghiệp và vườn cây là những vấn đề đặt ra cần giải quyết, đó cũng chính là nội dung của luận văn này cần giải quyết. Việc xác định giá trị vườn cây cao su có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp tài sản, phương pháp chiết khấu dòng tiền như nghị định 109/2007/NĐ/CP của Chính Phủ ban hành ngày 26/06/2007 đã qui định “Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần”. Hiện nay Tổng CTCS Đồng Nai đang tính giá trị vườn cây cao su theo dựa phương pháp tài sản của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam là đúng nhưng chưa đủ, bởi lẽ mục tiêu cuối cùng của việc xác định giá trị doanh nghiệp là xác định đúng giá cả của hàng hóa mà chúng ta muốn trao đổi mua bán trên thị trường, thế thì tại sao chúng ta không tham khảo giá cả của hàng hóa cùng loại đã có mua bán trên thị trường để làm cơ sở so sánh. Phương pháp so sánh trực tiếp dựa trên cơ sở cho rằng giá trị thị trường của một tài sản có quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản đã được mua bán trên thị trường. Thực tế thị trường mua bán vườn cây cao su ở Việt Nam đã hình thành và đây là một cơ sở để vận dụng thêm phương pháp so sánh vào việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa tại Tổng Công ty. Giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị vườn cây cao su : Nói đến giá trị vườn cây giao dịch mua bán trên thị trường, thường người ta nhận thức rằng nó bao hàm cả giá trị của đất, nhưng trên thực tế khi các Công ty cao su trực thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã thực hiện thí điểm cổ phần hóa như : Công ty cao su Đồng Phú, Tây Ninh, Phước Hòa khi đi vào xác định giá trị vườn cây cao su đã loại trừ giá trị đất ra khỏi giá trị doanh nghiệp. Hiện nay đất trồng cây cao su theo luật đất đai là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm được Nhà nước giao quyền sử dụng đất hoặc cho thuê lâu dài cho cá nhân và các tổ chức nói chung và cho Tổng CTCS Đồng Nai nói riêng để trồng cao su. Theo Luật đất đai hiện hành thông thường Nhà nước giao quyền sử dụng đất hoặc cho thuê 50 năm. Khi cá nhân và tổ chức đã trồng cao su và đương nhiên trong nền kinh tế thị trường tổ chức và cá nhân có quyền kinh doanh cao su, có quyền mua bán vườn cây cao su, và vì thế đương nhiên vườn cây cao su phải có giá trị và giá cả để trao đổi. Vấn đề đặt ra là khi xác định giá trị vườn cây như thế nào? Tính giá trị đất và những tài sản trên đất trồng cao su trong đó tài sản chủ yếu trên đất là vườn cây cao su. Khi cổ phần hóa doanh nghiệp được lựa chọn 1 trong 2 cách xác định giá trị đất là quyền sử dụng đất hoặc thuê đất. Phương án tính giá trị chuyển quyền sử dụng đất, cho thấy chỉ tính riêng giá trị này đã gấp khoảng hơn 10 lần nguyên giá vườn cây. Trong đó các văn bản pháp quy hiện hành không quy định bắt buộc phải tính giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Không tính giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị vườn cây để cổ phần hóa có nghĩa là loại quyền sử dụng đất khỏi giá trị doanh nghiệp nhà nước nên đã chuyển một phần giá trị doanh nghiệp vào túi các nhà đầu tư mà thay vì đây là khoản thặng dư thuộc về Nhà nước. Ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế kỹ thuật đến giá trị vườn cây : Giá cả của vườn cây khi giao dịch mua bán trên thị trường thường người ta nhận thức rằng đó chính là chất lượng của vườn cây, vườn cây giống gì, cho năng suất bao nhiêu, khả năng chịu đựng mưa bão ra sao, được trồng trên loại đất nào? Nhưng theo lẽ thông thường việc hạch toán giá trị tài sản vườn cây cao su của doanh nghiệp chỉ tính đến nguyên giá đầu tư đã hình thành tài sản. Cụ thể Tổng CTCS Đồng Nai đã xác định giá trị thực tế của vườn cây kinh doanh theo phương thức : Giá trị còn lại = Nguyên giá vườn cây – Giá trị vườn cây đã khấu hao Trong đó: Nguyên giá vườn cây được xác định theo suất đầu tư do Tập đoàn ban hành áp dụng cho năm hiện hành tại khu vực. + Giá trị vườn cây cao su đã khấu hao được tính trên cơ sở tỷ lệ đã khấu hao theo thời gian và sổ sách kế toán của từng lô trong vườn cây. Thực tế phương pháp xác định này đã bỏ qua những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cao su đó là những đặc điểm mang tính sinh học mà nó khác căn bản so với các ngành kinh doanh khác, đó là: - Giá trị vườn cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản của một doanh nghiệp, trên 1 lô cao su, cùng một thời gian, cùng quy trình, giống, đất, có suất đầu tư như nhau có nghĩa là nguyên giá trên 1 đơn vị diện tích hoặc trên 1 ha cao su về cơ bản bằng nhau nhưng chất lượng sẽ khác nhau, sẽ cho sản lượng trong thời kỳ kinh doanh khác nhau và giá giao dịch vườn cây chắc chắn là khác nhau. - Đối với vườn cây kinh doanh cũng vậy, theo cách tính giá trị còn lại như nêu trên có nghĩa là cùng một năm trồng trên 1 lô cao su thì từng hecta, từng phần cao su có giá trị như nhau, nhưng trên thực tế năng lực khai thác đều khác nhau nó tùy thuộc vào chất lượng vườn cây và kỹ thuật khai thác của người nhận khoán khai thác vườn cây tức là đã có giá cả khác nhau. Việc đánh giá tình trạng kỹ thuật vườn cây theo mật độ cây cạo và tỷ lệ cây thực sinh (để giáng cấp hệ số phân loại, tỷ lệ thực sinh > 20% thì giáng một cấp) và phân loại thành 4 tiêu chuẩn (A,B,C,D) như phương pháp của Tổng Công ty đưa ra, về cơ bản đã giải quyết được một số yếu tố trong quá trình xác định chất lượng vườn cây cao su kinh doanh nhưng chưa đủ và chưa triệt để đặc biệt là khi xác định chất lượng vườn cây cao su kinh doanh để tính giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, bởi lẽ: - Đây là hệ số đánh giá chất lượng kỹ thuật của vườn cây trong cùng một độ tuổi nó chưa phản ánh đầy đủ tình trạng kỹ thuật thực tế đã hao mòn và còn lại của vườn cây như những loại tài sản cố định khác. - Bản thân vườn cây cao su trong quá trình đầu tư từ loại đất, khai hoang, trồng mới, chăm sóc suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản, khai thác trong suốt 20 năm sau đó. Ngoài việc phản ánh chi phí đầu tư, thâm canh của từng diện tích cao su theo từng thời điểm khác nhau đã có sự khác biệt về giá trị, chất lượng vườn cây cao su còn bị chi phối bởi các yếu tố kỹ thuật nông nghiệp khác như : (1) Tình trạng mặt cạo (Tình trạng hao dăm, tình trạng chất lượng mặt cạo để đánh giá lớp vỏ cạo sẽ tái sinh) : Đây là yếu tố phản ánh chất lượng còn lại của vườn cây, tức là việc đánh giá khả năng đáp ứng về năng suất sản lượng của vườn cây về tương lai. Đánh giá đúng tình trạng mặt cạo sẽ cho chúng ta dự kiến được số năm khai thác còn lại đến lúc thanh lý đúng theo độ tuổi của vườn cây mà quy trình kỹ thuật khai thác của Tổng Công ty đã quy định hay không. Trên thực tế chúng ta cũng phải thừa nhận rằng có những vườn cây khai thác tuy chưa đến độ tuổi thanh lý nhưng lớp vỏ khai thác còn lại không thể đáp ứng theo đúng số năm quy định hoặc lớp vỏ cạo tái sinh không đảm bảo để khai thác lần II cho năng suất cao. Vậy việc đánh giá đúng tình trạng mặt cạo sẽ giúp chúng ta xác định đúng nguyên giá còn lại của vườn cây, tức là xác định giá trị vườn cây trong tương lai mà nếu đầu tư, kinh doanh sẽ đem lại hiệu quả cao hay thấp (2) Thổ nhưỡng: Trong đó yếu tố nông hoá thổ nhưỡng của từng loại đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vườn cây cao su. Cụ thể gồm các yếu tố: tầng đất canh tác, dinh dưỡng trong đất (đất bạc màu, đất giàu dinh dưỡng…). Do vậy, yếu tố nông hoá thổ nhưỡng tác động lớn đến quá trình đầu tư cho vườn cây kiến thiết cơ bản cũng như ảnh hưởng đến việc đáp ứng năng suất – sản lượng vủa vườn cây. (3) Địa hình trồng cao su (Độ dốc, trồng tập trung, trồng không liền vùng, liền khoảnh): Địa hình đồi dốc hay bằng phẳng sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư trên một đơn vị dịên tích (ha). Mặt khác địa hình lô đồi dốc không thiết kế đê chống xói mòn sẽ ảnh hưởng lâu dài đến hiệu quả đầu tư : chăm sóc, bón phân, rửa trôi dinh dưỡng, cơ giới, hay thủ công. Quy mô vườn cây tập trung hay không liền vùng liền khoảnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình quản lí vườn cây, chi phí vận chuyển nguyên liệu về nhà máy. (4) Phương pháp trồng (Trồng Stump trần, Stump bầu, bầu có tầng lá): Tùy thuộc vào phương pháp trồng sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư cho năm trồng mới đầu tiên, thông thường chênh lệch giữa các phương pháp trồng từ 3 - 4 triệu đồng / ha. (5) Giống cây : Đây là yếu tố quyết định hàng đầu đến năng suất sản lượng vườn cây trong suốt chu kỳ kinh doanh. Nhân giống nhóm I (giống mới) luôn đáp ứng tốt về năng suất sản lượng trong suốt chu kì khai thác hoặc có thể đáp ứng việc áp dụng quy trình kỹ thuật khai thác tiến bộ để rút ngắn chu kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả cao hơn. Mặt khác, yếu tố giống cũng liên quan đến khả năng kháng bệnh, khả năng chịu đựng gió bão. Ngoài các yếu tố mật độ cây cạo và tỷ lệ cây thực sinh được xác định để đánh giá chất lượng vườn cây, 5 yếu tố kể trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng vườn cây mà tập trung nhất là ảnh hưởng đến năng suất của vườn cây (lượng mủ cao su khai thác được) trong cả chu kỳ khai thác. Giá trị còn lại là hiệu số của nguyên giá so với giá trị đã khấu hao, cách tính này đã bỏ qua những yếu tố biến động của thị trường và tính chất sinh học của việc chăm sóc khai thác vườn cây kinh doanh, do đó giá trị đó không phù hợp với thời giá. Phương pháp xác định hiện giá của giá trị thanh lý khi xác định giá trị vườn cây cao su : Theo quan điểm hiện nay, giá trị thu hồi vườn cây cao su khi thanh lý để xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa là một đặc thù riêng có của cây cao su. Phần giá trị này chỉ thu hồi được sau 27 năm kể từ khi trồng lại và sau 20 năm kể từ khi khai thác (theo chu kỳ kinh doanh của cây cao su). Theo phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa hiện nay của Tổng Công ty, phần giá trị này được xác định như là một tài sản vô hình của Công ty cổ phần và được khấu hao một lần tại thời điểm thanh lý, không khấu hao hàng năm như các tài sản vô hình khác. Cây cao su hết niên hạn khai thác phải thanh lý, giá trị thu hồi khi thanh lý rất lớn không giống những cây trồng khác. Xác định giá trị thanh lý vườn cây, chính là giá trị ước thu hồi củi, gỗ cao su để đưa vào giá trị vườn cây, tuy nhiên giá trị này rất khó xác định bởi các yếu tố sau : số lượng, chất lượng và giá của củi, gỗ cao su ở các thời điểm thanh lý sau cổ phần hóa ở trạng thái động không xác định được, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thời điểm thanh lý vườn cây cao su hiện tại cho đến khi thanh lý khoảng từ 10 đến 20 năm nữa. Khi chuyển sang công ty cổ phần vườn cây cao su sẽ tiếp tục được đầu tư khai thác cho đến khi thanh lý do đó khối lượng gỗ và củi cũng có sự biến động so với dự kiến. Do đặc điểm tự nhiên của vườn cây cao su cũng như những cây trồng khác, phải gánh chịu nhiều yếu tố rủi ro do thiên tai, hàng năm gió bão làm gãy đổ vườn cây cao su thường xuyên không thể ước đoán chính xác được con số cụ thể. Theo chế độ khấu hao tài sản cố định và chế độ phân phối lợi nhuận hiện hành; giá trị củi, gỗ cao su thu hồi sau thanh lý (đã khấu hao hết giá trị) là khoản thu nhập bất thường. Lợi tức thanh lý vườn cây cao su sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối theo tỷ lệ vốn tham gia của các cổ đông. Cây cao su thanh lý có giá trị thu hồi tương đối lớn, hiện tại gấp từ 1,5 đến 2 lần chi phí đầu tư để hình thành tài sản . Đây là một lợi thế của cây cao su và lợi thế cho những doanh nghiệp trồng cây cao su. Tuy nhiên khoản lợi thế này không cố định và bị phụ thuộc chi phối vào thị trường củi gỗ cao su, đặc biệt khi các nước trong khu vực thanh lý cao su hàng loạt, giá gỗ cao su nhập khẩu có thể sẽ rẻ hơn trong nước. Bản thân thị trường gỗ, củi cao su trong nước cũng đột biến lên xuống thất thường, đó là chưa tính đến các yếu tố khách quan do trong quá trình đấu giá gây ra. Khi xác định lợi thế doanh nghiệp tại Thông tư 146/2007/ TT-BTC hướng dẫn trên cơ sở so sánh tỷ suất lợi nhuận 03 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và lãi suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở lên. Trong khi đó khoản lợi thế của cây cao su lại chỉ căn cứ vào biến động giá trên thị trường 01 năm là chưa hợp lý bởi các yếu tố thị trường như đã nói ở trên. Mặt khác, việc dự tính cho tương lai quá xa từ 20 – 27 năm thông thường phải căn cứ vào dữ liệu của nhiều năm (từ 10 – 15 năm), nếu chỉ căn cứ vào dữ liệu của năm hiện tại thì mức độ chính xác không cao, trong khi giá củi gỗ cao su trên thị trường lại biến động bất thường. Do đó việc xác định hiện giá giá trị thanh lý vườn cây cao su hiện nay chỉ dựa vào giá bán của một năm là chưa phản ảnh chính xác giá trị dòng tiền chiết khấu trong tương lai quá xa như đã nói ở trên của cây cao su. Mặt khác việc hiện nay Tổng Công ty tính cả giá trị thanh lý vườn cây vào giá trị vườn cây cao su khi xác định giá trị doanh nghiệp và được ghi nhận như là một tài sản vô hình , được trích khấu hao một lần tại thời điểm thanh lý đã nảy sinh mâu thuẫn so với nguyên tắc ghi nhận hình thành tài sản và bản chất của nội dung nghiệp vụ kế toán. Thực tế giá trị thanh lý vườn cây cao su là một khoản lợi ích thu được mà người mua trả giá để mua vườn cây cao su như sản phẩm mủ cao su. Kết luận chương 2: Qua thực trạng việc xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty về cơ bản đã xác định đầy đủ và có cơ sở khoa học giá trị của vườn cây cao su, tuy nhiên do đã nói ở chương 1 cây cao su có những đặc tính sinh học riêng có mà những đặc tính này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của vườn cây như đã được đề cập và phân tích rõ trên. Thực tiễn quá trình định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa đã nãy sinh một số vần đề cần nghiên cứu và giải quyết như : hiện nay chỉ quy định áp dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản là chưa đủ, vấn đề đưa giá trị quyền sử dụng đất trồng cao su để tính vào giá trị doanh nghiệp để xác định đúng giá trị tài sản khi cổ phần hóa. Kể cả việc định giá trị vườn cây cao su phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng có của cây cao su. Và phương pháp xác định hiện giá giá trị thanh lý vườn cây khi xác định giá trị vườn cây cao su để tính giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Các vấn đề này sẽ được đề cập và đề xuất phương pháp trong chương 3 sau đây. CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI ĐI VÀO CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI. Ở nước ta, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông nghiệp nói chung, kinh doanh cao su thiên nhiên nói riêng được hình thành với qui mô lớn và phát triển gần 50 năm, đóng vai trò trọng yếu trong sản xuất và xuất khẩu. Tuy vậy, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông nghiệp nói chung và kinh doanh cao su thiên nhiên nói riêng, nhìn chung, tỏ ra kém hiệu quả trong kinh doanh, mặc dù có tác dụng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới, biên giới... Từ khi thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng, nhiều chính sách của Nhà nước làm xuất hiện một số hình thức đa dạng hóa chủ sở hữu một cách tự phát nhưng lại có ý nghĩa to lớn trong việc đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông nghiệp. Mặc dù Luật doanh nghiệp đã được ban hành và đang phát huy tác dụng tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, những năm qua, nhưng chưa được áp dụng phổ biến trong nông nghiệp. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông nghiệp nói chung, kinh doanh cao su thiên nhiên nói riêng so với các doanh nghiệp nhà nước ở các ngành khác là không đáng kể và hiện đang vướng mắc ở vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp (đối với những doanh nghiệp trồng cây ngắn ngày) và giá trị vườn cây (đối với doanh nghiệp trồng cây lâu năm). Vì vậy, các giải pháp định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên phải được xác lập. Sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp để giải quyết những vấn đề đã đặt ra ở chương 2 trong việc xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị cho việc tiến hành cổ phần hóa các Nông trường cao su trực thuộc Tổng CTCS Đồng Nai : Bổ sung phương pháp so sánh trực tiếp khi xác định giá trị vườn cây cao su : Xác định giá trị hiểu một cách đơn giản là ước tính giá trị bằng tiền của một tài sản nhằm một mục tiêu cụ thể. Theo Giáo sư Lim Lan Yuan, Trường xây dựng và bất động sản Đại học quốc gia Singapore: “Xác định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính cho một mục tiêu cụ thể của một tài sản tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường, bao gồm các loại đầu tư lựa chọn” (Đoàn Văn Trường và Ngô Trí Long – 1977, Các phương pháp thẩm định giá trị tài sản, NXB Khoa học - kỹ thuật, Hà Nội). Xác định giá trị vườn cây nói riêng và giá trị doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su là sự ước tính giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa làm cơ sở cho việc hình thành giá bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc xác định giá trị vườn cây cao su có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp tài sản, phương pháp chiết khấu dòng tiền như nghị định 109/2007/NĐ/CP đã qui định, ngoài ra còn có thể sử dụng các phương pháp khác như phương pháp chi phí, phương pháp so sánh trực tiếp. Phương pháp so sánh trực tiếp dựa trên cơ sở cho rằng giá trị thị trường của một tài sản có quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản đã được mua bán trên thị trường . Mục tiêu của phương pháp so sánh trực tiếp là tìm kiếm các tài sản đã được giao dịch trên thị trường giống với đối tượng xác định giá và tiến hành điều chỉnh những sự khác biệt giữa chúng một cách thích hợp. Phương pháp này tuân thủ các nguyên tắc: (1) Một nhà đầu tư có lý trí sẽ không trả giá cho một tài sản nhiều hơn chi phí để mua một tài sản khác có lợi ích tương tự. (2) “Đóng góp” : “Quá trình điều chỉnh có ước tinh sự tham gia đóng góp của các nhân tố, bộ phận của tài sản đối với tổng giá trị thị trường”. Mở rộng diện tích tái canh, trồng mới và thâm canh tăng năng suất vườn cây cao su, hình thành vùng nguyên liệu liền canh quy mô lớn, luôn là mục tiêu chiến lược của các doanh nghiệp. Song doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên sẽ gặp phải hai trở ngại lớn, thứ nhất là cơ chế quản lý chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất sinh học của cây cao su và sự “quá tải” trong quản lý bởi quy mô lớn “đại điền”; thứ hai là sự thiếu hụt về vốn và lao động có kỹ thuật để đầu tư thâm canh vườn cây cao su. Xuất phát từ mục tiêu nêu trên, từ những năm đầu 90 của thế kỉ trước, một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên đã tìm tòi các giải pháp liên doanh, liêt kết nhằm mở rộng diện tích, thâm canh vườn cây cao su, với những hình thức khác nhau về việc đa dạng hóa chủ sở hữu trên vườn cây cao su. Các hình thức tổ chức kinh doanh nói trên đã góp phần tạo ra thị trường giao dịch vườn cây cao su. Mặt khác, hiện nay diện tích cao su tiểu điền ở nước ta chiếm một tỷ trọng không nhỏ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cao su của các doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc vận dụng phương pháp so sánh trực tiếp là phù hợp với việc định giá trị vườn cây cao su. Xác định giá trị vườn cây có tính cả giá trị quyền sử dụng đất trồng cao su : Theo luật đất đai của Việt Nam : Đất đai thuộc quyền sở hữu nhà nước, nhà nước giao quyền sử dụng đất dài hạn, ngắn hạn hoặc cho cá nhân hay tổ chức thuê đất. Pháp luật cũng thừa nhận quyền giao dịch về đất đai như chuyển nhượng, thừa kế,... Đất đai trong doanh nghiệp được Nhà nước chuyển quyền sử dụng đất thì giá trị quyền tài sản về đất hình thành tài sản bất biến và được tính vào giá trị doanh nghiệp để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa làm cơ sở để xác định giá cả doanh nghiệp chào bán cho công chúng. Doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất theo luật định thì giá trị đất trở thành tài sản khả biến và được xem là một khoản chi phí về đất hàng năm của doanh nghiệp. Do đó, nếu không tính giá trị đất vào giá trị vườn cây thì giá trị doanh nghiệp sẽ nhỏ hơn giá trị doanh nghiệp tính quyền sử dụng đất vào giá trị vườn cây. Quyền sử dụng ruộng đất trong nền kinh tế thị trường được giao dịch trao đổi trong giao lưu dân sự và hoạt động kinh doanh sản xuất, cho nên quyền sử dụng ruộng đất được tiền tệ hóa và trở thành hàng hóa. Hàng hóa quyền sử dụng ruộng đất (còn được gọi là quyền tài sản về sử dụng ruộng đất) là loại hàng hóa đặc biệt là vì : - Giá trị quyền sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng đất do Nhà nước qui định, song giá cả của đất lại phụ thuộc vào mục đích qui định của Nhà nước và nhu cầu của thị trường tại thời điểm giao dịch và những yếu tố tác động của tự nhiên, con người. Chính vì vậy giá trị và giá cả quyền sử dụng đất chỉ được hình thành khi xuất hiện hành vi giao lưu dân sự và quan hệ trao đổi quyền sử dụng đất trên thị trường. - Tính chất đặc biệt của quyền tài sản về quyền sử dụng đất phụ thuộc vào chế độ sở hữu về đất đai của các quốc gia. Ở Việt Nam sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước. Nhà nước là chủ thể duy nhất quyền sở hữu cuối cùng về ruộng đất. Các tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất theo luật định là chủ thể quyền sở hữu pháp lý về ruộng đất. Tính chất pháp lý của các hoạt động giao lưu dân sự và trao đổi quyền sử dụng ruộng đất trên thị trường đều phải được Nhà nước cho phép và công nhận. - Giá trị quyền sử dụng đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất của chủ thể pháp lý quyền sử dụng đất. Mặt khác, giá trị quyền sử dụng đất hình thành đồng thời với sự hình thành giá trị của các tài sản trên những mảnh đất tại thời điểm giao dịch. Xác định giá trị quyền sử dụng đất theo luật pháp hiện hành, do Nhà nước cấp Tỉnh định giá, các cá nhân và tổ chức phải nộp tiền chuyển quyền sử dụng đất cho nhà nước. Đối với cá nhân và tổ chức sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng đất được coi là giá trị cấu thành giá trị vườn cây (đối với cây lâu năm) hoặc giá trị canh tác đối với cây ngắn ngày. Như vậy giá trị quyền sử dụng đất và suất đầu tư trên đất hình thành giá trị vườn cây và là một bộ phận của giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Giá trị vườn cây cao su ở hai khu vực nêu trên về cơ bản hình thành giá trị đầu tư cố định của doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng trong giá trị doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên. Ngoài giá trị tài sản hữu ích cho kinh doanh sản xuất còn có các giá trị về tài chính, lợi thế thương mại, bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển kinh doanh sản xuất trong tương lai. Trên thực tế người mua vườn cây cao su thường quan tâm đến giá trị tài sản có trên đất để tạo ra lợi ích trong tương lai cho họ. Vì vậy, việc định giá trị quyền sử dụng ruộng đất kinh doanh cao su thiên nhiên phải xác định khả năng sinh lời của vườn cây và quan hệ cung cầu trên thị trường. Chính vì vậy không thể có giá trị quyền sử dụng đất bình quân trên toàn cấp Tỉnh mà phải được phân loại và định giá theo nhiều cấp bậc khác của Tỉnh. Theo như quy định của Nghị định 109/NĐ-CP về doanh nghiệp chọn hình thức giao đất : Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa được giao đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá đất đã được Ủy Ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quy định và công bố. Xác định giá trị vườn cây cao su loại trừ giá trị thanh lý vườn cây : Theo phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa của Tổng Công ty hiện nay, giá trị vườn cây được xác định bao gồm 2 yếu tố : - Nguyên giá vườn cây được xác định lại theo suất đầu tư thời điểm xác định giá do Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam ban hành. - Giá trị thanh lý vườn cây (hiện giá giá trị thanh lý) được ghi nhận như là tài sản cố định vô hình và được tính trích khấu hao một lần tại thời điểm thanh lý vườn cây cao su để đảm bảo doanh thu và chi phí được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. * Khi xác định giá trị vườn cây cao su, Tổng Công ty đang tính cả hiện giá giá trị vườn cây thanh lý vào giá trị doanh nghiệp và được ghi nhận như là một tài sản vô hình, được trích khấu hao một lần khi đến niên hạn thanh lý là chưa thỏa đáng, bởi lẽ : - Hiện giá giá trị thanh lý vườn cây cao su kinh doanh không thể ghi nhận là tài sản cố định vô hình do không thỏa mãn định nghĩa của tài sản cố định vô hình theo chuẩn mực số 04 tài sản cố định vô hình theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Việc khấu hao một lần khi thanh lý cũng không phù hợp với nguyên tắc trích khấu hao là việc phân bổ dần giá trị khấu hao của tài sản. - Giá trị thanh lý ước tính của vườn cây (hiện giá giá trị thanh lý) cũng không thể ghi nhận tài sản riêng tách khỏi vườn cây vì không phù hợp với nguyên tắc ghi nhận tài sản. - Khi tính hiện giá giá trị thanh lý vườn cây vào giá trị vườn cây cao su để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa làm cho phần vốn Nhà nước của doanh nghiệp tăng lên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp rất lớn, vì giá trị tài sản vô hình này chiếm gần 50% tổng vốn điều lệ của Công ty cổ phần. Đây chính là phần vốn “ảo”, nó không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần nhưng lại được tham gia vào chia tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Công ty. Do đó, giá trị thanh lý vườn cây nên chỉ được xem là một khoản lợi ích thu được khi kết thúc chu kỳ kinh doanh của cây cao su và không tính giá trị thanh lý vườn cây vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. * Đề xuất ghi nhận giá trị vườn cây cao su khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa như sau: - Giá trị thực tế của vườn cây tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cần phản ánh lợi ích kinh tế mang lại, trong tương lai của vườn cây bao gồm : Lợi ích thu được trong quá trình khai thác vườn cây và lợi ích thu hồi ước tính khi thanh lý vườn cây. Toàn bộ giá trị nói trên phải được phản ánh là nguyên giá vườn cây. - Giá trị khấu hao của vườn cây không bao gồm giá trị thanh lý vườn cây ước tính trong tương lai (Hiện giá giá trị thanh lý vườn cây). - Khi thanh lý vườn cây, toàn bộ giá trị còn lại của vườn cây (bao gồm giá trị thanh lý vườn cây) sẽ được ghi nhận vào chi phí. Như vậy, giá trị thanh lý vườn cây được xem là một khoản lợi ích thu được khi kết thúc chu kỳ kinh doanh của cây cao su, do đó, giá trị thanh lý vườn cây không tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, bởi vì nó chỉ là một trong những thứ sản phẩm của vườn cây cao su mà khi người mua vườn cây cao su hy vọng sẽ có lợi ích từ mủ và gỗ lớn hơn tiền mua vườn cây cao su. Mặt khác, trong hạch toán theo chế độ hiện hành tổng giá trị để tính khấu hao phân bổ vào giá thành sản phẩm trong suốt thời gian kinh doanh của cây cao su bằng nguyên giá trị vườn cây trừ đi giá trị thanh lý, chính vì vậy giá trị thanh lý vườn cây cao su không thể cấu thành giá trị doanh nghiệp. Giá trị thanh lý vườn cây chính là một khoản thu từ vườn cây cao su mang lại lợi ích cho nhà đầu tư. Việc đưa giá trị thu hồi củi, gỗ cao su ước tính khi thanh lý vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa sẽ làm cho giá trị vườn cây của công ty cổ phần cao hơn của doanh nghiệp Nhà nuớc trên cùng một địa bàn, dẫn đến tình trạng chi phí khấu hao vườn cây của công ty cổ phần cao hơn, giá thành sản xuất cao su của công ty cổ phần sẽ cao hơn sẽ không hấp dẫn người tham gia mua cổ phần. Do đó cần xem xét lại việc tính cả hiện giá giá trị thanh lý vườn cây vào giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị để cổ phần hóa như phương án hiện nay đang chuẩn bị áp dụng tại Tổng Công ty. Kết luận chương 3: Chương 3 đã nêu ra một số quan phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su trong việc định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Việc xác định giá trị vườn cây cao su là một yếu tố quan trọng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Khi xác định giá trị vườn cây cao su phải tính đến cả giá trị quyền sử dụng đất trồng cây cao su. Định giá trị vườn cây phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cao su. Và xem xét lại việc tính hiện giá giá trị thanh lý vườn cây vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa như đã lập luận. Tất cả các phương pháp mà tôi đề cập trong chương 3 là một số các phương pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc xác định một cách chính xác và khoa học giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị cổ phần hóa tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN : 1. Cổ phần hóa là xu thế tất yếu phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chuyển doanh nghiệp nhà nước một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ trong đó Nhà nước có thể là một trong những chủ sở hữu của công ty cổ phần. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta là một chủ trương lớn được tiến hành rộng khắp với các doanh nghiệp của các ngành các cấp và thật sự có tác dụng tích cực tới sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Tuy nhiên, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước theo đúng nghĩa của nó nói chung và doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên nói riêng trong suốt 16 năm qua được triển khai rất chậm và rất lúng túng trong việc định giá trị doanh nghiệp, mà cụ thể là việc định giá trị đất nông nghiệp, giá trị vườn cây. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên thực chất là quá trình định giá trị doanh nghiệp để bán một phần hoặc toàn bộ vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp cho công chúng. Định giá trị doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên ở khu vực công nghiệp dịch vụ là việc làm bình thường như các lĩnh vực khác. Định giá trị doanh nghiệp ở khu vực nông nghiệp liên quan tới giá trị quyền sử dụng đất, giá trị vườn cây. Đây là một công việc hết sức mới và phức tạp bởi những đặc điểm đặc biệt của loại tài sản quyền sử dụng đất và tài sản vườn cây cao su. KIẾN NGHỊ: Đối với Tổng CTCS Đồng Nai : (1) Hoàn thiện các tiêu chí hướng dẫn các đơn vị trong Tổng Công ty đánh giá chất lượng vườn cây phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng giống cây cao su và của từng vùng sinh thái khác nhau. Việc xác định chất lượng vườn cây không chỉ có ý nghĩa trong việc xác định giá trị vườn cây mà quan trọng hơn trong việc quản lý vườn cây và tổ chức kinh doanh cao su thiên nhiên. (2) Kiến nghị với Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam về phương pháp xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với chính quyền cấp Tỉnh : UBND các Tỉnh xác định khung giá về quyền sử dụng đất (phần địa tô của Nhà nước) phù hợp với các loại cây trồng, từng vùng đất trên địa bàn Tỉnh vào những thời điểm cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nghị định số 109/2007/NĐ – CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ “Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần”. - Nghị định số 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ “Về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần”. - Thông tư số 126/2004/TT – BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần” - Thông tư số 95/2006/TT – BTC ngày 12/10/2006 của Bộ Tài chính “Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2004/TT – BTC ngày 24/12/2004 của Bộ tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần”. - Nghị định số 17/2006/NĐ – CP ngày 27/01/2006 “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ - CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần”. - Thư viện Tài liệu cao su Khu Trung tâm văn hóa Suối Tre - Tổng công ty cao su Đồng Nai. - Website Tổng công ty cao su Đồng Nai : donaruco.vn - Website Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam : vnrubbergroup.vn - Website : thitruongcaosu.net - Các tài liệu báo chí, tạp chí chuyên ngành cao su

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvantotnghiep.doc
Tài liệu liên quan