Đề tài Giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu

Có thể khẳng định rằng, toàn cầu hoá gắn liền với những thành tựu về mặt kinh tế, khoa học và công nghệ như: thông tin cáp, kinh tế số, Internet. Toàn cầu hoá tạo ra các luồng hàng hoá, tư bản xuyên quốc gia và làm cho không gian của các nền kinh tế, văn hoá đan lồng vào nhau. Dưới tác động của toàn cầu hoá, các dân tộc và các cá nhân buộc phải xích lại gần nhau, liên kết với nhau trong sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Tác động của toàn cầu hoá mang tính nhiều mặt. Những lợi ích của toàn cầu hoá là không thể phủ nhận, nhưng nó cũng đem lại không ít thách thức và tiêu cực như: sự đảo lộn cấu trúc nhân lực trong xã hội công dân, sự phân hoá giàu nghèo., đặc biệt là những thách thức về mặt văn hoá mà hầu như nước nào cũng phải đối mặt, đó là: giải quyết mối quan hệ giữa tính dân tộc với tính quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại, giữa mở cửa hội nhập với thế giới mà vẫn duy trì được bản sắc dân tộc?.Sở dĩ có những vấn đề văn hoá như vậy xuất hiện là vì toàn cầu hoá đang mở ra một phổ giao lưu và tương tác rộng lớn, với cường độ và tần xuất mà lịch sử trước đó chưa từng biết đến. Mặc dù giao lưu và tương tác văn hoá vốn không phải là điều xa lạ đối với văn hoá Việt Nam. Trong lịch sử, quá trình trao đổi và giao lưu lẫn nhau giữa văn hoá Việt Nam với các nền văn hoá khác nhau luôn luôn diễn ra. Sự trao đổi và giao lưu văn hoá đó khiến nền văn hoá của chúng ta, trong quá trình va chạm, trên cơ sở giữ gìn bản sắc của nền văn hoá của mình, đã đồng thời hấp thu và tham khảo các nền văn hoá khác. Nhưng dưới tác động của toàn cầu hoá, cùng với những thay đổi mang tính cách mạng trong khoa học công nghệ, thì sự giao lưu, mức độ tác động qua lại giữa các nền văn hoá đã thay đổi về chất. Nó phản ánh không chỉ xu hướng nhất thể hoá các giá trị mà còn bao hàm tất cả những hậu quả khả dĩ do giao lưu và tương tác văn hoá đem lại; cụ thể như: sự dung nạp lẫn nhau giữa các yếu tố của các nền văn hoá khác nhau để hình thành nên hệ giá trị chuẩn chung cho toàn nhân loại, trong đó có văn hoá Việt Nam. Rõ ràng hiện nay chúng ta không thể phủ nhận một sự thật là: toàn cầu hoá đang làm suy yếu lực hướng tâm văn hoá của các nhà nước dân tộc, ngay cả các cường quốc kinh tế cũng không thể tránh khỏi. Sở dĩ như vậy là do toàn cầu hoá làm thay đổi kết cấu không gian quan hệ giữa người với người ở cấp độ toàn cầu. Hệ quả là nó làm cho các xã hội và các nền văn hoá nằm trong vòng tay nhà nước dân tộc bị biến dạng. Xu hướng này buộc các nhà nước dân tộc phải có những sách lược phát triển văn hoá nhằm ứng phó với những biến đổi như vậy.

doc44 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về phổ giao lưu: Phổ giao lưu và hội nhập văn hoá ở nước ta hiện nay đang diễn ra trên qui mô lớn hơn bao giờ hết. Những hoạt động trao đổi kinh tế, mậu dịch, đầu tư quốc tế, du lịch trên toàn cầu, trao đổi văn hóa- học thuật trên phạm vi quốc tế và làn sóng di dân đã mở rộng hơn nữa diện giao lưu và phát triển mạnh mẽ sự trao đổi văn hóa trên thế giới. Nếu như trước kia, giao lưu văn hóa chỉ mang tính chất lẻ tẻ, bộ phận và nằm trong khuôn khổ tự phát, thẩm thấu một cách tự nhiên, thì nay nó đã mang một tầm cao mới với tính toàn thể, phát triển từ qui mô quốc gia đến quy mô khu vực và quy mô toàn cầu. c) Phương diện thứ ba Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử, một cấp độ liên kết văn hoá mới - cao hơn đã xuất hiện. Nó lấy không gian toàn cầu làm địa bàn tương tác mà không phải là từng khu vực văn hoá riêng lẻ như trước kia. Hiện nay giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá đang hiện hữu dưới nhiều hình thái khác nhau, chịu ảnh hưởng của từ phân công lao động quốc tế cho đến thị trường tài chính toàn cầu; nhưng đặc trưng nhất của trong số các hình thái giao lưu của toàn cầu hoá phải kể đến: Thị trường toàn cầu của các ấn phẩm văn hoá; Internet và các hệ thống truyền thông đa phương tiện; mối quan hệ giữa vấn đề nhập cư với sự xung đột giá trị trong nội bộ nền văn hoá dân tộc. + Thị trường toàn cầu của các ấn phẩm văn hoá Nhờ nắm trong tay phần lớn các tổ hợp truyền thông nên phổ khuyếch tán hàng hoá - thông điệp văn hoá của phương Tây (mà đặc biệt là Mỹ trở nên xa hơn và rộng hơn). Điện ảnh Hollywood và nhạc Pốp của Mỹ đã đạt tới tầm với toàn cầu và có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hoá của chúng ta. Chính sự thống trị của Hoa Kỳ trong thị trường các ấn phẩm văn hoá và giải trí đại chúng đã khiến cho nhiều nhà văn hoá lo ngại về một sự thống trị của văn hoá Mỹ đối các nền văn hoá, trong đó có Việt Nam. Ngành công nghiệp giải trí của Hoa Kỳ quả thật đã phát tán các giá trị Mỹ ra khắp toàn cầu thông qua các ấn phẩm văn hoá của nó. Ý thức về tự do cá nhân và về những gì mà lối sống tự do có thể mang lại luôn ẩn chứa trong mọi cuốn phim, mọi chương trình ti vi, mọi cuốn sách hay sản phẩm nghe nhìn nào của Mỹ. + Giao lưu văn hoá qua Internet Có thể coi đây là những kiểu giao lưu văn hoá đặc trưng cho xã hội hậu công nghiệp và đặc trưng cho tiến trình toàn cầu hoá. Những nối kết Internet và những liên lạc qua mạng truyền thông đa phương tiện toàn cầu đang làm cho không gian sống của các cá nhân và cộng đồng trở nên đa chiều, phức hợp, và không đồng đẳng. Điều đó có nghĩa là, không gian văn hoá ngày càng phát triển theo chiều hướng phá vỡ “không gian địa lý”. Internet và mạng truyền thông đa phương tiện toàn cầu đã làm cho đường biên giữa các nền văn hoá không còn rõ ràng như trước kia. Khi nói đến văn hóa Việt Nam, phần lớn những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đàn anh thường nói lên một khái niệm ước lệ như "Nước Việt ta có bốn nghìn năm văn hiến". Đó là cách nói ở "thế tĩnh". Coi văn hóa là một gia tài quá khứ mang một giá trị tượng trưng và mơ hồ cần được chưng trong tủ kiếng hay cất kỹ trong cái tráp sơn son thếp vàng của lòng tự hào dân tộc. Thực tế, văn hóa chính là cuộc sống đầy sinh động, là một tổng thể của những giá trị vật chất lẫn tinh thần của một xã hội, một quần thể hay một dân tộc, kéo dài từ quá khứ cho đến hiện tại và đang theo đà tiến hóa của nhân loại để bước vào tương lai. Nghiên cứu văn hóa, vì thế, cần ở vào thế động của sự tương quan về nhiều mặt trong bối cảnh thời bấy giờ. 3.1 Thế động của văn hóa Khi nói đến văn hóa Việt Nam là nói đến đất nước, con người và lịch sử Việt Nam. Vì xuất phát từ khái niệm văn hóa mang một nội dung mỹ học theo mô thức "văn là vẻ đẹp vẻ sáng..." nên khi nói đến đất nước chỉ có "giàu đẹp, rừng vàng bể bạc, đất phì nhiêu”. Nói đến con người thì là "con Lạc, cháu Hồng”. Và nói đến lịch sử thì "chiến thắng Nguyên Mông với truyền thống hào hùng của Quang Trung, Lê Lợi". Là người Việt Nam, ai mà chẳng tự hào với truyền thống vẻ vang đó. Nhưng văn hóa đâu phải là một bức tranh cổ động, một khẩu hiệu tuyên truyền hay một bích chương quảng cáo nhất thời! Nói về văn hóa Việt Nam mà bỏ quên sự khốn khó truyền đời với đất lở, đất bồi, đất phèn, đất đá ong pha nhiều ngấn lệ" của cảnh đồng chua nước mặn, quên đi thiên tai, hạn hán với những "cơn nắng cháy da cháy thịt, những cơn mưa héo úa tâm hồn" thì mới chỉ thấy được bề mặt hoa gấm của đất nước Việt Nam. Cũng tương tự như thế, khi nhìn con người và lịch sử Việt Nam mà chỉ thấy nét thanh lịch, vẻ .hào hùng, quên đi lớp người chân lấm tay bùn, không ngó ngàng tới hơn 60 bộ tộc thiểu số trên rừng, hay lờ đi ách đô hộ của Tàu, xiềng xích đô hộ của Tây, chiến tranh triền miên - công lý lẫn phi lý - thì cũng chỉ mới nói đến Việt Nam bằng một mặc cảm tâm lý nhằm thỏa mãn tự ái dân tộc hơn là tinh thần khách quan nghiên cứu văn hóa. Thậm chí văn hóa đã bị nhìn qua dáng vẻ đơn thuần của học vấn, thẩm mỹ hay tư cách. Ví dụ như "đo trình độ văn hóa" bằng trình độ học vấn (Tiểu, Trung, Đại học) hoặc khen chê "xử sự thiếu/có văn hóa"! Muốn nhận chân, tìm hiểu hay nghiên cứu văn hóa của một dân tộc cần phải đưa văn hóa trở về "thế động”. Văn hóa phải được đặt trên bánh xe tiến hóa đang chuyển mình từ quá khứ, qua hiện tại, đến tương lai. Văn hóa là dòng đời sống trôi chảy luân lưu. Sự lụi tàn của một nền văn hóa này, vô hình chung, trực tiếp hay gián tiếp, sẽ là thửa đất nẩy mầm cho một nền văn hóa khác. Nền văn hóa thái cổ Việt Nam như Bắc Sơn, Hòa Bình, Đông Sơn và sự phát triển của nền văn hóa lưu vục sông Hồng về sau tưởng chừng như riêng rẽ và đút đoạn nhưng vẫn có một sự tồn tục lưu truyền của hành trình văn hóa Việt Nam về phương Đông và phương Nam. Văn hóa thường xuất hiện dưới ba dạng: Thuần nhất, kết hợp, phân vùng và đa chủng. Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thường được coi là nơi tiêu biểu cho những nền văn hóa dân tộc thuần nhất vì nền văn hóa quốc gia ít bị pha trộn, tác động hay phân hóa bởi những nguồn văn hóa khác. Nền văn hóa kết hợp là một nền văn hóa mất dần bản sắc nguyên thủy để pha trộn với những nguồn văn hóa mới như trường hợp Philippine, Hawai sau khi tiếp cận với văn hóa Tây phương. Trong nền văn hóa chúng của một nước hay một địa phương rộng lớn, có những vùng văn hóa, dòng văn hóa, nhóm văn hóa hay cụm văn hóa (subculture)... thường là một hình thái sinh hoạt có phong cách riêng, có cách suy nghĩ và hệ thống giá trị riêng. Như ở Mỹ có những cụm văn hóa của giới đồng tính luyến ái, giới bụi đời vô gia cư, giới siêu sao nổi tiếng, giới cựu chiến binh... Hay như ở Canada có vùng văn hóa nói tiếng Pháp, vùng văn hóa nói tiếng Anh. Trong trường hợp người di dân như các nhóm sắc tộc ở Mỹ, úc, Canada... thì họ còn có chung tiếng nói, nguồn gốc, lịch sử và lối sống còn mang nặng bản sắc của đất nước gốc. Họ hợp thành những nhóm văn hóa chủng tộc nhỏ trong lòng một nền văn hóa lớn. Như văn hóa Mỹ hiện nay là một nền văn hóa đa chủng, có hơn 160 nền văn hóa chủng tộc nhỏ trong lòng văn hóa đại thể của Hoa Kỳ. Khái niệm "văn hóa xé nhỏ" thành những dòng văn hóa hay cụm văn hóa... còn hoàn toàn xa lạ đối với một đất nước được coi là thuần chủng như Việt Nam. Vì vậy, một số các nhà nghiên cứu văn hóa ở quê nhà thường bị "dị ứng” với những khái niệm văn hóa có vẻ hơi "chướng" của một số các nhà xã hội học phương Tây. Hy vọng rằng, với thời gian và điều kiện kinh tế, xã hội mở rộng, mảnh đất chung của khái niệm văn hóa sẽ trở nên gần gũi và thoáng đạt hơn trong một tương lai không xa. 3.2 Sự hội nhập văn hóa Bước vào thế kỷ XXI, dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước đang đúng trước một viễn ảnh đầy thử thách của một khúc quanh văn hóa. Thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật của nhân loại bên cạnh sự phát triển sốt dẻo của nền kinh tế thị trường đã làm cho thế giới nhỏ lại và các dân tộc với nền văn hóa khác biệt có dịp tiếp cận với nhau dễ dàng và thường xuyên hơn. Những yếu tính và yếu tố cấu tạo nền văn hóa dân tộc sẽ không tránh khỏi luật đào thải bay hỗ tương ảnh hưởng. Nếu thử cứ mỗi 5 năm về thăm quê hương một lần, người ta sẽ rất dễ dàng nhận ra sự thay đổi trong nếp suy nghĩ, trong cung cách sống, trong kỹ thuật diễn đạt và cảm quan nghệ thuật của người trong nước, nhất là lớp người trẻ tuổi sinh sau 1975. Và người trong nước lại nhìn thấy anh em, bà con, bạn bè của mình dường như đã bị "Tây hóa, Mỹ hóa" sau một thời gian sống xa quê có dịp trở về cố hương thăm lại quê nhà. Sự thay đổi về cung cách văn hóa là một tiến trình khách quan và tất yếu, vượt lên trên và tràn ra ngoài những quy ước về chính trị và xã hội. Đối với người Việt ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ thì sự thay đổi về văn hóa là một quá trình hội nhập (integration), đồng hóa (assimilation) và biến thái văn hóa (ac-culturation). Có thể nói đây là một sự chuyển mình tận gốc rễ của cuộc sống để tồn tại trong một xã hội mới. Sự chuyển mình có khi tự nhiên và êm xuôi, nhưng cũng lắm lúc đầy gian nan và đau xót. Không thiếu những trường hợp một gia đình êm ấm dần dần bị phân ly vì mức độ hội nhập và biến thái văn hóa khác nhau của mỗi thành viên trong gia đình. Sự xung đột giữa hai thế hệ già và trẻ (Intergenerational conflicts) giữa vợ và chồng (Marital conflicts) thường dẫn đến sự đổ vỡ của gia đình. Tốc độ hội nhập vào khung cảnh văn hóa mới rất khác nhau và phần lớn tùy thuộc vào tuổi tác, bản chất, học vấn, kinh nghiệm của từng cá nhân. Theo thống kê của Viện nghiên cứu văn hóa The East-west Review: tuổi thiếu niên chỉ cần một khoảng thời gian dưới 2 năm để hội nhập, trong khi tuổi già phải cần đến 15 năm. Ngoài ra, vai trò giới tính cũng thay đổi. Người đàn ông không còn ở vị trí "thống lĩnh - nhất nam viết hữu thập nữ viết vộ” so với phụ nữ trong tốc độ hội nhập. Người đàn bà Việt Nam với bản chất chịu thương chịu khó mềm dẻo và nhạy bén thống hội nhập nhanh hơn và có cơ hội thành công cao hơn nam giới trong xã hội Tây phương. Sự thay đổi về tác dụng của vai trò giới tính này sẽ có một ảnh hưởng rất lớn về lâu, về dài trong sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam tương lai. 3.3 Sự hội nhập, đồng hóa hay ảnh hưởng văn hóa diễn ra như thế nào? Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, cũng nên xác định về "thái độ văn hóa". Đây là một thái độ phân biệt tự nhiên giữa hai thế giới văn hóa: "Của ta" và "của người". Hai thái độ truyền thống - Bảo thủ và cấp tiến - gần như tương phản: (1) "Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" và (2) "ở nhà nhất mẹ nhì con. Ra đường có kẻ săn giòn hơn ta" sẽ có tác dụng như thế nào giữa một thế giới đang có khuynh hướng Toàn cầu hóa xã hội con người. Với tư thế một nhóm người, một cộng đồng hay một dân tộc tự hào với truyền thống văn hóa dân tộc lâu đời, chúng ta tự hỏi rằng, trước sự chuyển biến và tác động hỗ tương của xu hướng biến chuyển văn hóa toàn cầu, chúng ta sẽ chọn lựa một thái độ như thế nào khi phải tiếp cận với một nền văn hóa mới, có thế lực rộng khắp và thuộc về khối đa số? Phản ứng trục tiếp có khả năng đưa đến 4 thái độ: Hội nhập, đồng hóa, cô lập và buông xuôi. Thực tế hoàn cảnh của người Việt định cư tại nước ngoài và phản ứng của giới trẻ trong nước trước những luồng sóng văn hóa mới trong vòng gần 30 năm qua đã chứng minh rằng, sự hội nhập văn hóa "biết mình biết người là một phản ứng có ý thức thường mang đến những kết quả tích cực nhất. Nếu chỉ biết mình mà không biết người sẽ đưa đến tình trạng cô lập văn hóa, hay ngược lại, chạy theo người mà chẳng giữ được mình thì sẽ bị đồng hóa. Trước một thực tiễn đời sống mà văn hóa đang ở trong thế động, luân lưu và biến chuyển không ngừng thì sự đồng hóa, cô lập và buông xuôi về văn hóa đồng nghĩa với thái độ tự phủ nhận hay loại bỏ chính mình. Đã có những nền văn minh, văn hóa cổ đại một thời vàng son của nhân loại đã bị mất đi không còn dấu vết vì thiếu sự tồn tại và kế thừa. 3.3. Hết nhìn “ta” lại qua nhìn “người" Người ở đây chính là đối tượng văn hóa rộng lớn hơn mà những dòng văn hóa nhỏ có khả năng hội nhập. Như khi các nhóm di dân vào đất Mỹ thì văn hóa Mỹ đương nhiên trở thành nguồn chính (Mainstream). Vì vậy, trong ngôn từ chính thức, người Mỹ luôn luôn xác định "gốc” và "ngọn". Như trường hợp người Việt qua định cư ở Mỹ sau 5 năm, đủ điều kiện lưu trú để trở thành công dân Mỹ thì sẽ là người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American). Thái độ văn hóa của các nước dang tay ra đón người nhập cư dù là ở Mỹ, Úc, Canada, Tây, Tàu, Nhật, Anh... bao giờ cũng trịch thượng và đầy vẻ tri ân. Thử trưng dẫn trương hơn tiêu biểu bằng cách nhìn lại lịch sử "Thái độ văn hóa“ của Mỹ chẳng hạn, sẽ thấy ngay điều đó. Đối với làn sóng người da đen từ Phi Châu nhập cư đầu tiên vào châu Mỹ trong thế kỷ XVI với thân phận người nô lệ thì thái độ văn hóa của người Mỹ da trắng đối với họ là "Tuân giáo" (Conformity). Dân nhập cư phải "cải văn hóa" như cải đạo. Liên tiếp những thế kỷ sau, luồng sóng nhập cư càng ngày càng đông, màu sắc văn hóa càng muôn hồng ngàn tía. Để phù hợp với thực trạng xã hội, thái độ văn hóa của người Mỹ bản xứ đổi qua một khái niệm "lãng mạn hơn" bằng lý thuyết "Melting Pot". Nghĩa là họ cho rằng mọi đặc tính và hình thái văn hóa ngoại lai mang vào Mỹ sẽ bị trộn lại với nhau cùng với văn hóa Mỹ trong một "Nồi súp de văn hóa nóng chảy". Phải cần cả trăm năm sau người ta mới nhận ra rằng, cái nồi Melting Pot đó đặt hoài trên lò bát quái của văn hóa mà không bao giờ chịu sôi lên để nóng chảy. Thực tế chỉ có một nền "đa văn hóa" (Cultural pluralism) vẫn tồn tại và trơ gan cùng tuế nguyệt. Do đó, người ta phải "xuống cấp" cho giả thuyết sáp nhập văn hóa bằng cách dùng hình ảnh của bức khảm (Mosaic) hay là dĩa xà lách (Salad bowl) để hình tượng hóa một nền văn hóa đa chủng của xã hội Hoa Kỳ hiện nay. Dùng văn hóa Mỹ như là một trường hợp nghiên cứu để minh họa một bức tranh văn hóa rất có khả năng diễn ra sau này khắp toàn cầu mà Việt Nam có thể là một thành tố trong đó. Trong lĩnh vực tâm lý, xã hội và văn hóa, có phải chăng vì xuất phát từ mô thức tổ chức đời sống trên căn bản đơn vị làng xã và dại gia đình nên người Việt có khuynh hướng coi việc bảo tồn rất gần với bảo thủ. Vì vậy khi có hiện tượng hội nhập quá nhanh hay trì trệ trước một trào lưu văn hóa mới, thường bị chê trách một cách đầy cảm tính và chủ quan bằng những lời phê phán, đại khái như "lai căng, mất gốc" hay "chậm tiến, lạc hậu. Hiện trạng này tự nó đã nói lên được rằng người Việt tự hào với văn hóa truyền thống của mình và ít sẵn sàng để thay đổi hay hội nhập văn hóa theo trào lưu mới. Thái độ khép kín văn hóa trong quá khứ có tác dụng vừa tiêu cực vừa tích cực. Tiêu cực vì rất dễ dẫn đến thái độ tự cô lập văn hóa. Tích cực là có thể đương đầu để tồn tại trước sự chinh phục vũ bão của các thế lực "Phát xít văn hóa" hay "Sô Vanh mẫu quốc văn hóa" như sự đô hộ và âm mưu nô lệ văn hóa của Tàu lẫn Tây trong lịch sử Việt Nam thời xa xưa và cận đại. Tuy nhiên, thực tiễn và kinh nghiệm của khối người Việt ở nước ngoài trong gần 30 năm qua đã chứng minh rằng, thái độ "Ta không mê của người, ta không chê của ta" là con đường trung đạo thích hợp nhất trong một hoàn cảnh văn hóa mới. Một thái độ tỉnh táo để tiếp thu và học hỏi những cái hay, cái đẹp của văn hóa người và phát huy những cái tốt, cái khéo của văn hóa ta đã mang lại những kết quả tích cực nhất cho cá nhân, gia đình và xã hội. Văn hóa cũng như những dòng sông cứ luân lưu chảy mãi từ nguồn đến biển. Trong đại dương văn hóa của nhân loại, có sự đóng góp của những dòng sông văn hóa Hồng Hà, Cửu Long, Hằng Hà, Dương Tử, Nile, Seine, Mississippi... và bao nhiêu suối nguồn thầm lặng khác. Con người tự hào vì có văn hóa và văn hóa cũng phải tự hào vì nó là sản phẩm của con người. Không ai có thể chối bỏ sự hiện hữu của văn hóa vì ngay cả sự chối bỏ cũng là một cách biểu hiện thái độ trong đời sống và chính đời sống đó cũng vô hình chung là một thành phần văn hóa. 4. Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam “Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ... Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình, rất thấu đạt cái địa vị của mình đối với gia đình, đối với xã hội. Cái phương châm giáo dục cho phụ nữ ta là nhằm với cái mục đích ấy mà tới vậy”. Năm 2006 nước Việt Nam đã gia nhập WTO - tức là nước ta đã được hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, được Tổng thống Mỹ ví như "một con hổ trẻ"... Có nhiều cơ hội để cho Việt Nam tiến lên theo kịp các nước trên thế giới, đồng thời cũng sẽ có nhiều thay đổi về kinh tế, xã hội, con người, giáo dục... Sự thay đổi ấy có ảnh hưởng đến từng gia đình không? Chắc chắn là có? Không phải ngẫu nhiên mà tôi mượn lời mở đầu bài này của nữ nhà báo Đạm Phương Sử Nữ - Người phụ nữ sinh ra và sống qua hai thế kỷ XIX, XX. Tuy cách hành văn của bà còn cổ xưa nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn tân tiến thích hợp với thế kỷ XXI của chúng ta - nhất là thời điểm này khi mà đất nước tưng bừng đón chào năm mới cùng với những hy vọng ở tương lai. Văn hóa gia đình Việt Nam luôn gắn liền với những người phụ nữ Nước Việt Nam có hàng nghìn năm phong kiến, tuy nhiên người phụ nữ trong những gia đình dòng tộc lớn luôn là người duy trì nề nếp gia phong, dậy dỗ con cháu... Họ không những sinh ra những đứa con “nối dõi tông đường" mà còn có nhiều ảnh hưởng đến các thế hệ con cháu làm rạng rỡ tổ tông đời sau. Đọc cuốn "Hồi ký về Giáo sư Nguyên Văn Huyên" của tác giả Nguyễn Kim Nữ Hạnh (con gái của ông) chúng ta thấy rõ sự tu nghiệp lẫy lừng của vị Bộ trưởng Bộ giáo dục suốt 29 năm. Ông đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, là người đặt nền móng cho ngành nghiên cứu văn hoá Việt Nam bằng cuốn sách “Văn minh Việt Nam" in năm 1944 và nhiều công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng về tinh thần người Việt. Ông sinh ra trong một gia đình công chức. Ông viết về mẹ mình như sau: "Mẹ góa, chồng sớm, cần cù khuya sớm làm ăn, dành dụm cho con đi học. Bản thân mẹ hiếu học, ghét mê tín và luôn cầu tiến, ít nói, thì không cãi cọ với ai bao giờ nếp sinh hoạt phong kiến thờ chồng, dạy con, chăm sóc mẹ già thay anh". Nhờ có người mẹ như vậy mà năm 18 tuổi ông được sang Pháp học tập vài năm sau đỗ bằng Cử nhân Văn chương và Cử nhân Luật. Sau đó ông bảo vệ Luận án Tiến sĩ tại Đại học đã Sorbonne - Paris. Người phụ nữ thứ hai rất ảnh hưởng đến cuộc đời ông chính là vợ ông bà Vi Kim Ngọc. Bà chính là con gái của Tổng đốc Thái Bình: Vi Kim Định (cụ thuộc dòng dõi nhiều đời làm tướng trấn giữ biên cương). Theo truyền thống gia đình, bà Ngọc ngay từ nhỏ đã được học “cầm, kỳ, thi, họa", võ tàu, cưỡi ngựa và được đến trường học. Hai ông bà có bốn người con, họ đều thành đạt và nối tiếp theo tấm gương của cha mẹ nuôi dạy con cháu trong gia đình. Trước khi mất bà Ngọc đã dặn dò các con: "Gương người cha kính yêu là mẫu mực của một con người: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Những lời tuy cổ xưa, nhưng mẹ nghĩ con người có nhân cách phải thực hiện đạo đức đó…”. Tài sản cha mẹ để cho các con Nhà văn nhà cách mạng lớn Đặng Thai Mai sinh ra trong một gia đình "sang" nhất vùng. Vì có ông nội là cử nhân, khai khoa. Bố của ông đỗ phó bảng. Ngôi nhà của ông nội là nơi các sĩ phu yêu nước ngày ấy thường lui tới bàn bạc việc "đánh tây". Khi Đặng Thai Mai lên bẩy tuổi, cha bị bắt đi đầy, đến ở với bà nội - một người phụ nữ trung hậu, đảm đang, yêu nước không kém gì chồng và các con trai của mình. Năm 1925 ông học trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương ở Hà Nói rồi ra làm Giáo sư Trường Quốc học Huế, sau đó kinh qua nhiều hoạt động. Năm 1945 ông được bầu là Đại biểu Quốc hội khoá I, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, 1955 Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1960 Viện trưởng Viện Văn học - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, được Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Người thầy dậy toán học của Đặng Thai Mai chính là cụ Hồ Phi Thống tác giả nhân đạo quyền hành và Đạm Trai văn tập sau này trở thành bố vợ của ông. Vợ ông là người đã sinh cho ông năm người con và gắn bó với ông cả cuộc đời cho dù sướng hay khổ, buồn hay vui. Con gái đầu lòng của ông - cô Đặng Bích Hà (Vợ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) đã viết về cha mẹ mình như sau: "Mấy chị em chúng tôi lớn lên trong tình thương yêu của cha mẹ... Nếu mẹ đã bạn cho các con tình mẹ con sáng đẹp thì cha tôi là một người cha với toàn vẹn ý nghĩa của từ này. Ông đã chăm chút, hướng dẫn chúng tôi trên đường đời không phải chỉ bằng sự răn dạy hay những lời khuyên nhủ ân cần. Ông tạo điều kiện để chúng tôi được học hành đến nơi đến chốn. Ông luôn chỉ cho chúng tôi đâu là thực chất, đâu là phù phiếm và điều quan trọng nhất là ông dạy dỗ các con qua tấm gương lao động, sự hy sinh vì nghĩa lớn và bằng chính cuộc đời cao đẹp của mình… Khi đã lớn tuổi, con người thường hay nghĩ về một thời đã qua. Tôi thường nghĩ về tình yêu thương lớn lao mà cha mẹ đã dành cho mấy chị em chúng tôi. Cha mẹ đã không có nhiều tài sản cho con cháu nhung đã để lại cho chúng tôi một tấm gương, một sự nghiệp. Đó là tài sản quý giá mà không mấy dễ ai có được”. Một quận chúa làm nhà báo và là nhà giáo dục gia đình Đạm Phương Sử Nữ là bút danh của bà Công Tôn Nữ Đồng Canh sinh năm 1881 tại kinh đô Huế. Thân phụ của bà là hoàng tử thứ 66 của vua Minh Mạng. Thời niên thiếu Quận chúa được học hành nghiêm túc Hán văn, Pháp văn, Quốc ngữ, cầm, kỳ, thi, hoạ, thêu thùa, cắt may, nấu nướng... Đó là những kiến thức cơ bản vốn văn hoá vững chắc cho bà Quận chúa bước vào đời. Năm 16 tuổi bà lấy chồng là ông nghè Nguyễn Khoa Tùng sinh hạ được ba người con gái và ba người con trai đều được giáo dục trưởng thành. Sau đó cả ba người con trai của ông bà đều lần lượt ngã xuống trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp giải phóng dân tộc. Trong đó có nhà lý luận Macxít xuất sắc Hải Triều (tức Nguyễn Khoa Văn là người đã thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Sài Gòn Chợ Lớn là cụ thân sinh ra ông Nguyễn Khoa Điềm, nguyên là Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Văn hoá Tư tưởng Trung ương) Đọc cuốn sách của bà Đạm Phương Sử Nữ mới thấy bà thực sự là một cây bút nữ Việt Nam mở đầu cho lĩnh vực nghiên cứu giáo dục về phụ nữ, gia đình rất có hệ thống. Dưới đầu đề "bàn về vấn đề giáo dục con gái" bà có trích dẫn câu của nhà văn M.Dugard: "Giáo đục phụ nữ là một vấn đề rất quan hệ cho một dân tộc tương lai" đủ thấy tầm nhìn xa trông rộng của một người phụ nữ đang sống trong xã hội Hoàng tộc mà lại có tư tưởng tiến bộ biết chường nào. Bà đã viết "Hiện nay sự học vấn của con gái, phải làm sao cho đường đức hạnh vẫn cứ noi theo nề nếp cũ, mà đường trí thức cần phải mở mang thêm... Việc giáo dục thiếu nữ bây giờ có hai cái trường học đều nên cần cả: 1. Là trường nữ học của Nhà nước, để đào luyện tinh thần trí não, muốn cho khôn ngoan thì phải có học. 2. Là trường học gia đình thì ngày thường cha mẹ phải rèn tập lấy phẩm hạnh cho con cái, sự học của con gái cần phải khai thông, vì người đàn bà cũng chung đúc khí thiêng của núi sông mà nên người”. Cả quyển sách viết tỉ mỉ về: Cách dạy trẻ con, đạo vợ chồng, người đàn bà muốn giữ quyền lợi cho mình, những thói xấu nên tránh xa, cách trang điểm của người đàn bà thế nào là đẹp, gia đình giáo dục cần phải luyện tâm tính, người mẹ có giáo dục mới giáo dục được con… Qua ba ví dụ trên chứng minh trong những gia đình dòng dõi, có truyền thống, trí thức thành đạt nhiều thế hệ:.. đều phải có một nền văn hoá, giáo dục gia đình rất Á Đông nhưng cũng không kém phần hiện đại mà ơ thế kỷ này chúng ta vẫn rất nên duy trì, bảo vệ và thực hiện nếu muốn hoà nhập với nền văn minh thế giới mà vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam. III. CẢI CÁCH VĂN HOÁ Văn hóa hình thành một cách khách quan, tự nhiên và mang trong mình tính lạc hậu tương đối. Cải cách văn hóa là giải pháp duy nhất để ngăn chặn những yếu tố lạc hậu tương đối của văn hóa xâm nhập và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, những tác động của con người đối với văn hóa có thể khiến nó phát triển theo hai chiều hướng hoàn toàn khác nhau. Nếu lợi dụng văn hóa như một công cụ chính trị, chúng ta sẽ kìm hãm sức phát triển nội tại của nó. Trong trường hợp ngược lại, những tác động hợp lý của con người có thể thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, biến nó thành chất xúc tác đối với các quá trình phát triển quan trọng khác. Cải cách văn hóa không phải là một vấn đề hoàn toàn mới. Trong lịch sử, Lỗ Tấn từng có tham vọng cải cách văn hóa Trung Quốc. Nhiều người như ông đã tiếp cận một cách mong manh đến cái gọi là cải cách nền văn hóa của dân tộc mình. Thế nhưng, tất cả đều thất bại bởi không nhận thức được bản chất của cải cách văn hóa chính là làm thay đổi thái độ của con người đối với nghĩa vụ đóng góp của văn hóa vào trong đời sống phát triển. Cụ thể hơn, cải cách văn hóa chính là giải phóng văn hóa ra khỏi các định kiến chính trị, chấm dứt tình trạng sử dụng văn hóa như một công cụ để truyền tải các yếu tố chính trị bởi điều này không phù hợp với các đặc tính tự nhiên của đời sống văn hoá. Vấn đề cải cách văn hóa cần được đặt ra một cách quyết liệt với các nước thế giới thứ ba bởi dường như họ vẫn sa lầy trong những cái mình có mà quên đi những cái mình cần. Sự khép kín của văn hóa là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của căn bệnh hoài vọng này. Phải nhận thức rằng nếu không để văn hóa tiếp nhận một cách tự nhiên các yếu tố mới, nó sẽ tự xơ cứng và không thể đóng góp nghĩa vụ của mình trong đời sống hiện tại và cả đời sống phát triển. Nhiệm vụ của cải cách văn hóa là phải chỉ ra một thái độ khoa học, một thái độ triết học đúng đắn đối với sự tham gia của các yếu tố văn hóa trong đời sống. 1. Sự cần thiết phải cải cách văn hóa đối với các nước thế giới thứ ba Nhiều thập kỷ đã trôi qua kể từ khi các nước thế giới thứ ba thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và giành được độc lập. Mặc dù những nhà lãnh đạo đã tiến hành cải cách kinh tế và cải cách chính trị, đến nay, thế giới thứ ba vẫn ngập chìm trong lạc hậu, khổ đau và nghèo nàn. Thực trạng này khiến người ta bắt đầu đặt câu hỏi, các nước thế giới thứ ba còn phải làm những gì để thoát khỏi bi kịch của mình và không bị tụt hậu so với tiến trình phát triển của thế giới? Không thể phủ nhận rằng toàn cầu hóa là cơ hội cho các nước thế giới thứ ba nhận ra những mặt yếu kém của mình, qua đó, tìm ra giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy tốc độ phát triển. Trong suốt một khoảng thời gian dài, các nước thế giới thứ ba đã cố gắng khắc phục sự lạc hậu thông qua cải cách kinh tế và cải cách chính trị. Tuy nhiên, các cuộc cải cách này luôn vấp phải một lực cản vô hình và do đó, không đạt được kết quả như mong muốn. Các nước thế giới thứ ba ngày càng nhận ra rằng dường như chính thái độ tiêu cực đối với văn hóa là yếu tố có sức cản lớn nhất đối với tiến trình phát triển, do đó, cải cách văn hóa là giải pháp duy nhất để thoát khỏi "cái vòng luẩn quẩn" đã giam hãm các quốc gia này như một định mệnh. Văn hóa lắng đọng một cách tự nhiên trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Nó có thể thâm nhập vào những cộng đồng khác, các nền văn hóa khác và tạo ra những nhận thức mới. Vì vậy, một nền văn hóa lạc hậu sẽ kéo theo sự lạc hậu của tất cả những thành tố còn lại của đời sống, và vì thế, nó sẽ trì níu sự phát triển của chính trị - kinh tế và hạn chế thành công của cải cách chính trị và cải cách kinh tế. Do đó, ngoài việc tiến hành cải cách chính trị và cải cách kinh tế, các nước thế giới thứ ba cần phải tiến hành cải cách văn hóa nhằm tạo ra một sự bảo trợ tinh thần cho thành công của cải cách kinh tế và cải cách chính trị. Mặt khác, việc tiến hành cải cách văn hóa còn nhằm đảm bảo tính đồng bộ của ba cuộc cải cách bao gồm cải cách kinh tế, cải cách chính trị và cải cách văn hoá. Nếu không tiến hành cải cách văn hoá, các nước thế giới thứ ba sẽ không thể thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu của mình, bởi sự lạc hậu của môi trường tinh thần sẽ tạo ra một sức cản rất lớn đối với tiến độ và tính triệt để của cải cách kinh tế và cải cách chính trị. Ba cuộc cải cách này là ba bộ phận có tính chất bánh lái của đời sống xã hội. Vì vậy, hệ thống chính trị nào điều tiết được ba cuộc cải cách này một cách đồng bộ và linh hoạt, hệ thống chính trị ấy sẽ đạt đến trạng thái lý tưởng. Tuy tiến công vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống, ba cuộc cải cải cách này đều nhằm tạo ra một không gian tự do cho sự phát triển. Nếu cải cách kinh tế nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường tự do, cải cách chính trị nhằm đưa hệ thống chính trị tiệm cận nền dân chủ thì cải cách văn hóa sẽ đưa nền văn hóa đạt tới trạng thái mở. Cải cách văn hóa hoàn toàn không kém phần quan trọng so với cải cách chính trị và cải cách kinh tế. Nếu không cải cách văn hoá, cải cách chính trị và cải cách kinh tế sẽ chỉ quẩn quanh trong những thành tựu khiêm tốn. 2. Cải cách văn hóa - Hạt nhân của quá trình phát triển Thực tế chỉ ra rằng, về mặt nhận thức, các nước thế giới thứ ba chỉ nghiên cứu văn hóa với mục đích bảo tồn và duy trì bản sắc, quên mất rằng việc nghiên cứu bản sắc văn hóa còn giúp mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng nâng cao năng lực phát triển. Trước đây, người ta tưởng rằng chỉ có các nước thế giới thứ ba mới lo sợ bị mất bản sắc văn hóa do sự cọ sát và tương tác giữa các nền văn hóa khác nhau trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá. Nhưng thực ra không chỉ riêng các nước thế giới thứ ba mà ngay cả một số nước châu Âu cũng mang trong mình nỗi lo ấy. Từ đó, có thể đi đến kết luận tất cả các nước lạc hậu trên quy mô thế giới luôn luôn có một bản năng đề kháng, ngăn chặn sự mất mát bản sắc. Bản năng này dường như đã trở thành một loại phản ứng tự nhiên phổ biến trong các quốc gia mà năng lực cạnh tranh kém một cách tổng thể hoặc một cách tương đối. Cải cách văn hóa sẽ chấm dứt nỗi lo không có thật cũng như phản ứng thái quá này. Xuất phát từ luận điểm này, tôi cho rằng, văn hóa ngày càng đóng vai trò như điểm cốt lõi nhất của lý thuyết phát triển và cải cách văn hóa trở thành hạt nhân của quá trình phát triển. Sở dĩ cải cách văn hóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một dân tộc là bởi nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến tầng lớp trí thức ở các nước thế giới thứ ba. Trong nửa thế kỷ qua, một số ít người có tư tưởng tiến bộ ở các nước thế giới thứ ba đã đưa ra đòi hỏi tách văn hóa ra khỏi chính trị. Tuy nhiên, họ mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những đòi hỏi về phương diện chính trị thay vì biểu lộ nhận thức đổi mới và cải cách về phương diện văn hoá. Mặt khác, đó chỉ là một số ít người so với đại bộ phận dân chúng thiên về chấp nhận sự ổn định tới mức trì trệ, và do đó, những tư tưởng và tâm huyết của riêng họ không đủ sức để tạo ảnh hưởng đối với tinh thần của các cộng đồng dân tộc. Chỉ có cải cách văn hóa mới thực sự giải quyết được căn nguyên sâu sa của tình trạng lạc hậu ở các nước thế giới thứ ba bởi một nền văn hóa mở sẽ buộc thể chế chính trị phải thay đổi. Hoa Kỳ, cường quốc hàng đầu của nhân loại hôm nay, đã đạt được những thành công lớn lao không hẳn chỉ nhờ vào lực lượng quân sự hùng hậu, nền kinh tế tự do và thể chế chính trị dân chủ, mà còn vì đa số những người trí thức Hoa Kỳ đều bày tỏ quan điểm một cách dũng cảm về những điểm bất hợp lý và đấu tranh cho sự thay đổi. Trí thức ở các nước thế giới thứ ba hay trăn trở trước các vấn đề chính trị. Điều này là đáng quý và thực sự cần thiết. Nhưng nếu họ không tự xây dựng bản thân thành những người trí thức đúng nghĩa, mong ước và nỗ lực cải cách văn hóa theo hướng nâng cao tính mở của nền văn hoá, thì sự thay đổi chính trị, nếu xảy ra cũng không đi vào thực chất mà chỉ là những giải pháp tình thế. 3. Cải cách văn hóa để tránh sự xáo trộn trên quy mô toàn xã hội Văn hóa là một trường hợp ngoại lệ của quy luật nếu không tiến hành cải cách thì sẽ phải đối mặt với cách mạng, bởi không có sự sụp đổ của văn hóa (nếu không tiến hành cải cách), và chúng ta cũng không thể thay thế một nền văn hóa này bằng một nền văn hóa khác (thông qua một cuộc cách mạng), nên không có cái gọi là cách mạng văn hoá. Tuy nhiên, nếu không tiến hành cải cách văn hoá, tính lạc hậu của nó sẽ xâm nhập vào đời sống và gây ra những xáo trộn trên quy mô toàn xã hội. Cách mạng văn hóa Trung Quốc là một ví dụ điển hình để chứng minh luận điểm này. Trước tiên, phải khẳng định rằng nền văn hóa Trung Quốc thời điểm ấy thực sự có vấn đề nhưng cách mạng văn hóa Trung Quốc không phải một cuộc cách mạng về văn hóa mà là một cuộc cách mạng chính trị. Nói cách khác, cách mạng văn hóa Trung Quốc là một công cụ chính trị để các bè phái thanh trừng lẫn nhau. Trong khi các nhà lãnh đạo đang hả hê với chiến thắng và đắm mình trong men say quyền lực thì cả xã hội Trung Hoa rơi vào tình trạng hỗn loạn. Cách mạng văn hóa đã đẩy vô số nhân tài vào sự bế tắc, cùng quẫn và ảnh hưởng nặng nề đến nền văn hóa vĩ đại của quốc gia này, các di sản văn hóa bị huỷ hoại, tệ sùng bái cá nhân và giáo điều, tả khuynh tràn ngập. Chỉ đến khi cách mạng văn hóa chấm dứt (khoảng những năm 70 của thế kỷ trước), Trung Quốc mới bước sang một chặng mới, để lại sau lưng nó một trong những tấn thảm kịch ghê gớm nhất của lịch sử Trung Hoa và của nhân loại thế kỷ XX. Từ viện dẫn trên, có thể khẳng định rằng, con người cần phải cải cách tất cả các lĩnh vực của đời sống để hiện đại hóa các hệ thống đang tồn tại nhằm phục vụ trạng thái mới của đời sống phát triển. 4. Những nội dung căn bản của chương trình cải cách văn hoá Văn hóa hình thành một cách khách quan, tự nhiên và cải cách văn hóa là một quá trình chủ động, tuy nhiên, hoàn toàn không mâu thuẫn khi chúng ta đặt ra vấn đề cải cách văn hoá. Bởi sự chủ động không đơn thuần là người này tác động vào người kia mà còn là sự tác động vào chính mình và khuyến dụ mọi người chủ động tác động vào mình để cải cách thái độ đối với văn hoá. Quá trình này phải được bắt đầu từ việc các nhà cầm quyền tác động vào chính mình với việc phi chính trị hóa đời sống văn hoá. Khởi đầu theo cách này, các cộng đồng văn hóa sẽ tự chọn lựa một cách thích hợp nhất các giá trị của mình và đảm bảo tính đúng đắn của những giá trị ấy. 5. Loại bỏ các khuynh hướng văn hóa cực đoan Đây là một trong những nội dung quan trọng của cải cách văn hóa bởi loại bỏ các khuynh hướng văn hóa cực đoan chính là làm trong sạch hóa đời sống văn hóa và đưa nền văn hóa tiệm cận trạng thái phát triển tự nhiên của nó. Sinh thời, Lenin rất trọng hai nhà thơ Maiacopsky và Exenhin. Không ai có thể ca tụng Lenin hay hơn Maiacopsky. Nhưng Lenin có phần nào trọng Exenhin hơn bởi thơ của Exenhin viết về Liên Xô tự nhiên hơn, hay nói đúng hơn là những sáng tác của Exenhin không mang màu sắc và dáng dấp của các động cơ chính trị. Trong lịch sử, các nhà chính trị từng đưa ra cương lĩnh văn hóa, như Cương lĩnh xây dựng con người Xô Viết của Lenin (viết cùng hai nhà lãnh đạo cấp cao khác), Cương lĩnh văn hóa Diên An của Mao Trạch Đông. Thật ra, lý do ra đời những cương lĩnh văn hóa thường rất tốt đẹp, nhưng xét về mặt bản chất, chúng phần nào bị cực đoan hoá. Bởi văn hóa là một sản phẩm tự nhiên và con người không thể áp đặt ý muốn chủ quan của mình để tiêu chuẩn hóa văn hóa của cả một dân tộc. Chính bởi vậy, các cương lĩnh văn hóa không có sức sống thật sự, chúng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định nhằm phục vụ những mục đích chính trị nhất định. Văn hóa bao giờ cũng được hình thành từ sự thừa nhận tình cảm của mọi người. Việc cấy ghép các yếu tố chính trị sẽ làm gián đoạn đời sống phát triển của văn hóa và triệt tiêu khả năng tạo ra sự thức tỉnh của nó. Tuy nhiên, khẳng định như vậy không đồng nghĩa với việc các yếu tố chính trị không xâm nhập một cách tự nhiên vào đời sống văn hoá. Đại bộ phận nhân dân Việt Nam đều cảm nhận giai đoạn kháng chiến như một giai đoạn lịch sử rất có giá trị. Văn hóa Việt Nam, một cách tự nhiên, đã hình thành nên một giai đoạn văn hóa thoả mãn những tâm tư và ước vọng nóng bỏng của con người. Có lẽ, không ai có thể quên bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, một tác phẩm mang đầy âm hưởng hoành tráng của giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Điều làm nên sức sống mãnh liệt của "Đất nước" hay những tác phẩm tương tự chính là sự thể hiện các yếu tố chính trị một cách tự nhiên, chân thành và nồng nhiệt. Bài hát "Bóng cây Kơ-nia" của Phan Huỳnh Điểu cũng là một trường hợp như vậy. Đó là bản tình ca của chiến tranh, hội tụ những cảm xúc yên bình, trong sáng và lãng mạn nhất của thời chiến, vút lên trong một bối cảnh ác liệt và làm xúc động hàng triệu người, trong đó có cả những người ở phía bên kia chiến tuyến. Hoàn toàn không quá lời khi nói rằng bất kỳ tác phẩm nào phản ánh cuộc sống một cách trung thực với những cảm xúc tự nhiên sẽ có khả năng xâm nhập vào bất kỳ cá nhân nào và cộng đồng nào. Điều đó biểu hiện sự dung nạp các yếu tố tinh tuý và hợp lý của chính trị trong văn hoá, đồng thời là bằng chứng về khả năng thức tỉnh của văn hoá. 6. Nâng cao tính mở của nền văn hoá Để nâng cao tính mở của nền văn hoá, đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta phải phân biệt giữa sự xuất hiện các yếu tố mới và sự can thiệp. Chẳng hạn, sự xuất hiện của kiến trúc Pháp ở Hà Nội trong những năm đầu của thế kỷ trước là sự xuất hiện tự nhiên của một yếu tố văn hóa mới và dân tộc chúng ta đã chấp nhận nó bằng tất cả sự ngưỡng mộ, bởi kiến trúc Pháp là sản phẩm vô cùng tinh tuý của văn hóa Pháp. Nó hợp lý, đẹp đẽ và hấp dẫn khiến người Việt Nam vẫn sử dụng nó để thể hiện một cách khéo léo óc thẩm mỹ và tư duy không gian tinh tế. Đó không phải là sự can thiệp mà là yếu tố mới xâm nhập vào nền văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa kiến trúc Việt Nam nói riêng, được nền văn hóa Việt Nam tiếp nhận và "Việt hoá" một cách duyên dáng. Tuy nhiên, nhân danh bản sắc kiến trúc Việt Nam mà đòi hỏi phá đi các kiến trúc Pháp hoặc không xây các công trình theo kiến trúc Pháp nữa lại chính là sự can thiệp. Một nền văn hóa mở có thể chấp nhận những dị biệt của các nền văn hóa khác, thậm chí dung nạp nếu đó là những sản phẩm tinh tuý của các nền văn hóa khác. Hơn nữa, trong một nền văn hóa mở, con người sẽ không cường điệu hay tự ti về các giá trị của văn hoá, và do đó, nền văn hóa ấy sẽ không bị lạc lõng trong quá trình tương tác với nền văn hóa của những cộng đồng khác. Đây chính là một trong những điểm ưu việt của nền văn hóa mở bởi sự cường điệu các giá trị của mình có thể khiến các nước thế giới thứ ba trở thành những chàng Narsis của thời hiện đại. Nó cũng thể hiện thái độ thiếu khiêm tốn và dị ứng với sự khác biệt của những cộng đồng khác. Trong khi đó, tự ti về những giá trị của mình lại khiến thế giới thứ ba trở nên biệt lập và khu trú trong tiến trình phát triển chung của nhân loại. Cả hai thái độ ấy đều dẫn đến sự chia rẽ trong tiến trình hội nhập của mỗi cộng đồng và tiến trình toàn cầu hóa của toàn nhân loại. Bên cạnh đó, một nền văn hóa mở còn có khả năng thải hồi những giá trị đã lỗi thời. Con người thường luyến tiếc những thứ mình nhặt được trên chặng đường phát triển của mình. Dường như, thế giới thứ ba đã tự kìm hãm sự phát triển của mình với việc đặt quá khứ lên trên hay ngang với hiện tại và quên mất rằng điều đó có thể khiến cuộc sống thật phải ra đi bởi nó đã bị tước bỏ vai trò trong hiện tại. Duy chỉ có Trung Quốc biết đặt quá khứ vào đúng vị trí của nó qua việc sắp xếp các hệ tư tưởng theo trục thời gian (chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, lý thuyết "Ba đại diện" của Giang Trạch Dân) và người dân chỉ còn nhìn thấy bóng dáng của các lý thuyết cũ một cách xa xôi thay vì đối mặt với nó trong cuộc sống hằng ngày. Các nước thế giới thứ ba phải đủ dũng cảm để nhận ra những gì đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và đặt chúng vào đúng vị trí của cuộc sống. Một nền văn hóa mở sẽ cho phép quá trình tìm kiếm, phân loại, thải hồi và thay thế diễn ra một cách tự nhiên, hòa bình và hợp lý. Đó chính là tiền đề của sự phát triển về mặt nhận thức và là giải pháp duy nhất để chữa trị một cách triệt để căn bệnh hoài vọng đã và đang đeo đẳng các nước thế giới thứ ba trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình. Tuy nhiên, giống như bất kỳ lĩnh vực nào, văn hóa cũng có những giới hạn của nó. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhận ra điểm tới hạn của tính mở để có hành vi cải cách văn hóa hợp lý sao cho cải cách văn hóa không hạn chế quyền tự do lựa chọn mà thậm chí còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chắt lọc những giá trị hợp lý và tinh tuý nhất để hấp thụ. Bên cạnh đó, để mở rộng sự lựa chọn của nền văn hoá, các nhà cầm quyền của thế giới thứ ba phải xúc tiến quá trình giao lưu toàn diện để nền văn hóa thế giới thứ ba được cọ sát với những nền văn hóa tiên tiến khác. Thông qua sự cọ sát ấy, con người, trên tư cách chủ thể của nền văn hoá, sẽ tự nhận thức về sự lựa chọn của mình, mở rộng không gian văn hóa và hợp lý hóa đời sống văn hóa của mình. Sự phong phú về đời sống văn hóa của mỗi cá nhân, khi tương tác với nhau, sẽ tạo ra sự phong phú và trạng thái mở của nền văn hoá. Khi mở cửa kinh tế, các yếu tố văn hóa ngoại ồ ạt xâm nhập vào và chắc chắn là chúng sẽ tác động đến văn hóa bản địa. Tức là những đòi hỏi khách quan của cuộc sống tự bản thân nó cũng tác động phần nào đến văn hóa và làm cho văn hóa bị điều chỉnh theo một cách bản năng. Có thể nào chúng ta sử dụng các vật phẩm từ nước ngoài mà vẫn là người đứng ngoài đời sống văn hóa đó không? Suy cho cùng, các giá trị văn hóa có động lực cấy ghép ở trong các giá trị vật chất cụ thể. Khi chúng ta mở cửa, các yếu tố văn hóa nước ngoài ồ ạt vào và dẫn đến một mối lo làm biến dạng nền văn hóa bản địa, thậm chí đã có người gọi đó là sự xâm lược văn hoá. Đó là một sự cường điệu rất phi khoa học và phi nhân văn. Hội nhập, về bản chất, là con người có đủ năng lực để sống và cạnh tranh một cách thành công đối với các cộng đồng khác, muốn vậy con người phải có kinh nghiệm của các nền văn hóa khác. Chính những yếu tố nước ngoài trong nền văn hóa Việt Nam là nhân tố đầu tiên tạo ra năng lực hay tạo ra kinh nghiệm của người Việt Nam đối với các nền văn hóa khác. Các yếu tố văn hóa nước ngoài khi xâm nhập vào Việt Nam có hai dạng; có những cái đi qua và có những cái ở lại. Cái đi qua là cái vào một cách tự nhiên và ra một cách tự nhiên, là cái không có nhu cầu ở lại hay không có khả năng ở lại. Người Việt không hát Opera được nhưng người Việt hát nhạc Pop, nhạc Rock rất giỏi. Như vậy không phải loại hình văn hóa nào vào Việt Nam cũng ở lại. Tôi cho rằng, nó không ở lại vì nó không có năng lực ở lại. Nó muốn có năng lực ở lại thì nó phải làm cho người ta thích. Có những thứ không đủ năng lực ở lại, có những thứ mà người Việt không đủ năng lực để giữ lại, có những thứ đến nhưng lắc đầu và bỏ đi. Y học phương Tây là một ví dụ. Y học phương Tây là một nền y học vĩ đại mà nếu không có những giáo sư Hồ Đắc Di, giáo sư Tôn Thất Tùng vĩ đại... thì không có nền y học phương Tây ở Việt Nam. Do vậy, phải phân biệt được những thứ không có năng lực ở lại với những thứ mà người Việt không có năng lực giữ lại. Nhưng có những thứ ở lại, như sơn dầu chẳng hạn. Bây giờ tất cả các họa sĩ Việt Nam đều biết vẽ bằng sơn dầu và khoảng trên 50% các sản phẩm hội họa Việt Nam là sơn dầu. Đôi lúc người ta nói rằng chính sự ở lại của sơn dầu đã bóp chết tranh Đông Hồ. Thật là phi lý. Tại sao cứ phải vẽ bằng bột màu mà không bằng sơn dầu, trong khi có những tác phẩm vẽ bằng sơn dầu rất đẹp như Thiếu nữ bên hoa huệ của họa sỹ Tô Ngọc Vân. Sự cởi mở của một nền văn hoá, thái độ vồn vã của chủ nhà đối với các nền văn hóa khác chính là cơ sở, là tiền đề tạo ra một nền văn hóa có năng lực hội nhập, tạo ra một nền văn hóa lớn. Do vậy, nhân loại luôn tồn tại sự trôi dạt của những yếu tố khác nhau của nền văn hóa toàn cầu đến các vùng đất khác nhau. Đạo Kitô là một ví dụ, nó trở thành những tu viện, bà sơ, những đức mẹ đi chữa bệnh khắp nơi. Tất cả sự trôi dạt như vậy của những yếu tố văn hóa khác nhau, của những giá trị văn hóa phổ biến của nhân loại đến những vùng đất hẻo lánh đã tạo ra sự bừng sáng của những vùng đất vốn dĩ tăm tối. Nếu muốn phát triển mà không đón chào những sự trôi dạt như vậy của những sản phẩm văn hóa từ những vùng đất phát triển thì có nghĩa là thế giới thứ ba tự tước bỏ đi cơ hội để thức tỉnh sự phát triển. Do đó, cải cách văn hóa với ý nghĩa là cải cách thái độ của con người đối với nghĩa vụ của văn hóa đóng góp vào sự phát triển chính là cải cách thái độ đón chào những phẩm vật khác nhau của đời sống tinh thần nhân loại trôi dạt đến những vùng đất khác nhau của đời sống tinh thần và đấy chính là tín hiệu đầu tiên của việc phổ biến các nguyên lý phát triển. Xây dựng một thái độ công bằng cho việc đánh giá các thành tựu của các yếu tố văn hóa chính là mục tiêu, là nội dung của cuộc cải cách văn hoá. Thế giới thứ ba phải xây dựng thái độ công bằng đối với văn hóa thì các yếu tố văn hóa mới trôi dạt đến những vùng đất này, mới tạo ra tính đa dạng tinh thần, làm tăng cường tính phong phú cho đời sống tinh thần, và đấy là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo ra tính hấp dẫn của thế giới thứ ba. Napoleon Bonaparte nói một câu rất nổi tiếng rằng "Nếu mất tiền bạc, người ta không mất gì, nếu mất niềm tin, người ta mới chỉ mất một nửa, trong khi nếu mất lòng dũng cảm, người ta sẽ mất tất cả". Cải cách văn hóa là một trong những cuộc cải cách quan trọng nhất của nhân loại bởi nó sẽ khôi phục lại khả năng tự thải hồi các giá trị đã lỗi thời và tự cập nhật các giá trị tiến bộ của nền văn hoá. Tuy nhiên, nó cũng là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và đòi hỏi lòng dũng cảm thực sự. Tôi kỳ vọng rằng các nước thế giới thứ ba sẽ có đủ lòng dũng cảm để tiến hành cải cách văn hóa trong mối tương quan với cải cách chính trị và cải cách kinh tế. Bởi chỉ có như thế, thế giới thứ ba mới có thể tự giải thoát cho chính mình, thoát khỏi sự bủa vây của bóng tối và bước vào một tương lai tươi sáng. KẾT LUẬN Có thể khẳng định rằng, toàn cầu hoá gắn liền với những thành tựu về mặt kinh tế, khoa học và công nghệ như: thông tin cáp, kinh tế số, Internet... Toàn cầu hoá tạo ra các luồng hàng hoá, tư bản xuyên quốc gia và làm cho không gian của các nền kinh tế, văn hoá đan lồng vào nhau. Dưới tác động của toàn cầu hoá, các dân tộc và các cá nhân buộc phải xích lại gần nhau, liên kết với nhau trong sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Tác động của toàn cầu hoá mang tính nhiều mặt. Những lợi ích của toàn cầu hoá là không thể phủ nhận, nhưng nó cũng đem lại không ít thách thức và tiêu cực như: sự đảo lộn cấu trúc nhân lực trong xã hội công dân, sự phân hoá giàu nghèo..., đặc biệt là những thách thức về mặt văn hoá mà hầu như nước nào cũng phải đối mặt, đó là: giải quyết mối quan hệ giữa tính dân tộc với tính quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại, giữa mở cửa hội nhập với thế giới mà vẫn duy trì được bản sắc dân tộc?...Sở dĩ có những vấn đề văn hoá như vậy xuất hiện là vì toàn cầu hoá đang mở ra một phổ giao lưu và tương tác rộng lớn, với cường độ và tần xuất mà lịch sử trước đó chưa từng biết đến. Mặc dù giao lưu và tương tác văn hoá vốn không phải là điều xa lạ đối với văn hoá Việt Nam. Trong lịch sử, quá trình trao đổi và giao lưu lẫn nhau giữa văn hoá Việt Nam với các nền văn hoá khác nhau luôn luôn diễn ra. Sự trao đổi và giao lưu văn hoá đó khiến nền văn hoá của chúng ta, trong quá trình va chạm, trên cơ sở giữ gìn bản sắc của nền văn hoá của mình, đã đồng thời hấp thu và tham khảo các nền văn hoá khác. Nhưng dưới tác động của toàn cầu hoá, cùng với những thay đổi mang tính cách mạng trong khoa học công nghệ, thì sự giao lưu, mức độ tác động qua lại giữa các nền văn hoá đã thay đổi về chất. Nó phản ánh không chỉ xu hướng nhất thể hoá các giá trị mà còn bao hàm tất cả những hậu quả khả dĩ do giao lưu và tương tác văn hoá đem lại; cụ thể như: sự dung nạp lẫn nhau giữa các yếu tố của các nền văn hoá khác nhau để hình thành nên hệ giá trị chuẩn chung cho toàn nhân loại, trong đó có văn hoá Việt Nam. Rõ ràng hiện nay chúng ta không thể phủ nhận một sự thật là: toàn cầu hoá đang làm suy yếu lực hướng tâm văn hoá của các nhà nước dân tộc, ngay cả các cường quốc kinh tế cũng không thể tránh khỏi. Sở dĩ như vậy là do toàn cầu hoá làm thay đổi kết cấu không gian quan hệ giữa người với người ở cấp độ toàn cầu. Hệ quả là nó làm cho các xã hội và các nền văn hoá nằm trong vòng tay nhà nước dân tộc bị biến dạng. Xu hướng này buộc các nhà nước dân tộc phải có những sách lược phát triển văn hoá nhằm ứng phó với những biến đổi như vậy. Việt Nam hiện nay đang trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế. Để đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại, và để rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích nhằm hội nhập có hiệu quả thì việc bắt tay vào nghiên cứu những khuynh hướng nói trên là việc làm có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn Lời cuối của bài viết em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Lê Ngọc Thông đã giúp em hoàn thành bài viết. Với kiến thức hạn chế, em kính mong thầy đóng góp ý kiến để bài viết của em được ngày càng hoàn thiện. Trân trọng cảm ơn Tiến sỹ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hoá Việt Nam. Nxb Giáo dục, 1997. 2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chớnh trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 213 3. Hồ Chí Minh với vấn đề văn hoá 4. Văn hóa và con người Nguyễn Văn Dân. Văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá. Nxb Khoa học xã hội, HN, 2006. 5. Đối thoại giữa các nền văn minh. Tài liệu phục vụ nghiên cứu, 2002, số 60. Huỳnh Khái Vinh. Toàn cầu hóa và vấn đề phát huy tiềm năng, bản lĩnh văn hóa dân tộc. Tạp chí VHNT, 2000, số 3 (189). 6. Phạm Thái Việt: Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong điều kiện toàn cầu hóa. Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 1, 2003. 7. Phạm Thái Việt. Đại cương về văn hoá Việt Nam. Nxb Văn hoá - Thông tin, HN, 2004. 8. Samuel Hungtington. Sự va chạm của các nền văn minh. Nxb Lao động, H., 2003. 9. Smith M. K., Smith M. Globalization: the encyclopedia of informal education. www.infed.org/biblio/globalization.htm, 2002. 10. Tuyên bố về những chính sách văn hoá - Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26/7 đến 6/8/1982 tại Mehico. 11. V. M Rodin. Văn hoá học. Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2000. 12. Văn hoá thời hội nhập 13. Tạp chí Tia sáng MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10735.doc
Tài liệu liên quan