Đề tài Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng công thương Nam Định

1.Nhận xét chung Năm 2007 là một năm INCOMBANK đã rất thành công trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh cho hiệu quả bền vững lâu dài trên cơ sở đánh giá đúng nguồn lực tự có và do đó đạt được những thành tựu đáng kể. Bộ máy tổ chức quản lý nguồn nhân lực của Ngân hàng tiếp tục được ổn định và phát triển vững mạnh, phúc lợi dành cho cán bộ, nhân viên không ngừng được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó Ngân hàng còn gặp phải một số bất cập như: hệ thống chuẩn mực kế toán chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, kinh nghiệm về nghiệp vụ Ngân hàng còn thiếu, thiếu thông tin thị trường quốc tế, việc ứng dụng các thành tựu kho học thế giới vào hệ thống Ngân hàng còn nhiều hạn chế nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin 2.Đề xuất đề tài Trước tình hình hội nhập của toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như của ngành ngân hàng nói riêng, vấn đề đặt ra đối với hệ thống Ngân hàng Công thương và Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định là phải hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong hoạt động tín dụng . Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và sau một thời gian thực tập tại NHCT tỉnh Nam Định, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định” . Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn cho đề tài này đựơc hoàn thiện hơn .

doc26 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng công thương Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng. Cã thÓ nãi ng©n hµng lµ “x­¬ng sèng” cña nÒn kinh tÕ, sù ph¸t triÓn cña hÖ thèng ng©n hµng ph¶n ¸nh râ nÐt ®êi sèng kinh tÕ cña toµn x· héi. Ng©n hµng ®ãng vai trß ng­êi thñ quü cho toµn x· héi; lµ tæ chøc cho vay chñ yÕu ®èi víi doanh nghiÖp, c¸ nh©n, hé gia ®×nh vµ mét phÇn ®èi víi Nhµ n­íc. Kh«ng nh÷ng cho vay, nã cßn thu hót tiÒn göi tõ trong d©n c­ ®Ó ®Çu t­ vµo c¸c dù ¸n ph¸t triÓn. Bªn c¹nh ®ã, ng©n hµng cßn lµ c«ng cô h÷u hiÖu cña nhµ n­íc trong viÖc thùc hiÖn chÝnh s¸ch tiÒn tÖ ®Ó phï hîp víi tõng giai ®o¹n ph¸t triÓn cña nÒn kinh tÕ. V× vËy, bªn c¹nh viÖc ®æi míi c¬ chÕ qu¶n lý, chÝnh phñ còng rÊt quan t©m tíi viÖc ®æi míi vµ hiÖn ®¹i hãa hÖ thèng ng©n hµng. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Là một trong những mắt xích quan trọng của bất kỳ một nền kinh tế nào, trung gian tài chính, một nhân vật không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Là sinh viên của lớp Ngân hàng 46A,với mong muốn được nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ đồng thời áp dụng được những kiến thức đã học vào thực tế; bên cạnh đó được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương, em đã được thực tập tại phòng Kế toán của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Nam Định Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ phòng Kế toán và sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Đào Hùng đã giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo tổng hợp này. Do thời gian hạn chế và phạm vi kiến thức còn hạn hẹp, báo cáo này chỉ trình bày một cách khái quát các vấn đề liên quan đến Ngân hàng Công Thương cũng như đến Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Nam Định. Mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo và các bạn Chương I:Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Công Thương Việt Nam 1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Việt Nam(Incombank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Là một trong bốn Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, Incombank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Incombank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh từ năm 1996, đạt bình quân >20%/năm, đặc biệt có năm tăng hơn 35% so với năm trước Có mạng lưới kinh doanh trải rộng trên toàn quốc với 2 sở giao dịch, 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch. Có 03 công ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản và 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm đào tạo Là thành viên sáng lập của các tổ chức tài chính tín dụng : -Sài Gòn Công Thương Ngân hàng -Indovinabank(Ngân hàng lien doanh đầu tiên tại Việt Nam) -Công ty cho thuê Tài chính quốc tế - VILC (công ty cho thuê Tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam) -Công ty liên doanh Bảo hiểm châu Á – NHCT Là thành viên chính thức của: -Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) -Hiệp hội các Ngân hàng châu Á (AABA) -Hiệp hội tài chính viễn thông Liên Ngân hàng ( SWIFT) -Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế Ngân hàng Công Thương đã ký 8 hiệp định Tín dụng khung với các quốc gia Bỉ , Đức, Hàn Quốc, Thụy Sỹ và có quan hệ đại lý với 735 Ngân hàng lớn của 60 quốc gia khắp các châu lục. Ngân hàng Công Thương cũng đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. 1.2.Các mốc lịch sử: v Ngày thành lập Ngân hàng Công Thương Việt Nam -Ngày 26/03/1988 Thành lập các Ngân hàng chuyên doanh (theo Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng) -Ngày 14/11/1990 Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam thành Ngân hàng Công Thương Việt Nam (theo quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng) -Ngày 27/03/1993 Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam (theo quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam) -Ngày 21/09/1996 Thành lập Ngân hàng Công Thương Việt Nam (theo quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam ) v Ngày thành lập các đơn vị thành niên -Ngày 08/02/1991 Thành lập mới 69 chi nhánh NHCT (Theo Quyết định số 12/NHCT của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam). -Ngày 20/04/1991 Thành lập Sở giao dịch II NHCT VN (theo Quyết định số 48/NH-QĐ của Thống đốc NHNN Việt Nam). -Ngày 29/10/1991 Thành lập Ngân hàng liên doanh INDOVINA (theo giấy phép số 08/NH-GP VN). -Ngày 27/03/1993 Thành lập và thành lập lại 77 chi nhánh NHCT trên cả nước (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam). -Ngày 30/03/1995 Thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam (theo Quyết định số 83/NHCT-QĐ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị). -Ngày 28/10/1996 Thành lập Công ty Cho thuê Tài chính Quốc tế Việt nam (theo giấy phép số 01/GP-CTCTTC của Thống đốc NHNN Việt Nam). -Ngày 01/07/1997 Thành lập Trung tâm BDNV (theo Quyết định số 37/QĐ-NHCT1 của Tổng Giám đốc). -Ngày 29/06/1998 Đổi tên thành Trung tâm Đào tạo (theo Quyết định số 52/QĐ-HĐQT-NHCT1) -Ngày 30/10/2001 Đổi tên thành Trung tâm Đào tạo và Phát triển Công nghệ thông tin (theo Quyết định số 089/QĐ-HĐQT-NHCT1). 2. Tổ chức và bộ máy hoạt động 2.1.Sơ đồ tổ chức Hình 1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công Thương TRỤ SỞ CHÍNH SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH CẤP 1 VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TY TRỰC THUỘC PHÒNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH PHỤ THUỘC QUỸ TIẾT KIỆM CHI NHÁNH CẤP 2 PHÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆM PHÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆM Hình 2: Cơ cấu tổ chức và điều hành trụ sở Các phòng chuyên môn Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Phó Tổng giám đốc Kế toán trưởng HT kiểm tra thanh toán nội bộ Ban kiểm soát Bộ máy giúp việc Hình 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1,2 Giám đốc Phó Giám đốc Tổ kiểm tra nội bộ Các phòng nghiệp vụ Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm Trưởng phòng Kế hoạch 2.2.Bộ máy hoạt động 2.2.1 Các hoạt động chính của Ngân hàng Công Thương a.Huy động vốn Tiền gửi khách hàng đó là một trong nhưng kênh huy động vốn quan trọng của NHTM .Ngân hàng thường huy động bằng các nguồn cho vay của các doanh nghiệp các tổ chức và dân cư .Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay vấn đề huy động vốn không còn chỉ là một vấn đề với một ngân hàng cụ thể nào đó mà chung cho toàn bộ các ngân hàng .Để gia tăng nguồn tiền gửi trong điều kiện đó các ngân hàng thường đưa ra và thực hiện nhiều hình thức khác nhau , đa dạng và rất phong phú : - Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ... - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... b.Cho vay, đầu tư s Cho vay tiêu dùng : Thường cho vay tiêu dùng để nhằm vào mục đích như : Mua nhà , xây sửa nhà , mua xe hơi ,các dụng cụ ,đồ vật lâu bền trong gia đình , chi phí du học..thường cho vay tiêu dùng được áp dụng cho các các nhân có thu nhập tương đối cao và ổn định ,cho vay tiêu dùng thường là các khoản vay chịu rủi ro khá cao . s Cho vay kinh doanh : Các doanh nghiệp thường luôn có nhu cầu về vốn để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh , vì thế các NHTM cho các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn và trung hạn tùy theo mục đích sử dụng của doanh nghiệp .Các khoản vay ngắn hạn thường để đáp ứng bổ xung nguồn vốn lưu động dưới nhiều hình thức : Chiết khấu thấu chi hoặc luân chuyển . Còn đối với các khoản vay trung và dài hạn thường được dùng vào đầu tư các tài sản cố định như mua sắm trang thiết bị máy móc,xây dựng,cải tiến kỹ thuật,mua công nghệ hay thực hiện các dự án. s Tài trợ các hoạt động chính phủ : Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của Ngân Hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các chính phủ .Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi không dủ .Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận các khoản vay của Ngân hàng .Trong điều kiện các ngân hàng tư nhân không muốn tài trợ cho chính phủ vì rủi ro cao,Chính Phủ dùng một số đặc quyền trao đổi lấy các khoản vay của các Ngân Hàng lớn .Các Ngân hàng để có được giấy phép thành lập họ thường phải có những cam kết thực hiện với một mức độ chính sách nào đó với Chính phủ và tài trợ cho Chính Phủ. Đầu tư : Ngoài các hoạt động trên ngân hàng còn có các khoản đầu tư và chứng khoán có khả năng thanh khoản cao trên thị trường .Chứng khoán là một nguồn cung cấp các thu nhập bổ xung quan trọng cho Ngân hàng , đây là một nguồn thu nhập tương đối quan trọng trong việc quản lý Ngân hàng cũng như cho các cổ đông khi thu nhập từ danh mục cho vay suy giảm. c.Bảo lãnh Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán. d.Thanh toán và Tài trợ thương mại - Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. - Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). - Chuyển tiền trong nước và quốc tế - Chuyển tiền nhanh Western Union - Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM - Chi trả Kiều hối… e.Ngân quỹ - Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…) - Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) - Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... - Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. f.Thẻ và ngân hàng điện tử - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…) - Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking g. Hoạt động tín dụng - Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản , quan trọng của Ngân Hàng, nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản , tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất.Tín dụng là hoạt động tài trợ của Ngân Hàng cho khách hàng , thông qua nghiệp vụ tài trợ ,NHTM đã tạo tiền đề cho nên kinh tế , trợ giúp các tổ chức kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường hoạt động sản xuất lưu thông hàng hoá , giảm chi phí lưu thông tiền tệ, giúp ổn định và phát triển nền kinh tế . h.Hoạt động kinh doanh đối ngoại i.Hoạt động khác - Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ - Tư vấn đầu tư và tài chính - Cho thuê tài chính - Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán - Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực: - Phát triển nguồn nhân lực - Phát triển công nghệ - Phát triển kênh phân phối 2.2.2.Tình hình kinh doanh Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. 15 năm xây dựng và trưởng thành, NHCT Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định đựơc vị trí là một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triên và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh-dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến,có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế. Đồ thị hoạt động kinh doanh 2.2.3.Mục tiêu phát triển - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã xây dựng xong và đã bắt tay vào triển khai chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2006-2010 với các mục tiêu chiến lược và giải pháp cụ thể theo từng năm. - Chuyển Ngân Hàng Công Thương Việt Nam từ hình thức sở hữu Nhà nước thành một Ngân Hàng Thương Mại đa sở hữu , với sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược là các tập đoàn Ngân Hàng – Tài Chính có uy tín Quốc Tế và một phần cổ đông giành cho cán bộ nhân viên Ngân Hàng Công Thương . Đây chính là bước quan trọng để chuyển sang cơ chế quản trị , điều hành theo nguyên tắc thương mại , thị trường và thông lệ quản trị tốt nhất . - Đẩy mạnh việc đổi mới cơ cấu, danh mục tài sản nợ , tài sản có theo hướng một Ngân Hàng đa năng , tích cực giảm tỷ trọng các tài sản có độ rủi ro cao , nâng cao tỷ trọng thu nhậptừ các sản phẩm dịch vụ phi ứng dụng ; áp dụng các nguyên tắc quản trị rủi ro và trích lập dự phòng theo thông lệ quốc tế. - Đẩy mạnh tốc độ hiện đại hoá công nghệ hoá ngân hang để tự động hoá , tin học hoá tất cả các giao dịch và các nghiệp vụ bằng các phần mềm ứng dụng tiên tiến , với mục tiêu để nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm , dịch vụ , giảm trị rủi ro và trích lập dự phòng theo thông lệ quốc tế. - Đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá công nghệ Ngân Hàng để tự động hoá , tín học hoá tất cả các giao dịch và các nghiệp vụ bằng các phần mềm ứng dụng tiên tiến , với mục tiêu để nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm , dịch vụ , giảm chi phí , nâng cao năng suất lao động . - Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính của Ngân Hàng Công Thương phấn đấu đến 2010 đạt các thông số đánh giá an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế : Nợ quá hạn, nợ xấu dưới 3% , tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 8%. - Thực hiện các chính sách , cơ chế để đầu tư và đào tạo , phát triển nguồn nhân lực từ cán bộ quản lý , điều hành đến các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là bộ máy quản lý chủ chốt và đội ngũ cán bộ chuyên môn đầu ngành có trình độ chuyên môn cao. - Hoàn thiện hệ thống cơ chế , quy chế , quản trị điều hành , quy trình kỹ thuật nghiệp vụ , vừa đảm bảo cơ sở pháp lý anh toàn, đúng hướng trong mọi hoạt động , vừa thông thoáng , thuận lợi , cạnh tranh thu hút khách hàng - Nâng cao chất lượng các hệ số tài chính , phấn đấu đạt hệ số an toàn vốn bằng 8% vào trong năm 2007 ; hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân 15% từ năm 2006-2010 , tiền lương bình quân đầu người 300 USD năm 2006 và mức 500-600 USD năm 2010 . - Phát triển nhanh nguồn lực bằng việc đào tạo , quy hoạch , sắp xếp lại cán bộ , thu hút nhân tài , đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại mô hình tổ chức kinh doanh , với mục tiêu : “ xây dựng Ngân Hàng Công Thương Việt Nam thành Ngân Hàng thương mại hiện đại, tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất kinh doanh , tinh gọn , hiệu quả , đủ điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế”. - Phát triển nhanh nguồn kinh doanh và đổi mới hoạt động tính dụng theo nguyên tắc thương mại và thị trường . Thực hiện phương châm “ phát triển bền vững , an toàn , hiệu quả” , không phân biệt đối tượng , thành phần kinh tế , chú trọng phát triển tính dụng tiêu dùng.Nâng cao chất lượng , hiệu quả tính dụng . - Mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ , thị trường ngoại hối từng bước thâm nhập vào thị trường tiền tệ quốc tế thông qua việc quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nợ - có . - Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ , giữ vững kỷ cương điều hành ngăn chặn , phát hiện , khắc phục kịp thời những sai sót để hạn chế thấp nhất những rủi ro về tài sản và con người . - Bên cạnh hoạt động kinh doanh , Ngân Hàng Công Thương cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền , quảng bá hoạt động , gắn kết quả hoạt động kinh doanh với các chương trình xã hội mang tính cộng đồng làm cho hình ảnh của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam ngày càng rõ nét hơn trên thị trường trong nước và quốc tế . Mở ra nhiều thời cơ và cơ hội mới phát triển. Chương 2: Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Nam Định 1.Sơ lược đăc điểm, tình hình đơn vị 1.1.Đặc điểm, tình hình đơn vị -Tên đơn vị: Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định - Địa điểm trụ sở chính: 119 Quang Trung- thành phố Nam Định - Quá trình thành lập: Ngân hàng Công Thương tinht Nam Định tiền than là Ngân hàng Công Thương tỉnh Hà Nam Ninh được thành lập thánh 8/1988; tháng 3/1992 sau khi chia tách tỉnh Hà Nam Ninh. Thành lập Ngân hàng Công Thương tỉnh Nam Hà. Đến tháng 12/1996 tỉnh Nam Hà tiếp tục được chia tách, theo đó Ngân hàng Công Thương tỉnh Nam Định ra đời và từ đó đến nay quy mô hoạt động không ngừng lớn mạnh, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương từng bước ổn định và phát triển. -Tóm tắt cơ cấu tổ chức: Tổng số lao động: 116 người +Trình độ chuyên môn Trên đại học : 3 Đại học, cao đẳng : 86 Khác : 27 +Trình độ chính trị: Cao cấp : 4 Trung cấp : 5 +Tổ chức màng lưới: Phòng ban nghiệp vụ : 11 Phòng giao dịch : 5 Quỹ tiết kiệm : 3 +Tổ chức Đảng: Đảng bộ có 62 Đảng viên +Tổ chức Công đoàn : 116 đoàn viên - Đặc điểm của đơn vị, địa phương, những thuận lợi khó khăn trong thực hiện nghiệp vụ: Hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Nam Định diễn ra trong điều kiện tình hình kinh tế chính trị xã hội của tỉnh Nam Định nói chung ổn định, cơ sở hạ tầng đang được quan tâm đầu tư, công nghiệp trong tỉnh tăng trưởng khá, có nhiều làng nghề truyền thống. Đó là môi trường thuận lợi để Ngân hàng tiếp cận đầu tư vốn cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên so với tốc đọ phát triển chung của cả nước, Nam Định là một trong những tỉnh kinh tế phát triển tương đối châm, mức thu nhập của người dân chưa cao, ít dự án khả thi. Trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động, chịu sức ép cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh việc cơ chế lãi suất tiền gửi biến động tăng, có nhiều yếu tố khách quan khác gây khó khăn cho công tác huy động vốn của chi nhánh, trong khi lãi suất đầu ra không tăng theo nên phần nào cũng gây áp lực cho chi nhánh. Việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại chưa có điều kiện phát triển mạnh như các tỉnh và thành phố khác. - Cơ sở vật chất: luôn luôn được tăng cường, đến nay chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Nam Định có giá trị tài sản cố định hàng chục tỷ đồng gồm trụ sở chi nhánh- tòa nhà 4 tầng; 5 phòng giao dịch khang trang, sạch đẹp, được trang bị đầy đủ các thiết bị nội thất văn phòng cũng như hệ thống máy tính hiện đại bảo đảm thuận tiện cho hoạt động giao dịch, quản lý được an toàn 1.2. Chức năng nhiệm vụ Ngân hàng Công Thương tỉnh Nam Định là chi nhánh phụ thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam có chức năng nhiệm vụ chính là kinh doanh tiền tệ, tín dụng, góp phần đắc lực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực thi chính sách tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. 2.Cơ cấu tổ chức 2.1.Cơ cấu tổ chức P.Tổng hợp tiếp thị P.Quản lý rủi ro Chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Nam Định P.Khách hàng cá nhân P.Tiền tệ kho quỹ P.K Hàng số 1 P.K hàng số 2 P.Kế toán tài chính P. Dịch vụ thẻ P. Thanh toán Xuất nhập kaa P.Tổ chức hành chính P.T. Tin điện toán 3.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Năm 2007 hoạt động kinh doanh dịch vụ của Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định tiếp tục duy trì được sự ổn định và phát triển cho dù có nhiều khó khăn và trở ngại trong cạnh tranh về hoạt động huy động vốn và cho vay giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn. Nhưng bằng phong cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn, đầu tư cho vay có hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp tạo thêm việc làm cho người lao động. Trong năm qua Chi nhánh đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch NHCT Việt Nam giao : tốc độ huy động vốn tăng trưởng 12,8% , tốc độ cho vay nền kinh tế tăng trưởng 20,5% , kết quả trên đã góp phần vào thành tích chung của toàn bộ hệ thống và đóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định . 3.1.Hoạt động sử dụng vốn : Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định trong những năm gần đây có sự chuyển biến rõ rệt. Điều này thể hiện rất rõ tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng trong những năm gần đây. Trong thời đại nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập như hiện nay thì công tác tín dụng tại NHCT tỉnh Nam Định được đặc biệt coi trọng, là trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với những biện pháp thích hợp của ban lãnh đạo, hoạt động tín dụng tại ngân hàng đang ngày càng đổi mới và phong phú hơn để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị trường. Các năm 2005, 2006 và 2007 là 3 năm “ bứt phá tín dụng ” của NHCT tỉnh Nam Định. Hoạt động tín dụng có những tăng trưởng vượt bậc trong thời gian này và chất lượng tín dụng cũng được nâng cao hơn. Cuối năm 2007 tổng dư nợ cho vay của NHCT tỉnh Nam Định đạt 701.777 triệu đồng, tăng 119.560 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 20,5% và tỉ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0,0014% trên tổng dư nợ . Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng, hoạt động tiền mặt và tiền gửi NHNN cũng có nhiều thay đổi. Trong năm 2007 hoạt động thu chi tiền mặt vẫn được thực hiện một cách an toàn, hiệu quả góp phần vào hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng : tổng thu tiền mặt 2772 tỉ đồng, tăng 114 tỉ đồng so với năm 2006, chi tiền mặt 2770 tỉ đồng , tăng 112 tỉ đồng so với năm 2006. Trong đó, tiền gửi vào NHNN 812 tỉ đồng, giảm 218 tỉ đồng so với năm 2006. Điều này có thể làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng nhưng cũng đặt ra yêu cầu đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả . 3.2.Hoạt động khác : a.Hoạt động thanh toán : Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế của Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định ngày càng phát triển với các hình thức hoạt động như mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành L/C… Trong năm 2007 mặc dù hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng gặp không ít khó khăn như sự biến động của tỉ giá, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng chậm… nhưng hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn đạt những thành công nhất định. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ từ chỗ các năm trước phải nhờ sự hỗ trợ từ NHCT Việt Nam đến nay đã tự cân đối được lượng ngoại tệ để bán cho khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu, còn thừa hàng chục triệu USD điều chuyển về NHCT Việt Nam. Năm 2007 doanh số mua ngoại tệ : 35.310.951,30 USD, doanh số bán đạt : 35.075.175,16 USD và thu ngoại tệ đạt : 19.444.327 USD, chi ngoại tệ : 19.483.731 USD . Hoạt động kế toán - tài chính cũng có những thay đổi đáng kể. Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp thích hợp, giảm bớt những khâu không cần thiết trong các nghiệp vụ như mở tài khoản, chuyển rút tiền… tạo được sự tiện lợi và tâm lí thoải mái cho khách hàng đến giao dịch. Do đó ngân hàng đã thu hút được rất nhều khách hàng . Đến ngày 31/12/2007 đã có 1.996 khách hàng mở tài khoản tiền gửi không kể tài khoản tiền vay, trong đó có 419 khách hàng là tổ chức kinh tế. Năm 2007 khối lượng thanh toán của Chi nhánh thực hiện 25.862 tỉ đồng, tăng 3.875 tỉ đồng so với năm 2006, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt là 21.245 tỉ đồng. b.Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ : Với phương châm phát hiện và kịp thời ngăn ngừa những sai sót trong hoạt động kinh doanh nên Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định rất chú trọng công tác kiểm tra nội bộ trên tất cả các mặt nghiệp vụ như : Huy động vốn, tín dụng, kế toán, kho quỹ tại tất cả các điểm giao dịch của toàn chi nhánh. Điều này thực sự góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của NHCT tỉnh Nam Định . Bên cạnh đó, ban lãnh đạo ngân hàng quyết tâm xây dựng tổ chức vững mạnh, đoàn kết và dân chủ thống nhất . Xây dựng kỉ cương, nề nếp trong hoạt động kinh doanh. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của NHCT Việt Nam, NHCT tỉnh Nam Định đã tổ chức hội thảo “ Nâng cao chất lượng tín dụng ” tới toàn bộ đội ngũ làm công tác tín dụng, trưởng phó các phòng giao dịch cũng như lãnh đạo phụ trách kinh doanh tại chi nhánh nhằm thu được kết quả cao, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác cho vay cả về lí luận cũng như thực tiễn . 4.Muc tiêu đặt ra cho năm 2008 - Đẩy mạnh khai thác mọi nguồn vốn, hướng tới việc tạo lập một cơ cấu vốn cân đối, chi phí đầu vào thấp - Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý, giám sát, hướng tới một cơ cấu tín dụng an toàn. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng chỉ đạo của NHCT VN -Tập trung phát triển hoạt động dịch vụ để tăng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập phù hợp với sự phát triển của một ngân hàng hiện đại - Đảm bảo an toàn mọi mặt hoạt động, phát triển đúng định hướng chỉ đạo của NHCT VN - Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, Đoàn thể Chương 3: Phòng kế toán giao dịch 1.Chức năng Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chỉ tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vị Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý kho tiền và quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo quy định của Nhà nước và NHCTVN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng 2.Nhiệm vụ 2.1. Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày; nhận các dữ liệu/ tham số mới nhất từ NHCTVN; thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dich. 2.2. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: a. Mở đóng các tài khoản b. Thực hiện các giao dịch gửi rút tiền từ tài khoản c. Bán séc, ấn chỉ thường cho khách hàng theo quy định d. Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VNĐ, chuyển tiền ngoại tệ đi trong và ngoài nước. e. Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các séc du lịch, séc bảo chi… f. Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi… g. Thực hiện nghiệp vụ thấu chi( theo hạn mức được cấp) chiết khấu chứng từ có giá theo quy định h. Kiểm tra tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng i. Cung ứng các dịch vụ Ngân hàng khác( bảo quản giấy tờ có giá, internetbanking)… j. Hạch toán các khoản mua bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHCTVN 2.3. Thực hiện kiểm soát sau - Kiểm tra tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh - Thực hiện việc kiểm soát tài khoản điều chuyển vốn( ngoại tệ và VNĐ) với trụ sở chính; tra soát với Ngân hàng ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân - Kiểm tra đối chiếu các báo cáo kế toán thuộc phòng Kế toán giao dịch - Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập báo cáo và phân tích báo cáo - Chấm chứng từ kế toán phát sinh hàng ngày với liệt kê chứng từ và modul ứng dụng 2.4. Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanh toán liên Ngân hàng 2.5. Quản lý thông tin - Duy trì, quản lý hồ sơ thông tin khách hàng - Quản lý mẫu, dấu chữ ký của khách hàng 2.6. Quản lý séc và giấy tờ có giá… của các giao dịch viên và toàn chi nhánh 2.7. Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày 2.8. Lưu giữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ, số liệu theo quy định hiện hành của NHCTVN 2.9. Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCTVN 2.10. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng 2.11. Làm công tác khác do giám đốc giao Kết luận chung 1.Nhận xét chung Năm 2007 là một năm INCOMBANK đã rất thành công trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh cho hiệu quả bền vững lâu dài trên cơ sở đánh giá đúng nguồn lực tự có và do đó đạt được những thành tựu đáng kể. Bộ máy tổ chức quản lý nguồn nhân lực của Ngân hàng tiếp tục được ổn định và phát triển vững mạnh, phúc lợi dành cho cán bộ, nhân viên không ngừng được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó Ngân hàng còn gặp phải một số bất cập như: hệ thống chuẩn mực kế toán chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, kinh nghiệm về nghiệp vụ Ngân hàng còn thiếu, thiếu thông tin thị trường quốc tế, việc ứng dụng các thành tựu kho học thế giới vào hệ thống Ngân hàng còn nhiều hạn chế nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin… 2.Đề xuất đề tài Trước tình hình hội nhập của toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như của ngành ngân hàng nói riêng, vấn đề đặt ra đối với hệ thống Ngân hàng Công thương và Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định là phải hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong hoạt động tín dụng . Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và sau một thời gian thực tập tại NHCT tỉnh Nam Định, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định” . Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn cho đề tài này đựơc hoàn thiện hơn . MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12695.doc
Tài liệu liên quan