Đề tài Giới và quyền quyết định trong gia đình nông thôn ở vùng ven đô

- Nhanh chóng đưa ra khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lao động để giảm nhẹ cường độ lao động cho người phụ nữ. Coi đó là chính sách xã hội chứ không phải chính sách kinh tế đơn thuần. - Cần phải nâng cao kiến thức kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm tổ chức sản xuất cho người phụ nữ nông thôn. - Chính quyền cơ sở và các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến tạo điều kiện thuận lợi để giúp cho hai giới hiểu được vai trò, vị trí của mình. Ngoài ra cần có biện pháp cụ thể để hạn chế sự ảnh hưởng của các quan niệm truyền thống cổ hủ lạc hậu không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay.

doc39 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giới và quyền quyết định trong gia đình nông thôn ở vùng ven đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nhân : 21 ( 4,2%) * Công viên chức : 28(5,6%) * Lực lượng vũ trang : 5 ( 1%) * Nội trợ : 9 (1,8%) * Hưu trí : 33 (6,6% ) * Nghề khác : 40 (8%) + Độ tuổi : * <20 : 1(0,2%) * 20-29 : 27 (5,4%) * 30-39 : 153(30,7%) * 40-49 : 156( 31,3%) * 50-59 : 86 (17,3%) * > 60 : 75 ( 15,1% ) + Hôn nhân: * Chưa kết hôn : 13 (2.6%) * Đã kết hôn : 468 (94%) * Ly hôn : 8 (1.6%) * Ly thân: 1 ( 0.2%) * Giá : 8 (1.6%) - Phương pháp phỏng vấn sâu : Chọn mẫu ngẫu nhiên 5 người ở độ tuổi từ 25 tuổi trở lên, đã có gia đình theo tỉ lệ 2 nam, 3 nữ . - Phương pháp phỏng vấn nhóm : Tiến hành phỏng vấn nhóm chọn ngẫu nhiên 10 người đã có gia đình theo tỉ lệ 5 nam, 5 nữ . _ Phương pháp quan sát : Qua thực tế sinh hoạt và làm việc tại địa phương kết hợp với phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi tôi có sử dụng biện pháp quan sát như nghe, nhìn trong quá trình đi phỏng vấn để qua đó thu thập thông tin về các hiện tượng liên quan tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đồng thời quan sát thái độ của người trả lời nhằm đánh giá độ chính xác của thông tin thu được. _ Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích tài liệu thu thập được, số liệu thống kê và các tài liệu có liên quan khác nhằm so sánh đối chiếu và lấy thông tin. Đồng thời sử dụng báo cáo chi tiết của cán bộ xã Đại Yên về tình hình kinh tế- văn hoá- xã hội. 7. ý nghĩa của đề tài 7.1. ý nghĩa lý luận Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài không có mục đích đưa ra lý thuyết mới mà chủ yếu vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu thực tiễn nhằm tìm hiểu, xác định vai trò của người phụ nữ và nam giới đối với quyền quyết định các công việc trong gia đình . 7.2. ý nghĩa thực tiễn Báo cáo " Giới và quyền quyết định công việc trong gia đình nông thôn ở vùng ven đô " góp phần làm rõ thực trạng vai trò, địa vị của người phụ nữ và nam giới trong gia đình ở vùng nông thôn. Đồng thời qua báo cáo này chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong gia đình và ngoài xã hội về vai trò, chức năng, địa vị của người phụ nữ nông thôn. Từ đó có cách nhìn đúng đắn hơn, toàn diện hơn và tạo mọi điều kiện để chị em phụ nữ phát huy khả năng tích cực trong sự nghiệp đổi mới đất nước nhằm xây dựng một nước Việt Nam công bằng, dân chủ giàu mạnh. Phần nội dung chính Chương 1 : cơ sở lý luận và phương pháp luận 1. Cơ sở lý luận đề tài được viết có sử dụng một số khái niệm sau: 1.1. Khái niệm giới (Gender) “ Giới là một phạm trù xã hội được xác lập qua các đặc trưng văn hoá nhằm xác định các hành vi xã hội của nam giới và phụ nữ và mối quan hệ giữa hai giới tính đó. Bởi vậy giới không chỉ đề cập một cách giản đơn tới phụ nữ hoặc nam giới mà còn phản ánh mối quan hệ giữa hai đối tượng đó, cách thức phản ánh được cấu trúc về mặt xã hội’’. Giới đề cập đến những sự khác biệt giữa nam và nữ do xã họi quy định do đó giới không phải tự nhiên sinh ra mà là do sản phẩm của xã hội. Các nhà khoa học cho rằng giới là cấu trúc xã hội, nói cách khác giới là do xã hội tạo nên. ( Hoàng Bá Thịnh - Bài giảng xã hội học về giới và phát triển) . Vai trò giới Được định nghĩa là những hành vi, những quan điểm được trông đợi trong một xã hội đối với mỗi giới. Những vai trò này bao gồm các quyền và trách nhiệm được chuyển hoá đối với từng giới trong một xã hội cụ thể. ( Hoàng Bá Thịnh - Bài giảng xã hội học về giới và phát triển) Lý thuyết giới xuất phát từ những nguồn gốc sinh học mà nó xác định sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà. Những nguồn gốc sinh học này tạo nên nguyên liệu thô từ đó tổ chức những hành vi cụ thể được gọi là những vai trò giới. Các vai trò này hình thành thông qua quá trình xã hội hoá. Những vai trò này hướng dẫn các hành vi của hai giới được xem là phù hợp với mong đợi của xã hội. Các vai trò giới cơ bản bao gồm vai trò tái sản xuất, vai trò sản xuất, vai trò cộng đồng. Xã hội học của Parson đã dặt gia đình ở trung tâm của sự học hỏi xã hội. Về các vai trò của giới, theo Parson trong gia đình trẻ em học các vai trò tình cảm là cái được tạo nên bởi sự nuôi dưỡng, chăm sóc và trông nom của gia đình, những việc mà người phụ nữ đảm nhiệm. Các vai trò như sự thành đạt, làm kinh tế kiếm cơm do nam giới thực hiện. Theo quan điểm Parson những vai trò này giúp cho xã hội ổn định từ thế hệ này qua thế hệ khác. 1.3. Khái niệm gia đình Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là một “thiết chế xã hội”, là một đơn vị kinh tế độc lập, một đơn vị cơ sở của xã hội nên gia đình có mối quan hệ mật thiết với các tổ chức, các thiết chế xã hội khác. Các nhà xã hội học đưa ra khái niệm về gia đình như sau: “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính công đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người”.Sự biến đổi của gia đình ảnh hưởng đến sự biến đổi của xã hội. Có nhiều quan niệm khác nhau về gia đình. Theo quan điểm của nhà xã hội học Liên Xô A.G Khavchop trong tác phẩm “Hôn nhân và gia đình” đã định nghĩa “Gia đình là một hệ thống cụ thể lịch sử của các quan hệ qua lại giữa vợ-chồng, cha mẹ- con cái. Là một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên gắn liền với nhau bởi các quan hệ anh em thân thuộc, bởi cộng đồng sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức. Sự cần thiết xã hội của gia đình được ấn định bởi nhu cầu của xã hội trong việc tái tạo dân số về tinh thần và sức khỏe". Trong “ Cấu trúc xã hội” xuất bản năm 1999 của G.P Murdock đã định nghĩa như sau về gia đình :"Gia đình là một nhóm xã hội có đặc trưng là cùng cư trú, hợp tác và tái sản xuất kinh tế. Và ít nhất trong đó có quan hệ tình dục với nhau được xã hội tán thành, có một hoặc nhiều con cái (do họ đẻ ra hoặc do họ nhận con nuôi ) ". Hiện nay gia đình chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế xã hội, sự tác động của xã hội đối với mỗi gia đình khác nhau bởi mỗi gia đình có một tiểu văn hoá không giống nhau. Do vậy, phải xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình trong từng khu vực, từng thời kỳ lịch sử cụ thể để giải thích những biến đổi trong gia đình. Quyền uy : Quyền uy trong gia đình là mối quan hệ qua lại giữa các thế hệ, các giới trong gia đình thể hiện địa vị của họ thông qua quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình . 1.5. Chức năng của gia đình. Gia đình có các chức năng sau đây: + Chức năng sinh đẻ. + Chức năng kinh tế . + Chức năng giáo dục. + Chức năng chăm sóc người già và trẻ em . + Chức năng thoả mãn nhu cầu của các thành viên trong gia đình . + Chức năng thoả mãn nhu cầu tôn giáo . +Chức năng nghỉ ngơi, giải trí . +Chức năng thoả mãn nhu cầu tình dục . 1.6. Địa vị xã hội Địa vị xã hội là một vị trí xã hội xác định gắn với quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ tương ứng. ở đây vị trí xã hội được hiểu là chỗ đứng của một cá nhân trong cấu trúc xã hội nhất định . 1.7. Vai trò xã hội Vai trò xã hội chính là mong đợi xã hội về một mô hình hành vi xác định tương ứng với một vị trí xã hội trong một cấu trúc xã hội. Trong cuốn từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên, xuất bản năm 1994 định nghĩa vai trò của Stoetzel về vai trò như sau: “ Khái niệm vai trò được hiểu theo nghĩa rộng là tập hợp của những ứng xử của mỗi cá nhân mà người khác và xã hội mong chờ ở nó.” 2. Phương pháp luận Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử: Trong quá trình nghiên cứu để viết báo cáo đề tài có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử như một cơ sở phương pháp luận cho quá trình nghiên cứu. 2.2 Tiếp cận theo quan điểm về giới : Trên cơ sở quan điểm xã hội học về giới là khoa học về các đặc tính tâm lý văn hoá xã hội của mối quan hệ giữa nam và nữ. Mối quan hệ đó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của điều kiện kinh tế xã hội. Vận dụng lý thuyết giới để thấy được quyền quyết định trong gia đình. 2.3 Tiếp cận lý thuyết vai trò : Sử dụng lý thuyết vai trò để làm rõ vai trò của nam và nữ từ đó thấy được vai trò giới trong quan hệ gia đình . 2.4 Tiếp cận quan điểm của xã hội học gia đình, xã hội học văn hoá: khi giải quyết mối quan hệ giữa vợ và chồng. Từ đó thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của vai trò giới đến quyền quyết định công việc trong gia đình. 2.5. Tiếp cận theo quan điểm phát triển : Nghiên cứu xem xét vấn đề gắn với sự phát triển của đất nước. 2.6. Tiếp cận theo quan điểm lịch sử cụ thể : Đặt sự phát triển của gia đình trong hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể để thấy những mặt tiến bộ, phù hợp với xã hội đương đại. 3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Gia đình là một phạm trù xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và không ngừng biến đổi cùng với bước tiến của nền văn minh nhân loại. Hiện nay, gia đình Việt Nam đang ở trong giai đoạn quá độ từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại. Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần đồng thời thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội và mở rộng giao lưu quốc tế có tác dụng phát huy tiềm lực của đất nước nói chung. Từ đó dẫn tới sự chuyển biến của các gia đình trong đó có sự biến đổi vai trò của các thành viên ảnh hưởng đến quyền quyết định chính các công việc trong gia đình giữa hai giới. Gia đình còn có tư cách là một thiết chế xã hội, một đơn vị kinh tế độc lập và là một đơn vị cơ sở của xã hội nên gia đình có quan hệ mật thiết với các tổ chức, các thiết chế xã hội khác. Sự biến đổi của gia đình ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến đổi của xã hội. Chính vì lẽ đó trong những năm gần đây đã có rất nhiều tổ chức, đơn vị khác nhau tham gia nghiên cứu gia đình và giới. Nhiều hướng nghiên cứu đã được triển khai và kết quả đang góp phần vào phục vụ sự phát triển của đất nước. Có thể đơn cử như : Viện xã hội học, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Khoa xã hội học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn... - Luận án Thạc sĩ “ Sự phân công lao động trong gia đình nông thôn Việt Nam’’ của thạc sĩ Lê Thái Thị Băng Tâm nhằm chỉ ra vai trò của phụ nữ và nam giới trong công việc ở cấc gia đình nông thôn . -Bài viết “ ảnh hưởng của môi trường sống, lao động đến sức khoẻ của phụ nữ nông thôn” xuất bản năm 2001 tại Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia của Tiến sĩ Hoàng Bá Thịnh đặt trọng tâm vào nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của người phụ nữ nông thôn. - Bài viết của Giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết và Tiến sĩ Hoàng Bá Thịnh “Mấy nét tổng quan về môi trường lao động trong nông nghiệp, công nghiệp, và sức khoẻ phụ nữ ” Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia năm 2001. - Bài viết “Vấn đề giới trong kinh tế hộ tìm hiểu sự phân công lao động nam nữ trong gia đình ngư dân ven biển miền Trung” của Lê Tiêu La và Lê Ngọc Hùng trên tạp chí xã hội học số 3-1998 đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu giới. - Bài viết “ Vài nét về đời sống và vai trò của người phụ nữ nông dân ttrong gia đình” của Nguyễn Thị Thanh Tâm trên cuốn “ Một vài nét nghiên cứu về gia đình Việt Nam năm 1990 đề cập đến vai trò, vị trí của người phụ nữ trong kinh tế và đời sống gia đình. Tuy nhiên đề tài này khi đặt trong bối cảnh xã Đại Yên, một xã ven đô trong công cuộc đổi mới ngày nay thì có rất nhiều đặc thù riêng, nhiều vấn đề đáng được quan tâm nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu cụ thể. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài “ Giới và quyền quyết định trong gia đình nông thôn ở vùng ven đô” qua khảo sát xã hội học tại xã Đại Yên làm báo cáo thực tập của mình. Để thực hiện nghiên cứu báo cáo này tôi dựa trên cơ sở kinh nghiệm và kết quả tri thức của những người đi trước đồng thời sử dụng kết quả thực tế điều tra tại xã Đại Yên. Báo cáo nhằm chỉ ra vai trò giới đối với quyền quyết định công việc trong gia đình. chương 2 : nội dung nghiên cứu 1 . Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội xã Đại Yên -TP Hạ Long 1.1 Một vài nét về đặc điểm tự nhiên Xã Đại Yên đuợc thành lập ngày 7/5/1961 thuộc huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, đến ngày 6/8/2001 xã Đại Yên và Việt Hưng tách khỏi huyện Hoành Bồ và nay thuộc thành phố Hạ Long. Đại Yên được coi là cửa ngõ thành phố với diện tích tự nhiên là 4475 ha có 2000 ha đất rừng, 720 ha đất nuôi trồng thuỷ sản còn lại là đất ở và giao thông. Đại Yên giáp với xã Quảng Ngà và xã Dân Chủ thuộc huyện Hoành Bồ phía đông giáp xã Việt Hưng và một phần thành phố Hạ Long, phía nam giáp xã Hồng Tân, phía tây giáp xã Minh Thành. Dân số của xã bao gồm 1898 hộ với 7937 khẩu. Có 99% là người dân tộc Kinh còn lại 1% là người Hoa và người Tày. Hiện nay xã được chia làm 10 thôn, khu trong đó có 5 thôn là: Yên Cư, Quỳnh Trung, Đại Đán, Minh Khai, Cầu Trắng và 5 khu là : Khu 1, Khu 2, Khu 3, Khu 4, Khu 5, Khu 6. Ngoài ra Đại Yên còn có quốc lộ 18 chạy qua đó là điều kiện thuận lợi cho Đại Yên phát triển kinh tế xã hội . 1.2 Đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội * Về kinh tế Từ trước đến nay kinh tế ở Đại Yên chủ yếu là phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp trong đó có 916 hộ chuyên sản xuất cấy lúa, trồng màu, 122 hộ khai thác nhựa thông để chế biến xà phòng, hàn điện tử, 70 hộ nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản tự nhiên, 200 hộ kinh doanh dịch vụ theo trục đường quốc lộ 18, và 516 hộ hưu trí và nghề khác . Trong sản xuất, Đại Yên đã áp dụng mạnh mẽ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý tốt các công trình thuỷ lợi hiện có, tiếp tục củng cố và nâng cấp các mương nhánh để đảm bảo phục vụ toàn diện nhu cầu sản xuất của nhân dân, quản lý chặt chẽ các khâu dịch vụ như giống, thuốc phòng trừ dịch hại. Tăng cường bảo vệ và phát triển vốn rừng, phát huy tốt các dự án trồng mới và chăm sóc rừng. Bảo vệ tốt môi trường sông, biển, hồ, đặc biệt chú trọng về kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất nhằm phát triển mô hình nuôi tôm sú, sò huyết và các loại cá có giá trị cao . * Về cơ sở hạ tầng Xã tổ chức làm mới 4 đường tiểu mạch có chiều dài gần 1,6 km với tổng kinh phí là 581 triệu đồng trong đó vốn thành phố cấp 60%( 348 triệu đồng) vốn do nhân dân đóng góp là 40%( 232,4 triệu đồng). Tiến hành hoàn thiện trụ sở UBND xã, thi công đường tiểu mạch liên thôn, xây dựng nhà văn hoá. Xã đã tiến hành tu sửa nâng cấp các đường nhánh điện, cung cấp 565 nghìn kwh điện cho nhân dân sử dụng. * Về văn hoá Xã tiến hành tổ chức tốt đời sống văn hoá tại các thôn, khu, tổ dân từ việc cưới, việc tang, đến tổ chức các lễ hội và các ngày trọng đại trong năm. Quản lý tốt các hoạt động văn hoá lành mạnh, ngăn chặn kịp thời các luồng văn hoá độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt văn hoá và tinh thần cho nhân dân. Trung tâm văn hoá cũng được duy trì và thường xuyên đón các đoàn nghệ thuật về phục vụ nhân dân. Triển khai tốt chương trình xây dựng làng văn hoá. Thường xuyên tuyên truyền chính sách pháp luật và các thông tin kinh tế xã hội, các chủ trương, các kế hoạch hoạt động của Đảng uỷ, chính quyền, các đoàn thể trong thôn. * Về giáo dục Số người có trình độ Đại học và trên Đại học là 8% . PTTH, THCS là 30%. Tiểu học là 62%. Xã Đại Yên đã hoàn thành tốt công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2002. Xã có 3 trường: - THCS có 19 lớp học gồm 43 giáo viên và 704 học sinh . - Tiểu học có 35 lớp gồm 49 giáo viên và 851 học sinh. - Trường mầm non có 6 lớp gồm 17 giáo viên và 190 học sinh. * Về y tế Toàn xã có một trạm y tế gồm 4 cán bộ, 1 bác sĩ, 4 y sĩ và 10 cán bộ y tế thôn bản. Theo đánh giá của cơ quan chính quyền địa phương trong năm qua trạm y tế đã phát huy tốt công tác chuyên môn, tổ chức thường trực tại trạm 24/24 giờ, chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh kịp thời cho nhân dân, hạn chế được bệnh dịch, thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia . * Về an ninh trật tự Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, thôn khu, tổ đân phát huy mạnh mẽ phong trào an ninh tự quản, quản lý tốt hộ tịch, hộ khẩu. Thường xuyên tuần tra canh gác, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra trên địa bàn. Chủ động triển khai kế hoạch phòng chống tệ nạn xã hội, kêu gọi toàn dân cùng tham gia phòng chống tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội. 2. Sự phân công lao động trong gia đình Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Đồng thời với nó vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội cũng được nâng lên. Bởi vậy việc phân công lao động trong gia đình cũng cần phải biến đổi để phù hợp với xu hướng ấy. Nếu như trước đây hầu hết mọi việc lớn trong gia đình đều do người đàn ông quyết định thì hiện nay việc vợ chồng cùng bàn bạc để đưa ra những quyết định hợp lý đối với các công việc của gia đình không còn là điều mới mẻ. Tuy nhiên, trên thực tế qua khảo sát tại xã Đại Yên, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi nhận thấy: Mặc dù bộ mặt nông thôn ngày nay đã thay đổi rất nhiều, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao song sự phân công lao động theo giới trong gia đình vẫn chưa có nhiều thay đổi. Nhìn chung, lao động chính trong gia đình vẫn do người phụ nữ đảm nhiệm. Hầu hết trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp hay hoạt động lao động trong gia đình tỉ lệ người vợ tham gia nhiều hơn so với chồng. Họ phải chăm lo phần lớn các hoạt động thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại của gia đình: chăm sóc chồng con, chi tiêu hàng ngày... Ngay cả trong trường hợp vợ chồng cùng tham gia vào công việc trong gia đình thì gánh nặng chủ yếu vẫn đặt lên vai người phụ nữ. Người vợ thường đóng vai trò thực hiện còn người chồng chỉ giúp đỡ phần nào. " Mọi việc trong gia đình chị đều làm tất khi nào rảnh rỗi anh ấy cũng giúp' (Nữ, 32 tuổi, thôn Minh Khai, xã Đại Yên). " Thỉnh thoảng chú cũng giúp cô cơm nước nhà cửa” ( Nam, 40 tuổi, thôn Minh Khai, xã Đại Yên). Mặc dù phụ nữ phải lao động vất vả song lao động gia đình vẫn chưa được gia đình và xã hội nhìn nhận đúng đắn. Trong khi nam giới chủ yếu được tiếp xúc với con người, với xã hội Họ thay mặt gia đình đi họp chính quyền, đi dự hội hè đình đám, thăm hỏi, thì ngược lại phụ nữ đa số phụ nữ phải quanh quẩn với công việc nhà, việc không tên. Từ đời này qua đời khác những thói quen này trở thành tập quán và đi vào đời sống văn hoá như một trở ngại tinh thần khó phá bỏ. Bởi vậy việc dần dần phá bỏ thói quen cũ và thiết lập thói quen mới là một quá trình phức tạp và lâu dài chứ không thể giải quyết một sớm một chiều. Ngoài ra việc hình thành thói quen mới không chỉ phụ thuộc vào một vài người mà còn cần có sự ủng hộ và hợp tác của tất cả các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên ta không thể phủ nhận sạch trơn rằng vị trí của người phụ nữ xưa và nay không có thay đổi gì. Qua sự phân công lao động trong gia đình chúng tôi nhận thấy phụ nữ nông thôn không chỉ trước kia mà ngay cả bây giờ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của gia đình. Hầu hết mọi công việc trong gia đình từ cơm nước, giặt giũ, chăm sóc con cái, đến công việc đồng áng vẫn dồn lên đôi vai của người phụ nữ. Sự thay đổi lớn là ngày nay phụ nữ đã có nhiều quyền lợi hơn, độc lập hơn trong việc quyết định cuộc sống của mình và vị trí của họ cũng được đề cao hơn. Vậy với vai trò quan trọng như thế thì tiếng nói quyết định của họ về những vấn đề lớn của gia đình so với chồng liệu có thay đổi như thế nào ? 3. Giới và quyền quyết định trong gia đình Việt Nam là một nước chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, đề cao vai trò của nam giới và coi nhẹ vai trò của nữ giới. Trong xã hội truyền thống, người chồng có vai trò là trụ cột kinh tế, tạo ra nguồn thu nhập chính trong gia đình còn người vợ đóng vai trò làm nội trợ, chăm sóc con cái. Trong gia đình, người chồng có toàn quyền quyết định mọi công việc, phụ nữ chỉ là cái bóng mờ nhạt bên cạnh nam giới và hoàn toàn phục tùng nam giới. Quyền hạn quyết định của người vợ không vượt quá những công việc chi tiêu hàng ngày, chăm sóc con cái và các nhu cầu cơ bản của các thành viên. Khác với xã hội phong kiến, hiện nay phụ nữ ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong gia đình. Đó là một phần thiết yếu để nâng cao quyền quyết định của chị em phụ nữ nông thôn. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy xem xét quyền quyết định của phụ nữ và nam giới trong từng vấn đề cụ thể. 3.1 Quyền quyết định của phụ nữ và nam giới trong hoạt động sản xuấ Qua khảo sát tại xã Đại Yên, chúng tôi nhận thấy đối với các công việc trong sản xuất như: sử dụng đất, vốn cho sản xuất,... tỉ lệ người phụ nữ (người vợ) quyết định có sự chênh lệch nhau đáng kể so với người đàn ông (người chồng): 26,8% so với 7,4% và 20,7% so với 8,6% nhưng tỉ lệ phần trăm cả hai vợ chồng cùng bàn bạc, quyết định lại lớn hơn rất nhiều (65,3% và 70,5%). Điều đó chứng tỏ rằng mối quan hệ vợ chồng trong các gia đình nông thôn hiện nay đã khá dân chủ, bình đẳng khác xa với xã hội truyền thống. Bảng 1: Quyết định trong sản xuất Quyền quyết định trong sản xuất Chồng Vợ Cả hai Người khác ý kiến khác Tổng cộng Sử dụng đất 112 26.8% 31 7.4% 273 65.3% 2 0.5% 0 0% 418 100% Vốn cho sản xuất 82 20.7% 34 8.6% 279 70.5% 1 0.3% 0 0% 396 100% Có thể nói rằng, người chồng đóng vai trò trụ cột trong gia đình nên tiếng nói của người chồng vẫn quan trọng hơn. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội thì phụ nữ không còn ở địa vị phụ thuộc nữa. Họ đã có cơ hội bàn bạc với chồng nhiều hơn. Chúng ta hãy xem xét quyền quyết định chính những công việc theo các mối tương quan. + Tương quan nghề nghiệp với quyền quyết định Bảng 2 : Tương quan giữa nghề nghiệp và quyết định trong sản xuất Quyền quyết định sử dụng đất Chồng Vợ Cả hai Người khác ý kiến khác Tổng Nông nghiệp 65 23.4% 17 6.1% 150 6.1% 2 0.7% 44 15.8% 278 100% Lâm nghiệp 11 22.4% 5 10.2% 26 53.1% 0 0% 7 14.3% 49 100% Ngư nghiệp 10 28.6% 2 5.7% 22 62.9% 0 0% 1 2.8% 35 100% Cán bộ công nhân viên 9 16.7% 3 5.6% 30 55.6% 0 0% 12 22.1% 54 100% Khác 17 20.7% 4 4.9% 45 54.9% 0 0% 16 19.5% 82 100% Quyền quyết định vốn cho sản xuất Nông nghiệp 49 17.6% 18 6.5% 156 56.1% 1 0.4% 54 19.4% 278 100% Lâm nghiệp 6 12.2% 7 14.2% 26 53.1% 0 0% 10 20.5% 49 100% Ngư nghiệp 9 25.8% 4 11.4% 18 51.4% 0 0% 4 11.4% 35 100% Cán bộ công nhân viên 7 13% 2 3.7% 31 57.4% 0 0% 14 25.9% 54 100% Khác 11 13.4% 3 3.7% 48 50% 0 0% 20 24.4% 82 100% Bảng 2 cho thấy: Nếu so sánh giữa các nhóm nghề nghiệp với nhau thì trong công việc ruộng đồng, nơi mà chị em phụ nữ phải làm nhiều việc nhất từ khâu làm đất, gieo trồng, làm cỏ, bỏ phân, cấy hái, thu hoạch,thì vai trò quyết định của người phụ nữ lớn hơn so với trong các nghề khác. * Quyền quyết định sử dụng đất của chị em phụ nữ trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ 6.1% so với 4.9% trong các nghề khác và quyết định trong vốn cho sản xuất là 6.5% so với 3.7% trong các nghề khác. * Quyền quyết định về sử dụng đất và vốn cho sản xuất của nam giới chiếm tỉ lệ 23.4% so với 20.7% và 17.6% so với 13.4%trong các nghề khác. * Với các nghề như lâm nghiệp, ngư nghiệp, nơi mà chị em phụ nữ ít tham gia lao động hơn thì quyền quyết định của họ cũng giảm hơn so với trong nông nghiệp. Hầu hết ở nghành nghề này nam giới đóng vai trò chủ yếu. Phải chăng quyền quyết định của người phụ nữ trong sản xuất phụ thuộc vào sự tham gia của họ trong chính các vấn đề đó? * Quyền quyết định của người chồng trong vấn đề sử dụng đất và vốn cho sản xuất cao hơn so với người phụ nữ ( 23.4% so với 6.1% và 17.6% so với 6.5%). Đối với nghề khác tỉ lệ quyết định của nam giới cũng vẫn cao hơn so với người phụ nữ ( 20.7% so với 4.9% trong sử dụng đất và 13.4% so với 4.7% trong vốn cho sản xuất). Như vậy người chồng vẫn là người quyết định trong sản xuất. Tóm lại, xét theo nhóm nghề nghiệp chúng ta có thể nhận thấy hiện nay trong sản xuất tỉ lệ phụ nữ quyết định và tham gia bàn bạc với chồng để cùng ra quyết định tăng lên theo mức đóng góp công sức lao động của chị em. Nói cách khác ở lĩnh vực họ làm thường xuyên hơn thì quyết định của họ ngày càng được tôn trọng hơn. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, chị em phụ nữ nông thôn đã rất tích cực trong các hoạt động kinh tế, dù tham gia nhiều hay ít thì tỉ lệ chị em tham gia cùng bàn bạc và quyết định với chồng cũng khá hơn. Điều đố chứng minh rằng quyền quyết định của phụ nữ đã được nâng lên đáng kể. + Xét tương quan giữa học vấn và quyền quyết định Bảng 3: Học vấn của đối tượng điều tra Mù chữ Tiểu học THCS THPT Khác Tổng Nam 15 6% 50 20% 120 48% 46 18.4% 19 7.6% 250 100% Nữ 10 4% 76 30.7% 117 47.1% 36 14.5% 9 3.7% 248 100% Tổng 25 10% 126 50.7% 237 95.1% 82 32.9% 28 11.3% 498 100% Qua khảo sát tại xã Đại Yên chúng tôi nhận thấy nhìn chung trình độ học vấn ở đây chưa cao. Trình độ học vấn của nam giới hơn hẳn trình độ học vấn của nữ giới. Trong số nam giới được hỏi có 6% mù chữ và phụ nữ chiếm 4%, nam giới đạt trình độ tiểu học chiếm 20% và phụ nữ chiếm 30.7%. Nhưng số nam giới có trình độ THCS trở lên chiếm tỉ lệ cao hơn phụ nữ nhiều và trình độ học vấn càng cao nam giới càng chiếm tỉ lệ cao hơn phụ nữ. Điều này cho thấy việc học tập của phụ nữ ở nông thôn chưa được chú ý, cơ hội để phụ nữ học hành chưa được ngang bằng như của nam giới. Vậy trình độ học vấn như vậy có ảnh hưởng gì đến quyền quyết định chính trong gia đình của người phụ nữ ? Nhìn vào bảng số liệu 4: Tương quan giữa trình độ học vấn và quyền quyết định chúng ta nhận thấy tỉ lệ bàn bạc để đi đến quyết định của cả hai vợ chồng tương đối cao. Nhóm phụ nữ có trình độ học vấn tiểu học, THCS, THPT, tham gia quyết định sử dụng đất và vốn cho sản xuất rất ít (11.9%, 4.2%, 2.4% trong sử dụng đất và 12.7%, 5.1%, 3.6% trong vốn cho sản xuất). Điều này là do tỉ lệ phụ nữ ở 3 nhóm học vấn này rất ít trong cơ cấu mẫu. Bảng 4: Tương quan giữa trình độ học vấn với quyền quyết định Quyền quyết định sử dụng đất Chồng Vợ Cả hai Người khác ý kiến khác Tổng Mù chữ 3 12% 3 12% 14 56% 0 0% 5 20% 25 100% Tiểu học 29 23% 15 11.9% 61 48.4% 0 0% 21 16.7% 126 100% THCS 54 22.9% 10 4.2% 137 58% 1 0.4% 35 14.7% 237 100% THPT 19 23.2% 2 2.4% 47 57.3% 1 1.2% 13 15.9% 82 100% Khác 7 25% 1 3.6% 14 50% 0 0% 6 21.4% 28 100% Quyền quyết định vốn cho sản xuất Mù chữ 3 12% 3 12% 14 56% 0 0% 5 20% 25 100% Tiểu học 24 19% 16 12.7% 57 45.2% 0 0% 29 23.1% 126 100% THCS 37 15.6% 12 5.1% 142 60% 1 0.4% 45 19% 237 100% THPT 13 15.8% 3 3.6% 50 61% 0 0% 16 19.6% 820 100% Khác 5 17.8% 0 0% 16 57.1% 0 0% 7 25% 28 100% Đối với nam giới, càng ở cấp học cao thì tỉ lệ nam giới quyết định công việc trong sản xuất càng cao. Nam giới có trình độ tiểu học chiếm tỉ lệ quyết định công việc sử dụng đất là 22.9% trong khi nữ giới chỉ chiếm 4.2% và đối với quyền quyết định vốn cho sản xuất là 15.6% so với 5.1%. Có thể lí giải điều này như sau: Trước đổi mới mặc dù đã có những tiến bộ nhất định trong bình đẳng giới, song cơ hội để người phụ nữ học hành chưa được ngang bằng như của nam giới. Điều đó dẫn tới một thực tế là hiện nay trình độ học vấn giữa người chồng và người vợ còn chênh lệch nhau đáng kể. Người phụ nữ có trình độ học vấn thấp vẫn bị lệ thuộc vào chồng, họ dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. Tư tưởng phong kiến gia trưởng còn tồn tại nặng nề và sâu sắc, họ cho rằng việc nhà là việc của đàn bà những việc to tát do đàn ông gánh vác nên số phụ nữ trình độ học vấn thấp tham gia quyết định công việc trong sản xuất ít. Họ bị lệ thuộc vào chồng đặc biệt người chồng học vấn càng cao thì lệ thuộc càng nhiều. Thực trạng trên là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nhận thức là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh đối với quyền quyết định công việc trong gia đình. Để giải quyết vấn đề này chúng ta không thể nóng vội, không thể đòi hỏi ngay một sự bình đẳng tuyệt đối giữa vợ và chồng mà chúng ta phải nhận thức rằng mọi sự thay đổi thực sự bao giờ cũng là một quá trình tạo lập từng bước một. Hơn nữa chúng ta cần xác định rằng để thay đổi nhận thức con người là một vấn đề vô cùng khó khăn và nan giải nhất là đối với người có trình độ học vấn thấp. Bởi vậy chúng ta phải kiên trì tạo lập từng bước một với một hệ thống và các biện pháp thích hợp trong đó biện pháp quan trọng và tích cực nhất là nâng cao trình độ của người phụ nữ. Đó là con đường quan trọng giúp phụ nữ nâng cao vai trò của mình trong gia đình. Đối với phụ nữ và nam giới có trình độ THPT tỉ lệ cả hai người cùng quyết định công việc trong sản xuất cao (58% trong sử dụng đất và 60% trong vốn cho sản xuất). Lý do là họ dễ đi đến thống nhất quan điểm khi cả hai vợ chồng có trình độ học vấn tương đương. Họ ý thức được vai trò của nhau trong gia đình. Khi phụ nữ có trình độ cao, nhận thức của họ không còn bị bó hẹp hay phụ thuộc vào bên ngoài. Họ ý thức được mình hoàn toàn có cơ hội như nam giới. Chúng ta nhận thấy ở mỗi trình độ học vấn khác nhau thì quyền quyết định công việc của phụ nữ và nam giới khác nhau. Trên thực tế, người phụ nữ nông thôn quanh năm bận rộn, đầu tắt mặt tối với những công việc đồng ruộng, chăn nuôi, nhà cửa chăm sóc chồng con, cơm nước,... Mọi gánh nặng công việc đều dồn lên vai họ. Họ không còn thời gian để học tập nâng cao trình độ, họ ít có cơ hội tiếp xúc với phương tiện truyền thông để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong khi đó nam giới có nhiều cơ hội để hiểu biết hơn phụ nữ, cũng như có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nhất là biết sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất như thế nào để có hiệu quả. Mặc dù lao động chủ yếu trong gia đình là do bàn tay của, công sức của người vợ nhưng người chồng lại đóng vai trò chỉ đạo thực hiện điều hành công việc ''Anh ấy đi ra ngoài nhiều tiếp thu học hỏi kinh nghiệm rồi về bàn bạc với chị để hai vợ chồng cùng quyết '' ( Nữ 30 tuổi, thôn Quỳnh Trung, xã Đại Yên). ''Kinh nghiệm sản xuất thì chồng học hỏi, họ là đàn ông còn phụ nữ mình chỉ làm theo thôi ' (Nữ 32 tuổi, thôn Minh Khai, xã Đại Yên). Như vậy có nhiều lý do khiến quyền quyết định của người phụ nữ chưa được nâng cao như mong muốn trong đó trình độ học vấn là một trong những lý do quan trọng . + Xét tương quan quy mô hộ gia đình và quyền quyết định Bảng 5: Tương quan giữa quy mô hộ gia đình và quyền quyết định Quyền quyết định sử dụng đất Chồng Vợ Cả hai Người khác ý kiến khác Tổng 1-2 người 3 12.5% 5 20.8% 10 41.7% 0 0% 6 25% 24 100% 3-4 người 47 19.4% 15 6.2% 14 59.5% 2 0.8% 34 14.1% 242 100% 5-6 người 53 28.6% 8 4.3% 91 49.2% 0 0% 33 17.9% 185 100% Trên 6 người 9 19.1% 3 6.4% 28 59.6% 0 0% 7 71.9% 47 100% Quyền quyết định vốn cho sản xuất 1-2 người 2 8.3% 4 16.7% 12 50% 0 0% 6 25% 24 100% 3-4 người 35 14.5% 16 6.6% 145 60% 1 0.4 % 45 18.6% 242 100% 5-6 người 37 20% 11 5.9% 95 51.4% 0 0% 42 22.7% 185 100% Trên 6 người 8 17% 3 6.4% 27 57.4% 0 0% 9 19.2% 47 100% Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy: Tỉ lệ cả hai vợ chồng bàn bạc ở quy mô hộ gia đình từ 3-4 người rất cao ( 59.5% so với 41.7%, 49.2%, và 56.9%), ( 60% so với 50%, 51.4%, và 57.4%). Tỉ lệ phụ nữ và nam giới quyết định các công việc cũng khác nhau ở quy mô hộ gia đình. Trong hộ gia đình từ 1-2 người tỉ lệ phụ nữ quyết định công việc cao hơn hẳn so với quy mô hộ gia đình khác (20.8% so với 6.2%, 4.3%, và 6.4%); (16.7% so với 6.6%, 5.9% và 6.4%). Nguyên nhân là ở quy mô hộ gia đình này người phụ nữ không phải chịu áp lực của cha mẹ chồng khi quyết định công việc. Điều đó cho thấy quyền được tham gia bàn bạc và quyết định công việc của người phụ nữ có tiến bộ hơn. Tuy nhiên, ở từng quy mô hộ gia đình có sự khác nhau nhất định . Quy mô hộ gia đình càng nhiều người thì vai trò quyết định của người phụ nữ càng giảm. Qua phỏng vấn sâu cũng thu được kết quả tương tự ở quy mô hộ càng nhiều người thì tỉ lệ người vợ tham gia bàn bạc và quyết định càng thấp. ở quy mô hộ gia đình từ 5-6 người tỉ lệ nam giới quyết định công việc cao hơn so với quy mô hộ gia đình khác (28.6% so với 12.5%, 19.4%, và 19.1%), (20% so với 8.3%, 14.5%, và 17%). Qua đây chúng ta nhận thấy sự khác biệt về quyền quyết định trong sản xuất ở các quy mô hộ gia đình khác nhau. Vậy phải chăng ở những hộ gia đình đông người lại cản trở người phụ nữ trong việc khẳng địmh vai trò, vị trí của mình bởi những tư tưởng cổ hủ lỗi thời ? Phải chăng ở những gia đình hạt nhân hai thế hệ thì sự bàn bạc giữa hai vợ chồng có sự ngang bằng hơn. Một vấn đề nữa qua khảo sát nghiên cứu tại Đại Yên chúng tôi nhận thấy rằng ở những hộ gia đình từ 1-2 người và 3- 4 người phân công lao động trong gia đình căn cứ vào thế mạnh của mỗi giới, có lợi cho sự ổn định và bền vững của gia đình. Cùng với nó là quyền quyết định của phụ nữ cũng nâng lên hoặc giảm xuống trong từng lĩnh vực mà mình tham gia nhiều hay ít. + Xét tương quan giới tính và quyền quyết định Bảng 6: Tương quan giới tính và quyền quyết định Quyền quyết định sử dụng đất Chồng Vợ Cả hai Người khác ý kiến khác Tổng Nam 56 22.4% 6 2.4% 149 59.6% 0 0% 39 15.6% 250 100% Nữ 56 22.6% 25 10.1% 124 50% 2 0.8% 41 16.5% 248 100% Quyền quyết định vốn cho sản xuất Nam 40 16% 8 3.2% 156 62.4% 0 0% 46 18.4% 250 100% Nữ 42 16.9% 26 10.5% 123 49.6% 1 0.4% 56 22.6% 248 100% Quan sát số liệu trên ta nhận thấy : Tỉ lệ nam giới và phụ nữ cho rằng cả hai cùng quyết định trong công việc sản xuất rất cao 59% và 50% đối với sử dụng đất, 62.4%và 49.6% trong vốn cho sản xuất. Số nam giới cho rằng người chồng quyết định nhiều hơn vợ cũng chiếm tỉ lệ cao 22.4% so với 2.4% trong sử dụng đất và 16% so với 3.2% trong vốn cho sản xuất. Nhưng ở phụ nữ con số này lại khác phụ nữ cho rằng người vợ cũng chiếm phần quyết định trong sản xuất đã cao gấp 3 lần so với đánh giá của nam giới ( 10.1% so với 2.4%, 10.5% so với 3.2% ). Như vậy, người phụ nữ đã tự ý thức về vai trò của mình trong gia đình. Đây là một tiến bộ lớn để người phụ nữ vươn cao hơn trong gia đình và ngoài xã hội. 3.2 Quyền quyết định của người phụ nữ và nam giới nông thôn trong các công việc chi tiêu trong gia đình Qua khảo sát tại xã Đại Yên, mô hình khá phổ biến hiện nay là vợ chồng cùng bàn bạc, quyết định những khoản chi tiêu lớn. Còn người vợ hoàn toàn chịu trách nhiệm quản lý chi tiêu nhỏ, các công việc nội trợ. Qua phỏng vấn, hầu hết các ý kiến đều cho thấy phụ nữ là người quyết định chính trong việc chi tiêu ăn uống cũng như chăm sóc con cái, giáo dục con, quan hệ với cha mẹ. Điều này khiến cho họ càng bị cột chặt vào công việc nội trợ của gia đình. Bảng 7: Quyền quyết định trong chi tiêu lớn trong gia đình(%) Chồng Vợ Cả hai Người khác ý kiến khác Tổng Xây dựng sửa chữa nhà cửa 30.2 6.1 63.2 0.5 0 100 Mua sắm đồ đắt tiền 24.3 9.5 65.8 0.2 0.2 100 Bảng 7 cho thấy : Khác với phụ nữ, nam giới lại nắm quyết định chính trong việc mua sắm đồ đắt tiền hay những công việc lớn của gia đình. Trong vấn đề này nếu người chồng là lao động kiếm tiền chính thì tỉ lệ chồng quyết định cao hơn hẳn so với người vợ : xây dựng nhà cửa chồng quyết định chiếm 30.2% so với vợ quyết định là 6.1%, trong mua sắm đồ đắt tiền là 24.3% so với 9.5%. Khi cả hai cùng tham gia lao động tạo ra thu nhập thì mức độ quyết định của người vợ có cao hơn so với trường hợp chồng là lao động kiếm tiền chính song người chồng vẫn tỏ ra có quyền lực hơn. Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng bàn bạc, quyết định chiếm tỉ lệ rất cao so với chỉ riêng vợ hoặc chồng quyết định. Chẳng hạn quyết định về xây dựng, sửa chữa nhà cửa 63.2%, quyết định về mua sắm đồ đắt tiền 65.8%. '' Trong nhà cái gì nhiều tiền thì anh đi mua còn ít tiền thì chị đi mua' '(Nữ 31 tuổi, thôn Minh Khai, xã Đại Yên) '' Cô chỉ lo cơm nước, chợ búa, mua bán gì lớn thì phải hỏi ý kiến chú'' (Nam 40 tuổi, thôn Minh Khai, xã Đại Yên) '' Thường thì anh ấy quyết định, chỉ trừ việc gì quan trọng thì hai vợ chồng cùng bàn bạc với nhau'' ( Nữ 32 tuổi, thôn Quỳnh Trung, xã Đại Yên). Qua phân tích trên chúng ta nhận thấy trong việc đi đến quyết định cuối cùng không thể không tính đến ý kiến của người vợ. Điều đó càng khẳng định vai trò của người, địa vị phụ nữ đã được cải thiện rất nhiều so với trước kia trong xã hội truyền thống. + Xét tương quan quyền quyết định với nghề nghiệp Bảng 8 : Tương quan nghề nghiệp với quyền quyết định Quyền quyết định xây dựng sửa chữa nhà cửa Chồng Vợ Cả hai Người khác ý kiến khác Tổng Nông nghiệp 75 27% 14 5% 150 54% 2 0.7% 37 13.3% 278 100% Lâm nghiệp 14 28.6% 2 4.1% 25 51% 0 0% 8 16.3% 49 100% Ngư nghiệp 10 28.6% 3 8.6% 21 60% 0 0% 1 2.8% 35 100% Cán bộ công nhân viên 9 16.7% 3 5.6% 31 57.4% 0 0% 11 20.3% 54 100% Khác 20 24.4% 4 4.9% 41 50% 0 0% 17 20.7% 82 100% Quyền quyết định mua sắm đồ đắt tiền Nông nghiệp 59 21.2% 20 7.2% 154 55.4% 1 0.4% 44 15.8% 278 100% Lâm nghiệp 10 20.4% 5 10.2% 25 51% 0 0% 9 18.4% 49 100% Ngư nghiệp 10 28.5% 3 8.5% 18 51.4% 0 0% 4 11.6% 35 100% Cán bộ công nhân viên 8 14.8% 4 7.4% 30 55.6% 0 0% 12 22.2% 54 100% Khác 13 15.9% 7 8.5% 44 53.7% 0 0% 18 21.9% 82 100% Chúng ta nhận thấy điềc đặc biệt quan trọng là trong các quyết định lớn nêu trên ở nghề lâm nghiệp tỉ lệ người chồng quyết định cao hơn so với người vợ 26.8% so với 4.1%, ở nghề ngư nghiệp là 28.6% so với 8.6% trong việc quyết định xây dựng sửa chữa nhà cửa. Trong công việc mua sắm đồ đắt tiền tỉ lệ này là 20.4% so với 10.2%, và 28.5% so với 8.5%. Điều này là do phụ nữ thường ít tham gia vào những nghề nghiệp này vì lâm nghiệp, ngư nghiệp là những công việc mà nam giới thường đảm nhận. + Xét tương quan quy mô hộ gia đình Bảng 9 : Tương quan quy mô hộ gia đình với quyền quyết định Quyền quyết định xây dựngsửa chữa nhà cửa Chồng Vợ Cả hai Người khác ý kiến khác Tổng 1-2 người 2 8.3% 6 25% 13 54.2% 0 0% 3 12.5% 24 100% 3-4 người 57 23.5% 11 4.5% 136 56.3% 2 0.8% 36 14.9% 242 100% 5-6 người 58 31.3% 7 3.8% 91 49.2% 0 0% 29 15.7% 185 100% Trên 6 người 11 23.4% 2 4.2% 28 59.6% 0 0% 6 12.8% 47 100% Quyền quyết định mua sắm đồ đắt tiền 1-2 người 1 4.2% 8 33.3% 9 37.5% 0 0% 6 25% 24 100% 3-4 người 42 17.5% 21 8.7% 133 54.9% 1 0.4% 45 18.5% 242 100% 5-6 người 45 24.3% 8 4.3% 103 55.7% 0 0% 29 15.7% 185 100% Trên 6 người 12 25.5% 2 4.3% 26 55.3% 0 0% 7 14.9% 47 100% Qua thực tế nghiên cứu thì kết quả cho thấy chi tiêu những công việc lớn thường do người chồng quyết định hoặc cả hai vợ chồng bàn bạc. ỏ hộ gia đình từ 5-6 người quyết định xây dựng sửa chữa nhà cửa tỉ lệ người chồng quyết định chiếm 31.3% so với tỉ lệ người vợ là 3.8% và cả hai cùng bàn là 49.2%. Đối với việc quyết định mua sắm đồ đắt tiền cũng ở quy mô hộ gia đình này tỉ lệ là: chồng quyết định 24.3% so với 4.3% và cả hai cùng quyết là 55.7%. Nguyên nhân là do ở hộ gia đình nhiều người thì sự quyết định của vợ chồng còn phụ thuộc vào ý kiến của những người khác trong gia đình. Chúng ta nhận thấy ý kiến khác có tác động rất lớn đối với quyền quyết định công việc.(15,7%). Với quy mô hộ từ 1-2 và 3-4 người trong công việc xây dựng sửa chữa nhà cửa và mua sắm đồ đắt tiền tỉ lệ cả hai cùng quyết ddịnh rất cao. Đặc biệt ở hộ gia đình từ 1-2 người ý kiến quyết định cao hơn hẳn so với ý kiến quyết định của chồng (25% so với 8.3% trong xây dựng sửa chữa nhà cửa và 33.3% so với 4.2% trong mua sắm đồ đắt tiền ). Phải chăng ở hộ gia đình này người phụ nữ dống một vai trò quan trọng đặc biệt có thể quyết định mọi việc ? + Xét tương quan học vấn : Tỉ lệ cả hai vợ chồng cùng tham gia quyết định cao (60%,50%, 52%, 62.2%, và 53.6%, trong xây dựng sửa chữa nhà cửa và 56%, 45.2%, 54.4%, 64.6%, và 64.3% trong mua sắm đồ đắt tiền). Chiếm tỉ lệ cả hai vợ chồng bàn bạc cao nhất là nam giới và phụ nữ ở nhóm trình độ THPT điều này cho thấy trình độ học vấn của phụ nữ càng cao thì ý kiến của họ càng được coi trọng khi quyết định công việc chi tiêu lớn trong gia đình. Như vậy người phụ nữ phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ để tiếng nói của họ thực sự có ý nghĩa trong mọi công việc để việc quản lý chi tiêu hiệu quả hơn. Bảng 10 : Tương quan học vấn với quyền quyết định + Xét tương quan giới tính: Quyết định xây dựng sửa chữa nhà cửa Chồng Vợ Cả hai Người khác ý kiến khác Tổng Mù chữ 6 24% 2 8% 15 60% 0 0% 2 8% 25 100% Tiểu học 33 26.2% 12 9.5% 63 50% 1 0.8% 17 13.5% 126 100% THCS 64 27% 9 3.8% 124 52.3% 1 0.4% 39 16.5% 237 100% THPT 18 22% 2 2.4% 51 62.2% 0 0% 11 13.4% 82 100% Khác 7 25% 1 3.6% 15 53.6% 0 0% 5 17.8% 28 100% Quyền quyết định mua sắm đồ đắt tiền Mù chữ 4 16% 3 12% 14 56% 0 0% 4 16% 25 100% Tiểu học 31 24.6% 14 11.1% 57 45.2% 0 0% 24 19.1% 126 100% THCS 49 20.7% 16 6.7% 129 54.4% 1 0.4% 42 17.8% 237 100% THPT 13 15.8% 4 4.9% 53 64.6% 0 0% 12 14.7% 82 100% Khác 3 10.7% 2 7.1% 18 64.3% 0 0% 5 17.9% 28 100% Bảng 11: Tương quan giới tính với quyền quyết định Quyền quyết định xây dựng sửa chữa nhà cửa Chồng Vợ Cả hai Người khác ý kiến khác Tổng Nam 68 7.2% 2 0.8% 145 58% 0 0% 35 14% 250 100% Nữ 60 24.2% 24 9.7% 123 49.6% 2 0.8% 39 15.7% 248 100% Quyền quyết định mua sắm đồ đắt tiền Nam 50 0% 8 3.2% 150 60% 0 0% 42 16.8% 250 100% Nữ 50 20.2% 31 12.5% 121 48.8% 1 0.4% 45 18.1% 248 100% Nhìn bảng số liệu: Tỉ lệ nam giới và nữ giới cho rằng cả hai vợ chồng cùng quyết định rất cao ( 58% và 49.6% trong xây dựng sửa chữa nhà cửa, 60% và 48.8% trong mua sắm đồ đắt tiền ). Tỉ lệ này ở nam giới cao hơn hẳn ở nữ giới trả lời. Như vậy, nam giới ngày càng coi trọng vai trò của phụ nữ và người phụ nữ luôn có một vị trí quan trọng đối với gia đình của mình. * Người Việt Nam từ xưa có câu'' Của chồng, công vợ'' phần nào phản ánh sự phân cấp quản lý trong gia đình. Dường như tài sản là do người chồng nắm giữ, người vợ chỉ có quyền sử dụng và lao động để góp phần làm tăng giá trị tài sản. Qua khảo sát ở Đại Yên, mô hình khá phổ biến hiện nay là vợ chồng cùng bàn bạc quyết định những khoản chi tiêu lớn. Còn người vợ là ''Tay hòm chìa khoá'' trong gia đình. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyền quyết định trong gia đình Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò giới trong gia đình là xã hội vẫn còn tồn tại những chuẩn mực xác định về vị trí và vai trò của người phụ nữ và nam giới trong gia đình. Do đó đã dẫn tới ảnh hưởng về nhận thức của hai giới. 4.1 Nhận thức của hai giới về vai trò của mình trong gia đình 4.1.1 Nhận thức của phụ nữ Qua khảo sát chúng tôi thấy đa số thái độ của chị em xã Đại Yên cho rằng ''Công việc nội trợ là của phụ nữ'', bổn phận của phụ nữ là chăm lo cho gia đình chồng con, không nên để chồng phải bận tâm vì những công việc chợ búa, cơm nước. Từ bao đời nay, phụ nữ vẫn đảm nhiệm công việc của gia đình, ngoài những thiên chức làm vợ, làm mẹ,... người phụ nữ còn giữ vai trò chính trong lao động gia đình. Để làm tốt vai trò đòi hỏi người phụ nữ phải gánh vác nhiều hơn, phải có đức hy sinh và sự nhẫn nại. Người phụ nữ luôn mong muốn có được một cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc để hoàn thành nghĩa vụ của một người mẹ, người vợ. Do vậy mà họ sẵn sàng cam chịu hy sinh tất cả những gì có lợi cho bản thân để thực hiện mong muốn đó. Trải qua bao nhiêu thế hệ phụ nữ, nhận thức đã ăn sâu vào tiềm thức của phái nữ và tạo thành những giá trị chuẩn mực chung đối với người phụ nữ. Xã hội đòi hỏi trông mong họ thực hiện các công việc đó như chức năng của mình. 4.1.2 Nhận thức của nam giới Nam giới chịu ảnh hưởng của những chuẩn mực xã hội về vai trò giới. Họ cho rằng người đàn ông đóng vai trò trụ cột trong gia đình, phải làm những công việc như kiếm tiền nuôi vợ con, xây dựng nhà cửa,... còn phụ nữ chỉ làm nội trợ. Do coi phụ nữ chỉ là phụ nên công việc của phụ nữ bị xác định là không quan trọng bằng công việc của nam giới. Nguyên nhân của nhận thức này cũng như việc nhìn nhận vai trò và vị trí của người phụ nữ và nam giới là do ảnh hưởng của Nho giáo mà ảnh hưởng này lại được xã hội thừa nhận và tồn tại bấy lâu nay. Chính bởi lẽ đó đã tạo nên góc nhìn của nam giới làm cho vai trò lao động của nữ giới bị giảm xuống. Từ đó dẫn tới việc nam giới ít có sự quan tâm chia sẻ những công việc gia đình cùng phụ nữ. 4.2 Quan niệm truyền thống Tư tưởng coi thường phụ nữ theo quan niệm truyền thống chưa được hoàn toàn loại bỏ trong xã hội nông thôn. Khả năng của nam giới được đánh gia cao nhất là công việc liên quan đến nhận thức, quan hệ,... Đây là một mối trở ngại về thói quen, định kiến trong nhận thức của người dân về khả năng tiếp thu kỹ thuật của phụ nữ khi trả lời về khả năng thật của mình. Nam giới và phụ nữ thường làm những công việc mang tính chất phân công lao động theo giới tính. Chồng khoẻ hơn thì làm công việc nặng nhọc, còn vợ làm việc nhẹ nhàng. Do đó nam giới chỉ làm những việc mà họ cho là cần làm, làm xong những việc đó coi như không còn trách nhiệm và hết nghĩa vụ nên họ mặc cho người vợ gánh vác công việc gia đình. 4.3 Trình độ học vấn của hai giới Học vấn là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền quyết định của phụ nữ nông thôn, đặc biệt trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập cho gia đình. Qua phân tích trên cho thấy, việc phụ nữ nông thôn càng có cơ hội tham gia hoat động sản xuất thì quyền quyết định của họ trong gia đình ngày càng cao. Qua đây ta nhận thấy phải nâng cao trình độ học vấn cho cả hai giới để có góc nhìn đúng đắn hơn đối với mọi công việc trong gia đình. Bên cạnh đó cũng góp phần củng cố nhận thức trong việc đánh giá và tạo cơ hội cho người phụ nữ. Phần kết luận và khuyến nghị 1. kết luận Sự phân biệt giới tính trong phân công lao động trong gia đình ở xã Đại Yên vẫn còn tồn tại song không còn khắt khe như trước. Người phụ nữ nông thôn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong gia đình. Nếu như trước kia người phụ nữ phải nhất nhất tuân theo chồng và những công việc trong gia đình hầu hết đều do người phụ nữ gánh vác thì bây giờ họ đã nhận được sự chia sẻ của chồng. Tuy mức độ tham gia chưa nhiều nhưng nó phần nào thấy được nhận thức của người dân về vai trò giới đang dần có sự chuyển biến. Do những đóng góp to lớn của phụ nữ trong gia đình và tỉ lệ tham gia quyết định các vấn đề trong gia đình càng lớn đã chứng tỏ mối quan hệ giữa vợ chồng hiện nay khá bình đẳng dân chủ. Tuy nhiên, người phụ nữ vì nhiều lý do, họ còn phải chịu nhiều thiệt thòi. Trong sản xuất họ là những người phải tham gia nhiều nhất, đóng góp nhiều nhất nhưng đồng thời trong công việc gia đình (tái sản xuất) họ cũng lại là người phải đảm nhiệm hầu hết các công việc này. Điều đó đã gây sức ép nặng nề đối với người phụ nữ. Người phụ nữ bị gắn chặt với việc nhà, họ luôn bận rộn nên ít có cơ hội để học tập nâng cao trình độ của mình, ít có cơ hội để tiếp xúc với khoa học kỹ thuật tiên tiến. Chính điều này đã làm giảm sút vai trò quyết định của họ trong nhiều vấn đề. Hơn thế nữa người phụ nữ chưa nhận thức đúng vai trò của mình trong gia đình vì vậy họ lại tự tạo nên rào cản cho sự phát triển của mình mà không hề hay biết. khuyến nghị Để góp phần cải thiện đời sống của người phụ nữ nông thôn và nâng cao địa vị của họ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, tạo sự bình đẳng giới chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị sau: + Về phía người phụ nữ Bản thân người phụ nữ phải tự vươn lên, tìm hiểu kiến thức mới, nâng cao trình độ học vấn. Cần phải coi công việc nội trợ không phải là chỉ riêng của mình mà phải tìm mọi cách để nhận được sự chia sẻ của nam giới. + Về phía gia đình Cần tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy, hoàn thành tốt vai trò của mình bằng cách giúp đỡ và chia sẻ với họ việc nhà, việc đồng áng. + Về phía xã hội - Nhanh chóng đưa ra khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lao động để giảm nhẹ cường độ lao động cho người phụ nữ. Coi đó là chính sách xã hội chứ không phải chính sách kinh tế đơn thuần. - Cần phải nâng cao kiến thức kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm tổ chức sản xuất cho người phụ nữ nông thôn. - Chính quyền cơ sở và các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến tạo điều kiện thuận lợi để giúp cho hai giới hiểu được vai trò, vị trí của mình. Ngoài ra cần có biện pháp cụ thể để hạn chế sự ảnh hưởng của các quan niệm truyền thống cổ hủ lạc hậu không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay. mục lục Phần những vấn đề chung 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 2 5. Giải thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 3 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. ý nghĩa của đề tài 5 Phần nội dung chính Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận 6 1. Cơ sở lý luận 6 2. Phương pháp luận 9 3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9 Chương 2. Nội dung nghiên cứu 12 1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội Đại Yên - TP Hạ Long 12 2. Sự phân công lao động trong gia đình 14 3. Giới và quyền quyết định trong gia đình 15 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyền quyết định trong gia đình 35 Phần kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận 35 2. Khuyến nghị 35 tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ năm 2003 của UBND xã Đại Yên . 2. Xã hội học đại cương TS Phạm Tất Dong – TS Lê Ngọc Hùng ( Đồng chủ biên) 3. Tập bài giảng xã hội học gia đình ThS Lê Thái Thị BăngTâm 4. Tập bài giảng xã hội học giới và phát triển TS Hoàng Bá Thịnh 5. Từ điển xã hội học . Nhà xuất bản thế giới Hà Nội 1994 6. 50 từ then chốt trong xã hội học ( Tài liệu dịch của phòng thông tin tư liệu, thư viện xã hội học) 7. Các biên bản phỏng vấn sâu trong quá trình thực tập thực tế tại địa phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0259.doc
Tài liệu liên quan