Đề tài Hạ giá thành sản phẩm – Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty Dệt 19/5 Hà Nội

Hình thức này chủ yếu dựa vào yêu cầu của các phân xưởng và bộ phận sản xuất gửi lên phòng vật tư. Đối chiếu yêu cầu đó với lượng vật tư có trong kho và căn cứ vào hệ thống định mức cà nhiệm vụ được giao, phòng vật tư lập phiếu cấp phát cho các bộ phận sản xuất lên kho lĩnh nguyên vật liệu. Ưu điểm: gắn chặt việc cấp phát với nhu cầu sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất Nhược điểm: không khuyến khích các đơn vị sử dụng hợp lý và tiết kiệm, khó kiểm tra theo dõi tình hình sử dụng, dễ nảy sinh tư tưởng dự trữ quá mức, đặc biệt là những loại nguyên vật liệu khó mua. - Cấp phát theo hạn mức Căn cứ vào hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, căn cứ vào số lượng và chủng loại sản phẩm đã được xác định trong kế hoạch tiến độ sản xuất, phòng vật tư lập phiếu cấp phát hạn mức giao cho các bộ phận sản xuất và kho. Căn cứ vào phiếu kho đó chuẩn bị và định kỳ cấp phát số lượng ghi trong phiếu, như vậy việc cấp phát theo hạn mức được quy định chẳng những về số lượng mà cả về thời gian cấp phát nhằm đảm bảo tính chủ động cho bộ phận sử dụng cũng như bộ phận cấp phát.

doc77 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạ giá thành sản phẩm – Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty Dệt 19/5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn( khoảng từ 50 – 65%). Do vậy, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu là một biện pháp hàng đầu để tăng chất lượng sản phẩm, góp phần về việc giảm nhu cầu về vốn dự trữ nguyên vật liệu, vốn nhập khẩu nguyên liệu, tiết kiệm ngoại tệ. Đối với công ty Dệt 19/5 Hà Nội, để đánh giá trình độ sử dụng nguyên vật liệu trong sản phẩm công ty thường áp dụng chỉ tiêu: Hệ số sử dụng nguyên liệu Hsd Phần hao hụt nguyên liệu Hsd = (1 - ) x 100 Giá trị nguyên liệu bỏ vào Từ việc tiết kiệm nguyên vật liệu đó, nó sẽ ảnh hưởng đến giá thành được tính theo công thức: Mức hạ giá thành: Chỉ số hạ giá Chỉ số định Chỉ số giá Chỉ số NVL thành do giảm = mức tiêu x cả của - 1 x trong giá trị chi phí NVL dùng NVL NVL sản phẩm Theo công thức này, thì chỉ số hạ giá thành sản phẩm do 3 yếu tố tác động: chỉ số định mức tiêu dùng nguyên vật liệu kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo; chỉ số giá cả nguyên vật liệu và chỉ số chi phí nguyên vật liệu trong giá thành kỳ báo cáo. Để thấy được ý nghĩa của việc sử dụng chỉ tiêu trên ta xem xét báo cáo về tình hình sản xuất sản phẩm Sợi của công ty trong tháng 3 năm 2003 như sau: Để sản xuất ra 540 tấn Sợi con công ty phải cung ra 174.346.560 đồng giá trị sản lượng bông. Nhưng trên thực tế, theo quy trình công nghệ sản phẩm từ cung bông cho đến việc hoàn thành sản phẩm Sợi con phải qua các công đoạn như: chải bông, ghép bông, làm thô đã làm tiêu hao mất một lượng bông đáng kể. Theo tính toán giá thành của 540 tấn Sợi trên sau quy trình công nghệ sản xuất là 364.030.200 đồng với chi phí bông chiếm trong giá thành là170.375.400 đồng( lượng vật liệu khác không đáng kể). Như vậy, hệ số sử dụng nguyên vật liệu của công ty như sau: Từ chỉ tiêu trên, công ty đã không ngừng tổ chức, phối hợp tôt trong các khâu, các giai đoạn sản xuất một cách nhịp nhàng, tránh thất thoát nguyên vật liệu cách tối đa nhất. Để thấy được sự ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu đến giá thành sản phẩm của công ty ta xem xét bảng thông kê số liệu về chi phí nguyên vật liệu trong giá thành của các sản phẩm trong 3 năm gần đây. Bảng 19: Chi phí nguyên vật liệu trong giá thành Đơn vị: đồng/mét TT Tên sản phẩm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 CL(2002/2001) CL(2003/2002) Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Vải bạt 2 3.424,5 3.229,3 3.017,1 - 195,2 - 5,7 - 212,2 - 6,6 2 Vải bạt 3 3.527,4 2.809,46 3.479,66 - 717,94 - 20,4 +670,2 +23,9 3 Vải bạt 8 4.914,29 5.068 5.564,28 +153,71 +3,1 +496,28 +9,8 4 Vải bạt 10 3.717,32 3.527,44 3.705,2 - 189,88 - 5,1 +177,76 +5,0 5 Vải lọc 28.114,3 31.092,3 28.114,4 +2.978 +10,6 - 2.978 - 10,6 6 Vải phin 3.428,56 3.428,56 3.403,72 0,0 0,0 - 24,84 - 0,7 7 Vải chéo 8.714,28 8.714,28 8.764 0,0 0,0 +49,72 +0,6 8 Vải tẩy nhuộm 4.692,74 4.880,35 4.708,16 +187,6 +4,0 - 172,19 - 3,5 Nguồn: phòng tài vụ - Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Theo bảng trên ta thấy, chi phí nguyên vật liệu thay đổi, biến động tăng giảm theo mỗi năm. Nhìn một cách tổng quan thì sản phẩm vải bạt 2, vải lọc, vải phin, vải tẩy nhuộm đang có chiều hướng tiết kiệm tăng lên chi phí nguyên vật liệu. Cụ thể, vải bạt 2 năm 2002 tiết kiệm được 195,2đ/1 mét so với năm 2001 với tốc độ giảm 5,7%/năm nhưng đến năm 2003 thì tiết kiệm được 212,2đ/1mét so với năm 2002 với tốc độ giảm lên tới 6,6%; vải lọc năm 2002 phải chi thêm cho chi phí nguyên vật liệu là 2.978 đ/1mét so với năm 2001 với tốc độ tăng 10,6%/năm nhưng sang năm 2003 thì co sự biến động mạnh về thị trường nguyên vật liệu nên chi phí nguyên vật liệu trong năm này giảm được 2.978đ/1mét so với năm 2002 với tốc độ giảm la 10,6%/1mét; vải phin năm 2002 so với năm 2001 chi phí nguyên vật liệu không có gì biến động mạnh nhưng bước sang năm 2003 thì có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể là năm 2003 đã giảm được 24,72đ/1mét so với năm 2002 và năm 2001 với tốc độ giảm 0,7%/năm; vải tẩy nhuộm năm 2002 chi phí nguyên vật liệu tăng so với năm 2001 là 187,6đ/1mét với tốc độ tương ứng là 4,0%/năm nhưng sang năm 2003 thì lai tiết kiệm được so vớ năm 2002 là 172,19đ/1mét tương ứng tốc độ giảm là 3,5%/năm. Qua bảng trên ta cũng thấy được, công ty Dệt 19/5 Hà Nội cần có biện pháp thích hợp để giảm được những chi phí vật liệu không cần thiết, tránh khao hụt, mất mát, hư hỏng làm tăng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm như ở sản phẩm vải 3, vải bạt 8 và vải bạt 10. 3.2. Về công tác sử dụng máy móc thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ 3.2.1 Về công tác kiểm tra kỹ thuật: Công ty Dệt 19/5 Hà Nội là một công ty sản xuất sản phẩm co tính chất hàng loạt theo hình thức nước chảy, cho nên sản phẩm có tính công nghệ cao. Do vậy, công nghệ sản xuất sản phẩm có ảnh hưởng không kém phần quan trọng trong công cuộc hạ giá thành sản phẩm. Bởi máy móc thiết bị không được kiểm tra kịp thời chính xác thì sẽ làm cho công ty mất đi các cơ hội trong kinh doanh, làm cho công ty giảm doanh thu do tăng sản lượng sản phẩm kém chất lượng hoặc tạo ra các sản phẩm hỏng nhiều. Nói một cách rõ hơn là máy móc thiết bị chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của công ty, ảnh hưởng đến năng suất lao động, đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đến yêu cầu của tổ chức quá trình sản xuất cân đối, nhịp nhàng và liên tục. Đối với công ty Dệt 19/5 Hà Nội, việc kiểm tra máy móc thiết bị theo hình thức kiểm tra toàn bộ hay kiểm tra có lựa chọn( kiểm tra điển hình) do sản phẩm của công ty được sản xuất trên nhiều công đoạn, nhiều phân xưởng cho nên việc kiểm tra ở đây phải có tính đồng bộ, bảo đảm cho cả một dây chuyền có liên quan mật thiết đến quá trình sản xuất ra sản phẩm. Để thấy được công tác sửa chữa máy móc, thiết bị của công ty Dệt 19/5 Hà Nội ta xem xét bảng thông kê về việc thực hiện sửa chữa của công ty trong năm 2003 ở cả 2 phân xưởng Sợi và Dệt như sau: Bảng 20: Danh mục thiết bị sửa chữa TT Danh mục thiết bị sửa chữa Ngày sửa Số lượng (chiếc) Tổng thời gian(giờ) Chi phí sửa chữa(1000đ) 1 Máy chải FA201 12/1/2003 3 12 680,4 2 Máy ghép FA302 26/1/2003 4 21,5 1.377,8 3 Máy thô FA415 9/2/2003 2 8 524 4 Máy con FA506 20/4/2003 2 9,5 538,7 5 Máy đậu 1381 22/5/2003 1 5 283,5 6 Máy se R813 23/5/2003 2 11,25 637,8 7 Máy dệt UTAS 19/7/2003 6 22,5 1.41,5 8 Máy suốt YA300 5/10/2003 1 4 257 Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Như vậy, theo báo cáo trên dễ dàng thấy được chi phí cho việc sửa chữa máy móc thiết bị là rất lớn, nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm sản xuất của công ty. Cũng từ đó công ty có biện pháp kịp thời khắc phục được tình trạng có những máy móc thường xuyên bị hỏng để kịp thời thay thế mua mới hoặc có biện pháp thích hợp hơn. 3.2.2. Về đối mới công nghệ và cải tiến dây chuyền sản xuất Để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, công ty Dệt 19/5 Hà Nội không ngừng nâng cao đổi mới công nghệ và cải tiến dây chuyền sản xuất giúp cho công ty tránh được những thiệt hại về sản phẩm hỏng và sản phẩm kém chất lượng. Việc đổi mới máymóc thiết bị phải đi đôi với việc tính toán sự phù hợp trong việc khấu hao giá trị tài sản cố định – cái mà ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của sản phẩm của công ty. Trong một số năm gần đây công ty có đầu tư mua mới một số máy móc thiết bị mới như sau: Bảng 21: Danh mục thiết bị được đầu tư đổi mới TT Danh mục thiết bị Số lượng (chiếc) Nước sản xuất Năm sản xuất Năm sử dụng Công suất Nguyên giá (1000đ) Tỷ lệ khấu hao (1000đ/năm) 1 Máy se FA 1 TQ 2001 2002 7 410.000 28.000 2 Máy đậu 1381 1 TQ 2002 2003 4,5 18.536 1.750 3 Máy chải FA201 3 TQ 1997 2002 7,5 650.500 32.240 4 Máy con FA506 4 TQ 1997 2003 21 1.593.451 79.650 5 Máy suốt cao su 1 TQ 2001 2003 1,5 24.000 3.000 Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Theo bảng thông kê số liệu trên, công ty đã đổi mới một số máy móc chủ lực trong quá trình sản xuất có chịu sự ảnh hưởng nhiều tới chất lượng và năng suất của sản phẩm. Hay nói một cách khác là điều này làm cho công ty có thể tăng được số lượng sản phẩm hơn với chất lượng cao hơn như vậy công ty có thể giảm được giá thành sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh cho công ty một cách vững vàng. 3.3. Về công tác tổ chức lao động và tiền lương 3.3.1. Về tổ chức lao động Từ nhận thức được rằng một cơ cấu lực lượng lao dộng tối ưu khi lực lượng đó đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, đúng ngành nghề, giới tính và lứa tuổi đồng thời được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận và các cá nhân với nhau, bảo đảm mọi người có việc làm, mọi khâu, mọi bộ phận đều có người phụ trách và sự ăn khớp, đồng bộ trong từng đơn vị và trên toàn công ty cho nên công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã tính toán một cách hợp lý số lượng người lao động trong toàn công ty theo công thức sau: Số lao động cho làm việc trong phân xưởng i là Ni và số lao động toàn công ty là N Qi x ti Ni = Ti Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i ti là định mức thời gian lao động phân xưởng i cho 1 sản phẩm Ti là thời gian làm việc theo chế độ 1 năm cho 1 công nhân Ví dụ: Hãy xác định số công nhân cho phân xưởng Dệt, biết rằng năm kế hoạch công ty phải sản xuất 32.000 mét vải bạt 8, định mức 1 mét vải là 47,5 phút. Ta có số công nhân Dệt để sản xuất ra 38.000 mét vải bạt là: người Như vậy, cơ cấu lao động tối ưu là cơ sở để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng và liên tục; là cơ sở để đảm bảo nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất và kinh doanh để từ đó giúp cho công ty có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Một cơ cấu lao động tối ưu sẽ giúp cho công ty giảm được những khoản tiền lương vô ích, tận dụng được năng lực của công nhân giúp đẩy mạnh năng suất lao động để từ đó có thể giảm được giá thành của sản phẩm. 3.3.2. Về tính toán quỹ lương hợp lý của công ty Công ty Dệt 19/5 Hà Nội trả lương cho công nhân và nhân viên theo 2 hình thức: đối với công nhân sản xuất công ty áp dụng hình thức trae lương theo sản phẩm; đối với nhân viên quản lý công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Hàng tháng, căn cứ vào khối lượng mà mỗi công nhân sản xuất được để tính tiền lương sản phẩm cho công nhân. Lương SP = Tổng khối lượng SP x Đơn giá SP Việc ghi chép số lượng sản phẩm của từng công nhân sản xuất được do nhân viên phân xưởng thực hiện; đơn giá tiền lương sản phẩm do phòng tài vụ tổ chức và quản lý. Còn đối với hình thức trả lương theo thời gian thì áp dụng đối với nhân viên quản lý được tính theo theo gian nghỉ lễ, phép, hội họp….được hưởng 100% lương. Tổ trưởng lập bảng chấm công hàng ngày, bảng theo dõi thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương… để làm căn cứ tính lương. 290.000 Lương thời gian = x Hệ số lương 26 Công ty Dệt 19/5 Hà Nội hiện nay vẫn áp dụng chế độ làm 26 ngày/tháng. Hàng tháng, căn cứ vào khối lượng sản phẩm mỗi loại mà từng công nhân sản xuất được và thời gian nghỉ được hưởng lương của từng nhân viên để tính tiền lương mà một công nhân hay nhân viên đó được hưởng. Ví dụ: Tính lương cho công nhân Nguyễn Thị Hồng tháng 2/2004. Bậc thợ 4/7. Hệ số lương 2,2. Ngày làm việc 22 ngày. Số ngày được nghỉ hưởng 100% lương ngày. Trong tháng sản xuất được 35 mét vải bạt 3, biết đơn giá vải bạt 3 để tính lương là 21.360đ/mét. 290.000 Lương thời gian nghỉ = x 2,2 x 4 = 98.154đ 26 Lương sản xuất = 35 x 21.360 = 747.600đ Tổng lương của công nhân Hồng là: 98.154 + 747.600 = 845.754 đồng. Tính lương theo thời gian cho anh nguyễn Ngọc Sơn – Quản đốc phân xưởng Sợi. Hệ số lương là 2,5. Nghỉ được hưởng 100% lương là 4 ngày. Ngày công thực tế là 23 ngày. Phụ cấp thất nghiệp là 280.000 đồng. Lương gián tiếp là224.000 đồng. Ta tính được lương cứng là: 290.000 x 2,5 = 725.000 đồng. Tiền lương nghỉ được hưởng: (290.000/26) x 2,5 x 4 = 111.538 đồng. Tổng lương của anh Sơn là: 725.000 + 111.538 +224.300 = 1.060.838 đồng. Như vậy, xác định đúng khoản tiền lương phải trả cho các công nhân trong công giúp cho công ty đáp ứng được mong muốn của người lao động đồng thời tối ưu hoá nguồn chi phí tiền lương trong giá thành một cách hợp lý nhất có thể được. Để thấy được sự ảnh hưởng của chi phí nhân công trong giá thành ta xem xét bảng sau. Bảng 22: Chi phí nhân công trong giá thành Đơn vị: đồng/mét TT Tên sản phẩm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 CL(2002/2001) Cl(2003/2002) Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Vải bạt 2 2.197,7 2.186,6 2.138,2 -11,1 -0,5 -48,4 -2,2 2 Vải bạt 3 2.263,08 2.077,53 2.183,79 -185,55 -8,2 +106,26 +5,1 3 Vải bạt 8 3.071,43 3.167,5 3.477,68 +96,07 +3,1 +310,18 +9,8 4 Vải bạt 10 2.321,46 2.204,65 2.315,75 -116,81 -5,0 +111,1 +5,0 5 Vải lọc 17.571,4 19.432,7 17.571,5 +1.861,3 +10,6 -1.861,2 -10,6 6 Vải phin 2.142,85 2.142,85 2.127,33 0,0 0,0 -15,52 -0,7 7 Vải chéo 5.446,43 5.446,43 5.477,5 0,0 0,0 +31,07 +0,5 8 Vải tẩy nhuộm 3.081,6 3.471,09 3.502,24 +389,49 +12,6 +31,15 +0,9 Nguồn: phòng tài vụ - Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Theo bảng số liệu thống kê trên, ta thấy chi phí nhân công trong giá thành cũng thay đổi không ngừng qua các năm. Đặc biệt là một số sản phẩm như vải bạt 2, vải lọc, vải phin và vải tẩy nhuộm có tốc độ giảm chi phí tiền công rất cao, tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn. Cụ thể, năm 2002 so với năm 2001, loại vải bạt 2 giảm được 11,1đ/1mét tương ứng tốc độ giảm là 0,5%/năm còn loại vải phin trong năm nay thay đổi không đáng kể, ổn định còn loại vải lọc thì trong năm nay chhi phí nhân công tăng 1.861,3đ/1mét tương ứng tốc độ tăng là 10,6%/năm còn vải tẩy nhuộm thì tăng 389,49đ/1mét tương ứng tốc độ tăng là 12,6%năm nhưng bước sang năm 2003 công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã có một số biện pháp khắc phục tình trạng tiền lương và tiền công cho nhân viên thích hợp làm cho các loại vải bạt giảm chi phí đáng kể. Cụ thể như vải bạt 2 giảm được 48,4đ/1mét tương ứng tốc độ giảm là 2,2%/năm còn vải lọc thì từ chí phí nhân công rất cao đã hạ xuống về mức ổn định ban đàu năm 2001 còn vải phin thi giảm được 15,52đ/1mét tương ứng giảm được 0,7%/năm. 3.4. Về công tác quản lý Công ty Dệt 19/5 Hà Nội được tổ chức sản xuất theo các phân xưởng riêng biệt nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, trong công tác xác định chi phí cho giá thành thì đối với chi phí quản lý doanh nghiệp được hiểu là bao gồm chi phí phân xưởng và chi phí quản lý công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp kà những chi phí không gắn trực tiếp với sản xuất từng sản phẩm( thậm chí không liên quan đến sản xuất sản phẩm) mà liên quan chung đến nhiều loại sản phẩm bảo đảm hoạt động chung của từng phân xưởngvà toàn doanh nghiệp. Công ty Dệt 19/5 Hà Nội phân đinh rạch ròi chi phí quản lý doanh nghiệp thành các thành phần chi phí nhỏ khác nhau để dễ dàng qản lý: - Tiền công của các quản trị viên. - Lệ phí hàng tháng. - Tiền bảo hiểm nộp theo quý. - Bưu điện, thông tin liên lạc, tem thư…. - Quảng cáo, marketing, chào hàng…. - Đào tạo, bồi dưỡng công nhân viên. - tiền điện nước, tiếp khách hàng tháng… - Các loại chi phí quản lý khác. Như vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp là một bộ phận chi phí không thể thiếu được trong các công ty làm ăn. Việc tính toán chi phí quản lý doanh nghiệp mình một cách tối ưu giúp cho doanh nghiệp đó cáo được một giá thành sản phẩm tối ưu. Công ty Dệt 19/5 Hà Nội cũng tính toán chi phí quản lý cho công ty tổng hợp với các phân xưởng để cuối cùng có được giá thành cuối thích hợp. Để thấy được tính tổng quát của chi phí quản lý doanh nghiệp ta xem xét bảng số liệu thống kê sau: Bảng 23: Chi phí quản lý doanh nghiệp trong các năm gần đây Đơn vị: đồng TT Tên sản phẩm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 CL(2002/2001) CL(2003/2002) Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Vải bạt 2 1.176,8 1.077,38 1.053,96 -99,42 -8,4 -23,42 -2,3 2 Vải bạt 3 3.437,39 2.965,05 3.355,03 -472,34 -13,7 +389,98 +13.1 3 Vải bạt 8 1.655,5 1.707,27 1.874,47 +51,77 +3,1 +167,2 +9,9 4 Vải bạt 10 1.251,25 1.181,38 1.248,19 -69,87 -5,6 +66,81 +5,6 5 Vải lọc 9.471,1 10.474,2 9.471,04 +1.003,1 +10,6 -1.003,2 -10,6 6 Vải phin 1.155,07 1.155,05 1.146,63 0,0 0,0 -8,42 -0,7 7 Vải chéo 2.935,63 2.935,6 2.952,37 0,0 0,0 +16,77 +0,6 8 Vai tẩy nhuộm 1.406,88 1.473,45 1.294,02 +66,57 +4,7 -179,43 -12,2 Nguồn: Phòng Tài vụ – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Từ Bảng số liệu thống kê trên, ta thấy qua các năm gần đây công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã có những bước nhảy vọt về chi phí. Việc tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp ở một số sản phẩm như: vải bạt 2, vải lọc, vải phin và đặc biệt hơn cả là vải tẩy nhuộm từ năm 2001 cho đến năm 2003 có sự thay đổi lớn. Cũng từ bang trên cho ta thấy, công ty nên cần xem xét lại một số sản phẩm đang có xu thế chi phí cho quản lý tăng lên ảnh hưởng xấu đến giá thành và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, ngoài chi phí quản lý doanh nghiệp công ty còn phải tính toán đến một yếu tố chi phí nữa đó là chi phí khấu hao tài sản cố định. Theo phòng kỹ thuật thì công ty thực hiện khấu hao hàng năm cho từng tài sản cố định. Sau đó lấy giá trị khấu hao của từng năm đó chia cho từng tháng rồi chia cho các sản phẩm rồi đưa vào tổng giá thành của từng sản phẩm đó. Các loại tài sản của công ty khấu hao là bao gồm các máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm; các máy móc thiết bị không phục vụ cho sản xuất nhưng dung nhiên liệu như: xe ô tô, xe thồ hàng, …; các công cụ dụng cụ như nồi nấu nhuộm, giá đỡ sản phẩm,….; nhà xưởng, nhà làm việc, văn phòng, các đồ dùng khác như máy tính, quạt điện, …được công ty thực hiện khấu hao đúng theo quy định của Nhà nươc. Để thấy được sự tác động của chi phí khấu hao tài sản cố định trong giá thành ta xem xét bảng số liệu thống kê về chi phí khấu hao cho từng sản phẩm qua một số năm gần đây. Bảng 24: Chi phí khấu hao tài sản cố định trong giá thành Đơn vị: đồng TT Tên sản phẩm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 CL(2002/2001) CL(2003/2002) Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Vải bạt 2 1.879,67 1.721,02 1.683,6 -458,65 -8,4 -37,42 -2,2 2 Vải bạt 3 1.929,93 1.730,09 1.876,27 -199,84 -10,4 +146,18 +8,4 3 Vải bạt 8 2.644,5 2.727,22 2.994,28 +82,72 +3,1 +267,06 +9,8 4 Vải bạt 10 1.998,75 1.898,20 1.993,86 -100,55 -5,0 +95,66 +5,0 5 Vải lọc 15.129,2 16.731,5 15.129,1 +1.602,3 +10,6 -1.602,4 -10,6 6 Vải phin 1.845,03 1.845,07 1.831,63 0,0 0,0 -13,44 -0,7 7 Vải chéo 4.689,38 4.689,40 4.716,13 0,0 0,0 +26,9 +0,6 8 Vải tẩy nhuộm 2.247,35 2.353,68 2.067,03 +106,33 +4,7 -286,65 -12,2 Nguồn: Phòng Tài vụ – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Theo bảng thống kê số liệu trên ta thấy, các sản phẩm của công ty cũng có sự thay đổi theo các năm. Đăc biệt là một số sản phẩm như: vải bạt 2, vải lọc, vải phin, vải tẩy nhuộm có chi phí khấu hao cho các sản phẩm giảm xuống một cách rõ rệt. 4. Phân tích giá thành sản phẩm trong một số năm gần đây 4.1. Theo giá thành kế hoạch, giá thành đinh mức, giá thành thực tế Qua các kỳ sản xuất kinh doanh, công ty Dệt 19/5 Hà Nội lập các giá thành sản phẩm để từ đó có chỉ tiêu so sánh, phân tích tình hình sự thay đổi hay biến động của giá thành thực tế sản phẩm trong kỳ và định hướng giá thành sản phẩm cho kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Giá thành kế hoạch là loại giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận chuyên trách của phòng kế hoạch thị trường của công ty thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của công ty là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành sản phẩm của công ty. Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công quản lý định mức của công ty, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà công ty đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy, công ty Dệt 19/5 Hà Nội đánh giá, phân tích các loại giá thành theo một định kỳ là chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty. Để thấy được kết quả thực hiện giá thành sản phẩm của công ty ta xem xét bảng số liệu thống kê kết quả thực hiện giá thành trong một số năm gần đây. Bảng 25: Phân tích giá thành năm 2001 của công ty Dệt 19/5 Hà Nội Đơn vị: đồng TT Tên sản phẩm Giá thành kế hoạch Giá thành định mức Giá thành thực tế CL(Ztt/Zkh) CL(Ztt/Zđm) Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Vải bạt 2 8.500 8.550 8.678,57 +178,57 +2,1 +128,57 +1,5 2 Vải bạt 3 9.125 9.250 8.928,61 -196,39 -2,1 -321,39 -3,5 3 Vải bạt 8 12.200 12.250 12.285,72 +85,72 +0,7 +35,72 +0,3 4 Vải bạt 10 9250 9.400 9.276,73 +26,73 +0,3 -123,27 -1,3 5 Vải lọc 71.100 71.500 70.258,77 -841,23 -1,2 -1.241,23 -1,7 6 Vải phin 8.355 8.500 8.571,4 +216,4 +2,6 +71,4 +0,8 7 Vải chéo 20.470 20.500 21.785,7 +1.315,7 +6,4 +1.285,7 +6,3 8 Vải tẩy nhuộm 12.130 12.350 11.428,63 -701,37 -5,8 -921,37 -7,5 Nguồn: Phòng Tài vụ – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Từ bảng số liệu thống kê trên ta thấy công ty Dệt 19/5 Hà Nội qua năm 2001 giá thành của công ty có thay đổi lớn, lượng tăng giảm cũng có sự khác biệt. Với sản phẩm vải bạt 2, vải bạt 8, vải phin thì giá thành thực tế có tăng lên so với dự định. Tỷ lệ tăng tuy không lớn nhưng nó cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh chung của công ty. Còn đối với sản phẩm vải bạt 3, vải tẩy nhuộm có sự thay đổi rất đáng mừng cho công ty bởi giá thành thực tế giảm rõ rệt với tỷ lệ giảm cao. Công ty cần phát huy những sản phẩm khác để có được giá thành sản phẩm thấp hơn. Bảng 26: Giá thành sản phẩm năm 2002 của công ty Dệt 19/5 Hà Nội Đơn vị: đồng TT Tên sản phẩm Zkh Zđm Ztt CL(Ztt/Zkh) CL(Ztt/Zđm) Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Vải bạt 2 8.350 8.550 8.214,3 -135,7 -1,6 -335,7 -3,9 2 Vải bạt 3 8.850 9.250 7.701,4 -1.148,6 -13 -1.548,6 -16,7 3 Vải bạt 8 12.200 12.250 12.670 +470 +3,9 +420 +3,4 4 Vải bạt 10 9.100 9.400 8.818,6 -281,4 -3,1 -581,4 -6,2 5 Vải lọc 70.200 71.500 77.730,7 +7.530,7 +10,7 +6.230,7 +8,7 6 Phải phin 8.300 8.500 8.571,4 +271,4 +3,3 +71,4 +0,8 7 Vải chéo 21.500 21.350 21.786 +286 +1,3 +436 +2,0 8 Vải tẩy nhuộm 12.100 12.350 12.178,6 +78,6 +0,6 -171,4 -1,4 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội. Qua bảng trên ta thấy, công ty Dệt 19/5 Hà Nội thực hiện giá thành ở năm 2002 tương đối sát sao so với dự định. Đặc biệt là sản phẩm vải bạt 3 thì giá thành của nó giảm xuống với một tỷ lệ rất lớn. Điều này đã làm cho công ty trong năm này đạt được chỉ tiêu đề ra về doanh thu cũng như là về chi phí sản xuất sản phẩm. Qua bảng trên công ty cũng cần chú ý đến sản phẩm vải lọc, bởi sự chênh lệch quá cao về chi phí trong giá thành cần được xem xét lại, nếu không đây là một mối giảm doanh thu của công ty. Bảng 27: Giá thành sản xuất sản phẩm năm 2003 Đơn vị: đồng TT Tên sản phẩm ZKH ZĐM ZTT CL(ZTT/ZKH) CL(ZTT/ZĐM) Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Vải bạt 2 8.200 8.550 7.893,6 -306,4 -3,7 -656,4 -7,7 2 Vải bạt 3 7.700 9.250 8.714,3 +1.014,3 +13,2 -535,7 -5,8 3 Vải bạt 8 12.400 12.250 13.910,7 +1.410,7 +12,2 +1.660,7 +13,6 4 Vải bạt 10 8.750 9.400 9.263 +513 +5,9 -137 -1,5 5 Vải lọc 72.000 71.500 70.286 -1.714 -2,4 -1.214 -1,7 6 Vải phin 8.300 8.500 8.509,3 +209,3 +2,5 +9,3 +0,1 7 Vải chéo 20.500 20.500 21.910 +1.410 +6,9 +1.410 +6,9 8 Vải tẩy nhuộm 11.850 12.350 11.571,4 -278,6 -2,4 -778,6 -6,3 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Theo bảng tổng hợp số liệu trên, ta thấy công ty Dệt 19/5 Hà Nội qua năm 2003 đã có các biện pháp thích hợp để giảm chi phí trong giá thành sản phẩm vải lọc, nhưng trái lại công ty mắc phải chi phí cao trong giá thành sản phẩm vải bạt 8. Do vậy, công ty Dệt 19/5 Hà Nội cần chú trọng hơn nữa trong công tác hạ giá thành sản phẩm một cách đồng bộ để mang lại hiệu quả kinh tế một cách lớn nhất. 4.2. Theo giá thành phân xưởng, giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ Do sản phẩm của công ty Dệt 19/5 Hà Nội là sản phẩm vải bạt công nghiệp cho nên sản phẩm được sản xuất theo kiểu sản phẩm của phân xưởng này là vật liệu đầu vào của phân xưởng kia. Cho nên, công ty luôn phải lập được các giá thành của sản phẩm ở mọi nơi trong quá trình sản xuất. Giá thành phân xưởng là bao gồm tất cả những chi phí trực tiếp, chi phí quản lý phân xưởng và chi phí sử dụng máy móc thiết bị. Nói cách khác, nó bao gồm những chi phí của phân xưởng khác nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm tại phân xưởng đó. Như vậy, công ty phải thống kê được tất cả các chi phí tại các phân xưởng khác trong khi một phân xưởng đang chứa sản xuất sản phẩm đó cho hoàn thiện. Giá thành công xưởng thì nó rộng hơn, nó bao gồm các chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, tính cho những sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành công xưởng là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp của công ty. Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán xác định lãi trước thuế lợi tức của công ty. Để thấy được giá thành của sản phẩm qua các năm ta xem xét sản phẩm vải bạt 2 của công ty Dệt 19/5 Hà Nội được sản xuất trong tháng 2 cùng kỳ của 3 năm. Bảng 28: Giá thành sản phẩm vải bạt của công ty qua các năm Đơn vị: đồng/mét Các loại chi phí Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 CL(2002/2001) CL(2003/2002) Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. NVL chính, phụ(bông, chỉ) 2. Lương, BHXH cho CN sx chính 3. Năng lượng, nhiên liệu cho sx 4. KH TSCĐ cho sản xuất 5. Chi phí phân xưởng 6. Giá thành phân xưởng 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8. Giá thành công xưởng 9. Chi phí ngoài sản xuất 10. Giá thành toàn bộ 4.145,63 1.331,39 326,07 1.454,15 253,7 7.510,94 849,77 8.360,71 318,0 8.678.71 3.980,4 1.292,65 342,06 1.255,96 285,14 7.156,21 732,34 7.888,55 325,67 8.214,22 3.992,72 1.262,44 309,72 1.316,4 251,47 7.132,75 767,52 7.900,27 302,51 8.202,78 -165,23 -38,74 +15,99 -198,19 +31,44 -354,74 -117,43 -472,16 +7,67 -464,49 -4,0 -2,9 +4,9 -13,6 +12,4 -4,7 -13,8 -5,6 +2,4 -5,4 +12,32 -30,21 -32,34 +60,44 -33,67 -23,46 +35,18 +11,72 -23,16 -11,44 +0,3 -2,3 -9,5 +4,8 -11,8 -0,3 +4,8 +0,1 -7,1 -0,1 Nguồn: Phòng tài vụ – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Dễ dàng thấy được tính hình hạ giá thành sản phẩm vải bạt 2 của công ty trong 3 năm cung tháng 2 như trên. Theo bảng số liệu thống kê trên ta thấy, công ty Dệt 19/5 Hà Nội có giá thành phân xưởng năm 2002 giảm rất đáng kể so với năm 2001 với tốc đọ tương ứng là 4,7%/năm nhưng sang năm 2003 thì tốc độ co giảm xuống còn rất nhỏ là 0,3 %/năm. Ta thấy, chi phí quản lý của doanh nghiệp năm 2002 giảm xuống so với năm 2001 nhưng sang năm 2003 thì chi phí này lại tăng lên một lượng là 35,18đ/mét tương ứng tốc độ tăng là 4,8%/năm. Bởi vậy, giá thành công xưởng năm 2002 giảm xuống so với năm 2001 nhưng sang năm 2003 thi tăng lên. Mặt khác, chi phí ngoài sản xuất của công ty trong các năm trở lại đây có sự giảm xuống rõ rệt cho nên chung quy giá thành toàn bộ của sản phẩm vải bạt 2 qua các năm giá thành tiếp tục giảm xuống. Điều này là một thuận lợi lớn cho công ty Dệt 19/5 Hà Nội, cần tích cực phát huy các sản phẩm khác để có được các sản phẩm có các giá thành hợp lý. 5. Một số kết quả đạt được và tồn tại chủ yếu trong công tác thực hiện các biện pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty 5.1. Những kết quả đạt được Công ty Dệt 19/5 Hà Nội là một công ty sản xuất vải bạt công nghiệp phục cho ngành sản xuất da giầy, cặp vải… ; đồ quốc phòng. Cho nên, sản phẩm của công ty mang tính chất đặc biệt không như các sản phẩm khác. Thị trường tiêu thụ của công ty đang mở rộng, doanh thu ngày càng tăng nhanh trong một số năm gần đây. Trong công tác hạ giá thành sản phẩm của mình công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp để có được giá thành cho các sản phẩm là thấp nhất có thể. Công ty không ngừng đổi mới máy móc thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc để nâng cao năng suất lao động và tăng chât lương sản phẩm một cách đồng bộ nhất. Các máy móc chủ lực chủa quá trình sản xuất được công ty chú trọng xem xét để tránh tình trạng phải ngừng máy lâu trong quá trình sản xuất làm gián đoạn thiệt hại cho công ty. Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và nhân viên quản lý cũng được công ty không ngừng nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho từng người để quản lý một cách hiệu quả nhất. Công ty đã tổ chức được một đội ngũ công nhân lao động hợp lý, tiết kiệm được lao động không cần thiết. Luôn đổi mới phương thức quản lý sao cho thích hợp với xu thế, mang tính chất khoa học cao. Bộ phận kế hoạch đac cố gắng để thành lập được các định mức giá thành một cách hợp lý nhất, quản lý giá thành một cách sát sao trong việc thực hiện các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Công ty có định kỳ phân tích và đánh giá giá thành sản phẩm của công ty một cách rõ ràng và đề ra các biện pháp thích hợp cho kỳ tiếp theo. Đây là một việc làm tôt giúp cho công ty có thể thấy được những tác động của việc làm tăng chi phí trong giá thành để từ đó có phương hướng mà khắc phục. Nhìn một cách tổng quan cả công ty cho thấy công ty Dệt 19/5 Hà Nội trong một số năm gần đây có sự làm ăn rất tiến bộ, được nhiều chứng nhận của tổ quốc tế công nhận về chất lượng cũng như uy tín của công ty đang một ngày tăng lên. Đó là kết quả làm việc miệt mài của các thành viên trong công ty có một quyết tâm cao. Công ty đang từng ngày khẳng định chính mình không những trên thị trường trong nước mà còn tiến hướng ra thị trường nước ngoài. 5.2. Những tồn tại chủ yếu của công ty Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty còn biến động do bởi một phần là phương thức bán hàng của công ty là bán trực tiếp chào hàng cho nên còn rất chủ động trong kinh doanh. Công ty chưa xây dựng được chính sách sản phẩm hợp lý nên chưa tạo được thế chủ động trong sản xuất kinh doanh trên thị trường. Công ty bị động trước sự thay đổi của thị trường và chưa có biện pháp cạnh tranh cụ thể hiệu quả bởi công ty sản xuất sản phẩm theo phương thưc đơn đặt hàng. Một số máy móc thiết bị của công ty đã quá cũ và lạc hậu và nhiều máy thì đã hết thời gian khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới năng suất lao động cũng như công suất sử dụng của máy, và dễ dang thấy được chúng sẽ ảnh hưởng tới giá thành là rất lớn. Cơ cấu tổ chức lao động nhìn chung là thích hợp song con thay đổi cơ cấu lao động nhiều. Sự biến động số lượng lao động làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc của toàn công ty, cho nên cần có giải pháp để ổn định đội ngũ lao động một cách nhanh chóng. Việc tính giá thành của công ty tương đối thích hợp với sản phẩm sản xuất song nên để cho một bộ phận chuyên trách độc lập quản lý giá thành sản phẩm và tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp để khắc phục ngay. 5.3. Nguyên nhân của tồn tại và cách khắc phục - Việc quản lý giá thành còn chưa sâu. Nên cho một bộ phân chuyên trách về bộ phận này. - Thị trường sản phẩm mà công ty sản xuất còn rất nhỏ cho nên sự biến động khó mà nắm bắt được nhanh chóng. - Công ty sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng cho nên chủ động trong kinh doanh. Phương pháp tốt nhất cho công ty là mở rộng thị trường, chủ động tìm khách hàng mà chào hàng nhiều hơn, tổ chức một bộ phận marketing chuyên trách về mảng này. - Công ty còn sử dụng nhiều máy kém chất lượng để sản xuất sản phẩm cho nên công việc ở đây là cần thay thế các máy móc kém chất lượng này và đầu tư đổi mới các máy móc khác hiện đại hơn. chương 3: Một số giải pháp hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Dệt 19/5 Hà Nội 1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới Trong cơ chế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đươc cần thiết phải năng động thích nghi với cơ chế mới. Xuất pháttừ lý do đó công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã đề ra phương hướng và mục tiêu hoạt động của công ty trong thời gian tới như sau: - Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị ở dạng trung bình và khá, đảm bảo các yêu cầu về: + Mức đầu tư phù hợp với khả năng tài chính của công ty. + Trình độ tự động hoá của máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng liên tục và ổn định. - Tổ chức lao động tối ưu hơn, kiện toàn lại tất cả về mọi mặt, đảm bảo cho mọi người có công ăn việc làm ổn định. - Trong các khâu cấp phát nguyên vật liệu và bảo quản nguyên vật liệu càng được chú trọng xem xét một cách kỹ càng. Tiết kiệm, tận dụng hết các nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng lại và đặc biệt tránh tình trạng lãng phí trong tất cả các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. - Nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã được tổ chức quốc tế QMS công nhận. Phát huy hết khả năng của mọi ngươi trong công ty để tạo ra được một cơ cấu làm việc đồng bộ. 2. Một số giải pháp hạ giá thành 2.1. Củng cố khâu cung ứng nguyên vật liệu Cung ứng nguyên vật liệu là hình thức chuyển giao trách nhiệm giữa bộ phận mua, vận chuyển với bộ phận quản lý nguyên vật liệu trong nội bộ, là cơ sở để hạch toán chính xác phí lưu thông và giá cả nguyên vật liệu. Tổ chức cung ứng tốt sẽ tạo điều kiện cho thủ kho nắm chắc số lượng, chất lượng và chủng loại nguyên vật liệu, phát hiện kịp thời tình trạng của nguyên vật liệu, hạn chế hiện tượng nhầm lẫn, tham ô, thiếu trách nhiệm có thể xảy ra.Từ đó góp phần điều hoà lực lượng dự trữ trong lưu thông, trong tiêu dùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người mua và người bán thực hiện được kế hoạch sản xuất, kinh doanh với hiệu quả cao. Xuất phát từ đó, cung ứng nguyên vật liệu thực hiện tốt 2 nhiệm vụ sau: - Xuất đúng số lượng và chất lượng nguyên vật liệu theo các chứng từ giao nhận: các chứng từ giao nhận (hợp đồng mua bán nguyên vật liệu, hoá đơn, phiếu xuất kho, phiếu vận chuyển và thời gian giao hàng...) phản ánh nhu cầu cụ thể của khách hàng về số lượng, chủng loại, chất lượng. Đây là nhiệm vụ quan trọng của kho cần được thực hiện một cách nghiêm túc, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. - Cung ứng nhanh gọn, an toàn, thuận tiện cho người nhận tránh làm hư hỏng, mất mát. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này kho cần chuẩn bị nguyên vật liệu, phương tiện cần thiết. phối hợp đồng bộ giữa người cung ứng với người nhận, nguyên vật liệu với phương tiện nhằm thực hiện việc giao nhận nhanh gọn nhất, tiết kiệm mọi chi phí. 2.2. Không ngừng hạ định mức tiêu dùng nguyên vật liệu Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một công việc nào đó trong những điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định của thời kỳ kế hoạch. Do vậy, biện pháp không ngừng giảm bớt phế liệu, phế phẩm, hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu công ty cần phải tập trung giải quyết các vấn đề: Tăng cường công tác cải tiến kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân, xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, sử dụng và sửa chữa máy móc thiết bị, áp dụng chế đọ khuyến khích lợi ích vật chất trong việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu….vv. Ngoài ra cần phải đặc biệt coi trọng những biện pháp để giảm mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong khâu thiết kế và công nghệ và hơn cả là cần chú ý khâu chọn phương án cắt tối ưu. 2.3. Tổ chức tốt công tác quản lý kho và cấp phát nguyên vật liệu * Tổ chức tốt công tác quản lý kho: Kho là nơi tập trung dự trữ nguyên vật liệu...trước khi đưa vào sản xuất, đồng thời cũng là nơi tập trung thành phẩm của doanh nghiệp trước khi tiêu thụ. Trong công ty có nhiều loại nguyên vật liệu, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác nhau...Vì vậy, thời gian tập trung dự trữ cũng phải có nhiều loại kho khác nhau để phù hợp với từng loại đối tượng dự trữ. Tổ chức quản lý kho nguyên vật liệu phụ thuộc vào quy mô, khối lượng và danh điểm nguyên vật liệu lưu chuyển qua kho. ở công ty việc thực hiện chức năng bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất và tiêu thụ thành phẩm của công ty do phòng cung tiêu phụ trách. Thông thường các kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của công ty trực thuộc phòng cung ứng vật tư và các kho thành phẩm trực thuộc phòng tiêu thụ. Tổ chức và bảo quản kho nguyên vật liệu phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Bảo quản toàn vẹn về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu, ngăn ngừa hạn chế hư hỏng, mất mát. - Nắm vững lực lượng nguyên vật liệu trong kho ở bất cứ thời điểm nào về số lượng, chất lượng, chủng loại và địa điểm... - Bảo đảm thuận tiện việc nhập, xuất, kiểm kê. Nguyên vật liệu nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ và thủ tục đã quy định. Do đó, để tổ chức tốt công tác quản lý kho cần: - Cán bộ quản lý kho phải có hệ thống sổ sách theo dõi rõ ràng, luôn luôn nắm vững chất lượng và lượng tồn kho đối với từng loại nguyên vật liệu để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tiến độ mua. kho phải có sơ đồ sắp xếp, phân loại theo quy cách, phẩm chất, không để tình trạng nguyên vật liệu bị vứt bừa bãi, không kê kích, che đậy, tận dụng triệt để năng lực của kho, bảo đảm an toàn lao động trong kho. - Bảo đảm nguyên vật liệu theo đúng quy trình, quy phạm của Nhà nước ban hành. - Xây dựng và thực hiện hệ thống nội quy và quy chế về quản lý kho tàng. Kho phải có hệ thống nội quy: nội quy ra vào, nội quy bảo quản, nội quy về nhập, xuất nguyên vật liệu, nội quy phòng hoả hoạn, nội quy kiểm tra định kỳ và các quy chế như: quy chế về khen thưởng, kỷ luật, quy chế về xử lý nguyên vật liệu thừa, thiếu, mất mát...Nhằm đưa công tác bảo quản đi vào nề nếp, chặt chẽ. * Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu: Cấp phát nguyên vật liệu là hình thức chuyển nguyên vật liệu từ nguyên vật liệu từ kho xuống các bộ phận sản xuất. Cấp phát nguyên vật liệu một cách chính xác, kịp thời cho các bộ phận sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tận dụng triệt để và có hiệu quả công suất thiết bị và thời gian lao động của công nhân. Trên cơ sở đó đảm bảo nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và hạ giá thành. Tổ chức tốt việc cấp phát nguyên vật liệu còn là điều kiện tốt cho việc thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm và chế độ hạch toán kinh tế trong nội bộ của công ty. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu cho các bộ phận sản xuất có thể tiến hành theo các hình thức sau: - Cấp phát theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất Hình thức này chủ yếu dựa vào yêu cầu của các phân xưởng và bộ phận sản xuất gửi lên phòng vật tư. Đối chiếu yêu cầu đó với lượng vật tư có trong kho và căn cứ vào hệ thống định mức cà nhiệm vụ được giao, phòng vật tư lập phiếu cấp phát cho các bộ phận sản xuất lên kho lĩnh nguyên vật liệu. ưu điểm: gắn chặt việc cấp phát với nhu cầu sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất Nhược điểm: không khuyến khích các đơn vị sử dụng hợp lý và tiết kiệm, khó kiểm tra theo dõi tình hình sử dụng, dễ nảy sinh tư tưởng dự trữ quá mức, đặc biệt là những loại nguyên vật liệu khó mua. - Cấp phát theo hạn mức Căn cứ vào hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, căn cứ vào số lượng và chủng loại sản phẩm đã được xác định trong kế hoạch tiến độ sản xuất, phòng vật tư lập phiếu cấp phát hạn mức giao cho các bộ phận sản xuất và kho. Căn cứ vào phiếu kho đó chuẩn bị và định kỳ cấp phát số lượng ghi trong phiếu, như vậy việc cấp phát theo hạn mức được quy định chẳng những về số lượng mà cả về thời gian cấp phát nhằm đảm bảo tính chủ động cho bộ phận sử dụng cũng như bộ phận cấp phát... ưu điểm: quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, hạch toán việc tiêu dùng nguyên vật liệu chặt chẽ, chính xác, bộ phận cấp phát chủ động trong việc chuẩn bị cấp phát, giảm bớt giấy tờ, chi phí vận chuyển. Nhược điểm: do cấp phát theo hạn mức do đó không tạo thuận tiện cho các đơn vị sản xuất. 2.4. Đầu tư vào việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc nhằm nâng cao năng suất lao động Nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động đó là công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty. Qua tìm hiểu cho thấy máy móc thiết bị của công ty đã lạc hậu, tuy có sự đổi mới nhưng còn rất hạn chế. Biện pháp lý tưởng nhất là đầu tư đồng bộ dây chuyền mới hiện đại, biện pháp này đòi hỏi cần phải có vốn lớn. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu kiểm tra đánh giá lại số lượng, chất lượng, khả năng thiết bị thực tế của tường máy móc...để xác định những máy móc nào, những công đoạn nào của dây chuyền sản xuất kém nhất, bộ phận nào ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất chất lượng sản phẩm để từ đó có biện pháp bổ sung thay thế kịp thời. Để từ đó có định mức sửa chữa hợp lý, chính xác, làm giảm giá thành sản phẩm. Một nhân tố để hạ giá thành hiệu quả là giảm chi phí cố định.muốn giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm cần phấn đấu tăng nhanh và tăng nhiều sản phẩm sản xuất ra vì tốc độ tăng chi phí cố định chậm hơn tốc độ tăng và quy mô tăng sản lượng sản phẩm. 2.5. Tổ chức khoa học quản lý và tiết kiệm chi phí quản lý chung của công ty Sự hoàn hảo của cấu trúc về tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và khoa học quản lý mang lai cho doanh nghiệp thuận lợi về nhiều mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi công ty là một hệ thống quản lý những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu chung của công ty. Công ty Dệt 19/5 Hà Nội muốn đạt được mục tiêu của mình thì phải đạt đến một trình độ quản lý tương ứng, do đó cần phải tổ chức quản lý một cách khoa học, chặt chẽ từ trên xuống dưới, không rườm rà, tiết kiệm chi phí quản lý chung. Do vậy, tổ chức khoa học quản lý và tiết kiệm chi phí quản lý chung là hai vấn đề tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Công ty phải thực hiện được điều đó thì sẽ làm cho chi phí sản xuất chung giảm xuống và từ đó giá thành sản phẩm cũng giảm xuống rõ rệt. 3. Một vài kiến nghị 3.1. Đối với công ty - Tìm các nguồn tài trợ, vay vốn...để mua mới cải tạo nâng cấp những thiết bị sản xuất đã quá cũ và lạc hậu, phục hồi lại một số máy dệt của Liên Xô...đây là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty. - Cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, kết hợp chặt chẽ chế độ tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo thu nhập tương xứng cho người lao động. Trang bị hệ thống máy vi tính cho các phòng ban, đồng thời nâng cao trình độ kỹ năng sử dụng máy móc cho thích ứng với kỹ thuật tương ứng. - Từng bước đổi mới công tác quản lý, tăng cường hiệu lực quản lý trên cơ sở áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 - Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho cán bộ, công nhân đi học để nâng cao trình độ tay nghề... - Tăng cường công tác y tế, phúc lợi xã hội, tạo điều kiện giúp đỡ người lao động phát huy tính sáng tạo. Khơi dậy mọi tiềm năng của người lao động. 3.2. Đối với nhà nước Công ty Dệt 19-5 Hà Nội thuộc sự quản lý trực tiếp của sở công nghiệp Hà Nội, sự quan tâm giúp đỡ của sở là rất quan trọng. - Tạo điều kiện giúp đỡ công ty bổ sung nguồn vốn, đổi mới máy móc trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng. - Tránh sự can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của công ty, tính độc lập, tự chủ trong việc đào tạo bổ sung cán bộ. - Kịp thời khen thưởng cán bộ có thành tích tốt trong công tác. - Cơ quan chủ quản cần có biện pháp đề nghị chính phủ ưu đãi về thuế quan để công ty có khả năng phát triển hơn. Kết luận Sống trong nền kinh tế thị trường, tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có được một vị thế vững vàng và ổn định. Bởi vậy, cơ chế thị trường là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, từ thị trường có thể cho doanh nghiệp thành công và cũng từ thị trường có thể cho doanh nghiệp thất bại. Do đó, các doanh nghiệp và hơn cả là các nhà quản trị doanh nghiệp không ngừng tìm tòi, học hỏi, bổ sung kiến thức kinh nghiêm, tập trung sức mạnh và trí tuệ để chống chọi lại các quy luật khắc nghiệt của thị trường. Công ty Dệt 19/5 Hà Nội, với nhiều ưu thế đã phát huy được thế mạnh của mình. Tận dụng được cơ hội là thị trường sản phẩm của công ty còn tiềm tàng cho nên công ty đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường sản xuất kinh doanh của mình. Có được điều này một phần rất lớn nhờ vào khả năng tổ chức quản lý tốt và khoa học. Do vậy, trong giá thành sản phẩm của công ty các chi phí ở mức tối ưu. Điều này đã tạo thuận lợi cho công ty rất lớn và tổng quan hơn cả là giúp cho công ty có được một vị trí cạnh tranh mạnh mẽ không những thị trường trong nước mà còn tiến ra thị trường nước ngoài. Qua thời gian tìm hiểu hoạt động quản lý chi phí sản xuất và giá thành của công ty Dệt 19/5 Hà Nội cùng với sự giúp đỡ của các cô chú phòng Tài vụ đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Ngọc Điệp đã tận tình, dày công hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn nhiều! Mục lục Lời mở đầu…………………………………………………………..…….1 Chương 1: Tổng quan về công ty Dệt 19/5 Hà Nội ………………...…...3 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty………....……3 1.1. Lịch sử hình thành……………………………………..…………….3 1.2. Quá trình phát triển……………………………………..……………3 1.2.1. Giai đoạn 1960 – 1973………………………………..…………...3 1.2.2. Giai đoạn 1973 – 1989………………………………………….....4 1.2.3. Giai đoạn 1989 - đên nay(2004)…………………………………..4 2. Chức năng nhiệm của công ty…………………………………………5 3. Đặc điểm chủ yếu của công ty…………………………………………7 3.1. Đặc điểm về sản phẩm ………………………………………………7 3.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu………………………………………...9 3.3. Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị……………………...…10 3.4. Đặc điểm về lao động……………………………………………….15 3.5. Đăc điểm về thị trường, khách hàng……………………………….18 3.5. Một số đặc điểm khác………………………………………………20 Chương 2: Thực trạng về khả năng cạnh tranh bằng việc thực hiện các biện pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty………………………….28 1. Một số lý luận cơ bản về cạnh tranh bằng hạ giá thành sản phẩm ...28 1.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn………………………………30 1.2. Phương pháp tính giá thành phân bước…………………………….31 1.2.1. Phương án tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm………………………………………………………………………32 1.2.2. Phương án tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm……………………………………………………………….33 1.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số…………………………….34 1.4. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ……………………………..35 1.5. Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức…………….35 1.6. Phương pháp tính loại trừ chi phí…………………………………..37 2. Phương pháp tính giá thành của công ty……………………………..37 2.1. Cơ sở lý luận………………………………………………………...37 2.2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………40 3. Thực trạng về khả năng cạnh tranh bằng hạ giá thành sản phẩm ở công ty……………………………………………………………………44 3.1. Về sử dụng nguyên vật liệu………………………………………...45 3.2. Về công tác sử dụng máy móc thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ………………………………………………………………………48 3.2.1. Về công tác kiểm tra kỹ thuật……………………………………48 3.2.2. Về đổi mới công nghệ và cải tiến dây chuyền sản xuất………...50 3.3. Về công tác tổ chức lao động và tiền lương…………………….…51 3.3.1. Về tổ chức lao động………………………………………………51 3.3.2. Về tính toán quỹ lương hợp lý của công ty……………………...52 3.4. Về công tác quản lý…………………………………………………55 4. Phân tích giá thành sản phẩm trong một số năm gần đây…………..58 4.1. Theo giá thành kế hoạch, định mức, thực tế……………………….58 4.2. Theo giá thành phân xưởng, công xưởng, toàn bộ………………...61 5. Một số kết quả đạt được và những tồn tại chủ yếu trong công tác thực hiện các biện pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty………………..63 5.1. Những kết quả đạt được…………………………………………….63 5.2. Những tồn tại chủ yếu của công ty…………………………………64 5.3. Nguyên nhân tồn tại và cách khắc phục…………………………...65 Chương 3: Một số giải pháp hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Dệt 19/5 Hà Nội………………………….66 1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới………………………………………………………………………....66 2. Một số giải pháp hạ giá thành sản phẩm…………………………….66 2.1. Củng cố khâu cung ứng nguyên vật liệu…………………………..66 2.2. Không ngừng hạ định mức tiêu dùng nguyên vật liệu…………….67 2.3. Tổ chức tốt công tác quản lý kho và cấp phát nguyên vật liệu…...68 2.4. Đầu tư vào việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc nhằm nâng cao năng suất lao động………………………………………………………………………71 2.5. Tổ chức khoa học quản lý và tiết liệm chi phí quản lý chung của công ty……………………………………………………………………72 3. Một vài kiến nghị……………………………………………………..72 3.1. Đối với công ty……………………………………………………...72 3.2. Đối với Nhà nước……………………………………………………73 Kết luận………………………………………………………………......74 Nhận xét của cơ quan về thực tập ……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………..............................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0051.doc
Tài liệu liên quan