Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex1

Trong quá trình học tập ở nhà trường cùng thời gian thực tập tại công ty xây dựng số 1- Vinaconex 1, em hiểu rằng việc đi sâu tìm hiểu thực tế là một giai đoạn vô cùng quan trọng. em có cơ hội để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn tìm hiểu những vấn đề mà sách vở chưa đề cập đến, hay sự biến hóa của lí thuyết trong thực tế, nên em cố gắng đi sâu học hỏi tìm tòi và nghiên cứu cả lý thuyết và thực hành. Sau khi nghiên cứu đề tài, em càng hiểu rằng kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng có tầm quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện nên kinh tế hàng hóa, tiền tệ buộc doanh nhiệp phải đối mặt với thị trường. Để tồn tại, phát triển và kinh doanh có hiệu quả bên cạnh các hoạt động đa dạng và phong phú về sản xuất kinh doanh, tất yếu các doanh nghiệp phải có một cơ chế dự báo, kiểm tra, giám đốc một cách toàn diện các hoạt động sản xất kinh doanh của doanh nghiệp.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 514.018.000 514.018.000 006003 C.Tr Nhà I9- TXB 76.769.000 76.769.000 006004 C.Tr Hải Dơng 437.249.000 437.249.000 …….. …………………… ……… …………. Cộng 15.376.438.241 15.376.438.241 Hà Nội,Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Kế toánghi sổ Kế toán trưởng Giám Đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối tháng đội tập hợp các hợp đồng làm khoán, bảng tính công để tính ra số lượng mà mỗi công nhân được hưởng trong tháng. Sau đó, lập bảng thanh toán lương cho công nhân trực tiếp thi công theo từng tổ. Căn cứ vào bảng thanh toán lương của từng tổ, kế toán đội cũng tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán lương của các đơn vị mình. Biểu số 16 Tổng công ty vinaconex Đội xây dựng số 1 bảng tổng hợp thanh toán tiền lương Đơn vị: Đội xây dựng số 2 ĐVT: VNĐ STT Tên đơn vị Tổng tiền lương Các khoản tiền ứng Các khoản khấu trừ Còn lĩnh 1 Vũ Hữu Nghiêm 6.420.000 TL Khác Cộng 119.580 6.300.420 2 Nguyễn Văn Tuấn 20.000.000 555.210 19.444.790 3 Nguyễn Văn Tuấn 14.140.600 410.900 13.729.700 4 Trần Văn Hải 5.523.000 199.000 5.324.000 5 Phùng văn Thành 4.191.500 166.250 4.025.250 6 Nguyễn Mạnh chánh 9.333.000 319.420 9.013.580 7 Đào Thị Hạnh 14.000.000 380.268 13.619.732 Tổng cộng 73.608.100 2.150.628 71.457.472 3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. Máy thi công là các loại máy phục vụ trực tiếp cho sản xuất xây lắp. Do xây dựng là một hoạt động phức tạp nên máy thi công phục vụ xây dựng cũng rất đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, kích cỡ, giá trị, ... khác nhau. Việc sử dụng máy thi công trong doanh nghiệp xây lắp là tất yếu, nó không chỉ hỗ trợ đắc lực làm giảm lao động nặng nhọc cho con người mà còn là tiền đề quan trọng để tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng công trình. Công ty cổ phần xây dựng số 1 có khá đầy đủ các thiết bị xây dựng và máy thi công hiện đại, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu kỹ thuật của các công trình mà Công ty thi công xây lắp như các loại: máy ủi, máy xúc, máy lu, ô tô tự đổ, xe vận tải chuyên dùng, máy đóng cọc Diezel, máy khoan cọc nhồi, cẩu bánh lốp, cẩu bánh xích, ... Hiện nay, ở các xí nghiệp, đội đều có máy thi công riêng, Công ty chỉ quản lý một số loại máy có giá trị lớn và điều động đến các công trình khi cần. Khi có nhu cầu các xí nghiệp, đội được chủ động thuê máy ở ngoài để phục vụ kịp thời sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thi công. * Tài khoản sử dụng: TK 623 Bên nợ: - Các chi phí NVL, CCDC, thuê máy thi công, mua dụng cụ máy, tiền thuê và vận chuyển giáo. Bên có: - Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ Phương pháp hạch toán S ơ đồ 9: Kế toán chi phí sử dụng máy thi công TK 111,331,152,153… TK 623 TK 154 Chi phí NVL, chi phí thuê máy bên ngoài TK 133 Chi phí thuê giáo, mua máy… Thuế GTGT Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công ( cuối kỳ ) TK 141(1413) Quyết toán tạm ứng KLXL nội bộ (Phần tính vào chi phí SDMTC) Nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công như xăng dầu, phụ tùng thay thế… thường không nhập kho mà khi có nhu cầu được mua về đưa thẳng vào sử dụng, máy thi công giá trị nhỏ không đủ điều kiện để coi là TSCĐ cũng như vậy nên chứng từ gốc làm căn cứ cho kế toán ghi sổ là các hoá đơn GTGT, … Đối với máy thi công thuê ngoài: Chứng từ đầu tiên để làm cơ sở xác định chi phí máy thi công thuê ngoài là hợp đồng thuê máy và hoá đơn GTGT. Căn cứ vào các chứng từ về máy thi công thuê ngoài, kế toán đội lập bảng tổng hợp chi phí thuê máy của từng công trình, hạng mục công trình. Sau đây là hợp đồng thuê máy thi công được ký giữa ông Phạm Quốc Huy đội trưởng công trình nhà I9- Thanh Xuân Bắcvới bân cho thue máy là Công ty vận tải. TCT XNKXD Việt Nam cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Công ty CPXD số 1 Độc lập –Tự do- Hạnh phúc Hợp đồng kinh tế Hôm nay ngày 01/07/2004 Chúng tôi gồm có I. Đại diện bên A: Công ty cổ phần xây dựng số 1 Người đại diện: Phạm Quốc Huy Chức vụ: Đội trưởng II. Đại diện bên B: Công ty vận tải Người đại diện: Nguyễn Minh Tuấn Chức vụ: Giám đốc Hai bên thoả thuận ký kết hợp đồng với các điều khoản sau đây: Điều 1: Bên A thuê một máy thi công và bên B đồng ý cho thuê theo nội dung như sau: STT Tên máy ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Máy đào, xúc đất,đóng cọc tre Ca 5 1.500.000 8.000.000 2 Vận chuyển đất Chuyến 44 150.000 6.600.000 3 Máy dầm nền Ca 4 310.000 1.240.000 4 Máy chộn bê tông Ca 7 370.000 2.590.000 Cộng 18.430.000 ( Đơn giá trên chưa có thuế GTGT) Điều 2: Các điều kiện đẩm bảo hợp đồng: Trách nhiệm của bên A: Chuẩn bị hiện trường thi công. Cử cán bộ kỹ thuật giám sát thi công. Trách nhiệm của bên B: Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, xe, máy để thi công theo đúng tiến độ, đúng kỹ thuật. Tự chịu trách nhiệm về công tác an toàn lao động… Đại diện bên A Đại diện bên B Khi hết hợp đồng thuê máy thi công, hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng và tiến hành thanh toán (có hoá đơn giá trị gia tăng). Cuối tháng ông Huy sẽ chuyển bản hợp đồng kinh tế, Biên bản thanh lý hợp đồng cùng hoá đơn GTGT về việc thuê máy thi công về phòng kế toán công ty. TCT XNKXD Việt Nam cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Công ty CPXD số 1 Độc lập –Tự do- Hạnh phúc Biên bản thanh lý hợp đồng Số:…/… Ngày 01 tháng 07 năm 2005 Đại diện bên đi thuê (A): Công ty cổ phần xây dựng số 1 Ông: Phạm Quốc Huy Chức vụ: Đội trưởng Đại diện cho bên thuê(B): Công ty vận tải Ông: Nguyễn Tuấn Minh Chức vụ: Giám đốc Tên hợp đồng: Thuê máy thi công Kết quả thanh toán: Sau khi kiểm tra các công việc bên B đã thực hiện, đối chiếu với nội dung hợp đồng kinh tế, các công việc bên A giao ngày 01/07/2004 Bên B đã hoàn thành đảm bảo đúng chất lượng và tiến độ trong hợp đồng. Thanh lý hợp đồng: bên A đã thnah toán đầy đủ theo giá trị trên hợp đồng là 18.430.000 đồng. Hợp đồng này được hai bên thanh lý, hết hiệu lực thực hiện. Biên bản này được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau. Đại diện bên A Đại diện bên B Hoá đơn (GTGT) Mẫu số: 01GTKT – 3LL Liên 2 (Giao khách hàng) Ngày 01 tháng 07năm 2005 Đơn vị bán hàng: Công ty vật tư kỹ thuật xi măng Địa chỉ: 348 đường Giải Phóng Số tài khoản: 2806619 – NHTM CP á Châu Điện thoại: Mã số: 0100105694 Họ tên người mua hàng: Phạm Quốc Huy Đơn vị:Đội XD số 1 – Công ty xây dựng số 1 Địa chỉ: D9 Thanh Xuân – Hà Nội Số tài khoản: 73010004K STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Máy đào, xúc đất,đóng cọc tre Ca 5 1.500.000 8.000.000 2 Vận chuyển đất Chuyến 44 150.000 6.600.000 3 Máy dầm nền Ca 4 310.000 1.240.000 4 Máy chộn bê tông Ca 7 370.000 2.590.000 Cộng tiền hàng 18.430.000 Thuế suất thuế GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 921.500 Tổng số tiền thanh toán: 19.531.500 Số tiền viết bằng chữ: Mười chín triệu năm trăm ba mươi mốt nghìn năm trăm đông./. Căn cứ vào các chứng từ tập hợp được, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy. Trình tự nhập tương tự như các phần hành kế toán đã trình bầy ở trên. Sau khi nhập, với trương trình phần mềm kế toán đã cài đặt, khi có lệnh chương trình tự động chạyvà cho phép xuất in ra các sổ và báo cáo kế toán tương ứng: Sổ nhật ký chung (biểu số 5), Sổ cái TK 623(biểu số 17), sổ chi tiết tài khoản 623 (biểu số18), sổ tổng hợp chi tiết (biểu số 19) và các sổ liên quan khác… Biểu số 17 Tổng công ty vinaconex Công ty vinaconex 1 Sổ cái Tài khoản 623: Chi phí sử dụng máy thi công Thời gian báo cáo: từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2005 ĐVT: VNĐ Chứng từ số NộI DUNG TK đôi ứng Số phát sinh Số CT Ngày CT Nợ Có … … … … … … 289 31/7/2005 Chi phí máy T7/04 C.Tr: Nhà I9- TXB 3312 18.430.000 289 31/7/2005 K/c CF máy DD T7/04 C.Tr: Nhà I9- TXB 1543 18.430.000 … …. ……………….. ……. …… …… Tổng cộng 5.896.085.710 5.896.085.710 Hà Nội, Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 18 Tổng công ty vinaconex Công ty vinaconex 1 Sổ chi tiết tàI khoản Trong tháng 07 năm2005 Tài khoản 623 Chi phí sử dụng máy thi công Tên đối tượng: C. Tr nhà I9 - Thanh Xuân Bắc ĐVT: Đồng Chứng từ số Trích yếu TK đôi ứng Số phát sinh Số dư cuối kỳ Số CT Ngày CT Nợ Có Nợ Có Công trình nhà I9- Thanh Xuân Bắc 289 31/07 Chi phí máy T7/04 C.Tr: Nhà I9- TXB 3312 18.430.000 18.430.000 289 31/07 K/c CF máy DD T7/04 C.Tr: Nhà I9- TXB 1543 18.430.000 Tổn cộng: C.Tr Nhà I9- TXB 18.430.000 18.430.000 D cuối kỳ Hà Nội,Ngày 31 tháng 07 năm 2005 Kế toánghi sổ Kế toán trưởng Giám Đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 19 Tổng công ty vinaconex Công ty vinaconex 1 Sổ tổng hợp chi tiết Tài khoản 623 Chi phí sử dụng máy thi công Thời gian báo cáo: từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2005 ĐVT: VNĐ Mã đối tượng Tên đối tượng Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Nợ Có Nợ Có 001 Đội xây dựng số 1 258.125.756 258.125.756 …. ……………………. ………. ……….. 006 Đội xây dựng số6 148.290.000 148.290.000 006003 C.Tr Nhà I9- TXB 18.430.000 18.430.000 006004 C.Tr Hải Dơng 129.860.000 129.860.000 …….. …………………… ……… …………. Cộng 5.896.085.710 5.896.085.710 Hà Nội,Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Kế toánghi sổ Kế toán trưởng Giám Đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 4. Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất tại bộ phận sản xuất, khoản chi phí này rất đa dạng, phát sinh khá thường xuyên song giá trị không lớn. Tại Công ty xây dựng số 1 có các khoản chi phí sau được tính là chi phí sản xuất chung: + Chi phí nhân viên đội sản xuất: gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của nhân viên quản lý, nhân viên thống kê, kế toán đội, ... + Chi phí nguyên vật liệu dùng cho công tác quản lý + Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho công tác quản lý + Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, máy thi công và chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho công tác quản lý, khấu hao máy thi công. + Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ quản lý sản xuất, máy thi công như: điện thoại, fax, điện, nước, ... + Chi phí khác bằng tiền như: tiền giao dịch, tiếp khách,... + Chi phí lãi vay mà các đơn vị trực thuộc phải trả cho Công ty * Tài khoản sử dụng: TK 627 Bên nợ: - Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, bao gồm: lương nhân viên quản lý đội và các khoản trích theo lương, chi phí dịch vụ mua ngoài, trích khấu hao TSCĐ, máy thi công… Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 627 không có số dư cuối kỳ * TK 627 chi tiết thành 6 TK cấp 2 TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác *. Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 10: Kế toán chi phí sản xuất chung Quyết toán tạm ứng KLXL nội bộ TK 334, 338 TK 627 TK 152, 153 Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên đội XD và trích theo tỉ lệ quy định trên tiền lương TK 152, 153 Chi phí NVL, CCDC xuất dùng cho đội xây dựng TK 336 Trích khấu hao TSCĐ & MTC Lãi vay phải trả công ty TK 111, 112, … Chi phí điện nước, điện thoại và chi bằng tiền khác TK 133 Thuế GTGT TK 335 Chi phí phải trả theo dự toán TK 141(1413) Khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung TK 154 Phân bổ, kết chuyển CPSXC ( cuối kỳ ) (Phần tính vào chi phí SXC) Các tài sản cố định, kể cả các loại máy thi công của đội được trích khấu hao theo QĐ166/1999 của Bộ tài chính, Công ty áp dụng phương pháp trích khấu hao đều theo thời gian và trích khấu hao hàng ngày. Mức khấu hao trong ngày = Nguyên giá Số ngày sử dụng Hàng ngày, kế toán đội tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao, trong đó không phân biệt máy móc thi công và các tài sản cố định khác. Biểu số 20 Tổng công ty vinaconex Công ty vinaconex 1 Bảng tính và phân bổ khấu hao tscđ Đơn vị: Đội xây dựng và trang trí nội thất Tháng 07 năm 2005 ĐVT:VNĐ Tên tài cố định Nguyên giá Giá trị còn lại Mức khấu hao Khu văn phòng 204.889.000 138.958.150 1.1.40.800 Ôtô con 175.000.000 157.278.500 745.500 … … … … Máy đầm đất 15.400.000 12.500.000 175.000 … … … … Tổng cộng 1.116.578.000 1.037.396.854 5.415.567 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phát sinh thánh 07 của đội xây dựng và trang trí nội thất bao gồm tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại… Vì trong thời gian này đội chỉ thi công công ttình : C. Tr nhà I9 - Thanh Xuân Bắc nên toàn bộ các khoản chi trên được hạch toán vào TK 627 – chi tiết công trình : C. Tr nhà I9 - Thanh Xuân Bắc. Toàn bộ chứng từ gốc về chi phí này như hóa đơn tiền điện, tiền nước tiền điện thoại … sẽ kế toán đội tập hợp và chuyển về phòng tài chính kế toán công ty và cuối tháng để ghi sổ. Nừu trong cùng thời gian, đội thi công nhiều công trình thì các khoản chi phí chung đều phục vụ thi công cho các công trình đó sẽ được tập hợp và cuối tháng phân bổ cho từng công trình theo khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Cuối tháng, kế toán đội gữi các chứng từ gốc, bảng trích và phân bổ khấu hao, bảng thanh toán lương… lên phòng tài chính công ty. Đây là căn cứ để nhân viên kế toán ghi sổ nhật ký chung(biểu 5). Sau đó số liệu được vào sổ cái các tài khoản liên quan Biểu số 21 Tổng công ty vinaconex Công ty vinaconex 1 Sổ cái Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung Thời gian báo cáo: từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2005 ĐVT: VNĐ Ngày tháng GS Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC Số hiệu TK Đ/Ư Số phát sinh Số NT Nợ Có … … … … … … … … 31/07 78 03/07 Mua xăng ô tô con đội XD&TTNT 1 111 320.500 … … … … … … … … 31/07 65 22/07 Tiền điện thi công công trình: Tr nhà I9 - Thanh Xuân Bắc 1 111 1507.000 … … … … … ... … … 31/07 79 28/07 Tiền điện thoại công trình: Tr nhà I9 - Thanh Xuân Bắc 1 111 535.000 31/07 Lương gián tiếp công trình: Tr nhà I9 - Thanh Xuân Bắc 1 334 14.000.000 31/07 Khấu hao đội XD&TTNT 1 336 5.325.567 … … … … … … … … 31/07 Kết chuyễn chi phí SXC công trình: Tr nhà I9 - Thanh Xuân Bắc 1 154 23.988.608 31/12 … … … … … … … Cộng phát sinh 566.822.469 566.822.469 Hà Nội, Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hạch toán thiệt hại trong sản xuất xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 1 Tại công ty cổ phần xây dựng số 1, từ khi thành lập cho tới chỉ xảy ra trường hợpthiệt hại do phải phá đi làm lại và công ty hạch toán như sau: Phương phaph hạch toán Sơ đồ 11: hạch toán về thiệt hại phá đi làm lại tại công ty xây dựng số 1 Thiệt hại tính vào giá thành CT Giá trị thiệt hại bắt bồi thường Chi phí sửa chữa thực tế phát sinh Kết chuyển chi phí PS về sửa chữa CT hỏng TK 1388, 334 TK có liên quan TK 154 (Chi tiết sửa chữa SPH) TK 627 TK 621, 622, 623, 627 (Chi tiết sửa chữa SPH) Tháng 12 năm 2005, tại chi nhánh Yên Bái trong khi thi công công trình trung tâm hội nghị tỉnh Yên Bái do lỗi của cán bộ kỷ thuật chỉ đạo thi công không chặt chẽ dẫn đến việc phải làm đi phá phá lại toàn bộ phần bê tông nằm phía trước hệ thống ống nứớc tầng một và gây ra một khoản thiệt hại đáng kể. Quá trình sữa chữa và xử lý thiệt hại được kế toán hạch toán hạch toán cụ thể như sau: Khi chi phí sữa chữa thực tế phát sinh. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK621: 23.772.784 Nợ TK133: 1.523.480 Có TK 111: 17.758.280 Có TK152: 7.537.984 + Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK622: 3.587.750 Có TK334: 3.587.750 + Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK623: 668.853 Có TK331: 668.853 + Chi phí sản xuất chung Nợ TK627: 1.132.735 Có TK111: 1.132.735 Kết chuyễn chi phí về sữa chữa công trình thi công hỏng Nợ TK154: 29.162.122 Có TK621: 23.772.784 Có TK622: 3.587.750 Có TK623: 668.853 Có TK627: 1.132.735 Xử lý thiệt hại do phá đi làm lại Nợ TK1388: 2.000.000 Nợ TK627: 27.162.122 Có TK154: 29.162.122 tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang Tổng hợp chi phí sản xuất Cuối mỗi tháng, Công ty thực hiệ tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng cho từng công trình, rồi trên cơ sở đó tính toán ra tổng chi phí sản xuất phát sinh của công ty. Mỗi công trình, hạng mục công trình đều được mở sổ chi tiết theo dõi cho chi phí sản xuất phát sinh theo từng khoản mục chi phí để làm cơ sở cho việc tính toán giá thành sản phẩm sau này. Vì hạch toán hàng tồn kho theo theo phương pháp kê khai thường xuyên nên công ty sử dụng TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất, kết cấu tài khoản này như sau: Bên nợ: Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình. Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán. Bên có Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao Giá thành xây xây lắp của nhà thầu phụ hoàn bàn giao cho nhà thầu chính được xác định trong kỳ kế toán. Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sữa chữa được Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định trong kỳ kế toán. Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 12: kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Tổng giá thành thực tế của CT, HMCT hoàn thành bàn giao Giá thành SPXL hoàn thành chờ tiêu thụ hoặc chưa bàn giao Thuế GTGT TK 133 Giá trị khối lượng nhận bàn giao do nhà thầu phụ bàn giao Kết chuyển chi phí SXC(cuối kì) Kết chuyển chi phí SDMTC(cuối kì) Kết chuyển chi phí NCTT(cuối kì) Các khoản ghi giảm chi phí SX Kết chuyển chi phí NVLTT(cuối kì) TK 111, 138, 152,… TK 621 TK 154 TK 155(1551) TK 622 TK 623 TK 627 TK 111, 112, 331 TK 632 Giá trị khối lượng do nhà thầu phụ bàn giao được xác định là tiêu thụ ngay Từ các sổ chi tiết chi phí từng công trình, hạng mục công trình kế toán tiến hành tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng theo từng khoản mục chi phí, từ đó làm cơ sở lập bảng tổng hợp chi phí phí phát sinh theo quý toàn công. Biểu số 22 Tổng công ty vinaconex Công ty xây dựng số 1 - vinaconex 1 Bảng tổng hợp chi phí thực tế các công trình quý 3,4 năm 2005 ĐVT:VNĐ TK Nội Dung C. Tr nhà I9 - Thanh Xuân Bắc Công ty may đà lạt Ghi chú 621 Chi phí NVL Trực tiếp 348.008.000 325.672.450 Tháng 07 170.919.000 0 Tháng 08 21.131.000 0 Tháng 09 47.404.000 0 Tháng 10 95.506.000 124.563.784 Tháng 11 0 105.708.913 Tháng 12 13.048.000 95.399.708 622 Chi phí NC Trực tiếp 76.769.000 29.606.582 Tháng 07 60.662.000 0 Tháng08 0 0 Tháng 09 0 0 Tháng 10 0 10.507.450 Tháng 11 0 10.502.887 Tháng 12 16.107.000 8.596.245 623 Chi phí sử dụng MTC 18.430.000 15.705.813 Tháng 07 0 Tháng 08 18.430.000 0 Tháng 09 0 0 Tháng 10 0 7.502.908 Tháng 11 0 5.435.783 Tháng 12 0 2.767.222 627 Chi phí SXC 51.148.631 17.505.922 Tháng 07 0 0 Tháng 08 0 0 Tháng 09 0 0 Tháng 10 23.986.509 9.426.858 Tháng 11 0 4.294.750 Tháng 12 27.162.122 3.784.314 Tổng cộng 494.355.631 388.490.722 Căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất và số liệu đã được tổn hợp trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất thực tế các công trình, kế toán tiến hành ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho công trình, hạng mục công trình vào cuối kỳ sản xuất kinh doanh . Các nghiệp vụ kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh cuối kỳ đều được ghi vào sổ nhật ký chung, sau đó ghi chuyễn vào sổ cái TK621,Tk622,TK623, TK627,TK154 và sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo công trình, hạng mục công trình. Biểu số 23 Tổng công ty vinaconex Công ty xây dựng số 1 - vinaconex 1 Sổ cái Năm 2005 Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ĐVT: VNĐ Ngày tháng GS Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC Số hiệu TKĐƯ Số phát sinh Số NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 25.112.586.775 Số phát sinh trong kỳ … … … … … … 31/07 31/07 K/c CPVL DD T7/04 C.Tr: Nhà I9- TXB 1 621 170.919.000 31/07 31/07 K/c CF NC DD T7/04 C.Tr: Nhà I9- TXB 1 622 60.662.000 31/07 31/07 K/c CF máy DD T7/04 C.Tr: Nhà I9- TXB 1 623 18.430.000 31/07 Kết chuyễn chi phí SXC công trình: Tr nhà I9 - Thanh Xuân Bắc 1 627 23.988.608 31/07 31/07 Kết chuyễn chi phí SXKD công trình: Tr nhà I9 - Thanh Xuân 1 632 2.293.484.698 … … … … … … … 31/12 Cộng số PS trong kỳ 6.234.580.457 8.267.280.254 31/12 Số dư cuối kỳ 23.079.886.978 Hà Nội, Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Xác định giá trị sản phẩm dở dang. Biểu số 24 Tổng công ty vinaconex Công ty xây dựng số 1 - vinaconex 1 Bảng theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Quý 2 năm 2005 đvt:VNĐ STT Công trình, hạng mục công trình Chi phí sản xuất kinh doanh D D 1 công trình : Tr nhà I9 - Thanh Xuân 3.565.257.389 2 Thành ủy Hạ Long 14.425.792.125 3 Kho bạc Thanh Xuân 3.949.965.123 4 Trụ sở kiểm toán nhà nước 3.567.257.893 … … … Chương III Thu hoạch đánh giá I. .những nhận xét, đánh giá về công tác hạch toán chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 1 – Vinaconex1 Qua hai tháng thực tập tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 1 – Vinaconex1em nhìn nhận sơ bộ và có một số đánh giá chung về tổ chức hoạt động, tổ chức hạch toán của công ty là. Công ty là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, sở hửu vốn nhà nước chiếm 51%, do cán bộ công nhân viên góp 49%, là một doanh nghiệp lớn với quy mô hoạt động rộng, phân tán trên nhiều tỉnh thành, Bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ, năng động hợp lý, các bộ phận chức năng được tổ chức chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng và hoạt động có hiệu quả, mô hình hạch toán khoa học, tiện lợi, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Cùng với quá trình chuyển đổi, trưởng thành của mình, công tác kế toán tại công ty không ngừng được hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt nhất, hiệu quả nhất yêu cầu quản lý, hạch toán kinh tế. Điều này được thể hiện rõ ở những ưu điểm sau: Bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo cung cấp kịnh thời những yêu cầu cơ bản về thông tin kế toán của công ty. Đội ngủ cán bộ kế toán có trình độ năng lực, nhiệt tình, được bố trí hợp lý tọa điều kiệ nâng cao trách nhiệm công việc được giao, đáp ứng yêu cầu căn bản về công tác hạch toán kinh doanh nói chung và hạch toán chi phí sản xuất nói riêng. Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức tương đối tốt, đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ đầy đủ theo đúng quy định của Bộ tài chính. Phương pháp hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu cung cấp các thông tin thường xuyên, kịp thời của công tác quản lý tại công ty. Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung phù hợp với quy mô, loại hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp. Đồng thời, việc ứng dụng máy vi tính vào phục vụ công tác hạch toán đã tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho các nhân viên kế toán mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị, kịp thời đưa ra các thông tin hửu dụng đối với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất xây lắp. Công tác hạch toán chi phí sản xuất được xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Công ty đã áp dụng hình thức giao khoán xuống các xí nghiệp, đội. Nhờ vậy, các đơn vị trực thuộc phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự chủ trong sản xuất giúp cho công ty tạo ra được những sản phẩm chất lượng đảm bảo với giá cạnh tranh trên thị trường, từ đó không ngừng nâng cao uy tín của công ty. Công ty đã xác định rõ đối tượng tập hợp chi phí xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình có dự toán riêng. Theo đó công ty có thể đối chiếu kịp thời thực tế sản xuất thi công với dự toán để từ đó tìm ra nguyên nhân chênh lệch, rút ra bài học quản lý một cách nhanh nhất.chi phí xây lắp của công ty được xác định theo từng khoản mục, yếu tố chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu hạch toán của chế độ kế toán hiện hành. Nhìn chung, công tác tập chi phí sản xuất của công ty đã đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra về thời gian và tính chính xác cụ thể. Mặt khác chi phí sản xuất chủ yếu được tập hợp trực tiếp, giãm bớt việc phân bổ chi phí cuối kỳ làm tăng mức độ chính xác cho việc tính giá thành sản phẩm. Việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm, gắn liền thu nhập của người lao động với chất lượng, hiệu quả công việc đã khuyến khích tinh thần lao động, làm tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty tạo điều kiện cho đơn vị trực thuộc có những quyền chủ động nhất định trong quá trình hoạt động như: thuê lao động, thuê máy móc, tìm công trình … nhưng vẫn gắn liền với hiệu quả kinh tế, yêu cầu kỷ thuật, chất lượng công việc. Điều này đã có những tác động tích cực đến công tác hạch toán chi phí sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, cải tiến tích cực như vậy song em nhận thấy công tác kế toán ở công ty vẫn tồn tại một số nhược điểm, bất cập chưa được chú ý tháo gở và sưa chữa, cụ thể trong công tác tập hợp chi phí sản xuất xây lắp như sau: Về công tác luân chuyễn chứng từ. Công tác luân chuyển chứng từ giữa các đơn vị trực thộc với phòng tài chính kế toán công ty vẫn còn sự chậm trễ. Thông thường, các chứng từ phát sinh sẽ được kế toán đơn vị tập hợp và chỉ đến cuối tháng hoặc cuối quý mới được chuyển về phòng tài chính công ty để vào sổ nhưng có nhiều chứng từ phát sinh trong tháng này, kỳ này thì phải đến tháng sau, kỳ sau mới được gửi lên. Chính sự chậm trể này đã làm tỉ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp giữa các tháng, các kỳ biến động lớn, phản ánh không đúng, không chính xác chi phí phát sinh trong từng tháng và làm cho các công việc kế toán không hoàn thành đầy đủ, đúng thời hạn và động bộ vì khối lượng công việc quá lớn thường bị dôn vào cuối kỳ hạch toán. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Chưa quản lý chặt chẽ được nguyên vật liệu tại các công trình thi công dẫn đến thất thoát lớn. Giá mua nguyên vật liệu không bao gồm chi phí thu mua, vận chuyển bốc dở mà hạch toán tài khoản chi phí này vào TK 627. chi phí nhân công trực tiếp: Tất cả các khoant tiền lương, phụ cấp phải trả công nhân thuộc xí nghiệp, đội; tiền công trả cho lao động thuê ngoài đều được hạch toán vào bên có tài khoản 334 mà không được chi tiết theo chế độ kế toán hiện hành quy định. Các khoản tiền lương, phụ cấp của công nhân điều khiển máy thi công lại được hạch toán vào TK622 “chi phí nhân công trực tiếp” mà không hạch toán vaod tàI khoản chi phí sử dụng máy thi công TK 623. Công ty vẫn hạch toán các khoản trách BHXH,BHYT, KPCĐ, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp thi công, công nhân điều khiển máy vào TK 622 như các doanh nghiệp sản xuất khác mà không hạch toán vào TK 627 như chế độ quy định. Các bút toán hạch toán như trên không phù hợp với chế độ kế toán quy định cho các doanh nghiệp xây lắp, làm giãm chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thực tế, tăng chi phí nhân công trực tiếp, làm thay đổi chỉ trọngchi phí và do vậy có thể dẫn đến chênh lệch giữa chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh với dự toán công trình. Hơn nữa, theo chế độ quy định là kinh phí công đoàn phảI trích trên lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng nhưng công ty lại trích lương cơ bản của công nhân viên, do đó làm cho khoản trích kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất cho các đối tượng, tập hợp chi phí thiếu chính xác, ảnh hưởng đến tính đúng, tính đủ giá thành công trình, hạng mục công trình. Về chi phí sử dụng máy thi công: Hiên nay công ty sử dụng tàI khoản 623 chi phí sử dụng máy thi công để tập hợp các chi phí phát sinh nhưng chưa được chi tiết theo từng khoản mục chi phí phát sinh nên thông tin không được cụ thể rõ ràng. Đối với chi phí sản xuất chung: Công ty sử dụng chưa đúng hạch toán chi phí : một số công cụ, dụng cụ, vật liệu luân chuyển dùng cho nhều kỳ, công ty không thực hiện phân bổ mà tính một lần, hoàn toàn vào lần sử dụng đầu tiên như vậy đã ảnh hưởng đến tính hợp lý của các khoản chi phí, có thể dẫn đến sự biến động bất thường về chi phí sản xuất chung giữa các kỳ hạch toán với nhau. Trên đây klà một số ý kiến về công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất nói riêng ở công ty xây dựng số 1. Do trình độ và hiểu biết thực tế của em còn nhiều hạn chế nên có thể những ý kiến đưa ra không sâu sắc, xác đáng,và thực sự chính xác.Song với cảm nhận riêng, em cũng xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty. II. một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí về phương hướng hoàn thiện nhữnhxây lắp ý kiến đề xuất với công ty xây dựng số 1 – Vinaconex1 Qua 2 tháng thực tập tại công ty cổ phần xây dựng số 1 được sự chỉ bảo tận tình của các anh, chị phòng tài chính kế toán công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh và các thực trạng công tác tổ chức hạch tóan kế toán của công ty. Dưới góc độ là học sinh thực tập với sự nhiệt tình nghiên cứu, học hỏi em xin đưa ra một số ý kiến về phương hướng hoàn thiện những tồn tại trong hạch toán chi phí sản xuất xây lắp tại công ty như sau: Về công tác luân chuyển chúng từ : Công ty nên có biện pháp đôn đốc việc luân chuyển chúng từ phía kế toán đội, mà biện pháp tốt nhất đó là thực hiệ về mặt tàI chính. Xuất phát từ hình thức khoán của công ty là công ty tiến hành cho các đội vay tiền vó lãi xuất thấp để tự lo nguyên vật liệu, nhân công thuê ngoài … cho nên để khắc phục những chậm trể trong việc luân chuyễn chứng từ công ty cần thực hiện nghiêm túc quy định: các đơn vị phảI nộp đầy đủ chứng từ lần này mới được cho vay tiếp. Hạch toán chi phí sản xuất là công tác quan trọng hàng đầu, có tác động lớn đến kết quả hoạt động của mọi doanh nghiệp.Vì vậy, công ty xây dựng số 1 xác định nhiệm vụ hàng đầu là quản lý chặt chẽ tính đúng. tính đủ chi phí sản xuất, phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm và luôn đẩm bảo chất lượng công trình. Để làm tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất, kế toán cần chú trọng đến từng nội dung chi phí sản xuất. Với tùng phần hạch toán chi phí sản xuất. Em xin đóng góp một số ý kiến như: trong công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong thực tế nNVL hoa hụt qua quá trình sản xuất ở các côngh trường của công ty khá cao: 3 – 4. Như vậy,là lảng phí NVL , vì vậy để quản lý sát sao hơn khoản chi phí NVL, công ty nên áp dụng một số biệ pháp sau: Theo dõi chặt chẽ các khoản chi phí NVL trên các tàI khoản cấp 2 của TK152 như chế độ kế toán quy định cho các doanh nghiệp xây lắp. bên cạnh đó, công ty nên mở thêm các tàI khoản cấp 3,4… cho TK 1521 để quản lý, hạch toán chi tiết các loại NVL chính vì NVL chính trong nghành xây dựng cơ bản có giá trị rất lớn và đa dạng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành công trình. Ví dụ: TK 1521: vật liệu chính Chi tiết: TK15211: Gạch TK 152111: Gạch lát đồng tâm TK 152112: Gạch lát Hửu Hưng … TK 152121: Xi măng TK1521211: Xi măng Chin fon TK1521212: Xi măng Hoàng Thạch. … Thực hiện các biện pháp thưởng phạt công minh đối với việc sử dụng và quản lý NVL. Về hạch toán giá thực tế nhập kho công trình: Hiệ nay ở các dơn vị trực tiếp thi công xây lắp của công ty, khi hạch toán chi phí NVL đã không tính chi phí vận chuyển, thu mua, bốc dở mà chỉ tính giá trị NVL= Giá mua(= Giá hóa đơn – chiết khấu thương mại, giãm giá hàng bán ). Chi phí vận chuyển bốc dở được hạch toán vào tàI khoản 627 và không chi tiết cho tàI khoản cấp 2. Như vậy, kế toán đã thực hiện không đúng quy tắc, vi phạm nguyên tắc giá phí, làm cho chi phí NVLTT giãm đI một khoản và chi phí sản xuất chung tăng lên một khoản tương ứng.. việc này khiến cơ cấu chi phí trong giá thành thay đổi và sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi, đánh giá, phân tích chi phí sản xuất phát sinh và giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ, ảnh hưởng đến kết quả, độ chính xác của những thông tin, số liệu cung cấp - Về hạch toán chi phí nhân công: Công ty nên chi tiết tàI khoản 334 thành hai tài khoản cấp hai theo chế độ kế toán hiện hành quy định: TK 3341 Dùng để phản ánh chi phí tiền lương, phụ cấp phảI trả công nhân thuộc birn chế công ty TK3342 Dùng để phản ánh tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài Hạch toán qua các tàI khoản chi tiết như vậy sẽ giúp cho kế toán thấy được tỷ trọng tền lương, phụ cấp trả cho lao động trong biên chế và tiền công trả cho lao động thuê ngoài trong tổng chi phí nhân công trực tiếp. Đồng thời, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra giám sát và quản lý chi phí nhân công trực tiếp. Tại công ty, cụ thể là tại các đơn vị thi công hiện nay chưa tách biết giữa công nhân trực tiếp sản xuất với công nhân điều khiển máy thi công. Thường coi công nhân điều khiển máy thi công là công nhân trực tiếp sản xuất nên lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máythi công đều được hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Vì vậy cũng như việc hạch toán sai chi phí mua NVL, việc hạch toán như trên đã làm thay đổi tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành công trình. Do đó, Nừu có thể Công ty când chỉ đạo các đơn vị sữa lại kịp thời sai sót này để hạch toán chi phí sản xuất thêm chính xác, hợp lý. Theo em việc theo dõi chi tiết ngày công sản xuất trực tiếp và ngày công điều khiển máy thi công của công nhân cũng không phải là phức tạp. Các tổ trưởng có thể sử dụng bảng chấm công, bảng theo dõi công việc, nhật ký làm việc để theo dõi số ngày công thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất, sử dụng sổ theo dõi số ca máy sử dụng để làm cơ sở tính lương của công nhân điều khiển máy thi công. Lương CN điều khiển MTC= Số ca máy điều khiển x lương khoán cho một ca/ máy. Công ty cần xem xét lại việc trích KPCĐ, thay việc trích trên lương cơ bản bằng việc trích lương thực tế, đảm bảo hạch toán đủ chi phí sản xuất theo quy định. Chẳng hạn nếu thực hiện theo đúng chế độ thì khoản trích KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp trong tháng 01 năm 2005 của Bộ xây dựng và trang trí nội thất tại công trình : Tr nhà I9 - Thanh Xuân phải là: 59.608.100 x2%=1.192.162đ Nhưng thực tế vì trích theo lương cơ bản nên đội chỉ tính 590.120đ vào chi phí nhân công trực tiếp. Vì vậy, cần phải tính thêm 1 khoản là: – 590.120 = 602.042đ Vào chi phí sản xuất trong tháng. Việc trích như công ty đang thực hiện đã phản ánh không chính xác chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. Nhưng không chỉ có vậy Công ty còn làm sai lệch độ lớn của các khoản mục chi phí hạch toán sai chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp xây lắp: hạch toán các khoản trích trên lương theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất vào TK622 mà không hạch toán vào TK627. Vậy kế toán phải hạch toán lại các nghiệp vụ trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất đội xây dựng và trang trí nội thất tháng 1 năm 2003 như sau: Nợ TK627: 6.208.182. Có TK338:6.208.182 (Chi tiết: TK3882:1.192.162. TK3383:4.425.900. TK3384: 590.102) Cũng như vậy việ trích KPCĐ vào chi phí sản xuất chung của nhân viên quản lí đội của Công ty chưa chính xác vì không trích theo lương thực tế mà trích theo lương cơ bản. Để tính đúng chi phí sản xuất chung tháng 1, đội xây dựng và trang trí nội thất phải trích các khoản là: + BHXH: 6.337.800 15% = 950.670 + BHYT: 6.337.800 2% =126.756 +KPCĐ: 14.000.000 2% = 280.000 Cộng = 1.357.426 Chi phí sản xuất chung ( chi tiết: nhân viên quản lý) phải tang thêm 1 khản là: 1.357.426 – 1.204.182 = 153.244(đ) Định khoản thêm: Nợ TK627(6271): 153.244 Có TK338(3382): 153.244 Sau khi hạch toán tại các khoản trên thì độ lớn các khoản mục hi phí trong tháng 1 của đội xây dựng và trang trí nội thất có sự thay đổi như sau: + Chi phí nhân công trực tiếp = 65.214.240 – 5.606.140 = 59.608.100(đ) (5.606.140đ là các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất mà kế toán đội đã tính trước đây). + Chi phí sản xuất chung = 23.986.509 + 153.244 + 6.208.182 = 30.347.395(đ) (Trong đó khoản chi phí nhân công là: 14.000.000 + 1.357.426 +6.208.182 = = 21.565.608(đ) Ngoài việc hạch toán không đúng khoản trích trên tại công ty còn tồn tại thực tế là nhiều đơn vị trực tiếp thi công của Công ty không thực hiện trích, nộp các khoản trích trên lương theo quy định về công ty đúng kỳ hoặc có trường hợp lại trích theo quý. Như vậy việc hạch toán tại công ty đã vi phạm nguyên tắc trích BHXH, BHYT, KPCĐ không phản ánh kịp thời chi phí phát sinh và có thể gây đột biến về chi phí nhân công giữa các kỳ hạch toán. Để giải quyết tình trạng trên Lãnh đạo công ty nên chỉnh đốn lại việc trích các khoản trích trên lương thoe quy định từ các dơn vị thi công nhằm hạch toán đúng, đủ chi phí phát sinh đồng thời thu, nộp đủ, đúng hạn các khoản cho cơ quan chức năng nhà nước Về chi phí sử dụng máy thi công Công ty nên chi tiết tài khoản 623 theo chế độ quy định để hạch toán chi tiết các khoản mục chi phí phát sinh cho máy thi công, tránh hạch toán sai các nhiệp vụ kinh tế vào TK 622,627 như đã làm - TK6231: Phản ánh chi phí nhân công - TK6232: Chi phí vật liệu sử dụng cho máy thi công - TK6233: Chi phí dụng cụ sản xuất - TK6234: Chi phí khấu hao máy thi công -TK 6237: Chi phí dịck vụ mua ngoài - TK 6238: Chi phí khác bằng tiền Khi hạch toán, kế toán cần xác định chi phí thuê máy bên ngoài không thuộc khoản mục chi phí sử dụng máy thi công mà hạch toán vào TK 627(6277), như vậy trong khi thi công công trình : Tr nhà I9 - Thanh Xuân tháng 01 năm 2005, kế toán công ty đx làm tăng chi phí sử dụng máy thi công đồng thời làm giãm chi phí sản xuất chung một khoản là 1.411.660(đ) Về hạch toán công cụ dụng cụ: Tại công ty, các công cụ dụng cụ có giá trị lớn, sử dụng cho nhiều kỳ vẫn được hạch toán vào TK 142 “chi phí trả trước”, để phân bổ dần cho nhiều kỳ. Điều này phản ánh không chính xác chi phí phát dinh và không đúng nguyên tắc. Chẳng hạn, trong tháng 01 năm 2005 đội xây dựng và trang trí nội thất có mua 1 máy nén khí phục vụ thi công công trình : Tr nhà I9 - Thanh Xuân. Giá trị của máy là 1200.000đ, đây là máy thi công song giá trị chưa đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định vì vậy có thể coi là công cụ dụng cụ với giá trị tương đối lớn, hơn nữa máy này có thể sử dụng lâu dài cho nhiều công trình xong đội lại hạch toán thẳng vào chi phí máy thi công trong tháng mà không thưch hiện hạch toán vào TK 142 “ Chi phí trả trước” để phân bổ dần. Điều này thể hiện hạch toán sai nguyên tắc của đội. Vì vậy, em xin kiến nghị là Công ty cần phải phân bổ theo mức: 50% hay 25% giá trị cho lần sử dụng đầu tiên hay theo định mức sử dụng…, còn nếu công cụ dụng cụ sử dụng cho nhiều công trình thì có thể phân bổ theo số lần hay số kỳ sử dụng. Khi đưa công cụ dụng cụ vào sử dụng kế toán hạch toán: Nợ TK142(1421): chi phí công trình (nếu sử dụng chi 1 công trình) Có TK153: Giá trị công cụ dụng cụ Hàng kỳ kế toán thực hiện việc phân bổ chi phí CCDC: Nợ TK 623,627: Chi tiết công trình Có TK142: Giá trị phân bổ từng lần Nếu thực hiện hạch toán như trên thì chi phí CCDC xuất dùng của công ty được hạch toán thống nhất phù hợp với nội dung kinh tế của các tài khoản chi phí, phản ánh một cách hợp lý các khoản chi phí phát sinh và không vi phạm chế độ nguyên tắc kế toán hiện hành. Bên cạnh việc hạch toán chi phí công cụ dụng cụ vào khoản mục chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công còn có sai phạm như trên thì việc hạch toán công cụ dụng cụ vào chi phí sử dụng máy còn có chổ chưa hợp lý là:các đơn vị thi công của công ty không sử dụng TK 6233 để phản ánh chi phí công cụ dụng cụ sử dụng cho máy thi công mà mỗi khi xuất công cụ dụng cụ đều hạch toán vào TK 6273. Như vậy rõ ràng việc hạch toán công cụ dụng cụ tại công ty không được rõ ràng, còn nhiều lõng lẻo. Việc phản ánh sai nội dung kinh tế của các nhiệp vụ như vậy sẽ làm thay đổi tương đối lớn giữa các chi phí với nhau. Em nghĩ công ty cần chú trọng hơn về vấn đề này vì trong nghành xây dựng cơ bản các nghiệp vụ liên quan đến công cụ dụng cụ phát sinh tương đối nhiều và khá phức tạp, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng công trình của mỗi doanh nghiệp. Về hạch toán chi phí liên quan đến tài sản cố định và máy thi công : Hiện nay tại các đơn vị thi công đều có một số tài sải cố định và máy thi công riêng xong không đầy đủ vì vậy công ty thường điều động thêm tài sản cố định và máy của công ty xuống hỗ trợ cho các đơn vị song công tác hạch toán tài sản cố định và máy thi công ty còn tồn tại một số điều chưa hợp lý cần phải sửa đổi. Cụ thể các vấn đề sau: Công ty không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định trong thời gian thi công nếu tài sản cố định, máy thi công của công ty cần được sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa lớn thì mọi chi phí đó đều được hạch toán vào TK 627 – chi tiết theo đối tượng sủ dụng. Đây là điều bất hợp lí vì nếu chi phí sửa chữa lớn phát sinh mà chỉ tập hợp một lần vào chi phí sản xuất chung trong kì thì đội sẽ chi phí sản xuất chung nên lớn hơn nhiều so với các kì khác và có thể gây ra chênh lệch lớn hơn so với dự toán. Vì vậy, ở đây, em xin kiến nghị là: Chi phí sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên máy móc thiết bị, tài sản cố định có thể hạch toán thẳng vào tài khoản chi phí trong kì nhưng phải tách bạch giữa tài sản cố định dùng chung cho đội xây dựng với máy thi công: Nợ TK 627 (Chi tiết theo TK cấp 2) Nợ TK 623 (Chi tiết theo TK cấp 2) Có TK liên quan TK 111 , 112… Chi phí sửa chữa lớn phát sinh trước hết phải hạch toán vào TK 2143-“Sửa chữa lớn TSCĐ”. TK này có thể mở thêm các TK cấp 3,4 để theo dõi riêng tài sản cố định và máy thi công chẳng hạn như là: TK 24131-“Tài sản cố định” TK 24132-“Máy thi công”,… Khi sửa chữa lớn hoàn thành, kết chuyển vào TK 142: Nợ TK 142 (1421) Có TK 2413 (chi tiết TSCĐ sử chữa lớn) Sau đó tiến hành phân bổ sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tiêu thức phù hợp: số kì sử dụng tài sản cố định này, số kì sử dụng máy thi công,… Nợ TK 627, 623: số phân bổ từng kì Có TK 142 (1421): số phân bổ từng kì Về chi phí khấu hao tài sản cố định và khấu hao máy thi công: Tại các đơn vị thi công sử dụng máy thi công, TSCĐ của công ty thì hạch toán chi phí khấu hao như sau: Nợ TK 627 (kể cả khấu hao máy thi công) Có TK 336 (3368) Việc hạch toán như trên không chính xác, sai lệch nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đó là, đơn vị không hạch toán riêng chi phí khấu hao máy thi công mà hạch toán chung với chi phí khấu hao các tài sản cố định khác vào TK 627. Vì vậy, em xin kiến nghị là công ty cần tách bạch rõ ràng giữa chi phi khấu hao máy thi công và chi phí khấu hao tài sản cố định khác để phản ánh đúng nội dung các khoản chi phí phát sinh, tập hợp đủ, chính xác chi phí sản xuất vào các khoản mục, tránh gây ra sự chênh lệch, lệch lạc giữa thực tế với dự toán công trình. Với TK 6234, công ty có thể mở thêm các TK cấp 3 để hạch toán chi phí khấu hao của từng loại máy thi công để kiểm soát chặt chẽ chi tiết hơn việc sử dụng máy thi công. Ngoài ra các hình thức khoán gọn công ty nên cho phép các dợn trực thuộc được tổ chức hạch toán kế toán, điều này sẽ tọa điều kiện hơn trong công tác tập hợp chi phí sản xuất xây lắp được kịp thời, chính xác và bớt gánh nặng công việc cho phòng kế toán công ty Trên đây là một số kiến nghị , ý kiến đề xuất của em về công tác hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng số 1 –Vinaconex1. Với trình độ hạn chế em không dám kỳ vọng của mình là hợp lý và chính xác xong em vẫn mong rằng chúng có ít nhiều thực tiển đối với công tác hạch toán chi phí sản xuât tính giá thành sản phẩm tại công ty. ý kến đề xuất với chế độ kế toán hiện hành Chế độ kế toán hiện hành còn tồn tại nhều bất cập cũng như thuếu những quy định cụ thể hướng dẫn doanh nghiệp trong hạch toán nhiều nghiệp vụ phát sinh, đặc biệt là đối với doanh nghiệp xây lắp, Với góc nhìn của một sinh viên đang học tập ngồi trên ghế nhà trường, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị ra một số kiến nghị đối với chế độ kế toán có liên quan tới hạch toán chi phí sản xuất xây lắp. Chế độ của công ty cần ra văn bản quy định cụ thể đối với hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp ( chủ yếu là thiệt hại phá đi làm lại ). Đ ây là một nghiệp vụ thường có thể phát sinh tại các doanh nghiệp xây lắp và chủ yếu được xử lý bằng cách đưa khoản thiệt hại này vào giá thành công trình, điều này làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên một lượng nhất định, làm lãi của doanh nghiệp giảm, dẫn đến nộp ngân sách giảm. Theo em chế độkế toán phải quy định rõ xử lý như thế nào trong các trường hợp cụ thể: Ví dụ: Nếu do thiên tai gây ra thì tính vào chi phí khác Nếu do lỗi của cá nhân thì phải bồi thường… một số biện pháp chi phí giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng muốn tồn tại và phát triển phải luôn đảm bảo đồng thời chất lượng sản phẩm để giữ được uy tín và giảm giá thành sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận. Biệ pháp để hạ giá thành sản phẩm là việc tiết kiệm các yếu tố chi phí sản xuất khi sử dụng. Xuất phát từ điều kiện và tình hình thực tế của công ty xây dựng số 1,em xin đưa ra một số biện pháp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. + Tiết kiệm nguyên vật liệu Trên cơ sở khối lượng đạt ra, các đơn vị tiến hành giao việc mua sắm vật liệu cho các công trình, yêu cầu chủ nhiêm công trình phải cam kết về định mức bảo đảm chất lượng công trình. Giảm tối thiểu hao hụt trong thi công, bảo quản và vận chuyển vật tư. Giám sát chặt chẽ việc nhập xuất vật tư, chống tham ô, lãng phí, tiêu cực trong công tác thu mua. Thường xuyên cập nhật giá cả thị trường vật tư để theo dõi, đối chiếu kiểm tra với các hóa đơn do nhân viên cung ứng vật tư cung cấp, đồng thời mở rộng quan hệ bạn hàng ổn định,lâu dài đảm bảo đủ vật tư đáp ứng tiến độ thi công. Nghiên cứu, tìm hiểu việc sử dụng vật liệu mới, giá cả hợp lí có hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển chung của khoa học kĩ thuật. Có chế độ khen thưởng, xử phạt thích đáng đối với cá nhân, tập thể tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. + Tăng năng xuất lao động làm giảm mức hao phí lao động cho đơn vị sản phẩm hoàn thành. Để thực hiện được điều này, công ty cần nghiên cứu các biện pháp tổ chức thi công một cách khoa học nhất. Các khối lượng công việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, không để sản xuất bị ngưng trệ. Vật liệu phải được cung cấp kịp thời cho sản xuất. Công ty phải thường xuyên áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất lao động. Ngoài ra, công ty có thể sử dụng các đòn bẩy kinh tế như tiền thưởng… để khuyến khích lao động. + Giảm chi phí sử dụng máy thi công Có thể làm giảm chi phí sử dụng máy thi công bằng cách nâng cao năng xuất sử dụng máy, tiết kiệm các chi phí cho máy thi công như chi phí nguyên vật liệu… khi máy hết khả năng sử dụng, công ty nên tiến hành thanh lí ngay và mua sắm thêm những loại máy tiên tiến hơn nhằm nâng cao năng xuất lao động, rút ngắn thời gian thi công. + Giảm chi phí sản xuất chung Các khoản chi phí sản xuất chung gồm nhiều loại và đôi khi không có chứng từ gốc để xác minh. Vì vậy, công ty cần có quy chế chặt chẽ, cụ thể nhằm hạn chế các khoản chi phí này. Tuy nhiên, các khoản chi phí hợp lí cần được giải quyết kịp thời để đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công. Tóm lại, có thể thấy rằng để nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí thi công công trình xây dựng hoàn thành, công ty có nhiều giải pháp có thể ứng dụng. Tuy nhiên, để sự thay đổi thực sự mang lại tác dụng công ty cần thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp sao cho khi biện pháp này được thực hiện có tác động tích cực thực thi biện pháp khác. Thành công này là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Kết luận Trong quá trình học tập ở nhà trường cùng thời gian thực tập tại công ty xây dựng số 1- Vinaconex 1, em hiểu rằng việc đi sâu tìm hiểu thực tế là một giai đoạn vô cùng quan trọng. em có cơ hội để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn tìm hiểu những vấn đề mà sách vở chưa đề cập đến, hay sự biến hóa của lí thuyết trong thực tế, nên em cố gắng đi sâu học hỏi tìm tòi và nghiên cứu cả lý thuyết và thực hành. Sau khi nghiên cứu đề tài, em càng hiểu rằng kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng có tầm quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện nên kinh tế hàng hóa, tiền tệ buộc doanh nhiệp phải đối mặt với thị trường. Để tồn tại, phát triển và kinh doanh có hiệu quả bên cạnh các hoạt động đa dạng và phong phú về sản xuất kinh doanh, tất yếu các doanh nghiệp phải có một cơ chế dự báo, kiểm tra, giám đốc một cách toàn diện các hoạt động sản xất kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như các doanh nghiệp khác, việc đổi mới và hoàn thiện công tác tập hợp chi phí công ty xây dựng số 1 là rất cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu quản lí chặt chẽ chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ thành sản phẩm là ưu thế của công ty. Trong quá thực tập tại công ty xây dựng số 1- Vinaconex 1 mặc dù chỉ đi sâu vào vấn đề tính chi phí xây lắp của công ty nhưng qua đó có thể thấy được vai trò tác dụng của việc tổ chức hạch toán kinh doanh trong công tác quản lí kinh doanh của công ty. Do điều kiện thời gian tiếp xúc với công việc thực tế không nhiều, mà kiến thức học ở trường về chi phí sản xuất chưa sâu, kinh nghiệm viết đề tài còn ít ỏi nên khó tránh khỏi những thiếu xót trong quá trình viết đề tài. Rất mong thầy cô hướng dẫn chỉ bảo thêm để em có thể nâng cao bài viết của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thị Thanh Huyền đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2006 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Ngọc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32682.doc
Tài liệu liên quan