Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương. Do khối lượng công việc thực hiện của mỏ rất lớn nên ở một thời điểm nhất định khi tiến hành làm báo cáo sản phẩm làm dở của mỏ gồm: -Đất đá nổ mìn chưa bốc -Than nguyên khai nổ mìn nhưng chưa bốc -Than nguyên khai nhập bãi sàng tuyển Để đảm bảo cho việc tính gía thành một cách hợp lý chính xác và thuận tiện cho mỏ đánh gía sản phẩm làm dở theo phương pháp sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, trong đó mỏ đã xây dựng sẵn mức độ hoàn thành cho sản phẩm hoàn thành dở dang ở từng giai đoạn. Cụ thể: -Mức độ hoàn thành sản phẩm khâu khoan nổ là 30% -Mức độ hoàn thành sản phẩm than nguyên khai là 70%

doc79 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tính giá thành theo giá thành định mức. áp dụng thích hợp đối với đơn vị sản xuất có đầy đủ điều kiện - Quy trình công nghệ sản xuất đã định hình. - Các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã tương đối hợp lý. Chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn đi vào nề nếp thường xuyên. * Phương pháp tỉ lệ. áp dụng đối với những đơn vị sản xuất có nhiều loại hình sản phẩm có quy cách khác nhau. * Phương pháp liên hợp. áp dụng đối với những đơn vị có tính chất quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm làm ra phức tạp, để tính giá thành sản phẩm phải áp dụng đồng thời nhiều phương pháp khác nhau. Sau đây là việc vận dụng một số phương pháp tính giá thành trong một số loại hình sản xuất chủ yếu. - Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn. Theo phương pháp này đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành. - Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng không kể số lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng nhiều hay ít quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức tạp. Việc tính giá thành trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính toán giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Còn đối với đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành trong đơn. - Đối với doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức. - Đối với doanh nghiệp áp dụng sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Theo phương pháp này thì chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp theo giai đoạn đó, riêng với chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số. - Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm, sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Giai đoạn 1 (PX1) Chi phí nguyên liệu chính (bỏ vào một lần từ đầu) Giai đoạn 2 (PX2) Giá thành bán thành phẩm Giai đoạn 1 chuyển sang Giai đoạn 3 (PX3) Giá thành bán thành phẩm Giai đoạn (n-1) chuyển sang Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 1 Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 2 Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn n Tổng giá thành và giá thành đơn vị bán thành phẩm ở giai đoạn 1 Tổng giá thành và giá thành đơn vị bán thành phẩm ở giai đoạn 2 Tổng giá thành và giá thành đơn vị bán thành phẩm + + + - Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm. Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp phân bước có không tinh giá thành bán thành phẩm. Giai đoạn 1 (PX1) Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 1 Giai đoạn 2 (PX2) Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 2 Giai đoạn n (PXn) Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn n Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong thành phẩm Chi phí sản xuất của giai đoạn 2 trong thành phẩm Chi phí sản xuất của giai đoạn n trong thành phẩm Giá thành sản xuất sản phẩm Kết chuyển song song từng khoản mục 5. Tổ chức hệ thống sổ sách để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 5.1. Hình thức sổ kế toán (nhật ký - chứng từ) Sơ đồ trình tự hạch toán Sổ quỹ Chứng từ gốc Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết Bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp cân đối      ‚ ‚ ƒ „ ˆ † ˆ ‡ ‡ ‡ ‡ 1 - Ghi hàng tháng 2,3,4,5,6,7 - Ghi cuối tháng 8 - Quan hệ đối chiếu 5.2. Hình thức sổ kế toán (chứng từ ghi sổ) Sổ quỹ Chứng từ gốc (Bảng tổng hợp CTG) Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký CTGS Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối tài khoản   ‚ ƒ „ ˆ † ‡ Š ‰ Báo cáo kế toán ‡ 1,2,3,4 - Ghi hàng tháng 5,6,7 - Ghi cuối tháng 8,9,10 - Quan hệ đối chiếu. 5.3. Hình thức sổ kế toán (nhật ký chung) Nhật ký chuyên dùng Chứng từ gốc Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối tài khoản   ƒ ‚ ˆ † ‰ Báo cáo kế toán ‡  „ † 1,2 - Ghi hàng ngày 3 - Ghi định kỳ (5,7 ngày) 4,5,6 - Ghi cuối tháng 7,8,9 - Quan hệ đối chiếu Sơ đồ trình tự hạch toán 5.4. Hình thức sổ kế toán (nhật ký sổ cái) Sơ đồ hạch toán Chứng từ gốc Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết Bảng Tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký sổ cái Báo cáo kế toán Sổ quỹ   ‡  ‚ † ˆ ƒ „ 1,2,3 - Ghi hàng ngày 4,5,6 - Ghi cuối tháng 7,8 - Quan hệ đối chiếu Phần II Thực trạng về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại mỏ than - Khánh Hoà I - Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỏ than Khánh Hoà. Mỏ than Khánh Hoà Thái Nguyên trực thuộc công ty than Nội địa - Tổng công ty than Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Mỏ là khai thác, chế biến và kinh doanh than đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các ngành công nghiệp khác và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Mỏ than Khánh Hoà đóng tại Sơn Cẩm-Phú Lương-Thái Nguyên, có trữ lượng khá lớn than gầy và than bùn ăng-tơ-ra-xit. Là một đơn vị thành viên của công ty than Nội địa nên việc tiêu thụ sản phẩm của nó cũng có một số thuận lợi nhất định, bên cạnh đó mỏ còn có một đội ngũ nhân viên tiếp thị nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm . 1. Quá trình hình thành và phát triển Mỏ than Khánh Hoà được ra đời từ năm 1927 do thực dân Pháp khai thác.Thời Pháp thuộc mỏ có tên gọi là mỏ Quan Triều, mục đích của chúng là vơ vét tài nguyên và bóc lột tối đa sức lao động của công nhân. Sau cách mạng tháng Tám mỏ Quan Triều do nhà nước ta quản lý. Năm 1950 mỏ Quan Triều và xưởng quân giới Hạ Bằng được thống nhất thành xí nghiệp Nam Sơn, sau đó đổi tên thành mỏ Tân Thành. Năm 1967 mỏ được mang tên là mỏ Khánh Hoà, tên của một tỉnh miền nam kết nghĩa với tỉnh Thái Nguyên. Năm 1970 Bộ Điện than thành lập công ty than Việt Bắc: Bao gồm mỏ than Khánh Hoà, mỏ than Phấn Mễ, nhà máy cơ khí mỏ Việt Bắc, bộ phận bảo quản mỏ Núi Hồng, mỏ Bố Hạ, mỏ Na Dương. Năm 1974 Bộ lại gộp mỏ Khánh Hoà, Phấn Mễ, nhà máy cơ khí Việt Bắc, bộ phận mỏ Núi Hồng thành lập mỏ Bắc Thái. Năm 1980 các đơn vị thành viên trong mỏ Bắc Thái tách ra thành các xí nghiệp độc lập, mỏ Bắc Thái thì sát nhập với công ty xây lắp Đông Anh thành lập nên công ty than III. Năm 1993, công ty than Nội địa được thành lập kế thừa tài sản của công ty than III. Từ đó mỏ than Khánh Hoà là một đơn vị thành viên của công ty than Nội địa. Kể từ khi thành lập đến nay, mỏ Khánh Hoà đã trải qua hơn 70 năm phấn đấu và xây dựng, trưởng thành với không ít những khó khăn gian khổ. Nhưng với truyền thống của người công nhân mỏ vừa kiên cường đấu tranh chống thực dân Pháp, vừa sản xuất than cung cấp cho các xí nghiệp quân giới và các nhà máy trong tỉnh, các tỉnh lân cận. Năm1954 hoà bình lập lại thực dân Pháp rút lui khỏi Hà Nội nhưng theo hiệp định chúng vẫn được tập kết ở Quảng Ninh 300 ngày, với âm mưu biên thủ đô tối tăm không điện nước. Pháp đã cắt nguồn than Quảng Ninh cung cấp cho nhà máy điện Yên Phụ. Trước tình hình đó dưới sự lãnh đạo của đảng phong trào sản xuất than vì thủ đô thân yêu được dấy lên ở mỏ than Quan Triều, chỉ trong vòng một tháng mỏ đã sản xuất được 1320 tấn than cho nhà máy điện Yên Phụ đảm bảo cho dòng điện dược thắp sáng liên tục trong và sau ngày giải phóng thủ đô. Là một đơn vị thành viên nhưng mỏ đã từng bước đi lên, đến nay đã tự khẳng định được mình, sản xuất có lãi ổn định công ăn việc làm cho gần 1200 công nhân viên chức, hiện nay mỏ Khánh Hoà có: -Vốn lưu động:1387.682.139 đồng -Vốn cố định:3.442.508.468 đồng -Lương bình quân của một công nhân:5200.000 đồng/tháng -Doanh thu:24.019.914.000 đồng. Là một tổ chức sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân không đầy đủ, chịu sự quản lý trực tiếp của công ty than Nội địa là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân đầy đủ. Hiện nay mỏ than Khánh Hoà hoạt động theo phương pháp hạch toán kinh tế độc lập tương đối. Nhiệm vụ chính và chủ yếu của mỏ là khai thác và kinh doanh than theo yêu cầu của thị trường, theo phương pháp phát triển của công ty than. Nội địa trên cơ sở tuân thủ luật pháp quy định và cở chế quản lý chung của Nhà nước. Nó có đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có trình độ tay nghề cao là tiền đề quan trọng giúp cho mở sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, song bên cạnh đó điều kiện sản xuất kinh doanh của mỏ cũng sống phải không ít những khó khăn như. Điều kiện khai thức tài nguyên khó khăn do hệ số bốc đất đá có (3,6m3/T) quá trình sản xuất của mỏ phụ thuộc vào thưòi tiết ngoài và còn sản xuất vật liệu xây dựng và một số sản phẩm khác theo yêu cầu của thị trường, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phục vụ tốt đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp, chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp cho cán bộ công nhân việc chức mặt khác mỏ còn có trách nhiệm giữ gìn và phát triển tài sản của Nhà nước đã giao cho, giữ cho cảnh quan môi trường ở mỏ luôn xanh sạch đẹp. Với những nộ lực không ngừng, với tinh thần sáng tạo, đoàn kết nhất trí của cán bộ công nhân viên trong toàn mỏ và sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo mỏ, mỏ đã tiền hành tổ chức xắp xếp lại sản xuất có chọn lọc với phương cham “vì lợi cihs của mỏ trong đó có lợi ích chính đang của cá nhân mình” các cán bộ công nhân viên trong mỏ đã đưa công suất khai thức của mỏ lên ngày càng cao với quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, trình độ cơ giới hoá được nâng cao mỏ đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng và từng bước đứng vững trên thị trường và trở thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả có doanh thu cao và các khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động được nâng cao, đới sống luôn được cải thiện. Để thấy được sự phát triển của mỏ trong những năm gần đây ta xem bằng sau: Biểu 01: Sản lượng khai thác bốc đất đá 1987 - 1997. Năm Than số (tấn) Đất bóc (m3) Hệ số bóc đất (m3/<) 1987 95.640 517.386 5,52 1988 100.781 759.286 7,53 1989 71.902 259.337 3,61 1990 112.094 339.973 3,03 1991 116.392 358.807 3,09 1992 112.559 240.873 2,14 1993 132.486 406.508 3,06 1994 152.297 476.691 3,13 1995 149.818 454.613 3,12 1996 121.165 273.850 2,31 1997 112.094 339.973 3,03 2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại mỏ than khánh hoá. Tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế nước ta trong đổi mới từ cơ chế bao cấp chuyển sang cowc hế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước mỏ than khánh hoà đã từng bước xắp xếp tổ chức lại sản xuất, xắp xếp lại lao động bảo dsx kinh doanh đạt hiệu quả cao. Để phù hợp với ngành nghề, quy mô, công nghệ sản xuất mỏ có cơ cấu tổ chức bộ máy theo kiểu trừ tuyến kết hợp với chức năng rất thuận tiện cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, ngoài bộ máy hình chỉnh mỏ còn tổ chức thành 3 phân xưởng sản xuất chính và 2 phân xưởng sản xuất phụ. * Giám đốc mỏ là chủ tài khoản là đại diện của đơn vị trong hội động giám đốc Công ty, là người có thẩm quyền cao nhất điều hành quản lý mọi hoạt động của mỏ, chịu trách nhiệm về vốn đã nhận và kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm. - Phó giám đốc kỹ thuật là người giúp việc cho giám đốc được uỷ quyền và nhân doanh giám đốc để giải quyết công việc thay giám đốc về kỹ thuất... - Phòng kỹ thuật. Có nhiệm vụ chung về mặt kỹ thuật khai thác sản xuất, quy trình công nghệ, hướng dẫn và xây dựng, ban hành các định mức kỹ thuật. - Phòng cơ điện. Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ máy móc thiết bị lưới điện của toàn mỏ, tham mưu để mua sắm máy móc thiết bị khi cần thiết hay thanh lý các thiết bị không sử dụng nữa. - Phòng KCS. Có nhiệm vụ phân tích kiểm nghiệm chất lượng, đảm bảo phân loại than đúng chủng loại, chất lượng. - Phòng an toàn. Có nhiệm vụ kiểm tra. - Phòng tài vụ. Có nhiệm vụ quản lý tài chính, đảm bảo tài chính cho sản xuất động thời tổ chức hạch toán kế toán doanh nghiệp, theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý giá thanh sản xuất. - Phòng tổ chức lao động tiền lương. Có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, quản lý lao động, giải quyết các chế độ chính sách của người lao động, xây dựng tổng quỹ lương, định mức đơn giá tiền lương, các hình thức trả lương cho người lao động và quản lý toàn bộ tổng quy lương của mỏ. Mô hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý mỏ than khánh hoà giám đốc phó giám đốc kỹ thuật Phòng kỹ thuật Phòng cơ điện Phòng an toàn Phòng tài vụ Phòng kế hoạch Phòng tổ chức LĐ Phòng vật tư Phòng TT bảo vệ Phòng hành chính Phòng y tế Phòng OTK Phân xưởng cơ điện Phân xưởng vận tải Phân xưởng khai thác Phân xưởng SX vật liệu Phân xưởng KT cơ bản - Phòng vật tư. Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổng hợp toàn doanh nghiệp, kiểm tra việc giám sát thực hiện kế hoạch....cũng vời các phòng khác xây dựng và chỉ đạo công tác giá thành khoản của mỏ. - Phòng hành chính đời sông. Quản lý trừ công văn, quản lý thiết bị văn phòng, thư ký cho giám đốc... - Phòng y tế. Có nhiệm vụ chăm lo sắc khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong mỏ. - Phòng bảo vệ. Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản hàng hoá, kho tàng, chống thất thoát vật tư, kiểm tra các hoạt động mua bán than, giữ gìn trật tự an ninh chung toàn mỏ. Ngoài ra để phù hợp với quy trình, công nghệ sản xuất mỏ còn tổ chức thành 3 phân xưởng sản xuất chính, 2 phân xưởng sản xuất phụ. - Phân xưởng khai thức. Chịu trách nhiệm khâu khai thức sàng chuyển than sách đưa ra bãi thành phẩm. - Phân xưởng vận tải, chịu trách nhiệm khâu vận tải, đất đã vận chuyển bến bãi thải, than vận chuyển bên bãi nguyên khai. - Phân xưởng cơ điện, là phân xưởng phụ trợ chuyển sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị. - Phân xưởng sản xuất vật liệu, có nhiệm vụ tận dụng đá và than kém chất lượng để sản xuất vôi và gạch. - Phân xưởng kiến thiết cơ bản, có nhiệm vụ xây dựng cơ bản của công trình nhỏ tự làm trong mỏ. Mô hình 2: Sơ đồ tổ chức sản xuất ở xí nghiệp mỏ than Khánh Hoà Xí nghiệp Mỏ PX Khai thác Tổ khoan 14 Tổ khoan 15 Tổ khoan 16 Tổ xúc EKG 5A Tổ xúc tiêu thụ Tổ sàng máy 1 Tổ sàng máy 2 Tổ bơm nước PX Vận tải Tổ Kiểm tu Tổ xe phục vụ Tổ xe 1 Tổ xe 2 Tổ xe 3 Tổ xe 4 Tổ xe 5 Tổ cấp dưỡng PX Cơ điện Tổ Tiện 1 Tổ Tiện 2 Tổ sửa chữa 1 Tổ sửa chữa 2 Tổ rèn Tổ điện Tổ gò hàn Tổ phục vụ PX Vật liệu Tổ Vôi 1 Tổ Vôi 2 Tổ Vôi 3 Tổ Vôi 4 Tổ Vôi 5 Tổ than 1 Tổ than 2 Tổ phục vụ PX kiến thiết Tổ XD 1 Tổ XD 2 Tổ XD 3 Tổ XD 4 Tổ XD 5 Tổ KT 1 Tổ KT 2 Tổ KT 3 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại mỏ than Khánh Hoà. Mỏ than Khánh Hoà sản xuất bằng phương pháp khai thác bộ thiên có hệ số bóc đất đã trung bình từ 3 đến 3,6 (bóc đi từ 3m3 đến 3,6m3 đất đá thì lấy được một tấn than nguyên khai). Dùng cơ giới khoan nổ bốc xuất đất đã làm bộ viả, sau đó máy móc kết hợp với lao động thủ công để tuyển lực ra than thành phẩm. Hiện nay mỏ đang sử dụng các thiệt bị cơ giới như: máy xúc EKF 5A, máy xúc 2503, máy khoan KZ - 20, máy gạt T130, máy bơm với công suất 600 - 900 m3/T máy sàng rung, máy nghiền than...do sản xuất bằng cơ giới có ưu điểm là có thể đáp ứng nhu cầu sản phẩm với khối lượng lớn và tiết kiệm được thời gian. - Công nghệ sản xuất than sạch, sản xuất than thuộc loại hình giản đơn khối lượng lớn, quy trình sản xuất gồm 3 giai đoạn sau: + Giai đoạn chuẩn bị khai thức: Giai đoạn này có nhiệm vụ mở tài nguyên sẵn sàng khai thức, giai đoạn này gồm có các công đoanh, khoan lỗ, nổ mìn, bốc xúc vận chuyển đất đá...kết quả cuối cùng của giai đoạn này là sản lượng tài nguyên sẵn sàng khai thác. + Giai đoạn khai thác và vận chuyển than nguyên khai: Giai đoạn này bao gồm khoan lỗ bắn mìn, xúc vận chuyển than nguyên khai...kết quả sản xuất của giai đoạn này là số tấn than nguyên khai giao bến. + Giai đoạn tuyển chọn và tiêu thụ than sạch: Giai đoạn này kết thúc công nghệ sản xuất than sạch, giai đoạn này gồm: sàng rửa phân loại than theo phân cấp chất lượng (tiêu chuẩn phân loại căn cứ vào độ tro, chất bốc, độ ẩm), đổ đồng than sạch tiêu thụ. Quy trình công nghệ sản xuất than sách của mỏ than khánh hoà. Khoan nổ mìn Nổ mìn Xúc đất vận chuyển Khoan nổ mìn Nổ mìn Sàng tuyển than sạch Xúc vận tải than Tiêu thụ Khai thác than nguyên khai Chuẩn bị khai thác II. Tình hình công tác kế toán ở mỏ than khách hoà Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tài chính công tác quản lý kế toán của mỏ than khánh hoà được tổ chức dựa trên đặc điểm của ngành nghề khai thác mỏ lộ thiên hoàn chỉnh, quy mô sản xuất vừa loại hình sản xuất hàng loạt. Về hình thức số kế toán mỏ áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ với các tìa khoản mang đặc thù của một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập mà không sử dụng các tài khoản hạch toán phục thuộc. Sơ đồ hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ áp dụng tại mỏ. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chứng từ Sổ cái Bảng kê Bảng tổng kết báo cáo tài chính Tổ chức công tác kế toán cửa xí nghiệp là hình thức tập trung, theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán của mỏ. hình thức kế toán này có ưu điểm là đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất tập trung cao độ với công tác kế toán, cung cấp thông tin quản lý sát sao kịp thời đối với mọi hoạt động trong toàn bộ xí nghiệp. Bộ máy kế toán gọn nhẹ mô hình tổ chức công tác kế toán được thể hiện như sau: Sơ đồ bộ máy kế toán mỏ khánh hoà. Trưởng phòng Phò phòng kiêm KT tổng hợp KT tài khoản cố định KT tiêu thụ KT Ngân hàng KT tiền lương BHXH KT tiền lương BHXH KT vật liệu Thủ quỹ KT quỹ * Kế toán trưởng: là người tổ chức và chỉ đạo trực tiếp toàn bộ công tác tài chính trong xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước nhà nước và giám đốc theo điều lệ hoạt động của kế toán trưởng. * Phó kế toán trưởng, là người giúp việc cho kế toán trưởng về công tác kế toán trong các phần hành của kế toán vieecnz giúp cho công tác tổng hợp tài chính kế toán được tốt. * Các phần thành kế toán chi tiết. - Kế toán tổng hợp và giá thành. - Kế toán ngân hàng. - Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội. - Kế toán tiêu thụ và thanh toán với người mua. - Kế toán vật liệu và thanh toán với người bán. - Kế toán quỹ tiền mặt và khoản phải thu phải trả. - Kế toán tài sản cố địng. III - Hạch toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm. Ngành mỏ là ngành sản xuất kết hợp giữa tư liện lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Như vậy trong giai đoạn này một mặt mỏ phải tập trung, tập hợp chi phí sản xuất mặt khác mỏ thu được một lượng kết quả nhất định bao gồm thành phẩm và sản phẩm dở dang. Để đảm bảo trang trải được chi phí cho sản phẩm và có lãi mỏ phải tìm mọi biện pháp để tăng lượng kết quả thu được, giảm chi phí bỏ ra tính toán sao cho với lượng chi phí bỏ ra phải thu được kết quả cao nhất. Bởi vật tập hợp chi phí sản xuất có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp mỏ và phải hạch toán chặt chẽ chính xác. Vì vậy nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phải tập hợp được và phân bổ chính xác kịp thời các loại chi phí sản xuất theo đối tượng hạch toán trên cơ sở kiểm tra tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí của mỏ. Vì vậy xí nghiệp mỏ than khánh hoà để theo dõi phản ảnh tổng hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm kế toán tiến hành hạch toán như sau: 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liện. Nguyên vật liệu là yếu tố chiểm tỷ trọng lớn nhất từ 75 - 80% trong cơ cấu giá thành của sản phẩm. công việc của kế toán vật liệu phải bảo đảm phản ảnh kịp thời đầy đủ và kiểm tra chặt chẽ số vật liệu thực tế xuất dùng vào những mục đích đã quy định và cho những đối tượng nhất định, vật liệu xuất kho phải làm thủ tục đầy đủ, phải có chứng từ gốc (phiếu xuất kho vật liệu) phù hợp với mẫu đã quy định, ghi cả số lượng và số tiền nguyên vật liệu xuất kho đưa vào sử dụng. trong sản xuất được tính theo giá thực tế của vật liệu mua vào. Những đơn vị sử dụng giá hạch toán để ghi chép chi tiết kế toán nguyên vật liệu thì chỉ đến cuối tháng mới tính giá thực nguyên vật liệu xuất kho đưa vào sử dụng trong kỳ theo giá thực tế của nguyên vật liệu mya vào để ghi vào sổ kế toán. Tại mỏ Khánh Hoà vật liệu được phân thành các loại sau:. + Chi phí về vật liệu phụ, thuốc nổ, phụ kiện nổ. + Nhiên liệu, xăng dầu, dầu mở phụ. + Phụ tùng thay thế thường xuyên + động lực mỏ sử dụng là động năng + Công cụ lao động nhỏ. Hàng ngày vật liệu xuất kho sử dụng theo phiếu lĩnh vật từ (mẫu số 6 của vật tư) cuối tháng kế toán tập hợp toàn bộ chững từ xuất kho vaat liệu xuất dụng ghi trên phiếu để tập hợp hạch toán vào giá thành sản xuất phụ, chi phí phân xưởng, chi phí quản lý xí nghiệp mỏ vật liệu xuất kho được tính theo giá thực tế ghi trên hoá đơn không sử dụng giá hạch toán cuối thức kế toán vật liệu tính toán phân tích và lập bảng phân bổ số 2. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu là phải ghi chép đầy đủ chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất và theo dõi tình hình định mức sử dụng, tính hình bản quản kho vật tư phục vụ cho yêu cầu quản lý vốn và khắc phục các trường hợp hao hụt mất mát vật tư. Trích số liệu thực tế 9 tháng đầu năm 1998 Biểu 01 Phiếu xuất kho vật tư XN mỏ than Khánh Hoà ngày 09 - 09 - 1998 Số 158 Nợ: TK 621 PX vận tải Có: TK 152.3 Nơi sử dụng: Phân xưởng vận tải Lĩnh tại kho: nhiên liệu STT tên hàn Đ/vị Số lượng Đơn giá Đ/lít Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Dầu Ga Zoan kg 500 500 3500 1.750.000 Viết bằng chữ: Một triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng Người nhận thủ kho kế toán trưởng Giám đốc Từ các phiếu xuất kho kế toán vật liệu tập hợp “bảng kê xuất vật liệu” Biểu 02: Trích bảng kê xuất vật liệu 9 tháng năm 1998 Đơn vị tính: đồng STT Tên vật liệu Đối tượng sử dụng 152.2 152.3 152.4 Cộng TK 152 1 TK 5211( có NVL) 1909.970.767 402.608.198 2.312.578.767 - Khoan 25.636.245 17.286.330 42.922.575 - Xúc 1.113.891.690 74.763.326 1.188.655.010 - Gạt 71.117.825 41.478.047 112.595.872 - .... 2 TK 6212 (NL-ĐL) 1.274.046.900 1.274.046.900 - ..... 3 TK 627 337.564.302 81.040.535 50.157.568 468.762.405 - .... Tổng cộng 2.721.790.170 1.426.237.205 936.383.058 4.599.167.933 Từ bảng kê xuất vật liệu ta lập bảng phân bổ số 3 STT Đối tượng sử dụng TK 152.2 TK 152.3 TK 152.4 Cộng TK 153 A tài khoản 621 1.909.970.767 1.274.046.900 402.608.198 3.586.625.865 I TK 6211 “Vật liệu” 1.909.970.767 402.608.198 1.860.887.565 1 Khoan 25.636.245 17.286.330 42.922.575 2 Nổ 451.664.700 3 Xúc 1.113.891.690 74.763.362 1.188.655.052 4 Gạt 71.117.825 41.478.047 112.595.872 5 Vận tải 102.585.664 171.284.940 273.870.604 6 Sàng 51.549.853 51.553.881 103.103.734 7 Cơ điện 36.798.150 11.361.310 48.159.460 8 Thoát nước mỏ 45.869.225 18.838.228 64.707.453 9 Gạch 26.700 10 Vận tải cho thuê 10.830.715 16.042.100 26.872.815 11 Vôi 760.000 12 Chế tạo 1.713.000 II TK 6212 “NL - ĐL” 1.274.046.900 1.273.214.900 1 Khoan 53.500 53.500 2 Xúc 44.500 44.500 3 Gạt 138.850.700 138.850.700 4 Vận tải 1.098.944.200 1.098.944.200 5 Sàng 132.500 132.500 6 Cơ điện 33.643.500 33.643.500 7 Thoát nước mỏ 195.000 195.000 8 Gạch 832.000 9 Vận tải cho thuê 1.351.000 1.351.000 10 B tài khoản 627 337.564.302 81.040.535 50.157.568 468.762.405 95.210.700 1 Phân xưởng 223.199.323 29.439.000 16.166.568 268.724.891 77.651.500 2 Xí nghiệp 114.444.979 51.601.535 33.991.000 200.037.514 17.559.200 C tài khoản 338 D tài khoản 241 357.116.695 387.500 337.405.192 664.663.287 1 TK 2411 - mua mới 62.572.832 62.572.832 2 TK 2412 - ĐTXD cơ bản 30.246.100 3 TK 2413 - SC lớn 264.297.763 387.500 337.405.192 602.090.455 E tài khoản 131 83.453.829 83.453.829 F tài khoản 142 110.300.000 110.300.000 Tài khoản 331 3.620.562 34.081.270 8.280.000 45.981.832 G tài khoản 641 27.591.015 36.681.000 27.632.100 91.904.115 Tài khoản 821 Tổng cộng 2.721.790.170 1.426.237.205 936.383.058 4.599.167.933 95.210.700 2. Hạch toán chi phí nhân công. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trải, phải thanh toán cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm lương chính, lương phụ tiến trình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Chi phí phân công trực tiếp (tiền lương) là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển, là tiêu chuẩn để đạnh giá trình độ thành thạo của nhân công trong quá trình sản xuất. Với tầm quan trọng như vậy đòi hỏi kế toán phải làm tốt công tác trả lwogn đến tai người lao động. Trên cơ sở đó giám đốc sử dụng tình hình quỹ lương một cách hợp lý, khuyến khích người lao động hàng sang lao động và sáng tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Hạch toán kết quả lao động của xí nghiệp mỏ than khánh hoà được phản ảnh đầy đủ chính xác về số lượng, chất lượng sản phẩm, khối lượng công việc hoàn thành để tính trả lương cho phù hợp với nguyên tắc thù lao lao động. Hàng này căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tổ trưởng sản xuất giai nhiệm vụ cho từng người, ghi rõ nội dung công việc và thời gian giao hàng thành, cuối mối ngày tổ trưởng sản xuất căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành đã có cán bộ kỹ thuật kiểm tra nghiệm thu, ký xác nhận chuyển về phòng lao động làm căn cứ tính lương, tính thưởng, cuối tháng phòng lao động tiền lương dựa vào các chứng từ ban đầu về thời gian và kết quả lao động như: Bảng chấm công, phiếu nghiệm thu sản phẩm do nhân viên kinh tế phân xưởng tổng hợp và làm báo cáo gửi về phòng lao động tiền lương và phòng kế toán để tổng hợp và phân tích tính hình chung toàn xí nghiệp. Sau khi xác định được quỹ tiền lương ta tiến hành lập phương án phân phối khối lượng sản phẩm hoàn thành. Thông thường mỏ áp dụng 2 hình thức trả lương chính. - Trả lương theo sản phẩm hoàn hành cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Trả lương theo hình thức sản phẩm gián tiếp điều chỉnh 100% theo tỷ lệ hoàn thành sản xuất trong kỳ tỷ lệ tiền lương giữa các bộ phận trong mỏ như sau: - bộ phận sản xuất chính chiếm 55% tổng quỹ lương - Bộ phân quản lý chiếm 30% tổng quỹ lương - Còn lại bộ phận phục vụ sản xuất chiếm 15% tổng quỹ lương Có thể khái quát chi phí tiền lương trực tiếp cho từng công đoạn như sau: Bảng số 04: Tích bảng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. STT Công đoạn sản xuất Lương chính Lương phụ Tổng lương 1 Xúc 113.296.151 5.926.952 119.259.103 2 Gạt 56.960.641 2.997.925 59.958.566 3 Vận tải 580.518.173 30.553.583 611.071.756 - ------ - ------ - ------ Cộng 3.351.060.216 176.849.080 3.536.982.314 Cán bộ công nhân viên ngoài lương chính và lương phụ còn được hưởng BHXH và các khoản trợ cập khác. quỹ BHXN là khoản tiền thu nhập thuần tuỳ của Nhà nước được phân phối lại nhằm giúp đỡ cán bộ công nhân viên vè vật chất cũng như ting thần trong các trường hợp ốm đau. Với nội dung như vậy hàng tháng xí nghiệp được tính vào giá thành hoặc chi phí một số tiền theo tỷ lệ 19% chế độ quy định, tính theo tiền lương cấp bậc để lập quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Kế toán BHXH hàng tháng căn cứ vào phiếu nghỉ việc, phiếu trợ cấp BHXH và bảng thanh toán BHXH để làm cơ sở hạch toán. Có thể khái quát chi phí BHXH như sau: Biểu 05: Trích bảng phân bổ chi phí BHXH STT Công đoạn SX Lương trực tiếp BHXH I TK 622 3.536.982 410.384.640 1 Khoan 101.578.389 12.696.320 2 nổ mìn 24.737.173 9.070.800 - - II TK 627 1.502.314.343 205.838.026 1 Chi phí NVPX 696.733.303 94.213.930 - III 1 - IV TK 641 112.961.621 19.040.450 - VI Cộng 5.225.699.963 635.632.116 Trên bảng phân bổ số 1 (cột BHXH TK 338) được nghi số liệu từ nhất ký chứng từ số 10. Ghi có TK 338 nợ các TK (phần BHXH) được tính cụ thể như sau: Căn cứ vào chế độ quy định xác định. - BHXH, BHTY, KPCĐ phải trích vào giá thành. + BHXH trích 15% lương cơ bản + BHYT trích 2% lương cơ bản + KPCĐ trích 2% lương cơ bản - BHXH, BHYT thu của người lao động ghi có TK 338 nợ TK 334. + BHXH 5% + BHYT 1% Sau khi kế toán phân phối song lương và BHXH cuối kỳ kế toán lập bảng tiền lương và BHXH (bảng phân bổ số 1). Biểu 06: Bảng phân bổ số 1 phân bổ tiền lương và BHXH 9 tháng đầu năm 1998 Số TT Ghi có tài khoản Ghi nợ tài khoản TK 334 phải trả công nhân viên Tài khoản 338 Tiền lương Các khoản thu nhập có tính chất lượng Cộng có TK 334 I TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp 3.351.060.216 176.849.080 3.536.982.314 410.384.640 1 Khoan 96.499.474 5.078.915 101.578.389 12.696.320 2 Nổ mìn 14.427.301 1.236.856 24.737.175 9.070.800 3 Xúc 113.296.151 5.962.952 119.259.103 13.746.900 4 Gạt 56.960.641 2.997.925 59.958.566 14.130.240 5 Vận tải 580.518.173 30.553.583 611.071.756 78.634.250 6 Sàng 1.610.810.452 84.779.491 1.695.589.943 137.594.130 7 Cơ điện 549.032.187 28.896.426 577.928.613 68.718.110 8 Thoát nước mỏ 79.690.601 4.1974.238 83.884.839 8.456.300 9 Vận tải cho thuê 5.391.370 10 Gạch 28.626.469 1.506.656 30.133.125 11 Vôi 219.592.644 11.557.506 231.150.150 61.946.220 12 Phục hồi vật tư 1.606.123 84.532 1.690.655 II TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang 3.727.800 196.200 3.924.000 1 Đầu tư xây dựng cơ bản tự làm 3.727.800 196.200 3.924.000 2 Chi phí nhân viên quản lý III TK 627: Chi phí quản lý chung 1.427.198.636 75.115.707 1.502.314.343 205.838.026 1 Chi phí nhân viên phân xưởng 661.896.644 34.836.659 696.733.303 94.213.930 2 Chi phí nhân viên quản lý 765.301.992 40.279.048 805.581.040 111.624.096 IV TK 142: Chi phí trả trước V TK 821: Đội bốc vác xi măng 47.988.992 2.525.736 50.514.728 VI TK 641: Chi phí bán hàng 107.313.545 5.648.076 112.961.621 19.040.450 VII TK 331: 2.560.601 134.768 2.695.369 VIII TK 138: Tổ điện sinh hoạt 15.492.211 815.377 16.307.588 Tổng cộng 4.955.342.001 261.284.944 5.225.699.963 635.263.116 2. Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ: TSCĐ Là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài TSCĐ của xí nghiệp mỏ than khánh hoà chủ yếu là máy móc thiết bị chuyên dùng và các phương tiện vận tải một số công trình nhà cửa. Trong quá trình sử dụng các loại tài sản này bị hao mòn đầu về giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn này được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao thực chất của việc trích khấu hao là quá trình chuyển hoá vốn dưới hình thái hiện vật thanh hình thái tiền tệ, việc trích khẩu hao TSCĐ cũng là để thu hồi vốn đầu tư sau một thời gian nhất định để tái sản xuất TSCĐ. việc trích khấu hao TSCĐ căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ do bộ tài chính và Công ty quy định cho từng loại TSCĐ theo thông tư số 507 của bộ tài chính, thông tư số 51 của tổng Công ty than Việt nam, tỷ lệ trích khấu hao như sau: Tên tài sản % khấu hao cơ bản Trích trước % khấu háo SCL - Nhà cửa, vật kiến trúc 4% 2% - Máy móc thiết bị 10% 4% - Phương tiện vận tải 5% 3% Mức khấu hao hàng tháng = Hàng tháng kế toán TSCĐ phải tính toán và lên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (bảng phân bổ số 3). 4. Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng Để tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng bảng kê số 4 “Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng” Dùng để tổng hợp số phát sinh của các tài khoản: 111, 112, 152, 153, 214, 335, 331, 334, 333, 338, đối ứng nợ với các tài khoản: 621, 622, 627. được tập hợp theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất cơ sở để đi vào bảng kê số 4 là các bảng phân bổ số 1, 2, 3, 4 các bảng kê là các nhật ký chứng từ 1, 2, 5, 10 để ghi vào các cột và dòng phù hợp của bảng kê số 4. Việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp (TK 621) chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) và chi phí sản xuất chung (TK 627) chi tiết cho từng phân xưởng trên bảng kê số 4 theo từng dòng, cột cho phù hợp. Nội dung chi phí phân xưởng bao gồm: Tiền lương, BHXH của công nhân phục vụ máy móc thiết bị và phương tiện vận tải của phân xưởng và nhân viên quản lý phân xưởng. Cuối tháng chi phí quản lý phân xưởng được phân bổ một lần vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Toàn bộ chi phí quản lý phân xưởng được thể hiện trên bảng kê số 4. 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm. Cuối kỳ sản xuất kinh doanh -kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng kê số 4, bảng kê số 5 để lên kế nhật ký chứng từ số 7. Số liệu tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, và giá thành sản xuất của xí nghiệp. a. Kết quả sản xuất kinh doanh mỏ than Khánh Hoà 9 tháng đầu năm 1998. Than sản xuất chính. -Than sạch sản xuất :129116 tấn -Giá thành:17.975.200 đồng Vôi sản xuất phụ: -Sản lượng sản xuất :6528 tấn -Giá thành:448.291.200 đồng. Tổng giá thành của hai loại vôi và than:18.423.519.753 đồng trên tài khoản ghi nợ l55 ghi có tài khoản 154 b. Tính giá thành sản phẩm dở dang (than) : -Tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương. Do khối lượng công việc thực hiện của mỏ rất lớn nên ở một thời điểm nhất định khi tiến hành làm báo cáo sản phẩm làm dở của mỏ gồm: -Đất đá nổ mìn chưa bốc -Than nguyên khai nổ mìn nhưng chưa bốc -Than nguyên khai nhập bãi sàng tuyển Để đảm bảo cho việc tính gía thành một cách hợp lý chính xác và thuận tiện cho mỏ đánh gía sản phẩm làm dở theo phương pháp sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, trong đó mỏ đã xây dựng sẵn mức độ hoàn thành cho sản phẩm hoàn thành dở dang ở từng giai đoạn. Cụ thể: -Mức độ hoàn thành sản phẩm khâu khoan nổ là 30% -Mức độ hoàn thành sản phẩm than nguyên khai là 70% Cuối tháng mỏ thành lập ban kiểm kê xác định số lượng sản phẩm hoàn thành và dở dang trong kỳ. Thành phần gồm: -Phòng kế hoạch -Phòng kỹ thuật -Phòng trắc địa đo đạc -Phòng kế toán thống kê Số liệu 9 tháng đầu năm 1998: -Than sạch:129.116 tấn -Than nhập kho sản xuất :142.221 tấn -Than nhập kho huy động để sản xuất than sạch:143.463 tấn -Hệ số thu hồi là :90% -Mét khoan tồn:0 mét -Đất đá nổ tồn:0 m3 Cách tính sản phẩm dở dang theo công thức: 18.863 tấn = 20.105 tấn + 142.221 tấn - 143.463 tấn Sản lượng than dở dang quy đổi là 18.863 tấn x 70% = 13.204 tấn Từ số liệu biểu 10 ta tính được chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 1.838.283.004 đ = c. Tính giá thành than sạch : Từ số liệu biểu 11 ta tính được tổng giá thành than sạch: 17.975.228.553 đ = 2.412.684.312 đ + 18.162.827.245 đ - 1.838.283.004 đ và giá thành đơn vị là: 139.218 đ = Từ số liệu tính toán ta lập bảng tính giá thành than sạch như sau: (biểu số 11) Phần III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại mỏ than Khánh Hoà. I. Đánh giá chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại mỏ than Khánh Hoà. Cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, của thời đại nói chung hoà nhập trong cơ chế thị trường mỏ than Khánh Hoà qua 70 năm xây dựng và phát triển đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả với sản phẩm than(vàng đen) truyền thống đã mang lại sự tồn vinh và vẻ vang lại cho mỏ và công ty. Cùng với sự lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật thì trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý của mỏ cũng ngày càng được nâng cao và không ngừng hoàn thiện. Hiện nay, mỏ đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà cấp trên giao cho và không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn mỏ. Có được điều này là do mỏ đã biết vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường, đồng thời thực hiện các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước. Mỏ luôn quan tâm tới việc nghiên cứu và tìm ra các biện pháp quản lý chi phí sản xuất sao cho tối ưu nhất phù hợp với điều kiện thực tế của mình, phù hợp với yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế hiện nay. Nhận thức được vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh mỏ đã tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý, đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình. Trên cơ sở phân tích đánh giá các số liệu, thông tin mà kế toán cung cấp, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định và giải pháp phù hợp. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong các cơ sở ban đầu để ban lãnh đạo mỏ phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan tình hình quản lý của mình. 1.Về bộ máy kế toán của mỏ Nhìn chung được tổ chức phù hợp với yêu cầu của mỏ, là một doanh nghiệp có quy mô lớn với có trình độ, nghiệp vụ vững vàng và tương đối đồng bộ. Phòng kế toán của mỏ luôn hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Bộ máy kế toán của mỏ được tổ chức theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán. Việc tổ chức bộ máy kế toán như vậy là phù hợp với đặc điểm, quy mô của mỏ, vừa kết hợp được những ưu điểm của hai hình thức trên vừa loại bỏ được những nhược điểm. Hình thức tổ chức kế toán này tạo điều kiện cho mỏ nắm toàn bộ thông tin kế toán, từ đó có thể đánh gía chính xác, kịp thời hoạt động của mỏ. 2. Về hệ thống sổ sách. Mỏ sử dụng hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán nhà nước nhưng vẫn phù hợp với hoạt động của mỏ. Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán được tổ chức luôn chuyển một cách khoa học, chặt chẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin cao. Nhờ đó tăng cường khả năng thu nhập và sử lý thông tin kế toán, thúc đẩy quá trình lập báo cáo. Việc vận dụng hình thức tổ chức sổ sách kế toán “nhật ký chứng từ” là phù hợp với hoạt động của mỏ. 3. Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại mỏ. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đây là khá nề nếp và ổn định. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là ở từng phân xưởng sản xuất sau đó chi tiết cho từng loại sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là tấn than sạch nhập kho là tương đối hợp lý tạo điều kiện cho phương pháp giảm đơn. Do vậy khối lượng tính toán không nhiều, đơn giản mà kết quả tính giá thành vẫn tương đối chính xác. 4. Đối với công tác lập dự đoán chi phí sản xuất và tính toán xác định kế hoạch giá thành sản phẩm của mỏ. Căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hợp với việc lập dự đoán chi phí sản xuất và tính giá thành kế hoạch không tách rời phạm vi và giới hạn hợp lý của chi phí giá thành kế hoạch là một trong những tiêu thức chủ yếu được kế toán dùng để phân bổ các chi phí sản xuất trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành không thể tập hợp trức tiếp cho sản phẩm được(như chi phí về năng lượng, về khấu hao, chi phí sản xuất khác...). Kỳ lập kế hoạch giá thành thường là hàng quý tuy nhiên nếu trong quý kế hoạch có sự thay đổi lớn về các chi phí thì giá thành kế hoạch sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm tại mỏ than Khánh Hoà. Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác tổ chức và tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỏ than Khánh Hoà, công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành nói riêng ở mỏ được tổ chức khá kịp thời cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện theo dõi chế độ kế tóan hịên hành phù hợp với điều kiện cụ thể của mỏ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn để mỏ thực hiện việc tiết kiệm chi phí, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên để hoà nhập chung với cơ chế thị trường luôn biến động, trong công tác hạch toán kế toán còn một số khâu chưa thật hợp lý, cần phải nghiên cứu để tiến tới hoàn thiện. Xuất phát từ việc giá thành sản phẩm chỉ có thể xác định được chính xác trên cơ sở xác định sản lượng hoàn thành nhập kho, việc tập hợp và phân bố chi phí sản xuất hợp lý và khoa học cùng với việc đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ chính xác trong khuôn khổ chuyên đề này, dưới góc độ là một sinh viên thực tập tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại mỏ Khánh Hoà-Thái Nguyên. Qua công tác nghiên cứu giá thành của xí nghiệp mỏ cho thấy rằng để có thể duy trì tồn tại và phát triển trong giai đoạn tới, biện pháp hàng đầu mà xí nghiệp mỏ cần quan tâm và giải quyết là giảm chi phí tới mức tối đa để hạ giá thành sản phẩm để có khoảng cách giữa giá bán và giá thành thì mới có lợi nhuận cao cho doanh nghiệp . Có hai phương thức để đạt được mục tiêu đó: - Tăng giá bán: Phương thức này khó có thể thực hiện được vì mỏ còn phụ thuộc vào giá quy định của ngành và giá bán trên thị trường. - Giảm giá thành: Bằng cách giảm các chi phí, phương thức này nằm trong phạm vi tác động của mỏ. Điều quan trọng ở đây là phải phân tích chi phí một cách tỉ mỉ để biết được đặc điểm của từng loại chi phí, tỉ trọng từng loại và nên chọn phương pháp nào để giảm chi phí. Để phân tích và hiểu rõ hơn vấn đề này em xin ra phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo từng giai đoạn công nghệ. Phương pháp tính toán giá thành theo công đoạn dựa trên cơ sở chủ yếu đó là “gắn với nguồn gốc hình thành chi phí”, tức là chi phí phát sinh ở giai đoạn nào thì ta đưa vào giai đoạn đó. Khi vận dụng phương pháp này chúng ta sẽ phải sử dụng hàng loạt tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất hay tiêu thức tổng khối... nhằm phân bổ một số chi phí mà chúng ta không thể xác định chính xác được nó là bao nhiêu (do chưa xây dựng được định mức hoặc không thể xây dựng được định mức). Ví dụ như chi phí dầu mỡ, phụ chi khác... Khi tính toán giá thành theo công đoạn ta chia ra các khâu cụ thể như sau: - M khoan sâu - Nổ mìn. - Bốc xúc đất - Bốc xúc than - Vận chuyển đất - Vận chuyển than Tính giá thành sản phẩm cho: - 1 m3 đất đá - Một tấn than nguyên khai - Một tấn than sạch Việc xác định tính toán và phân bổ các chi phí vào từng công đoạn được xác định như. 1. Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu - động lực. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính vào từng công đoạn như: - Chi phí vật tư cho máy khoan tính cho công đoạn khoan - Chi phí vật liệu nổ tính cho khâu nổ mìn đất đá hoặc than (nếu có) Đối với các chi phí có nhiều liên quan đến nhiều công đoạn thì ta phải tiến hành phân bổ như: - Chi phí vật tư cho máy xúc phân bổ cho các khâu: xúc đất đá, than nguyên khai, xúc chuyển tải... theo khối lượng bốc xúc của từng công việc tính theo m3. - Chi phí vật tư cho ô tô phân bổ cho các khâu: Vận chuyển đất, vận chuyển than nguyên khai, vận chuyển than sạch, vận chuyển chung... theo khối lượng T Km vận chuyển ở từng khâu. - Chi phí cho khâu phụ trợ: như sửa chữa, gạt, cấp thoát nước mỏ... cũng theo khối lượng tổng khối đất đá và than nguyên khai sau đó phân bổ theo m3. - Chi phí cho động lực được tính trực tiếp cho từng công đoạn sử dụng, phần phải phân bổ thì phân bổ theo chi phí khấu hao của thiết bị sử dụng điện năng. 2. Chi phí về tiền lương. Chi phí về tiền lương được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan, trường hợp có liên quan đến nhiều công đoạn thì lựa chọn tiêu thức phân bổ cho thích hợp, cụ thể: - Tiền lương của thợ vận hành máy khoan thì tính cho công đoạn khoan. - Tiền lương của thợ vận hành máy xúc thì phân bổ theo khối lượng bốc xúc (m3) của từng công đoạn. - Tiền lương của bộ phận phục vụ phụ trợ tập hợp vào khâu phụ trợ. 3. Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ. Phân bổ theo chi phí tiền lương ở từng công đoạn. 4. Chi phí khấu hao tài sản, sửa chữa lớn. Trên cơ sở mức khấu hao phải trích trong năm và huy động tài sản để phục vụ sản xuất mà ta phân bổ vào từng công đoạn cho thích hợp. - Khấu hao của máy xúc phân bổ vào các khâu. Xúc đất, xúc than nguyên khai... theo khối lượng công việc phải xúc theo m3. 5. Chi phí khác. Được phân bổ thành 5 nhóm và được phân bổ cho từng công đoạn theo các tiêu thức sau. - Phân bổ theo chi phí tiền lương gồm các chi phí: Đào tạo, Y tế, bảo hộ lao động, trang bị kỹ thuật an toàn, bồi dưỡng độc hại... - Phân bổ theo chi phí sản xuất bao gồm các chi phí: mua sắm trang thiết bị dụng cụ, chi phí phòng chống bão lụt... - Chi phí quản lý hành chính tính trực tiếp cho chi phí quản lý mỏ bao gồm các khoản chi: công tác phí, cầu phà, bưu điện, văn phòng phẩm... chi phí trả lãi vay, tiếp khách, hội nghị... - Chi phí liên quan đến tiêu thụ được tính trực tiếp cho chi phí tiêu thụ gồm: hội nghị khách hàng, giao dịch khuyến mại... - Chi phí thuê ngoài gồm: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ cho từng công đoạn theo khối lượng công việc mà tài sản tham gia... 6. Phương pháp tập hợp chi phí cho từng khâu. Dựa vào bảng chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 1998 ta có các số liệu sau. a, Khâu khoan: Tất cả các chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu động lực, lương ... của máy khoan ta tập hợp vào cho chi phí khoan Ví dụ Lương cho khoan: 101.578.389 đồng Dầu diezen cho khoan: 53.500 đồng Dầu bôi trơn cho khoan: 334.875 đồng Phụ tùng thay thế cho khoan: 7.433.400 đồng Mũi khoan : 4.070.000 đồng BHXH, BHYT, KPCĐ cho khoan: 12.696.320 đồng SCL tài sản cho khoan: 52.000.000 đồng b, Khâu nổ mìn: Tất cả các chi phí cho nổ mìn ta tập hợp cho khâu nổ mìn. Ví dụ: - Thuốc nổ : 1.266.238.703 đồng - Phụ kiện nổ : 185.697.295 đồng - Lương cho nổ : 24.737.175 đồng - BHXH, BHYT, KPCĐ cho nổ mìn: 9.070.800 đồng c, Khâu bốc xúc cũng như ở các khâu trên ta có thể tập hợp tất cả những chi phí cho máy xúc ta tập hợp cho khâu bốc xúc sau đó ta tính chi phí cho đất và cho than theo công thức sau. x Tổng m3 đất x Tổng m3 than d, Khâu vận chuyển tương tự như cách tính cho khâu xúc x Tổng số tấn km đất x Tổng số tấn km than e, Khâu phụ trợ: Gồm các khâu gạt, thoát nước mỏ... ta tập hợp tất cả các chi phí của khâu này sau đó phân bổ cho m3 đất đá và m3 than nguyên khai. g, Khâu sàng tuyển: Gồm các chi phí cho bộ phận sàng máy và sàng thủ công. Ví dụ: Mỡ bôi trơn cho sàng 1.237.000 đồng Lưới sàng 5.400.000 đồng Dầu diezen cho máy sàng 104.500 đồng Lương cho sàng 1.695.589.943 đồng BHXH, BHYT, KPCĐ cho sàng 137.594.130 đồng B - Tính giá thành cho từng loại. Sau khi tập hợp các chi phí cho các khâu như trên ta có thể tính giá thành cho từng loại như sau. a, Giá thành một m3 đất đá bóc: Ta sẽ tập hợp tất cả, những chi phí của những khâu sau: khoan, nổ, xúc đất, vận chuyển đất, phụ trợ cho đất. b, Giá thành một tấn than nguyên khai: Ta tập hợp những chi phí sau: chi phí cho bóc đất, xúc than, vận chuyển than phụ trợ cho than, chi phí phân bổ năm trước, chi phí quản lý phân xưởng, chi phí chờ phân bổ. c, Giá thành một tấn than sạch: Chi phí cho than nguyên khai, chi phí quản lý, chi phí phân bổ năm trước và trừ đi chi phí chờ phân bổ. e, Giá vốn: gồm chi phí tiêu thụ, chi phí quản lý Công ty. f, Về hệ thống sổ sách: căn cứ vào từng đối tượng cụ thể ta xây dựng hệ thống tài khoản cấp 2, 3 để phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. VD: 2112: nhà cửa vật kiến trúc 21121: nhà văn phòng 21122: nhà xưởng Trên đây là một số ý kiến cụ thể tôi đưa ra để góp phần nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp mỏ than Khánh Hoà. Kết luận Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại mỏ than Khánh Hoà”. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực tế tôi nhận thấy rằng trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó đối với việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác và đầy đủ các chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng thông tin về nội bộ doanh nghiệp và các thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cho các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp cho họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời đối với hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu về công tác hạch toán thực tế ở xí nghiệp, mỏ than Khánh Hoà tôi đã hiểu thêm nhiều điều mới mẻ và sâu sắc về vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý kinh tế trong doanh nghiệp. Trên cả phương tiện lý luận cũng như thực tiễn chuyên đề đã khái quát được công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp (cụ thể) là: - Về mặt lý luận chuyên đề đã nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và chỉ ra được ý nghĩa, sự cần thiết, bản chất nội dung kinh tế, đối tượng và phương pháp hạch toán, mối quan hệ giữ chúng trong các doanh nghiệp. - Về mặt thực tiễn chuyên đề đã nghiên cứu và đánh giá một cách chân thực công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại mỏ than Khánh Hoà. Đồng thời chuyên đề cũng đã làm rõ được toàn bộ nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành mà mỏ đang áp dụng. Trên cơ sở đó mạnh dạn đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp mỏ Khánh Hoà. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn PTS - Phan Trọng Phức - giáo viên hướng dẫn cùng toàn thể các cán bộ trong phòng kế toán của mỏ đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Do còn nhiều hạn chế về khả năng nghiên cứu và thử nghiệm thực tế, chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn. %. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tài liệu tham khảo 1. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - PTS. Đặng Thị Loan. 2. Hướng dẫn thực hành kế toán mới 3. Kế toán quản trị 4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành - Vũ Huy Cẩm 5. Kế toàn tài chính quản trị và tính giá thành - Trần Hoài Nam 6. Hạch toán kế toán doanh nghiệp - Văn bản pháp quy 7. Kế toán Mỹ thực hành 8. Kế toán Pháp 9. Kế toán Anh thực hành Vaco 10. Các tạp chí tài chính năm 1997 - 1998 11. Các tạp chí kế toán, kiểm toán. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0545.doc
Tài liệu liên quan