Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty công trình bưu điện

Hiện nay, các khoản mục chi phí đều được hạch toán vào tài khoản cấp I, không chi tiết đến tài khoản cấp II kể cả TK 627. Đây là khoản mục chi phí bao gồm nhiều loại chi phí phát sinh khác nhau như chi phí nhân công, chi phí khấu hao Theo em, kế toán Công ty và xí nghiệp nên chi tiết các khoản mục chi phí phát sinh theo yếu tố. Theo quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ban hành ngày 26/12/1998 dùng cho các doanh nghiệp xây lắp thì TK 627 được chi tiết làm 6 tài khoản cấp 2 như sau: TK 6271 : Chi phí nhân viên TK 6272 : Chi phí vật liệu TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 : Chi phí khấu hao TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác Việc chi tiết các khoản mục chi phí sản xuất chung như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi kiểm tra đối chiếu các yếu tố chi phí sản xuất chung phát sinh dưới từng xí nghiệp có chính xác và hợp lý không từ đó có các biện pháp giảm chi phí sản xuất chung cũng như để công tác kiểm toán được tiến hành dễ dàng hơn khi kiểm tra khoản mục chi phí này.

doc78 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty công trình bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000 500.000 350.000 ……. 18.000.000 420.000 500.000 500.000 ……. 23.900.000 820.000 1.000.000 850.000 ……. 41.900.000 Mẫu số 2.16 Cuối tháng, đội trưởng đội thi công cùng các nhân viên kỹ thuật xem xét, đối chiếu khối lượng công việc mà đội đã hoàn thành, nếu khớp về số lượng, đảm bảo chất lượng thì đội trưởng công trình ký vào Biên bản nghiệm thu và bàn giao khối lượng công việc. Sau đó chủ nhiệm công trình lập Bản thanh lý hợp đồng để kết thúc hợp đồng. Nguyên tắc ghi sổ kế toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua qui trình hạch toán sau: Sơ đồ 2.5 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 111,141 TK 1361 TK 3341 TK622 TK 154 C.ty tạm ứng Tiền lương trả XN TT chứng từ Kết chuyển chi phí tiền cho XN cho CN XN chi cho công ty NC TT TK 3342 Tiền lương trả Kết chuyển chi phí NC thuê ngoài NC thuê ngoài Tại Công ty kế toán ghi sổ như sau: Định kỳ, các chủ nhiệm của mỗi công trình tập hợp tiền lương để ghi vào bảng Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành công trình (mẫu 2.7) gửi lên Công ty kèm theo các chứng từ gốc như bảng chấm công, bảng tính lương …để kế toán công ty hạch toán giảm nợ cho xí nghiệp. Kế toán hạch toán một lần vào phiếu thu chi định khoản (mẫu 2.17) như sau: Phiếu thu Chi định khoản Kiêm báo Nợ- Có Số:.1856. Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Họ tên người thanh toán……………Đơn vị……XN 1………………….. Kèm theo chứng từ……Hai bảng kê……………………………………. Nội dung thu chi Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Thanh toán công trình: Cáp 622 334 42.843.000 TX Hà Đông tỉnh Hà Tây 154 622 42.843.000 154 3342 41.900.000 Cộng x Thành tiền: Tám mươi bốn triệu bảy trăm bốn ba nghìn chẵn./. Người thanh toán Thủ quỹ Kế toán lập phiếu Kế toán Trưởng Thủ trưởng đơn vị (Nộp hoặc nhận tiền) Mẫu số 2.17 Căn cứ vào phiếu thu chi định khoản, kế toán tiến hành vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ (mẫu số 2.18) theo số định khoản và ghi sổ cái các TK 622 ( mẫu số 2.19). Sổ này dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí nhân công thuộc biên chế phát sinh của các công trình dưới các xí nghiệp. Kế toán không mở chi tiết TK 622. Trích: Đăng ký chứng từ Ghi sổ Tháng..12..năm.2002… ĐK Nội dung chi tiết Phát sinh nợ Phát sinh có Số Ngày Số tiền TK nợ TK có Số tiền Tổng phát sinh Cộng 587.472.124.497 587.472.124.497 …. …… …………………………. ………. …… …… ……….. 1856 31/12/02 Nga-XN 1-TT.Ctư công trình: TX Hà Đông tỉnh 42.843.000 622 3341 42.843.000 Hà tây 42.843.000 154 622 42.843.000 41.900.000 154 3342 41.900.000 ….. ……. ………………………. ………. …… …… ……….. Mẫu số 2.18 Sổ cái Tháng 12 năm 2002 TK 622 ĐK TK đối ứng Phát sinh nợ Số tiền Phát sinh có Số tiền Số Ngày ……. ……. ……. ……. ……. 1856 31/12/02 3341 42.843.000 154 42.843.000 ……. ……. ……. ……. ……. Cộng 1.088.578.787 1.088.578.787 Mẫu số 2.19 Sau đó, kế toán tiến hành vào sổ cái TK 154 (mẫu số 2.20). Đồng thời, kế toán thực hiện ghi sổ chi tiết tài khoản 154 (mẫu số 2.21) cho từng công trình và sổ tổng hợp tài khoản 154 (mẫu số 2.22) cho các công trình căn cứ vào bảng Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành công trình của từng công trình và các chứng từ gốc. Sổ cái Tháng 12 năm 2002 TK 154 ĐK TK đối ứng Phát sinh nợ Số tiền Phát sinh có Số tiền Số Ngày ……. ……. ……. ……. ……. 1856 31/12/02 622 42.843.000 3342 41.900.000 ……. ……. ……. ……. ……. Cộng 9.445.869.447 9.445.869.447 Mẫu số 2.20 2.2.3.3 Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Đối với doanh nghiệp xây lắp, việc tăng cường trang bị máy móc kỹ thuật, thiết bị dùng cho thi công xây lắp sẽ giúp công ty giảm được nhiều lao động trực tiếp, tăng năng xuất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm xây lắp và nâng cao chất lượng công trình. Tại Công ty, máy thi công được coi là máy sản xuất đều có giá trị lớn chỉ sử dụng cho ngành xây lắp thông tin chẳng hạn như: máy hàn cáp quang, máy ra cáp, máy đo chiều dài nên khi sử dụng công ty không tính vào chi phí sử dụng máy thi công mà tiến hành trích khấu hao như các tài sản cố định khác và hạch toán vào TK 214. Do đó, ở Công ty chi phí sử dụng máy thi công là khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng chi phí. Bên cạnh đó, các công trình thi công thường ở xa công ty, để có thể chủ động trong thi công, căn cứ vào nhu cầu sử dụng máy của từng công trình, công ty tiến hành thuê máy thi công ở bên ngoài của các công ty khác và tư nhân. Máy thuê ngoài thường là: máy lắp dựng, máy nén, máy co dây.. Khi thuê máy thi công, xí nghiệp thực hiện thuê trọn gói: cả chi phí nhân viên điều khiển máy và chi phí sử dụng máy. Máy thi công được thuê tham gia phục vụ công trình nào thì được tính vào chi phí sử dụng máy thi công cho công trình đó. Cụ thể khi cần máy thi công để phục vụ thi công công trình, chủ nhiệm công trình báo cáo với giám đốc xí nghiệp xin thuê máy thi công. Được sự đồng ý, chủ nhiệm tiến hành ký hợp đồng khoán việc với bên cho thuê. Đại diện kỹ thuật xí nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi và nghiệm thu công việc hoàn thành, lập biên bản nghiệm thu và tiến hành thanh lý hợp đồng. Mẫu Hợp đồng khoán thuê máy có dạng như sau (mẫu số 2.23): Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------o0o---------- hợp đồng dịch vụ khoán việc Hôm nay, ngày 15 tháng 10 năm 2002 Chúng tôi gồm 1 bên là: Ông: Nguyễn Doãn Thịnh -Chức vụ: PTTC Đại diện cho xí nghiệp xây lắp số 1 Gọi tắt là bên A Địa chỉ: 60 ngõ Thổ quan-Đống đa-Hà nội Và một bên là: Ông : Phan Chí Vĩnh Quê quán, địa chỉ thương trú, nơi công tác: Tỉnh Hà tây Chứng minh thư nhân dân số: Ngày cấp: Nghề nghiệp: Lao động Hai bên bàn bạc, thảo luận và thống nhất lý hợp đồng dịch vụ khoán việc với các điều khoản sau Điều 1: Bên B đồng ý nhận dịch vụ khoán việc với bên A cụ thể là: Tên công việc: Thuê máy thi công lắp dựng, căng chỉnh, nén tông đơ Nội dung công việc yêu cầu: Nội dung công việc đơn vị Khối ượng đơn giá Thành tiền Lắp dựng cột, căng chỉnh 2.080.035 dây co, nén tông đơ Tổng cộng 2.080.035 Địa điểm thực hiện công việc: Thời gian kể từ ngày tháng 10 năm 2002 Đến ngày tháng 12 năm 2002 Điều 2: Trách nhiệm của mỗi bên Điều 3: Hình thức thanh toán Điều 4: Những thoả thuận khác Đại diện bên B Đại diện bên A Mẫu số 2.23 Khi chủ nhiệm thanh toán cho bên thuê máy phải yêu cầu họ làm giấy nhận tiền để làm chứng từ hạch toán (mẫu 2.24): Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------o0o---------- Giấy nhận tiền Tên tôi là: Phan Chí Vĩnh Địa chỉ: TX Hà đông tỉnh Hà tây Điện thoại: Chứng minh thư nhân dân số: Do công an: Cấp ngày: Có nhận của ông: Nguyễn Doãn Thịnh Địa chỉ: Xí nghiệp xây lắp số 1 Số tiền bằng số: 2.080.035 Số tiền chữ: Hai triệu không trăm tám mươi nghìn, không trăm ba mươi lăm đồng./. Là số tiền thi công công trình: Cáp TX Hà đông tỉnh Hà tây . Tôi có hợp đồng ngày: 15 tháng 10 năm 2002 và biên bản thanh lý hợp đồng ngày: 25 tháng 12 năm 2002. Nay tôi viết giấy nhận tiền này làm cơ sở để Ông: Nguyễn Doãn Thịnh thanh toán với cơ quan. Ngày 26 tháng 12 năm 2002 Người nhận tiền Phan Chí Vĩnh Mẫu số 2.24 Kế toán căn cứ vào các chứng từ nhận từ dưới xí nghiệp để ghi sổ kế toán chi phí sử dụng máy thi công theo nguyên tắc hạch toán sau : Sơ đồ 2.5 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công TK 111,141 TK 1361 TK 623 TK 154 C.ty tạm ứng XN TT chứng từ Kết chuyển CP tiền cho XN chi cho công ty sử dụng MTC Quá trình ghi sổ tại công ty như sau: Định kỳ chủ nhiệm công trình tập hợp chứng từ chuyển lên xí nghiệp, kế toán xí nghiệp ghi vào bảng Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành công trình (mẫu 2.7) phần chi phí sử dụng máy thi công rồi chuyển lên công ty để hạch toán. Tại công trình TX Hà đông tỉnh Hà tây do yêu cầu của thi công nên chủ nhiệm công trình thuê máy do đó có phát sinh chi phí máy thi công. Kế toán công ty căn cứ thực tế chi phí sử dụng máy thi công ghi trên Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành công trình (mẫu 2.17) tiến hành ghi các loại sổ như sau: Lập phiếu thu chi định khoản: Trích: Phiếu thu Chi định khoản Kiêm báo Nợ- Có Số:.1856. Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Họ tên người thanh toán……………Đơn vị……XN 1………………….. Kèm theo chứng từ……Một bảng kê……………………………………. Nội dung thu chi Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Thanh toán công trình: Cáp 623 13621 2.080.035 TX Hà Đông tỉnh Hà Tây 154 623 2.080.035 Cộng x Thành tiền: Hai triệu không trăm tám mươi nghìn không trăm ba mươi lăm đồng./. Người thanh toán Thủ quỹ Kế toán lập phiếu Kế toán Trưởng Thủtrưởng đơn vị (Nộp hoặc nhận tiền) Mẫu số 2.25 Căn cứ vào phiếu thu chi định khoản, kế toán ghi sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ (mẫu 2.26): Trích: Đăng ký chứng từ Ghi sổ Tháng..12..năm.2002… ĐK Nội dung chi tiết Phát sinh nợ Phát sinh có Số Ngày Số tiền TK nợ TK có Số tiền Tổng phát sinh Cộng 587.472.124.497 587.472.124.497 …. …… …………………………. ………. …… …… ……….. 1856 31/12/02 Nga-XN 1-TT.Ctư 1 công trình: 2.080.035 623 13621 2.080.035 TX Hà đông tỉnh Hà tây 2.080.035 154 623 2.080.035 ….. ……. ………………………. ………. …… …… ……….. Mẫu số 2.26 Cũng căn cứ phiếu thu chi định khoản, kế toán ghi sổ TK 623 (mẫu 2.27), sổ cái TK 154(mẫu 2.28) Sổ cái Tháng 12 năm 2002 TK 623 ĐK TK đối ứng Phát sinh nợ Số tiền Phát sinh có Số tiền Số Ngày ……. ……. ……. ……. ……. 1856 31/12/02 13621 2.080.035 154 2.080.035 ……. ……. ………. ……… ……… Cộng 668.247.240 668.247.240 Mẫu số 2.27 Sổ cái Tháng 12 năm 2002 TK 154 ĐK TK đối ứng Phát sinh nợ Số tiền Phát sinh có Số tiền Số Ngày ……. ……. ……. ……. ……. 1856 31/12/02 623 2.080.035 ……. ……. ……. ……. ……. Cộng 9.445.869.447 9.445.869.447 Mẫu số 2.28 Từ bảng Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành công trình, chứng từ gốc kế toán ghi sổ chi tiết TK 154 (mẫu 2.29) và sổ tổng hợp TK 154 (mẫu 2.30) như sau: 2.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung. Để thi công các công trình, ngoài ba loại chi phí trên còn có chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng không tham gia trực tiếp vào cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nhưng chúng lại có vai trò làm cho hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra đều đặn. Tại Công ty Công trình Bưu điện, chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố: - Chi phí nhân viên quản lý công trình - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí công cụ dụng cụ - Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí băng tiền khác Chi phí nhân viên quản lý công trình: bao gồm các khoản: lương chính, lương phụ, phụ cấp khác phải trả cho nhân viên quản lý công trình như chủ nhiệm công trình, nhân viên quản lý kỹ thuật, nhân viên giám sát thi công.. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với nhân viên quản lý công trình và nhân viên thuộc biên chế xí nghiệp. Căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng kế toán xí nghiệp tính ra số lương phải trả và lập bảng tính lương cho nhân viên quản lý. Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất: bao gồm: chi phí dụng cụ văn phòng phẩm, chi phí công cụ dụng cụ khác phục vụ cho văn phòng xí nghiệp và cho qúa trình thi công công trình. Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, nhà làm việc của xí nghiệp... Mức khấu hao TSCĐ hàng tháng tại công ty được tính như sau: Mức KH TSCĐ hàng tháng = Nguyên giá TSCĐ Tổng số tháng sử dụng Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: bao gồm các khoản chi trả điện, nước, chi phí hội nghị, tiếp khách, chè nước… phục vụ thi công và văn phòng xí nghiệp. Tại Công ty Công trình Bưu điện, hiện nay chi phí sản xuất chung không được kế toán dưới các xí nghiệp tập hợp lại rồi mới phân bổ mà thực hiện phân bổ ngay cho các công trình theo từng yếu tố chi phí chẳng hạn như: Chi phí khấu hao do tính trước được từng tháng xí nghiệp thực hiện phân bổ riêng, tiền lương trả cho nhân viên xí nghiệp cũng phân bổ riêng…Sau đó, kế toán xí nghiệp mới cộng các yếu tố chi phí đã được phân bổ đó lại theo từng công trình. Công ty thực hiện phân bổ khoản mục chi phí này theo định mức chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Cụ thể, chi phí sản xuất chung được phân bổ theo công thức sau: Mức CP SXC phân bổ cho từng công trình = CP SXC phát sinh trong tháng x Tỉ lệ x Định mức CPNC TT với CP SXC của từng công trình Với : Tỉ lệ = Tổng CPSX chung thực hiện kỳ trước Tổng định mức CPNC TT với tổng định mức CP SXC của các công trình thực hiện kỳ trước Trong quá trình thi công, mỗi yếu tố chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ dưới từng xí nghiệp được thực hiện phân bổ ngay từ đầu nghĩa là chi phí sản xuất chung phát sinh đến đâu từng xí nghiệp tiến hành phân bổ ngay đến đấy cho các công trình đang thi công. Cứ như vậy, xí nghiệp phân bổ dần chi phí sản xuất chung phát sinh từ đầu kỳ đến cuối kỳ cho từng công trình. Những công trình nào đã được phân bổ chi phí sản xuất chung rồi thì lần sau không phân bổ nữa, các công trình được công ty bắt đầu thi công sau đó thì lại lấy chi phí sản xuất chung phát sinh lần sau để phân bổ. Trường hợp phí sản xuất chung phân bổ lần trước còn thừa sẽ cộng với lần sau để phân còn nếu lần trước phân bổ chưa đủ cho các công trình thì công trình nào đã phân bổ rồi thì thôi, công trình nào chưa phân bổ thì để lần sau phân bổ nốt. Đến cuối năm nếu phát sinh chênh lệch thiếu hoặc thừa chi phí sản xuất chung, xí nghiệp sẽ điều chỉnh lại bằng cách điều chỉnh lại tỉ lệ phân bổ cho phù hợp. Việc ghi sổ kế toán cho chi phí sản xuất chung phát sinh tại công ty được thực hiện theo nguyên tắc hạch toán sau: Sơ đồ 2.6 Hạch toán chi phí sản xuất chung TK 111,141 TK 13621 TK 627 TK154 Tạm ứng XN T.toán Kết chuyển cho XN chứng từ CPSX chung Kế toán công ty thực hiện ghi sổ kế toán như sau: Căn cứ vào chi phí sản xuất chung ghi trên bảng Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành của hai công trình, kế toán ghi phiếu thu chi định khoản cho công trình như sau (mẫu 2.31): Trích: Phiếu thu Chi định khoản Kiêm báo Nợ- Có Số:.1856. Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Họ tên người thanh toán……………Đơn vị……XN 1………………….. Kèm theo chứng từ……Một bảng kê……………………………………. Nội dung thu chi Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Thanh toán công trình: Cáp 627 13621 59.659.500 TX Hà Đông tỉnh Hà Tây 154 627 59.659.500 Cộng x Thành tiền: năm mươi chín triệu sáu trăm năm chín nghìn năm trăm đồng./. Người thanh toán Thủ quỹ Kế toán lập phiếu Kế toán Trưởng Thủ trưởng đơn vị (Nộp hoặc nhận tiền) Mẫu số 2.31 Căn cứ vào phiếu thu chi định khoản, kế toán ghi sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ (mẫu 2.32). Trích: Đăng ký chứng từ Ghi sổ Tháng..12..năm.2002… ĐK Nội dung chi tiết Phát sinh nợ Phát sinh có Số Ngày Số tiền TK nợ TK có Số tiền Tổng phát sinh Cộng 587.472.124.497 587.472.124.497 …. …… …………………………. ………. …… …… ……….. 1856 31/12/02 Nga-XN1-TT công trình: 59.659.500 627 13621 59.659.500 Cáp TX Hà đông tỉnh Hà tây 59.659.500 154 627 59.659.500 ….. ……. ………………………. ………. …… …… ……….. Mẫu số 2.32 Cũng căn cứ từ Phiếu thu chi định khoản, kế toán ghi sổ cái TK 627 (mẫu 2.33) và sổ cái TK 154 (mẫu 2.34). Kế toán không mở sổ chi tiết TK 627. Sổ cái Tháng 12 năm 2002 TK 627 ĐK TK đối ứng Phát sinh nợ Số tiền Phát sinh có Số tiền Số Ngày ……. ……. ……. ……. ……. 1856 31/12/02 13621 59.659.500 154 59.659.500 ……. ……. ……….. ……. ……….. Cộng 1.009.650.606 1.009.650.606 Mẫu số 2.33 Sổ cái Tháng 12 năm 2002 TK 154 ĐK TK đối ứng Phát sinh nợ Số tiền Phát sinh có Số tiền Số Ngày ……. ……. ……. ……. ……. 1856 31/12/02 627 59.659.500 ……. ……. ……. ……. ……. Cộng 9.445.869.447 9.445.869.447 Mẫu số 2.34 Cuối cùng, kế toán thực hiện ghi sổ chi tiết TK 154 (mẫu 2.35) cho từng công trình và sổ tổng hợp TK 154(mẫu 2.36) cho các công trình căn cứ vào Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành công trình của từng công trình. 2.2.3.5 Hạch toán chi phí kiến thiết cơ bản khác Ngoài những khoản mục chi phí kể trên, tại Công ty Công trình Bưu điện còn có khoản mục chi phí “Kiến thiết cơ bản khác”. Đây là khoản mục không thuộc chi phí xây lắp nhưng là chi phí phục vụ hoàn thành công trình nên được tính vào giá thành công trình. Những chi phí thuộc khoản mục chi phí này như chi phí đền bù, bồi thường hoa màu cho dân khi tiến hành thi công gây ra thiệt hại, chi phí đào đắp, dọn đường sau khi thi công…. Đây là khoản chi phí rất hiếm khi phát sinh tuy nhiên cũng có công trình khi thi công đòi hỏi phải có khoản chi phí này. Chi phí kiến thiết cơ bản khác được công ty coi như một khoản chi phí riêng, nó không thuộc một trong các yếu tố chi phí của chi phí sản xuất chung. Nhưng Công ty phản ánh chi phí này thông qua tài khoản 6279. Chi phí này phát sinh ở công trình nào thì được tính cho công trình đó. Qúa trình hạch toán và ghi sổ chi phí kiến thiết cơ bản khác tương tự như các khoản mục chi phí kể trên. Định kỳ khi xí nghiệp lập bảng kê, nếu có chi phí này phát sinh, xí nghiệp sẽ tập hợp chứng từ và ghi khoản chi phí này vào bảng kê của từng công trình rồi gửi lên công ty để hạch toán. Đối với trường hợp công trình TX Hà đông tỉnh Hà tây, trong quá trình thi công không phát sinh khoản chi phí này, do đó em xin trình bày qui trình hạch toán của khoản mục chi phí này như sau: Sơ đồ 2.7 Hạch toán chi phí kiến thiết cơ bản khác TK 111,141 TK 13621 TK 6279 TK154 Tạm ứng XN T.toán Kết chuyển cho XN chứng từ CP KTCB khác 2.2.3.6 Hạch toán thiệt hại trong sản xuất Trong công tác xây lắp, thiệt hại xảy ra trong quá trình thi công công trình do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan đôi khi không thể tránh khỏi. Tại Công ty Công trình Bưu điện, các chi phí thiệt hại phát sinh trong thi công Công ty không hạch toán. Đối với những thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như: thiên tai, bão lũ, động đất..thì những chi phí thiệt hại này được công ty báo lên Tổng Công ty để xin duyệt, khi được chấp nhận, công ty lập một bản phát sinh chi phí thiệt hại. Đối với thiệt hại do nguyên nhân khách quan như do lỗi của đội hay cá nhân thi công thì họ phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về thiệt hại do mình gây ra. Trách nhiệm vật chất là làm lại theo yêu cầu thiết kế đề ra. Nếu thiệt hại là do bên chủ đầu tư thay đổi thiết kế thì họ phải chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí phát sinh cho việc thay đổi đó từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đến chi phí khác. 2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất. Để tính được giá thành công trình, hạng mục công trình trước hết phải tập hợp được chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Do cách ghi chép sổ sách tại Công ty Công trình Bưu điện không giống như những công ty khác ở chỗ: khi chi phí sản xuất phát sinh được kế toán hạch toán vào tài khoản chi phí sau đó kết chuyển luôn vào tài khoản chi phí sản phẩm dở dang đồng thời vào sổ chi tiết 154 cho từng công trình nên cuối kỳ để tính được chi phí phát sinh trong kỳ đối với mỗi công trình kế toán chỉ cần thực hiện cộng các chi phí đã được tập hợp vào sổ chi tiết cho từng công trình trong kỳ. Đối với công trình cáp TX Hà đông tỉnh Hà tây, sổ chi tiết 154 mở cho công trình này gồm các khoản chi phí phát sinh trong kỳ. 2.2.5 Xác định giá trị sản phẩm dở dang. Xuất phát từ đặc điểm của ngành và của sản phẩm xây lắp : thời gian thi công dài và trị giá công trình lớn nên việc bàn giao công trình hay khối lượng xây lắp theo thời gian quy ước tuỳ theo hợp đồng và tiến độ thi công mà Công ty có thể thực hiện bàn giao khối lượng hoặc phần việc hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Trong kỳ khi công trình được thi công xong một phần mà được coi là hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì Công ty tiến hành kiểm kê, nghiệm thu kỹ thuật khối lượng công trình hoàn thành đó để quyết toán với bên chủ đầu tư. Tham gia vào công việc nghiệm thu bao gồm đại diện công ty như giám đốc xí nghiệp, đội trưởng thi công, người lập kế hoạch của công ty và cán bộ kỹ thuật với giám sát của chủ đầu tư tham gia. Khi hai bên đã nghiệm thu xong khối lượng công trình đã thực hiện được, bên A để họ chấp nhận thanh toán, Công ty tiến hành lập biên bản nghiệm thu. Cuối kỳ, khối lượng xây lắp dở dang chính là khối lượng chênh lệch giữa khối lượng xây lắp đơn vị đã thực hiện được với khối lượng do bên A chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên khối lượng đơn vị thi công thực hiện tính theo chi phí sản xuất thực tế đã thi công công trình còn khối lượng do bên A chấp nhận thanh toán được tính theo giá dự toán (định mức) đã lập của công trình. Đối với công trình cáp TX Hà đông tỉnh Hà tây, đến cuối kỳ khối lượng sản phẩm dở dang được tính như sau(số liệu được lấy từ bảng Doanh thu và chi phí theo công trình- mẫu 2.37) : Tổng chi phí sản xuất theo định mức là: 577.818.007 đồng Tổng chi phí sản xuất theo thực tế là : 991.647.287 đồng Khối lượng sản phẩm dở dang = 991.647.287-557.818.007= 413.829.210 đồng Vậy khối lượng dở dang cuối kỳ của công trình là: 413.829.210 đồng 2.2.6 Tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành xây lắp ở Công ty Công trình Bưu điện là công trình, hạng mục công trình được xác định trên cơ sở tổng hợp chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình. Kỳ tính giá thành được xác định theo niên độ kế toán (năm) với phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp. Vào cuối kỳ sau khi tính toán, xác định các số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ, chi phí dở dang cuối kỳ thì kế toán tiến hành tính toán giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ cho tất cả các công trình theo công thức sau: GT thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Kế toán không lập thẻ hay bảng tính giá thành cho từng công trình mà kế toán tổng hợp lập “Bảng Doanh thu và chi phí theo khoản mục công trình”(mẫu số 2.37) cho tất cả các công trình thi công trong kỳ. Theo bảng này số liệu cụ thể của công trình cáp TX Hà đông tỉnh Hà tây trong kỳ là: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ : 0 Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ : 991.647.287 đồng Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ : 413.892.210 đồng Ta tính được giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ là: 0 + 991.647.287- 413.829.210 = 577.818.077 đồng. Tương tự kế toán giá thành tính được giá thành thực tế của các công trình, hạng mục công trình khác. Sau đó kế toán cộng toàn bộ giá thành sản xuất thực tế hoàn thành trong kỳ của các công trình trên bảng doanh thu và chi phí theo khoản mục để thực hiện kết chuyển một lần vào tài khoản 632 “xác định giá vốn” và cũng được tổng hợp lại để ghi vào Sổ cái TK 911 để tính ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán ghi như sau: - Kết chuyển giá thành sản xuất của các công trình hoàn thành trong kỳ: Nợ TK 632 Có TK 154 - Kết chuyển giá vốn sang tài khoản xác định KQKD : Nợ TK 911 Có TK 632 - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ Nợ TK 911 Có TK 642 Đồng thời, kế toán giá thành cũng phải tự ghi sổ chi tiết TK 154(mẫu2.38) cho từng công trình để khoá sổ, chuyển số dư cuối kỳ ( nếu có) sang kỳ sau. Tên công trình : Cáp TX Hà Đông Tỉnh Hà Tây Số hiệu dự toán : TK 2001 - 1012 Bản khoán số : 57 ngày 02 tháng 03 năm 2002 ĐK Nội dung TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số Ngày Tổng cộng VL A cấp 621 VL Cty cấp 6211 VL XN 6212 MTC 623 Nhân công CPC 627 KTCB # 6279 TK đối ứng Số tiền 3341 3342 Số dư đầu kỳ 1804 10/12/02 Nhận VL A cấp 368.900.000 368.900.000 1856 31/12/02 XN1 thanh toán chi phí công trình 622.747.300 476.264.765 - 2.080.035 42.843.000 41.900.000 59.659.500 1987 31/12/02 Hạch toán kết chuyển chi phí công trình 632 577.818.007 Cộng phát sinh 991.647.300 368.900.000 476.264.765 - 2.080.035 42.843.000 41.900.000 49.659.500 - 991.647.300 Số dư cuối kỳ 413.829.210 Mẫu số 2.38 2.2.7 Đánh giá thực trạng công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Công ty Công trình Bưu điện là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty BCVT-Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay Công ty đã lớn mạnh không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng hoạt động, khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường. Ngoài phần kế hoạch cấp trên giao cho Công ty luôn tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh, thu hút khách hàng, khuyến khích các đơn vị trực thuộc Công ty tìm kiếm thêm hợp đồng nhận thầu công trình. Để đạt được những thành tựu như hôm nay, Công ty cũng có những thuận lợi và những khó khăn tồn tại nhất định trong công tác kế toán nói chung và trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. 2.2.7.1 Ưu điểm Về tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tại Công ty tổ chức tương đối chặt chẽ và gọn nhẹ. Mỗi xí nghiệp trực thuộc đều có các kế toán thống kê riêng. Đội ngũ nhân viên kế toán Công ty được phân công chức năng, nhiệm vụ từng người rõ ràng, cụ thể cộng với trình độ năng lực nhiệt tình, sự trung thực trong công tác đã góp phần đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý tài chính của Công ty. Công ty đã áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán, nó có tác dụng thiết thực trong việc cắt giảm số lượng nhân viên kế toán nhưng vẫn đảm bảo việc hạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Máy tính giúp giảm nhẹ khối lượng công tác ghi chép, tăng hiệu quả làm việc của nhân viên kế toán và đặc biệt nó giúp cung cấp thông tin với từng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Về hệ thống chứng từ và hình thức sổ kế toán Hệ thống chứng từ được Công ty tổ chức sử dụng hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. Hệ thống chứng từ Công ty sử dụng tuân theo quy định của Bộ tài chính và theo quy định riêng của Tổng Công ty BCVT-Việt Nam. Trong quá trình hạch toán, Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức tương đối đơn giản và thuận tiện với những điều kiện tổ chức sản xuất của Công ty. Hiện nay, kế toán Công ty ghi sổ theo một trình tự từ chứng từ gốc đến sổ chi tiết, do đó số hiệu trên các sổ cho một nghiệp vụ là giống nhau. Cách vào sổ này thuận tiện cho việc tra cứu chứng từ, sổ sách khi cần thiết và thuận tiện trong việc thanh toán đối chiếu công nợ khi nghiệm thu. Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty chấp hành đầy đủ chế độ chính sách do Nhà nước qui định , ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ sách. Nhờ đó, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao Công ty tập hợp chi phí theo các khoản mục chi phí nhất là các khoản mục chi phí được theo dõi cho từng công trình đã giúp thấy rõ chức năng, vị trí hoạt động của chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. ở một mức độ nhất định, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đã phản ánh đúng thực trạng của Công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Công ty đã đặt ra, đảm bảo được sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế toán. Cụ thể là: Đối với hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vật tư tại Công ty được sử dụng chủ yếu theo hình thức căn cứ vào khối lượng công việc được giao khoán và tiến độ thi công. Do đó, Công ty không mua vật tư về dự trữ tại các kho mà thi công đến đâu mua vật liệu đến đó nên tiết kiệm được chi phí về trông coi vật tư vừa đảm bảo được tiến độ thi công lại tránh lãng phí mất mát vật tư. Đồng thời, nó không những làm tăng vòng chu chuyển vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn làm tăng trách nhiệm của nhân viên quản lý công trình trong việc sử dụng số vật tư theo đúng mục đích và hạn mức tiêu hao. Công ty giao quyền cho các xí nghiệp mua những vật tư có khối lượng lớn gần khu vực thi công như thế sẽ giảm được chi phí vận chuyển nếu để công ty mua và cấp cho các đơn vị thi công. Đối với hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Với hình thức trả lương cho lao động trực tiếp tại Công ty là giao khoán theo từng khối lượng công việc đã gắn liền lợi ích vật chất của người lao động với tiến độ thi công và tạo động lực thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm cao trong công việc cả về chất lượng thi công. Đồng thời, thời gian lao động của từng công nhân được theo dõi qua Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương giúp cho kế toán xác định được tiền lương phải trả trong tháng cho từng đơn vị thi công, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp được chính xác. Như vậy, việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty tương đối rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít giúp cho Công ty sử dung lao động hợp lý. Đối với hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Ta thấy rằng, do đặc điểm thi công của ngành Bưu điện nên trong quá trình thi công công trình các đơn vị thi công rất ít khi phải sử dụng đến máy thi công hay cũng có nghĩa là khoản chi phí này phát sinh rất ít. Do vậy, việc Công ty không mua sắm máy thi công là hợp lý, tránh được những khoản khấu hao máy không cần thiết khi không sử dụng. Nếu cần Công ty có thể thuê ngoài rất tiện lợi mà vẫn đảm bảo được tiến độ thi công công trình và tiết kiệm được chi phí sản xuất. Tính giá thành sản phẩm xây lắp Công ty xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình. Công ty tiến hành kiểm kê đánh giá khối lượng xây lắp dở dang và khối lượng công việc hoàn thành theo qui định. Mặt khác, phương pháp tính giá thành được Công ty sử dụng là phương pháp trực tiếp giúp cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp chính xác, xác định đúng đắn kết quả kinh doanh. 2.2.7.2 Những tồn tại chủ yếu Bên cạnh những mặt tích cực ở trên, công tác kế toán tại Công ty còn có một số vấn đề cần hoàn thiện sau: Tồn tại về tài khoản sử dụng. Tồn tại về việc luân chuyển chứng từ. Tồn tại về hình thức sổ sử dụng. Tồn tại trong việc ghi chép sổ sách kế toán . Tồn tại trong việc hạch toán kế toán chi phí sản xuất chung. Tồn tại trong việc xác định gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Chương 3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty công trình Bưu điện 3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sau một thời gian thực tập, trên cơ sở lý luận đã được học tập tại trường Đại học Dân lập Đông Đô kết hợp với thực tế công ty bên cạnh những ưu điểm trong công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Công trình Bưu điện còn có một số mặt cần hoàn thiện. Do đó, để từng bước hợp lý hoá công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sản xuất của công ty em xin đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện sau đây: 3.1.1 Hoàn thiện hệ thống tài khoản sử dụng Hiện nay, các khoản mục chi phí đều được hạch toán vào tài khoản cấp I, không chi tiết đến tài khoản cấp II kể cả TK 627. Đây là khoản mục chi phí bao gồm nhiều loại chi phí phát sinh khác nhau như chi phí nhân công, chi phí khấu hao…Theo em, kế toán Công ty và xí nghiệp nên chi tiết các khoản mục chi phí phát sinh theo yếu tố. Theo quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ban hành ngày 26/12/1998 dùng cho các doanh nghiệp xây lắp thì TK 627 được chi tiết làm 6 tài khoản cấp 2 như sau: TK 6271 : Chi phí nhân viên TK 6272 : Chi phí vật liệu TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 : Chi phí khấu hao TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác Việc chi tiết các khoản mục chi phí sản xuất chung như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi kiểm tra đối chiếu các yếu tố chi phí sản xuất chung phát sinh dưới từng xí nghiệp có chính xác và hợp lý không từ đó có các biện pháp giảm chi phí sản xuất chung cũng như để công tác kiểm toán được tiến hành dễ dàng hơn khi kiểm tra khoản mục chi phí này. 3.1.2 Hoàn thiện qui trình luân chuyển chứng từ Định kỳ có thể là cuối mỗi tháng, kế toán chuyên quản yêu cầu dưới xí nghiệp nộp báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công trình đang thi công lên công ty để hạch toán, các xí nghiệp phải tập hợp chứng từ gửi kèm với báo cáo để chứng minh cho các khoản mục chi phí phát sinh. Tuy nhiên, là Công ty có địa bàn tương đối rộng, các công trình của Công ty được tiến hành trên mọi miền đất nước cho nên việc thanh toán chứng từ của xí nghiệp lên Công ty bị chậm trễ là điều không thể tránh khỏi nhất là thời gian thanh toán các chứng từ các công trình dưới xí nghiệp lên công ty lại do các kế toán chuyên quản của xí nghiệp đó qui định nên dất dễ dẫn đến công việc bị dồn vào cuối kỳ làm cho nhiều khi việc hạch toán không được chính xác gây ra những sai sót không đáng có trong công tác hạch toán chi phí như ghi thiếu ghi nhầm làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định. Như vậy, theo em công ty nên quy định kỳ thanh toán chứng từ thống nhất dưới các xí nghiệp để giúp cho việc hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành được kịp thời và chính xác. Đồng thời, có quy định phạt cụ thể đối với trường hợp nộp chứng từ muộn làm ảnh hưởng tới tiến độ công tác kế toán tại Công ty. 3.1.3 Hoàn thiện hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Hình thức sổ công ty đang sử dụng hiện nay là hình thức sổ Chứng từ ghi sổ. Tuy nhiên, hệ thống sổ của công ty có sự thay đổi so với qui định hiện hành của chế độ như Công ty không lập Chứng từ ghi sổ mà sử dụng Phiếu thu chi định khoản đóng thành quyển để thay thế. Với cách sử dụng sổ như vậy không giúp công ty phát huy được ưu điểm của hệ thống sổ kế toán này là tránh ghi trùng lắp. Vì, kế toán công ty khi lập Phiếu thu chi định khoản có nội dung thế nào thì ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cũng có nội dung như thế còn nếu lập Chứng từ ghi sổ theo như hình thức kế toán Chứng từ- ghi sổ do chế độ ban hành thì việc ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ chỉ cần vào một lần sổ tổng của chứng từ ghi sổ mà thôi vì chứng từ ghi sổ chỉ ghi những nghiệp vụ kinh tế phát sinh giống nhau. Như vậy, Công ty cần xem xét lại cách sử dụng sổ sao cho phù hợp với chế độ hơn để thuận tiện cho công việc ghi chép sổ sách và cũng thuận tiện hơn cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, tránh được nhầm lẫn sai sót trong quá trình ghi sổ . 3.1.4 Hoàn thiện phương pháp ghi nội dung sổ kế toán . Trong công tác ghi sổ sách của công ty vẫn còn một số điểm chưa hợp lý. Khi dưới xí nghiệp gửi các bảng kê lên công ty để hạch toán, Kế toán công ty thực hiện ghi sổ định khoản chưa đúng vì: các chi phí phát sinh kế toán thực hiện kết chuyển luôn nhưng trong cột nội dung kế toán ghi gộp cho cả hai định khoản. Theo em trong việc ghi chép sổ sách kế toán công ty cần tuân thủ theo như chế độ qui định: mỗi một nghiệp vụ kế toán phát sinh ghi một dòng tương ứng với nội dung của nó. Cụ thể như trong trường hợp phiếu thu chi định khoản Kế toán công ty nên ghi như sau: Phiếu thu Chi định khoản Kiêm báo Nợ- Có Số:.1856. Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Họ tên người thanh toán…Nga…………Đơn vị……XN 1………………….. Kèm theo chứng từ……Hai bảng kê…………………………………………. Nội dung thu chi Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có CP NC công trình …. 622 334 57.803.000 K.chuyển CP NC xí nghiệp 154 622 57.803.000 K.chuyển CP NC thuê ngoài 154 3342 38.000.000 Cộng 153.606.000 Việc ghi sổ Định khoản (phiếu thu chi định khoản) theo đúng với nội dung kết cấu và phương pháp ghi sổ theo chế độ qui định không những giúp công ty trong việc kiểm tra đối chiếu mà đặc biệt là trong theo dõi nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách rõ ràng, cụ thể hơn. 3.1.5 Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là một yếu tố chi phí gián tiếp. Trong kỳ khi phát sinh chi phí này Công ty thực hiện phân bổ khoản chi phí này cho các công trình thi công. Tuy nhiên, tại Công ty Công trình Bưu điện việc phân bổ được dựa vào tỉ lệ giữa tổng chi phí sản xuất chung thực hiện kỳ trước với tổng định mức chi phí nhân công và tổng định mức chi phí sản xuất chung của các công trình kỳ trước đã thực hiện. Hơn nữa, khoản chi phí này lai được kế toán xí nghiệp phân bổ dần từ đầu kỳ cho đến cuối kỳ cho mỗi công trình một lần bằng cách phân bổ từng yếu tố chi phí sản xuất chung rồi mới cộng lại ra chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng công trình. Cách làm như vậy sẽ dẫn đến cuối kỳ phát sinh sự chênh lệch như chi phí sản xuất chung phân bổ cho các công trình trong kỳ sẽ thừa hoặc thiếu. Với cách làm như trên không chỉ làm cho dưới xí nghiệp vừa mất thời gian phân bổ từng yếu tố của chi phí sản xuất chung trong kỳ mà làm Công ty cũng mất thời gian phải điều chỉnh tỷ lệ phân bổ vào cuối kỳ. Đồng thời, việc công ty thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung như vậy là không hợp lý theo qui định chế độ kế toán. Em xin mạnh dạn đưa ra đề suất sau: Công ty nên tập hợp khoản mục chi phí này vào cuối kỳ, xác định tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ rồi mới tiến hành phân bổ một lần cho các công trình theo tiêu thức phân bổ sau: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh = Chi phí sản xuất chung dự toán của từng công trình + Hệ số phân bổ Với: Hệ số phân bổ = Tổng chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ Tổng chi phí SXC dự toán các công trình của xí nghiệp Với đề xuất trên, kế toán xí nghiệp sẽ tránh được việc mất nhiều thời gian, tránh những sai sót không cần thiết trong quá trình thực hiện phân bổ nhiều lần chi phí sản xuất chung trong kỳ. — Đối với khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho toàn cán bộ công nhân viên chức theo qui định được thực hiện trên văn phòng công ty có nghĩa là dưới xí nghiệp không tiến hành trích các khoản này cho công nhân xí nghiệp. Cách làm như thế sẽ làm giảm chi phí sản xuất chung thực tế trong kỳ hay làm giảm đi chi phí sản xuất thi công từng công trình vì các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất lại được hạch toán vào TK 642 mà không phải TK 627. Theo em, Công ty nên để cho xí nghiệp tự thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân của đơn vị mình và hạch toán vào TK 627 như sau: Nợ TK 627 Có TK 338 Từ đó cũng góp phần tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác và đầy đủ hơn. 3.1.6 Hoàn thiện phương pháp đánh gía giá trị khối lượng dở dang cuối kỳ Tại mọi Công ty đều phải tiến hành công tác xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ vì đây là công tác quan trọng nhằm xác định được khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ. ở Công ty công trình Bưu điện việc xác định khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính bằng cách lấy chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ rồi trừ đi chi phí dự toán của khối lượng công việc đã được nghiệm thu. Với cách tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ như trên theo em là chưa hợp lý và ngược với qui định của chế độ ban hành về cách tính sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đồng thời cũng sẽ không đảm bảo được tính chính xác trong việc xác định sản phẩm hoàn thành cuối kỳ mặc dù với cách làm như thế công ty coi như đảm bảo được chi phí thực tế thực hiện trong kỳ không vượt qua khối lượng đã nghiệm thu theo dự toán trong kỳ. Hơn nữa với cách tính giá trị sản phẩm dở dang như thế dẫn đến việc công ty không xác định được khối lượng thực tế phát sinh tương ứng với khối lượng đã nghiệm thu theo dự toán công trình trong kỳ. Trong khi đó công ty chỉ có thể biết được khối lượng thực tế dưới xí nghiệp đã thực hiện trong kỳ cho từng công trình nên kế toán Công ty không thể thực hiện được việc phân tích chi phí theo các khoản mục chi phí thực tế phát sinh trong kỳ so với khối lượng dự toán. Và làm cho kế toán công ty cũng khó khăn khi muốn lập bảng tính giá thành cho từng công trình. Do đó để quá trình tính giá thành sản phẩm đảm bảo được việc tính đúng tính đủ, luận văn cho rằng, Công ty cần thay đổi cách tính sản phẩm dở dang cho phù hợp hơn với chế độ qui định như sau: Giá trị thực tế khối lượng xây lắp DDCK = Giá trị thực tế khối lượng xây lắp DDĐK + Chi phí thực tế khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ x Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp DDCK Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ + Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp DDCK Công thức tính khối lượng sản phẩm dở dang trên đây rất thích hợp cho công ty bởi công ty thực hiện phương thức bàn giao, thanh toán sản phẩm theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý ( xác định theo dự toán). áp dụng công thức này, công ty sẽ hoàn thiện hơn trong việc tính toán khối lượng sản phẩm dở dang, không đi ngược với qui định của chế độ nhất là tính đúng được giá trị sản phẩm dở dang sẽ phục vụ tốt cho việc tính chính xác giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đồng thời giúp kế toán công ty có thể lập được bảng tính giá thành sản xuất cụ thể cho từng công trình thi công. 3.1.7 Hoàn thiện bộ máy kế toán theo hướng tin học hoá công tác kế toán Công ty Công trình Bưu điện có quy mô hoạt động lớn bao gồm nhiều xí nghiệp thành viên, công trình thi công rộng khắp cả nước Công ty lại hạch toán theo hình thức tập trung nên mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán tại phòng kế toán công ty. Do đó, việc bổ xung thêm cán bộ kế toán có năng lực cho phòng Tài chính-Kế toán-Thống kê của Công ty là việc làm cần thiết và đây sẽ là yếu tố nâng cao năng lực hoạt động của phòng kế toán công ty. Nhận thấy khả năng về tài chính của công ty có thể đầu tư được một bộ phần mềm đồng bộ cho công tác kế toán tài chính. Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ kế toán công ty đang dần được nâng cao có thể dễ dàng tiếp nhận và sử dụng thành thạo nên em có kiến nghị Công ty nên đầu tư một chương trình chọn gói đồng bộ phục vụ cho công tác kế toán và quản trị. Phần mềm rất nhanh bị lỗi thời nên Công ty cần gắn với việc xem xét kế hoạch, chiến lược phát triển của Công ty trong tương lai và những yếu tố về thị trường và chính sách tài chính của Nhà nước. Em xin đưa ra hai cách để đầu tư như sau: - Mua một phần mềm chọn gói thông dụng đang hiện hành trên thị trường. - Đặt hàng công ty phần mềm viết cho công ty một phần mềm kế toán theo yêu cầu đặt hàng của công ty Nếu Công ty trong tương lai sử dụng phần mềm kế toán thì việc thay đổi hình thức sổ kế toán là cần thiết. Công ty nên tổ chức sổ theo hình thức: Nhật ký chung. Vì hình thức này dễ dàng cho thao tác trên máy, luôn được sử dụng trong các chương trình phần mềm. Nó dễ dàng hơn cho các cán bộ kế toán công ty khi chuẩn bị chuyển sang thực hiện công tác kế toán trên máy, dễ dàng kiểm tra đối chiếu theo chứng từ gốc. 3.2 Các giải pháp quản lý nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Muốn tồn tại và phát triển, trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất nói chung và doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng cơ bản nói riêng không những phải luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn phải quan tâm đến cả giá thành sản phẩm. Bởi giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nó là căn cứ để phân tích tìm kiếm biện pháp hạ giá thành trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản chi phí phát sinh. Chính vì vậy, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu hàng đầu của Công ty. Để hạ giá thành sản phẩm, công ty phải hạch toán tốt chi phí sản xuất, có những biện pháp tích cực nhằm tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả vật tư lao động. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là bớt xén một cách máy móc các yếu tố chi phí sản xuất mà trong điều kiện giảm chi phí vẫn phải đảm bảo được chất lượng và tiến độ thi công công trình. Như vậy, hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp giúp công ty hoạt động có lãi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng qui mô sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm của công ty, em xin nêu ra một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm như sau: 3.2.1 Tiết kiệm nguyên vật liệu Yếu tố chi phí nguyên vật liệu là một khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí vì vậy công ty càng tiết kiệm được khoản chi phí này càng có lợi. Trên cơ sở khối lượng công việc đặt ra, khi công ty tiến hành giao cho từng đơn vị thi công mua nguyên vật liệu nên yêu cầu các đơn vị đó phải chấp hành nghiêm túc về định mức chi phí nguyên vật liệu đồng thời vẫn phải đảm bảo được chất lượng công trình. Bên cạnh đó, công ty cần có những biện pháp khen thưởng, xử phạt thích đáng đối với cá nhân, tập thể đã tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. Trong công tác thu mua, vận chuyển, quản lý và sử dụng nguyên vật liệu cũng khá quan trọng. Đơn vị sản xuất nên cố gắng giảm hao phí đến mức thấp nhất không để vật tư hao hụt, mất mát hay xuống cấp. Tốt nhất phải có đội bảo vệ cũng như giám sát thi công quản lý. Do tính chất xây dựng và phạm vi hoạt động của công ty lớn từ Bắc vào Nam nên công ty phải mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp, thực hiện thanh toán đúng hạn nhằm giữ uy tín cho công ty từ đó tạo một mối quan hệ lâu dài về nguồn cung cấp vật tư. Khi cần công ty có thể mua ở địa điểm gần công trường nhất, giảm chi phí vận chuyển… Trong điều kiện có thể công ty nên sử dụng hợp lý, tận dụng tối đa phế thải, phế lệu để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. 3.2.2 Tiết kiệm chi phí nhân công Để tiết kiệm chi phí nhân công, công ty có thể tiến hành bằng biện pháp tăng năng suất lao động. Thực hiện vấn đề này công ty cần nghiên cứu, tổ chức thi công một cách khoa học, sắp xếp công việc theo một trình tự hợp lý tránh để quá trình thi công bị gián đoạn ngắt quãng. Như vậy, vất tư phải được cung cấp kịp thời cho sản xuất đồng thời công ty phải thường xuyên quan tâm tới việc đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thi công nhằm nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, công ty nêm sử dụng các đòn bẩy kinh tế, kích thích phát triển như ra chế độ thưởng hợp lý cho nhân công công ty để khuyến khích họ làm việc.. 3.2.3 Giảm chi phí sử dụng máy thi công Bằng cách nâng cao năng suất và tiết kiệm nguyên liệu sử dụng cho máy thi công, công ty sẽ giảm được chi phí sử dụng máy thi công. Muốn vậy, công ty cần tận dụng tốt khả năng và công suất chạy máy nhưng cũng không nên sử dụng quá định mức công suất cho phép. Máy nào hết khả năng sử dụng hoặc đã cũ và lạc hậu công ty phải thanh lý ngay để đầu tư vào mua máy mới phù hợp hơn với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật vừa tránh ứ đọng vốn. Trong một số trường hợp thì việc thuê máy ngoài là rẻ hơn, chi phí cho sử dụng máy thi công không lớn nên các xí nghiệp vẫn thực hiện thuê ngoài là chủ yếu. Vì vậy, khi quyết định mua sắm công ty phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét nên mua loại máy nào sử dụng thường xuyên, đem lại hiệu quả cao. 3.2.4 Giảm tối đa chi phí sản xuất chung Nếu trong qua trình sản xuất công ty tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công mà không có sự theo dõi sát sao có thể dẫn tới ảnh hưởng chất lượng công trình thi công. Cho nên việc tiết kiệm chi phí sản xuất chung dễ tiến hành hơn và hợp lý nhất. Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau nên dễ xảy ra tình trạng lãng phí, chi dùng sai mục đích. Như vậy, công ty cần đề ra những qui chế cụ thể nhằm hạn chế các khoản chi phí này chẳng hạn như chỉ ký duyệt đối với các khoản chi hợp lý và phải có chứng từ chứng minh. Các chi phí về điện, nước, điện thoại..sử dụng dưới xí nghiệp tương đối lớn nhiều khi còn lãng phí cần tiết kiệm hơn. Tuy nhiên đối với khoản chi phí hợp lý phải giải quyết kịp thời đẻ đảm bảo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt, yêu cầu đặt ra với mỗi doanh nghiệp là làm thế nào với những nguồn lực nhất định có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng và hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp phải hạ được giá thành sản phẩm bình quân thấp hơn giá thành bình quân trên thị trường nhưng chất lượng vẫn phải được đảm bảo, có tính thẩm mỹ cao. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp cũng không nằm ngoài quy luật này. Không những thế sản phẩm xây lắp còn phải đáp ứng được nhiều yêu cầu về mặt kỹ thuật, mỹ thuật. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp xây lắp cần sử dụng những thông tin từ công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành một cách có hiệu quả và không ngừng hoàn thiện công tác này. Chính vì những lý do trên mà công tác hạch toán chi phí sản xuất và thính giá thành sản phẩm xây lắp luôn được đổi mới không ngừng với sự phát triển của trình độ quản lý kinh tế và trình độ kỹ thuật thi công công trình. Em hy vọng đề tài nghiên cứu “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Công trình Bưu điện” mà em chọn nghiên cứu có thể đóng góp một phần nhỏ cho việc hoàn thiện và đổi mới công tác kế toán nói chung và hạch toán chi phí và tính giá thành nói riêng tại Công ty Công trình Bưu điện. Do trình độ chuyên môn còn hạn chế và thời gian tìm hiểu thực tế tại cơ sở không dài nên đề tài mới chỉ nêu lên được vấn đề cơ bản và đưa ra những kiến nghị bước đầu. Do đó bài viết không thể tránh khỏi sơ suất và thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để được nâng cao kiến thức chuyên môn của mình hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Văn Dũng và toàn thể cán bộ nhân viên phòng Tài chính kế toán thống kê Công ty Công trình Bưu điện đã giúp em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình./. Tài liệu tham khảo 1. Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Đông - Tổ chức hạch toán kế toán - NXB Tài chính - Hà Nội - 2001 2 TS Nguyễn Thị Đông - Lý thuyết hạch toán kế toán - NXB Tài chính 3. Tác giả Ngô Thế Chi - Đoàn Xuân Tiên - Vương Đình Huệ - Kế toán kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp - NXB tài chính năm 1996 4. Chủ biên: PGS.PTS Nguyễn Văn Công- Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - NXB tài chính năm 2003 5. Hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp - Vụ chế độ kế toán - NXB tài chính năm 2000 6. Chủ biên: PTS Đặng Thị Loan - Khoa kinh tế - ĐHKTQD - Kế toán tài chính trong doanh nghiệp sản xuất - Nhà xuất bản giáo dục - 1996 7. Một số tư liệu của Công ty Công trình Bưu Điện - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Báo cáo tài chính các năm 2000, 2001, 2002 - Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công trình Bưu Điện - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ chi tiết tài khoản 154…. - Bảng cân đối kế toán Mục lục Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0414.doc
Tài liệu liên quan