- Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán : được chia làm 2 loại
+ Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng) : Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc, lao vụ hòan thành giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập ho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để tính giá vốn hàng bán, lãi ở các DNSX.
+ Giá thành toàn bộ : bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp thính theo sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
72 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cụ cơ khí.
+ Trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng vật liệu điện, dụng cụ cơ khí và các sản phẩm hàng hoá khác cho công ty lien doanh, liên kết do công ty tự khai thác tạo ra.
+ Nhập uỷ thác xuất khẩu, làm đại lý, làm các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty.
+ Tổ chức sản xuất, gia công, liên doanh liên kết hợp tác đầu tư sản xuất với các tổ chức kinh tế trogn và ngoàI nước để tạo ra nguồn hàng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước.
- Nhiệm vụ :
+ Xây dựng tổ chức và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định hiện hành
+ Khai thác va sử dụng hiệu quả các nguồn vốn do Nhà nước cấp, tự tạo ra nguồn vốn đảm bảo tự trang trải và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Nhà nước giao, phục vụ phát triển kinh tế.
+ Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường trong nước và thế giới nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất trong nước và xuất khẩu.
- Đặc điểm : Phần lớn các mặt hàng này không phảI là vật tư chủ yếu của sản xuất, không có định ức tiêu hao nhưng lại tham gia rất đa dạng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, do đó cơ cấu ngành hàng rất phức tạp. Nhiều mặt hàng kinh doanh không có trong doanh mục quản lý của Nhà nước mà do doanh nghiệp tự động nghiên cứu làm cân đối trông qua hợp đồng mua bán, do đó đòi hỏi phải có tính khoa học trong kinh doanh cũng như phảI lưu ý trong khâu tiêu thụ, nắm bắt, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị thực tập.
- Các mặt hàng sản xuất chủ yếu hiện nay của doanh nghiệp : sản xuất cáp, dây điện từ máy hàn điên. Kinh doanh: Nguyên liệu, lốp, quặng vàng, vòng bi, băng tảI, kẽm, đồng, nhôm.
- Dây và cáp điện được nhập khẩu và xuất khẩu tại Việt Nam có vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện và kết cấu khác nhau bao gồm tất cả cách phù hợp với cáp điện, đáp ứng tiêu chuẩn IEC, TCVN, IIS , BS, DIN, ICEA, AS. ELMACO cung cấp các loại máy hàn điện đồ quang xoay chiều, 1 chiều, bản tự động của các hãng ESAB, thuỷ điện IWATANI ( Nhật) và các máy hàn bình thông dụng. ELMACO cung cấp các loại lốp ô tô nhãn hiệu BRIDESTONI của Nhật, TháI, Indonexia. ELMACO cung cấp các loại nguyên vật liệu đồng, nhôm, kẽm, chì, silie và kim loại cơ bản nhập từ Hàn Quốc, Indonesia, ấn độ phục vụ cho sản xuất.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất :
Kiểm tra
Vật liệu
Chế tạo gia công
Lắp ráp bộ phận
Lắp ráp hoàn chỉnh
Hiệu chỉnh
Vật liệu mua ngoài
Đóng gói nhập kho
- Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất : Bộ máy quản lý của công ty được chỉ đạo thống nhất từ trên xuống theo hình thức trực tuyến. Từ Công ty đến các tổ, đội đến người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng ban chức năng để phù hợp với điều kiện sản xuất và kinh doanh của Công ty. Trong cơ cấu này, chức năng của các phòng ban đã được phát huy năng lực chuyên sâu của mình.
Ưu điểm của cơ cấu này là đảm bảo tính thống nhất cho qnảu lý, đảm bảo chế độ 1 thủ trưởng và chế độ trách nhiệm tiết kiệm chi phí quản lý, khai thác được các khả năng vốn có của đơn vị mình, đảm bảo việc nắm bắt thông tin phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh được nhanh chóng, xử lý kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ( Sơ đồ 1).
Sơ đồ 1 : Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ chỉ đạo chức năng
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng thanh tra
Phòng kho vận
Phòng kinh doanh VLĐ
Chi nhánh Đà Nẵng Đông Hà
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh Thái Nguyên
NM sản xuất dây cáp điện
NM sản xuất dây cáp điện
XNKD cáp, dây điện từ
Xí nghiệp KD DDCK
Xí nghiệp KD Tổng hợp I
Cửa hàng điện cơ
XNKD chiếu sáng đống ngắt
Xí nghiệp KD thiết bị hàn
Xí nghiệp KD Tổng hợp II
Phòng Kinh doanh XNK
Phòng kinh doanh tổng hợp
Phòng kinh doanh DCCK
P. Giám đốc phụ trách diều hành
Phòng tổ chức
Phòng Tài chính
kế toán
P. Giám đốc phụ trách SXKD và dịch vụ - Giám đốc trung tâm kinh doanh
Giám đốc
Ghichú:
Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp.
+ Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của phòng kế toán.
- Chức năng: phòng kế toán là một trong những ban chức năng nắm vai trò quan trọng trong bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng có vai trò cung cấp thông tin tàI chính cho Ban giám đốc nhằm có các quyết định đúng đắn trong việc đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để có hiệu quả tốt nhất.
- Nhiệm vụ : Với tư cách là 1 hệ thống thông tin và kiểm tra việc tổ chức công tác kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống quản lý của Công ty. Thông qua công tác về kế toán, việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện dẫn đến việc xác định được kết quả kinh doanh và chi phí giá thành công trình, đồng thời Giám đốc cũng như các cá nhân tổ chức có quyền lợi có thể đưa ra các quyết định trong kinh doanh một cách đúng đắn. Điều này đòi hỏi công tác kế toán trong Công ty phải được tổ chức khoa học và hợp lý, phù hợp với quy mô kinh doanh phạm vi yêu cầu quản lý của Công ty.
- Cơ cấu:
. Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tàI chính kế toán : là người tổ chức toàn diện công tác tổ chức kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hệ thống kinh tế của Công ty, kiểm tra việc hạch toán, là trợ thủ cho Giám đốc kinh doanh và mọi tổ chức kế toán trong Công ty.
. Phó phòng kế toán tổng hợp : có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các số liệu, bảng biểu báo cáo của tất cả các kế toán viên ở tất cả các đơn vị hạch toán phụ thuộc và của các kế toán viên tại phòng của Công ty. Sau đó đến cuối kỳ kết toán, lập bảng cân đối phát sinh các tài khoản, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính.
. Phó phòng phụ trách kiểm tra : Có nhiệm vụ kiểm tra các số liệu, dữ liệu, bảng biểu, báo cáo quyết toán của toàn Công ty nhằm tìm ra những sai sót, gian lận để từ đó hướng dẫn kế toán điều chỉnh lại cho phù hợp, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về công việc của mình.
. Phó phòng phụ trách vốn ngân hàng : Trực tiếp phụ trách về vốn ngân hàng của Công ty, có nhiêm vụ lập các kế hoạch tài chính.
. Các kế toán viên : Có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin kế toán phát sinh hàng ngày 1 cách chính xác đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành.
. Kế toán quỹ : Hạch toán toàn bộ chứng từ thu chi phát sinh do quỹ nộp lên, hàng ngày đối chiếu với thủ quỹ và kiểm kê quỹ.
. Thủ quỹ : Thu, chi tiền bán hàng vào sổ quỹ hàng ngày, sau đó chuyển cho kế toán quỹ.
. Kế toán ngân hàng kiểm kê TSCĐ : Hệ thống các chứng từ, thu, chi tiền gửi, tiền vay ngân hàng, làm thủ tục vay vốn, giúp lãnh đạo trong việc theo dõi trả nợ đúng hạn, dùng cam kết khế ước vay ngân hàng. NgoàI ra theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ.
. Kế toán công nợ : Hạch toán các khoản công nợ hàng bán phát sinh thường xuyên, báo cáo cho trưởng phòng kế toán về tiến độ thu hồi công nợ.
. Kế toán thu chi tiền lương – BHXH : Theo dõi các khoản mục chi phí theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
. Kế toán thánh toán : Viết hoá đơn thanh toán, hàng ngày bao cáo tổng số thanh toán tiền bán hàng toàn Công ty, lập chứng từ ban đầu.
. Kế toán tổng hợp : Nắm bắt các thông tin về hàng hoá, lập kế hoạch tình hình tiêu thụ từng mặt hàng, từng ngành hàng, cung cấp các báo cáo nhanh, kiểm tra chất lượng hàng hoá, kỹ thuật về hàng hoá.
Bộ máy tổ chức kế toán của Công ty ELMACO được tổ chức theo mô hình nửa tập trung, nửa phân tán. Các đơn vị phụ thuộc có hệ thống kế toán riêng có trách nhiệm tập hợp, thu thập chứng từ, ghi chép sổ sách, lập báo cáo cuối kỳ nộp về phòng kế toán Công ty theo sự hướng dẫn của trưởng phòngkế toán Công ty.
+ Tổ chức bộ máy kế toán Công ty khái quát qua (sơ đồ 2)
+ Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp :
Hình thức sổ kế toán Công ty áp dụng là hình thức nhật ký- chứng từ. Đặc điểm của hình thức kế toán này là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra để phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế tài chính cùng loại phát sinh trong suốt tháng vào sổ nhật ký chứng từ, mở cho bên có cửa tài khoản. Trong hình thức kế toán này, có thể kết hợp được một phân kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp ngay trong các nhật ký chứng từ, song tại Công ty ELMACO vẫn tổ chức hệ thống sổ kế toán của Công ty theo hình thức nhật ký chứng từ được thực hiện theo (sơ đồ 3)
2.2 Thực trạng công tác kế toán của doanh nghiệp.
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất là tính đúng, tính đủ, chính xác, kịp thời các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp các số liệu cần thiết cho công tác tính giá thành. Do vậy việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có vai trò rất quan trọng.
Để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nói chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng sản xuất và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp:
Để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh, hiện nay công ty phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất) là chi phí chủ yếu để tạo ra sản phẩm, kết thúc quá trình sản xuất được kết chuyển vào giá trị sản phẩm. Chi phí này bao gồm nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ,công cụ lao động,phụ tùng thay thế.khoản mục này được tập hợp ở “Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” chi tiết cho từng phân xưởng theo kỳ hạch toán.
- Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về lao động như như tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng. Khoản mục này được tập hợp ở “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” chi tiết cho từng phân xưởng theo kỳ hạch toán.
- Chi phí sản xuất chung Bao gồm các chi phí về điện, nước,khấu hao TSCĐ,chi phí mua ngoài... được hạch toán trên sổ chi phí sản xuất kinh doanh .
2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.2.3.1. TK kế toán chủ yếu sử dụng.
- Tài khoản 621- “’chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở chi tiết như sau: 621.1: phân xưởng 1 621.2: phân xưởng 2 621.3: phân xưởng 3
- Tài khoản 622: “chi phí nhân công trực tiếp”,được mở chi tiết như sau: TK622.1: phân xưởng 1
TK622.2: phân xưởng2
TK622.3: phân xưởng3
- Tài khoản 627: “ Chi phí sản xuất chung” Được mở chi tiết như sau:
TK627.1: phân xưởng 1 TK627.2: phân xưởng2
TK627.3: phân xưởng3
- Tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”: tập hợp chi phí sản xuất chung toàn công ty.
- Tài khoản 152 - “Nguyên liệu vật liệu”
- Tài khoản 153 - “ Công cụ, dụng cụ”
- Tài khoản 155 - “Thành phẩm”
- Tài khoản 214 - “Hao mòn TSCĐ”
- Tài khoản 331 - “Phải trả người bán”
- Tài khoản 334 - “Phải trả công nhân viên”
- Tài khoản 335 - “ Chi phí phải trả”
- Tài khoản 338 - “ Phải trả, phải nộp khác” Chi tiết gồm:
3381: Tài sản thừa chờ giải quyết
3382 : Kinh phí công đoàn
3383: Bảo hiểm xã hội
3384: Bảo hiểm y tế
3385: Phải trả, phải nộp khác
2.2.3.2. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất cho từng khoản mục chi phí
- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí là một doanh nghiệp sản xuất nên chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của công ty và là một trong ba yếu tố cơ bản cấu thành giá thành sản phẩm. Vật liệu của công ty được chia làm các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính như: Thép, kẽm..., axit HCL,muối, lưu huỳnh, Ăng tuy moan,dầu FO dầu diezen.
+ Phụ tùng:các loại phụ tùng thay thế các bộ phận máy móc bị hỏng.
+ công cụ, dụng cụ: que hàn, sơn...
Toàn bộ nguyên vật liệu,công cụ được bảo quản chung trong một kho,khi xuất dùng cho phân xưởng nào đều được theo dõi chi tiết theo phân xưởng đó. Vật liệu phục vụ sản xuất của công ty chủ yếu là nhập khẩu và mua ngoài,phòng cung tiêu có trách nhiệm giao dịch với các nhà cung cấp mua vật tư đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của công ty, sau đó tiến hành làm thủ tục nhập kho. Phiếu nhập kho do phòng cung tiêu lập thành hai liên: liên 1 phòng cung tiêu giữ, liên 2 giao cho thủ kho giữ để ghi vào sổ kho và sau đó chuyển cho phòng tài vụ. Căn cứ vào phiếu nhập kho và hoá đơn mua hàng do phòng cung tiêu chuyển sang, kế toán vật liệu ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu theo giá ghi ttrên hoá đơn.
Chẳng hạn với phiếu nhập kho số 27, kế toán vật liệu ghi sổ chi tiết theo ĐK này:
Nợ TK 152 thép lá :502.605.862
Nợ TK 133 :50.260.586,2
Có TK 331 :552.886.448,2
Tài khoản 331- “phải trả người bán” ở công ty được mở theo dõi chi tiết theo tên cán bộ phòng cung ứng phụ trách thu mua loại vật tư nhập kho. Trường hợp công ty chưa thanh toán tiền mua,kế toán vật liệu ghi theo định khoản trên.
Nếu hoá đơn thanh toán, kế toán công nợ ghi sổ chi tiết thanh toán như sau: + Nếu thanh toán bằng tiền mặt hay ngân phiếu :
Nợ TK 331 : 552.886.448,2
Có TK111: 552.886.448,2
+ Nếu thanh toán bằng chuyển khoản
Nợ TK 331: 552.886.448,2
Có TK112: 552.886.448,2
Các chi phí phát sinh trong khâu mua thanh toán bằng tiền mặt như chi phí vận chuyển,bố dỡ, chi phí cầu phà... được tập hợp riêng vào nhật ký chứng từ số 1 để cuối kỳ hạch toán tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ. Khi các chi phí này phát sinh kế toán ghi :
Nợ TK 152: 1.200.000đ
Có TK111: 1.200.000đ
Biểu1: Đơn vị : Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
Địa chỉ : 240 Tôn đức Thắng - Đống Đa
Phiếu nhập kho
Ngày 8 tháng 10 năm 2001 số: 27
Họ tên người giao hàng: Vũ Quang Huy
Nhập tại kho: Nguyên vật liệu
tt
Tên vật tư, sản phẩm hàng hoá
Đơn vị Tính
Số lượng
Đơn giá
(đồng/Đvị)
Thành tiền
(đồng)
1
Dây cáp điện
0,26 x 1000
Kg
98.770
5.088.649
502.605.862
Cộng
502.605.862
Tổng tiền (viết bằng chữ): Năm trăm lẻ hai triệu, sáu trăm lẻ năm ngàn tám trăm sáu hai đồng.
Nhập ngày 08 tháng 10 năm 2001
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
( ký, họ tên )
( ký, họ tên )
( ký, họ tên )
Trong kỳ hạch toán, công ty vay một số vật tư của đơn vị bạn khi nhận được bộ chứng từ nhập kho, kế toán vật liệu ghi sổ chi tiết như sau:
Nợ TK 152: 1.750.000 đ
Có TK 338: 1.750.000 đ
TK 3388: 1.750.000 đ
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phân xưởng ghi danh mục vật tư cần thiết và gửi “ phiếu đề nghị lĩnh vật tư” tới phòng cung tiêu, nếu được thông qua sẽ làm thủ tục xuất kho. Cán bộ phòng cung tiêu viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên có chữ ký của thủ trưởng cung tiêu, liên 2 hai thủ kho giữ lại để ghi sổ kho và chuyển vào phòng tài vụ ghi sổ chi tiết còn liên 3 giao cho phân xưởng lĩnh vật tư và phòng tài vụ để kiểm tra số lượng nguyên vật liệu thực nhập - xuất - tồn.
Ví dụ, phân xưởng cần chuẩn bị một số vật tư cho đợt sản xuất tới. Phiếu đề nghị lĩnh vật tư đã được phòng cung tiêu duyệt và viết phiếu xuất kho (biểu 2)
Khi nhận được phiếu xuất kho do thủ kho bàn giao, kế toán vật tư ghi sổ chi tiết, nguyên vật liệu xuất kho cho phân xưởng nào thì được theo dõi chi tiết phân xưởng đó:
Nợ TK 621: 312.325.000
TK 6211: - PX1: 312.325.000
Có TK 152 : 312.325.000
TK 152 thép lá: 256.091.350
TK 152 kẽm : 56.233.650
Cuối kỳ hạch toán, kế toán tiến hành kiểm tra kho nhăm mục đích xác định số lượng, chất lượng và giá trị nguyên vật liệu có trong kho tại thời điểm kiểm kê và đối chiếu kiểm tra với sổ chi tiết. Nếu có chênh lệch, tuỳ từng trường hợp cụ thể có hình thức xử lý hợp lý.
Biểu 2: Đơn vị: Công ty vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí
Địa chỉ: 240 Tôn Đức Thắng - Đống đa
Phiếu xuất kho
Ngày 12 tháng 10 năm 2001 số: 35
Họ tên người giao hàng: Phạm văn Cải
Đơn vị: Phân xưởng 1
Lý do xuất: Xuất cho phân xưởng sản xuất.
Xuất tại kho: Nguyên vật liệu
TT
Tên sản phẩm vật tư hàng hoá
Đvị tính
Số lượng
Đơn giá
(Đ/Đ.vị)
Thành tiền
đồng
Yêu cầu
Thực xuất
1
Dây cáp điện 0,25/6x 1000
Kg
50.326
5.088,649
256.091.350
2
Kẽm
Kg
3.806
14.775
56.233.650
Cộng
312.325.000
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ ): Ba trăm mười ba triệu ba trăm hai năm ngàn đồng chẵn
Xuất ngày 12 tháng 10 năm2001
Phụ trách bộ phận sử dụng
Phụ trách cung cấp
Người nhận
Thủ kho
( Ký, Họ tên)
(Ký, Họ tên)
(Ký, Họ tên )
Xuất cho phân xưởng 2
Nợ TK 621: 2.919.639.503
TK6212: - PX2 : 2.919.639.503
Có TK 152: 2.919.639.503
Biểu3 : Đơn vị: Công ty vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí
Địa chỉ: 240 Tôn Đức Thắng - Đống đa
Phiếu xuất kho
Ngày 15 tháng 10 năm 2001 số: 36
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thị Thu
Đơn vị: Phân xưởng 2
Xuất tại kho: Nguyên vật liệu
TT
Tên sản phẩm vật tư hàng hoá
Đvị tính
Số lượng
Đơn giá
(Đ/Đ.vị)
Thành tiền
đồng
Yêu cầu
Thực xuất
1
Dây cáp điện 0,25/6x 1000
Kg
573.756
5.088,649
2.919.639.503
Cộng
2.919.639.503
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ ): Hai tỷ chín trăm mười chín triệu sáu trăm ba mươi chín nghìn lăm trăm lẻ ba đồng.
Xuất ngày 15 tháng 10 năm 2001
Phụ trách bộ phận sử dụng
Phụ trách cung cấp
Người nhận
Thủ kho
( Ký, Họ tên)
(Ký, Họ tên)
(Ký, Họ tên )
Từ bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu và căn cứ các nhật ký chứng từ có liên quan, kế toán lập bảng kê số 3 ( biểu 4 ) tính giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ.
Sau đó, kế toán vật liệu lọc ra những số liệu cần thiết trong bảng tổng hợp nguyên vật liệu và bảng kê số 3 để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu ( biểu 5 ). Trong bảng phân bổ nguyên vật liệu, các chi phí phát sinh khi mua được phân bổ hết cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất trong kỳ.
Biểu 4: Đơn vị: Công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Bảng kê số 3: Tính giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ
Tháng 10/2001 Đơn vị tính: đồng
STT
Chỉ tiêu
Tài khoản 152
Tài khoản 153
1
I. Số dư đầu kỳ
1.025.023.365
78.785.295
2
II. Số phát sinh trong kỳ
3.211.714.766
0
3
Từ NKCTsố 1 ( Ghi có TK 111)
0
4
Từ NKCTsố 2 ( Ghi có TK 112)
0
0
5
Từ NKCTsố 5 ( Ghi có TK 331)
3.209.964.766
0
6
Từ NKCTsố 6 ( Ghi có TK 151)
0
0
7
Từ NKCTsố 7 ( Ghi có TK 152)
0
0
8
Từ NKCT khác ( Ghi có TK 338)
1.750.000
9
III. Cộng phát sinh trong kỳ và số dư đầu kỳ
4.236.783.131
78.785.259
10
IV. Xuất dùng trong kỳ
3.231.964.503
35.236.947
11
V. Tồn kho cuối kỳ
1.004.818.628
43.548.312
Biểu 5: Đơn vị: Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ.
Tháng 10/2001 Đơn vị tính: đồng
Số thị trường
Ghi có các TK
Ghi nợ các TK
Tài khoản 152
Tài khoản153
1
TK 621 “ Chi phí NVL trực tiếp”
3.231.964.503
2
TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”
68.131.127
35.236.947
3
TK 641 “Chí phí bán hàng”
33.495.405
4
TK 642 “ Chi phí QLDN”
8.169.211
Cộng
3.341.760.246
35.236.947
Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, kế toán lập bảng kê số 4 (biểu 12)
Nợ TK 621 : 3.231.964.503.đ
Có TK 152 : 3.231.964.503.đ
Từ bảng kê số 4, kế toán vào nhật ký chứng từ số 7 ( biểu 13 )
Nợ TK 621 : 3.231.964.503.đ
Có TK 152 : 3.231.964.503.đ
Và sau cùng vào sổ cái tài khoản 621 ( biểu 6 )
Nợ TK 621 : 3.231.964.503.đ
Có TK 152 : 3.231.964.503.đ
Cuối kỳ kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154
Nợ TK 154 : 3.231.964.503.đ
Có TK 621 : 3.231.964.503.đ
Biểu 6 Đơn vị: Công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
Sổ Cái
Tài khoản 621
Số du đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng NợTK này
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
Tháng 10
Tổng cộng
TK152
3.231.964.503
Cộng số phát sinh nợ
Tổng số phát sinh có
Số dư cuối tháng Nợ
Có
3.231.964.503
3.231.964.503
Toàn bộ quá trình hạch toán tập hợp chi phí vật liệu ở công ty có thể được phản ánh theo sơ đồ 16.
TK112
TK331
TK152
TK622
TK111
TK627
mua NVL
Cp thu mua NVL
Tập hợp cp
NVLtrực tiếp
Dck
TK133
TK621
Tập hợp cp
NC trực tiếp
Tập hợp cp
CPSXC
K/c
NVLtrực tiếp
K/c
K/c
NC trực tiếp
CPSXC
Sơ đồ 16: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu ở công ty.
TK154
Thanh toán tiền
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Tại công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí,chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ tiền lương của công nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất,chế tạo sản phẩm và các khoản được trích theo lương như BHXH,BHYT,KPCĐ với tỷ lệ qui định.
Chi phí tiền lương công nhân sản xuất: chi phí tiền lương của công nhân sản xuất tại công ty gồm tiền lương trả theo sản phẩm và tiền lương trả theo thời gian.
Hàng ngày,cán bộ thống kê phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi số lượng sản phẩm sản xuất của từng công nhân rồi ghi vào sổ theo dõi. Từng công nhân cũng tự ghi số sản phẩm, thời gian sản xuất để là căn cứ so sánh, kiểm tra kết quả lao động của mình. Định kỳ hai đến ba ngày,cán bộ thống kê đối chiếu ghi chép của từng người. Cuối tháng cán bộ thống kê gửi bảng chấm công lên phòng tổ chức lao động.
Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của các phân xưởng,các báo cáo kết quả sản xuất của từng phân xưởng,đơn giá tiền lương và mức lương cơ bản của từng công nhân, phòng tổ chức lao động lập bảng tính lương cho công nhân theo từng phân xưởng trong tháng và sau đó chuyển sang phòng tài vụ.
Công thức tính lương như sau:
Quĩ tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất
Số lượng sản phẩm hoàn thành
x
Đơn giá tiền lương
== xx
Trong đó đơn giá tiền lương được xác định theo từng sản phẩm từng chi tiết sản phẩm bao gồm cả fụ cấp độc hại và tiền ăn trưa
Trong thời gian nghỉ lễ, tết, hội họp học tập, công nhân được hưởng lương theo thời gian.
Tiền lương
=
Mức lương cơ bản
x
Số ngày được hưởng
Thời gian
Bình quân mỗi ngày
lương theo thời gian
Mức lương cơ
210.000
Bảnbình quân
=
x
Hệ số cấp bậc
Mỗi ngày
26 ngày
Ngoài ra công nhân còn được hưởng một số khoản khác
Cuối kỳ hạch toán chi phí tập hợp các bảng thanh toán lương đã trả trong các tháng trong kỳ, lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Từ bảng phân bổ tiền lương, kế toán chi phí vào bảng kê số 4,6, tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng rồi vào nhật ký chứng từ số 7.
Nợ TK 622: 40.700.000đ
Có TK 334: 40.700.000đ
Từ nhật ký chứng từ số 7, kế toán vào sổ cái TK 622 ( biểu 8 )
Nợ TK 622 :40.700.000đ
Có TK 334 :40.700.000đ
Biểu 7: đơn vị : Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Số
TT
GhicóTk
Ghi nợ TK
TK 334
Lương
TK 338
Tổngchi phí
KPCĐ2
TK 338.2
BHXH3%
(TK338.3)
BHYT2%
(TK338.4)
Cộng cóTK338
1
TK622
40.700.000
814.000
6.105.000
814.000
7.733.000
48.433.000
2
TK627
7.800.000
156.000
1.170.000
156.000
1.482.000
9.282.000
3
TK642
130.000
130.000
975.000
130.000
1.235.000
7.735.000
Biểu8: Đơn vị: Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
Sổ cái
TK622
Số dư đầu năm
Nợ
có
Ghi có các TK đối ứng NợTK này
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
Tháng 10
Tổng cộng
TK334
40.700.000
TK338
7.733.000
Cộng số phát sinh nợ
Tổng số phát sinh có
Số dư cuối tháng Nợ
Có
48.433.000
48.433.000
+ Các khoản tính theo lương
Kinh phí công đoàn: Tại Công ty KPCĐ được tính vào chi phí nhân công trực tiếp là 2% tổng quỹ lương của công nhân sản xuất. Căn cứ vào cách tính này, kế toán chi phí lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH: Từ đó kế toán vào bảng kê số 4.
Nợ TK 622: 814.000đ
Có TK 338: 814.000đ
TK 338.2: 814.000đ
Bảo hiẻm xã hội: Tiền BHXH được công ty tính vào chi phí nhân công trực tiếp là 15% quỹ lương cơ bản của công nhân sản xuất. Cuối kỳ kế toán vào bảng phân bổ tiền lương và tiền BHXH sau đó vào bảng kê số 4:
Nợ TK 622: 6.105.000đ
Có TK 338: 6.105.000đ
TK 338.4: 6.105.000đ
- Bảo hiểm y tế: Cuối kỳ hạch toán, kế toán chi phí tính tiền BHYT trích vào chi phí nhân công trực tiếp. Căn cứ vào kết quả được tính, kế toán vào bảng phân bổ tiền lương và tiền BHXH sau đó vào bảng kê số 4:
Nợ TK 622: 814.000đ
Có TK 338: 814.000đ
TK 338.4: 814.000đ
Sau khi vào bảng kê số 4 các khoản tiính theo lương, kế toán vào nhật ký chứng từ số 7.
Nợ TK 622: 7.733.000đ
Có TK 338: 7.733.000đ
Nhật ký chứng từ số 7, kế toán vào sổ cái TK 622
Nợ TK 622: 7.733.000đ
Có TK 338: 7.733.000đ
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất chi tiết từ TK 627.1 đến TK 627.3. Chi phí sản xuất chung ở Công ty được chia thành các khoản mục chủ yếu sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng
+ Chi phí công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu
+ Chi phí khấu hao
+ Chi phí sản xuất chung khác
Chi phí nhân viên phân xưởng: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp để tính cho bộ phận lao động gián tiếp tại phân xưởng.
Tổng tiền lương trả cho
nhân viên phân xưởng
=
Đơn giá tiền
lương
X
Số sản phẩm
hoàn thành
Trong đó: Đơn giá tiền lương lao động gồm tiền ăn trưa, phụ cấp độc hại và phụ cấp trách nhiệm. Ngoài ra, trong thời gian nghỉ lễ, tết, hội họp, học tập, nhân viên phân xưởng còn được hưởng thời gian như đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
Quá trình hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng cũng tương tự như hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Cuối kỳ, kế toán tập hợp các số liệu ở các bảng thanh toán lương của từng tháng trong kỳ hạch toán, lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, khoản mục chi phí lương cho nhân viên phân xưởng.
Nợ TK 627: 7.800.000đ
Có TK 334: 7.800.000đ
Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương cũng đợc tính như đối với nhân công trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 627: 1.482.000đ
Có TK 334: 1.482.000đ
Từ bảng phân bổ tiền lương, kế toán vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7 theo định khoản:
Nợ TK 627: 7.800.000đ
Có TK 334 : 7.800.000đ
Nợ TK 627 : 1.482.000đ
Có TK 338 : 1.482.000đ
+ Chi phí cho vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất: ở công ty các chi phí về nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm đều được tập hợp vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, do đó những chi phí vật liệu dùng cho sản xuất chung chủ yếu là chi phí phụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị và các công cụ dụng cụ.
Công cụ dụng cụ công ty sử dụng như que hàn, chí thỏi... khi các phân xương có nhu cầu về công cụ, dụng cụ, phòng cung tiêu cử cán bộ đi giao dịch, mua hàng làm thủ tục nhập kho, sau đó xuất cho các phân xưởng. Khi nhận được phiếu xuất kho bàn giao, kế toán vật liệu ghi sổ chi tiết cho từng phân xưởng:
Đối với phụ tùng cho sửa chữa máy móc, thiết bị:
Nợ TK 627
Có TK 152 ( phụ tùng )
Đối với công cụ dụng cụ
Nợ TK 627
Có TKL 153
Cuối kỳ hạch toán, kế toán lập bảng tổng hợp nhập khẩu tồn nguyên vật liệu và tập hợp chi phí vật liệu, công cụ vào bảng kê số 3 sau đó vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7.
Nợ TK 627 : 6.037.792đ
Có TK 152 : 6.037.792 đ
Nợ TK 627 : 35.236.947đ
Có TK 153 : 35.236.947đ
+ Khấu hao tài sản cố định: TSCĐ được theo dõi chi tiết trên thể TSCĐ về nguyên giá, giá trị còn lại nơi sử dụng. Trong kỳ hạch toán, nếu có phát sinh tăng TSCĐ, căn cứ vào biên bản bàn giao TSCĐ, kế toán lập thẻ TSCĐ, theo dõi TSCĐ tăng.
Biểu 9: Đơn vị công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Địa chỉ: 240 Tôn Đức Thắng - Đống Đa
Thẻ Tài sản cố định
( Tháng 10/2001 )
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số ngày tháng năm 1999
Tên, mã hiệu, quy cách TSCĐ: Máy cắt số hieuẹ TSCĐ: B7
Nước sản xuất ( xây dựng )
Bộ phận quản lý sử dụng: phân xưởng sản xuất
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày tháng năm 1999
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày tháng năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm sử dụng
Mức khấu hao năm
Tháng 10
26.111.888
65.000.000
10
6.500.000
541.667
Ghi giảm TSCĐ theo chứng từ số ngày tháng năm
Lý do ghi giảm
Trường hợp nếu có TSCĐ giảm, kế toán ghi vào thẻ TSCĐ theo dõi tài sản đó: số hiệu, ngày của chứng từ liên quan và lý do ghi giảm. Công ty áp dụng mức tính khấu hao là hàng năm là 10% và 12% đối với máy móc, thiết bị và 20% đối với nhà xưởng, vật kiến trúc. Việc tính khấu hao được tiến hành cuối kỳ hạch toán. Căn cứ vào thẻ TSCĐ và bảng đăng ký khấu hao kế toán tập hợp chi phí về khấu hao TSCĐ đang sử dụng trong kỳ. Công ty hạch toán toàn bộ khoản tính khấu hao TSCĐ đang sử dụng trong kỳ vào chi phí sản xuất chung và phân bổ đều cho các đối tượng chịu chi phí kế toán ghi chi phí bảng kê số 4
Nợ TK 627 : 10.131.275 đ
Có TK 214 : 10.131.275 đ
Đồng thời kế toán ghi đơn bên nợ TK 009
Nợ TK 009 : 10.131.275 đ
Sau đó, kế toán vào nhật ký chứng từ số 7
Nợ TK 627 : 10.131.275đ
Có TK 214 : 10.131.275 đ
+ Chi phí sản xuất chung khác. các chi phí dịch vụ mua ngoài ở công ty chủ yếu là chi phí về điện, nước, điện thoại. Toàn bộ chi phí về điện nước phát sinh trong kỳ đều được công ty hạch toán hết vào chi phí sản xuất chung.
Các chi phí bằng tiền khác phát sinh ở phân xưởng thường là chi phí về chè, nước , chi phí tiếp khách, hội họp và được hạch toán tất vào chi phí phân xưởng.
Ngoài ra còn các khoản tiền thuế phải trả phải nộp khác công ty hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Trong trường hợp các chi phí trên đều được trả cho chuyển khoản thì khi nhân được giấy báo nợ của Ngân hàng, kế toán hạch toán theo định khảon:
Nợ TK 627
Có TK 112
Cuối kỳ căn cứ vào nhật ký chứng từ số 1, số 2 và sổ chi tiết, kế toán chi phí ghi vào bảng kê số 4 vào nhật ký chứng từ số 7.
Nợ TK 627 : 14.406.821 đ
Có TK 111 : 5.943.113 đ
Có TK 333 : 1.500.000đ
Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 7, kế toán vào sổ cái TK 627 như sau:
Nợ TK 627 : 68.131.127 đ
Có TK 111 : 5.943.113 đ
Có TK 152 : 6.037.792 đ
Có TK 153 : 35.236.947 đ
Có TK 214 : 10.130.275đ
Có TK 333: 1.500.000đ
Có TK 334: 70800.000đ
Có TK 338 : 1.482.000đ
Biểu 11
Đơn vị: Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
Sổ cái
Tài khoản 627
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng NợTK này
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
Tháng 10
Tổng cộng
TK111
5.943.113
TK 152
6.037.792
TK 153
35.236.947
TK 214
10.131.275
TK 333
1.500.000
TK 334
7.800.000
TK338
4.482.000
Cộng số phát sinh nợ
Tổng số phát sinh có
68.131.127
68.131.127
2.2.3.3 Tổng hợp chi phí sản xuất:
Do công ty áp dụng phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên nên mọi chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tập hợp vào tài khoản 154
Cuối kỳ, sau khi đã tập hợp vào các khoản mục chi phí, kế toán tiến hành kế chuyển chi phí sản xuất trong kỳ vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và vào bảng kê số 4:
Nợ TK 154 : 3.348.528.630
Có TK 621 : 3.231.964.503
Có TK 622 : 48.433.000
Có TK 627 : 68.131.127
Từ bảng kê số 4, kế toán vào nhật ký chứng từ số 7 và từ nhật ký chứng từ số 7, kế toán vào sổ cái TK 154:
Nợ TK 154 : 3.348.528.630
Có TK 621 : 3.231.964.503
Có TK 622 : 48.433.000
Có tk 627 : 68.131.127
Biểu 14: Đơn vị : Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
Sổ cái
Tài khoản 154
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ưng ghi Nợ với Tk này
T
1
T
2
T
3
T
4
T
5
T
6
T
7
T
8
T
9
Tháng 10
Tổng cộng
TK 621
3.231.964.503
TK 622
48.433.000
TK 627
6.813.117
Cộng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Số dư cuối tháng Nợ
Có
3.348.528.630
3.370.528.367
1.003.023.628
2.2.4. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
Giá thành sản phẩm làm dở dang được Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành phẩm dở dang theo giá trị nguyên vật liệu nên sản phẩm cuối mỗi kỳ hạch toán, công ty tiến hành tổ chức, kiểm kê. Biên bản kiểm kê tồn kho tại các phân xưởng gửi lên để tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ. Giá trị sản phẩm được tính bằng tổng giá trị nnguyên vật liệu, giá trị bán thành phẩm tồn ở từng phân xưởng. Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào các biên bản kiểm kê tồn kho của các phân xưởng, kế toán chi phí tính giá trị sản phẩm dở dang và ghi vào sổ cái TK 154.
- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ:
2.2.5. Phương pháp tính giá thành phẩm
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành đơn giản (phương pháp tính trực tiếp) để tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ theo công thức:
Giá thành
sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm
dở dang trong kỳ
+
Chi phí phát sinh
trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị
Thành phẩm
=
Tổng giá thành sản phẩm
Tổng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Như vậy tổng giá thành sản phẩm trong kỳ hạch toán sẽ là:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
=
1.025.023.365 + 3.348.528.630 - 1.003.023.628
Sau khi tính giá thành, kế toán kết chuyển tổng giá thành sản phẩm sang TK 155 theo định khoản:
Nợ TK 155: 3.370.528.367
Có TK 154: 3.370.528.367
Trong kỳ hạch toán, Công ty đã sản xuất được 591.810 kg sản phẩm do đó giá thành 1 đơn vị sản phẩm sẽ là:
Giá thành đơn vị
Thành phẩm
=
3.370.528.367
=
5.695.29
591.810
Biểu 16 Đơn vị: Công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
Bảng tính giá thành sản phẩm
Tháng 10
Đơn vị tính: Đồng
Khoản mục chi phí
Giá trị SPDD đầu kỳ
Chi phí trong kỳ
Giá trị SPDD cuối kỳ
Tổng Z
Z đơn vị
1. Nguyên vật liệu trực tiếp
1.025.023.365
3.231.964.503
1.003.023.628
3.253.964.240
4821
2. Nhân công trực tiếp
-
48.433.000
-
48.433.000
574
3. Sản xuất chung
-
68.131.127
-
68.131.127
300,29
Cộng
1.025.023.365
3.348.528.630
1.003.023.628
3.370.528.367
5.695,29
Sơ đồ 2: tổ chức bộ máy kế toán công ty ELMACO.
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính kế toán
Phó phòng phụ trách kiểm tra
Kế toán phòng kinh doanh tổng hợp
Kế toán phòng kinh doanh
XKK
Kế toán phòng kinh doanh
DCCK
Kế toán phòng kinh doanh
VLĐ
Kế toán chi phí bảo hiểm
Kế toán công nợ
Phó phòng kế toán tổng hợp
Phó phòng phụ trách vốn Ngân Hàng
Kế
toán vốn, kế toán quĩ TM
Kế toán Ngân Hàng kiêm TSCĐ
Kế toán thanh toán
Kế toán nhà máy sx cáp, dây điện từ
Kế toán nhà máy sx thiết bị điện
Kế toán chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Kế toán chi nhánh Đà Nẵng Đông Hà
Kế toán chi nhánh Thái Nguyên
Ghi chú: Quan hệ quản lý
Quan hệ thông báo
l
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty ELMCO
Sổ theo dõi công nợ của công ty
Sổ chi tiết và tổng hợp các TK
Sổ quỹ, bảng kê các ngành hàng
Sổ theo dõi TK 136
Sổ hoặc thẻ chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Sổ cái
Nhật ký chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Đối chiếu
Báo cáo tổng hợp
Nhật chứng từ theo từng ngành hàng
Nhật ký chứng từ chung toàn công ty
Bảng cân đối phát sinh
Sổ theo dõi công nợ với công ty
Chứng từ gốc, phiéu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, phiếu nhập kho ...
Chương III
Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanhnghiệp
1. Một số nhận xét vê công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ưu điểm chủ yếu
- Về bộ máy tổ chức của phòng đơn giản gọn nhẹ, đội ngũ kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình trong công việc, cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho nhà quản trị.
- Về hình thức kế toán: Công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ nên việc tập hợp và hệ thống hóa nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó theo các tài khoản đối ứng nợ, kết hợp với việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống các nghiệp vụ. Theo nội dung kinh tế, kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong một quá trình ghi chép sử dụng các mẫu sổ in sẵn, các quan hệ đối ứng TK chi tiết quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
Đối tượng tập hợp chi phí trên góc độ toàn doanh nghiệp nên việc đánh giá về tổng chi phí của kỳ này so với kỳ trước tương ứng với tỷ lệ sản xuất sản phẩm có thể so sánh được dễ dàng. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng nên việc tính toán không có sự trùng lặp.
Hệ thống tài khoản theo dõi và sử dụng đúng như yêu cầu và chế độ ban hành của Bộ Tài chính. Các bảng biểu, sổ theo dõi có hệ thống nghiêm ngặt nhất là phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên, phù hợp với quy trình sản xuất và yêu cầu quản lý các công ty.
Quá trình hạch toán chi phí sản xuất từ khâu tiêu đầu đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất đều được thể hiện trên bảng cần đối vuông. ưu điểm của bảng cân đối vuông là phản ánh đầy đủ. Tất cả các bảng kê số 4, tập hợp chi phí sản xuất, nhật ký chứng từ số 7 và một số chứng từ khác.
Cùng với sự đổi mới của cơ chế thị trường và những quy định về chế độ kế toán có độ chính xác và tin cậy cao. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nhìn chung là đi vào nề nếp và luôn đổi mới.
Nhược điểm
Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí có nhiều ưu điểm, song bên cạnh đó một số hạn chế còn tồn tại đó là:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của công ty được xác định trên góc độ toàn doanh nghiệp. Chính vì việc xác định đối tượng tập hợp như vậy nên không xác định được địa điểm phát sinh chi phí. Trong khi đó, chi phí sản xuất sản phẩm cần phải xác định chi phí tập hợp cho từng địa điểm phát sinh theo phân xưởng.
Một hạn chế nữa của kế toán xác định sản phẩm dở dang trong kỳ: mặt hạn chế của việc xác định sản phẩm dở dang trong các công đoạn tái chế biến chỉ tính thuốc qua cân trộn và que hàn que áp trên dàn, còn ở những công đoạn khác thì lại tính bù trừ tức là số sản phẩm đã qua chế biến ở các công đoạn, loại trừ số sản phẩm đã chế biến này vào giảm xuất vật liệu..
Yêu cầu của việc hoàn thiện
Đảm bảo tôn trọng cơ chế tài chính, nguyên tắc, chế độ kế toán của nhà nước ban hành. Trên cơ sở đó áp dụng vào công ty sao cho phù hợp yêu cầu quản lý và quy trình công nghệ sản xuất. Tập hợp chi phí sản xuất đúng với từng đối tượng chi phí.
Phương pháp tính giá thành phải tính đúng, đủ. Để cung cấp thông tin cho nhà quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Trên cở sở đó, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữa kỳ trước và kỳ sau hoặc giữa giá kế hoạch và giá thực tế để so sánh, phân tích, đánh giá. Từ đó rút ra được phương án kinh doanh tối ưu nhất.
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các mặt hạn chế tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
- ý kiến 1: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Để tổ chức kế toán đúng, hợp lý, chính xác chi phí sản xuất và tính đủ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí giá thành, tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung và ở từng bộ phận nói riêng. Việc trước tiên phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu và trình độ quanr lý cũng như quy trình công nghệ sản phẩm của công ty.
Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào địa điểm phát sinh. Trong khi đó, tại Công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chỉ căn cứ vào mục đích sử dụng bỏ qua căn cứ vào địa điểm phát sinh chính vì thế mà mọi chi phí phát sinh trong thời kỳ không xác định được rõ ràng về thời gian địa điểm, tức là không phân biệt được sự tăng giảm và chi phí của từng phân xưởng sản xuất phải tập hợp đủ, đúng đối tượng, phải biết phân tích đánh giá từng hiệu quả của chi phí sản xuất thông qua việc tính giá thành sản phẩm của từng kỳ sản xuất. Nhiệm vụ của kế toán còn phải phản ánh đích thực của từng đối tượng tập hợp chi phí, hướng tới của công ty nên xác định lại đối tượng tập hợp chi phí để biết rõ nguồn gốc phát sinh chi phí để từ đó đánh giá và điều chỉnh kịp thời. Dựa vào đặc điểm và quy trình công nghệ sản xuất dây cáp. Đối với các phân xưởng sản xuất nên tập hợp chi phí theo từng phân xưởng vì ở đây các phân xưởng sản xuất có tính chất và đặc thù rât khác nhau. Hầu như mọi chi phí phát sinh ban đầu tập trung chủ yếu ở phân xưởng cắt chất bọc, đây là phân xưởng chế biến ban đầu nên trong quá trình sản xuất phát sinh nhiều chi phí do nhiều nguyên nhân khách quan như có kỳ do nguyên vật liệu cung cấp về phẩm chất, chất lượng kém, đòi hỏi việc xử lý, chế biến phải mất nhiều công hơn, hơn nữa mức tiêu hao vật tư sẽ thay đổi theo nên chi phí sẽ tăng và ngược lại. Do vậy kế toán phải theo dõi chi tiết chặt chẽ mọi chi phí phát sinh ở từng công đoạn cụ thể, xác định địa điểm phát sinh chi phí, việc xác định này căn cứ vào mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng công đoạn, từng đối tượng, kế toán phải tính toán để giảm hi phí về vật tư, tiền lương.
Như đã trình bày ở trên, quá trình gia công vật liệu chế biến tại phân xưởng cắt chất bọc được thực hiện.
Lõi thép → vuốt → cắt
Thuốc bọc → sấy → nghiền → sàng → cân trộn
Nhón lõi que
Từ quy trình sản xuất trên ta thấy lõi qua từ Φ6, Φ5,5 vuốt xuống Φ4, Φ 3, Φ 2,5v.v...
Riêng công đoạn này kế toán phải tính đợc giá lõi thép vuốt thành phẩm để so sánh với giá lõi thép bên ngoài thị trường từ đó có những biện pháp giảm chi phí tăng hiệu quả sản xuất.
Sau khi vuốt được đưa sang công đoạn cắt, tại đây phải theo dõi từng chi phí phát sinh như lõi que khi cắt có thể phát sinh trong nhiều chi phí như dây cáp không đủ tiêu chuẩn, chất lượng vì trênn bề mặt dây hỏng phải xử lý hoặc dây gấp khúc, không sử dụng được.Vấn đề này không phải là thường xuyên do vậy bắt buộc kế toán phải theo dõi từng đối tượng phát sinh chi phí trong quá trình sản xuất.
Về giá trị cũng như khối lượng lõi dây trong thành phần của dây cáp chiếm tỷ trọng 2/3 nên việc cần thiết phải theo dõi trực tiếp để xác định từng chi phí, từng địa bàn phát sinhchi phí của từng giai đoạn để có thể kiểm soát được từng chi phí phát sinh tại công đoạn này.
Nhóm sản xuất thuốc bọc: Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuấtnhư đã trình bày tôi thấy viẹc cần thiết xác định đối tượng tập hợp chi phí theo địa theo địa điểm phát sinh trong kỳ công đoạn từ sáy -> nghiền -> sàngchịu ảnh hưởng thay đổi theo nhiều yếu tố khách quan như thời tiết, chất lượng của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất. Thông thường các nguyên vật liệu khi đưa vào dúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì mọi quá trình sản xuất diễn ra bình thường. Nhưng cũng có khi do thời tiết thay đổi một số nguyên vật liệu đẻ ngoài trời do mưa nên hút ẩm, độ ẩm cao nên khi sấy phải mất nhiều thời gian hơn sẽ phải kéo theo chi phí khác như cần nhiều than củi hơn, chi phí tiền lương tăng lên hoặc có thể Phêrô măng gan phản ứng phải xử lý mất nhiều công, do vậy chi phí tiền lương sẽ phải tăng lên. Tóm lại qua nhiều phân tích từng công đoánản xuất và thấy rõ các chi phí phát sinh của phân xưởng cắt chất bỏng, lúc có, lúc không và ở từng bộ phận có đặc thù riêng biệt, nên đối tượng tập hợp chi phí phát sinh của nhiều địa điểm khác nhau ở từng thời gian khác nhau do việc tăng chi phí là điều tất yếu. Để thấy rõ việc cần thiết phải xây dựng lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tôi xin trình bày và phân tích các chi phí phát sinh bất thường tại phân xưởng I.
Khi nhận lõi, thuộc bọc, nước silic cát để thực hiện công đoạn ép -> sấy.
Qúa trình làm dây cáp như thường lệ đạt mọi tieu chuẩn đã quy định. Có mọt số trường hợp do khách quan như thời tiết quá ẩm hoặc quá cao cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như bị nứt, nổ trên bề mặt số dây cáp lại phải quay trở lại đập thuốc và tận dụng lõi. Quá trình này đương nhiên phải phát sinh các công việc sấy lại thuốc đập, công đập dây, công chọn dây, do vậy chi phí sẽ tăng. Nếu như kế toán không nắm bắt được nguyên nhân cua rviệc phát sinh chi phí này thì không có biện pháp khắc phục. Ngược lại, thấy rõ được ảnh hưởng của từng thời gian và từng địa điểm để có thể khắc phục, điều chỉnh kịp thời. Phân xưởng cắt chất bỏng và phân xưởng I là hai phân xưởng sản xuất chính. Mọi chí phát sinh của từng phân xưởng này là rất lớn. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành đều diễn ra ở hai phân xưởng này. Muốn giảm tối đa chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm được thực hiện chủ yếu củatừng phân xưởng, từng công đoạn cụ thể ở phân xưởng cắt chất bỏng và phân xưởng I thấy rõ tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty vật liệu địên và dụng cụ cơ khí và sự cần thiết phải thay đổi nhằm hoàn thiện tồn tại về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất từng phân xưởng ( hạch toán nội bộ phân xưởng )
- ý kiến 2 : Kế toán xác định sản phẩm dở dang
Việc tính giá thành phẩm đúng và khách quan sẽ phụ thuộc một phần lớn vao việc đánh giá sản phẩm dở dang. Do vậy khi đánhh giá sản phẩm dở dang phải xác định được mức độ hoàn thành của từng loại sản phẩm dở dang của từng giai đoạn chế biến. Đồng thời vận dụng các phươgn pháp đánh giá sản phẩm dở dang cho phù hợp.
Về việc kế toán xác định sản phẩm dở dang : Căn cứ vào quy trình sản xuất dây cáp như đã trình bày ở trên. Quy trình đó có rất nhiều công đoạn và mỗi công đoạn phải chế tạo rất nhiều loại vật liệu khác nhau. Trong quá trình sản xuất ở cuối mỗi kỳ kế toán, số nguyên liệu này tồn tại ở các công đoạn khác nhau đều có và với số lượng có kỳ nhiều, có kỳ ít. Do vậy, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của công ty hiện nay chỉ đánh giá sản phẩm dở dang ở hai công đoạn đó là thuốc đến giai đoạn cân trộn được đánh giá bằng 50% giá trị sản phẩm hoàn thành dây cáp qua ép đang phơi trên dàn được đánh giá bằng 95% giá trị của sản phẩm là chưa hợp lý lắm. Để xác định đúng và chính xác, hợp lý của từng đồng chi phí bỏ ra và để xác định chi phí của từng kỳ cần phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang ở tất cả các công đoạn sản xuất. Có như vậy chi phí phát sinh trong kỳ mới phản ánh đầy đủ và đúng được. Khi xuất lõi dây sang công đoạn mất là 100 tấn. Sau khi mất xuất sang 95 tấn còn lại 5 tấn đã mất (cuối kỳ) tại công đoạn cắt, lõi cắt ra và xuất 90 tấn còn lại 5 tấn đã cắt...Các công đoạn khác tương tự như vậy. Công việc đánh giá số nguyên liệu: 5 tấn qua mất và 5 tấn qua cắt cuối kỳ kế toán phải xác định được số sản phẩm này là bằng bao nhiêu % của sản phẩm hoàn thành vì giá trị của các sản phẩm này. Nếu như được tính vào chi phí sản phẩm dở dang thì giá thành sản phẩm sẽ hạ, vì đã phải khấu hao TSCĐ tiền lương, tiền quản lý phân xưởng... ngược lại nếu không tính là giá trị sản phẩm dở dang mà chỉ trừ đi số nguyên liệu đó là giảm nguyên liêu xuất thì chi phí giá thành sẽ thay đổi. Đễ xác định được là bao nhiêu phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của công ty. Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành ở từng công đoạn. Căn cứ vào định mức kỹ thuật.
- ý kiến 3: Hoàn thiện kế toán thu hồi phế liệu, nguyên vật liệu.
+ Căn cứ công nghệ sản xuất dây cáp, tôi thấy sản phẩm dây cáp phụ thuộc vào thành phần hai nguyên liệu chính đó là thuốc bọc và lõi dây thép. ở đây, lõi dây thép chiếm 70% khối lượng sản phẩm. Do vậy, chi phí cho lõi thép sản xuất que hàn sẽ là rất lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Thuốc bọc chiếm 30% khối lượng sản phẩm.
+ Giá thành tăng phụ thuộc vào mức tiêu hao vật liệu (tỉ lệ sản phẩm hỏng cao hay thấp).
+ Hiện nay, muốn sản phẩm ra được 1000 kg bán thành phẩm lõi dây thép thì cần 1010 kg lõi dây nguyên vật liệu ban đầu. Như vậy, tỉ lệ sai hỏng cho phép trong định mức là 0,1%. Chính vì thế kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu phải trừ tỉ lệ phế liệu thu hồi mà trong thực tế công ty lại không hạch toán phần thu hồi phế liệu để giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất.
+ Hướng đến công ty là hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất, nguyên vật liệu chính lõi dây thép sẽ trừ % tỉ lệ phế liệu thu hồi được tính theo công thức:
Gía trị NVL thu hồi = Đơn gía xuất kho x tỉ lệ phế liệu
Tương tụ tại phân xưởng F, % tỉ lệ thuốc thu hồi là 0,15% được tận dụng lại. Do vậy nếu không trừ phần phế liệu thu hồi của số lượng thuốc này thì số đó sẽ qua lại nhiều lần. Nghĩa là chi phí có tính lập lại. Do vậy, nếu không tính đúng phần này thì giá thành snả phẩm sẽ cao hơn. Nếu việc cần thiết phải hoàn thiện ngay kế toán thu hồi phế liệu thuốc bọc sản xuất dây cáp.
- ý kiến 4: Hoàn thiện kế toán chi phí phải trả và chi phí trích trước.
Trong quá trình thực tập tôi thấy đưa chi phí phải trả vào quá trình hạch toán mà lại hạch toán tại thời điểm nào mà nó phát sinh thì lúc đó mới tiến hành phân bổ chi phí nhỏ nên công ty nên đưa vào trong kỳ phân bổ dần thì đúng nguyên tắc hơn.
ý kiến 5: Hoàn thiện kế toán XDCB và sửa chữa TSCĐ.
Đối với chi phí xây dựng mở rộng sản xuất, hiện tại công ty coi đây là một chi phí chờ phân bổ, mặt khác toàn bộ chi phí phát sinh đó lại tính hết một lần vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Thực chất chi phí xây dựng mở rộng thêm nhà xưởng đầu tư vào sản xuất làm tăng TSCĐ nên hạch toán chi phí này vào chi phí chờ phân bổ và kết chuyển vào giá thành sản xuất trong kỳ
Kết luận
Tìm hiểu thực tế là một giai đoạn rất quan trọng giúp cho sinh viên được thử nghiệm những kiến thức đã được tiếp thu qua bài giảng của nhà trường và hệ thống hóa thực tế về công tác kế toán.
Toàn bộ những nội dung lý luận và thực tiễn đã đề cập đến trong chuyên đề tốt nghiệp đã chứng minh chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa và vai trò đặc biệt đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và mỗi doanh nghiệp sản xuất nói riêng.
Thời gian thực tập ở Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí em nhận thấy công tác tập hợp chi phí sản xuất của công ty đã đáp ứng phần lớn yêu cầu quản lý.
Những phân tích và ý kiến đề xuất trong chuyên đề này. Với góc độ nhìn của một sinh viên kế toán, trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế về sản xuất kinh doanh xây lắp còn ít ỏi do vậy khó tránh khỏi những thiếu sót.
Em hy vọng những ý kiến đưa ra trong chuyên đề này có ý nghĩa về mặt lý luận và có tính khả thi trong thực tế.
Quá trình thực tập em nhận được sự giúp đỡ của phòng kế toán và lãnh đạo Công ty cùng sự chỉ bảo của thầy cô giáo hướng dẫn trong bộ môn kế toán doanh nghiệp sản xuất của nhà trường.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Quang và Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
tài liệu tham khảo
1. Kế toán doanh nghiệp thương mại- dịch vụ
PGS.TS Trần Thế Dũng- Nhà xuất bản giáo dục
2. Kế toán xây dựng cơ bản
3. Kế toán xây lắp- Nhà xuất bản Thống Kê
4. Kinh tế học chính trị của Học viện quốc gia Thành phố Hồ chí Minh
5. Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp sản xuất
- Trường đại học Tài chính kế toán
6. Các tài liệu tham khảo khác
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6593.doc