Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 1 – Vinaconco1

Tại công ty, các công cụ dụng cụ có giá trị lớn, sử dụng cho nhiều kỳ vẫn được hạch toán thẳng vào các tài khoản chi phí mà không hạch toán vào tài khoản 142, để phân bổ dần cho nhiều kỳ. Điều này phản ánh không chính xác chi phí phát sinh và không đúng nguyên tắc. Chẳng hạn trong tháng 1 năm 2003 đội Xây dựng và Trang trí nội thất có mua 1 máy nén khí phục vụ thi công công trình kho bạc Thanh Xuân. Giá trị của máy là 1.200.000đ, đây là máy thi công song giá trị chưa đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định vì vậy có thể coi là công cụ dụng cụ với giá trị tương đối lớn, hơn nữa máy này có thể sử dụng lâu dài cho nhiều công trình song đội lại hạch toán thẳng vào chi phí máy thi công trong tháng mà không thực hiện hạch toán vào TK142 để phân bổ dần. Điều này thể hiện việc hạch toán sai nguyên tắc của đội. Vì vậy em xin kiến nghị là Công ty cần phải phân bổ theo mức: 50% hay 25% giá trị cho lần sử dụng đầu tiên hay theo định mức sử dụng, . còn nếu công cụ dụng cụ sử dụng cho nhiều công trình thì có thể phân bổ theo số lần hay số kỳ sử dụng.

doc83 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 1 – Vinaconco1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chi phí SDMTC CT kho bạc TX 1 154 2.611.660 … 31/12 Cộng phát sinh 502.911.333 502.911.333 Biểu 17: Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công Số hiệu tài khoản: 623 Công trình: Kho bạc Thanh Xuân Quý 4 năm 2003 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Ghi nợ TK 623, ghi có các TK Số Ngày tháng Tổng số tiền Chia ra TK 111 … 31/10 921 26/10 Thuê máy công trình kho bạc Thanh Xuân 111 1.411.660 1.411.660 31/10 73 27/10 Mua máy nén khí công trình KBTX 111 1.200.000 1.200.000 Tổng cộng 2.611.660 2.611.660 5. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất tại bộ phận sản xuất, khoản chi phí này rất đa dạng, phát sinh khá thường xuyên song giá trị không lớn. Tại Công ty xây dựng số 1 có các khoản chi phí sau được tính là chi phí sản xuất chung: + Chi phí nhân viên đội sản xuất: gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của nhân viên quản lý, nhân viên thống kê, kế toán đội, ... + Chi phí nguyên vật liệu dùng cho công tác quản lý + Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho công tác quản lý + Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, máy thi công và chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho công tác quản lý, khấu hao máy thi công. + Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ quản lý sản xuất, máy thi công như: điện thoại, fax, điện, nước, ... + Chi phí khác bằng tiền như: tiền giao dịch, tiếp khách,... + Chi phí lãi vay mà các đơn vị trực thuộc phải trả cho Công ty * Tài khoản sử dụng: TK 627 Bên nợ: - Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, bao gồm: lương nhân viên quản lý đội và các khoản trích theo lương, chi phí dịch vụ mua ngoài, trích khấu hao TSCĐ, máy thi công… Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 627 không có số dư cuối kỳ * TK 627 chi tiết thành 6 TK cấp 2 TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác * Phương pháp hạch toán: Quyết toán tạm ứng KLXL nội bộ TK 334, 338 TK 627 TK 152, 153 Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên đội XD và trích theo tỉ lệ quy định trên tiền lương TK 152, 153 Chi phí NVL, CCDC xuất dùng cho đội xây dựng TK 336 Trích khấu hao TSCĐ & MTC Lãi vay phải trả công ty TK 111, 112, … Chi phí điện nước, điện thoại và chi bằng tiền khác TK 133 Thuế GTGT TK 335 Chi phí phải trả theo dự toán TK 141(1413) Khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung TK 154 Phân bổ, kết chuyển CPSXC ( cuối kỳ ) (Phần tính vào chi phí SXC) Sơ đồ 20: Kế toán chi phí sản xuất chung Việc hạch toán tiền lương cũng như các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội được tiến hành như đối với công nhân trực tiếp sản xuất (Mục 1.3) Việc hạch toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ được tiến hành như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhưng thực hiện trên tài khoản 627. Tuy nhiên Công ty không hạch toán các công cụ dụng cụ sử dụng cho nhiều kỳ qua tài khoản 142 mà hạch toán thẳng vào tài khoản 627. Các tài sản cố định, kể cả các loại máy thi công của đội được trích khấu hao theo QĐ166/1999 của Bộ tài chính, Công ty áp dụng phương pháp trích khấu hao đều theo thời gian và trích khấu hao hàng tháng. Mức khấu hao trong tháng = Nguyên giá Số tháng sử dụng Hàng tháng, kế toán đội tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao, trong đó không phân biệt máy móc thi công và các tài sản cố định khác. Biểu 18: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Đơn vị: Đội xây dựng và trang trí nội thất Tháng 10 năm 2003 ĐVT: Đồng Tên tài sản cố định Nguyên giá Giá trị còn lại Mức khấu hao Khu văn phòng 203.988.000 183.589.200 1.050.900 Ôtô con 185.000.000 175.287.500 750.500 … Máy đầm đất 15.000.000 10.800.000 175.000 … Tổng cộng 1.116.578.000 1.037.396.854 5.415.567 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phát sinh tháng 1 của đội xây dựng và trang trí nội thất bao gồm tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại… Vì trong thời gian này đội chỉ thi công công trình kho bạc Thanh Xuân nên toàn bộ các khoản chi trên được hạch toán vào TK 627 – chi tiết công trình kho bạc Thanh Xuân. Toàn bộ chứng từ gốc về chi phí này như hoá đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại… sẽ kế toán đội tập hợp và chuyển về phòng tài chính kế toán công ty vào cuối tháng để ghi sổ. Nếu trong cùng thời gian, đội thi công nhiều công trình thì các khoản chi phí chung đều phục vụ thi công cho các công trình đó sẽ được tập hợp và cuối tháng phân bổ cho từng công trình theo khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Cuối tháng, kế toán đội gửi các chứng từ gốc, bảng trích và phân bổ khấu hao, bảng thanh toán lương… lên phòng tài chính kế toán công ty. Đây là căn cứ để nhân viên kế toán ghi sổ nhật ký chung (Biểu 5). Sau đó số liệu được vào sổ cái các tài khoản liên quan Biểu 19: Sổ cái Năm 2003 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu tài khoản: 627 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC Số hiệu TKĐƯ Số phát sinh Số NT Nợ Có 31/10 78 3/10 Mua xăng ôtô con đội XD&TTNT 1 111 309.500 … 31/10 56 22/10 Tiền điện thi công công trình KBTX 1 111 1.705.000 … 31/10 69 28/10 Tiền điện thoại công trình kho bạc TX 1 111 537.000 31/10 Lương gián tiếp công trình kho bạc TX 1 334 14.000.000 31/10 Khấu hao đội XD&TTNT 1 336 5.415.567 … 31/10 Kết chuyển chi phí SXC công trình KBTX 1 154 23.986.509 … 31/12 Cộng phát sinh 466.822.469 466.822.469 6. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 1 Tại công ty cổ phần xây dựng số 1, từ khi thành lập cho tới nay chỉ xảy ra trường hợp thiệt hại do phải phá đi làm lại và công ty hạch toán như sau: TK có liên quan TK 621, 622, 623, 627 (Chi tiết sửa chữa SPH) TK 154 (Chi tiết sửa chữa SPH) TK 1388, 334 Kết chuyển chi phí PS Giá trị thiệt hại bắt bồi thường TK 627 Thiệt hại tính vào giá thành CT về sửa chữa CT hỏng Chi phí sửa chữa thực tế phát sinh - Phương pháp hạch toán Sơ đồ 21: Hạch toán về thiệt hại phá đi làm lại tại công ty xây dựng số 1 Năm 2003, tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh trong khi thi công công trình Trung tâm hội nghị tỉnh Bạc Liêu do lỗi của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo thi công không chặt chẽ dẫn đến việc phải phá đi làm lại toàn bộ phần bê tông nằm phía trước hệ thống ống nước tầng một và gây ra một khoản thiệt hại đáng kể. Quá trình sửa chữa và xử lý thiệt hại được kế toán hạch toán cụ thể như sau: - Khi chi phí sửa chữa thực tế phát sinh + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 621: 22.772.784 Nợ TK 133: 1.523.480 Có TK 111: 16.758.280 Có TK 152: 7.537.984 + Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 622: 2.587.750 Có TK 334: 2.587.750 + Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 623: 567.854 Có TK 331: 567.854 + Chi phí sản xuất chung Nợ TK 627: 1.042.735 Có TK 111: 1.042.735 - Kết chuyển chi phí về sửa chữa công trình hỏng Nợ TK 154: 26.971.123 Có TK 621: 22.772.784 Có TK 622: 2.587.750 Có TK 623: 567.854 Có TK 627: 1.042.735 - Xử lý thiệt hại do phá đi làm lại Nợ TK 1388: 2.000.000 Nợ TK 627: 24.971.123 Có TK 154: 26.971.123 IV. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang 1. Tổng hợp chi phí sản xuất Cuối mỗi tháng, Công ty thực hiện tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng cho từng công trình, rồi trên cơ sở đó tính toán ra tổng chi phí sản xuất phát sinh của cả Công ty. Mỗi công trình, hạng mục công trình đều được mở sổ chi tiết theo dõi chi phí sản xuất phát sinh theo từng khoản mục chi phí để làm cơ sở cho việc tính toán giá thành sản phẩm sau này. Vì hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên Công ty sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất, kết cấu tài khoản này như sau: Bên nợ: - Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình. - Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán. Bên có: - Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao - Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính được xác định trong kỳ kế toán - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được Số dư bên nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán. Phương pháp hạch toán: TK 111, 138, 152… TK 621 TK 154 TK 111, 112, 331 TK 155(1551) Kết chuyển chi phí NVLTT(cuối kỳ) TK 622 Kết chuyển chi phí NCTT(cuối kỳ) TK 623 Kết chuyển chi phí SDMTC(cuối kỳ) TK 627 Kết chuyển chi phí SXC(cuối kỳ) Giá trị khối lượng nhận bàn giao do nhà thầu phụ bàn giao TK 133 Thuế GTGT Giá thành SPXL hoàn thành chờ tiêu thụ hoặc chưa bàn giao Các khoản ghi giảm chi phí SX TK 632 Tổng giá thành thực tế của CT, HMCT hoàn thành bàn giao Giá trị khối lượng do nhà thầu phụ bàn giao được xác định là tiêu thụ ngay Sơ đồ 22:Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Từ các sổ chi tiết chi phí từng công trình, hạng mục công trình kế toán tiến hành tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng theo từng khoản mục chi phí, từ đó làm cơ sở lập bảng tổng hợp chi phí phát sinh theo quý toàn Công ty. Biểu 21: Vinaconex Công ty xây dựng số 1 Bảng tổng hợp chi phí thực tế các công trình quý 4 năm 2003 ĐVT:Đồng TK Nội dung KB Thanh Xuân Công ty may Đà Lạt … 621 Chi phí NVL trực tiếp 706.707.144 325.672.405 Tháng 10 706.707.144 124.563.784 Tháng 11 0 105.708.913 Tháng 12 0 95.399.708 622 Chi phí nhân công trực tiếp 65.214.240 29.606.582 Tháng 10 65.214.240 10.507.450 Tháng 11 0 10.502.887 Tháng 12 0 8.596.245 623 Chi phí sử dụng MTC 2.611.660 15.705.813 Tháng 10 2.611.660 7.502.908 Tháng 11 0 5.435.783 Tháng 12 0 2.767.222 627 Chi phí sản xuất chung 23.986.509 17.505.922 Tháng 10 23.986.509 9.426.858 Tháng 11 0 4.294.750 Tháng 12 0 3.784.314 Tổng cộng 798.519.553 388.490.722 Căn cứ vào các số liệu trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất và số liệu đã được tổng hợp trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất thực tế các công trình, kế toán tiến hành ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho công trình, hạng mục công trình vào cuối kỳ sản xuất kinh doanh (theo quý). Các nghiệp vụ kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh cuối kỳ đều được ghi vào sổ nhật ký chung, sau đó ghi chuyển vào sổ cái TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154 và sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo công trình, hạng mục công trình. Biểu 22: Sổ cái Năm 2003 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu tài khoản: 154 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC Số hiệu TKĐƯ Số phát sinh Số NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 25.112.586.775 Số phát sinh trong kỳ … 31/10 31/10 Kết chuyển chi phí NVLTT kho bạc TX 1 621 706.707.144 31/10 31/10 Kết chuyển chi phí NCTT kho bạc TX 1 622 65.214.240 31/10 31/10 Kết chuyển chi phí SDMTC kho bạc TX 1 623 2.611.660 31/10 31/10 Kết chuyển chi phí SXC kho bạc TX 1 627 23.986.509 31/10 31/10 Kết chuyển chi phí SXKDDD kho bạc TX 1 632 4.293.484.698 … 31/12 Cộng số PS trong kỳ 7.184.580.475 9.672.028.258 31/12 Số dư cuối kỳ 22.625.138.992 2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang Việc đánh giá sản phẩm dở dang của Công ty được tiến hành định kỳ hàng quý và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh từ khi khởi công công trình, hạng mục công trình tới thời điểm kiểm kê đánh giá. Như vậy chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của mỗi công trình, hạng mục công trình là số tổng cộng của chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ với chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của công trình, hạng mục công trình đó. Số liệu này được phản ánh ở sổ chi tiết tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình (Biểu 24). Căn cứ vào số liệu trên sổ cái và sổ chi tiết TK 154, kế toán công ty tiến hành lập bảng theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang toàn Công ty. Biểu 23: Vinaconex Công ty cổ phần XD số 1 Bảng theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang quý 3 năm 2003 ĐVT: Đồng STT Công trình, hạng mục công trình Chi phí sản xuất kinh doanh đở dang 1 Trụ sở kiểm toán nhà nước 3.567.257.893 2 Thành uỷ Hạ Long 15.245.792.125 3 Kho bạc Thanh Xuân 3.494.965.145 … … Công trình kho bạc Thanh Xuân được hoàn thiện vào cuối tháng 9 năm 2003 nên thực tế đội xây dựng không thực hiện việc tính chi phí sản xuất dở dang cuối quý 3 năm 2003 mà thực hiện tính giá thành thực tế công trình. V. Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Nhân viên kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Công ty cổ phần xây dựng số 1 là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản với sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình có tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành. Do sản phẩm xây dựng cơ bản được sản xuất theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài. Công trình, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất sản phẩm nên kỳ tính giá thành là thời điểm mà công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. 2. Phương pháp tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hiện nay, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp giản đơn để xác định giá thành các công trình, hạng mục công trình. Phương pháp này có cách tính toán đơn giản, dễ hiểu và cung cấp số liệu kịp thời về giá thành trong mỗi kỳ báo cáo. Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp của một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Cụ thể đối với công trình kho bạc Thanh Xuân công tác tính giá thành được tiến hành như sau: Từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất công trình kho bạc Thanh Xuân, kế toán tổng hợp chi phí hàng tháng và ghi vào bảng theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh quý các công trình, cuối quý vào sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Khi công trình hoàn thành vào cuối tháng 9 năm 2003, căn cứ vào sổ này và các sổ phản ánh chi phí phát sinh trong tháng, kế toán tính ra giá thành thực tế công trình. = + Giá thành thực tế Chi phí thực tế khối lượng Chi phí sản xuất thực tế công trình KBTX XLDD đầu tháng 10/2003 trong tháng 10/2003 = 3.494.965.145 + 798.519.553 = 4.293.484.698 Biểu 24: Vinaconex Công ty CP xây dựng số 1 Bảng tính giá thành SPXL hoàn thành Tháng 10 năm 2003 Công trình: Kho bạc Thanh Xuân ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo khoản mục CPNVLTT CPNCTT CPSDMTC CPSXC 1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ 3.494.965.145 2.517.094.904 454.475.469 227.237.734 296.157.038 2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 798.519.553 706.707.144 65.214.240 2.611.660 23.986.509 3. Giá thành công trình kho bạc TX 4.293.484.698 3.223.802.048 519.689.709 229.849.394 320.143.547 3. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây dựng số 1 Qua phân tích chỉ tiêu giá thành, cơ cấu giá thành thực tế so với dự toán đối với từng khoản mục chi phí, kế toán có thể đánh giá được tình hình thực hiện chi phí của từng công trình đã hợp lý hay chưa. Từ đó cung cấp thông tin cho lãnh đạo Công ty nhằm đưa ra những biện pháp kinh tế tối ưu để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm xây lắp, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp được lập dự toán là: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sử dụng máy thi công + Chi phí sản xuất chung Biểu 25: Vinaconex Bảng phân tích giá thành Công ty CP xây dựng số 1 Công trình: Kho bạc Thanh Xuân ĐVT: Đồng Khoản mục chi phí Dự toán Thực tế Thực tế so với dự toán Số tiền % Số tiền % Số tiền % CPNVLTT 3.272.583.884 76 3.223.802.048 75,09 -48.781.836 -0,91 CPNCTT 538.253.928 12,5 519.689.709 12,1 -18.564.219 -0,4 CPSDMTC 193.771.414 4,5 229.849.394 5,35 +36.077.980 +0,85 CPSXC 301.422.200 7 320.143.547 7,46 +18.721.347 +0,46 Giá thành 4.306.031.426 100 4.293.484.698 100 -12.546.728 -0,2913 Qua bảng phân tích giá thành công trình kho bạc Thanh Xuân, ta có thể thấy Công ty đã hạ thấp được giá thành, so với dự toán giảm 12.546.728đ tương đương với 0,2913%. Điều đó cho thấy công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty có hiệu quả. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế so với dự toán giảm 48.781.836đ, về mặt số tương đối là 0,91%. Khoản mục chi phí này giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau: + Công ty tìm được các nguồn cung cấp nguyên vật liệu rẻ + Công tác bảo quản, quản lý vật liệu tốt nên tránh được việc gây thất thoát nguyên vật liệu + Nhờ áp dụng máy móc công nghệ hiện đại vào thi công công trình, Công ty đã giảm được chi phí tiêu hao nguyên vật liệu. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp so với dự toán cũng đã giảm được 18.564.219đ hay 0,4%. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu như: + Nâng cao ý thức lao động của công nhân bằng hình thức khoán gọn từng công trình, hạng mục công trình. + Cho phép các đơn vị trực thuộc chủ động thuê lao động thời vụ tại các địa điểm thi công công trình nhằm giảm chi phí sinh hoạt, đi lại… + Tổ chức quản lý lao động cả trong và ngoài biên chế một cách chặt chẽ Trong khi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp giảm đáng kể thì chi phí sử dụng máy thi công thực tế tăng lên khá lớn so với dự toán, tăng 36.077.980đ, hay 0,85%. Nguyên nhân chủ yếu là do: + Máy móc thi công của Công ty chưa phát huy được hiệu quả tối đa do Công ty chưa có sự giám sát chặt chẽ trong công tác quản lý và sử dụng máy của các đơn vị thi công. + Ngoài ra, trong quá trình thi công công trình đã phát sinh nhiều hoạt động khác dẫn tới việc đơn vị thi công phải thuê hoặc mua thêm máy bên ngoài. Chi phí sản xuất chung so với dự toán tăng 18.721.347đ, tương dương với 0,46% là do: + Kế toán công ty có sự hạch toán lẫn lộn giữa chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung làm cho khoản mục chi phí này phải gánh một phần chi phí sử dụng máy. + Nhiều khoản mục chi phí cho bộ phận văn phòng, quản lý đội chưa hợp lý như chi tiếp khách… + Các chi phí dịch vụ mua ngoài chưa được Công ty quản lý chặt chẽ như chi phí điện thoại, điện nước… còn cao. Qua bảng phân tích giá thành công trình kho bạc Thanh Xuân cũng cho ta thấy cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng giá thành. Chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, trên 70% so với tổng chi phí. Tiếp đến là chi phí nhân công trực tiếp, trên 10%; chi phí sử dụng máy thi công chiếm khoảng 4 đến 6%; chi phí sản xuất chung khoảng từ 7 đến 8%. Số liệu trên cho thấy chi phí vật liệu là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất đến tổng giá thành sản phẩm. Một sự thay đổi nhỏ trong chi phí này cũng dẫn đến sự thay đổi khá lớn trong giá thành. Trong khi thi công công trình kho bạc Thanh Xuân, Công ty đã tiết kiệm được hai khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm . Phần 3 Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 I. Những ưu, nhược điểm về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 1 Thời gian thực tập tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 đã mang đến cho em một số nhìn nhận sơ bộ, một số đánh giá chung về tổ chức hoạt động, tổ chức hạch toán của Công ty như sau: Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, sở hữu vồn nhà nước chiếm 51% Vốn do CBCNV góp là 49%, là 1 doanh nghiệp lớn với quy mô hoạt động rộng, phân tán trên nhiều tỉnh thành. Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ, năng động, hợp lý, các bộ phận chức năng được tổ chức chặt chẽ, phân công phân nhiệm rõ ràng và hoạt động có hiệu quả, mô hình hạch toán khoa học, tiện lợi, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Cùng với quá trình chuyển đổi, trưởng thành của mình, công tác kế toán tại Công ty không ngừng được hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt nhất, hiệu quả nhất yêu cầu quản lý, hạch toán kinh tế. Điều này được thể hiện rõ ở những ưu điểm sau: Bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời những yêu cầu cơ bản về thông tin kế toán của Công ty. Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình, được bố trí hợp lý tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc được giao, đáp ứng yêu cầu căn bản về công tác hạch toán kinh doanh nói chung và hạch toán chi phí sản xuất nói riêng. Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức tương đối tốt, đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ theo đúng quy định của Bộ tài chính. Phương pháp hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu cung cấp các thông tin thường xuyên, kịp thời của công tác quản lý tại Công ty. Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung phù hợp với quy mô, loại hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, việc ứng dụng máy vi tính vào phục vụ công tác hạch toán đã tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho các nhân viên kế toán mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị, kịp thời đưa ra các thông tin hữu dụng đối với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Công ty đã áp dụng hình thức giao khoán xuống các xí nghiệp, đội. Nhờ vậy, các đơn vị trực thuộc phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự chủ trong sản xuất giúp cho Công ty tạo ra được những sản phẩm chất lượng đảm bảo với giá cạnh tranh trên thị trường, từ đó không ngừng nâng cao uy tín của Công ty. Công ty đã xác định rõ đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình có dự toán riêng. Theo đó Công ty có thể đối chiếu kịp thời thực tế sản xuất thi công với dự toán để từ đó tìm ra nguyên nhân chênh lệch, rút ra bài học quản lý một cách nhanh nhất. Giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty được xác định theo từng khoản mục, yếu tố chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu hạch toán của chế độ kế toán hiện hành. Nhìn chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra về thời gian và tính chính xác, cụ thể. Mặt khác chi phí sản xuất chủ yếu được tập hợp trực tiếp, giảm bớt việc phân bổ chi phí cuối kỳ làm tăng mức độ chính xác cho việc tính giá thành sản phẩm. Việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm, gắn liền thu nhập của người lao động với chất lượng, hiệu quả công việc đã khuyến khích tinh thần lao động, làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc có những quyền chủ động nhất định trong quá trình hoạt động như: thuê lao động, thuê máy móc, tìm công trình, ...nhưng vẫn gắn liền với hiệu quả kinh tế, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công việc. Điều này đã có những tác động tích cực đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, cải tiến tích cực như vậy song em nhận thấy công tác kế toán ở Công ty vẫn tồn tại một số nhược điểm, bất cập chưa được chú ý tháo gỡ và sửa chữa. Cụ thể trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp như sau: * Về công tác luân chuyển chứng từ: Công tác luân chuyển chứng từ giữa các đơn vị trực thuộc với phòng tài chính kế toán công ty vẫn còn sự chậm trễ. Thông thường, các chứng từ phát sinh sẽ được kế toán đơn vị tập hợp và chỉ đến cuối tháng hoặc cuối quý mới được chuyển về phòng tài chính Công ty để vào sổ nhưng có nhiều chứng từ phát sinh trong tháng này, kỳ này thì phải đến tháng sau, kỳ sau mới được gửi lên. Chính sự chậm trễ này đã làm tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp giữa các tháng, các kỳ biến động lớn, phản ánh không đúng, không chính xác chi phí phát sinh trong từng tháng và làm cho các công việc kế toán không hoàn thành đầy đủ, đúng thời hạn và đồng bộ vì khối lượng công việc quá lớn thường bị dồn vào cuối kỳ hạch toán. * Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chưa quản lý chặt chẽ được nguyên vật liệu tại các công trường thi công dẫn đến thất thoát lớn. Giá mua nguyên vật liệu không bao gồm chi phí thu mua, vận chuyển bốc dỡ mà hạch toán khoản chi phí này vào TK 627. * Về chi phí nhân công trực tiếp: Tất cả các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả công nhân thuộc xí nghiệp, đội; tiền công trả cho lao động thuê ngoài đều được hạch toán vào bên có tài khoản 334 mà không được chi tiết theo chế độ kế toán hiện hành quy định. Các khoản tiền lương, phụ cấp của công nhân điều khiển máy thi công lại được hạch toán vào tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” mà không hạch toán vào tài khoản “Chi phí sử dụng máy thi công” TK 623 (6231). Công ty vẫn hạch toán các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất thi công, công nhân điều khiển máy vào TK622 như các doanh nghiệp sản xuất khác mà không hạch toán vào TK627 như chế độ quy định. Các bút toán hạch toán như trên không phù hợp với chế độ kế toán quy định cho các doanh nghiệp xây lắp, làm giảm chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thực tế, tăng chi phí nhân công trực tiếp, làm thay đổi tỷ trọng chi phí và do vậy có thể dẫn đến chênh lệch giữa chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh với dự toán công trình. Hơn nữa, theo chế độ quy định là kinh phí công đoàn phải trích trên lương thực tế trả cho công nhân viên trong tháng nhưng Công ty lại trích theo lương cơ bản của công nhân viên, do đó làm cho khoản trích kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất cho các đối tượng, tập hợp chi phí thiếu chính xác, ảnh hưởng đến tính đúng, tính đủ giá thành công trình, hạng mục công trình. * Về chi phí sử dụng máy thi công: Hiện nay Công ty sử dụng tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” để tập hợp các chi phí phát sinh nhưng chưa được chi tiết theo từng khoản mục chi phí phát sinh nên thông tin không được cụ thể, rõ ràng. * Đối với chi phí sản xuất chung: Công ty thực hiện chưa đúng chế độ hạch toán chi phí: một số công cụ dụng cụ, vật liệu luân chuyển dùng cho nhiều kỳ, Công ty không thực hiện phân bổ mà tính một lần, hoàn toàn vào lần sử dụng đầu tiên. Như vậy đã ảnh hưởng đến tính hợp lý của các khoản chi phí, có thể dẫn đến sự biến động bất thường về chi phí sản xuất chung giữa các kỳ hạch toán với nhau. Trên đây là một số ý kiến của em về công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty xây dựng số 1. Do trình độ và hiểu biết thực tế của em còn nhiều hạn chế nên có thể những ý kiến đưa ra chưa sâu sắc, xác đáng và thực sự chính xác. Song với cảm nhận riêng, em cũng xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1. ý kiến đề xuất với công ty cổ phần xây dựng số 1 - Vinaconco1 Quan thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng số 1 được sự chỉ bảo tận tình của các cô, các chú phòng tài chính kế toán công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán của công ty. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập với sự nhiệt tình nghiên cứu, em xin đưa ra một số ý kiến về phương hướng hoàn thiện những tồn tại trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty như sau: * Về công tác luân chuyển chứng từ: Công ty nên có biện pháp đôn đốc việc luân chuyển chứng từ từ phía kế toán đội, mà biện pháp tốt nhất đó là thực hiện về mặt tài chính. Xuất phát từ hình thức khoán của Công ty là Công ty tiến hành cho các đội vay tiền với lãi suất thấp để tự lo nguyên vật liệu, nhân công thuê ngoài… cho nên để khắc phục những trậm trễ trong việc luân chuyển chứng từ, Công ty cần thực hiện nghiêm túc quy định: các đơn vị phải nộp đầy đủ chứng từ lần này mới được cho vay tiếp. Hạch toán chi phí sản xuất là công tác quan trọng hàng đầu, có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty xây dựng số 1 xác định nhiệm vụ hàng đầu là quản lý chặt chẽ, tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và luôn đảm bảo chất lượng công trình. Để làm tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất, kế toán cần chú trọng đến từng nội dung chi phí sản xuất. Với từng phần hạch toán chi phí sản xuất, em xin đóng góp một số ý kiến như sau: * Trong công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong thực tế tỷ lệ nguyên vật liệu hao hụt qua quá trình sản xuất ở các công trường của công ty khá cao: 3 - 4 %. Như vậy là lãng phí nguyên vật liệu, vì vậy để quản lý sát sao hơn khoản chi phí nguyên vật liệu, Công ty nên áp dụng thêm một số biện pháp sau: - Theo dõi chặt chẽ các khoản chi phí nguyên vật liệu trên các tài khoản cấp 2 của tài khoản 152 như chế độ kế toán quy định cho các doanh nghiệp xây lắp. - Bên cạnh đó, Công ty nên mở thêm các tài khoản cấp 3,4... cho tài khoản 1521 để quản lý, hạch toán chi tiết các loại nguyên vật liệu chính vì nguyên vật liệu chính trong ngành xây dựng cơ bản có giá trị rất lớn và đa dạng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành công trình. Ví dụ: TK 1521: Vật liệu chính Chi tiết: + TK 15201: Gạch TK1520101: Gạch lát Đồng Tâm. TK1520102: Gạch lát Hữu Hưng. ... + TK 15202: Ximăng TK1520201: Xi măng Chinfon. TK1520202: Xi măng Hoàng Thạch. ... - Thực hiện các biện pháp thưởng phạt công minh đối với việc sử dụng và quản lý nguyên vật liệu. - Về hạch toán giá thực tế vật liệu mua về nhập kho công trình: Hiện nay, ở các đơn vị trực tiếp thi công xây lắp của Công ty, khi hạch toán chi phí nguyên vật liệu đã không tính chi phí vận chuyển, thu mua, bốc dỡ mà chỉ tính giá trị nguyên vật liệu = giá mua (= giá hoá đơn - chiết khấu TM, giảm giá hàng bán). Chi phí vận chuyển, bốc dỡ được hạch toán vào tài khoản 627 và không chi tiết theo tài khoản cấp 2. Như vậy, kế toán đã thực hiện không đúng quy tắc, vi phạm nguyên tắc giá phí, làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm đi một khoản và chi phí sản xuất chung tăng lên tương ứng. Việc này khiến cơ cấu chi phí trong giá thành thay đổi và sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi, đánh giá, phân tích chi phí sản xuất phát sinh và giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ, ảnh hưởng đến kết quả, độ chính xác của những thông tin, số liệu cung cấp. * Về hạch toán chi phí nhân công: Công ty nên chi tiết tài khoản 334 thành 2 tài khoản cấp 2 theo chế độ kế toán hiện hành quy đinh: - TK 3341: dùng để phản ánh chi phí tiền lương, phụ cấp phải trả công nhân thuộc biên chế Công ty - TK 3342: dùng để phản ánh tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài Hạch toán qua các tài khoản chi tiết như vậy sẽ giúp cho kế toán thấy được tỷ trọng tiền lương, phụ cấp trả cho lao động trong biên chế và tiền công trả cho lao động thuê ngoài trong tổng chi phí nhân công trực tiếp. Đồng thời, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và quản lý chi phí nhân công trực tiếp. Tại Công ty, cụ thể là tại các đơn vị thi công hiện nay chưa tách bạch giữa công nhân trực tiếp sản xuất với công nhân điều khiển máy thi công. Thường coi công nhân điều khiển máy thi công là công nhân trực tiếp sản xuất nên lương, phụ cấp, các khoản trích trên lương của công nhân điều khiển máy thi công đều được hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Vì vậy , cũng như việc hạch toán sai chi phí mua nguyên vật liệu, việc hạch toán như trên đã làm thay đổi tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành công trình. Do đó, nếu có thể Công ty cần chỉ đạo các đơn vị sửa lại kịp thời sai sót này để việc hạch toán chi phí sản xuất thêm chính xác, hợp lý. Theo em việc theo dõi chi tiết ngày công sản xuất trực tiếp và ngày công điều khiển máy thi công của công nhân cũng không phải là phức tạp. Các tổ trưởng có thể sử dụng bảng chấm công, bảng theo dõi công việc, nhật ký làm việc để theo dõi số ngày công thực tế của công nhận trực tiếp sản xuất, sử dụng sổ theo dõi số ca máy sử dụng để làm cơ sở tính lương của công nhân điều khiển máy thi công: = Số ca máy điều khiển x Lương khoán cho 1 ca máy Lương công nhân điều khiển MTC Công ty cần xem xét lại việc trích KPCĐ, thay việc trích trên lương cơ bản bằng việc trích theo lương thực tế, đảm bảo hạch toán đủ chi phí sản xuất theo quy định. Chẳng hạn nếu thực hiện theo đúng chế độ thì khoản trích KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp trong tháng 1 năm 2003 của đội xây dựng và trang trí nội thất tại công trình kho bạc Thanh Xuân phải là: 59.608.100 x 2% = 1.192.162đ Nhưng thực tế vì trích theo lương cơ bản nên đội chỉ tính 590.120đ vào chi phí nhân công trực tiếp. Vậy cần phải tính thêm 1 khoản là: 1.192.162- 590.120= 602.042đ vào chi phí sản xuất trong tháng. Việc trích như Công ty đang thực hiện đã phản ánh không chính xác chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. Nhưng không chỉ có vậy Công ty còn làm sai lệch độ lớn của các khoản mục chi phí khi hạch toán sai chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp xây lắp : hạch toán các khoản trích trên lương theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất vào TK622 mà không hạch toán vào TK627. Vậy kế toán phải hạch toán lại các nghiệp vụ trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất đội xây dựng và trang trí nội thất tháng 1 năm 2003 như sau: Nợ TK627: 6.208.182. Có TK338: 6.208.182. (Chi tiết: TK3382: 1.192.162. TK3383: 4.425.900. TK3384: 590.120) Cũng như vậy việc trích KPCĐ vào chi phí sản xuất chung của nhân viên quản lý đội của Công ty chưa chính xác vì không trích theo lương thực tế mà trích theo lương cơ bản. Để tính đúng chi phí sản xuất chung tháng 1, đội xây dựng và trang trí nội thất phải trích các khoản là: + BHXH: 6.337.800 x 15% = 950.670 + BHYT: 6.337.800 x 2% = 126.756 + KPCĐ: 14.000.000 x 2% = 280.000 Cộng: 1.357.426 Chi phí sản xuất chung (chi tiết: nhân viên quản lý) phải tăng thêm 1 khoản là: 1.357.426- 1.204.182 = 153.244đ Định khoản thêm: Nợ TK627(6271): 153.244 Có TK338(3382): 153.244 Sau khi hạch toán lại các khoản trên thì độ lớn các khoản mục chi phí trong tháng 1 của đội xây dựng và trang trí nội thất có sự thay đổi như sau: + Chi phí nhân công trực tiếp = 65.214.240 - 5.606.140 = 59.608.100(đ) (5.606.140đ là các khoản trích trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất mà kế toán đội đã tính trước đây). + Chi phí sản xuất chung = 23.986.509 + 153.244 + 6.208.182 = 30.347.935(đ) (Trong đó khoản chi phí nhân công là: 14.000.000 + 1.357.426 + 6.208.182 = 21.565.608đ) Ngoài việc hạch toán không đúng khoản trích trên tại Công ty còn tồn tại thực tế là nhiều đơn vị trực tiếp thi công của Công ty không thực hiện trích, nộp các khoản trích trên lương theo quy định về Công ty đúng kỳ hoặc có trường hợp lại trích theo quý. Như vậy việc hạch toán tại Công ty đã vi phạm nguyên tắc trích BHXH, BHYT, KPCĐ, không phản ánh kịp thời chi phí phát sinh và có thể gây đột biến về chi phí nhân công giữa các kỳ hạch toán. Để giải quyết tình trạng trên lãnh đạo Công ty nên chỉnh đốn lại việc trích các khoản trích trên lương theo quy định từ các đơn vị thi công nhằm hạch toán đúng, đủ chi phí phát sinh đồng thời thu, nộp đủ, đúng hạn các khoản cho cơ quan chức năng nhà nước. * Về chi phí sử dụng máy thi công: Công ty nên chi tiết tài khoản 623 theo chế độ quy định để hạch toán chi tiết các khoản mục chi phí phát sinh cho máy thi công, tránh hạch toán sai các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản 622, 627 như đã làm. - TK 6231: Phản ánh chi phí nhân công - TK 6231: Chi phí vật liệu sử dụng cho máy thi công - TK 6233: Chí phí dụng cụ sản xuất - TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công - TK 6237: Chi phí dich vụ mua ngoài - TK 6238: Chi phí bằng tiền khác Khi hạch toán, kế toán cần xác định chi phí thuê máy bên ngoài không thuộc khoản mục chi phí sử dụng máy thi công mà hạch toán vào TK 627(6277), như vậy trong khi thi công công trình kho bạc Thanh Xuân tháng 1 năm 2003, kế toán công ty đã làm tăng chi phí sử dụng máy thi công, đồng thời làm giảm chi phí sản xuất chung một khoản là 1.411.660đ. * Về hạch toán công cụ dụng cụ: Tại công ty, các công cụ dụng cụ có giá trị lớn, sử dụng cho nhiều kỳ vẫn được hạch toán thẳng vào các tài khoản chi phí mà không hạch toán vào tài khoản 142, để phân bổ dần cho nhiều kỳ. Điều này phản ánh không chính xác chi phí phát sinh và không đúng nguyên tắc. Chẳng hạn trong tháng 1 năm 2003 đội Xây dựng và Trang trí nội thất có mua 1 máy nén khí phục vụ thi công công trình kho bạc Thanh Xuân. Giá trị của máy là 1.200.000đ, đây là máy thi công song giá trị chưa đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định vì vậy có thể coi là công cụ dụng cụ với giá trị tương đối lớn, hơn nữa máy này có thể sử dụng lâu dài cho nhiều công trình song đội lại hạch toán thẳng vào chi phí máy thi công trong tháng mà không thực hiện hạch toán vào TK142 để phân bổ dần. Điều này thể hiện việc hạch toán sai nguyên tắc của đội. Vì vậy em xin kiến nghị là Công ty cần phải phân bổ theo mức: 50% hay 25% giá trị cho lần sử dụng đầu tiên hay theo định mức sử dụng, ... còn nếu công cụ dụng cụ sử dụng cho nhiều công trình thì có thể phân bổ theo số lần hay số kỳ sử dụng. - Khi đưa công cụ dụng cụ vào sử dụng kế toán hạch toán: Nợ TK142(1421): chi tiết công trình (nếu sử dụng cho 1 công trình). Có TK153: Giá trị công cụ dụng cụ - Hàng kỳ kế toán thực hiện việc phân bổ chi phí CCDC: Nợ TK 627, 623: chi tiết công trình Có TK142: giá trị phân bổ từng lần Nếu thực hiện hạch toán như trên thì chi phí CCDC xuất dùng của Công ty được hạch toán thống nhất, phù hợp với nội dung kinh tế của các tài khoản chi phí, phản ánh một cách hợp lý các khoản chi phí phát sinh và không vi phạm chế độ, nguyên tắc kế toán hiện hành. Bên cạch việc hạch toán chi phí công cụ dụng cụ vào khoản mục chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công còn có sai phạm như trên thì việc hạch toán chi phí công cụ dụng cụ vào chi phí sử dụng máy còn có chỗ chưa hợp lý nữa là: các đơn vị thi công của Công ty không sử dụng TK6233 để phản ánh chi phí công cụ dụng cụ sử dụng cho máy thi công mà mỗi khi xuất công cụ dụng cụ đều hạch toán vào TK6273. Như vậy rõ ràng việc hạch toán chi phí công cụ dụng cụ tại Công ty không được thực hiện rõ ràng, còn nhiều lỏng lẻo. Việc phản ánh sai nội dung kinh tế của các nghiệp vụ như vậy sẽ làm thay đổi tương đối độ lớn giữa các khoản chi phí với nhau. Em nghĩ Công ty cần chú trọng hơn đến vấn đề này vì trong nghành xây dựng cơ bản các nghiệp vụ liên quan đến công cụ dụng cụ phát sinh tương đối nhiều và khá phức tạp, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng công trình của mỗi doanh nghiệp. * Về hạch toán chi phí liên quan đến tài sản cố định và máy thi công: Hiện nay tại các đơn vị thi công của Công ty đều có một số tài sản cố định và máy thi công riêng song không đầy đủ vì vậy Công ty thường điều động thêm tài sản cố định và máy của Công ty xuống hỗ trợ cho các đơn vị. Song công tác hạch toán tài sản cố định và máy thi công của Công ty còn tồn tại một số điều chưa hợp lý cần phải sửa đổi. Cụ thể là các vấn đề sau: Công ty không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định mà trong thời gian thi công nếu tài sản cố định, máy thi công của Công ty cần được sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên hay sửa chữa lớn thì mọi chi phí đó đều được hạch toán vào TK627- chi tiết theo đối tượng sử dụng. Đây là điều bất hợp lý vì nếu chi phí sửa chữa lớn phát sinh mà chỉ tập hợp 1 lần vào chi phí sản xuất chung trong kỳ thì sẽ đội chi phí sản xuất chung lên lớn hơn nhiều so với các kỳ khác và có thể gây ra chênh lệch lớn hơn so với dự toán. Vì vậy ở đây em xin kiến nghị là: - Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên máy móc thiết bị, tài sản cố định có thể hạch toán thẳng vào tài khoản chi phí trong kỳ nhưng phải tách bạch giữa tài sản cố định dùng chung cho đội xây dựng với máy thi công: Nợ TK627 (chi tiết theo TK cấp 2) Nợ TK623 (chi tiết theo TK cấp 2) Có TK liên quan: TK111, TK112, ... - Chi phí sửa chữa lớn phát sinh trước hết phải được hạch toán vào TK2143-“Sửa chữa lớn TSCĐ”. TK này có thể mở thêm các TK cấp 3,4 để theo dõi riêng tài sản cố định và máy thi công, chẳng hạn như: TK24131 - “Tài sản cố định” TK 24132 - “Máy thi công”, ... - Khi sửa chữa lớn hoàn thành, kết chuyển vào TK142: Nợ TK142(1421) Có TK2413 (Chi tiết từng TSCĐ sửa chữa lớn) - Sau đó tiến hành phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tiêu thức phù hợp : số kỳ sử dụng tài sản cố định, số kỳ sử dụng máy thi công,... Nợ TK627, TK623: Số phân bổ từng kỳ Có TK142(1421): Số phân bổ từng kỳ * Về chi phí khấu hao tài sản cố định và khấu hao máy thi công: Tại các đơn vị thi công sử dụng máy thi công, TSCĐ của Công ty thì hạch toán chi phí khấu hao như sau: Nợ TK627 (kể cả khấu hao máy thi công) Có TK336(TK3368) Việc hạch toán như trên không chính xác, sai lệch nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đó là: đơn vị không hạch toán riêng chi phí khấu hao máy thi công mà hạch toán chung với chi phí khấu hao các tài sản cố định khác vào TK627. Vì vậy em xin kiến nghị là Công ty cần tách bạch rõ ràng giữa chi phí khấu hao máy thi công và chi phí khấu hao tài sản cố định khác để phản ánh đúng nội dung các khoản chi phí phát sinh, tập hợp đủ, chính xác chi phí sản xuất vào các khoản mục, tránh gây ra sự chênh lệch, lệch lạc giữa thực tế với dự toán công trình. Với TK6234 Công ty có thể mở thêm các TK cấp 3 để hạch toán chi phí khấu hao của từng loại máy thi công để kiểm soát chặt chẽ, chi tiết hơn việc sử dụng máy thi công. Ngoài ra, với hình thức khoán gọn Công ty nên cho phép các đơn vị trực thuộc được tổ chức hạch toán kế toán, điều này sẽ tạo điều kiện hơn trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được kịp thời, chính xác và giảm bớt gánh nặng công việc cho phòng kế toán công ty. Trên đây là một số kiến nghị, ý kiến đề xuất của em về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconco1. Với trình độ còn nhiều hạn chế em không dám kỳ vọng những ý kiến của mình là hoàn toàn hợp lý và chính xác song em vẫn mong rằng chúng sẽ có ít nhiều ý nghĩa thực tiễn đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 2. ý kiến đề xuất với chế độ kế toán hiện hành Chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập cũng như thiếu những quy định cụ thể hướng dẫn doanh nghiệp trong hạch toán nhiều nghiệp vụ phát sinh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xây lắp. Với góc nhìn của một sinh viên đang học tập trên ghế nhà trường, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với chế độ kế toán có liên quan tới hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. - Chế độ cần ra văn bản quy định cụ thể đối với hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp (chủ yếu thiệt hại phá đi làm lại). Đây là một nghiệp vụ thường có thể phát sinh tại các doanh nghiệp xây lắp và chủ yếu được xử lý bằng cách đưa khoản thiệt hại này vào giá thành công trình, điều này làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên một lượngnhất định, làm lãi của doanh nghiệp giảm, dẫn đến nộp ngân sách giảm. Theo em chế độ kế toán phải quy định rõ xử lý như thế nào trong các trường hợp cụ thể: Ví dụ: Nếu do thiên tai gây ra thì tính vào chi phí khác, Nếu do lỗi của cá nhân thì phải bồi thường… III. Một số biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng muốn tồn tại và phát triển phải luôn đảm bảo đồng thời chất lượng sản phẩm để giữ được uy tín và giảm giá thành sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận. Biện pháp để hạ giá thành sản phẩm là việc tiết kiệm các yếu tố chi phí sản xuất khi sử dụng. Xuất phát từ điều kiện và tình hình thực tế của Công ty xây dựng số , em xin đưa ra một số biện pháp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. + Tiết kiệm nguyên vật liệu Trên cơ sở khối lượng công việc đặt ra, các đơn vị tiến hành giao việc mua sắm vật liệu cho các công trình, yêu cầu chủ nhiệm công trình phải cam kết về định mức bảo đảm chất lượng công trình. Giảm thiểu hao hụt trong thi công, bảo quản và vận chuyển vật tư. Giám sát chặt chẽ việc nhập xuất vật tư, chống tham ô, tiêu cực trong công tác thu mua. Thường xuyên cập nhật giá cả thị trường vật tư để theo dõi, đối chiếu, kiểm tra với các hoá đơn do nhân viên cung ứng vật tư cung cấp, đồng thời mở rộng quan hệ bạn hàng ổn định, lâu dài đảm bảo đủ vật tư đáp ứng tiến độ thi công. Nghiên cứu, tìm hiểu việc sử dụng vật liệu mới, giá cả hợp lý có hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển chung của khoa học kỹ thuật. Có chế độ khen thưởng, xử phạt thích đáng đối với các cá nhân, tập thể tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. + Tăng năng suất lao động Làm giảm mức hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. để thực hiện được điều nay, Công ty cần nghiên cứu các biện pháp tổ chức thi công một cách khoa học nhất. Các khối lượng công việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, không để sản xuất bị ngừng trệ. Vật liệu phải được cung cấp kịp thời cho sản xuất. Công ty phải thường xuyên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra Công ty có thể sử dụng các đòn bẩy kinh tế như tiền thưởng… để kích thích lao động. + Giảm chi phí sử dụng máy thi công Có thể giảm chi phí sử dụng máy thi công bằng cách nâng cao năng suất sử dụng máy, tiết kiệm các chi phí cho máy thi công như chi phí nguyên vật liệu… Khi máy hết khả năng sử dụng, Công ty nên tiến hành thanh lý ngay và mua sắm thêm những loại máy tiên tiến hơn nhằm nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian thi công. + Giảm chi phí sản xuất chung Các khoản chi phí sản xuất chung thường bao gồm nhiều loại và đôi khi không có chứng từ gốc để xác minh. Vì vậy, Công ty cần có quy chế chặt chẽ, cụ thể nhằm hạn chế các khoản chi phí này. tuy nhiên các khoản chi phí hợp lý cần được giải quyết kịp thời để đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công. Tóm lại, có thể thấy rằng để nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí thi công và tính giá thành sản phẩm công trình xây dựng hoàn thành, Công ty có nhiều giải pháp có thể ứng dụng. Tuy nhiên, để sự thay đổi thực sự mang lại tác dụng, Công ty phải thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp sao cho khi biện pháp này được thực hiện có tác động tích cực thực thi biện pháp khác. Thành công này là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Công ty. Kết luận Quá trình học tập trên ghế nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty xây dựng số 1 đã cho em hiểu rằng đi đôi với học tập nghiên cứu lý luận, việc đi sâu tìm hiểu thực tế cũng là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Trong qua trình thực tập, em có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tìm hiểu những vấn đề mà sách vở chưa đề cập đến hay sự biến hoá của lý thuyết trong thực tế. Vì thế, em đã cố gắng đi sâu học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, đặc biệt chú trọng tới đề tài đã chọn. Sau khi nghiên cứu đề tài em càng hiểu rằng kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng có tầm quan trọng lớn, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển trên con đường hội nhập, tính cạnh tranh của thị trường trong nước ngày càng cao. Trong điều kiện hiện nay, cũng như các doanh nghiệp khác, việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 là rất cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Để góp phần tiếp tục hoàn thiệc công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty, báo cáo thực tập của em tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau đây: Nghiên cứu và trình bày thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Tìm hiểu, rút ra những ưu điểm, hạn chế đồng thời đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây dựng là vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực quan tâm nghiên cứu, giải quyết của các cán bộ chuyên ngành các cấp. Vì vậy với trình độ và kiến thức còn hạn chế, những ý kiến đưa ra của em không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo, các bác, các cô trong phòng tài chính kế toán công ty để bổ sung cho kiến thức còn non kém của mình. Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu mà cô giáo Đỗ Ngọc Trâm cùng các bác, các cô phòng tài chính kế toán công ty cổ phần xây dựng số 1 đã dành cho em trong thời gian qua.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0053.doc
Tài liệu liên quan