Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp taị Công ty Da giầy Hà Nội

Đối tượng tính giá thành của Công ty Da - Giầy Hà Nội là những sản phẩm cuối cùng của qúa trình sản xuất. Cụ thể là đối tượng tính giá thành của Xí nghiệp Giầy - da là sản phẩm giầy, dép da được tập hợp theo từng đơn hàng đã hoàn thành. Chính vì đối tượng tính giá thành là theo từng đơn hàng do đó kỳ tính giá thành sẽ không trùng vơí kỳ tập hợp chi phí sản xuất mà sẽ thay đổi phụ thuộc và khối lượng của từng đơn hàng lớn hay nhỏ mà thời gian hoàn thành là ngắn hay dài. Có thể có những đơn hàng kéo dài trong nhiều tháng, cũng có những đơn hàng chi kéo dài trong vòng hai hay ba tuần.Do vậy công tác tính giá thành của Xí nghiệp gặp phải một số khó khăn trong việc phân bổ chi phí sản xuất cho từng đơn hàng.

doc97 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp taị Công ty Da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iầy, chỉ, khoá, mút...Các loại nguyên vật liệu này chủ yếu chi sử dụng cho phân xưởng may và phân xưởng gò. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu phụ được trình bày trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và bảng kê số 3. Ví dụ trong tháng 1 năm 2001 chi phí vật liệu phụ dùng cho phân xưởng may là 127.285.000 đồng, dùng cho phân xưởng gò là 12.375.000 đồng. Như vậy cả tháng xí nghiệp Giầy da dùng là 139.660.000 đồng chi phí nguyên vật liệu phụ cho sản xuất. Trong qúa trình sản xuất xí nghiệp cũng sử dụng một số loại công cụ dụng cụ : kim, kéo, dao chặt... Đối với loại phân bổ một lần thì được theo dõi trên Tài khoản 153.1, thường loại này được sử dụng cho bộ phận sản xuất và tính luôn vào chi phí trong tháng vì giá trị của nó không đáng kể so với nguyên vật liệu trực tiếp ( Bảng kê số 3, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ). Loại phân bổ nhiều lần thực tế công ty nói chung và xí nghiệp Giầy da nói riêng đều theo dõi và tập hợp trên Tài khoản 142.1 và được phân bổ vào chi phí trong kỳ ( Bảng kê số 6 - Chi phí trả trước - Tài khoản 1421 ). Biểu số 1 bảng kê số 3 tính giá thành thực tế NVL, CCDC tháng 1/2001 Diễn giải TK 152 TK 153 152.1 152.2 Tổng I.Dư đầu tháng 59.765.800 63.259.500 123.025.300 1.357.200 II.Nhập trong tháng - NKCT số 2( 112) - NKCT số 5( 331) 357.495.100 123.380.000 243.115.100 123.661.000 --------------- 123.661.000 481.156.100 123.380.000 357.776.100 7.260.800 ------------ 7.260.800 III. ( I ) + ( II ) 417.260.900 186.920.500 604.181.400 8.618.000 IV.Xuất trong tháng 404.480.900 139.600.000 544.140.900 8.017.000 V.Tồn cuối tháng 12.780.000 47.260.500 60.040.500 601.000 Biểu số 2 bảng phân bổ nvl, ccdc tháng 1/ 2001 Có TK TK 152 TK 153 Nợ TK 152.1 152.2 Tổng 621.1 PX Chặt 627.3.1 PX Chặt 621.2 PX May 627.3.2 PX May 621.3 PX Gò 627.3.3 PX Gò 641 CP BH 642 CP QLDN 306.616.900 --------------- --------------- --------------- 58.826.000 --------------- 19.156.000 20.882.000 --------------- --------------- 127.285.000 --------------- 12.375.000 --------------------------------------------- 306.616.900 --------------- 127.285.000 --------------- 70.201.000 --------------- 19.156.000 20.882.000 ------------ 3.710.400 ------------ 2.850.000 ------------ 1.456.000 ------------------------ Tổng 404.480.900 139.660.000 544.140.900 8.017.000 b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Công ty Da - Giầy Hà Nội tập hợp chi phí nhân công trực tiếp vào Tài khoản tổng hợp 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Công ty áp dụng hình thức trả lương chính cho công nhân trực tiếp sản xuất là trả lương theo sản phẩm. Trả lương theo sản phẩm áp dụng đối với các công nhân ở các phân xưởng sản xuất đối với công việc khoán được đơn giá tiền lương. Hình thức này căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương sản phẩm để tính lương cho công nhân sản xuất. Từng phân xưởng có nhiệm vụ ghi chép và tính toán tiền lương cho từng công nhân sản xuất sau đó gửi lên phòng kế toán của xí nghiệp để kiểm tra và tổng hợp tiền lương công nhân từng phân xưởng. Tiền lương khoán = Đơn giá 1 SP x Số lượng SP hoàn thành Cụ thể cách tính lương ở phân xưởng Chặt như sau: Tại phân xưởng, nhân viên thống kê sẽ că cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương từng sản phẩm để tính ra tiền lương sản phẩm cho công nhân sản xuất. Sau đó tập hợp lên bảng lương chung cho toàn phân xưởng và gửi lên phòng kế toán. Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng tính lương khấu trừ các khoản tiền lương tạm ứng trước nếu có, các khoản BHXH, BHYT tính trừ vào lương và dựa vào các khoản phụ cấp để tính tông số tiền lương của công nhân sản xuất. Cụ thể công tác tính tiền lương của công nhân sản xuất tại phân xưởng Chặt như sau: Khoản phụ cấp thuộc quĩ lương thường có hệ số phụ cấp điều chỉnh để tính. Khoản phụ cấp độc hại ở phân xưởng Chặt là 2.500 đồng / 1 ngày làm việc. Thời gian nghỉ ốm, nghỉ phép được hưởng 100% lương. Số tiền này được tính dựa vào hệ số lương. Số tiền được hưởng = Hệ số lương x 180.000 x Số ngày nghỉ 26 ngày Ví dụ : Phiếu tính lương cho công nhân sản xuất của phân xương Chặt như sau: Công nhân : Nguyễn Hoàng Dũng Hệ số lương : 2,9 Ngày làm việc : 24 ngày Phụ cấp độc hại : 2.500 đồng/ 1 ngày làm việc Nghỉ phép : 2 ngày Hệ số điều chỉnh : 0,5 Tiền nghỉ phép được hưởng = 2,9 x 180.000 x 2 = 40.153 26 Phụ cấp độc hại = 24 x 2.500 = 60.000 Phụ cấp thuộc quĩ lương = 0,5 x 180.000 x 24 = 83.077 26 Tổng tiền phụ cấp = 60.000 + 83.077 = 143.077 Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Thành tiền Phụ cấp lương nghỉ Tổng lương Sục 295 500 147.500 Giầy TT03 137 900 123.300 Giầy CP01 95 400 38.000 Tổng 308.800 143.077 40.153 492.030 Như vậy tính ra tiền lương tháng 1 năm 2001 của công nhân Nguyễn Hoàng Dũng là 492.030. Các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương tại Công ty Da - Giầy Hà Nội bao gồm BHXH, BHYT và KPCĐ, các khoản này được trích như sau: BHXH : Bảo hiểm xã hội được trích 20% trên tổng tiền lương. Trong đó 15% do công ty chịu và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, còn 5% là do người lao động chịu và phải trừ vào lương của họ. Ví dụ : Tính BHXH cho công nhân Nguyễn Hoàng Dũng như sau: Số BHXH sẽ trích = 20% x 492.030 = 98.406 - Trích vào chi phí sản xuất = 15% x 492.030 = 73.804,5 - Trừ vào lương tháng = 5% x 492.030 = 24.601,5 Qũi BHXH được sử dụng trong những trường hợp ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí... và được ban BHXH quản lí. - BHYT : Bảo hiểm y tế trích 3% trong tổng lương. Trong đó 2% do công ty chịu và được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ còn lại 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Ví dụ : Tính BHYT cho công nhân Nguyễn Hoàng Dũng như sau: Số BHYT sẽ trích = 3% x 492.030 = 14.760,9 Trích vào chi phí sản xuất = 2% x 492.030 = 9.840,6 Trừ vào lương tháng = 1% x 492.030 = 4.920,3 Qũi BHXH được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí... cho người lao động khi ốm đau, nằm viện. KPCĐ : Kinh phí công đoàn trích 2% trên tổng số lương, là nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn. Tại xí nghiệp Giầy da, hàng tháng, từng phân xưởng lập “Bảng chấm công” chuyển lên phòng kế toán, kế toán căn cứ vào “Bảng chấm công” và số lượng sản phẩm làm ra của mỗi công nhân để lập “Bảng thanh toán lương” cho công nhân sản xuất. Sau đó lại căn cứ vào “Bảng thanh toán lương” kế toán lập “Bảng tính, phân bổ lương và các khoản trích theo lương “(được tính vào chi phí sản xuất ). Ví dụ : Bảng thanh toán lương cho công nhân sản xuất của phân xưởng Chặt như sau: c. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Tại Công ty Da - Giầy Hà Nội chi phí sản xuất chung phát sinh sẽ được tập hợp theo từng yếu tố cụ thể, cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể theo các tiêu thức phù hợp. Khoản mục chi phí sản xuất chung của xí nghiệp Giầy da không có chi phí về nguyên vật liệu, nó chỉ bao gồm các chi phí về tiền lương nhân viên, chi phí về công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, các chi phí trích trước, trả trước, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền. Chi phí nhân viên phân xưởng. Tiền lương của nhân viên phân xưởng được tính dựa trên hệ số lương và tiền lương bình quân gián tiếp. Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp như đối với công nhân sản xuất trực tiếp: Phụ cấp thuộc quĩ lương theo hệ số điều chỉnh. Phụ cấp độc hại ( phân xưởng Chặt là 2.500 đồng / 1 ngày làm việc ). Làm ngoài giờ được tính lương bằng 200% ngày thường. Ví dụ : Tính lương cho nhân viên phân xưởng Chặt : Quản đốc phân xưởng Trần Văn Đăng. Hệ số lương: 2.9 Phụ cấp độc hại: 2.500 đồng/ 1 ngày làm việc Hệ số điều chỉnh lương: 0,59 Ngày công thực tế : 29 ngày Ngày công làm ngoài giờ : 5 ngày Lương bình quân lao động gián tiếp : 230.000 đồng Tiền lương theo ngày = 2,9 x 230.000 x 26 = 667.000 26 Tiền lương ngoài giờ = 2,9 x 230.000 x 3 x 200% = 153.923 26 Phụ cấp độc hại = 29 x 2.500 = 72.500 Phụ cấp thuộc quĩ lương = 0,59 x 230.000 x 29 = 115.357 26 Tổng số tiền lương = 667.000 + 153.923 + 72.500 + 115.357 = 1.008.780 Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính tương tự như đối với lương công nhân sản xuất trực tiếp. Tháng 1 năm 2001 có tổng chi phí lương nhân viên sản xuất chung của phân xưởng được tập hợp trên Bảng tính phân bổ lương và các khoản trích theo lương. Ví dụ: Chi phí lương nhân viên phân xưởng Chặt tháng 1 năm 2001 như sau: Tổng lương là 3.033.310 đồng Trong đó: Lương : 2.549.000 đồng BHXH : 382.350 đồng BHYT : 50.980 đồng KPCĐ : 50.980 đồng Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung. Công ty Da - Giầy Hà Nội xác định chi phí công cụ dụng cụ căn cứ vào định mức theo nguyên vật liệu và tính trực tiếp theo các loại công cụ dụng cụ được xuất ra tháng nào thì tính toàn bộ vào chi phí tháng đó. Căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ kế toán xác định được giá trị công cụ dụng cụ đã tham gia vào qúa trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể là tại xí nghiệp Giầy da, căn cứ vào phiếu xuất kho trong tháng 1 năm 2001 cho phân xưởng Chặt kế toán xác định được giá trị công cụ dụng cụ đã xuất dùng là 3.710.000 đồng. ( Số liệu trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ). Chi phí khấu hao tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định ở Xí nghiệp Giầy - da được trích theo từng tháng nhưng dựa vào dự toán mức tính năm là khấu hao đều. Cụ thể cách tính khấu hao của phân xưởng Chặt như sau: Dựa vào mức khấu hao đã trích tháng 12 năm 2000 là 3.457.000 đồng tính bằng cách Mức khấu hao = Nguyên giá x Tỉ lệ khấu trích T12/2000 1/12/2000 hao tháng Tỉ lệ khấu hao TSCĐ của công ty là 9% năm như vậy tỉ lệ khấu hao mỗi tháng là 0,75%. Được biết nguyên giá TSCĐ ngày 1/12/2000 là 406.933.330 đồng Khấu hao giảm tháng 12/2000 = Nguyên giá TSCĐ giảm x 0,75% Khấu hao tăng tháng 12/2000 = Nguyên giá TSCĐ tăng x 0,75% Như vậy tính được mức khấu hao trích trong tháng 1 năm 2001 là: Mức khấu hao = Mức khấu hao + Khấu hao tăng - Khấu hao giảm trích T1/2001 trích T12/2000 T12/2000 T12/2000 = Nguyên giá TSCĐ 1/1/2001 x 0,75% Cụ thể trong tháng 12 năm 2000 , tại phân xưởng Chặt không có sự tăng, giảm của TSCĐ nên mức trích khấu hao trong tháng 1 năm 2001 vẫn là 3.457.000 đồng như ở tháng 12 năm 2000. Việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng được trình bày trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 1 năm 2001 của toàn bộ Xí nghiệp Giầy - da.( Biểu số 5 ) Chi phí trả trước. Công ty Da - Giầy Hà Nội hạch toán khoản chi phí trả trước tại Xí nghiệp Giầy - da như sau: Trong tháng 1 năm 2001 tại Xí nghiệp Giầy - da có xuất một số công cụ, thiết bị thuộc loại phân bổ dần cho phân xưởng để thay thế một số thiết bị đã bị hỏng và phục vụ quản lí. Các khoản này đã được trả tiền trước nhưng phải phân bổ nhiều lần cho các tháng sau và một số khoản lại được tính vào chi phí sản xuất chung của phân xưởng. Ví dụ : Chi phí để mua thiết bị thay thế cho máy chặt do bị cháy mô tơ của phân xưởng Chặt tháng 1 năm 2001. Chi phí trả trước được tính và phân bổ vào chi phí sản xuất chung của phân xưởng Chặt là 14.720.000 đồng. ( Bảng kê số 6 - Chi phí trả trước - Tài khoản 1421 ).( Biểu số 6 ) Chi phí phải trả. Công ty Da - Giầy Hà Nội có một số khoản chi phí cần phải trích trước để phục vụ các mục đích kinh doanh trong năm như sau: Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Do Công ty Da - Giầy Hà Nội giải quyết vấn đề nghỉ phép thường là đến tháng 6 hàng năm do đó khoản tiền đó là rất lớn, để đảm bảo tính ổn định của chi phí công ty phải tiến hành trích dần khoản chi đó vào mỗi tháng. Như vậy hàng tháng mỗi Xí nghiệp, mỗi phân xưởng phải trích ra một khoản tiền để trả cho công nhân nghỉ phép và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng, khoản chi phí này được tính vào chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng. Trích trước tiền sửa chữa thay thế các bộ phận của máy móc thiết bị vì thường thì tại các phân xưởng sản xuất, theo kế hạch cuối mỗi quí lại tiến hành sửa chữa thay thế các bộ phận của máy móc một lần nên lucs dó chi phí dồn lại sẽ rất lớn gây nên sự tăng vọt của chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó mỗi tháng phải trích trước khoản chi phí đó vào chi phí sản xuất kinh doanh. Cụ thể trong tháng 1 năm 2001 khoản chi phí trích trước của Xí nghiệp Giầy - da như sau: Toàn bộ tiền trích trước nghỉ phép cho công nhân của Xí nghiệp Giầy - da là 4.500.000 đồng. Trong đó phân bổ cho phân xưởng Chặt là 2.500.000 đồng, cho phân xưởng May là 1.100.000 đồng, cho phân xưởng Gò là 900.000 đồng. Số liệu này được theo dõi trên Bảng kê số 6 - Chi phí phải trả - Tài khoản 335 và Bảng tính phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Trích trước tiền sửa chữa tài sản cố định cuối qúi I của phân xưởng Chặt là 4.350.000 đồng, được tính vào chi phí sản xuất chung của phân xưởng. Số liệu này được theo dõi trên Bảng kê số 6 - Chi phí phải trả - Tài khoản 335.( Biểu số 7 ) Chi phí dịch vụ mua ngoài. Khoản chi phí này của Công ty Da - Giầy Hà Nội bao gồm chi phí về tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại... - Tiền điện: Đối với khoản tiền này, kế toán căn cứ vào giấy báo chỉ số điện sử dụng thực tế của các phân xưởng, đơn giá thực tế để tiến hành tính toán tiền điện sử dụng cho từng phân xưởng. Tổng số tiền điện sẽ được tính như sau: Tổng tiền điện = Số KWh điện sử dụng x Đơn giá 1 KWh điện Cụ thể trong tháng 1 năm 2001 tình hình sử dụng điện của Xí nghiệp như sau: Phân xưởng Chặt sử dụng hết 16.780 KWh điện, đơn giá 654đ/KWh Tiền điện = 16.780 x 654 = 10.974.120 đồng Phân xưởng May sử dụng hết 13.263 KWh điện Tiền điện = 13.263 x 654 = 8.674.002 đồng Phân xưởng Gò sử dụng hết 8.525 KWh điện Tiền điện = 8.525 x 654 = 5.575.350 đồng ... - Tiền nước cũng được tính tương tự như tính tiền điện - Tiền điện thoại thì căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền của Bưu điện gửi về theo từng phân xưởng, kế toán tập hợp và phân bổ vào chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng. Căn cứ vào các chứng từ, hoá đơn trên kế toán lập Bảng tập hợp chi phí mua ngoài tháng 1 năm 2001 sau: Biểu 8 BảNG TậP HợP CHI PHí MUA NGOàI Tháng 1 năm 2001 Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 111 NKCT số1 TK 112 NKCT số 2 TK 331 NKCT số 5 Tổng 627.7.1 FX Chặt 146.200 10.974.120 1.028.400 12.148.720 627.7.2 FX May 1.257.600 8.674.002 214.374 10.145.976 627.7.3 FX Gò 152.000 5.575.350 130.660 5.858.010 641.7 CFBH 1.026.500 3.428.000 737.674 5.182.174 642.7 CFQLDN 278.800 4.517.680 676.800 5.473.280 1331- VAT 286.110 3.316.915,2 278.790,8 3.880.816 Tổng cộng 3.147.210 36.486.067.2 3.066.698,8 42.688.976 Chi phí bằng tiền khác. Các khoản chi phí bằng tiền khác như chi phí Đại hội công nhân viên chức, liên hoan đầu năm... Căn cứ vào các hoá đơn thanh toán, các chứng từ có liên quan kế toán vào các NKCT số 1 ( Có TK 111 ), số 5 ( Có TK 331 ), số 10 ( Có TK 141 ). Sau đó từ các NKCT trên vào Bảng tập hợp chi phí bằng tiền khác.( Biểu 9 ) Biểu 9 bảng tập hợp chi phí bằng tiền khác Tháng 1 năm 2001 Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 111 NKCT số1 TK 141 NKCT số 10 TK 331 NKCT số 5 Tổng 627.8.1 FX Chặt 3.390.000 3.390.000 627.8.2 FX May 2.474.500 116.800 2.591.300 627.8.3 FX Gò 1.240.000 1.296.000 2.536.000 641.8 CFBH 645.230 645.230 642.8 CFQLDN 3.296.000 3.296.000 Tổng cộng 11.045.730 116.800 1.296.000 12.458.530 Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp trên bảng tập hợp chi phí sản xuất chung ( Biểu số 10 ) Biểu số 10 bảng tập hợp chi phí sản xuất chung tháng 1/ 2001 Khoản mục chi phí Phân xưởng Chặt Phân xưởng May Phân xưởng Gò Tổng CP NVPX CP CCDC KH TSCĐ CP trả trước CP phải trả CP mua ngoài CP bằng tiền khác 3.033.310 3.710.400 3.457.000 14.720.000 4.350.000 12.148.720 3.390.000 1.532.720 2.850.000 4.127.100 4.278.000 1.618.000 10.145.976 2.591.300 - 1.456.000 3.684.510 - - 5.858.010 2.536.000 4.566.030 8.016.400 11.268.620 18.998.000 5.968.000 28.152.706 8.517.300 Tổng 44.809.430 27.143.096 13.535.520 85.487.046 1.4 Tập hợp chi phí sản xuất. Đây là công đoạn cuối cùng của công tác hạch toán chi phí sản xuất. Sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất theo 3 khoản mục chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, cuối tháng kế toán tiến hành tổng hợp toàn bộ chi phí của từng phân xưởng và kết chuyển chi phí phát sinh vào Tài khoản 154, trên Bảng kê số 4 - Tập hợp chi phí sản xuất toàn Xí nghiệp ( Biểu 11 ) và trên Bảng tập hợp chi phí sản xuất ( Biểu 12 ). Biểu số 12 bảng tập hợp chi phí sản xuất tháng 1/ 2001 Khoản mục chi phí Phân xưởng Chặt Phân xưởng May Phân xưởng Gò Tổng CP NVLTT CP NCTT CP SXC 306.616.900 27.109.200 44.809.430 127.285.000 15.820.300 27.143.096 70.201.000 4.083.250 13.534.520 504.102.900 47.012.750 85.487.046 Tổng 378.535.530 170.248.396 87.818.770 636.602.696 1.5. Công tác tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành của Công ty Da - Giầy Hà Nội là những sản phẩm cuối cùng của qúa trình sản xuất. Cụ thể là đối tượng tính giá thành của Xí nghiệp Giầy - da là sản phẩm giầy, dép da được tập hợp theo từng đơn hàng đã hoàn thành. Chính vì đối tượng tính giá thành là theo từng đơn hàng do đó kỳ tính giá thành sẽ không trùng vơí kỳ tập hợp chi phí sản xuất mà sẽ thay đổi phụ thuộc và khối lượng của từng đơn hàng lớn hay nhỏ mà thời gian hoàn thành là ngắn hay dài. Có thể có những đơn hàng kéo dài trong nhiều tháng, cũng có những đơn hàng chi kéo dài trong vòng hai hay ba tuần.Do vậy công tác tính giá thành của Xí nghiệp gặp phải một số khó khăn trong việc phân bổ chi phí sản xuất cho từng đơn hàng. Phương pháp tính giá thành. Phương pháp tính giá thành của Công ty Da - Giầy Hà Nội là tính theo phương pháp tỉ lệ thông qua giá thành kế hoạch. Sử dụng phương pháp này là vì trong cùng một qui trình công nghệ sản xuất có nhiều loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất không đồng đều nhau nên phải sử dụng giá thành kế hoạch để tính cho từng loại sản phẩm. Gía thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của Công ty lập ra dựa trên cơ sở sản lượng và chi phí sản xuất kế hoạch. Căn cứ để tính giá thành kế hoạch là các định mức kinh tế kỹ thuật của từng đơn hàng. Gía thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận của Công ty nói chung và Xí nghiệp Giầy - da nói riêng. Cụ thể tại Xí nghiệp Giầy - da căn cứ vào giá thành kế hoạch để tính giá thành thực tế của sản phẩm theo phương pháp tỉ lệ. Việc tập hợp chi phí sản xuất ở Xí nghiệp để báo sổ lên phòng kế toán Công ty được tiến hành theo tháng. Trong khi đó việc tính giá thành lại được xác định theo từng đơn hàng. Do đó đối với những đơn hàng bắt đầu sản xuất từ tháng này mà sang tháng sau mới kết thúc thì khi tính giá thành, kế toán phân bổ các chi phí cho đơn hàng như sau: Đối với khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp: Kế toán căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu xuất dùng trên các phiếu xuất kho vật tư để xác định giá trị nguyên vật liệu đã dùng cho sản xuất đơn hàng đó và tập hợp trực tiếp vào giá thành của đơn hàng. Đối với chi phí nhân công trực tiếp:Tương tự chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm công nhân sản xuất ra trong từng đơn hàng để tập hợp trực tiếp vào giá thành sản phẩm của đơn hàng. Đối với chi phí sản xuất chung: Do nội dung của nó bao gồm rất nhiều khoản chi phí khác nhau mà không thể xác định được giá trị chính xác của nó nằm trong từng sản phẩm là bao nhiêu để đơn giản trong việc tính giá thành, kế toán căn cứ vào khối lượng từng đơn hàng để phân bổ theo tỉ lệ với từng đơn hàng. Cụ thể trong tháng 1/2001 Xí nghiệp Giầy - da đã hoàn thành đơn hàng CK6. Việc tính tổng giá thành thực tế của đơn hàng căn cứ vào các khoản chi phí từ tháng 12/2000 của đơn hàng chuyển sang cộng với khoản chi phí phát sinh trong tháng 1/ 2001 ( số liệu lấy từ Bảng tổng hợp chi phí sản xuất - Biểu 12 ) trừ đi khoản chi phí còn lại trong tháng 1/2001 chưa dùng hết vì đơn hàng đã hoàn thành từ ngày 19/ 1/2001. Biểu 13 tổng giá thành thực tế của đơn hàng ck6 từ 24/12/2000 đến 19/1/2001 Diễn giải CP NVLTT CP NCTT CP SXC Tổng I. Chi phí tháng 12/2000 chuyển sang. 63.241.080 5.897.878 10.724.594 79.863.552 II. Chi phí phát sinh trong tháng 1/2001 504.102.900 47.012.750 85.487.046 636.602.696 III. Chi phí còn lại trong tháng 1/2001 63.680.500 5.938.858 10.799.100 80.418.458 Gía thành thực tế 503.663.480 46.971.770 85.412.540 636.047.790 Xí nghiệp cũng đã lập Bảng tính giá thành đơn vị kế hoạch cho đơn hàng như sau: Biểu 14 bảng tính giá thành đơn vị kế hoạch đơn hàng ck6 Tên sản phẩm Đơn vị Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng Sục Tông Giầy TT03 Giầy CP01 Giầy NU Đôi - - - 32.100 29.560 23.140 23.700 3.200 2.840 2.160 2.220 6.400 4.600 3.900 4.080 41.700 37.000 29.200 30.000 Căn cứ vào giá thành kế hoạch và sản lượng thực tế từng loại sản phẩm, kế toán tính được tổng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế. Dựa vào tổng giá thành thực tế đã tính được cho đơn hàng, so sánh với tổng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế tính ra hệ số H. H = Tổng giá thành thực tế ( QttZtt ) Tổng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế ( QttZkh ) - Nếu H < 1 thì chứng tỏ đã tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm. - Nếu H >= 1 thì chứng tỏ việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm chưa thực hiện được. Sau khi đã tính được hệ số H thì có thể tính được giá thành đơn vị cho từng sản phẩm một cách dễ dàng theo tỉ lệ đó như sau: Ztt = H x Zkh Như vậy sau khi đã tính được tổng giá thành thực tế và giá thành đơn vị kế hoạch có thể lập được Bảng tính giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm của đơn hàng. Căn cứ vào các số liệu đã tính được trên Bảng tính tổng giá thành thực tế của đơn hàng CK6 và Bảng tính giá thành kế hoạch của đơn hàng CK6 , căn cứ vào số lượng hoành thành của đơn hàng, kế toán lập nên Bảng tính giá thành, giá thành đơn vị của đơn hàng như sau: Khối lượng sản xuất thực tế của đơn hàng CK6 Sản phẩm Sục : 5500 đôi. Sản phẩm Giầy TT03 : 4000 đôi. Sản phẩm Giầy CP01 : 6000 đôi. Sản phẩm Giầy NU : 3000 đôi. Biểu 15 bảng tính giá thành cho đơn hàng ck6 Tên SP Qtt Kế hoạch Hệ số Thực tế Ztt (đôi) Zkh QttZkh K QttZtt Sục Tông GiầyTT03 GiầyCP01 Giầy NU 5.500 4.000 6.000 3.000 41.700 37.000 29.200 30.000 229.350.000 148.000.000 175.200.000 90.000.000 0,9898 - - - 227.029.119 146.502.331 173.427.082 89.089.258 41.278,02 36.626,58 28.904,52 29.696,42 Tổng 642.500.000 636.047.790 IV.phân tích tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty da - giầy hà nội. Để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lí làm việc và đưa ra được những quyết định nhanh chóng, chính xác thì việc cung cấp các chỉ tiêu, thông tin về chi phí và giá thành thôi là chưa đủ. Nếu muốn có được các chiến lược phát triển tốt trong tương lai, muốn doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận thì tất yếu phải phân tích một cách kỹ lưỡng các chỉ tiêu và thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Công ty Da - Giầy Hà Nội nói chung và Xí nghiệp Giầy - da nói riêng cũng rất quan tâm chú ý đến việc phân tích các thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Cụ thể là tại Xí nghiệp Giầy - da, việc phân tích thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tháng 1/ 2001 như sau: Phân tích sự biến động của tổng giá thành sản phẩm. Trong tháng 1/ 2001 Xí nghiệp Giầy - da đã hoàn thành đơn hàng CK6 với tổng giá thành thực tế là 636.047.790 đồng ( Biểu 13 - Tổng giá thành thực tế của đơn hàng CK6 ). Theo kế hoạch, tổng giá thành cho đơn hàng CK6 đã xác định và tính ra là 642.550.000 đồng ( Biểu 15 - Bảng tính giá thành cho đơn hàng CK6 ). Chênh lệch tuyệt đối giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành kế hoạch là: 636.047.790 - 642.550.000 = - 6.502.210 đồng Như vậy so với kế hoạch tổng giá thành thực tế của đơn hàng đã giảm tuyệt đối là 6.502.210 đồng và giảm tương đối là : 6.502.210 x 100% = 1,01% 636.047.790 Kết quả trên cho thấy Xí nghiệp Giầy - da đã thực hiện tốt công tác hạ giá thành sản phẩm. Tuy mức độ hạ giá thành chưa cao song trong cơ chế thị trường hiện nay vấn đề cạnh tranh luôn là vấn đề quan tâm, mỗi doanh nghiệp đều phải cố gắng thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán để thu hút khách hàng nên việc hạ giá thành này cũng đã giúp cho Công ty thực hiện được yêu cầu của thị trường. Phân tích sự biến động của tổng giá thành theo các khoản mục. Gía thành sản phẩm được kết cấu bởi nhiều khoản mục, phản ánh công dụng và mục đích của chi phí. Nghiên cứu giá thành theo các khoản mục chi phí để có thể thấy được tác động của mỗi khoản mục chi phí lên giá thành sản phẩm, từ đó có những bước điều chỉnh cụ thể cho phù hợp. So sánh giá thành theo khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tên sản phẩm Qtt Zkh NVLTT QttZkh Sục Giầy TT03 Giầy CP01 Giầy NU 5.500 4.000 6.000 3.000 32.100 29.560 23.140 23.700 176.550.000 118.240.000 138.840.000 71.100.000 Tổng 504.730.000 Tổng giá thành thực tế nguyên vật liệu trực tiếp là: 503.663.480 đồng Giảm tuyệt đối: 503.663.480 - 504.730.000 = - 1.066.520 đồng Giảm tương đối: 1.066.520 x 100% = 0,21% 504.730.000 Như vậy thực tế Xí nghiệp đã tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp một cách tuyệt đối là 1.066.520 đồng giảm tương đối là 0,21% so với kế hoạch. Điều này là do Xí nghiệp đã sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp tiết kiệm hơn, giảm được các hao phí trong quá trình sản xuất. Ví dụ: Tận dụng các mảnh da nhỏ, do cắt thừa ra để làm các đường trang trí trên giầy mà không phải cắt từ các mảnh lớn. Hơn nữa việc tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn do công tác quản lí ở từng phân xưởng tốt, tránh được tình trạng thất thoát nguyên vật liệu ra ngoài. b. So sánh giá thành theo khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Tên sản phẩm Qtt Zkh NCTT QttZkh Sục Giầy TT03 Giầy CP01 Giầy NU 5.500 4.000 6.000 3.000 3.200 2.840 2.160 2.220 17.600.000 11.360.000 12.960.000 6.660.000 Tổng 48.580.000 Tổng giá thành thực tế nhân công trực tiếp là: 46.971.770 đồng Giảm tuyệt đối: 46.971.770 - 48.580.000 = - 1.608.230 đồng Giảm tương đối 1.608.230 x 100% = 3,3% 48.580.000 Như vậy thực tế Xí nghiệp đã tiết kiệm được chi phí nhân công trực tiếp một cách tuyệt đối là 1.608.230 đồng giảm tương đối là 3,3% so với kế hoạch. c. So sánh giá thành theo khoản mục chi phí sản xuất chung. Tên sản phẩm Qtt Zkh SXC QttZkh Sục Giầy TT03 Giầy CP01 Giầy NU 5.500 4.000 6.000 3.000 6.400 4.600 3.900 4.080 35.200.000 18.400.000 23.400.000 12.240.000 Tổng 89.240.000 Tổng giá thành thực tế nhân công trực tiếp là: 85.412.540 đồng Giảm tuyệt đối: 85.412.540 - 89.240.000 = - 3.827.460 đồng Giảm tương đối 3.827.460 x 100% = 4,29% 89.240.000 Như vậy chi phí sản xuất chung thực tế đã giảm đi một số tuyệt đối là 3.827.460 đồng, giảm tương đối là 4,29%. Đây là một tỉ lệ giảm đáng kể so với tổng giá thành sản phẩm của đơn hàng. Điều này chứng tỏ trong đơn hàng này Xí nghiệp không phải mất nhiều chi phí cho các hoạt động sản xuất chung. Ví dụ như giảm được chi phí cho các dịch vụ mua ngoài khác bằng tiền. d. Tổng hợp số liệu của 3 khoản mục trên như sau: Tổng giá thành giảm = (-1.066.520 ) + (-1.608.230 ) + (-3.827.460 ) = - 6.502.210 đồng Xem xét sự biến động của tổng giá thành với sự biến động của từng khoản mục giá thành như sau: Tổng giá thành giảm tương đối là 1,01%. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm 0,21% như vậy là giảm quá ít so với tổng giá thành Xí nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc tiết kiệm nguyên vật liệu. - Chi phí tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp giảm 3,3% chứng tỏ giảm nhiều so với tổng giá thành. Tất nhiên việc giảm chi phí là tốt, song nếu chỉ quan tâm đến giảm tối đa chi phí tiền lương công nhân trực tiếp mà không chú ý đến quyền lợi của người lao động thì cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến qúa trình sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn trả lương quá thấp sẽ khiến người lao động không chấp nhận được vì không đủ bù đắp hao phí họ đã bỏ ra và có thể sẽ bỏ việc, không tham gia sản xuất nữa. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như ngừng trệ sản xuất, không hoàn thành kế hoạch sản xuất đơn đặt hàng, có thể gây hậu quả xấu cho Xí nghiệp nói riêng và toàn bộ Công ty nói chung. Như vậy đòi hỏi các nhà quản lí cũng phải quan tâm xem xét lí do giảm chi phí tiền lương cho công nhân sản xuất để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra. - Chi phí sản xuất chung giảm 4,29% , quá lớn so với tổng giá thành sản phẩm. Do Xí nghiệp đã thực hiện được triệt để các biện pháp tiết kiệm chi phí cho các khoản mục chi phí sản xuất chung của mình, giảm thiểu được các chi phí cho công tác quản lí phân xưởng, tiết kiệm tối đa các chi phí không cần thiết. Như vậy xét về tổng thể, trong đơn hàng CK6 phát sinh trong tháng 1/2001 của Xí nghiệp Giầy - da, giá thành thực tế đã giảm so với kế hoạch là 1,01%. Tuy chưa phải là mức cao song nó cũng đã đánh giá được khả năng quản lí sản xuất tốt của Xí nghiệp nói riêng và Công ty Da - Giầy Hà Nội nói chung. Từ đó sẽ giúp Công ty tạo được năng lực cạnh tranh trên thị trường về giá cả , một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Ta có thể thấy sự biến động của tổng giá thành giữa thực tế và kế hoạch qua các đồ thị sau: Đồ thị biểu diễn sự biển động của các khoản mục giá thành sản phẩm Đồ thị biểu diễn sự biến động cơ cấu của các khoản mục trong giá thành sản phẩm. phần iii. một số nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi pí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da - giầy hà nội. i. nhận xét chung về công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy hà nội. Đánh giá chung về công tác quản lí chi phí ở Công ty Da - Giầy Hà Nội. Công ty Da - Giầy Hà Nội từ khi thành lập đến nay đã trải qua bao biến động và tăng trầm. Để có một qui mô sản xuất và trình độ quản lí như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân viên của Công ty.Song song với quá trình lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lí kinh tế của Công ty cũng từng bước được nâng cao và hoàn thiện. Bằng mọi cách, mọi nỗ lực, Công ty đã cố gắng tìm biện pháp để hoà nhập bước đi của mình cùng với nhịp độ phát triển của đất nước. Đặc biệt trong điều kiện thị trường hiện nay ở nước ta, sự linh hoạt nhạy bén trong quản lí kinh tế, quản lí sản xuất đã thực sự trở thành đòn bẩy tích cực cho qúa trình phát triển của Công ty. Công ty đã vận dụng các qui luật kinh tế thị trường một cách sáng tạo đồng thời thực hiện các chủ trương cải tiến cơ chế quản lí kinh tế của Đảng và nhà nước. Chính vì thế Công ty Da - Giầy Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất. Hoàn thành các nhiệm vụ được cấp trên giao phó và không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Các sản phẩm sản xuất của Công ty đã được thị trường chấp nhận và tạo được độ tin cậy lớn với bạn hàng... Tất cả những thành tựu đạt được đó là nhờ sự nhạy bén trong công tác quản lí. Công ty luôn tìm ra các giải pháp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trên cơ sở đánh giá đầy đủ về tình hình bên ngoài cũng như bên trong của Công ty. - Công ty có bộ máy tổ chức quản lí rất gọn nhẹ, các phòng ban chức năng hoạt động đạt hiệu quả cao giúp cho ban lãnh đạo có thể tổ chức quản lí kinh tế, tổ chức sản xuất hợp lí, khoa học kịp thời. Cụ thể, phòng kế toán của Công ty gồm 6 người là những nhân viên có trình độ năng lực cao, nhiệt tình trong công việc. Trong suốt thời gian làm việc tại phòng kế toán họ đã không ngừng đạt được các thành tích đáng kể trong công tác hạch toán kế toán và được ban giám đốc đánh giá rất cao.Tuy nhiên vớí qui mô lớn như vậy mà chi có 6 nhân viên kế toán nên việc một người phải kiêm nhiệm nhiều chức năng là không thể tránh khỏi. Như vậy khối lượng công việc của một người là quá lớn gây khó khăn cho nhân viên kế toán, đòi hỏi nhân viên kế toán phải có trình độ chuyên môn cao, làm việc với năng xuất tối đa thì mới có thể hoàn thành được công việc của mình. Giữa các phòng ban chức năng cũng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau: Phòng kế toán và phòng kế hoạch luôn kết hợp chặt chẽ với nhau để xây dựng được một hệ thống giá thành đơn vị kế hoạch tương đối chính xác, giúp cho việc phân tích sự biến động của giá thành thực tế với giá thành kế hoạch để từ đó Công ty có những biện pháp thích hợp với những sự biến động đó. Thông qua các dự toán về chi phí sản xuất và kế hoạch về giá thành có thể xác định được hợp lí các tỉ lệ khi phân bổ chi phí ở từng phân xưởng cho từng loại sản phẩm. Đây thực sự là một thành tích của Công ty cần phát huy hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của quản lí. - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó giúp cho các nhà quản lí tính toán xác định được kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty mình dựa trên sự chênh lệch giữa chi phí bỏ ra cho sản xuất với kết quả thu được qua qúa trình tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu của Công ty là giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm một cách tối đa. Để đạt được mục tiêu này Công ty đã thực hiện một số biện pháp nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, tận dụng phế liệu, sử dụng hết hiệu quả công suất máy móc... Thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm cho công nhân sản xuất trực tiếp ở các Xí nghiệp, phân xưởng sản xuất, đồng thời có chế độ khuyến khích thưởng phạt rõ ràng với việc tiết kiệm nguyên vật liệu so với định mức. Điều này đã khuyến khích công nhân tích cực tham gia sản xuất, rút ngắn được thời gian sản xuất của các đơn hàng từ đó tiết kiệm được các khoản chi phí cho sản xuất chung chẳng hạn chi phí nhân viên quản lí phân xưởng, chi phí tiền điện phục vụ cho các hoạt động quản lí phân xưởng. Có chế độ thưởng phạt về việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu sẽ khiến công nhân sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng nguyên vật liệu, tiết kiệm được chi phí về nguyên vật liệu cho sản xuất, giảm bớt giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là tại từng phân xưởng đã giúp công tác quản lí chi phí theo địa điểm phát sinh đạt kết quả cao, phục vụ cho việc xác định giá thành nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Với việc tập hợp chi phí sản xuất như vậy đã giúp Công ty có những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và chỉ đạo kịp thời các phát sinh chi phí quá lớn trong từng phân xưởng để làm giảm thiểu giá thành sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên trong qúa trình tập hợp chi phí sản xuất cho từng phân xưởng còn có nhiều vấn đề chưa đảm bảo tính chính xác của chi phí đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tính đúng, tính đủ cho các chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm do đó cần phải hoàn thiện hơn. - Công ty hiện đang áp dụng hình thức sổ kế toán là “ Nhật ký - chứng từ“ đây là hệ thống sổ tương đối phức tạp, song kế toán Công ty đã bố trí toàn bộ sổ sách một cách đơn giản, thuận tiện hơn giúp cho việc lấy số liệu và ghi chép vào các sổ sách liên quan một cách chính xác và thuận tiện nhất. Sự luân chuyển sổ sách, số liệu và công tác kiểm tra đối chiếu diễn ra thường xuyên và kịp thời. Tuy nhiên khối lượng công việc vẫn là quá nhiều đòi hỏi đội ngũ kế toán phải có trình độ chuyên môn cao. - Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học, Công ty cũng đã trang bị hệ thống đầy đủ về máy vi tính cho công tác kế toán, giúp cho công tác kế toán có nhiều thuận lợi hơn trong việc ghi chép, lưu giữ các tài liệu kế toán mà trước đây phải lưu trên giấy tờ sổ sách. Tuy nhiên vấn đề ứng dụng tin học vào công tác kế toán ở Công ty Da - Giầy Hà Nội chưa được thực hiện một cách triệt để do: Trình độ hiểu biết về kế toán máy của nhân viên kế toán chưa cao, hơn nữa Công ty lại áp dụng hình thức “ Nhật ký chứng từ “ là hình thức rất khó áp dụng kế toán máy. Do đó để khắc phục vấn đề này thì Công ty phải quan tâm, chú trọng đến việc đào tạo tin học cho đội ngũ nhân viên kế toán. Nhận xét cụ thể về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Da - Giầy Hà Nội. Nhận xét về công tác tập hợp chi phí sản xuất. Công ty Da - Giầy Hà Nội thực hiện tập hợp chi phí sản xuất theo hai phương pháp là tập hợp trực tiếp và tập hợp gián tiếp. Việc sử dụng hai phương pháp này giúp cho Công ty tập hợp chi phí sản xuất nhanh chóng và linh hoạt hơn. - Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nhìn chung Công ty thực hiện đầy đủ mọi qui trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Các phát sinh về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được mở sổ ghi chép đúng chế độ, hợp lí theo yêu cầu của công tác kế toán. Công ty sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước để tính giá thực tế vật liệu xuất kho. Do Công ty có ít danh điểm vật liệu, số lần nhập, xuất không nhiều nên việc áp dụng phương pháp này là tương đối hợp lí. Tuy nhiên nếu trong điều kiện giá cả biến động thì phương pháp này lại không phù hợp vì làm giá nguyên vật liệu trực tiếp tăng, giảm đột ngột ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Ví dụ : Trong tháng 1/2001 xuất 4950 bia da Napa theo giá thực tế tính theo phương pháp nhập trước xuất trước là: Zntxt = ( 580 x 28.000 + 4370 x 28.200 ) = 139.474.000 đồng Nhưng theo giá thực tế thị trường là: Ztttt = 4950 x 28.200 = 139.590.000 đồng Như vậy doanh nghiệp đã tính vào chi phí nguyên vật liệu giá trị nguyên vật liệu xuất dùng giảm so với thực tế là 139.590.000 - 139.474.000 = 116.000 đồng. Điều này đã gây ra một khoản lãi giả cho doanh nghiệp tương ứng là 116.000 đồng. - Về chi phí nhân công trực tiếp: Công ty thực hiện chế độ lương khoán theo sản phẩm hoàn thành của mỗi công nhân sản xuất. Đây là phương pháp trả lương hợp lí, giúp Công ty đạt được hiệu quả cao trong sản xuất. Đối với phương pháp này mỗi công nhân muốn có thu nhập cao thì phải tích cực sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm như vậy năng xuất sẽ tăng cao, Công ty có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch về thời gian sản xuất từ đó tiết kiệm được các khoản chi phí về thơì gian khác. Việc trả lương theo sản phẩm hoàn thành cũng khiến cho mỗi công nhân sản xuất phải có trách nhiệm hơn với sản phẩm sản xuất ra của mình, do đó chất lượng sản phẩm cũng được đảm bảo hơn. - Về chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng đơn hàng theo tỉ lệ với qui mô, sản lượng của từng đơn hàng. Cách phân bổ này đơn giản và thuận lợi cho việc tính giá thành song không chính xác vì không phản ánh được đầy đủ các chi phí phát sinh cho từng đơn hàng. Có thể có đơn hàng lớn nhưng chi phí sản xuất chung cho nó lại không cao vì thời gian sản xuất ngắn do tăng năng xuất lao động, nhưng vẫn phải chịu chi phí sản xuất chung cao sẽ làm tăng giá thành sản xuất của đơn hàng đấy và không phản ánh đúng kết quả của nó. Hơn nữa xét về cơ cấu chi phí thì chi phí sản xuất chung chiếm một tỉ lệ khá lớn trong tổng chi phí sản xuất, điều này là do khoản chi phí trả trước chưa được phân bổ hợp lí làm cho chi phí sản xuất chung tăng lên ảnh hưởng đến giá thành sản xuất sản phẩm. Ngoài ra trong qúa trình sản xuất kinh doanh, thực tế Công ty cũng có phát sinh những khoản thiệt hại như sản phẩm hỏng, sản phẩm chưa đúng tiêu chuẩn... Những khoản thiệt hại này đáng lẽ ra phải được theo dõi riêng để không phải tính vào giá thành sản phẩm vì như vậy sẽ làm tăng giá thành sản phẩm mà thực chất nó không bao gồm các thiệt hại trên. Nhận xét về công tác tính giá thành. Công tác tính giá thành của Công ty Da - Giầy Hà Nội là tương đối phức tạp do phương pháp, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có nhiều chênh lệch. Công ty Da - Giầy Hà Nội sử dụng phương pháp tập hợp chi phí theo từng phân xưởng sản xuất và tập hợp chi phí cho từng tháng để đến cuối tháng kế toán báo cáo tình hình chi phí lên Công ty. Nhưng khi tính giá thành lại tính giá thành theo từng đơn đặt hàng do đó phải phân bổ chi phí cho từng đơn hàng cụ thể. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thì việc phân bổ chi phí không có khó khăn vì có thể tính trực tiếp được cho từng đơn hàng căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho đơn hàng đó và căn cứ vào khối lượng sản phẩm của đơn hàng để tính được tiền lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên đối với chi phí sản xuất chung thì không thể phân định rạch ròi khoản nào nằm trong chi phí sản xuất chung cuả đơn hàng do đó sẽ phải phân bổ theo một tiêu thức nhất định. Để tính được giá thành của từng đơn hàng kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn hàng theo qui mô, sản lượng của từng đơn hàng. Điều này giúp cho việc tính giá thành trở nên đơn giản hơn song không phản ánh được chính xác chi phí sản xuất chung của từng đơn hàng. Hiện nay Công ty thực hiện tính giá thành theo phương pháp tỉ lệ, căn cứ vào giá thành kế hoạch và sản lượng thực tế của đơn đặt hàng để tính ra tổng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế, sau đó dựa vào tổng giá thành thực tế tính hệ số giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành kế hoạch để từ đó tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Đây là phương pháp tính giá thành đơn giản và tương đối chính xác, song nó cũng phụ thuộc không ít vào giá thành kế hoạch cho từng loại sản phẩm mà Công ty đã xây dựng nên. Nếu Công ty không xác định được đúng giá thành kế hoạch cho từng sản phẩm thì sẽ dẫn đến việc tính giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm sẽ bị sai lệch. Có thể giá thành thực tế của loại sản phẩm này là lớn so với các sản phẩm khác nhưng khi xác định giá thành kế hoạch lại xác định thấp nên đến khi tính giá thành thực tế theo phương pháp tỉ lệ sẽ không phản ánh đúng chi phí của nó. Do đó để có thể tính giá thành một cách chính xác thì việc xác định giá thành kế hoạch phải được thực hiện một cách cẩn thận chính xác. Mặc dù còn tồn tại một vài hạn chế nhưng nhìn chung công tác tính giá thành của Công ty đã được thực hiện một cách đầy đủ và tương đối chính xác. ii. một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Da - Giầy Hà Nội. Một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng trong công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là phải tính đúng và tính đủ các yếu tố chi phí phát sinh. Không những thế mà còn phải đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu quản lí. Qua qúa trình thực tập tìm hiểu thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, em thấy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Da - Giầy Hà Nội còn một số hạn chế cần khắc phục. Sau đây em xin được đưa ra một vài ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1. Kiến nghị về việc sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp. Công ty Da - Giầy Hà Nội áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước để tính giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng. Đây là phương pháp phù hợp đối với điều kiện của Công ty là ít danh điểm vật liệu và khi không có sự thay đổi lớn về giá cả. Do vậy nếu trong trường hợp giá cả thị trường tăng lên thì phương pháp này sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm xuống, giảm giá thành sản xuất so với thực tế giá trên thị trường, có thể gây nên sai sót trong việc xác định giá bán của sản phẩm sản xuất ra. Như vậy theo em để phản ánh được chính xác hơn giá trị nguyên vật liệu xuất dùng thì nên tính giá nguyên vật liệu xuất dùng theo giá thực tế của thị trường để phản ánh đúng giá trị của nguyên vật liệu đã tham gia sản xuất. Sau đó đến cuối kỳ có thể xác định giá trị chênh lệch sau rồi đưa vào chi phí hay lợi nhuận của Công ty. 2. Kiến nghị về chi phí nhân công trực tiếp. Công ty nên có những chính sách thích hợp hơn nữa để khuyến khích công nhân tăng năng xuất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu trong qúa trình sản xuất. Phải có biện pháp xử lí nghiêm ngặt đối với những khoản thiệt hại do công nhân gây ra do làm ẩu, do thiếu tinh thần trách nhiệm. Có như vậy mới tiết kiệm được tối đa chi phí tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. 3. Kiến nghị về các khoản chi phí sản xuất chung. Các khoản chi phí sản xuất chung hiện nay ở Công ty còn quá lớn, chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng giá thành sản phẩm do đó Công ty nên xem xét, cân đối lại các khoản chi phí sản xuất chung này. Chẳng hạn như cắt giảm bớt các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài nếu không thật sự cần thiết. 4. Kiến nghị về việc hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. Trong quá trình sản xuất Công ty không thể tránh khỏi các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng, ngừng sản xuất bất thường, hơn nữa những khoản này lại không phải là nhỏ. Nhưng trên thực tế Công ty chưa có kế hoạch hạch toán riêng các khoản này mà vẫn tính chung vào giá thành sản phẩm làm tăng giá thành sản phẩm, buộc các sản phẩm tốt vẫn phải gánh chịu cả chi phí cho các sản phẩm hỏng. Đây là điểm chưa hợp lí. Theo em Công ty nên sớm có những biện pháp cụ thể để hạch toán riêng các khoản thiệt hại này. Chẳng hạn phải tìm được các nguyên nhân gây ra các thiệt hại đó. Nếu xác định được lỗi do người sản xuất gây nên thì phải yêu cầu bồi thường thiệt hại để bù đắp chi phí. Còn nếu do thiên tai, hoả hoạn thì phải tính vào chi bất thường của Công ty chứ không được phép tính vào giá thành sản xuất sản phẩm. 5. Kiến nghị về cách tập hợp chi phí. Hiện nay Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo cả tháng sau đó mới phân bổ cho từng đơn hàng nên sẽ gây khó khăn hơn khi xác định giá thành sản xuất cho từng đơn hàng. Cụ thể là khi tính giá thành cho đơn hàng thì lại phải kiểm tra các phiếu xuất vật tư để xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho đơn hàng đó. Đồng thời cũng phải tính toán số lượng từng loại sản phẩm để xác định tiền lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất và sau đó cũng phải phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn hàng. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn hàng của Công ty là tương đối phức tạp song thực tế Công ty lại chưa có biện pháp tập hợp, theo dõi chi phí cho từng đơn hàng trên một sổ theo dõi riêng do đó rất dễ gây nên nhầm lẫn. Vì vậy theo em Công ty nên sớm sử dụng một quyển sổ riêng để theo dõi chi phí sản xuất cho từng đơn hàng. 6. Kiến nghị về phương pháp giảm giá thành. Để giảm giá thành Công ty phải thực hiện giảm đối với từng khoản mục của giá thành. Hiện nay xét về cơ cấu khoản mục giá thành thì khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng cao nhât trong tổng giá thành. Do đó nếu tập chung việc giảm giá thành vào tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ đạt kết quả tốt nhất. Theo em Công ty nên có biện pháp để giảm tối đa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chẳng hạn như: Đối với các loại nguyên vật liệu phải đi xa mua thì Công ty nên cân nhắc tìm vật liệu thay thế khác mà không phải đi xa để mua từ đó sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển (làm giảm giá nguyên vật liệu mua ngoài). Trong qúa trình sản xuất phải thật coi trọng công tác quản lí sử dụng nguyên vật liệu để giảm tối đa các lãng phí thất thoát nguyên vật liệu. Đối với chi phí sản xuất chung thì Công ty cần thực hiện tiết kiệm bằng cách: Vì trong chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi do đó muốn giảm bớt chi phí sản xuất chung trong tổng giá thành thì cần phải tăng khối lượng sản phẩm sản xuất trong cùng một đơn vị thời gian để chi phí cố định sẽ được san bớt sang các sản phẩm khác từ đó sẽ giảm được giá thành đơn vị từng sản phẩm. 7. Kiến nghị về việc sử dụng máy vi tính trong kế toán. Hiện nay do nhu cầu thông tin đòi hỏi ngày càng cao, việc xử lí các thông tin trên máy vi tính đang là vấn đề bức xúc trong toàn ngành kinh tế nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có qui mô lớn, khối lượng nghiệp vụ nhiều. Công ty Da - Giầy Hà Nội đã trang bị được một hệ thống máy vi tính tương đối hiện đại để phục vụ cho công tác kế toán, tuy nhiên trên thực tế thì nó chưa thật sự là công cụ phục vụ đắc lực cho các nhân viên kế toán trong việc tập hợp và xử lí các số liệu kế toán. Lí do là Công ty đang sử dụng hình thức Nhật ký chứng từ, đây là hình thức kế toán có khối lượng công việc nhiều, khó sử dụng kế toán máy. Mặt khác do trình độ tin học của nhân viên kế toán chưa cao, chưa có khả năng sử dụng thành thạo kế toán máy. Do vậy để có thể sử dụng được kế toán máy thì Công ty nên sử dụng hình thức Nhật ký chung, là hình thức thuận tiện cho việc ứng dụng tin học vào kế toán. Hơn nữa Công ty nên tổ chức cho nhân viên kế toán học tập thêm về kế toán máy, nâng cao trình độ tin học để có thể làm việc đạt hiệu quả cao nhất. kết luận Kế toán nói chung hay kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng hiện nay đang giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác điều hành và quản lí doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác và đầy đủ các chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là điều kiện cần thiết để cung cấp các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp họ có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn kịp thời cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó thực hiện quản lí chi phí sản xuất tốt sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế . Qua qúa trình thực tập tại Công ty Da - Giầy Hà Nội , sau khi nghiên cứu thực tế em càng thấy rõ vai trò quan trọng của công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong bài viết này em đã cố gắng trình bày, phân tích được phần nào công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Da - Giầy Hà Nội và đã mạnh dạn rút ra được một số ý kiến nhận xét về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, dưới góc độ một sinh viên thực tập chưa có nhiều kinh nghiệm nên có thể vẫn còn có hạn chế vì vậy em mong muốn qua bài viết này sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè, giúp em hiểu thêm về công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, TS Nguyễn Minh Phương cùng toàn thể cán bộ nhân viên phòng kế toán Công ty Da - Giầy Hà Nội đã giúp em hoàn thành bài viết này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0598.doc
Tài liệu liên quan