Đề tài Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu tại công ty thương mại xuất - Nhập khẩu Hà Nội

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ và trong hạch toán kế toán phát sinh nhiều vấn đề liên quan . Do vậy , trong khi chờ có một bộ luật riêng về kế toán, bộ tài chính thường ban hành một số thông tư , nghị định.nhằm phục vụ cho quá trình hạch toán thuận tiện hơn. Chính vì thế, nhiệm vụ của kế toán trong công ty là cần phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới này để áp dụng kịp thời trong công tác hạch toán kế toán. Thứ ba : về hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu, khi hàng về cảng thì theo chế độ kế toán phải hạch toán vào TK 151 để phản ánh hàng hoá đã thuộc quyền sở hữu của đơn vị nhưng còn đang đi đường chưa nhập kho. Vì từ khi kiểm nhận hàng tại cảng đến khi hàng về nhập kho phải trải qua một khoảng thời gian để lưu kho bãi, vận chuyển bốc dỡ, có thể là lắp ráp. Tất cả những hao hụt mất mát trong quá trình này, Công ty phải chịu chi phí. Do đó, việc Công ty chỉ hạch toán vào TK 1561 khi hàng về nhập kho sẽ không phản ánh chính xác lượng hàng hoá hiện có thuộc quyền sở hữu của mình và dẫn đến theo dõi không chặt chẽ lượng hàng mua vào.

doc72 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu tại công ty thương mại xuất - Nhập khẩu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oản kế toán công ty sử dụng một cách đầy đủ. Ngoài việc áp dụng những tài khoản mang tính bắt buộc, công rty còn mở một số tài khoản chi tiết nhằm phục vụ cho quá trình hạch toán. Hệ thống tài khoản kế toán công ty sử dụng được phản ánh ở Phụ lục 1. III. Thực trạng hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá và lưu chuyển hàng nhập khẩu tại Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Hà nội . Hiện nay, Công ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Hà nội thực hiện kinh doanh chủ yếu là thu mua và tiêu thụ hàng nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu công ty cũng tiến hành kinh doanh nhưng không nhiều, do kim ngạch thu từ hoạt động xuất khẩu con thấp ( chiếm khoảng 20% tổng doanh thu). Vì thế, công ty chú trọng vào hai công việc chính : Nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài về bán trong nước . Kinh doanh lưu chuyển hàng nội địa. Hàng hoá nhập khẩu của công ty hiện nay rất đa dạng, được nhập từ nhiều nước trên thế giới với tiêu chí thoả mãn ngày càng cao nhu cầu về số lượng, chất lượng và thị hiếu các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước. Trong quá trình kinh doanh hàng nhập khẩu, phương thức nhập khẩu hàng hoá được áp dụng tại công ty là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác , trong đó nhập khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn. Phương thức thức thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu công ty chủ yếu sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng ( Letter of Credit – L/C ), có thể thanh toán ngay hoặc trả chậm tuỳ theo điều khoản thoả thuận trong hợp đồng giữa công ty và bạn hàng nước ngoài. Đồng tiền trong thanh toán kinh doanh hàng nhập khẩu thường sử dụng là đồng đô la Mỹ- USD và một số ngoại tệ khác là : Đô la Singapo, France,Yên Nhật... và được thanh toán từ tài khoản của công ty mở tại ngân hàng hoặc vay của ngân hàng để trả và chịu lãi suất. 1. Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp của công ty . Đây là phương thức nhập khẩu chủ yếu của công ty . Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu trực tiếp, các phòng ban, sau khi nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu ở thị trường trong và ngoài nước, lập phương án kinh doanh trình lên ban giám đốc công ty. Một phương án kinh doanh có nội dung chủ yếu bao gồm : Nhận định hàng hoá kinh doanh, thị trường và khách hàng, phân tích thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh mặt hàng đó, xây dựng các chỉ tiêu về : giá nhập khẩu , chi phí liên quan đến nhập khẩu, lãi vay ngân hàng, giá bán trong nước, chi phí bán hàng, thực lãi thu được(dự tính) ... và nêu rõ phương thức , thời gian thanh toán . Ban giám đốc sẽ xem xét phương án kinh doanh , nếu phương án kinh doanh đó hợp lý và hiệu quả ban giám đốc phê duyệt. Sau đó, các phòng kinh doanh trực tiếp giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng mua hàng nhập khẩu ( hợp đồng ngoại ) và hợp đồng bán cho khách hàng (hợp đồng nội), hợp đồng nội có thể được ký kêt trước hoặc sau khi ký kết hợp đồng ngoại, thực hiện hợp đồng nội là công việc cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu . Sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu , phòng kế toán làm thủ tục mở L/C. Nhà cung cấp nước ngoài sẽ gửi một bộ chứng từ cho ngân hàng mở thư tín dụng và xuất hàng. Thông thường, bộ chứng từ bao gồm: - Hoá đơn thương mại ( Invoice). - Vận đơn ( Bill of lading- B/L ) hoặc ( Bill of air – B/A) - Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy) - Giấy chứng nhận xuất khẩu . - Giấy chứng nhận phẩm chất ( Certificate of quality) - Phiếu đóng gói ( Packing List ) - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ( Certificate of Orginal ) Việc thanh toán ngay sau khi nhận được hàng từ Cảng hay thanh toán chậm tuỳ thuộc vào điều khoản thoả thuận trong hợp đồng . Khi nhận được giấy báo hàng đã về , công ty cử người và phương tiện đi nhận hàng. Tại Cảng, nhân viên công ty được cử đi phải xuất trình vận đơn cho người chuyên chở để dỡ hàng, tiến hành làm các thủ tục hải quan khác theo quy định. Các chứng từ hải quan thường bao gồm: Tờ khai hàng hoá nhập khẩu . Phụ lục kèm theo tờ khai. Biên bản giám định của hải quan. Các chứng từ về chi phí vận chuyển bốc dỡ , thuê nhân công. Tất cả các chứng từ trên sẽ được chuyển cho phòng kế toán một bộ để làm căn cứ hạch toán . Để minh hoạ cho quá trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp , ta có thể theo dõi nghiệp vụ sau : Tài liệu tháng 7 năm 2002, Công ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Hà nội ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hoá với công ty Samsung Electonic Co.Ltd. Hợp đồng số 025/MWO, được ký kết ngày 27/7/2002 về việc Công ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Hà nội nhập khẩu lô hàng lò vi sóng của công ty Samsung Co.Ltd. Đây là lô hàng do phòng XNK 2 tiến hành ký kết , cụ thể như sau : Mặt hàng nhập khẩu : Lò vi sóng Samsung – Model CE 2713. Số lượng : 390 (Chiếc) Đơn giá nguyên tệ : 90 USD/ Chiếc. Tổng giá trị lô hàng : 35100 USD Giao hàng theo giá CIF tại Cảng biển Hải Phòng, Việt nam . Phương thức thanh toán ngay vào tài khoản người bán sau khi người mua kiểm tra nhận hàng * Ngày 5/8/2002 , Phòng kế toán tiến hành ký quỹ để mở L/C (bằng 20% tổng giá trị lô hàng) tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội ( Hanoi Bank for agricultural & Rual Developpment ). Bộ chứng từ mở L/C thường gồm : Giấy xin mở tín dụng hàng hoá nhập khẩu , bản sao hợp đồng , giấy phép nhập khẩu , uỷ nhiệm chi để ký quỹ và trả phí ngân hàng . * Khi nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng , kế toán sẽ căn cứ vào đó ghi nhận số tiền ký quỹ vào Bảng kê chi tiền gửi ngân hàng (TGNH) – 1121B (kèm theo Biểu mẫu 4), Sổ theo dõi TK 144 (kèm theo Biểu mẫu 5 ). Kế toán căn cứ vào đó để định khoản (đơn vị tính VNĐ), tỷ giá trong ngày 15.320 VNĐ/USD : Nợ TK 144 : (20%*35100*15.320 = 107.546.400) Có TK 1121 : 107.546.400 Đồng thời, tính khoản phí mở L/C phải nộp, thuế GTGT khoản phí này là 10%: Nợ TK 641 : 122.212 Nợ TK 133 : 12.221 Có TK 1121 : 134.433 (Phí L/C được tính : 0,125% x 107.546.400 = 134.433) * Đến ngày 10/2/2002, Công ty nhận được thông báo hàng đẫ về Cảng. Phòng XNK 2 viết giấy đề nghị tạm ứng tiền để đi nhận hàng. Căn cứ vào giấy đề nghị này, kế toán viết phiếu chi , phiếu chi được lập thành 3 liên, liên 1 lưu, liên 2 giao cho người nhận tiền, liên 3 để ghi sổ. Phiếu chi có mẫu như sau : Phiếu chi. Đơn vị : Công ty TM – XNK Hà nội Địa chỉ : 142 , Phố Huế Phiếu chi Ngày 10/8/2002 Mẫu số 02- TT Quyển số :... Số : 20 - Họ và tên người nhận tiền : Nguyễn Thanh Phương - Địa chỉ : Phòng XNK 2 - Lý do chi : Tạm ứng đi nhận hàng. - Số tiền : 7.000.000 (đồng) - Bằng chữ : Bẩy triệu đồng chẵn. Thủ trưởng đơn vị (đã ký) Kế toán trưởng (đã ký) Người lập phiếu (đã ký) Người nhận tiền (đã ký) Căn cứ vào phiếu chi , kế toán tiến hành định khoản : Nợ TK 141 : 7.000.000 Có TK 111 : 7.000.000 Đồng thời, ghi sổ theo dõi TK 141, Bảng kê chi TK 111 theo quy định. * Ngày 12/8/2002, sau khi cán bộ phòng XNK 2 đi nhận hàng , làm thủ tục hải quan, kiểm nhận hàng và chuyển về kho của công ty , phòng kế toán nhận được bộ chứng từ từ phòng XNK 2 gồm : Phiếu nhập kho. Tờ khai hàng hoá nhập khẩu Bộ chứng từ do người xuất khẩu cấp. Đồng thời nhận được phiếu nhập kho do bộ phận kho chuyển đến . Phiếu nhập kho này cũng được lập thành 3 liên : Liên 1 lưu tại quyển, liên 2 phòng XNK 2 giữ, liên 3 được sử dụng để thủ kho ghi vào thẻ kho rồi chuyển lên cho kế toán hàng hoá ghi sổ. Phiếu nhập kho có mẫu như sau ( đơn vị tính VNĐ) – Phiếu nhập trang 50 : Đơn vị: Công ty TM – XNK Hà nội Địa chỉ : 142, Phố Huế Phiếu nhập kho Ngày 12/8/2002 Mẫu số 01 – VT Số: 30 Nợ : 1561 Có : 151 Họ và tên người nhập hàng : Nguyễn Thanh Phương Địa chỉ : Phàng XNK 2 Nhập tại kho : XNK 2. Số TT Tên hàng Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Lò vi sóng Samsung Chiếc 390 390 1.931.823 753.414.480 Cộng 390 390 1.931.823 753.414.480 Tổng số tiền : (bằng chữ) Bẩy trăm năm mươi ba triệu bốn trăm mười bốn nghìn bốn trăm tám mươi đồng chẵn. Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) * Căn cứ vào phiếu phập kho, kế toán tiến hành định khoản nghiệp vụ trên như sau : Nợ TK 1561 : 753.414.480 Có TK 331 : 538.153.200 Có TK 3333 : 215.261.280 (Tỷ giá tạm tính của ngày 12/8/2002 là 15.332 VNĐ/USD , thuế nhập khẩu của lô hàng bằng 40% giá trị tổng lô hàng ) - Phải trả người bán : 35.100 x 15.332 = 538.153.200 (VNĐ) - Thuế nhập khẩu phải nộp : 40% x 538.153.200 = 215.261.280 (VNĐ) Kế toán sẽ phản ánh lượng hàng nhập của nghiệp vụ này thông qua Bảng kê nhập hàng hoá được ghi cho tất cả các loại hàng theo Biểu mẫu 1. Đồng thời, với việc ghi Bảng kê nhập hàng trên, kế toán cũng theo dõi từng loại hàng hoá xuất nhập khẩu trên Sổ chi tiết vật tư hàng hoá được lập cho từng loại hàng hoá để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của hàng hoá . Biểu mẫu 2. * Ngày 13/8/2002, Ngân hàng thông báo về số thuế nhập khẩu phải nộp, thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán viết uỷ nhiệm chi thanh toán toàn bộ số tiền theo thông báo. Nghiệp vụ này được thể hiện qua việc kế toán định khoản như sau: Nợ TK 3333 : 215.261.280 Nợ TK 33312 : 75.341.448 Có TK 1121 : 290.602.728 Thuế nhập khẩu hàng hoá được theo dõi trong Sổ theo dõi TK 3333 như sau: Sổ theo dõi TK 3333 Tháng 8/2002 Ngày Chứng từ Mặt hàng Nợ TK 1561, Có TK 3333 Nợ TK 3333, Có TK 111 1121 ...... ..... ..... ..... ...... ....... 7/8 22 Xe lu lăn đường 3.727.800 ........ 3.727.800 12/8 30 Lò vi sóng 215.216.280 .... 215.216.280 .... .... .... .... .... ..... Đồng thời, kế toán phản ánh lượng tiền gửi trong tài khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào Bảng kê chi TGNH -TK 1121B (Biểu mẫu 4) * Ngày 18/8/2002, phòng kế toán nhận được thông báo của ngân hàng về việc thanh toán cho công ty Samsung Co.Ltd lô hàng nhập ngày 12/8/2002, tỷ giá ngoại tệ thanh toán trong ngày là 15.337 VNĐ/USD , kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 331 : 538.153.200 Nợ TK 413 : 56.160 Có TK 3111 : 430.662.960 Có TK 144 : 107.546.400 Trong đó, công ty vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán , số tiền được tính : 35.100 x 80% x 15337 =430.662.960 (VNĐ) Tiền ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng : 107.546.960 (VNĐ) Chênh lệch tỷ giá : 56.160 (VNĐ) Đồng thời căn cứ vào thông báo của ngân hàng về khoản tiền phí thanh toán ngân hàng, khoản phí này được coi như chi phí bán hàng và được hạch toán, theo dõi vào Bảng kê TK 641, Bảng kê này cũng có mẫu tường tự như Bảng kê chi TK 1121B. Kế toán định khoản nghiệp vụ này như sau : Nợ TK 641 : 694.740 Nợ TK 133 : 69.474 Có TK : 764.214 Để tiện cho việc theo dõi các khoản nợ người bán, kế toán phản ánh vào Sổ chi tiết thanh toán với người bán theo mẫu sau: Đơn vị : Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội . Mẫu số: s17-skt/dnn sổ chi tiết thanh toán với người bán Tháng 8/2002 Tài khoản : 331 Tên hàng : Lò vi sóng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tỷ giá Số phát sinh Số Dư Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 12/8 30 12/8 Nhập 390 chiếc lò vi sóng 1561 15.332 538.153.200 18/8 5003 18/2 Thanh toán lô hàng trên 3111 15.337 430.662.960 144 15.320 107.546.400 Chênh lệch tỷ giá 413 56.160 Số dư cuối kỳ 538.209.360 538.209.360 0 Sổ chi tiết với người bán được lập cho mỗi phòng thưc hiện kinh doanh nhập khẩu một quyển, mỗi trang là một mặt hàng của phòng đó. Công ty lập sổ chi tiết thanh toán cho từng nhà cung cấp vì các nhà cung cấp do các phòng tiến hành kinh doanh nhập khẩu khác nhau. Ngoài việc ghi sổ chi tiết thanh toán với người bán, kế toán cũng phản ánh vào Bảng kê TK 331 để tiện theo dõi quá trình thanh toán của từng lô hàng (kèm theo ở Biểu mẫu 3) * Khi nhận được tờ khai thuế, kế toán ghi nhận thuế GTGT của hàng nhập khẩu theo phương pháp khấu trừ : Nợ TK 133 : 75.341.448 (= 10% x 753.414.480) Có TK 33312 : 75.341.448 Đồng thời, kế toán ghi các khoản thuế này vào Sổ theo dõi thuế GTGT, sổ này được theo dõi theo từng tháng( kèm theo ở Biểu mẫu 9 ). * Các khoản chi phí giám định hàng hoá , chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí ăn ở, đi lại của nhân viên đi nhận hàng , chi phí hải quan...kế toán lập phiếu thu, thu lại khoản tạm ứng thừa và xác định các khoản chi phí đó thuộc chi phí bán hàng, nghiệp vụ này được định khoản như sau : Nợ TK 641 : 5.000.000 Nợ TK 111 : 2.000.000 Có TK 141 : 7.000.000 Trên đây là quá trình hạch toán nhập khẩu trực tiếp tại Công ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Hà Nội. Nhằm đảm bảo tính chính xác, hợp lý, kịp thời trong công tác hạch toán kế toán của công ty, đòi hỏi kế toán viên phải thực hiện việc ghi chép có trật tự, đúng trình tự vả hàng tháng phải đối chiếu giữa các sổ. Trong công tác hạch toán kế toán của công ty, nhìn chung kế toán viên đã phản ánh kịp thời, chính xác và khoa học các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Các số liệu trong các sổ, các bảng kê đầy đủ, rõ ràng giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu diễn ra thuận tiện. Nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp lô hàng “ Lò vi sóng” theo tài liệu tháng 7 và tháng 8 năm 2002 của công ty tuy em chưa hoàn toàn trình bày một cách cụ thể , chi tiết tất cả các sổ , các bảng kê, nhưng một số sổ và bảng kê dẫn kèm theo sau đây đã phần nào phản ánh quy trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp tại Công ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Hà Nội. Bảng kê nhập hàng hoá (Biểu Mẫu 1), Sổ chi tiết vật tư hàng hoá (Biểu Mẫu 2 ), Bảng kê TK 331 (Biểu Mẫu 3), Bảng kê chi TGNH-TK1121B (Biểu Mẫu 4), Sổ theo dõi TK 144 ( Biểu Mẫu 5 ) được minh hoạ ở các trang sau đây : 2. Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác. Để thực hiện hoạt động nhập khẩu uỷ thác, công ty phải ký kết hai hợp đồng : một hợp đồng nội với đơn vị uỷ thác và một hợp đồng ngoại với đơn vị nước ngoài ( đơn vị xuất khẩu ). Ngoài ra, giữa bên nhận uỷ thác và bên uỷ thác còn phải có một biên bản thanh lý hợp đồng , đây là cơ sở để hai bên thống nhất theo dõi thanh toán tiền hàng và đi đến kết thúc hợp đồng . Mọi thủ tục tiến hành ký kết hợp đồng ngoại đều giống như khi tiến hành nhập khẩu trực tiếp. Khi nhận được thông báo hàng về Cảng , thì công ty sẽ báo cho bên uỷ thác để cùng ra nhận hàng và giao luôn cho họ. Theo tài liệu của công ty tháng12/2002, công ty tiến hành nhận hợp đồng uỷ thác nhập khẩu . Cụ thể như sau : * Ngày 25/10/2002, hợp đồng uỷ thác nhập khẩu số 08/UT/2002 được ký kết giữa công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mesa (bên A, bên giao uỷ thác ) và Công ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Hà nội (bên B, bên nhận uỷ thác ) về việc bên B nhận nhập khẩu cho bên A lô hàng nồi cơm điện , dạng linh kiện rời, đồng bộ hiệu Liona, tổng giá trị lô hàng là : 6.640 USD. Theo như thoả thuận giữa hai công ty trong hợp đồng , các bên đều phải có những trách nhiệm nhất định : - Trách nhiệm của bên A: + Chuẩn bị tiền hàng để bên B tiến hành nhập khẩu, sau khi ký kết hợp đồng ngoại, bên A phải chuyển số tiền bằng 30% giá trị hợp đồng để bên B ký quỹ mở L/C, số tiền còn lại sẽ thanh toán hết trong vòng một tháng sau khi nhận được hàng. + Thanh toán cho bên B phí uỷ thác nhập khẩu bằng 1% giá trị hợp đồng . + Chịu mọi chi phí và các khoản thuế : phí mở L/C, phí thanh toán , phí hải quan , phí vận chuyển, bốc dỡ, thuế nhập khẩu và TTĐB (nếu có). - Trách nhiệm của bên B : + Chịu trách nhiệm giao dịch và ký kết hợp đồng ngoại , làm mọi thủ tục liên quan đến việc nhập khẩu lô hàng. + Tiến hành mở L/C và thanh toán toàn bộ cho nhà cung cấp và các khoản thuế. + Sau khi ký kết hợp đồng ngoại và mở L/C, bên B chuyển cho bên A một hồ sơ bao gồm : hợp đồng ngoại, L/C và các giấy tờ liên quan. Quá trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác diễn ra như sau : * Ngày 5/11/2002, phòng kế toán nhận được giấy báo cố của ngân hàng về việc công ty Mesa chuyển tiền vào tài khoản của mình với số tiền bằng 30% giá trị lô hàng. Kế toán tiến hành ghi vào Bảng kê thu TK 1121B , Sổ theo dõi TK 1388 theo định khoản sau : Nợ TK 1121B : 30.577.200 Có TK 1388 : 30.577.200 Số tiền bên A chuyển : 30% x 6.640 x 15.350 = 30.577.200 (VNĐ), tỷ giá ngoại tệ trong ngày : 15.350 VNĐ/USD. * Đến ngày 9/11/2002, công ty ký quỹ mở L/C cho hợp đồng nhập khẩu uỷ thác , việc ghi sổ tương tự như trường hợp nhập khẩu trực tiếp : Nợ TK 144 : 30.577.200 Có TK 1121B : 30.577.200 * Ngày 14/12/2002, phòng kế toán nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng , kế toán tiến hành kiểm tra thấy phù hợp với L/C và chuyển cho bên A một bộ : * Ngày 7/1/2003, công ty nhận được thông báo hàng đã về đến Cảng và thông báo cho bên A để bên A cử người cùng người của công ty đi nhận hàng. Công ty không nhập kho lô hàng nói trên mà giao ngay cho công ty TNHH thương mại và dịch vụ Mesa, kế toán phản ánh việc giao hàng cho bên uỷ thác như sau : Nợ TK 1388 : 122.388.480 Có TK 331 : 101.990.400 Có TK 3333 : 20.398.080 Tỷ giá thanh toán trong ngày là 15.360 VNĐ/USD Trị giá lô hàng : 6.640 x 15360 = 101.990.400 Thuế nhập khẩu : 20% x 101.990.400 = 20.398.080 * Căn cứ vào tờ khai thuế, kế toán phản ánh thuế GTGT lô hàng uỷ thác vào Sổ theo dõi thuế GTGT và ghi theo dõi TK 1388. Nợ TK 1388 : 12.238.848 Có TK 33312 : 12.238.848 Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp : 10% x 122.388.480 = 12.238.848 * Các khoản phí mở L/C , phí nhập khẩu kế toán phản ánh như sau : Nợ TK 1388 : 5.730.500 Có TK 111 : 5.730.500 * Ngày 10/1/2003, công ty TNHH thương mại và dịch vụ Mesa đưa tiền nộp hộ thuế , kế toán ghi : Nợ TK 1121B : 32.636.928 Có TK 1388 : 32.636.928 Các khoản thuế phải nộp : 20.398.080 + 12.238.848 = 32.636.928 * Khi nộp thuế xong kế toán phản ánh chi tiền gửi ngân hàng : Nợ TK 33312 : 12.238.848 Nợ TK 3333 : 20.398.080 Có TK 1121B : 32.636.928 * Hoa hồng uỷ thác nhận được : Nợ TK 1388 : 1.019.572 Có TK 511 : 926.884 Có TK 33311 : 92.688 Hoa hồng uỷ thác mà công ty nhận được : 1% x 6.640 x 15.355 = 1.019.572 * Toàn bộ quá trình nhập khẩu uỷ thác tại công ty sẽ được theo dõi trên sổ chi tiết TK 1388 theo mẫu quy định . Sổ này được , mở riêng cho đối tượng hàng nhập khẩu uỷ thác . Số chi tiết TK 1388 được minh hoạ qua Biểu mẫu 6 ở trang bên: 3. Kế toán tiêu thụ hàng nhập khẩu : Khi hàng nhập khẩu đã được nhập về kho, công ty tiến hành tổ chức tiêu thụ trong nước. Hình thức tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu là bán buôn trực tiếp qua kho và thường được xuất theo từng lô. Công ty sử dụng giá thực tế đích danh để hạch toán trị giá vốn của hàng bán. Tài liệu công ty tháng 10 năm 2002, công ty tiến hành tiêu thụ lô hàng lò vi sóng Samsung nhập khẩu từ tháng 8 năm 2002. * Ngày 16/8/2002, hợp đồng mua bán được ký kết với Xí nghiệp Dịch vụ Sửa chữa và Bảo hành về việc Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội xuất bán lô hàng lò vi sóng Samsung . Cụ thể : Số lượng : 190 chiếc lò vi sóng Samsung Đơn giá : 2.202.300 đồng/chiếc Tổng giá của lô hàng : 418.437.000 đồng Thuế GTGT (10%) : 41.843.700 đồng Xí nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo hành sẽ thanh toán trả chậm tiền hàng cho công ty trong vòng 15 ngày sau khi nhận hàng. Quá trình hạch toán tiêu thụ hàng nhập khẩu được diễn ra như sau : * Sau khi kiểm nhận hàng hoá giao cho khach hàng, thủ kho viết giấy xuất kho. Phiếu xuất kho cũng được lập thành ba liên : liên 1 lưu, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 ghi sổ . Phiếu xuất kho có mẫu như sau : Đơn vị: Công ty TM – XNK Hà nội Địa chỉ : 142, Phố Huế Phiếu xuất kho Ngày 16/8/2002 Mẫu số 01 – VT Số: 30 Nợ : 632 Có : 156 Họ và tên người nhập hàng : Xí nghiệp dịch vụ và sửa chữa bảo hành Địa chỉ : Số 4, Triệu Quốc Đạt Xuất tại kho : XNK 2. Số TT Tên hàng Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Lò vi sóng Samsung Chiếc 190 190 2.202.300 418.437.000 Cộng 190 190 2.202.300 418.437.000 Tổng số tiền : (bằng chữ) Bốn trăm mười tám triệu bốn trămba bảy nghìn đồng chẵn Người giao hàng Ngày 16/8/2002. Thủ kho (đã ký) (đã ký) Sau khi, thủ kho gửi phiếu xuất kho đến phòng kế toán , kế toán sẽ căn cứ vào đó để ghi hoá đơn GTGT , hoá đơn số 04256. Hoá đơn (GTGT) Mẫu số 01.GTGT.3LL Liên 3 (Dùng để thanh toán) GE/99 - B Ngày16/8/2002 N0- 072557 Họ và tên người bán hàng: Công ty TM Xuất Nhập khẩu Hà nội Địa chỉ: 142, Phố Huế , Hà nội Điện thoại:-------------------------MS: 0100637000 – 1 Họ và tên người mua hàng: Xí nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo hành Địa chỉ: Số 4 Triệu Quốc Đạt Hình thức thanh toán: Trả trong vòng 15 ngày sau khi nhận hàng nhập khẩu STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1´2 1 Lò vi sóng Samsung VNĐ 190 2.202300 418.437.000 Tổng công tiền hàng 418.437.000 Thuế suất GTGT 10% tiền thuế GTGT 41.843.700 Tổng cộng tiền thanh toán 460.280.700 (Số tiền viết bằng chữ:Bốn trăm sáu mươi triệu hai trăm tám mươi nghìn bảy trăm đồng chẵn) Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Căn cứ vào phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT phản ánh giá vốn hàng bán vào bảng kê xuất hàng hoá theo quy định : Nợ TK 632 : 367.048.080 Có TK 1561 : 367.048.080 Giá vốn hàng bán : 1.931.832 x 190 = 367.048.080 Đồng thời kế toán ghi vào Bảng kê xuất hàng hoá , bảng kê có mẫu là (Biểu mẫu 7) Tiếp đó, kế toán phản ánh doanh thu hàng tiêu thụ vào sổ chi tiết thanh toán với người mua , cho từng khách hàng , sổ theo dõi thuế GTGT , sổ theo dõi TK 511 theo định khoản sau : Nợ TK 131: 460.280.700 Có TK 511: 418.437.000 Có TK 33311: 41.843.700 * Đến ngày 28/8/2002, Xí nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo hành trả tiền hàng mua ngày 16/8/2002 vào tài khoản TGNH , kế toán theo dõi để ghi vào sổ chi tiết thanh toán với người mua (tương tự như sổ chi tiết thanh toán với người bán theo mẫu ở phần trên) , ghi vào bảng kê TK 1121, bảng kê các khoản phải thu : Nợ TK 1121 : 460.280.700 Có TK 131 : 460.280.700 Bảng kê các khoản phải thu có mẫu như Biểu mẫu 8 kèm theo và Sổ theo dõi thuế GTGT (Biểu mẫu 9 kèm theo). Ngoài ra, để tiện cho việc theo dõi các khoản doanh thu, kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ theo dõi TK 511, sổ này có mẫu như Biểu mẫu10 * Sau khi ghi sổ hàng ngày, cuối tháng kế toán căn cứ vào những số liệu tổng cộng trên các Bảng kê, sổ theo dõi trên các tài khoản để vào sổ cái các tài khoản: TK 156, TK 511, TK 632 ... Đồng thời tính toán xác định kết quả kinh doanh cuối mỗi quý. Sổ cái được ghi từ số liệu là tổng cộng cuối tháng ở các nhật ký-chứng từ, Theo hình thức kế toán của công ty, sổ cái được mở cho cả năm trên cùng một trang sổ, mỗi tài khoản mở một trang sổ, mỗi tháng ghi một cột. Sở dĩ ghi như vậy mà không ghi hai cột (Nợ, Có) vì số liệu ghi Có chỉ có một số duy nhất là số tổng cộng ghi Có từ nhật ký – chứng từ mở cho bên có của tài khoản này ghi vào . Các loại Sổ cái TK 156, Sổ cái TK 511, Sổ cái TK 632 được thể hiện qua các biểu mẫu lần lượt : Biểu Mẫu 11, Biểu Mẫu 12, Biểu Mẫu 13 . Minh hoạ các loại sổ chi tiết , các bảng kê, sổ cái từ Biểu Mẫu 6 đến Biểu Mẫu 13 được thể hiện bắt đầu từ trang sau đây : Trên đây là tình hình công tác hạch toán kế toán và lưu chuyển hàng nhập khẩu tại Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội.Trong phạm vi bài viết này tuy không thể phản ánh được toàn bộ công tác hạch toán nhưng phần nào cũng khái quát được thực trạng của quá trình kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty. Từ những thực trạng đó sẽ là cơ sở của việc đưa ra một số phương hướng nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán kế toán lưu chuyển hàng nhập khẩu tại công ty. Phần III: Hoàn thiện hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu tại Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội I. Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh nhập khẩu và lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội . 1. Mặt ưu điểm Nhìn chung kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá và lưu chuyển hàng nhập khẩu ở Công ty đã cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý của đơn vị. Kế toán của Công ty đã ghi chép đầy đủ tình hình thanh toán tiền hàng đối với khách hàng, tình hình nhập, xuất khẩu, tồn hàng hoá, cung cấp các số liệu giúp cho hoạt động kinh doanh của Công ty đạt được hiệu quả cao. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và luân chuyển sổ sách chứng từ tương đối hợp lý, trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc kế toán của chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ Công ty, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị, thuận tiện cho việc quản lý. Khối lượng công việc của phòng kế toán tương đối lớn do phải tổng hợp theo dõi các số liệu từ các phòng kinh doanh và các cửa hàng, đồng thời phải quản lý sát sao tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu và bán hàng của từng phòng và cửa hàng, thế nhưng công ty đã có kế hoạch theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của các đơn vị này khá chi tiết thông qua các sổ chi tiết nội bộ của doanh nghiệp. Việc này thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp. Công ty luôn chấp hành đúng chính sách, chế độ kế toán tài chính của Nhà nước, các chính sách về thuế, tổ chức sổ sách một cách phù hợp để phản ánh và theo dõi tình hình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Đồng thời ghi chép đầy đủ hợp thức các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo cho lĩnh vực lưu thông đạt hiệu quả cao. 2. Những tồn tại Bên cạnh những ưu điểm trên kế toán nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập kjhâủ còn có những tồn tại cần khắc phục. Việc xác định trị giá vốn của hàng nhập bao gồm giá mua thực tế cộng với chi phí mua cộng với thuế nhập khẩu, điều này đúng nhưng ở Công ty lại không tách biệt chi phí mua hàng riêng để tập hợp phân bổ cho hàng hoá xuất bán theo chế độ kế toán quy định. Theo chế độ thì các khonả chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng trong các doanh nghiệp thương mại phaỉ hạch toán vào tài khoản 1562: “Chi phí mua hàng”, việc ghi gộp này làm cho công việc đơn giản hơn nhưng không theo dõi được rõ ràng, chính xác các khoản chi phí này nếu không thể phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ cũng như hàng tồn cuối kỳ. Để theo dõi giá trị hàng hoá luân chuyển phòng kế toán Công ty lập duy nhất một sổ chi tiết theo dõi vật tư để theo dõi kho hàng khôg lập sổ để theo dõi cùng nhân viên phòng kế toán, việc này gây khó khăn trong việc kiểm tra đối chiếu. ở Công ty hiện nay, việc xuất bán hàng cho các cửa hàng thuộc Công ty kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu như đối với nước ngoài, tức là hạch toán vào tài khoản 511. Việc hạch toán này là trái với quy định của Nhà nước về hạch toán doanh thu bán hàng trong đơn vị nội bộ doanh nghiệp, gây khó khăn cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tài khoản sử dụng trong việc hạch toán tiêu thụ nội bộ công ty nên vào TK 512 “ Doanh thu nội bộ ”. Việc phân loại chi phí bán hàng và chi phí quả lý doanh nghiệp ở Công ty chưa phù hợp và như vậy, khó có thể thấy được tỷ trọng từng yếu tố chi phí trong từng chi phí bán hàng và chì phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu % để từ đó có kế hoạch phấn đấu giảm chi phí. Bên cạnh đó, có những khoản chi phí không được coi là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như: Chi phí lãi vay (cho các khoản mục chi phí bán hàng), khấu hao TSCĐ (cho toàn bộ vào chi phí quản lý doanh nghiệp). Vì vậy, doanh nghiệp cần phải phân loại lại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Hiện nay, ở Công ty có rất nhiều mặt hàng không có hiệu quả (tức là không có lãi) điều này do giá cả thị trường biến động, trong khi đó ở công ty lại không hề sử dụng tài khoản dự phòng cho một số mặt hàng này. Do đó, công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp. Ngoài ra việc áp dụng những vấn đề về hạch toán kế toán, tài khoản sử dụng trong công tác kế toán tại công ty chưa mang tính cập nhật kịp thời. Do đó việc hạch toán kế toán không phù hợp với chế độ kế toán mới như việc áp dụng “ Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 về hướng dẫn thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính ”. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu tại Công ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Hà nội. 1. Tính cấp thiết cần phải hoàn thiện hạch toán nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu tại Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội Với nền kinh tế mở cửa, những chính sách khuyến khích và ưu đãi, ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam. Cùng với sự du nhập này là việc các doanh nghiệp tiến hành xuất nhập khẩu nhằm tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế và phát triển nền kinh tế đất nước nhanh hơn nữa. Sự đổi mới sâu sắc cơ chế kinh tế này không chỉ đòi hỏi chúng ta đổi mới cách thức quản lý nói chung mà còn chú trọng đến sự cải cách cơ chế quản lý tài chính nói riêng. Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính có vai trò tích cực trong quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Để theo kịp và phản ánh đúng thực chất nghiệp vụ kinh tế trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi hệ thống kế toán tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp cũng phải từng bước đổi mới cho phù hợp với hoàn cả`nh mới. Trước chúng ta, trên thế giới có nhiều quốc gia đã từng chuyển đổi nền kinh tế từ những mức độ khác nhau sang nền kinh tế thị trường, gặt hái được rất nhiều thành công với những thành tựu vượt bậc về tăng trưởng và phát triển. Như vậy, là một nước đi sau, chúng ta học hỏi được những gì trong quá trình đổi mới, tổ chức lại hệ thống kế toán nói chung, kế toán nhập khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu nói riêng . Kinh nghiệm của một số nước phát triển cũng như đang phát triển đi trước là: Phải đổi mới hệ thống kế toán doanh nghiệp khi cơ chế quản lý thay đổi, điều này là một tất yếu khách quan, hoàn toàn phù hợp với quy luật biện chứng, quy luật phủ định. Nếu không thay đổi hoặc chậm thay đổi sẽ dẫn đến tụt hậu, làm cho nền kinh tế bị ảnh hưởng, chậm phát triển. Sự tồn tại đa dạng của các thành phần kinh tế cùng các hình thức sở hữu đã tạo nên rất nhiều loại hình doanh nghiệp. Điều này làm cho nhà nước chỉ có thể quản lý trên bình diện vĩ mô mà thôi chứ không thể đi sâu can thiệp vào hoạt động của từng doanh nghiệp được. Do vậy, hệ thống kế toán tài chính nhà nước áp dụng cho các doanh nghiệp chỉ mang tính chất hướng dẫn, là cái khung cho các doanh nghiệp hạch toán. Còn vấn đề hạch toán chi tiết cụ thể theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp còn phải phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, nhân tài, vật lực của doanh nghiệp đó. Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới không ngừng của nền kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng về quản lý tài chíh quốc gia, quản lý tài chính doanh nghiệp. Nằm trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, kế toán nhập khẩu và lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp là một phần hành kế toán quan trọng. Phần hành này không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân các doanh nghiệp kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định các loại thuế (TTĐB, GTGT,thuế nhập khẩu ...) mà doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Chính vì vậy, phần hành kế toán này rất được chú trọng trong việc tổ chức hạch toán, quản lý hạch toán chứng từ ban đầu đến báo cáo cuối kỳ. 2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu tai Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội . Để nâng cao hiệu quả trong công tác hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu tại Công ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Hà Nội, em xin đề xuất một số phương hướng: Thứ nhất: về công tác tổ chức bộ máy kế toán, việc kế toán hàng hoá kiêm thủ quĩ là chưa phù hợp với yêu cầu quản lý và chế độ kế toán. Điều này vi phạm nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền và nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Ngoài ra, khối lượng công việc của kế toán hàng hoá và thủ quĩ khá lớn nên dễ gây nhầm lẫn sai sót. Do đó, Công ty nên có 1 người làm thủ quĩ và 1 người làm kế toán hàng hóa, có thể sắp xếp lại bộ máy kế toán theo mô hình sau: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Phó phòng tài chính kế toán Kế toán tiền mặt và công nợ Kế toán TGNH và các khoản vay Kế toán các quỹ, TSCĐ và doanh thu Kế toán hàng hoá Thủ quỹ Thứ hai, về việc theo dõi và áp dụng kịp thời chế độ kế toán mới vào công tác hạch toán kế toán. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ và trong hạch toán kế toán phát sinh nhiều vấn đề liên quan . Do vậy , trong khi chờ có một bộ luật riêng về kế toán, bộ tài chính thường ban hành một số thông tư , nghị định...nhằm phục vụ cho quá trình hạch toán thuận tiện hơn. Chính vì thế, nhiệm vụ của kế toán trong công ty là cần phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới này để áp dụng kịp thời trong công tác hạch toán kế toán. Thứ ba : về hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu, khi hàng về cảng thì theo chế độ kế toán phải hạch toán vào TK 151 để phản ánh hàng hoá đã thuộc quyền sở hữu của đơn vị nhưng còn đang đi đường chưa nhập kho. Vì từ khi kiểm nhận hàng tại cảng đến khi hàng về nhập kho phải trải qua một khoảng thời gian để lưu kho bãi, vận chuyển bốc dỡ, có thể là lắp ráp. Tất cả những hao hụt mất mát trong quá trình này, Công ty phải chịu chi phí. Do đó, việc Công ty chỉ hạch toán vào TK 1561 khi hàng về nhập kho sẽ không phản ánh chính xác lượng hàng hoá hiện có thuộc quyền sở hữu của mình và dẫn đến theo dõi không chặt chẽ lượng hàng mua vào. Vì vậy, khi doanh nghiệp làm xong thủ tục tiếp nhận hàng nhập khẩu tại cảng, kế toán ghi: Nợ TK 15 Có TK 331: Có TK 3333 Phản ánh thuế GTGT: Nợ TK 133 Có TK 33312 Khi hàng về nhập kho: Nợ TK 1561 Có TK 151: Thứ tư: về khoản chi phí phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá từ khi được báo hàng về tới khi nhập kho như: phí mở L/C, phí hải quan, phí vận chuyển, công tác phí của cán bộ đi nhận hàng... kế toán phải phản ánh vào TK 1562 "Chi phí thu mua hàng hoá". Khoản chi phí này cuối kỳ được phân bổ cho hàng bán ra và hàng còn lại cuối kỳ để hạch toán vào giá vốn hàng bán xác định kết quả. Việc hạch toán các khoản chi phí này vào chi phí bán hàng tại Công ty là chưa phản ánh đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các khoản chi phí này phát sinh trong quá trình thu mua chứ không phải trong quá trình bán hàng. Khi hạch toán như vậy, Công ty sẽ không xác định chính xác giá vốn hàng bán, kết quả kinh doanh cũng bị sai lệch và việc đánh giá tỷ trọng các loại chi phí sẽ thiếu hiệu quả. Thứ năm: về việc theo dõi ngoại tệ, lượng ngoại tệ thu vào và chi ra trong quá trình bán hàng nhập khẩu là liên tục và thường xuyên nên để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu, theo dõi lượng ngoại tệ có tại quĩ và tại Ngân hàng, Công ty nên sử dụng thêm ngoài bảng TK 007 - Ngoại tệ các loại- để theo dõi lượng ngoại tệ tồn và phát sinh trong kỳ. TK này phải được chi tiết cho tiền tại quĩ và tại các Ngân hàng, đồng thời cũng được chi tiết theo từng loại ngoại tệ. Kết cấu của TK 007: Bên Nợ: phản ánh lượng ngoại tệ thu vào trong kỳ. Bên Có : phản ánh lượng ngoại tệ chi ra trong kỳ Số dư bên Nợ: Ngoại tệ hiện còn ở doanh nghiệp. TK 0071: Ngoại tệ tại quĩ TK 0072: Ngoại tệ tại Ngân hàng (có thể chi tiết cho từng Ngân hàng: TK 0072A"Ngân hàng Ngoại thương", TK 0072B "Ngân hàng phát triển nông thôn"). Nếu ngoại tệ là USD, có thể qui định: TK 00711: Ngoại tệ là USD tại quĩ; TK 00712: ngoại tệ là đồng Yên Nhật. TK 00721: Ngoại tệ tại Ngân hàng là USD; TK 00721: ngoại tệ tại Ngân hàng là đồng Yên Nhật. Hiện nay Công ty không hạch toán vào Nợ TK007 mà Công ty đã hạch toán thẳng vào Nợ TK1122. Do đó, việc theo dõi lượng ngoại tệ của công ty tại ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Thứ sáu: về chi phí bán hàng của Công ty, chi phí lãi vay được hạch toán như một khoản chi phí thuộc khoản mục chi phí này. Như vậy, nghiệp vụ kinh tế này đã được hạch toán không đúng chế độ, không đúng với nội dung kinh tế phát sinh. Trên thực tế, chi phí lãi vay được coi như là chi phí thuộc hoạt động tài chính. Ngoài ra, tại Công ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Hà nội, khoản chi phí lãi vay phát sinh thường xuyên và khá lớn vì Công ty thường phải vay tiền của Ngân hàng để tiến hàng thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài. Vì vậy, nếu hạch toán khoản chi phí này vào chi phí bán hàng thì có kỳ khoản chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí và có khi vượt quá tỷ lệ cho phép dẫn đến Công ty không được cơ quan thuế công nhận giảm trừ khoản chi phí này khi xác định lợi nhuận nộp thuế. Do đó, Công ty nên hạch toán chi phí lãi vay ngân hàng vào TK 635 “chi phí tài chính ” và cuối kỳ kết chuyển vào TK 911. Kế toán có thể hạch toán như sau: Khi phát sinh khoản chi phí lãi vay, kế toán ghi: Nợ TK 635 Có TK 111, 112 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 Có TK 635 Ngoài ra, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng và hoạt động quản lý doanh nghiệp cần được phân loại riêng và hạch toán riêng vào TK 641 và TK 642. Làm như vậy việc tập hợp và theo dõi chi phí sẽ chính xác hơn và cụ thể hơn. Thứ bảy: về việc lập dự phòng. Hàng hoá nhập khẩu của công ty có giá trị lớn, chịu sự thay đổi của tỷ giá, nhiều loại hàng hoá có thời gian lưu chuyển kéo dài mà tình hình biến động giá cả trên thị trường là thường xuyên và rất khó kiểm soát nên việc Công ty không lập dự phòng cho hàng tồn kho sẽ có thể gây ra nhiều tổn thất trong tương lai. Trong kinh doanh, để hạn chế bớt những khoản thiệt hại và để chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro do các tác nhân khách quan như: giảm giá vật tư, hàng hoá hoặc thất thu các khoản nợ... doanh nghiệp cần thực hiện chính sách dự phòng giảm giá. Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực sự chi vào chi phí kinh doanh để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể sẽ xảy ra trong niên độ sau. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo nguyên tắc được xác định 1 lần vào cuối niên độ kế toán trên cơ sở kết quả kiểm kê hàng tồn kho và đối chiếu giá gốc (ghi trên sổ kế toán) với giá thị trường của từng loại hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được xác định theo từng mặt hàng và phải theo dõi chi tiết theo từng mặt hàng để tạo điều kiện cho công tác thanh tra, kiểm tra kinh tế, tài chính của doanh nghiệp . Doanh nghiệp chỉ được trích dự phòng đối với những mặt hàng tồn kho mà giá thị trường hiện tại giảm xuống so với giá gốc, không được lấy phần tăng giá của mặt hàng này để bù cho phần giảm giá của mặt hàng khác. Mức dự phòng cần lập cho mặt hàng A = Số lượng tồn kho của mặt hàng A x Giá gốc của 1đv hàng A - Giá thị trường 1đv hàng A -Để hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán phải sử dụng TK 159 "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho" có kết cấu như sau: Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của niên độ trước Bên Có: Trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho ở cuối niên độ này Số dư bên có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa được hoàn nhập TK này phải chi tiết theo từng loại hàng tồn kho được trích dự phòng giảm giá. -Cuối năm N, kế toán phải hoàn nhập toàn bộ mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích cuối năm N - 1: Nợ TK 159: Hoàn nhập dự phòng Có TK 632: Tính vào giá vốn hàng bán năm N-1 -Khi xác định được mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho ở cuối năm N, kế toán ghi: Nợ TK 632 : Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 159 -Doanh nghiệp có thể xác định số cần trích dự phòng hàng tồn kho theo bảng sau: Bảng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho STT Tên hàng hoá Số lượng Đơn giá ghi sổ Đơn giá thị trường vào thờiđiểm kiểm kê Chênh lệch Mức cần trích lập Ngoài việc trích lập dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho, công ty cũng cần trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Trong công ty, các nghiệp vụ bán hàng thường là thu tiền chậm tức là sau một khoảng thời gian sau khi giao hàng thì khách hàng mới thanh toán tiền hàng. Với lượng khách hàng rất đa dạng và khả năng thanh toán trong tương lai của họ lại không thể biết chắc chắn nên để giảm thiểu rủi ro xảy ra khi khách hàng không có khả năng thanh toán, công ty cũng nên lập dự phòng cho trường hợp này. Thứ tám: về việc sử dụng các khoản chiết khấu, giảm giá. Như chúng ta đã biết trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh giữa những công ty kinh doanh trong cùng một lĩnh vực rất gay gắt. Công ty nào cũng muốn có được lượng khách hàng dồi dào và thu hút được lượng khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Do đó, vấn đề giá cả và các khoản ưu đãi sau bán hàng thường được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong kinh doanh. Các khoản giảm giá, chiết khấu là những biện pháp để khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán nhanh hơn. Các chính sách trong giảm giá, chiết khấu sẽ không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty mà nhiều khi nó sẽ phát huy hiệu quả làm tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn và sẽ làm thu hút khách hàng nhiều hơn. Vì vậy, nếu công ty áp dụng các biện pháp giảm giá, chiết khấu thì công tác bán hàng sẽ hiệu quả hơn và thời gian lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu có thể nhanh hơn. Khi chấp nhận chiết khấu cho khách hàng, kế toán hạch toán: Nợ TK 635: tính trên tổng giá thanh toán Có TK 131, 111,112 Ngoài ra, hiện nay phương thức bán hàng của Công ty chủ yếu là bán buôn hàng nhập khẩu trực tiếp tại kho hoặc bán tại cảng. Nếu đa dạng các phương thức bán hàng như phương thức chuyển hàng, bán hàng qua đại lý hay bán trả góp... sẽ làm tăng doanh thu, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tạo thêm việc làm và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Thứ chín : Về việc áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán. Trong thời đại của sự bùng nổ thông tin và sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, máy vi tính trở thành một phương tiện quan trọng và vô cùng hữu ích giúp con người cập nhật thông tin, xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng. Tin học được coi là công nghệ vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 và được ứng dụng rất rộng rãi vào trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt trong công tác kế toán là một lĩnh vực phải ghi chép và xử lý lượng thông tin khá lớn và phức tạp thì việc chuyên môn hoá công tác kế toán trong hiện tại và tương lai là xu thế tất yếu và cần thiết. Nếu ứng dụng kế toán máy, công việc ghi chép và tính toán sẽ đơn giản rất nhiều, số lượng thông tin được lưu trữ lớn, tốc độ truy cập và xử lý thông tin nhanh hơn nhiều. Tất cả những ưu điểm đó sẽ giúp công tác kế toán được thực hiện chính xác và giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán viên. Hiện nay, tại Công ty số lượng các chứng từ và sổ sách liên quan đến hoạt động lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu là khá lớn và đa dạng. Vì vậy, nếu được nghiên cứu để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh sẽ là phương hướng hữu ích để cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại Công ty. Kết luận Kế toán nhập khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu là vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn cao. Để kế toán phát huy vai trò của mình trong quản lý kinh tế thông qua việc phản ánh, giám đốc một cách toàn diện tài sản, tiền vốn công ty ở mọi khâu của quá trình kinh doanh lưu chuyển hàng hoá, nhằm cung cấp thông tin và hợp lý phục vụ cho lãnh đạo chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh. Do đó hoàn thiện công tác kế toán là tất yếu. Đặc biệt trog điều kiện nền kinh tế thị trường, việc bán hàng trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu đòi hỏi kế toán cần phát huy hiệu quả cao nhất để đúng với vai trò của mình. Thời gian qua em đã tìm hiểu công tác kế toán nhập khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu ở Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội. Bên cạnh những mặt ưu điểm, công tác kế toán nhập khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu còn một số vấn đề tồn tại, tôi đã đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa. Do thời gian nghiên cứu chuyên đề có hạn, nên không tránh những sai sót. Tôi rất mong được sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa kế toán cùng bạn đọc để chuyên đề hoàn chỉnh hơn. Hà nội, tháng 3 năm 2003 Sinh viên Phạm Văn Thành Phụ lục 1 : Hệ thống tài khoản sử dụng trong công ty . Hệ thống tài khoản mà công ty sử dụng bao gồm : * Tài khoản loại 1 : TK 111 : Tiền mặt TK 1111 : Tiền mặt Việt nam TK 1112 : Tiền mặt ngoại tệ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng TK 1121: Tiền gửi ngân Việt nam đồng TK 1122 : Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ TK 1121A: Tiền gửi tiền mặt tại ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội TK 1122A: Tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội TK 1121B: Tiền gửi tiền mặt tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội TK 1122B: Tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội TK 1121C : Tiền gửi tiền mặt tại ngân hàng Công thương Hà Nội TK 1122C : Tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng Công thương Hà Nội TK 1121E : Tiền gửi tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội TK 1122E : Tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội TK 133 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. TK 131 : Phải thu của khách hàng. TK 136 : Phải thu nội bộ. TK 138: Phải thu khác. TK 141: Tạm ứng. TK 142: Chi phí trả trước TK 144 : Ký quỹ ngắn hạn TK 152 : Nguyên vật liệu TK 153 : Công cụ , dụng cụ. TK 156: Hàng hoá . TK 157: Hàng gửi bán * Tài khoản loại 2 : TK 211 : TSCĐ hữu hình TK 212 : TSCĐ vô hình TK 214 : Hao mòn TSCĐ TK 241 : Xây dụng CBDD TK 244 : Ký quỹ ký cược dài hạn * Tài khoản loại 3: TK 311 : Vay ngắn hạn TK 3111 : Vay ngắn hạn bằng tiền Việt nam TK 3112 : Vay ngắn hạn bằng ngoại tệ TK 3111A : Vay ngắn hạn tiền Việt nam ở ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội TK 3112A : Vay ngắn hạn tiền ngoại tệ ở ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội TK 3111B : Vay ngắn hạn tiền Việt nam ở ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội TK 3112B Vay ngắn hạn tiền ngoại tệ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội TK 3111C : Vay ngắn hạn tiền Việt nam ở ngân hàng Công Thương Hà Nội TK 3112C : Vay ngắn hạn tiền ngoại tệ ngân hàng Công Thương Hà Nội TK 3111E : Vay ngắn hạn tiền Việt nam ở ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam TK 3112E : Vay ngắn hạn tiền ngoại tệ ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam TK 331: Phải trả người bán TK 333 (33311,33312,3332,3333,3334,3337,3339): Thuế và các khoản phải nộp cho NSNN. TK 334 : Phải trả CNV TK 338 : Phải trả khác TK 341 : Vay dài hạn * Tài khoản loại 4 : TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh TK 412 : Chênh lệch đánh giá lại tài sản TK 413 : Chênh lệch tỷ giá TK 414 : Quỹ đầu tư phát triển TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối TK 441 : Quỹ XDCBDD * Tài khoản loại 5: TK 511 : Doanh thu tiêu thụ TK 512 : Doanh thu nội bộ TK 515 : Doanh thu tài chính TK 531 : hàng bán bị trả lại TK 532 : Giảm giá hàng bán * Tài khoản loại 6 : TK 632 : Giá vốn hàng bán TK 635 : Chi phí tài chính. TK 641: Chi phí bán hàng TK 642 : Chi phí QLDN * Tài khoản loại 7 : TK 711 : Thu nhập hoạt động tài chính * Tài khoản loại 8 : TK 811 : Chi phí hoạt động tài chính * Tài khoản loại 9: TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh * Tài khoản ngoài bảng : TK 009 : Nguồn vốn khấu hao cơ bản Mục lục Lời nói đầu 1 Phần I. Những vấn đề cơ bản về hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu trong các doanh nghiệp thương mại 3 I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại có ảnh hưởng đến hạch toán nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu 3 II. Đặc điểm nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu và nghiệp vụ hạch toán 4 1. Vị trí, vai trò, đặc điểm và điều kiện kinh doanh nhập khẩu hàng hoá 4 1.1. Vị trí, vai trò kinh doanh nhập khẩu hàng hoá 4 1.2. Đặc điểm kinh doanh nhập khẩu hàng hoá 5 1.3. Điều kiện kinh doanh nhập khẩu hàng hoá 5 2. Các phương thức kinh doanh nhập khẩu 6 3. Các hình thức tiến hành nhập khẩu 6 4. Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong hoạt động kinh doanh ngoại thương 7 5. Giá cả và tiền tệ trong kinh doanh nhập khẩu 12 6. Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá 12 III. Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá 13 1. Những yêu cầu chung 13 1.1. Nội dung phạm vi và thời điểm xác định hàng nhập khẩu 13 1.2. Phương pháp xác định giá thực tế của hàng nhập khẩu 13 2. Chứng từ dùng trong hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá 15 3. Tài khoản sử dụng trong hạch toán nhập khẩu hàng hoá 17 4. Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp 18 4.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên 18 4.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 22 5. Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác 24 5.1. Những vấn đề chung về nhập khẩu uỷ thác 24 5.2. Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại đơn vị nhận uỷ thác 24 5.3. Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác tại đơn vị uỷ thác 27 IV. Kế toán tiêu thụ hàng nhập khẩu 30 1. Bán buôn qua kho 30 2. Bán buôn không qua kho 31 3. Bán hàng theo hình thức hàng đổi hàng 31 4. Bán trả góp 34 5. Bán đại lý 36 V. Chi phí trong kinh doanh nhập khẩu hàng hoá 37 Phần II. Thực trạng hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà nôị 39 I. Đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty thương mại xuất nhập khẩu hà nội................................................39 1. Lịch sử hình thành và phát triển 39 2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty 41 II. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội 43 1. Tổ chức bộ máy kế toán 43 2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội 45 III. Thực trạng hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu tại công ty thương mại và xuất nhập khẩu hà nôị 47 1. Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp 47 2.Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác 54 3. Kế toán tiêu thụ hàng nhập khẩu 56 Phần III. Hoàn thiện hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu tại Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội 59 I. Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh hàng nhập khẩu 59 1. Những mặt ưu điểm 59 2. Những tồn tại 59 II. Một số giải pháp hoàn thiện hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu tại công ty thương mại và xuất nhập khẩu hà nôị 60 1. Tính cấp thiết phải hoàn thiện hạch toán nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu tại công ty thương mại và xuất nhập khẩu hà nôị 60 2. Một số ý kiến đón góp nhằm hoàn thiện hạch toán nhập khẩu và lưu chuyển hàng nhập khẩu tại Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội 61 Kết luận 67 Phụ lục 68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0577.doc
Tài liệu liên quan