Đề tài Hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty may liên doanh Kyung_Việt

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốckế toán viết phiếu thu, phiếu thu nhằm xác định số tiền mặt thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền ghi bảng kê số 1, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan. Phiếu thu kế toán được lập thành 3 liên. Thủ quỹ giữ lại liên 1để ghi sổ, liên 2 giao cho người nộp tiền, liên 3 lưu lại nơi lập phiếu. Cuối cùng toàn bộ phiếu thuvà chứng từ gốc chuyển cho kế toán ghi sổ. Khi có chứng từ gốc về thanh toán, kế toán viết phiêú chi, phiếu chi xác định các khoản tiền mặt chi cho công việc là căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ ghi nhật ký chứng từ số 1 và các sổ kế toán liên quan. Phiếu chi được lập thành 2 liên, 1 liên được lưu ở nơi lập phiếu, liên 2 thủ quỹ dùng để ghi nhật ký chứng từ số 1, sau đó chuyển cho kế toán cùng chứng từ gốc để vào sổ kế toán.

doc70 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty may liên doanh Kyung_Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch toán là nhằm đơn giản hoá công tác kế toán trong công ty. Theo cách này, hàng ngày kế toán ghi sổ chi tiết nghiệp vụ xuất nhập kho thành phẩm theo giá hạch toán. Đến cuối kỳ hạch toán sau khi tính được giá thực tế thành phẩm nhập kho, kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế, đồng thời xác định giá thực tế thành phẩm xuất bán trong kỳ và tồn kho cuối kỳ theo công thức sau: Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ + giá thực tế thành phẩm nhập trong kỳ Hệ số giá = Giá hạch toán thành phẩm tồn đàu kỳ+giá hạch toán thành phẩm nhập trong kỳ * Chứng từ sử dụng Mọi nghiệp vụ biến động của thành phẩm đều được phải ghi chép, phản ánh vào chứng từ ban đầu nhằm thiết lập một hệ thống cho kế toán ghi sổ. Các chứng từ kế toán thành phẩm sử dụng chủ yếu là: Phiếu nhập kho 01- VT, phiếu xuất kho 02-VT, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03-VT, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho 02-BH, thẻ kho 06-VT, biên bản kiểm kê vận chuyển vật tư , sản phẩm hàng hoá 08-VT. Ngoài ra công ty còn sử dụng thêm một số chứng từ có tính chất hướng dẫn như biên bản kiểm nghiệm 05-VT, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 06-VT.. Để giúp kế toán và người quản lý có thêm những thông tin và chỉ tiêu cần thiết cho quản lý. Chứng từ thành phẩm phải tuân theo chế độ hiện hành và quy định của công ty, phải đảm bảo nguyên tắc cập nhập của chứng từ và điều quan trọng nhất là chứng từ phải là bằng chứng đáng tin cậy để ghi sổ kế toán và căn cứ để xem xét kiểm tra tình hình tăng giảm thành phẩm cũng như các loại vật tư tài sản và tiền vốn của công ty . * Tổ chức hạch toán chi tiết thành phẩm: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm, thủ kho tiến hành phản ánh tình hình nhập, xuất thành phẩm vào thẻ kho về mặt số lượng. Mọi chứng từ được ghi vào một dòng vào thẻ kho, thẻ kho phản ánh từng loại thành phẩm có trong kho và làm căn cứ để đối chiếu với kế toán thành phẩm.Định kỳ từ 3 đến 5 tháng, thủ quỹ gửi các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm đã được phân loại cho kế toán thành phẩm. Sơ đồ hạch toán chi tiết thanh phẩm theo phương pháp thẻ song song Phiếu nhập Thẻ kho kho Thẻ (sổ) chi tiết thành phẩm Bảng tổng hợp nhập, xuất thành phẩm Phiếu xuất kho Kế toán tổng hợp nhập, xuất, tồn Ghi hàng ngày Ghi chú : Ghi cuối tháng Quan hệ đối ứng * Kế toán tổng hợp, tiêu thụ thành phẩm. - Để hạch toán thành phẩm công ty đã sử dụng phương pháp kê thường xuyên. Theo phương pháp này tài khoản thành phẩm được ghi chép một cách kịp thời, phản ánh tình hình biến động tăng giảm của thành phẩm. TK sử dụng : TK 155, TK157, TK 632 - Để hạch toán tiêu thụ thành phẩm kế toán phải căn cứ vào các chứng từ bán hàng, một số chứng từ được sử dụng chủ yếu: Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng 01a-BH, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho . TK sử dụng : TK511, TK 512, TK 531, TK 532, TK 3331 * Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng để hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Hệ thống sổ sách và trình tự hạch toán kế toán cho kế toán thành phẩm tiêu thụ thành phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh theo hình thức nhật ký, chứng từ. Hình thức này gồm: - Bảng kê số 8: phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm theo giá thực tế và giá hạch toán - Bảng kê số 10: dùng để theo dõi các loại thành phẩm, hàng hoá gửi đại lý hoặc giao cho người mua nhưng chưa được chấp nhận tiêu thụ. - Bảng kê số 11: dùng để theo dõi tình hình thanh toán tiền hàng với người mua và người đặt hàng. - Sổ chi tiêu theo dõi các TK 511, 632, 911 - Nhật ký chứng từ số 8: dùng để phản ánh các phát sinh có của các TK 155, TK156, TK 131, TK 511, TK 512, TK 521, TK 531, TK 632, TK 641, TK642, TK711, TK811, TK 911. Đây là số tổng hợp phản ánh tình hình thanh toán với khách hàng và xác định kết quả tiêu thụ. Sơ đồ hạch toán tiêu thụ theo hình thức NK- CT Chứng từ gốc, chứng từ bán hàng, chứng từ thanh toán Nhật ký chứng từ số 8 Các sổ chi tiết TK 632, 511, 911 Bảng kê số 8, 10, 11 Sổ các TK 632, 511, 641, 642 Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Phần II. chuyên đề I. lý do chọn chuyên đề kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất, quy trình sản xuất kinh doanh gồm 2 giai đoạn chính đó là sản xuất và tiêu thụ. Sau khi kết thúc quá trình sản xuất, sản phẩm được đem ra tiêu thụ trên thị trường.tiêu thụ là quá trình chuyển hình thái giá trị của vốn, từ hình thức giá trị thông thường sang hình thức tiền tệ. Do vậy quá trình tiêu thụ sản phẩm tốt hay sấu có tác động đến hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định đến sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ kinh doanh, tự mình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận luôn là mục tiêu cao nhất. Vi vậy ngoài việc lựa chọn công nghệ sản xuất thích hợp thì tiêu thụ sản phẩm là công việc rất cần thiết và quan trọng. Muốn tiệu thụ sản phẩm đạt kết quả như mong muốn thì doanh nghiệp phải tìm thị trường, khách hàng để tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm khi được tiêu thụ thì mới có điều kiệnn bù đắp toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, đảm bảo quá trình tái sản xuất, đồng thời thu được lợi nhuận. Hơn nữa căn cứ vào tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh, tổ chức dây truyền sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả nhất. Như vậy trong nền kinh tế thị trường sản phẩm cũng như tiêu thụ sản phẩm có tác động trực tiếp tới hiêụ quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bởi lẽ thực hiện tiêu thu sản phẩm là tiền đề cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ, đăc biệt đảm bảo cân đối giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian thực tập taị công ty may liên doanh Kyung_việt, em nhận thức rõ được vai trò quan trọng của công tác tổ chức hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong việc xác định kết quả kinh doanh của công ty,cũng như thấy rằng còn nhiều điểm phải hoàn thiện trong công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm của công ty. Vì vậy em chọn chuyên đề “hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm”. Cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. II. những thuận lợi khó khăn của công ty ảnh hưởng đến công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. 1.thuận lợi. - Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức nhật ký chứng từ, số liệu hạch toán chi tiết cho từng loại thành phẩm, giúp cho việc tìm hiểu chuyên đề dễ dàng hơn. -Thành phẩm nhập-xuất-tồn kho đựơc phản ánh theo giá thực tế (giá thành công xưởng). Kế toán chi tiết thành phẩm được tiến hành theo phương pháp thẻ song song. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết thành phẩm và tiến hành đối chiếu kiểm tra với thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng. đồng thời kế toán lập bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm để đối chiếu với kế toán tổng hợp về mặt giá trị. Như vậy là hợp lý và dễ theo dõi, ghi chép. - Bên cạnh đó, để hạch toán thành phẩm kế toán sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên, theo phương pháp này tài khoản thành phẩm được ghi chép một cách kịp thời, phản ánh tình hình biến động tăng giảm của thành phẩm. Do vậy tại bất kỳ một thời điểm nào cũng có thể biết được giá trị thành phẩm tồn kho. 2. khó khăn: Do công ty không sử dụng bảng kê số 9-tính giá thành thực tế thành phẩm. Về mặt tinh giá thành sản phẩm, công ty không sử dụng giá hạch toán cho giá thành công xưởng thành công xưởng thành phẩm. Vì vậy công tác kế toán bị dồn vào cuối tháng rất vất vả. với doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, nghiệp vụ phát sinh nhiều nên nhiều khi không phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ, yêu cầu thông tin cho quản lý không đựơc đáp ứng. Vì vậy đã ảnh hưởng đến chuyên đề. đây cũng chính là yếu điểm mà công ty cần tìm cách để có sự hạch toán cho phù hợp. Từ việc không sử dụng giá hạch toán sẽ làm cho các nghiệp vụ phát sinh nhiều khi không phản ánh kịp thời chính xác. Công tác ghi sổ kế toán, việc theo dõi cá trình tự nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian ở công ty chưa được thực hiện tốt: các nghiệp vụ nhập, xuất vật tư có khi để 10-15 ngày mới phản ánh vào sổ. Với ghi như vậy sẽ gây kho khăn cho việc giám sát vật tư, tình hình, sản phẩm, hàng hoá bán ra nhiều khi gây ra các hiện tượng nhầm lẫn giữa các nghiệp vụ ghi thừa, thiếu các nghiệp vụ hay làm mất chứng từ. Như vậy sẽ không phản ánh được một cách trung thực tình hình nhập, xuất thành phẩm trong công ty. III. nội dung công tác tổ chức hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. 1. Thực tế công tác hạch toán thành phẩm ở công ty may liên doanh Kyung_Việt. 1.1.đặc điểm thành phẩm công ty may liên doanh Kyung_việt Công ty may liên doanh Kyung_việt là một công ty có quy mô sản xuất lớn sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng trên thế giới. điều đó khảng định đựơc chất lượng sản phẩm của công ty trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Công ty sản xuất sản phẩm theo quy mô lớn, hàng trăm mẫu mã kiểu dáng quần áo được thiết kế sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngoài ra công ty còn nhận gia công chế biến hàng may mặc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nứơc. sự đa dạng phong phú của sản phẩm tạo điều kiện cho khâu tiêu thụ, đáp ứng đủ cho yêu cầu khách hàng. Tóm lại nhu cầu thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi nên số lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ của công ty cũng không ổn định. Tuy chất lượng mẫu mã sản phẩm luôn được coi trọng và nâng cao hơn. để tăng đựơc số lượng bán ra công ty phải thường xuyên nghiên cứu thị trường để sản xuất các mặt hàng phù hợp với nhu cầu thi trường. 1.2. tình hình quản lý và đánh giá thành phẩm. Trong những năm qua việc quản lý và hạch toán thành phẩm ở công ty đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng kế toán và kho.từ đó phản ánh chính xác số lượng nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, mỗi bộ phận là một khâu, một mắt xích quan trọng trong hệ thống quản lý giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau về số liệu và thời gian. Đánh giá thành phẩm: Thành phẩm là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động do vậy để có thể giám đốc được tình hình luân chuyển vốn nói chung và thành phẩm nói riêng thì cần thiết phải định giá của thành phẩm bằng cách đánh giá thành phẩm. Sản phẩm của công ty được nhập kho hàng tháng và phân ra thành các kho riêng như kho thành phẩm nội địa, kho thành phẩm xuât khẩu, thành phẩm trong kho đươc xếp theo từng chủng loại riêng biệt, để tiện theo dõi cũng như ttrong quá ttrình kiểm kê, nhập, xuất ở kho quản lý thành phẩm về mặt số lượng, chủng loại ở phòng kế toán quản lý về mặt giá trị. Thành phẩm nhập kho được xác định theo giá thành công xưởng thực tế. Giá thành công xưởng thực tế tính riêng cho từng loại sản phẩm, mã hàng. Số liệu này do bộ phận kế toán chi phí và tính giá thành cung cấp. Bảng 1: Bảng tính giá thành công xưởng thực tế của thành phẩm quý IV năm 2004 Đơn vị Mã hàng Số lượng Hệ số Số lượng quy đổi Giá thành công xưởng(đ) Giá thành bình quân PX I PX II PX III áo 98-050 áo ĐT-1/2 aó ĐT-98 255 380 200 1 1 1 255 380 200 7556417 7494740 6878000 29633 19723 34890 Cộng Giá thực tế của thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ. Công thức như sau: Trị giá thực tế TP tồn đầu kỳ + trị giá thực tế TP nhập trong kỳ Đơn giá bình quân = Số lượng TP đầu kỳ + số lượng TP nhập trong kỳ Với việc tính giá thành thành phẩm xuất kho được áp dụng cho từng loại thành phẩm. Việc xác định giá thực tế xuất kho là cơ sở để công ty xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng, ngoài ra số liệu về giá thành công xưởng thực tế xuất kho còn là căn cứ để định giá bán sao cho phù hợp. Việc tính giá thành phẩm xuất kho được tiến hành trong hệ thống sổ kế toán nhưng công ty không sử dụng bảng kê số 9 vì không sử dụng giá hạch toán. 1.3. Chứng từ kế toán sử dụng. Mọi nhiệm vụ phát sinh về nhập, xuất kho thành phẩm đều phải được lập chứng từ một cách kịp thời, chính xác. Công tác hạch toán là cơ sở tiến hành nhập xuất kho thành phẩm, thành phẩm sản xuất ra với chất lượng phù hợp yêu cầu của khách hàng đang trở thành vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy song song với việc sản xuất quản lý thành phẩm là trách nhiệm của nhiều bộ phận liên quan đối với bộ phận kế toán sử dụng phương pháp hạch toán của mình để phản ánh giám đốc tình hình hiện có và sự biến đổi của thành phẩm. Khi phát sinh các nghiệp vụ xuất kho thành phẩm phải lập các chứng từ thích hợp làm căn cứ pháp lý cho kế toán thành phẩm và tiêu thụ. Về chứng từ bán hàng công ty sử dụng hai loại hoá đơn: - Hoá đơn giá trị gia tăng. - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Các hoá đơn này bộ phận kinh doanh lập thành 3 liên. Một liên tại cuống, hai liên khách hàng cầm xuống kho để lấy hàng thì thủ kho giữ lại một liên và khách hàng cầm lại một liên để thanh toán. Định kỳ thủ kho chuyển hoá đơn lên cho kế toán để vào sổ sách. Chứng từ làm căn cứ với khách hàng: - Phiếu thu tiền. - Giấy báo có của ngân hàng. - Các chứng từ khác có liên quan. 1.4. Kế toán thành phẩm. Yêu cầu quản lý thành phẩm là phải theo dõi chặt chẽ về số lượng và giá trị theo từng loại thành phẩm để phản ánh kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn kho, đồng thời chánh tình trạng mất mát hư hỏng thành phẩm. a. Thủ tục nhập xuất: Chứng từ nhập: Phõn xưởng hoàn thành Kho thành phẩm Bờn sử dụng phũng kế toỏn tài vụ (2) (1) (1). Thành phẩm sau khi hoàn thành được phòng KCS kiểm tra, đạt yêu cầu mới được nhập kho. Nhân viên phân xưởng lập phiếu nhập kho( chỉ ghi số lượng) . Rồi chuyển thủ kho. (2). Thủ kho nhận phiếu nhập kho, kiểm hàng nhập kho rồi sau đó cùng người nhập ký vào phiếu. Thủ kho giữ lại một liên để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho phòng kế toán ghi đơn giá, tính thành tiền vào sổ. Phiếu nhập kho nhập thành 3 liên: Liên 1: lưu tại phân xưởng . Liên 2 thủ kho giữ lại để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán để vào sổ. Liên 3: lưu tại phòng kế toán . Mẫu 1: Công ty may liên doanh Kyung_Việt Phiếu nhập kho Ngày 5 tháng 10 năm 2004 Tên người nhập: XN I ( Lê Thị Mai) Nhập kho: Thành phẩm nội địa Số thứ tự Tên quy cách, nhãn hiêu sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Theo chỉ tiêu Thực nhập 1 2 3 áo ĐT- total áo ĐT-98 áo ĐT-1/2 Chiếc Chiếc Chiếc 160 100 200 140 100 160 Thủ kho Người giao Phụ trách cung tiêu Phòng kế hoạch Kho thành phẩm Phòng kế toán (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Chứng từ xuất Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên: Liên 1: Lưu tại phòng kế toán. Liên 2: Thủ kho dữ lại để lập thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán để vào sổ. Liên 3: Giao cho khách hàng. Liên 4: Dùng để lưu chuyển nội bộ. Mẫu 2: Công ty may liên doanh Kyung_Việt. K_V Phiếu xuất kho. Ngày 25 tháng 12 năm 2004 Họ và tên người mua: Công ty TNHN & TM Toàn Thắng. Địa chỉ: Xuất tại kho: Công ty. Hình thức thanh toán: chuyển khoản. Số TT Tên, quy cách sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 áo ĐT-1/2 total Chiếc 40 24000 960000 2 áo 98-OX total Chiếc 35 30000 1050000 Cộng 2010000 Tổng số tiền: hai triệu không trăm mười ngàn đồng. Người mua Người lập phiếu Kế toán Giám đốc Đi kèm với phiếu xuất kho là “hoá đơn giá trị gia tăng”. Hoá đơn giá trị gia tăng được sử dụng thay cho các hoá đơn kiêm phiếu xuất kho trước đây, là loại chứng từ xuất kho thành phẩm cho khách hàng bên ngoài. Mẫu đơn do công ty tự thiết kế và đăng ký với bộ tài chính. Hoá đơn giá trị gia tăng do phòng kế toán lập thành ba liên: Sau đó chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt. Trường hợp thanh toán ngay thì chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục chuyển séc. Người mua cầm hoá đơn để nhận hàng. Mẫu 3. Công ty may Kyung_Việt Địa chỉ: Mã số thuế: Hoá đơn giá trị gia tăng. Ngày giao hàng: Tên phương tiện vận tải: Tenm of dilivery: Cty TNHN & TM Toàn Thắng. Điều kiện giao hàng: L/C số: Theo hợp đồng 01. Số TT Mô tả hàng hóa Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 áo ĐT-1/2 total Chiếc 40 24000 960000 2 áo 98- OX total Cộng tiền hàng Chiếc 35 30000 1050000 2010000 Thuế GTGT 10% Tổng cộng thành tiền 201000 2211000 Số tiền viết bằng chữ: hai triệu hai trăm mười một ngàn đồng. Người mua hàng Kế toán trưởng Giám đốc (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Nếu mã hang được xuất đến các đơn vị đại lý ký gửi thì kế toán cũng sử dụng hoá đơn GTGT như xuất bán. Nếu mã hàng đến các cơ sở, chi nhánh của công ty kế toán sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Phiếu này lập thành ba liên: 1 lưu lại, 1 giao cơ sở nhận. Mẫu 4. Đơn vị Cty may liên doanh Kyung_Việt. Địa chỉ: Khu công nghiệp phố nối A_ Lạc Hồng_Văn Lâm_Hưng Yên. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Căn cứ lệnh điều động số ngày tháng năm cuả về việc. Họ tên người vận chuyển: Xuất tại kho: thành phẩm nội địa. Nhập tại kho: Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất sản phẩm Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 áo Gilê 97-19 áo Jắckét nội địa áo nỷ 97-29 Chiếc Chiếc Chiếc 24 40 35 68700 89500 62000 1717500 3580000 2170000 Cộng 7467500 Xuất ngày 2 tháng 2 năm 2004. Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) b. Hạch toán chi tiết thành phẩm. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thành phẩm, việc tổ chức theo rõi tình hình tăng giảm thành phẩm tại công ty được thực hiện đồng thời giữa kho và phòng kế toán. Việc hạch toán chi tiết thành phẩm tại công ty được thực hiện theo phương thức thẻ song song, ở kho chỉ theo rõi về mặt số lượng còn ở phòng kế toán theo rõi cả về mặt số lượng lẫn giá trị. + Tại kho: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất nhận được thủ kho tiến hành nhập, xuất theo số liệu đã ghi trên chứng từ và được tiến hành như sau: Về nhập kho: Thủ kho tiến hành kiểm tra tiến hành nhập kho thành phẩm sau đó nhập vào đồng thời căn cứ vào phiếu nhập kho để ghi thẻ kho. Về xuất kho: thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi theo chứng từ đồng thời phản ánh tình hình xuất kho hàng ngày lên thẻ kho. Căn cứ vào số lượng thực nhập, xuất đó thủ kho ghi vào các cột tương ứng trên thẻ kho theo thứ tự thời gian, cuối ngày tính ra số tồn. Mẫu 5: Cty may liên doanh Kyung_Việt Tên kho: thành phẩm nội địa. Thẻ kho Ngày lập thẻ 1 tháng 12 năm 2004 Tên, nhãn hiệu, quy cách, vật tư hàng hoá: áo ĐT-1/2 total Đơn vị tính: chiếc Mã số: STT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số hiệu Ngày Tháng Nhập Xuất Tồn 1 2 3 107 109 128 2/10 5/10 25/12 Tồn đầu quý Nhập kho thành phẩm Xuất bán Tổng cuối quý 106 40 220 360 320 90 + Tại phòng kế toán : Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất thành phẩm mà thủ kho gửi lên, kế toán xác định giá thực tế sản phẩm nhập kho ( theo giá thành công xưởng thực tế), còn giá xuất kho, phải chờ đến cuối quý ( tính theo giá bình quân cả quý ). Kế toán nhập các chứng từ nhập, xuất này trên máy theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ. Trên máy đã cày đặt sẵn mẫu sổ chi tiết và các mã thành phẩm . Khi nhập kế toán khai báo kho, mã hàng háo cho máy. Kế toán nhập các từ theo các yếu tố: Số chứng từ ngày, tháng, nội dung, tài khoản đối ứng , số lượng (đơn giá xuất cuối kỳ mới nhập) máy sẽ tự động gán cho các mã hàng hoá có sẵn, tự động tính ra thành tiền và số tiền sau mỗi nghiệp vụ. Cuối quý cộng tổng số nhập, xuất, tồn. Sổ này được lưu trên máy ( chỉ in ra khi cần thiết ) và phục vụ lập kê nhập, xuất, tồn kho thành phẩm cuối kỳ. Mẫu 6: Sổ chi tiết thành phẩm Quý IV năm 2004 Kho thành phẩm nội địa Tên thành phẩm: áo 1/2 total Chứng từ Nội dung TKĐƯ Đơn giá Nhập Xuất Tồn Số Ngày SL TT SL TT SL TT 107 109 128 228 2/10 5/10 25/12 26/12 Tồn đầu quý Nhập kho TP Xuất bán đ/l Xuất bán Tồn cuối quý 154 154 632 19.500 19.723 19.594 19.594 19.594 160 3.155.580 40 200 783.760 391.800 220 90 4.290.000 1.763.460 Việc đối chiếu giữa kho và phòng kế toán: vào ngày cuối cùng của tháng thủ kho lên phòng kế toán để đối chiếu số liệu giữa thẻ kho và sổ chi tiết từng mã hàng ( không cộng trực tiếp trên sổ mà cộng ra ngoài để đối chiếu ). Cuối quý đối với thành phẩm nội địa, kế toán tổng hợp số liệu nhập, xuất, tồn theo từng mã hàng để lập bảng kê số 8 nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. Đối với thành phẩm xuất khẩu do số lượng nhập, xuất trong kỳ lớn ( chiếm 80% tổng số thành phẩm ). Nên từ sổ chi tiết thành phẩm kế toán lấy số liệu tổng cộng theo từng mã hàng để lên sổ nhập và sổ xuất thành phẩm, sau đó mới lên bảng kê số 8. Mẫu 7: Sổ nhập thành phẩm Kho thành phẩm nhập khẩu Quý IV năm 2004 Tháng Đơn vị nhập Mã hàng Số lượng PX I PX II PXIII SN 1 501 VJ 02 ALG Cộng tháng Cộng quý IV 2.500 3.400 2000 90.000 245.700 Mẫu 8: Sổ xuất thành phẩm Kho thành phẩm xuất khẩu Quý IV năm 2004 Tháng Xuất cho Mã hàng Số lượng Woobo Poonghin J và Y 501 - vj 02 – ALG 970 - US Cộng tháng Cộng quý IV 2.400 1.400 1.550 70.920 230.700 Cuối quý, khi tính được giá thực tế xuất kho và tính được tổng số nhập, xuất, tồn trên sổ chi tiết, kế toán lập bảng kê số 8. Bảng kê được mở chi tiết theo từng loại chi theo từng loại thành phẩm, mỗi dòng trên bảng kê phản ánh vễ tình hình nhập, xuất, tồn về mặt giá trị và hiện vật của từng loại thành phẩm. Để tính được giá trị thực tế thành phẩm xuất kho trong tháng kế toán công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ . Phương pháp: Trị giá t.tế TP tồn đầu kỳ + trị giá t.tế TP nhập trong kỳ Giá t.tế TP xuất kho bq = Số lượng TP tồn đầu kỳ + số lượng TP nhập trong kỳ Trị giá t.tế TP xuất kho trong tháng = giá t.tế TP xuất kho bình quân x số lượng TP xuất kho. Ví dụ : Tính giá thực tế thành phẩm xuất kho: áo ĐT 1/2ToTal. Tồn đầu quý IV số lượng 220 thành tiền 4.290.000 Nhập trong quý số lượng 160 thành tiền 3.155.680 Xuất trong quý số lượng 200 ? Giá t. tế bình quân = Trị giá thực tế áo ĐT 1/2 ToTal = 19594 x 200 = 3.918.000 Bảng kê nhập, xuất, tồn thành phẩm được mở cho từng loại hàng ( hàng nội địa, xuất khẩu). Các bảng kê này được mở theo quý, theo dõi cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị, đồng thời theo dõi tổng số hàng xuất thực tế bán ra ứng với các chỉ tiêu: giá vốn hàng bán ( xuất bán , xuất đại lý ) , chi phi bán hàng, chi phi quản lý doanh nghiệp. Cuối kỳ kế toán nhập số liệu trên bảng kê cho từng loại hàng để lập bảng tổng hợp nhập, xuất , tồn thành phẩm. Bảng 3: Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn thành phẩm Loại thành phẩm Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ TP nội địa TP xuất khẩu TP nhựa Cộng 2.183.765.000 5.423.043.081 27.103.712 7.633.911.793 4.186.741.215 13.171.500.103 98.762.130 17.546.913.448 4.275.328.987 13.236.720.863 83.400.000 17.595.449.850 2.095.177.228 5.357.822.321 42.375.842 7.495..375.391 Giá vốn hàng bán chỉ được tính ở cuối kỳ trong khi đó nghiệp vụ xuất trong kỳ rất nhiều. Đây là một hạn chế trong công tác kế toán, đòi hỏi kế toán phải tập hợp đầy đủ các chứng từ ban đầu, tính đúng , tính đủ giá vốn hàng hoá đảm bảo xác định kết quả kinh doanh được chính xác. c. Kế toán tổng hợp thành phẩm. Tại công ty may liên doanh Kyung_ Việt kế toán đang áp dụng kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Căn cứ vào số liệu trên bảng nhập, xuất, tồn kho thành phẩm ( nội địa và xuất khẩu ) bảng tổng hợp nhập, xuất , tồn thành phẩm và số liệu chi tiết giá vốn hàng bán, kế toán ghi sổ tổng hợp. Đối với hàng nội địa xuất kho thành phẩm gửi bán đại lý trên nhật ký chứng từ số 8, kế toán ghi: Nợ TK 157 Có TK 155 Thành phẩm xuất kho bán trực tiếp được khách hàng chấp nhận thanh toán trả tiền kế toán ghi trên nhật ký chứng từ số 8. Nợ TK 632 Có TK 155 Khi hàng hoá gửi bán được khách chấp nhận thanh toán, kế toán ghi trên nhật ký chứng từ số 8. Nợ TK 632 Có TK 155 Khi hàng hoá gửi bán được khách hàng chấp nhận ( một phần ) thanh toán hoặc trả tiền, bút toán được ghi trên nhật ký chứng từ số 8. Nợ TK 632 Có TK 157 Khi xuất thành phẩm làm hàng mẫu cho các đại lý hoặc biếu tặng phục vụ bán hàng, kế toán ghi trên nhật ký chứng từ số 8. 2. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty may liên doanh Kyung _Việt. 2.1. Đặc điểm về tiêu thụ thành phẩm . Tiêu thụ thành phẩm là khâu tiêu thụ hết sức quan trọng chuyển hoá thành phẩm công ty thành hàng hoá làm cho vốn thành phẩm trở thành tiền tệ để có thể bắt đầu chu kỳ sản xuất mới. Sản phẩm của công ty do bộ phận sản xuất kinh doanh chính làm ra, sản phẩm của công ty được hình thành từ hai dạng: một làm nguyên vật liệu của công ty, hai là sản phẩm gia công cho khách hàng ( chủ yếu cho khách nước ngoài ). Dẫn đến việc tiêu thụ cũng phân làm hai dạng. + Đối với tiêu thụ nội địa công ty áp dụng các hình thức như: mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm ngay tại công ty nhằm giới thiệu sản của công ty với người tiêu dùng ,đồng thời kiêm luôn công tác bán lẻ , bán buôn cho các cửa hàng kinh doanh khác. Ngoài ra công ty còn tham ra vào các hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu và bán sản phẩm. + Đối với hàng xuất khẩu công ty xuất khẩu theo phương thức FOB. 2.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty. a. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức bán trực tiếp tại kho của công ty hay bán theo phương gửi bán theo hợp đồng hay đặt hàng đã ký, sau khi nhận khách hàng thanh toán ngay bằng tiền. Đơn vị công ty may liên doanh Kyung_Việt Phiếu thu Quyển số ngày 25 tháng 12 năm 2004 Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Minh Địa chỉ : Công ty TNHH và TM Toàn Thắng Lý do nộp: Thanh toán tiền mua hàng. Số tiền: 2211000 (hai triệu hai trăm mười một ngàn). Kế toán trưởng Người lập phiếu (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Đã nhận đủ tiền: hai triệu hai trăm mười một ngàn đồng chãn. Ngày 28 tháng 12 năm 2004. Thủ quỹ (ký, ghi rõ họ tên) Phiếu thu được kế toán lập thành hai liên: Liên 1: giao cho khách hàng. Liên 2: lưu tại công ty. Nếu khách hàng thanh toán bằng séc thì kế toán lập bảng kê nộp séc theo mẫu. Mẫu 10. Bảng kê nộp séc. Tên người hưởng thụ: Cty may liên doanh Kyung _Việt. Số bảng kê: Số hiệu tài khoản: 001000014061 Ngày14/11/2004 Tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội. Số TT Số séc Tên người phát hành séc Số TK người phát hành séc Tên đơn vị thanh toán Số tiền 1 2 3 AK114314 Liên đoàn lao động HN 71415000 8868200 Số tờ séc 01: Số liêu tài khoản người thụ hưởng. Tổng số tiền: 8868200 Tổng số tiền bằng chữ: (tám triệu tám trăm sáu mươi tám ngàn hai trăm đồng) Người lập bảng kê Đã nhận đủ Séc của ông (bà) Đơn vị thanh toán Đơn vị thu hộ thanh toán. Bảng kê nộp séc được lập thành hai liên: Liên 1: lưu tại công ty. Liên 2: Ngân hàng giữ. Khách hàng trả tiền được kế toán ghi trên bảng kê số 1 hoặc bảng kê số 2. Nếu khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ (bán hàng xuất khẩu, thu qua L/C). Kế toán theo dõi riêng trên sổ chi tiết TK 131 (bán hàng xuất khẩu ghi theo nguyên tệ. Ngoại tệ mà công ty thu từ xuất khẩu chủ yếu là USD và FRF). Trong sổ chi tiết chỉ theo rõi bằng ngoại tệ. Cuối quý tinh ra số tiền và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngân hàng công bố. Mẫu 11: Sổ chi tiết thanh toán với người mua. Bán hàng nội địa: quý 4 năm 2004. Khách hàng: Cty TM Hà Nam Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 1222 1913 15/11 10/12 Số dư đầu kỳ Xuất bán hàng Trả tiền mua kỳ trước Cộng phát sinh Số dư cuối kỳ 5112 3331 112 5027000 1075000 107500 6209500 2609500 3600000 3600000 Khi giao hàng gửi bán, gửi bán cho các địa lý kế toán mở sổ chi tiết hàng gửi bán nhằm theo rõi số hàng xuất kho cho từng cơ sở nhận làm địa lý. Mỗi đại lý được mở một trang riêng để theo rõi. Mẫu 13. Sổ chi tiết hàng gửi bán. Quý 4 năm 2004 Cơ sở: Nguyễn Văn Thông _ Vĩnh Phú Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có Nợ Có 199 399 Số dư đầu kỳ Giao quần TE-2A Thanh toán quần trẻ em Cộng phát sinh Dư cuối kỳ 155 632 11310000 11310000 11310000 14500000 16315000 27625000 16315000 13125000 Mẫu 14. Sổ chi tiết doanh thu hàng nội địa Quý 4 năm 2004 Chứng từ Khách hàng Mã hàng TK đối ứng Doanh thu Số Ngày Số lượng Đơn giá Thành tiền (đ) 00226 02278 0322 25/12 15/11 5/12 Cty TNHH và TM Toàn Thắng Cty TM Hà Nam Cty Đại Thành Cộng ĐT-1/2 total 02A-3M 01B-SM 111 1312 1312 112 1312 40 35 11 120 24000 30000 97727,3 96000 1050000 1075000 21360000 1959513200 Mẫu 15: Sổ chi tiết doanh thu hàng xuất khẩu Quý 4 năm 2004 Tỷ giá 14300 Chứng từ Khách hàng Mã hàng TK đối ứng Doanh thu Ghi chú Số Ngày SL Thành tiền 157/x 26/11 BRY Cộng 9655 112 413 1100 41970000 1678800 107468000 Bảng 7: Bảng tổng hợp TK 511 Quý 4 năm 2004 TK đối ứng Ghi nợ TK 511 Ghi có tài khoản 511 TK 511 Cộng nợ 5112 5113 5114 5118 Cộng có 1112 1548902800 61463878 13230500 1623597178 1361 24840000 14875363 50421000 90136363 1362 133780500 15155484 148935984 1311 17157100707 1312 212069000 164789000 1313 31685700 641 19945800 19945800 627 96800000 413 96800000 10348913 71588480 160127293 531 23340000 23340000 24189900 Cộng 23340000 19595132000 1073468000 1719386025 21138148000 22339982025 Khi bán hàng ghi doanh thu theo số thu thực tế, số chiết khấu hoa hồng, giảm giá hàng bán được hạch toán vào TK 641 do doanh nghiệp không sử dụng TK 521, 532 nên trừ luôn vào chi phí. Nợ TK 641. Có TK 511. Cuối kỳ kết chuyển vào TK 911. Nợ TK 911. có TK 641. Cuối quý trên cơ sở các sổ chi tiết doanh thu, kế toán tập hợp lập bảng kê tổng hợp TK 511 làm căc cứ ghi nhật ký chứng từ số 8. Kế toán tổng hợp doanh thu tiêu thụ. Các sổ kế toán được mở để phản ánh quá trình tiêu thụ ở công ty là sổ chi tiết thành phẩm, sổ theo dõi hàng gửi bán, sổ chi tiết giá vốn hàng bán, sổ chi tiết doanh thu, sau đó kế toang sẽ tập hợp số liệu để lên bảng tổng hợp tương ứng với từng loại sổ. + Trường hợp bán trực tiếp: trường hợp này chủ yếu là bán hàng nội địa với số lượng ít, chủ yếu là bán tại các cửa hàng của công ty. + Bán hàng qua kho. VD: Ngày 25/12/2004 công ty đã xuất kho thành phẩm bán cho CTY TNHH và TM Toàn Thắng, hoá đơn giá trị gia tăng 00106, công ty Toàn Thắng trả bằng tiền mặt và nợ lại, kế toán tiến hành ghi sổ như sau: Phản ánh giá vốn hàng bán (trên sổ chi tiết giá vốn hàng bán và sổ chi tiết thành phẩm nội địa). Nợ TK 632 1820915 Có TK 155 1820915 Phản ánh danh thu bán hàng ( trên cơ sở chi tiết doanh thu hàng nội địa). Nợ TK 111 1056000 Nợ TK131 1155000 Có TK 511 2010000 Có TK 3331 201000 + bán hàng không qua kho. VD: ngày 5/12/2004 công ty có bán cho công ty Đại Thành 120 áo sơ mi nam cao cấp ( 01B – SM). Trị gía hàng bán 2136000, gía vốn hàng bán 2031000. công ty Đại Thành trả một nửa qua ngân hàng, một nửa chịu lại kế toán ghi sổ: Phản ánh giá vốn hàng bán (trên sổ chi tiết giá vốn hàng bán). Nợ TK632 20310000 Có TK154 20310000 Phản ánh doanh thu bán hàng ( trên sổ chi tiêt doanh thu hàng nôị địa). Nợ TK112 11748000 Nợ TK131 11748000 Có TK511(5112) 21360000 Có TK3331 2136000 + trường hợp bán hàng theo phương thức gửi bán: áp dụng chủ yếu với hàng nội địa. Tài khoản kế toán sử dụng: TK157. VD. Theo hóa đơn giá trị gia tăng 0404 số 0399 ngày 15/12/2004, suất đại lý cho anh Nguyễn văn Thông( Vĩnh Phú) 1470 quần áo trẻ em, giá bán 7200/chiếc, giá vốn hàng bán 6500/chiếc, hoa hồng đại lý 8,8%(trên doanh thu ngoài thuế) thuế giá trị gia tăng 10%, kế toán hạch toán như sau: Phản ánh giá trị hàng gửi bán ( trên sổ chi tiết thành phẩm và hàng gửi bán cho từng đại lý). Nợ TK157 11310000 Có TK155 11310000 Phản ánh doanh thu bán hàng. Nợ TK131 12678336 Nợ TK641 1102464 Có TK511 12528000 Có TK3331 1252800 Kết chuyển giá vốn hàng gửi bán đại lý đã tiêu thụ trên sổ chi tiết giá vốn hàng bán và sổ theo dõi hàng gửi bán. Nợ TK632 11310000 Có TK157 11310000 + trường hợp bán hàng trực tiếp ra nước ngoài (suất khẩu). Công ty suất khẩu hàng ra nước ngoài với giá FOB khách hàng thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ nên trên sổ chi tiết thanh toán với người mua(hàng suất khẩu), kế toán ghi theo nguyên tệ, vừa ghi theo việt nam đồng theo tỷ giá hạch toán. đến cuối kỳ căn cứ vào trị gía thực tế do ngân hàng ngoại thương công bố, nếu có chênh lệch thi kế toán điều chỉnh số chênh lệch ghi vào TK 413 và công ty không mở TK 007 để hạch toán để tăng giảm ngoại tệ theo nguyên tệ. Nguyên tệ chỉ theo dõi trên TK131. VD: hoá đơn giá trị gia tăng 0395 ngày 26/11/2004 công ty đã suất hàng giao cho khách hàng ITOCHU(nhật bản) trị gía hàng suất kho 17130330 Tỷ giá hạch toán là 14450VND/USD. Kế toán hạch toán: Phản ánh doang thu bán hàng( trên sổ chi tiết doanh thu hàng suẩt khẩu và sổ chi tiết thanh toán với người mua). Nợ TK131 20984450 Nợ TK413 222450 Có TK511 21206900 Kết chuyển giá vốn hàng bán( trên sổ chi tiết gía vốn hàng bán, sổ chi tiết thành phẩm). Nợ TK632 17130330 Có TK155 17130330 b. Kế toán giảm trừ doanh thu. Tại công ty may liên doanh Kyung- việt chỉ có một trường hợp được giảm trừ doanh thu là hàng bán bị trả lại. Khi bán hàng cho khách hàng, nếu xảy ra điều gì đó mà nguyên nhân thuộc về công ty như: vi phạm hợp đồng kinh tế, kém phẩm chất hoặc không đúng quy cách phẩm chất, chủng loại ghi trên hoá đơn, công ty cho phép khách hàng trả lại một phần hay tất cả số hàng đã mua. điều này khẳng định công ty luôn giữ uy tín với bạn hàng, hơn nữa cũng khẳng định chất lượng thành phẩm của công ty. Trị gía được trả lại được tính đúng theo giá ghi trên hoá đơn, kế toán sử dung TK531 để hạch toán, khi phát sinh nghiệp vụ này kế toán lập phiếu nhập kho, giao cho khách hàng, khách hàng mang đến kho để làm thủ tục nhập kho, sau đó khách hàng làm thủ tục nhận lại tiền(nếu đã trả) hoặc trừ vào số nợ cũ(nếu chưa trả). Đơn giá của số hàng trả lại chính là giá vốn của đơn vị lại thời điểm suất kho đồng thời dựa trên giá bán của đơn vị đó(đã ghi trên hoá đơn trước đây). kế toán tính doanh thu của hàng bị trả lại bị để thanh toán với khách hàng. Mẫu 17. Phiếu nhập kho. Ngày 12/11/2004. Tên người nhập: CTTM Hoàng Mai (trả lại hàng). Nhập kho: thành phẩm nội địa STT Tên quy cách nhãn hiệu sản phẩm đơn vị tính Số lượng đơn giá Thành tiền Ghi chú Theo chứng từ Thực nhập 1 Quần sooc bò cộng Chiếc 12 12 29049 348577 350000 Thủ kho kế toán trưởng người giao phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Mẫu 18: Sổ chi tiết hàng bán bị trả lại. TK531- quý IV/2004 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ có 362 11/11 Nhập hàng do công ty Hoàng Mai trả lại Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại cuối kỳ Cộng 131 5112 350000 23340000 23340000 23340000 Thanh toán với người mua: Nợ TK531 350000 Nợ TK3331 35000 Có TK131 385000 Kết chuyển giá vốn hàng bị trả lại. Nợ TK155 345577 Có TK632 348577 Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán, toàn bộ doang thu hàng bán bị trả lại vào bên nợ TK511 trên sổ chi tiết để xác định doanh thu thuần. Nợ TK511 23340000 Có TK531 23340000 Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu bán hàng bị trả lại vào bên nợ TK511 trên sổ chi tiêt. số liệu tổng hợp từ sổ này sẽ được đưa vào nhật ký số 8. 2.3. Hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu cuối cùng của công ty. Bên cạnh việc xác định doanh thu thuần giá vốn hàng bán như trên, kế toán cần phải xác định chhi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, phân bổ hợp lý cho hàng tiêu thu trong kỳ. Công ty sử dụng các tài khoản sau: TK911, TK641, TK642, TK421. a, hạch toán chi tiết bán hàng. Chi phí bán hàng của công ty là tất cả các chi phí bán hàng phát sinh trong quá trình bán hàng và các chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thu thành phẩm, có hiệu quả như: chi phí giao hàng, chi phi quảng cao giới thiệu sản phẩm , hoa hồng đại lý. Chi phí bán hàng cao hay thấp ảnh hưởng đến việc tính kết quả của quá trình sản xuất kinh doang. Vì vậy công ty tiết kiêm một cách tối đa chi phí để góp phần tăng phần lãi. Chi phí bán hàng của công ty được tập hợp chi tiết theo từng khoản muc sau: + Chi phí tiền lương và bảo hiểm xã hội cho nhân viên bán hàng + Chi phí khấu hao thiết bị bán hàng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí khác bằng tiền. Chi phí bán hàng được tập hợp theo quý, do kế toán chi phí giá thành thực hiện. Khi các chi phí bán hàng phát sinh, từ các chưng từ gốc, bảng chấm công, thanh toán lương và bảo hiểm xã hội, hoá đơn vận chuyển, phiếu chiKế toán ghi trên sổ chi phí bán hàng. Cuối kỳ kế toán lập bảng kê chi phí Và lấy số liệu tổng hợp để ghi vào nhật ký chứng từ số 8. Mẫu 19. Sổ chi phí bán hàng. Quý 4/2004. Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ có 1105 0399 25/11 15/12 Số lượng phải trả CNV Trả tiền thuê thành phẩm gửi bán Hoa hồng trả cho đại lý Kết chuyển sang TK911 Cộng 334 111 5112 911 51326500 2670000 1102464 1577736570 1577736570 VD: tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên bộ phận bán hàng bao gồm: lương cơ bản các khoản thưởng phụ cấp kỳ hạch toán. chi phí là quý nhưng phải trả công nhân viên theo tháng. Trong tháng 11 trả lương kế toán ghi: Nợ TK641 51326500 Có TK534 51326500 Phần bảo hiểm xã hội hạch toán chi phí chỉ được tính trên phần lương cơ bản, tính một lần cho cả quý. Nợ TK641 5255126 Có TK3388 5255126 Phí chi số 001105, kế toán hạch toán trên bản kê số1 và sổ chi phí bán hàng. Nợ TK641 2670000 Có TK111 2670000 Hoa hồng trả cho đại lý ( Vĩnh Phú) theo hoá đơn giá trị gia tăng 0399 ngày15/12, tỷ lệ hoa hồng 8,8% trên giá bán chưa có thuế giá tăng, kế toán ghi sổ. Nợ TK641 1102464 Có TK5112 1102464 Cuối kỳ toàn bộ chi phí bán hàng được kết chuyển sang TK911. Nợ TK911 1577736570 Có TK641 1577736570 Tại công ty đã sản xuất và tiêu thụ rất nhiều loại thành phẩm, để phản ánh đúng đắn quá trình tiêu thụ đối với từng loại thành phẩm thì chi phí bán hàng cần phải được phân bổ một cách đúng đắn, việc phân bổ chi phí bán hàng của công ty là phân bổ cho từng loại thành phẩm theo khoản mục. công thức tính: Chi phí bán hàng phân bổ cho sản phẩm A = chi phí phát sinh trong kỳ tổng sản phẩm đã được quy đổi của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ x số sản phẩm quy đổi của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Bảng 8. Bảng kê chi phí bán hàng. Quý IV/2004 TK ghi có TK641 TK6411 TK6414 TK6418 TK911 111 1121 1122 3111 2141 334 3383 155 141 5112 5118 3331 131 641 Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng(VND) Tiền gửi ngân hàng (ngoại tệ) Vay ngắn hạn Khấu hao Tiền lương nhân viên Trích BHXH Thành phẩm xuất khẩu Tạm ứng Doanh thu bán hàng Hoa hồng sản phẩm Thuế GTGT đầu ra Phí nước ngoài Chi phí bán hàng Cộng 138333200 90051700 262676421 246175720 43336000 117825500 4355126 14670063 9395900 77000000 19945800 9774580 544199560 1577736570 117825500 4355126 14670063 136850689 98427500 72313000 43336000 77000000 19945800 9775480 320796880 39902700 17738700 262676421 246175720 9395900 544199560 1120089001 1577736570 VD: số chi phí bán hàng phát sinh trong quý IV/2004 là 1577736570. tổng số sản phẩm quy đổi của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ là 439500 sản phẩm. Số sản phẩm ở Hải Phòng là 900(hệ số quy đổi 1,25), vậy chi phí bán hàng phân bổ cho sản phẩm ở Hải Phòng là: Chi phí bán hàng phân bổ = x900x1,25 = 4038575 b, hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí cho quả lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. Chi phí quản lý bao gồm toàn bộ chi phí phục vụ cho vấn đề quản lý điều hành kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí này được theo dõi trên tài khoản 642. Chi phí quản lý doanh nghiệp ở công ty may liên doang Kyung-việt bao gồm: + Chi phí trả tiền lương, thưởng phụ cấp và bảo hiểm xã hội cho nhân viên quản lý + Chi phí giấy mực , bút, vật liệu sử dụng cho văn phòng. + Chi phí khấu hao tài sản cố định chi văn phòng. + Lệ phí phải nộp. + Chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện nước, điện thoại + Chi phí bằng tiền khác: tiếp khách, công tác phí Bảng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp. Quý IV/2004. Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ có 2222 270 5/10 15/11 Mua văn phòng phẩm Suất mẫu giới thiệu sản phẩm Thu tiền điện đã trả hộ trong quý kết chuyển sang TK911 Cộng 111 1362 111 1087800 852800 2991638230 70297700 2521340620 2991638320 VD: ngày 5/10 mua văn phòng phẩm cho văn phòng trị giá 1087800 hóa đơn giá trị gia tăng số 2222, kế toán ghi trên sổ quản lý doanh nghiệp. Nợ TK642 1087800 Có TK111 1087800 Ngày 15/11 suất mẫu sản phẩm cho cửa hàng trung tâm theo phiếu suất kho 270, kế toán ghi sổ chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK642 8528000 Có TK1362 8528000 Trích khấu hoa tài sản cố định cho bộ phận quản lý. Nợ TK642 111330615 Có TK214 111330615 Cuối kỳ các chi phí doanh nghiệp được kết chuyển sang TK911 Nợ TK911 2991638320 Có TK642 2991638320 Cuối kỳ kế toán lập bảng kê số 5 chi phí quản lý doang nghiệp, số liệu được ghi vào nhật ký chứng từ số 8. c, Xác định kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh là kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm và biểu hiện qua chi tiêu lãi lỗ về tiêu thụ. Đây là các bước toán được tiến hành vào cuối quý. Kế toán căn cứ vào các số liệu chi tiết và tổng hợp để xác định kết quả kinh doanh như sau: Lãi(lỗ) để tiêu thu thành phẩm = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp. Doanh thu thuần = tổng doanh thu tiêu thụ – các khoản giảm trừ = 22339982025 – 23340000 = 22316642025 Gá vốn hàng bán = 17595449850 Chi phí bán hàng = 1577736570 Chi phí quản lý doanh nghiệp = 2991638320 Lãi(lỗ) về tiêu thụ thành phẩm = 22316642025 – 17595449850 – 1577736570 – 2991638320 = 151817285. Nợ TK911 17595449850 CóTK632 17595449850 Nợ TK911 1577736570 Có TK641 1577736570 Nợ TK911 2991368320 Có TK642 2991368320 Nợ TK511 22316642025 Có TK911 22316642025 Nợ TK911 151817285 Có TK421 151817285 Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty may liên doanh Kyung- việt. I. Nhận xét chung. Qua việc xem xét tình hình thực hiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm của công ty may liên doanh Kyung- việt có thể rút ra một số kết quả sau: Công ty may liên doanh Kyung- việt là một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trước tình hình đó ban lãnh đạo công ty đã năng động sáng tạo tìm mọi biên pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng nguồn thu, đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi, từ đó tích luỹ và nâng cao đời sống cho CBCNV. Từ khi thành lập và hoạt động công ty may liên doanh Kyung- việt đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó hệ thống quản lý nói chung và bộ phạn kế toán nói riêng trong đó đặc biệt là kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm không ngừng được cải thiện để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nhìn chung công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm của công ty đã cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Kế toán ghi chép đầy đủ tình hình xuất bán, thanh toán tiền hàng, tồn kho, đồng thời phản ánh chính xác doanh thu bán hàng cùng các khoản giảm trừ trong doanh thu. Do đó việc cung cấp các số liệu giúp công tác quản lý đạt được kết quả nhất định. Với quy mô sản xuất kinh doanh lớn, công ty đã áp dụng phương pháp kế toán tập chung. Việc sắp xếp các nhân viên kế toán để theo dõi, ghi chép và phản ánh các nhiệm vụ thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, kịp thời phản ánh các thông tin cần thiết giúp cho lãnh đạo công ty có những quyết định chính xác, kịp thời khi có khó khăn xảy ra. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ hợp lý, khoa học trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện nay, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Xuốt thời gian qua công ty luôn áp dụng các chính sách, chấp hành chế độ thuế của nhà nước, tổ chức mở các sổ kế toán hợp lý để phản ánh giám đốc tình hình tiêu thụ, ghi chép đầy đủ các nhiện vụ kinh tế phát sinh. Việc tổ chức cán bộ kế toán phụ trách công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là hợp lý, phát huy hết năng lực và trình độ của kế toán viên. Việc xác định kết quả của công ty cũng được thực hiện đầy đủ, tính toán đơn giản, dễ thực hiện. II. những tồn tại và phương hướng hoàn thiện nội dung hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm tại công ty may liên doanh Kyung-việt. Qua thời gian tiếp cận với thực tế, kết hợp với những kiến thức đã học trong trường, em đã nhận thấy công tác kế toán nói chung và kế toán thành phẩm nói riêng tại công ty vẫn còn một số hạn chế. Nên em xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhỏ nhằm góp phần nâng cao chất lượng của công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nói riêng. Thứ nhất: về hạch toán tiêu thụ thành phẩm. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm là một trong những điều kiện để hạch toán chính xác nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá ở công ty. Việc sử dụng máy tính trong hạch toán thành phẩm là hết sức đúng đắn hợp lý. Nhưng ở đây việc hạch toán vẫn chưa được đồng bộ, cụ thể là việc hạch toán chi tiết được thực hiện trên máy, việc hạch toán này sẽ khó đối chiếu sổ sách tốn kém thời gian cho công tác kế toán. Về việc tính giá thành sản phẩm, công ty không sử dụng giá hạch toán cho giá thành công xưởng thành phẩm. Vì vậy công tác kế toán bị dồn vào cuối tháng, nhiều khi không phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ. Theo em công ty nên sử dụng bảng kê số 9 – tính giá thành thực tế thành phẩm, hàng hoá. Trong kỳ phản ánh bằng giá hạch toán, đến cuối kỳ điều chỉnh theo giá thực tế nhằm cung cấp thông tin kế toán kịp thời hơn. Thứ 2: Về công tác ghi sổ kế toán. Trong công tác kế toán, việc theo dõi các trình tự nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu. Nhưng ở công ty yêu cầu này được thực hiện chưa tốt như: Khi nhận được các chứng từ gốc, kế toán không tiến hành kiểm tra và ghi chép chứng từ đó vào sổ ngay mà thường để hai ba ngày mới ghi sổ. Với cách ghi như vậy sẽ gây khó khăn cho việc giám sát vật tư, sản phẩm, hàng hoá. Để đảm bảo cho việc giám sát sản phẩm, hàng hoá được chặt chẽ theo đúng nguyên tắc thì các chứng từ gốc sau khi chuyển về phòng kế toán, phải được kế toán kiểm tra và ghi vào sổ sách kế toán ngay theo trình tự thời gian các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tránh hiện tượng chồng chất chứng từ. Có như vậy mới đảm bảo được tính cập nhật thông tin kế toán. Thứ 3: Một số bút toán chưa phản ánh chính xác. + Bút toán xuất thành phẩm tặng CBCNV và phát đồng phục trong quý 4 năm 2004 công ty xuất thành phẩm để tặng trị giá 96800000đ. Kế toán ghi: Nợ TK 627 97768000 Có TK 511 96800000 Có Tk 3331 9680000 Bút toán này ghi sai chế độ kế toán hiện hành vì TK 627 chỉ tập hợp chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất không bao gồm chi phí biếu tặng, khen thưởng. Nghiệp vụ như trên kế toán phải lấy từ quỹ khen thưởng phúc lợi, đồng thời ghi nhận doanh thu nội bộ. Như vậy kế toán cần định khoản: Nợ TK 431 97768000 Có TK 512 96800000 Có TK 3331 9680000 + Bút toán phản ánh hợp đồng cho thuê nhà: Công ty đã sử dụng TK 511 để phản ánh doanh thu từ hợp đồng cho thuê nhà và định khoản như sau: Nợ TK 112 Có TK 5115 Việc phản ánh này không chính xác, vì nội dung TK 511- doanh thu bán hàng.Vì vậy hoạch tóan như trên là sai bản chất của nghiệp vụ kế toán phát sinh. Đây là hợp đồng tài chính nên doanh thu của nó phải ghi vào TK 711 kế toán phải ghi: Nợ TK 112. Có TK 711 Thứ 4: Tổ chức kế toán trên máy tính. Công ty may Kyung_Việt đã đưa máy tính vào sử dụng, tuy nhiên nó chưa phải là một phần mềm kế toán. Vì vậy theo em công ty nên tăng cường trang bị máy tính cho phòng kế toán với các phần mềm kế toán đang đựơc áp dụng phổ biến như: AFSYS, ACJOFT Để công tác kế toán sẽ gọn nhẹ, nhanh chóng hơn và an toàn. Kết Luận Để đứng vững và không ngừng phát triển trong nền kinh tế thị trường đối với mọi doanh nghiệp là điều vô cùng khó khăn, bởi lẽ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Nhưng chính trong sự cạnh tranh đó các doanh nghiệp mới tìm cho mình hướng đi và cách làm ăn có hiệu quả nhất. Công ty may liên doanh Kyung_Việt là một trong những công ty kinh doanh có hiệu quả , đứng vững và ngày càng chiếm lĩnh được nhiều thị trường mới. Để thực hiện được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong cơ chế thi trường công ty đã phải đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh và hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán. Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán của công ty may Kyung _Việt, em đã đi sâu tìm hiểu về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm của công ty, cho thấy công ty đã phát huy được thế mạnh của mình. Song bên cạnh đó một số vấn đề còn tồn tại cần được khắc phục. để khắc phục được phần nào còn hạn chế em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đính hoàn thiện hơn công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh của công ty nói riêng và phần hạch toán kế toán nói chung. Với thời gian thực tập không dài, cộng với trình độ kiến thức còn hạn chế và bước đầu áp dụng lý luận vào thực tiễn còn bỡ ngỡ nên chuyên đề này không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy cô, cán bộ kế toán trong công ty để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Sau cùng em xin chân thành cảm ơn tập thể công ty máy liên doanh Kyung_Việt, phòng kế toán công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thu Trang đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2005 Học Sinh: Trần Thị Hương Đánh giá và xác nhận của công ty may liên doanh Kyung_Việt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3174.doc
Tài liệu liên quan