Đề tài Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thăng Long

- Kế toán tiền lương là một phần hành không thể thiếu được trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì kế toán tiền lương là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng khá lớn trong toàn bộ công tác hạch toán, cho nên việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương ở Công ty là một vấn đề cần quan tâm. - Việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là cần thiết vì đây là một bộ phận quan trọng trong việc tính giá thành, hạch toán tiền lương có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn thiện công tác kế toán tiền lương giúp cho các doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh được chính xác hơn. - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác bản chất thực trạng của doanh nghiệp, từ đó có các quyết định đúng đắn để tiết kiệm được chi phí cũng như hạ giá thành sản phẩm

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo về tay nghề của công nhân chiếm 2/3, tay nghề của người lao động khá cao, bình quân bậc thợ công nhân là bậc 4 2. 3. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán 2.3.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán Xuất phát từ đặc điểm là một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá thành Công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và cơ cấu bộ máy quản lý như trên bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, ghi sổ, tính giá thành… đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán là trung tâm cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, cung cấp chính xác cụ thể những con số thống kê là căn cứ cho ban lãnh đạo Công ty nắm bắt được thông tin kinh tế và phân tích hoạt động, hướng dẫn chỉ đạo sản xuất kinh doanh của Công ty. Riêng cơ sở sản xuất Vĩnh Tuy có một nhân viên chuyên theo dõi, lập báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất và tập hợp, gửi chứng từ ban đầu về Công ty.Trên cơ sở những chứng từ và báo cáo tập hợp chi phí sản xuất cùng với số liệu tại Công ty, phòng kế toán sẽ là nơi thực hiện công việc hạch toán tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty. Còn cơ sở sản xuất nho ở Ninh Thuận, Công ty cũng chỉ cử một người vừa quản lí vừa tổng hợp chứng từ gửi về cho phòng kế toán của Công ty. Sau cùng phòng kế toán của Công ty mới tổng hợp và phân loại để hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh cho toàn Công ty. sơ đồ số 3: tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán vật tư, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sp Kế toán tiêu thụ kiêm TSCĐ Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Kế toán tiền lương Thủ quỹ Nhân viên kinh tế các đơn vị trực thuộc Số lượng nhân viên kế toán trong phòng kế gồm 6 người được phân công như sau: - Kế toán trưởng: kiêm kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm chỉ đạo, hưỡng dẫn toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tổng hợp các thông tin kinh tế trong toàn bộ Công ty. Đồng thời, kế toán trưởng còn làm công tác tổng hợp, ghi sổ cái, lập các báo cáo kế toán, hạch toán kế toán nội bộ, phân tích kinh tế, bảo quản lưu trữ hồ sơ. - Kế toán vật tư, thành phẩm kiêm tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động tồn kho vật tư về cả hai chỉ tiêu giá trị và số lượng. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho, lập Bảng cân đối nhập - xuất - tồn vật tư kết hợp với Bảng kê sản phẩm sản xuất của nhân viên thống kê dưới phân xưởng để tính giá thành sản phẩm. -Kế toán tiêu thụ kiêm tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm. Ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết doanh thu bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp. Thực hiện hạch toán chi tiết tổng hợp sự biến động và khấu hao của tài sản cố định. Đồng thời, bộ phận kế toán này còn chịu trách nhiệm về tài khoản thuế. -Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình hình thanh toán của khách hàng, các đại lí, đồng thời thực hiện hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt, tổng hợp tình hình thanh toán nội bộ Công ty như: tạm ứng, thanh toán tạm ứng, các khoản phải thu khác, phải trả khác. - Bộ phận kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ chủ yếu là kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh té phát sinh về thời gian lao động và kết quả lao động. Đồng thời, kiểm tra giám sát quyết toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH vào các đối tượng chi phí sản xuất để tính vào sản phẩm. - Thủ quỹ: Căn cứ vào các chứng từ hợp pháp mà tiến hành nhập, xuất quỹ đồng thời tiến hành ghi sổ quỹ. Nhìn chung, tuy các kế toán có các nhiệm vụ riêng biệt song luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của cả phòng. 2.3.2 Tình hình thực hiện chế độ kế toán : * Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Về hệ thống chứng từ kế toán Công ty cổ phần Thăng Long sử dụng mẫu theo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp quy định : - Các chứng từ kế toán được sử dụng trong hạch toán vật liệu ở doanh nghiệp bao gồm: + Phiếu nhập kho (mẫu 01 - VT) + Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT) + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 - VT) + Biên bản kiểm nghiệm vật  sản phẩm hàng hoá (mẫu 08 - VT) + Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02 - BH).... - Các chứng từ kế toán sử dụng trong hạch toán lao động tiền lương bao gồm: + Bảng chấm công (mẫu 01- LĐTL) + Bảng thanh toán lương (mẫu 02-LĐTL) + Phiếu nghỉ hưởng BHXH (mẫu 03-LĐTL) + Bảng thanh toán BHXH (mẫu 04-LĐTL)... * Về tài khoản kế toán: Công ty cổ phần Thăng Long áp dụng hầu hết hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định số 1141/QĐ/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 và các qui định có bổ xung, sưả đổi của Bộ Tài Chính.. Tuy nhiên, vì hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên nên Công ty không sử dụng tài khoản: 611, 631. * Với mặt hàng sản xuất kinh doanh chính là rượu vang - là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên khi mua nguyên vật liệu để sản xuất rượu thì sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà giá trị thực tế của nguyên vật liệu là tổng giá thanh toán (gồm cả thuế VAT đầu vào). Đối với vật liệu mà Công ty mua ngoài không tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, Công ty vẫn được khấu trừ thuế GTGT, cụ thể là thùng cartông. Thùng cartông dùng để đóng hộp sản phẩm, Công ty không tự sản xuất được mà phải mua ngoài, do vậy được khấu trừ thuế đối với loại vật liệu này. * Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán: Bắt đầu từ tháng 4 năm1998 Công ty đã vào sử dụng phần mềm kế toán, hình thức kế toán hiện nay Công ty đang áp dụng là Nhật kí chung với hệ thống kế toán chi tiết, tổng hợp, báo cáo kế toán đầy đủ trong máy. Đây là hình thức kế toán phù hợp với doanh nghiệp sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán, với sự thay đổi hình thức doanh nghiệp, bộ máy quản lý của Công ty. Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ hiểu thuận tiện cho việc phân công lao động trong bộ máy kế toán, ghi chép kế toán rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu. Về hạch toán hàng tồn kho thì Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Như vậy hệ thống sổ sử dụng trong quá trình hạch toán này bao gồm: Sổ Nhật Kí Chung, sổ cái tài khoản, sổ kế toán chi tiết. Sơ đồ số 4: kế toán trên máy vi tính Chứng từ gốc Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Vào máy Nhật ký chung Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Báo cáo tài chính * Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán: Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp của Công ty tiến hành lập và gửi báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài Chính bao gồm: + Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01 - DN) + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02 - DN) + Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09 - DN) 2.4. Tổ chức hạch toán tiền lương tại Công ty cổ phần Thăng Long 2.4.1 Đặc điểm về lao động của Công ty Lao động là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty. Kĩ năng và trình độ lành nghề của người lao động là điều kiện quan trọng để Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh. Nhận thức được vấn đề này, Công ty không ngừng nâng cao trình độ cho người lao động, một mặt luôn đổi mới cơ chế và hình thức tuyển dụng, mặt khác chú trọng đào tạo bồi dưỡng thêm kiến thức để người lao động đáp ứng được những đòi hỏi của trình độ thiết bị hiện đại và phương pháp quản lí mới. Chính vì vậy, trình độ của người lao động của Công ty ngày càng được nâng cao qua các năm 2000, 2001. Có thể thấy rõ điều này qua biểu số liệu sau: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Thăng Long Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số lao động Tỷ trọng Số lao động Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ lệ% Đại học 42 14.38 43 14.6 1 2.38 Trung cấp 33 11.3 33 11.2 0 0 Công nhân kĩ thuật 175 59.93 177 60 2 1.14 Lao động phổ thông 42 14.38 42 14.2 0 0 Tổng số 292 100 295 100 3 1.03 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Công ty không những phải đảm bảo chất lượng lao động của chính mình mà còn phải đảm bảo lao động hợp lí. Thời gian đầu thành lập Công ty chỉ có khoảng 50 lao động, tới năm 1998 đã có khoảng 280 lao động cán bộ công nhân viên (nữ chiếm khoảng 52%) trong đó 39 tốt nghiệp đại học, trên đại học; 34 tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp; số còn lại chủ yếu là công nhân lành nghề đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm và được đào tạo trực tiếp tại Công ty.Đến nay lực lượng lao động đã tăng đáng kể cả về chất lượng lẫn số lượng. Trong Công ty hiện có 295 người cán bộ công nhân viên, có 42 đảng viên và 68 đoàn viên.. Sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của lực lượng lao động cho thấy Công ty đã ngày càng hoàn thiện hơn trong việc sử dụng lao động có hiệu quả. Toàn bộ lực lượng của Công ty phân làm 2 loại chủ yếu: + Bộ phận lao động trực tiếp: là bộ phận lao động sản xuất trực tiếp tại các tổ, trung tâm với chức năng phục vụ các nhu cầu về kinh doanh và dịch vụ của Công ty + Bộ phận lao động gián tiếp: là bộ phận lao động thuộc khối quản lí và khối hành chính văn phòng. 2.4.2 Đặc điểm tiền lương của Công ty cổ phần Thăng Long 2.4.2.1 Trình tự hạch toán quỹ lương tại Công ty: Hạch toán lao động tiền lương của Công ty được tiến hành như sau: Việc chấm công do quản lí tại đơn vị chấm. Cuối tháng cán bộ tổ chức lao động tiền lương tập hợp bảng chấm công của các đơn vị và tiến hành tính lương, sau đó chuyển bảng tính lương cho kế toán thanh toán. Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng để tính lương, BHXH, BHYT để làm phiếu chi lương và chuyển cho kế toán trưởng xem xét và kí duyệt, sau khi được Giám đốc kí duyệt chi thì thủ quỹ chi tiền lương. Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, trích lập các khoản trích theo lương, phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và chi phí quản lí doanh nghiệp và lưu toàn bộ chứng từ này. 2.4.2.2 Quỹ lương của Công ty Quỹ lương của Công ty được xác định dựa trên chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và đơn giá tiền lương. Quỹ lương này được Công ty xây dựng là 28% so với chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.(trong năm 2003) Quỹ tiền lương = Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh x Đơn giá tiền lương - Phụ cấp trong Công ty có: + Phụ cấp làm thêm (ca 3): khi người lao động làm đêm từ 22h – 06h thì được hưởng khoản tiền là 0,35% tiền lương cơ bản. ở Công ty cổ phần Thăng Long, do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên có 02 tổ làm ca ba là tổ bảo vệ và tổ lọc. + Phụ cấp chức vụ (trưởng, phó phòng) + Phụ cấp trách nhiệm( tổ trưởng sản xuất, kiểm soát viên, những người làm công tác Đảng, Đoàn thể) + Tiền ăn ca của của Công ty thực hiện theo đúng qui định hiện hành (không quá 290.000đ/tháng/người) cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bảng thanh toán Tiền phụ cấp làm ca đêm tháng 01/2003 Tổ : bảo vệ Đơn vị: nghìn đồng Stt Họ và tên Lương cơ bản %lương 0.35% Số ca đêm Thành tiền Kí nhận 1 Lê Thành Nam 600.000 2100 5 10.500 2 Lê Hải Hà 600.000. 2100 10 21.000 3 Nguyễn Văn Hợp 600.000 2100 8 16.800 …. ……. …… …. ……. Tổng cộng 900.000 Hà Nội ngày tháng năm 200… Phụ trách đơn vị LĐTL Kế toán Giám đốc Lương nghỉ phép: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ mang tính chất liên tục, việc sắp xếp nghỉ phép bố trí đều đặn, ít có trường hợp ngoài dự kiến nên Công ty không trích trước lương nghỉ phép của công nhân viên, việc hạch toán dựa vào số liệu phát sinh trong tháng. Khi nghỉ phép công nhân được hưởng 100% lương cơ bản. Theo qui định 01 năm được nghỉ 12 phép, ngoài ra nếu công tác trong Công ty cứ tròn 05 năm được cộng thêm 01 ngày. Tiền lương được trả cho những ngày nghỉ phép dựa trên đơn giá tiền lương 01 ngày công của từng người theo hệ số lương. Trong năm nếu CNV không nghỉ phép thì cuối năm khoản phép này được nghỉ tiếp vào quí I năm sau. - Lương nghỉ chế độ: + Ngày nghỉ phép trong tiêu chuẩn đi học, trong những ngày nghỉ này được hưởng lương chính sách và lương khoán là 100% + Ngày nghỉ thai sản được hưởng lương 100% lương đóng BHXH. + Nghỉ bệnh, ốm đau mức trợ cấp trả thay lương bằng 75% mức lương đóng BHXH Nguyên tắc phân phối tiền lương tại Công ty: + Quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. + Thực hiện hình thức trả lương khoán theo việc và kết quả thực hiện công việc theo số lượng và chất lượng hoàn thành. + Gắn chế độ trả lương của cá nhân với kết quả sản xuất kinh doanh của tập thể và của toàn Công ty. + Quy chế phân phối tiền lương phải được tập thể lao động thảo luận, thông qua đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, khi qui chế được ban hành mọi người phải có nghĩa vụ thực hiện. + Chính sách tiền lương phải gắn với nội dung quản lí nhân sự khác như: đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng, thu hút và định hướng phát triển nguồn nhân lực. Nguyên tắc phân phối tiền lương cho cá nhân: + Thực hiện phân phối theo lao động, trả lương theo công việc và kết quả hoàn thành công việc. + Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty được trả lương cao. + Hệ số giãn cách tiền lương giữa người có hệ số mức độ phức tạp công việc cao nhất và thấp nhất. + Mức lương thấp nhất của nhân viên phục vụ (lao động giản đơn không qua đào tạo) không vượt qua theo nghị định 28/CP của chính phủ. 2.4.3 Các hình thức tính lương và trả lương: Hiện nay Công ty áp dụng 03 hình thức trả lương: Trả lương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm và hình thức tiền lương khoán.Là một Doanh nghiệp sản xuất song hình thức trả lương tại Công ty khác với các doanh nghiệp sản xuất khác. Hình thức trả lương theo thời gian và hình thức tiền lương khoán đều áp dụng cho cả 02 đối tượng là lao động trực tiếp (gồm các tổ sản xuất: tổ kho, tổ pha chế…) và lao động gián tiếp (gồm các phòng ban: phòng tổ chức, phòng kế toán…). Như vậy, lương trả cho lao động trong Công ty gồm 02 phần là lương cơ bản và phần lương khoán. Trả lương theo thời gian: Lương cơ bản: Công thức tính: M x K LCB = x C Ngày công tháng Trong đó: LCB : Lương cơ bản M: Mức lương cơ bản do nhà nước qui định (290.000đ) C: Số công thực tế đi làm K: Hệ số bậc lương theo nghị định 26/CP Công thức tính lương cơ bản trả cho lao động trực tiếp trong Công ty cũng tương tự như công thức tính lương cho đối tượng lao động gián tiếp, chỉ khác nhau ở chỗ hệ số lương của lao động trực tiếp và gián tiếp thì khác nhau. Đối với đối tượng lao động trực tiếp thì hệ số bậc lương cao nhất dừng ở mức 5 Hệ số bậc lương được xác định đối với lao động gián tiếp và lao động trực tiếp trong Công ty được qui định như sau : Đối tượng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức… Lao động gián tiếp 1.6 1.78 2.02 2.26 2.51 …. Lao động trực tiếp 1.5 1.7 1.9 2.41 2.92 Cơ sở để tính lương được dựa trên ngày công thực tế của người lao động. Ngày công thực tế được thể hiện trên Bảng chấm công. Bảng chấm công được mở chi tiết cho từng người trong phòng, mỗi người được thể hiện trên một dòng cuả bảng chấm công. Bảng chấm công được treo ở nơi công khai, cuối tháng căn cứ vào thời gian làm việc thực tế qui ra công để tính lương. Qua công thức tính lương ở trên ta có thể lấy lương ở phòng kế toán làm ví dụ cho cách tính. Ví dụ: Tính lương cho lao động gián tiếp trong phòng kế toán Tính lương của Ông Nguyễn Văn Thành với chức danh là kế toán trưởng của Công ty có hệ sô lương là 3.21, mức lương tối thiểu do nhà nước qui định là 290.000đ. Theo công thức tính lương như trên ta tính lương như sau (trích từ Bảng thanh toán lương) LCB = 290.000 x 2.51x 25/25 = 727900đ Tính lương của anh Lê Tuấn Anh là nhân viên tập sự với hệ số lương là 1.6 LCB = 290000 x 1.6 x 24/25 = 445440đ Tương tự với công thức trên, ta tính lương của ông Đào Minh Tuấn là công nhân của tổ pha chế với hệ số lương là 1.9 LCB = 290.000 x 1.9 x 25/25 = 551.000đ Ngoài phần lương cơ bản trên, cán bộ công nhân viên trong Công ty còn có thêm khoản tiền lương khoán và các khoản khác (tiền thưởng, các khoản trợ cấp khác nếu có) Công ty cổ phần Thăng Long Bảng tính lương Tháng 1/2003 Stt Họ và tên Cấp bậc Hệ số Công thực tế Lương cơ bản 1 Nguyễn văn Thành Kế toán trưởng 2.51 25 727900 2 Lê Tuấn Anh Nhân viên 1.6 24 445440 3 Vương thị Vân Nhân viên 1.78 24 516.200 … …. …. …. … … Tổng 27.434.632 b. Hình thức tiền lương khoán: (L) Lương khoán hay còn gọi là lương kinh doanh là phần lương mà Công ty trả cho nhân viên nhằm khuyến khích động viên thi đua, đánh giá kết quả của từng người. Phần lương khoán được tính cho cả 02 đối tượng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp theo công thức: L= Tổng điểm x Đơn giá tiền lương Trong đó: -Đơn giá tiền lương được xác định như sau: Tổng lương trích Đơn giá lương = Tổng điểm mà Tổng lương trích = Số lao động bình quân tháng x Mức lương bình quân Tổng công toàn khối Số lao động bình quân tháng = Ngày công tháng -Tổng điểm: là số điểm do mỗi lao động trong Công ty đạt được, mức độ điểm đóng góp do ban lãnh đạo của Công ty qui định. Cơ sở để xác định tổng điểm cho cả 02 đối tượng lao động khác nhau, cụ thể: Lương khoán đối với lao động gián tiếp: Cơ sở tính tổng điểm : Tổng điểm = Hệ số tiền lương x (Thâm niên + Hệ số trách nhiệm + Hệ số phức tạp) x Công thi đua/ Ngày công tháng + Thâm niên công tác tại Công ty được xác định cứ 01 năm công tác được nhân 0,4 điểm trong tổng số điểm để tính lương. + Qui định về điểm mức độ phức tạp của công việc: Đối với độ phức tạp của công việc thì tuỳ theo từng mức độ công việc khác nhau sẽ có mức điểm khác nhau để đánh giá + Qui định về hệ số trách nhiệm: Công ty cũng thống nhất trong việc đưa ra các thang điểm khác nhau theo chức vụ của từng người trong Công ty. Thang điểm này là do Hội đồng quản trị đưa ra nhằm xác định vị trí của từng nhân viên trong Công ty, dựa vào đó để tính lương. Thang điểm được qui định như sau: Stt Chức vụ Hệ số trách nhiệm Hệ số phức tạp 1. Giám đốc 30 70 2. Phó giám đốc 25 65 3. Kế toán trưởng 25 60 4. Trưởng phòng 20 45 5. Kế toán viên 15 35 6. Thủ quĩ 10 25 7. Nhân viên 5 20 Tổng điểm còn được xác định bằng công thực tế đi làm, số công này được xác định ở mức A; B; C. Trường hợp không sai phạm, đi làm đầy đủ và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ thì được xét công loại A. Trong trường hợp không hoàn thành công việc được giao hoặc nghỉ tuỳ thuộc vào lí do mà được xét là công loại B hay loại C. Kết quả bình xét thi đua dựa vào các chỉ tiêu là loại A: lương bình quân (A = 1); loại B: trừ 20% lương bình quân(B = 0.8); loại C: trừ 50% lương bình quân (C= 0.5). Như vậy công thi đua sẽ được xác định dựa trên công thực tế đi làm với công thức được qui đổi như sau: Công thi đua = Tổng công A + 0.8 tổng công B + 0.5 tổng công C Ví dụ: Tính lương khoán cho Ông Nguyễn văn Thành với chức danh là kế toán trưởng Công ty L = Tổng điểm x Đơn giá tiền lương Tổng điểm = Hệ số tiền lương x (thâm niên + hệ số trách nhiệm + hệ số phức tạp)x công thi đua/ ngày công tháng Tổng điểm = 1.2 x (14.4 +25 +60 ) x 25/25 = 119.28 điểm Trong đó đơn giá tiền lương đã được Công ty xác định là = 5.208đ Vậy phần lương khoán ông nhận được là: L = 119.28 x 5.208 = 621.213đ Ông Nguyễn văn Thành có thâm niên công tác là 36 năm, theo qui định của HĐQT thì cứ một năm công tác đạt được 0.4 điểm. Như vậy, Ông đã có 14.4 điểm là số điểm đạt được do công tác lâu năm. *Lương khoán đối với lao động trực tiếp: Cơ sở tính tổng điểm: Tổng điểm = Hệ số (Điểm mức độ đóng góp + thâm niên) Lương khoán trả cho lao động trực tiếp khác với lương khoán trả cho lao động gián tiếp ở chỗ: đối với đối tượng lao động trực tiếp thì cơ sở để tính tổng điểm không có hệ số trách nhiệm và hệ số phức tạp, cơ sở tính lương khoán cho lao động trực tiếp dựa trên cơ sở là thâm niên công tác và mức độ điểm đóng góp. Mức độ điểm đóng góp này tuỳ thuộc vào công loại A, B, C Ví dụ: Tính lương khoán cho Ông Đào minh Tuấn là công nhân của tổ pha chế Tổng điểm của ông được xác định như sau: Ông có thâm niên công tác là 22 năm, số điểm đạt được là 22 x 0.4 = 8.8 điểm. Vì đạt công loại A nên có mức độ điểm đóng góp là 100 điểm với hệ số là 1.4, đơn giá tiền lương được xác định là 5.208. Như vậy phần lương khoán của ông sẽ là: L = (100 + 8.8) x 1.4 x 5.208 = 793.283đ Hình thức thưởng trong Công ty: Ngoài 02 phần lương cơ bản và lương khoán trên, đối tượng lao động trong công ty còn được hưởng một số hình thức đãi ngộ khác ngoài lương như tiền thưởng. Theo qui định, Công ty tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vào 06 tháng đầu năm và cuối năm. Qua đó, Công ty cũng kết hợp với hình thức thưởng nhằm khuyến khích cho người lao động hăng say hơn trong công viêc. Hình thức thưởng này gắn liền với kết quả bình xét thi đua dựa vào các chỉ tiêu công loại A, B, C. lao động trong công ty sẽ có mức thưởng cao nhất nếu trong 06 đó đạt được nhiều công loại A( không có công loại B) và mức thưởng thấp nhất trong trường hợp ít công B (không có công loại C) Mức độ thưởng thì phụ thuộc vào quỹ lương mà công ty có. Nếu công ty đạt được mức doanh thu cao thì quĩ lương sẽ nhiều hơn và tiền thưởng sẽ cao hơn. c. Tính lương sản phẩm: Hình thức lương sản phẩm dùng để trả cho bộ phận bốc xếp, bộ phận làm không định mức. Tiền lương tính theo sản phẩm được tính rộng rãi, phần lớn cho các phân xưởng. Công ty trả lương cho sản phẩm theo từng phân xưởng hay theo từng bộ phận sản xuất. Tổng số lương phải trả cho công nhân hàng tháng = Đơn giá lương sản phẩm x Số lượng sản phẩm đã hoàn thành hàng tháng Kế toán tiền lương căn cứ vào đơn giá tiền lương cho từng giai đoạn công nghệ(tương ứng với từng tổ) để tính lương cho từng tổ sản xuất – lương tổ sản xuất được chia cho từng công nhân theo điểm bình xét hoặc đơn giá tiền lương của tổ đó. Tại công ty, một số bộ phận thuộc lao động trực tiếp được trả lương theo hình thức lương sản phẩm. Một nhân công cứ gọt được 300 kg dứa thì được tính là 01 công, đơn giá của một công theo quy định là 22.000đ, hoặc chiết vang được 900 chai được tính là một công, đơn giá của một công đó là 30.000đ. Ví dụ: Chị Trần thị Liên trong một ngày gọt được 375 kg dứa, với cách tính lương như trên thì chị được trả 27.500đ Công việc tính toán tiền lương của phân xưởng do kế toán tiền lương thực hiện. Cuối tháng các tổ chuyển toàn bộ chứng từ hạch toán lao động (bảng chấm công, báo cáo kết quả sản xuất) lên phòng tổ chức. Bộ phận thống kê tiền lương và phụ cấp cho toàn Công ty đưa sang phòng kế toán, phòng kế toán sẽ đưa vào sổ tổng hợp thanh toán tiền lương. 2.4.4 Trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn + Bảo hiểm xã hội: Quỹ bảo hiểm xã hội Công ty được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như: chức vụ, khu vực, thâm niên của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Công ty trích BHXH với tỷ lệ là 20% trong đó 15% tính vào chi phí kin doanh, 5% còn lại do người lao động trong Công ty đóng góp và được trừ vào lương tháng. Bảo hiểm xã hội được thanh toán cho cán bộ công nhân viên trong Công ty khi bị ốm đau, tai nạn lao động, nữ công nhân nghỉ đẻ hoặc thai sản…Khi cán bộ công nhân viên trong Công ty được hưởng Bảo hiểm xã hội, kế toán sẽ lập phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội cho công nhân viên, từ đó lập Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội. Các khoản trợ cấp cho cán bộ do cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lí duyệt và được chia cho cán bộ công nhân viên trên cơ sở mức lương cấp bậc của họ. Ví dụ: Tính lương của ông Nguyễn Thăng Long với chức danh là trưởng phòng tổ chức có hệ số lương là 2.02, số ngày công làm việc trong tháng là 22 ngày: Lương cơ bản (LCB) = 705.600đ Số lương khoán: 1.645.481đ Phần Bảo hiểm xã hội được tính: (được tính trên cơ sở lương cơ bản) =705.600 x 20% = 141.120 đ Trong đó: 15% tính vào chi phí: 705.600 x 15% = 141.120đ 5% trừ vào lương: 705.600 x 5% = 35.280đ + Bảo hiểm y tế: Tương tự như ví dụ ở trên, ta tính Bảo hiểm y tế như sau: Phần trích Bảo hiểm y tế được trích: 750.600 x 3% = 21.168đ Phần trích vào chi phí: 750.600 x 2% = 14.112đ Phần khấu trừ vào lương: 750.600 x 1% = 7.056đ + Kinh phí công đoàn: Là nguồn kinh phí chi tiêu cho hoạt động công doàn hàng tháng, do Doanh nghiệp trích theo tỷ lệ % nhất định so với tổng số tiền lương phát sinh, theo qui định hiện hành là 2%. Kinh phí công đoàn được tính vào chi phí kinh doanh 2.4.5 Hạch toán tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và KPCĐ: Tiền lương công nhân sản xuất được tập hợp chung cho toàn công ty mà không tập hợp riêng cho từng phân xưởng sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty không sử dụng tài khoản 6271 – “Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng” mà hạch toán chung vào tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất. ( Hạch toán này sai so với qui định sẽ được kiến nghị ở phần 3) Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, hệ số mức độ phức tạp công việc và hệ số trách nhiệm, báo cáo kết quả sản xuất và chất lượng hiệu quả công việc của từng người được hưởng để tính ra số tiền phải trả. -Tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng 01/2003 được phản ánh như sau: Nợ TK 622: 547.661.753đ Nợ TK 641: 43.592.250đ Nợ TK 642: 51.019.707đ Có TK 334: 642.273.710đ Hạch toán tiền Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn kế toán sử dụng TK 338 chi tiết theo từng đối tượng TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: Bảo hiểm y tế Việc trích quỹ được thực hiện hàng tháng theo chế độ qui định: + Trích Bảo hiểm xã hội 15 % tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 622: 10.935.913 đ Nợ TK 641: 6.538.838đ Nợ TK 642: 7.652.956đ Có TK 338.3: 25.127.707 đ + Trích Bảo hiểm y tế 2 % tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 622: 1.443.575 đ Nợ TK 641: 871.845 Nợ TK 642: 1.020.394 đ Có TK 338.4: 3.335.814 đ + Trích Kinh phí công đoàn 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 622: 14.669.345 đ Nợ TK641: 871.845 Nợ TK 642: 1.020.394 đ Có TK 338.2: 16.561.584 đ + Khấu trừ 6% vào tiền lương phải trả cho CBCNV: Nợ TK 334: 7.428.796 đ Có TK 338.3: 6.424.800 đ Có TK 338.4: 1.003.996 đ 2.4.6 Thanh toán tiền lương, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, KPCĐ a. Thanh toán tiền lương: Thanh toán tiền lương được căn cứ vào bảng chấm công, hệ số phức tạp của từng cá nhân và mức độ hoàn thành của công việc của từng lao động để tính ra số tiền lương phải trả. Sau đó nhân viên kinh tế của từng tổ sản xuất lên phòng kế toán để thanh toán lương. Kế toán trưởng doanh nghiệp có trách nhiệm phân công và hướng dẫn các cán bộ nghiệp vụ, nhân viên kế toán và các bộ phận có liên quan lập chứng từ lao động tiền lương và BHXH…qui định việc luân chuyển các chứng từ đã lập đến các bộ phận kế toán có liên quan để tính lương, thưởng, BHXH…chi trả lương. Việc tính lương thanh toán lương trong Công ty được chia làm 2 kì: Kì I tạm ứng tiền lương, kì 2 sẽ thanh toán nốt cho người lao động. + Đối với lương kỳ I là lương được tạm ứng vào tuần đầu tiên của tháng: Nợ TK 334: 255.500.000 đ Có TK 111: 255.500.000 đ + Đối với lương kỳ II được thanh toán vào cuối tuần tiếp theo cho đến hết tháng: Nợ TK 334: 275.484.443 đ Có TK 111: 275.484.433 đ b. Thanh toán Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, KPCĐ: Ngoài tiền lương, cán bộ công nhân viên trong Công ty còn được trợ cấp Bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau: ốm, con ốm, thai sản, tai nạn lao động. Mức trợ cấp từng trường hợp cụ thể được Công ty áp dụng theo đúng qui định hiện hành và cần thiết phải có những chứng từ sau: - Đối với trường hợp nghỉ ốm, nghỉ con ốm thì phải có “Phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội” có đóng dấu của Bệnh viện, chữ kí của bác sĩ để xác định số ngày nghỉ thực tế được hưởng Bảo hiểm xã hội. - Đối với trường hợp thai sản phải có giấy chứng nhận của bệnh viện và giấy khai sinh. - Đối với trường hợp nghỉ do tai nạn lao động, chứng từ cần có là: “Biên bản điều tra tai nạn lao động” Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán Công ty đối chiếu với Bảng chấm công để xác định mức trợ cấp BHXH, sau đó sẽ đối chiếu với chế độ qui định của Nhà nước cùng với những qui định của Công ty để xác định số ngày nghỉ theo chế độ được hưởng trợ cấp BHXH của công nhân viên. Qui định về thời gian hưởng trợ cấp BHXH trong một năm của Công ty: + Nếu người lao động đóng BHXH dưới 15 năm thì được nghỉ 30 ngày /năm + Nếu đóng Bảo hiểm xã hội trên 15 năm thì được nghỉ 45 ngày /năm + Tỷ lệ Bảo hiểm xã hội qui định bằng 75% mức tiền lương tháng đóng BHXH. Công thức: (Lương 22 ngày x số ngày nghỉ x 75%) Mức trợ cấp = 22 ngày Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con 1, thứ 2 ở Công ty là + Thời gian nghỉ: Nghỉ khám thai 3 lần, mỗi lần 1ngày + Sảy thai nghỉ 30 ngày mức trợ cấp: 100% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng phí bảo hiểm trước khi nghỉ. + Khi sinh con được trợ cấp một lần bằng 02 tháng tiền lương tối thiểu do Nhà nước qui định. Sau đây là phiếu thanh toán BHXH Dương thị Lan trong tháng 01/2003 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH (Nghỉ ốm, trông con ốm, thực hiện kế hoạch hoá) Họ và tên: Dương thị Lan Nghề nghiệp, chức vụ: Công nhân Đơn vị công tác: Công ty cổ phần – Thăng Long Thời gian đóng bảo hiểm: 10 năm Số ngày nghỉ: 10 ngày Trợ cấp: Mức 75% = 331.800/22x10x75% = 113.113 (Bằng chữ: Một trăm mười ba nghìn một trăm ba mươi đồng) Ngày 25 tháng 1 năm 2003 Người lĩnh tiền Thủ trưởng đơn vị Căn cứ vào các loại giấy tờ nghỉ ốm, thai sản đã nêu trên, cán bộ tổ chức lao động tiền lương lập danh sách, tính toán mức Bảo hiểm xã hội phải trả, rồi gửi danh sách lên cho cơ quan bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm tiến hành kiểm tra tính xác thực, nếu đúng thì cơ quan bảo hiểm trả tiền này về cho đơn vị để đơn vị trả cho cán bộ công nhân viên. Khoản tiền trả nghỉ ốm, thai sản này không được phân bổ vào chi phí nữa. Căn cứ vào bảng thanh toán BHXH theo chế độ qui định kế toán ghi: Nợ TK 338.3: 7.000.4CNV Có TK 334: 7.000.402đ (tính BHXH trả trực tiếp cho CNV) Thanh toán cho CBCNV tiền BHXH: Nợ TK 334: 7.000.402đ Có TK 111: 7.000.402đ Khi được cơ quan BHXH thanh toán: Nợ TK 111: 7.000.402đ Có TK:338.3 : 7.000.402đ Trên cơ sở có thể tính được các khoản trích theo lương của Công ty tháng 01/2003 Nợ TK 622: 29.081.456đ Nợ TK641: 13.282.527đ Nợ TK 642: 2.661.122đ Có TK338.3: 25.127.707đ Có TK338.4: 3.335.814đ Có TK 338.2: 16.561.584đ Phần 3 Phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thăng Long 3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thăng Long. Trong cơ chế thị trường đầy tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp dù thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải tự tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển. Muốn đạt được điều này thì việc tăng cường quản lí và hoàn thiện công tác kế toán tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng mà bất kì một doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải quan tâm. Đặc biệt là đối với ban lãnh đạo Công ty cổ phần Thăng Long thì đây là một vấn đề được đưa ra để hình thành chiến lược phát triển lâu dài nhằm làm tốt công tác kế toán tiền lương cũng như các phần hành kế toán khác của Công ty. Xuất phát từ điều này, trong những năm qua Công ty cổ phần Thăng Long đã không ngừng đổi mới, từng bước tự hoàn thiện công tác quản lí cũng như điều hành sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lí, chuyển từ cơ chế quản lí hành chính tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Công ty đã tìm được hướng đi cho riêng mình, từng bước khắc phục khó khăn và vươn lên khẳng định vị thế sản phẩm của Công ty. Tuy là một doanh nghiệp mới được thành lập chưa bao lâu nhưng Công ty đã thực sự trưởng thành về mọi mặt vươn lên để trở thành một Công ty có qui mô sản xuất và trình độ quản lí từng bước được hoàn thiện. Trong quá trình phát triển Công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, song cũng gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, với định hướng đúng đắn Công ty dần dần đã khắc phục được những mặt tồn tại và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Đạt được hiệu quả đó, một phần nhờ Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lí sản xuất nói chung và tổ chức tốt công tác kế toán tiền lương nói riêng. Qua thời gian thực tập tại Công ty, vận dụng những lí luận đã học vào thực tiễn công tác hạch toán tiền lương, em thấy kế toán tiền lương của Công ty có những đặc điểm sau: 3.1.1 Những ưu điểm cơ bản: - Công ty áp dụng hình thức trả lương tương đối phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Để khuyến khích người lao động làm việc hăng say hơn với kết quả lao động, Công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Đây là hình thức tiền lương tiên tiến nhằm thúc đẩy năng suất lao động và gắn liền lao động . Qua những ưu điểm trên, kế toán lao động tiền lương giúp cho việc quản lí tiết kiệm được chi phí, góp phần hạ giá thành đem lại lợi ích cho Công ty - Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được Công ty theo dõi thực hiện một cách thường xuyên liên tục, có hệ thống, đảm bảo tính chính xác cao theo đúng nguyên tắc chế độ. Chính vì vậy mà Công ty luôn nắm bắt và quản lí chặt chẽ được tình hình biến động của quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, từ đó có các biện pháp hữu hiệu để hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở tiết kiệm tối đa mức chi phí bỏ ra nhằm nâng cao mức thu nhập cho công nhân. Trên thực tế ở phòng kế toán đã có sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa các nhân viên trong phòng trong việc theo dõi phản ánh và phân bổ tiền lương. -Hệ thống sổ kế toán của Công ty tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ thông tin hữu dụng đỗi với từng yêu cầu quản lí của Công ty và các bên liên quan. Sổ sách kế toán phản ánh chính xác, trung thực công tác tính toán và thanh toán các khoản phải trả công nhân viên. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đã sử dụng đầy đủ hệ thống chứng từ, sổ sách, bảng biểu...trong công tác hạch toán hàng ngày và cuối tháng theo đúng mẫu biểu qui định của Bộ tài chính. - Về bộ máy quản lí của Công ty: được tổ chức gọn nhẹ, hợp lí, các phòng ban chức năng hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho ban lãnh đạo Công ty để từ đó có cách thức quản lí chủ đạo và hiệu quả hơn. - Việc bố trí sử dụng lao động tại Công ty là hợp lí giảm bớt sự cồng kềnh của lao động gián tiếp, tăng lực lượng lao động trực tiếp sản xuất đem lại hiệu quả sản xuất cho Công ty, từ đó tăng thu nhập cho người lao động. - Công ty cổ phần Thăng Long tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, đây là hình thức rất phù hợp với đặc điểm của Công ty có nhiều Xí nghiệp thành viên nên đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung thống nhất, kịp thời của kế toán trưởng cũng như lãnh đạo Công ty. - Phòng kế toán của Công ty có sự bố trí, phân công cụ thể rõ ràng với một đội ngũ nhân viên kế toán có đủ năng lực trình độ, nhiệt tình trung thực góp phần đắc lực cho công tác hạch toán và quản lí của Công ty. Do đó, việc áp dụng chế độ kế toán được tiến hành kịp thời và thích hợp với điều kiện của Công ty. - Hình thức kế toán đang được áp dụng là hình thức Nhật kí chung, Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính giúp cho công tác kế toán của Công ty đạt được kết quả tốt, số liệu được xử lí một cách hữu hiệu và có hiệu quả, giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép mà vẫn đảm bảo tính chính xác cao về phạm vi phối hợp tính toán giữa kế toán và các bộ phận có liên quan. - Công ty luôn chấp hành đúng chính sách thuế của Nhà nước, thực hiện chính sách chế độ kế toán ban hành. Nhìn chung công tác kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần Thăng Long được thực hiện khá tốt, đảm bảo tuân thủ qui định của chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty. Tuy nhiên song song với những cố gắng trên, cùng với những tác động chủ quan và khách quan, công tác kế toán tiền lương ở Công ty còn có một số mặt tồn tại cần khắc phục. 3.1.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục: Thứ nhất: về tiền lương nghỉ phép của công nhân, Công ty không tiến hành trích trước vào tài khoản 335 – Chi phí trả trước mà hạch toán như khoản lương trong kì. Như vậy là sai so với qui định hiện hành. Thứ hai: về tài khoản sử dụng, Công ty chưa sử dụng tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng. Toàn bộ chí phí nhân viên phân xưởng được công ty hạch toán vào tài khoản 622- chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Như vậy là sai so với qui định, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ thiếu chính xác. Thứ ba: việc quản lí quỹ thời gian làm việc của người lao động trong công ty chưa được chặt chẽ, chưa có qui định cụ thể. Thứ tư: Hình thức thưởng trong công ty còn chưa được phân định rõ ràng, công ty cần phải xây dựng một chỉ tiêu cụ thể hơn để khuyến khích người lao động. Thứ năm: Công ty đã sử dụng tài khoản 622 - Chi phí tiền lương công nhân sản xuất để tập hợp chung lương cho toàn công ty(bao gồm cả các xưởng sản xuất). Phải chăng Công ty nên sử dụng các tiểu khoản để việc hạch toán được đơn giản hơn. Thứ sáu: Một số bộ phận công nhân sản xuất thường phải tiếp xúc với hoá chất độc hại trong khâu sản xuất, nhưng công ty chưa có hình thức ưu đãi nào đối với bộ phận này. 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Thăng Long. Về việc thực hiện trích lương nghỉ phép của công nhân: Đối với lương nghỉ phép của công nhân, Công ty không trích trước vào tài khoản 335 -Chi phí trả trước mà hạch toán như khoản lương trong kì. Do đó có thể dẫn tới có tháng tiền lương nghỉ phép ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Vì vậy, để chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kì ít bị biến động so với kì khác thì kế toán áp dụng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đưa vào sản phẩm đều đặn. Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép được ghi nhận là một khoản chi phí phải trả. Mức trích và tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép hàng tháng được thực hiện theo công thức: Tổng lương nghỉ phép kế hoạch Tỷ lệ trích trước = x Tỷ lệ trích trước Tổng số lương cơ bản kế hoạch Mức trích trước tiền = Tiền lương cơ bản thực tế x Tỷ lệ trích trước nghỉ phép kế hoạch phải trả CN trực tiếp + Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả + Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 335: Tiền lương phép thực tế phải trả cho công nhân Có TK 334 + Khi thanh toán tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên ghi: Nợ TK 334 Có TK 111 TK 334 TK 335 TK 622 Tiền lương nghỉ phép Trích trước theo kế hoạch tiền thực tế phải trả cho lương nghỉ phép công nhân sản công nhân sản xuất xuất vào chi phí SXKD Về tài khoản sử dụng: - Thứ nhất, công ty nhất thiết nên sử dụng tài khoản 6271 để tập hợp chi phí nhân công phân xưởng. Việc tập hợp này có ý nghĩa quan trọng đến việc tính toán chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phản ánh đúng đối tượng tập hợp chi phí. - Thứ hai, công ty nên mở các tiểu khoản cho từng công việc cụ thể để việc hạch toán được dễ dàng hơn: TK622 – chi phí nhân công trực tiếp TK6221- lương công nhân sản xuất Vang TK6222- lương công nhân sản xuất nước cốt (Ninh Thuận). Về đội ngũ lao động của Công ty: Công ty cổ phần Thăng Long là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng nên vai trò của người trong nghành là rất quan trọng. Về chuyên môn đòi hỏi mỗi người lao động có kiến thức cơ bản về loại sản phẩm mà Công ty sản xuất và giới thiệu sản phẩm hàng hoá tới người tiêu dùng. Về quản lí kinh tế phải có kiến thức về tâm lí người tiêu dùng, giao tiếp văn minh thu hút được khách hàng, tạo thêm nhiều khách hàng quen thuộc để đạt được mục tiêu đề ra. Hiện nay, cần phải có một đội ngũ cán bộ lao động giỏi để phù hợp với cơ chế quản lý mới. Vì vậy, việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ quản lý có đủ trình độ và năng lực đang là vấn đế Công ty nên hết sức quan tâm, vấn đề này tuỳ thuộc vào công việc của từng người có các hình thức cụ thể. Bên cạnh đội ngũ quản lý, đội ngũ công nhân phải được đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kiếnthức để đội ngũ công nhân viên đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng thành thạo, có nhân thức đúng đắn về kinh doanh. Do vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là một vấn đề đáng quan tâm trong quá trình sản xuất. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển nhằm đạt được mục đích. Cụ thể: + Cơ cấu lao động Công ty là hợp lí, Công ty nên chú ý về việc quản lí kỉ luật lao động, giờ giấc làm việc tốt để đảm bảo hơn nữa năng suất chất lượng sản phẩm. Muốn vậy phải có nội qui khen thưởng rõ ràng. + áp dụng hình thức trả lương phù hợp để khuyến khích người lao động + Đổi mới trang thiết bị để tăng năng suất lao động. + Cải tiến qui trình công nghệ để thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa. + Đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động - Về quỹ thời gian làm việc: Việc quản lí thời gian làm việc cuả người lao động trong Công ty còn lỏng lẻo, chưa được theo dõi sát, đặc biệt là thời gian làm thêm của lao động khi có nhu cầu. Do vậy, ngoài việc theo dõi chặt chẽ ngày công đi làm qua “Bảng chấm công” cần theo dõi thêm số giờ làm việc của mỗi người lao động. Nếu một người lao động không làm đủ số giờ theo qui định thực hiện trừ công theo giờ và nếu ngươì lao động làm thêm giờ thì lập theo chứng từ ”Phiếu báo làm thêm giờ” (mẫu số 07 - LĐTL) cùng một mức thưởng hợp lí để thực hiện việc tính trả đúng đắn và khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động. Phiếu báo làm thêm giờ Ngày… tháng.. năm Họ và tên: Phân xưởng: Ngày công Công việc Thời gian làm thêm Đơn giá Thành tiền Kí nhận Từ giờ đến giờ Tổng giờ … … … Cộng x x - Về hình thức khen thưởng Hàng tháng Công ty đều tiến hành phân loại A, B, C để xét thưởng cho người lao động có thành tích trong lao động sản xuất. Nhưng mức thưởng vẫn chưa được phân định rõ ràng giữa các hình thức và tiêu chuẩn xây dựng vẫn còn chung chung chưa chính xác. Mức thưởng chưa hợp lí sẽ không đánh giá đúng được bản chất. Chính vì vậy, Công ty nên chia thành 4 hình thức khen thưởng cụ thể là: + Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất thì mức thưởng không quá 30% lương cấp bậc. + Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm thì mức tiền thưởng thường là 15% lương cấp bậc. + Thưởng phát huy sáng kiến thì tuỳ vào hiệu quả của sáng kiến để có mức thưởng phù hợp. + Thưởng hàng tháng căn cứ vào chất lượng và số lượng sản phẩm, phân loại A, B, C - Về chế độ lương ưu đãi: Đối với một số bộ phận công nhân sản xuất tiếp xúc với hoá chất độc hại, rất ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động. Do vậy, công ty nên có hình thức ưu đãi cho công nhân. Về hình thức trả lương của Công ty: Với hình thức trả lương theo thời gian, do trình độ chính trị tương đối ổn định nên hình thức trả lương theo thời gian khiến người lao động yên tâm. Tuy nhiên nó lại mang tính bình quân hoá không phản ánh rõ hiệu quả lao động trong tháng, dễ tạo tư tưởng đối phó, ỷ lại, làm cho đủ ngày công mà không chú trọng đến chất lượng công việc và năng suất lao động trong tháng. Hơn nữa, phần lương khá cứng không linh động và chỉ tiêu thưởng chưa hợp lí. Trong đó những người trực tiếp tham gia sản xuất mặc dù họ lao động vất vả nhưng trình độ tay nghề không cao, công việc được coi là không phức tạp, khi tính lương họ được hưởng với mức lương thấp. Hình thức này không khuyến khích được người lao động làm việc hết mình, dẫn đến chất lượng công việc không cao. Vì vậy Công ty nên có biện pháp thích hợp để phản ánh đúng sức lao động của người lao động thông qua tiền lương trả cho họ, tránh tình trạng người lao động chỉ chú ý đến ngày công mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Để người lao động có thể làm việc hết mình và đạt hiệu quả chất lượng sản phẩm tốt, Công ty có thể thực hiện việc gắn liền giữa năng suất lao động với chất lượng sản phẩm, đặt ra những chỉ tiêu cụ thể để khuyến khích người lao động, nếu họ đạt được năng suất và chất lượng sản phẩm tốt, họ sẽ được hưởng đúng với mức lương so với công việc lao động của mình. 3.3 ý nghĩa của việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương: - Kế toán tiền lương là một phần hành không thể thiếu được trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì kế toán tiền lương là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng khá lớn trong toàn bộ công tác hạch toán, cho nên việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương ở Công ty là một vấn đề cần quan tâm. - Việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là cần thiết vì đây là một bộ phận quan trọng trong việc tính giá thành, hạch toán tiền lương có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn thiện công tác kế toán tiền lương giúp cho các doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh được chính xác hơn. - Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác bản chất thực trạng của doanh nghiệp, từ đó có các quyết định đúng đắn để tiết kiệm được chi phí cũng như hạ giá thành sản phẩm kết luận Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, tiền lương luôn là vấn đề hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển cho một doanh nghiệp thể hiện hiệu quả kinh doanh, hạch toán chính xác các khoản chi phí về tiền lương cũng như việc quản lí lao động sao cho hợp lí là công tác mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Việc xây dựng một hình thức tiền lương vừa khoa học, khách quan lại vừa hợp lí, phù hợp với thực tế của đơn vị và đảm bảo phản ánh đầy đủ các đặc điểm sản xuất kinh doanh là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng một hình thức trả lương hợp lí sẽ góp phần khuyến khích người lao động hăng say làm việc tạo năng suất lao động cao, thúc đẩy kinh doanh phát triển. Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, công nghệ kĩ thuật ngày càng hiện đại, các doanh nghiệp luôn cần phải hoàn thiện các hình thức trả lương. Công ty cổ phần Thăng Long đã vận dụng theo chế độ tiền lương hiện hành của Nhà nước và có bổ xung theo tình hình thực tế của mình khá hiệu quả. Điều này thể hiện trong công tác tiền lương của Công ty, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả làm việc và thu nhập của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, trong thực tế tiền lương phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố này lại không cố định và chế độ tiền lương không thể hoàn toàn phù hợp với tất cả các đối tượng, các giai đoạn. Vì vậy công tác tiền lương của Công ty không tránh khỏi những điều chưa hợp lí mặc dù công tác này luôn được Công ty chú ý điều chỉnh, hoàn thiện và tìm ra hướng tốt. Vì chưa có kinh nghiệm thực tế và trình độ kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên trên đây là những suy nghĩ và quan điểm của em với mong muốn được học hỏi nhiều hơn nữa để trau dồi kiến thức cho mình. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Hà thị Ngọc Hà, Ban lãnh đạo Công ty cùng các cán bộ phòng Kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Hà nội, ngày...tháng 06 năm2003 Sinh viên Lê thanh Loan sổ cái tài khoản Tháng 01/2003 Tài khoản: 338 (đơn vị tính: đồng) Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Phát sinh Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ: 26.120.245 4/1 25/01 Trích BHXH, KPCĐ,BHYT trong tháng 622 29.081.456 4/1 25/01 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 641 13.282.527 5/1 25/01 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 642 2.661.122 2/1 28/01 Nộp 2% kinh phí công đoàn 1111 16.561.584 3/1 28/01 Nộp BHXH cho cơ quan BHXH 1111 25.127.707 4/1 28/01 Nộp BHYT 111 3.335.814 6/1 30/01 Khấu trừ vào lương phải trả 334 7.428.796 60/1 30/01 Tiền BHXH phải trả cho CNV 334 7.000.402 Cơ quan BHXH thanh toán 111 7000.402 Số phát sinh trong kì 52.025.507 59.454.303 Số dư cuối kì 33.549.041 Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị Sổ cái tài khoản Tháng 01/2003 Tài khoản: 334 - Phải trả công nhân viên (đơn vị tính: đồng) Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Số Ngày Nợ Có Dư đầu kì 96.343.604 41/1 15/01 Thanh toán lương kì I tháng 1/2003 111 255.500.000 42/1 17/01 Tính lương phải trả cho CNV tháng 1/2003 622 641 642 547.661.753 43.592.250 51.019.707 42/1 25/1 Khấu trừ các khoản trích trên lương 3383 3384 6.424.800 1.003.996 59/1 30/1 Thanh toán lương kỳ 2 tháng 1/2003 1111 275.484.443 60/1 28/01 Tiền BHXH phải trả cho CNV 3383 7.000.402 61/1 30/1 Thanh toán cho CBCNV tiền BHXH 1111 7.000.402 Số phát sinh 820.898.084 649.274.112 Số dư cuối kì 75.280.368 Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị Trích Sổ nhật kí chung Tháng 1 / 2003 (đơn vị tiền: đồng) Chứng từ Nội dung TK ghi Số tiền Số Ngày Nợ Có 40/1 1/1 Tính lương phải trả CNV NợTK622 NợTK641 NợTK642 CóTK334 547.661.753 43.592.250 51.019.707 642.273.710 1/1 15/01 Thanh toán lương kì I NợTK334 CóTK111 225.500.000 255.500.000 6/1 25/01 Khấu trừ 6% vào tiền lương phải trả CBCNV NợTK334 CóTK3383 CóTK3384 7.428.796 6.424.800 1.003.996 59/1 25/01 Trích BHYT 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh NợTK622 Nợ TK641 NợTK642 CóTK3384 275.255 871.845 188.714 2.463.969 61/1 25/01 Chi trả BHXH cho CBCNV NợTK3342 CớTK111 7.000.402 7.000.402 30/1 Thanh toán lương kì II Nợ TK334 CóTK111 275.484.443 275.484.443 …. … … Tổng cộng 967.459.836.776 967.459.836.776 Sơ đồ 1 Sơ đồ trình tự kế toán thanh toán cho công nhân viên 141,138,338,333 334- Phải trả CNV 622,623,627,641,642 - Các khoản khấu trừ vào lương Tiền lương, tiền công, - Tiền tạm ứng không chi hết phụ cấp, tiền ăn ca - Thu bồi thường tài sản thiếu phải trả CNV theo quyết định xử lí - 5% nộp BHXH, 1% BHYT 111 431 ứng và thanh toán lương và các Tiền thưởng từ quỹ khoản khác cho CNV phải trả CNV 512 338(3383) Chi lương bằng sản phẩm BHXH phải trả CNV theo chế độ qui định 33311 Thuế GTGT đầu ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28775.doc
Tài liệu liên quan