Đề tài Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Mỹ

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ em nhận thức được rằng lý luận phải gắn liền với thực tế, phải biết vận dụng linh hoạt những lý thuyết đã học cho phù hợp với thực tế và quá trình tìm hiểu thực tế là rất quan trọng, không thể hiểu. Đây chính là thời gian giúp sinh viên vận dụng thử nghiệm kiến thức đã học, hiểu đúng hơn, sâu sắc hơn những kiến thức đã có, bổ sung thêm những kiến thức mà chỉ qua thực tế mới có được.

doc64 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xếp hệ số bậc lương, nhiệm vụ được giao và mức độ hoàn thành. - Việc trả lương phải phù hợp với sức lao động bỏ ra của người lao động, đảm bảo tính công bằng. - Để đảm bảo việc trả lương chính xác, giám đốc các đơn vị thành viên và các trưởng phòng công ty phải căn cứ vào khả năng của từng người và hệ số lương của cán bộ nhân viên đang hưởng để phân công công việc cho phù hợp với trình độ của cấp bậc tiền lương đó. -Việc trả lương hàng tháng phải căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh trong tháng của công ty, các đơn vị thành viên trong công ty và quỹ lương đã được giao trong dự toán chi phí quản lý. 1.3.2. Những quy định cụ thể * Lao động trực tiếp - Đối với nhân viên trực tiếp làm các công việc như: trực điện nước, phục vụ nước uống, nấu ăn , làm tạp vụ vệ sinh trong công ty và được trả lương theo hệ số điều chỉnh là 1,5 lần lương cơ bản. Đồng thời được tính thêm các khoản phụ cấp: phụ cấp lưu động 20, phụ cấp không ổn định sản xuất 10. - Đối với công nhân lái xe con phục vụ được trả lương theo hệ số điều chỉnh là 1,8 lần lương cơ bản. Phụ cấp trách nhiệm lái xe cho giám đốc công ty là 20% lương tối thiểu (LTT) có hệ số điều chỉnh. Đối với lái xe phục vụ còn lại phụ cấp trách nhiệm là 15% LTT có hệ số điều chỉnh. Lái xe làm thêm các ngày chủ nhật, ngày lễ vẫn được thanh toán tăng ca. * Lao động gián tiếp - Xếp loại trả lương: căn cứ vào cấp bậc tiền lương đang hưởng để giám đốc công ty, các trưởng phòng của công ty bố trí việc làm cho phù hợp với cấp bậc tiền lương đó. Nhưng để khuyến khích những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn và đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao và ngược lại thì viêc trả lương theo hình thức xếp loại là công bằng và hợp lý. Việc xếp lạo hệ số điều chỉnh tiền lương tối thiểu được thực hiện như sau: Loại 1: Hệ số 2,3 lần lương cơ bản nhưng không vượt quá 50% số người trong phòng, ban. Loại 2: Hệ số 2,0 lần lương cơ bản nhưng không vượt quá 30% số người trong phòng, ban. Loại3:Hệ số 1,8 lần lương cơ bản số người còn lại. Kèm theo phụ lục I quy định về tiêu chuẩn xếp loại cán bộ công nhân viên của bộ máy quản lý công ty và các đơn vị thành viên. Phụ cấp trách nhiệm cho các chức lãnh đạo (phụ lục II kèm theo) Các phụ cấp (phụ lục III kèm theo) Phụ lục I Quy định về tiêu chuẩn xếp loại cán bộ công nhân viên của công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ Loại Tiêu chuẩn xếp loại Tỷ lệ/Tổng số người Loại 1 - Là những người hoàn thành xuất sắc các công việc được giao trong tháng phù hợp với hệ số cấp bậc công việc đang hưởng lương. - Có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc, có khả năng thực hiện độc lập các công việc đó. - Số ngày nghỉ trong tháng không quá 2 ngày - Hệ số điều chỉnh tiền lương là 2,3 lần LTT 50% Loại 2 - Là những người hoàn thành tất cả công việc được giao giải quyết trong phạm vi nhất định về nghiệp vụ, hiệu quả công việc đạt mức khá - Số ngày nghỉ trong tháng không quá 3 ngày - Hệ số điều chỉnh tiền lương là 2,0 LTT 30% Loại 3 - Là những người hoàn thành công việc ở mức độ trung bình - Là những người mới chuyển đến đang trong thời gian tìm hiểu công việc được hưởng mức lương bằng 85% trong thời gian 3 tháng - Là học sinh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp mới về nhận công tác (tập sự) được hưởng mức lương bằng 85% trong thời gian 12 tháng - Hệ số điều chỉnh lương là 1,8 LTT 20% Loại 4 - Là những người làm các công việc như: trực điện, tạp vụ, vệ sinh, phục vụ nước uống ở công ty - Hệ số điều chỉnh là 1,5 LTT Phụ lục II Mức phụ cấp trách nhiệm cho các chức danh lãnh đạo năm 2006 STT Chức danh lãnh đạo Phụ cấp, chức vụ Ghi chú 1 Trưởng phòng công ty 0,4LTT 2 Phó phòng công ty 0,3 LTT 3 Đội trưởng trực thuộc công ty 0,3 LTT 4 Giám đốc đơn vị thành viên 0,4 LTT 5 Phó giám đốc đơn vị thành viên 0,3 LTT 6 Trưởng ban đơn vị thành viên 0,25 LTT 7 Phó ban đơn vị thành viên 0,2 LTT 8 Các đội thường trực thuộc đơn vị thành viên 0,25 LTT Phụ lục III Mức phụ cấp trách nhiệm cho các chức danh lãnh đạo năm 2006 STT C¸c kho¶n phô cÊp % phụ cấp Ghi chú 1 Phụ cấp lưu động 20% LTT 2 Phụ cấp không ổn định sản xuất 10% LTT 1.4 Quá trình hạch toán tiền lương và bảo hiểm tại công ty *. Hình thức trả lương và quỹ tiền lương của công ty Nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối lao động kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động, đồng thời với mong muốn có hình thức trả lương đúng đắn để làm đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, đảm bảo ngày, giờ công và NSLĐ phòng kế toán công ty đã nghiên cứu thực trạng lao động ở công ty và đưa ra các quyết định lựa chọn các hình thức trả lương sau đây áp dụng tại công ty. * Hình thức trả lương thời gian theo sản phẩm Đây là hình thức trả lương vừa căn cứ vào thời gian làm việc theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn của người lao động, vừa căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành. Tuy nhiên khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành (lương theo sản phẩm) trong hình thức này chỉ là tính gián tiếp cho lương của người lao động vì hình thức trả lương thời gian theo sản phẩm được công ty áp dụng cho công nhân viên bộ phận làm công việc hành chính, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Mức hoàn thành sản lượng kế toán làm căn cứ để tính lương thời gian theo sản phẩm cho các nhân viên văn phòng hành chính. Cách tính lương thời gian theo sản phẩm ở công ty Tùy theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi ngành nghề cụ thể có một thang lương riêng. trong mỗi thang lương lại tùy theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn mà chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức nhất định mà công ty gọi là “Mức lương cơ bản” của mỗi người lao động. Mức lương cơ bản = Hệ số lương (bậc lương) x LTT VD: Hệ số lương = 2,5 -> Mức lương cơ bản = 2,5 x 450.000 = 1.125.000 đ Công ty hiện đang sử dụng hệ số lương nội bộ không theo hệ số lương quy định của Nhà nước Lương tối thiểu theo mức lương cơ bản của Nhà nước là: 450.000đ/tháng Số ngày làm việc thực tế của CBCNV được căn cứ vào bảng chấm công trong tháng của từng bộ phận. Lương ngày là tiền lương mà công ty trả lương cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Như vậy, tiền lương công ty phải trả cho người lao động trong tháng được tính như sau: Tiền lương phải trả = Mức lương ngày x Số ngày làm việc trong tháng cho nhân viên của nhân viên đó thực tế trong tháng Mức lương ngày của nhân viên = Mức lương cơ bản tính cho 1 tháng của nhân viên + Tiền phụ cấp các loại (nếu có) của nhân viên x Mức độ hoàn thành KH sản lượng Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ (26 ngày) Ví dụ: Mức lương ngày nhân viên = 1.125.000+90.000+112.500 26 ngày x 68% Trong đó: Phụ cấp lưu động : 90.000đ (20% LTT) Phụ cấp ổn định SX : 112.500 (10% LTT) Tuỳ từng bộ phận tính lương (kế toán tính lương văn phòng công ty hay kế toán tiền lương cho văn phòng các đội) giám đốc quyết định tính lương có thưởng hay không có thưởng. Cụ thể ở đây, kế toán công ty tính lương cho bộ phận văn phòng công ty theo tiền lương cho bộ phận văn phòng của trung tâm theo lương giản đơn. * Hình thức trả lương khoán Ở công ty, hiện tại trong việc trả lương cho người lao động có hai hình thức: - Khoán công việc - Khoán quỹ lương + Hình thức khoán công việc được công ty áp dụng cho những công việc lao động giản đơn mà rõ nhất là thể hiện ở việc công ty giao khoán công việc cho các công ty trong việc bảo vệ, quản lý công trình sẽ được đề cập đến trong Khoá luận này Ví dụ: Bảo vệ: 700.000 đ/tháng Quản lý công trình: 1.000.000 đ/tháng + Hình thức khoán quỹ lương là một dạng đặc biệt của tiền lương trả theo sản phẩm (trả theo khối lượng công việc) được công ty sử dụng để trả lương cho người lao động tại các đội xây dựng trực thuộc công ty. Căn cứ vào các phần việc ở từng công trình, công ty giao khoán mỗi phần việc cho các đội xây dựng chuyên môn thuộc công ty. Mỗi phần việc tương ứng một khoản tiền mà khi đội hoàn thành công việc sẽ được quyết toán và số tiền này chính là quỹ lương của đội do công ty giao khoán. Tiền lương thực tế của từng nhân viên trong đội xây dựng là số tiền lương công ty giao khoán được chia cho số lượng nhân viên trong đội Ví dụ: Công ty giao cho tổ (đội) xây dựng số 1 Xây móng mác 75#: 169,337 m3 Đơn giá: 45.000 đ/m3 Thành tiền: 7.620.165 đ Như vậy, sau khi hoàn thành công việc và được nghiệm thu chất lượng sản phẩm, đội 1 sẽ được hưởng 7.620.165 đ tiền lương khoán, trên cơ sở đó tiền lương của mỗi công nhân trong đội được chia theo quy định riêng của đội (tính theo kết quả công việc hoàn thành của mỗi người). * Quỹ tiền lương của công ty Công ty có bộ phận nhân viên văn phòng công ty (quản lý) do kế toán lương công ty phụ trách, bộ phận nhân viên các đội xây dựng do kế toán công trình phụ trách. Do đó, quỹ lương của công ty cũng có 3 loại tương ứng - Quỹ tiền lương cơ bản của nhân viên quản lý công ty do kế toán lương công ty phụ trách. - Quỹ tiền lương của nhân viên trung tâm kinh doanh do kế toán tiền lương trung tâm phụ trách - Quỹ tiền lương khoán của nhân viên (công nhân) các đội xây dựng do kế toán công trình phụ trách * Quỹ BHXH, BHYT + Quỹ BHXH: Không phân tích độc lập như quỹ lương, quỹ BHXH của công ty được kế toán trích lập cho cả nhân viên văn phòng công ty (nhân viên quản lý công ty), cả nhân viên ở trung tâm kinh tế, cả công nhân ở các đội xây dựng; cuối quý sau khi trích lập toàn bộ quỹ BHXH của công ty được nộp lên cơ quan BHXH. Hiện nay, theo chế độ hiện hành, công ty trích quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% tổng quỹ lương cấp bậc của người lao động trong cả công ty thực tế trong kỳ hạch toán. Thông thường, công ty tiến hành trích lập 20% quỹ BHXH 3 tháng 1 lần và phân bổ với các mức như sau đây cho các đối tượng: - Nhân viên quản lý công ty 5% khấu trừ trực tiếp tiền lương nhân viên 15% tính vào chi phí quản lý công ty - Nhân viên các đội sản xuất kinh doanh trực thuộc công ty. 5% khấu trừ trực tiếp lương nhân viên 15% phân bổ vào chất lượng sản xuất kinh doanh của đội - Công nhân xây dựng ở các đội nhưng vẫn thuộc danh sách lao động của công ty 5% khấu trừ trực tiếp lương nhân viên 15% phân bổ vào chất lượng sản xuất kinh doanh của đội - Công nhân xây dựng ở các đội xây dựng công ty đi thuê ngoài và các nhân viên khác thuộc diện không tham gia đóng BHXH thì công ty không trích BHXH cho những người này. - Ngoài ra, ở công ty có những nhân viên thuộc diện nghỉ không lương, theo quy định đóng toàn bộ 20% BHXH vào quỹ BHXH của công ty. Vì vậy, hàng quý những người này phải trực tiếp đem tiền nộp quỹ BHXH trên công ty với mức 20% lương cấp bậc, công ty không nộp % nào cho những người này +Quỹ BHYT: Giống như quỹ BHXH, quỹ BHYT được trích lập tập trung tại công ty với mức trích là 3% tổng quỹ lương cơ bản của người lao động trong cả công ty thực tế trong kỳ hạch toán và được nộp cho các cơ quan BHYT 3 tháng 1 lần. Các mức phân bổ trích BHYT như sau - Nhân viên quản lý công ty: 1% khấu trừ trực tiếp lương của người lao động 2% tính vào chi phí quản lý công ty - Nhân viên sản xuất kinh doanh trực thuộc công ty 1% khấu trừ trực tiếp lương của nhân viên 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Trung tâm phải trích nộp 3% này lên quỹ BHYT tập trung của công ty theo quy định. - Công nhân xây dựng ở các đội xây dựng trực thuộc công ty và một số nhân viên khác không thuộc diện đóng BHYT thì công ty không trích lập BHYT cho những người này. - Ngoài ra, những nhân viên nghỉ không lương ở công ty phải mang số tiền 3% BHYT lên công ty nộp vào quỹ BHYT công ty ít nhất 3 tháng một lần (công ty không có trách nhiệm nộp thay cho nhân viên 2%) 2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1. Tổ chức hạch toán lao động * Hạch toán số lượng lao động ở công ty Chỉ tiêu số lượng lao động của công ty được phòng tổ chức - hành chính theo dõi, ghi chép trên các sổ danh sách lao động. Căn cứ vào số lao động hiện có của công ty bao gồm cả số lượng lao động dài hạn và tạm thời, cả lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp, cả lao động ở bộ phận quản lý và lao động ở bộ phận sản xuất kinh doanh, phòng tổ chức - hành chính lập các sổ danh sách lao động cho từng khu vực (văn phòng công ty, đội xây dựng số 1, đội xây dựng số 2, văn phòng trung tâm kinh doanh nhà và thiết bị xây dựng), tương ứng với các bảng thanh toán lương sẽ được lập cho mỗi nhóm nhân viên ở mỗi khu vực Mọi biến động về lao động đều được ghi chép vào sổ danh sách lao động làm căn cứ cho việc tính lương và các chế độ khác cho người lao động VD: mẫu sổ số 01. Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ Phòng TCHC Danh sách lao động lập ngày 2/1/2006 STT Họ và tên Chức vụ Cấp bậc 1 Phạm Thúy Hằng GĐ 5.7 2 Nguyễn Phương Nam PGĐ 5.5 3 Trần Đình Hưng PGĐ 5.5 4 Trần Văn Hiếu Lái xe 4.2 5 Lê Tuấn Sơn T.quỹ 3.4 6 Nguyễn Thị Thanh KT 3.4 7 Dương Tuấn Tú NV 2.8 Người lập biểu (Ký tên) Giám đốc (Ký tênK) Trường hợp nhân viên hưởng lương khoán không tham gia đóng BHXH, BHYT thì cột này không được theo dõi hệ số cấp bậc mà ghi "HĐ" nghĩa là lương khoán theo hợp đồng. * Hạch toán sử dụng thời gian lao động tại công ty Hạch toán tiền lương theo thời gian được áp dụng cho cán bộ nhân viên ở các bộ phận phòng ban văn phòng công ty công nhân ở các đội. Ở mỗi bộ phận văn phòng (văn phòng công ty, văn phòng trung tâm) có người theo dõi thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên Ở mỗi đội xây dựng có sự phân chia nhóm côngnhân làm việc theo yêu cầu của từng công việc cụ thể được công ty giao cho từng công trình. Mỗi nhóm cử ra một người lập bảng chấm công và theo dõi ngày làm việc thực tế của các thành viên trong nhóm. Hàng ngày căn cứ vào sự có mặt của từng người trong danh sách theo dõi trên bảng chấm công, người phụ trách việc chấm công đánh dấu lên bảng chấm công ghi nhận thời gian làm việc của từng người trong ngày. Bảng chấm công được công khai cho mọi người biết và chấm công là người chịu trách nhiệm vệ sự chính xác của bảng chấm công. Cuối tháng, bảng chấm công ở các văn phòng chuyển về phòng kế toán tương ứng (chấm công văn phòng công ty thì chuyển về kế toán lương của công ty) để kế toán căn cứ tính lương, tính thưởng và tổng hợp thời gian lao động sử dụng trong công ty. Thời hạn nộp chậm nhất là 2 ngày sau khi hết tháng. Bảng chấm công ở các nhóm thuộc các đội ở các công trình được theo dõi cũng theo tháng nhưng phải đến khi hoàn thành công việc được giao thì bảng chấm công mới được tập hợp để tính ngày lao động của từng người, số tiền lương khoán sau đó sẽ được chia cho mọi người căn cứ vào số ngày công thực tế của mỗi công nhân thể hiện trên bảng chấm công. Bộ phận nhân viên hưởng lương theo khoán công việc thì mức lương khoán đã được tính cho tháng làm việc nên công ty không theo dõi thời gian sử dụng lao động của số nhân viên này. Nếu có trường hợp cán bộ công nhân viên chỉ làm một phần thời gian lao động theo quy định trong ngày, vì lý do nào đó vắng mặt trong thời gian còn lại của ngày thì người chấm công căn cứ vào thời gian làm việc của người đó để xem xét tính công ngày đó cho họ là 1 hay 1/2 hay là "0". Nếu cán bộ công nhân viên nghỉ việc do ốm đau, thai sản... phải có các chứng từ nghỉ việc của cơ quan y tế, bệnh viện cấp và được ghi vào bảng chấm công theo những ký hiệu quy định như: ốm ="ô", con ốm ="cô", thai sản = "Ts", nghỉ = “N”... Trường hợp nghỉ phép "p" thì ở công ty chỉ cần công nhân viên báo trước cho người chấm công thì ngày nghỉ của họ được ghi là "p" BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 10 năm 2006 Mẫu số 2 Công ty TNH H Giải pháp Việt Mỹ Phòng TCHC STT Họ và tên 1 2 3 4 5 6 7 8 …. 27 28 29 30 31 Quy đổi Ghi chú Lương Lương 100% Nghỉ KL 1 Phạm Thúy Hằng CN X X X X X N CN … X N CN X X 2 Nguyễn Phương Nam CN X X X X X X CN … X X CN X X 3 Trần Đình Hưng CN X X X X X X CN … X X CN X X 4 Trần Văn Hiếu CN X X X X X X CN … X X CN X X 5 Lê Tuấn Sơn CN X X X X X X CN … X X CN X X 6 Nguyễn Thị Thanh CN TS TS TS TS TS TS CN … TS TS CN TS TS 7 Dương Tuấn Tú CN X X X X X X CN … X X CN X X Người chấm công Phụ trách bộ phận Giám đốc duyệt Các cột "quy đổi" gồm 3 cột lương - lương 100%. Nghỉ không lương tuy có được thể hiện trên bảng chấm công nhưng người phụ trách chấm công không có trách nhiệm phải ghi chép vào cột này. Chỉ khi tính lương, các bảng chấm công mới quy đổi ra thành số ngày tính lương thực tế, số ngày nghỉ tính lương theo chế độ 100% lương cơ bản, số ngày nghỉ không được tính lương cho mỗi người lao động ứng với mỗi dòng trên bảng chấm công. Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công để tính lương cho từng cán bộ nhân viên như sau: Ví dụ: Kế toán tính lương cho Bà Thúy Hằng: Lương = Hệ số lương x 450.000đ + Các khoản phụ cấp + Tiền ăn ca = 5,7 x 450.000 + 500.000 + 260.000 =3.325.000 đ Trích nộp BHXH và BHYT: BHXH = 5.7 x 450.000 x 5% = 128.250 đ BHYT = 5.7 x 450.000 x 1% = 25.650 đ Tương tự như vậy đối với các nhân viên ở các phòng khác. Cty TNHH Giải pháp Việt Mỹ Phong TCHC BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 10 năm 2006 STT Họ và tên Ngày công Hệ số Lương được hưởng Phụ cấp Ăn ca (10.000đ/ ngày) Tổng số Các khoản khấu trừ Thực lĩnh Ký nhận 5% BHXH 1% BHYT Cộng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Phạm Thúy Hằng 26 5.7 2.565.000 500 000 260.000 3.325.000 166.250 33.250 199.500 3.125.500 2 Nguyễn Phương Nam 26 5.5 2.475.000 300 000 260.000 3.035.000 151.750 30.350 182.100 2.852.900 3 Trần Đình Hưng 26 5.5 2.475.000 300 000 260.000 3.035.000 151.750 30.350 182.100 2.852.900 4 Trần Văn Hiếu 26 4.2 1.890.000 300 000 260.000 2.450.000 122.500 24.500 147.000 2.303.000 5 Lê Tuấn Sơn 26 3.4 1.530.000 260.000 1.790.000 89.500 17.900 107.400 1.682.600 6 Nguyễn Thị Thanh 26 3.4 1.530.000 260.000 1.790.000 89.500 17.900 107.400 1.682.600 7 Dương Tuấn Tú 26 2.8 1.260.000 260.000 1.520.000 76.000 15.200 91.200 1.428.800 Tổng cộng 182 13.725.000 1.400.000 1.820.000 16.945.000 847.250 169.450 1.016.700 15.928.300 Tổng tiền lương: 16.945.000 đ Trong đó: - Lương văn phòng: 16.945.000 đ - Lương công đoàn: 0 Trưởng phòng TC -KT Khoản khấu trừ: 1.016.700 đ Trong đó: - 1% BHYT: 169.450 đ - 5% BHXH: 847.250 đ Giám đốc Danh sách xét thi đua do trưởng phòng của các phòng ban ở bộ phận văn phòng công ty lập vào cuối tháng để chấm xếp loại kết quả công việc của từng nhân viên của bộ máy quản lý trong quy chế trả lương của công ty. Hệ số xếp loại hay hệ số điều chỉnh (HSĐC) được quy đổi ra cho từng nhân viên theo xếp loại trong bảng danh sách xét thi đua là một căn cứ quan trọng để tính lương cho nhân viên của bộ máy quản lý công ty (nhân viên văn phòng công ty). VD: Trưởng phòng tài chính kế toán căn cứ vào bảng chấm công tháng 10 và kết qua công việc của Đăng Ngọc Long chấm xếp loại cho ngang bằng HSĐC: 2,3 (loại 1) với lý do: - Số ngày nghỉ không quá 2 ngày - Hoàn thành xuất sắc các công việc được giao CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VIỆT MỸ Đội XD số 1 DANH SÁCH XÉT THI ĐUA STT Họ và tên Xếp loại Ghi chú 2,3 2 1,8 1 Đặng Ngọc Long x 2 Nguyễn Văn Nam x 3 Trần Nam Anh x 4 Dương Văn Trình x 5 Đỗ Thế Quang x 6 Nguyễn Việt Phú x 7 Đào Mạnh Hà x Hà Nội, ngày 29/10/2006 Trưởng phòng (Ký tên) - Tuỳ theo khả năng của trung tâm kinh doanh thuộc công ty mà bộ phận văn phòng của các đơn vị này có được hạch toán kết quả lao động hay không. Hiện tại bộ phận nhân viên văn phòng trung tâm kinh doanh nhà và thiết bị xây dựng cũng được hạch toán kết quả lao động theo xếp loại HTDC BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 10 năm 2006 Mẫu số 3 Công ty TNH H Giải pháp Việt Mỹ Đội XD số 1 STT Họ và tên 1 2 3 4 5 6 7 8 …. 27 28 29 30 31 Quy đổi Ghi chú Lương Lương 100% Nghỉ KL 1 Đặng Ngọc Long ĐT X X X X X N CN … X N CN X X 2 Nguyễn Văn Nam ĐP X X X X X X CN … X X CN X X 3 Trần Nam Anh CN X X X X X X CN … X X CN X X 4 Dương Văn Trình CN X X X X X X CN … X X CN X X 5 Đỗ Thế Quang CN X X X X X X CN … X X CN X X 6 Nguyễn Việt Phú CN X X X X X X CN … X X CN X X 7 Đào Mạnh Hà CN X X X X X X CN … X X CN X X Người chấm công Phụ trách bộ phận Giám đốc duyệt Công việc tính lương và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện tập trung tại phòng kế toán công ty trước khi tính lương, kế toán tập các chứng từ hạch toán thời gian lao động (bảng chấm công...) kết quả lao động (hợp đồng giao khoán, biên lai nghiệm thu sản phẩm...) và kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của toàn bộ số chứng từ này để làm căn cứ tính lương 2.2. Tính lương * Tính lương cho cán bộ công nhân viên áp dụng hình thức trả lương thời gian theo sản phẩm. Như đã giới thiệu sơ qua về hình thức trả lương thời gian theo sản phẩm ở công ty, các nhân viên công ty áp dụng trả lương theo hình thức này được kế toán tính lương tháng như sau Ở các đội xây dựng, lương bộ phận quản lý được tính tương tự như bên văn phòng công ty, tuy nhiên đội xây dựng là đơn vị sản xuất nên bảng thanh toán lương có kết cấu và cách tính hơi khác một chút. Việc phải làm thêm công, thêm giờ là chuyện xảy ra thường xuyên đối với bộ phận sản xuất, vì vậy trên bảng thanh toán lương của các đội thường có thêm phần "lương tăng giờ gồm 2 cột cộng và tiền để tính trả tiền lương làm thêm giờ của nhân viên" BHXH, BHYT phải thu trực tiếp của người lao động không thể hiện trên bảng thanh toán lương VD: lấy ông Đặng Ngọc Long ở bộ phận quản lý đội được kế toán tính lương như sau: * Mức lương cơ bản = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu = 4, 5 x 450.000 đ = 2.025.000 đ * Lương theo xếp loại = Mức lương cơ bản x Hệ số điều chỉnh = 2.025.000 x 2,3 = 4.657.500 đ + Tiền ăn = 4.657.500 +90.000 + 202.500 + 260.000 = 5.210.000 đ Trong đó các mức phụ cấp được quy định trong quy chế trả lương của công ty - Phụ cấp lưu động 20% LTT = 20% x 450.000 = 90.000đ - Phụ cấp không ổn định sản xuất 10% lương cơ bản = 10% x 2.025.000 = 202.500đ = 5.210.000 x 70% = 3.647.000 đ = 3.647.000 + 0 = 3.647.000 đ Tháng 10 ông Long không có ngày nghỉ phép nào nên số tiền lương được trả cho thời gian làm việc trong tháng bằng số tiền tổng cộng được trả * Thực lĩnh = = 3.647.000 – 101.250 – 20.250 = 3.525.500 đ Tính tương tự đối với các nhân viên khác ở cả đội XD số 2, TT kinh doanh nhà và chi nhánh tại Hà Tây. Công ty TNHH Giải Pháp Việt Mỹ Bộ phận: Đội xây dựng số 1 BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 10 năm 2006 Mẫu số 02-LĐTL Ban Hành theo QĐ số 1141-TC/CĐKT Ngày 1/1/1995 của Bộ tài chính STT Họ và tên Chức danh Hệ số lương Hệ số xếp loại Lương cơ bản Lương theo xếp loại Mức độ HT KH (%) Lương nghỉ thời gian Tổng số Các khoản khấu trừ Thực lĩnh Ký nhận Ăn trưa Phụ cấp BHXH (5%) BHYT (1%) Cộng 1 Đặng Ngọc Long ĐT 4,5 2,3 2.025.000 4.657.500 70% 260.000 292.500 3.647.000 182.350 36.470 218.820 3.428.180 2 Nguyễn Văn Nam ĐP 4,2 2,3 1.890.000 4.347.000 70% 260.000 279.000 3.420.200 171.010 34.202 205212 3.214.988 3 Trần Nam Anh CN 3,5 2,0 1.575.000 3.150.000 70% 260.000 247.500 2.560.250 128.012 25.602 153.614 2.406.636 4 Dương Văn Trình CN 3,5 2,0 1.575.000 3.150.000 70% 260.000 247.500 2.560.250 128.012 25.602 153.614 2.406.636 5 Đỗ Thế Quang CN 3,5 1,8 1.575.000 2.835.000 65% 260.000 247.500 2.172.625 108.631 21.726 130.357 2.042.268 6 Nguyễn Việt Phú CN 3,5 1,8 1.575.000 2.835.000 65% 260.000 247.500 2.172.625 108.631 21.726 130.357 2.042.268 7 Đào Mạnh Hà CN 3,5 1,8 1.575.000 2.835.000 65% 260.000 247.500 2.172.625 108.631 21.726 130.357 2.042.268 Tổng cộng 11.790.000 23.809.500 1.820.000 1.809.000 18.705.575 935.277 187.054 1.122.331 17.583.244 Kế toán Thủ quỹ Thủ trưởng đơn vị - Đối với người lao động ở các đội xây dựng của công ty, công ty giao khoán quỹ lương cho các đội, vì vậy chứng từ hạch toán kết quả lao động của bộ phận này là hợp đồng làm khoán và biên bản nghiệm thu kỹ thuật. Tháng 10 năm 2006, công ty giao khoán công việc cho đội xây dựng số 1 trực thuộc công ty ở công trình: trạm tập kết và bảo dưỡng thiết bị. Giữa công ty và đội xây dựng ký hợp đồng làm khoán. Hết tháng hoàn thành phần việc được giao, đội xây dựng số 1 và công ty lập biên bản nghiệm thu kỹ thuật cho phần việc đã hoàn tất. Hợp đồng làm khoán hạng mục cổng, tường rào công trình "Trạm tập kết và bảo dưỡng thiết bị" và biên bản nghiệm thu kỹ thuật cho phần việc khoán này là chứng từ ban đều để hạch toán kết quả lao động tháng 10 cho đội xây dựng số 1. Biên bản nghiệm thu kỹ thuật đã công nhận chất lượng công việc đội xây dựng số 1 hoàn thành, vì vậy số tiền ghi trên hợp đồng làm khoán sẽ được công ty thanh toán và quỹ lương khoán tháng 10 của công ty giao cho đội. Còn lại với những trường hợp nhân viên giao khoán lương (VD: bảo vệ: 600.000 đ) thì chứng từ ban đầu để hạch toán kết quả là hợp đồng nhân công. Hợp đồng này là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán về công việc thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Chứng từ này là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán. VD: Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ ký hợp đồng nhân công, giao khoán cho Trần Đức Nghĩa lương: 600.000 đ/tháng HỢP ĐỒNG NHÂN CÔNG Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ Hôm nay ngày 2/1/2006 chúng tôi gồm: Bên A: Bà Phạm Thúy Hằng - Người sử dụng lao động Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: 123 Nguyễn Ngọc Nại – Thanh Xuân - Hà Nội Số điện thoại: Bên B: Ông Trần Đức Nghĩa - Người lao động Số CMND: 012121216 - cấp ngày 20/02/1982 Địa chỉ: Ngõ 196 Cầu Giấy - Hà Nội Hai bên cùng ký kết hợp đồng lao động với nội dung sau: Điều 1: Trách nhiệm của bên B - Chịu trách nhiệm về an ninh tại trung tâm - Chấp hành nội quy và quy định chung của trung tâm Điều 2: Trách nhiệm của bên A - Trả lương tháng đúng hạn (vào cuối tháng) - Đảm bảo điều kiện làm việc cho nhân viên Điều 3: Số tiền lương khoán: 600.000 đ/tháng Điều 4: Cam kết chung - Hai bên cam kết thục hiện nghiêm túc những điều khoản đã ghi trong hợp đồng, nếu bên nào làm sai bên đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm - Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau: Bên A (Ký tên) Bên B (Ký tên) Căn cứ vào các chứng từ gốc ban đầu: Bảng chấm công, Hợp đồng lao động, quyết định hệ số lương, Biên bản nghiệm thu khối lượng sản phẩm hoàn thành Kế toán lập Bảng tính lương phải trả trong các cho từng cán bộ công nhân viên. Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ Số: 3010/NT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------o0o----------- BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM HOÀN THÀNH Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2006 Bên giao khoán: Cty TNHH Giải pháp Việt Mỹ Đại diện: Bà Nguyễn Thuý Hằng Chức vụ: Giám đốc Bên nhận khoán: Đội Xây dựng số 1 Đại diện: Ông Đặng Ngọc Long Căn cứ vào hợp đồng giao khoán giữa Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ và Đội xây dựng số I. Căn cứ vào khối lượng công việc thực tế hoàn thành của Đội xây dựng số I thực hiện. Nghiệm thu hạng mục công trình cổng, tường rào Trạm tập kết và bảo dưỡng thiết bị và quyết định thanh toán lương khoán cho Đội xây dựng số I như sau: 1. Xây móng mác 75#: 69.337m3 đơn giá: 45.000 đ/m3 Thành tiền: 3.120.165 đồng 2. Xây trụ tường rào 50#: 146,07 m3, đơn giá: 45.000 đ/m3 Thành tiền: 6.573.510 đồng 3. Trát trụ, tường 75#: 467,721m2, đơn giá: 6.000 đ/m2 Thành tiền: 2.806.325 đồng Cộng 12.500.000 đồng (Bằng chữ: Mười hai triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn) ĐẠI DIỆN BÊN GIAO KHOÁN ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN KHOÁN * Tính lương cho cán bộ công nhân viên áp dụng hình thức trả lương khoán: + Khoán công việc: Ở mỗi bộ phận lương trong công ty, căn cứ vào đặc đểm công việc của nhân viên, các việc như bảo vệ, quản lý công trình thường được khoán lương tháng cho mỗi công việc. Mức lương khoán được tính toán căn cứ vào công việc và mức lương theo cấp bậc công việc bình quân. Ví dụ: Tiền lương bảo vệ phụ = 3,125 x 450.000 = 1.406.250 đ Tiền lương bảo vệ chính = 3,47 x 450.000 = 1.561.500 đ + Khoán quỹ lương: Với các phần việc ở các công trình xây dựng, công ty thường áp dụng hình thức khoán quỹ lương cho các đội xây dựng để nhân viên trong các đội chia nhau hoàn thành công việc. Mức khoán thường được xây dựng dựa trên cấp công việc, mức lương theo cấp bậc công việc định mức về sản lượng, định mức về thời gian hoàn thành công việc mà công ty giao cho Ví dụ: Trong hợp đồng làm khoán hạng mục cổng tường rào công trình trạm tập kết và bảo dưỡng thiết bị, Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ giao khoán quỹ lương cho đội xây dựng số 1 tháng 10 như sau: 1. Xây móng mác 75#: 69.337m3 đơn giá: 45.000 đ/m3 -> Thành tiền: 3.120.165 đồng 2. Xây trụ tường rào 50#: 146,07 m3, đơn giá: 45.000 đ/m3 -> Thành tiền: 6.573.510 đồng 3. Trát trụ, tường 75#: 467,721m2, đơn giá: 6.000 đ/m2 -> Thành tiền: 2.806.325 đồng Tổng quỹ lương giao khoán cho đội xây dựng số 1 là tổng tiền sẽ thanh toán cho 100% khối lượng công việc đã giao cho đội tháng 10 hoàn thành = 3.120.165 + 6.573.510 + 2.806.325 = 12.500.000 đồng Các đội hoàn thành công việc sẽ nhận tiền lương khoán và chia theo thời gian làm việc cho mọi người (theo bảng chấm công) Ví dụ: Tổng quỹ lương được chia cho 625 công của đội trong tháng 10 => 1 công = 20.000 đ 1 người: 30 công hưởng 600.000 đồng tháng 10. Khi thanh toán lương với người lao động, người lao động nhận lương phải có trách nhiệm ký vào cột cuối cùng của bảng thanh toán lương "ký nhận" để xác nhận việc nhân lương của mình. Ở bộ phận quản lý công ty thì người thanh toán lương với nhân viên là kế toán lương của công ty, còn ở đội xây dựng thì đội trưởng sau khi nhận được lương khoán sẽ thanh toán với các lao động trong đội. BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG KHOÁN THÁNG 10/2006 Đội xây dựng số 1 - Khối sản xuất STT Họ và tên Ngày công Hệ số Tiền lương Thực lĩnh Ghi chú 01 Trần Đức Nghĩa 26 HĐ 600.000 600.000 Lương khoán 02 Phạm Thế Thanh 24 HĐ 600.000 553.846 Lương khoán 03 Nguyễn Tuấn Anh 26 HĐ 600.000 600.000 Lương khoán 04 Bùi Văn Tuấn 25 HĐ 600.000 576.923 Lương khoán ... .... ... .... 19 Phạm Tiến Thành 26 HĐ 600.000 600.000 Lương khoán 20 Nguyễn Xuân Hưng 26 HĐ 600.000 600.000 Lương khoán Tổng cộng 15.000.000 12.500.000 PHÒNG TC -KT THỦ TRƯỞNG Căn cứ vào Bảng tính và thanh toán tiền lương của từng đơn vị Kế toán tổng hợp tiền lương phải thanh toán toàn Công ty. BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƯƠNG TOÀN CÔNG TY Tháng 10 năm 2006 Bộ phận Số tiền (đồng) - Phòng TCHC 15.928.300 - Phòng kế hoạch 13.250.000 - Phòng TCKT 11.050.700 - Đội xây dựng số 1 17.583.244 - Đội xây dựng số 2 15.460.756 Trung tâm kinh doanh nhà và thiết bị xây dựng 19.025.000 Chi nhánh công ty tại Hà Tây 19.552.000 Tổng cộng 111.850.000 KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP Căn cứ vào các bảng tính lương Kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT. BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Tháng 10 năm 2006 STT Ghi có TK Ghi nợ TK TK 334 -Phải trả CNV TK 338 - Phải trả, phải nộp khác TK 335 Chi phí phải trả Tổng cộng Lương Các koản phụ khác Các khoản khác Cộng có TK 334 BHXH BHYT Cộng có TK 338 01 TK 622-CPNCTT 58.227.783 58.227.783 8.734.167 1.746.834 10.481.001 68.708.784 - Đội xây dựng số 1 14.563.200 14.563.200 2.184.480 436.896 2.621.376 17.184.576 - Đội xây dựng số 2 12.260.756 12.260.756 1.839.113 367.823 2.206.936 14.467.692 - Trung tâm kinh doanh nhà và thiết bị xây dựng 15.745.073 15.745.073 2.361.761 472.352 2.834.113 18.579.186 Chi nhánh công ty tại Hà Tây 15.658.754 15.658.754 2.348.813 469.763 2.818.576 18.477.330 02 TK 627-CPSXC 14.393.217 14.393.217 2.158.983 431.796 2.590.779 16.983.996 - Đội xây dựng số 1 3.020.044 3.020.044 453.007 90.601 543.608 3.563.652 - Đội xây dựng số 2 2.200.000 2.200.000 330.000 66.000 396.000 2.596.000 - Trung tâm kinh doanh nhà và thiết bị xây dựng 4.279.927 4.279.927 641.989 128.398 770.387 5.050.314 Chi nhánh công ty tại Hà Tây 4.893.246 4.893.246 733.987 146.797 880.784 5.774.030 03 TK 642-CPQLDN 40.229.000 40.229.000 6.034.350 1.206.870 7.241.220 47.470.220 04 TK 334- Lương phải trả CNV Cộng 111.850.000 111.850.000 16.927.500 3.385.500 20.313.000 133.163.000 Người lập bảng (Ký tên) Kế toán trưởng (Ký tên) Căn cứ vào các Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương Kế toán ghi sổ Nhật ký Chung. Sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của công ty theo trình tự thời gian. Các số liệu ghi trên sổ nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi sổ cái các tài khoản. Sổ nhật ký chung của công ty có kết cầu và phương pháp ghi sổ giống như quy định của Bộ tài chính. Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ Sổ nhật ký chung Năm 2006 SCT Ngày CT Ngày CS Diễn giải Tài khoản Phát sinh nợ Phát sinh có 112C 30/10/06 30/10/06 Lương phải trả cho CNV tháng 10/2006 Chi phí NCTT Chi phí SXC Chi phí QLDN 334 622 627 642 58.227.783 14.393.217 40.229.000 111.850.000 122C 30/10/06 30/10/06 Các khoản trích theo lương Chi phí NCTT Chi phí SXC Chi phí QLDN Trừ lương BHXH,BHYT, CPCĐ 622 627 642 334 338 10.481.001 2.590.779 7.241.220 6.711.000 27.024.000 123C 30/10/06 30/10/06 TT Lương cho Đội 1 334 111 16.528.249 16.528.249 123C 30/10/06 30/10/06 TT Lương cho Đội 2 334 111 14.533.111 14.533.111 124C 30/10/06 30/10/06 TT lương cho TT kinh doanh nhà và thiết bị xây dựng 334 111 17.883.500 17.883.500 124C 30/10/06 30/10/06 TT lương cho CN Cty tại Hà Tây 334 111 18.378.880 18.378.880 125C 30/10/06 30/10/06 TT lương cho Bộ phận văn phòng 334 111 37.815.260 37.815.260 …….. …. ….. ……………. …. …… ……… Người lập Kế toán trưởng Các nghiệp vụ trong sổ Nhật ký chung được hạch toán như sau: Công ty trả lương cho CNV kế toán ghi: Nợ TK 622 : 58.227.783 Nợ TK 627 : 14.393.217 Nợ TK 642 : 40.229.000 Có TK 334 : 111.850.000 Khi tính trích các khoản BHXH, BHYT kế toán ghi: Nợ TK 622 : 10.481.001 Nợ TK 627 : 2.590.779 Nợ TK 642 : 7.241.220 Nợ TK 334 : 6.711.000 Có TK 338 : 27.024.000 Khi được báo nộp BHXH, BHYT kế toán ghi cho từng bộ phận: + Nợ TK 334 (đội 1): 16.528.249 Có TK 111 : 16.528.249 + Nợ TK 334 (đội 2): 14.533.111 Có TK 111 : 14.533.111 + Nợ TK 334 (TT nhà): 17.883.500 Có TK 111 : 17.883.500 + Nợ TK 334 (CN HT): 18.378.880 Có TK 111 : 18.378.880 + Nợ TK 334 (VP) : 37.815.260 Có TK 111 : 37.815.260 Từ sổ nhật ký chung kế toán vào sổ cái các tài khoản có liên quan. SỔ CÁI Tháng 10 năm 2006 TK 334 - Phải trả CNV Đơn vị: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số dư Số Ngày Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 I. Số dư đầu tháng II. Số phát sinh trong tháng 5/11 24 30/10 Lương phải trả CNV ….. …. Chi phí nhân công trực tiếp 622 58.227.783 …. …. Chi phí sản xuất chung 627 14.393.217 ….. ….. Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 40.229.000 ….. …. Khấu trừ BHXH, BHYT 338 6.711.000 Thanh toán lương 111 105.139.000 ………… …… ……… …….. III. Cộng phát sinh xxx xxx IV. Số dư cuối tháng Người lập Kế toán trưởng SỔ CÁI Tháng 10 năm 2006 TK 338 - Phải trả phải nộp khác Đơn vị: đồng STT CT-GS Diễn giải SH-TK đối ứng Số tiền Tải khoản cấp 2 Nợ Có 3384 3383 Số Ngày ghi sổ Nợ Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 I. Số dư đầu tháng 243.216.000 II. Số phát sinh trong tháng .................................. …… …… 59 Trích BHXH,BHYT 622 10.481.001 627 2.590.779 642 7.241.220 334 6.711.000 ………………… ……. ………… Cộng phát sinh 27.024.000 270.240.000 Số dư cuối tháng 270.240.000 Cộng lũy kế từ đầu năm 270.240.000 Hàng tháng, kế toán công ty, kế toán các đơn vị trực thuộc tập hợp các chứng từ hạch toán thời gian lao động, kết quả lao động ở các bộ phận nhân viên để tính lương xong trước ngày cuối tháng, làm căn cứ để trả lương cho cán bộ công nhân viên vào đầu tháng. Các nghiệp vụ hạch toán lương được ghi vào số kế toán theo các định khoản (đã nêu ở phần giới thiệu các nghiệp vụ hạch toán tiền lương). Công ty áp dụng thống nhất hình thức ghi sổ nhật ký chung, vì vậy các chứng từ hạch toán tiền lương trước tiên là được ghi vào sổ chi tiết và sổ nhật ký của đơn vị. Sổ chi tiết được mở theo dõi tiền lương nhân viên quản lý đơn vị là sổ chi tiết TK 334 - tiền lương. Còn sổ chi tiết theo dõi tiền lương của nhân viên sản xuất ở công ty là sổ chi tiết TK 141- Tạm ứng lương. Ở cả kế toán công ty và kế toán các đơn vị trực thuộc đều mở sổ chi tiết TK 141 để theo dõi lương công nhân xây dựng cho các công trình mà mình quản lý để kết chuyển vào chi phí tính giá thành từng công trình xây dựng. Các sổ chi tiết được dùng để hạch toán tiền lương tại công ty như sau. * Sổ chi tiết TK 334 và sổ chi tiết TK 141: Sổ chi tiết TK 334 - tiền lương và sổ chi tiết TK 141 - tạm ứng lương được mở để theo dõi tình hình thanh toán lương của công ty với nhân viên quản lý và nhân viên sản xuất của công ty. Mẫu biểu Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ Sổ chi tiết tài khoản Tháng10 năm 2006 TK334 - lương STT Ngày CT Ngày CS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 30/10/06 30/10/06 Nguyễn Việt Phương - Xưởng Cầu Giấy T.T lương T10 111 893.264 893.264 30/10/06 30/10/06 Nguyễn Việt Phương - Xưởng Cầu Giấy T.T lương T10 338 220.320 1.113.584 30/10/06 30/10/06 Nguyễn Việt Phương - Xưởng Cầu Giấy T.T lương T10 338 33.048 1.146.632 30/10/06 30/10/06 Nguyễn Việt Phương - Xưởng Cầu Giấy T.T lương T10 338 253.368 1.400.000 30/10/06 30/10/06 Phạm Đức Thắng - Đầm 7 T.T lương T10 1111 902.048 2.302.048 30/10/06 30/10/06 Phạm Đức Thắng - Đầm 7 T.T lương T10 338 39.960 2.342.008 30/10/06 30/10/06 Phạm Đức Thắng - Đầm 7 T.T lương T10 338 7.922 2.350.000 30/10/06 30/10/06 Nguyễn Văn Hưng - Phòng TCKT - T.T lương T10 111 19.326.906 21.676.906 30/10/06 30/10/06 Nguyễn Văn Hưng - Phòng TCKT - T.T lương T10 338 1.881.440 23.558.346 30/10/05 30/10/05 Nguyễn Văn Hưng - Phòng TCKT - T.T lương T10 338 376.288 23.934.634 30/10/06 30/10/06 Hạch toán phân bổ tiền lương T10 241 950.000 22.984.634 30/10/06 30/10/06 Hạch toán phân bổ tiền lương T10 642 22.984.634 Tổng phát sinh 23.934.634 23.934.634 Số dư cuối kỳ: 22.984.634 Người lập biểu Kế toán trưởng SỔ CHI TIẾT TK 141 - Tạm ứng lương Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ Sổ chi tiết tài khoản Tháng10 năm 2006 Tạm ứng lương Số dư đầu kỳ: STT Ngày CT Ngày CS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư 30/10/06 30/10/06 Công trình tường bao SVĐ Phúc Xá 622 5.025.000 5.025.000 30/10/06 30/10/06 CT nhà văn hóa huyện Khoái Châu 622 7.754.000 12.779.000 30/10/06 30/10/06 CT trường PTTH Liên Hòa 622 7.500.000 20.279.000 30/10/06 30/10/06 Công trường tường bao SVĐ Phúc Xá 111 5.025.000 15.254.000 30/10/06 30/10/06 CT nhà văn hóa huyện Khoái Châu 111 6.500.000 8.754.000 30/10/06 30/10/06 CT trường PTTH Liên Hòa 111 7.500.000 1.254.000 Tổng phát sinh 19.025.000 20.279.000 Số dư cuối kỳ: 1.254.000 Ngày .... /..../2006 Người lập biểu Kế toán trưởng PHẦN III M?T S? í KI?N KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CễNG TÁC K? TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VIỆT MỸ 1. Nhận xét và đánh giá chung về công tác tổ chức quản lý kế toán và hoạt động SXKD của Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ Sau thời gian trực tiếp khảo sát thực tế và tìm hiểu kỹ tại Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ em thấy đây là một đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về các chế độ đối với kế toán nói chung và chế độ cho người lao động nói riêng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. - Công ty là một đơn vị làm ăn có hiệu quả, Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý và hạch toán gọn nhẹ, khoa học, có hiệu quả. Cách tổ chức của Công ty là khoán gọn công việc về các tổ chức đội, phân cấp quản lý rõ ràng đã phát huy được hiệu quả tích cực cho lãnh đạo Công ty nắm bắt được tình hình sản xuất kịp thời. Phòng kế toán tài chính của Công ty có đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn cao, nhiệt tình, trung thực được bố trí ngững cong việc phù hợp khả năng chuyên môn của từng người, tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và trách nhiệm công việc được giao. * Những ưu điểm: - Về bộ máy kế toán: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty là nhình thức tập trung rất phù hợp với đặc điểm của Công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát phục vụ tốt công tác quản lý trong toàn Công ty. Công ty đã kịp thời áp dụng và thực hiện tốt chế độ kế toán mới, sổ kế toán của Công ty luôn hoàn thành đúng thời hạn và chính xác. Việc lập và luân chuyển chứng từ được Công ty quy định rõ ràng, hợp lý theo đúng chế độ ban hành. Cùng với việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên cho kế toán tổng hợp, phương pháp thẻ song song cho hạch toán chi tiết hàng hóa đã cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ cho lãnh đạo Công ty. Nhờ có hệ thống kế toán của Công ty được tổ chức khoa học, quy củ nên việc kiểm tra của các cơ quan chức năng được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi. - Về hình thức sổ áp dụng: Việc áp dụng nhình thức Nhật ký chung, tổ chức công tác kế toán, hệ thống kế toán, phương pháp hạch toán nói chung, trình tự luân chuyển chứng từ mà phòng kế toán của Công ty đang áp dụng là tương đối hợp lý. Do áp dụng hình thức Nhật ký chung nên việc hạch toán trở nên đơn giản hơn, đồng thời với việc sử dụng phần mềm kế toán trên máy vào việc ghi chép phản ánh số liệu trên kế toán nên đã giảm bớt khối lượng công việc ghi chép, đảm bảo cung cấp số liệu nhanh chóng, trung thực. * Những hạn chế cần khắc phục: Về cơ bản công tác kế toán của Công ty đã đI vào nề nếp, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó Công ty cũng không tránh khỏi những tồn tại, còn có những vấn đề chưa được tối ưu: - Phòng kế toán của Công ty là những người có trình độ vững, công tác tổ chức công việc của các thành viên trong phòng khá hợp lý, tuy nhiên vào cuối mỗi niên độ kế toán công việc nhiều, mỗi người phải đảm nhiệm khối lượng công việc lớn, vì vậy việc sai sót và thời gian là vấn đề phải quan tâm. - Việc áp dụng tin học vào kế toán bên cạnh những ưu điểm cũng có những nhược điểm như việc hỏng hay lỗi các phần mềm, điều này có ảnh hưởng tới các số liệu quan trọng trong quá trình hạch toán của Công ty. Vì vậy Công ty cần chú ý nhằm đảm bảo tính an toàn cho số liệu kế toán và công việc quản lý. 2. Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ * Đánh giá chung: Sau thời gian trực tiếp khảo sát thực tế và tìm hiểu kỹ các hình thức trả lương, tổ chức thanh toán, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ, em nhận thấy đây là một đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về chế độ trả lương cho người lao động. Đội ngũ nhân viên làm kế toán của Công ty là những người có trình độ, năng lực chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc nên việc vận dụng các hướng dẫn của Công ty trong công tác kế toán được thực hiện rất tốt. Trong công tác hạch toán tiền lương và các khảon trích theo lương, công ty đã thực hiện nghiêm túc với quy định của chế độ kế toán về hệ thống chứng từ, sổ sách về tiền lương. Việc ghi sổ được kế toán tiến hành thực hiện theo đúng trình tự quy định. Việc tổ chức công tác kế toán tiền lương có thể nói là đã thống nhất với kế toán tiền lương ở các đơn vị khác trong công ty. Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung là phù hợp với đặc điểm Công ty. Hình thức ghi sổ Nhật ký chung rát thuận tiện trong việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Hình thức tổ chức kế toán tập trung rất phù hợp với đặc điểm của Công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, phục vụ tốt công tác quản lý trong toàn Công ty. Hình thức chứng từ ban đầu được tổ chức hợp lý, hợp lệ, đầy đủ quá trình luân chuyển. - Công ty làm ăn có hiệu quả, đã xây dựng một mô hình quản lý và hạch toán gọn nhẹ, khoa học. Cách tổ chức của Công ty là khoán gọn công việc về các tổ đội, phân cấp quản lý rõ ràng đã phát huy được hiệu quả tích cực cho lãnh đạo Công ty nắm bắt được tình hình sản xuất kịp thời. Phòng kế toán tài chính của Công ty có đôi ngũ nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn cao, trung thực được bố trínhững công việc phù hợp với khả năng của từng người tạo điều kiện nâng cao hiệu quả chuyên môn và hoàn thành tốt công việc được giao. * Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Kế toán tính tiền lương cho người lao động đầy đủ, chính xác đảm bảo lợi ích cho nhân viên của công ty, giúp họ yên tâm làm việc, gắn bó với công việc. - Về hạch toán BHXH, BHYT cũng được Công ty quan tâm một cách thiích đáng cụ thể là: Công ty luôn luôn hàn thành nộp các quỹ đầy đủ, đúng thời hạn. Điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm của Công ty với các quyền lợi của người lao động. - Ngay từ đầu năm Công ty đã ban hành chế độ trả lương cho người lao động. Quy chế trả lương này đảm bảo theo đúng Thông tư liên tịch số 20 ngày 02 / 06 / 1993 của Bộ LĐTBXH. - Nguồn hình thành từ quỹ tiền lương và các chính sách chế độ BHXH cho người lao động được thực hiện đầy đủ theo quy định của Nhà nước. - Việc ghi chép sổ sách, số liệu về tiền lương, phương án trả lương… theo đúng biểu mẫu đã quy định. - Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng đối với bộ phận văn phòng và quản lý đội, hình thức trả lương khoán theo sản phẩm áp dụng đối với công nhân trực tiếp là hợp lý Công ty nên duy trì. 3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Giải pháp Việt Mỹ Tuy nhiên, trong công tác kế toán nói chung và công tác tổ chức hạch toán tiền lương nói riêng, công ty còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Để tạo được động lực phát triển trong Công ty nhằm nâng cao năng suất lao động và lợi nhuận cho Công ty, em xin đề suất một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ. * Tạo nguồn tiền lương: - Mở rộng thị trường, địa bàn hoạt động: Công ty là một đơn vị kinh doanh thương mại nên việc mở rộng thị trường là yếu tố cần thiết trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Muốn vậy Công ty cần phải triển khai một số phương án sao cho vừa bảo vệ được thị trường vốn có, vừa xâm nhập được thêm thị trường mới như: Tăng cường lực lượng đi khảo sát thị trường, tìm hiểu kỹ những đặc điểm phát triển của thị trường cơ sở…. Bởi lẽ sắt thép ngày càng khan hiếm mà đây là những vật liệu chủ chốt của những công trình.Công ty vẫn chưa đẩy mạnh những biện pháp tiếp cận thị trường để sản phẩm của mình có thể đến được với những khách hàng cần thiết. - Tăng cường về chất lượng: Công ty cần phải đầu tư thêm về công nghệ khai khoáng cả về máy móc và con người, nên có những chương trình cho công nhân đI học những lớp bổ trợ kiến thức để nângtao tay nghề và chất lượng cho mỗi công trình của Công ty. * Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình đọ cho người lao động Đội ngũ quản lý trong Công ty phải luôn được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề để có thể tiếp thu được những kiến thức khoa học kỹ thuật mới, hiện đại, để ciI tiến phương thức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, Bên cạnh việc đào tạo đội ngũ quản lý thì đội ngũ CNV trong Công ty cũng cần phải được quan tâm đào tạo vì vậy lãnh đạo cần phải quan tâm tới vấn đề đào tạo lại tay nghề cho hàng ngũ CNV đang thực hiện các nhiệm vụ mà Công ty giao phó. Công ty cũng cần phải quan tâm đến việc trang bị cho CNV những cơ sở vật chất làm việc thuận lợi như: mua sắm những phương tiện làm việc cần thiết để đảm bảo thuận lợi trong công tác…. đặc biệt phải có phương hướng cụ thể trong việc tuyển dụng và đào tạo lao động trực tiếp, tăng số lượng lao động trực tiếp và giảm số lượng lao động gián tiếp đến mức thấp nhất. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ em nhận thức được rằng lý luận phải gắn liền với thực tế, phải biết vận dụng linh hoạt những lý thuyết đã học cho phù hợp với thực tế và quá trình tìm hiểu thực tế là rất quan trọng, không thể hiểu. Đây chính là thời gian giúp sinh viên vận dụng thử nghiệm kiến thức đã học, hiểu đúng hơn, sâu sắc hơn những kiến thức đã có, bổ sung thêm những kiến thức mà chỉ qua thực tế mới có được. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập, em đã cố gắng đi sâu học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu lí luận cũng như thực tế. Em đã tìm hiểu sâu sắc hơn vai trò của yếu tố lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc hạch toán chính xác chi phí nhân công có vị chí quan trọng, không chỉ là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm mà còn là căn chính sách để xác định các khoản phí nộp cho ngân sách, cho các cơ quan phúc lợi xã hội và còn đảm bảo tính đúng đắn, tính đủ tiền lương trả cho người lao động đảm bảo quyền lợi cho họ. Ngược lại, người lao động được trả công phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra sẽ có tác dụng khuyến khích người lao động tham gia hoạt động sản xuất tích cực hơn, góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng lao động ở các doanh nghiệp. Đến thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của cán bộ trong công ty, đặc biệt là phòng Tài chính - Kế toán, em đã hoàn thành chuyên đề với đề tài " Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Giải pháp Việt Mỹ ". Trong chuyên đề này, em cũng mạnh dạn trình bày một số ý kiến để công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty. Em hy vọng rằng, trong thời gian không xa với sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty và việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán công ty sẽ đạt được nhiều thành tích lớn hơn những gì công ty đã đạt được.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0769.doc
Tài liệu liên quan