Đề tài Hãy phân tích nguyên nhân không thành công của các bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Hãy lý giải sự cần thiết phải đổi mới công tác kế hoạch hoá ở nước ta và trình bày những nội dung cơ bản của định hướng đổi mới kế hoạch hoá ở V

Cuối mỗi năm của kỳ kế hoạch, trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch và những dự báo, thông tin mới, quá trình xây dựng kế hoạch 5 năm thời kỳ cuốn chiếu mới lại được xây dựng với các nội dung: Xây dựng kế hoạch chính thức cho năm tiếp theo (năm đầu thời kỳ mới); điều chỉnh và đính chính cho các dự báo kế hoạch cho các năm thứ 2, 3, 4 và dự báo sơ bộ kế hoạch năm cuối cùng (năm thứ 5 của thời kỳ mới). Đi kèm với các chỉ tiêu kế hoạch là những dự kiến về cơ hội, thách thức của thời kỳ kế hoạch và những kiến nghị, giải pháp cụ thể. Phương pháp “cuốn chiếu” với các nội dung tổng quát nêu trên sẽ khắc phục được tính nhất thời và không phù hợp giữa mục tiêu kế hoạch với sự thay đổi thường xuyên của môi trường. Theo phương pháp này việc xây dựng và triển khai kế hoạch 5 năm sẽ không còn mang tính thời vụ nữa mà nó tiếp tục được thể chế hoá phù hợp với yêu cầu mới đặt ra. Các chỉ tiêu kế hoạch sẽ đủ độ tin cậy cho các nhà quản lý và lãnh đạo sử dụng với tư cách là công cụ định hướng vĩ mô nền kinh tế, làm cho kế hoạch thực hiện tốt chức năng can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc áp dụng lập kế hoạch ngân sách theo mô hình cuốn chiếu là rất cần thiết, nó đảm bảo một kế hoạch trung hạn cho ngân sách, đồng thời đảm bảo các nguồn lực có tính liên tục cho việc tổ chức và thực hiện các kế hoạch khác. Vì vậy, cần nhanh chóng áp dụng phương pháp lập kế hoạch cuốn chiếu cho lĩnh vực ngân sách, làm tiền mở rộng áp dụng.

doc14 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hãy phân tích nguyên nhân không thành công của các bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Hãy lý giải sự cần thiết phải đổi mới công tác kế hoạch hoá ở nước ta và trình bày những nội dung cơ bản của định hướng đổi mới kế hoạch hoá ở V, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®Ò BµI Hãy phân tích nguyên nhân không thành công của các bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Hãy lý giải sự cần thiết phải đổi mới công tác kế hoạch hoá ở nước ta và trình bày những nội dung cơ bản của định hướng đổi mới kế hoạch hoá ở Việt Nam. Họ và tên: Lê Hoài Nam Lớp cao học K12 NỘI DUNG Kế hoạch hoá phát triển ở Việt Nam Khái niệm về kế hoạch hoá phát triển Kế hoạch hoá phát triển là sự tác động của Chính phủ vào nền kinh tế vĩ mô thông qua việc thiết lập một cách chủ động mối quan hệ khả năng với các mục đích nhằm đạt được các mục tiều đặt ra bằng việc sử dụng có hiệu quả nguồn tiềm năng hiện có. Kế hoạch phát triển được xem là công nghệ của sự lựa chọn các hoạt động hợp lý, tối ưu. Trong đó chủ yếu là: Lựa chọn, sắp xếp, sử dụng các nguồn lực khan hiếm Đưa ra các định hướng phát triển Xác định các cơ chế chính sách điều tiết vĩ mô Một kế hoạch như trên là kế hoạch ở tầm vĩ mô, kế hoạch hướng dẫn và kế hoạch dưới dạng chính sách, kế hoạch như vậy phải được tiếp cận theo hình thức từ trên xuống. Sự khác nhau cơ bản giữa kế hoạch hoá tập trung và kế hoạch hoá phát triền thể hiện: Một bên là tính cưỡng chế, một bên là tính thuyết phục. Trong khi mục tiêu của kế hoạch hoá phát triển chỉ là cố gắng ngăn chặn để cho nền kinh tế khỏi đi lạc với mục tiêu tăng trưởng và ổn định bằng những công cụ chính sách năng động và gián tiếp thì kế hoạch hoá tập trung không chỉ tạo ra một loạt các mục tiêu cụ thể thể hiện qua quá trình phát triển kinh tế mong muốn mà còn cố gắng thực hiện kế hoạch của mình bằng việc khống chế trực tiếp những hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Nội dung của công tác kế hoạch hoá bao gồm có: Chiến lược, quy hoạch, kê hoạch và chương trình, dự án. Trong đó, kế hoạch phát triển giữ vai trò chủ chốt trong hệ thống kế hoạch hoá. Ở Việt Nam hiện nay đang hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế hoạch hoá phát triển. Tuy vậy, xuất phát từ tính chất quá độ của một nền kinh tế hỗn hợp nên trong nội dung của hệ thống kế hoạch hoá phát triển của nước ta vẫn còn bao hàm dung lượng nhất định của kế hoạch hoá tập trung. Trên một mức dộn nhất định, tính chất pháp lệnh, tính chất phân bổ trực tiếp, khống chế cụ thể vẫn tồn tại. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, dung lượng các vấn đề trên sẽ giảm dần trong công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam. Đó cũng chính là yêu cầu đổi mới của công tác kế hoạch hoá. Thành công và hạn chế trong công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam Kế hoạch hoá tập trung, bao cấp Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1955 cho đến năm 1980, Việt Nam áp dụng mô hình kế hoạch hoá tập trung theo mô hình của Liên Xô với các đặc điểm đặc trưng: Kế hoạch hoá phân bổ các nguồn lực phát triển cho các mục tiêu với 2 thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung theo phương thức “giao-nhận” với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, giao đến tận nơi các cơ sở sản xuất kinh doanh theo phương thức bao cấp cả “đầu vào” lẫn “đầu ra” trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Cơ chế kế hoạch hoá mang nặng tính chất hiện vật và nặng tính khép kín trong từng ngành, từng lãnh thổ. Với cơ chế này, chúng ta đã thực hiện thành công các mục tiêu khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế sau hoà bình năm 1954, thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế và kháng chiến chống Mỹ thắng lợi năm 1975. Tuy nhiên, sau năm 1975, tình hình kinh tế xã hội có nhiều thay đổi. Chính sách thực hiện kế hoạch hoá tập trung không còn phát huy tác dụng mà ngược lại, nó kìm hãm sự phát triển của đất nước, tạo ra cơ chế cấp phát, quan liêu, bao cấp, cơ chế kinh tế không huy động các nguồn lực trong nền kinh tế vào sản xuất, các đơn vị kinh tế quốc doanh trông chờ, ỷ lại và nhanh chóng rơi vào khủng hoảng. Lạm phát tăng cao, đời sống xã hội khó khăn, chính từ yêu cầu của vấn đề sản xuất, đời sống và hiệu quả kinh tế đã nảy sinh những dấu hiệu đổi mới công tác kê hoạch hoá vào những năm đầu thập niên 80. Kế hoạch hoá trong thời kỳ đổi mới Tình hình kinh tế-xã hội nước ta trong các năm qua tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tích cực, kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, cơ sở hạ tầng và dịch vụ được tăng cường, đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện, sự nghiệp văn hoá, giáo dục và y tế thu được những thành tựu mới. Tuy nhiên, nếu so với những mục tiêu Đại hội IX định hướng cho kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 thì một số chỉ tiêu còn đạt mức thấp và nhiệm vụ dồn lại cho 2 năm 2004-2005 là rất nặng nề, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Trong 3 năm 2001-2003 tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân mỗi năm mới đạt 7,06% và kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 10,4% mỗi năm. Để hai chỉ tiêu này thực hiện được mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5 năm 2001-2005 là tăng bình quân mỗi năm 7,5% và 16% thì 2 năm 2004-2005, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước phải tăng 8,17% và kim ngạch xuất khẩu phải tăng 24,9%. Trong những năm 1992-1997 tổng sản phẩm trong nước của nước ta đã từng đạt tốc độ tăng bình quân mỗi năm 8,77% và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng bình quân 28% mỗi năm, nhưng sau nhiều năm liên tục tăng trưởng với tốc độ cao thì quy mô của nền kinh tế và theo đó là lượng tuyệt đối của 1% tăng lên đã lớn hơn nhiều so với những năm trước đây nên việc phấn đấu thực hiện được các tốc độ tăng trưởng nêu trên là rất khó khăn, đòi hỏi các cấp, các ngành phải có nỗ lực vượt bậc thì mới có thể hoàn thành toàn diện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 mà Đại hội Đảng IX đã đề ra. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-XÃ HỘI CHỦ YẾU 3 NĂM 2001-2003 Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 Thực hiện 3 năm 2001-2003 (%) 2001 2002 2003 BQ 3 năm 1. Tốc độ tăng GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5% 6,9 7,0 7,2 7,1 2. Tốc độ tăng GTSX nông, lâm nghiệp và thuỷ sản BQ năm đạt 4,8% 4,7 6,5 4,7 5,3 3. Tốc độ tăng GTSX công nghiệp bình quân mỗi năm đạt 13,0% 14,6 14,8 15,8 15,0 4. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm đạt 16,0% 3,8 11,2 16,7 10,4 5. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP 34,0 33,3 35,6 34,7 6. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2005 còn 10,0% 16,1 14,5 12,0 7. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2005 còn 22-25% 31,9 30,1 28,0 8. Tỷ lệ học sinh THCS đi học trong độ tuổi vào năm 2005 đạt 80,0% 76,5 78,1 9. Tỷ lệ học sinh THPT đi học trong độ tuổi vào năm 2005 đạt 45,0% 35,2 37,9 10. Giảm tỷ lệ sinh bình quân mỗi năm 0,05% 0,06 0,04 0,04 11. Tốc độ tăng dân số đến năm 2005 còn 1,2% 1,4 1,3 1,3 Nguyên nhân không thành công của các bản kế hoạch của Việt Nam Những nguyên nhân do công tác lập kế hoạch Sự thiếu tập trung dân chủ trong lập kế hoạch phát triển Việc tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác lập kế hoạch phát triển chưa được để cao, do đó đã: Làm giảm khả năng hiểu biết của các nhà kế hoạch, của chính phủ đối với khu vực tư nhân như các thông tin chính xác về quy mô, cơ cấu, loại hình hoạt động và đầu tư của khu vực tư nhân; các tâm tư, nguyện vọng, thế mạnh và điểm yếu của khu vực này, do đó, các bản kế hoạch không tạo ra được những hỗ trợ kịp thời cho khu vực tư nhân khi thực thi các kế hoạch phát triển. Sự vắng mặt của khu vực tư nhân trong lập kế hoạch phát triển của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua tạo ra sự thiếu hụt của lực lượng này trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các chiến lược phát triển ngành, địa phương cũng như quá trình sửa đổi các chính sách, chương trình của chính phủ, đưa đến một môi trường thuận lợi hơn cho tăng trưởng kinh tế. Kế hoạch hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường được tiến hành trong các điều kiện khá phức tạp, chính vì vậy nó đòi hỏi phải có những cơ chế hết sức năng động, linh hoạt và khôn khéo từ chính phủ đến cơ quan kế hoạch hoá quốc gia. Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam cho thấy sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế vào công tác lập kế hoạch là một nhân tố tích cực tạo nên sự thành công cho công tác kế hoạch. Tạo sự nhất trí cao giữa chính phủ và các thành phần kinh tế, là cơ sở tốt để đem lại những dấu hiệu khởi sắc cho nền kinh tế trong nước cũng như tăng sức cạnh trang quốc tế. 2.1.4. Tính định lượng, mềm dẻo Tính định lượng của kế hoạch phát triển thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu. Nó là thước đo nhiệm vụ và nội dung phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ kế hoạch và được sử dụng để điều tiết hành vi vĩ mô của Chính phủ. Các chỉ tiêu tạo nên phần gốc, phần cơ bản trong kế hoạch phát triển quốc gia. Các dự án đổi mới công tác kế hoạch hoá ở nước ta hiện nay đều có xu hướng giảm phần định lượng và tăng phần định tính. Điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, giảm phần định lượng không có nghĩa là là giảm tính chất và tính năng định lượng của các kế hoạch hoá phát triển mà là giảm số lượng các chỉ tiêu kế hoạch, giảm tỷ trọng các nội dung định lượng trong công tác kế hoạch hoá. Việc giảm phần định lượng phải được tiến hành theo quan điểm nâng cao tính định hướng và giảm dần tính tác nghiệp trong kế hoạch phát triển. Điều đó đặt ra vấn đề phải lựa chọn được một hệ thống các chỉ tiêu phù hợp theo các xu hướng phát triển, theo từng giai đoạn phát triển kinh tế đất nước và quá trình hoàn thiện nội dung của công tác kế hoạch hoá. Mặt khác các chỉ tiêu trong các bản kế hoạch của Việt Nam trong thời gian qua còn mang tính cứng nhắc, các chỉ tiêu cố định, xơ cứng, chủ quan, phiến diện và gò ép. Các chỉ tiêu này luôn được coi là mục tiêu phát triển đồng thời có sự điều chỉnh theo từng thời kỳ thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên, với chỉ tiêu cố đinh đã làm giảm tính linh động, định hướng của các bản kế hoạch dẫn tới việc tổ chức thực hiện kế hoạch kém năng động, và thiếu khả năng tự điều chỉnh đối với các biến động của từng thời kỳ. Ví dụ, nếu kế hoạch phát triển được lập bằng các chỉ tiêu theo “khoảng” thay cho kế hoạch “điểm” hiện nay, sẽ giúp cho các nhà kế hoạch rất nhiều trong việc ổn định tình hình tăng giá lạm phát năm 2004 để tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác. Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đang trong những bước đầu tiên hội nhập với nền kinh tế thế giới, bước ra từ một quốc gia nhỏ và nghèo, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức cũng như tác động tích cực của nền kinh tế thế giới. Do đó, Việt Nam cũng chịu tác động mạnh mẽ của thị trường bên ngoài. Tuy nhiên, các kế hoạch phát triển của Việt Nam đều là các bản kế hoạch “duy nhất” trong một giai đoạn, không có các phương án thay thế. Chính vì vậy, khi gặp khó khăn, các điều kiện bất lợi trên thị trường các bản kế hoạch của Việt Nam trở lên xơ cứng và gần như mất tác dụng định hướng phát triển. Điều này được thể hiện rõ nét qua đại dịch SARS năm 2003-2004, khủng hoảng tài chính năm 1997-1998, các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam bị tác động mạnh, các chỉ tiêu thực tế không đạt được mức kế hoạch, chính phủ gặp khó khăn, lúng túng trong việc lựa chọn các phương án, các mục tiêu không có trong kế hoạch phát triển. Đây cũng là nguyên nhân gây ra việc không thành công trong các bản kế hoạch của Việt Nam thời gian qua và đòi hỏi cần có những quan điểm mới trong việc tạo lập nhiều phương án kế hoạch để dự phòng trong các trường hợp biến động của thị trường trong và ngoài nước. 2.1.5. Hệ thống tài liệu thiếu đồng bộ Trong giai đoạn vừa qua, việc thu thập số liệu làm cơ sở cho việc soạn thảo kế hoạch là hết sức khó khăn. Chính vì vậy, các bản kế hoạch của Việt Nam trong thời gian quan mới chỉ phản ánh được những mục tiêu mang tính định hướng chính trị, các dự báo mang tính kinh nghiệm của các chuyên gia mà chưa có được các dự báo dựa trên hệ thống số liệu được xử lý đáng tin cậy. Nguyên nhân của vấn đề này do các nguyên nhân sau: Trong điều kiện nền kinh tế nước ta mới chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, hệ thống ghi chép, hạch toán và thống kê chưa phát triển đầy đủ, các thông tin chưa được cập nhật và ghi chép đúng các tiêu chuẩn thống nhất. Điều này được thể hiện rõ nhất qua sự không thống nhất các chỉ tiêu giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức quốc tế (ví dụ: chỉ tiêu nghèo đói của Bộ Lao động thương binh và xã hội khác so với chỉ tiêu tương tự của WB), giữa các cơ quan nhà nước khác nhau (ví dụ: chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2004 do Bộ tài chính công bố và chỉ tiêu tương ứng do Tổng cục thống kê công bố). Bên cạnh đó, hệ thống chỉ tiêu phục vụ quản lý còn chồng chéo, phức tạp, hệ thống báo cáo nhiều, chưa phân biệt rõ mức độ tổng hợp, chi tiết của các chỉ tiêu dẫn đến việc cung cấp số liệu còn bị coi nhẹ, làm cho các báo cáo phản ánh không trung thực so với số liệu thực tế. Hệ thống thanh tra, kiểm tra còn kém phát triển dẫn đến các số liệu công bố không được kiểm chứng. - Ý thức và trình độ của người lập kế hoạch trong việc sử dụng số liệu. Để có được những dự báo chính xác đòi hỏi người làm công tác soạn thảo kế hoạch phải có được khả năng thu thập chính xác, phù hợp các số liệu từ rất nhiều nguồn, rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời cũng phải có được khả năng phân tích số liệu, khả năng tính toán dự đoán xu thế phát triển, từ đó kết hợp với các quan điểm chiếm lược của các chính khách để đề ra các mục tiêu phù hợp trong kế hoạch. 2.1.3. Chưa áp dụng kế hoạch cuốn chiếu Kế hoạch phát triển của Việt Nam cũng như trên thế giới đều coi kế hoạch 5 năm là trung tâm trong hệ thống kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các bản kế hoạch của Việt Nam đều được xây dựng thông qua các kế hoạch 5 năm cố đinh cho các thời kỳ như: Kế hoạch 5 năm 1996-2001; 2001-2005…; các chỉ tiêu trong bản kế hoạch này được xây dựng 1 lần cho cả kỳ, các mục tiêu phát triển thường là con số bình quân hàng năm hoặc tính cho năm cuối của kỳ kế hoạch. Phương pháp này tỏ ra có rất nhiều hạn chế trong mục tiêu của kế hoạch là khắc phục khuyết tật của thị trường, định hướng phát triển cho nền kinh tế. Chỉ tiêu lập cho kế hoạch không thể phản ánh hết những biến động trong thời gian 5 năm, sự thay đổi của thị trường sẽ làm cho các chỉ tiêu trong bản kế hoạch trở lên lạc hậu, các biện pháp định hướng sẽ mất tác dụng, bản kế hoạch sẽ trở lên kém hiệu quả. Bên cạnh đó, các kế hoạch phát triển 5 năm cố định không tạo được sự liên tục trong phát triển, không có sự gối đầu trong thực hiện các chính sách, kế hoạch sau chỉ là một bước “cộng thêm” của kế hoạch trước. Điều này sẽ làm nảy sinh các tư tưởng quan liêu, chủ quan, duy ý trí trong công tác kế hoạch, tạo ra tâm lý “nếu sai sẽ sửa”, tâm lý chấp nhận những chênh lệch ro biến động của thị trương, làm giảm khả năng thực thi của các bản kế hoạch. Những nguyên nhân trong quá trình thực hiện kế hoạch 1. Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc; chất lượng tăng trưởng chưa cao, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các phương thức canh tác tiên tiến chậm được áp dụng, năng suất cây trồng vật nuôi và chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chi phí sản xuất còn lớn. Do đó giá trị gia tăng chưa tương xứng. Chi phí sản xuất của nhiều sản phẩm công nghiệp, nhất là sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước còn ở mức cao. Giá thành một số sản phẩm còn cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của của các nước trong khu vực, giá trị gia tăng của nghành công nghiệp chưa tương ứng với tốc độ tăng của giá trị sản xuất. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ còn thấp; chất lượng và hiệu quả các hoạt động dịch vụ chưa cao; phí dịch vụ còn nhiều bất hợp lý, nhìn chung là cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp, lộ trình chưa rõ ràng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá chậm, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Cân đối vĩ mô trong nền kinh tế vừa hạn hẹp, chưa đủ sức cơ cấu lại nền kinh tế; vừa không vững chắc, dễ bị phá vỡ bởi những tác động từ những yếu tố khách quan. Quy mô nền kinh tế đến nay vẫn còn nhỏ bé, thấp nhiều so với các nước phát triển chưa hết tiềm năng do cơ chế, chính sách huy động vốn chưa đủ hấp dẫn. 2. Hoạt động đối ngoại còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng. Chưa vượt qua được những thách thức gay gắt về cạnh tranh và thị trường, chưa phát huy được lợi thế về ổn định chính trị – xã hội; hàng hoá xuất khẩu kém sức cạnh tranh; thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế giải ngân nguồn vốn ODA chậm; chưa thực sự chủ động trong hội nhập quốc tế. 3. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống. Đứng trước yêu cầu đòi hỏi cần nhanh chóng nâng cao chất lượng nhuông nhân lực đáp ứng công cuộc đổi mời thì những kết quả đạt được trong thời gian qua còn khiêm tốn; những tồn tại vàn bất cập còn lớn. 4. Nghiên cứu khoa học chưa gắn với thực tế cuộc sống Chất lượng nghiên cứu khoa học nói chung chưa cao, trình độ công nghệ của các ngành, nhất là các ngành cần công nghệ hiện đại nhìn chung còn trong tình trạng yếu kém, lạc hậu so với các nước trong khu vực. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghiệp làm việc tại các cơ quan nghiên cứu khoa học còn hạn chế về trình độ và bất hợp lý về cơ cấu. Cơ cấu vật chất kỹ thuật của các cơ quan nghiên cứu khoa học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, trang thiết bị cho nghiên cứu còn thiếu và chưa đồng bộ. Chủ trương xây dựng hai khu công nghệ cao, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia tuy đã được bắt đầu triển khai nhưng còn quá chậm so với yêu cầu. Chuyển giao công nghệ chưa gắn chặt với đầu tư trong các ngành kinh tế. Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ còn chậm đổi mới. 5. Chất lượng lao động kém, năng suất lao động xã hội thấp Tỷ lệ lao động chuyên môn, kỹ thuật thấp, đặc biệt lao động có trình độ kỹ thuật cao. Chất lượng lao động làm việc tịa nước ngoài còn thấp, khả năng hoà nhập, canh tranh (trình độ thể lực, ngoại ngữ) thua kém các nước trong khu vực. Việc giao dịch chuyển lao động không đáp ứng nhu cầu cải thiện chất lượng lao động từng vùng, khu vực, từng ngành. 6. Chất lượng xoá đói giảm nghèo chưa vững chắc. Tỷ lệ số hộ tái nghèo còn cao, đời sống nhân dân vùng cao, vùng xa, vùng thường bị thiên tai, hạn hán còn nhiều khó khăn. Nhiều vùng đồng boà dân tộc ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung bộ tỷ lệ hộ nghèo còn cao, gấp 4-5 lần mức bình quân cả nước. Nhiều chính sách về hỗ trợ hộ nghèo đã được ban hành, nhưng việc tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập. 7. Công tác chăm sóc sức khoẻ còn bộc lộ nhiều hạn chế: Sự chênh lệch trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế giữa người giàu và người nghèo, giữa các vùng, miền có xu hướng tăng; một bộ phận cán bộ y tế ở các bệnh viện còn vi phạm y đức, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với người thầy thuốc. Quản lý lĩnh vực dược đang có nhiều vấn đề bức xúc, từ sản xuất, phân phốim lưu thông, sử dụng thuốc. 8. Các vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc Các hoạt động văn hoá thông tin còn chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của đời sống xã hội và của thị trường. Tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, nhất là nạn ma tuý vẫn tiếp tục gia tăng và lan rộng, đặc biệt là trong thanh niên, đang là vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong xã hội… Tai nạn giao thông xảy ra nghiêm trọng và có xu hướng tăng nhanh. Tội phạm kinh tế, tội phạm hình sự tuy có giảm nhưng chưa cơ bản, vững chắc. Cuộc đấu tranh chống các thói hư, tật xấu, hủ tục mê tín, thoái hoá đạo đức,… còn mang nhiều tính hình thức, chậm đưa lại hiệu quả thiết thực. 9. Hình thành và phát triển các loại thị trường chậm và chưa đồng bộ. Cho đến nay, chỉ có thị trường hàng hoá dịch vụ đã được hình thành cơ bản; các thị trường khác còn ở mức rất sơ khai. Thị trường chứng khoán bắt đầu hoạt động từ năm 2000, nhưng đến nay vẫn rất nhỏ bé; thị trường bất động sản, nhất là thị trường chuyển sử dụng đất phát triển méo mó, hạn chế rất lớn đến khả năng đầu tư. 10. Công cuộc cải cách hành chính chậm, chưa có giải pháp hữu hiệu Chậm đổi mới về công tác tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước trì trệ, không hiệu lực, kém hiệu quả. Tóm lại, trong 5 năm qua, tuy đối mặt với nhiều khó khăn thách thức rất gay gắt, nhưng nhờ sự chỉ đạo điều hành nhanh nhạy, kịp thời của Chính phủ, sự nổ lực phấn đấu rất cao của các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, nền kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao, xấp xỉ đạt mục tiêu tăng trưởng của kế hoạch 5 năm đề ra. Chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của một số lĩnh vực và sản phẩm có chuyển biến. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá và từng bước hiện đại hoá, phát huy được các những lợi thế của từng vùng, từng ngành, từng sản phẩm. Kinh tế đối với nền kinh tế quốc tế và khu vực. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tiếp tục được tăng cường. Các mặt xã hội đều có bước phát triển: đời sống nhiều vùng dân cư có cải thiện. Tình hình chính trị và an toàn xã hội được bảo đảm. Yêu cầu đổi mới công tác kế hoạch hoá ở nước ta Yêu cầu này đặt ra trong điều kiện chuyển đổi quan điểm từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế quản lý theo mô hình thị trường. Do đó, yêu cầu phải có được sự thống nhất trong nhận thức về công tác kế hoạch hoá phù hợp vơi các điều kiện mới. Như đã phân tích trong phần nguyên nhân thất bại của các bản kế hoạch có thể thấy, việc nhận thức thiên lệch về một mặt của kế hoạch hoá phát triển có tác động to lớn đến công tác hoạch định này. Nếu quá coi trọng công tác kế hoạch hoá sẽ rơi vào tình trạng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, ngược lại, nếu không coi trọng kế hoạch phát triển sẽ dẫn đến sự phát triển không có định hướng của nền kinh tế, sự lãng phí các nguồn lực của xã hội, làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội. Mục tiêu của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó, Nhà nước phát triển và tồn tại vì lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân. Do đó, trong giai đoạn chuyển đổi, vai trò của công tác kế hoạch hoá càng được khẳng định và đòi hỏi phải có sự hoàn thiện công tác này, góp phần đắc lực trong việc định hướng phát triển của Việt Nam. Do đó, thống nhất quan điểm về kế hoạch hoá phát triển không chỉ là yêu cầu mà còn là mục tiêu trong định hướng hoàn thiện có chế quản lý kinh tế của nhà nước ta. Bước vào kế hoạch 5 năm đầu tiên của thế kỷ mới, tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với những khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Những thành tựu to lớn và rất quan trọng qua 10 năm đổi mới đã tạo ra thế và lực mới cho bước phát triển vào những năm đầu của thế kỷ 21. - Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, sẽ có tác động rất lớn và tích cực đến việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. Vấn đề đặt ra đối với chúng ta là tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ, tăng nhanh khả năng và những điều kiện cần thiết cho việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, gắn kết chặt chẽ khoa học và công nghệ với sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và với mọi hoạt động của con người. - Xu thế toàn cầu hoá sẽ dẫn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế thế giới làm cho cuộc đấu tranh về trật tự kinh tế thế giới sẽ diễn ra gay gắt. Tuy vậy, các nước đi sau nếu chủ động trong lộ trình hội nhập thì sẽ hạn chế được những rủi ro và có cơ hội phát triển nhanh. Chúng ta cần tận dụng tối đa những mặt thuận, những cơ hội của toàn cầu hoá và hội nhập, đồng thời phải né tránh, hạn chế những mặt trái, những rủi ro, tiêu cực rất lớn của nó. Trong bối cảnh quốc tế đó, nếu có những quyết sách đúng, sẽ tạo điều kiện cho nước ta mở rộng khả năng hợp tác, khai thác lợi thế so sánh, tranh thủ tốt hơn nguồn lực bên ngoài, phát huy mạnh hơn nội lực, tạo thành sức mạnh tổng hợp phát triển đất nước. Những nội dung cơ bản định hướng đổi mới kế hoạch hoá ở Việt Nam 1- Khẳng định rõ vị trí và tầm quan trọng của hệ thống chỉ tiêu trong KHH phát triển. Các dự án đổi mới công tác KHH ở nước ta hiện nay đều có xu hướng giảm phần định lượng và tăng phần định tính. Điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng của KH trong nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, giảm phần định lượng không có nghĩa là giảm tính chất và chức năng định lượng của các kế hoạch phát triển mà là giảm số lượng các chỉ tiêu kế hoạch, giảm tỷ trọng các nội dung định lượng trong công tác KHH. Việc giảm phần định lượng phải được tiến hành theo quan điểm nâng cao tính định hướng và giảm dần tính tác nghiệp trong các kế hoạch phát triển. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải lựa chọn được một hệ thống chỉ tiêu phù hợp theo các xu hướng đã nêu ra ở trên, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế đất nước và quá trình hoàn thiện các nội dung của công tác KHH. 2- Nâng cao tính chất linh hoạt, mềm dẻo, năng động của hệ thống chỉ tiêu kế hoạch. Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường được xem như là công nghệ của sự lựa chọn các hoạt động tối ưu và có hiệu quả của nền kinh tế. Mặt khác, nó làm chức năng điều tiết và định hướng phát triển ở tầm vĩ mô. Để đạt được điều đó, cần phải khắc phục tuính chất xơ cứng, chủ quan, phiến diện, gò ép trong các chỉ tiêu đặt ra. Hệ thống chỉ tiêu phải được xây dựng dưới dạng các phương án, các kịch bản phát triển, kể cả khi các chỉ tiêu đã được phê duyệt thì cũng chỉ coi như đó là sự gợi ý, là những cam kết của chính phủ nhằm định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của các ngành, địa phương và các doanh nhân. Các chỉ tiêu kế hoạch nên xây dựng theo một khoảng chứ không nên là một điểm và phải chuẩn bị các khả năng đổi thay khi điều kiện thực hiện thay đổi. 3- Tiếp cận đến các phương pháp tiên tiến trong xây dựng và quản lý các chỉ tiêu trong kế hoạch 5 năm. Trong hệ thống KH phát triển theo thời gian, KH 5 năm đóng vai trò trung tâm. Hiện nay, chúng ta vẫn áp dụng hình thức truyền thống là xây dựng các chỉ tiêu KH 5 năm theo “thời kỳ” tức là khoảng thời gian 5 năm là cố định, các chỉ tiêu được xây dựng ngay tại thời điểm đầu của KH 5 năm và là con số tính bình quân năm cho cả thời kỳ hoặc cho năm cuối. Phương pháp này tạo ra các con số KH kém tính năng động, thiếu cập nhật theo sự biến đổi thường xuyên của kinh tế thị trường. Nhiều nước tiên tiến như Nhật, Đức, Mỹ đã sử dụng một phương pháp xây dựng và quản lý các chỉ tiêu phù hợp với nền kinh tế thị trường gọi là Phương pháp cuốn chiếu. Theo phương pháp này, mốc thời gian của KH 5 năm không cố định, nó được luân chuyển theo kiểu cuốn chiếu. Ví dụ như: KH 2001- 2005; 2002-2006… Các chỉ tiêu được tính toán cụ thể cho một năm đầu, dự tính cho một năm tiếp theo và dự báo một số chỉ tiêu cho 3 năm còn lại. Cuối năm KH đầu tiên, trên cơ sở đánh giá thực hiện các chỉ tiêu và dự báo những phát sinh mới, các chỉ tiêu KH cho một năm đầu mới sẽ được xây dựng cụ thể và dự báo một số chỉ tiêu cho thêm một năm cuối của thời kỳ mới. Phương pháp này khắc phục được tính chất nhất thời sự không phù hợp giữa các chỉ tiêu KH với sự thay đổi thường xuyên của môi trường. Thực hiện những đổi mới cơ bản trên đây sẽ cho phép chúng ta đạt được những mục tiêu đổi mới hệ thống chi tiêu trong kế hoạch phát triển trong dự án đổi mới KHH ở nước ta. 1. Hướng tới lập và thực hiện kế hoạch 5 năm theo mô hình “cuốn chiếu”, đặc biệt là kế hoạch ngân sách Theo phương pháp này, thời kỳ 5 năm sẽ không cố định mà được thay đổi theo kiểu cuốn chiếu sau mỗi năm kế hoạch. Khi một năm thực hiện kế hoạch qua đi thì một năm kế hoạch mới lại được đưa vào khuôn khổ kế hoạch trung hạn. Ví dụ như kế hoạch 2001-2005 rồi đến kế hoạch 2003-2006…. Đồng thời các con số kế hoạch được tính theo những mục tiêu tổng thể, bao gồm kế hoạch chính thức cho năm hiện hành, kế hoạch dự tính cho năm tiếp theo và dự báo kế hoạch cho ba năm còn lại. Mức độ chi tiết cụ thể và chính xác của các con số kế hoạch năm sau phụ thuộc vào số lượng, độ tin cậy và khả năng cập nhật thông tin. Cuối mỗi năm của kỳ kế hoạch, trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch và những dự báo, thông tin mới, quá trình xây dựng kế hoạch 5 năm thời kỳ cuốn chiếu mới lại được xây dựng với các nội dung: Xây dựng kế hoạch chính thức cho năm tiếp theo (năm đầu thời kỳ mới); điều chỉnh và đính chính cho các dự báo kế hoạch cho các năm thứ 2, 3, 4 và dự báo sơ bộ kế hoạch năm cuối cùng (năm thứ 5 của thời kỳ mới). Đi kèm với các chỉ tiêu kế hoạch là những dự kiến về cơ hội, thách thức của thời kỳ kế hoạch và những kiến nghị, giải pháp cụ thể. Phương pháp “cuốn chiếu” với các nội dung tổng quát nêu trên sẽ khắc phục được tính nhất thời và không phù hợp giữa mục tiêu kế hoạch với sự thay đổi thường xuyên của môi trường. Theo phương pháp này việc xây dựng và triển khai kế hoạch 5 năm sẽ không còn mang tính thời vụ nữa mà nó tiếp tục được thể chế hoá phù hợp với yêu cầu mới đặt ra. Các chỉ tiêu kế hoạch sẽ đủ độ tin cậy cho các nhà quản lý và lãnh đạo sử dụng với tư cách là công cụ định hướng vĩ mô nền kinh tế, làm cho kế hoạch thực hiện tốt chức năng can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc áp dụng lập kế hoạch ngân sách theo mô hình cuốn chiếu là rất cần thiết, nó đảm bảo một kế hoạch trung hạn cho ngân sách, đồng thời đảm bảo các nguồn lực có tính liên tục cho việc tổ chức và thực hiện các kế hoạch khác. Vì vậy, cần nhanh chóng áp dụng phương pháp lập kế hoạch cuốn chiếu cho lĩnh vực ngân sách, làm tiền mở rộng áp dụng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28319.doc
Tài liệu liên quan