Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần sớm có chủ trương chuyển đổi mô hình tổ chức của khu công nghiệp Dung Quất theo tinh thần nghị quyết Đại hội IX của Đảng; sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm cảng Trung Trung Bộ (trong đó có quy hoạch chi tiết cụm cảng Dung Quất); UBND tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam cần quan tâm hỗ trợ và giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát triển trong khu công nghiệp Dung Quất: như đền bù giải toả, trật tự an toàn, vệ sinh môi trường, tái định cư ổn định đời sống nhân dân
2- Về vốn
Chính phủ và các bộ,ngành Trung ương cần quan tâm bổ sung vốn cho các dự án có khối lượng hoàn thành năm 2002 (như đường giao thông trục chính khu dân cư và chuyên gia nhà máy lọc dầu số 1, trung tâm Monitoring môi trường Dung Quất ) và các dự án cần thiết (như trung tâm đào tạo lao động kỹ thuật khu công nghiệp Dung Quất, đường ô tô tuyến nam vào thành phố Vạn Tường, các tuyến đường trục vào khu công nghiệp Dung Quất phía đông và phía tây, bệnh viện Dung Quất. Trung tâm văn hoá thể thao) phải đẩy nhanh tiến độ thi công để khai thác, phát huy tác dụng phục vụ cho nhiệm vụ chính trị và công tác kêu gọi đầu tư.
76 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng công nghiệp và kết cấu hạ tầng của tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y dựng khu kinh tế mở.
Ba là, phải lựa chọn mô hình đúng. với mỗi quốc gia, với mỗi thời điểm cần chọn cho đúng mô hình xây dựng khu kinh tế mở mới có thể thành công.
Bốn là, chọn lựa ục tiêu và đối tác chính xác. với mỗi mô hình của khu kinh tế mở, việc lựa chọn đối tác là yếu tố rất quan trọng để có thể thu hút và hấp dẫn được nguồn lực từ bên ngoài.
2- Sự hạn chế trong việc hình thành khu kinh tế mở Chu Lai.
2.1. Xác định vị trí và vai trò của khu vực Chu Lai
Khu vực Chu Lai nếu tách riêng biệt chỉ là động lực cho sự phát triển riêng của tỉnh Quảng Nam theo chiều ngang, còn khu vực Chu Lai gắn với sân bay Chu Lai được quy hoạch là sân bay quốc tế có chức năng phục vụ cho cả vùng, trong đó đặc biệt là khu kinh tế Dung Quất, vì vậy khả năng phục vụ liên vùng liên tỉnh và quốc tế là rất lớn.
Các đô thị khu vực miền trung như tp đà nẵng, thị xã Hội An; Tam Kỳ; Quảng Ngãi cung với các thị trấn khác tạo thành chuỗi (hoặc dải) đô thị đã và đang giữ vai trò là toả kinh tế theo chiều ngang là chủ yếu. Mối liên kết với các tỉnh liền kề thường lỏng lẻo, vì lý do điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên quy định.(tỉnh nào cũng có biẻn có rừng, có đồng bằng, có cảng biển); vai trò đa trunh tâm của niềm trung thường tích cực hơn và có tác động mạnh hơn tới vung xung quanh hơn là vai trò một trung tâm (hay đơn cực) phát triển.
2.2. Về điều kiện để hình thành một khu kinh tế mở
Khu vưc Chu Lai là khu vực chưa phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng rất lạc hậu, lại nằm trong khu vực có khí hậu khắc nghiệt, hạn hán lũ lụt thường xảy ra Do vậy việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu kinh tế mở hét sức khó khăn và vẻ mâtá nhiều thời gian, trong khi cơ hội không còn nhiều, năm 2006 là thời điểm Việt Nam hội nhập đầy đủ với các nước ASEAN, do đó việc hình thành thành công một khu kinh tế mở tại đây là một thách thức rất lớn, tính khả thi không cao.
Mặt khác, ở khu vực Chu Lai thiếu cảng biển nước sâu là điều kiện tối caanf thiết cho xu hướng toàn cầu hoá mậu dịch quốc tế với đòi hỏi khong ngừng hạ chi phí chuyên chở đường biển.
Khu vực này chưa có một công trình đầu tư quy mô lớn nào làm tiền đề để hình thành một khu kinh tée mở, nếu có công trình này sẽ thúc đẩynhanh nhu cầu phát triển hạ tầng, tiện ích (đường điện nước thông tin liên lạc) cho khu kinh tế mở.
2.3. Về thủ tục luật pháp áp dụng cho khu kinh tế mở
Để thực sự mơ theo nhu cầu hội nhập, phải có thêm một số cơ chế, chính sách vượt ntrội về nhiều mặt so với cơ chế, chính sách và pháp luật hiện hành, thậm chí có thể đụng chạm đến hiến pháp, như vậy ít ra cũng phải có một nghị quyêt cửa Uỷ ban thường vụ quốc hội; điều này rất không đơn giản trong điều kiện hiện nay.
2.4. Về thời cơ để hình thành và phát triển khu kinh tế mở.
Lộ trình hội nhập của Việt Nam vào AFTA sẽ bắt đầu thực hiện toàn diện trên phạm vi cả nước vao năm2006, thuế xuất nhập khẩu khi đó chỉ còn từ 0-5%. Việc thực hiện hiệp định thương mại Việt- Mỹ và nước ta chẩn bị ra nhập WTO làm cho thời điểm hội nhập ngày càng đến gần. Do vậy, nếu tính cả thời gian để xây dựng kết cấu hạ tầng và các công tác chuẩn bị khác thì sẽ mất đi yếu tố thời cơ của khu kinh tế mở Chu Lai.
2.5. Các chủ trương của đảng và nhà nước về phát triển khu Dung Quất đã bao gồm một phần đất đai của khu kinh tế mở Chu Lai.
Theo nghị quyết của quốc hội, quyết định của thủ tướng chính phủ về công trình trọng điểm xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất; Xây dựng hệ thống cảng nước sâu Dung Quất; đều đặt trong phạm vi không gian của khu Dung Quất bao gồm cả Chu Lai. Điều này được lý giải bởi:
Cần phải coi trọng không gian kinh tế hơn là không gian hành chính, liên kết kinh tế là liên kết để phát triển bền vững theo lãnh thổ. Sân bay là khu vực đặc thù, đây là sân bay quốc tế không còn riêng địa phương nào.
Cảng biển nước sâu Dung Quất, nhà máy lọc dầu số 1 và sân bay Chu Lai là ba nhân tố chính gắn kết với nhau, tạo nên sự đồng bộ và bổ sung hỗ trợ cho nhau trong phát triển, trong đó sự ra đời của nhà máy lọc dầu số 1 là điều kiện quan trọng nhất để sớm khôi phục sửa chữa sân bay Chu Lai và đây là điều kiện tiên quyết để sân bay này vận hành có hiệu quả trong giai đoạn đầu tiên.
Việc tách Chu Lai ra khỏi Dung Quất bị vướng vào quyết định hiện hành của nhà nước.
Như vậy sự thống nhất ranh giới, phạm vi lãnh thổ giữa Dung Quất và Chu Lai như trong văn kiện đại hội đảng IX cũng như trong các quyết định của thủ tướng chính phủ là phù hợp, vừa tạo nên sự liên kết , hỗ trợ lẫn nhau, vừa thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ban đầu, sau này khi cần mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển thì sẽ đề xuất mở rộng về phía Bắc như trong đề án phát triển khu kinh tế mở Chu Lai- Kỳ Hà như đã trình cũng không muộn.
3- Đề xuất mô hình phát triển khu kinh tế tổng hợp Dung Quất – Chu Lai
3.1. Căn cứ pháp lý để kiến nghị mô hình phát triển khu kinh tế Dung Quất –Chu Lai.
Quyết định 519/TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010, trong đó khu công nghiệp Dung Quất với diện tích 14000 ha.
Quyết định số 14/1998/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng duyên hải Nam trung bộ đến năm 2010 gồm: Thành phố Đã Nẵng và các tỉnh Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hoà. Khu công nghiệp Dung Quất được nên trong Quy hoạch với diện tích 14000 ha.
Quyết định số 2020/1999/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 10 năm 1999 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, trong đó có nhóm cảng biển trung trung bộ, có cảng biển nước sâu Dung Quất.
Quyết định sô 207/TTg ngày 11 tháng 4 năm 1996 phê duyêt khu công nghiệp Dung Quất với diện tích đất xây dựng là 14000ha. đây là khu công nghiệp lọc hoá dầu đầu tiên, tập trung các ngành công nghiệp quy mô lớn, gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai, đô thị mới Vạn Tường, có rừng, biển, có dân cư sinh sống và giữ vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, cũng như bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển.
Bộ chính trị đã có thông báo số 232/TB-TW ngày 10 tháng 7 năm 1999 về việc xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai.
Quyết định số 204/1999/QĐ-TTg ngày 18 tháng10 năm1999 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập ban chỉ đạo xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai.
Về mặt quản lý, xuất phát từ yêu cầu thực tế, ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất đã được bổ sung một số chức năng khác với ban quản lý khu công nghiệp các địa phương như : là đơn vị đầu mối kế hoạch, là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thống nhất quản lý về Quy hoạch, kế hoạch và môi trường; có thẩm quyền ký các hợp đồng BOT, BT, các dự án nhóm B và C là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận nguồn vốn ODA; được quyền hình thành các tổ chức trực thuộc để quản lý các công trình công cộng trong khu công nghiệp Dung Quất, có tính chất của một khu kinh tế và đang được vận hành theo xu hướng quản lý một khu kinh tế đặc thù.
3.2. Đề xuất mô hình phát triển khu kinh tế Dung Quất - Chu Lai
Trên cơ sở các văn bản pháp lý trên, kết hợp với thực tiễn đang diễn ra trong quá trình xây dựng khu công nghiệp Dung Quất, ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất ngoài nhiệm vụ và thẩm quyền được thủ tướng chính phủ giao phải dựa vào sự uỷ quyền của các bộ, ngành TW và của UBND hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi để thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển khu công nghiệp Dung Quất. Nếu trong một “không gian thống nhất” lại có quá nhiều đầu mối quản lý trong bối cảnh thủ tục đầu tư còn rườm rà, bộ máy quản lý còn cồng kềnh sẽ là trở ngại lớn cho các nhà đầu tư. Mặt khác tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia thuộc các hộ ngành TW, kể cả các chuyên gia tư vấn nước ngoài, đều có một cái nhìn tương đối đồng thuận là nên hình thành một khu kinh tế tổng hợp Dung Quất – Chu Lai.
Về tính chất : Đây là khu kinh tế tổng hợp liền vùng, liền khoảng và mang tính chất “một khu hai cơ chế ”, trong đó gồm hai phân khu : phân khu Chu Lai và phân khu Dung Quất.
Về phân khu chức năng của Quy hoạch khu công nghiệp Dung Quất, có tính đến việc gắn thêm các chức năng như đề xuất của khu kinh tế mở Chu Lai, sẽ phân ra thành hai phân khu trong một khu kinh tế tổng hợp thống nhất, đó là :
Phân khu Dung Quất thiên về phát triển công nghiệp, mà trước hết là công nghiệp nặng là trọng tâm, ngoài ra còn phát triển thêm các xí nghiệp công nghiệp bổ trợ phục vụ cho khu công nghiệp này.
Phân khu Chu Lai thiên về chức năng thương mại cửa khẩu (cả hàng không và đường biển) và tập trung phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Về diện tích : nên giữ nguyên diện tích 14000ha, trong đó thuộc địa phận Quảng Ngãi là 10300ha, và thuộc địa phận Quảng Nam là 3700ha để dễ đầu tư phát triển hạ tầng ban đầu. Sau này khi cần mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển thì đề xuất mở rộng kéo dài về phía Bắc như đề án về khu kinh tế mở Chu Lai.
Về phạm vi quyền hạn quản lý : hiện nay ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất đã được quy định thống nhất quản lý về Quy hoạch, kế hoạch, môi trường; về quy trình thủ tục, quy phạm, quy chuẩn đầu tư và xây dựng theo chức năng của cơ quan đầu mối kế hoạch. Nay phát triển thêm để xây dựng một quy chế quản lý đầu tư – xây dựng và phát triển khu kinh tế tổng hợp Dung Quất – Chu Lai do chính phủ ban hành (có thể bằng nghị định) để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động nhằm bảo đảm đầu tư xây dựng và mọi hoạt động theo đúng quy hoạch, kế hoạch và quản lý tốt về môi trường phát triển bền vững, không bị chia cắt theo địa giới hành chính.
3.3.Về mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với khu kinh tế Dung Quất –Chu Lai.
3.3.1.Mô hình tổ chức bộ máy
a)Phương án I : Khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai (theo quyết định của thủ tướng chính phủ).
+ trưởng ban là người có vị trí tương đương với bộ trưởng hoặc chủ tịch tỉnh.
+ 2-3 phó ban tương đương thứ trưởng hoặc phó chủ tịch tỉnh
1 phó ban thường trực chung
1 phó ban phụ trách phân khu Dung Quất
1 phó ban phụ trách phần khu Chu Lai
+ các ban chuyên môn trực thuộc:
Không giống mô hình quản lý khu công nghiệp theo nghị định 36 mà giống như các cơ quan của bộ hoặc của tỉnh bao gồm các đơn vị hành chính sự nghiệp và kinh doanh trực thuộc.
b)Phương án II : Khu kinh tế tổng hợp Dung Quất (trong trường hợp thành lập khu kinh tế mở Chu Lai – Kỳ Hà độc lập tách rời)
+ Trưởng ban có vị trí tương đương bộ trưởng hoặc chủ tịch tỉnh
+2-3 phó ban tương đương thứ trưởng hoặc phó chủ tịch tỉnh
1 phó ban thường trực chung
1 phó ban phụ trách quy hoạch, kế hoạch.
1 phó ban phụ trách đầu tư và vận động xúc tiến đầu tư
+ các ban chuyên môn trực thuộc:
Không giống mô hình quản lý khu công nghiệp theo nghị định 36 mà giống như các cơ quan của bộ hoặc của tỉnh bao gồm các đơn vị hành chính sự nghiệp và kinh doanh trực thuộc.
3.3.2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý.
Lâu nay, ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất có thẩm quyền hầu như là được uỷ quyền của tỉnh và các bộ, thường không rõ ràng về các lĩnh vực sau:
+ Điểu chỉnh phân khu chức năng: phải xin phép Bộ xây dựng.
+ Cấp đất – giao đất- cho thuê đất phải do tỉnh giải quyết
+ Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải do Bộ KH-CN , và MT
+ Thành lập các tổ chức trực thuộc phải do Ban TCCB Chính phủ cho phép và đồng ý.
+ Không rõ về thẩm quyền tiếp nhận, phân bổ vốn tín dụng Nhà nước đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp Dung Quất.
+ Mức độ cấp phép đầu tư trong nước và nước ngoài phải được sự uỷ quyền của Bộ Kế hoạch và đầu tư hoặc UBND tỉnh.
+ Cấp giấy phép xuất nhập khẩu : phải được uỷ quyền của bộ thương mại.
Do đó, trong chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý khu kinh tê Dung Quất cần phải được trao các quyền hạn rộng hơn, có thẩm quyền một đầu mối trực tiếp với chính phủ để đủ tầm vóc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các hoạt động đầu tư đa dạng tại khu kinh tế, thực sự giảm bớt các thủ tục hành chính, giải quyết nhanh chóng các yêu cầu đầu tư
3.3.3.về cơ chế quản lý
a) Cơ chế chung
- Theo cơ chế 1 đầu mối kế hoạch trực thuộc chính phủ
- Nếu là phương án trong khu kinh tế có cả khu Chu Lai sẽ áp dụng phương thức “một khu hai cơ chế”
b) Cơ chế cụ thể một số lĩnh vực
- Về xây dựng quy hoạch dài hạn và tầm nhìn chiến lược (10 năm hoặc 20 năm) phải trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt, trên cơ sở đó Trưởng ban quản lý khu kinh tế sẽ phê duyệt các quy hoạch chi tiết để thực hiện.
- Về đất đai : Thủ tướng chính phủ giao đất theo quy hoạch và kế hoạch 5 năm hoặc hàng năm cho ban quản lý để ban quản lý giao đất hoặc cho thuê tại khu kinh tế.
- Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu phát triển, Ban quản lý khu kinh tế sẽ xây dựng danh mục các công trình ưu tiên đầu tư trong từng kế hoạch 5 năm và hàng năm (phải trong quy hoạch đã được duyệt) để trình thủ tướng chính phủ phê duyệt.
- Ban quản lý khu kinh tế ban hành cơ chế đầu tư kinh doanh đất có hạ tầng tại đô thị Vạn Tường thưo quy hoạch chi tiết được phê duyệt và kế hoạch giao đất hàng năm.
3.3.4.chính sách phát triển
a) áp dụng chính sách thí điểm của khu kinh tế mở cho toàn bộ khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai
b) Là đơn vị áp dụng một số khoản thu ngân sách : thu phí – lệ phí, các khoản thu sự nghiệp (học phí, viện phí ) và cân đối các khoản chi đầu tư phát triển hàng năm theo kế hoạch được thủ tướng chính phủ giao.
c) Các khoản chi của khu kinh tế. Ngoài các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng, được ngân sách đầu tư trong kế hoạch hàng năm cho yêu cầu chi sự nghiệp (các hoạt động đơn vị sự nghiệp như trường học, bệnh viện và các hoạt động công cộng như duy tu cơ sở hạ tầng, điện chiếu sáng công cộng, vệ sinh môi trường công cộng ), chi cho công tác xúc tiến đầu tư.
3.3.5. các công trình trọng điểm đầu tư bằng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.
a) Hạ tầng giao thông và cảng biển
b) Hạ tầng điện công cộng.
c) Hạ tầng cấp thoát nước và xử lý nước thải, chất rắn.
d) Hạ tầng xã hội.
III- Định hướng phát triển khu kinh tế tổng hợp Dung Quất – Chu Lai đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
1- Quan điểm phát triển
Việc xây dựng Quy hoạch khu kinh tế tổng hợp Dung Quất cần quán triệt các quan điểm cụ thể sau :
Khai thác và phát huy triệt để những lợi thế hiện có, mà trước hết là lợi thế về cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế, công nghiệp lọc hoá dầu và các ngành công nghiệp mũi nhọn khác để đẩy nhanh sự hình thành và phát triển khu kinh tế làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá miền Trung và cả nước là hành trang để Quảng Ngãi và Quảng Nam bước vào thế kỷ XXI.
Phát triển khu kinh tế Dung Quất trên quan điểm mở rộng và hội nhập thị trường các nước trong khu vực và thế giới, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế, giữ vững an ninh quốc phòng dải hành lang ven biển
Gắn kết bằng các quy hoạch cụ thể giữa việc xây dựng phát triển khu Dung Quất với vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả Tây Nguyên , với các nước láng giềng phía Tây (Campuchia - Lào - Thailan ), nhằm xây dựng Dung Quất thành cửa ngỏ của đất nước lên phía Tây và ra phía Đông.
Tập trung xây dựng cơ sở vật chất toàn diện ,vững chắc ,đồng bộ ,xây dựng đô thị mới hiện đại ,văn minh . Thực hiện cơ chế năng động để phát triển tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ,đặc biệt chú ý tới phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu và hát triển du lịch để phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước .
Phát triển khu kinh tế Dung Quất phải đảm bảo hiệu quả tổng hợp , cả kinh tế , chính trị , xã hội an ninh quốc phòng , bảo vệ môi trường ,mở rộng quan hệ đối ngoại khu vực và quốc tế .
Cơ chế chính sách được áp dụng tại khu kinh tế Dung Quất phải thực sự ưu đãi ,khuyến khích , ổn định lâu dài , tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm bỏ vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh trong khuân khổ pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện.
Thực hiện quản lý tập trung thống nhất , thủ tục hành chính đơn giản nhanh gọn thuận lợi , một đầu mối , tạo môi trường thông thoáng cho mọi hoạt đọng sản xuất kinh doanh , dịch vụ tại khu kinh tế tổng hợp thông qua thương cảng lớn Dung Quất và không cảng Chu Lai .
2- Phương hướng và mục tiêu phát triển
2.1.Hình ảnh khu kinh tế Dung Quất –Chu Lai trong tầm nhìn 2020.
2.1.1. Phác hoạ hình ảnh của khu kinh tế Dung Quất –Chu Lai trong tầm nhìn 2020.
Nhìn nhận từ khía cạnh quốc tế,khu vực và xu hướng hình thành các đo thị lớn và các khu vực tập trung công nghiệp của Việt nam có thể thấy hình ảnh của khu kinh tế Dung Quất –Chu Lai trong tổng thể phát triển của cả nước đén năm 2020 với các đặc trưng sau:
+ Trọng điểm là tập trung phát triển công nghiệp nặng , đặc biệt là công nghiệp hoá dầu và sau hoá dầu lớn nhất cả nước , đòng thời cũng là một cực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung-Huế-Đà Nẵng –Dung Quất . Tương lai sẽ là một trung tâm phát triển công nghiệp và đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm .
+ Đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng của cực phía nam vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của quốc gia .Trong vùng có sân bay quốc tế , cảng biển tổng hợp và chuyên dùng phục vụ xuất nhập khẩu hành hoá cho khu vực miền Trung , Nam Lào , Đông Bắc Thái Lan và Mianma.
+Trong tầm nhìn dài hạn , các nước trong khu vực đặc biệt là Nhật Bản đang dành sự quan tâm nhiều đến sự phát triển của khu vực Nam Lào-Đông Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam gắn với việc mở đường xuyên á theo các hành lang Đông -Tây .Cảng nước sâu Dung Quất sẽ là cửa Vào –Ra ở miền Trung góp phần quan trọng phát triển quan hệ quốc tế của cả nước .
+ Có thị trường rộng lớn là Tây Trung Nguyên Nam Lào ,Đông Bắc Thái Lan,khu kinh tế Dung Quất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế , cung ứng các sản phẩm công nghiệp , trung chuyển các mặt hàng xuất nhập khẩu, trao đổi các mặt hàng nông sản , hải sản
+ Thành phố Vạn Tường sau những năm 2020 sẽ là đơn vị mới có kiến trúc hiện đại với các chức năng sau:
Là đô thị trung tâm cấp quốc gia ,trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung , có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia .
Là trung tâm công nghiệp , dịch vụ thương mại , tài chính ngân hàng nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ hoá dầu và các sản phẩm sau hoá dâù là thành phố du lịch và nghỉ dưỡng ven biển lớn của cả nước , đầu mối giao thông , viễn thông quan trọng trong vùng , quốc gia và quốc tế.
Là một trong những địa bàn giữ vai trò chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh của khu vực nam Trung Bộ ,Tây Nguyên .
+ Về cơ sở vật chất kỹ thuật : Mạng lưới kết cấu hạ tầng của thành phố có hệ thống giao thông hiện đại , đảm bảo được các yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá : Hệ thống cảng nước sâu đi vào hoạt động với trang thiết bị hiện đại , đưa công nghệ vận chuyển conteiner trở thành công nghệ vận chuyển chủ yếu để đảm bảo hiệu quả kinh tế và môi trường . Cảng hàng không có khả năng tiếp nhận các loại máy bay hiện đại , có các đường bay đến các thành phố trên thế giới . Bưu chính viễn thông trở thành trung tâm hiện đại của cả nước ; công nghệ thông tin tryền hình phát triển mạnh trong hoạt động như một công cụ chính của quá trình điêù hành kinh tế –xã hội . Các khu dân cư với các toà nhà cao tầng thụ hưởng môi trường ven biển . Các khu vui chơi giải trí và chăm sóc sức khoẻ được phát triển trên phạm vi toàn thành phố , đáp ứng yêu cầu mọi tầng lớp dân cư . Có sân bay trượt thăng hoặc sân bay tắc xi phục vụ khách du lịch và nghỉ dưỡng.
2.1.2.Phương hướng và mục tiêu đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất đến năm 2010
a) Phương hướng chung:
- Khai thác lợi thế so sánh , sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng tài nguyên và nguồn nhân lực để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh. Gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo phát triển xã hội một cách bền vững ; tiết kiệm để tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển ; đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và vùng theo hướng CNH,HĐH mà khoa học công nghệ là nền tảng.
- Thúc đẩy nhanh chóng việc hoàn thành nhà máy lọc dầu số 1 .
- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội .
- Bổ sung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát huy mọi nguồn lực và thu hút đầu tư vào khu Dung Quất . Gắn sản xuất hàng hoá của khu kinh tế Dung Quất với thị trường quốc tế .
- Phát triển kinh tế kết hợp với tăng cường an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái .
b) Một số mục tiêu trước mắt:
- Hoàn thành nhà máy lọc dầu số 1 vận hành và sử dụng khoảng 4% công suất vào năm 2005, sau đó nâng cấp nhà máy lọc dầu số 1 công suất 6,5 triệu tấn dầu thô lên khoảng 9 triệu tấn , trong đó trong nước cung cấp khoảng 50% nguyên liệu .
Theo quy hoạch vùng này sẽ là vùng công nghiệp lọc , hoá dầu quy mô lớn của đất nước gắn với công nghiệp sợi tổng hợp , chất dẻo , chất tẩy rửa
Nhà máy lọc dầu số 1 được xây dựng với công suất 6.5 triệu tấn /năm (trong đó dầu thô trong nước cung cấp cho nhà máy khoảng 69%) nhằm cung cấp sản phẩm xăng dầu cho tiêu dùng nội địa , chủ yếu là diezel và gasoline.
Để vận hành nhà máy cần phải có bể chứa dầu , trước mắt xây dựng một số bể có công suất 120.000lít một bể .
Trong giai đoạn này cần nghiên cứu xây dựng thêm một nhà máy hoá dầu và các cơ sở sản xuất PP để tận dụng các phụ phẩm của nhà máy lọc dầu số 1 sẽ được đưa vào hoạt động năm 2004
c) Công nghiệp cơ khí:
Hiện nay vùng KTTĐMT đã có nhà máy cán thép ở Liên Chiểu (Đà Nẵng ) quy mô khoảng 5 nghìn tấn /năm (năm 1999 đạt sản lượng khoảng 370 tấn ) . Ngoài ra còn có một số cơ sở kéo cán thép khác ở Lien Chiểu và Ngũ Hành Sơn (sản lượng khoảng 2.4 nghìn tấn) .Nhà máy cơ khí Phú Xuân (Thừa Thiên Huế )công suất khoảng 200 tấn /năm , vốn đàu tư 14 tỷ đồng . Các cơ sở cơ khí chủ yếu là sửa chữa và đóng mới tàu loại nhỏ ,thuyền phục vụ và vận tải và nghề cá .Nhìn chung các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ , phân tán , năng lực yếu , chất lượng sản phẩm thấp.
Trong quy hoạch sẽ đầu tư xây dựng một lò luyện và cán thép tại Dung Quất có công suất 2 triệu tấn/ năm , sử dụng cảng để nhập nguyên liệu ,đồng thời tận dụng phế phẩm của các cơ sở khác trong vùng. Sản phẩm là loại sắt ,thép chuyên dùng chủ yếu phục vụ cho khu công nghiệp và một số tỉnh lân cận .
Trên cơ sở đó xây dựng nhà máy sửa chữa , lắp ráp ô tô .
d) Phá dỡ và sửa chữa tàu thuyền:
Đóng tàu , sửa chữa các loại tàu chuyên dùng cho chở dầu là rất cần thiết cho khu vực khi công suất lọc , hoá dầu tăng lên . Cần xác định cơ sở phá dỡ tàu ,tái sinh phế liệu , sửa chữa tàu thuyền và đóng mới tàu tại đây với các hoạt động chính:
Sửa chữa tàu chở dầu
Phá dỡ tàu
Sửa chữa , xây dựng các thiết bị dàn khoang
Sản xuất , tái sinh phế liệu phục vụ đóng tàu .
e) Công nghiệp năng lượng:
Sẽ xem xét tận dụng nguyên liệu dầu xây dựng nhà máy điện công suất 150MW tại khu để cung cấp một cách chủ động điện cho nhà máy lọc dầu và tận dụng nguồn điện lưới quốc gia (dự kiến vào năm 2002).
3.2 ,Phát triển du lịch - dịch vụ - thương mại
Xuất nhập khẩu trong cả vùng năm 2000 đạt trên 550 triệu USD ,tăng 10%, so với năm1999, trong khi toàn quốc tăng 23%:kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 500 triệu USD tăng 14%;Giá trị xuất khẩu trung bình đầu người đạt khoảng 50 USD(cả nước 150 USD). Tổng giá trị xuất khẩu của vùng còn thầp so với tiềm năng ; ngoài hải sản đông lạnh có giá trị xuất khẩu lớn nhất với giá trị trên 140 triệu USD , còn hầu như chưa có sản phẩm hàng hoá xuất khẩu nào có khối lượng đáng kể .
Giai đoạn 2001-2005 và sau giai đoạn 2006-2010 ,khi nhà máy lọc dầu và các khu công nghiệp đi vào hoạt động , ngoài việc xuất khẩu sản phẩm dầu , xăng còn phải kể đến các loại sản phẩm khác như gỗ , cà phê , chè , cao su từ Tây nguyên và các nước khác và nhập khẩu trang bị , máy móc , vật tư thông qua cảng Dung Quất .
2.2. Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn
Khu công nghiệp Dung Quất khác với các khu công nghiệp khác của cả nước là trên một diện tích rộng lớn 14.000ha bên cạnh hoạt động của công nghiệp thì hoạt động của nông nghiệp chiếm một diện tích rất lớn . Vấn đề giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở công nghiệp ở đây đơn thuần chỉ là chuyển dân ra khỏi những vị trí cần xây dựng đến nơi định cư mới còn đất đai và tập quán canh tác không đòi hỏi thay đổi. Đây là đặc thù được đặt ra cho việc qui hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn trong khu.
Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn sẽ được hướng tới những vấn đề cụ thể sau:
Trước tiên là ổn định chỗ ở và sinh hoạt cho dân cư , bao gồm : nhà ở và ác dịch vụ về học hành , khám , chữa bệnh ,vui chơi giải trí . Tận dụng vốn của các chương trình lớn của nhà nước như chương trình Định canh định cư , xoá đói giảm nghèo , phát triển kinh tế và đầu tư vốn bằng nhiều nguồn khác để ổn định cuộc sống dân cư trong khu đang canh tác nông nghiệp và hoạt động ngư nghiệp
Nghiên cứu , phát triển các ngành nghề phù hợp với khả năng khai thác đất đai và vùng biển để giải quyết việc làm tại chỗ. Kết hợp các ngành nghề truyền thống với phát triển dịch vụ và du lịch để khai thác nguồn lợi về cảnh quan , môi trường.
Tạo điều kiện kiện bằng cách đào tạo kỹ thuật ,nâng cao tay nghề cho lao động nông nghiệp, ưu tiên sử dụng lao động của vùng đã qua đào tạo vào làm trong các lĩnh vực công nghiệp tại khu.
2.3.Chương trình phát triển các lĩnh vực xã hội.
Phương hướng chung để phát triển về mặt xã hội là trong giai đoạn đầu khu công nghiệp cần có biện pháp để phát triển giáo dục, y tế và các dịch vụ khác nhất là trong khu đô thị mới Vạn Tường.
Về giao dục, đào tạo nguồn nhân lực:
Nhu cầu về giáo dục, đào tạo cho khu rất lớn và cấp thiết. Đây là một khu với các ngành công nghiệp hiện đại và thu hút nhiều lao động lành nghề.Muốn có đội ngũ nhân lực như vậy chương trình giáo dục ,đào tạo phải hướng tới những vấn đề cụ thể như sau:
Nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu dân trí, đồng thời đặc biệt chú trọng đẩy nhanh đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ phát triển công nghiệp nặng có công nghệ tiên tiến.
Trong giai đoạn trước mắt cần ổn định các trường phổ thông cho con em công nhân viên.Hiện đại hoá trường dạy nghề để nhận vào mỗi năm 1 nghìn học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt cho khu công nghiệp .
Mở các khoá ngắn hạn vừa học vừa thực hành cho những công nhân đang làm việc để nâng cao trình độ, bổ xung các kiến thức mới và công nghệ mới đòi hỏi.
Về y tế :
Từ nay đến năm 2005 phải xây dựng xong bệnh viện 100 giường để phục vụ sức khoẻ cho chuyên gia và công nhân viên và gia đình họ.
Thực hiện tôt chủ trương của nhà nước về phát triển y tế cộng đồng và các chương trình khác.
2.4.Chương trình bảo vệ môi trường
Đây là khu công nghiệp được bố trí các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm cao về cả đất , nước và không khí.Như vậy ngay từ khi lập quy hoạch đã cần phải chú ý đặc biệt đến vấn đề này.Những vấn đề cần được quan tâm, đó là:
Phải quy hoạch hệ thống sử lý chất thải rắn , nước thải cho từng cơ sở sản xuất và toàn khu ,xây dựng bãi rác hiện đại cho toàn khu.
Hệ thống quan trắc môi trường thường xuyên cung cấp những thông tin về ô nhiễm để có cách xử lý kịp thời.
Trồng và chăm sóc rừng cây tạo vành đai xanh,không gian xanh cho cả khu vực .
Tạo cảnh quan môi trường hài hoà giữa nơi sản xuất và nơi giải trí .
2.5.Quy hoạch nguồn cung cấp vật liệu xây dựng
Dự kiến quy hoạch đến năm 2010 toàn vùng KTTĐMT sẽ xây dựng một số nhà máy xi măng và nghiền clinkẻ. Tuy vậy chỉ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng ở mức độ thấp . Còn đối với khu Dung Quất nhu cầu xây dựng cao hơn nhiều , do đó quan điểm phát triển nguồn vật liệu xây dựng là dựa vào điều kiện có tự sản xuất để cung cấp vật liệu xây dựng cho khu . Khai thác tối đa nguồn tài nguyên đá , cát của vùng để phục vụ một khối lượng khổng lồ . Ngoài ra phát triển sản xất gạch xây , gạch men cao cấp để đáp ứng nhu cầu chất lượng cao của khu.
2.5.1.Nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng
Nhu cầu VLXD bao gồm xi măng , đá , cát các loại , vật liệu lợp ,bê tông phục vụ cho xây dựng khu công nghiệp và thành phố Vạn Tường được tính toán theo nguồn vốn đầu tư xây dựng và định mức tiêu hao VLXD cho các hạng mục công trình ,cụ thể :
Nhu cầu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp và thành phố Vạn Tường
Nhu cầu cho xây dựng các nhà máy trong khu và các công trình phụ trợ
Nhu cầu cho nhà ở của dân đô thị và các vùng phụ cận
Tính toán cụ thể giai đoạn 2001-2005 nhu cầu cho xây dựng toàn khu khoảng :
Đá : 4.5 triệu m3
Cát : 2.5 triệu m3
Sỏi : 5 triệu m3
2.5.2. Phương án cung ứng vật liệu xây dựng cho khu công nghiệp Dung Quất
Căn cứ vào nhu cầu VLXD , vào tình hình sản xuất hiện nay và nguồn nguyên vật liệu sản xuất VLXD trên địa bàn Phương án cung ứng VLXD cho khu công nghiệp Dung Quất đến năm 2005, như sau:
Quy hoạch nguồn vật liệu trong khu , xây dựng nhà máy nghiền clinke 10 vạn tấn/năm và tận dụng xi măng của các nhà máy trong vùng để xây dựng các hạng mục ban đầu .
Xây dựng phương án khai thác và cung ứng các loại vật liệu sử dụng trực tiếp không qua chế biến (đất cát san lấp , cát ,đá , sỏi xây dựng , )
Quy hoạch đầu tư mở rộng nâng công suất các cơ sở sản xuất VLXD hiện có trong địa bàn như mỏ đá , nhà máy gạch , khai thác cát , sỏi .
Quy hoạch đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất vật liệu như gạch tuynen , gạch men ,
Xây dựng xí nghiệp liên doanh sản xuất đá granit tại chỗ để cung cấp trực tiếp cho công nghiệp và xây dựng .
2.6. Quy hoạch phát triển không gian
2.6.1. Phương án khu kinh tế Dung Quất bao gồm cả Chu Lai
- Diện tích đất tự nhiên : 14 nghìn ha (trong phạm vi 9 xã với 70 nghìn dân )
Trong đó :
+ Đất công nghiệp :3180 ha (địa bàn Quảng Nam : 751ha ; địa bàn Quảng Ngãi : 2429 ha )
+Đất đô thị mới (Vạn Tường ) 2400ha (1400ha là đất phát triển)
+Đất sân bay (Chu Lai ) : 2300 ha
+ Đất giao thông : 300 ha
- Cảng Dung Quất
+Diện tích mặt nước hữu ích : 4km3
+Diện tích đất phát triển cảng : 600 ha (kho bãi , dịch vụ phụ trợ ) ;
Phân khu chức năng chủ yếu của phương án này bao gồm 4 khu vực chính :
a)KCN phía Đông
+ Chức năng khu công nghiệp lọc hoá dầu , hoá chất và công nghiệp nặng gắn với các ngành đầu tư và khai thác cảng nước sâu Dung Quất .
+ Diện tích : 5024 ha trong đó đất phát triển nông nghiệp là 1463 ha
Gồm 4 cụm công nghiệp :
Cụm 1: Công nghiệp lọc dầu
Cụm 2: Công nghiệp hoá dầu và sau hoá dầu
Cụm 3: Công nghiệp hoá chất
Cụm 4: Công nghiệp khác có sử dụng đến mặt biển
Đây là khu công nghiệp nặng , các nhà máy lọc dầu , hoá dầu ,hoá chất luyện cán thép , đóng và sửa chữa tàu biển , kho ngoại quan và các ngành công nghiệp khác ,
Hình thành hệ thống cảng tổng hợp : Bến rót dầu , xuất dầu, cảng container , cảng dịch vụ tổng hợp , khai thác tối đa những lợi thế mà thiên nhiên ưu đãi cho khu vực này .
Quy hoạch phát triển các cụm dân cư hiện có và tái định cư tại chỗ theo hướng đô thị hoá .
Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư :
Hệ thống dự án điện chiếu sáng đường nối quốc lộ 1A- cảng Dung Quất-tuyến phía Bắc (vốn ngân sách nhà nước ) .
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư phía Đông sông Trà Bồng (vốn NSNN).
Nhà máy lọc dầu số 1.
Dự án sản xuất Polyproylene.
Dự án sản xuất ga hoá lỏng (LRG).
Dự án sản xuất LAB.
Nhà máy hoá dầu MTBE.
Nhà máy hoá dầu Cacbon Black (CB).
Dự án đầu tư xây dựng bến số 1- cảng tổng hợp Dung Quất (BOT giai đoạn 1).
Nhà máy liên hợp công nghiệp tầu thuỷ.
Dự án sử lý cấp hai các loại nước thải có dầu và sản phẩm dầu khu công nghiệp phía Đông Dung Quất.
b) Khu công nghiệp phía tây:
+ Chức năng : khu công nghiệp nhẹ gồm rệt may, cơ khí lắp ráp, điện tử, sản xuất VLXD, chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Diện tích : 2.100ha, trong đó đất công nghiệp là 957ha;
Khu công nghiệp phía Tây gồm hai xã Bình Chánh và Bình Thành thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích 2100ha Dự ánược giới hạn theo hướng Bắc Nam từ bãi tắm Khe Hai – Sân bay Chu Lai đến khu dân cư Bỗu Chuốc, theo hướng Đông Tây từ sông Trà Bồng đến quốc lộ 1A. địa hình tương đối bằng phẳng, nằm trên nền đồi cát, sỏi thấp, được chia thành hai phần : phía Bắc dốc Sỏi dốc thoải ra biển thuận lợi cho việc thoát nước ; còn phía Nam dốc Sỏi dốc thoải về sông Trà Bồng, nền đất sỏi cuội thuận lợi cho xây dựng.
Dân số toàn khu khoảng trên 2 vạn, sinh sống chủ yến bằng nghề nông và ngư nghiệ, điều kiện kinh tế thấp, còn gặp nhiều khó khăn.
địa hình thuộc phân khu khá bằng phẳng, nền đất tốt thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công nghiệp.
Đất đai phần lớn là đất lâm nghiệp và đất hoang (chiếm trên 67%), đất nông nghiệp chiếm 25% kém mầu, nhiễm mặn, năng suất nông nghiệp thấp khá thuận lợi cho việc tổ chức giải phóng mặt bằng.
Về hạ tầng cơ sở : đã xây dựng từ tuyến đường từ Dốc Sỏi đến cảng Dung Quất. Đi song song là đường sắt đã được quy hoạch, chia phân khu thành hai phần, phía Bắc và phía Nam Dốc Sỏi.
Đây là khu công nghiệp có tính chất sau lọc dầu, các nhà máy cơ khí, ssửa chữa và dịch vụ. Những cơ sở chủ yếu sẽ được hình thành tại đây là :
Các cơ sở sản xuất sản phẩm hoá chất, các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến lâm sản, tập trung các xí nghiệp vừa và nhỏ, ư tiên các ngành sản xuất VLXD, cơ khí sửa chữa vận tải, công nghiệp chế tạo thiết ị phục vụ đóng tàu, xây dựng các kho bãi trung chuyển container phục vụ vận chuyển.
đất đai.
Quy hoạch cải tạo 4 cụm dân cư theo hướng đô thị hoá.
c) Khu công nghiệp Chu Lai – Kỳ Hà:
Khu công nghiệp Chu Lai – Kỳ Hà bao gồm mũi Kỳ Hà và sân bay Chu Lai, nằm trong địa phận huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.
+Chức năng: công nghiệp quốc phòng, chế xuất và sân bay Chu Lai;
+Diện tích: 3.051ha; trong đó sân bay Chu Lai 2300ha; khu công nghiệp Kỳ Hà: 751ha; diện tích để phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp khoảng 210ha và diện tích phụ khác như giao thông, cây xanh,
Khu Chu Lai – Kỳ Hà sẽ được phát triển theo hướng sau:
Xây dựng tại đây cụm công nghiệp đa ngành gồm các loại hình công nghiệp: công nghiệp kỹ thuật cao, phá vỡ tầu thuyền, sửa chữa cơ khí và các ngành công nghiệp dịch vụ khác. hiện nay tại đây đã có một số cơ sở cán thép nhỏ. Trong tương lai sẽ xây dựng một khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Cải tạo, nâng cấp sân bay Chu Lai thành sân bay vận tải hàng hoá, hành khách cấp quốc tế cho miền trung và tây nguyên.
Quy hoạch phát triển các cụm dân cư hiện có và tái định cư tại chỗ theo hướng đô thị hoá.
d) Thành phố Vạn Tường
Chức năng là đô thị công nghiệp- dịch vụ; là trung tâm tài chính phục vụ cho sự phát triển của khu công nghiệp Dung Quất.
Tính chất đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của đô thị văn minh, hiện đại của thế kỷ XXI (ba yêu cầu hiện đại: về kiến trúc xây dựng, về hạ tầng kĩ thuật và về văn hoá dân trí) đáp ứng yêu cầu của những nhà đầu tư, những người có thu nhập khá và chuyên gia nước ngoài.
Diện tích 2400 ha, trong đó đất phát triển nhà ở, cơ quan, các cơ sở dịch vụ- tiện ích kèm theo là 1400 ha.
Dân số hiện nay là 16000 người, vào năm 2005 sẽ là 60000 người. Năm 2010 có khoảng 100-120 nghìn dân. Năm 2020 sẽ có khoảng 15-18 vạn người với cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng đô thị của một thành phố hiện đại.
Thành phố Vạn Tường gắn với quá trình hình thành và phát triển khu kinh tế Dung Quất, là khu đô thị mới, là thnàh phố công nghiệp, du lịch hiện đại của nước ta vào thế kỷ XXI, với diện tích khoảng 2400 ha. Quy hoạch đầu tư phát triển khu dân cư cho công nhân, chuyên gia hiện đại với diện tích 178 ha, qui mô dân số 18000 người. Đến năm 2005 tập trung đầu tư xây dựng khu dân cư và chuyên gia diện tích 82,77 ha, qui mô dân số 11530 người.
Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật.
Xây dựng khu ở hiện đại (đối tượng phục vụ là chuyên gia và công nhân nhà máy lọc dầu số một và các nhà máy khác).
Xây dựng các công trình công cộng (bệnh viện, trường học, nhà văn hoá, thương mại, cơ quan,)
Quy hoạch, cải tạo và trồng mới rừng phòng hộ môi trường xung quanh các cụm công nghiệp, ngăn cách khu công nghiệp Dung Quất với các khu làng mạc, đồng ruộng xung quanh và thành phố Vạn Tường.
Danh mục các dự án đầu tư.
Dự án xây dựng rừng phòng hộ môi trường (vốn Ngân sách Nhà nước)
Diều tra cơ bản và Quy hoạch bảo vệ môi trường khu công nghiệp và thành phố Vạn Tường.
Danh mục các dự án đầu tư
Trung tâm đào tạo lao động kĩ thuật (vốn Ngân sách Nhà nước)
Dự án bệnh viện khu dân cư và chuyên gia nhà máy lọc dầu số một thành phố Vạn Tường (vốn Ngân sách Nhà nước)
Dự án điện chiếu sáng từ quốc lộ 1A vào thành phố Vạn Tường (tuyến Nam) (vốn Ngân sách Nhà nước)
Trường mẫu giáo (2 trường)
2.6.2. Các khu trung tâm điều hành và dịch vạ công cộng
Toàn khu bố trí hai trung tâm điều hành công cộng chính: tại Dốc Sỏi và tại khu công nghiệp phía Đông đảm bảo phục vụ hoạt động nhịp nhàng cho toàn khu.
2.7.Về hạ tầng kĩ thuật
Đường bộ; xây dựng các tuyến đường giao thông trục chính thành phố Vạn Tường, đường giao thông ven biển, đường trục chính các khu công nghiệp phía Đông, phía Tây và cảng Dung Quất.
Đường sắt: Lập dự án khả thi tuyến đường sắt từ Dốc Sỏi đến cảng Dung Quất (14 km)
Hệ thống cảng biển: Hoàn thành kế hoạch chi tiết hệ thống cảng biển Dung Quất, xây dựng hai bến cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng, xây dựng kè chắn cát, cảng Dung Quất.
Cảng Kỳ Hà (tỉnh Quảng Nam). Theo Quy hoạch đến năm 2003 đạt mức 0,3 triệu tấn/năm và tầu 3000 tấn ra vào. Năm 2010 đạt mức 0,5 triệu tấn/ năm và tầu 3000 tấn ra vào cảng.
Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi ). Cách cảng Liên Chiểu 120 km về phiá nam có huyện Dung Quất thuộc huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) có độ sâu từ 6-22m, có nơi sâu tới 30m (phía Đông mũi Nam Trâm). Đây là vịnh có thuận lợi để phát triển cảng nước sâu vào loại lớn nhất cả nước.
Vịnh Dung Quất nằm không xa quốc lộ 1; đường sắt Thống Nhất và tuyến đường điện 110 KV (chỉ cách khoảng 10 km), gần sân bay quốc tế Chu Lai . địa hình ven bờ vịnh là một dải cát vàng.
IV- Một số giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý nhà nước đối với khu kinh tế Dung Quất
Những vấn đề chung
Việc nghiên cứu khung pháp lý và mô hình quản lý với những điều kiện ưu đãi đối với khu kinh tế Dung Quất phải được xây dựng trên cơ sở chính sách đã có trong các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm cả điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết, nó cũng hàm chứa cả những nội dung về chính sách hội nhập kinh tế quốc tế. Tiến hành từng bước vững chắc và cũng phải tính đến vị trí khá quan trọng trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh của vùng này.
Các giải pháp chính sách đưa ra phải đảm bảo sự đồng bộ, tính tới các loại thị trường (vốn, đất đai, lao động, dịch vụ tài chính...)
Khung pháp lý này phải được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật hoặc là riêng đối với khu Dung Quất, hoặc là chung đối với các khu kinh tế tổng hợp khác của Quốc gia.
2- Các giải pháp về cơ chế chính sách
a)Cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp:
Trong thị trường hàng hoá sản phẩm, các doanh nghiệp tại khu kinh tế Dung Quất không phân biệt loại hình doanh nghiệp, đều được bình đẳng trước pháp luật, hoạt động theo cơ chế thị trường, khuyến khích cạnh tranh và đều có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ, chỉ trừ những hàng hoá bị cấm theo luật pháp của quốc gia và công ước thông lệ quốc tế.
Trên địa bàn Dung Quất sẽ có sự ra đời và hoạt động của nhiều loại hình tổ chức, sản xuất của các tổ chức, sản xuất của các thành phần kinh tế.
Cần rà soát lại các quy định của UBND hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, ban quản lý Dung Quất và chọn lọc, hợp thức hoá để áp dung chung cho toàn bộ khu Dung Quất.
Ngoài những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư được quy định hiện hành cho khu công nghiệp Dung Quất (là khu vực đặc biệt khuyến khích đầu tư đối với đầu tư nước ngoài), có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư ban hành thí điểm riêng cho Dung Quất đối với những dự án đầu tư từ 2002 đến trước năm 2006 theo hướng như sau:
Dung Quất là khu vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được áp dụng các chính sách về thuế như đối với doanh nghiệp đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Nhà nước bảo đảm đầu tư toàn bộ hệ thống hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội bên trong khu công nghiệp, bảo đảm cấp điện, nước, viễn thông và các tiện ích khác đến hàng rào nhà máy. Riêng đường giao thông, sẽ đầu tư bằng vốn Ngân sách các tuyến trục chính trong các phân khu công nghiệp, bảo đảm có đường đến từng cụm công nghiệp khoảng 100 ha (nếu là khu công nghiệp có chủ đầu tư và kinh doanh hạ tầng kĩ thuật) hoặc đến hàng rào các nhà máy cá diện tích chiếm đất trên 20 ha và thuê đất thô.
Tất cả các dự án đầu tư vào khu công nghiệp Dung Quất được miễn nộp tiền thuê đất nguyên thổ tổng cộng là 16 năm và sau thời gian miễn giảm, sẽ được áp dụng mức giá cho thuê đất thô là 150 USDha/năm đối với đầu tư nước ngoài và 500.000VND/ha/năm đối với đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước. Không áp dụng hệ số vị trí, hệ số kết cấu hạ tầng, hệ số ngành nghề vào mức giá trên.
Các dự án đáp ứng các yêu cầu về ngành nghề hoặc điều kiện sau đây được hưởng các ưu đãi đầu tư: ngàh lọc hoá dầu, sau hoá dầu và hoá chất, các dự án đầu tư khai thác cảng Dung Quất.
Các ưu đãi cụ thể như sau:
Hỗ trợ 100% giá trị thiệt hại về đất và giá trị cây cối, hoa mầu gắn liền với đất.
Riêng các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật các phân khu công nghiệp hỗ trợ toàn bộ chi phí đền bù giá trị thiệt hại về đất và cây cối, hoa mầu có trên đất thuộc phần diện tích dành cho việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, tiện ích chung (đường giao thông, điện nước, thoát nước).
Hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo lao động kĩ thuật (bậc 3/7): 300.000VND/người (có hộ khẩu tại hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam và phục vụ trong khu công nghiệp Dung Quất- Chu Lai).
b)Chính sách thuế:
Thuế trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất sẽ chú trọng tới phát triển nguồn thu để từ đó vừa tăng thu cho Ngân sách vừa tăng thu nhập cho công ty, các đơn vị thành viên, kể cả tư nhân. Trên bình diện tổng thể, hệ thống thuế trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất sẽ là hệ thống thuế ưu đãi, chuyển từ khai thu thuế sang khai nộp thuế.
Thuế thu nhập công ty sẽ được ưu đãi đặc biệt với những doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào cơ sở hạ tầng. Ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao hoặc sử dụng nhiều lao động
Thuế thu nhập cá nhân sẽ áp dụng mức thuế ưu đãi so với các đơn vị ngoàI khu kinh tế Dung Quất. Mức thuế thu nhập cá nhân được đánh đồng đều cho các cá nhân trong nước và ngoài nước, những người có thu nhập trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất .
c)Các chính sách xuất nhập khẩu, chính sách giá, tài chính doanh nghiệp:
Xuất khẩu được khuyến khích trong khu kinh tế Dung Quất. Các mặt hàng xuất nhập khẩu trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất của các doanh nghiệp được tính ngoài các hạn ngạch của các mặt hàng đó.
Thực hiện chế độ kế toán và kiểm toán theo chuẩn quốc tế các doanh nghiệp trên địa bàn một cách công khai tài chính công ty của các doanh nghiệp trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất.
d) Chính sách thị trường:
Chú trọng tới các loại thị trường vốn, thị trường đất đai, thị trường bất động sản trong khu kinh tế. Mọi đối tượng, mọi thành phần thuê đất đến 70 năm, giá thuê đất được ưu đãi bằng 50% giá đất cùng loại ngoài khu kinh tế. Các thông lệ quốc tế về sở hữu bản quyền dược thực hiện trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất.
Nghiên cứu hình thành các công ty tài chính trên địa bàn; từng bước hình thành thị trường chứng khoán trên khu kinh tế Dung Quất.
Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, miễn giảm giá thuế đất
Khuyến khích các công ty bất động sản đầu tư vào các công trình hạ tầng trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất để nâng giá trị đất và bán, cho thuê lại quyền sử dụng đất. Tất cả các hoạt động trên thị trường đất đai đều phải tiến hành công khai.
e) Về phát triển cơ sở hạ tầng:
Để thúc đẩy tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu kinh tế Dung Quất, các hình thức vay ưu đãi, BOT, BT, đổi đất lấy công trình được khuyến khích.
f) Nghiên cứu và đề xuất mở rộng chính sách xã hội hoá một số hoạt động trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ đô thị, y tế, giáo dục, văn hoá,thể dục thể thao:
Quan điểm chung là việc gì các thành phần kinh tế có thể tham gia làm tốt, thì có chính sách khuyến khích thực hiện.
g) Chính sách huy động vốn đầu tư, bổ sung cho nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư hàng năm.
h) Nghiên cứu và đề xuất chính sách thu hút lao động chất xám và chế độ đãi ngộ tương xứng đối với cán bộ, công chức, chính sách, biện pháp điều chỉnh dân cư, lao động, xử lý các vấn đề xã hội.
V- Một số kiến nghị để thực hiện quy hoạch
1- Về cơ chế chính sách:
Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần sớm có chủ trương chuyển đổi mô hình tổ chức của khu công nghiệp Dung Quất theo tinh thần nghị quyết Đại hội IX của Đảng; sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm cảng Trung Trung Bộ (trong đó có quy hoạch chi tiết cụm cảng Dung Quất); UBND tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam cần quan tâm hỗ trợ và giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát triển trong khu công nghiệp Dung Quất: như đền bù giải toả, trật tự an toàn, vệ sinh môi trường, tái định cư ổn định đời sống nhân dân
2- Về vốn
Chính phủ và các bộ,ngành Trung ương cần quan tâm bổ sung vốn cho các dự án có khối lượng hoàn thành năm 2002 (như đường giao thông trục chính khu dân cư và chuyên gia nhà máy lọc dầu số 1, trung tâm Monitoring môi trường Dung Quất ) và các dự án cần thiết (như trung tâm đào tạo lao động kỹ thuật khu công nghiệp Dung Quất, đường ô tô tuyến nam vào thành phố Vạn Tường, các tuyến đường trục vào khu công nghiệp Dung Quất phía đông và phía tây, bệnh viện Dung Quất. Trung tâm văn hoá thể thao) phải đẩy nhanh tiến độ thi công để khai thác, phát huy tác dụng phục vụ cho nhiệm vụ chính trị và công tác kêu gọi đầu tư.
3- Về đào tạo
Kiến nghị bổ sung chỉ tiêu đào tạo 1000 học sinh cho trường đào tạo nghề Dung Quất nhằm chuẩn bị đội ngũ công nhân cho các nhà máy đầu tư vào khu công nghiệp Dung Quất (như nhà máy đóng tầu, dệt may, xi măng) và kinh phí do dự án rừng (hỗ trợ trồng cây phân tán, vốn luân chuyển lâm sinh).
Mục lục
Phần I: Lý luận chung về phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ
phát triển khu công nghiệp.
Chương I: Khái luận chung về khu công nghiệp và phát triển khu công
nghiệp.
I- Khái niệm khu công nghiệp:
II- Khái niệm phát triển khu công nghiệp:
1. Khái niệm phát triển khu công nghiệp
2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển khu công nghiệp
Chương II:Khái niệm chung quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ
tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp
I- Khái niệm quy hoạch phát triển vùng
1. Khái niệm quy hoạch vùng:
2. Khái niệm quy hoạch phát triển vùng
3. ý nghĩa quy hoạch phát triển vùng đến xây dựng khu công nghiệp để
phát triển kinh tế xã hội.
4. Mục đích và tính chất của quy hoạch phát triển vùng
4.1. Mục đích chủ yếu của quy hoạch:
4.2. Yêu cầu quy hoạch:
4.3. Tính chất của quy hoạch:
II- Khái niệm quy hoạch phát triển công nghiệp
III-Khái niệm quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
Phần II: Thực trạng về quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng
của khucông nghiệp Dung Quất
Chương I: Tiềm năng và nguồn lực của Tỉnh ảnh hưởng tới phát triển công
nghiệp và kết cấu hạ tầng
I- Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng của Tỉnh Quảng Ngãi
1.Vị trí địa lý kinh tế:
2. Điều kiện tự nhiên, địa hình:
3. Cơ sở hạ tầng:
3.1. Hệ thống giao thông
3.2. Thông tin liên lạc
3.3. Điện, nước, thuỷ lợi
II- Tiềm năng và nguồn lực của Tỉnh Quảng Ngãi
1. Nguồn nhân lực, tiềm năng con người, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật
2. Tiềm năng đất
2.1. Quỹ đất và cơ cấu đất
a) Đất nông nghiệp
b) Đất lâm nghiệp
c) Đất chưa sử dụng
2.2. Hệ số sử dụng đất
2.3. Nguồn nguyên liệu từ nông , lâm, ngư nghiệp
a) Trồng trọt
b) Chăn nuôi
c) Lâm nghiệp
d) Thuỷ hải sản
2.4. Tài nguyên khoáng sản
2.5. Tài nguyên nước
III. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi
1. Tổng sản phẩm GDP
2. Cơ cấu kinh tế
3. Thu chi ngân sách
4. Xuất nhập khẩu
5. Vốn đầu tư
IV.Đánh giá những thuận lợi và khó khăn, so sánh với các tỉnh khác và các vùng kinh tế khác
1.Thuận lơi
1.1. Về điều kiện tự nhiên
1.2. Về nguồn lực con người
1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng
2. Khó khăn
2.1. Điều kiện tự nhiên.
2.2. Về nguồn lực cơ sở hạ tầng.
2.3. Cơ cấu kinh tế.
Chương II: hiện trạng công nghiệp và kết cấu hạ tầng của tỉnh Quảng Ngãi.
I .Quá trình phát triển.
II .Hiện trạng phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng của tỉnh giai đoạn 1995-2000
1. Cơ sở sản xuất công nghiệp
2. Lao động công nghiệp
3. Cơ cấu công nghiệp
4. Phân bố công nghiệp
5. Hoạt động đầu tư cho công nghiệp
III. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về công nghiệp và kết cấu hạ tầng
IV. Nhận xét, đánh giá chung
1.Thành tựu.
2.Tồn tại.
Chương III: Thực trạng và những vấn đề đặt ra với việc quy hoạch phát triển khu công nghiệp Dung Quất.
I-Thực trạng phát triển- những thành tựu và tồn tại
1. Vài nét về lịch sử hình thành khu công nghiệp Dung Quất
2. Những thành tựu đạt được
3. Một số tồn tại
II. Các vấn đề đặt ra đối với sự phát triển khu Dung Quất trong tương lai
1. Xác lập lại mô hình phát triển khu Dung Quất trong tương lai
2. Mối quan hệ giữa khu kinh tế Dung Quất với việc hình thành khu kinh tế mở Chu Lai
3. Nghiên cứu thiết lập khung cơ chế chính sách, mô hình quản lý thích hợp với sự phát triển ở Dung Quất
Phần III. Giải pháp về quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp Dung Quất.
I.Vị trí động lực của khu Dung Quất và tổng thể phát triển kt-xh khu vực miền trung và cả nước.
1. Các lợi thế tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình hình thành khu kinh tế Dung Quất.
2. Vị trí kinh tế trong tương lai
II. Mối quan kệ giữa việc hình thành khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế tổng hợp Dung Quất
1.Tổng quan kinh nghiệp về việc hình thành khu kinh tế mở.
2.Sự hạn chế trong việc hình thành khu kinh tế mở Chu Lai.
3.Đề xuất mô hình phát triển khu kinh tế tổng hợp Dung Quất – Chu Lai
III. Định hướng phát triển khu kinh tế tổng hợp Dung Quất – Chu Lai đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
1. Quan điểm phát triển
2. Phương hướng và mục tiêu phát triển
IV.Một số giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý nhà nước đối với khu kinh tế Dung Quất.
1. Những vấn đề chung
2. Các giải pháp về cơ chế chính sách
V. Một số kiến nghị để thực hiện quy hoạch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0006.doc