Đề tài Hiện trạng môi trường nước mặt lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ rạch cầu ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề Nước là tài nguyên đặc biệt, là thành phần thiết yếu của sự sống, là một trong những yếu tố cơ bản nhất bảo đảm sự tồn tài và phát triển của con người và các loài sinh vật sống trên trái đất. Nước ngọt là yếu tố không thể thiếu trong phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Theo đà phát triển của nhận loại, nhu cầu nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ngày càng tăng. Khan hiếm nước đang càng gia tăng, mâu thuẫn về nước ngày càng căng thẳng. Thế giới đang đặt ra mục tiêu trong thiên niên kỹ mới là tăng tỷ lệ cấp nước sạch cho người dân. Chủ đề “Đối phó với khan hiếm nước” của ngày nước thế giới năm 2007 cảnh tỉnh nhân loại về nguy cơ khan hiếm nước và nhấn mạnh việc phối hợp, hợp tác nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững, hiệu quả và công bằng nguồn nước. Sông Sài Gòn một nhánh trong hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai nguồn nước sông có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh/ tp trên lưu vực, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch sông nước Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp, chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại đã và đang đe dọa nghiêm trọng về khả năng ô nhiễm nguồn nước sông. Nước trên thượng nguồn đang được bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng nước cho vùng hạ lưu. Nhưng trên đoạn sông từ rạch cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm quản lý có phần lỏng lẻo hơn. Mỗi ngày, một lượng nước thải chưa qua xử lý vẫn được xả trực tiếp xuống lòng sông. Do đó nước tại các khu vực này đã có dấu hiệu ô nhiễm và tình trạng đó đang có chiều hướng xấu hơn. Vì những lý do trên, khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm” đã hình thành nhằm góp phần nêu lên hiện trạng chất lượng nước mặt sông Sài Gòn làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền thực hiện công tác quản lý, cải tạo nguồn nước tại đoạn sông này. 1.2 Mục tiêu của đề tài Khảo sát hiện trạng chất lượng nước mặt lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm, đưa ra giải pháp nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt sông Sài Gòn. 1.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu và khảo sát thực địa - Điều tra, nhận xét, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dọc tuyến khảo sát. 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu liên quan: đặc điểm kinh tế xã hội lưu vực sông Sài Gòn, thông số cơ bản đặc trưng môi trường nước. - Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát thực địa tại vị trí lấy mẫu, lấy mẫu nước. - Phương pháp phân tích đánh giá: Phân tích, đánh giá chất lượng nước dựa trên số liệu thu thập. - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Sử dụng trong phân tích, xử lý số liệu trên phần mềm Excel 2003 và được biểu diễn trên bảng và biểu đồ. 1.1 Giới hạn của đề tài Do hạn chế về thời gian, kinh phí thực hiện nên sinh viên không thể tiến hành khảo sát toàn bộ lưu vực sông Sài Gòn. Do đó, đề tài chỉ lựa chọn nghiên cứu, đánh giá tình trạng chất lượng nước mặt hiện tại ở một số điểm dọc tuyến khảo sát của đề tài. Đề tài chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu quan trọng mang tính đại diện. Đưa ra một số biện pháp giảm thiểu, khắc phục và quản lý chất lượng nước mặt cho sông Sài Gòn. 1.2 Ý nghĩa của đề tài Với tình hình phát triển hiện tại, việc tiếp nhận chất thải và các hoạt động ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sông Sài Gòn. Đề tài thực hiện nhằm phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm và đánh giá chất lượng nước sông so với tiêu chuẩn. Thông qua đó, kịp thời đề ra các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường nước mặt nói chung và khu vực sông Sài Gòn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm nói riêng, điều này đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế, xã hội theo hướng phát triển bền vững.

doc87 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng môi trường nước mặt lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ rạch cầu ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áy. Công cụ này tỏ ra đắc lực trong công tác QLMT nước mặt. Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng Cần có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa cơ quan và các cấp chính quyền địa phương trong QLMTN, phân công và phân nhiệm rõ ràng. Tiến hành kiểm tra sự tuân thủ các quy định và các tiêu chuẩn môi trường đối với tất cả các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nước. Trong nhiều trường hợp khi giải quyết vấn đề ô nhiễm nên có sự phối hợp đồng bộ với các địa phương với nhau, giữa các tỉnh thành, đôi khi ở các cấp vùng. Quan trắc định kỳ Tiến hành quan trắc định kỳ chất lượng môi trường nước mặt, phát hiện kịp thời những nơi bị ô nhiễm trầm trọng và đề nghị biện pháp để ngăn chặn ô nhiễm. Cần phân tích nguyên nhân ô nhiễn chính xác thì mới có thể khắc phục được. Ví dụ ô nhiễm nông dược trong quá trình sản xuất nông nghiệp, lúc này phải phối hợp với các cơ quan chức năng để xem xét nơi nào đã sử dụng nông dược quá mức, loại gì đã sử dụng... Nếu ô nhiễm do hoạt động công nghiệp thì phải xác định cụ thể nguồn thải từ nhà máy xí nghiệp nào? Cần xử phạt đúng lúc và kịp thời các xí nghiệp vi phạm, dùng công cụ pháp lý để cưỡng chế họ áp dụng kỹ thuật xử lý nước thải. Trong nhiều trường hợp, ô nhiễm môi trường đô thị do dân cư quanh vùng kém ý thức, vứt bừa bải rác thải xuống kênh mương gây ngập úng cục bộ, và gây ô nhiễm môi trường nước. Đối với trường hợp này cần phải tăng cường giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, tăng cường quản lý và xử phạt vi phạm, nạo vét kênh rạch cũng rất cần thiết. Phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt ở đô thị tập trung cho từng khu vực. Các nhà máy, bệnh viện, khách sạn, dịch vụ lớn phải có hệ thống xử lý nước trước khi thải ra môi trường. Luôn quan tâm bảo vệ hệ thống thoát nước đô thị, vì hệ thống này thường bị hư hỏng nặng do quá trình phat triển đô thị. Phổ biến kinh nghiệm lựa chọn công nghệ Tùy theo tính chất khối lượng nước thải mà chọn công nghệ xử lý cho phù hợp. Thông thường xử lý cơ học và sinh học đôi khi sẽ áp dụng xử lý hóa học và hiếm khi dùng đến tinh lọc. Để đạt được hiệu suất tối đa trong việc hạn chế thấp nhất mức ô nhiễm do hoạt động công nghiệp cần phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm ngay từ đầu. Một số biện pháp cụ thể là: Phải thực hiện tiền xử lý tại các cơ sở sản xuất trước khi đưa về trạm xử lý nước thải tập trung Hạn chế sử dụng hóa chất gây ô nhiễm môi trường Xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Sử dụng công cụ kinh tế Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước được cụ thể hóa bằng các hệ thống lệ phí ô nhiễm nước. Các lệ phí này là công cụ quan trọng bổ sung cho công cụ pháp lý. Ở các nước tiên tiến thường sử dụng hai loại phí để kiểm soát ô nhiễm nước là phí xả thải và phí người sử dụng nước. Phí xả thải nước, ở nhiều nước đã áp dụng thành công phí thải nước để kiểm soát ô nhiễm nước. Theo qui định nước tất cả các xí nghiệp hay bất kỳ cơ sở nào có xả thải chất ô nhiễm đều bị trả phí thải nước. Phí này chính là phí mua quyền sử dụng môi trường tiếp nhận các chất ô nhiễm xả thải. Ở Hà Lan nhờ có biện pháp này mà lượng chất thải đưa vào môi trường giảm từ 50 – 70% ở lĩnh vực công nghiệp. Phí người sử dụng, loại phí này áp dụng cho mỗi hộ gia đình mặc dù rất khó xác định lượng xả thải ô nhiễm cho mỗi hộ. Phí này được tính trên lượng nước cấp tiêu dùng cho mỗi hộ hay dựa vào giá trị bất động sản của ngôi nhà. Loại phí này đã góp phần tiết kiệm nước sử dụng ở các khu dân cư. Loại bỏ bùn thải Hoạt động xử lý nước thải ngày càng tăng sẽ làm tăng lượng bùn thải ở thành phố. Lượng này nếu không quản lý tốt sẽ gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Thường bùn thải sẽ được loại bỏ ở các khu chôn lấp bùn hoặc được sử dụng trong nông nghiệp để làm dinh dưỡng cho cây, nhưng cần phải chú ý hàm lượng kim loại nặng trong bùn thải và vi trùng gây bệnh. Thoát nước mưa Vào mùa mưa nhiều đô thị bị ngập úng gây ô nhiễm môi trường và làm cản trở giao thông, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, xã hội. Vì vậy thoát nước mưa và chống ngập úng trong mùa mưa đối với đô thị có ý nghĩa rất quan trọng về mặt môi trường và kinh tế, xã hội. Để đảm bảo thoát nước cần phải biết rỏ nguyên nhạn gây ngập úng để từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả. Có một vài nguyên nhân: Thiếu sót trong thiêt kế xây dựng, có thể hệ thống thoát nước quá nhỏ. Diện tích ao hồ bị thu hẹp làm mất khả năng điều hòa nước mưa. Độ cao mặt nền đô thị mới cao hơn đô thị cũ. Hệ thống thoát nước mưa bị bồi lắng nên giảm khả năng thoát nước so với ban đầu. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC Chỉ tiêu phân tích Các thông số chọn lọc để đánh giá ô nhiễm nước mặt sông Sài Gòn đoạn từ Rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm Thông số cần đánh giá Các thông số chọn lọc Thông số vật lý Chất rắn lơ lửng (SS) Độ đục Thông số hóa học Oxy hòa tan (DO) Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) Nhu cầu oxy hóa học (COD) Tổng N Tổng P pH Dầu mỡ Thông số vi sinh Tổng số vi khuẩn Coliform Bảng 4.1 Các thông số đánh giá ô nhiễm chất lượng nước mặt Phương pháp lấy mẫu Các chai lấy mẫu nước cần được dán nhãn ghi đầy đủ các chi tiết như: địa điểm, ngày, giờ, khoảng cách bờ, lưu lượng, mùa, tên người lấy mẫu, nhận xét sơ bộ, màu sắc, mùi vị, ngoại cảnh vị trí lấy mẫu. Nếu có thể cũng nên ghi rõ công trình liên hệ đến mẫu, mục đích thử nghiệm, hóa chất thêm vào bảo quản. Do đó tùy theo mục đích thử nghiệm mà ta nên chọn một mẫu nước hỗn hợp hay nhiều mẫu riêng biệt. Đối với mẫu hỗn hợp – tốt nhất nên chọn vị trí giữa đòng và nhiều độ sâu khác nhau. Với loại mẫu riêng biệt sẽ tùy mục đích thử nghiệm mà chọn vị trí dọc theo hai bờ hay giữa dòng sông. Trong trường hợp chỉ lấy một mẫu thì nên lấy ở giữa dòng và có độ sâu trung bình. Thể tích tối thiểu là 2 lít. Trước khi lấy mẫu, chai cần được súc kỹ ít nhất 2 – 3 lần với nước cần lấy. Điều cần lưu ý là chai để lấy mẫu không sử dụng để đựng các chất lỏng khác. Phương pháp phân tích Chất rắn lơ lửng (SS) Ý nghĩa môi trường Chất rắn trong nước bao gồm chất rắn tồn tại ở dạng lơ lửng và dạng hòa tan. Trong nước có hàm lượng chất rắn cao gây cảm quan không tốt và các bệnh đường ruột cho con người. Phương pháp phân tích Xác định chất rắn lơ lửng bằng phương pháp khối lượng + Chuẩn bị giấy lọc sợi thủy tinh đã sấy khô ở 1000C trong 1h, cân giấy lọc xác định khối lượng ban đầu m3 (mg). + Lọc một thể tích mẫu phù hợp qua giấy lọc (mẫu đã trộn đều trước khi lọc). + Sấy giấy lọc ở 1000C để làm bay hơi nước. + Để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng. + Cân xác định khối lượng m4 (mg) Chất rắn lơ lửng (mg/l) = (m4 – m3) x 1000/Vmẫu (ml) Độ đục Ý nghĩa môi trường Trong công tác cấp nước sinh hoạt, độ đục mang một ý nghĩa quan trọng và không được chấp nhận vì ba lý do sau: + Cảm quan: khi nước không đủ trong, trước tiên gây ấn tượng cho người tiêu dùng về một sự nhiễm bẩn bởi bùn đất, hoặc từ nước thải cống rãnh và cũng có thể bao hàm cả các vi khuẩn gây bệnh hay chất nguy hại đến sức khỏe. + Xử lý: Một nguồn nước quá nhiều chất huyền phù sẽ đòi hỏi chi phí cao cho hóa chất dùng trong việc xử lý, xây dựng các công trình tương xứng. Bể lọc kém hiệu quả, chu kỳ lọc giảm nhanh, tốn kém bởi nhiều lần rửa xả. Tất cả góp phần nâng cao giá thành. + Diệt khuẩn: Để đạt hiệu quả diệt khuẩn cao, yếu tố tất yếu phải là có sự tiếp xúc giữa vi khuẩn và chất diệt khuẩn dù là hóa chất hay tác nhân vật lý. Điều này không thể thực hiện đốt khi có tác dụng bao che vi khuẩn trước mọi tác động của chất diệt khuẩn. Vì thế đối với nước sinh hoạt, độ đục tối đa được ấn định không quá 5 đơn vị. Phương pháp phân tích Phương pháp đo độ đục: Phương pháp trọc kế Jackson Mẫu có độ đục trong khoảng 25 – 1000 JTU, nếu lớn hơn phải pha loãng mẫu với nước cất hoàn toàn trong cho đến khi độ đục nhỏ hơn 1000 JTU và xác định độ đục theo các bước sau: + Lắc thật kỹ bình đựng mẫu. + Ống đo phải giữ thật kỹ trong ngoài, nhất là đáy, tuyệt đối không được có vết mờ, sướt, rót mẫu từ từ chảy theo thành vào ống tạo một lớp nước mỏng dưới đáy. Trước khi đốt sáng, tiêm nếu không được dài quá 5mm. Đặt ống vào trọc kế Jackson tiếp tục rót mẫu vào ống theo thành, đồng thời theo dõi ánh lửa ngọn nến qua miệng ống. + Khi ánh lửa nhòa không còn rõ ngọn. Ngưng đổ nước. + Dùng ống hút, hút bớt ra hoặc thêm vào từng lượng nước nhỏ để định vị trí chính xác của mặt thoáng tương ứng với điểm vừa làm nhòa ánh lửa. + Rút ống đo ra khỏi trọc kế, đọc độ đục ghi ngoài thành ống ngang mặt thoáng cột nước. + Cách tính Độ đục (JTU) = A: Độ đục đo được trên mẫu pha loãng B: Thể tích nước trong dung pha loãng mẫu C: Thể tích mẫu dung pha loãng Oxy hòa tan (DO) Ý nghĩa môi trường DO (oxi hòa tan) là yếu tố xác định sự thay đổi xảy ra do vi sinh vật kị khí hay hiếu khí. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm dòng chảy. Ngoài ra, DO còn là cơ sở kiểm tra BOD nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Tất cả các quá trình xử lý hiếu khí phụ thuộc vào sự hiện diện của DO trong nước thải, việc xác định DO không thể thiếu vì đó là phương tiện kiểm soát tốc độ sục khí để bảo đảm đủ lượng DO thích hợp cho vi sinh vật hiếu khí phát triển. DO cũng là yếu tố quan trọng trong sự ăn mòn sắt thép, đặc biệt là trong hệ thống cấp nước và lò hơi. Phương pháp phân tích Dùng phương pháp Winkler cải tiến xác định hàm lượng DO. Các bước tiến hành như sau: + Hóa chất: dd MnSO4, dd Iodur-Azur-Kiềm, axit Sunfuric đậm đặc 36N, dd Na2S2O3, chỉ thị hồ tinh bột. + Lấy đầy mẫu vào chai BOD, đậy nút gạt bỏ phần trên ra, V = 300 ml (không để bọt khí bám quanh thành chai). + Mở nút, lần lượt thêm vào: 2 ml dd MnSO4, 2ml dd Iodur-Azur-Kiềm. + Đậy nút, đảo ngược chai ít nhất 20 giây cho kết tủa khoảng 1/3 chiều cao của chai. + Đợi kết tủa lắng yên, mở nút chai cho vào 2 ml H2SO4 đậm đặc, đậy nút lắc mạnh. + Khi kết tủa tan hoàn toàn, lấy 203 ml dung dịch cho vào bình tam giác 250 ml rồi chuẩn bằng dd thiosunphate đến khi có màu vàng nhạt, thêm khoảng 5 giọt hồ tinh bột và chuẩn độ đến khi dd mất màu xanh. + Cách tính: 1 ml dd Na2S2O3 0,025 N đã dùng = 1 mg O2/l Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) Ý nghĩa môi trường Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện hiếu khí. Khái niệm “có khả năng phân hủy” có nghĩa là chất hữu cơ có thể dùng làm thức ăn cho vi sinh vật. BOD là một trong những chỉ tiêu được dùng để đánh giá mức độ gây ô nhiễm của các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Phương pháp phân tích + Dụng cụ và thiết bị Tủ điều nhiệt ở 200C Chai BOD Ống đong 100 ml Burret Pipette + Trình tự thí nghiệm Xử lý mẫu Nếu mẫu có độ kiềm và độ axit thì phải trung hòa đến pH = 6,5 – 7,5 bằng H2SO4 hoặc NaOH. Nếu mẫu có hàm lượng Clo dư đáng kể, thêm 1 ml axit acetic (1:1) hay H2SO4 (1:50) trong 1 lít mẫu, sau đó tiếp tục cho KI 10% rồi định phần bằng Na2S2O3 dứt điểm. Kỹ thuật pha loãng: Thực hiện pha loãng mẫu xử lý theo tỷ lệ đề nghị như sau: 0,1 – 1%: Cho nước thải công nghiệp nhiễm bẩn nặng. 1 – 5%: Cho nước chưa xử lý Space hoặc đã lắng. 5 – 25%: Cho dòng chảy qua quá trình oxi hóa. 25 – 100%: Cho các dòng sông ô nhiễm (tiếp nhận nước thải) Chiết mẫu đã pha loãng vào 2 chai: một chai đậy kín để ủ 5 ngày (BOD5) và một chai để định phân tức thì. Chai ủ trong 200C đậy kỹ, niêm bằng màng nước mỏng trên chổ lọc của miệng chai (lưu ý để lượng nước này không bị can hết). Định phân lượng oxi hòa tan Đối với các loại nước đã biết chắc hàm lượng DO = 0 thì không cần định phân lượng oxi hòa tan. Đối với mẫu: Õ Một chai xác định hàm lượng DO ngay trên mẫu pha loãng: DO0 Õ Chai còn lại ủ ở nhiệt độ 200C và định phân DO5 (sau 5 ngày) Độ pha loãng sao cho để sự khác biệt giữa 2 lần định phân phải > 1 mgO2/l Chỉ số BOD được xác định theo công thức: BOD (mg/l) = (DO0 – DO5) x f Trong đó: DO0: Oxy hòa tan đo được ngày đầu tiên (sục khí trong 2 giờ) DO5: Oxy hòa tan đo được trong 5 ngày. F : hệ số pha loãng Nhu cầu oxy hóa học (COD) Ý nghĩa môi trường Nhu cầu oxy hoá học là lượng oxy tương đương của các cấu tử hữu cơ trong mẫu nước bị oxy hoá bởi tác nhân hoá học có tính oxy hoá mạnh. Là một trong những chỉ tiêu đặc trưng dùng để khảo sát, đánh giá hiện trạng và kiểm tra mức độ ô nhiễm của nguồn nước ô nhiễm và nước mặt đặc biệt là các công trình xử lý nước thải. Theo phương pháp này, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hầu như toàn bộ các chất hữu cơ đã bị oxy hoá, chỉ trừ một số ít trường hợp ngoại lệ, nhờ vậy cho phép xác định nhanh hàm lượng chất hữu cơ. Tỷ lệ giữa BOD và COD thường trong khoảng từ 0,5 – 0,7. Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp dichromate hoàn lưu xác định COD. Các bước tiến hành như sau: Hoá chất: dd chuẩn K2Cr2O7 0,0167 M, H2SO4 reagent, chỉ thị màu Feroin, dd FAS 0,1 M. Cho hoá chất như bảng dưới đây : Ống nghiệm ml mẫu Dd K2Cr2O7 H2SO4reagent 16x100 mm 2,5 1,5 3,5 Đậy nút vặn kỹ, lắc nhiều lần cẩn thận vì phản ứng phát nhiệt. Cho vào lò sấy ở nhiệt độ 150oC trong 2 giờ. Lấy ra để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó cho vào 2 giọt ferroin và chuẩn bằng dd FAS 0,1 M. Mẫu chuyển từ màu xanh lục sang màu nâu đỏ. Làm mẫu rỗng với nước cất. - Tính toán : Trong đó: A : Thể tích FAS dùng chuẩn độ mẫu rỗng. B : Thể tích FAS dùng chuẩn độ mẫu thật. C : Thể tích mẫu (ml). N : Nồng độ thực của FAS. Tổng N Ý nghĩa môi trường Nitơ là một trong những nguyên tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sống của tất cả động vật và thực vật. Các số liệu về nitơ được sử dụng vào các mục đích như: + Đánh giá mức độ ô nhiễm, khả năng tự làm sạch của dòng chảy + Khảo sát sự thay đổi các biến dưỡng của vi khuẩn tự do + Kéo dài và gia tăng hiệu suất diệt khuẩn của quá trình chloride hóa nước sinh hoạt + Xác định sự thay đổi hàm lượng sinh khối + Đánh giá hiệu xuất các công trình xử lý Phương pháp phân tích + Lấy 100 ml mẫu cho vào cốc đun còn lại khoảng 20 ml. + Để nguội cho vào 0,15g K2SO4 và 0,05g CuSO4 và 5 ml H2SO4 đđ. + Rót cẩn thận dung dịch vào bình đun với nhiệt độ bếp đun khoảng 850C. + Đun cho đến khi dung dịch trong bình trong. + Để nguội rồi định mức dung dịch thành 100 ml. + Rót lấy 50 ml dung dịch vừa định mức vào bình đun Kjeldahl, cho thêm 50 ml nước cất, 3 giọt Tasero và 15 ml NaOH 40%. + Đầu ra nhúng chìm trong 20 ml H2SO4 0,1N và 3 giọt Tasero. + Chưng cất kết thúc khi phẩm thu được khoảng 200 ml hay giấy quỳ không chuyển màu khi tiếp xúc với đầu ra. + Kết thúc quá trình: định phân toàn bộ dung dịch thu được từ đầu ra bằng dung dịch NaOH 0,1N. + Kết quả: Lượng N (mg/l) = Trong đó: V1: thể tích H2SO4 đã thêm vào bình (20 ml) V2: thể tích NaOH dung để chuẩn mẫu A: lượng mẫu đem phân tích (100 ml) Tổng P Ý nghĩa môi trường Việc xác định phosphate rất cần thiết trong vận hành các trạm xử lý nước thải và trong nghiên cứu ô nhiễm dòng chảy của nhiều vùng vì hàm lượng phosphate có thể coi như lá một chất dinh dưỡng trong xử lý nước thải. Ngoài ra, hợp chất phosphate còn được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy điện, hơi nước để kiểm soát sự đóng cặn trong nồi hơi. Phương pháp phân tích + Nếu mẫu đục và có màu cần lọc trước khi tiến hành định phân. + Hút 25 ml mẫu (*) thêm 1 giọt chỉ thị phenolphthalein nếu đổi màu, nhỏ 1 giọt hỗn hợp acid mạnh, nếu dung dịch không mất màu, mẫu cần được pha loãng. + Chuẩn bị đường cong tham chiếu: STT ống 0 1 2 3 4 5 6 ml dd P – PO43- chuẩn 0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 - ml nước cất 25 24,5 24 23,5 23 22,5 - ml mẫu nước - - - - - - 25 ml dd molybdate 1 ml/ống ml SnCl2 0,1 ml = 2 giọt/ống C (mg/l) 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 - Nên giữ dung dịch chuẩn và mẫu ở cùng nhiệt độ phòng thí nghiệm (24 – 300C) do sai biệt nhiệt độ không quá 20C giữa các ống vì sắc độ tùy thuộc nhiều vào nhiệt độ. + Đo và so sánh độ hấp thu của mỗi với đường cong tham chiếu sau 10 – 12 phút phản ứng, bước sóng l = 690 nm. (*) nếu mẫu vượt quá đường cong chuẩn, làm lại với một thể tích mẫu thích hợp và pha loãng đến 25 ml. + Tính toán kết quả Mg P – PO43- /lít = pH Ý nghĩa môi trường pH là một thuật ngữ chỉ độ acid hay bazơ của một dung dịch, pH ảnh hưởng đến các quá trình sinh học trong nước và có ảnh hưởng đến sự ăn mòn, hòa tan các vật liệu. Trong kỹ thuật môi trường, pH được quan tâm trong các lĩnh vực như quá trình keo tụ, quá trình làm mềm nước, quá trình khử trùng, ổn định nước… Phương pháp phân tích Dùng máy đo pH. Các bước đo được tiến hành như sau: + Lắc đều mẫu trước khi đổ ra cốc 100 ml để đo. + Sử dụng nước cất để rửa đầu điện cực. + Nhúng điện cực vào dung dịch mẫu. + Gạt nút power sang phía đối diện để mở máy. + Đợi giá trị pH trên máy ổn định (khoảng 30s) thì đọc kết quả Tổng Coliform Ý nghĩa môi trường Coliform được xem là nhóm vi sinh vật chỉ thị: số lượng hiện diện của chúng trong thực phẩm, nước hay các loại mẫu môi trường được dùng để chỉ thị khả năng hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác. Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp màng lọc (MF) để xác định số coliforms có trong nước. Dụng cụ: + Bộ lọc Milipore khử trùng. + Màng lọc + Đĩa Petri và Pipet khử trùng + Môi trường Endo – agar + Nước cất khử trùng + Mẫu nước + Kẹp gấp khử trùng Trình tự thí nghiệm: + Chọn độ pha loãng mẫu. Thường đối với nước thải người ta chọn độ pha loảng từ 10-3 trở lên tùy theo mức độ ô nhiễm. Mẫu nước được xem là lý tưởng nếu đếm được từ 10 – 80 lạc khuẩn coliforms/1ml. + Môi trường Endo – agar đã khử trùng nấu tan chảy, để nguội đến 600C, rót môi trường vào các đĩa Petri khử trùng, để đông lại. + Lọc mẫu: Dùng kẹp gấp đã khử trùng, đặt tấm màng lọc (bề có kẻ vạch ở phía trên) lên trên mặt phểu lọc một cách cẩn thận, khóa phểu lọc lại. Lọc mẫu bằng cách hút chân không, tráng phểu bằng nước cất vô trùng. Hút 1 ml mẫu đã chọn cho vào phểu lọc tráng lại phểu lọc bằng nước cất cô trùng. Mở phểu lọc và đặt tấm màng lọc lên trên đĩa Petri khử trùng đã có sẵn môi trường. Cẩn thận lăn tấm màng lọc lên trên bề mặt thạch và tránh không tạo các bong bong khí dưới màng lọc. + Lật ngược đĩa Petri lại, đem ủ ở 350C. + Sau 24 giờ đem đếm số khuẩn mọc trên tấm màng lọc. Khuẩn lạc coliform tiêu biểu có màu hồng cho đến đỏ đậm, có ánh kim trên bề mặt. Ánh kim có thể bao phủ toàn bộ lạc khuẩn hoặc chỉ là một chấm nhỏ. Các lạc khuẩn không có ánh kim có thể màu hồng, đỏ, trắng và không màu xem như không phải là coliform. + Tính toán: Số khuẩn lạc / 100 ml = Trong đó: N: số khuẩn lạc đếm được V: thể tích mẫu được lọc (ml) Vị trí lấy mẫu Để đánh giá chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu, sinh viên đã tiến hành lấy mẫu nước mặt tại 8 vị trí. Tại mỗi vị trí được lấy 2 mẫu vào đợt triều kiệt và lúc triều cường. Vị trí lấy mẫu nước được mô tả tại các vị trí trình bày trong bảng sau: Bảng 4.2 Vị trí lấy mẫu nước mặt TT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu 1 NM1s NM1c Rạch Cầu Ngang 2 NM2s NM2c Trên Kênh Sông Đào 3 NM3s NM3c Cầu Rạch Chiếc 4 NM4s NM4c Điểm giao sông Sài Gòn – Kênh Rạch Chiếc 5 NM5s NM5c Khu vực Phường thảo Điền cách cầu Rạch Chiếc khoảng 2,5 km về phía hạ lưu 6 NM6s NM6c Điểm giao Sông Sài Gòn – Sông Bà Triệu 7 NM7s NM7c Cầu Sài Gòn 8 NM8s NM8c Khu đô thị Thủ Thiêm Ghi chú: NM1s: được lấy lúc triều kiệt, NM1c: được lấy lúc triều cường Hình 4.1 Bản đồ lấy mẫu phân tích nước mặt Kết quả phân tích Bảng 4.3 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt lúc triều kiệt TT Thông số Đơn vị NM1s NM1c NM2s NM2c NM3s NM3c NM4s NM4c QCVN 08:2008 Cột A1 Cột B1 1 TSS mg/l 22 20 20 17 34 30 36 33 20 50 2 Độ đục mg/l 30,12 27,51 23,24 20,11 27,24 25,34 28,86 26,22 - - 3 DO mg/l 4,74 5,10 3,90 4,80 4,76 4,90 4,96 5,04 ≥ 6 ≥ 4 4 BOD5 mg O2/l 24 21 29 25 23 20 23 19 4 15 5 COD mg O2/l 40 37 47 43 36 34 39 38 10 30 6 Tổng Nitơ mg/l 4,66 4,36 6,19 5,16 4,08 3,82 3,53 3,36 2 10 7 Tổng Photpho mg/l 0,38 0,37 0,42 0,42 0,35 0,36 0,36 0,32 0,1 0,3 8 pH - 7,23 7,69 6,38 6,71 6,67 7,16 6,77 7,01 6-8,5 5,5-9 9 Dầu mỡ mg/l KPH KPH KPH KPH 0,021 0,014 0,025 0,012 0,01 0,1 10 T. Coliform MPN/100ml 7900 2100 7500 2900 5400 2400 4200 2600 2500 7500 Bảng 4.4 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt lúc triều cường TT Thông số Đơn vị NM5s NM5c NM6s NM6c NM7s NM7c NM8s NM8c QCVN 08:2008 Cột A1 Cột B1 1 TSS mg/l 41 38 43 40 45 44 43 42 20 50 2 Độ đục mg/l 27,92 25,32 27,28 24,11 26,49 22,61 27,22 23,34 - - 3 DO mg/l 4,71 4,85 4,95 4,78 5,00 4,92 5,07 4,96 ≥ 6 ≥ 4 4 BOD5 mg O2/l 21 17 22 20 20 15 23 21 4 15 5 COD mg O2/l 36 34 32 31 30 27 32 30 10 30 6 Tổng Nitơ mg/l 3,45 3,51 3,15 3,43 3,27 3,21 3,18 3,29 2 10 7 Tổng Photpho mg/l 0,34 0,31 0,34 0,31 0,34 0,29 0,36 0,31 0,1 0,3 8 pH - 6,52 7,21 6,38 6,76 6,56 6,95 6,46 6,89 6-8,5 5,5-9 9 Dầu mỡ mg/l KPH KPH KPH KPH 0,018 0,014 KPH KPH 0,01 0,1 10 T. Coliform MPN/100ml 3300 2000 4500 3100 2700 1800 8400 2000 2500 7500 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC Phương pháp đánh giá Đánh giá theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn được áp dụng để so sánh là quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A1 và cột B1 – dùng cho mục đích sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự. Bảng 5.1. Giới hạn các chỉ tiêu theo Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT STT Thông số Đơn vị QCVN 08:2008/BTNMT (A1) QCVN 08:2008/BTNMT (B1) 1 pH 6 – 8,5 5,5 – 9 2 Oxy hòa tan Mg/l ≥ 6 ≥ 4 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Mg/l 20 50 4 COD Mg/l 10 30 5 BOD5 Mg/l 4 15 6 Nitrit (NO-2) (tính theo N) Mg/l 0,01 0,04 7 Nitrat (NO-3) (tính theo N) Mg/l 2 10 8 Phosphat (PO4-3) (tính theo P) Mg/l 0,1 0,3 9 E. Coli MPN/100ml 20 100 10 Coliform MPN/100ml 2500 7500 Đánh giá theo phú dưỡng Riêng các giá trị Tổng Nitơ, Tổng Phospho được so sánh với “Giới hạn các trạng thái dinh dưỡng trong nước” của Viện Chất lượng nước Đan Mạch 1992 Bảng 5.2 Giới hạn các trạng thái dinh dưỡng của nguồn nước Trạng thái dinh dưỡng Tổng Nitơ (mg/l) Tổng Phospho (mg/l) Nghèo < 0,05 0,01 Trung bình 0,05 – 0,1 0,01 – 0,035 Giàu 0,1 – 0,22 0,035 – 0,1 Quá giàu > 0,1 (Nguồn: Viện Chất lượng nước Đan Mạch, 1992) Đánh giá theo WQI Năm 1998, PGS – TS Lê Trình đã đề xuất phân loại chất lượng nước sông, hồ ở lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn thành 5 loại dựa trên 6 thông số đặc trưng pH, BOD, DO, Cl-, NH4+, và tổng coliform. Cách phân hạng này tương đối đơn giản, số thông số ít và hầu như không sử dụng đến yếu tố trọng số khi đánh giá. Sau khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thông số chất lượng nước như: mức độ đóng góp đến mức độ chất lượng nguồn nước của thông số, thông tin ô nhiễm thực tế thông qua các số liệu quan trắc, thông số được quan trắc định kỳ; đồng thời tham khảo WQI của các quốc gia trên thế giới và căn cứu vào hiện trạng ô nhiễm nước mặt ở thành phố Hồ Chí Minh, các thông số sau được lựa chọn để xây dựng chất lượng nước mặt gồm: pH, DO, BOD5, COD, TSS, dầu mỡ, tổng Coliform, độ đục, tổng Nitơ, tổng Phospho. Trọng số của các thông số chất lượng nước được xuất như bảng sau: Bảng 5.3: Giá trị trọng số của các thông số chất lượng nước mặt STT Thông số Trọng số 1 DO 0,17 2 Tổng Coliform 0,16 3 BOD5 0,13 4 pH 0,13 5 Dầu mỡ 0,13 6 Chất dinh dưỡng Tổng N Tổng P 0,09 0,09 7 COD 0,08 8 TSS 0,08 9 Độ đục 0,04 Tổng cộng 1 Mức phân hạng các thông số được đưa ra dựa vào các tiêu chuẩn về chất lượng nước: Đối với các thông số có quy định trong tiêu chuẩn (pH, BOD5, COD, DO, TSS, dầu mỡ, tổng Coliform) thì mức phân hạng của chúng được căn cứu vào TCVN 5942: 1995: nồng độ các chất thỏa mãn tiêu chuẩn cột A thì điểm số tương đương 80 – 90, thỏa mãn tiêu chuẩn cột B thì điểm số từ 40 – 60 tùy thuộc tiêu chuẩn đó có khắc khe hay không. Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống của Bộ Y tế ban hành ngày 18/4/2002. Nếu nồng độ của một chất thỏa mãn tiêu chuẩn này thì điểm số từ 90 – 100. Đối với thông số không quy định trong tiêu chuẩn TCVN 5942: 1995 nhưng có trong tiêu chuẩn quốc gia khác như độ đục thì mức phân hạng dựa vào tiêu chuẩn đó đồng thời tham khảo mức phân hạng của thông số đó sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Bảng 5.4 Mức phân hạng của các thông số trong CSDL nước mặt DO (mg/l) Điểm số Dầu mỡ (mg/l) Điểm số ³ 7 100 0 90 6 – 7 80 0 – 0,01 70 4 – 6 60 0,01 – 0,05 60 2 – 4 40 0,05 – 0,3 40 1 – 2 20 0,3 – 1,0 20 < 1 0 > 1,0 0 BOD5 (mg/l) Điểm số COD (mg/l) Điểm số 0 – 2 100 < 2 100 2 – 4 80 2 – 5 90 4 – 10 70 5 – 10 80 10 – 25 50 10 – 35 60 25 – 30 40 35 – 50 40 30 – 40 20 50 – 100 20 ³ 40 0 ³ 100 0 Tổng Coliform (MPN/100mg/l) Điểm số pH Điểm số 0 – 100 100 7,0 – 7,5 100 100 – 1000 90 6,5-7,0; 7,5-8,0 90 1000 – 5000 80 6,0-6,5; 8,0-8,5 80 5000 - 104 60 5,5-6,0; 8,5-9,0 60 104 – 105 40 5,0-5,5; 9,0-9,5 40 105 – 106 20 4,0-5,0; 9,5-10,0 20 > 106 0 > 10; < 4 0 Độ đục (NTU) Điểm số TSS (mg/l) Điểm số £ 2 100 < 10 100 2 – 5 90 10 – 20 90 5 – 25 80 20 – 50 80 25 – 50 60 50 – 80 60 50 – 80 40 80 – 100 40 80 – 100 20 100 – 300 20 > 100 0 > 300 0 Tổng N (mg/l) Điểm số Tổng P (mg/l) Điểm số £ 0,1 100 £ 0,01 100 0,1 – 0,22 80 0,01 – 0,035 80 0,22 – 1,0 60 0,035 – 0,1 60 1,0 – 3,0 40 0,1 – 1,0 40 3,0 – 10,0 20 1,0 – 2,0 20 > 10,0 0 > 2,0 0 Mức độ phân hạng của tổng N, tổng P thì dựa vào ảnh hưởng của chúng đến trạng thái dinh dưỡng của nguồn nước. Chỉ số phụ của thông số chất dinh dưỡng sẽ được suy ra từ điểm số của tổng N và tổng P. N/P £ 4,5: chỉ số phụ chất dinh dưỡng = điểm số của tổng N N/P ³ 6,0: chỉ số phụ chất dinh dưỡng = điểm số của tổng P 4,5 < N/P < 6,0: chỉ số phụ chất dinh dưỡng = min (điểm số tổng N và điểm số tổng P) Các mức điểm số thấp hơn thì tham khảo số liệu quan trắc thực tế và các tiêu chuẩn thải năm 2000, 2001. Tiêu chuẩn TCVN 6774: 2000 về chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh cùng các tài liệu khác về độc học, về nồng độ ảnh hưởng của các chất, các nghiên cứu về môi trường nước mặt khu vực. Chỉ số chất lượng nước mặt tính theo công thức: WQI = Với i = 1....n – các thông số được quan trắc; w – trọng số SI – mức phân hạng Bảng 5.5 Phân loại chất lượng nước theo giá trị chỉ số Giá trị chỉ số Chất lượng nước Màu sắc 90,0 – 100,0 Nước chưa có dấu hiệu ô nhiễm Lam 80,0 – 89,9 Nước ô nhiễm nhẹ Lục 50,0 – 79,9 Ô nhiễm trung bình Cam 20,0 – 49,9 Ô nhiễm nặng Đỏ 0 – 19,9 Ô nhiễm rất nặng Đen Nước chưa có dấu hiệu ô nhiễm: các chỉ tiêu chất lượng nước đều đạt tiêu chuẩn dành cho nguồn cấp nước, một số chỉ tiêu còn đạt cả chất lượng nước vệ sinh ăn uống của Bộ Y tế. Nước vẫn còn mang bản chất tự nhiên, chưa bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người. Nguồn nước có chất lượng như vậy có thể sử dụng làm nước cấp (nếu không nhiễm mặn) mà không cần xử lý hoặc nếu phải xử lý thì chỉ cần khử trùng đơn giản. Nước ô nhiễm nhẹ: hầu hết thông số thỏa mãn tiêu chuẩn loại A trong TCVN 5942: 1995. Nguồn nước này được sử dụng cho mục đích ưu tiên là cấp nước (nếu không bị nhiễm mặn) cho sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ (sau khi xử lý đơn giản bằng lắng, lọc và khử trùng) và kết hợp để nuôi thủy sản , dịch vụ - giải trí, bơi lội, bảo vệ hệ sinh thái nước. Nước ô nhiễm trung bình: Các chỉ tiêu tương đương với TCVN 5942:1995 cho nguồn loại B. Nếu giá trị chỉ số ở gần giới hạn trên của mức này (từ 70 – 80) thì vẫn có thể sử dụng làm đầu vào của nhà máy xử lý nước cấp (nếu không bị nhiễm mặn) nhưng đòi hỏi phải xử lý kỹ bằng các phương pháp vật lý, hóa học và khử trùng. Nguồn nước này còn có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, sử dụng cho thủy lợi (nếu không nhiễm mặn) và cho cấp nước công nghiệp (nước làm mát, nước vệ sinh thiết bị...). Nước ô nhiễm nặng: nguồn nước này chỉ sử dụng cho thủy lợi (nếu độ mặn, vi sinh, dầu mỡ, kim loại nặng đạt tiêu chuẩn nước thủy lợi) và giao thông thủy. Nước ô nhiễm rất nặng: nguồn nước này chỉ dùng cho giao thông thủy vì đã ô nhiễm rất nặng. Nước ở mức ô nhiễm này rất khó phục hồi chất lượng nước nếu không có biện pháp xử lý và quản lý triệt để. Đánh giá chất lượng nước theo tiêu chuẩn Hàm lượng SS dao động trong khoảng từ 20 – 45mg/l vượt so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A1 (20mg/l), trừ vị trí tại khu vực kênh Sông Đào vào lúc đỉnh triều có giá trị là 17mg/l còn nằm trong QCVN cột A1, nhưng thấp hơn so với QCVN cột B1 (50mg/l). SS cao nhất là 45mg/l tại vị trí chân cầu Sài Gòn. Hình 5.1. Diễn biến TSS của nước mặt tại triều kiệt Hình 5.2 . Diễn biến TSS của nước mặt tại triều cường Độ đục dao động trong khoảng từ 20 – 30mg/l Giá trị DO tại các điểm đo chủ yếu dao động trong khoảng từ 3,90 – 5,07 mg/l vào lúc chân triều và 4,78 – 5,10 mg/l vào lúc đỉnh triều. Các giá trị này đều thấp hơn so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A1 (≥ 6mg/l), tuy nhiên lại cao hơn so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 (≥ 4mg/l). Duy nhất tại vị trí đo trên kênh Sông Đào vào lúc chân triều giá trị DO là 3,9 mg/l, thấp hơn so với quy chuẩn so sánh cột B1. Hình 5.3. Diễn biến DO của nước mặt lúc triều liệt Hình 5.4. Diễn biến DO của nước mặt lúc triều cường Giá trị BOD5 tại các vị trí lấy mẫu đều vượt so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 (15 mgO2/l) vào thời điểm chân triều thường có giá trị cao hơn đỉnh triều. Giá trị BOD5 dao động từ 20 – 29 mgO2/l vào lúc chân triều và từ 15 – 25 mgO2/l vào lúc đỉnh triều. Giá trị BOD5 cao nhất là 29 mgO2/l vào lúc chân triều (NM2: kênh Sông Đào) cao hơn gấp khoảng 2 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Hình 5.5. Diễn biến BOD5 của nước mặt lúc triều kiệt Hình 5.6. Diễn biến BOD5 của nước mặt lúc triều cường Giá trị COD nhìn chung đều vượt so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 (30mgO2/l), ngoại trừ tại vị trí chân cầu Sài Gòn vào lúc đỉnh triều có giá trị là 27mgO2/l còn nằm trong QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Giá trị COD cao nhất đo được là trên khu vực kênh Sông Đào là 47 mgO2/l, cao hơn 1,5 lần so với cột B1. Hình 5.7. Diễn biến COD của nước mặt lúc triều kiệt Hình 5.8. Diễn biến COD của nước mặt lúc triều cường Hàm lượng N tổng có giá trị dao động từ 3 – 6,2 ng/l cao hơn từ 1,5 – 3,1 lần so với QCVN 08:2008 cột A1 (2mg/l) nhưng vẫn còn nằm trong giới hạn so với cột B1 (10mg/l). Hình 5.9. Diễn biến Nitơ tổng của nước mặt lúc triều kiệt Hình 5.10. Diễn biến Nitơ tổng của nước mặt lúc triều cường Hàm lượng P tổng có giá trị dao động từ 0,29 – 0,42 mg/l, vượt so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 (0,3mg/l), trừ tại vị trí NM7 (chân cầu Sài Gòn vào lúc đỉnh triều) là 0,29mg/l thấp hơn so với cột B1. Hình 5.11. Diễn biến Photpho tổng của nước mặt lúc triều kiệt Hình 5.12. Diễn biến Photpho tổng của nước mặt lúc triều cường Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực khảo sát cho thấy giá trị pH của nước dao động từ 6,38 – 7,23 lúc chân triều và 6,67 – 7,69 lúc đỉnh triều, cho thấy nước lúc triều cường pH có giá trị cao hơn triều kiệt. Các giá trị này đều nằm trong giới hạn của của Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A1. Hình 5.13. Diễn biến pH nước mặt lúc triều kiệt Hình 5.14. Diễn biến pH nước mặt lúc triều cường Hàm lượng dầu mỡ tại các điểm đo: NM3, NM4, NM7 dao động trong khoảng 0,012 – 0,014 mg/l vào lúc đỉnh triều và dao động từ 0,018 – 0,025 mg/l vào lúc chân triều. Các giá trị đo được đều cao hơn so với QCVN 08: 2008/BTNMT cột A1 (0,01 mg/l) nhưng lại thấp hơn nhiều lần so với quy chuẩn so sánh cột B1. Hình 5.15. Diễn biến dầu mỡ của nước mặt lúc triều kiệt Hình 5.16. Diễn biến dầu mỡ của nước mặt lúc triều cường Chỉ số F.Coliform dao động từ 130 – 540MPN/100ml vào lúc đỉnh triều và từ 170 – 920 MPN/100ml vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT tại cột A (20 MPN/100ml), cột B (100 MPN/100ml). Hình 5.17. Diễn biến Tổng Coliform của nước mặt lúc triều kiệt Hình 5.18. Diễn biến Tổng Coliform của nước mặt lúc triều cường Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI Dưới đây là bản đồ thể hiện màu chỉ số chất lượng nước mặt theo Lê Trình tại sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm trên từng điểm lấy mẫu. Hình 5.19 Bản đồ thể hiện màu chỉ số chất lượng nước theo PGS – TS Lê Trình Kết quả tính toán chỉ số WQI của các mẫu nước mặt tại đoạn rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm Bảng 5.6. Kết quả tính toán WQI của các mẫu nước mặt lúc triều kiệt Thông số NM1s NM2s NM3s NM4s NM5s NM6s NM7s NM8s pH 13 10,4 11,7 11,7 11,7 10,4 11,7 10,4 Dầu mỡ 11,7 11,7 7,8 7.8 11,7 11,7 7,8 11,7 DO 10,2 6,8 10,2 10,2 10,2 10,2 10,2 10,2 BOD5 6,5 5,2 7,5 6,5 6,5 6,5 6,5 6,5 COD 3,2 3,2 3,2 3,2 3,2 4,8 4,8 4,8 TS 6,4 7,2 6,4 6,4 6,4 6,4 6,4 6,4 Tổng N 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8 Tổng P 3,6 3,6 3,6 3,6 3,6 3,6 3,6 3,6 Tổng Coliform 9,6 9,6 9,6 12,8 12,8 12,8 12,8 9,6 Độ đục 2,4 3,2 2,4 2,4 2,4 2,4 2,4 2,4 WQI 68,4 62,7 64,2 66,4 70,3 70,6 68 67,4 Bảng 5.7. Kết quả tính toán WQI của các mẫu nước mặt lúc triều cường Thông số NM1c NM2c NM3c NM4c NM5c NM6c NM7c NM8c TSS 7,2 7,2 6,4 3,2 6,4 6,4 6,4 6,4 Độ đục 2,4 3,2 2.4 2,4 2,4 3,2 3,2 3,2 DO 10,2 10,2 10,2 10,2 10,2 10,2 10,2 10,2 BOD5 6,5 6,5 6,5 6,5 6,5 6,5 6,5 6.5 COD 3,2 3,2 4,8 3,2 4,8 4,8 4,8 4,8 Tổng N 1,8 1,8 1.8 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8 Tổng P 3,6 3,6 3,6 3,6 3,6 3,6 3,6 3,6 pH 11,7 11,7 13 3 13 11,7 11,7 11,7 Dầu mỡ 11,7 11,7 7,8 7,8 11,7 11,7 7,8 11,7 Tổng Coliform 12,8 12,8 12,8 12,8 12,8 12,8 12,8 12,8 WQI 71,1 71,9 69,3 64,5 73,2 72,7 68,8 72,7 Hình 5.20 Biểu diễn giá trị WQI của sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm Nhận xét: Dựa vào kết quả tính toán chỉ số WQI cho thấy, giá trị chỉ số WQI tại các vị trí lấy mẫu dao động trong khoảng 62,7 đến 70,6 lúc chân triều và trong khoảng 64,5 đến 73,2 lúc đỉnh triều. Như vậy, chất lượng nước sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm đang bị ô nhiễm ở mức độ trung bình, các chỉ tiêu tương đương với TCVN 5942:1995 cho nguồn loại B. Nguồn nước này có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, sử dụng cho thủy lợi, cấp nước cho công nghiệp, nếu sử dụng để làm đầu vào cho nhà máy xử lý nước cấp thì đòi hỏi phải được xử lý kỹ bằng các phương pháp vật lý, hóa học và khử trùng. Chất lượng nước mặt sông Sài Gòn đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu COD, BOD, DO, Tổng N, Tổng P, Coliform, trong đó các chỉ tiêu COD, BOD, DO vượt quy chuẩn QCVN 08:2008 cột B1. Chất lượng nước mặt lúc chân triều và chất lượng nước mặt lúc đỉnh triều không thay đổi nhiều ngoại trừ tại khu vực từ kênh Sông Đào đổ ra sông Sài Gòn chất lượng nước có mức dao động từ 62,7 đến 71,9 lớn hơn so với các vị trí khác. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT Phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sử dụng công cụ sơ đồ nguyên nhân hệ quả (CED) để tìm những nguyên nhân gây nên ô nhiễm nước sông Sài Gòn. Chất lượng nước sông Sài Gòn Cơ sở dữ liệu Các yếu tố bên ngoài Cơ chế pháp lý Kỹ thuật và công nghệ xử lý nước Hoạt động của doanh nghiệp Hoạt động của cộng đồng Hình 6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước của sông Sài Gòn Sơ đồ nguyên nhân hệ quả (CED) của ô nhiễm nước Chất lượng nước sông Sài Gòn Hoạt động của cộng đồng Trình độ nhận thức của người dân thấp Cộng đồng chưa được cung cấp đầy đủ thông tin chất lượng nước. Xả thải chất thải do không được hướng dẫn và cung cấp cộng cụ cụ thể. Tình trạng tăng dân số cơ học. Các hoạt động công cộng trao đổi, mua bán tự phát phát sinh chất thải… Hoạt động của doanh nghiệp Ý thức kém trong việc bảo vệ chất lượng môi trường nước. Xả thải trái phép nước thải ra sông. Nước thải qua xử lý không đạt tiêu chuẩn. Không nghiêm chỉnh trong việc chấp hành luật BVMT Việt Nam, … Các yếu tố bên ngoài Địa chất khu vực Ảnh hưởng của yếu tố triều, chế độ thủy văn của dòng chảy. Mật độ dân cư dày đặc… Kỹ thuật và công nghệ Quy hoạch hạ tầng thiếu đồng bộ, lạc hậu, xuống cấp nhanh. Trình độ kỹ thuật xây dựng thấp. Thiếu giải pháp kiểm soát chất lượng nước. Trang thiết bị xử lý nước không đạt. Khắc phục sự cố còn chậm,… Cơ sở dữ liệu Chương trình quan trắc chưa đầy đủ. Dữ liệu thiếu đồng bộ. Chưa phân rõ chức năng và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý khi thực hiện chương trình quan trắc. Thiếu thốn trang thiết bị, máy móc… Cơ chế pháp lý Luật, tiêu chuẩn, quy định. Thể chế, pháp chế Thanh tra, công an, lực lượng quản lý còn mỏng. Chưa có sự hợp tác đúng mức giữa các cơ quan quản lý. Phân cấp quản lý không đồng nhất, chồng chéo… Hình 6.2. Phân tích nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước sông Sài Gòn Xác định nguyên nhân ô nhiễm nước Theo xu hướng phát triển các hoạt động kinh tế xã hội trong lưu vực sông Sài Gòn đang thay đổi từng ngày gây ra các tác động trực tiếp đến chất lượng môi trường sông Sài Gòn. Phải hứng chịu hậu quả không ai khác ngoài chính những người dân sống ở trên lưu vực sông và cả những người sử dụng nước sông Sài Gòn làm nước sinh hoạt. Các nguyên nhân chính được xác định: Quá trình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh trong khi cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống xử lý nước thải tập trung không đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế dẫn đến việc gia tăng chất thải cả về lượng lẫn mức độ độc hại. Có nhiều hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường được thải trực tiếp ra sông, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nằm xen lẫn trong các khu dân cư nên việc xử lý chất thải nói chung còn bỏ ngỏ nếu có cũng rất hạn chế. Do thiếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngay từ đầu, phát triển cơ sở hạ tầng mang tính chấp vá, đặc biệt là hệ thống thoát nước đã quá cũ kỹ và đang xuống cấp. Công tác tổ chức quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường nước KCN chưa tốt, chưa chủ động. Các văn bản pháp qui về bảo vệ môi trường chưa hoàn thiện và chưa được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh. Sự gia tăng dân số, đô thị hóa dẫn đến gia tăng lượng nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, họ thải trực tiếp nước thải, chất thải trực tiếp ra sông. Do ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém: xả rác bừa bãi ra sông, gia tăng chất thải rắn, khó phân hủy, gây bồi lắng, cản trở dòng chảy. Công tác điều tra, đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu vực, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu lập quy hoạch quản lý tài nguyên nước. Năng lực tổ chức bộ máy còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về quản lý. Thiếu tài liệu về nguồn nước và hiện trạng sử dụng nước là một khó khăn lớn trong công tác quản lý chất lượng nước. Thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có chức năng quản lý; các bên liên quan trong công tác quản lý chất lượng môi trường nước. Việc trao đổi thông tin còn nhiều hạn chế do thiếu công khai, minh bạch giữa các bên liên quan dẫn đến hiệu quả quản lý yếu kém. Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng nước Giải pháp kỹ thuật Giải pháp kỹ thuật là giải pháp cần có các công cụ kỹ thuật để giảm nhẹ ô nhiễm môi trường nước sông Sài Gòn. Cụ thể gồm: Đánh giá tác động môi trường các dự án. Cải tiến quy trình công nghệ nhằm hạn chế ô nhiễm. Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Tận dụng nước thải và tái sử dụng nước thải. Cải tạo và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Giữa môi trường và phát triển luôn có mâu thuẫn, nhưng xã hội không ngừng phát triển, do đó để giảm thiểu ô nhiễm cần phải đánh giá tác động môi trường đối với bất kỳ dự án nào dù nhỏ hay lớn, dù cũ hay mới. Báo cáo ĐTM sẽ đề xuất những biện pháp kỹ thuật cụ thể cải tạo môi trường nước, phòng ngừa những sự cố môi trường có thể xảy ra. Đối với nhà máy hiện có, trong thời gian trước mắt chưa có thể thay đổi mới ngay được toàn bộ trang thiết bị. Vì vậy cần tận dụng những cái đã có với các biện pháp xử lý ô nhiễm. Đối với các nhà máy mới cần đầu tư công nghệ sạch không gây ô nhiễm, hoặc ít ô nhiễm ngay từ đầu. Muốn như vậy cơ quan chủ quản cần phổ biến cho các cơ sở sản xuất công nghiệp những thông tin về các công nghệ mới, thích hợp với điều kiện tại địa phương, tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ mới, thông tin các công nghệ độc hại đã bị cấm sử dụng trên thế giới, thay thế những nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường nước. Giải pháp kinh tế Đây là những giải pháp sử dụng các công cụ và chính sách kinh tế để giảm nhẹ và bảo vệ ô nhiễm môi trường nước. Các giải pháp này được đề xuất dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, ngăn chặn từ nguồn thải. Trong điều kiện kinh tế thị trường buộc các cơ sở gây ô nhiễm hay cá nhân gây ô nhiễm phải cân nhắc lựa chọn tìm phương án tối ưu, chi phí ít nhất để khắc phục ô nhiễm môi trường nước. Những giải pháp kinh tế mang tính vĩ mô và vi mô được Nhà nước và chính quyền địa phương sử dụng để quản lý môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Công cụ và chính sách kinh tế gồm: Phạt các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Thu phí phát thải ô nhiễm môi trường. Cấp giấy phép ô nhiễm môi trường và cho phép chuyển nhượng chúng. Lập quĩ bảo vệ môi trường. Chính sách thuế sử dụng tài nguyên nước mặt . Chính sách trợ giá nước qua thủy lợi phí, phân hóa học, thuốc trừ sâu. Chính sách về giá cả hàng hóa khi tính phí tài nguyên và môi trường (cấp nước dân sinh, giá hàng hóa tiêu dùng, vật liệu cho sản xuất). Hỗ trợ vốn của Nhà nước hoặc cho vay vốn lãi xuất thấp, hoặc giảm thuế để cải tiến qui trình công nghệ, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, khí thải hoặc nhập công nghệ mới ít gây ô nhiễm, hoặc không gây ô nhiễm. Sau đây sẽ phân tích chi tiết các giải pháp nêu trên: Phạt hành chánh các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nước Các công cụ kinh tế để quản lý môi trường dựa trên nguyên tắc cơ bản “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” bắt buộc các nhà máy, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm phải chi phí bồi thường thiệt hại môi trường, nếu không thực hiện sẽ bị phạt hành chánh; nguyên tắc “công bằng”, quan tâm đến những người nghèo, những người bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Cho đến nay Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp lý bảo vệ môi trường, gồm: Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam được ban hành lần đầu tiên tại Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 gồm 7 chương. Trong đó có xác định “Nước là một trong những yếu tố tạo thành môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại và ô nhiễm môi trường nước là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Năm 2005, Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 đã ra đời nhằm bổ sung, kiện toàn chính sách pháp luật về môi trường của Việt Nam với 15 chương và 136 điều. Tiêu chuẩn Việt Nam năm 2005 (TCVN-2005), quy chuẩn Việt Nam năm 2008 (QCVN-2008) quy định những giá trị giới hạn cho phép của các chỉ tiêu ô nhiễm đối với từng loại nước (nước mặt, nước ngầm, nước ven biển và nước thải). Nghị định của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường (NĐ số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006) với 44 điều quy định hình thức vi phạm, loại hình gây ô nhiễm, mức độ phạt tiền, thẩm quyền và thủ tục xử phạt. Đây là cơ sở pháp lý buộc các cơ sở sản xuất phải tiến hành đánh giá tác động môi trường và tìm các biện pháp giảm nhẹ ô nhiễm. Các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm phải nộp phạt, bồi thường thiệt hại theo qui định. Nước mặt là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, chúng ta cần có có biện pháp tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng nước bừa bãi, bằng cách định mức cấp nước dân sinh, giảm tỷ lệ thất thoát nước đến mức thấp nhất. Không dùng nước sạch để rửa xe, làm nguội máy móc, phun rửa đường... làm tăng lượng nước thải đổ ra nguồn tiếp nhân mà trực tiếp là các dòng sông. Giải pháp xã hội Đây là những giải pháp huy động được quần chúng tham gia một cách tự giác vào công tác cải tạo ô nhiễm môi trường nước và có trách nhiệm bảo vệ môi trường vì lợi ích chung của toàn xã hội vì môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người và bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng. Để thực hiện được giải pháp này cần phải tổ chức các đợt điều tra xã hội học tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường, ý thức và khả năng tham gia bảo vệ môi trường của người dân, những khó khăn và hạn chế của họ để có biện pháp giúp đỡ. Để công tác môi trường là công tác quần chúng, mọi người phải có nhận thức, hiểu biết về môi trường. Giáo dục môi trường là một giải pháp cấp thiết nhưng cần tiến hành liên tục, lâu dài với nhiều hình thức khác nhau thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng như tivi, radio, các hình thức văn hóa nghệ thuật như kịch ngắn, hài kịch, ca nhạc ... cần được truyền phát nhiều lần để tạo thói quen tốt trong nếp sống hằng ngày, luôn nhắc nhở mọi người phải giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, tiết kiệm nước, ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước. Giáo dục môi trường có thể thông qua các tranh, ảnh tuyên truyền về môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị ở các nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông công cộng, những nơi tập trung đông người như bến xe, nhà hát, ... Giải pháp khác Giải pháp Quy hoạch gắn với phát triển bền vững Để cải tạo và ngăn chặn ô nhiễm cần phải Qui hoạch ngắn hạn và dài hạn, xây dựng một chiến lược cải tạo và bảo vệ môi trường toàn lưu vực sông Sài Gòn. Quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước sông lưu vực hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn trên cơ sở phân phối hiệu quả nhất đối với các mục tiêu sử dụng nước khác nhau giữa cấp nước cho dân sinh, tưới cho cây trồng, đẩy mặn, giao thông thủy và bảo vệ đa dạng sinh học... Hoàn thiện hệ thống quản lý tổng hợp toàn lưu vực Lưu vực sông Sài Gòn đi qua nhiều địa phương song không thể quy hoạch và quản lý “nửa sông” hoặc một đoạn sông, mà cần có sự phối hợp chặc chẽ giữa các tỉnh trong việc quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước từ thượng nguồn đến cửa sông, ven biển. Trong khu vực cần có một đội Cứu hộ môi trường để ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra. Phân vùng lưu vực sông Sài Gòn Sông Sài Gòn phải tìm cách “cắt khúc” từng đoạn sông để xác định cụ thể các nguồn xả thải gây ô nhiễm thì mới có biện pháp xử lý hiệu quả. Phân vùng môi trường dựa vào tiêu chí sau: Hiện trạng sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất trong tương lai. Đặc điểm tự nhiên của từng thành phần môi trường và xu hướng biến đổi trong tương lai. Tính liên tục của các yếu tố địa sinh thái trong môi trường tự nhiên. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Sông Sài Gòn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương mà dòng sông chảy qua. Theo xu hướng phát triển kinh tế các hoạt động kinh tế - xã hội trong lưu vực sông đang thay đổi từng ngày góp phần cải thiện đời sống người dân.Tuy nhiên quá trình này cũng gây ra các tác động trực tiếp lên dòng sông, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước của sông Sài Gòn. Chức năng cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp vốn là chức năng quan trọng hàng đầu của sông Sài Gòn, hiện đang bị đe dọa bởi các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị và các cơ sở sản xuất công nghiệp. Trên lưu vực sông đoạn khảo sát nhiều chỉ tiêu chất lượng nước đã vượt giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 08: 2008, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh. Nguồn nước sông Sài Gòn đang có dấu hiệu ô nhiễm tại nhiều nơi, đang đe dọa đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương trên lưu vực. Vì lẽ đó, việc tăng cường và nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo các mục tiêu phát triển hiện tại và phát triển bền vững trong tương lai. Quản lý tổng hợp các nguồn thải trên lưu vực sông Sài Gòn không thể tiến hành độc lập trong phạm vi hành chính của từng địa phương mà cần phải có sự phối hợp chặc chẽ giữa các địa phương trên lưu vực sông. Bên cạnh đó, việc điều tra nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường lưu vực sông cũng không kém phần quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Huỳnh Thị Minh Hằng, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Văn Dũng, Quản lý thống nhất và tổng hợp các nguồn thải gây ô nhiễm trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 9 – 2006. [2]. PGS – TS Hoàng Hưng, Con người và Môi trường – 2005. [3]. PGS. TS Lê Trình – PGS. TS Lê Quốc Hùng, Môi trường lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn – 2004. [4]. TS Chế Đình Lý, Phân tích hệ thống môi trường, Nhà xuất bản ĐHQG Tp.HCM – 2007. [5]. PGS – TS Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Vân Hà, Giáo trình Quàn lý chất lượng môi trường, Nhà xuất bản Xây dựng – 2006. [6]. Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan, Trịnh Thị Thanh, Giáo trình cơ sở môi trường nước, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – 2009. [7]. PGS – TS Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Thanh Phượng, Phan Xuân Thạnh, Thí nghiệm Hóa kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản ĐHQG Tp.HCM – 2005. [8]. Niên giám thống kê 2009, Tổng Cục Thống kê, Nhà xuất bản Thống kê – 2010. [9]. Niên giám thống kê (tóm tắt) 2010, Tổng Cục Thống kê, Nhà xuất bản Thống kê – 2011. [10]. Nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn chất lượng nước và phân vùng chất lượng nước trong lưu vực sông Đồng Nai [11]. Lê Trình và cộng tác viên: Báo cáo Đề tài “Xây dựng cơ sở khoa học quản lý môi trường lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn”, Cục Bảo vệ môi trường – 1998. [12]. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Quan trắc môi trường lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn”, Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Đông Nam Bộ - 2007. [13]. Nguyễn Đinh Tuấn, Phạm Nguyễn Bảo Hạnh, Diễn biến chất lượng môi trường thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba – 2007 PHỤ LỤC: Hình ảnh khu vực khảo sát Hình Khu đô thị Thủ Thiêm Hình ảnh tại Thảo Điền, quận 2 Hình ảnh tại phường 27, quận Bình Thạnh Hình ảnh tại rạch Chiếc Hình ảnh tại phường 28, quận Bình Thạnh Hình ảnh tại rạch Cầu Ngang Hình ảnh các cống thải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN TOT NGHIEP-ML.doc
  • pptBAO CAO TOT NGHIEP-THY.ppt
  • docBM05-QT04-DT Phieu giao de tai.doc
  • docBM07-QT04-DT Nhan xet cua GVHD.doc
  • docBM09-QT04-DT Phieu cham DATN.doc
  • docBM Trang bia DA, KLTN.doc
  • docMUC LUC TOT NGHIEP.doc
Tài liệu liên quan