Đề tài Hiện trạng ô nhiễm bụi tại các nút giao thông chính trong thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất biện pháp giảm thiểu bụi tại nút giao thông vòng xoay hàng xanh

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, xã hội càng phát triển nhanh, đời sống con người ngày được mở rộng, nhu cầu sinh họat, đi lại của con người ngày càng được phát triển. Nhưng chính sự phát triển đó đã làm cho môi trường nói chung, môi trường không khí mà tác nhân chính là ô nhiễm bụi đã và đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng, mà chủ yếu tại các đô thị lớn, dân tập trung nhiều. Ô nhiễm bụi từ các phương tiên giao thông giao thông ngày càng phức tạp ở các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Các nước phát triển trên thế giới đã có những biện pháp để xử lý nguồn ô nhiễm từ bụi giao thông như: sử dụng các lọai xe hút bụi, xe phun nước trên đường phố, tại một số nơi còn áp dụng biện pháp rửa xe ô tô tại các chốt kiểm soát trước khi vào thành phố. Trong hòan cảnh nước ta hiện nay, tuy chính phủ đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa nguồn ô nhiễm bụi tại các đô thị lớn như: giảm thiểu số lượng xe gắn máy, hạn chế cho lưu thông các lọai xe vận tải vào các giờ cao điểm, xe chở vật liệu xây dựng phải che chắn kỹ khi chạy trên đường . Nhưng cho đến nay, ô nhiễm bụi tại các đô thị lớn vẫn diễn ra, nồng độ bụi đo được tại các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh vượt rất nhiều so với TCVN, đặc biệt là tại các nút giao thông chính, là nơi mà tập trung một số lượng xe lớn, gây ách tắc giao thông và ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông tại những khu vực này. Trong khuôn khổ là Đồ Án tốt nghiệp, thông qua các tài liệu trên mạng, trên báo và vận dụng các kiến thức có được trong quá trình học tập, em xin Đánh giá hiện trạng ô nhiễm bụi giao thông tại các nút giao thông chính trong Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra một số kiến nghị nhằm mục đích giảm thiểu nguồn ô nhiễm bụi tại nút giao thông Vòng xoay Hàng Xanh. Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN: - Đánh giá hiện trạng không khí nói chung, bụi nói riêng và các họat động kiểm soát ô nhiễm trong giao thông đường bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Thống kê và đánh giá nồng độ bụi tại các nút giao thông chính trong Thành phố Hồ Chí Minh ( bao gồm: Vòng Xoay Hàng Xanh, Ngã tư Đinh Tiên Hòang – Điện Biên Phủ, Vòng Xoay Phú Tâm và Ngã năm Gò Vấp ). - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu bụi tại nút giao thông Vòng Xoay Hàng Xanh. 1.2 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG: Thành phố Hồ Chí Minh là 1 đô thị có tốc độ phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội rất mạnh, từ đó đã nảy sinh ra nhiều nguồn ô nhiễm chẳng hạn như: Ô nhiễm chất thải rắn, nguồn nước trên các sông cũng bị ô nhiễm, và ô nhiễm không khí mà đặc biệt là bụi đang ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con ngưới và vẻ mỹ quan của Thành phố. Bụi phát sinh từ quá trình lưu thông xe cộ được gọi là bụi giao thông, đang là một trong những vấn đề nan giải. Chính quyền thành phố cũng như các cơ quan chức năng cũng đã đưa ra những biện pháp cụ thể để hạn chế nồng độ bụi nhằm bảo đản an tòan cho đời sống của người dân tại các khu vực có mức ô nhiễm cao nhất như: tiến hành cho xe phun nước vào những thời điểm thích hợp, hạn chế lưu thông của các lọai xe tải có trọng lượng lớn và các lọai xe chở vật liệu xây dựng.

doc9 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiện trạng ô nhiễm bụi tại các nút giao thông chính trong thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất biện pháp giảm thiểu bụi tại nút giao thông vòng xoay hàng xanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế của cả nước Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4 % thì đến năm 2005 tăng lên 12,2%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước . Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng(KTTĐPN) và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ. Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Năm 2005, năng suất lao động bình quân toàn nền kinh tế thành phố đạt 63,63 triệu đ/người/năm, năng suất lao động công nghiệp-xây dựng đạt 67,05 triệu đồng (bằng 105,4% năng suất lao động bình quân toàn nền kinh tế), năng suất lao động dịch vụ đạt 66,12 triệu đ (bằng 103,12%), năng suất lao động nông nghiệp đạt 13,66 triệu đồng (bằng 21,5%). Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Năm 2005, đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng khá so với năm 2004, 258 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn 577 triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và 43,7% về vốn đầu tư. Có 145 dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng 330 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 907 triệu USD, tăng 7,7%. Bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tư ra nước ngoài có tổng vốn là 29,1 triệu USD. Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng. Năm 2005, tổng thu ngân sách trên địa bàn 58.850,32 tỷ đồng, tăng 22,21% so với năm 2004, đạt 108,27% dự toán cả năm. Về thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 12,4 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm 2004 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 17%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 28,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,5%. Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng 21,1%, nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tăng 11,4%. Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất - kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 12,2% so với năm 2004 . Năng suất lao động của các ngành dịch vụ nói chung là 66,12 triệu đồng/người/năm (giá trị gia tăng) trong đó năng suất lao động của Thương mại là 51,6 triệu đồng/người/năm (bằng 78% năng suất lao động ngành dịch vụ). Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, chưa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh đón nhiều du khách như năm 2005. Lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố trên 2 triệu lượt, tăng 27% so với năm 2004. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn 3 đến 5 sao đạt 75%, tăng 9,5%. Doanh thu ngành du lịch đạt 13.250 tỷ đồng, tăng 23%. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn, truyền hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm. Triển khai chương trình xét chọn và công nhận 100 điểm mua sắm đạt chuẩn du lịch. Đến nay, có 142 khách sạn được xếp hạng, trong đó 35 khách sạn 3 đến 5 sao với 5.740 phòng và 346 doanh nghiệp lữ hành đủ điều kiện kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Năm 2005, các hoạt động tín dụng - ngân hàng tiếp tục phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh. Nguồn vốn huy động qua ngân hàng đạt 170.890 tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm 2004. Dư nợ tín dụng 164.600 tỷ đồng, tăng 32,3%; Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh toán thông qua thẻ ATM được mở rộng. Về thị trường chứng khoán, đã có 30 công ty cổ phần, 01 công ty quản lý quỹ niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; tổng vốn cổ phần niêm yết trên 1.600 tỷ đồng; trong đó có 17 công ty cổ phần đã niêm yết có trụ sở tại thành phố, chiếm 55% về số công ty niêm yết và 75% về vốn của các công ty niêm yết. Có 14 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, doanh số giao dịch đạt 31.000 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu 8.000 tỷ đồng; giao dịch trái phiếu 23.000 tỷ đồng. Trong tương lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đường Đông Tây … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ. Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM đến năm 2010       1. Duy trì tốc độ tăng trưởng của thành phố cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước và phát triển một cách toàn diện, cân đối và bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM bình quân thời kỳ 2000-2010phấn đấu đạt 12%/năm.    Riêng giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 11,0%/năm và giai đoạn 2005-2010 đạt bình quân 13,0%/năm. Tương ứng với 2 giai đoạn trên, tăng trưởng của khu vực I là 2,0% và 1,7%/năm; khu vực II: 13,0% và 12,7%/năm; khu vực III: 9,6% và 13,5%/năm. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.350 USD năm 2000 lên 1.980 USD năm 2005 và 3.100 USD năm 2010.     2. Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ; phát triển kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Từ tỷ trọng 53,7% trong cơ cấu, khu vực dịch vụ TP.HCM phấn đấu đạt tỷ trọng khoảng 50,5% năm 2005 và 51,7% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng thay đổi tương ứng 44,1% năm 2000, đạt 48,1% (2005) và 47,5% (2010); khu vực nông lâm ngư nghiệp dự kiến sẽ giảm liên tục từ 2,2% năm 2000 xuống còn 1,4% năm 2005 và 0,8% năm 2010. Hiện đại hóa các ngành dịch vụ, đặc biệt là các loại dịch vụ cao cấp phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Hình thành một cơ cấu các thành phần kinh tế hợp lý, liên kết hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.     3. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành CN hiện có, từng bước phát triển các ngành CN mũi nhọn, hoàn chỉnh các khu CN tập trung. Phát triển các ngành, các lãnh vực DV then chốt như thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, thông tin viễn thông, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo; hình thành một trung tâm kinh tế - tài chánh khu vực Đông Nam Á; phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm giai đoạn 2000-2005 là 22%/năm và giai đoạn 2006 - 2010 là 20%/năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân năm giai đoạn 2000-2005 là 17%/năm và giai đoạn 2006 - 2010 là 15%/năm. Phát triển nông nghiệp theo hướng phù hợp với đặc điểm đô thị sinh thái.     4. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo đảm dân sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, công bằng xã hội. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực; lựa chọn phát triển các công nghệ “mũi nhọn”, đồng thời mở rộng nghiên cứu ứng dụng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; tạo nhiều việc làm. Phấn đấu không còn hộ đói, giảm số hộ nghèo dưới 8% tổng số hộ, giảm khoảng cách về mức sống giữa hộ dân cư giàu nhất và hộ nghèo nhất từ trên 10 lần hiện nay xuống còn 5 - 6 lần vào năm 2010; xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, tiên tiến, mang đậm bản sắc và truyền thống dân tộc; cải thiện môi trường rộng thoáng, sạch và xanh. Việc cung cấp nhà ở với giá phù hợp cho các tầng lớp dân cư khác nhau trong khu vực nội thành nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo, được đặt lên hàng đầu.     5. Hạn chế tăng dân số và phân bố lại hợp lý dân cư trong vùng và trên địa bàn thành phố. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm học vấn, nghề nghiệp, đạo đức và thể chất. Coi trọng phát triển khoa học và công nghệ, văn hóa – nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể dục thể thao tương xứng với một trung tâm của khu vực. Khắc phục các tiêu cực và tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo.     6. Phát triển đồng bộ và đi trước một bước hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị. Song song với việc chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp khu vực đô thị cũ, phát triển nhanh các khu vực đô thị mới, đô thị hóa vùng nông thôn nhằm hạn chế mật độ dân cư tập trung quá mức ở các khu vực trung tâm; gia tăng mật độ cây xanh, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng một đô thị văn minh hiện đại. Về lâu dài, thành phố là đầu mối lớn về giao thông đường sắt ở khu vực phía Nam, nối với đồng bằng sông Cửu Long, Nam Tây Nguyên và với đường sắt xuyên Á. Kiên quyết dần từng bước thay đổi cơ cấu các loại phương tiện giao thông hoạt động trên địa bàn Thành phố. Tập trung giải quyết vấn đề giao thông công cộng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển một hệ thống giao thông công cộng (xe Bus) tiện nghi và giá cả vừa phải trong khu vực nội thành, cũng như phát triển dọc theo trục hành lang nối ra bên ngoài.     7. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền thành phố; nghiên cứu đề xuất, điều chỉnh, bổ sung những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách và luật pháp để tạo động lực mới, động viên sức dân tham gia xây dựng thành phố.     8. Phát triển kinh tế, kết hợp với giữ vững an ninh chính trị, trật tự công cộng, an toàn xã hội, đóng góp tích cực cho công tác bảo đảm an ninh - quốc phòng khu vực phía Nam và đất nước. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH KINH TẾ TP.HCM 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2006 Báo cáo này không mô tả lại tình hình kinh tế Thành phố 06 tháng đầu năm 2006 (đã có Cục Thống kê và Sở Kế hoạch Đầu tư báo cáo chi tiết) mà nêu lên các nhận định nổi bật, đáng chú ý về tình hình kinh tế Thành phố. -         Tình hình tăng trưởng GDP là bình thường, không có đột biến. Trong 6 tháng đầu năm 2006 tăng 10,5%, cùng kỳ năm 2005 tăng 10,5%. -         Đáng chú ý là dịch vụ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ 10,5% trong 6 tháng đầu năm 2006 so với 9,9% cùng kỳ 2005, là mức tăng cao nhất trong 6 năm qua. Đây là dấu hiệu rất tích cực về phát triển các ngành dịch vụ, xu hướng các ngành dịch vụ Thành phố ngày càng phát triển mạnh mẽ, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu. -         Trong công nghiệp, đáng chú ý là một số ngành được nhận định là khó khăn khi giảm thuế AFTA như điện-điện tử tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ (21,9% so với 3,6% cùng kỳ 2005). Một số ngành công nghiệp thâm dụng nhiên liệu đã vượt qua được thách thức về giá xăng dầu tăng cao, để giữ vững tốc độ tăng trưởng. -         Xuất khẩu không kể dầu thô trong 6 tháng đầu năm 2006 tăng 11% so với 16% cùng kỳ 2005, là mức tăng trưởng thấp. -         Giá cả một số mặt hàng có sự tăng đột biến như giá vàng, xăng dầu. Tuy nhiên mặ bằng giá cả chung không tăng nhiều. Lạm phát 6 tháng đầu năm 2006 không cao hơn 2005. Đây là một tín hiệu tốt về ổn định kinh tế vĩ mô. -         Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng trưởng tốt, 17,2% so với 18,1% cùng kỳ. Đáng chú ý là các nhà đầu tư nước ngoài lớn (như Intel) đã quyết định đầu tư vào Thành phố, có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền kích thích các nhà đầu tư khác. Đây là cơ hội lớn để Thành phố tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. -         Nguồn vốn huy động qua ngân hàng tăng 36,1% (cùng kỳ tăng 28,3%), trong khi tổng dư nợ tín dụng tăng 24,7% (cùng kỳ tăng 32,4%). Như vậy, so với năm 2005, các ngân hàng bắt đầu có hiện tượng thừa vốn (huy động tăng nhanh hơn cho vay). Điều này gây lãng phí nguồn lực vốn và cũng không có lợi cho ngân hàng về mặt dài hạn. -         Thị trường chứng khoán sau thời gian trầm lắng đã tăng mạnh vào những tháng qúy II/2006. Chỉ số VN-Index đã tăng từ 300 điểm vào đầu qúy I/2006 lên 632 điểm vào ngày 25/4/2006, và hiện còn 505 điểm (21/06/2006). Nhìn chung yếu tố tâm lý chi phối rất lớn đến diễn biến của thị trường chứng khoán. Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế (fundamentals) không thay đổi nhiều trong thời gian thị trường chứng khoán biến động mạnh. Thị trường chứng khoán sôi động là cơ hội để các doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, huy động vốn đầu tư. Nhà nước cũng có thể bán bớt cổ phần của mình trong các công ty cổ phần hóa để thu một lượng vốn lớn. Nhìn chung diễn biến kinh tế Thành phố 6 tháng đầu năm 2006 là bình thường, tích cực, khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng chung 12%/năm 2006 là khả thi. Chỉ tiêu chủ yếu Thực hiện 6 tháng 2005 Năm 2006 Kế hoạch năm Thực hiện 6 tháng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế - GDP (%) 10,5 >12,0 10,5 - Tốc độ tăng GTGT nông , lâm, thủy sản 10,6 3,0 - 0,3 - Tốc độ tăng GTGT công nghiệp 11,4 12,0 11,1 - Tốc độ tăng GTGT các ngành dịch vụ 9,9 12,3 10,5 2 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%) 26,1 - 17,0 Tốc độ tăng xuất khẩu trừ dầu thô 18,9 17,0 11,0 3 Tổng vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng) 19.664 62.000 23.046 - Tốc độ tăng (%) 18,1 13,7 17,2 Trong đó: Vốn đầu tư có tính chất ngân sách địa phương (tỷ đồng) 2.455 12.500 2.773 4 Tổng thu ngân sách nhà nước (tỷ đồng) 27.483,6 67.254 31.936 - Tốc độ tăng (%) 21,2 14,3 16,2 Trong đó: Thu nội địa (tỷ đồng) 14.525 35.954 17.009 - Tốc độ tăng (%) 15,2 11,8 17,1 Tổng chi ngân sách địa phương (tỷ đồng) 9.626 14.820 10.755 5 Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới (dưới 6 triệu đồng/người/năm) 7,6 6,8 5,9 6 Giải quyết việc làm 105,2 230,0 124 Trong đó: Số việc làm mới tạo ra trong năm (1.000 người) 42,0 100,0 49 7 Số lượt người sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (triệu lượt người) 117,7 300,0 148 8 Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước chung (%) 83,0 86,5 GDP 6 tháng 2006 (Tỷ đồng) (%) so sánh Giá so sánh Giá thực tế 6 tháng 05 với 6 tháng 2004 6 tháng 06 với 6 tháng 2005 TỔNG SỐ 41.278 81.255 110,5 110,5 Nông, lâm, thủy sản 575 1.079 110,6 99,7 Công nghiệp và xây dựng 20.310 39.302 111,1 110,8 Công nghiệp 18.520 35.677 111,4 111,1 Xây dựng 1.790 3.625 108,0 108,0 Dịch vụ 20.393 40.874 109,9 110,5 Thương nghiệp 5.189 11.136 110,8 111,9 Khách sạn nhà hàng 2.729 5.239 116,2 110,2 Vận tải bưu điện 3.815 7.004 107,0 110,0 Ngành khác 8.660 17.495 108,8 110,0 Môi trường VN năm 2005: Chưa chuyển biến rõ nét! (VNN, 17/12/2005) Chiều 16/12 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố Báo cáo diễn biến môi trường năm 2005. Đây được coi là cuốn ''cẩm nang'' về môi trường cho nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà khoa học, nghiên cứu và tất cả những ai quan tâm đến tình hình môi trường ở Việt Nam. Môi trường xanh sạch đẹp là mong ước của tất cả mọi người. Bản báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005 được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng cảu công tác bảo vệ môi trường (BVMT)  và các khó khăn thách thức trong thời điểm hiện nay, khi nước ta đang chuẩn bị thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, trở thành thành viên chính thức của WTO. Thực trạng môi trường hiện nay được nêu cụ thể, Môi trường nước lục địa ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là các lưu vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong nội thành nội thị. Nước dưới đất cũng có hiện tượng ô nhiễm và nhiễm mặn cục bộ dẫn đến suy giảm nghiêm trọng cả về chất và về lượng đối với tài nguyên nước. Môi trường nước biển cũng có nguy cơ ô nhiễm ngày càng rõ nét bởi hoạt động của con người nhất là nơi có các khu dân cư đô thị tập trung và các cơ sở công nghiệp Môi trường không khí cũng đang bức xúc ở các đô thị, khu công nghiệp và một số làng nghề có tác dụng xấu đến sức khỏe con người, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và gây biến đổi khí hậu. Các chất nhiễm không khí chính là: SO2, NO2, CO, H2S, bụi lơ lửng, chì và các chất hữu cơ bay hơi. Theo số liệu quan trắc môi trường hiện nay không khí ở các đô thị lớn nước ta đã bị ô nhiễm bụi, khí CO nhưng chất lượng không khí ở các vùng nông thôn vẫn còn tốt. Môi trường đất cũng bị ô nhiễm bởi sử dụng phân bón hóa học, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm do chất thải vào môi trường dẫn đến suy thóai đất và hoang mạc hóa. Theo số liệu của văn phòng điều phối Công ước chống hoang mạc hóa thì nước ta hiện có khoảng 7.055.000 ha đang chịu tác động mạnh bởi hoang mạc hóa tập trung ở các tỉnh miền trung; đất bị xói mòn ở Tây Bắc, Tây Nguyên; đất bị nhiễm mặn nhiễm phèn ở đồng bằng sông Cửu Long và đất khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn tập trung ở Nam Trung Bộ. Chất thải rắn hầu hết phát sinh tập trung ở các đô thị. Theo thống kê, lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân khoảng từ 0,6-0,9kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao động từ 0,4-0,5kg/người/ngày tại đô thị nhỏ. Còn chất thải nguy hại phát sinh từ họat động làng nghề, sản xuất công nghiệp, y tế. Tổng lượng chất thải rắn nguy hại từ làng nghề toàn quốc khoảng 2.400 tấn/ năm (Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên...). Lượng chất thải nguy hại y tế cần phải xử lý khoảng 34 tấn/ngày... Đa dạng sinh học nước ta cũng đang đối mặt với các nguy cơ suy thoái do nhiều nguyên nhân như: chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu quy hoạch; khai thác và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học; sinh vật ngoại lai xâm hại; ô nhiễm môi trường; cháy rừng; thiên tai... Ngòai ra còn tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường với bão, lũ lụt năm qua gây thiệt hại lớn về người và của. Những vấn đề môi trường nổi bật năm 2004 và đầu 2005 đã được đề cập trong 5 chương của Báo cáo Hiện trạng môi trường 2005. Trong đó có đề xuất một số biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Ông Trần Hồng Hà, Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, báo cáo sẽ là tài liệu hữu ích cho các đại biểu quốc hội, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà khoa học, nghiên cứu và tất cả những ai quan tâm đến công tác BVMT ở Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTp Ho Chi MInh.doc
  • docBai bao cao.doc
  • docBang Ke hoach do bui.doc
  • docBia.doc
  • docDanh muc bang bieu.doc
  • docDon xin doi de tai.doc
  • docLoi cam on.doc
  • docMot so hinh anh.doc
  • docMuc luc.doc
  • docNhan xet cua GVHD.doc
  • docNhiem vu Do An.doc
  • docSo do 1.doc
  • docTai lieu tham khao.doc
  • docKhi hau Tphcn.doc
  • docTai lieu internet1.doc
  • docTai lieu internet.doc
  • dwgDuong ong hut bui loc tay ao.dwg
  • dwgHe thong phun suong.dwg
  • dwgMat bang hang xanh.dwg
  • dwgMay hut bui luu dong.dwg
  • dwgThiet biloc tay ao.dwg
Tài liệu liên quan