Hiện tại chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho khu dân cư xung quanh, gây dư luận cho cộng đồng. Các chất thải y tế có chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm là chất độc hại có trong rác y tế, các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn, v.v. những người tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại đều có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ Sở Y Tế, những người bên ngoài làm việc thu gom chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do sự sai sót trong khâu quản lý chất thải.Các chất thải y tế này có chứa các chất hữu cơ nhiễm mầm bệnh ô gây nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường xung quanh bệnh viện ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân.
Gia Lai là một tỉnh miền núi phía bắc Tây Nguyên. Dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc, lượng dân nhập cư vào tỉnh ngày càng nhiều. Khí hậu 2 mùa, mùa mưa kéo dài, lượng mưa nhiều, độ ẩm cao, thường xảy ra các vụ dịch bệnh đặt biệt là trong các huyện vùng sâu, vùng xa gây áp lực cho ngành y tế của tỉnh. Điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các bệnh viện trong tỉnh hiện nay đều tiếp quản lại cơ sở của chế độ cũ, chưa được xây dựng lại. Hạ tầng cơ sở không có gì, không gian kiến trúc còn nhiều hạn chế. Phải đối đầu với những thách thức về mọi mặt như vấn đề thu gom và xử lý rác thải y tế chưa đạt tiêu chuẩn, không đúng qui định, chưa có hệ thống xử lý. Hiện trạng việc xử lý chất thải bệnh viện kém hiệu quả gây dư luận trong cộng đồng và đặt ra nhiều thách thứ đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường và y tế. Tuy nhiên giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều vì có rất nhiều khó khăn. Nguồn kinh phí đầu tư cho xử lý chất thải y tế là rất lớn, chưa kể chi phí cho sử dung đất, phương tiện thu gom, vận chuyển, kinh phí vận hành và bào trì. Bên cạnh đó nhận thức về thực hành xử lý chất thải trong các bộ y tế, nhân viên làm công tác xử lý chất thải và bệnh nhân còn chưa cao. Sự quan tâm của một số lãnh đạo còn chưa được đầy đủ, các giải pháp về xử lý chất thải còn chưa được đồng bộ và tuy đã có luật bảo vệ môi trường, qui chế quản lý chất thải nguy hại do thủ tướng chính phủ ban hành, qui chế chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành nhưng các văn bản pháp qui vẫn chưa thâm sâu vào đời sống.
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Tính cần thiết của đề tài
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.3. Nội dung đề tài
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Ý nghĩa thực tiễn
1.6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI Y TẾ
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT THẢI Y TẾ
2.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế
a/ Chất thải y tế
b/ Chất thải nguy hại
c/ Chất thải y tế nguy hại
d/ Quản lý chất thải y tế nguy hại
e/ Thu gom
f/ Vận chuyển
g/ Xử lý ban đầu
h/ Tiêu huỷ
2.1.1.2. Cách xác định chất thải y tế
2.1.2. Khuynh hướng phát thải chất thải y tế
a/ Đối với chất thải y tế chung
b/ Chất thải y tế nguy hại
2.1.3. Nguồn và phân loại chất thải rắn y tế
a/ Nhóm chất thải lâm sàng (clinical waste): bao gồm 5 phân nhóm khác nhau là:
b/ Nhóm chất phóng xạ
c/ Nhóm chất thải hoá học
d/ Nhóm các bình chứa khí nén có áp suất
e/ Nhóm chất thải sinh hoạt
2.1.4. Khối lượng chất thải phát sinh
2.1.5. Thành phần chất thải rắn bệnh viện
2.2. Tác động của chất thải y tế tới môi trường và sức khoẻ
2.2.1. Tác hại của chất thải y tế lên sức khoẻ
a/ Các rủi ro từ chất thải y tế
b/ Các loại hình rủi ro
c/ Những đối tượng có thể tiếp xúc với nguy cơ
2.2.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khoẻ cộng đồng
a/ Ảnh hưởng của các loại chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
b/ Ảnh hưởng của các chất thải hoá chất và dược phẩm
c/ Những ảnh hưởng của các chất thải gây độc gen
d/ Những ảnh hưởng của chất thải phóng xạ
2.2.3. Sự tồn lưu tác nhân gây bệnh trong môi trường
Chương 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM
3.1. Phân loại, thu gom chất thải bệnh viện
3.2. Lưu trữ, vận chuyển chất thải y tế tới nơi tiêu huỷ
3.3. Các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế
3.3.1. Thiêu đốt chất thải rắn y tế
3.3.2. Chôn lấp chất thải y tế
3.4. Những tồn tại, khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn y tế
Những khó khăn chủ yếu là:
3.5. Giới thiệu một số lò đốt hiện đang sử dụng tại Việt Nam
Chương 4: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
4.1. Sơ lược về tỉnh Gia Lai
4.1.1.Vị trí địa lý
4.1.2. Điều kiện khí hậu
4.1.3. Dân số và môi trường
a. Tốc độ tăng dân số
b. Mật độ và phân bố dân cư
c. Di cư
d. Đói nghèo
4.1.4. Y tế và môi trường
4.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn của tỉnh
4.2.1. Vài nét về ngành y tế của tỉnh Gia Lai
4.2.2. Khối lượng và thành phần chất thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai
4.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn của tỉnh
a. Các nguồn phát sinh chất thải
b. Phân loại và thu gom
c. Lưu trữ, vận chuyển chất thải tới nơi tiêu hủy
4.3. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế
4.3.1. Chôn lấp
4.3.2. Thiêu hủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
37 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây kích thích cao độ và gây nên những hậu quả huỷ hoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt, chúng có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da.
Cần phải đặc biệt cẩn thận trong việc sử dụng, vận chuyển chất thải gây độc gen tế bào. Việc làm thoát thải những chất thải như vậy vào môi trường có thể gây nên những hậu quả sinh thái không thể lường trước được, nhiều khi tác hại tới môi trường và sinh thái rất nghiêm trọng.
Những nguy cơ từ các loại chất thải phóng xạ
Loại bệnh và hội chứng gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi các chất thải, đối tượng và phạm vi tiếp xúc. Chất thải phóng xạ cũng như chất thải dược phẩm là một loại độc hại tới tế bào, gen, và cũng có thể ảnh hưởng tới các yếu tố di truyền. Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao, ví dụ như: các nguồn phóng xạ của các phương tiện chuẩn đoán như máy Xquang, máy chụp cắt lớp, v.v. có thể gây ra một loạt các tổn thương chẳng hạn như phá huỷ các mô, nhiều khi gây bỏng cấp tính (với một số trường hợp mức độ bị ảnh hưởng trầm trọng tới mức phải dẫn tới việc xử lý loại bỏ hoặc cắt cụt các phần cơ thể bị ảnh hưởng.)
Các nguy cơ từ các loại chất thải có chứa các đồng vị hoạt tính thấp có thể phát sinh do việc nhiễm xạ trên bề mặt của các vật chứa, do phương thức hoặc khoảng thời gian lưu giữ loại chất thải này. Các nhân viên y tế hoặc những người làm nhiệm vụ thu gom và vận chuyển rác khi phải tiếp xúc với chất thải có chứa các loại đồng vị phóng xạ này là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.
Tính nhạy cảm xã hội
Bên cạnh việc lo ngại đối với những nguy cơ lây bệnh của chất thải rắn y tế tác động lên sức khoẻ, cộng đồng thường cũng rất nhạy cảm với những ấn tượng tâm lý, ghê sợ đặc biệt là khi nhìn thấy loại chất thải thuộc về giải phẫu, các bộ phận cơ thể bị cắt bỏ trong phẫu thuật như: chi thể, dạ dày, các khối u, rau thai, bào thai nhi, máu, tổ chức hoại tử, dập nát.
2.2.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khoẻ cộng đồng
a/ Ảnh hưởng của các loại chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Đối với những bệnh có khả năng truyền nhiễm, nguy hiểm do virus gây ra như HIV/AIDS, viêm gan B hoặc C, những nhân viên y tế, đặc biệt các y tá, hộ lý là những người có nguy cơ nhiễm cao nhất qua những vết thương do các vật sắc nhọn bị nhiễm máu bệnh nhân gây nên. Các nhân viên hành chính của bệnh viện là những người vận hành hệ thống quản lý chất thải trong phạm vi bệnh viện cũng như ngoài bệnh viện ở các trạm xử lý chất thải của địa phương, khu vực cũng có nguy cơ đáng kể, chẳng hạn như những nhân viên quét dọn vệ sinh, những người bới rác tại các bãi đổ rác mặc dù chưa có nhiều bằng chứng ghi nhận những nguy cơ này. Nguy cơ của loại bệnh truyền nhiễm này trong số các bệnh nhân và cộng đồng không phải tiếp xúc với chất thải y tế thấp hơn nhiều. Trong một số trường hợp, một vài bệnh truyền nhiễm lây truyền và lan rộng ra cộng đồng xung quanh nhiều khi trở thành dịch, một bằng chứng được ghi nhận là vụ dịch tả hoành hành ở Trung Mỹ năm 1996-1997 mà nghi can chính là nước thải từ một bệnh viện truyền nhiễm ở Peru không được xử lý và thải ra lưu vực, kết quả là gây nhiễm bệnh và gây bùng phát thành dịch bệnh.
Các trường hợp tai nạn riêng lẻ hoặc nhiễm trùng thứ phát do chất thải y tế gây ra đều được chứng minh bởi các tài liệu đáng tin cậy. Tuy vậy nhìn chung vẫn khó đánh giá trực tiếp ảnh hưởng của chất thải rắn y tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vẫn còn những nghi ngờ đối với những trường hợp nhiễm khuẩn với số lượng lớn mà tác nhân gây bệnh do tiếp xúc với chất thải y tế.
Tỷ lệ tổn thương hàng năm do các vật sắc nhọn trong chất thải y tế và dịch vụ vệ sinh môi trường cả trong và ngoài các bệnh viện gây ra đã được các cơ quan đăng ký độc chất và bệnh tật Hoa Kỳ (ATSDR) đánh giá. Nhiều tổn thương gây ra do kim tiêm trước khi vức bỏ vào các thùng chứa, do những thùng chứa nhốt kim không kín hoặc được làm bằng những loại vật liệu dễ bị rách, bị xuyên thủng.
Một báo cáo của cơ quan bảo vệ Hoa Kỳ (EPA) tại hội nghị chất thải y tế đã đánh giá số trường hợp nhiễm virus viêm gan B và C hàng năm do tổn thương gây ra bởi các chất thải sắt nhọn có trong số các nạn nhân có nhiều nhân viên y tế và các nhân viên trong hệ thống quản lý xử lý chất thải. Số người bị nhiễm virus viêm gan B hàng năm ở Hoa Kỳ mà nguyên nhân do tiếp xúc với chất thải y tế vào khoảng từ 162 đến 321 ca so với tổng số 300.000 trường hợp bị nhiễm mới hằng năm.
Có những tài liệu về các trường hợp nhiễm trùng khác liên quan tới chất thải y tế nhưng không đầy đủ để có thể cho phép đưa ra bất kỳ một kết luận nào. Nhiều khi dựa trên cơ sở các chỉ số viêm gan B cho thấy tất cả các nhân viên làm nhiệm vụ tiếp xúc và vận chuyển chất thải y tế nên được tiêm chủng để phòng chống lại bệnh tật, nhưng đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có loại vắc xin ngừa virus viêm gan C một cách có hiệu quả.
Nếu những thực tế ảnh hưởng của chất thải rắn y tế nguy hại được ngoại suy áp dụng cho các nước đang phát triển, thì tác hại tới sức khoẻ cộng đồng còn có khuynh hướng cao hơn. Lý do là việc tư vấn và huấn luyện cho những nhân viên do nhu cầu công việc phải tiếp xúc với chất thải rắn y tế nguy hại ở những quốc gia nghèo hay những quốc gia đang phát triển có thể không chặt chẽ cho lắm do vậy ngày càng có nhiều người tiếp xúc với chất thải bệnh viện cả bên trong lẫn bên ngoài các cơ sở y tế.
Trong bất kỳ một cơ sở y tế nào, y tá và những nhân viên quản lý bệnh viện là những nhóm nguy cơ chính bị tổn thương, tỷ lệ tổn thương hàng năm của những đối tượng này vào khoảng 10-20 phần nghìn. Tỷ lệ tổn thương cao nhất trong số tất cả các nhân viên có thể đã tiếp xúc với chất thải đã được báo cáo với các nhân viên lao công và nhân viên xử lý chất thải, tỷ lệ hàng năm ở Mỹ là 180 phần nghìn. Mặc dù các tổn thương có liên quan đến công việc trong số các nhân viên y tế và những ngưới thu gom rác hầu hết là các tổn thương cơ lý như sang chấn, bong gân, va đập và căng thẳng mệt mỏi do làm việc quá sức. Tuy vậy vẫn có một tỷ lệ đáng kể các tổn thương là do các vết cắt, đâm thủng do các vật sắc nhọn có lẫn trong chất thải rắn gây ra.
Cho đến thời điểm hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào phản ánh được tình trạng tổn thương do nghề nghiệp của các nhân viên y tế và các nhân viên các Công Ty Môi Trường Đô Thị cũng như người dân sống cận kề bãi rác thải có lẫn rác từ các bệnh viện.
b/ Ảnh hưởng của các chất thải hoá chất và dược phẩm
Trong khi không có tài liệu khoa học nào cho thấy mức độ phổ biến của bệnh tật gây ra do chất thải hoá chất hoặc dược phẩm từ các bệnh viện đối với cộng đồng, thì nhiều trường hợp nhiễm độc qui mô lớn do chất thải hoá chất công nghiệp đã xảy ra. Cũng có một số thông báo về nhiều vụ tổn thương hoặc nhiễm độc do việc vận chuyển hoá chất và việc vận chuyển dược phẩm trong bệnh viện không đúng quy cách. Các dược sĩ, bác sĩ gây mê, y tá, kỹ thuật viên, cán bộ hành chính có thể có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da do tiếp xúc với các loại hoá chất dạng chất lỏng dễ bay hơi, dạng phun sương và các dung dịch khác. Để hạn chế tới mức thấp nhất loại nguy cơ nghề nghiệp này nên thay thế hoặc giảm lượng hoá chất độc hại xuống bất cứ lúc nào có thể và cung cấp các phương tiện bảo hộ cho tất cả những người tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. Những khoa phòng nơi sử dụng và bảo quản loại hoá chất nguy hiểm cũng nên được thiết kế hệ thống thông gió phù hợp, huấn luyện các biện pháp phòng hộ cá nhân, tập thể và các kỹ năng xử lý, cấp cứu ban đầu cho những người có liên quan.
c/ Những ảnh hưởng của các chất thải gây độc gen
Thực chất cần phải có đủ thời gian để thu thập những bằng chứng về ảnh hưởng lâu dài đối với sức khoẻ của các chất thải gây độc gen từ các cơ sở y tế, bởi vì rất khó đánh giá ảnh hưởng lâu dài đối với sức khoẻ của các chất thải gây độc gen trong y tế lên mối nguy cơ đối với con người. Một nghiên cứu được tiến hành ở Phần Lan đã tìm ra một vài dấu hiệu liên quan giữa tỷ lệ sẩy thai trong ba tháng đầu của thai kỳ liên quan tới việc tiếp xúc nghề nghiệp với các thuốc chống ung thư, nhưng các nghiên cứu tương tự được tiến hành tại Pháp và Mỹ lại không xác nhận kết quả này.
Có rất nhiều nghiên cứu được xuất bản và điều tra khả năng kết hợp giữa nguy cơ đối với sức khoẻ và việc tiếp xúc với thuốc chống ung thư, biểu hiện bằng sự tăng đột biến các thành phần trong nước tiểu ở những người đã tiếp xúc và tăng nguy cơ sẩy thai. Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng những nhân viên quét dọn trong bệnh viên phải tiếp xúc với nguy cơ hoá chất độc tế bào có hàm lượng chất này trong nước tiểu tăng vượt trội so với những y tá và dược sĩ không phải chịu phơi nhiễm trong bệnh viện đó. Phần lớn những đối tượng này thường ít ý thức được mối nguy hiểm và do vậy ít áp dụng các biện pháp phòng hộ hơn. Mức độ tập trung của các thuốc gây độc gen trong bầu không khí bên trong bệnh viện cũng đã được xem xét trong một số nghiên cứu thiết kế để đánh giá các ảnh hưởng về sức khoẻ liên quan tới việc tiếp xúc các yếu tố có nguy cơ. Hiện vẫn chưa có những công bố khoa học nào ghi nhận những hậu quả bất lợi đối với sức khoẻ do công tác quản lý yếu kém đối với các chất thải gây độc gen từ trong các cơ sở y tế như bệnh viện.
d/ Những ảnh hưởng của chất thải phóng xạ
Nhiều tai nạn đã được ghi nhận do việc thanh lý, xử lý các nguyên liệu trong trị liệu hạt nhân cùng với số lượng lớn những người bị tổn thương do vô tình hay hoàn cảnh phải tiếp xúc với nguy cơ chất thải phóng xạ trong y tế. Một thông báo ở Brazil, đã phân tích và có đầy đủ các tài liệu để chứng minh trường hợp ảnh hưởng của chất thải phóng xạ trong y tế tới ung thư cộng đồng. Sự cố này có liên quan tới việc bỏ sót chất thải phóng xạ của một bệnh viện trong khi chuyển tới một địa điểm mới, do đó làm thất thoát tại địa điểm cũ một nguồn xạ trị đã được niêm phong. Sau đó một người dân đã chuyển tới địa điểm nơi bệnh viện đã được di dời và vô tình nhặt được nguồn xạ và mang về nhà. Hậu quả là có 249 người tiếp xúc chịu phơi nhiễm với nguồn phóng xạ này, nhiều người trong số đó hoặc chết hoặc gặp phải hàng loạt các vấn đề về sức khoẻ. Đa số các tác hại của chất thải phóng xạ trong cơ sở y tế được báo cáo qua các vụ tai nạn có liên quan đến việc tiếp xúc với các nguồn phóng xạ ion hoá trong các cơ sở điều trị, như hậu quả từ các thiết bị phát tia X quang hoạt động không an toàn, do việc chuyên chở, vận chuyển các dung dịch xạ trị không đảm bảo hoặc thiếu các biện pháp giám sát trong xạ trị liệu.
2.2.3. Sự tồn lưu tác nhân gây bệnh trong môi trường
Các vi khuẩn có trong chất thải y tế, được phát thải ra trong môi trường, có thời gian tồn lưu ngoài môi trường trong điều kiện tự nhiên. Thời gian tồn lưu tác nhân gây bệnh ngoài môi trường có giới hạn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là yếu tố lý học, hoá học môi trường như nhiệt độ môi trường, hoạt độ nước, tia cực tím, pH của môi trường, oxi tự do v.v.
Virus viêm gan B khá bền vững trong điều kiện không khí khô và có thể tồn lưu trong nhiều tuần lễ trên một số các bề mặt vật ô nhiễm. Loại tác nhân này có thể vẫn tồn lưu trong dung dịch sát khuẩn 70% cồn ethanol hay tồn tại tới 10 giờ trong nhiệt độ 600C. Hiệp hội nhật bản nghiên cứu về chất thải cho biết, tác nhân virus viêm gan B và C có thể tồn tại cả tuần lễ trong các giọt máu còn lưu lại trong kim tiêm.
Virus HIV có thời gian tồn lưu ngắn hơn, chúng có thể tồn tại không quá 15 phút khi bị tác động của cồn ethanol 70% hoặc là chỉ có thể tồn lưu từ 3-7 ngày trong điều kiện nhiệt độ ngoại cảnh và chúng bị bất hoạt nhanh chóng tại nhiệt độ 560C.
Trên thực tế các tác nhân gây bệnh có trong bệnh phẩm, trong chất bài tiết của bệnh nhân không phải lúc nào cũng quá nhiều do tác dụng của điều trị của các loại thuốc, tác dụng của các hoá chất khử trùng, tẩy uế. Kết quả một số phân tích vi khuẩn cho thấy nồng độ vi khuẩn trong một số bệnh phẩm không nhiều hơn so với chất thải sinh hoạt từ hộ gia đình, có thể do tác động của kháng sinh, do tác dụng của hoá chất khử trùng v.v. Tuy nhiên trong khía cạnh này, nên quan tâm cao tới sự lan truyền tác nhân gây bệnh như loài gián, loài ăn chất thối rữa, chuột, các loại côn trùng như ruồi, nhất là ở những nơi việc cô lập chất thải chưa được thực hiện đúng qui cách.
Chương 3
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM
3.1. Phân loại, thu gom chất thải bệnh viện
Theo báo cáo của trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, đa số các bệnh viện (81,25%) đã thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên tham gia công tác này chưa được đào tạo đủ tới mức trở thành kỹ năng. Việc phân loại còn chưa theo đúng quy cách như tách các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế, còn lẫn nhiều chất thải sinh hoạt vào chất thải y tế và ngược lại. Hệ thống ký hiệu, màu sắc của túi và thùng đựng chất thải chưa đúng qui chế quản lý chất thải bệnh viện, còn tuỳ tiện, có gì sử dụng nấy.
Còn nhiều bệnh viện (45%) chưa tách riêng các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế làm tăng nguy cơ rủi ro cho những người trực tiếp vận chuyển và tiêu huỷ chất thải. Trong số các bệnh viện đã thực hành tách riêng vật sắc nhọn, có tới 11,4% bệnh viện tuy có tách vật sắc nhọn nhưng chưa thu gom vào các hộp đựng vật sắt nhọn theo đúng tiêu chuẩn quy định, đa số các bệnh viện (88,6%) thường đựng các vật sắc nhọn vào chai truyền dịch, chai nhựa đựng nước hay vật dụng tự tạo.
Theo qui định, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đều được hộ lý và y công thu gom hằng ngày tại khoa phòng. Các đối tượng khác như bác sĩ, y tá còn chưa được giáo dục, huấn luyện để tham gia vào hoạt động quản lý chất thải y tế. Tình trạng chung là các bệnh viện không có đủ các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào phân loại thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải.
3.2. Lưu trữ, vận chuyển chất thải y tế tới nơi tiêu huỷ
Chất thải rắn y tế được thu gom phân loại và vận chuyển về khu trung chuyển tại bệnh viện. Thực tế trong quy hoạch xây dựng cũng chưa có những hướng dẫn cho việc xây dựng, các khu vực trung chuyển chất thải rắn bện viện. Hầu hết các điểm tập trung chất thải rắn y tế được bố trí trên một khu đất bên trong khuôn viên bệnh viện thành một khu trung chuyển. Các khu trung chuyển có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, côn trùng dễ dàng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện. Một số điểm tập trung rác không có mái che, không có rào bảo vệ, vị trí lại gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập. Chỉ có một số ít bệnh viện có nơi lưu trữ chất thải đạt tiêu chuẩn qui định.
Chất thải rắn y tế được nhân viên của Công Ty Môi Trường Đô Thị đến thu gom các túi chất thải tại khu vực trung chuyển của bệnh viện, các nhân viên bệnh viện lẫn nhân viên của Công Ty Môi Trường Đô Thị đều chưa được đào tạo, hướng dẫn về những nguy cơ có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại. Qua điều tra cho thấy đa số các nhân viên bệnh viện không biết nơi thiêu huỷ cuối cùng của bệnh viện ở đâu.
Việc phối hợp liên ngành kém hiệu quả trong mọi công đoạn của quy trình quản lý chất thải bệnh viện. Mới có vài công ty bước đầu nghiên cứu sản xuất được phương tiện để thu gom, vận chuyển chất thải, tuy nhiên còn đang ở giai đoạn thí điểm chưa sản xuất đại trà. Đối với các bệnh viện đã phân loại, tách chất thải y tế và chất thải sinh hoạt để xử lý riêng, nhưng ngay ở một số địa phương Công Ty Môi Trường Đô Thị do chưa có hệ thống thiết bị đốt, thiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại nên đã từ chối vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế. Chỉ có 18,75% trong tổng số các bệnh viện có chất thải được vận chuyển ra khỏi bệnh viện bằng xe chuyên dụng của Công Ty Môi Trường Đô Thị.
3.3. Các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế
3.3.1. Thiêu đốt chất thải rắn y tế
Một thực tế là trong nhiều năm trước đây khi đầu tư xây dựng bệnh viện chúng ta hoàn toàn chưa hoạch toán đến khoản chi phí cho xử lý chất thải. Phần lớn các bệnh viện tự xây dựng lấy lò đốt của mình và cũng không theo một thiết kế mẫu nào. Tình trạng chung của phần lớn các bệnh viện trong cả nước hiện nay là thiêu đốt chất thải y tế tại các lò đốt thủ công không có hệ thống xử lý khí thải kể cả những bệnh viện có khối lượng chất thải y tế cần thiêu đốt rất đáng kể ở Hà Nội. Trong các lò đốt thủ công xây bằng gạch chất thải được đốt bằng củi hoặc dầu, theo cách thủ công nên khi vận hành khói bụi mù mịt, mùi khí cháy khó chịu bay ra khu dân cư.
Công Ty Công Trình Đô Thị (URENCO) Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế bao gồm cả khâu thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế từ bệnh viện và vận chuyển tới xí ngiệp đốt rác để tiêu huỷ. Hiện tại chúng ta đã có 2 lò đốt chất thải rắn y tế theo mô hình tập trung lò đốt Del Monego 200 tại xí nghiệp đốt rác Tây Mỗ – Hà Nội và lò đốt Hoval GG-24 tại xí ngiệp đốt rác Bình Hưng Hoà - Thành Phố Hồ Chí Minh với công nghệ nhập của nước ngoài. Thành Phố Hồ Chí Minh cơ bản đã ổn định được công tác xử lý chất thải bệnh viện nhờ có hệ thống quản lý, thu gom năng động. Còn tại Hà Nội, sau 8 tháng thử nghiệm lò đốt hoạt động tốt, tuy vậy công suất của lò đốt này cũng chỉ giải quyết được 4 tấn/ngày so với nhu cầu của hàng chục bệnh viện tại thành phố là trên 12 tấn/ngày.
Một số bệnh viện như Viện Lao và Bệnh Phổi, bệnh viện C Đà Nẵng, bệnh viện Vũng Tàu với sự giúp đỡ của công ty Wamwe Engineering đã lắp đặt lò đốt chất thải y tế Hoval MZ2 của Thuỵ Sĩ có công nghệ hiện đại với nhiệt độ thiêu đốt có hiệu quả. Qua thời gian theo dõi trên 15 tháng của sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường Hà Nội lò đốt của Viện Lao và Bệnh Phổi đã thiêu đốt trên 10 tấn rác y tế nguy hại với kết quả tốt, đảm bảo an toàn về môi trường. Tuy nhiên do số lượng chất thải rắn y tế nguy hại của Viện Lao và Bệnh Phổi không nhiều nên công suất thiêu đốt của lò chưa được khai thác hiệu quả, do mỗi mẻ đốt, cách nhật nên lãng phí nhiên liệu và phương tiện.
Một số bệnh viện tuy đã lắp đặt lò đốt hiện đại nhưng lại không hoạt động được vì vị trí đặt lò đốt gần nhà dân và khi vận hành không đúng kỹ thuật có khói đen và mùi khí thải bốc lên gây cảm giác khó chịu nên bị nhân dân phản đối do vậy không vận hành được (Bệnh viện Bạch Mai). Một vài thiết bị tạm dừng khai thác do bị hỏng chưa có phụ tùng thay thế (Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An).
Đã có một vài bệnh viện lắp đặt và vận hành lò đốt do Việt Nam sản xuất như bệnh viện đa khoa Tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng lò đốt do trường đại học bách khoa Thành Phố Hồ Chí Minh thiết kế và lắp đặt. Trung Tâm Bảo Vệ Bà Mẹ Trẻ Em và Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tỉnh Nghệ An (lò đốt Viện Khoa Học Vật Liệu).
Còn lại đa số các bệnh viện tiêu huỷ chất thải rắn y tế bằng lò đốt thủ công không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Trong các năm 1999-2000, tổ chức y tế thế giới đã viện trợ cho Bộ Y Tế 2 lò đốt chất thải chế tạo tại nước ngoài để trang bị cho 2 bệnh viện tuyến tỉnh trong đó có lò INCINCO lắp đặt và đưa vào vận hành tại bệnh viện đa khoa Bắc Ninh. Cũng trong thời gian nêu trên, chính phủ đã phê duyệt dự án của bộ y tế trang bị 25 lò đốt chất thải bệnh viện kiểu Hoval bằng nguồn vốn vay của chính phủ cộng hoà Áo, hiện tại 25 lò đốt rác y tế này đã đi vào hoạt động và cải thiện đáng kể năng lực tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại của nhiều địa phương.
Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu thống kê cụ thể nào về các lò đốt hiện đang hoạt động tại các bệnh viện ở Việt Nam và hiệu quả xử lý của các lò thiết kế và chế tạo trong nước. Một vấn đề mà các nhà môi trường quan tâm là ô nhiễm thứ cấp tạo ra trong quá trình đốt chất thải rắn y tế nguy hại cần được quan tâm nghiên cứu.
3.3.2. Chôn lấp chất thải y tế
Trong hầu hết các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh, chất thải y tế được chôn lấp tại bãi rác công cộng hay chôn lấp trong khu đất của bệnh viện. Trường hợp chôn lấp trong bệnh viện chất thải được chứa trong hố đào và lấp đất lên, nhiều khi lớp đất phủ trên mặt quá mỏng không đảm bảo vệ sinh.
Tại các bệnh viện không có lò đốt tại chỗ, một số loại chất thải đặt biệt như bào thai, rau thai và bộ phận cơ thể bị cắt bỏ sau phẫu thuật được thu gom để đem chôn trong khu đất của bệnh viện hoặc chôn trong nghĩa trang của địa phương. Do diện tích mặt bằng của bệnh viện bị hạn chế nên nhiều bệnh viện hiện nay gặp khó khăn trong việc tìm kiếm diện tích đất để chôn lấp chất thải nguy hại.
Một thực trạng là vật sắc nhọn được chôn lấp cùng với chất thải y tế khác tại khu đất bệnh viện hay tại bãi rác cộng đồng. Hiện nay, ở một số bệnh viện vẫn còn hiện tượng chất thải nhiễm khuẩn nhóm A được thải lẫn với chất thải sinh hoạt và được vận chuyển ra bãi rác của thành phố, do vậy chất thải nhiễm khuẩn không có xử lý đặc biệt gì trước khi tiêu huỷ chung.
3.4. Những tồn tại, khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn y tế
Hiện nay, chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách của nước ta. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn bệnh viện kém hiệu quả đang gây dư luận trong cộng đồng và đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặt biệt là ngành y tế. Tuy nhiên giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu đồng bộ.
Những khó khăn chủ yếu là:
- Nguồn kinh phí đầu tư cho chất thải y tế lớn. Theo ước tính sơ bộ, tổng kinh phí đầu tư cho toàn bộ chương trình đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng và khí vào khoảng 1,60 tỷ đồng chưa kể chi phí cho sử dụng đất, phương tiện thu gom, vận chuyển, kinh phí vận hành và bảo trì. Vốn đầu tư cần được huy động từ các nguồn ngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nguồn giúp đỡ của các chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Hiện nay các bệnh viện có lò đốt nhưng kinh phí để chi trả cho năng lượng để vận hành, xử lý tro, để trả lương cho nhân công còn chưa được quy định sẽ lấy từ đâu. Các bệnh viện không thể tự tiện nâng giá khám bệnh để bù vào chi phí xử lý chất thải của mình. Vì vậy có bệnh viện tuy đã trang bị lò đốt rác y tế nhưng vẫn không vận hành vì không có đủ kinh phí.
- Nhận thức về thực hành xử lý chất thải rắn y tế trong cán bộ y tế, nhân viên trực tiếp làm công tác xử lý chất thải bệnh viện vẫn còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả phân loại, thu gom và vận chuyển, tiêu huỷ chất thải. Một số lãnh đạo bệnh viện chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý chất thải. Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng vẫn chưa sâu rộng, đôi khi dư luận qua báo chí còn làm dân hoang mang, gây tâm lý quá lo sợ đối với chất thải bệnh viện từ đó gây sức ép không đáng có đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Môi trường thực hiện pháp chế chưa thuận lợi mặc dù đã có luật bảo vệ môi trường, qui chế quản lý chất thải nguy hại do thủ tướng chính phủ ban hành và qui chế quản lý chất thải y tế do bộ trưởng bộ y tế ban hành nhưng các văn bản pháp quy này chưa thực sự thấm sâu vào đới sống. Việc thực hiện đúng quy chế quản lý chất thải y tế mới chỉ có ở một số ít bệnh viện. Nhiều nơi chính quyền, lãnh đạo chỉ huy bệnh viện vẫn chưa quan tâm đầu tư kinh phí và phương tiện để thực hiện quy chế.
- Các giải pháp về xử lý chất thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành còn kém hiệu quả trong mọi công đoạn xử lý chất thải. Nhiều nơi bệnh viện đã phân loại chất thải y tế và chất thải sinh hoạt nhưng do Công Ty Công Trình Đô Thị chưa có lò đốt nên đã từ chối vận chuyển và xử lý chất thải y tế. Hiện nay vẫn chưa có qui định cụ thể trách nhiệm của từng bộ, ngành phối hợp hoạt động trong từng công đoạn quản lý chất thải y tế.
3.5. Giới thiệu một số lò đốt hiện đang sử dụng tại Việt Nam
Từ khi Bộ Y Tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế kèm theo quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT theo đó các bệnh viện Trung Ương, các bệnh viện tại các thành phố lớn đã quan tâm đúng mức và có nhiều hoạt động cụ thể, quyết liệt để giải quyết vấn đề môi trường bệnh viện, quản lý và xử lý chất thải y tế. Với sự hỗ trợ của chính phủ cả về chủ trương cũng như chính sách nên nhiều nguồn vốn được huy động. Cho tới năm 2003, trên phạm vi cả nước đã có 35 tỉnh được đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống lò đốt rác y tế, tổng số lò đốt là 43 với tổng công suất được khai thác triệt để có thể đủ tiêu huỷ Khoảng 50% lượng chất thải rắn nguy hại trong cả nước.
Việt Nam đã chọn công nghệ đốt rác để tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại, trong đó rất chú ý tới ô nhiễm thứ cấp do quá trình đốt. Do vậy công nghệ đốt đa vùng Multi-zone Combustion được ưu tiên lựa chọn. Đã ban hành văn bản kỹ thuật đánh giá lò đốt và chỉ tiêu giám sát để hỗ trợ cho các cơ sở đầu tư xây dựng, khai thác lò đốt. Các văn bản liên quan trực tiếp tới lò đốt rác y tế là TCVN-7380, TCVN-7381 ban hành 2005.
Danh sách tỉnh hiện đã có lò đốt chất thải rắn y tế đã được lắp đặt và đưa vào khai thác vận hành tại Việt Nam.(Xem phụ lục 3). Trong đó Hà Nội là tỉnh được đầu tư 5 lò đốt với công suất 450kg/h, nhiều nhất trong tất cả các tỉnh thành. Ngoài ra Kiên Giang, Thái Nguyên 2 lò. Cũng theo bảng ta thấy hiện nay ở các bệnh viện trong cả nước số lượng và chủng loại lò đốt chất thải y tế được sử dụng khá đa dạng và phong phú. Trong đó, lò đốt chất thải hiệu Hoval MZ4 và MZ2 là được sử dụng nhiều nhất.
Hiện nay các nhà sản xuất trong nước đã chế tạo sản xuất được một số lò đốt rác y tế như lò đốt rác y tế VHI-18B sản phẩm của Viện Khoa Học Vật Liệu và Công Ty Trang Thiết Bị Công Trình Y Tế, lò này lắp đặt và vận hành tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, hay lò đốt rác y tế LD-YTI30 v.v.
Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp đốt thường có chi phí đầu tư và vận hành cao trong biện pháp xử lý chất thải rắn, nhưng lại có ưu điểm tốt nhất mà các giải pháp khác không có được như: xử lý triết để các nguy cơ lây lan mầm bệnh, thể tích lượng tro xỉ phải chôn lấp ít, có thể tái sử dụng nhiệt v.v. nên vẫn được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Đối với nước ta, lò đốt mới chỉ được áp dụng trong phạm vi rất hạn hẹp để đốt chất thải y tế và đốt thử nghiệm chất thải công nghiệp như chất thải da dày. Mặc dù số lượng lò đốt chất thải chưa nhiều nhưng khá đa dạng về nguồn gốc xuất xứ, công xuất đốt và khả năng xử lý khói thải của lò đốt
Bản đồ: Diện tích tự nhiên, địa giới hành chính tỉnh Gia Lai
Chương 4
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
4.1. Sơ lược về tỉnh Gia Lai
4.1.1.Vị trí địa lý
Gia Lai là một tỉnh miền núi biên giới ở bắc Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 15058’20” đến 14036’36” vĩ Bắc 107027’23” đến 108094’90” kinh Đông. Phía Bắc Gia Lai giáp Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Tây giáp Campuchia với 90 km là đường biên giới quốc gia, phía Đông giáp các tỉnh Quãng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Gia lai có diện tích tự nhiên 15494,9km2. Dân số Gia Lai hơn 1,1 triệu người (năm 2005) bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Có 39 dân tộc trong đó người kinh chiếm 52% dân số, còn lại là các dân tộc: Jrai (33,5%), Ban Na (13,7%), là những cư dân sống lâu đời nhất trên vùng đất này. Ngoài ra còn có dân tộc: Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Cơ-Ho, Thái, Mường v.v. Mật độ dân số khoảng 73 người/km2.
Gia Lai có 15 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, có một thành phố Pleiku loại 3, có 1 thị xã An Khê và 13 huyện. đến năm 2010 – 2015 Gia Lai sẽ có 20 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh.
4.1.2. Điều kiện khí hậu
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên, một năm có 2 mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình 2200 – 2500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1200 – 1750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 220C - 250C.
Khí hậu Gia Lai thích hợp cho việc phát triển nhiều cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày, cây ăn quả, chăn nuôi bò và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp.
Gia Lai có nền văn hóa cổ xưa, rất đặc trưng, đó là những nét văn hóa rất rộng mà ngày nay còn lưu giữ. Gia Lai không phải chỉ có những chiến công, những văn hóa cổ xưa mà Gia Lai còn mang trong mình nó đầy đủ tiềm năng, thế mạnh nếu được đầu tư đúng mức sẽ trở thành vùng kinh tế động lực mà nghị quyết 10 của bộ chính trị đã xác định.
Khí hậu Gia Lai biến động và phân hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, do vị trí địa lý của mình, sự biến động của nhiệt độ từ năm này qua năm khác không mạnh mẽ bằng sự biến động của mùa.
Chế độ nhiệt độ của Gia Lai thể hiện những nét cơ bản của khí hậu nội chí tuyến. Hằng năm, tổng nhiệt độ phổ biến ở các nơi đều đạt trên 8000 độ. Biên độ nhiệt độ của năm nhỏ và phổ biến các nơi từ 4- 50C.
Tuy lượng mưa ở Gia Lai rất phong phú, nhưng có sự tương phản rất sâu sắc giữa 2 mùa có sự biến động phân hóa cao. Đặc biệt vào mùa hạ, những hoạt động thất thường của các nhiễu động gây mưa, gây ra những biến động rất lớn về thời tiết, nhất là trong những tháng đầu và cuối mùa mưa. Mùa mưa ẩm ở Gia Lai hoàn toàn trùng với mùa gió mùa mùa hạ. Các dãy núi cao chắn gió làm tăng thêm lượng mưa ở sườn đón gió, gây nên những trung tâm mưa lớn như: Pleiku lượng mưa trung bình năm là 2.234 mm. Ở Ia Puch là 2.834 mm, Grailong là 2.633 mm, nhưng có năm lượng mưa ở Pleiku đạt trên 3.000 mm, ở Ia Puch trên 4.500 mm, Grailong trên 3.700 mm, làm tăng lượng mưa mùa hạ chiếm trên 90% lượng mưa toàn năm. Trái lại trong thời kỳ gió mùa đông, khối không khí sau khi vượt qua Trường Sơn đã trút lại một lượng mưa đáng kể bên sườn Đông.
Một đặc điểm quan trọng nữa của chế độ mưa là sự phân hóa rất phức tạp theo địa hình, trong khi phía Tây Nam của vùng núi Hàm Rồng - Pleiku, Đức Cơ, dãy núi Chưpok thuộc huyện Chưpăh có lượng mưa khá lớn - trung bình nhiều năm từ 2.250 - 2.900mm, thì các thung lũng lòng chảo hoặc những bồn đại nằm kẹp giữa hai hệ thống núi với đỉnh khá cao có tác dụng chắn cả hai luồng gió mùa đông cũng như mùa hạ, hằng năm lượng mưa ở đây chỉ 1.200 mm hoặc thấp hơn. Nơi mưa nhiều lượng mưa tháng có thể gấp 2, 3 lần nơi mưa ít, trong khi chúng chỉ cách nhau chưa đầy 100 km.
Mùa đông, Gia Lai do ở xa biển và có dãy Trường Sơn như bức tường thành ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa, khiến cho ở hầu hết các vùng trong tỉnh này là một thời kỳ ít mưa và có thời tiết khô hanh.
Mùa hạ, Gia Lai thực sự bước vào mùa mưa ẩm.
Tóm lại, Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên – mùa đông khô và ít lạnh, mùa hè ẩm và dịu mát. Sư biến động của nhiệt độ phức tạp. Mùa mưa kéo dài nhiều khi cả tuần không dứt, lượng mưa lớn tạo nên khí hậu ẩm ướt dễ phát sinh dịch bệnh trong mùa mưa.
4.1.3. Dân số và môi trường
a. Tốc độ tăng dân số
Gia Lai với tổng diện tích tự nhiên 15494,9km2, với 13 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã, 193 xã, phường, thị trấn (trong đó 76/193 xã thuộc khu vực 3 và xã biên giới). Gia Lai là nơi sinh sống của 39 dân tộc anh em. Theo niên giám thống kê tỉnh Gia Lai, đến cuối 2005, tỉnh Gia Lai có tổng số dân là 1.134.476 người , trong đó dân thành thị là 337.339 người (chiếm 29,74 %), dân nông thôn là 797.097 người (chiếm 70,26 %); theo giới tính: nam 575.933 người (chiếm 50,77%), nữ 558.543 người (chiếm 49,23%).
b. Mật độ và phân bố dân cư
Theo niên giám thống kê của tỉnh Gia Lai năm 2005, mật độ dân số bình quân của tỉnh khoảng 73 người/km2, do diện tích của tỉnh tương đối lớn. Có thể thấy rằng dân cư phân bố không đều. Một số nơi có mật độ dân số cao như Tp Pleiku: 736,42 người/km2, An Khê 325,16 người/km2, ngược lại một số huyện mật độ dân số phân bố thấp như: huyện Kon Chro 25,23 người/km2, huyện Kbang 32,05 người/km2.
c. Di cư
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi nhất là về khí hậu và đất đai, thời gian qua, Gia Lai là điểm di cư đến của nhiều người kể cả trí thức cũng như nhân dân lao động. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,68%, trong đó tăng tự nhiên là 2,13% (giảm 0,08% so với năm trước). Trong vòng 5 năm qua Gia Lai đã đón nhận 2.649 hộ vào các vùng dự án Ia Lâu, Ia Mơ, Ayun Hạ, Konchro, Krôngpa. Bình quân mỗi năm đón khoảng 442 hộ. Bên cạnh đó dân di cư tự do cũng là vấn đề quan tâm của tỉnh có khoảng 4.200 hộ di cư tự do trên địa bàn tỉnh. Nhà nước đã có nhiều biện pháp giải quyết số di cư tự do, tuy nhiên tình trạng này vẫn còn tiếp diễn nhất là: Kbang, Chu Sê, Chư Prông, Ia Grai, v.v. Bên cạnh việc tạo thêm nguồn nhân lực cho tỉnh, thu hút chất xám, Gia Lai cũng đang đứng trước vấn đề phức tạp trong giải quyết đời sống, bảo vệ môi trường đối với những đối tượng này.
d. Đói nghèo
Đời sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ kinh tế mới, dân di cư tự do ở vùng sâu, vùng xa. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, các dân tộc chưa được thu hẹp. Tỷ lệ đói nghèo còn ở mức cao (trên 20%) đang là khó khăn lớn của tỉnh.
Bảng 4.1: Diện tích và dân số tỉnh Gia Lai
STT
Tên đơn vị hành chính
Diện tích (km2)
Dân số trung bình năm 2003 (người)
Dân số trung bình năm 2005 (người)
01
Tp. Pleiku
260,59
184,397
191903
02
Thị xã An Khê
199,12
63.014
64999
03
Huyện Ayunpa
789,70
92.594
97125
04
Chư Păh
981,30
62.379
64846
05
Chư Prông
1.687,50
75.363
78614
06
Chư Sê
1.350,98
124.288
132019
07
Đắk Đoa
980,41
85.072
88717
08
Đắk Pơ
499,61
35.160
36544
09
Đức Cơ
717,20
43.595
50502
10
Ia Grai
1.122,38
74.620
77758
11
Ia Pa
870,10
43.551
45730
12
Kbang
1.845,23
56.671
59140
13
Kông Chro
1.441,88
34.478
36375
14
Krông Pa
1.623,63
61.576
64277
15
Mang Yang
1.126,07
43.125
45927
Tổng cộng
15.495.70
1.079.884
1.134.476
(Nguồn:Tổng hợp từ niên giám thống kê 2003 & 2005 tỉnh Gia Lai– Cục Thống Kê Gia Lai)
4.1.4. Y tế và môi trường
Hiện nay toàn tỉnh Gia Lai có khoảng 226 cơ sở y tế trong đó có 16 bệnh viện, 16 phòng khám đa khoa khu vực, 1 viện điều dưỡng, 193 trạm y tế xã, phường với tổng số giường bệnh lên tới 2525 giường.
Trong những năm qua ngành y tế tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống vệ sinh, sạch sẽ tại gia đình, thôn xóm, đường phố. Vận động nhân dân xây dựng và sử dụng hố xí hợp vệ sinh, dùng nguồn nước sạnh. Tuy nhiên ngành y tế cũng gặp rất nhiều khó khăn như:
Gia Lai có 2 mùa mưa và khô, khí hậu ẩm ướt, lượng mưa trung bình hằng năm cao. Trên địa bàn tỉnh một số bệnh có khả năng gây dịch vẫn thường xảy ra: sốt rét, sốt xuất huyết, dịch hạch, dịch tả, ỉa chảy, môi trường sống bị ô nhiễm, lương thực, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, phong tục tập quán còn lạc hậu. v.v. đang là khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Công tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh phòng bệnh chưa được chú trọng đúng mức. Nhận thức của người dân tự chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình ở một số vùng còn hạn chế, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, các tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn nên khả năng lây lan trong cộng đồng là rất lớn.
4.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn của tỉnh
4.2.1. Vài nét về ngành y tế của tỉnh Gia Lai
Tỉnh Gia Lai trong thời gian gần đây đã bước đầu thể hiện về sự vững vàng y tế cơ sở, y tế kỹ thuật cao, y tế phổ cập và phòng chống dịch. Mạng lưới y tế đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được cũng cố và phát triển. Cơ sở khám chữa bệnh được đầu tư nâng cấp, công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng có nhiều tiến bộ. Toàn tỉnh hiện có 16 bệnh viện đa khoa cấp huyện, 13 trung tâm y tế dự phòng, 3 bệnh viện đa khoa khu vực, 16 phòng khám đa khoa khu vực, 94,2% thôn bản có y tế, 96% xã có trạm y tế, 100% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 100% phòng khám khu vực có bác sĩ đang công tác, tỷ lệ xã có bác sĩ là 30%. Trình độ chuyên môn của đội ngũ làm công tác y tế ngày càng nâng lên rõ rệt, toàn ngành có 2746 cán bộ y tế, có 409 bác sĩ (số bác sĩ có trình độ sau đại học là 112). Tỷ lệ giường bệnh là 15,5/1000 dân. Trong năm 2005 có 390447 người là đồng bào dân tộc thiểu số và 38000 người kinh nghèo được cấp thẻ khám chữa bệnh. Tỷ lệ ký sinh trùng sột rét/lam máu từ 6,9% năm 2000 giảm còn 0,5% năm 2005; tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ từ 7,8% năm 2000 giảm còn 4% năm 2005; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 43% năm 2000 giảm còn 33% năm 2005; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số là 2,86% giảm 0,55% so với năm 2000; tỷ suất sinh bình quân hàng năm giảm 0,09 – 1,1%. Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai là bệnh viện trung tâm tỉnh, được xây dựng năm 1975. Hiện nay với 110 y bác sĩ và 600 giường bệnh, bệnh viện tiếp nhận khoảng 600 bệnh nhân trong một ngày. Với số giường bệnh hiện có, bệnh viện có thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh. Bệnh viện đa khoa tỉnh được trang bị máy CT scanner, máy nội soi, máy thở, máy chạy thận nhân tạo v.v. góp phần vào việc chuẩn đoán và chữa trị tốt hơn cho bệnh nhân. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi dần dần đi vào nề nếp, đủ thuốc để khám chữa bệnh cho người nghèo, số lượt người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí tăng gấp 2 lần so với năm 2004. Công tác xã hội hoá y tế đạt được tiến bộ đáng kể, mạng lưới y tế cơ sở dần được cũng cố, 100% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi. Việc xử lý ở các bệnh viện có nhiều tiến bộ.
Trong những năm qua tỉnh đã tranh thủ nhiều nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở tuyến tỉnh, huyện và trạm y tế xã. Từng bước chuẩn hoá dần dần và đảm bảo được khả năng thực hiện các dịch vụ phòng bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân toàn tỉnh. Cùng với sự phát triển của mạng lưới y tế hệ thống y tế dân lập cũng đã hình thành và có vai trò tích cực trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hướng dẫn nhân dân phòng, chữa bệnh và sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Đến nay toàn tỉnh đã có hơn 220 cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Công tác quân dân y kết hợp trên địa bàn được quan tâm và cũng cố. Các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh đã làm tốt công tác cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân trong dịp tết nguyên đán, các dịp lễ trong năm.
Bảng 4.2: Số Lần khám chữa bệnh Trong Năm 2005
STT
Nội dung
Đơn vị
Tổng số
Tuyến tỉnh
Tuyến huyện
Tuyến xã
1
Số lần khám bệnh
Người
540553
103095
21245
225008
2
Điều trị nội trú
Người
49957
22517
25830
1608
3
Điều trị ngoại trú
Người
185552
2507
43003
14002
(Nguồn: Niên giám thống kê 2005 tỉnh Gia Lai - Cục Thống Kê Gia Lai)
Một số đơn vị điều trị có công suất giường bệnh cao như: bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai (185,6%), bệnh viện đa khoa huyện Đắk Đoa (140,6%), bệnh viện đa khoa khu vực Ayunpa (140%), v.v. Các đơn vị công suất sử dụng giường bệnh thấp như: bệnh viện Y Học Cổ Truyền (74%), bệnh viện đa khoa Chư Păh (67,8%), bệnh viện Điều Dưỡng (53,6%), v.v.
4.2.2. Khối lượng và thành phần chất thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Bên cạnh những thành tựu trong công tác khám chữa bệnh thì vấn đề môi trường trong bệnh viện cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù, Các cơ sở điều trị đảm bảo duy trì tốt việc cấp cứu khám và điều trị bệnh nhân. Nghiêm túc chấp hành các qui chế chuyên môn, qui trình kiểm tra vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh ngoại cảnh, tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân cũng ngày càng tốt hơn, chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao. Sở y tế đã tổ chức điều tra việc thực hiện qui chế chuyên môn, việc thực hiện y đức tại các cơ sở điều trị. Nhưng hiện nay lượng chất thải phát sinh trong bệnh viện ngày một nhiều với thành phần và tính chất nguy hại: kim tiêm, găng tay, cao su, bông, băng thấm dịch hoặc máu, các loại thuốc quá hạn, bệnh phẩm và rác thải phóng xạ. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp nhưng chất thải rắn y tế và bệnh phẩm lại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây truyển dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân mà việc xử lý chưa được triệt để đang là một trong những vấn đề bức xúc cần phải được quan tâm giải quyết hàng đầu để tránh lây nhiễm cho cộng đồng và ảnh hưởng đến môi trường sống.
Bảng khối lượng chất thải y tế phát thải theo giường bệnh (Xem phụ lục 4)
Theo bảng ta thấy bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện có lượng chất thải rắn phát sinh nhiều nhất. Với 600 giường bệnh lượng chất thải rắn phát sinh là 850 kg/ngày (chiếm tỉ lệ 39,53%), trong đó lượng chất thải y tế nguy hại là 170 kg/ngày (chiếm tỉ lệ % 38,37). Bệnh viện 211, bệnh viện 331 mặc dù là bệnh viện quân đội nhưng có khối khám và điều trị cho nhân dân và cũng là bệnh viện lâu năm, có uy tín trên địa bàn tỉnh nên số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh tại đây cũng rất nhiều. Mỗi ngày bệnh viện 211 (chất thải rắn phát sinh là 200 kg/ngày lượng chất thải y tế nguy hại là 40 kg/ngày), bệnh viện 331 (chất thải rắn phát sinh là 125 kg/ngày lượng chất thải y tế nguy hại là 25 kg/ngày) cũng thải ra một lượng chất thải đáng kể.
Lượng chất thải rắn phát sinh ít nhất tại các bệnh viện huyện Ia Pa (chất thải rắn phát sinh là 35 kg/ngày chiếm 1,63%, lượng chất thải y tế nguy hại là 8 kg/ngày chiếm 1,8%), Đăk Pơ (chất thải rắn phát sinh là 30 kg/ngày chiếm 1,4%, lượng chất thải y tế nguy hại là 7 kg/ngày chiếm 1,58%) do là huyện mới thành lập, dân số ít, số lượng giường bệnh ít nên lượng chất thải phát sinh mỗi ngày không cao.
Lượng chất thải nguy hại tại các bệnh viện Y Học Cổ Truyền (5 kg/ngày chiếm tỉ lệ 1,13%), bệnh viện Điều Dưỡng & Phục Hồi Chức Năng (5 kg/ngày chiếm tỉ lệ 1,13%) phát thải ít nhất vì tại các bệnh viện này lượng chất thải chủ yếu là chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nằm điều trị tại bệnh viện của bệnh nhân và cán bộ nhân viên trong bệnh viện. Ở đây các bệnh nhân chủ yếu nằm điều dưỡng, lượng chất thải y tế chủ yếu là bông băng của quá trình tiêm thuốc, chai truyền dịch nên không cao.
4.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn của tỉnh
a. Các nguồn phát sinh chất thải
Chất thải bệnh viện phân ra làm 2 loại
Chất thải sinh hoạt: là các loại chất thải như rau cỏ, vỏ trái cây, thức ăn dư thừa, túi nilon, giấy vụn và các loại rác tương tự.
Chất thải y tế: gồm các loại như bông băng phẫu thuật, kim tiêm, ống nhựa, chai lọ, que, cây gỗ, .v.v. các loại chất thải nguy hại như các tế bào mô phẫu thuật, thai nhi, sừng, xương động vật, v.v.
b. Phân loại và thu gom
Theo qui định của Sở Y Tế tỉnh Gia Lai
Phải phân loại rõ ràng các loại chất thải y tế và chất thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt: phải được thu gom vào thùng màu xanh tập trung nơi qui đinh và chuyển ra bãi rác của trung tâm.
Rác thải y tế: qui định thu gom vào thùng màu đỏ, vàng vận chuyển bằng xe chuyên dụng đi vào lối hành lang qui định và tập trung tại nơi xử lý (lò đốt chất thải y tế).
Chất thải sau khi phân loại, thu gom sẽ được vận chuyển bằng xe chuyên dùng về khu trung chuyển của bệnh viện theo đường vận chuyển riêng và phải theo giờ giấc qui định.
Phân loại chất thải
Nhìn chung các bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải ngay tại nguồn (chiếm 100%) nhưng việc phân loại vẫn còn rất sơ sài, nhiều khi còn lẫn lộn giữa chất thải sinh hoạt với chất thải y tế, bông băng và kim tiêm khi đã sử dụng.
Màu sắc của các túi và thùng đựng chất thải chưa đúng theo qui chế quản lý chất thải bệnh viện, còn tùy tiện, có gì sử dụng nấy.
Hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh do mới được xây dựng lại trong thời gian gần đây khoảng 20% (bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2001, bệnh viện đa khoa An Khê năm 2004, bệnh viện đa khoa Mang Yang năm 2002, bệnh viện đa khoa Ayunpa năm 2004) cơ sở vật chất đã được đầu tư mới. Còn lại 80% (chủ yếu là các bệnh viện tuyến huyện) cơ sở vật chất còn sơ sài, đặc biệt dụng cụ thu gom chất thải thiếu thốn, không được quan tâm đầu tư.
Thùng chứa rác: thùng màu xanh đựng chất thải sinh hoạt
Hộp màu vàng đựng các vật sắc nhọn và có dòng chữ không đựng quá vạch này
Các túi đựng chất thải có dây buộc để tiện cho việc thu gom
Thu gom chất thải
Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh do khối lượng bệnh nhân đông, lượng chất thải phát sinh mỗi ngày nhiều. Các y tá, hộ lý sẽ tiến hành việc thu gom chất thải hằng ngày ở các khoa phòng vào những giờ nhất định. Các bệnh viện tuyến huyện lượng chất thải phát sinh ít do tỉ lệ bệnh nhân không cao lắm nên thường chỉ thu gom khi nào thùng đựng chất thải đầy và không có thời gian qui định cụ thể.
Các bệnh viện không có đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho nhân viên trực tiếp tham gia vào việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
Không chỉ có các đối tượng như bác sĩ, y tá mà cả những người trực tiếp thực hiện việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải cũng chưa được giáo dục, huấn luyện để tham gia vào các hoạt động quản lý chất thải y tế.
Đối với các bệnh viện tuyến huyện thường trong quá trình làm việc đã thực hiện việc phân loại chất thải y tế nhưng khi vận chuyển đến nơi xử lý lại được nhập chung lại giữa chất thải sinh hoạt và chất thải y tế và đem xử lý như nhau.
c. Lưu trữ, vận chuyển chất thải tới nơi tiêu hủy
Thực tế tại 1 số bệnh viện trên địa bàn tỉnh (khoảng 20%) mặc dù có khu lưu chứa chất thải nhưng không theo đúng qui định. Chất thải sinh hoạt sau mỗi lần thu gom (vào lúc 6h và 17h mỗi ngày) sẽ được tập trung vào một dãy hành lang dọc lối đi lại của bệnh viện sau đó mới vận chuyển về nhà lưu chứa để công ty Công Trình Đô Thị vận chuyển đến nơi tiêu hủy cuối cùng (bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Mang Yang.v.v.). Ở những bệnh viện khác (25%) các điểm lưu chứa chất thải được bố trí tại 1 khu đất trống bên trong khuôn viên bệnh viện (bệnh viện 211, 331, bệnh viện đa khoa thành phố Pleiku, bệnh viện Điều Dưỡng và Phục Hồi Chức Năng, bệnh viện Y Học Cổ Truyền). Một số bệnh viện do qui mô nhỏ, đất rộng nên thường đào hố sau bệnh viện và vận chuyển chất thải đổ vào hố chứ không có khu lưu chứa riệng biệt. Nhiều bệnh viện huyện bãi chứa chất thải lại rất gần với phòng bệnh nhân (bệnh viện đa khoa Đăk Đoa, bệnh viện đa khoa Ia Grai v.v.).
Vì không có khu lưu chứa riêng biệt hoặc có nhưng chưa đúng tiêu chuẩn, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nhiều khi chất thải được vận chuyển ra khu tập kết rác nhưng công ty Công Trình Đô Thị chưa đến thu gom kịp sẽ có những nguy cơ rủi ro như: côn trùng xâm nhập, mùi, ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân và người thân cũng như cán bộ công nhân viên bệnh viện khi qua lại khu vực này.
Khoảng 45% bệnh viện bao gồm các bệnh viện trong khu vực thành phố và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã ký hợp đồng với Công Ty Công Trình Đô Thị đến thu gom những túi đựng chất thải sinh hoạt của bệnh viện và vận chuyển đến nơi tiêu hủy là các bãi rác công cộng của thành phố, của huyện (bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện 211, bệnh viện 331, bệnh viên đa khoa thành phố Pleiku.v.v)
Còn lại 55% bệnh viện đào hố chứa rác thải sinh hoạt sau 1 thời gian khi rác thải đầy sẽ tiến hành thiêu đốt ngoài trời hoặc chôn lấp.
Đối với chất thải y tế sau khi được thu gom từ các khoa phòng sẽ được tiêu hủy ngay bằng cách đào hố chôn lấp (80%) hoặc thiêu đốt trong các lò đốt chất thải bệnh viện (20%).
Cả nhân viên bệnh viện lẫn nhân viên công ty Công Trình Đô Thị đều chưa được đào tạo, hướng dẫn về những nguy cơ có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại.
4.3. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế
4.3.1. Chôn lấp
Đa số các bệnh viện trong tỉnh do xây dựng đã lâu, với qui mô nhỏ và không đủ kinh phí để lắp đặt một hệ thống lò đốt chất thải y tế. Công ty Công Trình Đô Thị lại từ chối ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải y tế vì không có hệ thống tiêu hủy. Vì vậy phương pháp xử lý chất thải nguy hại chung là thiêu đốt thủ công (vào mùa khô) và chôn lấp (vào mùa mưa). Do diện tích đất rộng, bệnh viện đã sử dụng để chôn lấp chất thải y tế. Bệnh viện sẽ dành ra một khu đất trống phía sau khuôn viên bệnh viện để chôn lấp chất thải. Tại đây chất thải sẽ được cho vào hố và sau một thời gian khi hố đầy sẽ được lấp đất lên và tiếp tục đào hố khác. Vào mùa mưa hố sẽ được đào sâu hơn và lấp lớp đất dày hơn.
Chất thải được chôn lấp không theo một qui trình công nghệ nào, không đảm bảo an toàn và vệ sinh. Dễ gây ô nhiễm môi trường đất và mạch nước ngầm.
Địa điểm chôn lấp chất thải lại rất gần với phòng bệnh nhân. Không có khoảng cách ly an toàn, dễ ảnh hưởng đến bệnh nhân, người nhà cũng như cán bộ nhân viên bệnh viện.
4.3.2. Thiêu hủy
Trên địa bàn tỉnh, ngoài những bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh được nâng cấp xây dựng mới lại trong những năm gần đây đã có những đầu tư để xây dựng khu lưu chứa chất thải, lắp đặt hệ thống xử lý chất thải y tế do Trung Tâm Nghiên Cứu Công Nghệ và Thiết Bị Công Nghiệp của trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh thiết kế và lắp đặt để xử lý chất thải rắn, lỏng của bệnh viện. Toàn tỉnh hiện có 4 bệnh viện đã đầu tư lắp đặt hệ thống lò đốt chất thải y tế chiếm tỉ lệ 20% (bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa An Khê, bệnh viện đa khoa Ayunpa với công suất thiết kế 40 kg/h, bệnh viện Mang Yang với công suất thiết kế 20 – 30 kg/h do Hàn Quốc chế tạo). Chất thải y tế sẽ được xử lý bằng phương pháp đốt trong lò kín, sử dụng lò đốt 2 buồng. Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nhiên liệu sử dụng để đốt là khí gas tạo ra nhiệt độ khá cao 12500C. Khói độc hữu cơ được đốt 2 lần tạo điều kiện cho chúng chuyển hóa thành những chất vô hại cho con người.
Nhưng hiện nay lò đốt của bệnh viện đa khoa tỉnh bị hỏng từ tháng 9 đến nay vẫn chưa được đầu tư sữa chữa nên bệnh viện phải đốt chất thải y tế tại một góc phía sau bệnh viện. Trong quá trình đốt thủ công bằng dầu gây ra khói bụi, mùi khét rất khó chịu phát tán ra không chỉ trong khuôn viên bệnh viện mà còn lan ra cả khu dân cư lân cận, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên bệnh viện và cả khu dân cư xung quanh bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y Tế. Qui chế quản lý chất thải bệnh viện kèm theo quyết định 2575/1999/QĐ-BYT.
Quyết định 64/2003/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ ngày 23/08/2003 về việc phê duyệt “ kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”
Sở Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường Gia Lai. Báo cáo hiện trạng môi trường Gia Lai 2003.
Sở Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường Gia Lai. Báo cáo hiện trạng môi trường Gia Lai 2005.
Sở Y Tế tỉnh Gia Lai. Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2005 và triển khai kế hoạch năm 2006.
Trần Bình Minh & CTV. Niên giám thống kê. Cục thống kê Gia Lai. 2005.
Trần Hiếu Nhuệ & CTV. Quản lý chất thải rắn. NXB xây dựng. 2001.
Phạm Ngọc Châu. Môi trường bệnh viện nhìn từ gòc độ quản lý chất thải. NXB Thế Giới. 2004.
Xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường đối với các bệnh viện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định 64/2003/QĐ-TTG.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HI7878N TR7840NG QU7842N L CH7844T TH7842I R7854N T7840I M7896T Samp.doc